You are on page 1of 57

Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CÔNG TRÌNH
----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP


TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG ĐƯỜNG

CHỦ ĐẦU TƯ: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC


CÔNG TRÌNH : DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3.5
ĐƠN VỊ THI CÔNG: LIÊN DOANH CÔNG TY
THUẬN AN – THĂNG LONG - BẢO SƠN.
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: ĐOẠN TUYẾN KM3+340 – KM5+850
HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI
THỜI GIAN THỰC TẬP: TỪ NGÀY 05/08/2019 – NGÀY 06/09/2019

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.s ĐẶNG THU HƯƠNG


SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN VĂN ĐỨC
LỚP : KTGTĐB K56
MÃ SINH VIÊN : 151101314

HÀ NỘI – 2019
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 1
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................4
GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................5
PHẦN 1: TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở CÁC PHÒNG BAN TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ĐƯỜNG ..................................................................8
1.1 Tìm hiểu về hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. ....8
1.1.1 Tìm hiểu về hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
..................................................................................................................................8
1.2 Tìm hiểu về công tác kế hoạch và kỹ thuật. .....................................................15
1.2.1 Công tác tổ chức thi công tổng thể. ............................................................ 15
1.2.2 Công tác tổ chức thi công chi tiết các hạng mục công trình. ...................15
1.2.3. Các hồ sơ đấu thầu, các quy trình, quy định hiện hành. ........................16
PHẦN 2 : THỰC TẬP CHỈ ĐẠO THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY
DỰNG ...........................................................................................................................18
2.1. Tổ chức về nhân lực. .........................................................................................18
2.2. Tổ chức về xe máy. ............................................................................................ 20
2.3. Tổ chức cung ứng vật liệu. ...............................................................................20
2.4. Tổ chức kế hoạch tài chính . .............................................................................23
2.5. Tổ chức các dây chuyền công nghệ thi công. ..................................................24
2.5.1. Xử lý nền đất yếu. .......................................................................................24
2.5.2. Công nghệ thi công nền đường. .................................................................26
2.5.3 Công nghệ thi công công trình thoát nước nhỏ (cống) ............................. 31
2.5.4. Công nghệ thi công mặt đường..................................................................38
2.6. Mối quan hệ giữa các dây chuyền công nghệ và tiến độ công trình. ............51
2.6.1. Bố trí đội hình thi công. ..............................................................................51
2.6.2. Tiến độ thi công. ..........................................................................................51
2.6.3. Biện pháp đảm bảo tiến độ. .......................................................................52
2.7. Nhận xét cá nhân sau quá trình thực tập......................................................510

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 2


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 3


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

LỜI NÓI ĐẦU


Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Công Trình - Trường Đại học Giao
Thông Vận tải em đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng làm việc trong ngành xây
dựng đường bộ. Tuy nhiên để không bị bỡ ngỡ khi ra trường, nhà trường đã cho em cơ
hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết đã học để có cái
nhìn khách quan về các vấn đề liên quan đến ngành xây dựng cầu đường đặc biệt là
chuyên ngành đường.
Thực tập chính là cơ hội cho em tiếp cận thực tế, áp dụng những lý thuyết đã học trong
nhà trường vào công việc thực tế, cũng là cơ hội cho em quan sát học hỏi phong cách,
kinh nghiệm làm việc, bước đầu làm quen với các công việc của một kỹ sư công trình
giao thông. Đây cũng là cơ hội tốt để em có thêm kiến thức và tài liệu phục vụ cho nhiệm
vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp, tích lũy kiến thức chuyên môn cần thiết trong khi đọc và làm
việc tại Xí nghiệp thực tập.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thăng Long từ
Km3+340 đến Km5+850. Được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo, các anh chị cán bộ
công nhân viên của công ty, em có điều kiện nắm bắt tình hình hoạt động chung của công
ty và hoàn thành quá trình thực tập cán bộ kỹ thuật.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo bộ môn Đường bộ Khoa
Công trình - Trường ĐHGTVT và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô Đăng Thu Hương cùng
các anh, chị cán bộ nhân viên trong Công ty đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019


Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 4


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

GIỚI THIỆU CHUNG


Chủ đầu tư : Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức
Công trình : Đường vành đai 3.5
Gói thầu : Đoạn tuyến Km3+340– Km5+850
Tư vấn giám sát : Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Quản Lý
Dự Án Lâm Giang
Đơn vị thi công : Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thăng Long.
I. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
- Đoạn đường vành đai 3.5 thuộc địa phận huyện Hoài Đức – TP Hà Nội, có chiều
rộng mặt đường cho làn cơ giới 11.25m x 2 = 22.50m, chiều rộng mặt đường cho làn hỗn
hợp 7m x 2 = 14m, có dải phân cách giữa chiều rộng 5,5m, vỉa hè mỗi bên 8m. Các
đường ngang đều có giao cắt bằng , các công trình trên tuyến chỉ có cống thoát nước
ngang đường. Tuyến mở ra nhằm mục đích giảm phương tiện đi trực tiếp vào địa bàn
huyện Hoài Đức.
II. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TUYẾN:
- Tuyến có tổng chiều dài là L= 2160(m) nằm ở phía tây TP. Hà Nội. Tuyến đường
xây mới chủ yếu đi qua khu vực ao hồ lẫn đồng ruộng
- Địa hình: khu vực thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, dọc 2 bên tuyến là khu
dân cư, cơ quan và xen lẫn đồng ruộng
- Khí hậu: Khu vực tuyến đi qua nằm trong vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ
+ Nhiệt độ trung bình năm 24 độ C
+ Nhiệt độ lớn nhất 40 độ C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất 10 độ C
+ Mưa : Mùa mưa vào tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình là 1661mm.
- Địa chất : Khu vực tuyến đia qua có địa chất là đất Sét – sét cát màu nâu đỏ trạng thái
nữa cứng – dẻo cứng , cát mịn lẫn hạt sét màu xám nâu ẩm ướt , sét pha cát màu loang lổ
xám xanh.
III. QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH:
- Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế đường , công trình cấp đặc biệt
+ Vận tốc thiết kế Vtk= 80 km/h
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu: Rmin=250m
+ Bán kính đường cong lồi,lõm tối thiểu: Rlồi = 3000 m, Rlõm =2000 m
+ Độ dốc dọc lớn nhất Imax = 8%
1. Bình đồ và hướng tuyến:
- Trục tim tuyến đường đoạn Km3+340 – Km5+850 được thiết kế mới.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 5
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

2. Mặt cắt dọc:


- Cao độ đường đỏ được thiết kế đi qua các điểm khống chế bao gồm các điểm đầu
tuyến nối với các cao độ thiết kế của dự án, các điểm giao cắt và các cao độ khống chế
trên bản vẽ quy hoạch hướng tuyến được đã được duyệt
- Đảm bảo thủy văn dọc tuyến những đoạn tuyến đi qua vùng nước ngập vào mùa
mưa, cao độ thiết kế phải đảm bảo cao độ đáy áo đường cao hơn mực nước tối thiểu 50
cm, phù hợp hơn với cao độ san nền.
3. Mặt cắt ngang:
- 6 làn xe cơ giới chính Bm = 6 × 3.75 = 22.50m
- 4 làn xe thôi sơ Bm = 4× 3.5=14m
- Bề rộng dải phân cách giữa Bpc=5.5m
- Độ dốc ngang mặt đường im =2%
- 2 vỉa hè 8.00m+8.00m = 16.00m
4. Nền đường:
- Với nền đường đắp hoàn toàn ta phải đánh cấp hoặc đào bỏ lớp hữu cơ những đoạn
qua ruộng bóc hữu cơ dày trung bình 30cm, những đoạn qua đầm ao phải đào hết lớp
bùn hữu cơ.
- Căn cứ vào kết quả hố khoan, khoan địa chất dọc tuyến, kết luận là đất yếu,phải xử lý
đất yếu.
Dải vải địa kĩ thuật
Đắp 30cm cát hạt trung K95.
Cắm bặc thấm 12KN
Đắp 30cm cát hạt trung K98
Đắp cát gia tải cát đen 2m
Chờ tải 180 ngày theo dõi lún
5. Mặt đường:
- Mặt đường được thiết kế đảm bảo cường độ tính toán Eyc  190 MPA
- Mặt đường thiết kế dạng kết cấu mặt đường bê tông nhựa có chiều dày 60 cm với
đường làm mới được bố trí như sau:
+ Lớp Bê tông nhựa chặt 12.5, dày 5cm
+ Lớp nhựa dính bám TC 0.5Kg/ m2
+ Lớp Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm
+ Lớp Nhựa thấm bám TC 1.0 Kg/m2
+ Lớp Cấp phối đá dăm loại I (Dmax = 25mm), dày 46cm
+ Lớp Cấp phối đá dăm loại I (Dmax = 37,5mm), dày 54cm

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 6


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

7. Hệ thống an toàn giao thông:


Hệ thống an toàn giao thông và phần tổ chức giao thông thiết kế theo điều lệ báo hiệu
đường bộ QCVN 41:2012 /BGTVT.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 7


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

PHẦN 1: TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở CÁC PHÒNG BAN TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ĐƯỜNG
1.1 Tìm hiểu về hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THĂNG LONG
+ Địa chỉ: 207 Trần Phú, Hà Tĩnh
+ Các lĩnh vực kinh doanh chính:
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn;
- Đào tạo công nhân kỹ thuật, xây dựng giao thông;
- Xây dựng công trình giao thông.
- San lấp mặt bằng công trình
- Xây dựng công trình cầu cống
- Hoàn thiện công trình xây dựng
1.1.1 Tìm hiểu về hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN CHỈ PHÒNG PHÒNG PHÒNG


HUY HÀNH KỸ TÀI
CÔNG CHÍNH THUẬT CHÍNH KẾ
TRƯỜNG NHÂN SỰ TOÁN

CÁC ĐỘI THI CÔNG BỘ PHẬN VẬT TƯ, XE BỘ PHẬN QUẢN LÝ


MÁY CHẤT LƯỢNG

1.1.1. Cấp lãnh đạo.


1.1.1.1. Giám đốc :

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 8


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Là người trực tiếp quản lý và quyết định các vấn đề của Xí nghiệp. Vì vậy Giám đốc
có quyền ra các quyết định liên quan đến Xí nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm trước
pháp luật
- Giám đốc thông báo kịp thời cho Phó Giám đốc và các Trưởng phòng về chủ trương,
chính sách, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giám đốc tổ chức thảo luận
và tranh thủ ý kiến trong ban lãnh đạo trước khi quyết định các vấn đề sau:
+ Chương trình, kế hoạch, phương hướng phát triển Công báo dài hạn, hàng năm.
+ Đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp
+ Đề nghị cấp trên khen thưởng, kỷ luật.
- Ngoài ra, Giám đốc trực tiếp giải quyết các việc sau:
+ Những công việc mà cấp trên yêu cầu Giám đốc trực tiếp giải quyết;
+ Những vấn đề liên quan thuộc phạm vi trách nhiệm của Phó Giám đốc phụ trách,
mà khi Giám đốc giải quyết còn nhiều ý kiến khác nhau;
+ Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Phó Giám đốc phụ
trách.
1.1.1.2. Phó Giám đốc: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ
đạo, điều hành công việc của Xí nghiệp khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách
một số công việc cụ thể được Giám đốc phân công
- Khi giải quyết công việc được Giám đốc phân công, Phó Giám đốc được thay mặt
Giám đốc quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả của
công việc giải quyết.
- Đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Phó Giám đốc có trách nhiệm tổ
chức, chỉ đạo, hướng dẫn viên chức thực hiện; trường hợp công việc phát sinh hoặc
luật pháp chưa quy định thì phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
trước khi quyết định.
- Ngoài công việc được phân công, Phó Giám đốc còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Giúp Giám đốc điều hành công việc hàng ngày trong Xí nghiệp theo chương
trình, kế hoạch đã định và đột xuất.
+ Được thay mặt Giám đốc ký một số văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách.
+ Xây dựng dự án, đề án, kế hoạch công tác dài hạn của Xí nghiệp, Công báo trình
lãnh đạo cấp trên. Thay mặt Giám đốc đảm bảo mối quan hệ phối hợp hoạt động với
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các Phòng và các đơn vị có liên quan.
1.1.2. Các phòng ban:
* Chức năng: Từng Phòng có nhiê ̣m vu ̣ giúp Ban Giám đố c tổ chức thực hiê ̣n các
chức năng, nhiê ̣m vu ̣, mối quan hê ̣ công tác của Xí nghiệp

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 9


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Trưởng Phòng phân công nhiê ̣m vu ̣ cu ̣ thể cho từng nhân viên thuô ̣c Phòng min ̀ h
phu ̣ trách và chiụ trách nhiê ̣m trước Ban Giám đố c Xí nghiệp. Tổ chức thực hiê ̣n tố t
chức năng, nhiệm vu ̣ đươ ̣c giao.
* Nhiê ̣m vu ̣:
- Nhiê ̣m vụ chung:Từng Phòng có nhiệm vụ giúp Ban Giám đố c xây dựng chương
trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm và dài ha ̣n; chủ đô ̣ng tổ chức thực hiê ̣n;
định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kế t quả thực hiê ̣n chương triǹ h, kế hoa ̣ch
công tác về lĩnh vực Phòng miǹ h phu ̣ trách, tổ chức thực hiện các nhiê ̣m vu ̣ khác do
Ban Giám đố c Xí nghiệp giao.
- Nhiê ̣m vu ̣ cu ̣ thể : Ngoài nhiệm vụ chung, từng Phòng tham mưu cho Ban Giám đốc Xí
nghiệp tổ chức thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ sau:
1.1.2.1. Phòng tổ chức – hành chính
a. Quản lý tổ chức nhân sự - lao động tiền lương:
- Công tác tổ chức: Đề xuất cho giám đốc các phương án sắp xếp bộ máy tổ chức,
chức năng nhiệm vụ: Phòng chức năng, Ban chỉ huy công trường, các Hội đồng khen
thưởng kỷ luật, Hội đồng lao động tiền lương, Hội đồng an toàn và bảo hộ lao động, ...
+ Xây dựng các quy chế, quy định, hướng dẫn, quyết định liên quan đến công tác tổ
chức Xí nghiệp.
+ Quy hoạch cán bộ, đề xuất cho giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân
chuyển nhân sự phù hợp với yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Xí
nghiệp .
- Xây dựng kế hoạch nhân sự và quản lý lao động (hồ sơ, tuyển dụng, điều động, định
biên, đào tạo, đào tạo lại, sa thải, ... ) phù hợp với yêu cầu công việc;
- Quản lý lao động tiền lương trong toàn Xí nghiệp. Đề xuất Ban giám đốc các phương
án tiền lương (lương mới, điều chỉnh, nâng bậc lương, chuyển ngạch);
- Thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động (bảo hiểm, bảo hộ, an toàn –
vệ sinh lao động); đề xuất, tham gia xây dựng đơn giá tiền lương;
- Tổng hợp, báo cáo công tác thi đua, khen thưởng; hoàn thiện, trình các văn bản liên
quan đến thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ về các công tác liên quan đến nghiệp vụ của phòng.
- Tuyển dụng, tổ chức đào tạo huấn luyện, quy hoạch nhân sự, điều phối nhân sự nội
bộ, tạo nguồn nhân sự có năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc cao, nhận thức tốt
về chủ trương đổi mới, cải cách và định hướng Xí nghiệp.
- Nhận xét đánh giá năng lực CBNV định kỳ và thường xuyên để đề xuất ý kiến chính
xác, kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng, khen thưởng kỷ luật CBNV Xí
nghiệp

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 10


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Hướng dẫn, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Xí nghiệp,
quy định của Nhà nước và Pháp luật liên quan đến nhân sự, tiền lương và lao động.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ, cập nhật đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu về công tác
Nhân sự của Xí nghiệp để dễ dàng truy xuất và báo cáo.
b. Quản lý hành chính:
- Thực hiện Công tác văn thư hành chính nhằm lưu trữ, chuyển giao, phổ biến đầy đủ,
nhanh chóng, đúng đối tượng các văn thư, tài liệu, tư liệu đảm bảo thông tin liên lạc và
các dịch vụ hỗ trợ, phục vụ các hoạt động của Xí nghiệp
- Quản lý tài sản, trang bị, cơ sở vật chất, hồ sơ pháp lý phục vụ cho hoạt động của Xí
nghiệp.
- Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất, môi trường và điều kiện làm việc của CBNV,
để CBNV toàn tâm, toàn ý phát huy sáng kiến, năng lực phục vụ hiệu quả lâu dài cho
sự nghiệp phát triển của Xí nghiệp
- Tổ chức và kiểm tra thường xuyên công tác bảo vệ, Phòng cháy chữa cháy, phòng
chống bão lụt, vệ sinh, quản lý nội trú nhằm đảm bảo an toàn tính mạng CBNV, tài sản
và hàng hóa của Xí nghiệp
- Xây dựng các Quy chế, quy trình, quy định và các hướng dẫn liên quan đến công tác
quản lý hành chính toàn Xí nghiệp.
- Quản lý các thủ tục pháp lý Xí nghiệp.
- Quản lý nghiệp vụ hành chính văn phòng: Quản lý công văn giấy tờ; trang bị văn
phòng phẩm; đảm bảo thông tin liên lạc.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang bị nội thất văn phòng; công tác kiểm tra theo dõi và bảo
dưỡng mạng máy tính nội bộ Xí nghiệp
- Công tác thông tin quảng cáo, quảng bá thương hiệu Xí nghiệp.
- Quản lý đội xe văn phòng.
- Đón tiếp khách, tổ chức Hội nghị, Đại hội.
- Quản lý nội vụ: quan hệ với cơ quan địa phương, an ninh trật tự văn phòng, đảm bảo
cơ sở vật chất trong Xí nghiệp.
- Quản lý hành chính tại các công trường.
- Phối hợp với các phòng ban nghiên cứu để áp dụng các ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý điều hành hệ thống.
c. Công tác chính trị- xã hội:
Công tác Đảng, công tác Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, công tác thi đua tuyên truyền, công tác dân vận, tham gia các
hoạt động phong trào khác.
Công tác tổng hợp báo cáo: tổng hợp báo cáo của các đơn vị, nhận xét đánh giá và
đề ra phương hướng nhiệm vụ mới trình giám đốc Xí nghiệp.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 11
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Phối hợp hoạt động với các phòng ban chức năng, các công trường trong Xí nghiệp.
1.1.2.2. Phòng Kế hoạch - kỹ thuật:
a. Quản lý kế hoạch:
Xây dựng định hướng hoạt động sản xuất và kế hoạch SXKD của Xí nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp theo năm, quý, tháng.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể công trình.
+ Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn hạn trình giám
đốc Xí nghiệp phê duyệt.
+ Phối hợp cùng các phòng chức năng khác xây dựng kế hoạch: kế hoạch sử dụng
vốn, kế hoạch vật tư và vật liệu, kế hoạch thiết bị, vật tư phụ tùng, kế hoạch lao động
và tiền lương, ... nhằm sử dụng đồng bộ và phát huy tốt nhất các nguồn lực.
Lập kế hoạch và và kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch các công trường:
+ Phối hợp, đôn đốc, giám sát các Ban chỉ huy công trường việc lập kế hoạch thi
công năm, quý, tháng.
+ Kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch thi công tại các công trường, các nguồn
lực đảm bảo để thực hiện kế hoạch.
+Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất kinh doanh của từng công
trường
Quản lý các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giao cho
từng công trường; Giá trị sản lượng, doanh thu, nghiệm thu thanh toán, lỗ và lãi; Xây
dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, máy thi công; Quản lý
chi phí và lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từng dự án.
Trực tiếp quản lý công tác đấu thầu:
+ Các hồ sơ pháp lý liên quan đến thủ tục đấu thầu.
+ Giải quyết các thủ tục hợp đồng đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng;
+ Tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
Quản lý các thủ tục nghiệm thu, thanh toán, thanh quyết toán công trình: tạm ứng
hợp đồng, thanh toán theo từng giai đoạn, giá trị phát sinh, bù giá, thanh quyết toán
hợp đồng.
Thiết lập, theo dõi hệ thống báo cáo kế hoạch, tổng hợp báo cáo trình Tổng giám
đốc.
b. Quản lý kỹ thuật:
Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn Công trường thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ
thuật, các tiêu chuẩn và tuân thủ điều khoản chất lượng trong Hợp đồng kinh tế.
+ Xác lập đầy đủ hồ sơ (hợp đồng, bản vẽ, dự toán...) cho Ban chỉ huy công trường.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 12


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

+ Lập biện pháp tổ chức thi công ,tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục
công trình;
+ Giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình trong quá trình thi công;
+ Giám sát thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thi công;
+ Quản lý hồ sơ kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật liên quan đến công trình, hồ sơ do khách
hàng cung cấp, hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật, nhật ký thi công, ...
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong công tác thi công để
nâng cao chất lượng, tiến độ và giảm giá thành sản phẩm.
+ Thu thập, cập nhật tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng dự án, hạng mục.
+ Tìm kiểm, phát triển phần mềm hỗ trợ, các công nghệ thi công mới, triển khai áp
dụng tại các dự án và áp dụng thống nhất trong toàn Xí nghiệp
Quản lý chặt chẽ chất lượng, khối lượng và tiến độ công trình, kịp thời có sự hướng
dẫn, điều chỉnh khi có dấu hiệu phát sinh không phù hợp với kế hoạch.
Hướng dẫn Công trường thực hiện đúng Quy chế quản lý Thầu phụ do Công ty ban
hành. Giám sát, quản lý Thầu phụ.
Quản lý công tác kỹ thuật trong đấu thầu.
c. Công tác thị trường:
Tìm kiếm thị trường;
+ Nghiên cứu và định hướng sản xuất kinh doanh;
+ Nghiên cứu các xu thế mới của thị trường ngành xây dựng, tham mưu cho giám
đốc về công tác thị trường;
+ Tìm kiếm các nguồn dự án , tổ chức triển khai đấu thầu, nhận dự án.
Pháp lý đấu thầu, đấu thầu và đàm phán hợp đồng.
Quản lý hồ sơ năng lực Xí nghiệp, các hồ sơ thấu thầu. Kết hợp công nghệ thông tin
quảng bá thương hiệu Xí nghiệp
1.1.2.3. Phòng Vật tư – Thiết bị:
a. Quản lý thiết bị:
Xây dựng quy chế quản lý thiết bị, các quy trình quản lý, quy trình và quy định
trong vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Giám sát việc thực hiện quy chế, quy
trình, các quy định đã ban hành.
Quản lý máy móc, thiết bị thi công:
+ Lập kế hoạch huy động, điều chuyển thiết bị máy móc.
+ Quản lý vận hành, sử dụng thiết bị, sửa chữa thiết bị, tình trạng hoạt động, giám
sát việc vận hành theo quy định, quy định thợ vận hành, công tác bảo dưỡng, bảo trì.
+ Quản lý các chỉ tiêu sử dụng thiết bị (hiệu suất sử dụng thiết bị, giờ máy hoạt
động), chỉ tiêu kỹ thuật của máy móc thiết bị (tải trọng, công suất, dung tích gầu, ...)

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 13


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của thiết bị (như tiêu hao vật tư, nhiên liệu, dầu mỡ
phụ, lốp, giá thành một đơn vị khối lượng do máy móc thiết bị làm ra, các chỉ số sử
dụng vật tư phụ tùng thay thế,...).
+ Quản lý hồ sơ thiết bị: Hồ sơ tài sản và các giấy tờ có liên quan, nhật ký thiết bị,
sổ nhật trình, quá trình sử dụng khai thác, sửa chữa, kiểm đinh, bảo hiểm, ...
+ Quản lý kế hoạch kiểm kê định kỳ, kiểm định máy móc thiết bị theo quy định
pháp luật.
+ Quản lý hồ sơ thanh lý tài sản máy móc, thiết bị.
- Lập kế hoạch dự phòng thiết bị, thuê bổ sung thiết bị phục vụ thi công.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn, các quy định về thợ vận hành, tổ chức đào tạo thợ
vận hành và thợ sửa chữa
- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định.
- Nghiên cứu thị trường thiết bị, triển khai thực hiện quá trình đầu tư bổ sung máy
móc thiết bị theo yêu cầu.
b. Quản lý vật tư:
- Xây dựng quy chế, quy trình và các quy định quản lý vật tư.
- Quản lý kế hoạch cung ứng vật tư cho công trường. Quản lý vật tư, thống kê nhập
xuất tồn vật tư, bảo quản, kiểm kê kho vật tư.
- Nghiên cứu thị trường vật tư, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư kịp thời cho sản
xuất.
- Tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng vật tư tại công trường.
- Giám sát việc sử dụng đúng.
- Quản lý hồ sơ thanh lý các vật tư.
1.1.2.4. Phòng Tài chính - kế toán:
a. Quản lý tài chính:
- Nguồn tài chính: Tìm kiếm các nguồn tài chính; Lập hồ sơ vay vốn Ngân hàng;
Quản lý việc thực hiện việc giải ngân, thanh toán và trả vốn vay theo tiến trình. Quản
lý lữu trữ các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn.
- Quản lý dòng tiền, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc phân tích hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và giám sát chi phí cho hoạt động SXKD.
- Lập kế hoạch dòng tiền bao gồm các kế hoạch: thu, chi, nguồn bổ sung,…
- Các phương án huy động vốn, vốn vay tín dụng, vay khác.
- Quản lý các khoản đầu tư tài chính, vốn góp.
b. Công tác kế toán:
- Tổ chức công tác kế toán theo quy định của pháp luật và quy định của Xí nghiệp.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 14


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy móc
thiết bị, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, nhà cung cấp và thầu phụ, ...
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến của dòng tiền.
- Thực hiện các công tác báo cáo theo quy định: báo cáo kế toán, báo cáo cơ quan
thuế, báo cáo kiểm toán...
- Phối hợp hoạt động với các phòng ban chức năng, các công trường trong Xí
nghiệp.
1.1.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của Trưởng phòng, Phó phòng chức năng:
Trưởng Phòng là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp công tác điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công việc hàng ngày theo chức năng phòng quản
lý và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao.
Phó Phòng là người giúp việc cho Trưởng Phòng ,chịu trách nhiệm trước Trưởng
Phòng và giám đốc Xí nghiệp về những việc được phân công. Trường hợp vắng mặt
Trưởng phòng, Phó phòng chịu trách nhiệm các công việc được Trưởng phòng uỷ
quyền.
1.2 Tìm hiểu về công tác kế hoạch và kỹ thuật.
1.2.1 Công tác tổ chức thi công tổng thể.
1.2.1.1. Thời gian thi công các hạng mục.
- Thời gian thực hiện : Từ năm 2018, thi công năm 2019
1.2.1.2. Phương pháp thi công các hạng mục.
- Thi công nền đường thực hiện theo phương pháp thi công bằng máy cơ giới.
- Thi công mặt đường thực hiện theo phương pháp thi công dây chuyền.
- Trình tự công việc được sắp xếp lần lượt :
+ Công tác chuẩn bị : dọn dẹp mặt bằng thi công, lên ga nền đường, rời cọc,…
+ Công tác thi công nền đường : đào hữu cơ, đánh cấp, đào nền đường, đắp nền
k95, đắp nền k98, xáo xới lu lèn k98, trồng cỏ.
+ Công tác thi công mặt đường :thi công đắp lề đấ t giai đoa ̣n 1, thi công lớp móng
CPĐD, thi công lớp mặt đường BTN, thi công đắ p lề đất giai đoa ̣n 2.
+ Công tác hoàn thiện : cắm cọc, biển báo, sơn đường,…
1.2.2 Công tác tổ chức thi công chi tiết các hạng mục công trình.
1.2.2.1 Công tác tổ chức thi công chi tiết nền đường.
+ Thiế t kế tổ chức thi công nề n đường ô tô.
- Phân tích khố i lươ ̣ng công tác xây dựng và pha ̣m vi cung cấ p vật liê ̣u.
- Tính công ca máy cho hạng mục nền đường.
+ Công nghệ thi công cho các hạng mục nền đường.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 15


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Trình tự, kĩ thuật thi công các hạng mục.


- Công tác kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình.
- Lập bản vẽ kĩ thuật thi công chi tiết nền đường.

1.2.2.2 Công tác tổ chức thi công chi tiết mặt đường.
+ Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô.
- Xác định phườn pháp thi công và tốc độ thi công.
- Tính toán khối lượng vật liệu cho một đoạn dây chuyền.
- Tính toán công ca máy cho mặt đường.
+ Công nghệ thi công các lớp vật liêu làm đường.
- Trình tự, kĩ thuật thi công các lớp vật liệu làm mặt đường.
- Công tác kiểm tra, nghiệm thu các lớp vật liệu làm mặt đường.

1.2.3. Các hồ sơ đấu thầu, các quy trình, quy định hiện hành.
+ Các hồ sơ đấu thầu.
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
+ Quy trình đấu thầu.
 Trường hợp thứ nhất, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi
hồ sơ theo quy định tại Điều 28 Luật đấu thầu 2013:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Thương thảo hợp đồng.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
 Trường hợp thứ hai, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồi
sơ theo quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu 2013:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 16


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.


- Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
- Thương thảo hợp đồng.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
+ Quy định hiện hành.
- Luật Đấu thầu 2013.
- Bộ luật Dân sự 2005.
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
- Nghị định 30/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
- Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm
hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 17


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

PHẦN 2 : THỰC TẬP CHỈ ĐẠO THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG
XÂY DỰNG
2.1. Tổ chức về nhân lực.

BAN CHỈ HUY CÔNG


TRƯỜNG

BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN


KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT KẾ TOÁN XE MÁY, VẬT
HIỆN TRƯỜNG LƯỢNG TƯ

TỔ NHÂN CÔNG TỔ NHÂN CÔNG: TỔ LÁI XE, LÁI


XÂY CỐNG ĐẮP NỀN,THI CÔNG MÁY
MẶT ĐƯỜNG

a. Ban chỉ huy công trường: ( gồm 1 chỉ huy trưởng)


- Là người có kinh nghiệm, có thâm niên công tác trong ngành xây dựng, có đủ các
tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Thay mặt ban giám đốc Xí nghiệp điều hành mọi
hoạt động của dự án, chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp về công trình mà mình đang
trực tiếp chỉ huy thi công.
- Chỉ huy trưởng có trách nhiệm quản lý và điều hành các chức danh khác trong Ban
chỉ huy công trường.
- Chỉ huy trưởng có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công trình về giám đốc Xí nghiệp. Tổ chức thi công đúng tiến độ,
đảm bảo về các mặt kỹ mỹ thuật và chất lượng công trình, an toàn lao động trong thi
công cũng như an ninh trật tự trong khu vực và trong địa phương công trình đang thi
công.
b. Bộ phận kỹ thuật hiện trường : (gồm 05 người)
- Là những kỹ sư, cử nhân có trình độ chuyên môn về xây dựng cầu đường. Được
giao nhiệm vụ tổ chức thi công, là người trực tiếp giám sát kỹ thuật thi công tại hiện
trường, ghi chép đầy đủ vào nhật ký công trình những công việc hàng ngày, phản ánh

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 18


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

kịp thời chính xác những thông tin cần thiết cho cả hai bên A, B để cùng nắm bắt và có
biện pháp tối ưu nhằm xử lý tốt để công trình đạt chất lượng cao.
- Kỹ thuật công trình là người chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng công trường
về mặt chất lượng sản phẩm do mình trực tiếp giám sát và chỉ đạo thi công. Có nhiệm
vụ tổ chức, điều hành và giám sát các tổ đội công nhân, máy móc làm việc.
- Lập hồ sơ hoàn công, thanh toán các hạng mục của công trình, phối hợp với các
phòng ban liên quan để thực hiện các quy định, quy chế của công ty và pháp luật về
quản lý chất lượng, chấm công ca máy, vật tư vật liệu…
c. Bộ phận quản lý chất lượng.
- Lập kế hoạch chất lượng cho toàn bộ công trình, trực tiếp chỉ huy bộ phận thí
nghiệm công trình.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi đem vào sử dụng, lập biểu mẫu thí nghiệm,
kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công, trực tiếp bám sát tại hiện trường, thí
nghiệm tại hiện trường khi có yêu cầu.
- Bộ phận quản lý chất lượng trực tiếp chỉ huy việc thí nghiệm về vật liệu, thí
nghiệm về cấp phối, thí nghiệm về chất lượng của từng cấu kiện, từng bộ phận công
trình, thí nghiệm từng hạng mục và nghiệm thu tổng thể công trình.
d. Bộ phận thiết bị, vật tư: (gồm cán bộ thiết bị vật tư, thủ kho)
- Có nhiệm vụ quản lý xe máy, công nhân lái máy, sửa chữa xe máy khi có hỏng
hóc, đôn đốc công tác duy tu bảo dưỡng xe máy, thiết bị thi công.
- Quản lý vật tư, vật liệu trên toàn công trường, thực hiện các quy trình xuất nhập
vật tư, vật liệu theo quy định, phối hợp với các bộ phận, phòng ban liên quan để tiến
hành mua vật tư vật liệu để phục vụ thi công.
- Chịu trách nhiệm trước ban chỉ huy công trường về số lượng, tình trạng máy móc
hoạt động và chất lượng vật liệu thi công,
e. Bộ phận kế toán đội
- Là nhân viên kinh tế của Xí nghiệp đã qua trường lớp Kế toán tài chính được Ban
Giám đốc giao nhiệm vụ giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trường.
- Theo dõi và ghi chép sổ sách về nghiệp vụ kinh tế cũng như những phát sinh hàng
ngày trên công trường giữa thủ kho và các tổ đội thi công.
- Quản lý theo dõi việc xuất nhập vật tư của thủ kho, nhân viên cung ứng vật tư và
cán bộ kỹ thuật công trình.
- Với các tổ đội thi công: quản lý và theo dõi lao động, tiền lương trên công trường
theo đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước nhằm đảm bảo đời sống vật
chất và tinh thần của CBCNV trên công trình.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 19


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

2.2. Tổ chức về xe máy.


- Trong tổ chức thi công đường ô tô, để hiệu quả xe máy đạt cao nhất, tránh gây lãng
phí thường thiên về giải pháp ổn định đội hình xe máy, nhân lực thi công. Do vậy
trong thực tế :
+ Đối với nhữ dây chuyền chuyên nghiệp có khối lượng phân bổ không đều dọc
tuyến ( như dây chuyền mặt đường, dây chuyền hoàn thiện,..)thì nên áp dụng dây
chuyền chuyên nghiệp có vận tốc không đổi.
+ Đối với những dây chuyền chuyên nghiệp có khối lượng phân bố không đều dọc
tuyến (như dây chuyền thi công nền đường cống,..) thì nên áp dụng loại dây chuyền
chuyên nghiệp có vận tốc thay đổi. Thường sử dụng loại dây chuyền chuyên nghiệp có
vận tốc thay đổi theo kiểu đường thẳng gẫy khúc, ít dùng loại dây chuyền chuyên
nghiệp có vận tốc thay đổi theo đường cong vì nó quá phức tạp.
- Máy móc và thiết bị thi công cần phải được huy động để đảm bảo tiến độ và chất
lượng công trình cũng như yêu cầu về an toàn sử dụng và an toàn lao động. Các
máy móc chủ yếu gồm:
- Máy trộn bê tông 250l
- Máy đầm cóc, đầm dùi 1,5kW
- Máy đào dung tích 0.8-1.25m3, máy ủi 110CV
- Máy lu 10T, máy đầm bánh hơi 16T.
- Máy rải 50-60 m3/h, máy 130-140 m3/h, máy san 108CV
- Ô tô tự đổ 10T, 12T, ô tô tưới nhựa 7T
- Ô tô tưới nước và một số thiết bị khác.
2.3. Tổ chức cung ứng vật liệu.
2.3.1.Các loại xi măng PCB(xi măng pooc lăng hỗn hợp) theo TCVN 6260-2009
- Clanhke xi măng poóc lăng dùng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp có
hàm lượng magiê oxit (MgO) không lớn hơn 5%.
- Phụ gia khoáng bao gồm phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy.
- Tuỳ theo chất lượng clanhke xi măng poóc lăng và phụ gia, tổng lượng các phụ
gia khoáng (không kể thạch cao) trong xi măng poóc lăng hỗn hợp, tính theo khối
lượng xi măng, không lớn hơn 40%trong đó phụ gia đầy không lớn hơn 20%, phụ
gia công nghệ không lớn hơn 1%.
2.3.2. Đá các loại theo TCVN 7570-2006
- Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho dăm đập từ thiên nhiên (đá dăm),
sỏi và dăm đập từ cuội (sỏi dăm) dùng trong xây dựng. Tuỳ theo mục đích sử dụng, đá

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 20


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

dăm, sỏi và sỏi dăm phải phù hơp với yêu cầu kỹ thuật riêng đối với mỗi loại công tác
xây dựng.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Sỏi dăm phải chứa các hạt đậm vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối
lượng.
+ Tuỳ theo độ lớn của hạt, đá dăm, sỏi và sỏi dăm được phân ra các cỡ hạt sau:
5-:-10mm, lớn hơn 10-:-20mm, lớn hơn 20-:-40mm, lớn hơn 40-:-70mm.
+ Thành phần hạt của mỗi cỡ hạt hoặc hỗn hợp vài cỡ hạt phải có đường biểu diễn
thành phần hạt nằm trong vùng xiên của biểu đồ.
+ Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên xác định theo độ nén đập trong xi lanh (105 N/m2)
phải cao hơn mác bê tông:
- Các chỉ tiêu khác chi tiết theo TCVN 7570:2006 “ Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu
cầu kỹ thuật”
2.3.3. Cát các loại theo TCVN 7570-2006
- Cát dùng làm bê tông nhóm cát vừa, mô đun độ lớn của cát từ 2-:- 2.5, khối lượng
thể tích xốp không nhỏ hơn 1300, lượng hạt nhỏ hơn 0.14mm tính theo phần trăm khối
lượng cát không lớn hơn 10; hạn chế dùng cát nhỏ (mô đun độ lớn của cát 1-:-2, khối
lượng thể tích 1200).
2.3.4 Thép tiêu chuẩn TCVN 1651-2008:
- Thép tròn trơn dùng làm cốt bê tông áp dụng cho mác thép CB240T và CB300T –
Tiêu chuẩn TCVN 1651 – 1 : 2008:
- Yêu cầu về kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép:
+ Thép thanh tròn trơn có đường kính danh nghĩa đến 10mm được cung cấp dưới
dạng cuộn hoặc thanh, lớn hơn 10mm được cung cấp dưới dạng thanh.
+ Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong Bảng
2 của TCVN 1651 – 1 : 2008.
+ Nếu không có sự thoả thuận chiều dài giữa nhà sản xuất và người mua thì sai
lệch cho phép của chiều dài cung cấp từ xưởng cán là 0-:-100mm.
- Thành phần hóa học phù hợp với quy định trong bảng 3 và bảng 4 của TCVN 1651-
1:2008.
- Cơ tính:
+ Độ bền kéo: Vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu về đặc tính độ bền kéo
+ Tính uốn: Sau khi thủ uốn theo 8.2-Tiêu chuẩn TCVN 1651-1: 2008 các thanh
thép không được gẫy, rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 21


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Thép có gờ dùng làm cốt bê tông áp dụng cho mác thép CB400V – Tiêu chuẩn
TCVN 1651 – 2 : 2008
2.3.5. Nước xây dựng:
- Nước dùng để trộn bê tông, vữa xây trát, bảo dưỡng đảm bảo phù hợp với tiêu
chuẩn Việt Nam đồng thời tuân theo quy định sau:
+ Không váng dầu hoặc váng mỡ.
+ Nước thi công đảm bảo hàm lượng muối < 3,5g/l.
+ Độ PH là 4 < PH < 7.
+ Hàm lượng sun phát > 2,5g/l.
+ Lượng hợp chất hữu cơ < 15mg/l.
+ Tổng lượng muối hoà tan, lượng ion sun phát, lượng ion Clo và lượng cặn
không tan không vượt quá quy định.
2.3.6. Vật liệu cát san lấp.
Cát dùng để đắp nền đường là mịn, khối lượng thể tích xốp > 1200kg/m3; hàm
lượng sét không quá 2% phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo TCVN.
2.3.7. Nhựa đường.
- Là loại nhựa đặc có độ kim lún 60/70 ở nhiệt độ 250C. Thí nghiệm theo tiêu
chuẩn phân loại nhựa đường đặc dùng cho thi công đường bộ TCN và được sự
đồng ý chấp thuận của TVGS & Chủ đầu tư trước khi thi công.
- Bốn chỉ tiêu chính:
+ Độ kim lún ở 250C : 40- 90mm
+ Độ kéo dài : > 40cm
+ Nhiệt độ hóa mềm : 48- 600C
+ Nhiệt độ bắt lửa : 210- 2200C
- Nhựa phải sạch không lẫn tạp chất, nước (có hồ sơ về chỉ tiêu KT của nhựa do
nhà sản xuất cung cấp).
- Mỗi lô nhựa gửi đến công trường phải kèm chứng nhận của nhà chế tạo và 1 bản
báo cáo giới thiệu lô hàng, hóa đơn mua, trọng lượng, kết quả thí nghiệm các chỉ
tiêu theo quy định trong các TCN.
- Việc nấu nhựa và pha dầu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng
nhựa pha dầu trong các TCN.
2.3.8. Các vật tư khác.
Các vật tư phụ hoặc vật tư có khối lượng nhỏ Nhà thầu sử dụng đúng quy định của
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 22
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

thiết kế. Trường hợp cần thiết phải thay đổi về chủng loại Nhà thầu sẽ đệ trình Chủ
đầu tư phê duyệt.
2.3.9. Nguồn điện phục vụ thi công.
- Nguồn điện thi công chủ yếu đấu nối từ mạng điện của khu vực. Nhà thầu sẽ liên
hệ với các cơ quan chức năng để làm các thủ tục xin mua điện đồng thời bố trí máy
phát điện dự phòng nếu cần thiết.
- Các mạch điện đều bố trí các thiết bị bảo vệ, đóng ngắt đảm bảo an toàn theo các
quy phạm hiện hành.
2.3.10. Nguồn nước phục vụ thi công.
- Nhà thầu dự kiến sử dụng nước giếng khoan phục vụ thi công. Mẫu nước sẽ được
kiểm định bởi một cơ quan kiểm nghiệm có tư cách pháp nhân, nếu không đảm bảo
phải tiến hành xử lý qua hệ thống lọc trước khi sử dụng.
- Hệ thống cấp nước thi công và cấp nước sinh hoạt được bố trí độc lập.
2.4. Tổ chức kế hoạch tài chính .
- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Xây
dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Bảo vệ Môi trường Việt
Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày
29/11/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây
dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Quốc hội Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số
32/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2015 về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ các Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: số 40/2015/QĐ-
UBND ngày 30/12/2015 về việc ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt
chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch vốn dự án cải tạo, sửa chữa sử dụng nguồn vốn
sự nghiệp của ngân sách thành phố Hà Nội; số 56/2013/QĐ-UBND ngày
11/12/2013 ban hành quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 39/2015/QĐ-UBND ngày
30/12/2015 về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 5570/QĐ-UBND ngày
17/10/2018 về việc phê duyệt danh mục công trình thuộc Chương trình mục tiêu
nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố năm
2019 và danh mục cải tạo, sửa chữa công trình hạ tầng giao thông sử dụng nguồn

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 23


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách Thành phố năm 2019.


2.5. Tổ chức các dây chuyền công nghệ thi công.
2.5.1. Xử lý nền đất yếu.
2.5.1.1. Vật liệu:
Bấc thấm (PVD) phải có hai bộ phận – lõi và vỏ bọc. Vỏ lọc bằng vải địa kĩ thuật
không dệt phải vừa có hệ số thấm cao hơn hệ số thấm của đất kề nó 3 – 10 lần, nhưng vẫn
ngăn được các hạt nhỏ chui qua.
Vỏ và lõi của bấc thấm phải đảm bảo không bị vỡ khi chịu ứng suất trong quá trình
vận chuyển và đặt thiết bị.
Vỏ bọc bấc thấm phải đạt các yêu cầu sau:
+ Lực xé rách hình thang (TCVN 8871-2) >100N.
+ Áp lực kháng bục (TCVN 8871-5) >900kPa.
+ Lực kháng xuyên thủng tthanh (TCVN8871-4) >100N.
+ Hệ số thấm (ASTM D4491) >1,4x10-4m/s.
+ kích thước lỗ biểu khiến (TCVN 8871-6) <0,075mm.
Bấc thấm phải có các chỉ tiêu cơ lý như dưới đay:
+ Lực kéo đứt (ASTM D4595) > 1.6KN
+ Độ giãn dài tại lực kéo đứt (ASTM D4595) > 20%
+ Độ giãn dài khi kéo giật với lực 0,5kN (TCVN 8871-1) < 10%
+ Khả năng thoát nước tại áp lực 10kPa tại gradien thủy lực I = 0,5 (ASTM D4716)
(80-140).10-6m3/sec.
+ Khả năng thoát nước tại áp lực 300kPa tại gradien thủy lực I = 0,5 (ASTM D4716)
(60-80).10-6m3/sec.
Bấc thấm phải được bảo quản cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím nhiều
ngày.
2.5.1.2. Thi công:
a. Thiết bị thi công.
Thiết bị thi công bấc thấm phải có các đặc trưng kĩ thuật sau:
- Trục tâm để lắp đặt bấc thấm có tiết diện 60mm x 120mm, dọc trục có vạch chia dến
cm để theo dõi chiều sâu ấn bấc thấm và phải có dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường
xuyên kiểm tra độ thẳng đứng.
- Máy phải có lực ấn đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế.
- Tốc độ ấn lớn nhất 65m/phút.
- Tốc độ kéo lớn nhất 105m/phút.
- Chiều sâu lớn nhất; đạt được độ sâu đặt bấc thấm theo yêu cầu thiết kế.
- Máy phải đảm bảo vững chắc, ổn định khi làm việc trong mọi điều kiện có thể.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 24
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Máy phải có đủ bộ phận, thiết bị điều chỉnh tốc độ ấn bấc thấm và rút cọc tim lên mà
không làm tổn hại tới đất tự nhiên và bấc thấm.
b. Trình tự thi công.
Nhà thầu phải thiết kế trước sơ đồ di chuyển làm việc của máy ấn bấc thấm trên mặt
bằng của tầng đệm cát theo nguyên tắc:
- Khi di chuyển, máy không được đè lên những bấc thấm đã thi công.
- Hành trình di chuyển của máy là ít nhất.
Trước khi thi công chính thức, đơn vị thi công phải tổ chức thi công thí điểm trên một
phạm vi đủ để máy di chuyển 2 – 3 lần khi thực hiện cc thao tác ấn bấc thấm. Việc thí
điểm phải có sự chứng kiến của tư vấn giám sát và quá trình thí điểm phải có theo dõi,
kiểm tra trong đó chú ý kiểm tra mỗi thao tác thi công và mức độ chính xác của việc ấn
bấc thấm ( độ thẳng đứng, vị trí trên mặt đất và độ sâu0
Thi công thí điểm đạt yêu cầu theo thiết kế thì mới được phép tiến hành thi công đại
trà.
Các bước thi công sẽ như sau:
- Định vị tất cả các điểm phải cắ bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường theo hàng
dọc và hàng ngang đúng với đồ án thiết kế, đánh dấu vị trí định vị.
- Đưa máy ấn bấc thấm tới vị trí theo đúng hành trình đã được vạch ra ở sơ đồ di
chuyển làm việc nói trên. Xác định vạch xuất phát trên trục tâm theo dây dọi treo hoặc
thiết bị con lắc đặt trên giá.
- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc.
- Gắn đầu neo vào bấc thấm với chiều dài bấc được gấp lại tối thiểu là 30cm và được
ghim bằng ghim thép.
- Ấn trục tâm đã được lắp bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trong phạm vi
0,15 – 0,6m/giây. Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên (lúc này đầu neo sẽ giữ
bấc thấm lại trong đất); khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm sao cho
phần còn lại 20cm đầu bấc nhô lên trên lớp đệm và di chuyển sang vị trí tiếp theo.
2.5.1.3. Kiểm tra và nghiệm thu.
a. Trước khi thi công:
Nhà thầu phải lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm theo các yêu cầu kĩ thuật ở điểm 2 đối với
vật liệu dự kiên sử dụng, lập hồ sơ và trình TVGS xem xét chấp nhận. Chỉ sau khi có sự
chấp thuận chính thức bằng văn bản của TVGS, thì mới được đưa vật liệu vào công trình
để sử dụng.
- Phải ghi lại chiều dài mỗi cuộn bấc và quan sát xem bấc có bị gẫy lõi không. Kiểm
tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghim thép (mỗi ca máy
kiểm tra 1 lần).

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 25


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Máy móc thiết bị và qui trình thi công; Máy ấn bấc thấm phải được thao tác thử và
xác định góc quay, tầm với khi thi công và được kiểm tra năng lực máy móc đảm bảo có
thể thi công đến chiều sâu thiết kế và đảm bảo các yêu cầu như ở Điểm 3.1.
b. Trong quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công nhà thầu phải có biện pháp kiếm soát chiều dài bấc thấm
(sai số 1% theo độ sâu), vị trí cắm bấc thấm.
- Vị trí đặt bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15cm.
- Phương thẳng đứng của bấc thấm: kiểm tra phương thẳng đứng của trụ tâm so với
dây dọi. Sai số cho phép theo phương thẳng đứng của trục là 5cm/1m.
c. kiểm tra nghiệm thu.
- Kiểm tra vị trí thi công và vị trí bấc thấm phù hợp với hồ sơ thiết kế.
- Kiểm tra số lượng bấc thấm trên mặt bằng.
- Kiểm tra phần bấc thấm thừa ra trên mặt tầng đệm cát tối thiểu là 20cm.
- Khi kết thúc một đoạn xử lý nền đất yếu như trong hồ sơ thiết kế, Nhà thầu nộp ngay
báo cáo thi công với những thông tin sau;
+ Vị trí thi công (sai số với vị trí thiết kế không được vượt quá 15cm).
+ Số lượng bấc thấm thi công (đếm trên mặt bằng thi công);
+ Vị trí của bấc thấm và chiều dài bấc thấm;
+ Số liệu được in từ thiết bị thi công bấc thấm;
Ngoài ra, tất cả những sự cố gặp phải trong thi công đều phải được báo cáo.
2.5.2. Công nghệ thi công nền đường.
2.5.2.1. Thời gian thực hiện.
- Sau khi đươc bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công sẽ tiến hành công tác khảo sát đo
đạc xác định kích thước và cao độ của mặt đất thiên nhiên sau khi đã phát quang, dọn
dẹp mặt bằng. Kiểm tra, quản lý cọc mốc, cắm cọc gỗ xác định tim tuyến, điểm thay
đổi địa hình, giới hạn đào đắp theo bản vẽ. Kết quả khảo sát đơn vị thi công sẽ trình
Tư vấn giám sát kiểm tra và được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát mới chuyển bước
thi công tiếp theo.
- Sau khi khảo sát hiện trạng đơn vị sẽ tiến hành công tác đào hữu cơ nền đường.
Công tác đào đất hữu cơ không thích hợp được tiến hành bằng máy xúc kết hợp với
máy ủi, toàn bộ đất thải được vận chuyển đến bãi chứa đất thải theo đúng quy định
- Tất cả các vật liệu đào đơn vị thi công sẽ tiến hành lấy mẫu thí nghiệm và trình kết
quả thí nghiệm cho Tư vấn giám sát kiểm tra. Vật liệu đào nếu tư vấn giám sát xác
định là phù hợp thì Nhà thầu sẽ tận dụng cho các hạng mục thi công khác như: đắp
nền, đắp mái taluy, đắp gia tải hoặc đắp bù...

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 26


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

2.5.2.2. Thiết bị thi công.


- Sử dụng các thiết bị cơ giới để thi công bao gồm: ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, máy ủi,
máy san, lu nhẹ bánh thép, lu bánh lốp, lu rung. Chỉ những vị trí mặt bằng không cho
phép và được sự chấp thuận của TVGS, đơn vị mới thi công bằng thủ công
- Đánh cấp với những taluy có độ dốc lớn hơn 1:5, hoặc những vị trí TVGS yêu cầu
phải đánh cấp. Mỗi cấp phải đủ rộng để máy san và các thiết bị lu lèn hoạt động. Vật
liệu đánh cấp sẽ được đắp bù bằng vật liệu đắp nền phù hợp, cùng loại và đầm chặt
cùng với vật liệu mới của nền đắp.
Vật liệu đắp được vận chuyển đến vị trí thi công bằng ôtô tự đổ, vật liệu phải đảm bảo
thỏa mãn các yêu cầu trong quy định kỹ thuật thi công và nghiệm thu.
- Dùng máy ủi, máy san để san vật liệu đắp đến cao độ qui định (có tính đến hệ số lu
lèn).
- Dùng máy lu đầm đất đến khi đạt độ chặt K>=0,98.
2.5.2.3. Công nghệ thi công.
1. Công tác chuẩn bị.
* Rời cọc.
- Rời cọc đỉnh
+ Khi các cọc đỉnh của đường cong nằm trong phạm vi thi công thì ta tiến hành rời
cọc đỉnh
+ Trong đoạn tuyến các cọc đỉnh nằm ngoài phạm vi thi công nên ta không cần tiến
hành rời cọc đỉnh
- Rời cọc chi tiết.
Sơ đồ rời cọc chi tiết

3 m 3 m

5 m 5 m

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 27


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

* Lên ga.

Mục đích công tác lên khuôn nền đường là nhằm cố định những vị trí chủyếu của
mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nềnđường đúng với thiết
kế.
Căn cứ để lên khuôn đường là hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, để lênkhuôn được
chính xác theo hồ sơ cần dựa vào bình đồ tuyến, mặt cắt dọc, mặtcắt ngang nền đường.
Đối với nền đắp, công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định độcao đắp tại
trục đường và mép đường, xác định chân taluy đắp.
- Đối với nền đào, các cọc lên khuôn phải dời ra khỏi phạm vi thi công.Trên các
cọc này phải ghi lý trình và chiều sâu đào đất, sau đó phải định đượcmép taluy, đỉnh
taluy nền đào. Trên đỉnh taluy phải đặt cố định giá kiểm tra độ nghiêng mái taluy để
tiện kiểm tra trong quá trình thi công.
- Khi thi công cơ giới, các cọc lên khuôn đường có thể bị mất đi trongquá trình thi
công nền cần phải dời ra khỏi phạm vi thi công.
- Xác định phạm vi thi công, phạm vi giải phóng mặt bằng để tiến hànhgiải phóng
mặt bằng đảm bảo thi công được thuận lợi và đúng tiến độ.
2. Vét hữu cơ.
- Công tác vét hữu cơ sử dụng biện pháp thi công cơ giới với chiều sâu đào là
0.30m và được xác định tại hiện trường bởi kỹ sư tư vấn giám sát, chiều rộng là
khoảng cách của hai chân taluy nền đường. Vét hữu cơ được vận chuyển đổ đi khỏi
công trường cự ly vận chuyển là 1000m
- Trình tự thi công :
+ máy ủi 110CV lấy đất gom thành đống sau đó máy đào xúc đổ lên ô tô vận
chuyển đổ ra bãi thải.
3. Thi công đắp nền K95, k98:
* Vận chuyển vật liệu:
- Sau khi hoàn thành mọi công tác đào hữu cơ và đào bỏ phần bùn nếu có đúng theo hồ
sơ thiết kế và được nghiệm thu bề mặt hoàn thiện bởi Kỹ sư tư vấn, Nhà thầu sử dụng xe
tự đổ 22T vận chuyển cát từ mỏ về đổ thành từng đống với khoảng cách được tính toán từ
trước.
Q
L (m),
B  hr  

Trong đó:
hr = h x Kr ;
B: chiều rộng nền đường san rải

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 28


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

δ = 1.68 T/m3
Q: thể tích thùng xe
Kr=1.15
sau đó san rải thành từng lớp.
* San đắp vật liệu:
- Mua cát để đắp, sau khi đổ vật liệu đắp trên bề mặt đã hoàn thiện Nhà thầu sẽ tiến
hành san vật liệu thành các lớp dọc theo chiều dài đường. Sử dụng máy kết hợp nhân
công để san vật liệu đắp thành lớp, chiều dày 15-20cm cho 1 lớp, độ dốc ngang theo
đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. Đội khảo sát sẽ cắm cọc gỗ tại các vai đường, tim
đường, trên mỗi một mặt cắt ngang và khống chế cao độ bề mặt cho mỗi lớp san.
- Trong quá trình san vật iệu, nhà thầu sẽ tiến hành điều chỉnh độ ẩm tối ưu của vật
liệu (đã xác định trước) bằng cách cầy xới phơi khô hoặc tưới thêm nước bằng téc
nước có vòi nhân tạo.
* Lu lèn vật liệu.
- Phải đảm bảo lớp cát cũ và lớp cát mới liên kết chặt chẽ với nhau, không có hiện
tượng nhẵn giữa hai lớp, đảm bảo sự liên tục và đồng nhất giữa các khối đắp.
- Lu lèn nền đường: Nhà thầu sử dụng máy lu và đầm cóc đầm chặt đến độ chặt quy
định như trong hồ sơ thiết kế.
- mái taluy phải được gọt sửa đúng như bản vẽ thiết kế hoặc theo yêu cầu của tư vấn
giám sát.
- Sau khi thi công, hoàn thiện nền đắp theo từng lớp Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra
và nghiệm thu cùng với tư vấn giám sát.
+ Kiểm tra kích thước hình học bằng thước thép.
+ Kiểm tra cao độ bề mặt bằng máy thủy bình.
+ Kiểm tra độ chặt lớp đắp bằng thí nghiệm dao vòng, rót cát hiện trường.
- Toàn bộ các sai số thi công phải đảm bảo trong phạm vi sai số cho phép trong tiêu
chuẩn kỹ thuật.
+ Chiều dầy của lớp đất đắp K98 khi đạt độ chặt yêu cầu là 30 cm nên ta chia thành
2 lớp để đắp mỗi lớp dầy lần lượt là 15 cm,15cm
+ Tưới nước lên lớp đã san rải và cho máy đầm 16 tấn lu lèn đến độ chặt yêu cầu.
- Cần đảm bảo độ ẩm thực tế khi đầm nén nằm trong phạm vi độ ẩm tốt nhất cho
phép. Không được trộn cát khô với cát ướt để đắp. Khi khai thác, nếu vật liệu đắp quá
khô phải có biện pháp tưới nước để đạt được độ ẩm cho phép ngay tại mỏ. Nếu cát đắp
quá ướt phải hong khô, nếu ướt do nước ngầm thì tìm cách hạ mực nước ngầm để đạt

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 29


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

được độ ẩm tiêu chuẩn. Luôn luôn chú ý đến việc thoát nước tại mỏ, tránh để nước
úng, gây sình lầy làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu đắp.
- Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải luôn giữ đúng khuôn đường và luôn
thoát nước tốt. Khi đắp cát trên mặt cắt ngang, phải đắp theo từng lớp, mỗi lớp dày
không quá 30cm, bề rộng của mỗi lớp đắp phải rộng hơn mặt cắt thiết kế tối thiểu
50cm để đảm bảo độ chặt của mái dốc ta luy nền đường đắp. Bất kỳ vật liệu rắn có
kích thước ≥ 20 cm phải đưa ra khỏi phạm vi lớp cát đắp.
- Trong quá trình san cát, mặt san phải phẳng đều và tạo độ dốc thoát nước ra hai bên
để tránh đọng nước khi trời mưa và luôn giữ cho mặt nền đắp khô ráo, thoát nước tốt.
- Đắp thành từng lớp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đầm lèn theo đúng quy trình, đảm
bảo kích thước hình học theo thiết kế.
- Trong quá trình đổ và san cát, nếu thấy cát không đảm bảo chất lượng quy định thì
phải loại bỏ.
- Kết thúc mỗi giai đoạn thi công phải được nghiệm thu bởi Kỹ sư TVGS.
2.5.2.4. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu.
a. Công tác giám sát chất lượng;
- Nhà thầu thành lập một đội ngũ kỹ thuật viên liên tục bám sát hiện trường để giám
sát chất lượng công việc và lấy mẫu kiểm tra về độ chặt, thành phần hạt, độ ẩm.. Lớp
đắp đạt yêu cầu khi có ít nhất 90% số mẫu thí nghiệm đạt độ chặt thiết kế. Mẫu kiểm
tra được lấy ở những chỗ đại diện cho mặt bằng và phân bổ đều trên toàn tuyến. Cứ
mỗi lớp đắp phải lấy một đợt mẫu thí nghiệm, số lượng mẫu phải đủ để đảm bảo tính
khách quan và toàn diện để đưa ra kết luận.
b. Công tác kiểm định chất lượng;
- Công tác kiểm tra nền đường bao gồm những phần việc sau:
+ Kiểm tra về bình đồ, hướng tuyến.
+ Kiểm tra về chiều dày, cao độ, độ dốc, mui luyện.
+ Kiểm tra độ ẩm của vật liệu.
+ Kiểm tra chất lượng của vật liệu.
+ Kiểm tra độ chặt: Chỉ khi độ chặt được yêu cầu thì mới được đắp lớp tiếp theo,
kịp thời phát hiện những nơi vật liệu quá ướt và lún cục bộ.
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, đồng thời xem xét hiệu quả thực tế của nó đã thể
hiện trên công trình để đánh giá chất lượng thi công. Trong quá trình kiểm tra cần theo
dõi quy trình lu lèn và kết quả độ chặt đạt được. Nếu thấy có những kết quả trái ngược
nhau giữa công lu và độ chặt ta phải tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý.
c. Công tác nghiệm thu:
Khi nghiệm thu phải tiến hành theo các bước:

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 30


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Hồ sơ nghiệm thu
+ Hồ sơ hoàn công =hồ sơ thiết kế +các thay đổi trong quá trình thi công
+ Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng của từng hạng mục
+ Nhật ký thi công công trình
-Thành phần nghiệm thu
+ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát ,nhà thầu,các bên liên quan và các thành phần của nhà
thầu
-Tiêu chuẩn đánh giá
+ Kích thước hình học của nền đường
+ Bề rộng:dùng thước dây để kiểm tra ,sai số cho phép  10cm
+ Độ lệch tim đường : sai số cho phép  10cm
+ Độ dốc mái taluy ; H <2m,sai số cho phép  7%  itk
2m<H<6m,sai số cho phép  4%  itk
H >6 m sai số cho phép  2%  itk
+ Độ dốc dọc và siêu cao: sai số cho phép  5%  itk
+ Cao độ tim đường : sai số cho phép  1cm
+ Độ bằng phẳng dùng thước dài 3m. sai số cho phép  <3 cm
+ Độ chặt phương pháp phễu rót cát, phương pháp dao đai Ktt  K yc

2.5.3 Công nghệ thi công công trình thoát nước nhỏ (cống)

2.5.3.1. Thi công các cống tròn thoát nước :

Công việc thi công cống bao gồm: sản xuất ống cống, định vị tim cống ,đào
móng, làm lớp đệm, lắp đặt ống cống, xây móng, tường đầu , tường cánh…Nhà
thầu sẽ tổ chức đúc cấu kiện ống cống tại xưởng trên công trường.

a. Sản xuất ống cống đúc sẵn :

Các chủng loại ống cống trước khi vận chuyển tới vị trí lắp đặt được sự chấp thuận
của Kỹ sư tư vấn, việc chấp thuận những ống cống sản xuất tại xưởng trên công
trường dựa vào kết quả kiểm tra các thí nghiệm phù hợp với quy định hiện hành của
Bộ giao thông vận tải.

Chất lượng các loại vật liệu sản xuất ống cống, tiến trình sản xuất và những ống
cống thành phẩm được kiểm tra, thí nghiệm và có đầy đủ các phiếu kiểm tra, chứng

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 31


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

chỉ được chấp thuận tại chỗ ở xưởng sản xuất. Nhà thầu sẽ bố trí khu vực riêng tập
kết tất cả những ống công sau khi được Tư vấn kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng.

Quá trình thi công các cấu kiện đúc sẵn bao gồm các công tác sau :

Công tác ván khuôn :

+ Lắp dựng ván khuôn: sử dụng ván khuôn thép định hình theo đúng kích thước của
kết cấu. Ván khuôn đảm bảo các yêu cầu về kiên cố, độ ổn định và không biến dạng
khi chịu áp lực ngang của hỗn hợp bê tông khi đổ. Dùng hệ thống cây chống, dây
chằng, móc neo để định vị chắc chắn ván khuôn, đảm bảo độ ổn định, không bị dịch
chuyển trong quá trình đổ cũng như đầm bê tông.Ván khuôn được ghép kín, tránh
không cho vữa chảy ra ngoài và đảm bảo đúng hình dạng, kích thước. Bề rộng mặt
trong của ván khuôn được quét 1 lớp dầu thải giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn sau này
được dễ dàng.

Công tác cốt thép :

+ Gia công cốt thép theo yêu cầu thiết kế.

- Cốt thép được cắt bằng phương pháp cơ học, khi uốn cốt thép phải uốn quanh lõi
với tốc độ chậm sao cho đảm bảo bán kính uốn cong đều.

- Các thanh cốt thép được gia công uốn nguội trên mặt phẳng phù hợp với hình dáng
và kích thước trong hồ sơ thiết kế. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ công
nhân có tay nghề kỹ thuật cao.

- Các thanh thép được nối với nhau bằng mối nối buộc chồng hoặc bằng mối nối hàn.
Số lượng mối nối giảm tới mức ít nhất có trong kết cấu.

+ Bố trí lắp dựng cốt thép: cốt thép đặt theo đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo đủ chiều
dày của lớp bảo hộ. Việc lắp dựng cốt thép sẽ tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế về
chủng loại cốt thép, các bộ phần nào lắp trước, các bộ phận nào lắp sau, tránh tình
trạng các vị trí đặt sau ảnh hưởng đến vị trí đặt trước. Công tác lắp dựng cốt thép được
thực hiện bởi công nhân có tay nghề cao trước sự giám sát của Kỹ sư hiện trường. Cốt
thép lắp dựng sẽ đảm bảo các yêu cầu như: số lượng thanh , khoảng cách giữa các
hàng, các thanh, chất lượng các mối buộc và mối hàn.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 32


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Cốt thép lắp đặt xong phải được Kỹ sư giám sát nghiệm thu mới tiếp tục thực hiện
công tác khác.

Tiến hành kiểm tra một lần nửa về điều kiện ổn định và vệ sinh của ván khuôn, số
lượng, chủng loại cốt thép, các mối buộc liên kết. Việc kiểm tra này phải được sự
chứng kiến của Kỹ sư giám sat hiện trường và được ký nhận vào 1 biên bản thi công.

Công tác bê tông:

+ Sau khi kiểm tra và nghiệp thu ván khuôn, cốt thép, tiến hành trộn vữa bê tông.
Bê tông được trộn bằng máy trộn, phương pháp trộn tuân thủ đúng quy định hiện hành.

+ Vật liệu trộn bê tông , phương pháp trộn bê tông , đổ bê tông , đầm bê tông và
nghiệm thu công tác phải tuân thủ theo theo quy định .

Trước khi đổ bê tông, Nhà thầu chọn vị trí tập kết vật liệu và vị trí đặt máy trộn sao
cho khoảng cách từ máy trộn đến nơi đổ là gần nhất.

* Trộn bê tông:

Nhà thầu sẽ trình Kỹ sư giám sát phê chuẩn và kết quả phối trộn tỷ lệ xi măng, cát,
đá và nước ứng với mác bê tông thiết kế trên cơ sở các kết quả thí nghiệm sơ bộ và
hỗn hợp bê tông trộn thử. Các kết quả này phải phù hợp với quy định kỹ thuật mới
được phép sản xuất tại công trường.

Để phục vụ cho việc thí nghiệm xác định cường độ của bê tông. Nhà thầu sẽ sắp
xếp lấy mẫu thử bê tông, mẫu thử là hình lập phương kích thước (150x150x150)mm,
trên mẫu thử sẽ đánh giá thời gian đổ mẫu, mác bê tông và các ký hiệu thiết kế khác để
xác định giai đoạn công việc, vị trí lấy mẫu. Các mẫu thử sẽ được bảo dưỡng, cất giữ
và bảo quản cẩn thận theo quy định. Tiến hành thí nghiệm các mẫu khi bê tông được
28 ngày tuổi để xác định cường độ bê tông. Nếu mẫu thử không đạt được cường độ
nén thí sản phẩm đó được thay thế bằng sản phẩm bê tông khác đảm bảo đúng chất
lượng.

Nhà thầu sử dụng loại máy trộn có dung tích thùng 250l để trộn vữa bê tông. Máy
trộn trước khi đưa vào hoạt động sẽ được kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật, vệ sinh sạch
sẽ nhất là bên công trình trộn, không để lẫn các vật liệu khác ngoài yêu cầu trong quá
trình trộn, để tránh cho hỗn hợp bê tông không dính bám vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 33
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ đá dăm và nước của mỗi mẻ trộn và quay máy
trộn trong khoảng 5 phút sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy
định. Việc đỗ vật liệu vào thùng trộn phải tuân theo quy định: Đầu tiên đổ 15 - 20%
lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục
phần nước còn lại sau đó trộn kỹ đảm bảo các loại vật liệu được phân bố đều trong bê
tông. Chỉ trộn bê tông trong điệu kiện thời tiết thích hợp, khi nhiệt độ ngoài trời quá
cao việc trộn sẽ được dừng lại. Vật liệu dùng cho các loại mác bê tông được cân đối
theo trọng lượng của mẻ trộn; Xi măng được tính bằng kg, đá dăm, cát tính bằng m3 và
nước tính bằng lít. Sai số cân đo không vượt quá giá trị cho phép. Vữa bê tông sau khi
trộn sẽ vận chuyển bằng xe cải tiến chuyên dụng tới vị trí đổ. Việc đổ bê tông thực
hiện theo từng lớp nghiêng trong thời gian nhanh nhất, không quá 20 phút sau khi trộn
phải đổ liên tục.

Trong quá trình đổ bê tông đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

- Giám sát chặt chẽ hiện trạng ván khuôn cốt thép trong quá trình đổ để có biện
pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

- Khi đang đổ bê tông nếu gặp trời mưa sẽ có biện pháp che chắn cẩn thận không để
cho nước mưa rơi vào bê tông.

- Trường hợp thi công vào ban đêm sẽ cung cấp đầy đủ hệ thống chiếu sáng ở nơi
trộn và nơi đổ bê tông.

Nhà thầu sẽ giữ lại hiện trường nhật ký ghi đầy đủ ngày tháng đổ bê tông, vị trí đổ,
số lượng sản phẩm được phân theo lô để dễ theo dõi chất lượng. Nhật ký này phải
được Kỹ sư giám sát thường xuyên kiểm tra.

* Đầm bê tông:

Nhân công đầm bê lông đã được huấn luyện vận hành và đảm bảo thao tác thuần
thục.

Bê tông đổ xuống đến đâu sẽ được đầm ngay đến đó bằng đầm chấn động được cố
định ở bên ngoài thành ván khuôn kết cấu. Có thể gắn nhiều thiết bị đầm tại các vị trí
khác nhau trên ván khuôn để việc đầm bê tông đạt hiệu quả cao.Việc đầm bê tông
được thực hiện liên tục và có hiệu lực xung quanh cốt thép, các vị trí cố định và góc

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 34


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

cạnh của ván khuôn. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi
lên trên mặt mà không thấy xuất hiện bọt khí.

* Bảo vệ và bảo dưỡng bê tông:

Thực hiện công tác bảo vệ và bảo dưỡng bê tông là khâu quan trọng nó ảnh hưởng
rất lớn đến cường độ của bê tông. Bê tông đổ xong sẽ thực hiện công tác bảo vệ như
sau:

Trong quá trình đổ bê tông khi gặp thời tiết nóng nhiệt độ độ ngoài trời cao đổ bê
tông đầm xong sẽ được che đậy, tất cả những vật liệu che đậy, thiết bị phun nước và
nguồn nước phục vụ cho công tác bảo dưỡng sẽ được chuẩn bị sẵn tại hiện trường
trước khi đổ bê tông.

Các mặt ngoài của bê tông sẽ được tưới nước và giữ ẩm muộn nhất bắt đầu từ 10 -
12 tiếng sau khi đổ bê tông xong. Trong 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để
giữ ẩm bằng cách vào ban ngày cứ 2 giờ một lần tưới, ban đêm tưới 2 lần, những ngày
sau giữ cho bê tông trong trạng thái ẩm.

Công tác tháo dỡ ván khuôn:

Khi bê tông đã đủ đông cứng cường độ đạt yêu cầu cho phép và được sự chấp
thuận của Kỹ sư, Nhà thầu tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Công tác tháo ván khuôn sẽ
tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Thực hiện các thao tác và dụng cụ tháo tháo dỡ theo đúng yêu cầu kỹ thuật
của Kỹ sư tư vấn giám sát hiện trường chỉ dẩn

+ Tháo dỡ ván khuôn thực hiện theo trình tự tháo từ ngoài vào trong.

+ Việc tháo dỡ ván khuôn tránh làm tổn hại đối với kết cấu.

+ Ván khuôn tháo ra được vệ sinh sạch sẽ và chuyển sang vị trí khác để đổ lượt
tiếp theo.

b.Trình tự thi công:

* Công tác đo đạc và định vị tim cống:

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 35


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Chuyền cao độ từ các mốc cao độ chính trên tuyến về một vị trí cố định gần công
trình để tiện kiểm tra theo dõi cao độ sau này

Công tác định vị tim cống nhằm đảm bảo đúng vị trí của công trình, được thực
hiện trong suốt thời gian thi công bao gồm việc xác định các cọc mốc và mốc cao độ .
Cắm các vị trí cọc để định vị đường trục dọc làm cơ sở cho việc kiểm tra trong suốt
quá trình thi công.

Vị trí tim công trình được xác định bằng cách đo hai lần khoảng cách từ cọc mốc
gần nhất đến nó, sau đó tại tim đặt hai cọc định vị trục dọc cách xa ít nhất 2m so với
mép hố móng dự kiến đào. Trong qua trình thi công vị trí và cao độ đó được giữ
nguyên, sau khi thi công xong phần móng sẽ đánh dấu các điểm đặc trưng và các điểm
trục dọc công trình để thuận cho kiểm tra lúc xây lắp.

* Đào móng cống:

- Sử dụng máy xúc kết hợp thủ công đào đất hố móng. Kích thước hố móng phải rộng
hơn kích thước thiết kế tối thiểu mổi bên 50 cm , nếu trong hố móng có nước mặt cần
phải làm các rãnh và hố thu kết hợp với bơm để thoát nước. Khối lượng đất đào lên
nếu phù hợp sẽ được chọn lọc tập kết sang một bên để tận dụng đắp trả. Trong trường
hợp hố móng đào lên gặp phải nền yếu,Nhà thầu sẽ có giải pháp xử lý triệt để bằng
cách đào lên toàn bộ lớp đất này thay bằng vật liệu mới thích hợp nhằm đảm bảo cho
hố móng ổn định trước khi thi công các bước tiếp theo. Đáy hố móng phải đúng cao độ
thiết kế được kiểm tra bằng máy thuỷ bình trong suốt quá trình thi công

* Làm lớp dăm sạn đệm:

Đáy móng được đệm một lớp sạn 10 cm , đầm chặt bằng đầm cóc theo yêu cầu
kỹ thuật và kiểm tra độ bằng phảng cần thiết

* Đổ bê tông móng cống :

Sau khi thi công lớp dăm sạn đệm đạt độ chặt và độ bằng phẳng , độ dốc theo
yêu cầu tiến hành lắp ghép ván khuôn đổ bê tông móng cống . Bê tông móng cống
được đổ phải đảm bảo thành phần cấp phối theo đúng Mác quy định, sau khi đổ xong
thì dùng đầm bàn hoặc đầm dùi để đầm kỹ , dùng thước là lại để đạt độ dốc và độ
phẳng cần thiết, tiến hành phủ ni long hoặc giấy bao xi măng để bảo dưỡng bê tông

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 36


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

* Lắp đặt ống cống:

Trước khi đặt cống tiến hành việc kiểm tra tu sữa độ dốc móng cho cống phù hợp
thiết kế. Khi cường độ lớp bê tông móng cống đảm bảo tiến hành đặt ống cống ,đặt
đốt đầu tiên ở cửa ra trước sau đó tiếp tục đặt các đốt ở giữa. Dùng máy kiểm tra độ
chính xác của việc đặt cống. Dùng cẩu đưa các đốt cống xuống các vị trí lắp đặt kết
hợp thủ công hạ chỉnh ,chêm chèn sơ bộ , các đốt cống BTCT được đặt cẩn thận, đầu
có mộng lắp đặt hoàn toàn vào đầu có gờ theo đúng tim cống và độ dốc yêu cầu. Hàng
ống cống đặt sao cho tim cống phải trùng khít lên nhau, thẳng, ngang bằng hợp lý. Khi
đặt cống các đốt cống đựợc đặt kế tiếp nhau một cách ngay ngắn

* Làm mối nối ống cống:

Dùng đay tẩm nhựa đường chèn ,xảm mối nối ống cống , trát vữa M100 mặt ngoài
mối nối rộng 10 cm dày 1,5cm .Phía trong mối nối cũng tiến hành làm tương tự sau đó
được vệ sinh sạch sẽ và làm cho nhẵn

Quét 2 lớp nhựa đường nóng phòng nước xung quanh thân cống.

Mối nối được bảo dưỡng bằng cách giữ ẩm trong thời gian 3 ngày trước khi lấp
đất.

- Tường đầu và tường cánh được tiến hành đổ bê tông cấp 10 ; sân cống chân
khay được cấu tạo bằng đá hộc xây vữa M75.

* Đắp đất trên cống:

Công tác đắp đất chỉ được tiến hành khi đã nghiệm thu chất lượng của việc đặt
cống và làm mối nối ống cống… Vật liệu đắp trên cống được vận chuyển từ nơi khác
đến. Công tác lấp đất thực hiện hết sức thận trọng , để đảm bảo cho ống cống không bị
chuyển vị trong quá trình thi công và sử dụng sau này, việc lấp đất ở cống được tiến
hành bằng thủ công đắp từng lớp mỏng không quá 15 cm ở trên đỉnh cống và đắp đối
xứng đều hai bên ống cống trong phạm vi 50cm từ đỉnh cống lên và từ mép cống ra hai
bên mỗi bên không nhỏ hơn hai lần bước ống cống ống cống. Độ chặt của đất đắp trên
cống tối thiểu phải đạt K95 thí nghiệm bằng phương pháp rót cát.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 37


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Khi đã đắp và đầm nén được một lớp cao hơn điểm cao nhất của cống tối thiểu
0,5m trở lên thì mới cho phép dùng cơ giới để thi công , song quá trình đầm cũng cần
hạn chế tốc độ của máy tránh làm ảnh hưởng xê dịch vị trí cống .

c. Kiểm tra,nghiệm thu:

Quá trình kiểm tra nghiệm thu cống theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra độ cao, kích thước và địa chất đáy móng phù hợp với hồ sơ thiết kế
và được sự đồng ý của Tư vấn giám sát bằng văn bản mới được phép thi công việc tiếp
theo.

+ Cống được đặt đúng vị trí thoát nước dễ dàng, đảm bảo đúng tim cống, đúng
cao độ và độ dốc thiết kế, sai số của độ dốc đáy cống là 10mm.

+ Sân cống, tường đầu và tường cánh, chân khay … đảm bảo đúng kích thước
cao độ thiết kế.

+ Độ chặt của từng lớp đất đắp hố móng, hai bên mang cống và trên đỉnh cống
sẽ kiểm tra thường xuyên trước khi đắp lớp tiếp theo.
2.5.4. Công nghệ thi công mặt đường.
2.5.4.1. Thời gian thực hiện.
- Việc thi công móng đường được tiến hành sau khi công tác thi công nền đường và
thi công cống kết thúc. Kích thước, cao độ nền đường được TVGS kiểm tra và chấp
thuận cho phép chuyển giai đoạn sang thi công móng, mặt đường.
- Trước khi thi công đơn vị cho tiến hành khôi phục cọc mốc và cọc tim. Hệ thống
cọc mốc và cọc tim sẽ được TVGS xác nhận và nghiệm thu trước khi thi công. Ngoài
ra, đơn vị sẽ đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là những chỗ
đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng... Những cọc mốc được dẫn ra ngoài
phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công và được cố định bằng những cọc, mốc phụ và
được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng
vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.
- Trong và trước khi thi công đơn vị sẽ tuân thủ theo đúng các quy định về đảm bảo
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, ...
- Các dây chuyền thi công được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, máy móc cũng
như đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề.
2.5.4.2. Thiết bị thi công.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 38


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Máy san.
- Máy rải cấp phối.
- Ôtô tự đổ.
- Ô tô tưới nước.
- Lu bánh thép.
- Lu rung.
- Lu bánh lốp.
2.5.4.3. Công nghệ thi công và kiểm tra chất lượng.
a. Thi công lớp vải địa kĩ thuật
+ Chuẩn bị nền đường : Dọn dẹp các vật cứng , sỏi , đá để tránh vải bị chọc thủng
trong khi thi công .
+ Trải vải địa kĩ thuật trên nền đường, lớp vải nọ nốt tiếp vải kia theo 1 khoảng phủ
bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất.
b. Thi công lớp cấp phối đá dăm.
Thi công móng cấp phối đá dăm (bao gồm 2 lớp móng trên CPĐD loại I với
Dmax=25mm và Dmax=37,5mm) theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn ngành “Quy trình
kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường
ôtô” 22TCN 334- 06 ban hành kèm theo quyết định số 11/2006/QĐ-BGTVT ngày
20/02/2006 và các quy định hiện hành.
* Công tác chuẩn bị;
- Chỉ thi công lớp móng CPĐD khi lớp đỉnh nền cấp phối đồi đã được thi công,
nghiệm thu và được TVGS đồng ý cho chuyển giai đoạn thi công.
- Lên khuôn đường: cắm lại cọc tim đường, cắm cọc mép mặt đường và mép lề
đường (trái + phải).
- Mời TVGS kiểm tra và cho ý kiến chấp thuận việc chuyển giai đoạn sang thi công
lớp móng CPĐD.
* Yêu cầu vật liệu.
Các loại vật liệu đá CPĐD dự kiến sẽ được nghiền và trộn tại bãi vật liệu ở mỏ đá
bằng dây chuyền nghiền trộn chuyên dụng.
Vật liệu CPĐD có thể được vận chuyển thẳng từ mỏ về khu vực thi công hoặc để
đảm bảo được tiến độ thi công lớp móng cho gói thầu, CPĐD sẽ được vận chuyển từ
mỏ về vị trí bãi chứa trước khi triển khai thi công lớp móng đường CPĐD. Vật liệu
CPĐD trước khi đem thi công phải được thí nghiệm kiểm định chất lượng, các chỉ tiêu
như thành phần hạt, độ chặt đầm nén tiêu chuẩn ... phải đảm bảo theo đúng các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được TVGS chấp thuận.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 39
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Bãi chứa vật liệu được gia cố bằng lớp đá dăm dày 10cm để tránh hiện tượng bị cày
xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện và các vật liệu không thích hợp khác lẫn
vào.

* Thi công lớp CPĐD loại I (Dmax = 25mm và Dmax = 37,5mm)


- Lên ga, cắm cọc xác định kích thước, cao độ rải CPĐD (có tính đến hệ số lu lèn
1.38).
- Trước khi rải lớp sau, lớp trước phải đủ ẩm để đảm bảo liên kết giữa các lớp.
- Rải CPĐD:
+ Dùng máy rải chuyên dùng để rải lớp CPĐD loại I.
+ Chuẩn bị máy rải, cắm cọc, căng dây khống chế cao độ rải CPĐD (vệt 1/2 trái
hoặc phải).
+ Đơn vị sẽ thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ
dốc dọc, độ ẩm, độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san.
- Lu lèn CPĐD:
- Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn
+ Giai đoạn 1: Lu lèn sơ bộ 10T lu 3-4 lượt /điểm ,V=2-3 km/h.ngay sau khi lu lèn
sơ bộ phải tiến hành ngay công tác kiểm tra sơ bộ ,kiểm tra cao độ ,độ dốc ngang,độ
bằng phẳng để phát hiện kịp thời chỗ lồi lõm phân tầng để bù phụ ,sửa chữa kịp thời
.công tác này phải được tiến hành trước khi đạt 80% công lu.nếu như phải bù phụ sau
khi lu lèn thì bề mặt cấp phối phải được cày sới với chiều sâu tối thiểu là 5 cm trước
khi rải đá bù
+ Giai đoạn 2: Lu lèn chặt : Lu rung 25T, lu 8-10 lượt/điểm ,V=2-4 km/h. sau đó
sử dụng lu lốp với tải trọng là 16 T,lu 20-25 lượt / điểm,V=2-4 km/h
+ Giai đoạn 3: Lu hoàn thiện, dùng lu tĩnh 12 T, lu 3-4 lượt / điểm.V= 4-6 km/h
- Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng (kể cả
phần mở rộng), đồng thời phải bảo đảm độ bằng phẳng sau khi lu lèn.
- Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt
lu trước từ 20 – 30cm. Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ở các
đoạn đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
- Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độ
dốc ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ,
sửa chữa kịp thời:

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 40


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Nếu thấy có hiện tượng khác thường như rạn nứt, gợn sóng, xô dồn hoặc rời rạc
không chặt... phải dừng lu, tìm nguyên nhân và xử lý triệt để rồi mới được lu tiếp. Tất
cả các công tác này phải hoàn tất trước khi đạt được 80% công lu;
- Nếu phải bù phụ sau khi đó lu lèn xong, thì bề mặt lớp móng CPĐD đó phải được
cầy xới với chiều sâu tối thiểu là 5 cm trước khi rải bù.
- Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu như các
loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thí
điểm lớp móng CPĐDTrong quá trình thi công luôn luôn theo dõi, kiểm tra chất
lượng cấp phối (thành phần hạt, độ ẩm,...)
- Sau khi lu lèn xong thường xuyên giữ độ ẩm bề mặt để hạt mịn khỏi bốc bụi.
- Kích thước, cao độ, độ dày, độ chặt, độ bằng phẳng của lớp cấp phối đá dăm sau
khi thi công xong cần được TVGS kiểm tra và cho ý kiến chấp thuận.
Sau khi đã được kiểm tra chấp thuận (nghiệm thu) vẫn phải bảo dưỡng lớp CPĐD
cho tới khi thi công lớp mặt đường.
*Kiểm tra và nghiệm thu:
+ Kiểm tra:
- Kiểm tra 3 mặt cắt trên 1 km :kích thước hình học
- Độ chặt :kiểm tra bằng phương pháp phễu rót cát ,sau khi lu xong 700 m2 kiểm tra
tại 2 vị trí mỗi vị trí lấy 3 mẫu thí nghiệm.
+ Nghiệm thu:
S Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn cho phép
TT Móng dưới Móng trên
1 Cao độ -1 cm -0.5 cm
2 Độ dốc ngang +/-0.5 % +/- 0.3%
3 Chiều dày +/- 1cm +/- 0.5cm
4 Chiều rộng 5cm 5 cm

+ Chất lượng
- Độ chặt k≥ 0.98
-Etc≥ Eyc
-độ bằng phẳng :≤1cm móng dưới
≤ 0.5 cm móng trên
c. Thi công mặt đường BTN.
1) Lớp BTN hạt trung, dày 7cm
* Phối hợp các công việc để thi công.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 41


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp
ra hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lu lèn. Do vậy trước khi thi công phải thiết
kế sơ đồ tổ chức thi công chi tiết.
* Điều kiện thi công.
- Chỉ được thi công mặt đường BTN trong những ngày không mưa, móng đường
khô ráo
- Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại BTN mới phải tiến
hành thi
công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lốn rồi
mới áp dụng cho đại trà. Đoạn thi công thử phải dùng ít nhất 80 tấn hỗn hợp BTN.
- Nếu đoạn thử chưa đạt yêu cầu chất lượng, nhất là về độ chặt, độ bằng phẳng thì
phải làm một đoạn thử khác với sự điều chỉnh công nghệ rải, lu lèn cho đến khi đạt
được chất lượng yêu cầu.
* Chuẩn bị lớp móng.
- Ta thi công lớp BTN hạt trung dày 7cm để thi công .
- Trước khi thi công ta phải tưới nhựa thấm bám với khối lượng là 1kg/m2, sau khi
thi công xong lớp nhựa thấm bám tưới vào buổi trưa nắng..
- Trước khi rải hỗn hợp bê tông nhựa thì cần phải làm sạch và làm bằng phẳng lớp
móng và tưới trước ít nhất là 3h tốt nhất là tưới từ hôm trước.
- Định vị trí cao độ rải ở 2 mép mặt đường dung với thiết kế .khi dùng máy rải có
bộ phận điều chỉnh cao độ khi rải phải chuẩn bị các đường chuẩn
- Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn
thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt
đường và rải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính
xác dọc theo theo mặt đường v à mép của rải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao
đạc. Khi lắp đặt hệ thống cao độ chuẩn cho máy rải phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn
của nhà sản xuất thiết bị và phải đảm bảo các cảm biến làm việc ổn định với hệ thống
cao độ chuẩn này
- Trước khi rải BTN phải làm sạch, khô và bằng phẳng bề mặt lớp móng (hoặc mặt
đường cũ), xử lý độ dốc ngang đúng yêu cầu thiết kế.
- Các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm.
- Nếu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nóng hoặc BTN rải nóng thì chỉ cần đầm lèn chặt
ngay trướckhi thi công lớp BTN.
- Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế. Khi có đá vỉa
2 bên cần đánh dấu cao độ rải và quét lớp nhựa lỏng (hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa,
kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 42


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn
thận các đường chuẩn để định cao độ lúc rải: đường chuẩn có thể dùng dây căng thật
thẳng hoặc đặt thanh ray là đường chuẩn đặt dọc theo hai bên mép vệt rải.
* Vận chuyển hỗn hợp BTN.
- Dùng ôtô tự đổ vận chuyển hỗn hợp BTN. Chọn tải trọng và số lượng của ôtô phù
hợp với công suất của trạm trộn, với máy rải và cự ly vận chuyển, đảm bảo sự liên tục,
nhịp nhàng giữa các khâu.
- Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp
hơn 120 0 C.
- Thùng xe phải kín, sạch, cú quét lớp mỏng dung dịch xà phũng vào đáy, thành
thùng xe hoặc dầu chống dính bám. Không đượcdùng dầu mazut hay các dung môi
hoà tan được
nhựa. Xe vận chuyển hỗn hợp BTN phải có bạt che kín để giữ nhiệt.
- Trướckhi đổ hỗn hợp vào máy rải phải kiểm ta nhiệt độcủa BTN bằng nhiệt kế,
nếu nhiệt độ dưới 120 o C thì phải loại.
- Thời gian vận chuyển của BTN rải nóng trên đường nói chung không nên quá 1.5
tiếng.
- Khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải10 - 15 phút để kiểm tra
máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là.
- Ôtô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2
trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben ôtô đổ từ từ hỗn hợp BTN
xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ôtô từ từ về phía trướccùng máy
rải.
- Khi hỗn hợp đổ phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều
cao guồng xoắn thì máy bắt đầu tiến về phía trướctheo vệt qui định. Trong suốt quá
trình rải hỗn hợp BTN phải luôn thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
- Trong suốt thời gian rải hỗn hợp BTN nóng, bắt buộc phải để thanh đầm của máy
rải luôn hoạt động.
- Tốc độ máy rải thích hợp đượcchọn căn cứ theo bề dầy lớp rải, vào năng suất máy
trộn, vào khả năng chuyên chở kịp thời BTN của ôtô. Khi năng suất của các trạm trộn
thấp hơn năng suất máy rải thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm thiểu số lần dừng
đợi của máy rải. Tốc độ càng cao khi lớp rải càng mỏng và BTN càng linh động.
- Trong cả quá trình rải, phải giữ tốc độ máy rải thật đều.
- Trên những đoạn có độ dốc > 4%, phải tiến hành rải BTN từ chân dốc lên.
- Phải thường xuyên kiểm tra bề dầy của lớp BTN bằng que sắt để điều chỉnh kịp
thời bề dầy rải.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 43


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để phụ giúp các
công việc như
+ Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ lấy từ trong phễu máy rải, tạo thành lớp mỏng dọc theo
mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn (những đoạn mép hai
bên sau khi máy rải đi qua)
+ Xúc đào bỏ chỗ mới rải bị quá thiếu hoặc quá thừa nhựa, san lấp những chỗ đó
bằng hỗn hợp đúng tiêu chuẩn.
+ Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lối lõm cục bộ trên bề mặt lớp BTN.
- Khi phải rải 1 vệt dài liên tục có bề rộng lớn hơn bề rộng của máy khoảng 40-50
cm thì được phép mở má thép bàn ốp ở 2 đầu guồng xoắn để tăng chiều ngang vệt rải
của máy. Lúc này cần đặt thanh chắn bằng gỗ hoặc ray có chiều cao bằng bề dày rải
dọc theo hai bên mép. Các thanh này phải được ghim chặt xuống mặt đường.
- Các vệt dừng thi công cuối ngày: cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải
ra quá vệt rải khoảng 5-7 m mới được dừng lại. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng
vun vét cho mép cuối vệt rải đủ chiều dầy và thành một đường thẳng, thẳng góc với
tim đường. Sau khi lu lèn xong phần này, phải xắn bỏ một phần hỗn hợp theo một mặt
phẳng thẳng đứng, vuông góc với tim đường để tạo ra một vệt dừng thi công hoàn
chỉnh.
- Truớc khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang: quét một lớp
mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tích nhanh hay sấy
nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dụng để bảo đảm sự dính kết tốt giữa hai vệt rải
cũ và mới.
- Khe nối dọc ở lớp trên và lớp dưới phải so le nhau ít nhất 20 cm. Khe nối ngang ở
lớp trên và dưới cách nhau ít nhất 1m.
* Lu lèn lớp BTN.
- Theo bề rộng của mặt đường là 1 bên là 11.25m ta sử dụng 3 vệt rải mỗi vệt rải là
3.75m
- Chỉ được phép rải hỗn hợp bê tông nhựa bằng máy rải trừ những các vị trí trật hẹp
máy không thể vào được mới rải bằng thủ công.
- Khi bắt đầu vào ca làm việc thì cho máy chạy không tải từ 10-15 phút để kiểm tra
sự hoạt động bình thường của máy
- Trướckhi lu lèn phải thiết kế sơ đồ lu lèn hợp lý. Số lượt lu lèn qua một điểm
đượcxác định trên đoạn thi công thử.
- Việc lu lèn BTN rải nóng có thể dùng các loại lu:
+ Lu bánh hơi phối hợp lu bánh cứng.
+ Lu rung và phối hợp lu bánh cứng
+ Lu rung kết hợp lu bánh hơi.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 44
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Tổ hợp lu và kỹ thuật lu đối với lớp BTN


- Rải hỗn hợp đến đâu thì cho tiến hành lu lèn theo sát và lu lèn đến đấy,nhiệt độ lu
lèn hiệu quả nhất 130-140 độ C.khi nhiệt độ lu nhỏ hơn 70 độC thì lu không còn có
tác dụng
- Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa đi đến đâu là máy lu phải theo sát để lu lèn ngay
đến đó.
Trong các lượt lu sơ bộ, bánh chủ động sẽ ở phía gần tấm là của máy rải nhất. Tiến
trình lu lèn của các máy lu phải được tiến hành liên tục trong thời gian hỗn hợp bê
tông nhựa còn giữ được nhiệt độ lu lèn có hiệu quả, không được thấp hơn nhiệt độ kết
thúc lu lèn
- Các vệt lu phải được chồng lên nhau từ 20-30cm.máy lu không được dùng lại trên
lớp bê tông nhựa khi chưa lu lèn chặt hoặc chưa nguôi hẳn.
- Quá trình lu:
+ Với lu bánh sắt cần phải tưới ẩm bằng nước để tránh cho hỗn hợp bê tông nhựa bị
bóc mặt dính vào bánh lu.
+ Với lu lốp chỉ cần tưới ẩm vài lượt đầu về sau khi nhiệt độ của lốp bằng nhiệt độ
của hỗn hợp bê tông nhựa thì không còn sảy ra hiện tượng dính bám.
- Tổ hợp lu : Lu 3 giai đoạn .
+ Giai đoạn 1 lu sơ bộ 8T,lu 2-3 lượt/ điểm ,V= 1.5-2km/h.
+ Giai đoạn 2 dùng lu bánh lốp 16T,lu 8-10 lượt/ điểm. V= 4.5-5.5 km/h.
+ Giai đoạn 3: dùng lu nặng 12 T hoàn thiện.lu 2-4 lươt/ điểm ,V= 3km/h.
- Máy rải hỗn hợp BTN xong đến đâu là máy lu phải tiến hành theo sát để lu lèn
ngay đến đấy. Cần tranh thủ lu lèn xong khi hỗn hợp còn ở nhiệt độ lu lèn có hiệu quả.
Nhiệt độ lu lèn có hiệu quả nhất của hỗn hợp BTN nóng là 130 - 140 o C, khi nhiệt độ
của lớp BTN hạ xuống dưới 70 o C thì việc lu lèn không còn hiệu quả nữa.
- Trong quá trình lu, đối với lu bánh sắt phải thường xuyên làm ẩm bánh sắt bằng
nước để tránh hiện tượng BTN bị bóc mặt dính vào bánh sắt. Đối với lu bánh hơi,
dùng dầu chống dính bám bôi vài lượt đầu, về sau khi nhiệt độ lốp xấp xỉ bằng nhiệt
độ BTN thì sẽ không xảy ra hiện tượng dính bám nữa. Không được dùng dầu
mazut bôi vào bánh xe lu (tất cả các loại lu) để chống dính bám.
- Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20 cm. Trường hợp rải theo phương
pháp so le, khi lu ở vệt rải thứ nhất cần chừa lại một dải rộng chừng 10 cm để sau lu
cùng với vệt rải thứ hai, nhằm làm cho khe nối dọc được liền.
- Khi máy lu khởi động, đổi hướngtiến lui thì thao tác phải nhẹ nhàng. Máy lu
không đựơc dừng lại trên lớp BTN chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
- Sau một lượt lu đầu tiên, phải kiểm tra ngay độ bằng phẳng bằng thước 3 m, bổ
khuyết ngay những chỗ lồi lõm.
Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 45
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Trong khi lu lốn, nếu thấy lớp BTN bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để sửa chữa
kịp thời.
* Chú ý trong quá trình thi công:
- Trường hợp máy đang rải bị hỏng, thời gian sửa chữa phải kéo dài hàng giờ thì
phải báo ngay về trạm trộn, tạm ngừng cung cấp hỗn hợp. Khi này cho phép dùng
máy san tự hành để san tiếp số vật liệu còn lại nếu chiều dầy lớp BTN > 4 cm hoặc rải
nốt bằng thủ công khi hỗn hợp vật liệu còn lại không nhiều và phải làm vệt dừng thi
công
- Trường hợp đang rải bị gặp mưa:
+ Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp
+ Khi lớp BTN đó được lu lèn đến khoảng 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục
lu trong mưa cho hết số lượt lu lèn yêu cầu.
+ Khi lớp BTN chưa lu lèn đạt được 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn
hợp ra khỏi phạm vi mặt đường. Chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại thì mới được thi
rải tiếp.
+ Sau khi thi mưa xong, khi cần thiết thi công gấp, cho xe chở cát rang nóng ở trạm
trộn (170 - 180 o C) đến rải một lớp dày khoảng 2 cm lên mặt đường để làm khô. Sau
đó quét sạch cát ra khỏi mặt đường, tướinhựa dính bám rồi tiếp tục rải hỗn hợp BTN.
Cũng có thể dùng máy hơi ép và đèn khũ để làm khô mặt đường.
* Công tác kiểm tra, nghiệm thu:
- Công tác kiểm tra:
+ Công tác kiểm tra phải được thực hiện tử khâu chuẩn bị móng đường đến khi thi
công hoàn thiện
+ Kiểm tra độ bằng phẳng ,độ dốc ngang.độ sach và độ khô giáo
+ Kiểm tra về kỹ thuật tưới nhựa thấm bám
+ Kiểm tra mối nối ngang và mối nối dọc
+ Kiểm tra hốn hợp bê tông nhựa khi rải và lu lèn
+ Kiểm tra về chiều dày rải
+ Kiểm tra về chất lượng lu lèn
- Công tác nghiệm thu:
+ Bề rộng: sai số <-5 cm và tổng chiều dài sai số không vượt quá 5% chiều dài của
đường.
+ Bề dày: với lớp dưới sai số ± 10% so với chiều dày thiết kế,với lớp trên sai số
±8%.
+ Độ dốc ngang : Lớp dưới sai số ± 5% itk.lớp trên sai số ±0.25 % itk.
- Cao độ :lớp dưới -10 -5 mm. lớp trên ± 5 mm.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 46


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Độ bằng phẳng : sai số <10 mm


- Độ chặt : K≥0.98
2) Lớp BTN hạt mịn, dày 5cm
* Điều kiện thi công
- Yêu cầu về điều kiện thi công:
Chỉ được thi công lớp bê tông nhựa khi nhiệt độ không khí lớn hơn 150C. Không
được thi công khi trời mưa hoặc có thể mưa.
- Cần đảm bảo công tác rải và lu lèn được hoàn thiện vào ban ngày. Trường hợp đặc
biệt
phải thi công vào ban đêm, phải có đủ thiết bị chiếu sáng để đảm bảo chất lượng và
an toàn trong quá trình thi công và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
- Trước khi thi công đại trà hoặc khi sử dụng một loại bê tông nhựa khác, phải
tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ thi công làm cơ sở
áp dụng cho thi công đại trà. Đoạn thi công thử phải có chiều dài tối thiểu 100 m,
chiều rộng tối thiểu 2 vệt máy rải. Đoạn thi công thử được chọn ngay trên công
trình sẽ thi công đại trà hoặc trên công trình có tính chất tương tự.
* Chuẩn bị mặt bằng
- Phải làm sạch bụi bẩn và vật liệu không thích hợp rơi vãi trên bề mặt sẽ rải bê tông
nhựa lên bằng máy quét, máy thổi, vòi phun nước (nếu cần) và bắt buộc phải hong
khô.
- Bề mặt chuẩn bị phải rộng hơn sang mỗi phía lề đường ít nhất là 20 cm so với bề
rộng sẽ được dính bám.
- Bề mặt chuẩn bị, hoặc là mặt của lớp móng hay mặt của lớp dưới của mặt đường sẽ
rải phải bảo đảm cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc với các sai số nằm
trong phạm vi cho phép mà các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đã quy định.
- Trước khi rải hỗn hợp bê tông nhựa thì cần phải làm sạch và làm bằng phẳng lớp
móng .tưới nhựa dính bám 0.5 kg/m2. Và tưới trước ít nhất là 3h tốt nhất là tưới từ
hôm trước.
- Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ
bằng máy cao đạc. Khi có đá vỉa ở hai bên cần đánh dấu độ cao rải và qué t lớp nhựa
lỏng
- Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn
thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt
đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính
xác dọc theo theo mặt đường v à mép của dải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao
đạc. Khi lắp đặt hệ thống cao độ chuẩn cho máy rải phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 47


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

của nhà sản xuất thiết bị và phải đảm bảo các cảm biến làm việc ổn định với hệ thống
cao độ chuẩn này.
* Vận chuyển vật liệu:
- Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa. Chọn ô tô có trọng tải và số
lượng phù hợp với công suất của trạm trộn, của máy rải và cự li vận chuyển, bảo đảm
sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu.
- Thùng xe vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa phải kín, sạch, được phun đều một lớp
mỏng dung dịch xà phòng (hoặc các loại dầu chống dính bám) vào thành và đáy
thùng. Không được dùng dầu mazút, dầu diezen hay các dung môi làm hoà tan nhựa
đường để quét lên đáy và thành thùng xe. Xe phải có bạt che phủ.
- Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa khi rời trạm trộn phải
có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng hỗn hợp (đánh
giá bằng mắt về độ đồng đều), thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe sẽ đến, tên người lái
xe.
- Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp
bằng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ hỗn hợp thấp hơn nhiệt độ nhỏ nhất quy định cho công
đoạn đổ hỗn hợp từ xe ô tô vào phễu máy rải thì phải loại bỏ.
* Rải hỗn hợp:
- Hỗn hợp bê tông nhựa được rải bằng máy chuyên dùng, nên dùng máy rải có hệ
thống điều chỉnh cao độ tự động. Trừ những chỗ hẹp cục bộ không rải được bằng máy
thì cho phép rải thủ công và tuân theo quy định .
- Theo bề rộng của mặt đường là 24 m ta sử dụng 8 vệt rải mỗi vệt rải là 3m rộng mặt
đường. Các máy rải phải đi cách nhau 10 đến 20 m. Trường hợp dùng một máy rải,
trình tự rải phải được tổ chức sao cho khoảng cách giữa các điểm cuối của các vệt
rải trong ngày là ngắn nhất.
- Trước khi rải phải đốt nóng tấm là, guồng xoắn.
- Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ
nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp
xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy
rải. Khi hỗn hợp bê tông nhựa đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập
tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong
quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
- Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông n hựa bắt buộc phải để thanh đầm (hoặc bộ
phận chấn động trên tấm là) của máy rải luôn hoạt động.
- Tuỳ bề dầy của lớp rải và năng suất của máy mà chọn tốc độ của máy rải cho thích
hợp để không xảy ra hiện tượng bề mặt bị nứt nẻ, bị xé rách hoặc không đ ều đặn. Tốc

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 48


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

độ rải phải được Tư vấn giám sát chấp thuận và phải được giữ đúng trong suốt quá
trình rải.
- Phải thường xuyên dùng thuốn sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Đối với máy
không có bộ phận tự động điều chỉnh thì vặn tay nâng (hay hạ) t ấm là từ từ để
chiều dày lớp bê tông nhựa không bị thay đổi đột ngột.
- Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc sau:
+ Lấy hỗn hợp hạt nhỏ từ trong phễu máy té phủ rải thành lớp mỏng dọc theo mối
nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn;
+ Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm, rỗ mặt cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải.
- Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng từ 5 -7 m
mới được ngừng hoạt động.
- Trường hợp phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp cục bộ) cần tuân theo quy định
sau:
+ Dùng xẻng xúc hỗn hợp bê tông nhựa và đổ thấp tay, không được hất từ xa để
tránh hỗn hợp bị phân tầng;
+ Dùng cào và bàn trang trải đều hỗn hợp bê tông nhựa thành một lớp
bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, có bề dày dự kiến bằng 1,35 ÷ 1,45 bề dày lớp bê
tông nhựa thiết kế (xác định chính xác qua thử nghiệm lu lèn tại hiện trường);
+ Việc rải thủ công cần tiến hành đồng thời với việc rải bằng máy để có thể lu lèn
chung vệt rải bằng máy và chỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết
nối.
- Mối nối ngang:
Mối nối ngang sau mỗi ngày làm việc phải được sửa cho thẳng góc với trục đường.
Trước khi rải tiếp phải dùng máy cắt bỏ phần đầu mối nối sau đó dùng vật liệu tưới
dính bám quét lên vế t cắt để đảm bảo vệt rải mới và cũ dính kết tốt.
+ Các mối nối ngang của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m;
+ Các mối nối ngang của các vệt rải ở lớp trên cùng được bố trí so le tối thiểu 25cm.
- Mối nối dọc
- Mối nối dọc để qua ngày làm việc phải được cắt bỏ phần rìa dọc vết rải cũ, dùng vật
liệu tưới dính bám quét lên v ết cắt sau đó mới tiến hành rải;
+ Các mối dọc của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 20 cm.
+ Các mối nối dọc của lớp trên và lớp dưới được bố trí sao cho các đường nối dọ c
của lớp trên cùng của mặt đường bê tông nhựa trùng với vị trí các đường phân
chia các làn giao thông hoặc trùng với tim đường đối với đường 2 làn xe.
* Lu Lèn

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 49


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Rải hỗn hợp đến đâu thì cho tiến hành lu lèn theo sát và lu lèn đến đấy,nhiệt độ lu lèn
hiệu quả nhất 130-140 độ C.khi nhiệt độ lu nhỏ hơn 70 độC thì lu không còn có tác
dụng
- Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa đi đến đâu là máy lu phải theo sát để lu lèn ngay đến
đó.
Trong các lượt lu sơ bộ, bánh chủ động sẽ ở phía gần tấm là của máy rải nhất. Tiến
trình lu lèn của các máy lu phải được tiến hành liên tục trong thời gian hỗn hợp bê
tông nhựa còn giữ được nhiệt độ lu lèn có hiệu quả, không được thấp hơn nhiệt độ kết
thúc lu lèn
- Các vệt lu phải được chồng lên nhau từ 20-30cm.máy lu không được dùng lại trên
lớp bê tông nhựa khi chưa lu lèn chặt hoặc chưa nguôi hẳn.
- Quá trình lu:
+ Với lu bánh sắt cần phải tưới ẩm bằng nước để tránh cho hỗn hợp bê tông nhựa bị
bóc mặt dính vào bánh lu.
+ Với lu lốp chỉ cần tưới ẩm vài lượt đầu về sau khi nhiệt độ của lốp bằng nhiệt độ
của hỗn hợp bê tông nhựa thì không còn sảy ra hiện tượng dính bám.
- Tổ hợp lu :lu 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Lu sơ bộ 8T, lu 2-3 lượt/ điểm ,V= 1.5-2km/h.
+ Giai đoạn 2: Dùng lu bánh lốp 16T, lu 8-10 lượt/ điểm, V= 4.5=5.5 km/h.
+ Giai đoạn 3: Dùng lu nặng 12 T hoàn thiện, lu 2-4 lươt/ điểm ,V= 3km/h.
* Công tác kiểm tra và nghiệm thu
- Công tác kiểm tra:
+ Công tác kiểm tra phải được thực hiện tử khâu chuẩn bị móng đường đến khi thi
công hoàn thiện
+ Kiểm tra độ bằng phẳng ,độ dốc ngang.độ sach và độ khô giáo
+Kiểm tra về kỹ thuật tưới nhựa thấm bám
+ Kiểm tra mối nối ngang và mối nối dọc
+ Kiểm tra hốn hợp bê tông nhựa khi rải và lu lèn
+ Kiểm tra về chiều dày rải
+ Kiểm tra về chất lượng lu lèn
- Công tác nghiệm thu:
+ Bề rộng: sai số <-5 cm và tổng chiều dài sai số không vượt quá 5% chiều dài của
đường.
+ Bề dày: với lớp dưới sai số ± 10% so với chiều dày thiết kế,với lớp trên sai số ±
8%.
+ Độ dốc ngang :lớp dưới sai số ± 5% itk.lớp trên sai số ±0.25 % itk.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 50


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

- Cao độ :lớp dưới -10 -5 mm.lớp trên ±5 mm.


- Độ bằng phẳng : sai số <10 mm
- Độ chặt : K≥0.98
2.6. Mối quan hệ giữa các dây chuyền công nghệ và tiến độ công trình.
2.6.1. Bố trí đội hình thi công.
- Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu và khả năng tập kết vật liệu về công trình.

- Căn cứ vào khối lượng xây dựng và tiến độ thi công Nhà thầu lập ra.

Nhà thầu bố trí đội hình thi công hợp lý nhằm mục đích đạt được hiệu quả kỹ thuật
và kinh tế cao nhất, phát huy tối đá hiệu suất của máy móc thiết bị, nhưng luôn đảm
bảo an toàn trong thi công và phối hợp được một cách nhịp nhàng giữa các dây chuyền
thi công. Lực lượng thi công gồm các tổ, đội như sau:

+ Đội thi công đường giao thông.

+ Đội thi công cấu kiện đúc sẵn.

+ Đội thi công thoát nước.

+ Đội thi công cơ giới.

Các tổ, đội được áp dụng phương pháp thi công kết hợp tuần tự, song song một cách
xen kẽ và hài hòa tùy theo hạng mục cần thi công, tùy theo khối lượng của từng hạng
mục, theo yêu cầu về thời gian đối với hạng mục. Trong đó:

Phương pháp thi công song song là toàn công trình được chia thành nhiều đoạn, do
các đội khác nhau cùng thi công và cùng hoàn thành.

Phương pháp thi công tuần tự là thi công lần lượt từng đoạn.
2.6.2. Tiến độ thi công.
- Tiến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ trình tự và thời hạn thi công của
toàn bộ công trình. Trên cơ sở tiến độ thi công để thành lập các biểu nhu cầu về nguồn
vật tư kỹ thuật và nhân lực. Các loại biểu đồ này cùng với tiến độ thi công là những tài
liệu cơ bản phục vụ cho quá trình thi công.
- Nhà thầu sẽ bắt đầu công việc trên công trường trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận
được lệnh khởi công công trình của bên A.
- Những cơ sở, căn cứ lập nên biểu tiến độ thi công công trình:
+ Thiết kế bản vẽ thi công và khối lượng công việc.

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 51


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

+ Công nghệ và kỹ thuật thi công.


+ Năng lực máy móc thiết bị của Nhà thầu.
+ Số lượng công nhân hiện có của Nhà thầu và trình độ chuyên môn của họ.
+ Biện pháp thi công cụ thể của Nhà thầu.
2.6.3. Biện pháp đảm bảo tiến độ.
- Căn cứ vào bảng tổng tiến độ được chủ đầu tư duyệt, Nhà thầu lập tiến độ chi tiết
cho từng phần, kỳ và tháng trình Ban quản lý bằng văn bản.
- Tiến độ tháng: hàng tháng nhà thầu sẽ cập nhật tiến độ thi công để miêu tả chính
xác tiến độ thực tế mà nhà thầu đã được cho đến ngày cuối cùng của mỗi tháng.
- Tiến độ tuần: Nhà thầu sẽ đệ trình một tiến độ vào sáng thứ hai hàng tuần để chỉ ra
vị trí và các công việc nhà thầu dự định thực hiện trong tuần.
- Tiến độ ngày: Trước giờ làm việc và cuối giờ làm việc của ca sản xuất, kỹ sư bên B
sẽ báo cáo các công việc với kỹ sư bên A để cùng giải quyết nếu có vướng mắc xảy ra.
Các kỹ sư bên B lấy mẫu thí nghiệm dưới sự giám sát của kỹ sư bên A khi bên A yêu
cầu.
2.7 Nhận xét cá nhân sau quá trình thực tâp.
Thực sự thời gian vừa qua đã đem lại ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp tương lai của
em sau này khi mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập nhận thức này.Đối với em, đây sẽ là
hành trang để em có thể chuẩn bị tốt hơn cũng như làm quen với môi trường làm việc
thực tiễn. Trong quá trình thực tập, tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn và không tránh
khỏi sai lầm cũng như bỡ ngỡ khi bước đầu làm việc thực tế nhưng nhờ sự hỗ trợ hết
mình của các anh chị trong công ty em đã dần quen với những công việc cơ bản và tự
hào khi mình đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong quá trình thực tập nhận
thức này. Qua đợt thực tập này, em đã rút ra cho bản thân mình nhiều bài học quý giá:
 Bài học về thái độ khi đi làm, em phải đi làm đúng giờ và phải biết cách ứng xử với
cấp trên cũng như với các anh chị hướng dẫn cho mình. Em phải luôn tôn trọng những
nguyên tắc trong công việc của công ty và phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đó.
 Em cần phải chủ động và linh hoạt hơn tiếp cận với công việc để tìm kiếm được cho
mình công việc phù hợp. Chủ động liên hệ với anh chị phụ trách và không nên thụ
động, chờ tới khi được giao nhiệm vụ. Vì như vậy sẽ làm lãng phí thời gian thực tập
mà không thu được kinh nghiệm hay kiến thức nào cho bản thân và sẽ để lại cái nhìn
không tốt từ cơ quan thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn tận tình cũng như quý công ty đã tạo
điều kiện hết mức có thể để chúng em có đợt thực tập thành công như vậy .

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 52


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Em xin hứa sẽ mang những gì mình đã học hỏi đước từ nhà trường cũng như thực tế
để hỗ trợ em trong công việc sắp tới của bản thân mình khi tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 53


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 54


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 55


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 56


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp đường GVHD: Mai Thị Hải Vân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

Nguyễn Hoàng Giang – 66DCCD24 57

You might also like