You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG-VŨ TRỤ

BÀI THÍ NGHIỆM


KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC 1
(Dùng cho Sinh viên ngành KTHK theo học môn khí động lực học 1)

HÀ NỘI, 08/2013
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1

Danh mục các bài thí nghiệm


- Bài 1: Xác định tỉ trọng của không khí trong ống
- Bài 2: Xác định gần đúng tỉ trọng của không khí trong ống
- Bài 3: Sự phân bố vận tốc bên trong buồng thử
- Bài 4: Đo vận tốc dòng chảy bằng thiết bị lazer
- Bài 5: Hiển thị dòng chảy bao quanh vật thể
- Bài 6: Tính lực cản tác dụng lên vật thể 2D bằng phương pháp đo vết sau vật
thể.

Yêu cầu đối với sinh viên


Sau khi tiến hành thí nghiệm sinh viên phải nắm vững:
- Các bước chuẩn bị một thí nghiệm khí động cơ bản.
- Phương pháp đo vận tốc, khối lượng riêng bằng ống Pitot.
- Phương pháp đo vận tốc bằng thiết bị lazer.
- Phương pháp thí nghiệm hiển thị dòng chảy bao quanh vật thể.
- Phân tích kết quả thí nghiệm, liên hệ với bản chất khí động của dòng chảy.
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1

Phần I:

Giới thiệu về ống khí động AF 6116


Ống khí động AF 6116 đã được trang bị cho quá trình học tập, nghiên cứu của giảng
viên, sinh viên Viện cơ khí động lực, bởi sự hợp tác giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội
và Đại học ENSMA (Pháp). Dưới đây là hình ảnh tổng quan và những đặc tính chính
của ống khí động AF 6116:

2
Hinh 1: Ống khí động AF 6116 (Đặt ở nhà T – ĐHBK HN)

Những đặc tính chính của ống là:


- Dạng ống: Ống hở.
- Kích thước tổng: 7110 x 1600 x 2250 mm.
- Tốc độ dòng khí trong ống: 0 – 38 m/s (137 km/h).
- Thay đổi vận tốc dòng liên tục từ 0  38 m/s bằng cách thay đổi vận tốc quay
của quạt thông qua bộ biến tần thể hiện bằng bảng điều khiển.
- Số Mach  0,1.
- Đặc tính buồng thử:
- Dạng kín.
- Diện tích mặt cắt: 400 x 500 mm.
- Chiều dài: 1000 mm.

3
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1
- Buồng thử được làm hoàn toàn trong suốt, có thể đặt vào đó các mẫu thử nhỏ,
bên cạnh đó còn có các lỗ đo áp suất trước và sau buồng thử, bộ hiển thị áp suất,
ống Pito…
- Ống khí động được gắn trên một khung đỡ có thể di chuyển và có khóa để cố
định ở trong phòng thí nghiệm.
Dưới đây, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về kích thước và chức năng từng phần của ống khí
động AF 6116.

1. Phần ống dẫn (Duct)


1.1 Phần dẫn dòng vào (Intake section – Convergent)
Nó được thiết kế để tăng tốc dòng khí, để dòng khí qua tiết diện đạt chất lượng cao
nhất, và được ngăn bằng lưới sắt để ngăn không cho vật thể lạ bị hút vào. Trong phần
dẫn dòng còn lắp thêm tấm tổ ong làm suôn đều dòng khí trước khi vào buồng thử.
Kích thước chính:
- Tiết diện vào: 1100 x 1300 mm
- Tiết diện làm tĩnh (calm): 800 x 1000 mm
- Tiết diện ra: 400 x 500 mm
- Chiều dài: 1560 mm

Hinh 2: Tiết diện đầu vào với lưới tổ ong dạng lục giác
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1

2. Phần làm thẳng


Theo các kết quả thực nghiệm mới nhất thu được từ các ống khí động, đoạn làm
thẳng nên đặt trước buồng thử để tránh hiện tượng xoáy có thể ảnh hưởng đến đo lường
trong buồng thử.

Hinh 3: Đoạn làm thẳng trước khi vào buồng thử

3. Buồng thử (Test section)


Được thiết kế bằng vật liệu trong suốt để có thể quan sát dễ dàng các mẫu thử bên
trong từ bên trên, phía dưới và bên cạnh. Có các cửa ở phía bên để lắp đặt mẫu. Mặt
trên, dưới và hai bên có thể tháo ra dễ dàng khi cần thiết.

Mặt kiểm tra có gẵn các lỗ đo áp suất


và ống Pito. Kích thước buồng thử:
- Rộng: 400 mm
- Cao: 500 mm
- Dài: 1000 mm

Hiǹ h 4: Buồng thử bằng vật liệu trong


suốt

4. Phần ống loe (Diffuser)


Tạo chất lượng dòng khí trong buồng thử ra tốt nhất khi phần loe có góc mở nhỏ (tránh
hiện tượng giảm áp đột ngột).
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1

Các kích thước chính:


- Đầu vào hình chữ nhật:
o 400 x 500 mm
- Đầu ra hình tròn có đường kính:
o D = 1000 mm
- Chiều dài: Hiǹ h 5: Phần ống loe
o 2880 mm

Quạt hướng trục (Axial fan)


Quạt được sử dụng để đưa dòng khí vào trong ống, là quạt có cánh kép (được lắp trên 2
motor điện khác nhau và quay ngược chiều nhau), vật liệu nhẹ, cân bằng tĩnh và động
tốt.

Đặc điểm chính:


- Đường kính 1m.
- Lưu lượng lớn nhất: 7,6 m3/s.
- Áp suất đầu ra: 450 Pa.
- Motor điện: Hai động cơ 3 pha, công
suất 8 KW.
Hiǹ h 6: Hai quạt hướng trục quay
ngược chiều nhau

5. Phần ống ra (Delivery section)


Được lắp ở đầu ra của ống khí động, được làm loe ra để giảm vận tốc gió thoát ra ngoài
môi trường.
Bài thí nghiệm khí đông lực học 1

Các kích thước chính:


- Đường kính đầu vào:
o R = 1000 mm
- Đường kính đầu ra: R = 1600 mm
- Chiều dài: 370 mm
- Có lưới bảo vệ
- Vận tốc dòng khí ra Max: 3,7 m/s
Hiǹ h 7: Phần ống ra

6. Đặc điểm kết cấu (Construction features)


- Các bộ phận, trừ buồng thử, đều
được chế tạo bằng thép không gỉ và
được hàn nối cẩn thận.
- Các mối nối được đảm bảo kín,
không cho không khí lọt qua.
- Các mặt bên trong và bên ngoài ống
khí động đều được sơn cẩn thận.
Hiǹ h 8: Phần giá đỡ ống khí động

- Đặc biệt mặt trong được sơn nhẵn đảm bảo giảm tối đa độ nhám bề mặt, giảm
tổn thất áp suất xuống mức tối thiểu.
- Toàn bộ phần ống được đỡ bằng các khung đỡ chữ nhật chắc chắn.

7. Hộp điều khiển điện


Bao gồm:
- Công tắc tổng.
- Núm thay đổi tần số điện để thay đổi
tốc độ quay của quạt, nhằm có được
sự thay đổi liên tục vận tốc dòng khí
khi qua buồng thử.
- Màn hình hiển thị kỹ thuật số.
Hiǹ h 9: Hộp điều khiển
điện
Phần II:

Các bài thí nghiệm

Bài 1: Xác định tỉ trọng của không khí trong ống


Đây là một phần trong việc tính toán quạt hoặc ống khí động (vận tốc, tốc độ quay, tính
toán nhiệt, tổn thất nhiệt) tức là tính toán mật độ dòng chảy, việc tính toàn này là bước
cơ sở cho tính toán các thông số khác. Với

1. Lý thuyết áp dụng
Trong điều kiện làm việc của không khí, không khí khô và ướt, khí lý tưởng ta có
phương trình traṇ g thái:
RT 1
v  
P ro

Trong đó

I.S T
.
S
v: khối lượng trên thể tích hoặc khối lượng m3/ m3/k
g
riêng r0: Tỉ trọng của không khí kg
kg/
p: áp suất tuyệt đối kg/
m3
T: Nhiệt độ tuyệt m3 kp/
đối Pa m2

R: hằng số chất khí K K


Kpm
J

Chúng ta có thể xác định được R, riêng đối với chất lỏng, chất khí thì nó là hằng số xác
định bởi khối lượng phân tử m
- R*=8314J/kgmole K (Trong hệ đơn vi ̣đo lươǹ g quốc tế IS)
- R*=848 Kpm/kgmole K (Trong hệ đơn vi ̣kỹ thuâṭ TS)
Hai trường hợp đặc biệt là không khí khô và hơi chúng ta có:
Không khí khô: m=28.97kg/kgmole
- R=R*/m=8314/28.97=287.0J/kg K (IS)
- R=R*/m=848/28.97=29.27J/kg K (IS)
Hơi: m=18.02kg/kgmole
- R=R*/m=8314/18.02=461.14/kg K (IS)
- R=R*/m=848/18.02=47.05J/kg K (IS)
Đối với không khí ẩm chúng ta có thể xác định hằng số R là tỉ trọng trung bình của
không khí khô và hơi được xác định:
1 * 287.0  y 461.4
R
1y

1 * 29.7  y 47.05
R
1y

Trong đó y là tỉ số khối lượng không khí ẩm/ khối lượng không khí khô và 1+y là khối
lượng trộn giữa 1kg không khí khô và y kg không khí ẩm.
Để xác định tỉ số trên ta cần xác định y, nếu không đọc biểu đồ độ ẩm nhưng biết nhiệt
độ, áp suất, độ ẩm tương đối ta có thể xác định theo công thức:
18.02 f fip ' v (t )
y  0.622
28.97 p  f p  fip ' v (t )

Trong đó:
- f: áp suất riêng của không khí ẩm
- p’v: áp suất hơi bão hòa, nó là một hàm của nhiệt độ
- fi=f/p’v độ ẩm tương đối

2. Ứng dụng tính toán


Bắt đầu khảo sát ta cần nắm những thông số của môi trường thực nghiệm:
- Nhiệt độ: t0=19.60C
- Áp suất tổng: p0=750 mmHg=10196kp/m2
- Độ ẩm tương đối: 72%
Tỉ số y (kg của hơi/ kg không khí khô) có thể được tính toán qua những thông số cơ
bản như nhiệt độ và áp suất của môi trường ở nhiệt độ 19.6 0C khi đó p’v=17.1 mm Hg,
Từ đó ta có:
f=fip’v=0.72*17.1=12.3 mmHg
y=0.622 12.3/(750-12.3)=0.010kg không khí ẩm/kg không khí khô
Để tính toám điều chỉnh mật độ không khí trong ống, chúng ta chú ý đến áp suất phát
sinh của quạt. Trong điều kiện làm việc chúng ta có 1 dãy áp suất thực tế đo được, nó
được định nghĩa P-P0=41.1
Do đó, áp suất bên trong ống PD=(P-P0)+p0=41+10196=10237kp/m2
=100391 Pa
Khi ống bị nén lại thì nhiệt độ của khí trong ống tăng lên. Trong ống có chứa tấm có
thể đo được nhiệt độ nhờ nhiệt kế gắn trên nó, nhiệt kế sẽ kô hoạt động được khi nhiệ
độ trong ống lên đến tới hạn. Để đơn giản ta coi các quá trình là đoạn nhiệt và … khi
đó chúng ta có:

k 1
10237 1
p  292 .75(
T  T0 ( ) k ) 3.5  293k
p0 10196

Trong hệ IS:
287.0  0.010 * 461.4
R   288.7 J
1.010 kgK

v=RT/p=288.7*293/100391=0.842 m3/kg
r0=1/v=1/0.842=1.187kg/m
3 Trong hệ TS:
29.27  0.010 * 47.05
R   29.44 J
1.010 kgK

v=RT/p=29.44*293/10237=0.842m3/kg
r0=1/v=1/0.842=1.187kg/m3
Chúng ta cần chú ý trong khi tính toán có thể có sai số với T hoặc p do chọn điều kiện
ban đầu hoặc đơn vị của nó như chưa đổi từ độ sang kenvin. Ngược lại khi không xác
định được fi thì chỉ ảnh hưởng đến kết quả. Thực ra trong ví dụ trên nếu ta bỏ qua hoàn
toàn độ ẩm của không khí thì phép tính sẽ là:
- v=RT/p=287.0*293/10391=0.838m3/kg
- r0=1/v=1/0.838=1.194kg/m3
Trong đó sai số là:
1.194  1.187
e  0.006  0.6%
1.187

3. Chuẩn bị thí nghiệm


Nối quạt ống khí động với nguồn điện 3 pha.
Bật công tắc cho quạt khởi động với tần số < 20 Hz
- bật công tắc chính (công tắc 1)
- bật công tắc phụ (công tắc 2)
- xoay công tắc thay đổi tần số (công tắc 3)

2 3

Hinh 10: Điều chỉnh ống Pitot sao cho ở vị trí giữa tiết diện

4. Tiến hành thu thập dữ liệu


- Đo nhiệt độ phòng:
- Đo độ ẩm phòng:
- Đô áp suất

Lần đo Chỉ só P V
cột
nước
1
2

5. Tính toán kết quả


Tính toán giá trị ở mỗi lần đo và nhận xét

6. Tắt máy
Việc tắt ống khí đông thực hiện theo các bước ngược lại với các bước khi tiến hành
khởi động trong phần chuẩn bị thí nghiệm. Tức là xoay công tắc sao cho tần số của
quạt có gia trị 0, tắt công tắc phụ 2, tắt công tắc phụ 1 và cuối cùng là rút nguồn ra khỏi
quạt.
Bài 2: Xác định gần đúng tỉ trọng của không khí trong ống

1. Cơ sở lý thuyết
Chúng ta phải xác định chính xác tỉ trọng của không khí thông qua các lực đã biết. Các
thông số trên được xác định khi chúng ta đo đạc khi tiến hành thí nghiệm.
Mục đich của chúng ta là đơn giản hóa ta giả thiết một số điều sau:
- Chú ý đến độ khô của không khí hoặc quy định về độ ẩm tương đối
- Bỏ qua nhiệt phát sinh do quạt gây ra
- Bỏ qua sự tăng áp do quạt sinh ra
- Chú ý đến áp suất khí quyển ở mặt nước biển là 760 mm Hg
Chúng ta thừa nhận 4 giả thiết trên, dữ liệu cần thiết để tính toán tỉ trọng là nhiệt độ
bên ngoài, nhiệt là một hàm của tỉ trọng không khí. Đầu tiên ta đọc bảng chỉ dẫn ở bên
ngoài ống sau đó là điều kiện về nhiệt đô và độ ẩm tương đối.
Nếu chúng ta nghĩ kết quả đạt được không phản ánh rõ bản chất bên trong ống, điều đó
có thể đúng là do nhiệt độ, áp suất đã bị lọai trừ từ các giả thiết 2, 3 và 4.
Ta có phương trình:
P  t  273 .15 
r0  r0 ( P) t0  273 .15
0  

Trong đó phụ lục đã được tính toán là những điều kiện có bản và sai số về khối lượng
thực của vật.
Thấy sự đúng đắn nhiệt độ bên trong t khác với nhiệt độ tra trong bảng t 0, tuy nhiên sai
số giữa chúng là không đáng kể trừ khi áp suất do quatk sinh ra vượt quá áp suất tối đa
(cánh quạt quay với vận tốc cao, điều chỉnh cho của nhỏ mở) và sai lệc của nó dưới 1%
Phương trình trên trở thành:
P
r0  r0 ( )
P0

Áp dụng vào phương trình những gì ta đã biết:


- Nhiệt độ bên ngoài to, ro có thể đọc từ bảng có sẵn
- Áp suất tuyệt đối ngoài ống, chính xác hơn áp suất trong ống nếu chúng ta
không tính đến sự nóng lên trong khi nén
2. Tính toán áp dụng
Chúng ta sử dụng lại dữ liệu của bài 1
- t=19.60C
- p=750mmHg
- fi=72%
Đó là nền tảng để ta tính toán tại 1 điêm trên mặt.
- ro=1.187kg/m3
Áp dụng để đơn giản hóa một mặt của dòng chảy.
Cho nhiệt độ là 200C van sẽ đóng lại, chúng ta có thể đọc thống số trong bảng về độ ẩm
là 65%
- ro0=1.1973kg/m3
Van này có đặc trưng sai số 0.8%, đổi đơn vị từ atmosphe thành 760mmHg và coi nhiệt
độ của môi trường xung quanh là 200C. Khi đó:
750  20.0 + 273.15  3
ro = 1.1973( ) = 1.183kg / m
 
760 19.6 + 273.15 

(Sai số 0.3%)
Nếu chúng ta muốn kết thúc chúng ta có thể tác động đến khi quạt đạt áp suất tới hạn ...
10196  40
ro  1.188  1.188 kg / m 3
10196

Ta đổi áp suất trở lại 750mmHg=10196kp/m2 như chúng ta đã thấy kết quả thu được
không bằng 10332kp/m2 tương ứng với áp suất thông thường tính theo atmostpheric.
Cuối cùng đánh giá kết quả đạt được tương ứng xác định một cách chặt chẽ, sai số 1%.
Phân biệt sự khác nhau về độ ẩm: 72% theo tính toán và 65% theo giá trị tra theo bảng
Nếu chúng ta nhìn một cách toàn diện, tối ưu giữa sự nhanh chóng và sự chính xác,
cũng như chất lỏng, chúng ta có hỗn hợp bão hòa của chất khí trong ống là:
p  750  3
r r  1.1973  1.183kg / m
o o  
po  760 

Với sai số 0.5%


3. Chuẩn bị thí nghiệm
Công việc chuẩn bị giống như chuẩn bị thí nghiệm trong bài 1

4. Tiến hành thu thập dữ liệu


Đo nhiệt độ phòng:
Đo độ ẩm phòng:
Đô áp suất

Lần đo Chỉ só P V
cột
nước
1

5 Tính toán kết quả


Tính toán cho mỗi lần đo và nhận xét

6. Tắt máy
Việc thực hiện dừng thí nghiệm giống như trong bài thí nghiệm 1
Bài 3: Sự phân bố vận tốc bên trong buò ng thử bằng ống
pitot
Mục đích thí nghiệm là tinh vận tốc không khí profile bên trong buồng thử bằmg cách
sử dụng ống Pito.

1. Cơ sở lý thuyết
Với mẫu trong hình ở trang kế tiếp,cho một chùm (….) chúng ta có thể viết phương
trình chuyển động giữa mat 1 và 2 không có tác động trao đổi với bên ngoài
V2V2
2  g ( z 2  z1 )   l vdp  lw  0
2 1 2

Nơi mà chỉ số 1 và 2 hướng tới các măṭ phẳnglà gia tốc trọng trường và:
- V: vận tốc cục bộ của dòng không khí(m/s)
- z: độ cao trắc địa được so sánh với một mặt
-
- huẩn nằm ngang bất kỳ (m)
- v: khối
g riêng của không khí (m3/kg)
lươn
- p: áp suất (Pa)
- lw: Tổn thất
(Tất cả các số hạng của phương trình,được viết theo hệ thống quốc tế,có các kích tước
của 1 năng lượng đặc trưng,i.e. được chuyển tới đơn vị khối lượng , và chúng được đo
là J/kg, đơn vị mà đồng nhất với m2/s2).
Số hạng g(z2-z1) là strickly null trong vỏ của đường ống nằm ngang và tuyệt đối không
đáng kể được so sánh với số hạng còn lại trong các vỏ khác.
Chênh lệch áp suất giữa mặt cắt 1 và 2 rất nhỏ vì vậy khối lượng thể tích v có thể được
xem như hằng số và chất lỏng có thể được xử lý như là không nén được.
Do tác động của các ngoại lực (ma sát, xoáy) rất nhỏ và không đáng kể do đo ́ ta có thể
bỏ qua.
Khi va chạm với ống Pito dòng chất lỏng bị lệch tâm kết quả là vận tốc theo phương
vuông góc tới mặt cắt 1 không đáng kể vớiV 2 .
Sau khi đơn giản hóa các giả thuyết như vậy, phương trình chuyển động có dạng đơn
giản là:
2
V PP
2
 2 1
0
2 r0
r0 tỉ troṇ g của không khí.

Chênh lệch áp suất đo được cho phép tính vận tốc hiện tại của dòng chất lỏng ở mặt cắt
thứ 2:
2( P1  P2 )
V2  r0

Tuy nhiên,vận tốc bị gới hạn không phải là V 2 , nhưng vận tốc chúng ta có ở điểm 1 khi
tính toán,dưới các điều kiện khác,chuyển động không bị rối do có ống Pito.Các hiện
tượng tác động thực tế này như là:
- Xu hướng của lớp nước ngầm để tháo từ ống, với sự xuất hiện của của dòng
xoáy và các lực cản cái mà là nguyên nhân của sự giảm áp suất P2 .

- Sóng phản xạ được giới hạn bởi cần, cái là nguyên nhân làm
P2 tăng.

Đại lượng của sự hiệu chỉnh được mang tới P phụ thuộc vào khoảng cách giữa mặt cắt
2

2 và,lần lượt,nền tảng của đầu nhọn của ống Pito từ một mặt khác,và trục của cần từ
mặt khác,đang giảm ở giảm của các khoảng cách như vậy.
Sơ đồ biểu diễn trong trang kế tiếp của thí nghiệm ban đầu,các đại số tách biệt 2 sự
hiệu chỉnh δ biểu diễn trong các số hạng áp suất động học r0 , V 2 2 , như là 1 hàm của
khoảng cách x,biểu diễn trong bội số của đường kính ống Pito.
Được đặt tên delta về đại số tổng của các hiệu chỉnh và áp suất tĩnh P mà sẽ bố trí trong
điểm đo lường trong sự vắng mặt của sự nhiễu, chúng ta có:
V2
r
PP(PP)(P  P )  ( P  P )  delta (r V2 )
0 1 1 2 2 1 2 0
2 2
Từ:
12( P1  P2 ) 1
V  1  deltar0  V
1  delta 2

Hệ thức chứng minh hệ số hiệu chỉnh:


1
1  delta

Hiệu chỉnh cho ống Pito-Prandtl


X=khoảng cách giữa áp suất hút tĩnh và đầu nhọn hoặc cần của ống Pito,biểu diễn bội
số của đường kính.
δ = sự chênh lệch giữa áp suất tĩnh được tính và cái mà tương ứng lớp nước ngầm
không bị nhiễu, biểu diễn phần của áp suất động học.
Các phương trình thực tế sử dụng:
Cho thực tế hiện tại chúng ta có:
- ảnh hưởng của đầu nhọn
o X= 0.0635/0.008=7.94 δ
- ảnh hưởng của cần
o X=0.133/0.008=16.62 δ=0.004
- hệ số hiệu chỉnh vận tốc
o Delta= 0.00+0.004=0.004
1
1  1.004
1  delta  0.996

Sau đó tổng hợp lại:


2( P1  P2 )
V  1.004
r0

Số hạng ( P1  P2 ) ( P1  P2 ) , tương ứng sự chênh lệch áp suất ở những phần cuối của ống
Pito, được biểu thị bằng Pa, i.e.in, N/ m 2
Hoặc công thức khác:
deltapi
V  4.47 r0

Nếu deltapi chỉ chỉ số áp kế vi sai mm cột nước.

3. Chuẩn bị thí nghiệm


Việc chuẩn bị như trong bài thí nghiệm 1 và 2

4. Tiến hành thu thập dữ liệu


Đo nhiệt độ phòng:
Đo độ ẩm phòng:
Đô áp suất tại tiến diện 1:

Lần đo Chỉ só P V
cột
nước
1

Dịch chuyển ống pi tôt dọc theo mặt cắt và đo áp suất tại tiến diện i

Lần đo Chỉ só P V
cột
nước
1

5 Tính toán kết quả


Tính gía trị vận tốc tại các tiến diện đã đuoxj dịch chuyển và vẽ phân bố profile vận tốc
trong ống.

6. Tắt máy
Việc dừng thí nghiệm giống như bước thực hiện trong bài thí nghiệm 1 và 2.
Bài 4: Đo vận tốc dòng chảy bằng thiết bị lazer

1 Nguyên lý đo LDA (Laser Doppler Anemometry)


1.1. Đặc điểm của chùm tia Laser (Laser Beam)
* Tính chất của tia Laser:
- Độ định hướng cao: Tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó có khả
năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị tán xạ.
- Tính đơn sắc rất cao: Chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy nhất.
Đây là tính chất đặc biệt nhất mà không nguồn sáng nào có.
- Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia laser.
- Có khả năng phát xung cực ngắn, cỡ mili giây, nano giây, pico giây, cho phép
tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn.
Dọc theo các mặt cắt ngang của chùm tia Laser, mật độ nguyên tử tuân theo phân bố
1
Gaussian, trong đó mật độ ở bên rìa chùm sẽ bằng  13% mật độ ở lõi của chùm
2
e
laser.
Với bước sóng  của tia Laser, chùm laser được đặc trưng bởi kích thước d 0 và vị trí
thắt lại (beam waist) của chùm.

Tia Laser theo phân bố Gaussian về mật độ nguyên tử


Trong đó: z được mô tả là khoảng cách tính từ vị trí thắt của chùm.
Theo đó ta có các công thức sau:
+ Độ phân kỳ của chùm Laser:

4
  (1.1)
d0
+ Đường kính chùm:
1  ( 4 z ) 2
d(z)=d 0 d0
  z khi z   (1.2)

+ Bán kính mặt đầu sóng:


     : z  0
2 d

R ( z )  z 1  ( 0 ) 2   (1.3)
 4 z   z : z  

Ta chú ý rằng bán kính mặt đầu sóng R(z) tiến tới  khi z tiến tới 0, nghĩa là có thể coi
mặt đầu sóng là thẳng ở vùng lân cận của vị trí thắt. Khi đó các lý thuyết về sóng
phẳng sẽ được sử dụng trong trường hợp này để đơn giản hóa bài toán.

1.2. Hiệu ứng Doppler


Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo tên của nhà bác học Christian
Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các
sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người
quan sát.

Sự tán xạ ánh sáng từ phần tử hạt chuyển động


Với: u là vận tốc của phần tử hạt.

ei , es lần lượt mô tả hướng đến và hướng tán xạ ánh sáng.

Theo thuyết tán xạ của Lorenz – Mie, ánh sáng sẽ bị tán xạ theo mọi hướng nhưng ta
chỉ xem xét ánh sáng phản chiếu hướng về thiết bị thu. Ánh sáng chiếu đến có vận tốc
ánh sáng c và tần số fi , nhưng do hạt chuyển động nên phần tử hạt sẽ “nhìn” thấy 1 tần
số khác là f . Theo thuyết Doppler, tần số ánh sáng hướng tới thiết bị nhận có thể tính
P

theo công thức:


f  f . 1  ei (u)
c (1.4)
s i
1  e (u)
s
c

u
Do c  1 nên ta có:

 u 
f  f 1  e e 
s i s i 
 c  (1.5)
fi
 f  u (e  e )  f  f
i s i i
c

f: độ dịch Doppler, sẽ được đo để xác định vận tốc u của phần tử hạt

1.3. Sự giao nhau của hai chùm tia Laser

Hi h 11: Sự tán sắc ánh sáng của 2 chùm tới Laser


n
Với 2 chùm tia e1 và cùng chiếu tới phần tử hạt chuyển động và cùng phản xạ về
e2

phía thiết bị nhận (máy thu) theo phương f1 , f 2 lần lượt là tần số của 2
es . Giả sử
chùm tia tới. Khi đó, do có sự sai khác về góc tới chiếu tới phần tử hạt mà tần số hướng
tới thiết bị nhận sẽ là:
 u 
f s ,1 
 u  (1.6)
f s , 2  f 2 1  (e s  e 2)
 c 
 
1.4. Tần số Doppler f D
f D f  f
s ,2 s,
1
   u 
 u
f 2  1  (e s  e2 )   f1 1  (e s  e1 ) 
 u c    c 
f (e  e )
(1.7)
I  1 2
fI  c 
 e e u cos  
 1 2 
c

1   2 sin  2  
 2 sin   u x  ux
 2  

Trong đó:
-  là góc giữa 2 tia Laser đến.

-  là góc giữa vectơ vận tốc u và phương đo.

Tần số biến thiên Doppler f nhỏ hơn nhiều so với tần số của chùm ánh sáng đến, và
D

giá trị của nó biến thiên phụ thuộc vào cường độ chùm sáng phản chiếu từ phần tử hạt.
Theo công thức trên, ta có thể tính toán vận tốc u x theo tần số Doppler như sau:

ux  f (1.8)
D
2 sin( 2)

Như vậy với góc của 2 tia, bước sóng của tia và tần số Doppler nhận được, ta sẽ xác
định được vận tốc theo công thức (1.8) như trên.

1.5. Sự giao thoa ánh sáng

Hinh 12: Dạng vân giao thoa của 2 chùm tia Laser

Khi 2 chùm tia Laser thích hợp gặp nhau, chúng sẽ giao thoa trong một cùng thể tích
gọi là vùng giao thoa. Nếu 2 chùm tia này gặp nhau tại vùng thắt lại tương ứng, thì mặt
đầu sóng gần như là mặt phẳng, và do vậy tại vùng giao thoa sẽ tạo ra các mặt phẳng
sáng, tối song song với nhau (được chỉ ra trong hình dưới đây).
Các mặt phẳng song song này được gọi là các vân giao thoa, và khoảng cách  f giữa
chúng phụ thuộc vào bước sóng và góc tới giữa 2 chùm tia:

 f
2 sin( 2) (1.9)

1.6. Vùng thể tích giao thoa.


Theo thuyết phân bố cường độ sáng của Gaussian, thể tích cần tính toán của vùng giao
thoa sẽ có dạng là 1 elipsoid như hình dưới đây:

Hinh 13: Vùng thể tích tính toán

Kích thước của vùng giao thoa có thể được tính toán dựa vào đường kính “eo chùm”
d f và góc  giữa 2 chùm sáng.

df df
d x ; d y  d f; d z (1.10)
cos(  2) sin( 2)

Trong đó d , d , lần lượt là chiều cao, độ rộng, chiều dài của vùng tính toán.
x y
dz

Khi đó tổng số vân giao thoa sẽ được tính toán theo công thức sau:
d
N f x 2 d tan( 2) (1.11)
f  df 
f 
cos(  2)2 sin( 2) 

Nếu phần tử hạt chuyển động qua phạm vi ngoài của vùng tính toán thì nó sẽ đi qua
một lượng ít vân hơn, và do đó khoảng thời gian mà tín hiệu ghi nhận để đánh giá tần
số Doppler sẽ nhỏ đi, tức là mức độ tin cậy trong tính toán sẽ giảm. Cho nên để có
được kết quả chính xác, ta phải chắc chắn rằng có 1 lượng phần tử hạt phù hợp nhất
chuyển động qua các vân sáng trong vùng thể tích giao thoa.

2. Giới thiệu phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu BSA Flow


Phần mềm này được thiết kế để kết hợp với bộ xử lý Processor của hãng Dantec
Dynamics dùng cho phương pháp đo Laser LDA và phương pháp phân tích động học
phần tử PDA. Gói chính của phần mềm có chức năng thu thập, nhập dữ liệu và xử lý
thống kê dữ liệu. Nó bao gồm các wizards (Wizard thường được hiểu là một chương
trình hỗ trợ có giao diện tương tác với người dùng nằm trong một chương trình, và
hướng dẫn người dùng thực hiện một công việc nào đó qua từng bước một cách rất
thân thiện) để cài đặt cho bộ xử lý tín hiệu (processor), bộ dịch chuyển (traverse), lưới
dịch chuyển (traverse mesh). Kết quả đo có thể xuất ra dưới dạng file text hoặc dạng đồ
thị (Plot).
Dưới đây là giao diện chính của phần mềm:

Hinh 14: Giao diện chính của bộ phần mềm BSA

2.1. Các tính năng của bộ phần mềm BSA Flow


- Có thể trích xuất kết quả trực tuyến (end-result on-line).
- Project-explorer
- Công cụ hỗ trợ việc cài đặt chương trình nhanh chóng
- Giám sát trực tiếp tín hiệu Doppler
- Tích hợp giao diện đo đạc
Phần mềm được chia thành các mô đun (module), vì thế các chức năng của hệ thống có
thể được cấu hình mở rộng nếu cần.

2.2. Các thành phần chính và mở rộng


Thành phần chính: Phần mềm BSA Flow (BSA Flow Software), phần mềm xử lý tính
toán được trang bị tại phòng thí nghiệm ở nhà T
Các thành phần mở rộng:
- Tính toán và kết nối Matlab (Calculation and MATLAB® link)
- Định cỡ phần tử hạt (Particle sizing)
- Xử lý các hiện tượng tuần hoàn (Cyclic Phenomena)
- Đồ họa chuyên sâu (Advanced graphics)
- Phổ/Sự tương quan (Sự Spectrum/Correlation)
- Điều khiển các dịch chuyển đặc thù (Advanced traverse)
- LIF và phân tích các tham số (LIF and Parametric Analysis)
- Xử lý tín hiệu bằng hình vẽ (Tecplot Data Loader)

2.2.1. Giao diện người dùng tích hợp cho các phép đo
Một thành phần quan trọng trong bộ phần mềm BSA Flow là nó được tích hợp giao
diện người dùng. Điều đó cho phép người dùng có thể điều khiển việc cài đặt tất cả các
thiết bị đo trong hệ thống LDA, việc lấy dữ liệu, phân tích cũng như làm các thí
nghiệm LDA trở nên mềm dẻo và dễ dàng.

2.2.2. Truy cập dữ liệu nhanh chóng với “project explorer”


Các bước phân tích cho thí nghiệm đựoc minh họa trực quan bằng “project explorer”.
“Project explorer” bao gồm các đối tượng được liên kết bằng biểu tượng (icon), do đó
cung cấp cho người dùng tổng quan về project. Các đối tượng được minh họa bằng các
icon và có thể được lựa chọn từ các ngữ cảnh.

2.2.3. Wizards hỗ trợ việc cài đặt


Các công cụ này đơn giản hóa và làm cho các bước thiết lập tham số trở lên đơn giản.
Wizards được sử dụng cho:
- Cấu hình hệ thống, bao gồm các cáp quang LDA, bộ xử lý, tùy chọn phần cứng.
- Cài đặt bộ xử lý để tương thích với các vận tốc dòng chảy.

2.2.4. Tính toán và kết nối Matlab (MATLAB® link)


Việc phân tích các dữ liệu LDA và PDA bằng các thuật toán không có trong bộ phần
mềm BSA không còn yêu cầu phải xuất và nhập dữ liệu ra các phần mềm khác nữa.
Với add-on Calculation và MATLAB Link, người dùng có thể tích hợp các thuật toán
của riêng mình vào BSA. Việc này tăng thêm hiệu năng của hệ thống do việc phân tích
dữ liệu và đo đạc được thực hiện đồng thời.

2.2.5. Bộ nạp dữ liệu Tecplot


Bộ nạp dữ liệu của BSA là một add-on đơn giản nhưng mạnh mẽ cho Tecplot, cho
phép người dùng truy cập trực tiếp vào các file Project do BSA tạo ra do vậy giảm bớt
việc phải xuất dữ liệu. Dữ liệu được nạp trực tiếp vào Tecplot bằng cửa sổ pop-up của
BSA.

2.2.6. Định cỡ phần tử hạt (Particle sizing)


Phần mềm BSA kết hợp với add-on Particle sizing và phần cứng hỗ trợ cho phép người
dùng nâng cấp hệ thống LDA thành hệ thống phương pháp phân tích động học phần tử
“Particle Dynamics Analysis” (PDA).

3. Cài đặt cấu hình máy đo thông qua phần mềm BSA Flow
3.1. Yêu cầu cấu hình hệ thống LDA
- Thiết bị quang học và hệ thống dịch chuyển (traverse) đã được lắp đặt.
- Sử dụng bộ chia Laser (bragg cell) tần số 40 Mhz.
- Đảm bảo các cáp đã được nối chính xác.
- Bộ phần mềm BSA Flow đã kết nối với bộ xử lý (processor).
- Điều chỉnh đúng vùng thể tích đo đạc tại vị trí cần đo.
- Bộ Laser đã hoạt động.
- Phần tử hạt được đưa vào vùng đo đạc.
3.2. Các bước thiết lập cấu hình máy đo
Mở phần mềm BSA Flow và tạo project 1D LDA:

Hinh 15: Tạo project 1D LDA

Trên màn hình hiện ra giao diện làm việc của bộ phần mềm BSA Flow:

Hinh 16: Giao diện làm việc

Ta phải thiết lập IP máy tính để kết nối với bộ xử lý Processor của máy đo. Do máy
chủ processor có IP là 10.10.100.100 nên ta phải thiết lập IP máy chứa phần mềm xử lý
là 10.10.100.102 như hình dưới đây.
Hinh 17: Thiết lập IP máy tính kết nối processor LDA

Sau đó kết nối máy tính chứa phần mềm BSA Flow với máy chủ xử lý processor. Từ
thanh công cụ ta chọn Application mục Device Configuration để thêm bớt và cài đặt
các thành phần phần cứng thể hiện ở hình dưới đây:

Hinh 18: Các thành phần phần cứng


3.3. Ba thành phần phần cứng cơ bản
- Bộ vi xử lý (Processor): xem các thông số bộ vi xử lý và các thông số này không
điều chỉnh được.
- Bộ quang học (Optical LDA System): do bộ quang học ở nhà T phát ra ánh sáng
đỏ nên ta phải điều chỉnh các thông số trong phần mềm phù hợp với ánh sánh
laser đỏ.

Màu sắc Bước sóng Laser theo màu


sắc
632,8 nm (loại laser sử dụng
Đỏ (red)
tại phòng thí nghiệm ở nhà
T)
Xanh lá cây 514,5 nm
(green)
Xanh da trời 488 nm
(blue)
Tím (violet) 476,5 nm

Bước sóng laser theo màu sắc

Hinh 19: Đặc tính quang học của tia laser màu đỏ

Bộ điều khiển dịch chuyển (Traverse System): chú ý khi cài đặt phải đảm bảo cài đúng
trình điều khiển “driver” cổng giao tiếp COM của máy tính.

3.4. Các phân vùng trong cửa sổ thuộc tính


Sau khi cài đặt xong các thành phần phần cứng ta thấy được cửa sổ thuộc tính với các
vùng được thể hiện như hình dưới đây.
Hinh 20: Các phân vùng trong cửa sổ thuộc tính

- Vùng thiết lập thuộc tính phần cứng điều chỉnh các thông số về khả năng đo của
laser
- Vùng thiết lập vị trí và tọa độ vị trí để điều khiển hệ thống điều khiển vị trí
(traverse)

3.5. Ba thông số quan trọng


Vận tốc trung tâm (Center velocity): Được dùng để đặt tâm của dải vận tốc. Nó nên
được đặt dựa theo vận tốc trung bình ước lượng trong dòng chảy. Ta có thể tự nhập giá
trị hoặc chọn từ danh sách. Nếu ta nhập giá trị, phần mềm sẽ chọn giá trị gần nhất có
thể của bộ xử lý (processor). Đơn vị có thể là m/s, ft/s hoặc ft/min. Đơn vị và định
dạng các hình vẽ được chỉ ra trong menu Tools > Options > Data formats. Bên dưới
danh sách các kiểu, hộp thoại “Checkbox Display Velocity As Frequency” phải được
chọn nếu bạn muốn hiển thị tần số Doppler thay vì vận tốc.

Hinh 21: Vận tốc trung tâm (Center velocity)

Velocity span chỉ bề rộng dải vận tốc xung quanh vận tốc trung tâm. Các đơn vị cũng
giống như của vận tốc trung tâm. Velocity span nên đặt theo dải động (fluctuations) kỳ
vọng (expected) trong vận tốc dòng chảy. Nếu thấy nghi ngờ, đặt bề rộng velocity span
lớn để bắt đầu, sau đó vẽ lược đồ (histogram) và thu thập dữ liệu (acquisition). Sau đó
hiệu chỉnh lại thông số dải vận tốc cho phù hợp.

Hinh 22: Velocity Span

Độ nhạy (Sensitivity): Nó đặt điện áp cao cho photo-multiplier. Mức điện áp khởi đầu
được khuyến cáo là 1000V. Tùy thuộc vào giá trị (liên quan đến kích thước hạt), năng
lượng laze, loại tia quang học LDA (LDA Optics) và vị trí thể tích đo trong dòng chảy,
giá trị tối ưu có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Bước tối ưu hóa (optimization) nên quan
tâm đến thuộc tính này và cả hệ số khuyêch đại tín hiệu (signal gain). Tiêu chuẩn có
thể là tốc độ duyệt (validation) hoặc tốc độ dữ liệu hoặc một thỏa thuận nào đó giữa
chúng, tùy vào ứng dụng. Tốc độ duyệt và tốc độ dữ liệu được hiện thị trong cửa sổ
System monitor.

Hinh 23: Độ nhạy

- Ngoài ra còn 1 thông số khá quan trọng khác, đó là kích thước phần tử hạt đo.
Các phần tử hạt với kích thước: 0,1  50 Micromet thì máy đo có thể bắt được.
Dưới đây là bảng thuộc tính đường kính của các phần tử hạt.
Phần tử đo Đường kính hạt ( 
m)
Al2O3 <8
Glycerine 0.1 – 5
Dầu Silicone 1–3
Phần tử SiO2 1–5
Hơi nước 1–2
Khói (nói <1
chung)
Bảng 1: Kích thước hạt đo máy có thể bắt được

Tuy nhiên chỉ với hệ thống đo PDA ta mới có thể nhập thêm thông số này vào bảng
thuộc tính. Đây cũng là 1 hạn chế của hệ thống LDA.

3.6. Tiêu chuẩn hôi tụ


Có hai tiêu chuẩn hội tụ đối với phép đo là: số hạt đo bắt được và thời gian đo. Nghĩa
là quá trình đo sẽ kết thúc khi số hạt đo vượt qua giá trị Max hoặc khi đạt đến thời gian
đo đã được cài đặt.

Hi h 24: Tiêu chuẩn hội tụ


n
4. Chuẩn bị thí
nghiệm
- Nối quạt ống khí động với nguồn điện 3 pha
- Bật công tắc cho quạt khởi động với tần số < 20 Hz
- Điều chỉnh ống Pitot sao cho ở vị trí giữa tiết diện
5. Tiến hành thu thập dữ liệu
- Bước 1: Kiểm tra thiết bị, chuẩn bị khói phun.
- Bước 2: Lắp đặt mẫu thí nghiệm Naca 0012 vào trong buồng thử tại góc tấn 0
độ. Điều chỉnh bộ lasez để vùng giao thoa tại vị trí 1 (Sau mỗi thí nghiệm với 1
vị trí ta lại điều chỉnh bộ lasez sang các vị trí khác để tiến hành đo đạc).
- Bước 3: Khởi động máy. Bật công tắc tổng và công tắc quạt. Đặt núm điều
chỉnh vận tốc quạt ở vị trí 4.2 (Tức là vận tốc đầu vào là 3.66 m/s). Khởi động
phần mềm BSA và đặt các thông số phần mềm cho phù hợp.
- Bước 4: Một người tạo khói tại đầu vào ống khí động, người còn lại kiểm tra
khả năng bắt tín hiệu và tiến hành thu thập dữ liệu.
- Bước 5: Khi đã thu thập dữ liệu xong tại 1 vị trí trên cánh, ta tắt máy và điều
chỉnh lại bộ lasez để đo các vị trí tiếp theo.

Lần đo Hz

6. Tính toán kết quả

7. Dừng thí nghiệm


Bài 5: Hiển thị dòng chảy bao quanh vật thể
Viện hiển thị hình ảnh đong chảy bao quanh vật thể là rất cần thiết để phân tích định
tính các thông số khí động như; dòng chảy sau vết của vật, xoáy trên lưng cánh, xoáy
đầu cánh … từ đó bằng mắt thường có thể giải thích ý nghĩa vật lý của dòng chảy.

1. Cơ sở lý thuyết
Đối với dòng khí chảy bao quanh vật sinh ra các lực khí động tác dụng lên vật thể

2. Các bước chuẩn bị


- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm, chuẩn bị máy ảnh chụp.
- Đặt mẫu trong buồng thử
- Chuẩn bị thiết bị tạo khói
- Khởi động hoạt động cho ống khí động
- Phun khói và thực hiện thí nghiệm
- Dùng máy ảnh chụp hình ảnh dòng chảy theo thời gian

3. Phân tích kết quả


Với những kết quả chụp được ở những góc tấn khác nhau, phân tích theo các đường
đặc tính hệ số lực nâng và hệ số lực cản của dòng chảy.

4. Dừng thí nghiệm


Việc dừng thí nghiệm tiền hành như các bài trên.
Bài 6: Tính lực cản tác dụng lên vật thể 2D bằng phương
pháp đo vết sau vật thể.
Mục đích: bài thí nghiệm cho ta hiểu rõ cách xác định lực cản bao quanh một vật thể.
Bài thí nghiệm cũng cho ta xác định được vết sau cánh. Từ đó sinh viên hiểu được một
phương pháp xác định lực cản bao quanh vật thể.

1. Cơ sở lý thuyết
Xét một không gian nghiên cứu dòng chảy bao quanh vật thể như hình vẽ. Dòng chảy ở
vô cùng phía trước có giá trị là u1 theo phương Ox, và u2 ở sau vật.

Không gian nghiên cứu giới ký hiệu là (abcdefghia). Cạnh ab và hi đủ xa để đảm bảo
áp suất tại hai mặt là áp suất khí quyển. Như vậy ứng suất trên hai mặt ab và hi là bỏ
qua. Trên mặt fg và cd là hai mặt đối sứng, nên ảnh hưởng lực cũng như áp suất tại hai
mặt này triệt tiêu.Chú ý rằng mặt def cân bằng và ngược với tác động của ứng suất
trượt và phân bố áp suất tạo ra bởi dòng chảy bao quanh vật thể. Nếu gọi R’ là lực khí
động tổng trên một đơn vị sải cánh. Theo định luật ba Newton thì lực vật thể tác dụng
lên dòng khí là –R’ khi đó tổng lực mặt tác dụng lên thể tích khí nghiên cứu là:

Tuy nhiên trong hình trên, lực khối của khối khí nghiên cứu có thể bỏ qua.
Thay vào phương trình định luật bảo toàn động lượng ta có

Đối với dòng chảy dừng ta có:

Đây lad phương trình dạng vecto, nếu chiếu lên phương Ox, thì lực R’ chính là lực cản
trên một đơn vị sải cánh. Lúc này ký hiệu D’ ta được:

Thành phần cuối của biểu thức liên quan đến áp suất pdS theo phương Ox tác dụng lên
bề mặt. Theo như ban đầu chọn thể tích kiểm tra abhi chon đủ lớn để áp suất ở đó là
không đổi dọc theo biên. Do đó:

Cuối cùng ta được

Đối với phương trình liên tục cho dòng chảy dừng ta có

Nhân hai vế với u1:


Như vậy :

Cuối cùng ta được :

Như vậy lực cản tác dụng lên vật thể chỉ phụ thuộc vào khối lượng riên, vận tốc u1 và
u2.

2. Các bước chuẩn bị


- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm, chuẩn bị thiết bị đo vận tốc.
- Đặt mẫu trong buồng thử
- Khởi động hoạt động cho ống khí động, đặt ở vận tốc thí nghiệm mong
muốn để xác định u1
- Đo phân bố vận tốc của vết sau vật thể để xác định u2
- Ghi kết quả và xử lý kết quả.

3. Phân tích kết quả


Tính toán lực cản tác dụng lên các mẫu thí nghiệm khác nhau nhờ phép đo.

4. Dừng thí nghiệm


Việc dừng thí nghiệm tiền hành như các bài trên.

Yêu cầu báo cáo (nộp trước khi thi):

1. Trang bìa:
Báo cáo thí nghiệm khí động lực học
1 GV giảng dạy:
GV hướng dẫn thí nghiệm:

Nhóm thí nghiệm: SV: Nguyễn văn A


………..
SV Nguyễn Văn V
Lớp … Khóa….
Ngày tiến
hành…..

2. Bài i: Tên bài i


2.1. Các bước tiến hành
2.2. Các kết quả đo
2.3. Xử lý kết quả (công thức ứng dụng và kết quả)
2.4. Biện luận kết quả

1. Kiến nghị và đề xuất


Yêu cầu báo cáo (nộp trước khi thi):

3. Trang bìa:

Báo cáo thí nghiệm khí động lực học


1 GV giảng dạy:
GV hướng dẫn thí nghiệm:

Nhóm thí nghiệm: SV: Nguyễn văn A


………..
SV Nguyễn Văn V
Lớp … Khóa….
Ngày tiến
hành…..

4. Bài i: Tên bài i


4.1. Các bước tiến hành
4.2. Các kết quả đo
4.3. Xử lý kết quả (công thức ứng dụng và kết quả)
4.4. Biện luận kết quả

2. Kiến nghị và đề xuất

You might also like