You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

THỰC TRẠNG VỀ CHỈ SỐ GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM


GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Thực hiện bởi: Nhóm 3

Lớp tín chỉ: KTE406.2

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Bảo Trâm

Hà Nội – 09/2016

MỤC LỤC

1
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................5

I. Lí luận chung về chỉ số phát triển con người (HDI)...........................................5

1. Khái niệm phát triển con người:......................................................................5

2. Chỉ số phát triển con người  (Human Development Index - HDI) và cách
tính HDI:.............................................................................................................7

II. Đánh giá chung về chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2016:. 10

1.Đánh giá chung về chỉ số HDI:......................................................................10

2. Mối quan hệ giữa chỉ số giáo dục và chỉ số HDI ở Việt Nam......................14

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2010 - 2016.................................................................................................15

I. Thành tựu về giáo dục Việt Nam cho việc tăng cao chỉ số phát triển giáo dục15

II. Các hạn chế trong việc nâng cao chỉ số giáo dục ở Việt Nam........................23

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ GIÁO DỤC TỪ ĐÓ
NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM TRONG
DÀI HẠN................................................................................................................29

I. Quy định bắt buộc việc phổ cập giáo dục trên cả nước....................................29

II. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên........................................................32

III. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất..................................................................35

KẾT LUẬN.............................................................................................................41

2
LỜI MỞ ĐẦU

*Lý do chọn đề tài:

Trong thời đại hiện nay, khi mà tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt đe

dọa đến sự phát triển bền vững của con người thì một chỉ số đã ra đời để lượng hóa

khả năng phát triển bền vững của một quốc gia, đó là “chỉ số phát triển con người”

(Human Development Index – HDI). Vì con người được cho là yếu tố trung tâm,

chi phối các yếu tố tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế,… khác nên do đó người ta

cho rằng khi đo lường được sự phát triển của con người cũng có thể đánh giá một

cách tương đối được sự phát triển của các yếu tố xung quanh. Trong các chỉ số cấu

thành nên chỉ số phát triển con nười ta thấy rằng chỉ số giáo dục là một chỉ số vừa

gắn liền sát nhất với thực tế phát triển các nhân và dễ tác động hơn so với hai chỉ

số còn lại.

Bên cạnh đó, đối với mỗi quốc gia hiện nay, đổi mới hay cải cách giáo dục

luôn là yêu cầu thường xuyên, bức thiết nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc

chạy đua phát triển đang ngày càng gay gắt hiện nay. Bởi thực tế, lịch sử đã chứng

minh một quy luật là: không có sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia nào mà lại

tách rời khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Đối

với Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung Ưowng 8 khóa XI đã nêu rõ vấn đề đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu định hướng Xã hội

3
Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã chỉ rõ thực tế, chất lượng,

hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào

tạo chưa hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu…

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của vấn đề phát triển giáo dục Việt

Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2010 – 2016 gần đây (lần thay

đổi luật giáo dục gần nhất vào năm 2010), từ đó nhằm nâng cao chỉ số giáo dục để

làm tăng chỉ số HDI Việt Nam trong dài hạn, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu và xây dựng tiểu luận “Thực trạng về chỉ số giáo dục của Việt Nam giai

đoạn 2010 – 2016 và giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người ở

Việt Nam”

*Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở dữ liệu từ các tổ chức có uy tín, chỉ ra các thành tựu và hạn chế của

giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm cải

thiện giáo dục cũng như chỉ số giáo dục Việt Nam, lấy đó làm tiền đề để nâng cao

chỉ số phát triển con người ở Việt Nam trong dài hạn.

4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Lí luận chung về chỉ số phát triển con người (HDI)
1. Khái niệm phát triển con người:
Khái niệm phát triển con người được sử dụng là khái niệm do Chương trình

Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme – UNDP) đề

xướng trong Báo cáo phát triển con người (Human Development Report – HDR),

công bố lần đầu tiên năm 1990: "Của cải đích thực của một quốc gia là con người

của quốc gia đó. Và mục đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi

cho phép con người được hưởng cuộc sống dài lâu, mạnh khỏe và sáng tạo. Chân

lý đơn giản nhưng đầy sức mạnh này rất hay bị người ta quên mất trong lúc theo

đuổi của cải vật chất và tài chính". Trong Báo cáo phát triển con người năm 2001

của UNDP, khái niệm này được nhấn mạnh: “Phát triển con người không chỉ là sự

tăng giảm của thu nhập quốc dân, mà còn là tạo ra một môi trường trong đó mọi

người có thể phát triển mọi khả năng của mình và làm chủ một cuộc sống sáng

tạo, hữu ích, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của họ. Do vậy, phát triển có ý nghĩa

là mở rộng những lựa chọn của con người để hướng tới cuộc sống mà họ coi

trọng”.

Khái niệm này đã được phân tích, diễn giải bằng các mệnh đề “Phát triển con

người là sự phát triển của con người, do con người và vì con người”, “Phát triển

con người là quá trình vừa nâng cao năng lực lựa chọn của con người, vừa mở

5
rộng cơ hội lựa chọn của con người”. Tuy nhiên, có thể thấy sau chặng đường 10

năm từ báo cáo đầu tiên năm 1990, Báo cáo năm 2001 đã làm rõ hơn nội hàm của

khái niệm phát triển con người với ý “làm chủ một cuộc sống sáng tạo, hữu ích,

phù hợp với lợi ích và nhu cầu của họ”. Như vậy, ngoài hai mệnh đề trên, cần thấy

rõ vai trò chủ thể của con người trong phát triển, đồng thời phải quan tâm tới lợi

ích, nhu cầu của con người trong phát triển. Từ khái niệm phát triển con người này,

thời điểm năm 1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình khẳng

định vai trò chủ thể – động lực – mục tiêu của con người trong phát triển. Bước

ngoặt đó là ở chỗ trải qua một quá trình lịch sử lâu dài của nhân loại, lần đầu tiên

khái niệm phát triển con người đã chính thức được lượng hóa bằng việc tính toán

và công bố xếp hạng Chỉ số phát triển con người – HDI cho các quốc gia và vùng

lãnh thổ. Tiếp theo HDI, trong xu hướng cố gắng đo lường, lượng hóa các khía

cạnh khác của phát triển con người, UNDP đã đề xướng phương pháp luận và công

thức tính toán một số chỉ tiêu khác liên quan đến một số khía cạnh cơ bản của phát

triển con người như bình đẳng giới, nghèo khổ.

Từ Báo cáo phát triển con người toàn cầu đầu tiên do UNDP công bố năm

1990, khái niệm phát triển con người đã hội tụ các nhà hoạch định chính sách, các

nhà thực thi chính sách và các nhà khoa học trong nhận thức đúng đắn hơn, đồng

thuận cao hơn về tầm quan trọng của mục tiêu phát triển con người trong phát triển

kinh tế-xã hội. Báo cáo phát triển con người năm 1996 của UNDP đã khẳng định

6
“Phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương

tiện”. Mối quan hệ này được mô phỏng như sau:

Phương tiện:
Tăng trưởng
kinh tế

Các điều kiện thúc đẩy Các điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế: phát triển con người:
+Lao động có trình độ +Cơ hội việc làm đầy đủ
+Đổi mới công nghệ +Dịch vụ giáo dục tốt
+Quản lí tốt... +Dịch vụ y tế tốt...

Mục tiêu
phát triển:
Con người

So sánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (phương tiện) và phát triển con

người (mục tiêu), chúng ta thấy rõ phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là

động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội và nhiều vấn đề liên quan khác.

7
2. Chỉ số phát triển con người  (Human Development Index - HDI) và
cách tính HDI:

a. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI):


Chỉ số phát triển con người (HDI) được cơ quan phát triển con người của Liên

Hiệp Quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người.

HDI là chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế-xã hội cần đạt được và

phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI phản ánh mức độ trung bình

đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của con người.

Trên thực tế, HDI chứa đựng ba yếu tố phản ánh tương ứng ba khía cạnh

thuộc về năng lực phát triển của con người, đó là: năng lực tài chính (thu nhập),

năng lực trí lực (giáo dục) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khỏe). Ba

yếu tố cấu thành HDI đã được thống nhất từ năm 1990 bao gồm: y tế và chăm sóc

sức khỏe (tính bằng tuổi thọ bình quân), giáo dục (tính theo hai tiêu chí là tỷ lệ

người lớn biết chữ và số năm đi học trung bình); GNI/người tính theo PPP (sức

mua) được đưa vào HDI phản ánh thu nhập. Đã có ba lần thay đổi trong việc sử

dụng các yếu tố đưa vào HDI để phản ánh khía cạnh giáo dục. Trước năm 2007,

kết quả giáo dục đưa vào tính HDI bao gồm tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi

học trung bình. Năm 2007, trong  báo cáo phát triển con người của UNDP thì kết

quả giáo dục tính vào HDI lại là: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường đúng

độ tuổi. Báo cáo phát triển con người năm 2010 cải tiến hơn, con số tỷ lệ đến

trường đúng độ tuổi được thay bằng số năm đi học trung bình nhưng đầy đủ hơn,

8
nó không chỉ bao gồm số năm đi học trung bình của những người từ 25 tuổi trở lên

mà còn bao gồm số năm đi học trung bình kỳ vọng, tức là số năm đi học trung bình

dự báo tính cho những người trong độ tuổi đến trường.

b. Cách tính HDI:


Về phương pháp tính, HDI thiết lập một giới hạn trên và giới hạn dưới cho

từng khía cạnh, gọi là những điểm đích, nó thể hiện mỗi quốc gia đang đứng ở

điểm nào so với các điểm mốc đó, được thể hiện từ giá trị từ 0 đến 1 (trong đó giá

trị 1 là giá trị cao nhất). Nhưng nếu phát triển con người là quá trình mở rộng sự

lựa chọn thì có thể không có sự giới hạn, không có điểm cao nhất. Phương pháp

chỉ số chính là cách thức để quy đổi các đơn vị đo lường của các tiêu chí bộ phận

cấu thành chung.

Trước báo cáo phát triển con người năm 2010, UNDP đã sử dụng một phương

pháp tính khác mà theo đó HDI là trung bình cộng của ba chỉ số bộ phận. Tuy

nhiên, trong Báo cáo phát triển con người năm 2010, đi đôi với sự thay đổi một số

yếu tố bộ phận trong HDI, phương pháp tính cũng có sự thay đổi phù hợp và bảo

đảm tính chính xác hơn của chỉ số này.

9
HDI được tính theo công thức bình quân nhân giản đơn từ 3 chỉ số thành phần

như sau:

HDI =√3 I A × I E × I W

Theo đó, các chỉ số được xác định cụ thể như sau:

X thực tế− X min


- Chỉ số tuổi thọ: I A= X max− X min

I
- Chỉ số giáo dục: E =¿
√ I E 1× I E2 ¿
0.951

Trong đó, chỉ số năm học trung bình ( I E 1) và chỉ số năm học kì vọng ( I E 2) được tính

X thực tế − X min
theo công thức: Chỉ số= X max− X min

ln ( X GNI thực tế ) −ln ( X GNI min)


- Chỉ số thu thập: I W =
ln ¿ ¿ ¿

Bảng 1: Bảng ví dụ minh họa giá trị của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI

Năm Tuổi thọ kỳ vọng Số năm đi học Số năm đi GNI bình


trung bình trung bình (năm) học kỳ vọng quân đầu
(năm) (năm) người theo
PPP (USD)
2010 72.9 5.5 10.4 1260.4
2011 73 5.5 11.9 1317.5
2012 73 5.5 11.9 1373.3
2013 73.1 5.5 11.9 1427.4
2014 73.2 7.5 11.9 1487.9
2015 73.3 7.5 11.9 1564
2016 73.4 7.5 11.9 1661.1

10
II. Đánh giá chung về chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2016:

1.Đánh giá chung về chỉ số HDI:


Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những thành tựu

quan trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người của Việt

Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định.

Bảng 2: Chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2016

(theo Báo cáo phát triển con người của UNDP)

Năm 2010 2011 2013 2014 2015 2016

Chỉ số 0,572 0,593 0,617 0,638 0,666 0,683

HDI

Xếp 113/169 128/187 127/186 121/187 116/188 115/188

hạng

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2010-2016 chỉ số phát triển con

người của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng không nhiều, thậm chí còn có lúc

giảm và tốc độ tăng cũng chậm hơn so với các nước trên thế giới.

*Về chỉ số tuổi thọ

11
Tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt mức cao nhất và có tầm quan trọng hàng đầu

trong 3 chỉ số (thu nhập, tuổi thọ, giáo dục), quyết định thứ bậc về HDI. Cụ thể,

tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2016 đạt 73,4 (cao hơn mức 69,5 tuổi

của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72,8 tuổi của nhóm có HDI

cao).

Ngoài các yếu tố có tính tự nhiên, tuổi thọ cao của người Việt Nam còn là kết

quả của việc cải thiện mức sống, chăm lo sức khoẻ con người, được thể hiện trên

nhiều mặt. Cụ thể: Tỷ lệ nghèo giảm mạnh (9,45% năm 2010 xuống còn 3,47%

năm 2016, Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Chất

lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp mở

rộng nhiều bệnh viện; riêng tuyến Trung ương tăng thêm 1.200 giường bệnh. Tỷ lệ

tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 72%.

*Về chỉ số thu nhập (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương)

Bình quân đầu người đã tăng từ 4150 USD năm 2010 lên 6050 USD năm

2016. Do chỉ số thu nhập còn thấp, nên cần phải tập trung cho việc nâng cao chỉ

tiêu này. Muốn tăng chỉ tiêu này, một mặt phải tăng tổng GDP (tính bằng USD

theo tỷ giá sức mua tương đương); phải tăng tỷ lệ GNI so với GDP và tiếp tục

giảm tốc độ tăng dân số.

12
*Chỉ số giáo dục

Đây là chỉ số được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết, đó là số năm đi học kỳ vọng

và số năm đi học trung bình. Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 10,4 năm vào năm

2010 lên 11,9 năm vào năm 2016, số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng

từ 5,5 năm năm 2010 lên 7,5 năm năm 2016.

Nhìn chung, trình độ phát triển con người của Việt Nam chưa thực sự bền

vững. Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có trình độ phát triển con

người ở mức trung bình, thấp hơn so với phần lớn các nước trong khu vực Đông

Nam Á (chỉ cao hơn với Myanmar và Camphuchia). Theo báo cáo phát triển con

người của UNDP năm 2015 dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu năm 2014, năm 2014

chỉ số HDI của Việt Nam là 0,638 trong khi đó của Myanmar là 0,535, của

Camphu chia là 0,555. Trong thời gian tới, để HDI tăng nhanh hơn, Việt Nam cần

đầu tư nhiều hơn nữa vào con người. Nếu không đầu tư vào con người thì những

lợi ích thu được từ thị trường quốc tế hoặc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ rất hạn

chế. Đầu tư vào tiềm năng con người có ý nghĩa sống còn giúp Việt Nam nâng cao

lợi thế cạnh tranh và nhờ đó được hưởng lợi đầy đủ khi tham gia hội nhập kinh tế

quốc tế.

Như vậy, việc phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, bên

cạnh những thành tựu đạt được, còn có một số hạn chế nhất định. Bối cảnh phát

triển con người của nước ta hiện nay vừa có những cơ hội mới, vừa đứng trước

13
nhiều thách thức. Điều đó, đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện để tìm ra

những giải pháp hiệu quả cho việc phát triển con người một cách bền vững.

2. Mối quan hệ giữa chỉ số giáo dục và chỉ số HDI ở Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số thành phần

được tính vào chỉ số phát triển con người, thể hiện qua hai tiêu chí là số năm đi học

trung bình của người lớn (>25 tuổi) và số năm đi học kỳ vọng trung bình ở trẻ em.

Thông qua đó, chỉ số giáo dục phản ánh khả năng có được nền giáo dục và đào tạo

căn bản, đảm bảo việc tiếp cận với kiến thức khoa học, xã hội cần thiết, có được

trình độ học vấn nhất định để phục vụ cho quá trình lao động và phát triển đời sống

cộng đồng. Do vậy, chỉ số giáo dục đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của con

người ở góc độ tri thức, ảnh hướng tới thứ bậc của HDI và là nhân tố quan trọng

trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội nói chung.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng về giáo dục và đào tạo

có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển bền vững trong dài hạn, nước ta đã quan tâm

chú ý tới đổi mới, tạo nhiều kết quả đột phá, đóng góp vào sự phát triển con người

nói riêng và đất nước nói chung, nhờ vậy, chỉ số HDI của Việt Nam cũng đã có

những bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, nếu so với nhiều nước trên thế giới và các

nước trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng HDI của Việt Nam còn khá chậm.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải giải quyết được những bài toán hạn chế còn lại từ

14
các yếu tố thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến HDI, và một trong số đó chính là

giáo dục - lĩnh vực có vai trò quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, không chỉ

đem đến những cơ hội cho quá trình xây dựng nguồn lực con người, mà còn đòi

hỏi những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

I. Thành tựu về giáo dục Việt Nam cho việc tăng cao chỉ số phát triển giáo dục
Qua cách tính chỉ số giáo dục ở phần cơ sở lí luận, ta thấy yếu tố tác động

chính đến chỉ số giáo dục chính là số năm đi học kỳ vọng và số năm đi học bình

quân. Theo đó, số năm đi học bình quân được thể hiện qua 6 yếu tố: không được

giáo dục chính thức, không hoàn thành giáo dục tiểu học, hoàn thành giáo dục tiểu

học, giáo dục cấp trung học cơ sở, giáo dục cấp trung học phổ thông và giáo dục

Cao đẳng và Đại học. Tuy nhiên trong phân tích này, ta sẽ chỉ tập trung đi vào tìm

hiểu ở cấp giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS & THPT).

Theo số liệu của UNDP, từ năm 1980 – 2015, chỉ số phát triển của Việt Nam

đã tăng từ 0.381 lên 0.617. Sau đây, ta sẽ đi vào phân tích thành tựu hay những ưu

điểm của chỉ số giáo dục ở Việt Nam ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học

phổ thông để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng của chỉ số giáo dục

trong giai đoạn 2010 – 2016.

15
*Một số thành tựu lớn làm tăng chỉ số Giáo dục ở Việt Nam
Để giảm thiểu số người chưa được giáo dục chính thức. Chính phủ Việt Nam đã

lập ra kế hoạch EFA (Education for All ) từ năm 2003 – 2015 về chất lượng và số

lượng, độ tiếp cận và triển khai trên nhiều khu vực vùng miền và đạt được kết quả:

- Số năm đi học kỳ vọng tăng: năm 2010 là 12 năm, đến năm 2015 đạt 12.6

năm.

- Số năm đi học bình quân tăng: năm 2010 là 7.5 năm, đến năm 2015 đạt 8

năm.

- Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 – 34 đạt 100% năm 2015.

Có thể thấy, chỉ trong khoảng 5 năm, Giáo dục Việt Nam đã đạt được những bước

tiến nhất định. Đằng sau đó là những tiến bộ, thành tựu mà giáo dục mỗi cấp đạt

được, góp phần làm tăng chỉ số giáo dục. Sau đây, ta sẽ phân tích thành tựu đạt

được trong 3 cấp học của giáo dục phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung

học phổ thông.

*Thành tựu ở cấp Tiểu học


- Tỷ lệ nhập học của học sinh cấp Tiểu học (trong độ tuổi tương ứng) tăng qua các

năm, 104.96% vào năm 2010 lên 109.97% vào năm 2016, chỉ giảm nhẹ vào năm

16
2015: từ 109.207% năm 2014 xuống 108.715% năm 2015. Ngoài ra tỷ lệ này còn

tăng khá đồng đều theo giới tính, năm 2010: tỷ lệ nhập học cấp tiểu học ở nữ là

102.184%, ở nam là 107.579%; đến năm 2016: tỷ lệ này ở nữ là 110.125%, ở nam

là 109.828%.

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ nhập
106.83
học tiểu 104.96 106.374 107.384 109.207 108.715 109.97
1
học

Tỷ lệ nhập
107.57 106.67
học TH 108.794 108.745 109.893 109.131 109.828
9 7
(nam)

Tỷ lệ nhập
102.18 106.99
học TH 103.808 105.932 108.472 108.266 110.125
4 4
(nữ)

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp Tiểu học (trong độ tuổi tương ứng) trong giai đoạn

2010 – 2013 có xu hướng tăng

17
Vietnam's primary completion rate-
total (% of relevent age group)
90,712 90,715

90,256

89,797

2010 2011 2012 2013

Qua hình vẽ, ta có thể thấy tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp Tiểu học tăng từ 90.256%

năm 2010 đến 90.715% năm 2013. Đây là một con số khá cao, bới nó có ý nghĩa

rằng tính đến năm 2013, cứ 10 trẻ nhập học cấp Tiểu học thì có đến 9 trẻ hoàn

thành cấp Tiểu học. Con số này cũng gián tiếp chỉ ra rằng tỷ lệ bỏ học cấp Tiểu

học đang giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2013.

- Tỷ lệ giáo viên cấp Tiểu học đã qua đào tạo (% trên tổng số giáo viên Tiểu học)

cũng tăng.

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số giáo viên 98.33


99.303 99.588 100 99.476 99.774
đã qua đào tạo 5

Sự gia tăng này chính nhờ các chính sách đẩy mạnh, nâng cao trình độ cho giáo

viên các cấp bằng cách tổ chức các khóa học, huấn luyện để giúp giáo viên nắm

chắc chuyên môn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho học sinh. Vào năm 2010, tỷ lệ

18
giáo viên Tiểu học đã qua đào tạo đạt 98.335% trên tổng số giáo viên cùng cấp, tỷ

lệ này có xu hướng tăng đều, đỉnh điểm đạt 100% năm 2014, sau đó giảm dần do

có sự cắt giảm biên chế cũng như các quy định chặt chẽ hơn trong việc thi cử đã

khiến tỷ lệ này giảm xuống nhưng vẫn duy trì ở mức cao, đạt 99.774% năm 2016.

*Thành tựu ở cấp Trung học cơ sở (THCS)


- Tỷ lệ hoàn thành THCS của người trong độ tuổi tương ứng tăng

Năm 2011 là 77.816% đến năm 2016 đạt 87.558%. Ngoài ra, tỷ lệ này không

những tăng mà còn tăng đồng đều cho phân bổ theo giới tính. Đến năm 2016, tỷ lệ

hoàn thiện giáo dục cấp THCS của nữ là 89.979% còn của nam là 85.269%. Đây

được xem là một thành tựu to lớn đối với một đất nước Đông Á từng mang nặng

màu sắc phong kiến với quan điểm “trọng nam khinh nữ” như Việt Nam.

19
Số học sinh học lại ở các lớp thuộc cấp THCS giảm.

Repeater in lower-secondary
education
90918
67813
54652 54514

2011 2012 2013 2014

Theo thống kê của UNDP, từ năm 2011 – 2014, số học sinh học lại ở cấp lớp thuộc

khối THCS giảm nhiều. Năm 2011 có 90,918 học sinh học lại, đến năm 2014 chỉ

còn 54,514 học sinh học lại, chỉ chiếm 1.1% số học sinh nhập học cùng năm.

- Tỷ lệ giáo viên đã qua đào tạo ở cấp THCS ( % trên tổng số giáo viên cấp THCS)

tăng.

Percantage of trained treachers in


lower-secondary education (%
total)
99.06 99.23 99.08 100

91.45

2010 2011 2012 2013 2014

Từ mốc thời điểm ta xem xét là năm 2010, tỷ lệ này đã rất cao, đạt 99.06% và tiếp

tục tăng đến năm 2011, sau đó giảm liền 2 năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, đến năm

20
2014, tỷ lệ này đạt 100% (theo số liệu của UNDP). Điều đó chứng tỏ giáo dục Việt

Nam đã có những chính sách, kế hoạch nhất định để đẩy cao chất lượng giảng dạy.

*Thành tựu ở cấp Trung học phổ thông (THPT)


- Số học sinh nhập học cấp THPT tuy giảm nhưng phân bổ đồng đều theo giới tính

2011 – 2014.

Enrolment in upper-secondary education


3500000

3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
2010 2011 2012 2013 2014

Từ năm 2010 – 2014, số học sinh nhập học cấp THPT có giảm về số lượng do ở

giai đoạn này tốc độ gia tăng dân số ở Việt Nam cao hơn hẳn mọi năm trước. Tốc

độ gia tăng dân số đạt 1.1% (2010 – 2015) mà tốc độ phát triển kinh tế cũng như

các nguồn lực không đáp ứng kịp đã khiến tỷ lệ nhập học ở THPT giảm. Tuy nhiên

chỉ số này vẫn giữ được sự phân bổ đồng đều về giới tính, gần đạt ngưỡng 50%.

Hơn nữa, tuy giảm về số lượng nhưng theo thống kê của UNDP, trong giai đoạn

21
2008 – 2011, tổng tỷ lệ nhập học cấp THPT đạt 65%, chỉ kém 3% so với tỷ lệ này

của các nước Đông Á và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, các chỉ số học sinh/ lớp, học sinh/ giáo viên, giáo viên/ lớp cũng được

chú trọng xem xét. Tính đến năm 2016, tỷ lệ học sinh/lớp là 37.83, học sinh/giáo

viên là 16.07, giáo viên/lớp là 2.35, và vẫn duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp tại

một số trường dân lập hoặc trường chuyên, trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.

*Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong giáo dục phổ thông
- Các chính sách khuyến học, trợ cấp học sinh nghèo vượt khó, dân tộc thiểu

số,… của Bộ GD&ĐT và Chính phủ.

- Phần trăm GDP giành để đầu tư cho giáo dục tăng lên: 4.604% năm 2010 –

4.888% năm 2014.

- Việc đổi mới trong chương trình giảng dạy cũng như hình thức kiểm tra với

từng cấp. (VD: Loại bỏ các kỳ thi đối với học sinh cấp Tiểu học)

- Hợp tác với các trường ngoại quốc để học tập mô hình vận hành, giảng dạy

của họ cũng như để có những chương trình liên kết với các nước phát triển,

đưa học sinh Việt Nam sang giao lưu, học hỏi.

II. Các hạn chế trong việc nâng cao chỉ số giáo dục ở Việt Nam
Nhờ vào các chính sách hợp lý phổ cập giáo dục, Việt Nam đã có những thành tựu

đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Nhưng bên cạnh các

22
thành tựu cụ thể gặt hái được ở các cấp là một số hạn chế khác mà ta sẽ phân tích ở

dưới đây.

*Các hạn chế ở cấp tiểu học

- Số trẻ em không đi học tăng.

Theo bảng số liệu của World Bank, năm 2010 số trẻ em không đi học là 122755,

con số này có dấu hiệu giảm mạnh ở năm 2011, tuy sau đó có tăng nhưng vẫn

không đạt được đến số trẻ em như năm 2010.

Chilren out of school, primary

122755 119541

39698

2010 2011 2013

*Các hạn chế ở cấp trung học

- Tỷ lệ hoàn thành THCS giảm

23
Bên cạnh sự gia tăng về mặt tỷ lệ nhập học cấp trung học trong những thành tựu

nói trên thì tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở lại có xu hướng đi xuống:

Năm 201

0 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ
hoàn
thành
THC
S 77,81 78,33 77,35 93,66 99,45 87,56

Theo số liệu kể trên, tỷ lệ hoàn thành cấp THCS biến động nhẹ trong các năm

2010, 2012, 2013, tăng mạnh vào các năm 2014, 2015. Trong năm 2015, tỷ lệ này

đạt mức gần như tuyệt đối. Tuy nhiên năm 2016 lại cho thấy sự suy giảm đến 13%.

Lower secondary completion rate,


total (%)
93.66 99.45
87.56
77.81 78.33 77.35

2011 2012 2013 2014 2015 2016

24
Ngoài tỷ lệ hoàn thành THCS nói chung, ta còn thấy những biến động cụ thể hơn ở

2 giới:

Tỷ lệ nữ hoàn thành chương trình THCS (% tổng số nữ đi học)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ 78,67 92,28 99,03 89,97

Tỷ lệ nam hoàn thành chương trình THCS:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ 76,11 94,96 99,83 85,26

Tỷ lệ biến động ở cả hai giới đã giải thích một phần cho sự sụt giảm mạnh ở tỷ lệ

hoàn thành cấp THCS nói chung. Trong đó, tỷ lệ nam hoàn thành cấp THCS giảm

sâu đến mức 15%, tỷ lệ nữ giảm 10%.

Các hạn chế khi so sánh tương quan tổng quát giữa các cấp

25
Ngoài những mặt hạn chế ở riêng từng cấp, ta có một số điểm hạn chế khi so sánh

các cấp với nhau. Cụ thể:

- Số học sinh tốt nghiệp cấp tiểu học không tiếp tục học lên cấp trung học

Progression to secondary school, total (%)

100 100 99.79

93.35 94.02

87.11

2010 2011 2012 2013 2014 2015

26
Primary completion rate, total (%)

106.08
104.75
103.99
102.53
101.85

99.12

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Như ta thấy ở trên, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 104% , tuy nhiên, số học sinh tiếp

tục theo học ở các cấp cao hơn đã giảm 6% theo số liệu năm 2015.

Hơn nữa, nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ học sinh theo học lên các cấp cao hơn

giảm sâu ở các năm đầu giai đoạn (2010-2013). Cụ thể:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ 100 100 93,353 87,10 94,018 99,79

- Tỷ lệ hoàn thành cấp học giảm dần:

Bên cạnh sự suy giảm của tỷ lệ học sinh nhập học, tỷ lệ hoàn thành các cấp học

cũng có sự chênh lệch đáng kể.

27
Primary completion rate, total (%)
106.08
104.75
103.99
102.53
101.85

99.12

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ hoàn thành cấp THPT là 50% trong năm 2016. So sánh với các cấp học khác

ở cùng mốc thời gian (THCS: 87.58%, TH: 104.757%), tỷ lệ hoàn thành chương

trình học ở các cấp giảm mạnh theo mỗi cấp học cao hơn.

Để giải thích cho những hạn chế này, ta có thể có một vài nguyên nhân cơ bản:

- Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, tạo ra cơ hội nhưng

đồng thời cũng thúc đẩy sự phân bố dân cư không hợp lý giữa thành thị nông

thôn, phân hóa giàu nghèo rõ rệt, gây bất lợi đối với việc đi học của học sinh

vùng sâu vùng xa.

- Thiên tai bão lũ khiến điều kiện kinh tế và phương tiện đi lại khó khăn,

khiến trẻ em khó duy trì việc học.

28
- Hoạch định chính sách chưa được tiếp cận đúng mức ở một số địa phương,

gây ra sự chênh lệch về giáo dục giữa các khu vực.

- Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ GIÁO DỤC TỪ ĐÓ
NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM
TRONG DÀI HẠN
Từ tất cả những phân tích ở trên ta đã làm rõ được rằng chỉ số giáo dục không chỉ

đơn thuần là một chỉ số tính vào trong chỉ số phát triển con người mà còn là chỉ số

liên quan trực tiếp tới vấn đề nhân lực quốc gia, cũng là chỉ số có tác động gián

tiếp nhưng mạnh mẽ và tự nhiên tới hai chỉ số còn lại là tuổi thọ và thu nhập. Vì

vậy ở phần này là những biện pháp nhằm cải thiện chỉ số giáo dục để gián tiếp cải

thiện chỉ số HDI ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó hướng tới sự phát triển bền

vững của quốc gia.

I. Quy định bắt buộc việc phổ cập giáo dục trên cả nước.
Việt Nam đạt được tiêu chuẩn quốc gia về tỷ lệ biết chữ năm 2000, với 94%

dân số từ 15 đến 35 tuổi biết chữ, so với con số hơn 95% dân số không biết đọc

biết viết năm 1945, khi đất nước mới giành độc lập. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục

29
và Đào tạo năm học 2015-2016, tỷ lệ biết chữ nước ta đã đạt 98,1 % trong nhóm

tuổi từ 15 đến 35 và 96,83 % trong nhóm tuổi từ 15 đến 60. Nhìn một cách tổng

thể, các số liệu trên đã thể hiện một bước tiến lớn trong chính sách cải thiện giáo

dục của nước ta. Tuy nhiên tỷ lệ xóa mù chữ vẫn chênh lệch nhiều giữa các khu

vực, vùng miền, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 44,8 % số người

mù chữ trên cả nước. Các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh ven sông

Hồng và khu vực trung tâm miền Bắc là những địa phương đạt kết quả tốt nhất

trong công tác xoá mù. Tuy nhiên, vẫn còn những người thậm chí không biết viết

tên mình, chủ yếu là ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh lưu vực

sông MeKong. Họ chiếm 17,29 % dân số tỉnh Lai Châu, 17,79 % dân số tỉnh Hà

Giang, 6,38% dân số tỉnh Gia Lai, 5,17% dân số tỉnh Đak Lak, 8,44 % dân số tỉnh

Trà Vinh và 4,7 % dân số tỉnh Long An.

Do đó biện pháp đề ra là nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền và

lập quy định bắt buộc đi học ở các cấp tại tất cả các khu vực trong cả nước để

đạt mục tiêu phổ cập giáo dục hết cấp trung học cơ sở mới được công nhận xóa

mù chữ. Có thể lấy Nhật Bản là một ví dụ điển hình trong việc quy định bắt buộc

đi học với công dân. Với chính sách “Không để một trẻ em nào trong gia đình và

không để một gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục”, Nhật Bản

hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ,

tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn v.v và trở thành triết lý giáo

30
dục cơ bản của nước Nhật. Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ cấp tiểu học

tới cấp trung học, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường.

Bậc tiểu học và trung học thuộc quy định giáo dục bắt buộc nên những gia đình

có con em mang quốc tịch Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ

quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống và tiến hành các thủ tục như khám

sức khỏe….để chuẩn bị cho viê ̣c nhập học. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học ở Nhật là

90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng

hay đại học. Do đó, Nhật Bản là một trong những nuớc có trình độ dân trí cao nhất

thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0 và 72,5% số học sinh theo

học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và

vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và

công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

So sánh sự tương đồng của Việt Nam và Nhật Bản. Ta có thể nhận thấy Việt

Nam và Nhật Bản đều là hai nước thuộc top 20 quốc gia đầu tư cho lĩnh vực giáo

dục nhiều nhất. So với các nước, trong khu vực, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục

trên GDP của Việt Nam cao hơn hẳn nhiều nước, thậm chí so với các nước có trình

độ phát triển kinh tế cao hơn, chẳng hạn như Singapore (3,2% năm 2010),

Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc (5,2% năm 2011), Hồng Kông

(3,5%). Năm 2015, tổng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho lĩnh vực

giáo dục, đào tạo là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Chi

31
thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 184.070 tỷ đồng. Tuy nhiên

những thành tựu đạt được của Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản,

thậm chí thấp hơn cả những nước có mức đầu tư ít hơn cho giáo dục. Vậy nguyên

nhân là do đâu? Nguyên nhân chính ở đây là do việc quy định chấp hành nghĩa vụ

học tập là chưa rõ ràng, quyết liệt. Các địa phương khó khăn không phải không

được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng trách nhiệm các địa phương thực hiện

nhiệm vụ của mình như thế nào để xứng đáng với mức đầu tư được hưởng đó thì

lại chưa được quản lí đúng mức, còn lỏng lẻo, hời hợt. Cần phải có chế tài xử lý

mạnh tay đi kèm thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ban hành quy định phải

đi học, coi đó là quyền hạn và nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân của đất nước.

Nhưng song song với đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để chính

sách đạt được hiệu quả tốt nhất.

II. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên


Ngành giáo dục và đào tạo đã xác định công tác “Xây dựng đội ngũ nhà giáo,

cán bộ quản lý đồng bộ, chất lượng; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi

đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn” là nội dung đột phá của ngành giai đoạn

2017-2020. Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn ngành, cụ thể như:

32
- Chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của trung

ương và địa phương về GD&ĐT, đạo đức nhà giáo, nâng cao tinh thần, trách

nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhất là người đứng

đầu, cấp phó người đứng đầu trong nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Thành lập Hội đồng bộ môn

cấp THPT với các thành viên là những cán bộ quản lý chuyên môn và giáo

viên cốt cán của các đơn vị, thực hiện nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ các trường

trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo các phòng GD&ĐT thành

lập Hội đồng bộ môn cấp huyện. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn

các cơ sở giáo dục để có giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời những tồn

tại của các đơn vị.

- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực

tế của đơn vị; chỉ đạo giáo viên rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học trong

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận

chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các

phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới

phương pháp đánh giá học sinh. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý,

giáo viên trong công tác phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém trên cơ sở

33
phân loại đối tượng học sinh; tăng cường bố trí dạy học 2 buổi/ngày hoặc

trên 6 buổi/tuần để dành thời gian phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong nhà trường như sinh

hoạt chuyên môn theo cụm trường, sử dụng trang mạng “truonghocketnoi”

để trao đổi chuyên môn; thực hiện nghiêm túc và có chất lượng các buổi

sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề; tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm giờ

dạy,...

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác ôn thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12; rà

soát, bổ sung biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho giáo viên tham gia

ôn thi THPT quốc gia. Tổ chức kiểm tra học kỳ lớp 9 THCS, lớp 12 THPT

theo đề chung của Sở GD&ĐT, qua đó đánh giá mặt bằng chung của học

sinh trong toàn tỉnh để điều chỉnh quá trình dạy học của giáo viên ở các nhà

trường.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo

viên bậc phổ thông (năm 2016 đối với giáo viên THCS, THPT; năm 2017

đối với giáo viên Tiểu học). Căn cứ vào kết quả khảo sát, Sở GD&ĐT ban

hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, chỉ đạo giáo viên tăng cường công

tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Xây

34
dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở

giáo dục các bậc học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020.

- Tổ chức biên soạn bộ tài liệu dành cho giáo viên cấp THCS và chỉ đạo các

đơn vị cung cấp đến từng giáo viên, để giáo viên tự bồi dưỡng; Sở cũng đã

tổ chức tập huấn cốt cán cho 268 giáo viên cấp THCS của các môn Toán,

Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, tiếng Anh.

- Đổi mới phương thức tuyển dụng, bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm đảm

bảo khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực chất người dự tuyển, thu hút

người có năng lực, trình độ cao. Tổ chức khảo sát chuyên môn giáo viên xét

điều động thuyên chuyển về công tác tại trường THPT Chuyên năm học

2017-2018, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng quy định; tiếp tục đổi

mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo

hướng lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm thước đo chính, nêu cao trách

nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong thực hiện đánh giá hằng năm.

- Quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo

và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; triển khai thực hiện tốt công tác thi

đua, khen thưởng nhằm kịp thời động viên khuyến khích nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục vượt khó vươn lên, không ngừng đổi mới sáng tạo hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao.

35
III. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất
Chất lượng học tập của học sinh từng cấp nói riêng và chất lượng của toàn

nền giáo dục nói chung không chỉ phụ thuộc vào nội dung chương trình đào tạo, hệ

thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy

mà yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quan trọng. Một nhà trường có đầy

đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự

phát triển của xã hội thì sẽ không thể có được một chất lượng đào tạo tốt nhất. Do

đó, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng sử dụng cơ sở vật chất cũng

như các trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường

học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng tốt yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.

Đối với các nước có nền giáo dục tiên tiến, hàng đầu như Singapore, Nhật

Bản, Mỹ, Anh,... không chỉ có phương pháp học tập tư duy mới, chất lượng đội

ngũ giáo viên giỏi mà họ còn đầu tư nghiêm túc cho môi trường học tập của học

sinh. Từ khuôn viên trường học đến phòng học, ký túc xá, nhà ăn hay các trang

thiết bị, dụng cụ: máy chiếu, đồ thí nghiệm,.. tất cả đều cố gắng tốt nhất, đầy đủ,

hiện đại để mang lại cho học sinh hiệu quả học tập cao nhất.

Vì vậy, việc định hướng thực hiện nâng cao cơ sở vật chất là thực sự cần thiết.

Qua đó, nó giúp tăng tỷ lệ học sinh đi học trung bình và học sinh đi học dự kiến

36
dẫn đến tăng chỉ số giáo dục và góp phần vào sự thay đổi tích cực của chỉ số phát

triển con người (HDI). Cụ thể:

*Tăng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng mua sắm thiết bị, đồ

dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập

Hiện nay có một thực trạng đáng buồn rằng, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu

cầu giảng dạy và học tập của thầy cô, học sinh. Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay:

- Cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 15.050

trường tiểu học, 10.697 trường trung học cơ sở, 2.430 trường trung học phổ

thông với gần 15 triệu học sinh. Tuy nhiên, số phòng học bộ môn, trang thiết

bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Các cơ sở giáo dục

(đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) còn

nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các

cơ sở bên ngoài.

- Cả nước hiện có 419.903 phòng học, trong đó, số phòng học kiên cố khoảng

323.551 phòng, đạt tỷ lệ 77,1% (Tiểu học 68,7%, Trung học cơ sở 85,7%,

Trung học phổ thông 93,9%). Về phòng học bộ môn, cấp Trung học cơ sở có

tỷ lệ 2,88 phòng/trường (trong đó, số phòng đáp ứng quy định đạt tỷ lệ

66,8%); cấp Trung học phổ thông có tỷ lệ 5 phòng/trường (số phòng đáp

37
ứng quy định đạt tỷ lệ 72,8%). Số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ

đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy.

- Về thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, trung bình ở cấp tiểu học 2,1

trường có 1 phòng máy; cấp trung học cơ sở 1,3 trường có 1 phòng máy và

cấp trung học phổ thông, mỗi trường có 1,9 phòng máy. Trong khi đó, để

đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tối thiểu, tại cấp tiểu học và trung học cơ

sở, mỗi trường cần ít nhất 1 phòng máy; đối với cấp trung học phổ thông,

mỗi trường cần ít nhất 2 phòng máy.

- Về thiết bị dạy học ngoại ngữ, trung bình tại cấp tiểu học có gần 1

bộ/trường, cấp trung học cơ sở có khoảng 4 bộ/trường và cấp trung học phổ

thông có khoảng 14 bộ/trường. Các thiết bị này chủ yếu là thiết bị cầm tay,

đơn chiếc, phục vụ việc giảng dạy của giáo viên, hệ thống thiết bị dạy ngoại

ngữ chuyên dùng còn ít.

- Đặc biệt, với nhiều tỉnh miền núi và các vùng nông thôn, do hoàn cảnh kinh

tế xã hội chưa phát triển hay hạn chế giao thông, ngân sách có hạn nên việc

đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp còn đầy bộn bề, chông gai. Những năm gần

đây, nguồn ngân sách để chi cho xây dựng cơ bản bị cắt giảm, ảnh hưởng

lớn đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng các trường học.

Bên cạnh đó, các chương trình như đầu tư kiên cố hóa trường học, chương

trình mục tiêu cho giáo dục ngày càng thu hẹp lại. Có thể thấy, vấn đề cơ sở

38
vật chất như phòng học, bàn ghế, ký túc xá không ổn định thì rất đáng lo

ngại, làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và phụ huynh. Hơn nữa, nếu tình

trạng này không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến rất nhiều những hệ lụy mà

nhất là gia tăng tình trạng học sinh bỏ học.

Biên pháp đề ra là nhà nước nên tập trung nguồn lực để củng cố và tăng cường cơ

sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ tốt

nhất cho việc học và giảng dạy của thầy cô, học sinh, tiếp tục đầu tư xây dựng

trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm

tạo điều kiện chuyển biến mạnh chất lượng giáo dục toàn diện, tăng hiệu quả giáo

dục. Đặc biệt chú trọng đầu tư cho các trường học vùng dân tộc thiểu số, vùng cao,

vùng đặc biệt khó khăn.

*Điều chỉnh phân bổ đầu tư cho giáo dục một cách hiệu quả

Trong những năm gần đây, Việt Nam tích cực chi tiêu công cho giáo dục, đào

tạo và so với một số nước trong khu vực thì tỉ trọng chi tiêu công cho giáo dục trên

GDP khá cao.

39
Tuy nhiên, việc phân bổ đầu tư cho giáo dục chưa thực sự hiệu quả.

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi

NSNN cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm

80% tổng chi, còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình,

40
SGK. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường

học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...

Do vậy, giải pháp đề ra là nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho giáo

dục, đào tạo theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, đầu tư

phân bổ nhiều hơn vào chi phí xây dưng cơ bản.

KẾT LUẬN

41
Sau khi đã nghiên cứu và phân tích về thực trạng, nguyên nhân của các thay đổi

xong xu thế phát triển của chỉ số giáo dục song song với chỉ số phát triển con

người (HDI) chúng tôi đã đề ra những biện pháp vừa là giải pháp được đúc kết từ

nguyên nhân, vừa là bài học từ các quốc gia khác, do đó chúng tôi tin nó có tính

khả thi cao trong thực tế. Bên cạnh đó, chũng ta vẫn phải công nhận rằng Việt Nam

đã có sự đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên để có thể đạt được thành tựu bền vững hơn

chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đó là cả một quá trình thực hiện sâu rộng

các chính sách hợp lý, mặt khác đề ra những giải pháp khắc phục điều chỉnh các

chính sách chưa hợp lý một cách kịp thời. Và quan trọng hơn mỗi người cần phải ý

thức được rằng xây dựng nền giáo dục nước nhà thành một nền giáo dục tiên tiế

cũng như phát triển một con người không phải là chuyện cá nhân mà là sự hỗ trợ

của cả cộng đồng. Nhận thức được ý nghĩa đó, nhóm chúng em mạnh dạn lựa chọn

đề tài này. Hy vọng có thể đóng góp vài ý kiến quan điểm của mình cho sự phát

triển của nền giáo dục nước nhà nói riêng và sự phát triển của con người nói

chung.

42

You might also like