You are on page 1of 5

Thành phố Dessau, Đức. Mất hai tiếng đi tàu từ Berlin tới đây.

Vào năm 1926, Walter Gropius đã xây dựng Trường nghệ thuật Bauhaus.
Đối với cư dân ở Dessau, đây là một công trình đặc biệt với những bức tường kính, góc cạnh và mái bằng.
Nó là một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất lịch sử kiến trúc vào thế kỉ 20.
Ngày 4/12/1926, một đoàn tàu cập ga phía nam.
Hơn 1000 hành khách, nhiều người trong số họ tới từ rất xa đã đến tham dự lễ khánh thành Bauhaus.
Tòa nhà nằm ở vùng ngoại ô, đầu tiên du khách sẽ đi qua một thành phố có tuổi đời từ vài thế kỉ trước.
Vào đêm khánh thành, ánh đèn pha được chiếu lên tòa nhà.
Sáng như một ngọn hải đăng, Bauhaus tượng trưng cho hy vọng, sức sống mới, 8 năm sau thảm kịch Thế
chiến I.
Những buổi triển lãm, ca nhạc kịch diễn ra liên tiếp trong hai ngày.
Một cựu học sinh viết: "Tòa nhà đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong đêm khánh thành
khi toàn bộ đèn được bật lên, chúng tạo thành một khối lập phương bọc bởi khung kim loại."
Các chính trị gia, nghệ sĩ, chủ tịch vây quanh Walter Gropius.
Ở tuổi 43, người sáng lập trường phái Bauhaus cũng chính là giám đốc công trình ấy.
Mọi sự khởi đầu từ năm 1919, tại Weimar. Thời kì chưa có công trình kiến trúc nào thực sự nổi bật.
Được sáng lập bởi Gropius, trường phái Bauhaus nhằm mục đích thống nhất tính thủ công và nghệ thuật
trong xây dựng.
Tạo ra thẩm mĩ mới trong thiết kế công nghiệp.
Mà ngày nay chúng ta gọi đơn giản là thiết kế.
Mọi ngành học đều được áp dụng: luyện kim, làm đồ gỗ, dệt may, hội họa, dựng sân khấu, khiêu vũ.
Việc phối màu được dạy trong các xưởng vẽ bởi Paul Klee và Wassily Kandinsky.
Các thiết bị điện và đồ nội thất ta dùng hàng ngày được sản xuất ở đây.
Và cả phim thể nghiệm.
"Mục tiêu tối cao của tất cả các hoạt động sáng tạo là kiến trúc" - Tuyên ngôn của Trường Bauhaus
Năm 1925, đảng cực hữu thắng cử ở Weimar và quyết định đóng cửa ngôi trường này, buộc nó phải tìm
nơi tọa lạc mới.
Tại Dessau, hội đồng thành phố cùng số đông người ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ đã giải ngân xây
dựng ngôi trường mới.
Thành phố hơn 70.000 dân này là một trung tâm công nghiệp lớn.
Dessau là điểm giao thoa lí tưởng giữa nghệ thuật tiên phong và công nghiệp nặng.
Khu đất cho Gropius nằm ở vùng tương đối hẻo lánh như thế này, ngăn cách giữa thị trấn và đường ray.
Kiến trúc sư sẽ không phải đặt tòa nhà trong phạm vi hạn chế, không có miếng đất nào cần tránh xâm
phạm.
Ông vừa là nhà thầu dự án đồng thời là đối tác của nó.
Vậy nên ông có thể thiết kế một ngôi trường phù hợp với yêu cầu học tập.
Trường gồm có xưởng, khu vực hành chính, nhà hát, studio, khu nhà cho giảng viên và trường nghề cho
học viên, theo như đề nghị của hội đồng thành phố.
Ông có thể xây chúng theo bất cứ cách nào. Khuôn viên với các cấu trúc riêng biệt.
Một tòa nhà lớn kèm sân trong.
Hay khu nhà dài.
Ông sử dụng một hệ thống cấu trúc lồng nhau, bằng cách nối các khu vực và tạo thành hình khối cân
xứng.
Những yêu cầu khác nhau của ngôi trường đã quyết định hình dáng bên ngoài.
Mỗi khu vực có sự kết hợp chặt chẽ và thiết kế rõ ràng.
Bauhaus không phải một kiến trúc đơn giản. Không dễ để nắm bắt ngay được hình khối, ý nghĩa, cách quy
hoạch của nó.
Để giải thích bản thiết kế của mình, Gropius dùng góc nhìn từ trên cao.
Ông cho rằng lúc đó sẽ dễ thấy cách bố trí những tòa nhà hơn.
Công ty Junkers thường cung cấp máy bay, và những nhiếp ảnh gia thì cho công chúng biết kiến trúc hiện
đại trông như thế nào.
Nó cho thấy việc nhìn ngắm thế giới từ trên không sẽ sớm trở thành phong trào.
Gropius - người nhìn xa trông rộng đã tạo điều kiện cho những ai chưa từng thấy máy bay, khẳng định
rằng:
"Bạn phải đi xung quanh một tòa nhà để hiểu tính vật chất trong rất nhiều chức năng của nó."
Không thể đánh giá Bauhaus chỉ qua một góc độ.
Phải dùng sự vận động nếu muốn hiểu được nó.
Khi tìm lối vào người đi bộ phải nhìn ra một cánh cửa nhỏ,
vì nó không được đặt ở vị trí trung tâm như trong cách xây truyền thống.
Phong cách kiến trúc thường thấy với bề mặt rộng, nhiều độ cao khác nhau thỏa mãn yêu cầu của ngôi
trường.
Sau đó bạn sẽ thấy Học viện - một hình hộp chứa các khu xưởng.
Khu vực này có thể được mở rộng. Không có bức tường hay vách ngăn nào để tránh cảm giác ngột ngạt.
Đó là điểm nổi bật của kiếu kiến trúc này. Nhìn cảnh vật từ bên trong hay ngoài đều như nhau.
Gropius muốn điều này là yếu tố quan trọng nhất dự án, hình ảnh mà sẽ in đậm trong tâm trí mọi người.
Hội đồng thành phố yêu cầu các lớp học nghề không dùng tường kính.
Như vậy học viên có thể tránh bớt ánh nhìn từ người khác.
Tường và hành lang ngăn cách khu vực làm việc.
Phong cách kiến trúc này chưa hoàn chỉnh như ở vài chỗ khác trong tòa nhà.
Nơi các học viên, sinh viên và giảng viên gặp gỡ còn có thể phục vụ mục đích biểu diễn, giải trí.
Dựa trên những miếng kính và bê tông,
Gropius cho thấy khu vực này vừa được bảo vệ và mang tính riêng tư, không như nơi làm việc.
Khu nhà cho sinh viên.
24 căn hộ trên 4 tầng. Đây là phần cao nhất của tòa nhà.
Những căn phòng được nới ra ban công, tạo thêm không gian.
Ở đây không có nhiều mặt phẳng, nhưng vẫn đủ cho ánh sáng và bóng râm lọt vào.
Đen và trắng. Giống như những bức tường kính.
Đây là phong cách thường xuyên được các kiến trúc sư thời đó học hỏi.
Khu vực hành chính và phòng hiệu trưởng mà Gropius định xây cho riêng mình phải nằm ở chính giữa tòa
nhà,
nằm trên cao, nối giữa Bauhaus, các xưởng và trường nghề.
Trong những bản vẽ ban đầu, Gropius đã có ý tưởng cho một cây cầu.
Nhưng ông đắn đo về kích cỡ của nó.
Nếu quá to, ông sẽ phải cắt bớt phần không gian của mình.
Quá mỏng thì sẽ trông không ấn tượng.
Cuối cùng ông quyết định dùng thiết kế hai tầng, nó cũng là nơi đặt xưởng kiến trúc quý giá nhất của
trường.
Cây cầu này được chống bởi các cột thép,
làm nổi bật trường phái lập thể quanh nhiều khoảng không gian xuyên vào nhau.
Với bản phác thảo chi tiết, Gropius phải tính tiếp đến hướng tòa nhà.
Ông đặt nó ở nơi ánh mặt trời có thể gọi sinh viên dậy, nhắc nhở họ về trách nhiệm.
Hài hòa yếu tố thiên nhiên và vệ sinh.
Sau đó ông xác định hướng đông và tây cho khu xưởng chính.
Nơi này sẽ được mặt trời chiếu sáng cả ngày.
Mặt trời tất nhiên cũng phải lặn nên ông dành cho trường nghề những tia nắng cuối cùng,
để lại một phần tòa nhà nằm trong khoảng tối.
Nhưng khi trường được đưa vào hoạt động,
học viên phàn nàn gần như không thể làm việc trong nhà xưởng do vào mùa hè quá nóng.
Thế nên rèm đã được lắp thêm, làm hỏng sự trong suốt mà Gropius mong muốn.
Tương tự vào mùa đông, do xưởng khá rộng nên đồ thép dễ bị rỉ và rất lạnh.
Trong nhiều năm, những tấm kim loại phải thay bằng nhôm.
Ngày nay, những nội quy an toàn đã làm hỏng hình dáng bên ngoài
tách chúng khỏi kết cấu tòa nhà.
Nhưng ý tưởng của Walter Gropius vẫn còn đó.
Phần mặt ngoài không liên kết với sàn nhà khiến nó trông như một tấm rèm kính.
Thiết kế đơn giản này không còn là yếu tố nâng đỡ tòa nhà nữa.
Thay vào đó là việc của những cây cột chống.
Kiến trúc công nghiệp là lĩnh vực hoàn hảo để thử nghiệm các ý tưởng mới.
Gropius từng áp dụng tấm rèm kính từ bảy năm trước đó
với một trong những dự án đầu tiên: Nhà máy Fagus, xây dựng cùng Adolf Meyer.
Nhưng ở Dessau, ông thực hiện điều này triệt để bằng cách lược những chi tiết phụ trên tường,
tạo ra một mặt phẳng hoàn toàn từ kính.
Nước Mỹ là nguồn cảm hứng của ông.
Quốc gia tự phát triển mỗi ngày từ khi bước vào thế kỉ 20 đã tìm ra người bảo hộ là Gropius,
trước cả Le Corbusier.
So với các nước khác ở châu Âu, Đức có vẻ đi đầu ngành kiến trúc công nghiệp.
Nhưng ở Mỹ có nhiều công trình vượt mặt được loại tốt nhất mà Đức có.
Tháp chứa lúa mạch ở Canada và Nam Mỹ,
đường ray, những nhà xưởng hiện đại nhất Bắc Mỹ
gần như có thể so sánh với các công trình Ai Cập cổ đại.
Bauhaus được xây chỉ trong hơn một năm, khoảng thời gian ngắn để chứng minh điều này.
Gropius đã ứng dụng phương pháp sản xuất xe hơi của Henry Ford
bằng cách lắp đặt một dây chuyền ngay tại công trường.
Năm 1926, "giấc mơ Mỹ" của Gropius hoàn thành tại Dessau.
Bauhaus trở thành một trong những công trình được quay phim và bàn luận nhiều nhất châu Âu.
Như đoạn băng từ thập niên 30 này.
Ở bất kì đâu mọi người cũng có thể nhìn thấy nhau.
Sự trong suốt hiện diện khắp nơi.
Liệu Bauhaus là nơi ta được tự do hay bị gò ép?
Hay nơi không có sự thân mật, tính tập thể đàn áp cá nhân?
Dù sao Gropius vẫn có thể theo dõi các tiến trình như một người đốc công từ cây cầu ông cho xây dựng.
Trong một vài năm, sức sáng tạo dồi dào ở ngôi trường này
khiến nó bị coi như một trung tâm thử nghiệm kì lạ.
Nhưng liệu trước kia những tòa nhà chi tiết thế này đã từng chứa nguồn nhiệt huyết nào như vậy chưa?
Dự án của Walter Gropius rất thực tế.
Ông muốn cho ngành công nghiệp thấy những ý tưởng của mình hợp lí như thế nào.
Bốn cầu thang dẫn lên nhiều khoảng không gian rộng.
Các phân khu thì có thể cơi nới theo ý muốn.
Những yếu tố thừa bị loại bỏ.
Các bức tường thấp được làm nổi bật.
Cột trụ được gia cố và thiết kế một cách nghệ thuật.
Tất cả khu vực đều liên kết với nhau.
Trong không gian khép kín này
cầu thang kiểu truyền thống trở thành nơi gặp gỡ thoáng đãng, sáng sủa
thu hút những nhiếp ảnh gia, họa sĩ của trường, một phong cách sinh hoạt hoàn toàn mới.
Mọi thứ được thiết kế cho tiện việc đi lại, giao lưu giữa học viên, các khu vực và môn học.
Phòng nhạc kịch Bauhaus - một yếu tố quan trọng không bó hẹp
bằng cách mở sau cánh gà, nhà ăn trong này trở thành một nét độc đáo.
Đến khu nhà cho sinh viên cũng dùng thiết kế mở.
Không có khoảng trống nào tạo sự cô lập.
Ban công nhỏ gợi cảm giác thoải mái.
Sân thượng được sử dụng như nơi gặp gỡ.
"Bạn có thể sống thoải mái ở Bauhaus mà không cần rời đi" - một sinh viên nhấn mạnh.
"Muốn gặp ai thì chỉ cần lên ban công và huýt sáo" - một người khác cho hay.
Như một thị trấn nhỏ, Bauhaus dần trở nên tự chủ.
Có ý kiến cho rằng:
"Cuộc kiếm tìm sự tinh khiết, thanh minh, tự do đã đạt được ở nơi này."
Qua những ô cửa lớn ta có thể thấy một người đang làm việc hay nghỉ ngơi.
Những chi tiết đều rõ ràng, bạn có thể biết nguyên vật liệu nào đã được sử dụng.
Có một người từng đánh giá quan điểm này theo mức độ đạo lí, Rudolph Armand:
"Những gì ẩn bên dưới phải được phô ra."
Gropius chủ ý nhấn mạnh yếu tố công nghiệp.
Trên dãy cầu thang chính trong một gia đình trung lưu,
truyền thống là treo một bức tranh lớn, ở đây thì ông bày một bộ tản nhiệt,
nói lên sự ngưỡng mộ với những đồ dùng hàng ngày.
Nhưng điều này khó thực hiện được ở một đất nước nghèo, sự giúp đỡ không phải lúc nào cũng có sẵn.
Gropius buộc phải linh hoạt, một số cơ chế ở đây gợi nhắc về Châu Âu thế kỉ trước hơn là nước Mỹ.
Với Gropius, tính kiến trúc thể hiện từ tay nắm cửa cho đến công tắc đèn.
Ông tin rằng nhà cửa và nội thất có quan hệ mật thiết.
Tại Bauhaus, chúng tôi cố tìm ra đặc điểm những vật dụng dựa trên chức năng và hạn chế
nhờ một hệ thống lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh vực hình khối, kĩ thuật và kinh tế.
Cách bài trí bên trong được thực hiện bởi các học viên.
Xưởng luyện kim sản xuất tất cả những gì liên quan tới chiếu sáng.
Màu sắc cho biết các tầng và xưởng chuyên về ngành gì.
Sơn được dùng cho mục đích xây dựng.
Qua sự đa dạng về màu sắc, thiết kế các căn phòng trông nổi bật hơn.
Sau khi xây xong ngôi trường, Gropius vẫn còn một câu hỏi:
Ông sẽ sống ở đâu và cung cấp nhà cho giảng viên như thế nào?
Làm thế nào để thống nhất tính cá nhân với tập thể trong tầm nhìn kiến trúc vĩ mô của ông?
Ông quyết định không xây nhà ở trong trường mà sẽ để chúng nằm cách tòa nhà vài trăm yard.
Paul Klee, Vasily Kandinsky và những giảng viên khác sẽ được ở riêng.
Những ngôi nhà này áp dụng kiểu kiến trúc tương tự Bauhaus nhưng đứng độc lập.
Với tư cách là nhà kiểu mẫu trong tương lai, chúng giống như căn hộ cao cấp với từng chi tiết được chăm
chút cẩn thận.
Mẩu quảng cáo này ca ngợi công sức của những học viên đã làm ra các sản phẩm gia dụng.
Hoặc là giảng viên, đề cao chất lượng mô hình nhà ở tương lai.
Mặc dù được đề cao, không phải ai cũng hài lòng khi sống ở đây.
Rõ ràng Paul Klee không thấy thoải mái với phòng tranh như thế này.
Còn Kandinsky không chịu được việc bị mọi người trên phố nhìn vào.
Ông đã yêu cầu sơn trắng những bức tường kính.
Cùng lúc ấy, bức tường trắng khiến người thợ sơn cảm thấy bất an nên ông đã dùng thêm 170 màu sắc
khác nhau.
Bauhaus trở thành vật tranh giành giữa Hội đồng Thành phố và phát xít Đức.
Bị coi là suy đồi bởi phái Bolshevik và Cosmopolitan
trường nghệ thuật danh giá phải chuyển học sinh và giáo viên đến cơ sở mới ở Berlin
vào năm 1933.
Gropius rời đi để theo đuổi "giấc mơ Mỹ".
Bauhaus bị bỏ hoang do tiếng xấu.
Phe Quốc xã phân vân nên làm gì với phần mái phẳng - một sự khiêu kích đối với tinh thần Đức.
Một số gợi ý xây đắp thêm, nhưng ý tưởng đó bị bỏ qua.
Số khác thì mong rằng tòa nhà sẽ được tu sửa lại
để thành một "biểu tượng" có thể nhìn rõ từ trên cao.
Cuối cùng chúng không thay đổi gì và nơi này trở thành trường nữ sinh
dạy nấu ăn và may vá.
Trong Thế chiến II, một phần Bauhaus được dùng làm nơi huấn luyện sĩ quan.
Năm 1945, phần ngoài tòa nhà bị phá hủy
trong một cuộc không kích từ quân Đồng Minh.
Ngôi nhà của Gropius bị phá hủy hoàn toàn.
Sau đó Dessau nằm dưới quyền kiểm soát của Đông Đức.
Những năm 50, phe Cộng sản cũng không thích tòa nhà này.
Cho rằng ngôi trường trực tiếp gây ra sự bại hoại nền kiến trúc.
Dù vậy họ cũng không dám phá sập nó, chỉ để đó và vá lấp những lỗ bom.
Để chứng minh thời thế đã thay đổi, một khu nhà riêng được xây trên nơi ở của Gropius.
Nhà mái nghiêng và hoa phong lữ đã trở lại.
Khu nhà giáo viên bị bỏ hoang.
Gropius qua đời ở Mỹ vào năm 1969
Sau khi để lại tiếng vang và thay đổi bộ mặt kiến trúc Mỹ.
Sẽ mất 20 năm nữa để ý kiến đám đông thay đổi.
Bauhaus được khôi phục vào năm 1976.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, khu nhà giáo viên trở thành nơi triển lãm.
"Trong sự nghiệp của một kiến trúc sư tài năng, hành trình là cái quan trọng nhất.
Tôi tin rằng chúng ta cần dẫn dắt những thế hệ kiến trúc sư tương lai,
từ việc quan sát đến học hỏi,
từ khám phá đến phát minh,
và cuối cùng, dùng sự hiểu biết để đưa yếu tố nghệ thuật vào đời sống của mình."
UNESCO giờ công nhận Bauhaus là di sản thế giới.
Tòa nhà đã được mở cửa trở lại. Nửa trường học, nửa bảo tàng.

You might also like