You are on page 1of 2

Sắp có một cuộc bùng nổ M&A?

Trong sự bùng nổ này, sẽ liên quan tới cả yếu tố tài chính, kinh tế và tâm lý.

Hãy tưởng tượng bạn là ông chủ của một công ty đại chúng. Thông thường bạn sẽ bận bịu với việc ra
quyết định, đi thăm các cơ sở kinh doanh ở khắp nơi (nguyên văn: visit outposts), nói chuyện với khách
hàng, nhà cung cấp và nhân viên. Những cuộc họp dài vô tận. Bạn sẽ có ít thời gian để suy ngẫm và
chiêm nghiệm. Bất chợt vào mùa xuân năm nay, sau khi trải qua hỏa hoạn, sổ sách trống trơn (nguyên
văn: after a bout of firefighting, the diary is bare). Bạn ngồi lại trong góc của mình, tránh xa gia đình
và bắt đầu suy ngẫm – về những gì công ty của bạn còn thiếu, và về điều gì công ty bạn quá dư. Rồi bạn
gọi cho một anh bạn môi giới đầu tư thương vụ: “Có lẽ tôi chuẩn bị cần làm một thương vụ.”

Kết quả của những lần suy nghĩ với chiến lược chỉ-ngồi-ở-nhà bây giờ trở nên rõ ràng hơn. Ngay mấy
tuần trước, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động M&A. Đã có rất nhiều thương vụ sáp nhập
(nguyên văn: merger deals) đủ các thể loại, ở mọi nơi trên thế giới và trải dài trên nhiều lĩnh vực – từ
công nghệ và chăm sóc sức khỏe tới ngân hàng và xuất bản. Khỏi cần phải nói, người làm môi giới ở các
ngân hàng đầu tư vui sướng thế nào. Họ nói rằng, bởi vì lần cuối cùng có sự bận rộn như thế này là từ
thời 2007-2008.

Cổ đông lại mang trong mình nỗi sợ những viễn cảnh tồi tệ nhất. Từng có rất nhiều nghiên cứu (nguyên
văn: a weighty body of literature), một vài trong số đó có từ thời bùng nổ thị trường chứng khoán vào
đầu những năm 2000, cho rằng sáp nhập không giúp tạo thêm giá trị cho công ty sáp nhập. Những
nghiên cứu gần đây thì có những kết luận khác. Các bên thực hiện sáp nhập hàng loạt (nguyên văn: serial
acquirers) nhìn nhận rằng các cuộc sáp nhập có xu hướng tạo ra thêm giá trị. Tất nhiên, một khi đã vào
thương vụ M&A, mọi chuyện có thể nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát. Nhưng tại giai đoạn đầu của
chu kỳ kinh tế và trong bối cảnh bất thường như hiện tại, sáp nhập có khả năng tiếp tục là cách tiếp
cận được ưa thích.

Để hiểu cặn kẽ sự bùng nổ nhanh chóng của M&A, hãy cùng quay trở lại giai đoạn tháng 1 và tháng 2
năm nay. Các môi giới đầu tư đang có trong tay một danh mục thương vụ trải dài. Đột nhiên dịch Covid
diễn ra buộc lòng một CEO phải nghĩ lại. Nếu bạn đã sáp nhập thì nghĩa là mình đã tự kéo cò. Bởi vì bạn
không thể dự đoán chắc chắn số liệu. Bạn cũng không thể biết liệu bạn có đủ khả năng tài chính cho một
thương vụ hay không. Nhưng ngay cả ở thời điểm đó, những cuộc gọi với môi giới giao dịch đầu tư vẫn
tiếp diễn. Chỉ là thay vì đến các sự kiện trang trọng (black-tie events) thì bây giờ trò chuyện trực tuyến –
từ văn phòng này qua văn phòng khác.

Danh mục thương vụ bắt đầu co lại vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Kể từ thời điểm này, các thông báo
được đưa ra vừa nhanh vừa dày đặc. Phần lớn các thông báo này đến từ nguyên nhân do điều kiện thị
trường, thứ mà không lâu sau đó lại trở nên rất hấp dẫn và tiếp tục duy trì ở mức hấp dẫn như vậy. Giá cổ
phiếu đã tăng trở lại kể từ các ngưỡng thấp vào cuối tháng 3. Những công ty thuộc lĩnh vực công nghệ và
chăm sóc sức khỏe nhanh chóng có được dòng tiền chất lượng để sẵn sàng chi trả cho các thương vụ. Thị
trường trái phiếu doanh nghiệp (nguyên văn: corporate-bond market) đã mở cửa trở lại với “quyết tâm
phục thù” (nguyên văn: with a vengeance), khiến việc vay nợ tài chính sẵn sàng trở lại. Lãi suất ở mức
thấp và sẽ còn tiếp tục giữ mức đó trong một thời gian nữa. Các công ty PE (nguyên văn: private-equity
firms) sẽ có rất nhiều nguồn vốn rảnh rỗi để sử dụng (nguyên văn: have a lot of unsued capital – dry
powder – to call upon).

Ngoài điều kiện thuận lợi về tài chính, điều kiện về kinh tế cũng trở nên rõ ràng. Dịch Covid-19 đã tạo ra
nhiều vấn đề mới cho các công ty và biến những vấn đề hiện hữu trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Ngay
khi đó, M&A đem lại một giải pháp cứu cánh. Các công ty chìm trong nợ (nguyên văn: debt-laden
firms) cần bán tài sản. Bên Mua muốn lấp vào những chỗ trống mang tính chiến lược. Lý do để thực hiện
một thương vụ có thể là để bảo đảm chuỗi cung ứng, để đa dạng hóa về mặt địa lý, để có được một năng
lực cụ thể nào đó (thông thường là năng lực về số hóa – digital capability); hoặc chỉ đơn giản là thúc đẩy
doanh thu (nguyên văn: boster revenues) hoặc giảm chi phí khi mà viễn cảnh để có lợi nhuận khá vô
vọng (nguyên văn: rather bleak). Alison Harding-Jones, Giám đốc bộ phận M&A của Citigroup tại khu
vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho rằng một số thương vụ đang diễn ra là những thương vụ
mang tính cơ hội. Một số khác thì mang tính cần thiết. Covid-19 đã tạo ra cả kẻ thắng-người thua trên
khắp các ngành, nhưng cũng chỉ giới hạn lại trong chính ngành đó mà thôi. CEOs của các công ty “chiến-
thắng” có thể nhận ra rằng mình sẵn sàng cho việc mua bán và sáp nhập. Trong khi đó, CEOs của các
công ty “thất-bại” chỉ đơn giản là muốn bán tài sản của mình đi một cách khôn ngoan nhất.

Tất nhiên cả 2 loại công ty này đều gặp phải sự thận trọng đến từ cổ đông (nguyên văn: be wary of the
response from). Rủi ro mua bán với giá bất hợp lý hoặc đánh giá thấp sự khó khăn của việc sáp nhập vẫn
luôn hiện hữu (nguyên văn: The risks of getting the price wrong or underestimating the hassle of
integrating acquisitions are ever-present). Nhưng những thương vụ mang dáng dấp chiến lược lại đượ
chưởng lợi từ sự nghi ngờ này. Các dealmakers hàng loạt sẽ có quyền tự quyết lớn nhất (nguyên văn:
serial dealmakers will get the most leeway). Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng các công ty thực
hiện nhiều cuộc thương vụ mua bán quy mô nhỏ theo thời gian thì có xu hướng gia tăng giá trị cho các
thương vụ. Bởi các Bên Mua này quan tâm kỹ hơn đến việc đánh giá Công ty Mục Tiêu, đảm bảo thống
nhất thương vụ với chiến lược của công ty và thực hiện cuộc mua bán gọn nhẹ.

Như một quy luật, thường các thương vụ lớn và không-có-lần-thứ-hai sẽ rủi ro hơn (nguyên văn: as a
rule, big, one-off deals are riskier). Mối nguy hiểm có thể không đáng chú ý ở thời điểm hiện tại có thể sẽ
ngày càng trở nên đáng quan tâm khi sự bùng nổ M&A diễn ra. Các ông chủ doanh nghiệp sẽ bắt đầu lo
lắng rằng liệu các đối thủ chuyên làm thương vụ của mình. Họ sẽ bị rơi vào những vụ sáp nhập quy mô
lớn không cần thiết và/hoặc với chất lượng tư vấn kém (nguyên văn: prone to ill-advised, grandiose
mergers). Khi cơn bùng nổ M&A đã qua đi, những con người sẽ lại ngồi trong góc của mình ở nhà bởi vì
họ không còn công ty để lui tới, rồi tự hỏi: Tại sao mình lại đâm đầu vào mấy thương vụ đó vậy?

---

Link gốc: https://www.economist.com/finance-and-economics/2020/11/28/is-there-an-m-and-a-boom-


coming

Tags: #translation, #business, #finance, #MA

You might also like