You are on page 1of 4

Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vi mô Lời giải Bài tập 1

Năm học 2010-2011

Chương trình Giảngdạy Kinh tế Fulbright


Kinh tế vi mô dành cho chính sách công
Học kỳ I, 2010-2011

Lời giải đề nghị Bài tập 1

Câu 1: Quy luật cung, cầu

Anh/chị hãy giải thích thật ngắn gọn và sử dụng đồ thị cung cầu để minh họa các hiện tượng
kinh tế dưới đây

a. Số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ tăng cao khi có các sự kiện thể thao quan trọng.

Nhu cầu báo khi có các sự kiện thể thao


P
quan trọng tăng lên, đường cầu dịch

sang phải. Báo là mặt hàng bị kiểm S


P0=P1
soát giá nên đường cung nằm ngang.
D1
Kết quả lượng cân bằng tăng nhưng D
giá không đổi. Q0 Q1 Q

b. Giá cả và số lượng hoa tươi tiêu thụ tăng cao vào những ngày lễ như 14/02, 08/3,
20/10, 20/11.

Vào những ngày lễ kể trên,


S S1
P
cả cung và cầu hoa tươi
P1
đều tăng lên nhưng cầu
P0
tăng nhiều hơn cung.
D1
Kết quả là giá và lượng
D
cân bằng đều tăng
Q0 Q1 Q

c. Khi xảy ra dịch heo tai xanh, giá cả và số lượng tiêu thụ thịt heo giảm ở ngay cả
những tỉnh được xác định là không có dịch.

Vũ Thành Tự Anh, Đặng Văn Thanh


1 11.9.2009
Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vi mô Lời giải Bài tập 1
Năm học 2010-2011
S
P
Người tiêu dùng lo ngại mua

nhằm thịt heo bệnh nên sẽ mua P0


P1
thực phẩm khác thay thế làm
D
cầu thịt heo giảm.Kết quả là
D1
giá cả và sản lượng đều giảm
Q1 Q0 Q

d. Giá phòng khách sạn tăng rất cao trong dịp Festival biển Nha Trang (tháng 6/2009)
S
P

Giá phòng khách sạn tăng cao P1

là do cầu tăng mạnh, trong P0

khi cung không thay đổi D1


D

Q0 Q1 Q

e. Giá trái cây thanh long lúc trái vụ cao hơn lúc chính vụ

Để thanh long ra trái mùa trái S1


P
vụ nông dân phải thắp điện, S
P1
chi phí tăng cao, đường cung P0

dịch sang trái, kết quả là giá


D
tăng và lượng cân bằng giảm

Q1 Q0 Q

Câu 2. Hệ số co giãn của cầu


Cửa hàng kinh doanh điện máy Văn Tèo giảm giá mặt hàng tủ lạnh 20% so với tháng trước
và doanh thu mặt hàng này đã tăng lên được 16%
a. Số lượng tủ lạnh bán ra của cửa hàng tăng bao nhiêu % so với tháng trước?
Gọi P1,Q1 là giá cả và số lượng tủ lạnh bán ra của cửa hàng ở tháng trước

Vũ Thành Tự Anh, Đặng Văn Thanh


2 11.9.2009
Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vi mô Lời giải Bài tập 1
Năm học 2010-2011

Gọi P2,Q2 là giá cả và số lượng tủ lạnh bán ra của cửa hàng ở tháng này
Theo đề bài: P2Q2 = 1,16 P1Q1 và P2= 0,8P1
Q2= 1,16 P1Q1/0,8P1 = 1,45Q1
Số lượng tủ lạnh bán ra của cửa hàng tăng 45 % so với tháng trước
b. Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng tủ lạnh là bao nhiêu?
Ep =%Q/%P = 45%/(-20%) = -2,25

Câu 3. Cân bằng thị trường khi không có thuế và có thuế


Giả sử hàm số cầu và hàm số cung thị trường của một ngành sản phẩm là: PD=-QD+200 và
PS= 0,25QS+50. Đơn vị tính của P là ngàn đồng/sản phẩm, của Q là ngàn sản phẩm.
a. Anh/Chị hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm.
Thị trường cân bằng khi QS = QD = Q0 => 1,25Q0 = 150 ; Q0 = 120 ngàn sp
và PS = PD = P0 và P0 = 80 ngàn đồng/sp

b. Anh/Chị hãy xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Từ mức giá
cân bằng này, nếu những người bán cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá bán thì tổng
chi tiêu của người tiêu dùng cho sản phẩm này sẽ tăng hay giảm?
Ep =(QD/PD).(P0/Q0) = -1.(80/120)=-2/3
Ep= -2/3>-1 : cầu co giãn ít, doanh thu của những người bán hay chi tiêu của những người
mua đồng biến với giá, nếu những người bán cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá bán thì
tổng chi tiêu của người tiêu dùng cho sản phẩm này sẽ giảm.
c. Giả sử chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng ngành này với mức thuế suất là 10%.
Anh/Chị hãy xác định lại sản lượng cân bằng, mức giá người mua phải trả và mức giá
người bán nhận được sau khi đã nộp thuế.
Gọi t là thuế suất, T là tiền thuế tính trên mỗi đơn vị sản phẩm thì T=tPS = 10% PS
Thị trường cân bằng khi QS = QD = Q1
và PS + T = PD
=> 1,1 PS = PD
0,275Q1 + 55 = -Q1 + 200.
1,275Q1 = 145. => sản lượng cân bằng mới là Q1 = 113,725 ngàn sp
Thế Q1=113,725 vào hàm số cầu=>giá người mua phải trả là PD1= 86,275 ngàn đồng/sp
Thế Q1=113,725 vào hàm số cung =>giá người bán nhận được sau khi đã nộp thuế là PS1 =
78,431 ngàn đồng/sp

d. Ai là người chịu thuế và chịu bao nhiêu trên mỗi đơn vị sản phẩm?
Khi có thuế người mua phải trả giá cao hơn và người bán nhận được với mức giá thấp hơn
(so với trường hợp không có thuế) nghĩa là cả người mua và người bán cùng chịu thuế.
Số tiền người mua chịu tính trên mỗi đơn vị sản phẩm là: Td= PD1-P0 =6,275 ngàn đồng/sp
Số tiền người bán chịu tính trên mỗi đơn vị sản phẩm là: Ts= /PS1-P0/=1,569 ngàn đồng/sp

Vũ Thành Tự Anh, Đặng Văn Thanh


3 11.9.2009
Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vi mô Lời giải Bài tập 1
Năm học 2010-2011

e. Tổng số tiền thuế chính phủ thu được từ ngành này là bao nhiêu?
Số tiền thuế tính trên mỗi đơn vị sản phẩm T=10%PS= PD1- PS1=Td+Ts =7,844 ngàn đồng/sp
Tổng số tiền thuế chính phủ thu được từ ngành này: G=T.Q1=7,844 X 113,725=891,965 triệu
đồng

Câu 4. Phân chia gánh nặng của thuế


Anh/chị hãy chứng minh khi chính phủ đánh thuế gián thu đối với hàng phi ngoại thương thì
tỷ lệ chịu thuế giữa người mua và người bán chính là tỷ lệ của độ co giãn của cung theo giá
và độ co giãn của cầu theo giá. (td/ts = Es/Ep)

P D S1

PD1
E1
PD= td
PD0= PS0 E0
PS= ts
PS1

QD= QS

Q
Q1 Q0

Khi chưa có thuế, thị trường cân bằng tại E0, có PD0= PS0 và QD0 = QS0 = Q0
Khi có thuế, thị trường cân bằng tại E1, với PD1> PS1 và QD1 = QS1 = Q1

Q S P0S
Công thức tính độ co giãn của cung theo giá là E S  
P S Q0S
Q D P0D
Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá là EP  
P D Q0D
E S P D t d
=>  
EP P S t s

Vũ Thành Tự Anh, Đặng Văn Thanh


4 11.9.2009

You might also like