You are on page 1of 11

CHƯƠNG 4.

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH luôn trở thành thành
viên của công ty đó.
 Sai. Theo khoản 1 điều 54 LDN 2014. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đso là thành viên
của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì
người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự ;à
thành viên của công ty. Tuy nhiên phần vốn góp của thành viên được công ty mua
lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại điều 52 và 53 của luật này trong các
trường hợp sau
- Người thừa kế không muốn trở thành thành viên
- Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 điều này không được hội đồng
thành viên chấp nhận làm thành viên
- Thành viên là tổ chức giải thể hoặc phá sản
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
 Đúng. Theo khoản 3 điều 47 và khoản 3 điều 73 thì công ty TNHH không được
phát hành cổ phần.
3. Mọi thành viên cá nhân của HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể
được bầu giữ chức chủ tịch HĐTV
 Đúng. Theo khoản 1 điều 57 hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch
4. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
 Đúng.theo khoản 2e điều 18 LDN.”….. hoặc người đang bị cấm hành nghề kinh
doanh….”
5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
 Đúng. Mọi tổ chức cá nhân không bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đương nhiên có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp
HĐTV.
 Sai. Theo khoản 3 điều 50 LDN 2014 quy định trừ trường hợp quy định tại khoản
9 điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc
một tỉ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau,
trong đó có yêu cầu triệu tapah HĐTV
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
 Sai. Theo khoản 2 điều 68 tất cả thành viên điều đồng ý tăng vốn điều lệ công ty
thù tỉ lệ vốn góp của các thành viên sẽ được giữ nguyên.
8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
 Đúng. Vì trái phiếu chuyển đổi chỉ áp dụng cho công ty cổ phần.
9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu
công ty phải được sự phê chuẩn của cơ quan đăng ký kinh doanh.
 Sai. Vì LDN 2014 không có quy định về điều này
10. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa
số.
 Đúng. Theo khoản 2 điều 86 quy định. Trương hợp điều lệ công ty không có quy
định khác ,Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiếm soát viên phải quyết
định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày được thông
báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết, người có lợi ích
liên quan không có quyền biểu quyết.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên
trở lên và cho biết hậu quả pháp lý của từng trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ?
 Theo khoản 2 điều 68 LDN 2014  Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì
vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng
thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp
thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp
của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự
nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Theo khoản 3 điều 68 LDN 2014 Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty
có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
 Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn
điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ
ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của
công ty.

2. Phân tích cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty TNHH 1
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu? Các quy định về kiểm soát giao dịch có
nguy cơ tư lợi ở công ty TNHH 1 thành viên có khác với công ty TNHH 2 thành
viên trở lên không?

3. So sánh chuyển nhượng vốn góp và mua lại vốn góp trong công ty TNHH 2 thành
viên trở lên?

 Tiêu
chí
Mua lại phần vốn góp Chuyển nhượng phần vốn góp
phân
biệt
Cơ sở pháp
Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014

Thành viên công ty với các thủ thể


Chủ thể
Công ty và thành viên công ty khác có thể là thành viên hoặc không
tham gia
là thành viên công ty

Thành viên chỉ có quyền yêu cầu công


ty mua lại phần vốn góp khi không tán
thành nghị quyết của Hội đồng thành
viên về các vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Khi các chủ thể có nhu cầu, tự
Điều kiện Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nguyên chuyển nhượng phần vốn góp
tiến hành nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng và không thuộc trường hợp công ty
thành viên; mua lại, tặng cho phần vốn góp và xử
lí phần vốn góp để thanh toán nợ.
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác theo quy định
tại Điều lệ công ty.
 

Cách thức –         Yêu cầu mua lại phải đươc lập Trừ trường hợp quy định tại khoản 3
tiến hành bằng văn bản Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54
–         Khi có yêu cầu của thành viên, của Luật này, thành viên công ty
công ty phải tiến hành mua lại, nếu trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
không thỏa thuận được về giá công ty trở lên có quyền chuyển nhượng một
phải mua lại phần vốn góp của thành phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
viên đó theo giá thị trường hoặc giá mình cho người khác theo quy định
được định theo nguyên tắc quy định tại sau đây:
Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, a) Phải chào bán phần vốn đó cho các
kể từ ngày nhận được yêu cầu. thành viên còn lại theo tỷ lệ tương
–         Việc thanh toán chỉ được thực ứng với phần vốn góp của họ trong
hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần công ty với cùng điều kiện;
vốn góp được mua lại, công ty vẫn b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ điều kiện chào bán đối với các thành
tài sản khác. viên còn lại quy định tại điểm a
khoản này cho người không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại
của công ty không mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày chào bán.
 

Xét về bản chất đây được coi là sự


thay đổi về thành viên trong công ty
Đây được coi là một hình thức thoái
Hậu quả TNHH, vốn điều lệ của công ty
vốn trong công ty, theo đó vốn điêu lệ
pháp lí không thay đổi mà phần vốn góp chỉ
sẽ giảm xuống.
được chuyển từ chủ thể này sang chủ
thể khác.

4. Hãy phân biệt công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu và
công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu. Giải thích vì sao
lại có những quy định khác biệt này.
III. TÌNH HUỐNG

1. TÌNH HUỐNG 1. Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X có 4 thành viên A (10%), B (20%), C (30%), D (40%). Vốn điều lệ
công ty là 2 tỷ

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ lên thành 3 tỷ đồng thì có những cách tăng nào?
Anh chị hãy xác định phần vốn góp thê m của từng thành viên và tỷ lệ vốn góp của họ
trong từng trường hợp tăng đó?
 Có 2 cách tăng vốn điều lệ theo khoản 1 điều 68 đó là, tăng vốn góp của các thành
viên, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
-Tỉ lệ của từng thành viên lần lượt là 1,2,3,4

-Phần vốn góp thêm của từng thành viên lần lượt là:100 triệu, 200 triệu, 300 triệu, 400
triệu

(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của A trong công ty thì A phải thực hiện thủ
tục như thế nào? Anh/chị hãy xác định phần vốn mà các thành viên còn lại được mua.
A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ không hoặc 100
triệu không?
- nếu muốn chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên,A phải
thực hiện theo các bước sau:
- Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại của công ty theo tỷ lệ tương
ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
- Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày chào bán phần vốn góp, bạn mới có
quyền chuyển nhượng phần vốn góp còn lại (chưa chuyển nhượng hết trong 30
ngày) cho các thành viên khác không phải thành viên công ty.
- Phần vốn góp mà các thành viên còn lại được mua 46,6 triệu, 66,7 triệu,86,7 triệu
- Có thể

Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không, thay
đổi như thế nào?

- Nếu A chuyển nhượng thì vốn điều lệ công ty không bị thay đổi
(3) - B bỏ phiếu không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên, B có thể yêu cầu
công ty mua lại vốn của mình không?
- Có
- Nếu B thuộc trường hợp được yêu cầu công ty mua lại vốn, B có thể bán phần vốn
đó với giá 1 tỷ không?

- Tùy vào giá trị phần vốn đó của B lúc hiện tại

- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi
không, thay đổi như thế nào?

-Vốn điều lệ của công ty sẽ giảm 1 tỷ

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty X
không?
- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A? Không nếu không được HĐTV chấp
thuận theo khoản 3b điều 54
- N được thừa kế phần vốn góp của B? Không nếu người thừa kế không muốn trở
thành thành viên theo khoản 3a điều 54
- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C? Không nếu không được
HĐTV chấp thuận theo khoản 6a điều 54
2. TÌNH HUỐNG 2. Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X có 5 thành viên. VĐL của công ty này là 1 tỷ đồng

(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ quyền triệu tập họp HĐTV không? Nêu điều kiện?

 Có, điều kiện theo khoản 1 điều 59 LDN 2014 Cuộc họp hội đồng thành viên được
tiến hành khi có số thành viên dự hợp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ, tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ công ty quy định.

(2) Cuộc họp HĐTV chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?

 Có, vì theo khoản 1 điều 59 LDN 2014 Cuộc họp hội đồng thành viên được tiến
hành khi có số thành viên dự hợp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ, tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định.

(3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì có thể hợp
lệ không?

 không

(4) Cuộc họp dự định tổ chức vào ngày 3/3/16 nhưng chỉ có số thành viên dự họp sở
hữu 50% vốn điều lệ, nên ngày 30/3/16 công ty tổ chức cuộc họp khác và cũng chỉ
có số thành viên dự họp sở hữu 50% vốn điều lệ. Các cuộc họp này có hợp lệ
không?

 Có

(5) Một cuộc họp có số thành viên dự họp sở hữu 90% vốn điều lệ. Tại cuộc họp này
quyết định bán một tài sản của công ty trị giá 700 triệu. Điều kiện để thông qua
quyết định này là gì?

 Theo khoản 3b điều 60 LDN 2014, được số phiếu tán thành ít nhất 75% tổng số
vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ti hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty.
(6) Điều lệ công ty X có thể quy định rằng “Các cuộc họp HĐTV công ty chỉ hợp lệ
khi có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ…”?

 Có thể.

(7) Công ty X dự định thuê nhà của ông A là GĐ của công ty. Ông A sở hữu 40% vốn
của công ty. Hợp đồng này có cần được HĐTV công ty thông qua không, điều
kiện thông qua như thế nào?

=> có. Theo khoản 2 điều 67

3. TÌNH HUỐNG 3.
Công ty TNHH Sông Tranh có trụ sở tại Bình Dương và được cấp GCN đăng ký doanh
nghiệp vào ngày 21/12/2015. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F và vốn điều lệ 1 tỷ.
Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%. Các thành viên bầu
M làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời M cũng là giám đốc của công ty.
Giả định điều lệ công ty không có quy đinh khác, bằng các quy định của LDN 2014,
anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về các sự kiện sau đây:
1. Tháng 2/2016, E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ
tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề
liên quan đến hoạt động của công ty. E và F có thể thực hiện
quyền của mình không, vì sao?
Trả lời: Không vì theo khoản 8 điều 50 E và F chưa sở hữu đủ
10% vốn điều lệ của công ti và điều lệ công ti không có quy
định khác.
2. Tháng 7/2016 ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài sản
của ông N.
Các thành viên còn lại cho rằng việc ông M tự mình ký kết như vậy mà chưa thông qua
quyết định của HDTV công ty Sông Tranh là không đúng với quy định của pháp luật vì
đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HDTV.
Trả lời: Đúng vì theo khoản 2 điều 67 LDN 2014 thì người kí kết hợp đồng, giao dịch
phải thông báo cho các thành viên HĐTV, KSV về các đối tượng liên quan đối với hợp
đồng.
2. Giả sử công ty họp để xem xét việc thông qua HĐ nêu tại câu
2 nhưng ông F không tham gia, anh/chị hãy tính tỷ lệ để HĐ
trên được thông qua.
Trả lời: Giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất
65% tổng số vốn có quyền biểu quyết.

4. TÌNH HUỐNG 4.

A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại và dịch vụ.
Ngày 05/07/2016, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì
phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

 A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400 triệu
đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở
giao dịch.
 B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn
điều lệ.
 C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã
thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội
đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty
quy định B là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang
ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên
phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang
góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?A có thể rút căn nhà trước đây
đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý?
Giả sử  B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp
luật không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

Trả lời: Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về công ti, A có thể nếu được HĐTV chấp thuận
theo khoản….Đúng vì…

5. TÌNH HUỐNG 51

Công ty TNHH Phương Đông


An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua bán
thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng
tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ô-tô được định giá 200 triệu đồng (20%
vốn điều lệ); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500
triệu đồng (50% vốn điều lệ); và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều
lệ).

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là giám đốc,
An là Phó giám đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một
năm hoạt động phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình. Với tư cách là Chủ tịch Hội
đồng thành viên và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra một quyết định cách chức
Giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế. Không đồng ý với quyết
định kể trên, Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó với danh nghĩa công ty
Phương Đông, Bình kí hợp đồng vay 700 triệu đồng của công ty TNHH Trường Xuân.
Theo hợp đồng, công ty Trường Xuân chuyển trước 300 triệu đồng cho công ty Đông
Phương. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển sang tài khoản cá nhân của minh. Theo
sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.

Chương kiện Bình ra tòa, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả
số tiên 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, công ty
TNHH Trường Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả số tiền 300
triệu đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.

1
Phạm Hoài Huấn, Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chương, Trần Thanh Bình: Sách tình huống-dẫn giải-bình
luận: LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2015, tr.104-105.
Câu hỏi:

1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không?
Tại sao?

 Không đúng vì Chương không có quyền tự quyết định mà phải thông qua HĐTV

2. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân
có đúng pháp luật không?

 Không đúng vì theo khoản 2d, điều 56 LDN 2014 những hợp đồng vay có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại
thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn
quy định tại điều lệ công ty

You might also like