You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
_______✍✍_____

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ TÀI :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT


ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC APP - NỀN TẢNG KẾT
NỐI TRONG NỀN “KINH TẾ CHIA SẺ” TRONG NGÀNH
DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Họ và tên: Đặng Thu Hà


MSV: 11171229
Lớp: Quản trị Marketing CLC K59
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trương Đình Chiến

1. Bối cảnh nghiên cứu và Lý do lựa chọn đề tài


Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển hơn, sau khi cuộc cách mạng 4.0
mở ra đã ngày càng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người .Với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các cộng đồng doanh nghiệp và người
tiêu dùng đã có thể chia sẻ và khai thác tài nguyên lẫn nhau. Từ đó, xuất hiện nhiều
phương thức kinh doanh mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho doanh nghiệp,
giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dễ dàng hơn. Đây chính là nền tảng của “kinh
tế chia sẻ” - mô hình hiện đang là hiện tượng được bàn tán và khuyến khích phát triển
mạnh mẽ tại môi trường kinh doanh tại thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mô hình và các hoạt động của nền “kinh tế chia sẻ” đã xuất hiện khá lâu trên thế giới,
tuy vậy, đến thời điểm hiện nay mới có những bước phát triển đột phá nhờ thành tựu
phát triển của khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, mô hình này được coi là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế
số. Với mô hình kinh tế mới này, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu
dùng đã vượt qua giới hạn về cả khoảng cách thời gian cũng như không gian địa lý,
đồng thời nó ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cũng như tối thiểu hóa chi
phí trong quá trình vận hành.

Có thể thấy rõ, hiện nền “kinh tế chia sẻ” đã và đang nở rộ ở rất nhiều ngành nghề
khác nhau, trong đó có cả ngành Dịch vụ du lịch, khách sạn. Nó đang ảnh hưởng lớn
đến cách mà các khách sạn truyền thống đang kinh doanh. Nhờ tới sự phát triển của
công nghệ, mà lối kinh doanh cộng sinh hiện nay được nhiều người hướng tới và đã
tạo ra nhu cầu cực kỳ lớn, giúp ngành du lịch trở nên có tiềm năng phát triển mạnh
mẽ.

Trong sự thành công của kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch tại Việt Nam có thể kể
đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Airbnb, Uber,Trip,vn...Điển hình về thành tựu nổi bật
cụ thể của App thực hiện mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam như dịch vụ Airbnb.ào
những năm đầu khi mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam chỉ có 6500 căn hộ vào năm
2016 thì tới năm 2017, nguồn cung đã tăng lên gấp 2,5 lần tương đương 16.000 căn.
Sự thành công vang dội của mô hình này đã đồng loạt kéo theo các startup cho các
app - nền tảng kết nối trong ngành du lịch tại Việt Nam như Luxstay, Homestay,..

Nhận thấy tiềm năng phát triển cũng như những vấn đề đang gặp phải của các App -
nền tảng kết nối trong ngành du lịch trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, tôi lựa
chọn đề tài cho học phần Đề án chuyên ngành là Thực trạng và giải pháp cho hoạt
động Marketing của các App- nền tảng kết nối trong ngành du lịch trong nền kinh
tế chia sẻ tại Việt Nam để có thể nghiên cứu để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về mô
hình kinh doanh này trong từ đó tìm ra những giải pháp cho hoạt động Marketing
nhằm hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển các App - nền tảng kết nối ngành du lịch
tại Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Tìm hiểu về nền “kinh tế chia sẻ” và mô hình kinh doanh trong nền “kinh tế
chia sẻ”: nguồn gốc, khái niệm, bản chất, nguyên tắc hoạt động .
- Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu về thực trạng hoạt động marketing của các App
sử dụng mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.
- Tìm hiểu và xác định mức độ hài lòng trong trải nghiệm của khách hàng khi sử
dụng App - nền tảng kết nối.
- Thu thập được những số liệu mang tính chất tương đối và khách quan,vận dụng
lý thuyết đã nghiên cứu đưa ra những kết luận và đề xuất cho hoạt động
marketing của các app - nền tảng kết nối trong nền kinh tế chia sẻ trong ngành
du lịch tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động marketing của các app - nền tảng kết nối trong ngành du lịch
trong nền “kinh tế chia sẻ” tại Việt Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các app - nền tảng kết nối trong nền “kinh tế chia sẻ” trong ngành du lịch tại Việt
Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu và thời gian, nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tháng
9 - tháng 10 năm 2020 với phạm vi không gian là lãnh thổ Việt Nam (thông qua hình
thức trực tiếp kết hợp trực tuyến) với xu hướng tập trung tại khu vực Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được kết hợp nghiên cứu trên dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp (định tính) với
phương pháp thu thập và xử lý thông tin cụ thể sau.
5. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Những thông tin thứ cấp cần thu nhập:
- Lý thuyết về nền kinh tế chia sẻ và mô hình kinh tế chia sẻ qua các nghiên cứu
có nội dung liên quan của những đơn vị xuất bản chuyên môn trong nước và
quốc tế, được thu thập qua Internet.
- Các báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu được thực hiện bởi các công
ty nghiên cứu thị trường và các đơn vị nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.
- Các báo cáo, thông tin về thực trạng hoạt động marketing của các app - sử dụng
mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch.
Những thông tin sơ cấp cần thu nhập:
Những thông tin sơ cấp sẽ được thực hiện dưới hình thức điều tra phỏng vấn, cụ thể là
phỏng vấn cá nhân qua một trong các nền tảng sau: gặp mặt trực tiếp và gửi email
Bảng hỏi của nghiên cứu sơ cấp về “ Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của người dùng App- nền tảng kết nối trong ngành du lịch trong nền kinh tế
chia sẻ tại Hà Nội ” sẽ được đính kèm trong phụ lục của đề án.
Những thông tin trên sẽ được phân tích và xử lý qua việc khai thác nội dung câu trả
lời và được phân tích bằng phương pháp định tính , đồng thời kết hợp với các báo cáo
và nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để rút ra thông tin có ý nghĩa và xây
dựng nền tảng cho phát triển đề xuất.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỀN “KINH TẾ CHIA SẺ”

1.1 Khái niệm về “ kinh tế chia sẻ” và mô hình kinh doanh của “nền kinh tế chia sẻ”

- Nguồn gốc, lịch sử hình thành , định nghĩa về “kinh tế chia sẻ” và mô hình
kinh doanh của nền kinh tế này.

1.2 Thực trạng của nền “kinh tế chia sẻ” ở Việt Nam.

- Thực trạng hiện tại của nền “kinh tế chia sẻ”, chính sách quản lý của nhà nước
đối với nền “kinh tế chia sẻ” của VN

1.3 Các loại mô hình kinh tế chia sẻ chính trong ngành du lịch ở Việt Nam.

- Riêng với ngành du lịch, mô hình kinh tế chia sẻ có nhiều loại hình khác nhau
như: mô hình chia sẻ phương tiện giao thông, mô hình chia sẻ hình thức lưu
trú,...

1.3 Những tác động của kinh tế chia sẻ đến du lịch tại Việt Nam.

1.3.1 Tác động tích cực

1.3.2 Tác động tiêu cực

1.4 Xu hướng phát triển của nền “ kinh tế chia sẻ” trong ngành du lịch thời kỳ hiện
nay.

( tiềm năng phát triển, cơ hội và thách thức)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC APP –


NỀN TẢNG KẾT NỐI TRONG NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN “KINH TẾ
CHIA SẺ” TẠI VIỆT NAM: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP AIRBNB

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

( lịch sử hình thành và phát triển, tầm nhìn,giá trị cốt lõi, sứ mệnh,..)

2.1.1 Nền tảng của mô hình kinh doanh của Airbnb


Nền tảng kinh doanh của mô hình kinh doanh của Airbnb bao gồm 8 mảng nhiệm vụ
chính:

- Customer Segmentation

( phân khúc thị trường và phân khúc khách hàng mà Airbnb lựa chọn và nhắm đến )

- Key activities

( những nguyên tắc hoạt động chính của Airbnb)

- Key resources

( những nguồn lực để có thể vận hành và hoạt động được)

- Key partner

( những đối tác, nhà cung cấp của Airbnb, những nguồn lực mà nhà cấp có thể đáp
ứng ,những hoạt động chính của những đối tác và nhà cung cấp)

- Value proposition

( Giá trị Airbnb cam kết mang lại cho khách hàng là người thuê và người cho thuê)

- Customer relationship

( cách Airbnb kết nối và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, giữa các khách hàng
cho thuê và khách hàng thuê nhà, vai trò của việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ
này tới Airbnb)

- Channels

( các kênh phân phối, truyền thông tích hợp mà Airbnb sử dụng để tối ưu hóa trong
việc tiếp cận khách hàng như: digital marketing, word of mouth,..)

- Pricing model

Những quyết định về giá như chi phí và mức chiết khấu khuyến mãi áp dụng cho từng
phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau ( chủ nhà, người thuê nhà,..)

2.2 Tác động của mô hình kinh tế chia sẻ Airbnb tới dịch vụ lưu trú tại Việt Nam

- Tác động tiêu cực


- Tác động tích cực

2.3 Những cơ hội và thách thức dành cho mô hình kinh doanh của Airbnb

( những tác động của môi trường vi mô và vĩ mô tới mô hình kinh doanh và hoạt động
kinh doanh)
2. 4 Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng App của Airbnb
tại Hà Nội

2.4.1 Khảo sát thực tế

2.4.2 Mô tả mẫu

2.4.3 Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng là người sử
dụng Airbnb với mục đích thuê nhà

2.4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là người sử dụng Airbnb với mục đích
cho thuê nhà

2.4.5 Đánh giá thực trạng mô hình kinh doanh của Airbnb

2.4.6 Một số vấn đề còn tồn tại trong mô hình kinh doanh của Airbnb

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA


CÁC APP - NỀN TẢNG KẾT NỐI TRONG NỀN KINH TẾ CHIA SẺ NGÀNH
DU LỊCH TRONG TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển

3.2 Đề xuất giải pháp cho hoạt động marketing của Airbnb với khách hàng là
người thuê nhà

3.3 Đề xuất giải pháp cho hoạt động marketing của Airbnb với khách hàng là người
cho thuê nhà

3.4 Đề xuất giải pháp chung cho các App - nền tảng kết nối trong nền kinh tế phát
triển trong ngành du lịch.

- Đề xuất riêng cho các App, đề xuất cho các chủ nhà, đề xuất cho nhà nước để
đẩy mạnh phát triển mô hình “kinh tế chia sẻ”

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

You might also like