You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN SKILL-LAB NỘI KHOA

TRIỆU CHỨNG HỌC Y2


1. Đối tượng giảng dạy
Sinh viên chính qui năm thứ 2 (Sĩ số 942 sinh viên)
2. Phân bố thời gian
Thực hành 8 tuần .
 Phân môn tim mạch: 2 tuần
 Phân môn hô hấp: 1.5 tuần
 Phân môn tiêu hóa: 1.5 tuần
 Phân môn nội thận: 1 tuần
 Phân môn nội tiết: 1 tuần
 Phân môn cơ xương khớp: 1 tuần
3. Mục tiêu học phần
3.1. Mục tiêu tổng quát
3.1.1. Về kiến thức
 Biết cách tiếp cận hỏi bệnh đối với một số triệu chứng cơ năng thường gặp của các
phân môn nội tổng quát*.
 Biết được qui trình khám bệnh và các kỹ năng khám được các dấu hiệu bình thường
của từng phân khu cơ thể và hệ cơ quan chính.*
 Hiểu được cơ chế sinh lý bệnh của một số triệu chứng cơ năng và thực thể thường
gặp của các phân môn nội tổng quát.
*Mục tiêu quan trọng nhất đối với học phần skill-lab của sinh viên Y2
3.1.2. Về kỹ năng
 Quan sát và thực hành để có khái niệm ban đầu về cách tiếp cận bệnh nhân về mặt
hỏi bệnh, thông qua một số các clip và kịch bản điển hình*
 Khám được các cơ quan trên người bình thường*
 Khám được một số các triệu chứng bất thường đơn giản thường gặp thông qua các
clip âm thanh và hình ảnh*.
 Có khả năng tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài về triệu chứng học nội khoa.
*Mục tiêu quan trọng nhất đối với học phần skill-lab của sinh viên Y2
3.1.3. Về thái độ
 Học tập có kỷ luật, tích cực và tự giác.
 Có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.
3.2. Mục tiêu chi tiết từng học phần
3.2.1. Tim mạch
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng đau ngực do nguyên nhân tim mạch.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng khó thở do nguyên nhân tim mạch .

1
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của khó thở do
nguyên nhân tim mạch
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng ngất và tiền ngất do nguyên nhân tim mạch.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng hồi hộp – đánh trống ngực.
 Thực tập tự khám lẫn nhau hệ thống tim mạch ở người bình thường, một số các
nghiệm pháp đặc biệt.
 Thực tập tự nghe lẫn nhau được tiếng tim bình thường và một số các tiếng tim bất
thường trên các clip âm thanh.
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể và cơ năng chính của hệ thống tim
mạch (Mục tiêu phụ, xem chi tiết trong bài giảng khám tim mạch)
 Thực tập tự khám lẫn nhau được một cách chi tiết hệ thống mạch máu ngoại biên ở
người bình thường.
3.2.2. Hô hấp
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng ho khan, ho có đàm và ho ra máu.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng xanh tím và khó thở do nguyên nhân hô hấp.
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của khó thở do
nguyên nhân hô hấp
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng đau ngực do nguyên nhân hô hấp
 Thực tập tự khám lẫn nhau hệ thống hô hấp ở người bình thường, một số các
nghiệm pháp đặc biệt.
 Thực tập tự nghe lẫn nhau được tiếng thở bình thường và một số các tiếng thở bất
thường trên các clip âm thanh.
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể chính của hệ hô hấp (Mục tiêu phụ,
xem chi tiết trong bài khám hô hấp).
3.2.3. Tiêu hóa
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng đau bụng cấp, bán cấp.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng tiêu chảy – táo bón.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng vàng da niêm.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng nuốt khó.

2
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của vàng da, màu
sắc các chất thải do xuất huyết tiêu hóa trên và dưới
 Thực tập tự khám lẫn nhau được một cách chi tiết khám bụng bình thường, các
nghiệm pháp và điểm đau đặc hiệu.
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể chính của hệ thống tiêu hóa (Mục tiêu
phụ, xin xem chi tiết trong bài khám bụng).
3.2.4. Nội thận
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng phù.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng tiểu ít.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng đa niệu.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng bất thường màu sắc nước tiểu.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng bất thường bài xuất nước tiểu.
 Thực tập tự khám lẫn nhau được một cách chi tiết khám bụng bình thường, các
nghiệm pháp, điểm đau đặc hiệu (bổ sung thêm với học phần tiêu hóa).
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của phù, thiếu
máu, hôn mê do tăng ure huyết, màu sắc nước tiểu
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể chính của hệ thống thận-tiết niệu (Mục
tiêu phụ, xin xem thêm chi tiết trong bài khám bụng).
3.2.5. Cơ xương khớp
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng đau khớp, viêm khớp, biến dạng khớp thường
gặp.
 Thực tập tự khám lẫn nhau được một cách chi tiết hệ thống cơ xương khớp ở người
bình thường, các nghiệm pháp trong thăm khám khớp.
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý khớp
thường gặp (viêm, thoái hóa, rối loạn chuyển hóa)
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể chính của hệ thống khớp (Mục tiêu phụ,
xin xem thêm chi tiết trong bài khám khớp).
3.2.6. Nội tiết
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh và phân loại triệu chứng tuyến giáp và phó giáp.
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh đái tháo đường .
 Thông qua các clip hình ảnh và kịch bản hiểu được và có khái niệm ban đầu về cách
hỏi bệnh tuyến thượng thận và tuyến yên

3
 Thực tập khám lẫn nhau một cách chi tiết vùng tuyến giáp.
 Quan sát trên các clip để nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý đái
tháo đường (bàn chân đái tháo đường…), tuyến giáp (lồi mắt, phù niêm, …), tuyến
thượng thận (Cushing…), tuyến yên (nếu còn thời gian)
 Giải thích được một số triệu chứng thực thể chính của hệ thống nội tiết (Mục tiêu
phụ, xin xem thêm chi tiết trong bài khám nội tiết).
4. Nhiệm vụ của sinh viên
 Tham dự đầy đủ các buổi hướng dẫn skill-lab.
 Tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài về triệu chứng học nội khoa.
5. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
 Tham dự 100% giờ thực hành, có trật tự và có chuẩn bị bài trước ở nhà
 Vắng không xin phép hay không có lý do chính đáng trên 10% số buổi thực tập sẽ
bị cấm thi và phải học lại học phần đã vắng đó
 Vắng có phép và có lý do chính đáng trên 20% số buổi thực tập sẽ bị cấm thi và
phải học lại học phần đã vắng đó
 Đi trễ hay trốn tiết trong lúc điểm danh không có lý do chính đáng xem như vắng
mặt buổi học đó
 Thi kết thúc học phần, dưới dạng thực hiện thao tác khám lâm sàng hay nghe các
clip về âm thanh và hình ảnh và trả lời câu hỏi
 Hệ thống tính điểm cuối học phần Skillab
Chuyên cần + 6 × [Điểm thi cuối kì] + 3 𝑥 [Điểm quá trình]
Điểm cuối học phần =
10
Trong đó:
Điểm chuyên cần = 10 − Số buổi vắng
Tổng điểm cho vào cuối mỗi buổi học
Điểm quá trình =
𝑠ố 𝑏𝑢ổ𝑖 ℎọ𝑐 𝑐ủ𝑎 𝑝ℎâ𝑛 𝑚ô𝑛

Điểm quá trình cho vào cuối mỗi buổi học dựa trên điểm làm việc theo nhóm và điểm
cá nhân, do giáo viên phụ trách nhóm cho. Thư ký bộ môn sẽ tổng kết và thông báo cho
sinh viên khi kết thúc học phần của mỗi phân môn.
Điểm chuyên cần do thư ký bộ môn điểm danh tổng kết vào cuối mỗi học phần mỗi
phân môn
Điểm cuối học phần skillab sẽ thông báo sau khi có điểm thi cuối kì

6. Hình thức dạy học:


- Thời gian thực tập, 5 buổi sáng trong tuần từ 7g – 11g
- Một buổi thực tập trung bình có 464 sinh viên đợt 1(lớp AB) và 478 sinh viên
đợt 2 (lớp CD), có danh sách của 21 nhóm rõ ràng của mỗi lớp học tại phòng nào
và danh sách điểm danh. Có 2 cán bộ giảng, 2 nội trú năm 2 hay 3
- Phòng học:

4
+ Một phòng lớn chứa đủ # 480 sinh viên (phòng 3-4 khu B), yêu cầu các máy
chiếu rõ ràng, hệ thống âm thanh tốt, micro không dây, một bục giảng cao, để
giảng viên đứng thao tác cho tất cả sinh viên đều thấy.
+ Bốn phòng học nhỏ: (phòng 1, 2, 5, 6 khu B) chứa mỗi phòng được 120 em
- Chuẩn bị của cán bộ giảng: bài giảng ngắn gọn dưới hình thức kịch bản, power
point ngắn gọn, clip hình ảnh, clip âm thanh, bản check list khám và hỏi bệnh,
gửi cho thư ký bộ môn phát ra cho sinh viên và BS nội trú tham khảo trước 1
tuần trước khi dạy.
+ Khi giảng về hỏi bệnh phát hiện triệu chứng cơ năng: Chiếu một đoạn video
về cách hỏi bệnh của triệu chứng đó. Hoặc có bệnh nhân mẫu đóng vai với một
sinh viên đã được tập trước.
+ Khi giảng về khám bệnh: Cho sinh viên kiến tập các đoạn video về cách khám
bệnh của triệu chứng đó. Hay nghe các clip âm thanh đã chuẩn bị trước
- 7g00 – 9g: Sinh viên tập trung vào giảng đường lớn: để nghe cán bộ giảng chính
hướng dẫn chung
- Giải lao và di chuyển nhóm về giảng đường nhỏ
- 9g – 10g30 : sinh viên chia nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 20 sinh viên tập trung
vào một giảng đường nhỏ để nghe nội trú (năm 2 và 3) hay cán bộ giảng hướng
dẫn thực hành cụ thể bằng cách tự khám lẫn nhau, nghe các clip âm thanh, xem
các clip hình ảnh , đóng các kịch bản đã soạn sẵn và trả lời câu hỏi thắc mắc
trong quá trình học, yêu cầu cán bộ giảng cho điểm sinh viên ngay sau buổi học
- 10g30 – 11g: Tập trung về giảng đường lớn giải đáp thắc mắc
7. Nội dung và lịch chi tiết học phần
(Các sinh viên bắt buộc phải nắm trước nội dung sẽ học trong ngày – Tương đương phải
đảm bảo lý thuyết trước khi được thực hành lâm sàng).

Tuần 1: Tim mạch 12/3 -16/3/2018 đợt 1 và 07/05 -11/05/2018 đợt 2

Thứ 2: Khám và làm bệnh án tim mạch (Giảng viên dạy lý thuyết: ThS BSCKII Lương
Quốc Việt. Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Lương Quốc Việt, BS Ngô
Quang Thi, BS Lê Tự Phương Thúy; BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy
Hoàng; Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 3: Hướng dẫn cách khám tim mạch (Giảng viên dạy lý thuyết: BS. Phan Thái Hảo,
Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Lê Công Tấn, BS Phan Thái Hảo, BS Lê Tự
Phương Thúy. BS Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Huỳnh Nguyễn
Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Thứ 4: Tiếp cận bệnh nhân có triệu chứng cơ năng khó thở và đau ngực (Giảng viên
dạy lý thuyết: TS BS Nguyễn Tuấn Vũ. Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS
Nguyễn Tuấn Vũ, BS Lê Tự Phương Thúy, BS Phan Thái Hảo. BS Nội trú: Trần Thanh
Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

5
Thứ 5: Các tiếng tim bình thường và bất thường (Giảng viên dạy lý thuyết: TS.BS.Lê
Công Tấn. Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Lê Công Tấn, BS Lương Quốc
Việt, BS Ngô Quang Thi. BS Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Phạm Quang
Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 6: Bài giảng: Các âm thổi (Giảng viên dạy lý thuyết: TS BS Nguyễn Tuấn Vũ.
Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Nguyễn Tuấ n Vũ, BS. Lê Công Tấn , BS
Phan Thái Hảo. BS Nội trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Huỳnh Nguyễn Hạnh
Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Tuần 2: Tim mạch 19/3 - 23/3/2018 đợt 1 và 16/05 - 20/5/2018 đợt 2

Thứ 2: Bài giảng: Hội chứng van tim (Giảng viên dạy lý thuyết: TS BS Lê Công Tấn

Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Lê Công Tấn, BS Lương Quốc Việt, BS
Phan Thái Hảo, BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng; Vũ Minh
Hồng; Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

Thứ 3: Bài giảng: Hội chứng suy tim (Giảng viên dạy lý thuyết: BS Ngô Quang Thi

Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS. Nguyễn Tuấn Vũ, BS Lê Tự Phương Thúy,
BS Ngô Quang Thi. BS Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Phạm Quang
Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 4: Khám mạch máu (Giảng viên dạy lý thuyết: ThS BSCK II Lương Quốc Việt

Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Nguyễn Tuấn Vũ, BS Lương Quốc Việt, BS
Phan Thái Hảo, BS Nội trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên; Huỳnh Nguyễn
Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Thứ 5: Hướng dẫn nghe tim trên mô hình (Giảng viên chính: BS Nguyễn Tuấn Vũ

Giảng viên hướng dẫn thảo luận nhóm: BS Nguyễn Tuấn Vũ, BS. Lê Công Tấn, BS.
Lương Quốc Việt, BS Lê Tự Phương Thúy, BS Ngô Quang Thi, BS Phan Thái Hảo. BS
Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

Thứ 6: ÔN TẬP (Giảng viên hướng dẫn: BS Nguyễn Tuấn Vũ, BS. Lê Công Tấn, BS.
Lương Quốc Việt, BS. Lê Tự Phương Thúy, BS Ngô Quang Thi, BS Phan Thái Hảo.
BS. Nội Trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế
Thái)

Tuần 3: Hô hấp 26/3 - 30/3/2018 đợt 1 và 21/05 - 25/5/2018 đợt 2


Thứ 2: Hướng dẫn cách khám lồng ngực (phần đầu) (BS Trang – BS Thi – BS Uyên –
BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng; Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên;
Nguyễn Đoan Trang)

6
Thứ 3: Hướng dẫn cách khám lồng ngực (phần hai) (BS Trang – BS Thi – BS Uyên -
BS Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc
Thanh Tuyền)

Thứ 4: Hướng dẫn cách phát hiện phế âm bình thường và các tiếng bất thường khi khám
lồng ngực. (BS Quyên – Bs Hạnh – Bs Nội trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên;
Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 5: Hướng dẫn cách hỏi bệnh triệu chứng đau ngực, ho do hô hấp (BS Trang – BS
Thi – BS Uyên - BS Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Huỳnh Nguyễn Hạnh
Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Thứ 6: Hướng dẫn cách hỏi bệnh triệu chứng khó thở, xanh tím do hô hấp (BS Quyên
– Bs Hạnh – Bs Nội trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc
Thanh Tuyền)

Tuần 4: Hô hấp – Tiêu hóa 2/4 - 6/4/2018 đợt 1 và 28/05 - 1/6/2018 đợt 2
Thứ 2: Hướng dẫn đánh giá hội chứng đông đặc, ba giảm, tam chứng Galliard (BS Trang
– BS Thi – BS Uyên - BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng; Phạm
Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 3: Tổng kết, xem thêm một số hình ảnh,clip bệnh lý hô hấp (BS Quyên – Bs Hạnh
– Bs Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên;
Nguyễn Đoan Trang )

Thứ 4: Hướng dẫn cách khám hê ̣ tiêu hóa (Bs Bảo – Như – Thanh – Thư – Tú Anh –
BS Nội trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc
Thanh Tuyền)

Thứ 5: Báng bu ̣ng – vàng da (Bs Tường – Phương - Như – Thanh – Thư – Tú Anh –
BS Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế
Thái)

Thứ 6: Hướng dẫn hỏi triệu chứng: tiêu chảy, táo bón (Bs Phương – Lãm – Thư – Tú
Anh – BS Nội trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên; Nguyễn
Đoan Trang)

Tuần 5: Tiêu hóa + Thâ ̣n 9/4 - 13/4/2018 đợt 1 và 04/06 – 09/06/2018 đợt 2
Thứ 2: Hướng dẫn hỏi triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, nuốt khó (Bs Lãm – Bảo
– Thư – Tú Anh – BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng; Vũ Minh
Hồng; Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

Thứ 3: Ôn tập khám bụng, tổng kết và giải đáp thắc mắc (Bs Phương – Bảo – Thanh –
Thư – Tú Anh – BS Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Phạm Quang
Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

7
Thứ 4 : Hướng dẫn cách hỏi bệnh triệu chứng bất thường nước tiểu (số lượng, màu sắc,
tính chất). (BS Thuận – BS Việt – BS Nội trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên;
Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Thứ 5: Hướng dẫn hỏi bệnh và đánh giá bệnh nhân phù do các nguyên nhân ( BS Nghĩa-
BS Quang – BS Hoàng – BS Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Vũ Minh Hồng;
Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

Thứ 6: Hướng dẫn cách khám thận và cơ quan tiết niệu (BS Thuận – BS Việt – BS Nội
trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Tuần 6: Thận + Nô ̣i tiế t 16/4 - 20/4/2018 đợt 1 và 11/06 - 15/6/2018 đợt 2


Thứ 2: Hướng dẫn cách hỏi bệnh triệu chứng bất thường bài xuất nước tiểu ( BS Nghĩa/
BS Quang – BS Hoàng – BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng;
Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Thứ 3: Tổng kết, xem thêm một số hình ảnh, clip về bệnh lý thận. (Toàn thể các Thầy
Cô đã tham gia giảng dạy nhóm thận)

Thứ 4: Tiếp cận BN có triệu chứng cơ năng nội tiết (BS Hoành – TS Thảo – BS Uyên-
BS Trúc Dung, BS Nội Trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy; Vũ Minh Hồng;
Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền)

Thứ 5: Hướng dẫn hỏi và thăm khám bệnh về tuyến giáp (TS Hoa – TS Thảo- BS Ngân
– BS Trúc Dung, BS Nội trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên; Phạm Quang
Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 6: Hướng dẫn hỏi bệnh và thăm khám triệu chứng tăng và hạ đường huyết trên
người đái tháo đường (TS Thảo- BS Hoành – BS Trúc Dung, BS Nội Trú: Nguyễn Hữu
Tín; Lê Minh Trung; Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan Trang)

Tuần 7: Nội tiết + CXK 23/4 - 27/4/2018 đợt 1 và 18/06 - 22/6/2018 đợt 2
Thứ 2: : Khám bàn chân ĐTĐ, đánh giá loét bàn chân (TS Hoa – BS Ngân - BS Thảo,
BS Nội trú: Cao Mạnh Tuấn; Chu Cát Uyên; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc Thanh
Tuyền)

Thứ 3: Hỏi bệnh và thăm khám hội chứng Cushing, suy thượng thận do thuốc, bệnh
Addison (BS Uyên- BS Thảo - BS Hà- BS Nội Trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng
Huy Hoàng; Phạm Quang Thiên Phú; Nguyễn Thế Thái)

Thứ 4: Hướng dẫn cách hỏi bệnh hệ thống cơ xương khớp (BS Lan/ BS Quang – BS
Minh – BS Nội trú: Ngô Võ Ngọc Hương; Huỳnh Minh Huy)

8
Thứ 5: Hướng dẫn cách hỏi bệnh sốt kéo dài (BS Lan/BS Quang – BS Minh –BS Nội
trú: Trần Thanh Sơn; Nguyễn Thị Đào Tiên; Huỳnh Nguyễn Hạnh Tiên; Nguyễn Đoan
Trang)

Thứ 6: Hướng dẫn cách khám hệ thống cơ xương khớp (phần đầu) ( BS Linh – BS Kiều
Hoa –BS Nội trú: Nguyễn Hữu Tín; Lê Minh Trung; Vũ Minh Hồng; Nguyễn Ngọc
Thanh Tuyền)
Tuần 8: Cơ xương khớp 2/5 - 4/5/2018 đợt 1 và 25/06 - 29/6/2018 đợt 2
Thứ 2: Hướng dẫn cách khám hệ thống cơ xương khớp (phần hai) (BS Linh – BS Kiều
Hoa –BS Nội trú: Nguyễn Trọng Mẫn Đạt; Phùng Huy Hoàng; Phạm Quang Thiên Phú;
Nguyễn Thế Thái)

Thứ 3: Tổng kết, xem thêm một số hình ảnh, clip về bệnh lý khớp (BS Linh – BS Minh
– BS Kiều Hoa – BS Quang )

Thứ 4: ôn tập

Thứ 5: 2/5/2018 thi đợt 1 và 28/6/2018 thi đợt 2

Tp.hcm, ngày 26 tháng 02 năm 2018


TRƯỞNG BM NỘI

TS.BS.CK2. TRẦN THỊ KHÁNH TƯỜNG

You might also like