You are on page 1of 8

1.

 Sự khác biệt FDI và IPI(đầu tư danh mục qt)

-FDI (Foreign Direct Investment) : gồm 2 hình thức đầu tư là:

- bỏ vốn xây dựng 1 cơ sở kinh doanh mới

-bỏ vốn mua lại hay sáp nhập với một cơ sở kinh doanh có sẵn và tiếp tục hoạt động,
phát triển nó.

-IPI international press institute : gồm vốn chủ sở hữu (không có cổ phần kiểm soát) , trái
phiếu và chứng khoán phái sinh.
 Giải thích ngắn gọn một số nguyên nhân chủ yếu đã và đang thúc đẩy quá trình toàn
cầu hóa kinh tế cũng như làm gia tăng mạnh mẽ hoạt động đầu tư quốc tế từ cuối thế
kỷ 20 đến nay.Nguyên nhân thúc đẩy hình thành và phát triển gia tăng đầu tư quốc
tế:

-Trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phân bố không đều giữa các
yếu tố sản xuất.
-Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho sự di
chuyển các nguồn lực, trong đó có sự đầu tư, giữa các nước.
-Do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật. Tác động của cách mạng khoa
học kỹ thuật được thể hiện trên hai phương diện
-Đầu tư quốc tế để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành
trướng sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia (MNCs)
-Đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các
mục đích chính trị xã hội
-Đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro
-Tận dụng chính sách thuế
2.

 Phân biệt Thuyết nội vi hóa và thuyết chiết trung:

-thuyết nội vi hóa: FDI khi MNC có thể thay thế giao dịch thị trg bằng hoạt động bên trog DN 1
cách hiệu quả(giảm CP, giảm rr, tăng năng suất, tăng tốc độ cung ứng...)

-thuyết chiết trung(mô hih OLI): khi hội đủ 3 đk: có lợi thế riêng, có lợi thế địa điểm, có lợi thế
nội vi hóa -> MNC sẽ thực hiện FDI vào 1 qg.

 Các giai đoạn thuyết Vòng đời sản phẩm: 4 gia đoạn: sáng tạo – tăng trưởng –
trưởng thành – suy thoái.
Thực tiễn:
- sáng tạo: cty mỹ sở hữu nền tảng công nghệ cao, phát triển sản phẩm mới
- tăng trưởng: xuất khẩu sang các nước có mức cầu mạnh về sp mới
- trưởng thành: đầu tư sản xuất tại những nước có tiềm năng (FDI vào Tây Âu). Trở
thành quy mô thị trường toàn cầu về sản phầm, đòi hỏi tối thiểu hóa chi phí ( FDI
vào các nước đang phát triển)
- suy thoái: áp lực cạnh tăng cao đến mức khốc liệt  khả năng sinh lợi giảm  sản
phẩm đi vào giai đoạn suy tàn.

Phân biệt thuyết lợi thế địa điểm: FDI nhằm khai thác lợi thế chi phí do sự khác biệt giữa
các địa điểm về tài nguyên và nguồn lực ( nguyên liệu, lao động, vốn,…)
Đối với thuyết tiếp cận thể chế: bao gồm những vấn đề trong chính trị
3. Giải thích vắn tắt các hướng tác động vĩ mô của FDI và kết quả bằng chứng thực nghiệm
cho đến nay về các hướng tác động này.
Tại sao FDI của MNC có thể có tác động khác nhau (làm tăng hoặc giảm) quy mô đầu tư
trong nước của giới doanh nghiệp sở tại ? Nêu 2 ví dụ minh họa cho 2 hướng tác động
khác biệt này.
Hiệu ứng lan tỏa (còn gọi là Vai trò chất xúc tác) của FDI đến nền kinh tế-xã hội quốc gia
nhận vốn sở tại nghĩa là gì ? Cho 2 ví dụ minh họa các hướng của tác động này.
 Tác động vĩ mô của FDI:
- Cung vốn
- Sản lượng và tăng trưởng kinh tế
- Việc làm và tiền lương
- BOP ( qua 4 kênh: xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển giao thu nhập, giao dịch vôn FDI.
- Lưu chuyển thương mại
 Tại sao FDI có thể tác động khác nhau (tăng, giảm) quy mô đầu tư trg nước của DN
sở tại?? ví dụ
-. vốn FDI tạo ra hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng đối với khu vực nội địa thông
qua liên kết sản xuất giữa hai khu vực. Hơn nữa, sự hiện diện của DN FDI làm gia tăng áp
lực cạnh tranh buộc các DN nội địa cải tiến. Từ đó, DN FDI sẽ gián tiếp thúc đẩy nâng
hiệu quả hoạt động của DN nội địa và gián tiếp cải thiện năng suất lao động chung.
 Hiệu ứng lan tỏa:
-hiện đại hóa ngành kinh tế và DN địa phương; phát triển thị trg nhà cung ưng và phân foi
-chuyển giao CN và kích hoạt R&D của quốc gia; liên kết DN nội địa vs chuỗi giá trị toàn
cầu
-nâng cấp chuẩn mực thực hành kinh doanh hiện đại; thúc đầy phát triển hệ thong tài
chính quốc gia
-hiện đại hóa hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao năng lực quản
lý cấp vùng và toàn cầu
-thúc đẩy cải tổ và phát triển hệ thống pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của
giới DN

4. Phân biệt 2 hướng quan điểm trong phân tích dự án đầu tư quốc tế của MNCs. Theo
bạn,
hướng nào nên là hướng chủ đạo? Giải thích.
Giải thích lý do rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá làm tăng sự bất trắc của các dự án đầu tư
quốc tế xét theo quan điểm thẩm định dự án đầu tư.
Trình bày những lợi thế và bất lợi chính yếu của đầu tư quốc tế dạng thâu tóm (M&A) so
với đầu tư dự án mới hoàn toàn (greenfield).

quan điểm Dự án và quan điểm Công ty mẹ:


đứng trên quan điểm dự án thì gồm các bước :
- Xác định được vốn đầu tư ban đầu
- Ước lượng dòng tiền tạo ra từ dự án qua thời gian ( giá trị cuối cùng, giá trị thanh lý)
- Áp dụng tiêu chuẩn quyết định ngân sách vốn truyền thống như NPV và IR
Đứng trên quan điểm công ty mẹ:
-dòng tiền của công ty mẹ phải tách ra khỏi dòng tiền dự án
- dòng tiền về công ty mẹ phụ thuộc vào hình thức tài trợ
- đánh giá 1 dự án đầu tư từ quan điểm dự án phục vụ 1 số mục đích hữu ích nhưng nên đc
đánh giá từ quan điểm của công ty mẹ.
- khi đánh giá hiệu suất của dự án nước ngoài liên quan đến tiềm năng của các dự án cạnh
tranh , công ty mẹ phải chú ý đến lợi nhuận cục bộ.
 nên theo hướng chủ đạo phân tích trên quan điểm công ty mẹ để có cái nhìn tổng quan hơn.
 Rủi ro chính trị
- Thái độ người tiêu dùng ở nước sở tại – xu hướng cư dân chỉ mua hàng hóa được sản
xuất tại địa điểm
- Hành động của chính phủ sở tại:
+ một chính phủ sở tại có thể áp đặt các tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm và thuế doanh
nghiệp bổ sng, cũng như khẩu trừ khuế và hạn chế chuyển tiền
+ chặn chuyển tiền: CP có thể chặn chuyển tiền, điều này có thể buộc các công ty con
thực hiện các dự án không tối ưu ( chỉ để sử dụng tiền)

- chiến tranh- xung đột: bất ổn nội bộ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên công
ty con MNC, bởi những nhân viên bán hàng cố gắng thiết lập thị trường xuất khẩu cho MNC.
- bộ máy quan liêu không hiệu quả- trì hoãn MNC trong việc thành lập công ty con mới hoặc
mở rộng kinh doanh tại quốc gia đó.
- Tham nhũng: xảy ra ở cấp độ doanh nghiệp hoặc với các tương tác giữa chính phủ và DN
Rủi ro tỷ giá: tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xnk do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt
dộng đầu tư đầu tư của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu thay đổi ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất chậm tiến đọ so với dự kiến => ảnh hưởng đến thị trường và tiêu dùng của
người dân. - tỉ giá ảnh hưởng đến hoạt đọng quản trị các nhà quản trị phải dự báo trước tỉ giá hôi
đoái=> để có quyết định đầu tư cho doanh nghiệp mình.

5. Phân biệt rủi ro chính trị và rủi ro tài chính trong đánh giá rủi ro quốc gia.
Phân biệt phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia dựa trên Danh mục chỉ tiêu (Checklist)
với phương pháp Delphi và phương pháp Điều tra thực địa.
Trình bày vắn tắt những chiến lược mà MNC có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro bị chính
phủ sở tại tịch thu tài sản dự án FDI.
 rủi ro chính trị và tài chính:
- rủi ro chính trị: Rủi ro chính trị có thể cản trở hoạt động của một công ty con địa phương.
+Một hình thức cực đoan của rủi ro chính trị là khả năng nước chủ nhà sẽ tiếp quản một
công ty con. đặc điểm phổ biến hơn của rủi ro chính trị:
+thái độ của người tiêu dùng ở nước sở tại,
+hành động của chính phủ sở tại,( tắc nghẽn chuyển tiền, bất tiện về tiền tệ)
+chiến tranh
+ quan liêu không hiệu quả
+tham nhũng.
-rủi ro tài chính: Tăng trưởng kinh tế đặc điểm tài chính rõ ràng nhất hiện tại và tiềm năng của
đất nước nền kinh tế. Một MNC xuất khẩu sang một quốc gia hoặc phát triển một công ty con
tự nhiên lo ngại về nhu cầu sản phẩm của quốc gia đó chịu ảnh hưởng của nền kinh tế quốc
gia. Suy thoái kinh tế có thể làm giảm nghiêm trọng nhu cầu cho xuất khẩu MNCs, hoặc cho
các sản phẩm được bán bởi công ty con địa phương MNCs. Một quốc gia tăng trưởng kinh tế
là chịu ảnh hưởng của
- lãi suất,
- tỷ giá hối đoái và
- lạm phát.
 Danh mục chỉ tiêu, PP Delphi và PP kiểm tra thực địa:
- Checklist approach (cách tiếp cận danh sách kiểm tra) :
Là việc đưa ra đánh giá về tất cả các yếu tố về chính trị và tài chính (cả vĩ mô và vi mô) góp
phần đánh giá rủi ro quốc gia. Việc đánh giá này được gán cho một danh sách các yếu tố tài
chính và chính trị khác nhau, và sau đó những đánh giá này được hợp nhất để đưa ra đánh giá
tổng thể về rủi ro quốc gia. Một số yếu tố như : (tăng trưởng GDP thực tế) có thể được đo
lường từ dữ liệu có sẵn, trong khi các yếu tố khác như (khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh)
phải được đo lường một cách chủ quan. Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn hơn đến rủi ro
quốc gia thì được xếp hạn với trọng lượng lớn hơn.
- Delphi technique (kĩ thuật delphi) :
Là việc thu thập độc lập ý kiến của các cá nhân hay chuyên gia mà không tiến hành thảo luận
nhóm.
Ví dụ: Khi áp dụng vào phân tích rủi ro quốc gia, MNC có thể khảo sát nhân viên cụ thể hoặc
từ những chuyên gia có chuyên môn trong việc đánh giá rủi ro quốc gia, MNC sẽ gửi 1 đề
suất các ý kiến cho các chuyên gia với tên nạc danh, sau đó thu thập lại các ý kiến đó và tổng
hợp lại các ý kiến đồng thuận, sau đó gửi lại bảng khảo sát đó cho các chuyên gia, việc làm
như vậy sẽ giúp các chuyên gia thu hẹp được vùng câu trả lời và tiến đến gần hơn với câu trả
lời đúng. Từ đó MNC sẽ tập hợp và đưa ra được độ chính xác nhất về rủi đó của quốc gia đó.
- Inspection visits ( công tác kiểm tra):
Là việc đi đến một quốc gia, gặp gỡ các cơ quan chính phủ, giám đốc điều hành kinh doanh
hoặc người tiêu dùng. Những cuộc chuyến thăm như vậy có thể giúp công ty tiềm hiểu và làm
rõ những thắc mắc về quốc gia đó.
Ví dụ : Công ty sản xuất nhựa gia dụng của Hàn Quốc cử chuyên gia đến khảo sát thị trường
Việt Nam, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và nhu cầu về hàng hóa của thị trường
 Chiến lực MNC dùng để giảm thiểu rủi ro khi bị CP tiếp quản:
 Sử dụng tầm nhìn ngắn hạn; Dựa vào nguồn cung cấp hoặc công nghệ độc đáo
 Thuê lao động địa phương; Vay vốn địa phương
 Mua bảo hiểm;Sử dụng tài chính dự án.
6. Phân biệt 3 tiêu chuẩn xác định tính trung lập của thuế.
Phạm vi quyền hạn pháp lý (quyền tài phán) của chính phủ một quốc gia liên quan đến
đánh thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những hướng cơ bản nào? Phân biệt và cho ví dụ
minh họa vắn tắt.
Tại sao hoạt động chuyển giá lại được xem là một trong những vấn đề thuế quốc tế quan
trọng nhất đối với các MNCs hiện nay? Theo bạn, chuyển giá của MNCs có ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực đến nguồn thu thuế của chính phủ các nước liên quan?
 3 tiêu chuẩn xác định tính trung lập của thuế:
-Tính trung lập xuất khẩu vốn: kế hoạch thuế không khuyến khích công dân chuyển tiền ra
nước ngoài.
-Tính trung lập quốc gia: thu nhập chịu thuế bị đánh thuế theo cách tương tự bởi cơ quan thuế
quốc gia của người nộp thuế, bất kể nơi nào trên thế giới nó kiếm được.
-Tính trung lập nhập khẩu vốn: gánh nặng thuế đối với một công ty con MNC phải giống
nhau bất kể MNC hợp nhất ở đâu trên thế giới.
 Hoạt động chuyển giá:
-Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao
đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm mục đích trốn thuế.
- tác động tiêu cực tới các quốc gia liên quan:
+quốc gia tiếp nhận đầu tư
Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNCs định giá cao các yếu tố đầu vào, từ đó rút ngắn thời
gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận
đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu sẽ làm
thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ảnh sai
lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế thiếu
trung thực.

+ đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư:

Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn
thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này.
Trong một số trường hợp, các MNCs cố tình gây ra thua lỗ để được hoàn thuế, Ngân sách của
quốc gia này đã bị “móc túi ” một khoản thuế.

Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của
Chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó
khăn.

Câu 7:

1. Điều gì xảy ra với rủi ro danh mục khi số lượng tài sản danh mục tăng lên?
Khi các loại danh mục TS trong danh mục tăng lên, phương sai lợi suất danh mục sẽ phụ
thược nhiều hơn vào hiệp phương sai giữa các chứng khoán khác nhau và phụ thuộc ít hơn
vào phương sai riêng của mỗi loại chứng khoáng.
2. Nêu ý nghĩa của chỉ số SHI sharpe Index
SHI phản ánh kết quả lợi suất đầu tư so với rủi ro của 1 TS , bằng cách tính lợi suất vượt trội
so với độ lệch chuẩn lợi suất của TS.
3. Trong 2 danh mục: cổ phiếu Quốc tế và trái phiếu quốc tế- danh mục nào có lợi nhất từ
phòng vệ rủi ro tỷ giá?

Hầu hết biến động lợi suất Trái phiếu trong 1 Quốc gia đều bắt nguồn từ sự thay đổi lãi suất ở
quốc gia đó. CÒn với cổ phiếu, tác động từ biến động tỷ giá đến danh mục trái phiếu quốc tế
thường sẽ cao hơn danh mục cổ phiếu quốc tế. Điều này ngụ ý phòng vệ rủi ro tỷ giá mang lại
nhiều lợi ích cho danh mục trái phiếu quốc tế hơn.

4. Phân tán đa dạng hóa quốc tế danh mục đầu tư có thể giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách
nào?

Giảm rủi ro qua 2 kênh chính: thị trường chứng khoán các nước không tương quan hoàn
hảo với nhau, và hệ số tương quan giữa tỷ giá và lợi suất thị trường chứng khoán các nước
ở mức thấp, vì vậy lợi suất đầu tư tài sản nước ngoiaf phụ thuộc vào lợi suất thị trường
nước ngoài ấy cũng như lợi suất ngoại tệ.

5. Các thị trường tài chính thế giới trong thực tiễn đều khống hoàn hảo. Tại sao?
Dựa theo định nghãi về thị trường tài chính hoàn hảo, các yếu tố khiến thị trường không hoàn
hảo bao gồm: rào cản thị trường kiểm soát cảu nhà nước, thuế, chi phí giao dịch, tâm lý hành
vi của nhà đầu tư và khả năng tiếp cận thoog tin lẫn khả năng tiếp cận thị trường của các
thành viên không tưng đương nhau.
6. Nêu một số rào cản đối với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế
Bao gồm:
- Các rào cản thị tường như kiểm soát cuarnhaf nước, thuế, chi phí dgia dịch
- Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài không tương đương nhau giữa các nhà đầu tư
- Yếu tố tâm lý hành vi nhà đầu tư
7. Hiện tượng “ chuộng ao nhà” ( home bias) là gì? Nguyên nhân?
Home bias ám chỉ thái độ ưa thích cũng như sự ưu tiên dành cho nhà đầu tư tài sản nội địa
hơn là tài sản nước ngoài của nhà đầu tư. Hai hướng giải thích cho hiện tượng này là:
- Tài sản nội địa giúp phòng vệ lam phát nội địa
- Tình trạng không hoàn hảo của thị trường( rào cản, tâm lý, tiếp cận thị trường không
tương đương)

Câu 8

8. Rủi ro tài chính có ảnh hưởng đến lợi suất bắt buộc ( tối thiểu ) hay không?
Nếu rủi ro chính trị có tính đặc thù theo quốc gia, rủi ro này có thể phân tán bằng đa dạng hóa
danh mục và vì vậy không ảnh hưởng đến lợi suất bắt buộc của nhà đầu tư quốc tế. nếu rủi ro
chính trị liên quan đến lợi suất danh mục thị trường tổng thể ( nội địa hoặc quốc tế) thì nó sẽ
ảnh hưởng đến lợi suất bắt buộc của danh mục đầu tư.
9. Mô hình CAPM cần thêm hải định nào để xây dựng mô hình CAPM quốc tế ( IAPM)?
Cần thêm 2 giả định:
-chung một rổ hàng thuần nhất ( hội nhập thị trường hành hóa dịch vụ toàn cầu
- tồn tại quan hệ ngang bằng sức mua duy trì luật 1 giá và ngang bằng lãi suất trên thị
trường toàn cầu.
10. Danh mục phòng vệ hedge portfolio trong mô hình International CAPM ( IAPM) là gì?
Là sự kết hợp các trái phiếu chính phủ các nước với phòng vệ rủi ro tỷ giá trong danh mục thị
trường thế giới.
11. Sự khác biệt giữa thị tường vốn hội nhập với thị trường vốn phân lập
Thị trường vốn hội nhập đảm bào duy trì luật 1 giá.
Còn đối với thị trường vốn phân lập, các yếu tố dẫn đến sự không hoàn hảo của thị trường
khiến các thị trường vốn bị chia cắt, phân lập với nhau
12. Một số cổ phiếu bất kỳ luôn nhạy cảm với rủi ro tỷ giá phải ko? Rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng
đến lợi suất bắt buộc của cổ phiếu không?
Cổ phiếu bất kỳ, nhất là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thường nhạy cảm với
rủi ro tỷ giá.
Câu 9
1. Nêu một số cách thức để đầu tư tài sản chứng khoán nước ngoài.

có thể kể:

- đầu tư vào các MNCs trong nước


- mua chứng khoán trực tiếp trên thị trường nước ngoài
- mua chứng khoán nước ngoài thông qua các tổ chức đầu tư quốc tế
2. làm rõ sự khác biệt giữa chiến lược đầu tư thụ động và chiến lước đầu tư chủ động.

các chiến lược thụ động không quá chú trọng chuyển dịch vốn đầu tư giữa các tài sản dựa
trên dự báo về diễn biến thị trường. thay vào đó chúng thực thi triết lý “ mua và giữ” nghĩa
là xác định các loại tài sản cần nắm giữ và phân bố vốn theo hướng khai thác lợi thế đa
dạng hóa dnah mục để đạt được kết quả danh mục đầu tư tối ưu.

Trong khi đó, các chiến lược chủ động chú trọng chuyển dịch vốn giữa các tài sản hoặc loại
tài sản tùy theo dự báo về thay đổi giá trị thị trường của chúng.

You might also like