You are on page 1of 7

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

A. Luật WTO
Câu 1: Tháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO.
Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập
khẩu đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập
khẩu vào A từ mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành
viên WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu
vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo
hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào
thị trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn
thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).
Hãy cho biết:
1. Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc
dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên
WTO là 20% không? Tại sao?
2. Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương.
Tháng 01/2015, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A yêu
cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.
Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà
(20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá
điếu xì gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn
(năm 2015).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không
những bị mất thị phần mà còn có khả năng phá sản nếu tình hình không được cải
thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết
định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các
Doanh nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000
tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định của
WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên
WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản
phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường
hợp nào?./.
Câu 2: Trước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc
gia A (ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng
là 50%. Khi đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống còn
30% theo lộ trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của
WTO. Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1. Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
 2. Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép dùng
trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay
không?
3. Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với sản phẩm
thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C. Liệu
A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
4. Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản phẩm thép
tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động này
của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy
định của WTO?
Câu 3: Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo
đó, Việt Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối
với dòng sản phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là
10%. Tuy nhiên trên thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu
sữa tươi được áp dụng đối với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức
thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật
Bản mức thuế là 8%.
1. Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa
Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo
quan điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO
hay không? Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được
xem là phù hợp?
2. Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm
sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc
gia trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam
ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi
phạm WTO không? Trường hợp nào thì được áp dụng?
Câu 4: Sau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo
điều kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó,
QG A quyết định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các
thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho
sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ô tô con
có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối
với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ô tô nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ
cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet
trong khi không áp dụng chính sách tương tự đối với ô tô nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh tranh
nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho
ngành sản xuất ô tô nội địa.
Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định
của WTO./.
Câu 5: Doanh nghiệp X là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới,
có trụ sở và nhà máy đặt tại quốc gia A, một thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong
thời gian vài năm trở lại đây, X vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp
sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có quốc gia B,
cũng là thành viên WTO. Để bảo vệ nền công nghiệp thép, dưới sự vận động hành
lang ráo riết từ X, A đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác.
1. Quan ngại trước những tác động xấu từ biện pháp trên của A. Hiệp hội ngành Thép
nước B đã khiếu nại biện pháp của A lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Hỏi cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý hay không? Tại sao?
2. Biện pháp của A có vi phạm quy định của WTO hay không? Tại sao?
3. Giả sử cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thụ lý vụ việc trên, A có thể dựa vào
những điều khoản nào của WTO để không bị thua kiện trước quốc gia B?
B. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - CISG 1980
Câu 1: Ngày 18/11/2015, Công ty A có trụ sở thương mại tại Việt Nam chào hàng
cho Công ty B có trụ sở thương mại tại Mỹ một lô hàng cà phê. Công ty A thông báo
đến Công ty B bằng văn bản rằng thời hạn cho Công ty B chấp thuận chào hàng là 03
tháng. 01 tuần sau khi nhận được chào hàng, công ty B phúc đáp muốn Công ty A
giảm nhé 5%. Trong lúc đang cân nhắc lời đề nghị giảm giá, công ty A nhận thấy có
cơ hội bán hàng cho Công ty C, một công ty Đan Mạch với giá cao hơn giá đã đề nghị
cho công ty B. Do đó, Công ty A gửi văn bản thông báo công ty B về việc đã giao kết
hợp đồng bán lô hàng cà phê cho công ty khác và hy vọng sẽ có dịp hợp tác với công
ty B trong tương lai gần. 01 ngày sau, công ty B gửi thông báo đến Công ty A rằng họ
hủy bỏ đề nghị giảm giá 5% và chấp nhận hoàn toàn chào hàng của Công ty A.
Công ty A không trả lời. Công ty B gửi email yêu cầu công ty A giao hàng cho công
ty B theo hợp đồng đã được giao kết, nếu không sẽ khởi kiện công ty A. Công ty A trả
lời rằng không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và B nên không có nghĩa vụ
giao hàng.
1. CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp
dụng.
2. Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
Câu 2: Công ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh Công ty
ABC (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao,
giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty ABC liên hệ trực tiếp
với Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh
công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019.
Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn
đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty ABC đã gửi fax đề cập đến tình
hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công
ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu công ty ABC giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán
tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng. Do đó, Công ty Fuji
Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích
và trả lời câu hỏi:
1. CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các Fuji Food và
ABC?
2. Nếu CISG được áp dụng, công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất
kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
Câu 3: Ngày 15/3/2016, Công ty A (có trụ sở tại TP. HCM) gửi cho Công ty B (trụ sở
tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD, trả lời trước
ngày 28/3. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của
A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả
lời lại trước ngày 17/4. A đã nhận được trả lời này vào ngày 27/3. Ngày 14/4, công ty
B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông báo cho công ty A về
việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày 15/4, Công ty A gửi fax trả
lời đồng ý với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu cầu công ty B bán hàng theo
đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa thuận vì howpjd dồng đã được ký
kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài quốc tế VIAC để
giải quyết tranh chấp và chọn luật Đức làm pháp luật áp dụng.
Anh chị hãy:
1. Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là
thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2017, Đức là thành viên từ ngày 01/01/1991.
2. Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định
hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích.
Câu 4: Ngày 01/01/2017, X là công ty may mặc của Pháp thỏa thuận mua 2.500m vải
gấm của Y là công ty vải may công nghiệp của Việt Nam với tổng giá trị là 135.000
USD, theo đó X đặt cọc trước 35.000 USD vào ngày ký hợp đồng và sẽ thanh toán số
tiền còn lại sau 10 ngày bằng chuyển tiền qua ngân hàng của Y.
Hàng sẽ được vận chuyển tới Pháp bằng phương thức FOB (Sài Gòn) INCOTERM
2010 và sẽ cập bến theo đúng lịch trình là ngày 10/2/2017.
Sau ngày ký, Y bắt đầu việc giao hàng, tuy nhiên, số vải trong kho không còn đủ, do
đó, ngày 5/1/2017, Y ký hợp đồng với công ty phân phối vài Z đề nghị cung cấp
1000m vải gấm với giá trị 50.000 USD, đặt cọc 10%, hàng phải được giao tại kho của
Y tại Dĩ An chậm nhất ngày 08/1/2017, 1 nửa số hàng này đã được Z giao cho Y.
Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, X viết thư từ chối nhận hàng của Y với lý do hàng
không đáp ứng được yêu cầu. Y không đồng ý và yêu cầu X tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ nhận hàng và thanh toán theo hợp đồng, đồng thời không trả lại tiền cọc theo yêu
cầu của X. Hôm sau, Y cũng viết thư cho Z thông báo rằng khi nào khách hàng (Y)
thanh toán thì sẽ trả nốt tiền cho Z. Ngày 15/11/2016, Z nhận được thông tin tranh
chấp giữa X và Y sẽ kéo dài và có khả năng Y không thể thanh toán cho mình đầy đủ
theo hợp đồng, cho nên Z yêu cầu áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng nhưng Y không
đồng ý.
Hỏi: Z có quyền áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này không? Giải
thích.
Câu 5: Ngày 23/5/2015 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines – chưa là thành viên của
CISG) gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã
tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá
100 USD/bếp. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15
ngày kể từ ngày Gila nhận được chào hàng.
1: Các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao
dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn
chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này?
2. Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2015 Gila nhận được
chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ thể như sau:
(1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp, (2) bổ sung điều khoản bên bán có
trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể từ ngày bên mua nhận hàng, (3)
giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010, (4) yêu cầu Nexo giao
hàng vào ngày 5/7/2015. Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày
05/07/2015, Gila thông báo với Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được
hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện
đòi bồi thường do hành vi không giao hàng đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng
quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo có vi phạm quy định của CISG hay
không? Tại sao?
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI
1. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi
là từ chối chào hàng.
2. Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp
nhận chào hàng.
3. Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
4. Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận
chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
5. Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu
cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này
gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
6. Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời
chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả
những điều khoản bổ sung đó.
7. Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng
của người được đề nghị.
8. Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp
dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước
ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan.
9. Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với
hàng hóa nhập khẩu.
10. Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại
thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
11. Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị
áp dụng đương nhiên.
12. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một
thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm
nhập khẩu.
13. Không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để chống lại hàng hóa có xuất
xứ từ một thành viên đang phát triển nếu thị phần hàng hóa có liên quan được
nhập từ Thành viên này là 2%.
14. Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận.
15. Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp
chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá.
16. Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ
xem xét các báo cáo Amicus Curiae.
17. Khi cam kết giá của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống
bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức.
18. Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO.
19.  Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO
được quy định cụ thể trong hiệp định GATT.
20. Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO.

You might also like