ĐTM THỦY ĐIỆN AYUN TRUNG

You might also like

You are on page 1of 142

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

MỤC LỤC

MỤC LỤC .........................................................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .......................................................................................7
CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................................8
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................9
1. Xuất xứ của Dự án .....................................................................................................9
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM .......................................9
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................12
4. Tổ chức thực hiện ĐTM .......................................................................................... 13
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ......................................................................15
1. Tên dự án .................................................................................................................15
2. Chủ dự án .................................................................................................................15
3. Vị trí dự án ...............................................................................................................15
4. Nội dung chủ yếu của dự án ....................................................................................16
4.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................ 16
4.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục công trình của dự án .............................. 16
4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án.......19
4.4. Quy trình hoạt động của công trình thủy điện Ayun Trung ............................. 24
4.5. Danh mục máy móc, thiết bị .............................................................................26
4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án .......................28
4.7. Tiến độ thực hiện dự án ....................................................................................29
4.8. Tổng mức đầu tư ............................................................................................... 30
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN ......................................................................................................31
1. Điều kiện địa hình, khí tượng - thủy văn, thổ nhưỡng khu vực xây dựng công trình31
1.1. Đặc điểm địa hình tại khu vực ..........................................................................31
1.2. Điều kiện khí tượng - thủy văn trên lưu vực.....................................................31
1.3. Đặc điểm khí hậu .............................................................................................. 32
1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ........................................................................................34
2. Đặc điểm địa chất khu vực công trình .....................................................................35

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -1-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

2.1. Điều kiện địa chất công trình vùng tuyến đập dâng .........................................35
2.2. Điều kiện địa chất công trình cửa lấy nước ......................................................36
2.3. Điều kiện địa chất công trình tuyến kênh dẫn nước .........................................36
2.4. Điều kiện địa chất công trình khu vực bể áp lực ..............................................37
2.5. Điều kiện địa chất công trình đường ống.......................................................... 37
2.6. Điều kiện địa chất công trình nhà máy ............................................................. 37
3. Môi trường sinh thái ................................................................................................ 38
3.1. Tài nguyên thực vật khu vực dự án ..................................................................38
3.2. Tài nguyên động vật khu vực dự án..................................................................40
3.3. Tài nguyên thủy sinh vật khu vực dự án ........................................................... 42
3.4. Vai trò của khu hệ sinh thái trong vùng nghiên cứu .........................................43
4. Hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án ........................................44
4.1. Môi trường không khí và vi khí hậu .................................................................44
4.2. Môi trường nước ............................................................................................... 46
4.3. Mẫu đất .............................................................................................................48
5. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực dự án............................................................ 49
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................61
1. Đánh giá tác động ....................................................................................................61
1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ................................................67
1.1.1. Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng thi công ................................................67
1.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ......................................................................74
1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải................................................78
1.2.1. Vấn đề điều tiết lũ năm.......................................................................................78
1.2.2. Hoạt động của thủy lợi và nông nghiệp ............................................................79
1.2.3. Khả năng cung cấp nước của dự án ...................................................................79
1.2.4. Vấn đề biến đổi chất lượng nước các hồ chứa ..................................................80
1.2.5. Tác động do hoạt động vận hành đường dây truyền tải điện ...........................85
1.2.6. Tác động của việc mở rộng một số tuyến đường thi công ............................... 86
1.2.7. Tác động của việc tái định canh, tái định cư .....................................................87
1.3. Đối tượng bị tác động .......................................................................................88
1.3.1. Trong quá trình chuẩn bị thi công......................................................................88
1.3.2. Trong quá trình thi công .....................................................................................89

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -2-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

1.3.3. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động ............................................................92


1.4. Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện ........................................99
2. Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá .........................................100
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ..........................................100
1. Biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường ...101
1.1. Trong giai đoạn trước thi công .......................................................................102
1.1.1. Thiết kế các bãi thải ..........................................................................................102
1.1.2. Dự báo và khống chế lũ....................................................................................103
1.1.3. Biện pháp phòng tránh vỡ đập .........................................................................104
1.1.4. Biện pháp khắc phục diện tích bị chiếm dụng ................................................105
1.2. Trong giai đoạn thi công .................................................................................105
1.2.1. Biện pháp giảm thiểu môi trường không khí ..................................................105
1.2.2. Biện pháp giảm thiểu môi trường nước...........................................................105
1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn ..................................................................108
1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất........................................109
1.2.5. Các biện pháp đối với tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ....................109
1.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái ..............................110
1.2.7. Biện pháp giảm thiểu sạt lở đường giao thông ...............................................111
1.2.8. Biện pháp giảm thiểu đối với môi trường địa chất, địa mạo ..........................111
1.3. Trong giai đoạn vận hành ...............................................................................113
1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí và vi khí hậu113
1.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ...................................................113
1.3.3. Biện pháp phục hồi các khu bãi thải - kỹ thuật đắp lớp đất ...........................115
1.3.4. Biện pháp chôn lấp, xử lý chất thải sinh hoạt và xây dựng............................116
1.3.5. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất........................................116
1.3.6. Các vấn đề điều tiết dòng chảy ........................................................................117
1.3.7. Chống xói mòn bề mặt trên lưu vực hồ chứa..................................................117
1.3.8. Duy trì dòng chảy sau đập ................................................................................118
1.3.9. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái nông lâm nghiệp.......................................119
2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố .....................................119
2.1. Trong giai đoạn thi công .................................................................................119

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -3-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

2.1.1. Vệ sinh môi trường, an toàn lao động .............................................................119


2.1.2. Bảo vệ cảnh quan ..............................................................................................119
2.2. Trong giai đoạn vận hành ...............................................................................120
2.2.1. Đối với vấn đề động đất ...................................................................................120
2.2.2. Chống xói mòn bề mặt .....................................................................................120
2.2.3. Phòng chống sự cố môi trường ........................................................................121
2.2.4. Phương án trồng cây xanh ................................................................................124
2.2.5. Các biện pháp hỗ trợ khác ................................................................................124
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........125
1. Danh mục các công trình xử lý môi trường ...........................................................125
2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường .......................................................126
2.1. Chương trình quản lý môi trường ...................................................................126
2.2. Chương trình giám sát môi trường .................................................................130
CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG .................................................131
1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã ........................131
2. Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân
và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã ..........................................................................132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................133
1. Kết luận..................................................................................................................133
2. Kiến nghị ...............................................................................................................134
3. Cam kết ..................................................................................................................134
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO .................................................................137

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -4-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM ................................................. 14
Bảng 2: Diện tích đất xây dựng công trình của dự án ................................................... 16
Bảng 3: Tổng hợp diện tích đất được cấp ..................................................................... 16
Bảng 4: Bảng khối lượng xây dựng các công tác chính ................................................ 24
Bảng 5: Các thông số cơ bản của công trình thủy điện Ayun Trung ............................ 25
Bảng 6: Các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công, xây dựng ......... 26
Bảng 7: Tổng hợp tổng vốn đầu tư................................................................................ 30
Bảng 8: Đặc trưng dòng chảy năm thiết kế tại tuyến thủy điện Ayun Trung ............... 31
Bảng 9: Lưu lượng lũ lớn nhất thiết kế tại các tuyến nghiên cứu ................................ 31
Bảng 10: Lưu lượng lớn nhất từng tháng mùa kiệt tại tuyến công trình (m3/s) ............ 32
Bảng 11: Tổng lượng phù sa tại tuyến thủy điện .......................................................... 32
Bảng 12: Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Pleiku (oC) ............................................. 32
Bảng 13: Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trạm Pleiku (%) ..................... 33
Bảng 14: Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất tại các trạm tiêu biểu ................ 33
Bảng 15: Tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế trạm Pleiku (m/s) ................... 34
Bảng 16: Tốc độ gió trung bình tháng trạm Pleiku (m/s) ............................................. 34
Bảng 17: Phân bố lượng bốc hơi tháng trong năm lưu vực Ayun Trung (mm) ............ 34
Bảng 18: Danh mục các loài thực vật phổ biến trong khu vực dự án ........................... 39
Bảng 19: Danh mục các loài động vật chủ yếu có trong khu vực dự án ....................... 41
Bảng 20: Danh mục một số loài cá chủ yếu tại thủy vực có trong khu vực dự án ....... 42
Bảng 21: Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu ngày 23/07/2010.. 44
Bảng 22: Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu ngày 16/09/2011 . 45
Bảng 23: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngày 23/07/2010 ....................... 46
Bảng 24: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngày 16/09/2011 ....................... 47
Bảng 25: Chất lượng môi trường nước ngầm ............................................................... 48
Bảng 26: Kết quả đo đạc, phân tích mẫu trầm tích ....................................................... 49
Bảng 27: Tóm tắt các nguồn gây tác động môi trường của dự án ................................ 61
Bảng 28: Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng ............................... 67
Bảng 29: Tải lượng và nồng độ bụi phát sinh do mìn ................................................... 68
Bảng 30: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải69

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -5-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 31: Khối lượng đào hố móng tại các hạng mục công trình.................................. 71
Bảng 32: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông
trong qua trình xây dựng công trình ở khoảng cách 15m ............................................. 72
Bảng 33: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí .................... 72
Bảng 34: Tiếng ồn của các máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông khi có sự công
hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m ................................................................. 73
Bảng 35: Tiêu chuẩn tiếp xúc tiếng ồn (TCVN 3985 – 1999) ...................................... 73
Bảng 36: Các tác động trong giai đoạn vận hành công trình ........................................ 74
Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau: ................... 75
Bảng 37: Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt .................................................... 75
Bảng 38: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ................................................... 76
Bảng 39: Hệ số và tải lượng ô nhiễm từ phương tiện giao thông đường bộ ................. 78
Bảng 40: Nồng độ ô nhiễm của các phương tiện vận tải ở các chế độ vận hành .......... 78
Bảng 41: Tải lượng ô nhiễm không khí trong khu vực Dự án ...................................... 78
Bảng 42: Hàm lượng oxy hòa tan sau 1 năm tích nước hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An ... 81
Bảng 43: Các hệ số tính sinh khối ................................................................................. 82
Bảng 44: Tổng khối lượng sinh khối ước tính có trong lòng hồ Ayun Trung .............. 82
Bảng 45: Lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ trong hồ Ayun Trung . 82
Bảng 46: Chất lượng nước hồ Trị An qua các thời kỳ quan trắc .................................. 83
Bảng 47: Biến động Hàm lượng nito va photpho trong hồ Dầu Tiếng ......................... 84
Bảng 48: Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án ............................... 93
Bảng 49: Phân bố lượng bốc hơi tháng trong năm lưu vực Ayun Trung ...................... 94
Nguồn: Thuyết minh tính toán Thủy văn – Dự án đầu tư ............................................. 94
Bảng 50: Đánh giá lợi ích của đoạn sông sau nhà máy về các mặt .............................. 98
Bảng 51: Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng ............. 100
Bảng 52: Tổng hợp các tác động tiêu cực của dự án và biện pháp giảm thiểu các tác
động đến môi trường ................................................................................................... 101
Bảng 53: Tổng khối lượng vật tư xây dựng tuyến đập ............................................... 104
Bảng 54: Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường .................................... 125
Bảng 55: Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý môi trường ..................... 126
Bảng 56: Tóm tắt kế hoạch quản lý môi trường ......................................................... 127

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -6-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống bể tách dầu mỡ .................................................... 114


Hình 2: Sơ đồ mặt cắt của bể tự hoại 3 ngăn .............................................................. 115

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -7-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.


BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá.
COD : Nhu cầu oxy hoá học.
DO : Nồng độ oxy hoà tan.
THC : Tổng hydrocacbon
VOC : Chất hữu cơ bay hơi
SS : Chất rắn lơ lửng
HST : Hệ sinh thái
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
CBCNV : Cán bộ công nhân viên.
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.
ĐBDT : Đồng bào dân tộc
GPMB : Giải phóng mặt bằng
BQLDA : Ban quản lý dự án.
BPGT : Biện pháp giảm thiểu
KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình
MNC : Mực nước chết
MNDBT : Mực nước dâng bình thường
KTTV : Khí tượng thủy văn
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TCXD VN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân.
UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
ĐCCT : Địa chất công trình
VITTEP : Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -8-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của Dự án
Công trình thủy điện Ayun Trung nằm trên hệ thống bậc thang sông Ayun. Vị trí
dự kiến xây dựng công trình thuộc xã Kon Thụp, xã Đê Ar, huyện Mang Yang và xã
Trang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Công trình được xem xét nghiên cứu nhằm khai
thác dòng chảy của sông Ayun và lợi dụng cột nước địa hình còn lại giữa công trình
Ayun Thượng 1A ở thượng lưu và công trình H'Chan ở hạ lưu.
Công trình thủy điện Ayun Trung dự kiến xây dựng với qui mô Nlm = 16,5 MW,
sản lượng điện hàng năm Eo= 64,70 triệu kWh. Công trình đã được qui hoạch trong Qui
hoạch thủy điện nhỏ và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt.
UBND tỉnh Gia Lai cấp phép cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng thuỷ điện Quốc
Cường đầu tư dự án thuỷ điện Ayun Trung theo chứng nhận đầu tư số 39 121 000 094
ngày 18/11/2009.
Công trình thủy điện Ayun Trung khi đi vào vận hành sẽ góp phần nâng cao sản
lượng điện, đáp ứng được phần nào sự thiếu hụt về công suất của hệ thống điện hiện
nay, đảm bảo theo tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2010-2015, có xét
đến triển vọng năm 2025.
Việc xây dựng dự án thủy điện sẽ góp phần phát triển kinh tế khu vực nói riêng
và tỉnh Gia Lai nói chung. Dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng
như tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ do nhu cầu của công trường. Sau khi
công trình đưa vào vận hành, ngoài việc cấp điện cho khu vực và hệ thống quốc gia,
cùng với hệ thống các dự án thủy điện đã được quy hoạch trong khu vực, dự án còn có
tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, tạo điều kiện phát triển thủy sản, du
lịch; có ý nghĩa góp phần bổ sung cho sự phát triển kinh tế của khu vực Tây nguyên nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát điện, phát
huy nguồn nội lực của doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tư nhân được thuận lợi trong phát triển kinh tế, đồng thời nhằm đánh giá tính khả thi
cũng như triển khai các bước lập dự án, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện
Quốc Cường đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành
phố Đà Nẵng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án công
trình thủy điện Ayun Trung”.
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM “Dự án công trình thủy điện Ayun Trung” được xây dựng dựa trên
các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật sau:

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường -9-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

2.1. Các văn bản pháp lý liên quan


 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo
vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".
 Luật Tài nguyên nước, ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1998;
 Luật phòng chống chữa cháy số 27/2001/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001;
 Luật đất đai ngày 26/11/2003, nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/11/2004 và
nghị định số 17/2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2006 của chính phủ về thi hành luật đất đai;
 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004;
 Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;
 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy;
 Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ về an toàn điện;
 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo
vệ và phát triển rừng;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
 Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về “Quy hoạch xây dựng”;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường;Nghị định
số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an về việc hướng
dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/TT-BCA ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 10 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên Môi Trường


quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/ 4/ 2011 của
Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
 Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động;
 Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp
ký về việc phê duyệt Quy hoạch thủy điện toàn quốc;
 Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/07/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Chính Phủ về việc ban
hành quy chế quản lý rừng;
 Quyết định số 37/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công thương) về việc quy định đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;
 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
 Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa
thủy điện”;
 Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét
triển vọng đến năm 2025, gọi tắt là Quy hoạch điện VI;
 Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
 Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
 Quyết định số 1864/QĐ-BCT ngày 14/04/2009 của Bộ Công thương về việc phê
duyệt quy hoạch đấu nối các dự án nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực miền Trung
và miền Nam vào hệ thống điện Quốc gia giai đoạn 2009-2010 có xét đến 2015;
 Chứng nhận đầu tư số 39 121 000 094 ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh Gia Lai
cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng thuỷ điện Quốc Cường đầu tư xây dựng dự
án thuỷ điện Ayun Trung;
 Văn bản số 154/CV-CTTNHH ngày 03/-6/2008 của Công ty TNHH Đầu tư và
Phát triển Điện Gia Lai (nay là Công ty Cổ phần thủy điện Gia Lai) về việc đấu nối nhà
máy thủy điện Ayun Trung và Plei Keo vào trạm 110kV thủy điện H’Mun;

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 11 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

 Công văn số 1025/CV-ĐL3-2 ngày 29/02/2009 của Công ty Điện lực 3 về việc
mua điện nhà máy thủy điện Ayun Trung và Plei Keo, tỉnh Gia Lai.
2.2. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường áp dụng trong báo cáo
 Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
- QCVN 05:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- QCVN 06:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
- QCVN 19:20009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
một số chất hữu cơ.
 Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn, độ rung
- QCVN 26:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
 Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước
- QCVN 08:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 24:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Nhằm xác định vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho
việc phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được,
so sánh với QCVN, TCVN. Từ đó, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại
khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới
môi trường do các hoạt động của dự án.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu về
khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 12 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình điều tra các
vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQVN
3 xã có liên quan đến dự án và cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án.
- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO:
được sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động xây dựng dự án và khi dự
án đi vào vận hành.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các tác động đầu vào, xem xét các
quá trình xảy ra như các quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá các tác
động đầu ra.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, ngành và địa phương: Đảm bảo tính phù
hợp về pháp lý, kỹ thuật, quản lý và điều kiện thực tế tại địa phương về nội dung,
phương pháp và kết quả thực hiện đề tài.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo
Báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu các tác động của dự án trong giai đoạn tiền thi
công; giai đoạn thi công và tích nước hồ; cuối cùng là giai đoạn vận hành.
Phạm vi nghiên cứu chính của khu vực dự án bao gồm: toàn bộ vùng hồ chứa,
vùng hạ lưu, khu vực chiếm dụng bởi các công trình của dự án và các vùng liên quan
đến hoạt động của công trình.
4.2. Quy trình thực hiện báo cáo
- Khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu trên bản đồ quy hoạch, xác định vị trí cần lấy mẫu phân tích hiện
trạng môi trường khu vực, lập kế hoạch cụ thể.
- Triển khai khảo sát thực địa, tổ chức lấy mẫu phân tích.
- Phân tích các chỉ tiêu môi trường theo kế hoạch lấy mẫu trong phòng thí
nghiệm.
- Xem xét, phân tích, đánh giá sự thay đổi các tác động do hoạt động của Dự án đến
môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng thông qua việc lấy ý kiến của UBND, UBMTTQ
3 xã có liên quan đến dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xử lý
chất thải và bảo vệ môi trường khu vực.
- Hoàn chỉnh báo cáo trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai thẩm định.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 13 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

4.3. Cơ quan tư vấn


Báo cáo ĐTM Dự án công trình thủy điện Ayun Trung do Công ty cổ phần Đầu tư
Xây dựng thủy điện Quốc Cường làm chủ đầu tư, kết hợp với Trung tâm Kỹ thuật Môi
trường thành phố Đà Nẵng thực hiện.
Địa chỉ đơn vị tư vấn : K 408/18 Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng
Tel/Fax : 0511.3550977
Đại diện : Ông Huỳnh Anh Hoàng
Chức danh : Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm
Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo:
Bảng 1: Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
Trình độ Nội dung thực hiện đối với
TT Họ và tên Chức danh
chuyên môn hoạt động xây dựng báo cáo ĐTM
I Chủ dự án (Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường)
Tổng duyệt báo cáo lần cuối trước khi
1 Lại Thế Hà Giám đốc Kỹ sư
trình thẩm định
II Cơ quan tư vấn (Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng)
Huỳnh Phó Giám đốc Tổng duyệt báo cáo lần cuối trước khi
2 Th.S Hóa
Anh Hoàng phụ trách trình thẩm định
Nguyễn Trưởng trạm
3 Th.S Hóa Khảo sát thực địa, lấy mẫu
Trần Quân Quan trắc
hiện trạng chất lượng
Huỳnh Chuyên viên
4 Ks. Hóa môi trường khu vực dự án
Ngọc Kháng Trạm quan trắc
Hoàng Phó phòng Tư vấn Th.S Công nghệ Xét duyệt báo cáo sơ bộ
5
Hải Thọ và Kỹ thuật môi trường trước khi trình lên lãnh đạo
Dương Chuyên viên Th.S Kỹ thuật Tham vấn ý kiến cộng đồng, lập chuyên
6
Tấn Tài phòng TVKT Môi trường đề quản lý và giám sát môi trường
Võ Chuyên viên Khảo sát thực địa, Lập chuyên đề
7 Cn. Môi trường
Tấn Quang phòng TVKT mở đầu và mô tả tóm tắt dự án
Huỳnh Chuyên viên Lập chuyên đề điều kiện tự nhiên,
8 Ks. Môi trường
Minh Hiền phòng TVKT kinh tế, xã hội khu vực dự án
Lập chuyên đề ĐTM và đề xuất biện
Nguyễn Lệ Chuyên viên
9 Ks. Môi trường pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng
Thùy Trang phòng TVKT
ngừa và ứng cứu sự cố môi trường
Trần Chuyên viên Ks. Quản lý TNR
10 Tổng hợp các chuyên đề
Tuấn Anh phòng TVKT và môi trường
Võ Chuyên viên
11 Cn. Sinh Phân tích trong phòng thí nghiệm
Thị Phượng phòng Thí nghiệm

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 14 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tên dự án: CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN AYUN TRUNG


Địa điểm xây dựng dự án: xã Đê Ar, xã Kon Thụp huyện Mang Yang và xã Trang,
huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
2. Chủ dự án: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN QUỐC CƯỜNG
Đại diện: Ông Lại Thế Hà Chức danh: Giám đốc
Văn phòng đại diện: Đường Nguyễn Chí Thanh, tổ 1, phường Trà Bá, thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 059.3.520061 Fax: 059.3.820549
3. Vị trí dự án
Công trình thủy điện Ayun Trung nằm trên hệ thống bậc thang sông Ayun. Vị trí
dự kiến xây dựng công trình thuộc xã Kon Thụp, xã Đê Ar, huyện Mang Yang và xã
Trang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Công trình được xem xét nghiên cứu nhằm khai
thác dòng chảy của sông Ayun và lợi dụng cột nước địa hình còn lại giữa công trình
thủy điện Ayun Thượng 1A ở thượng lưu và công trình thủy điện H'Chan ở hạ lưu.
Vị trí xây dựng dự án thủy điện Ayun Trung cách thành phố Pleiku về phía Tây
Nam khoảng 40 km, cách Trung tâm huyện Đăk Đoa khoảng 20 km. Thủy điện Ayun
Trung được xây dựng trên đoạn sông nhiều ghềnh có vị trí tọa độ (theo VN 2000):
- Vị trí xây dựng:
+ Tuyến đập có tọa độ: (X = 1532197.575; Y = 468698.886). Tuyến đập Ayun
Trung dự kiến đặt tại vị trí cách tuyến đập H’Chan khoảng 7 km về phía hạ lưu (công
trình thủy điện H’Chan đang phát điện). Đây là công trình điều tiết ngày đêm, chủ yếu
là phát điện, ngoài ra còn kết hợp cấp nước tưới cho nông lâm nghiệp trong mùa khô.
Tuyến đập, được xây dựng trên phần sườn đồi có cao độ 350 m đến 500m, độ dốc
ngang tương đối từ 20-350.
+ Vị trí nhà máy: (X = 1531296.584; Y = 466278.653). Nhà máy dự kiến đặt bên
bờ phải sông Ayun, thuộc xã Trang huyện Đăk Đoa.
Tuyến đường ống xây dựng trên sườn dốc có độ dốc ngang lớn từ 15-200, có cao
độ từ 500 m xuống cao độ 430 m và nhà máy có cao độ 430m.
Khu vực nhà máy xây dựng gần thềm sông tương đối thuận lợi, có cao độ 430m.
Khu vực xây dựng công trình chủ yếu là rừng tạp không có cây gỗ lớn có giá trị
kinh tế.
(Sơ đồ mặt bằng công trình thủy điện Ayun Trung – Phần phụ lục)

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 15 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

4. Nội dung chủ yếu của dự án


4.1. Mục tiêu của dự án
Thủy điện Ayun Trung với công suất lắp máy Nlm = 16,5 MW, sản lượng điện
trung bình hàng năm Eo = 64,70 triệu kWh, tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện
tỉnh Gia Lai nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, việc xây dựng công trình tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội khu vực và cải tạo điều kiện môi trường khu vực dự án.
4.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục công trình của dự án
4.2.1. Diện tích đất xây dựng công trình và đất được cấp
Bảng 2: Diện tích đất xây dựng công trình của dự án
TT Hạng mục Diện tích chiếm đất (ha) Ghi chú
1 Lòng hồ ( MNDBT=475m) 49,74 Chiếm dụng lâu dài
Trong đó: Lòng suối 13,44
3 Công trình chính 14,84 Chiếm dụng lâu dài
+ Công trình đầu mối 4,12
+ Kênh dẫn nước 7,78
+ Tuyến năng lượng 2,42
+ Khu quản lý vận hành 0,52
4 Công trình phụ trợ 11,88 Chiếm đất tạm thời
+ Cơ sở lán trại, phụ trợ 3,48
+ Bãi thải, bãi trữ 8,40
Cộng 76,46
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung
Bảng 3: Tổng hợp diện tích đất được cấp
TT Diện tích m2 Ghi chú
I XÃ TRANG, HUYỆN ĐĂK ĐOA
1 Rừng tự nhiên sản xuất (RSN) 18.747,90 Tiểu khu 552
2 Đất sông suối (SON) 78.494,80
3 Rừng tự nhiên phòng hộ (RPN) 152.128,40 Tiểu khu 553
Tổng diện tích xã 259.371,10
II XÃ KON THỤP, HUYỆN MANG YANG
1 Đất trồng cây hàng năm (NHK) 1.208,60
2 Đất trồng lúa nương (LUN) 15.591,40
3 Rừng tự nhiên sản xuất (RSN) 72.564,30 Tiểu khu 557
4 Đất sông suối (SON) 59.335,70
Tổng diện tích xã 148.700,00

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 16 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

III XÃ ĐÊ AR, HUYỆN MANG YANG


1 Đất trồng cây hàng năm (NHK) 110.823,00 Làng Đôn Hyang
2 Đất trồng lúa nương (LUN) 9.314,90 Làng Đôn Hyang
3 Đất trồng cây lâu năm (LNC) 47.361,00 Làng Đôn Hyang
4 Đất đồi núi chưa sử dụng(DCS) 75.713,00 Làng Đôn Hyang
5 Đất ao hồ (TSN) 54,00 Làng Đôn Hyang
6 Rừng tự nhiên sản xuất (RSN) 86.894,30 Tiểu khu 561
7 Đất sông suối (SON) 25.885,3
Tổng diện tích xã 356.045,50
Tổng diện tích xin cấp 764.116,60
1 Đất trồng cây hàng năm (NHK) 112.031,60
2 Đất trồng lúa nương (LUN) 24.906,30
3 Đất trồng cây lâu năm (LNC) 47.361,00
4 Đất đồi núi chưa sử dụng(DCS) 75.713,00
5 Đất ao hồ (TSN) 54,00
6 Rừng tự nhiên sản xuất (RSN) 188.206,50
7 Rừng tự nhiên phòng hộ (RPN) 152.128,40
8 Đất sông suối (SON) 163.715,80
Tổng diện 764.116,60
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung
4.2.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục công trình của dự án
a) Khối lượng và qui mô các hạng mục công trình chính của dự án
Các hạng mục công trình bao gồm đập dâng, đập tràn, cửa nhận nước kênh vào,
kênh dẫn, cửa lấy nước – bể áp lực, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, trạm phân
phối điện ngoài trời, đường dây 35 kV, các trạm tăng áp và các công trình tạm, phụ trợ
phục vụ thi công.
1. Đập dâng: Đập dâng có kết cấu bê tông M100, thượng hạ lưu bọc bê tông
M200. Mặt cắt ngang đập dâng có hình dạng thông dụng: Chiều rộng đỉnh đập b=3m,
cao trình đập là 481,5 m, mặt thượng lưu thẳng đứng và hạ lưu nghiêng với độ dốc
m=0,7. Chiều cao đập lớn nhất 31,86m, chiều dài theo đỉnh đập 114,5m
2. Đập tràn: Với kết cấu đập bê tông trọng lực, chiều rộng tuyến tràn được mở
rộng tối đa (toàn bộ tuyến đập, trừ phần cửa lấy nước và đoạn đập dâng dài khoảng 20m
tiếp giáp cửa lấy nước). Hình thức đập tràn là đập tự do không bố trí cửa van khống
chế. Để tăng khả năng xả lũ, mặt cắt ngang đập tràn có hình dạng chân không
Ôphixêrốp. Cao độ ngưỡng tràn là 475m và chiều dài tuyến tràn L = 130,0 m. Lõi đập
bê tông M100, mặt tràn bê tông M250.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 17 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

3. Cửa lấy nước: Cửa lấy nước đầu kênh dẫn nước bố trí bên vai trái đầu đoạn
đập dâng. Cửa lấy nước có kết cấu bê tông cốt thép M200. Cao trình đỉnh cửa lấy nước
ở độ cao 474m. Cao trình ngưỡng cửa lấy nước ở cao độ 470m. Chiều dài cửa lấy nước
44,5m, chiều cao cửa lấy nước 13,5m.
Phía trước cửa vận hành có bố trí cửa sửa chữa, nâng hạ bằng máy nâng trục vít
điện kết hợp tay quay. Phía trước cửa van sửa chữa có bố trí lưới chắn rác để ngăn
không cho rác, cây cối trong hồ chứa vào kênh dẫn.
Phía sau cửa lấy nước có bố trí bể tiêu năng và tràn xả nước thừa đảm bảo lưu
lượng nước lớn nhất lấy vào kênh không vượt quá lưu lượng thiết kế kênh, đồng thời
đảm bảo dòng chảy ổn định trong kênh.
4. Kênh dẫn nước: Tiếp theo cửa lấy nước là kênh dẫn nước vào nhà máy thủy
điện. Kênh dẫn nước có chiều dài 2.603,84m. Mặt cắt ngang kênh dẫn nước có dạng
hình chữ nhật với kích thước thông thủy 4,5 x 4,3 (m).
5. Bể áp lực: Bể áp lực bố trí ở phía cuối kênh dẫn nước và đầu đường ống dẫn
nước vào nhà máy. Nhiệm vụ của bể áp lực là duy trì cột nước áp lực cho nhà máy, lắng
đọng và hạn chế bùn cát vào tua bin, cùng với cửa lấy nước đầu đường hầm đảm bảo
việc lấy nước cho nhà máy thủy điện. bể áp lực cũng có nhiệm vụ xả nước trong trường
hợp các tổ máy dừng đột ngột và cửa lấy nước đầu kênh dẫn chưa kịp đóng. Bể áp lực
gồm bể chức nước, tràn bên và cửa xả nước.
6. Cửa lấy nước đầu đường ống: Cửa lấy nước đầu đường hầm có nhiệm vụ lấy
nước từ bể áp lực vào nhà máy thủy điện đảm bảo yêu cầu lấy nước vào nhà máy trong
các chế độ vận hành.
7. Đường ống áp lực: Đường ống bằng thép có nhiệm vụ dẫn nước từ bể áp lực
vào nhà máy. Chiều dài ống chính 86,98m, đường kính ống 3,5m
8. Nhà máy thủy điện: Nhà máy thủy điện bố trí sát chân mái dốc, bên bờ trái
sông Ayun. Địa hình khu vực nhà máy là sườn đồi thoải, chiều cao mái đào thấp, chủ
yếu đào qua lớp đất, đá phong hóa. Nhà máy thủy điện hở với Nlm = 16,5 MW, 03 tổ
máy trục đứng.
9. Kênh xả hạ lưu nhà máy: Nhiệm vụ của kênh xả hạ lưu nhà máy là dẫn dòng
chảy ra từ các tổ máy thủy lực trở lại dòng sông thiên nhiên.
10. Trạm biến áp: Trạm biến áp được bố trí trên đường vào nhà máy, gần nhà
máy. Khu vực này có điều kiện địa hình thoải, thuận tiện cho việc bố trí và khối lượng
đào đất đá giảm.
b) Khối lượng và qui mô các hạng mục công trình phụ của dự án
1. Giao thông: Dự án nằm trên sông Ayun, đường giao thông khá bằng phẳng, xe
cơ giới về mùa khô có thể đi đến công trình, công trình thủy điện Ayun Trung nằm cách

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 18 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

đường giao thông hiện có khoảng hơn 2 km.


Từ Pleiku đi theo Quốc lộ 19 đến huyện Đăk Đoa cự ly khoảng 40 km, đây là
tuyến đường nhựa quốc lộ, từ huyện đi xã Trang đi theo đường liên xã đến vị trí công
trình là đường đất cấp phối giao thông đi lại thuận lợi.
Đối với các vật tư, thiết bị phục vụ xây dựng công trình, các mặt hàng nhập nước
ngoài như thiết bị nhà máy, có thể nhập cảng Quy Nhơn hoặc cảng Đà Nẵng vận
chuyển theo Quốc lộ 1 rẽ theo Quốc lộ 19 tới công trình với cự ly 150 km bằng đường
bộ hoặc đường bộ kết hợp đường sắt. Nhìn chung, công trình thủy điện Ayun Trung
thuận lợi về giao thông đi lại.
2. Cấp điện: Đường điện hạ thế phục vụ cho sinh hoạt cho dân hiện có tới các
huyện trong khu vực dự án. Cấp điện thi công khu vực công trình được lấy từ lưới điện
220kV khu vực có sẵn khu vực huyện Đăk Đoa hoặc huyện Mang Yang.
Đường dây phân phối hạ thế trong phạm vi lán trại hoặc khu vực thi công của
nhà thầu sẽ do Nhà thầu thực hiện. Dẫn điện hạ thế từ trạm biến áp phụ tải đến ranh giới
khu vực thi công (nếu có) sẽ được đi hỗn hợp với đường dây trung thế 22kV, dùng dây
bọc nhôm cách điện VAC và/hoặc cáp đồng bộ cách điện XLPE chôn trực tiếp dưới đất.
Phương án đấu nối với lưới điện khu vực có thể thực hiện bằng đường dây 110
kV dài khoảng 6 km từ nhà máy thủy điện về biến áp 110 kV của thủy điện H’Mun.
3. Cấp nước: Nguồn nước cấp cho hoạt động của dự án được lấy từ sông Ayun.
Nhìn chung, nguồn nước trong vùng khá dồi dào nên khai thác thủy điện tận dụng được
tài nguyên nước quí giá thu được nguồn lợi tại chỗ, thiết thực đóng góp vào sự phát
triển kinh tế, công nghiệp của tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, nước cấp cho hoạt động sinh hoạt
của CBCNV làm việc tại dự án dự kiến cũng lấy từ nguồn này. Lượng nước cấp cho
sinh hoạt của 50 CBVNV ước tính khoảng 5m3/ngày đêm (100lít/người/ngày).
4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống PCCC đầu tư dự án là hệ thống
chữa cháy cố định được thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn PCCC theo qui định (TCVN
5307-2002 và TCVN 5684-1992). Ngoài ra, còn có bộ PCCC thủ công gồm 60 bình
chữa cháy loại 0,3lít.
5. Thông tin liên lạc: Trên địa bàn của dự án đã phủ sóng thông tin di động, do
đó có thể sử dụng hệ thống thông tin di động để phục vụ tại công trường. Ngoài ra, dự
án cũng có thể sử dụng hệ thống thông tin hữu tuyến, hệ thống này phục vụ trong giai
đoạn xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào vận hành sau này.
4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
4.3.1. Mô tả biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án
a) Lựa chọn phương án cho các công trình

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 19 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Khu vực tuyến đập có địa hình lòng sông khu vực tuyến đập tương đối hẹp,
lòng sông và vai đập tầng phủ tương đối mỏng (lòng sông lớp bồi tích dày 0,5-2 m,
vai trái tầng phủ dày 8-10 m, vai phải tầng phủ dày 3-5 m), đá bazan cường độ chịu
nén xấp xỉ 800 kg/cm2. Điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi cho việc xây dựng đập
bê tông trọng lực.
Về thủy văn: Với quy mô công trình cấp III, lưu lượng lũ thiết kế và thi công
như sau:
+ Lũ thiết kế tần suất p=1% : Qtk = 3.068 m3/s.
+ Lũ kiểm tra tần suất p=0,2% : Qkt = 4.151 m3/s.
+ Lũ dẫn dòng thi công tần suất p=10% : Qtc= 1.635 m3/s.
Với lưu lượng lũ vận hành và thi công tương đối lớn, đòi hỏi quy mô công trình
xả tràn vận hành và thi công lớn. Việc sử dụng kết cấu đập dâng tràn toàn tuyến để tăng
khả năng xả lũ vận hành, sẽ làm giảm cao độ mực nước lũ tại hồ chứa và giảm chi phí
xây dựng công trình. Mặt khác, với kết cấu đập dâng bê tông, có thể lợi dụng để dẫn
dòng qua đập xây dở, dẫn tới việc giảm chi phí xây dựng công trình dẫn dòng.
Với đặc điểm địa hình, địa chất và thủy văn nêu trên, kiến nghị sử dụng kết cấu
đập dâng tràn bằng bê tông trọng lực.
Về bố trí tuyến năng lượng: Như đã nêu ở phần trên, dòng sông phía hạ lưu đập
có hình thái lượn cong rất lớn về phía bờ trái, nên việc bố trí các công trình tuyến năng
lượng bên bờ trái là phù hợp. Qua xem xét thấy rằng, có thể bố trí nhà máy tại khu vực
là điểm cuối cùng của đoạn sông có độ dốc lớn để tận dụng cột nước địa hình, cách
tuyến đập theo chiều dòng chảy khoảng 4 km. Khu vực này có địa hình xoải, điều kiện
địa chất tốt, đảm bảo điều kiện ổn định nhà máy và giảm khối lượng, chi phí xây dựng
công trình.
* Lựa chọn phương án kích thước kênh dẫn
Các phương án kênh dẫn nghiên cứu:
+ Phương án 1: b x h = 4,0 x 5,0 m
+ Phương án 2: b x h = 3,8 x 5,25 m
+ Phương án 3: b x h = 4,2 x 4,75 m
Về mặt năng lượng: Các phương án kênh dẫn có hiệu ích năng lượng như nhau.
Từ các kết quả tính toán nêu trên, chọn kích thước kênh dẫn theo phương án 1(b x h =
4,0 x 5,0) có chi phí xây dựng và thiết bị (Chi phí xây dựng kênh dẫn và thiết bị cửa lấy
nước) thấp nhất.
* Phương án đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia
Với công suất lắp máy dự kiến 16,5 MV nhà máy thủy điện Ayun Trung là nhà

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 20 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

máy nhỏ trong hệ thống điện quốc gia và cũng là nhà máy nhỏ trong khu vực .
Trên cơ sở công suất phát điện của nhà máy, vị trí đặc thù của công trình, nhu
cầu phụ tải điện khu vực đặt nhà máy, hiện trạng và quy hoạch lưới điện khu vực, vai
trò của nhà máy trong hệ thống điện quốc gia, đề xuất các phương án đấu nối nhà máy
thủy điện Ayun Trung vào hệ thống điện Quốc gia như sau:
Phù hợp với lưới điện khu vực hiện tại và phát triển trong tương lai, nhà máy
thủy điện Ayun Trung với công suất 16,5 MW được phát lên lưới điện khu vực ở cấp
điện áp 35 kV và được đấu nối vào thanh cái 35 kV trạm 110 kV thủy điện H’Mun.
Xây dựng đường dây 35 kV mạch kép, dây dẫn AC – 185, dài 6km, điểm đầu:
Nhà máy thủy điện Ayun Trung, điểm cuối: thanh cái 35 kV trạm 110 kV thủy điện
H’Mun.
b) Lựa chọn biện pháp thi công
* Công tác đất đá hở
Do địa hình dốc nên việc đào đất trong phạm vi hố móng thực hiện bằng ủi loại
có công suất 110CV và máy xúc loại có thể tích gầu 1,25m3, vận chuyển ra bãi thải
bằng ô tô tự đổ, có 2 biện pháp chính:
Đào đất bằng máy đào loại thể tích gầu 1,25m3, máy ủi công suất 110CV ủi đất
từ trên cao xuống, xúc kết hợp ô tô tự đổ 12 tấn chuyển đi bãi thải, bãi trữ.
Đào đá hố móng công trình được thực hiện bằng phương pháp khoan nổ lớn máy
khoan tự hành có đường kính mũi khoan 105mm, xới tơi đá đã nổ mìn được thực hiện
bằng máy ủi công suất (110180)CV, bốc xúc đá lên ô tô bằng máy xúc loại 2,3m3 và
máy xúc chuyển bánh hơi dung tích gầu (46) m3, vận chuyển đá nổ mìn bằng ô tô tự
đổ (1215) tấn ra bãi thải.
Lớp đá để lại bảo vệ mái hố móng dưới tác động của nổ mìn dày 2m, được đào
bằng phương pháp khoan nổ nhỏ, máy khoan tự hành có đường kính mũi khoan 42mm,
xới tơi đá đã nổ mìn được thực hiện bằng máy ủi loại có công suất 110CV, bốc xúc đá
lên ô tô bằng máy xúc loại 2,3m3, vận chuyển đá nổ mìn bằng ô tô tự đổ 12 tấn ra bãi
thải và bãi trữ.
Lớp đá để lại bảo vệ đáy hố móng dưới tác động của nổ mìn dày 1,5m. Công tác
đào lớp đá này phải thực hiện ít nhất thành 2 bậc: Bậc trên dày 1,4m khoan nổ nhỏ với
đường kính lỗ khoan 42mm nhưng đáy hố khoan cách đường biên hố móng công trình
0,1m, bậc dưới (lớp đá còn lại sát bề mặt công trình) dày 0,1m được đào bằng búa căn
khí nén không được sử dụng khoan nổ. Xới tơi đá đã nổ mìn được thực hiện bằng máy
ủi công suất 110CV, bốc xúc đá lên ô tô bằng máy xúc loại có thể tích gầu 2,3m3, vận
chuyển đá nổ mìn bằng ô tô tự đổ 12 tấn ra bãi thải và bãi trữ.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 21 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Các mái đá tại hố móng công trình vĩnh cửu phải tiến hành khoan nổ đường viền.
Các tham số nổ viền phụ thuộc vào chỉ tiêu cơ lý, độ nứt nẻ của đá và được chuẩn xác
trong quá trình thi công khi mở móng công trình. Các hố khoan đường viền được bố trí
trên một mặt phẳng, song song với nhau phù hợp theo mái dốc đã định.
* Công tác đào đá ngầm: Thi công phần hầm bao gồm các công tác khoan nổ,
bốc xúc, vận chuyển, gia cố và các công việc liên quan.
* Công tác khoan
Gương hầm có thiết kế định hình nhỏ, đường kính đào của hầm phụ là 3m,
đường kính đào của hầm chính là 4,2m, nằm trong khu vực có địa chất đá rắn chắc.
Thiết bị sử dụng khoan lỗ khoan cho các gương hầm chính là máy khoan hầm 02
cần đường kính lỗ khoan D = 45mm với chiều sâu khoan theo các bản vẽ thiết kế, hầm
phụ sử dụng máy khoan cầm tay d42. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất thực tế khi thi
công mà ta có thể bố trí đường kính lỗ khoan và chiều sâu lỗ khoan cho phù hợp. Khoan
theo đúng hộ chiếu đã được ban A và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi trắc địa vẽ xong các lỗ khoan theo hộ chiếu thiết kế lên gương hầm,
tiến hành công tác khoan. Khoan lỗ đột phá trước sau đó khoan lỗ viền tiếp theo là
khoan lỗ phá.
* Công tác bốc xúc và vận chuyển
Sau khi nổ mìn và đưa gương hầm vào trạng thái an toàn, người chỉ huy mới tiến
hành cho thiết bị thi công bốc xúc và vận chuyển vào thi công.
Khi gương hầm đã về trạng thái an toàn dùng máy đào nhỏ loại 0,3 m3 chọc om
đỉnh hầm và làm đường cho máy cào vơ và các phương tiện khác ra vào thuận lợi.
Hầm chính: Sử dụng máy cào vơ để bốc xúc đá sau nổ mìn lên ô tô 12 tấn vận
chuyển ra ngoài bãi thải.
Hầm phụ: Sử dụng máy cào vơ bốc xúc đá sau nổ mìn lên xe goòng đổ ra
ngoài cửa hầm, sau đó dùng máy xúc 2,3 m3 xúc đá lên ô tô 12 tấn vận chuyển ra ngoài
bãi thải.
Sau khi khối lượng trong gương đã bốc xúc hết dùng máy đào nhỏ 0,3 m3 cào lại
mặt gương chọc om và làm lại đường thi công phục vụ chu kỳ khoan nổ tiếp theo.
* Công tác bê tông hở
Cơ sở sản xuất bê tông phục vụ thi công công trình được bố trí ở khu phụ trợ hạ
lưu bờ trái tuyến đập với trạm trộn công suất 60m3/h. Trạm trộn 30m3/h được bố trí ở
khu phụ trợ nhà máy phục vụ thi công bê tông nhà máy, đường ống áp lực, tháp điều áp,
nhà vàn và bê tông hầm hướng tháp điều áp. Trạm trộn 30m3/h được bố trí ở khu phụ
trợ cửa lấy nước để phục vụ thi công bê tông cửa lấy nước và đổ bê tông hầm hướng

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 22 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

cửa lấy nước. Hệ thống đường thi công từ trạm trộn tới các hạng mục công trình phải
đảm bảo việc lưu thông và thời gian vận chuyển của vữa bê tông.
Vận chuyển vữa bê tông vào khối đổ các hạng mục công trình: Đập chính, đập
tràn, đập phụ, cửa lấy nước, đường ống áp lực, cống dẫn dòng và nhà máy chủ yếu bằng
các cần trục tháp cố định. Với bê tông đợt 2 được đổ bằng bơm.
Đổ bê tông hở dùng cẩu tháp QTZ6021 kết hợp với cẩu DEK-251, DEK-50.
* Công tác bê tông ngầm: Vận chuyển bê tông từ trạm trộn vào trong đường hầm
bằng các ô tô chuyên dụng, bê tông hầm được đổ bằng bơm, sử dụng cốt pha trượt
chiều dài bộ cốt pha L=6m hoặc L=12m.
* Công tác lắp ráp thiết bị
Tại đập tràn các thiết bị bao gồm cửa van cung, máy thủy lực, kết cấu thép của
khe van, cửa sửa chữa. Các thiết bị này được chế tạo tại xưởng và đưa đến hiện trường
bằng xe chuyên dùng, lắp đặt bằng cần cẩu, cần trục tháp.
Lắp ráp thiết bị cơ khí cửa lấy nước: Lắp ráp thiết bị cơ khí cửa lấy nước chỉ
được thực hiện khi đã hoàn thiện phần bê tông của các kết cấu. Các đường ray phần gắn
chìm cố định và một số bộ phận của thiết bị cơ khí sẽ được lắp ráp bằng cần cẩu.
Lắp ráp thép đường ống: Đối với thép đường ống áp lực ngầm chuyển các đoạn
thép lót sẽ được thực hiện bằng xe goòng bánh hơi chạy trên ray. Đối với thép đường
ống áp lực hở việc lắp đặt ống nhờ đường ray, xe lăn, tời điện và các kích thủy lực. Ống
được đặt vào xe trên đầu dốc cho trượt trên đường ray có tời giữ, tới vị trí kê kích định
vị bởi các kích thủy lực, hàn cố định nối ống, cuối cùng là tháo các vật liệu kê kích.
Lắp ráp thiết bị cơ khí nhà máy: Lắp ráp thiết bị cơ khí nhà máy được thực hiện
khi đã hoàn thiện phần thiết bị của các kết cấu bằng các cần cẩu tháp và cần cẩu
di chuyển.
Lắp ráp thiết bị cơ điện: Lắp ráp các phần gắn chìm cố định của tua bin, các
đường ống xả, côn ống xả và các buồng xoắn sẽ được thực hiện bằng cần cẩu. Các thiết
bị thủy điện khác sẽ được lắp ráp bằng cần cẩu gian máy EOT. Thiết bị thủy điện của
các cụm lắp ráp phụ sẽ được chuyển tới gian lắp ráp bằng xe moóc công suất lớn. Xe
moóc di chuyển bằng biện pháp đẩy vì kích thước của gian lắp ráp hạn chế.
Lắp ráp máy biến áp lực: Các máy biến áp sẽ được chuyển giao tới công trường
gần nhà máy bằng xe moóc công suất lớn. Theo giới hạn vận chuyển, xe moóc được đề
nghị phải có 8 trục với tải trọng 16 tấn/trục. Các máy biến áp sẽ được dỡ xuống bằng
đòn bẩy trên các đường ray chuyển máy biến áp. Di chuyển xa hơn tới vị trí lắp đặt sẽ
được thực hiện với sự trợ giúp của tời điều khiển bằng tay và hệ thống ròng rọc. Cầu
trục nhà máy sẽ được sử dụng để lắp đặt máy biến áp.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 23 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 4: Bảng khối lượng xây dựng các công tác chính

TT Nội dung Đơn vị Khối lượng


1 Đào đất 103 m3 396,3
2 Đào đá 103 m3 220,71
3 Đắp đất đá hỗn hợp 3
10 m 3
43,82
4 Bê tông các loại 3
10 m 3
107,20
5 Khoan phun chóng thấm Md 1710,00
6 Thiết bị cơ khí thuỷ công Tấn 206,76
7 Thiết bị cơ khí thuỷ lực Tấn 377,94
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung
4.4. Quy trình hoạt động của công trình thủy điện Ayun Trung
4.4.1. Giai đoạn tổ chức xây dựng
Theo các kết quả nghiên cứu lựa chọn, phương án vị trí tim tuyến và mặt bằng
bố trí công trình lựa chọn như sau:
+ Vị trí tim tuyến đập 1
+ Đập dâng bê tông trọng lực thường
+ Đập tràn thực dụng Ôphixêrốp, bê tông trọng lực thường không cửa van
+ Tuyến năng lượng bố trí bên bờ trái gồm Cửa lấy nước đầu kênh, kênh dẫn hở,
đường ống dẫn nước, nhà máy thủy điện hở gồm 3 tổ máy trục đứng, tua bin Fransic,
công suất tổ máy 5,5 MW và trạm phân phối điện hở.
+ Cống dẫn dòng thi công
Trên cơ sở mặt bằng bố trí và qui mô các hạng mục công trình, phương án dẫn
dòng như sau:
- Năm chuẩn bị: Mùa kiệt và mùa lũ dẫn dòng qua lòng sông thiên nhiên.
- Năm thứ nhất: Đầu mùa kiệt lấn sông đắp đê quai dọc để thi công cống dẫn
dòng và đoạn đập bờ trái, dẫn dòng chảy qua lòng sông thu hẹp. Mùa lũ dẫn dòng chảy
qua lòng sông thu hẹp và cống dẫn dòng.
- Năm thứ hai: Đầu mùa kiệt lấp sông, dẫn dòng qua cống dẫn dòng. Mùa lũ dẫn
dòng qua cống dẫn dòng.
Đối với khu vực nhà máy, công tác dẫn dòng thực hiện như sau:
- Năm chuẩn bị: Dòng chảy qua lòng sông thiên nhiên.
- Năm thứ nhất: Đầu mùa kiệt đào hố móng và chừa lại trụ đất phía kênh xả làm
đê quai dọc để thi công nhà máy với thời đoạn từ tháng 1 đến tháng 7. Mùa kiệt và mùa
lũ dòng chảy qua lòng sông tự nhiên.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 24 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Năm thứ hai: Cuối mùa lũ năm thứ hai bơm nước hố móng nhà máy và tiếp tục
thi công bê tông. Dòng chảy mùa kiệt và mùa lũ qua lòng sông tự nhiên.
4.4.2. Quy trình hoạt động của công trình thủy điện Ayun Trung
Nước được tích tại hồ chứa, thông qua kênh dẫn và các ống áp lực làm quay tua
bin nước và máy phát điện. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể
tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ
cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để có
được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một tua bin nước có thể được cho chảy qua
một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp.
Bảng 5: Các thông số cơ bản của công trình thủy điện Ayun Trung
TT Thông số Đơn vị Số lượng
I Lưu vực
1 Diện tích lưu vực Flv km2 822
2 Lượng mưa trung bình lưu vực Xo mm 1.779
3 Lưu lượng bình quân năm Qo m3/s 23,0
4 Tổng lượng dòng chảy năm Wo 106m3 725
II Hồ chứa
1 Mực nước Lũ Kiểm tra P=0,2% m 480,95
2 Mực nước Lũ Thiết kế P=1% m 479,94
3 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 475
4 Mực nước chết MNC m 474
5 Dung tích toàn bộ 106m3 4,601
6 Dung tích hữu ích 106m3 0,452
7 Dung tích chết 106m3 4,149
III Lưu lượng
1 Lưu lượng lũ Thiết kế tần suất p = 1 % m3/s 3.068
2 Lưu lượng lũ kiểm tra, tần suất p = 0,2 % m3/s 4.151
3 Lưu lượng đảm bảo ứng với tần suất 85% 3
m /s 4,93
4 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy 3
m /s 39,71
IV Cột nước nhà máy
1 Cột nước lớn nhất Hmax m 53,3
2 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 49,2
3 Cột nước tính toán Htt m 49,2
V Công suất
1 Công suất lắp máy Nlm MW 16,5
2 Công suất đảm bảo Nđb MW 2,22

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 25 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

3 Số tổ máy 03
4 Công suất mỗi tổ MW 6,5
VI Điện lượng
1 Điện lượng trung bình năm Eo 106kWh 64,70
2 Số giờ sử dụng công suất lắp máy giờ 3.922
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung
4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
4.5.1. Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình thi công xây dựng
Bảng 2: Các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công, xây dựng
TT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng
1 Ôtô tự đổ 1012 tấn Cái 20
2 Ôtô vận chuyển bê tông 46 m3 Cái 06
3 Ôtô bệ 7 tấn Cái 01
4 Ôtô chở nhiên liệu Cái 02
5 Máy xúc 1,25 ÷ 1,5 m3 Cái 05
6 Máy xúc TO18 Cái 02
7 Máy ủi 110CV Cái 03
8 Cần trục lốp 10 tấn Cái 02
9 Cẩu tháp Wol FF 75 EC 1,5÷3,6 tấn Cái 01
10 Máy khoan D42-PR20 08
11 Máy nén khí diezen 600m3/h Cái 02
12 Búa chèn Cái 08
13 Tời điện 1,55 tấn Cái 04
14 Trạm trộn cố định 32 m3/h Trạm 02
15 Máy bơm nước 50 m3/h Máy 04
16 Đầm dùi 1,5KW Cái 06
17 Đầm bàn 2,5KW Máy 04
18 Máy hàn TD500-50KW Máy 06
19 Máy hàn hồ quang XC-50KW Máy 01
20 Kích thủy lực 5 tấn Cái 07
21 Xe goòng 3 tấn Cái 01
22 Máy bơm bê tông 54CV Cái 01
23 Quạt gió W-06 kéo DT-54 Máy 08
24 Đầm cóc 5m3/s Cái 03
25 Máy cắt đột liên hợp Cái 02
26 Máy phun vữa Cái 02
27 Máy cắt đột liên hợp 2,8KW Cái 02
28 Trạm nghiền sàng 28 m3/h Trạm 02

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 26 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

29 Máy trộn vữa di động Cái 02


30 Máy khoan D65 Cái 12
31 Máy khoan Boomer 322 Cái 02
32 Máy phát điện dự phòng 100KVA Cái 01
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung
4.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị trong giai đoạn vận hành
a) Thiết bị thủy lực
- Tuốc bin: Các thông số chính của tuabin:
Kiểu loại Francis – Trục đứng
Cột nước (đã trừ tổn thất)
- Lớn nhất (m) 53.3
- Nhỏ nhất (m) 49.2
- Tính toán (m) 49.2
- Công suất định mức tại Htt (KW) 5.729,2
Vòng quay (V/ph)
- Định mức 428.6
- Lồng 847
Đường kính bánh xe công tác D1 (m) 1.26
Hiệu suất lớn nhất (%) 94.58
Hiệu suất tại cột nước Htt, Ndm (%) 93.18
Lưu lượng tua bin tại Htt, Ndm ( 3m3/s) 12.74
Chiều cao hút Hs tại Htt, Ndm (m) - 0.25
Khối lượng tua bin (T) 29.3
Tua bin được trang bị đồng bộ máy điều tốc và các thiết bị phụ cần thiết.
- Máy phát điện.
Các thông số chính của máy phát điện
Kiểu loại: Đồng bộ - trục đứng – 3 pha
Công suất định mức (KW) 5.500
Hiệu suất ở chế độ công suất định mức 96%
Hệ số công suất Cos µ 0,80
Điện áp định mức (Kv) 6.3
Tần số dòng điện (Hz) 50
Vòng quay định mức (V/ph) 428.6

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 27 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Vòng quay lồng (V/ph) 847


Khối lượng toàn bộ máy phát (T) 66.7
- Các hệ thống thiết bị phụ tổ máy
b) Thiết bị cơ khí thủy công
Thiết bị cơ khí thủy công chính bao gồm:
- Cửa lấy nước đầu kênh dẫn: Cửa van vận hành kích thước 4.0 x 4.4887 x 7.0,
nâng hạ cửa van bằng máy vít 50 Tấn. Trước cửa vận hành có bố trí lưới chắn rác và
van sửa chữa.
- Cửa lấy nước đầu đường hầm: Cửa van vận hành loại phẳng bánh xe 3.5 x 3.5 x
7.48, nâng hạ cửa van bằng tời đóng nhanh 20 T. Trước cửa vận hành có bố trí cửa van
sửa chữa và lưới chắn rác.
- Đường hầm và nhà máy: Đường ống dẫn nước vào nhà máy bằng đường ống
thép D0 = 3,5 m đoạn ống chính và D0 = 1.9 m với tổng chiều dài L = 91 m. Tại mỗi
ống nhánh có bố trí van trước tua bin đóng nhanh. Trong thời gian máy có bố trí cần
trục có Lk = 12,2 m, sức nâng 35/5 T. Hạ lưu nhà máy có bố trí cửa van với thông số
3,5 x 1,7 x 14,35 m, nâng hạ cửa van bằng Palăng P = 7,5 T
c) Thiết bị điện
- 3 Máy phát điện trọn bộ 3 pha: Công suất định mức N = 5,5 MW, điện áp 6.3
kV, tần số 50 Hz.
- 1 Máy biến áp tăng: 3 pha, 25 MVA, điện áp 6,3/35 kV.
- Thiết bị phân phối 35 kV.
- Các hệ thống thiết bị phụ, thông tin, chiếu sang, chống sét…
4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
4.6.1. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của dự án
a. Vật liệu đá
Khối lượng dự kiến để xây dựng là 75.000 m3 đá nguyên khối. Dự kiến sẽ khai
thác mỏ đá ở bazan ở bờ phải phía hạ lưu sông mỏ đá bazan có tầng phủ mỏng dự kiến
5-10 m, chất lượng và trữ lượng bảo đảm, điều kiện khai thác, thoát nước và vận
chuyển thuận lợi, cự ly vận chuyển gần (khoảng 1km).
b. Vật liệu cát sỏi
Khối lượng cát sỏi dự kiến để xây dựng là 48.000 m3, dọc sông Ayun về phía
thượng lưu không có bãi cát nào có thể khai thác công nghiệp được. Cát để xây dựng
cho công trình có thể thu mua tận dụng của dân trong vùng khu vực dưới nhà máy thủy
điện H’Chan có thể khai thác được khoảng cách 2-3 km, nhưng đối với bê tông thường

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 28 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

cần phải thí nghiệm, sau khi thu gom được khối lượng khoảng 5.000 m3. Hoặc khai thác
cát tại mỏ cát Đồng Phó cát đã được sử dụng cho công trình An Khê - Kan Nak khoảng
cách đến công trình khoảng 80-90 km.
c. Vật liệu đất dính
Theo thiết kế khối lượng đất dính đắp đê quây không nhiều nên có thể tận dụng
nguồn đất dính bóc ở vai đập và kênh dẫn để tiết kiệm chi phí. Sơ bộ có thể đánh giá đất
đắp đê quây lấy ở lớp e-dQ, IA1 sản phẩm phong hóa từ đá bazan đảm bảo chất lượng.
d. Sắt, thép, xi măng được vận chuyển từ thành phố Pleiku đến địa điểm xây
dựng công trình...
e. Bãi trữ vật liệu và bãi thải: Bãi trữ vật liệu và bãi thải của toàn bộ công trình
được thiết kế phù hợp nhằm đảm bảo thuận lợi trong quá trình thi công và gây ảnh
hưởng đến môi trường trong điều kiện thấp nhất.
4.6.2. Sản phẩm đầu ra của dự án
Là sản lượng điện trung bình hàng năm Eo = 64,70 triệu kWh, tạo nguồn cung
cấp điện cho hệ thống điện tỉnh Gia Lai nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung.
4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Các mốc thi công chủ yếu của tổng tiến độ thi công như sau:
- Năm chuẩn bị: Tiến hành thi công chủ yếu các hạng mục của công tác chuẩn
bị bao gồm hệ thống đường và cầu thi công, hệ thống điện thi công, hệ thống cấp nước
kỹ thuật và nước sinh hoạt, các cơ sở phụ trợ để chuẩn bị cho công tác khởi công công
trình vào cuối năm và thi công toàn bộ công trình. Vào cuối năm chuẩn bị tiến hành đào
đất đá khu vực bờ phải, bờ trái đập, nhà máy và kênh dẫn..
- Năm thứ nhất: Đầu mùa kiệt đắp đê quai dọc bờ trái tuyến đập để thi công
cống dẫn dòng và đoạn đập bờ trái, dòng chảy qua lòng sông thu hẹp. Đồng thời đào hố
móng nhà máy và chừa lại trụ đất cuối kênh xả làm đê quai hạ lưu để thi công nhà máy.
Vào đầu mùa kiệt năm thứ nhất đào móng hai bên vai đập và đắp đê quai dọc,
dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. Khẩn trương đào hố móng khu vực hai vai đập và
cống dẫn dòng thi công, nhà máy. Đồng thời đào hố móng cửa lấy nước, kênh dẫn và
đường ống.
Đổ bê tông đoạn đập dâng bờ trái và cống dẫn dòng, đảm bảo công tác đổ bê
tông tới cao độ 462 m và lắp đặt xong cửa van cống dẫn dòng trước ngày 30/ 7 của năm
thứ nhất. Đổ bê tông bản đáy và khu vực tường hạ lưu nhà máy. Đồng thời tiến hành đổ
bê tông cửa lấy nước, kênh dẫn và bể áp lực.
Mùa lũ dẫn dòng qua lòng sông thiên nhiên, cống dẫn dòng. Hoàn thành thi công
bê tông đoạn đập dâng bờ trái và cửa lấy nước. Tiếp tục thi công bê tông kênh dẫn

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 29 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

nước, bể áp lực và các mố đỡ, mố néo đường ống áp lực.


- Năm thứ hai: Đầu mùa kiệt lấp sông và đắp đê quai thượng hạ lưu đập, dòng
chảy qua cống dẫn dòng.
Vào mùa kiệt tiến hành khẩn trương đào hố móng đập tràn lòng sông và đổ bê
tông các khoang tràn đảm bảo đạt cao độ 465 m vào khoảng đầu tháng 5 và hoàn thành
công tác đổ bê tông đập tràn trước 30/5 của năm thứ hai.
Khu vực nhà máy khi nước xuống khẩn trương bơm can vệ sinh và đổ bê tông,
đảm bảo hoàn thành công tác đổ bê tông vào tháng 6 và bắt đầu công tác lắp đặt thiết bị
nhà máy đầu tháng 7. Khẩn trương đổ bê tông kênh dẫn nước và bể áp lực. Tiến hành
cống tác lắp đặt đường ống áp lực.
Mùa lũ dẫn dòng qua cống dẫn dòng. Khẩn trương tiến hành công tác lắp đặt
thiết bị nhà máy và trạm phân phối điện, đảm bảo chạy tổ máy 1 đầu tháng 1, các tổ
máy 2 và 3 trong tháng 12 của năm thứ hai.
- Năm thứ ba: Hoàn thiện công trình đầu năm xây dựng thứ ba.
4.8. Tổng mức đầu tư
Phương án vốn:
- Vốn tự có 30% do các cổ đông đóng góp không tính chi phí lãi vay.
- Vốn vay 70%.
+ Vốn nội tệ: Vay của Ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh Gia Lai với tỷ lệ
lãi vay là 18 %/năm.
+ Vốn ngoại tệ: Vay của Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Gia Lai với tỷ lệ
lãi vay là 8%/năm.
Bảng 3: Tổng hợp tổng vốn đầu tư
(Đơn vị tính: Ngàn đồng)
Giá trị Thuế giá trị gia Giá trị
TT Khoản mục chi phí
trước thuế tăng đầu ra sau thuế
TỔNG CỘNG 373.932.176 34.240.554 408.172.730
1 Chi phí xây dựng 167.874.462 16.787.446 184.661.908
2 Chi phí thiết bị 108.865.932 10.886.593 119.752.525
3 Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 3.000.000 3.000.000
4 Chi phí quản lý dự án 5.060.496 5.060.496
5 Chi phí tư vấn đầu xây dựng 16.282.765 1.628.277 17.911.042
6 Chi phí khác 42.157.635 472.079 42.629.714
7 Chi phí dự phòng 30.690.886 4.466.159 35.157.046
Nguồn: Dự án đầu tư công trình thủy điện Ayun Trung

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 30 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,


MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

1. Điều kiện địa hình, khí tượng - thủy văn, thổ nhưỡng khu vực xây dựng công trình
1.1. Đặc điểm địa hình tại khu vực
Sông Ayun bắt nguồn từ đỉnh núi Kon Lak cao 1.528m, là nhánh bên phải và
nhập lưu với sông Ba tại Cheo Reo – Krông Pa, Gia Lai.
Khu vực thuộc địa hình vùng núi cao Tây nguyên, có độ cao trung bình từ 300-
500m. Bề mặt địa hình bị phân cắt tương đối mạnh bởi các hệ thống sông suối, các suối
chủ yếu chảy theo hướng đông đông bắc - tây tây nam.
Tuyến đập, được xây dựng trên phần sườn đồi có cao độ 350 m đến 500m, độ
dốc ngang tương đối từ 20-350.
Tuyến đường ống xây dựng trên sườn dốc có độ dốc ngang lớn từ 15-200, có cao
độ từ 500 m xuống cao độ 430 m và nhà máy có cao độ 430m.
Khu vực nhà máy xây dựng gần thềm sông tương đối thuận lợi, có cao độ 430m.
1.2. Điều kiện khí tượng - thủy văn trên lưu vực
* Dòng chảy năm
Dòng chảy tại các tuyến công trình thủy điện Ayun Trung trên sông Ayun được
đánh giá dựa trên cơ sở tài liệu đo đạc thủy văn tại trạm thủy văn Gia Lai.
Cũng như các hồ thủy điện khác trên lưu vực sông Ayun, thủy điện Ayun Trung
nằm trong bậc thang công trình ngoài nhiệm vụ phát điện còn làm nhiệm vụ cấp nước
tưới cho nông nghiệp. Chế độ dòng chảy tới hồ chịu ảnh hưởng chế độ dùng nước của
các công trình ở thượng lưu. Vì vậy, dòng chảy năm thiết kế tại tuyến công trình được
xét cho các trường hợp: trạng thái tự nhiên và có xét ảnh hưởng của phát điện và tưới
của các công trình ở thượng lưu.
Bảng 4: Đặc trưng dòng chảy năm thiết kế tại tuyến thủy điện Ayun Trung
Qo Lưu lượng thiết kế (m3/s)
Đặc trưng Cv Cs
(m3/s) 10% 50% 80% 90%
Giá trị 23,0 0,40 2,0Cv 35,3 21,8 15,2 12,3
* Tổng lượng lũ và quá trình lũ thiết kế
Bảng 5: Lưu lượng lũ lớn nhất thiết kế tại các tuyến nghiên cứu
Tuyến F (km2) P=0,2% P=0,5% P=1% P=2% P=5% P=10%
3
Qmax (m /s) 4.231 3.560 3.050 2.574 1.979 1.560
822
W24 (106m3) 259,7 219,5 189,0 160,5 124,8 99,7

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 31 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Tuyến F (km2) P=0,2% P=0,5% P=1% P=2% P=5% P=10%


6 3
W72 (10 m ) 420,4 357,7 310,1 265,8 210,2 171,2
W120 (106m3) 590,1 499,2 430,1 365,7 285,0 228,4
W168 (106m3) 726,8 611,9 524,7 443,4 341,5 270,0
Bảng 6: Lưu lượng lớn nhất từng tháng mùa kiệt tại tuyến công trình (m3/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8
Q5% 44,3 19,2 21,1 43,6 224,4 244,0 158,0 198,0
Q10% 35,8 16,3 17,0 33,0 154,2 166,0 111,1 148,7

* Phù sa
Tổng lượng phù sa hàng năm tới tuyến công trình nghiên cứu như sau:
Bảng 7: Tổng lượng phù sa tại tuyến thủy điện
Đặc trưng Qo ρo Ro Woll Wodđ Wotc Voll Vodđ Votc
Đơn vị (m3/s) (g/m3) (kg/s) (106tấn/n) (106tấn/n) (106tấn/n) (106m3/n) (106m3/n) (106m3/n)

Giá trị 23,03 304,1 7,00 0,22 0,088 0,309 0,201 0,059 0,260

1.3. Đặc điểm khí hậu


Lưu vực sông Ayun là nhánh bên phải và nhập lưu với sông Ba tại Cheo Reo –
Krông Pa, nằm trong vùng cận xích đạo, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí
hậu trên lưu vực sông Ayun mang đặc điểm rõ nét khí hậu vùng Tây Nguyên, thể hiện
các đặc trưng khí tượng sau:
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trên lưu vực biến đổi từ 19240C,
trung bình năm khoảng 21,80C. Biên độ dao động nhiệt độ tháng trong năm không lớn,
khoảng 50C. Nhiệt độ không khí lớn nhất tuyệt đối theo tài liệu quan trắc tại trạm khí
tượng Pleiku là 360C, nhỏ nhất tuyệt đối là 6,40C.
Nhiệt độ không khí trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất tháng tại trạm khí tượng
Pleiku được chọn làm đại biểu cho tuyến công trình, trình bày trong bảng dưới:
Bảng 8: Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Pleiku (0C)
Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
T0trung bình 18,9 20,4 22,7 24,2 24,0 23,0 22,6 22,4 22,3 21,8 20,7 19,2 21,9
T0max 31,9 34,4 35,8 36,0 34,5 33,1 31,8 30,3 31,0 30,5 30,5 31,3 36,0
T0min 7,5 8,6 10,1 14,3 17,8 18,4 17,3 17,6 16,1 12,0 10,5 6,4 6,4
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Pleiku dao
động từ 70-89%. Tháng có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào tháng 6 đến tháng 9 với

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 32 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

độ ẩm trung bình khoảng 88% và trùng với các tháng mùa mưa, độ ẩm thấp thường xảy
ra vào các tháng 1-4 với độ ẩm trung bình khoảng 71% và là các tháng mùa khô. Biến
đổi độ ẩm tương đối trong năm tương đối ít, kết quả xem bảng sau:
Bảng 9: Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trạm Pleiku (%)
Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Rtb(%) 77 74 72 75 83 90 92 93 91 86 82 80 83
c. Chế độ mưa
Nhìn chung, lưu vực chịu ảnh hưởng chính của miền khí hậu Tây Nguyên: mùa
mưa trùng với mùa gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng
mưa chiếm khoảng 80-90% cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với
lượng mưa mùa chỉ đạt 10-20% cả năm.
Phân bố mưa trên lưu vực sông không đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động
của vùng Tây nguyên, trong đó đặc biệt là độ cao và hướng núi. Do điều kiện địa hình
vùng Đông Bắc tỉnh Gia Lai và Tây Nam cao nguyên Pleiku có những dãy núi cao chắn
gió, lượng mưa năm có thể đạt tới 2.400-2.800mm. Trái lại, những vùng thấp, thung
lũng ở phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai lại có lượng mưa thấp từ 1.200–1.500mm,
như vùng An Khê, Krông Pa, Cheo Reo.
Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với tổng lượng mưa trung bình
mỗi tháng đều vượt quá 250mm ở hầu hết các trạm trong và lân cận lưu vực. Lượng mưa
ngày lớn nhất trong khu vực đạt tới 250mm tại trạm Ayunpa, đạt 227,8mm tại Pleiku
và đạt 227mm tại trạm Pơmơr. Để thấy được lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất
thiết kế tại các trạm đại biểu trong khu vực tuyến công trình xem trong bảng sau:
Bảng 10: Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất tại các trạm tiêu biểu
Đặc trưng Tần suất (p%)
(mm) 0,2 0,5 1 1,5 2 5 10
Xmax Trạm Pleiku 331 302 266 234 233 193 165
Xmax Trạm Pơmơrê 398 304 274 273 246 210 183

Tổng số ngày mưa trong năm ở khu vực này có thể đạt từ 120-160 ngày, trong
đó số ngày mưa trong mùa mưa (từ tháng 5-10) chiếm tới 85%, còn mùa khô chỉ chiếm
khoảng 15% tổng số ngày mưa cả năm.
d. Chế độ gió
Chế độ gió ở Gia Lai phản ánh rõ rệt của hoàn lưu gió mùa: mùa đông gió
thường thịnh hành theo hướng Đông Bắc, Đông hoặc Đông Đông Bắc; còn thời kỳ mùa
hè theo hướng Tây Nam hoặc Tây Tây Nam.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 33 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Tốc độ gió lớn nhất đo được tại Pleiku vào tháng 11 năm 1984 là 28m/s xuất
hiện tại hướng Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất tính toán ứng với tần suất thiết kế 2% và
4% các hướng được trình bày bảng sau:
Bảng 111: Tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế trạm Pleiku (m/s)
Hướng N NE E SE S SW W NW Vmax vô hướng
V2% 19,3 21,4 20,5 15,4 14,5 25,2 24,6 16,7 27,1
V4% 16,8 19,9 19,3 14,4 13,0 22,4 23,2 14,9 25,3
V5% 16,0 19,4 18,9 14,0 12,5 21,5 22,8 14,3 24,7
V10% 13,5 17,9 17,7 12,8 11,0 18,6 21,3 12,4 22,8
V50% 7,00 13,35 13,73 9,35 7,20 11,21 16,37 7,64 17,45
Tốc độ gió trung bình nhiều năm trên lưu vực lấy theo tài liệu quan trắc của trạm
khí tượng Pleiku, đạt khoảng 2-3 m/s và ít thay đổi theo các tháng, xem bảng dưới đây:
Bảng 122: Tốc độ gió trung bình tháng trạm Pleiku (m/s)
Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Vtb(m/s) 2,8 3,0 2,7 2,3 1,8 3,0 3,0 3,3 1,9 2,0 3,2 3,0 2,7
e. Bốc hơi
Theo số liệu bốc hơi đo bằng ống Piche tại trạm Pleiku thời kỳ 1961-2008, lượng
bốc hơi trung bình nhiều năm đạt 1.042mm. Phân phối lượng bốc hơi Piche và tổn thất
bốc hơi tháng trong năm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 13: Phân bố lượng bốc hơi tháng trong năm lưu vực Ayun Trung (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Zp 117 129 155 131 87,9 51,7 43,2 37,9 41,5 60,1 83,6 104 1.042
Zchau 158 175 210 178 119 70,0 58,6 51,3 56,2 81,5 113 141 1.412,4
Zlv 101 111 133 113 76 44 37 33 36 52 72 89 895
Ztt 58,0 63,9 76,8 64,9 43,6 25,6 21,4 18,8 20,6 29,8 41,4 51,6 516

1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng


a) Các loại đất
Thổ nhưỡng trong vùng chủ yếu là đất ferralit nên ít có khả năng trồng lúa, thích
nghi chủ yếu là màu và cây công nghiệp. Khu vực đồng bằng ven sông suối tính chất
thổ nhưỡng chủ yếu là cát thịt nhẹ xen kẽ bùn sét thuận lợi cho cây lúa và hoa màu.
b) Suy thoái đất
Hiện nay, hiện tượng suy thoái đất đã và đang xảy ra, các tác nhân gây nên sự
suy thoái:
- Yếu tố tự nhiên: Do thời tiết có những diễn biến phức tạp theo hướng nhiều
nắng, nhiều gió, ít mưa, lượng bốc hơi lớn nên dễ xảy ra hiện tượng sa mạc hóa vào

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 34 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

mùa khô. Đất đai bị khô cằn, hạn hán và xói mòn do gió trong mùa khô; sạt lở, xói mòn,
rửa trôi do nước chảy trong mùa mưa.
- Yếu tố con người: Do người dân trong khu vực phá, đốt rừng khai hoang lấy
đất phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hệ quả của những nguyên nhân này là ngày càng mở rộng diện tích đất hoang
hóa, xói mòn, sụt lở, cạn kiệt nguồn nước và lũ lụt. Vì vậy, trước mắt và lâu dài cần
phải gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái,
sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả và lâu bền các nguồn tài nguyên.
2. Đặc điểm địa chất khu vực công trình
2.1. Điều kiện địa chất công trình vùng tuyến đập dâng
Tuyến đập dự kiến xây dựng nằm trên thung lũng sông dạng chữ U: Hai vai sườn
dốc từ 45-60-80o. Chiều rộng lòng sông từ 150-200m. Đập được thiết kế là đập bê tông
trọng lực bình thường, chiều cao đập Hmax=30m. Đất đá phân bố trong nền đập là đá
bazan N2-Q1 tt thuộc hệ tầng Túc Trưng.
Điều kiện địa chất công trình tại vai phải theo tài liệu lỗ khoan AT1 và các hố
đào thì khá tốt chiều dày tầng phủ mỏng 1-3m sườn khá dốc 45-600, nền công trình cần
bóc hết lớp phủ dày 1-3m và lớp 4 (đới đá phong hóa IB) bề dày lớp này 2,5-4m và
dưới cùng là đới đá nứt nẻ bao gồm bazan lỗ rỗng xen kẹp bazan đặc xít cứng chắc bề
dày 10-15m, trong đới này kẹp lớp tuff dày 1-2m ở cao trình 450-452m cứng trung bình
đến mềm yếu nứt nẻ rất mạnh. Tuy nhiên khu vực vai phải khá nhiều tảng lăn kích
thước từ 0,5-1,0m có khi đến vài mét nên trong quá trình thi công sau này cần có các
biện pháp xử lý an toàn khu vực ảnh hưởng đến thi công công trình.
Điều kiện địa chất công trình khu vực lòng sông theo tài liệu lỗ khoan AT2,
AT4, AT5 thì lòng sông khu vực này hầu hết phủ bởi lớp apQ, chiều dày 0-2,5m. Thành
phần tảng lăn lẫn á cát á sét tảng lăn có kích thước 0,5-1,0m cứng trung bình đến cứng
chắc, dưới đới đá phong hóa là đới đá bazan lỗ rỗng xen kẹp bazan đặc xít cứng trung
bình, nứt nẻ rất mạnh bề dày 0-2,5m, dưới cùng là đới đá nứt nẻ IIá: đá bazan lỗ rỗng
xen kẹp đá bazan đặc xít, cứng chắc, dày 20-30m.
Điều kiện địa chất công trình vai trái đập theo tài liệu lỗ khoan khảo sát AT3 và
các hố đào thì khá thuận lợi, chiều dày lớp phủ dày 2-4,5m, dưới là đới phong hóa có bề
dày 8-12m và dưới cùng là đới đá nứt nẻ bao gồm bazan lỗ rỗng xen kẹp bazan đặc xít,
cứng chắc, bề dày 10-15m, trong đới này kẹp lớp tuff dày 1-2m ở cao trình 450-452m
cứng trung bình đến mềm yếu, nứt nẻ rất mạnh.
Như vậy, điều kiện địa chất công trình vùng tuyến đập dâng là tương đối thuận
lợi. Đập bêtông trọng lực thường phần đặt trên lớp 5 (đới IIA) ở cao trình 446-447m
chiều dày tầng bóc phủ không lớn 3-8m đối với vai phải, 5-10m vai trái và 2-5m đối với

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 35 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

lòng sông, mặt khác hệ số thấm từ yếu đến vừa (xem trong bảng 4), cao trình mực nước
ngầm tại hố khoan áT1, áT3 đo được là 454,3m, 458,34m; chiều dày xử lý thấm không
lớn, để hạn chế thấm nước ở nền đập có thể đào chân khay : tại vị trí lòng sông nền đập
và ở 2 vai đập chân khay sâu trung bình 1,5m đến 2m. Vì chiều sâu đới đá phong hóa
nứt nẻ ở vai đập và lòng sông khác nhau nên để chống thấm cho đập có thể đắp sân phủ
hoặc tạo màng chống thấm bằng khoan phun bê tông với chiều sâu phun dự kiến 5-10m
lòng sông và 10-15m ở vai đập.
Tuy nhiên, do mạng lưới hố khoan đào lập dự án đầu tư còn thưa nên trong giai
đoạn nghiên cứu tiếp theo cần phải tiến hành các công tác khảo sát với mạng lưới hố
khoan chi tiết hơn để xác định chính xác ranh giới bóc phủ và xác định các chỉ tiêu cơ
lý của đất đá nền chính xác hơn. Công tác nghiệm thu địa chất nền đập được tiến hành
theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.2. Điều kiện địa chất công trình cửa lấy nước
Cửa lấy nước nằm ở bờ phải sông ayun cách tuyến đập 20-25m về phía thượng
lưu. Hố móng nằm hoàn toàn trong đá bazan N2-Q1 tt thuộc hệ tầng Túc Trưng.
Như vậy, với đáy đào hố móng cửa nhận nước ở cao trình 462 m công trình nằm
trong lớp 4 (đới đá phong hóa IB) tương đối ổn định, thi công tương đối thuận lợi. Tuy
nhiên, bề dày tổng cộng của các lớp đất sườn tàn tích (edQ), đới phong hóa mạnh (Ia2) khá
dày 8m, được coi là các lớp, đới đất đá kém ổn định, do vậy cần phải có biện pháp gia cố
bảo vệ mái hố móng chống xói lở do nước mặt, bảo đảm ổn định mái đốc hố móng.
2.3. Điều kiện địa chất công trình tuyến kênh dẫn nước
Theo phương án tuyến, tuyến kênh dẫn nước đi ở cao trình 480m nên phương án
khảo sát khoan 01 hố (AT7 đầu đường ống áp lực) và 36 hố đào(theo 12 mặt cắt) kênh
dẫn đào trên lớp phủ và trong nền đá bazan N2-Q1 tt thuộc hệ tầng Túc Trưng.
- Kênh dẫn có chiều dài khoảng 2.900 m chảy qua nhiều dạng địa hình khác
nhau có độ dốc địa hình trung bình 15-300 một số đoạn rất dốc đến 30-450 (Km
0+670m đến Km 1+300m).
+ Đoạn từ Km 0+060m đến Km 2+189m đáy kênh ở cao trình 463m với độ dốc
trung bình 1 phần nghìn phần lớn đáy kênh đặt trên lớp 5 (IIá) và lớp 4 (IB) đá bazan
cứng chắc trung bình đến cứng chắc như vậy là ổn định ;tuy nhiên, một số đoạn đáy
kênh đặt trên đới phong hóa mãnh liệt Iá1 (Km 0+376m đến Km 0+433m) và đới
phong hóa mạnh Iá2 (Km 0+179m đến Km 1+324m, Km 0+433m đến Km 0+448m)
là kém ổn định.
+ Đoạn từ Km 2+189m đến Km 2+962,91m đáy kênh ở cao trình 460,78m với
độ dốc trung bình 1 phần nghìn phần lớn đáy kênh đặt trên lớp 4 (IB) đá bazan cứng
chắc trung bình tương đối ổn định tuy nhiên đoạn kênh này phía dưới lớp 5 (IIá) trong

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 36 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

khu vực xuất hiện lớp trầm đọng 2a lớp đất này được coi là kém ổn định, bề dày bề dày
lớn hơn 5m (gặp ở các lỗ khoan áT6, áT7 nhưng chưa khoan hết chiều dày lớp này) và
đoạn từ Km 2+468m đến Km 2+962,91m đáy kênh đặt trên đới đới phong hóa mạnh
Iá2 (lớp 3) kém ổn định.
2.4. Điều kiện địa chất công trình khu vực bể áp lực
Bể điều áp đặt trên cao trình 457,62-460,01m phần từ Km 2+962,91m đến Km
2+998m đầu đặt trên đới phong hóa mạnh Ia2 (lớp 3) kém ổn định, phần còn lại đặt trên
đới đá phonh hóa IB (lớp 4), đới đá nứt nẻ IIá (lớp 5) là ổn định. Tuy nhiên, dưới lớp 5
có lớp trầm đọng 2a có phân lớp nằm ngang theo đánh giá là lớp đất yếu và có tính
thấm lớn, chiều dày lớn hơn 5m các lỗ khoan chưa khoan hết lớp này mặt khác chiều
dày bóc phủ tương đối lớn 14-17m mái dốc xen kẽ lớp đá tốt và lớp đất yếu tương đối
dày 7-10m (Đới phong hóa mãnh liệt Iá1, đới phong hóa mạnh Ia2) nên được coi là các
lớp, đới đất đá kém ổn định, do vậy cần phải có biện pháp gia cố bảo vệ mái hố móng
chống xói lở do nước mặt, bảo đảm ổn định mái đốc hố móng.
2.5. Điều kiện địa chất công trình đường ống
Khu vực đường ống áp lực có sườn dốc 30-400 theo mặt cắt 3-3 thì khu vực
này có hai pha phun trào bazan chồng nên nhau và bị gián đoạn bởi lớp trầm đọng 2a
nên rất phức tạp. Đầu đường ống đáy móng ở cao trình 455,52m và cuối đường ống ở
cao trình 415,75m như vậy đáy hố móng chủ yếu đặt trong lớp 4(đới đá phong hóa IB)
chỉ một phần cuối đặt trên lớp 5 (IIa) là ổn định và tương đối thuận lợi. Tuy nhiên,
chiều dày bóc phủ tương đối lớn 10-18m (gồm các lớp 2b, 3) các lớp này kém ổn định
với hệ số mái dốc 1:2, 1:3 do vậy cần phải có biện pháp gia cố bảo vệ mái hố móng
chống xói lở do nước mặt, bảo đảm ổn định mái đốc hố móng. Các mố đỡ được đặt
dọc theo đường ống áp lực cần phải có biện pháp gia cố nền và thoát nước tốt. Các vị
trí có khả năng sạt lở cần được gia cố phù hợp để công trình hoạt động được an toàn.
2.6. Điều kiện địa chất công trình nhà máy
Khu vực nhà máy khá bằng phẳng độ dốc 5-100 bề dày lớp bóc phủ mỏng 13-
15m cao trình đáy móng 413,7m đến 418m đặt trên lớp 5 (đới đá nứt nẻ IIa) với hệ số
thấm yếu là ổn định và thuận lợi cho thi công. Mực nước ngầm dao động ở cao trình
420,5m trên cao trình đáy móng dự kiến (413,7m), cần có biện pháp tháo khô hố móng
thích hợp, và gia cố mái dốc chống xói lở do nước mặt và bảo vệ mái dốc trong quá
trình thi công. Tuy nhiên, khu vực này chỉ có 01 lỗ khoan AT8 nên trong đoạn nghiên
cứu tiếp theo tại các vị trí mái dốc, tim gian máy và cửa xả cần khảo sát chi tiết hơn để
làm chính xác hơn điều kiện địa chất công trình khu vực này.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 37 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

* Đặc điểm khoáng sản


- Khoáng sản kim loại nhóm vàng bạc và đa kim: Theo kết quả phân tích của
Liên đoàn địa chất các tỉnh miền Trung và Tây nguyên cho thấy: không có các kim loại
như vàng xuất hiện trong các mẫu phân tích. Hàm lượng: Cu, Pb, Zn đều rất thấp.
- Khoáng sản kim loại hiếm: Các mẫu phân tích Plasma (ICP) cho thấy hàm
lượng các nguyên tố Sn-Mo-W đều rất thấp. Các mẫu giã đãi, không phát hiện khoáng
vật chứa Molipden và Wolfam.
- Khoáng sản kim loại phóng xạ: Đã tiến hành lấy mẫu và phân tích hóa xạ cho
mỗi loại đá có mặt trong diện tích khu vực dự án, song không phát hiện các dị thường
phóng xạ.
Theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 (1997) của Cục địa chất Việt Nam thì
trong phạm vi vùng hồ chứa và công trình không có các điểm khoáng sản có quy mô
công nghiệp.
3. Môi trường sinh thái
3.1. Tài nguyên thực vật khu vực dự án
* Thành phần loài của khu hệ thực vật
Theo những kết quả nghiên cứu của FIPI và WB thì khu hệ thực vật thuộc vùng
dự án đã thống kê được 16 loài khuyết thực vật với 10 chi thuộc 8 họ, 6 loài thực vật
hạt trần với 4 chi thuộc 3 họ, gần 300 loài thực vật hạt kín với 213 chi thuộc 60 họ.
Khu vực nghiên cứu xung quanh khu vực dự án không phát hiện các loài thực
vật quý hiếm.
* Các kiểu thảm thực vật
Địa hình ở đây bao gồm các vùng địa hình hiểm trở, khó tiếp cận. Thực vật ở đây
chủ yếu là rừng thứ sinh trung bình và các kiểu rừng xanh thường ít bị tác động, tuy
nhiên phần lớn diện tích kiểu rừng này chỉ phân bố ở trên dốc cao so với lòng sông.
Vùng hạ lưu sau đập và nhà máy là vùng ít bị tác động do hầu hết rừng ở đây chỉ
có rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi và nương rẫy.
- Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm ít bị tác động: Kiểu rừng xanh ít bị tác
động chiếm diện tích không đáng kể trong vùng dự án. Cấu trúc rừng: 1 tầng gỗ lớn
có giá trị, cao khoảng 25m, đường kính thân từ 35-80cm, một tầng cây gỗ thứ sinh
trung niên cao 15-17m, đường kính thân từ 20-35cm, 1 tầng gỗ tái sinh gồm cây cao
dưới 10m và cây có đường kính thân dưới 7cm. Trong tầng này xuất hiện các loại
cây gỗ thân thảo và cuối cùng là tầng cỏ thấp xen với lớp thảm mục rừng và cây mầm
tái sinh.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 38 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Rừng rậm thường xanh thứ sinh, bị tác động mạnh: Kiểu rừng này được hình
thành do việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ… Chỉ còn lại các loại gỗ tạp, kém
phẩm chất và các loài tái sinh. Phần lớn kiểu rừng này phân bố rải rác trong khu vực dự
án thành từng mảnh diện tích nhỏ xen lẫn với rừng tre nứa, và rừng giao tre nứa. Trữ
lượng bình quân từ 60-80m3/ha.
Theo thống kê đến năm 2008 thì diện tích xã Trang, huyện Đăk Đoa là
10.340,4ha, trong đó diện tích đất có rừng là 1.183,9ha, diện tích đất chưa sử dụng (để
trồng rừng) là khoảng 2.190,7ha. Xã Kon Thụp, huyện Mang Yang có tổng diện tích tự
nhiên 5.990,7ha, với diện tích đất rừng là 2.333,4ha.
- Trảng cỏ cây bụi: Hình thành từ sự thoái hóa của rừng. Số loài biến động từ dưới
50 loài trên 1ha, tỷ lệ cây gỗ lớn chiếm khoảng 10%, cây bụi than gỗ chiếm 40%, cây cỏ
thân thảo chiếm 50% tổng số cây. Số lượng cá thể biến động lớn, phụ thuộc vào thời gian
bị hoang hóa từ 5.000-20.000 cây/ha, đường kính bình quân 2-6cm, chiều cao 1,5-6,0cm.
* Hệ thực vật nước chảy
Hệ này bao gồm các quần thể thực vật sống trên các phiếm đá trên thác, quần thể
thực vật trên các bãi cát bồi tụ hai bên bờ hoặc giữa dòng, quần thể thực vật sinh trưởng
trên hai bờ của lưu vực sông.
Trên các ghềnh đá giữa dòng sông, nước chảy mạnh thường xuyên, nền đáy chỉ
bao gồm các ghềnh đá. Thực vật cạn kém đa dạng, bao gồm các loài cây rừng ưa sang
và ẩm, thực vật thủy sinh nghèo nàn. Cây chịu ngập ưu thế chủ yếu là cây Vệ tuyến
ngọt (Telectadium edule). Ngoài ra trên các hốc đá còn có các loài Chóc (Lasia spinosa)
vào mùa nước cạn. Rêu xanh (Hyophila involuta) và tảo Lục thường gặp ở những nơi
trống trên những hốc đá đọng nước vào mùa cạn.
Hệ thực vật trên các bãi cát lộ thiên, bãi cát bồi dọc theo hành lang sông; sự đa
dạng của các loài thực vật thủy sinh chìm ở đây không cao, chủ yếu các loài bán ngập
như: Lau (Saccharum Spontaneum), Sậy (Phragmites Vallatoria), Cỏ ống (Pancium
repens), Mào gà (Celosia argentea), Môn nước (Cyrtosperma merkusii), Lác... Và các
loài khuyết thực vật khác.
Kết quả khảo sát, điều tra tại khu vực thực hiện dự án cho bảng dưới đây:
Bảng 18: Danh mục các loài thực vật phổ biến trong khu vực dự án
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên họ
1 Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus Dầu - Dipterocarpaceae
2 Dầu trai Dipterocarpus intricatus Dầu - Dipterocarpaceae
3 Cà chít Shorea obtusa Dầu - Dipterocarpaceae
4 Chiêu liêu Terminalia tomentosa Bàng - Combretaceae
5 Thành ngạnh Cratoxylon formosum Dyer

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 39 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên họ


6 Côm nước Elaeocarpus Hainanensis Oliv.
7 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Tử vi - Lythraceae
8 Me rừng Phyllanthus emblica Thầu dầu - Euphorbiaceae
9 Rau sắng Melientha suavis Rau sắng - Opiliaceae
10 Tre gai Bambusa arundinacea Lúa - Poaceae
11 Chẹo Engenlhafdtra roxburghiana Wall.
12 Sao đen Hopea odorata Dầu - Dipterocarpaceae
13 Song Daemonorops spp. Cau - Arecaceae
14 Môn nước Colocasia esculanta Schott
15 Vệ tuyến Telectadium dongnaiensis Pierrreex Cost.
16 Le Oxytenanthera spp., Bambusa af. beecheyna Lúa - Poaceae
17 Mã tiền Strychnos nux-vomica Mã tiền - Loganiaceae
18 Mây Calamus spp. Cau - Arecaceae
19 Chuối Musa paradisiaca Chuối - Musaceae
20 Mù u Calophyllum inophyllum Gutiferaceae
21 Mít Artocarpus intrgrifolius Dâu tắm - Moraceae
22 Riềng núi Cenolophon oxymithrum Gừng - Zingiberaceae
Nguồn: Điều tra, khảo sát thực tế tại khu vực dự án

Hiện trạng tài nguyên sinh thái khu vực dự án

3.2. Tài nguyên động vật khu vực dự án


Kết quả điều tra, khảo sát trong vùng nghiên cứu chưa đầy đủ nhưng cũng đã ghi
nhận thành phần loài khu hệ động vật co xương sống trên cạn hiện có trong phạm vi
vùng nghiên cứu như sau: Thú có 7 bộ, 16 họ và 26 loài. Chim có 6 bộ, 14 họ và 31
loài. Bò sát có 1 bộ, 2 họ và 8 loài. Không có các loại thú quí hiếm trong khu vực
nghiên cứu của dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 40 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 19: Danh mục các loài động vật chủ yếu có trong khu vực dự án
Stt Tên khoa học Tên tiếng Việt
I AMPHIVIA LỚP ẾCH NHÁI
1 Ranidae Họ ếch nhái
2 R.nigrovitta Ếch suối
3 R.rugulosa Ếch đồng
4 Rhacophoridae Họ ếch cày
II REPTILIA LỚP BÒ SÁT
1 Gekkonidae Họ tắt kè
2 Gekko gecko Tắc kè
3 Agamidae Họ nhộng
4 Lacertidae Họ thằn lằn dính nước
5 Colubridae Họ rắn nước
6 Rhabdophis subminiatus Rắn nước
7 xenochrophis piscator Rắn roi thường
8 Viperidae Họ rắn lục
9 Trimeresurus albolabris Rắn lục mép
III AVES LỚP CHIM
I GALLIGORMES BỘ GÀ
Gallus gallus Gà rừng
IV GRUIFROMES BỘ SẾU
1 Turnicidae Họ cun cút
2 Rallidae Họ gà nước
V COLUMBIFORMES BỘ BỒ CÂU
1 Streptopelia chinensis Cu gáy
2 S.tranquebarica Cu ngói
VI PSITTACIFORMES BỘ VẸT
Psittacidae họ vẹt
VII CUCULIFORMES BỘ CU CU
1 Cuculidae Họ cu cu
2 Pheenicophacus tritis Bìm bịp lớn
VIII PICIFORMES BỘ GÕ KIẾN
1 Picidae Họ gõ kiến
2 Mieropternus brecynrus Gõ kiến nâu
3 dinopium javanense Gõ kiến vàng nhỏ
4 Chrysocolaptes lucidus Gõ kiến vàng lớn
IX PASSERIFORMES BỘ SẺ
1 M.cinerca Chìa vôi núi
2 Pycnonotidae Họ chào mào

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 41 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Stt Tên khoa học Tên tiếng Việt


3 P. jocosus Chào mào
4 Sturnidae Họ sáo
5 Dicacidae Họ chim sâu
6 Ploccidae Họ sẻ
7 Passer montanus sẻ
9 Fringillidae Họ sẻ đồng
X MAMMALIA LỚP THÚ
1 Soricidae Họ chuột chù
2 Suncus murinus Chuột chù
A PRIMATES BỘ LINH TRƯỞNG
B CARNIVORA BỘ ĂN THỊT
Viverridae Họ cầy
C ARTIODACTYLA BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN
Tragulidae Họ cheo cheo
D RODENTIA BỘ GẬM NHẤM
1 Sciuridae Họ Sóc cây
2 Mus musculus Chuột nhắt nhà
3 Raltus exulan Chuột lắt
4 R. koralensis Chuột rừng
Nguồn: Điều tra, khảo sát thực tế tại khu vực dự án
3.3. Tài nguyên thủy sinh vật khu vực dự án
Số loài tảo lam, tảo mắt – các loài tiêu biểu cho môi trường giàu chất dinh dưỡng
và nhiễm bẩn chất hữu cơ – ít, ở sông suối khu vực dự án chỉ thu được 1 loài tảo lam
Oscillatoria sp ở khe Vinh và 2 loài tảo mắt Englena acus, Trachelomonas vohocina tại
sông Ayun. Các loài tảo silic chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng Melosira varians,
Synedra ulna phân bố rộng rãi khắp khu vực dự án.
Bảng 20: Danh mục một số loài cá chủ yếu tại thủy vực có trong khu vực dự án
Stt Tên khoa học Tên tiếng việt
A CYPRINIFORMES Bộ Cá Chép
I Cyprinidac Họ cá Chép
1 Ctenopharyngodon idellus (Valencienes)* Cá Trắm cỏ
2 Dangila lineatus (Sauvage) Cá Linh tía
3 Crosocheilus siamensis (Smith) Cá Chuồn sông
4 Osteochilus hasseltii (Cuvier - Valenciennes) Cá Mè lúi
5 O. vittatus (Cuvier - Valenciennes) Cá Lúi sọc
6 O. barbatula (Sauvage) Cá Lúi râu
7 Cyprinus carpio Linneaus Cá Chép

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 42 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Stt Tên khoa học Tên tiếng việt


B SILURIFORMES Bộ Cá Nheo
I Siluridae Họ Cá Nheo
II Bagridae Họ cá Ngạnh
C ANABANTIDAC Họ Cá Rô
1 Anabas testudineus (Bloch) Cá Rô đồng
2 Channa striata Cá Lóc
Nguồn: Điều tra, khảo sát thực tế tại khu vực dự án

Hiện trạng tài nguyên sinh thái

3.4. Vai trò của khu hệ sinh thái trong vùng nghiên cứu
- Điều tiết nguồn nước hệ thống sông suối: Phần lớn diện tích rừng thứ sinh
trong vùng nghiên cứu gần như bị tác động mạnh. Trước đây lớp phủ thực vật dày đặc
gồm các loại rừng có nhiều tầng, tán có thể điều tiết nước ở vùng thượng lưu: Về mùa
lũ, nước được lưu trữ trong các thảm thực vật đất và đất rừng có thể làm chậm quá trình
lũ. Thời gian đạt tới đỉnh lũ cũng chậm hơn và bản thân đỉnh lũ cũng thấp hơn. Về mùa
kiệt, nước giữ lại trong rừng và trong đất ở lớp nước ngầm tầng nông sẽ được huy động
làm tăng dòng chảy mặt trong mùa này, lượng nước kiệt có thể đạt tới 30% dòng chảy
toàn phần nếu như còn lớp phủ rừng.
- Chống xói mòn: Phần lớn diện tích đất trong vùng nghiên cứu của dự án có
thành phần cơ giới nhẹ, cát chiếm tỷ lệ lớn, xung quanh vùng hồ dự kiến có độ dốc cao,
chiều dài của các sườn lớn tạo nên năng lượng địa hình tương đối cao. Lớp phủ thực vật
là lá chắn có giá trị làm giảm hệ số xói mòn đất xuống chỉ còn 0,02 so với tiềm năng
xói mòn tự nhiên khi không có lớp phủ rừng.
- Bảo tồn sự đa dạng sinh học và tài nguyên sinh học: Thảm thực vật là nơi bảo
tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái khu vực, có giá trị lớn trong nghiên cứu khoa
học, du lịch sinh thái và đánh giá chất lượng môi trường. Đây là nơi cư trú của các loài
động vật trong vùng, bản thân nó cũng có giá trị với hệ thực vật phong phú và các loài

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 43 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

thực vật.
4. Hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động
đến môi trường khu vực khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đo
đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiến
thực hiện dự án. Với 2 lần đo đạc, lấy mẫu tại hiện trường (cách nhau hơn 1 năm) sẽ
đảm bảo được tính thuyết phục của việc đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự
kiến thực hiện dự án.
4.1. Môi trường không khí và vi khí hậu
Bảng 21: Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu ngày 23/07/2010
Kết quả phân tích
TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN
K5 K6 K7
1 Nhiệt độ o
C 32,7 32,8 33,0 -
2 Độ ẩm % 64,2 62,1 60,5 -
3 Tốc độ gió m/s 0-2 1-2 1-3 -
4 Độ ồn dBA 45-50 46-51 42-49 70(**)
5 Bụi tổng mg/m 3
0,1 0,2 0,2 0,3(*)
3
6 NOx mg/m 0,02 0,02 0,03 0,2(*)
7 SO2 mg/m3 0,002 0,003 0,003 0,35(*)
3
8 CO mg/m 1 2 2 30(*)
Ghi chú: - Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
- K5 - Mẫu lấy đầu hướng gió.
- K6 - Mẫu lấy cuối hướng gió.
- K7 - Mẫu lấy trong khu vực dự án.
- (*) - QCVN 05-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- (**) - QCVN 26:2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, tại khu vực thông
thường, cột từ 6h đến 21h.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 23/07/2010; đặc điểm thời tiết: trời mát, nắng nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng bụi dao động từ 0,1-0,2
mg/m3, tại các vị trí quan trắc thấp hơn so với QCVN. Hiện trạng chất lượng môi
trường không khí tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu
đều thấp hơn quy chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh (QCVN
05:2009) và quy chuẩn về tiếng ồn (QCVN 26:2010).

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 44 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Lấy mẫu không khí ngày 23/07/2010 Lấy mẫu không khí ngày 16/09/2011

Bảng 22: Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu ngày 16/09/2011
Kết quả phân tích
TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN
K1 K2 K3 K4 K5 K6
1 Nhiệt độ o
C 24,5 23,6 23,8 24,2 23,6 24,1 -
2 Độ ẩm % 65,8 69,0 68,0 69,0 71,0 68,5 -
3 Độ ồn dBA 53-58 53-59 54-59 53-58 52-57 52-59 70(**)
3
4 CO mg/m 1 1 1 1 1 1 30(*)
5 NOx mg/m3 0,012 0,010 0,011 0,013 0,010 0,010 0,2(*)
3
6 SO2 mg/m 0,005 0,004 0,004 0,005 0,003 0,003 0,35(*)
Ghi chú: - Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
- K1 - Mẫu lấy tại vị trí khu vực nhà máy
- K2 - Mẫu lấy tại khu vực lòng hồ.
- K3 - Mẫu lấy tại khu vực kênh dẫn dòng.
- K4 - Mẫu lấy tại khu vực đập nước.
- K5 - Mẫu lấy đầu hướng gió – cách khu vực nhà máy khoảng 200m.
- K6 - Mẫu lấy cuối hướng gió – cách khu vực nhà máy khoảng 100m.
- K7 - Mẫu lấy trong khu vực dự án.
- (*) - QCVN 05-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- (**) - QCVN 26:2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, tại khu vực thông
thường, cột từ 6h đến 21h.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 16/09/2011; đặc điểm thời tiết: trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hiện trạng chất lượng môi
trường không khí tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu phân tích
đều cho giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh
(QCVN 05:2009).

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 45 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Tuy nhiên, môi trường không khí khu vực này có thể bị ô nhiễm trong quá trình
thi công xây dựng dự án. Trong giai đoạn xây dựng, việc tăng lượng xe ra vào khu vực
thi công có thể sẽ làm thay đổi điều kiện vi khí hậu, tăng đáng kể hàm lượng bụi và các
khí độc.
4.2. Môi trường nước
* Chất lượng môi trường nước mặt
Bảng 23: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngày 23/07/2010
Kết quả phân tích QCVN
TT Chỉ tiêu ĐVT
N1 N2 N3 08:2008
1 Độ pH - 6,9 7,1 7,1 5,5-9
2 TSS mg/l 472 486 391 50
3 BOD5 mg/l 13 12 9 15
4 COD mg/l 30 27 21 30
5 Coliform MPN/100ml 5.400 9.300 3.600 7.500
6 Dầu mỡ mg/l <0,3 <0,3 <0,3 -
7 Cd mg/l 0,604 0,584 0,530 0,01
8 Pb mg/l 0,04 0,02 0,027 0,05
9 DO mg/l 5,0 5,1 5,2 >4
+
10 NH4 mg/l 7,0 5,0 2,0 0,5
11 PO43- mg/l 0,21 0,16 0,18 0,3
12 Cu mg/l 0,194 0,108 0,143 0,5
13 Zn mg/l 0,118 0,164 0,108 1,5
Ghi chú:
- Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
- N1: Mẫu nước sông Ayun – lấy tại khu vực dự kiến xây dựng lòng hồ.
- N2: Mẫu nước sông Ayun – lấy tại khu vực hạ nguồn dự án.
- N3: Mẫu nước sông Ayun – lấy tại khu vực đầu nguồn dự án.
- QCVN 08-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 - Áp
dụng cho cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc giao thông thủy.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 23/07/2010; đặc điểm thời tiết: trời mát, nắng nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đặc
trưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Riêng có 03 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép:
- Chỉ tiêu TSS ở cả 03 vị trí quan trắc đều cho kết quả vượt quy chuẩn cho
phép từ 7,82 đến 9,72 lần. Nguyên nhân là do nguồn nước tại khu vực bị lẫn phù sa
từ thượng nguồn đổ về.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 46 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Chỉ tiêu Coliform lấy tại khu vực hạ nguồn sông Ayun vượt quy chuẩn cho
phép 1,24 lần. Chứng tỏ nguồn nước khu vực hạ nguồn sông Ayun bị nhiễm vi sinh.
Chủ dự án sẽ khuyến cáo cán bộ công nhân viên và người dân tại khu vực không nên
sử dụng trực tiếp nguồn nước tại đây để tránh các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
- Chỉ tiêu Cd ở cả 03 vị trí quan trắc đều cho kết quả vượt quy chuẩn cho
phép từ 53-60 lần.

Lấy mẫu nước sông Ayun ngày 23/07/2010 Lấy mẫu nước sông Ayun ngày 16/09/2011

Bảng 24: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngày 16/09/2011
Kết quả phân tích QCVN
TT Chỉ tiêu ĐVT
N1 N2 N3 N4 N5 N6 08:2008
1 Độ pH - 8,1 7,9 8,2 8,0 8,0 7,66 5,5-9,0
2 DO mg/l 5,6 5,2 5,6 4,9 5,6 5,8 >4
3 TSS mg/l 208 179 200 89 92 112 50
4 BOD5 mg/l <3 <3 <3 <3 <3 <3 15
5 COD mg/l 2 5 2 5 6 2 30
6 NH4+ mg/l 0,14 0,20 0,12 0,17 0,28 0,21 0,5
3-
7 PO4 mg/l 0,04 0,06 0,05 0,06 0,37 0,12 0,3
8 As mg/l 0,0002 0,0001 0,0004 0,0001 0,0004 0,0003 0,05
9 Cd mg/l 0,0021 0,0033 0,0042 0,0048 0,0042 0,0036 0,01
10 Cu mg/l 0,0168 0,0186 0,0171 0,0149 0,0195 0,0174 0,5
11 Pb mg/l 0,0075 0,0068 0,0054 0,0042 0,0066 0,0048 0,05
12 Zn mg/l 0,0324 0,0408 0,0285 0,0276 0,0426 0,0336 1,5
13 Dầu mỡ mg/l Không có -
14 Coliform MPN/100ml 1.500 2.800 2.800 900 <3 <3 7.500
Ghi chú:
- Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
- N1: Mẫu nước sông Ayun lấy tại khu vực nhà máy.
- N2: Mẫu nước sông Ayun lấy tại khu vực lóng hồ.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 47 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- N3: Mẫu nước sông Ayun lấy tại khu vực kênh dẫn đầu dòng.
- N4: Mẫu nước sông Ayun lấy tại khu vực đập nước.
- N5: Mẫu nước sông Ayun lấy cách khu vực nhà máy 200m về phía hạ nguồn.
- N6: Mẫu nước suối chảy qua khu vực dự án.
- QCVN 08-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 - Áp
dụng cho cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc giao thông thủy.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 16/09/2011; đặc điểm thời tiết: trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đặc
trưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu TSS tại các vị trí quan trắc
đều cho kết quả vượt quy chuẩn cho phép từ 1,78 đến 4,16 lần. Nguyên nhân là do
nguồn nước tại khu vực bị lẫn phù sa từ thượng nguồn đổ về.
* Chất lượng môi trường nước ngầm
Bảng 25: Chất lượng môi trường nước ngầm
Kết quả QCVN
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
NG1 NG2 09:2008
1 pH - 7,1 7,2 5,5-8,5
2 Độ cứng mg/l 115 142 500
3 TDS mg/l 11 8 1.500
4 COD mg/l 4 3 4
5 Coliforms MNP/100ml Không có Không có 3
+
6 NH4 mg/l 0,19 0,23 0,1
7 PO43- mg/l 0,18 0,25 -
Ghi chú:
- Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
- NG1: Mẫu nước ngầm khu dân cư xã Trang.
- NG2: Mẫu nước ngầm khu dân cư xã Đê Ar.
- QCVN 09:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 23/07/2010; đặc điểm thời tiết: trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều
cho giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu Amoni ở cả 02 giếng tại xã
Trang và xã Đê Ar vượt quy chuẩn cho phép từ 1,9 đến 2,3 lần. Chứng tỏ nguồn nước
ngầm tại khu vực có đâu hiệu bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đánh giá bước đầu
cần khảo sát, lập báo cáo theo chu kỳ hằng quý để có thể kết luận chính xác hơn.
4.3. Mẫu đất

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 48 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 26: Kết quả đo đạc, phân tích mẫu trầm tích
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 03:2008
TT
phân tích đo Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 (Đất nông nghiệp)
1 As mg/kg khô 0,14 0,18 0,06 0,12 0,24 0,28 12
2 Cd mg/kg khô 0,32 0,28 0,28 0,40 0,42 0,52 2
3 Cu mg/kg khô 1,92 1,86 1,90 2,16 2,08 2,32 50
4 Pb mg/kg khô 0,96 0,84 0,92 1,04 1,12 1,28 70
5 Zn mg/kg khô 3,72 3,64 3,86 4,02 3,98 4,34 200
Ghi chú: - Đ1: Mẫu lấy tại khu vực nhà máy.
- Đ2: Mẫu lấy tại khu vực lòng hồ.
- Đ3: Mẫu lấy tại khu vực kênh dẫn dòng.
- Đ4: Mẫu lấy tại khu vực đập nước.
- Đ5: Mẫu lấy tại thôn 5 xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
- Đ6: Mẫu lấy tại xã Trang, huyện Đăk Đoa.
- QCVN 03:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng
trong đất.
- Cột áp dụng cho đất nông nghiệp: bao gồm các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp;
vùng đất là nơi sinh sống cho quần thể động vật bản địa và di trú, thảm thực vật bản địa.
- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 16/09/2011; đặc điểm thời tiết: trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng mẫu trầm tích tại khu vực thực hiện
dự án cho thấy: các chỉ tiêu đặc trưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008).

Lấy mẫu đất tại khu vực Hiện trạng đất tại khu vực dự án: đất lẫn
đá cuội gây khó khăn trong việc trồng trọt

5. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực dự án

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 49 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Huyện Đăk Đoa có diện tích 980,41 km², dân số 86.169 người. Huyện Đăk Đoa
nằm về phía Bắc tỉnh Gia Lai, phía Đông Bắc giáp huyện K’Bang, phía Đông và Đông
Nam giáp huyện Mang Yang, phía Nam giáp huyện Chư Sê, góc phía Tây Nam giáp
huyện Chư Prông, phía Tây Nam giáp thành phố Pleiku, phía Tây Bắc giáp huyện Chư
Păh. Phía Bắc giáp huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum.
Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Đăk Đoa và các xã Hà
Đông, Đăk Sơ Mei, Kon Gang, Hải Yang, Nam Yang, Hà Bầu, H'Neng, Kơ Dang, Tân
Bình, GLar, ADơk, Ia Pết, Ia Băng và Trang. Huyện lỵ là thị trấn Đăk Đoa.
Chạy ngang qua giữa địa bàn huyện, theo hướng Tây - Đông, là quốc lộ 19, từ
thành phố Pleiku, qua thị trấn Đăk Đoa, sang huyện Mang Yang, thị xã An Khê, rồi đi
tỉnh Bình Định.
5.1. Xã Trang
Tính đến hết tháng 6 năm 2011, toàn xã Trang có 1.120 hộ dân với 4.999 nhân
khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%.
1. Về sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tổng diện tích chăm sóc và gieo trồng là 180/180 ha, đạt 100% nghị quyết
HĐND xã. Tổng diện tích thiệt hại vụ Đông Xuân năm 2011: 118,7 ha trong đó: mất
trắng 53,35 ha; thiếu nước: 64,35 ha; tổng số hộ bị thiệt hại: 390 hộ.
Cây cà phê đang trong giai đoạn trổ bông hình thành quả, nhân dân hoàn thành
tưới nước đợt II. Phát hiện ở một số diện tích có rệp trắng nhân dân đã phun thuốc
chống bệnh không để lây lan ra diện rộng.
Hồ tiêu: đang thu hoạch, một số hộ chuẩn bị đất, trụ để trồng mới 04 ha.
Mỳ: thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.600 tấn, năng suất đạt 08 tấn/ha, chuẩn bị
trồng vụ tiếp theo trên diện tích 60 ha.
Rau xanh các loại: 30/35 ha, đạt 85% kế hoạch.
Nhìn chung, tình hình sinh trưởng và phát triển trên các loại cây trồng ổn định,
thường xuyên vận động nhân dân thăm đồng để chăm sóc và kịp thời phòng, chống các
loại sâu, bệnh hại gây ra.
b) Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc toàn xã: 2.470 con. Trong đó: đàn bò: 1.200 con (362 con bò
lai), đàn heo: 1.270 con (328 con heo lai).
Tổng đàn gia cầm 4.850/5.900 con.
Trên địa bàn xã đã xảy ra dịch bệnh gia cầm ở một số thôn, làng (trong đó có 03
làng Kồ, Blưng, Breng chết nhiều) tổng số gia cầm chết khoảng 850 con, cán bộ khuyến

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 50 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

nông đã cấp phát và hướng dẫn nhân dân phun 58 lít thuốc tiêu khử trùng gia cầm cho
11/11 thôn làng trên địa bàn xã. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ văn hóa thông tin tuyên
truyền nhân dân không nên ăn thịt gia cầm chết, vệ sinh chuồng trại, khống chế không
cho dịch bệnh lây lan.
2. Về công tác giáo dục
Tổng số học sinh toàn xã: 960 em. Trong đó: bậc THCS: 259 em, có 07 lớp học;
bậc tiểu học: 525 em, có 21 lớp học; bậc mầm non: 176 em, có 08 lớp học.
Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy cơ bản
được quan tâm đầu tư xây dựng hàng năm. Đối với các phòng học tại các thôn mặc dù
còn tạm bợ nhưng vẫn luôn được chú trọng thường xuyên tu sửa, đảm bảo cho các em
có nơi học hành, vui chơi.
3. Về công tác y tế
Toàn xã có 1 trạm y tế. Tổng số cán bộ trạm y tế: 05 người; trong đó có: 02 y sỹ,
01 y tá, 01 nữ hộ sinh và 01 y tá sơ học. Tổng số lượt khám chữa bệnh trong 06 tháng
đầu năm 2011 là 425 lượt người, có 17 ca sinh đẻ, 02 người chết.
Trạm y tế đã tổ chức tiêm chủng định kỳ 02 vòng cho trẻ em dưới 01 tuổi; cân
trẻ em dưới 05 tuổi định kỳ hàng tháng; tiêm đủ liều 07 loại vác xin cho 9/111 trẻ em
trong độ tuổi tiêm chủng.
Trong năm qua, trạm y tế xã đã làm tốt chương trình KHHGĐ và y tế cộng đồng,
thường xuyên tuyên truyền và chủ động phòng chống dịch bệnh, kết hợp với các ban
ngành liên quan làm tốt công tác vệ sinh khu dân cư. Nhờ đó, tỷ lệ tăng dân số giảm đáng
kể, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện xuống mức thấp nhất. Các bệnh
mà người dân thường mắc phải là sốt xuất huyết, đường ruột, cảm cúm...
Nhìn chung, hoạt động của trạm y tế xã cơ bản phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân, các nguồn thuốc, trang thiết bị được quản lý và sử dụng hiệu quả, hoạt
động duy trì thường xuyên.
4. Về công tác tôn giáo
Tổng số hộ theo tôn giáo: 231 hộ với 1.093 nhân khẩu. Trong đó, đạo Thiên chúa
giáo: 138 hộ với 658 nhân khẩu, Tin lành: 93 hộ với 435 nhân khẩu.
Nhìn chung, hoạt động tôn giáo theo đúng các cam kết của xã, nhân dân chấp
hành theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
5. Về giao thông: Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 675 đi qua, nền đường nhựa,
đường bê tông; tuy nhiên một số tuyến đường liên thôn và đường lâm nghiệp còn nhiều
hạn chế, chất lượng chưa tốt, gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và sinh
hoạt của nhân dân trong mùa mưa.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 51 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội 06 tháng đầu năm và
phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2009 của xã Trang)
 Mang Yang là huyện được chia tách theo Nghị định số 37 ngày 21/8/2000 của
Chính phủ. Huyện có diện tích tự nhiên hơn 112.606 ha, 12 xã thị trấn, dân số gần
8.600 hộ với 44.132 khẩu, đồng bào dân tộc Băhnar chiếm gần 60%. Huyện lỵ của
Mang Yang là thị trấn Kon Dơng nằm trên quốc lộ 19, huyện có 12 đơn vị hành chính
trực thuộc bao gồm các xã: Đăk Yă, Đê Ar, Lơ Pang, Đăk Trôi, Kon Thụp, Kon
Chiêng, Đak Drjăng, Ayun, Hra, Đăk Jơ Ta, Đak Ta Ley và thị trấn Kon Dơng.
(Nguồn: Nghị định Số: 98/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ Về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập phường, xã thuộc thành phố Pleiku, huyện Ayun
Pa và huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai)
Địa giới hành chính huyện Mang Yang: Phía Tây giáp huyện Đăk Đoa, phía
Đông Bắc giáp huyện K'Bang, phía Đông giáp các huyện Đăk Pơ và Kông Chro, phía
Tây Nam giáp Ia Pa, Tây Bắc giáp Chư Sê.
5.2. Xã Kon Thụp
1. Nông nghiệp
a/ Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển rõ rệt, đóng góp quan trọng vào sự phát
triển kinh tế chung của toàn xã. UBND xã đã tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, thâm canh tăng năng suất, từng bước đưa các loại cây trồng mới có năng suất
và hiệu quả kinh tế cao và sản xuất. Ban chỉ đạo sản xuất đã phối hợp với các chức
năng chỉ đạo các thôn, làng nạo vét kênh mương, đắp đập dâng nước để đảm bảo đủ
nước cung cấp tưới cho cây trồng.
Tổng diện tích gieo trồng trên toàn xã là 1.150,5 ha. Trong đó, lúa nước 297 ha,
đạt 117,8% so với kế hoạch.
Vụ Đông Xuân: Nhân dân đã gieo trồng được 36,5ha, đạt 104% so với kế hoạch
huyện giao, năng suất đạt 30 tạ/ha (Lúa đông xuân do bị nắng hạn mất trắng 07 ha).
Lúa cạn là 77 ha, đạt 128,3% so với kế hoạch huyện giao.
Nhân dân đã trồng mỳ cao sản với tổng diện tích 747 ha, đạt 106,7% so với kế
hoạch. Ngô xen canh trồng được 16,5 ha, đạt 40,4% kế hoạch được giao.
Cây thực phẩm và các loại khác: Rau màu, Đậu, Đỗ các loại: 05ha, đạt 100% so
với Nghị quyết HĐND. Khoai lang 03 ha; lạc 02 ha, đạt 100% so với kế hoạch.
Cây công nghiệp: Nhân dân đang tiến hành chăm sóc diện tích cây công nghiệp:
Cà phê 78,8 ha; trong đó trồng mới 02 ha, đạt 63,4% so với kế hoạch. Tiêu 27 ha, trong
đó trồng mới là 03 a, đạt 100% so với kế hoạch huyện giao. Cao su toàn xã là 420 ha,

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 52 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

trong đó cao su tiểu điền 313 ha, nhân dân tự trồng 107 ha (trong đó trồng mới 03 ha),
đạt 6,66% so với kế hoạch.
Cây công nghiệp ngắn ngày khác như bời lời nhân dân tự trồng được 3,5 ha, đạt
116,3% so với kế hoạch.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện; UBND xã tập trung đẩy mạnh công tác
khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã cấp hỗ trợ lúa, ngô giống và
phân bón cho các hộ chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo gieo trồng và chăm
sóc trong vụ mùa.
b/ Chăn nuôi
Nhìn chung, tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn bình thường.
Hiện trên địa bàn xã Kon Thụp có:
- Đàn Trâu có 04 con.
- Đàn Bò có 915 con, trong đó bò lai 225 con.
- Đàn Heo có 1.550 con, đàn heo nạc hóa là 290 con. Thực hiện mô hình nuôi heo
rừng đến nay đã có 02 hộ đang nuôi thí điểm đã phát triển được 14 con.
- Đàn Dê bách thảo hiện có 12 con.
- Đàn gia cầm (gà, vịt) ước tính 2.478 con.
c/ Công tác Thú y và bảo vệ thực vật
Được sự quan tâm của Trạm thú y huyện, UBND xã đã chỉ đạo kịp thời, cho thú
y xã thường xuyên tổ chức tiêm phòng theo đúng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm trên
địa bàn xã như tiêm vác xin cho trâu bò (tiêm phòng tụ huyết trùng, phun thuốc tiêu độc
khử trùng phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc); đảm bảo không để xảy ra
dịch trên địa bàn.
Phối hợp với Trạm Bảo vệ Thực vật thường xuyên hướng dẫn nhân dân phòng
ngừa sâu bệnh gây hại trên một số cây trồng; Phối hợp với các ban ngành chuyên môn
tổ chức Hội nghị đầu bờ và tập huấn kỹ thuật trồng cao su tiểu điền cho nhân dân; Phối
hợp với Phòng Kinh tế hướng dẫn nhân dân lịch gieo trồng vụ mùa năm 2010-2011.
2. Thương mại - Dịch vụ, Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang phát triển mạnh, các ngành nghề
ngày càng đa dạng và phong phú. Các mặt hàng kinh doanh ngày càng phong phú, đáp
nhu cầu mua sắm của nhân dân (Sản phẩm và số lượng người bán, người mua đều tăng,
các mặt hàng kinh doanh phong phú hơn so với cùng kỳ năm trước).
3. Giao thông – Thủy lợi: Tổ chức cho nhân dân lao động công ích tu sửa đường
giao thông nông thôn tại 07 làng.
4. Giáo dục

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 53 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Nhìn chung, tình hình về công tác giáo dục của địa phương ổn định, cơ sở vật
chất đảm bảo cho công tác giảng dạy và học. Các đơn vị nhà trường đã tổ chức kỳ thi.
Xét tốt nghiệp các bậc học: Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đối với bậc tiểu học là 100%,
đội ngũ giáo viên có sự trưởng thành. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng.
Năm học 2010-2011, toàn xã có 813 học sinh. Trong năm đã được sự công tác và hỗ trợ
của dự án Jica Nhật Bản đã và đang duy trì các lớp xóa mù chữ cho nhân dân 07 làng
đặc biệt là chị em phụ nữ).
Song mặc dù xã đã đẩy mạnh các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học,
nhất là ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các làng Pơ Nang, Đăk trang…
Trên địa bàn xã có 01 trường cấp II, III Kpa Klơng. Tổng số cán bộ, giáo viên:
28 người, trong đó có 02 cán bộ quản lý. Tổng số học sinh là 278; nữ 130; dân tộc thiểu
số 195; học sinh xã Kon Thụp là: 182 em, chiếm tỷ lệ: 72% toàn trường. Tổng số lớp
học là 11; tổng số phòng học là 08 phòng.
Trường tiểu học: Tổng số học sinh là 481; nữ 230; dân tộc 415. Tổng số lớp học là
19 lớp. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 16 người; trong đó có 03 cán bộ quản lý.
Trường Mầm non: Tổng số học sinh: 137 em; trong đó nữ 78 em; dân tộc thiểu
số 114 em. Tổng số lớp là 07 lớp. Tổng số phòng học là 06 phòng. Tổng số cán bộ giáo
viên, nhân viên: 08 người; trong đó có 02 cán bộ quản lý.
5. Y tế - dân số, gia đình và trẻ em
a/ Y tế
Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn xã đã xảy ra dịch bệnh đau ốm nhiều.
Thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện chỉ đạo cán bộ chuyên
môn đến theo dõi tình hình dịch bệnh trong nhân dân và thực hiện đầy đủ các chương
trình y tế quốc gia. Trạm y tế Tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho 1.451 lượt
người. Khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho đối tượng gia đình chính sách. Tổ chức
tiêm phòng cho trẻ em và bà mẹ mang thai theo đúng định kỳ. Cấp thẻ khám chữa bệnh
cho trẻ em dưới 6 tuổi là 298 cháu. Cấp thuốc khám chữa bệnh cho người nghèo và
đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ y tế thôn bản về công tác tẩm mùng; phun thuốc
muỗi cho các hộ dân ở 07 làng đồng bào dân tộc thiểu số.
b/ Dân số, gia đình và trẻ em: Thực hiện tốt chính sách dân số, xã hiện có 1.038
hộ/4.783 khẩu, thuộc 07 làng đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Kinh Tày, Nùng sống
chung với nhau. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn xã (tính đến thời điểm hiện tại). Dân số
tăng mạnh so với cuối năm 2010. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trong năm đang gia tăng. Số trẻ
em sinh ra trong 06 tháng đầu năm là 20 em, tổng số khai tử toàn xã là 11 người.
6. Công tác Dân tộc – Tôn giáo

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 54 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

a/ Công tác Dân tộc


Hiện xã có 1.038 hộ/4.783 khẩu, gồm 04 dân tộc; trong đó, dân tộc Kinh 245
hộ/1.320 khẩu, dân tộc Bahnar 543 hộ/ 2.873 khẩu, dân tộc Tày 67 hộ/ 278 khẩu, dân
tộc Nùng 45 hộ/ 178 khẩu. Các dân tộc sinh sống ổn định, đời sống về vật chất và tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng giảm so với các năm trước.
b/ Công tác Tôn giáo
Trên địa bàn xã có 02 Tôn giáo với 175 hộ/570 tín đồ, chiếm 13% so với dân số.
Trong đó: đạo Thiên chúa 53 hộ/234 khẩu; đạo Tin lành 122 hộ/ 336 khẩu.
Đánh giá chung: Trong 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù tình hình thời tiết diễn
biến không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, giá cả lương thực – thực phẩm, vật tư
phân bón, xăng dầu và vật liệu xây dựng tăng cao. Song, được sự quan tâm chỉ đạo
thường xuyên của UBND huyện và BCH Đảng bộ xã, sự giám sát của HĐND và sự
phối hợp chặt chẽ của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, cùng với sự nỗ lực của nhân dân
các dân tộc trong toàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho UBND xã quản lý, điều hành
thực hiện có hiệu quả các mặt trong công tác: Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch về
sản xuất vụ Đông xuân, gieo trồng vụ mùa, công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội được giữ vững, công tác xã hội hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo đạt được
những kết quả quan trọng.
Công tác phòng chống hạn, phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật
nuôi được duy trì thường xuyên, khuyến nông, khuyến lâm được chú trọng quan tâm.
Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã có chiều hướng phát triển, các
ngành nghề ngày càng đa dạng và phong phú. Những hộ kinh doanh ngày càng phong
phú các mặt hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Công tác xóa đói giảm nghèo
đạt được những kết quả quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Giáo dục, y tế có bước phát triển mạnh, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm
đầu tư, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
Bên cạnh những việc đã làm được còn một số tồn tại sau:
- Một số cán bộ, công chức của xã chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá
trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc. Trình độ nghiệp vụ chuyên
môn của một số cán bộ còn hạn chế, do vậy việc triển khai công việc còn chậm. Việc
thực hiện chế độ giao ban, báo cáo của các ban ngành, thôn, làng chưa thường xuyên,
chưa kịp thời, đã làm ảnh hưởng đến sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã. Ý thức, nhận
thức của người dân về pháp luật còn hạn chế, do đó công tác tuyên truyền, vận động
gặp nhiều khó khăn.
- Công tác tiếp dân chưa được duy trì thường xuyên. Hiệu quả công tác giáo dục,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn chưa cao. Công tác cải cách

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 55 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

thủ tục hành chính tuy đã có sự chuyển biến nhưng chưa rõ nét. Còn để xảy ra tình
trạng: Thanh niên trốn khám độ tuổi 17, lực lượng dân quân không tham gia huấn luyện
và không chấp hành lệnh gọi huấn luyện.
- Công tác tham mưu thực hiện giải quyết đơn thư Khiếu nại – Tố cáo của bộ phận
chuyên môn còn chậm.
- An ninh chính trị - trật tự, an toàn xã hộ còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặc
biệt là tình trạng trộm cắp tài sản công dân.
- Việc xét duyệt hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho nhân dân còn chậm.
- Công tác duy trì sĩ số học sinh chưa đảm bảo.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6
tháng cuối năm 2011)
5.3. Xã Đê Ar
Đê Ar là một xã vùng III, cách trung tâm huyện Mang Yang 40 km. Một số
thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đê Ar được tổng hợp như sau:
1. Về lĩnh vực kinh tế
a. Nông nghiệp
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng được 849 ha đạt 102,66% kế hoạch. Trong đó:
+ Diện tích lúa nước: 260 ha đạt 100% kế hoạch với năng suất 20 tạ/ha, sản
lượng 520 tấn.
+ Diện tích lúa cạn: 27 ha với năng suất 10 tạ/ha, sản lượng đạt 27 tấn.
+ diện tích ngô lai: 68 ha với năng suất đạt 36 tạ/ha, sản lượng 244,8 tấn.
+ Diện tích lúa mì: 475 ha với năng suất đạt 130 tạ/ha, sản lượng 6.175 tấn.
+ Diện tích rau màu: 15 ha với năng suất 60 tạ/ha, sản lượng 90 tấn.
+ Ngoài ra, diện tích trồng cà phê là 02 ha, hồ tiêu 02 ha.
* Chăn nuôi
Trong năm vừa qua để phòng chống dịch lở mồng long móng ở trâu bò; lực
lượng thú y huyện cùng với thú y xã đã tổ chức tiêm vacxin lở mồng long móng cho
trâu bò với số lượng 1.525 liều được chia thành 2 đợt, đợt 1: 725 liều; đợt 2: 800 liều.
Hiện nay, tổng số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 2.780 con. Trong đó:
+ Đàn heo: 230 con + Đàn bò: 1.040 con + Đàn gà: 1.493 con
+ Đàn trâu: 03 con + Đàn dê: 14 con
Để giúp bà con nông dân chăm sóc cây trồng và chăn nuôi được tốt dự án DA10
kết hợp với trạm khuyến nông huyện đã tổ chức 2 lớp tập huấn trồng trọt cho bà con
nông dân.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 56 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

b. Lâm nghiệp
Tăng cường giám sát phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng, trong
năm vừa qua không có vụ cháy nào xảy ra.
2. Điều kiện văn hóa – xã hội
a. Giáo dục và đào tạo
Trong năm học mới dưới sự chỉ đạo của sát sao và thường xuyên của Đảng ủy
UBND xã đối với cán bộ Đảng viên trong việc tuyên truyền vận động học sinh đi học
nên trong năm học 2009–2010 số lượng học sinh đi học tương đối đầy đủ.
Số học sinh năm học 2009–2010 là cụ thể như sau:
+ Tổng số học sinh mẫu giáo: 122 cháu, học tại 06 lớp.
+ Tổng học sinh cấp 1: 486 em học tại 20 lớp.
+ Tổng học sinh cấp 2: 141 em học tại 06 lớp.
b. Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em
Toàn xã có 15 làng, tổng số hộ 597 hộ với 2.907 nhân khẩu trong đó có 13 hộ
Kinh (2,2%) với 41 nhân khẩu.
Trong năm 2009 tổng số lượt người khám chữa bệnh là 1.914 lượt. Trong đó:
+ Điều trị nội trú: 115 lượt người; điều trị ngoại trú: 1,829 lượt người.
+ Chuyển viện 75 lượt người.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2009 của xã Đê Ar, huyện Mang Yang)
Trong toàn bộ vùng dự án và vùng hồ chứa không có dân cư sinh sống, chỉ có
một số nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số. Khoảng cách gần nhất từ khu vực dự
án đến khu vực có dân cư sinh sống khoảng 1,5 km nên người dân ít chịu tác động do
việc triển khai nổ mìn trong giai đoạn xây dựng. Dân cư trong vùng có dân trí thấp, các
xã trong vùng lân cận dự án đã có điện lưới quốc gia; đường giao thông đến công trình
tương đối thuận lợi do địa hình khá bằng phẳng nên xe cơ giới về mùa khô có thể đi đến
sát công trình.
Nhìn chung, cuộc sống của dân cư ở đây phụ thuộc vào việc làm nông nghiệp,
làm rẫy, chăn nuôi. Sản phẩm là lúa và hoa màu như ngô, sắn... tập quán phát nương
làm rẫy còn nặng nề. Chăn nuôi chủ yếu là thả rông trâu bò và chăn nuôi nhỏ gia cầm.
Kinh tế là tự cung, tự cấp chưa hình thành sản xuất hàng hóa. Đời sống còn nhiều khó
khăn, tình hình dân trí hạn chế, ngành nghề phụ không có.
Tại khu vực sông suối nghiên cứu không có các loại thủy sản có giá trị thương
mại, chủng loại và số lượng thấp đồng thời không có các loại cá quý hiếm.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 57 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cuộc sống của
đồng bào được cải thiện một cách đáng kể tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đồng bào
chưa thoát được nghèo.
Hiện nay, tập tục của người dân vùng dự án cũng gần giống như người dân
các vùng khác thuộc tỉnh Gia Lai. Đối với dân tộc thiểu số, do chung sống với người
Kinh từ bao đời nay nên tập quán của họ cũng đã thay đổi gần giống người Kinh.
Song một số dân tộc khác vẫn còn có những nét văn hóa riêng, điển hình nhất chính
là sự phân chia vai trò trong giới. Kết quả tổng hợp các thông tin điều tra cộng đồng
cho thấy:
* Những việc phụ nữ thường làm
Hầu hết phụ nữ vùng dự án không được làm chủ gia đình, phải đảm đương công
việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Trong công việc đồng áng, phụ nữ cũng tham gia cấy
lúa, làm nương rẫy, trồng cây, thu hoạch hoa trái... và chăn nuôi gia súc.
Trong vài năm gần đây, được đoàn thể, thanh niên, hội phụ nữ giúp đỡ, tạo điều
kiện vay vốn tín dụng ngân hàng để chăn nuôi, phát triển nông nghiệp, có chị em đã
thành công trong sản xuất, đã biết cách tổ chức sản xuất có hiệu quả, từng bước trả
được tiền vay ngân hàng và dần tích lũy được tiền vốn để mở rộng sản xuất hoặc làm
dịch vụ.
* Những việc nam giới thường làm
Nam giới thường đi rừng, làm rẫy, săn bắt, làm thợ thủ công, sản xuất vật liệu xây
dựng, đánh bắt cá... một số người lúc nông nhàn, họ thường rời quê hương tới các thị
trấn, thành phố để làm thêm các nghề xây dựng, dịch vụ khác để có thêm thu nhập cho
gia đình.
Tóm lại, có thể nói trong nhiều năm qua, người dân (cả nam và nữ) ở vùng dự án
rất cần cù lao động, song vì diện tích đất sản xuất không nhiều, những năm trước điều
kiện giao thông không thuận tiện, chưa được áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi nên sản xuất nông nghiệp chưa thực sự phát triển so với tiềm
năng sẵn có, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn so với các vùng khác trong
tỉnh. Vì vậy, dự án được thực hiện sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
dân địa phương, cải thiện đời sống người dân khu vực dự án nói riêng và người dân hai
huyện Đăk Đoa và Mang Yang nói chung.
* Môi trường sinh thái
- Hệ sinh thái suối: Với đặc điểm trong mùa mưa lũ mực nước thay đổi rất nhanh,
đột ngột tạo nên những dòng lũ lớn, đủ năng lượng cuốn trôi cả những tảng đá ở lòng
suối về hạ lưu. Sau lũ, mực nước suối lại nhanh chóng hạ xuống và tốc độ dòng chảy
giảm. Hai bên bờ thường có thực vật phát triển thành các khóm, bụi cây. Với đặc điểm

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 58 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

này, mật độ sinh vật nổi và sinh vật đáy ở thủy vực dạng suối thấp hơn hàng chục lần so
với vùng hạ du có lòng suối rộng, nước chảy chậm hơn và nền đáy chủ yếu là cát bùn.
Ngoài ra hệ sinh thái suối còn được đặc trưng bởi sự thay đổi khá rõ theo đới độ
cao với hàm lượng oxy hòa tan cao, nhiệt độ thấp, nước chảy. Thành phần thủy sinh vật
đặc trưng cho hệ sinh thái sông gồm thực vật thủy sinh Macrophyta, thành phần ấu
trùng, côn trùng nước rất phong phú, các loài ốc kích thước nhỏ họ Thiariadae,
Viviparidae và các loài cá kích thước nhỏ. Do dòng chảy trong mùa khô có độ đục rất
thấp nên các nhóm tảo bám đá phát triển, chúng là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và
các động vật không xương sống. Cũng trong mùa khô, các sông suối trong vùng dự án
thường rất ít nước, thậm chí bị cạn kiệt cho nên cá và các loài thủy sản khác không
nhiều cả về số lượng và thành phần loài nên không mang tính thương mại (không có số
liệu thống kê, chỉ là phỏng vấn người dân).
Do điều kiện khí hậu, thủy văn vùng dự án, nghề đánh bắt cá kém phát triển.
Theo kết quả điều tra thì trong vùng không có loài cá di cư quý hiếm.
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp của khu vực dự án chủ yếu
là hệ sinh thái cây trồng cạn, phân bố ở những nơi có địa hình dốc như bắp, mì. Ngoài
ra, còn có hệ sinh thái lúa nước tồn tại ở một số vùng có địa hình bằng phẳng có thể đắp
bờ giữ nước, trồng lúa nước hoặc lúa nước luân canh với cây màu.
Dưới đây là mô tả hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng cho khu vực dự án:
+ Hệ sinh thái lúa nước và hoa màu
Hệ sinh thái lúa nước và hoa màu nói chung không phải là hệ sinh thái đặc trưng
của khu vực.
+ Hệ sinh thái vườn
Hệ sinh thái vườn ở khu vực dự án mang những nét đặc trưng của hệ sinh thái
vườn Tây Nguyên. Chiếm ưu thế trong hệ sinh thái vườn là các loại cây ăn quả như
chuối, bơ, chanh… Nhìn chung, năng suất của hệ sinh thái này đang dần ổn định, đang
từng bước chuyển thành hàng hóa đặc biệt là bơ vì sản lượng cao.
Tóm lại, các hệ sinh thái nêu trên còn quá đơn giản về số lượng và thành phần
loài trong từng thời vụ. Xu hướng chuyên canh, tăng năng suất cây trồng bằng phân
hóa học, thuốc trừ sâu đang dần thay thế cho nền nông nghiệp thâm canh có tính đa
dạng và ổn định hơn về mặt sinh học. Lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng ngày
càng nhiều. Vì vậy, cần phải có các biện pháp đa dạng hóa cây trồng, sử dụng kết hợp
các hệ sinh thái nông nghiệp để nâng cao hiệu quả cá hệ sinh thái nhân tạo và đảm bảo
phát triển bền vững. Đồng thời, cũng cần phải nghiên cứu biện pháp đảm bảo nơi ở
cho người dân đến những nơi ít ảnh hưởng tới rừng đầu nguồn, tạo ra môi trường
nước sạch cho hạ du.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 59 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội


* Những mặt đã đạt được
- Nền kinh tế các xã trong vùng dự án trong những năm gần đây có sự tăng trưởng
đáng kể. Cơ cấu kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng từng bước phát huy thế
mạnh của huyện nhà.
- Cơ sở văn hóa phúc lợi như y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng đã
được đầu tư nâng cấp và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống tinh thần của
nhân dân.
- Nhân dân trong vùng có truyền thống lao động cần cù, có ý thức cao về tích lũy
cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông hộ, thu nhập và đời sống dân cư đang từng
bước được cải thiện.
- Tỷ lệ tăng dân số đã có giảm nhiều so với những năm trước, vấn đề sức ép dân
số xem như được giải quyết một phần.
* Những khó khăn cần khắc phục
- Ước tính trong giai đoạn quy hoạch sẽ cần một quỹ đất tương đối lớn để giải
quyết đất ở và đất sản xuất cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.
- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy,
việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ là một trong những vấn đề
nóng bỏng hiện nay.
- Những năm gần đây, nền kinh tế các xã trong vùng dự án nói chung tuy có sự
chuyển dịch song vẫn còn chậm, tỷ trọng cũng như lao động nông nghiệp chiếm khá cao.
Trong tương lai, để giảm áp lực đối với đất đai cần có kế hoạch phát triển kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
- Nhu cầu phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng sẽ tăng theo quá trình phát triển kinh
tế; do đó cần bố trí đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, tránh lãng phí. Hệ thống
cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thủy lợi đã có sự đầu tư nhưng vẫn chưa đáp
ứng đủ cho sản xuất dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa, đói giáp hạt... luôn đe dọa.
Số lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển của vùng.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 60 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động


Từ khi chuẩn bị thi công cho đến khi đưa vào hoạt động, có thể chia ra làm ba
giai đoạn: giai đoạn thiết kế và chuẩn bị thi công, giai đoạn thi công và tích nước hồ
chứa và giai đoạn vận hành. Trong các giai đoạn này, dự án sẽ có những ảnh hưởng
khác nhau đến môi trường, kinh tế và xã hội.
Nguồn gây tác động và các ảnh hưởng tương ứng như sau:
Bảng 14327: Tóm tắt các nguồn gây tác động môi trường của dự án
TT Nguồn gây Đối tượng
Nguyên nhân gây tác động Mức độ
tác động bị tác động
1 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
Công việc chuẩn bị mặt bằng cho dự án sẽ cần một diện
Tác
Việc sử tích đất lớn. Các diện tích đất này hiện nay đều là đất
động
dụng đất có rừng và một phần là đất sản xuất nông nghiệp của
nhỏ,
của địa dân địa phương. Vì vậy, diện tích đất này sẽ phải đổi
ngắn
phương mục đích sử dụng ngắn hạng (đối với đất khu vực công
hạng
trường, khu phụ trợ, lán trại, bãi thải) hoặc vĩnh viễn.
- Hiện nay, đất cho các hạng mục này đều có rừng với
Tác
mật độ che phủ khoảng 50% và thảm thực vật này sẽ
Phát quang động
Thảm được dọn sạch để chuẩn bị mặt bằng cho dự án.
san ủi nhỏ,
thực vật - Một khả năng có thể xảy ra là công nhân thực hiện
chuẩn bị trung
công tác này có thể xâm phạm vào các khu vực rừng
mặt bằng: hạng
lân cận để khai thác các loại cây gỗ quý.
khu công
Việc phát quang, san ủi mặt bằng sẽ làm thay đổi một
1.1 trình, khu Cảnh
phần cảnh quan tự nhiên trong khu vực (đất có rừng
phụ trợ, quan tự
chuyển sang đất trống) và thải ra chất thải xây dựng,
khu lán nhiên
tạo nên cảnh quan ngổn ngang.
trại, bãi
Việc chiếm dụng đất cho công tác xây dựng của dự án
thải, khu Tác
sẽ thu hẹp và chia cắt môi trường sống (nơi trú ngụ, tìm
tái định cư Động vật động
thức ăn) của động vật hoang dã trong khu vực. Đồng
hoang dã nhỏ,
thời, trong quá trình phát quang, không thể loại trừ việc
ngắn
các công nhân săn bắt thú trái phép.
hạng
Công tác san ủi sẽ tạo ra tiếng ồn và bụi, đồng thời khí
Môi
thải từ các hoạt động của các phương tiện cơ giới trong
trường
công tác san ủi mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
không khí
môi trường không khí trong khu vực.
Môi Nước mưa chảy tràn trong khu vực san ủi sẽ kéo theo

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 61 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

trường lớp đất bề mặt (khi lớp đất này chưa được nén sau khi
nước san ủi), đây sẽ là nguyên nhân làm tăng độ đục ở các
sông, suối lân cận. Đồng thời dầu rò rỉ, dầu thải từ máy
móc nếu không được thu gom và thải đúng qui định sẽ
là nguyên nhân ô nhiễm nước, đất trong khu vực.
Môi Việc phát quang, san ủi mặt bằng nếu không kết hợp
trường với các biện pháp kỹ thuật sẽ là nguy cơ sạt lở, xói mòn
đất đất trong khu vực khi có mưa to.
Địa hình khu vực thực hiện dự án phần lớn là đồi núi,
Môi
có độ dốc lớn. Vì vậy, việc mở đường giao thông nếu
trường
không kết hợp các biện pháp kỹ thuật sẽ gây nguy cơ Tác
đất
sạt lở, xói mòn đất. động
Việc sử dụng đất để làm đường giao thông (đường công nhỏ,
Việc sử
vụ, đường tạm thi công, đường vào khu tái định cư) sẽ trung
dụng đất
thu hẹp diện tích đất canh tác của người dân địa hạng
của địa
phương, đồng thời người dân cần phải sử dụng phần đất
Mở đường phương
khác để chăn thả.
phục vụ thi
Thảm - Cây cối sẽ bị chặt bỏ, thảm thực vật trong phần đất Tác
công,
thực vật này sẽ bị dọn sạch. động
đường
1.2 và cảnh - Việc đào đắp, thải bỏ các chất thải xây dựng, đất đá nhỏ,
công vụ,
quan tự hoặc cây cối bị chặt sẽ tạo nên cảnh quang ngỗn ngang ngắn
đường vào
nhiên nếu không được thu dọn. hạng
khu tái
- Việc mở các con đường giao thông này sẽ chia cắt các
định cư
khu vực cư trú tự nhiên cũng như đường đi tìm thức ăn
Động vật của các loài động vật hoang dã. Tác
hoang dã - Một nguy cơ có thể xảy ra đó là tăng khả năng tiếp động
cận của dân địa phương, dân săn trộm, công nhân xây nhỏ,
dựng vào các vùng sâu hơn. trung
Rừng Một phần diện tích đất có rừng sẽ bị mất. hạng
của địa Tạo điều kiện tiếp cận, từ đó tăng khả năng chặt phá
phương rừng, khai thác sản vật rừng trái phép.
- Mất nhà ở, đất ở, đất canh tác, cây cối hoa màu và các
công trình kiến trúc trên đất (giếng nước, mồ mả…).
Tác
- Ảnh hưởng đến phương tiện sinh sống, gián đoạn sản
động
Di dân, tái Người xuất…
1.3 vừa,
định cư dân - Việc di chuyển đến nơi ở mới sẽ làm xáo trộn đời
ngắn
sống của người dân trong thời gian đầu.
hạng
- Tăng nguy cơ xảy ra xung đột giữa các cộng đồng
dân cư.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 62 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Việc xây dựng khu tái định cư sẽ làm thay đổi hiện
trạng sử dụng đất của địa phương.
Địa - Gia tăng áp lực lên các diện tích rừng lân cận khu tái
phương định cư mới.
- Tăng nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ
bạc…) trong địa phương do người dân sử dụng tiền bồi
thường không đúng mục đích.

2 Giai đoạn xây dựng và tích nước


Môi Tác động
Tiếng ồn, bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông
trường nhỏ,ngắn
Hoạt động cơ giới.
không khí hạng
của các
phương - Làm tăng áp lực và làm xuống cấp hệ thống giao
tiện cơ Giao thông hiện hữu. Tác động
giới phục thông - Việc hoạt động thường xuyên của các phương tiện cơ vừa,
vụ công địa giới làm hạn chế hoặc cản trở hoạt động giao thông địa ngắn
2.1
trường, phương phương, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trong hạng
vận khu vực.
chuyển vật Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từ các loại phương tiện
liệu xây Tác động
Môi cơ giới, máy móc sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt
dựng và nhỏ,
trường nhất là mùa mưa. Nước mưa chảy tràn qua các bãi để xe,
thiết bị ngắn
nước xưởng sửa chữa xe máy, kho xăng dầu... có thể gây ô
hạng
nhiễm dầu cho nguồn nước mặt, nước ngầm và đất.
Tác động
Môi
Công tác nổ mìn tại các mỏ đá sẽ gây chấn động, ồn và vừa,
trường
bụi khu vực lân cận. ngắn
Hoạt động không khí
hạng
khai thác
Môi trường - Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từ các loại phương
mỏ vật liệu Tác
2.2 nước và tiện cơ giới, máy móc tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt
phục vụ động
môi trường nhất là mùa mưa.
xây dựng nhỏ,
đất - Tăng khả năng sạt lở, xói mòn đất.
công trình ngắn
Công tác nổ mìn tại các mỏ đá là nguy cơ của tai nạn
Con hạng
lao động cho công nhân trên công trường cũng như dân
người
cư địa phương.
- Chiếm dụng đất vĩnh viễn để xây dựng các hạng mục
công trình của dự án. Tác động
Việc sử
- Chiếm dụng đất ngắn hạng trong thời gian thi công sẽ vừa,
2.3 dụng đất
làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất của địa phương. dài hạng

Con người Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn. Tác

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 63 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Tại các khu vực xây dựng, thi công, đào đắp, đổ bê động
Môi
Xây dựng tông… nước mưa thường cuốn theo đất, đá, chất thải xây vừa,
trường
các hạng dựng vào khu vực sông suối lân cận, làm tăng độ đục, ô ngắn
nước,
mục công nhiễm chất lượng nước, tăng khả năng xói lở, bồi lắng hạng
môi
trình của phía hạ lưu và ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh.
trường
dự án - Dầu rò rỉ và dầu cặn từ máy móc nếu không được thu
đất, thủy
gom và thải đúng quy định sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm
sinh vật
đến chất lượng môi trường đất, nước.
Rác thải xây dựng của dự án phần lớn là đất đá, sắt Tác động
Cảnh
thép, bao xi măng và các loại gỗ vụn nếu không được nhỏ,
quan tự
tập kết đúng nơi quy định sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan tự ngắn
nhiên
nhiên của khu vực. hạng
Môi - Rác thải sinh hoạt của các lao động trên công trường
trường nếu không được thu gom và thải đúng quy định sẽ làm
nước, môi mất đi mỹ quan của khu vực còn là nguy cơ ô nhiễm
Tác
trường môi trường nước, đất.
động
đất, cảnh - Lượng nước thải sinh hoạt của 1 người là 80lít/ngày.
nhỏ,
quan tự Lượng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý
dài
nhiên và thích hợp sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.
hạng
sức khoẻ - Nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi trùng, nếu thải trực
cộng tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ là nguyên nhân lan truyền
đồng bệnh cho người dân sử dụng nước phía hạ lưu.
Y tế Tác động
Tập trung cộng Tăng áp lực cho hệ thống y tế của địa phương. vừa, ngắn
đông lực đồng hạng
lượng lao Nguy cơ săn bắt thú, ảnh hưởng đến động vật hoang dã
2.4 Tác động
động phục Rừng và trong khu vực, gây áp lực đến công tác bảo tồn
nhỏ,
vụ thi công động vật của địa phương. Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng lao
ngắn
hoang dã động trên công trường xâm phạm vào khu vực rừng lân
hạng
cận để khai thác các cây gỗ quý và các sản vật từ rừng.
- Lực lượng lao động từ nơi khác đến sẽ xáo trộn nếp
sống truyền thống của dân bản địa, tăng nguy cơ xảy ra
mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng với dân địa
Văn hoá, Tác
phương, tăng nguy cơ phát sinh những quan hệ không
kinh tế xã động
chính thức giữa phụ nữ địa phương (chủ yếu là người
hội của vừa,
dân tộc) và công nhân, để lại hậu quả nặng nề cho
địa ngắn
người dân tộc đặc biệt là phụ nữ.
phương hạng
- Sự hình thành các lán trại thường kéo theo sự hình thành
các hàng quán và các dịch vụ giải trí khác, đây cũng là
một nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội cho địa phương.
2.5 Công tác Thảm thực Mất rừng và thảm thực vật tự nhiên trong khu vực Tác

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 64 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

thu dọn vật và rừng lòng hồ. động


lòng hồ Động vật - Mất nơi cư trú tự nhiên và tìm thức ăn. vừa,
hoang dã - Hao hụt số lượng do bị săn bắt trong quá trình thu dọn. dài
Việc ngăn dòng, tích nước hồ sẽ làm thay đổi dòng hạng
Chế độ
chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến chế độ thủy văn, đặc biệt
thủy văn
là đoạn sông sau đập đến cửa xả của nhà máy.
Môi Năm đầu tiên sau khi chặn dòng, hiện tượng xói mòn
trường xảy ra nhiều trong khu vực hồ chứa, ảnh hưởng đến
đất, nước chất lượng nước hạ lưu.
Thủy sinh vật ven sông trong lòng hồ sẽ bị mất dần khi Tác động
Thủy sinh
hồ tích nước, có sự thay thế dần từ thủy sinh sống trên vừa, trung
Công tác vật và cá
dòng chảy sang hệ thủy sinh trên hồ. hạng
chặn dòng,
2.6 Rừng tự
tích nước Việc tích nước sẽ làm giảm diện tích đất có rừng của xã.
nhiên
hồ
- Các loài động vật hoang dã sẽ mất dần nơi cư trú, nơi
Tác
tìm thức ăn khi hồ bắt đầu tích nước.
Động vật động
- Hao hụt số lượng do bị ngập hoặc bị cô lập trên các
hoang dã nhỏ,
ốc đảo.
dài
- Ngoài ra, việc hình thành hồ có thể sẽ chia cắt hoàn
hạng
toàn đường di chuyển của thú từ bên này sang bên kia.
Tài nguyên Bị chìm ngập trong lòng hồ nếu không được khảo sát
khoáng sản đầy đủ hoặc được phát hiện.
3 Giai đoạn vận hành
- Góp phần điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và cung
cấp nguồn nước trong mùa cạn làm cho độ ẩm trong
Tác
vùng tăng, trữ lượng nước ngầm trong đất tăng, thực
Điều kiện động
vật và các loài sống gần nước hay trong nước có điều
vi khí hậu tích
kiện phát triển.
trong cực,
- Bên cạnh đó, khi độ ẩm trong khu vực hồ tăng, các
vùng dài
côn trùng gây hại và gây bệnh cũng có điều kiện phát
hạng
Sự hình triển dẫn đến những tác động xấu đến cây cối, mùa
3.1 thành hồ màng và sức khoẻ con người.
chứa Việc phân hủy thảm thực vật trong lòng hồ sẽ làm giảm
oxy hoà tan trong nước, tăng lượng thải khí CO2 trên
Tác
Môi mặt thoáng của hồ (chỉ xảy ra trong 2 đến 3 năm đầu),
động
trường làm gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, chất
nhỏ,
nước lượng nước mặt suy giảm. Việc gia tăng hàm lượng
ngắn
dinh dưỡng sẽ kéo theo sự phát triển của rong, tảo điều
hạng
này có khả năng xảy ra sự hiện tượng phú dưỡng hoá.
Môi Trong giai đoạn sau khi dâng ngập nước hồ, khu vực

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 65 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

trường đáy hồ - nơi sâu nhất sẽ là môi trường yếm khí vì vậy
không khí các khí nhà kính như mê tan, CO2 và một số các khí
khác sẽ tạo ra.
- Hệ sinh thái thủy sinh sống theo dòng chảy mất dần
và thay thế bằng hệ sinh thái thủy sinh mới (sinh thái
Thủy thủy sinh hồ chứa).
sinh vật - Tăng nguy cơ tích luỹ thuỷ ngân trong cá và thuỷ sinh
khác phát sinh từ hoạt động khai thác vàng ở phía
Tác động
thượng lưu.
nhỏ,
- Việc di cư của cá hạ lưu lên thượng lưu có thể sẽ bị
dài hạng
ảnh hưởng do việc hình thành hồ phía trên, tuy nhiên
Nghề cá
trong lòng hồ sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển thủy
và loài cá
sản (nuôi cá lồng).
di cư
- Tạo nên rào chắn đối với hoạt động di cư từ đó có thể
làm giảm số lượng và số loài cá trên sông.
Giao thông Tác động
Việc hình thành hồ sẽ làm ngập, có thể sẽ chia cắt sự di
trong nhỏ,
chuyển giữa bên này và bên kia hồ.
khu vực ngắn hạng
Khu vực Sự điều tiết dòng chảy của hồ sẽ làm ngập một phần đất Tác động
hạ lưu nông nghiệp ở phía hạ lưu. Đồng thời, cũng gây nên nhỏ,
hiện tượng xói lở đất khu vực hạ lưu ven sông, suối. dài hạng
Do dòng chảy từ tuyến đập đến cửa xả nước của nhà
Thay đổi Tác động
Thủy máy thủy điện thay đổi dẫn đến hệ sinh thái thủy sinh
chế độ vừa,
sinh vật trên đoạn sông này sẽ thay đổi, suy giảm về số loài khi
3.2 dòng chảy dài hạng
hình thành hệ sinh thái mới.
tự nhiên
Thảm thực vật ven sông bị tác động nhẹ và không đáng
Thảm
kể vì đoạn này vách núi dốc, thực vật ven sông nghèo, Tác
thực vật
thực vật phân bố ở khu vực cao hơn và có sự xen lẫn động nhỏ,
ven sông
giữa cây cao và cây bụi. Bên cạnh đó đoạn này có nhiều ngắn hạng
suối nhỏ, có khả năng duy trì nước cho thảm thực vật.
Sự hình Động vật Việc hình thành các con đường này sẽ chia cắt và hạn chế
thành các con hoang dã sự di chuyển kiếm ăn, cư trú giữa các vùng của thú rừng.
đường công Các con đường này tạo khả năng tiếp cận sâu hơn vào
3.3 Rừng và Tác
vụ/ đường các khu vực rừng khác của dân địa phương cũng như
công tác động
vận hành của dân từ nơi khác đến khai thác gỗ trái phép. Việc này sẽ
bảo tồn nhỏ,
dự án gia tăng áp lực cho công tác bảo tồn của địa phương.
dài
Hoạt động - Ô nhiễm đất do rò rỉ dầu từ khu vực trữ dầu.
Môi trường hạng
3.4 vận hành của - Xói mòn đất tại khu vực cửa xả và khu vực rừng phục
đất
nhà máy hồi do việc xả nước
3.5 Hoạt động Môi Nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành nếu không

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 66 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

của công trường được thu gom, lắng lọc và xử lý trước khi thải ra ngoài
nhân vận nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
hành Môi trường Phát sinh rác thải sinh hoạt trong quá trình vận hành.
đất và Nếu không được thu gom và tập trung tại nơi quy định
cảnh quan sẽ gây ô nhiễm đất và cảnh quan ngổn ngang.

1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
1.1.1. Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng thi công
Trong quá trình chuẩn bị, thi công xây dựng công trình thủy điện Ayun Trung sẽ
có những ảnh hưởng sau:
a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
a.1. Ô nhiễm khí thải và bụi từ quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng
* Ô nhiễm do bụi thải
Trong quá trình chuẩn bị xây dựng và xây dựng, việc đào đắp đất đá để xây dựng
các hạng mục công trình, việc nổ phá bom mìn khai thác đá làm vật liệu xây dựng,
thi công đường hầm dẫn nước và việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị với khối
lượng và kích thước lớn cũng như các hoạt động thi công sẽ gây ô nhiễm không khí và
tiếng ồn.
Khối lượng đào đá chủ yếu là đá đắp đập. Đá được lấy từ mỏ vận chuyển bằng ô
tô đến điểm xây dựng san đầm bằng máy.
Khối lượng công tác đào đất phân bố rải rác theo các hạng mục công trình trong
đó tập trung nhiều nhất ở khu vực đập tràn, đập dâng, khu nhà máy. Khối lượng đá đào
hở cũng phân bố rải rác theo các hạng mục công trình, trong đó phân bố nhiều nhất ở
khu nhà máy và đập tràn. Đất đá sau khi đào được xúc và vận chuyển đến các bãi thải –
bãi trữ cách tuyến xây dựng khoảng 1-2 km.
Việc san ủi mặt bằng, bóc bỏ các lớp thực vật ở tất cả các hạng mục công trình
được thực hiện chủ yếu bằng máy ủi. Ở các tầng đất sâu hơn 1m việc đào đất chủ yếu
được thực hiện bằng các máy xúc.
Đường vận chuyển trang thiết bị, đường thi công đều là đường đất tự san ủi nên
rất dễ phát sinh bụi, đặc biệt là mùa khô.
Công tác khoan, nổ được thực hiện tại các mỏ khai thác đá xây dựng, cửa vào
các hầm, cửa lấy nước và hố móng nhà máy góp phần phát sinh bụi vào môi trường
không khí. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí do các hoạt động san lấp mặt bằng trong
xây dựng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 15428: Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng
TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 67 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng,


1 1-100 g/m3
bị gió cuốn lên (bụi cát)
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng
2 0,1 – 1 g/m3
(xi măng, đất, cát, đá...), máy móc, thiết bị.
Bụi: 4,3kg/tấn DO
Khói thải của các phương tiện vận tải, thi công cơ SO2: 0,1kg/ tấn DO
3 giới có chứa bụi, CO, hydrocacbon, SO2, NOx... NOx: 55kg/tấn DO
(xe tải 3,5-16 tấn chạy dầu DO có S=0,5%) CO: 28kg/tấn DO
VOC: 12 kg/tấn DO
Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường
4 0,1 – 1 g/m3
phát sinh bụi
Nguồn: Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO.
Căn cứ vào bảng trên và khối lượng đất, đá phục vụ công trình (ước tính khoảng
1.058.000 m3) tính được lượng bụi lơ lửng bay vào không khí trong giai đoạn thi công
công trình như sau:
- Lượng bụi sinh ra do quá trình đào đắp, san ủi: 1,058 x 106 – 105,8 x 106 g.
- Lượng bụi sinh ra do quá trình vận chuyển: 0,1058 x 106 – 1,058 x 106 g
* Tính toán bụi, khí thải theo khối lượng thi công từng năm
Theo WHO, tải lượng bụi khi nổ mìn phá 1 m3 đá là 0,4 kg. Khối lượng đá đào
là 1.058.000 m3, tập trung chủ yếu vào 2 năm đầu xây dựng. Ước tính có 240 ngày/năm
làm việc trên công trường.
Sử dụng mô hình vệt khói Gauss trong mô hình tính toán lan truyền chất ô nhiễm
trong không khí đối với hoạt động nổ mìn đào đá để tính nồng độ bụi tại công trình
trong gia đoạn thi công, xây dựng như sau:

M   H 2 
Cx = EXP   2 
 y zu   2 z 
Trong đó: - M: tải lượng chất ô nhiễm, mg/s
- H: chiều cao hiệu quả, H = 5m
- U: Vận tốc gió, chon u = 4m/s
-  z : hệ số khuếch tán theo phương đứng (Trần Ngọc Chấn,1999)
-  y : hệ số khuếch tán theo phương ngang (Trần Ngọc Chấn,1999)

Kết quả tính toán nồng độ bụi trên mặt đất ở vị trí cách nguồn ồn 100,
200,500,1.000m.
Bảng 1629: Tải lượng và nồng độ bụi phát sinh do mìn
TT Hạng mục Đơn vị Năm 1 Năm 2 Năm 3 QCVN 05:2009

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 68 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

1 Đào đá m3 577.877 436.268 52.625


2 Tổng lượng bụi kg 231.151 174.507 21.050
3 Số kg bụi/ngày Kg/ngày 963,1 727,1 87,7
4 Tải lượng bụi mg/s 11.147,3 8.415,7 1.015,1
5 Nồng độ bụi (x=100m) mg/m3 13,75 10,00 1,25
6 Nồng độ bụi (x=200m) mg/m 3
6,25 3,75 0,00
0,14 – 0,3
7 Nồng độ bụi (x=500m) mg/m 3
1,85 1,34 0,16
8 Nồng độ bụi (x=1.000m) mg/m3 0,48 0,34 0,04
QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Từ bảng trên cho thấy: Nồng độ bụi cao nhất tập trung ở năm thứ nhất xây dựng,
và giảm dần theo thời gian xây dựng công trình. Trong giai đoạn thi công, xây dựng
công trình, nồng độ bụi có trị số nhỏ nhất ở vị trí cách nguồn thải 1.000m, nồng độ bụi
thấp hơn hoặc vượt giới hạn cho phép 1,13-1,6 lần; ở vị trí cách nguồn thải 100m nồng
độ bụi vượt giới hạn cho phép khoảng 4,17-45,83 lần. Tuy nhiên, lượng bụi ở đây
khuếch tán trong thời gian ngắn trên một vùng diện tích rộng lớn, bên cạnh đó lại diễn
ra không liên tục, phân bố theo các cụm công trình nên mức độ tác động sẽ bị hạn chế
đáng kể nếu kết hợp thêm các biện pháp giảm thiểu.
* Ô nhiễm do khí thải từ các hoạt động của các phương tiện máy móc thi công
Các phương tiện thi công cơ giới (máy móc san ủi, thiết bị phá dỡ…) và phương
tiện vận chuyển chất thải (xà bần) đều sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, trong quá trình
hoạt động của động cơ sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa nhiều chất ô
nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, VOC, THC… góp phần làm ô nhiễm môi trường không
khí tại khu vực dự án và trên đường xe vận chuyển đi qua.
Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vận tốc xe chạy,
phân phối động cơ, chất lượng động cơ, lượng nhiên liệu tiêu thụ, quãng đường đi…
Việc xác định tải lượng của nguồn thải có thể dựa vào các số liệu thống kê của WHO
(Tổ chức Y tế Thế giới), USEPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và số liệu thống kê
từ các nguồn khác. Các phương tiện giao thông vận tải được sử dụng trong quá trình
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng có tải trọng 5-12 tấn.
Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993, tải
lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông có tải trọng từ 3,5-16 tấn thải ra
khi chạy ở khu vực nông thôn như sau:
Bảng 3017: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải
Thông số Hệ số phát thải (kg/1.000km) Tải lượng (g/s)
Bụi 0,9 0,063
CO 2,9 0,203

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 69 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

NOx 14,4 1,008


SO2 4,15 * S 0,145
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel, S = 0,5 - 1%.
Ô nhiễm chất lượng không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO) nhìn chung ở
mức độ nhỏ, mang tính tạm thời và cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc
dọc theo đường giao thông). Do đó, các biện pháp giám sát tại các vị trí có khả năng bị
ô nhiễm không khí sẽ giúp chủ dự án đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đã
thực hiện và yêu cầu các biện pháp tăng cường nếu cần thiết.
a.2. Ô nhiễm tiếng ồn từ quá trình thi công, xây dựng công trình
* Tính toán và dự báo tiếng ồn
Môi trường âm thanh khu vực dự án bị tác động bởi tiếng ồn phát sinh do hoạt
động nổ mìn thi công và do hoạt động của các phương tiện giao thông, thiết bị, máy
móc trên công trường
- Tiếng ồn phát sinh do hoạt động nổ mìn thi công các hạng mục công trình:
Tiếng ồn do nổ mìn gây ra lớn tạo nên chấn động, cường độ tức thời của tiếng ồn do nổ
phá đá có thể lên đến 95 – 100dBA, thậm chí đạt trên 115dBA. So với mức cho phép
(TCVN 3985-1999), mức ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: lượng thuốc nổ, quy trình nổ mìn và thời gian tiến hành nổ mìn. Thủy
điện Ayun Trung dự kiến thực hiện nổ mìn như sau:
* Chu kỳ nổ mìn
+ Năm thứ 1: Tiến độ công việc các hạng mục công trình cao, tuần suất nổ mìn
trung bình 1 ngày 1 lần nổ mìn.
+ Năm thứ 2: Một số hạng mục đã hoàn tất hoặc đang còn hoàn thiện, diện thi
công hẹp hơn, số lần nổ mìn hẹp đi, để đảm bảo tiến độ công trình vào năm thứ hai
trung bình 2 ngày nổ mìn 1 lần.
+ Năm thứ 3: Một số hạng mục công trình đã hoàn tất hoặc đang còn hoàn thiện,
số lần nổ mìn giảm đi so với năm thứ 2, để đảm bảo tiến độ công trình, vào năm thứ 3
trung bình 7 ngày nổ mìn 1 lần.
* Phương pháp nổ mìn đào hố móng
+ Sử dụng máy khoan xoay đập tự hành lớn có đường kính mũi khoan 105mm.
Phương pháp nổ mìn là vi sai bằng dây nổ với kíp vi sai rải mặt và sử dụng các loại
thuốc nổ an toàn là nhũ tương và Anfo, nổ mìn om, lượng thuốc nổ được tính toán vừa
đủ để phá vỡ kết cấu của đá mà không làm cho đá văng tung tóe lên cao, nên ít ảnh
hưởng đến môi trường.
Lớp bảo vệ hố móng dày không dưới 1,5m dưới tác động của nổ mìn được đào

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 70 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

thành 2 bậc: Bậc trên khoan nổ mìn trong các lỗ khoan nhỏ 42mm, đáy hố khoan phải
cách biên đào không nhỏ hơn 0,1m. Bậc dưới là lóp tiếp giám với mặt nền công trình
đào bằng búa căn khí nén. Dùng máy xúc có thể tích gàu 2,3m3 vận chuyển bằng ô tô tự
đổ trọng tải 12 tấn.
* Khối lượng đá đào hố móng
Bảng 31: Khối lượng đào hố móng tại các hạng mục công trình
TT Hạng mục Đơn vị Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Đào đá m3/ngày 577,877 436,268 52,625
2 Khối lượng đá 3
m /ngày 2408 1818 219
3 Tần suất Ngày/lần 1 2 7
4 Khối lượng đá 1 lần nổ mìn/ngày m /1 lần nổ
3
2.329 3.360 1.005
Khối lượng thuốc nổ lớn nhất cho
5 m3/1 lần nổ 1.164 1.680 502
1 lần nổ mìn (Q)
Chỉ tiêu thuốc nổ sử dụng đối với đá cấp 2,3: trung bình q = 0,5 kg/m3
Số ngày làm việc 1 năm trên công trường là 240 ngày
* Khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn
Dựa vào bảng trên có thể tính được khoảng cách an toàn khi nổ mìn ứng với
từng năm, tuy nhiên trong trường hợp này chỉ cần áp dụng cho năm thứ hai là năm có
khối lượng khai thác lớn nhất theo công thức tính

Rc  Kc. .3 Q
Trong đó: Rc: Khoảng cách an toàn (m).
Kc: Hệ số phụ thuộc vào tính chất đất nền công trình, Kc = 5
 = 1: Hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ
Q = 1.680 kg: Khối lượng thuốc nổ lớn nhất của một đợt nổ
Rc = 5.1. 3 1680 = 59m
Những nơi nổ mìn nhiều lần khoảng cách an toàn về chấn động tăng ít nhất 2
lần. Như vậy, khoảng cách đảm bảo về chấn động là Rc = 118m.
* Tính bán kính vùng nguy hiểm khi đá văng do nổ mìn
2d
Rv = (m)
w'
W’ = C.sinα + L.cosα (m)
Trong đó:
W’: đường cản ngắn nhất tính đến điểm phía trên của phát mìn đến mặt tự do
L: chiều dài bua, L = 1,5m

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 71 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

α: góc nghiêng sườn tầng, α = 750


C: Khoảng cách an toàn cho máy khoan làm việc tính từ miệng lỗ khoan đến
mép tầng, C = 2m
Với chỉ số tác động nổ n <1, bán kính vùng nguy hiểm được xác định như sau:
2 *105
Rv = = 142,6m
2,32

Đối chiếu với QCVN 02:2008/BCT khoảng cách an toàn được chọn là:
- Bán kính an toàn đối với người là: RN ≥ 300m
- Bán kính an toàn đối với thiết bị và công trình là: RTBi ≥ 200m.
Kết luận: Khu vực công trình thủy Ayun Trung cách khu dân cư khoảng 2,5km
thì với khối lượng khai thác đất đá như trên những tác động do nổ mìn đào hố móng các
hạng mục công trình hầu như không gây ảnh hưởng đến đời sống, an toàn của người
dân trong khu vực. Tuy nhiên, quá trình đào đất đá sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không
khí tại khu vực công trường, nhưng nếu tuân thủ các tiêu chuẩn thì giảm thiểu được.
* Tính toán và dự báo ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông, từ các máy
móc thiết bị trên công trường (máy ủi, máy trộn bê tông, máy đầm…)
Bảng 1832: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông
trong qua trình xây dựng công trình ở khoảng cách 15m
Loại máy Tiếng ồn (dB) Loại máy Tiếng ồn (dB)
Xe tải nặng 7-12T 70-96 Máy trộn bê tông 71-85
Xe ủi đất 110-180CV 77-95 Máy đào đất 0,8-2,4 tấn 72-96
Máy đầm rung 72-88 Máy xúc 75-86
Máy dập bê tông 80-85
(Nguồn: Từ FHA (USA))
Do trên khu vực công trường có rất nhiều nguồn và hoạt động phát sinh tiếng ồn
nên trong thực tế lớn hơn do sự công hưởng giữa chúng. Độ ồn cần bổ sung được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 533: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí
Sự khác nhau giữa Độ ồn cần bổ sung Sự khác nhau giữa Độ ồn cần bổ sung
các độ ồn (dBA) (dBA) các độ ồn (dBA) (dBA)
0 3 7 0,8
1 2,6 8 0,6
2 2,1 10 0,4
3 1,8 12 0,3
4 1,5 14 0,2
5 1,2 16 0,1

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 72 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

(Nguồn: Lê Trình – ĐTM – Phương pháp và ứng dụng - NXB Khoa học và Kỹ thuật)
Như vậy, khi có sự cộng hưởng độ ồn lớn nhất của các phương tiện, máy móc
trên công trường có thể đạt như sau:
Bảng 34: Tiếng ồn của các máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông
khi có sự công hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m
Loại máy Tiếng ồn (dB) Loại máy Tiếng ồn (dBA)
Xe tải nặng 7-12T 73-99 Máy trộn bê tông 74-88
Xe ủi đất 110-180CV 80-98 Máy đào đất 0,8-2,4 tấn 75-99
Máy đầm rung 75-91 Máy xúc 78-89
Máy dập bê tông 83-88
So với tiêu chuẩn cho phép tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999) thì mức độ
ồn phát sinh do sự vận hành của các thiết bị máy móc, thiết bị trong quá trình xây dựng,
do nổ mìn thi công công trình đo được tại điểm cách nguồn ồn phát 15m đều trên
70dBA. Trong phạm vi này công nhân không được phép làm việc liên tục trong 24 giờ.
Bảng 1935: Tiêu chuẩn tiếp xúc tiếng ồn (TCVN 3985-1999)
Thời gian cho phép tiếp xúc với tiềng ồn Mức ồn cho phép (dBA)
24 giờ 70
8 giờ 85
4 giờ 90
2 giờ 95
1 giờ 100
30 phút 105
15 phút 110
Độ ồn tối đa cho phép 115
Tóm lại: Các tác động đến chất lượng không khí trong giai đoạn xây dựng được
đánh giá ở mức độ nhỏ, tạm thời và cục bộ trong khu vực thi công, cách xa các khu vực
dân cư. Việc bố trí các mỏ khai thác vật liệu, các bãi thải nằm gần khu vực thi công
cũng đã hạn chế việc chuyên chở vật liệu khai thác qua các khu vực dân cư sinh sống
do đó hạn chế tác động do bụi, ồn và rung đến các khu vực này. Ngoài ra, các tác động
này có thể khắc phục bằng các biện pháp giảm thiểu được nêu trong chương 4 của báo
cáo này.
b. Ô nhiễm do chất thải lỏng
b1. Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc
tại công trường
Với số lượng khoảng 50 công nhân, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa
khoảng 5m3/ngày (trong trường hợp tất cả các công nhân xây dựng tắm tại công trường

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 73 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

với định mức 100 lít/người/ngày). Theo kinh nghiệm của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và
Bảo vệ Môi trường (VITTEP), nếu không có các biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải
lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 4 kg COD/ngày (80g COD/ngày/người).
Tuy nhiên, chủ dự án sẽ có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác đông này (sẽ
được trình bày ở chương sau).
b2. Nước thải khác
Nước thải từ các khu vực trạm nghiền, sàn đá, vật liệu xây dựng, trạm bê tông,
khu vực đổ bê tông,... có chứa xi măng, bùn cát... nếu không tập trung và xử lý trước
khi xả sẽ gây đục và ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải xây dựng bao gồm các loại: nước súc rửa và nước làm mát các thiết bị
và máy móc thi công có chứa dầu mỡ rò rỉ, đất cát; nước trộn vữa hồ cùng với nước
mưa chảy tràn trong khu vực thi công vốn có khả năng nhiễm dầu mỡ cao sẽ góp phần
làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trong khu vực.
Đánh giá chung: tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt trong giai đoạn xây
dựng là đáng kể và cần thực hiện các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, các tác động
trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời.
b3. Dầu mỡ thải
Dầu nhớt thải phát sinh do các hoạt động bảo trì và sửa chữa xe và máy móc. Số
lượng dầu nhớt trung bình sử dụng cho một lần thay khoảng 18 lít/lần/xe, số lần thay
trung bình là 4 lần/xe/năm. Như vậy, lượng dầu nhớt thải ra sẽ là một nguy cơ gây ô
nhiễm đáng kể đối với chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực (chủ
yếu là khu vực tuyến công trình đầu mối). Tuy nhiên, do số lượng máy móc thi công
không xảy ra cùng một thời điểm và quá trình bảo dưỡng không thường xuyên nên có
thể ước tính lượng dầu mỡ sinh ra là không nhiều.
Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại thì dầu mỡ thải được phân loại là chất
thải nguy hại (mã số A3020, mã số Basel: y8); do đó, nếu không được thu gom và xử lý
triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất.
1.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Khi công trình thủy điện được đưa vào vận hành thì toàn bộ vùng hạ lưu và khu
vực lân cận sẽ có những thay đổi về môi trường. Tác động chính của giai đoạn này
như sau:
Bảng 2036: Các tác động trong giai đoạn vận hành công trình
Tác động
Nguồn phát sinh Tác nhân Các tác động
Có Không
Giao thông vận tải X Bụi, khí thải, Ảnh hưởng đến môi

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 74 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

(không nhiều) tiếng ồn trường không khí

Sinh hoạt của các cán X Nước thải,


Ô nhiễm đất, nguồn
bộ công nhân (không nhiều) chất thải
- Gây xói mòn
Độ đục, chất
Nước mưa chảy tràn X - Tăng độ đục nguồn
rắn lơ lửng
nước mặt tiếp nhận
Ảnh hưởng đến chất
Không làm sạch lòng Tăng độ đục,
lượng nước cấp cho sinh
hồ, cây cối và các loài X ô nhiễm các
hoạt và sản xuất phía hạ
động thực vật chết chất hữư cơ
lưu
a. Nước thải sinh hoạt của công nhân
Chủ yếu từ các công trình vệ sinh, loại nước thải này thường chứa nhiều chất
hữu cơ, cặn bã, chất lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh.
Số lượng công nhân làm việc tối đa tại công trường ước tính khoảng 80 người tại
khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng:
Q = 80% x 100 l/người/ngày x 80 người = 6,4 m3/ngày
Trong đó: Định mức nước dùng cho sinh hoạt là khoảng 100 l/người/ngày.
Lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp.
Theo kinh nghiệm của VITTEP, nếu không có các biện pháp khống chế ô nhiễm
thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 6,4 kg COD/ngày (80g
COD/ngày/người). Tuy nhiên, tác động này sẽ được giảm thiểu do Công ty sẽ triển khai
xây dựng nhà vệ sinh tại mỗi vị trí thuộc dự án trước khi tiến hành xây dựng dự án.
Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 37: Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt
Nồng độ
TT Chất ô nhiễm Đơn vị
Thấp Trung bình Cao
1 Chất rắn tổng cộng mg/l 350 720 1.200
- Hoà tan mg/l 250 500 850
- Lơ lửng mg/l 100 220 350
2 Chất rắn lắng được mg/l 5 10 20
3 BOD5 mg/l 110 220 400
4 COD mg/l 250 350 500
5 Tổng lượng Cacbon hữu cơ mg/l 80 160 290
6 Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l 20 40 85
7 Hữu cơ mg/l 8 15 35
8 Amoni tự do mg/l 12 25 50

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 75 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

9 Nitrit mg/l 0 0 0
10 Tổng Phốt pho (tính theo P) mg/l 4 8 15
11 Hữu cơ mg/l 1 3 5
12 Vô cơ mg/l 3 5 10
13 Tổng Coliform No/100ml 106 – 107 107 – 108 108 - 109
14 Cacbon hữu cơ bay hơi g/l <100 100 - 400 <400
Nguồn: Wastewater Engineering. Treatment, Disposal, Reuse.
Như vậy, nước thải sinh hoạt từ hoạt động của Nhà máy sẽ gây ô nhiễm môi
trường nước mặt (sông Ayun) cũng như nước ngầm tại khu vực nếu được thải bỏ trực
tiếp. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các loại vi khuẩn, các chất hữu cơ, các chất rắn
lơ lửng. Tuy nhiên, tác động này sẽ được khắc phục bằng các biện pháp thu gom và xử
lý phù hợp được nêu trong chương 4 của báo cáo này.
b. Nước mưa chảy tràn
Do đặc điểm khí hậu của tỉnh Gia Lai là lượng mưa lớn nên lượng nước mưa
chảy tràn qua toàn bộ khu vực nhà máy cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO-1993), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mưa như sau:
Bảng 2138: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
STT Chỉ tiết Nồng độ (mg/l)
1 Tổng Nitơ (tính theo N) 0,5-1,5
2 Tổng photpho 0,004-0,03
3 COD 10-20
4 TSS 10-20
Vào mùa mưa, sẽ có tình trạng đất đá theo dòng chảy lắng đọng xuống hồ làm
giảm dung tích hồ. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy cuốn theo các tạp chất,
dầu mỡ… Nhìn chung, nước khá sạch, do vậy nếu việc quản lý chất thải, quản lý mặt
bằng nhà máy được thực hiện tốt sẽ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt tiếp nhận.
Nước mưa rơi và chảy ngang qua mặt bằng một số khu vực như: khu vực bồn
chứa nhiên liệu, bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, cơ khí, kho phụ gia, hóa chất... hoặc
khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt không được che chắn kỹ có thể làm cho nước
nhiễm bẩn, dầu mỡ và các tạp chất hữu cơ, hóa học, do đó cần được thu gom riêng và
xử lý trước khi thải ra môi trường.
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án (chủ yếu vào mùa mưa) được tính
theo công thức:
Q = 0,278.K.I.F
Trong đó: K - hệ số dòng chảy (k = 0,6)

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 76 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

I - Cường độ mưa (mm/tháng), với lượng mưa trung bình là 217 mm/tháng
F - Diện tích khu vực (m2), 2.679.000
Q = 0,278 x 0,6 x 217.10-3 x 2.679.000 = 96.968 m3/tháng
Tuy hàm lượng các chất bẩn trong nước mưa chảy tràn không cao nhưng nếu
chúng chảy thẳng vào nguồn tiếp nhận thì cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Vì
vậy, Dự án sẽ đề xuất biện pháp làm giảm bớt lượng đất cát, rác trong nước mưa khi
chảy qua khu vực dự án.
c. Chất thải rắn
Do tính chất hoạt động của dự án không sinh ra rác thải sản xuất, toàn bộ lượng
chất thải rắn chỉ được sinh ra do sinh hoạt của CBCNV và chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ khâu ăn uống, nhà bếp
thường gồm có các mảnh thức ăn thừa, cơm thừa, bao bì ny lông, giấy loại… đây cũng
là loại chất thải dễ bị phân hủy vì chủ yếu là các chất hữu cơ. Vì vậy, nếu để ứ đọng
trong vài ngày sẽ sinh ra các loại ruồi muỗi, mùi hôi thối, là môi trường truyền các bệnh
truyền nhiễm cho con người.
Theo thống kê, ở Việt Nam, lượng rác thải sinh hoạt trung bình tính theo đầu
người vào hoảng 0,3-0,5 Kg/ngày. Như vậy, với số lượng người lao động là khoảng 80
người, tổng khối lượng rác thải hàng ngày tại nhà máy là: từ 24-40 kg.
Chất thải rắn công nghiệp bao gồm các loại dẻ lau, dầu nhớt, bao bì đựng dầu
nhớt… Tổng khối lượng chất thải nguy hại trung bình hằng tháng của dự án ước tính
khoảng 15 kg/tháng.
d. Tiếng ồn
Đối với khu vực dự án thì ô nhiễm tiếng ồn là phát sinh hoạt động của máy phát
điện cho dự án và động cơ của tua bin khi hoạt động, ngoài ra tiếng ồn trong khu vực
còn phát sinh từ quá trình xả thải lũ và quá trình hoạt động của khu vực nhà máy.
e. Khí thải
Khi dự án thủy điện đi vào hoạt động, để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân
và việc lưu thông trong khu vực được thuận lợi, dự kiến sẽ có các phương tiện giao
thông mà chủ yếu là xe ô tô, hoạt động trên các tuyến đường nội bộ khu khi dự án đi
vào hoạt động. Ước tính hằng ngày có khoảng 08 xe ra vào khu vực dự án.
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này sử dụng nhiên liệu chủ
yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải khá lớn
có chứa các chất ô nhiễm như: Bụi, NO2, SO2, CO, CO2, CxHy.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 77 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Từ lượng xe hoạt động trong giờ cao điểm và thành phần khí thải của xe khi hoạt
động, có thể tính được một cách tương đối tải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh bởi
hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong khu vực vực dự án.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do đốt nhiên liệu xăng của Tổ chức Y tế thế giới thì trung
bình mỗi ngày lượng khí thải vào môi trường không khí khu vực do hoạt động giao
thông được thống kê như sau:
Bảng 22639: Hệ số và tải lượng ô nhiễm từ phương tiện giao thông đường bộ
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/lít) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
1 Bụi 0,005 0,15
2 SO2 0,00625 0,19
3 NO2 0,01 0,30
4 CO 0,075 2,25
5 THC 0,01 0,30
Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông phụ thuộc vào vận tốc, số lượng xe lưu
thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông.
* Tính toán tải lượng ô nhiễm
Bảng 2340: Nồng độ ô nhiễm của các phương tiện vận tải ở các chế độ vận hành
Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm)
Chạy không tải 750 5,2 30 9,5
Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5
Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2
Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5
Bảng 24741: Tải lượng ô nhiễm không khí trong khu vực Dự án
Tải lượng từ 01 xe Tải lượng từ 08 xe
TT Chất ô nhiễm
(kg/10km đường dài) (kg/10km đường dài)
1 Bụi 0,009 0,072
2 SO2 0,043 0,344
3 NOx 0,118 0,944
4 CO 0,060 0,48
5 VOC 0,026 0,208
1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
1.2.1. Vấn đề điều tiết lũ năm
Các hồ chứa sẽ được tích nước trong mùa mưa, làm giảm lưu lượng chảy về hạ
lưu. Tuy nhiên, các hồ chứa thuộc dự án là các hồ chứa với lưu lượng không lớn nên chỉ
có thể điều tiết được các cơn lũ có cường độ nhỏ, đối với lũ có cường độ và tốc độ lớn
thì việc điều tiết lũ không mang ý nghĩa cao. Vì vậy, các biến động tiềm năng nước mặt
trên lưu vực hồ chứa được đánh giá như sau:

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 78 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Về mùa lũ: Dòng chảy không có gì thay đổi so với tự nhiên vì nhà máy chỉ lấy
một phần lưu lượng nước để phát điện, còn toàn bộ lưu lượng qua đập tràn chảy về hạ
lưu. Lưu lượng qua nhà máy sau khi phát điện lại trả về dòng chính qua kênh xả hạ lưu.
- Về mùa kiệt: Lưu lượng trong mùa kiệt không đủ để phát hết công suất lắp
máy, nên việc thay đổi chế độ thuỷ văn của đoạn hạ lưu đập tràn đến nhà máy là rất lớn;
tuy nhiên trong đoạn này còn có các khe suối nhỏ hai bên bờ sông cung cấp một lượng
nước đáng kể cho sông Ayun.
- Mất nước do tăng bốc hơi mặt hồ: Khả năng bốc hơi nước mặt hồ tăng do độ
thông thoáng của mặt hồ.
Hồ chứa thủy điện Ayun Trung có dung tích hữu ích của hồ nhỏ, dao động mực
nước của hồ không đáng kể. Sau khi tích nước hồ chứa đến mực nước dâng bình thường
470 m, mực nước chết 468m thì dung tích hồ chứa khoảng 2 triệu m3. Bờ hồ chủ yếu là
đá bazan, hiện tượng mất nước hồ chứa hầu như không có vì mực nước ngầm nằm cao
hơn lòng sông, các hang hốc quan sát được ở lòng sông đều không có hiện tượng liên
thông với nhau.
- Khả năng mất nước sang lưu vực khác: yếu tố ổn định và mất nước hồ chứa
cũng cần được xem xét đến. Dự án thủy điện Ayun Trung là dự án thủy điện dựa vào
lưu lượng dòng chảy sông Ayun. Bờ hồ chủ yếu là đá bazan, hiện tượng mất nước hồ
chứa hầu như không có vì mực nước ngầm nằm cao hơn lòng sông, các hang hốc quan
sát được ở lòng sông đều không có hiện tượng liên thông với nhau.
1.2.2. Hoạt động của thủy lợi và nông nghiệp
Bùn, phù sa sẽ được giữ lại tại các hồ chứa. Nước ra khỏi hồ sẽ có độ đục thấp,
dòng chảy ra khỏi hồ chứa sẽ có lượng dinh dưỡng kém do việc các phần tử đất đã bị
giữ lại trong các hồ chứa. Mức độ ảnh hưởng này tuy không lớn nhưng trong quá trình
trồng trọt, để tăng năng suất nông dân có thể bổ sung các phân bón hữu cơ để tăng độ
phì nhiêu của đất và tăng năng suất cây trồng.
Dự án mang tính đa mục tiêu, nên có tác động tích cực đối với thủy lợi và nông
nghiệp vì dự án vừa phát điện vừa cung cấp nước sinh hoạt nên dự án sẽ có kế hoạch
điều tiết nước cho hạ lưu trong mùa khô, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các ban
ngành liên quan phối hợp để sử dụng lượng nước đúng thời điểm nhu cầu.
1.2.3. Khả năng cung cấp nước của dự án
Việc tích nước hồ sẽ phát sinh các tác động lớn, lâu dài đến chất lượng môi
trường như chiếm dụng đất, phá hủy hệ thực vật trong vùng lòng hồ, xáo động đời sống
của các loài động vật hoang dã; bên cạnh đó còn làm thay đổi chế độ dòng chảy tự
nhiên của sông Ayun, ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu, cũng như tác động đến các loài
thuỷ sinh vật và thảm thực vật ven suối.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 79 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Đối với vùng thượng lưu và lòng hồ: Việc tạo hồ chứa trước hết làm xuất hiện
mặt nước khu vực rừng, làm thay đổi cơ bản địa lý thuỷ khu vực.
- Hồ chứa nước vận hành sẽ thay đổi cân bằng nước hồ khác với quy luật tự
nhiên, thay đổi vi khí hậu xung quanh hồ và vùng lân cận. Cân bằng nước khu vực hồ
thay đổ, lượng bốc hơi khu vực hồ và xung quanh sẽ tăng lên.
- Đối với khu vực hạ lưu: Sự điều tiết dòng chảy của hồ sẽ làm ngập một phần
đất nông nghiệp ở phía hạ lưu. Đồng thời, cũng gây nên hiện tượng xói lở đất khu vực
hạ lưu ven sông. Tác động đến điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng hạ lưu.
- Hồ chứa sẽ được điều tiết theo mùa. Nói chung, nước sẽ được tích đến mực
nước dâng cao nhất vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 và sẽ xả dần đến mực nước
chết tại thời điểm cuối mùa khô (tháng 7). Một hệ thống hỗ trợ vận hành sẽ được xây
dựng cho nhà máy và sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp dựa vào những số liệu khí tượng
thủy văn quan trắc được, các điều kiện tại hạ lưu, những nhu cầu, những mối liên hệ với
các nhà máy điện khác trên lưu vực.
Việc hình thành hồ chứa nước sẽ là môi trường cho cỏ nước, phù du và động thực
vật trôi nổi phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bên cạnh đó, hồ nước cũng
là đường truyền dẫn nhiều loại bệnh theo đường nước ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng. Tác động đến việc tích nước trong hồ chứa sẽ làm tăng mực nước ngầm khu vực
xung quanh hồ chứa và ở các khu dân cư hạ lưu sông. Từ đó, có thể gây lầy hoá một số
vùng đất thấp trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Sự tích nước của hồ chứa làm
ngập các cây cối và lớp phủ thực vật trong lòng hồ.
1.2.4. Vấn đề biến đổi chất lượng nước các hồ chứa
Việc hình thành hồ chứa sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy và do đó chất lượng
nước hồ cũng sẽ biến đổi rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quy mô hồ chứa, địa
hình lòng hồ, sự biến đổi chất lượng nước cũng rất khác nhau. Trong giai đoạn đầu tích
nước, chất lượng nước hồ phụ thuộc vào việc thu dọn lòng hồ. Nếu thực hiện tốt vệ sinh
lòng hồ thì chất lượng nước hồ sẽ ít bị tác động. Ngược lại, không làm tốt nước hồ sẽ bị
ô nhiễm kéo và dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa.
* Hàm lượng oxy hòa tan
Phương pháp so sánh
Thời kỳ đầu tích nước của hồ chứa là khi hàm lượng oxy trong hồ giảm mạnh
nhất để phân hủy các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng lớn khác trong lưu vực
bề mặt ngập nước. Qua thực tế quan trắc thủy hóa định kỳ tại các hồ Trị An, Dầu Tiếng
cho thấy sau năm đầu tích nước lượng oxy hòa tan trong lòng hồ giảm mạnh, chiếm tới
(30-39%) lượng oxy hòa tan theo dòng chảy sông vào hồ. Các hồ chứa có sự thu dọn
tốt, lượng oxy giảm ít hơn so với các hồ chứa không được thu dọn lòng hồ.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 80 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 25842: Hàm lượng oxy hòa tan sau 1 năm tích nước hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An
DOsông (vào hồ) Dung tích hồ DOhồ (TB lòng DOhồ/DOsông
Hồ chứa
(mg/l) (106 m3) hồ) (mg/l) (%)
Trị An 5,48 548 3,55 62
Dầu Tiếng 6,5 2.765 4,35 70
Nguồn: TT nghiên cứu môi trường khí và nước, Viện KTTV
Phương pháp tính toán thực nghiệm
Ngoài phương pháp so sánh trên, sử dụng phương pháp tính toán thực nghiệm để
dự báo lượng oxy hòa tan trong hồ dựa vào khối lượng các chất hữu cơ bị chìm ngập
trong hồ khi tích nước
Dựa vào công thức kinh nghiệm A.I.Denhinova để tính lượng oxy cần thiết để
oxy hóa hết các chất hữu cơ của thực vật và đất trong vùng lòng:
O2 = Kođất.S + KatvDthựcvật
Trong đó:
O2 – lượng oxy (kg) cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ phân hủy từ đất và
thực vật chìm trong lòng hồ.
Kođất – Hệ số kinh nghiệm biểu thị khối lượng oxy (kg) cần đến oxy hóa hết các
chất hữu cơ có trong đất.
Katv – Hệ số kinh nghiệm để biểu thị khối lượng oxy (kg/tấn) cần thiết để oxy
hóa hết các chất hữu cơ có trong 1 tấn thực vật.
S – Diện tích đất bị ngập trong lòng hồ (ha)
Các hệ số Kođất và Katv đã được tính toán thực nghiệm ở các vùng lãnh thổ khác
nhau, ở đây sử dụng các hệ số dùng cho vùng nhiệt đới. Cụ thể là:
- Đối với thân gỗ (thân, cành, rễ) Katv = 9,4 kg/tấn
- Đối với lá Kođất = 60 kg/tấn
- Đối với đất nhiệt đới Kođất = 48,8 kg/tấn.
Vùng lòng hồ chứa Ayun Trung, lòng sông hẹp, có độ dốc trung bình, hai bên
sườn đồi có độ dốc 20-300. Diện tích đất trong khu vực lòng hồ chủ yếu là rừng kín
thường xanh bao gồm rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Thống kê cho thấy diện tích ngập
trong lòng hồ bao khoảng 81,1 ha.
Trên cơ sở phương pháp tính các loại sinh khối cây đứng của Kato. OgaWa và các
số liệu thực nghiệm của Viện Thiết kế Nông nghiệp cho các khu vực nhiệt đới ở nước ta,
đã xác định được các hệ số tính sinh khối cho các loại thảm thực vật khác nhau.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 81 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 26943: Các hệ số tính sinh khối


Loại Thân Cành Rễ Lá Tổng
Khối lượng sinh khối (tấn/ha) 150 28 18 4 200
Bảng 271044: Tổng khối lượng sinh khối ước tính có trong lòng hồ Ayun Trung
Diện tích Tổng sinh khối Lượng sinh khối (tấn)
(ha) (tấn) Thân Cành Rễ Lá
81,1 16.220 12.165 2.270,8 1.459,8 324,4
Theo cách tính toán lượng sinh khối thực vật bị ngập trong lòng hồ Ayun Trung
sẽ là 16.220 tấn. Sử dụng công thức kinh nghiệm A.I. Denhinova tính được lượng oxy
cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ của thực vật và đất trong vùng lòng hồ.
Bảng 281145: Lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ trong hồ Ayun
Trung
Lượng sinh khối (103 tấn) Ko kg/tấn Lượng oxy
Loại sinh khối
Diện tích đất (103 ha) Kg/ha mất (tấn)
Thân 12,165 9,4 116,34
Cành 2,2708 9,4 21,735
Rễ 1,4598 9,4 13,965
Lá 0,3244 60 19,845
Đất 0,0811 48,8 3,99
Tổng 175,875
Kết quả tính toán cho thấy lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết lượng chất hữu cơ
có trong lòng hồ là 175,875 tấn. Với dung tích toàn bộ hồ chứa là 2,409 triệu m3, thì
lượng oxy cần oxy hóa hết các chất hữu cơ trong 1 năm tương đương là 7,3 mg/l.
Trong lòng hồ trước khi tích nước toàn bộ gỗ tròn thân cây và toàn bộ tre nứa
được mang đi, lá cây chặt bỏ tại chỗ. Lượng sinh khối còn lại trong lòng hồ là rễ cây, lá
cỏ. Theo tính toán, tổng lượng sinh khối còn lại trong lòng hồ trường hợp này là 1.622
tấn. Lượng oxy mất do oxy hóa các chất hữu cơ (cả trừ thảm thực vật và trong đất) sẽ là
34 tấn tương ứng với nồng độ oxy là 1,42 mg/l. Kết quả đã đo đạc thực tế tại khu vực
dự án thì lượng oxy hòa tan là 5,68 mg/l. Trong trường hợp này, lượng oxy hòa tan
trong lòng hồ sẽ là 5,68 – 1,42 = 4,26 mg/l.
Có nghĩa việc thu dọn lòng hồ, tận thu các sản phẩm của rừng vừa mang lại hiệu
quả kinh tế vừa đảm bảo chất lượng nước hồ theo tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản (hàm
lượng oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l).
Tuy nhiên, có thể thấy rằng cùng với sự phân tầng nhiệt độ, lượng oxy hòa tan
cũng có sự phân tầng rất lớn do tác động của nhiệt độ và sự xâm nhập ánh sáng vào
lòng hồ. Khối nước tầng mặt có thể đang bão hòa oxy trong khi khối nước tầng đáy lại

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 82 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

đang ở trong tình trạng yếm khí. Tầng thay đổi đột ngột oxy hòa tan (oxygencline) ở độ
sâu 4-7m. Tầng mặt có lượng oxy cao hơn (5-7) mg/l, do thực vật nổi phát triển thải ra
oxy trong quá trình quang hợp. Tại khu vực gần đập, lượng oxy tầng đáy và sát đáy sẽ
bị giảm thiểu, chỉ dưới 2mg/l, thậm chí có chỗ không có oxy ở tầng đáy. Có hiện tượng
này bởi giai đoạn đầu lượng vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật trong lòng hồ (chủ
yếu là từ thảm thực vật bị ngập nước), lượng oxy hòa tan trong tầng đáy bị huy động tối
đa cho quá trình phân giải vật chất này, cho nên bị cạn liệt, môi trường ở đây có lúc là
môi trường yếm khí. Từ đó có thể sản sinh ra một lượng các khí H2S và CH4 là những
sản phẩm của quá trình phân hủy trong điều kiện hiếu khí.
* Hàm lượng tổng Nitơ và photpho
Để xác định mức độ phú nhưỡng (là hiện tượng nồng độ chất dinh dưỡng cao do
sự phân hủy xác thực vật và một số nguyên nhân khác dẫn đến sự phát triển mạnh của các
loại rong tảo, lau, sậy cản trở cho mục đích sử dụng nước) của hồ, báo cáo đã tham khảo
nhiều nghiên cứu đã tiến hành tại 2 hồ chứa lớn là Trị An và Dầu Tiếng. Kết quả như sau:
Theo số liệu quan trắc nhiều năm của hồ chứa Trị An cho thấy sau 20 năm đi vào
hoạt động cho thấy chất lượng nước hồ chứa phụ thuộc rất lớn vào sự tương tác của
nước hồ chứa với nền đáy hồ và chất lượng các nguồn nước vào hồ. Trong khoảng 3
năm đầu tiên chất lượng nước hồ Trị An bị ảnh hưởng (thời kỳ phân rã các chất hữu cơ
lòng hồ rất cao) nhưng vẫn đảm bảo nằm trong tiêu chuẩn cho phép nước cấp cho thủy
sản và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong thời gian dài vận hành và sử dụng đa mục đích đã tác
động mạnh đến chất lượng nước.
Bảng 2946: Chất lượng nước hồ Trị An qua các thời kỳ quan trắc
1997 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 1990
Mừa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô
pH - 7,0 – 7,5 6,9 6,2 6,57 5,96
DO mg/l 4,32 – 6,24 5,15 – 7,13 0,3 – 3,6 6,9 2,4
BOD5 mg/l 3,52 – 6,16 1,78 – 3,52 4,4 – 14,6 2,0 14
COD mg/l 3,62 – 11,2 4,65 – 7,6 9,5 – 80,3 4,0 20
NH4+ mg/l 0,1 – 0,15 0,06 0,005 0,57 2,05
Coliform MPN/100ml - 21 23.000 230.000 1.400.000
Theo số liệu quan trắc nhiều năm (1995-2004) của hồ Dầu Tiếng – là hồ điều tiết
nhiều năm có nhiều biểu hiện nhất về phú dưỡng: tốc độ dòng chảy nhỏ, mức độ luân
chuyển nước trong hồ thấp hơn so với hồ điều tiết trong năm, hàm lượng tổng nitơ và
tổng photpho cao trong thời gian dài, mức độ phát triển thực vật nước trong hồ cao. Có
thể nói trong 5-8 năm đầu hoạt động của hồ Dầu Tiếng bị phú dưỡng (Bùi Đức Tuấn,
2007). Tuy nhiên, theo thời gian hoạt động của hồ, hiện tượng phú nhưỡng cũng biến

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 83 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

động rất mạnh mẽ. Sau 20 năm hoạt động, hàm lượng chất dinh dưỡng trong hồ giảm
dần: tổng nito còn 3,5 mg/l và tổng photpho còn 0,08 mg/l.
Bảng 3047: Biến động Hàm lượng nitơ va photpho trong hồ Dầu Tiếng
Thời gian quan trắc Tổng Nito Tổng photpho
Tháng 10/1995 0 1,75
Tháng 10/1997 5,5 0,6
Tháng 11/1998 1 1,77
Tháng 1/1999 0 0,98
Tháng 7/2002 2,8 0,05
Tháng 11/2002 4,9 0,01
Tháng 1/2003 9,8 0,25
Tháng 8/2003 20 0,18
Tháng 1/2004 19,5 0,5
Tháng 7/2004 3,8 0,58
Tháng 9/2004 3,5 0,08
Nguồn: Bùi Đức Trí, 2007
Để dự báo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong hồ Ayun Trung, chúng tôi sử
dụng phương pháp đánh giá nhanh của Cục Nông nghiệp Mỹ.
Qua thực nghiệm trên các diện tích đất nông nghiệp đối với các loại cây trồng
khác nhau ở các vùng cảnh quan khác nhau, Cục nông nghiệp Mỹ đưa ra tỷ lệ các chất
dinh dưỡng được giải phóng khi các loại sinh vật chìm ngập trong lòng hồ của vùng
nhiệt đới như sau:
 Đối với Nitơ: Một tấn sinh khối bị chìm sẽ phát tán ra 4,8 kg Nitơ (chiếm 0,48%).
 Đối với Photpho: Một tấn sinh khối bị chìm sẽ phát tán ra 0,862 kg Photpho
(chiếm 0,0862%).
Như vậy, đối với hồ chứa Ayun Trung trong trường hợp không thu dọn lòng hồ,
thảm thực vật không khai thác trước khi ngập nước, tổng chất dinh dưỡng trong lòng hồ
ứng với tổng sinh khối chìm ngập (16.220 tấn) sẽ là:
- Nitơ: 77,856 tấn ứng với dung tích hồ chứa 2,409 triệu m3, dự báo hàm lượng
ΣN trong hồ chứa tăng 3,2 mg/l.
- Photpho: 13,98 tấn ứng với dung tích hồ chứa 2,409 triệu m3, dự báo hàm
lượng ΣP trong hồ chứa tăng 0,58 mg/l.
* Dự báo diễn thế sinh thái hồ
Trong quá trình sử dụng, hầu hết các hồ chứa phải trải qua 4 thời kỳ:

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 84 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Thời kỳ xáo trộn: Thời kỳ này xảy ra ngay sau khi hình thành hồ chứa. Có thể
kéo dài tới 10 năm. Thời kỳ này có hai giai đoạn nối tiếp nhau là giai đoạn dinh dưỡng
cao và giai đoạn suy giảm dinh dưỡng.
- Thời kỳ ổn định: Đây là giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ xáo trộn.
- Thời kỳ phì hoá: Đây là giai đoạn tiếp theo thời kỳ ổn định.
- Thời kỳ đầm lầy hoá: Đây là gia đoạn cuối cùng của hồ chứa, bắt đầu từ khi
lượng bùn bồi tích đạt tới mức nước chết.
Mỗi một thời kỳ có đặc điểm riêng về cấu trúc và thành phần, sinh vật, lượng
thuỷ sinh vật… dưới tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường nước.
1.2.5. Tác động do hoạt động vận hành đường dây truyền tải điện
Nguồn gây tác động do hoạt động vận hành đường dây 220kV đấu nối nhà máy
thủy điện Ayun Trung với hệ thống điện Quốc gia với tổng chiều dài khoảng 12 km.
Tác động chủ yếu của đường dây là điện từ trường tạo nên chủ yếu từ điện từ trường
trên đường dây tạo nên: (1) Ảnh hưởng điện từ trường trong hành lang an toàn, (2) hạn
chế khả năng sử dụng đất dưới đường dây và hành lang an toàn.
(1) Ảnh hưởng của điện từ trường trong hành lang an toàn
Do đường dây 220kV cắt ngang khu vực rừng núi hiểm trở do đó ít ảnh hưởng
đến sức khỏe dân cư trong khu vực hành lang trong quá trình vận hành. Trong quá trình
này chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vận hành đường dây.
(2) Hạn chế khả năng sử dụng đất dưới đường dây và hành lang an toàn
Đối với cây cối, hoa màu: Theo điều 5 của Nghị định 106/2005/NĐ-CP: lúa, hoa
màu và cây trồng chỉ được trồng cách móng cột điện, móng neo ít nhất là 0,5m. Cây
trồng khác có thể được trồng nhưng khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều
thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn
4,0m.
Đối với nhà ở và các công trình: trong hành lang bảo vệ phải tuân theo điều 6
của nghị định của Nghị định 106/2005/NĐ-CP; về nhà ở và công trình trong hành lang
bảo vệ đường dây điện trên không. Điều kiện để nhà ở, công trình được tồn tại trong
hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện áp 220 kV:
- Mái lợp và tường rào phải bằng vật liệu không cháy.
- Mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về
kỹ thuật nối đất.
- Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận
công trình lưới điện cao áp.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 85 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Khoảng cách bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất
khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách 6,0m.
- Cường độ điện trường ≤ 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 1m
và ≤ 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m.
(3) Ảnh hưởng đến đường dây thông tin
Hiện tượng phóng điện vầng quang trên bề mặt dây dẫn, khí cụ điện của hệ
thống điện cao áp là nguyên nhân nhiễu cho các đường dây thông tin và thiết bị thông
tin như radio, vô tuyến truyền hình, các mạch đo lường, tín hiệu điều khiển nằm trong
vùng ảnh hưởng của nó. Mặt khác khi đường dây xảy ra sự cố ngắt mạch 1 pha điện áp
cảm ứng trên đường dây thông tin có thể đạt đến trị số khá cao gây nguy hiểm cho
người vận hành và cho thiết bị. Ngoài ra khi ngắt mạch chạm đất còn phải quan tâm đến
thế tác động đến cỏ cáp thông tin, cáp điều khiển, cáp hạ thế vì mức cách điện các loại
cáp này rất thấp (khoảng 1.000 - 2.000V). Nếu điện thế tác động lên vỏ cáp quá lớn sẽ
phá hủy cách điện gây sự cố trong mạng thông tin, tín hiệu hay mạng hạ thế.
Ảnh hưởng của hiện tượng vầng quang trên đường dây đến các thiết bị radio và
vô tuyến truyền hình được thiết kế ở mức hợp lý, theo tiêu chuẩn IEC và TCVN.
1.2.6. Tác động của việc mở rộng một số tuyến đường thi công
a. Tác động đến địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực công trường
Tác động do chặt phát thảm thực vật, dọn dẹp, san ủi mặt bằng, xây dựng các
khu phụ trợ ở khu vực tuyến đập, nhà máy, khu vực lòng hồ. Các hoạt động này sẽ thay
đổi bề mặt địa hình, làm tăng nguy cơ trượt lở đất đá, xói mòn bề mặt, rửa trôi các chất
dinh dưỡng của đất, làm thay đổi cảnh quan khu vực. Tuy nhiên, quy mô thủy điện,
toàn bộ công trường chiếm diện tích khoảng 267,9 ha. Vì vậy, tác động được đánh giá ở
mức không đáng kể.
Tác động do xây dựng và nâng cấp đường giao thông để phục vụ việc vận
chuyển nguyên vật liệu và thiết bị trong quá trình thi công. Đường thi công trong công
trường có tổng độ dài khoảng 20km. Việc làm đường giao thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến địa hình, gây tác động đến môi trường địa chất, địa mạo. Cụ thể là:
- Cắt xẻ chân sườn dốc làm ảnh hưởng đến độ ổn định của sườn dốc.
- Làm tăng độ dốc địa hình.
- Làm tăng độ phong hóa và độ sâu của vỏ phong hóa, gây tăng xói mòn đất, có
thể làm ách tắc cửa sông, suối.
b. Tác động đến kinh tế và hạ tầng khu vực dự án
Là địa bàn miền núi nên khi dự án nhà máy thủy điện Ayun Trung được triển
khai xây dựng, điều đầu tiên chính quyền và người dân địa phương được hưởng lợi

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 86 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

chính là hệ thống hạ tầng cơ sở. Để tiến hành xây dựng dự án, như đã nêu ở trên, chủ dự
án tiến hành nâng cấp hoặc làm mới hệ thống đường sá và hệ thống đường dây thông
tin liên lạc để vận chuyển và tập kết vật tư, trang thiết bị. Hệ thống đường sá được nâng
cấp không những tạo điều kiện cho việc đi lại dễ dàng mà quan trọng hơn, nó là cơ sở
để người dân địa phương có điều kiện tiếp cận với một môi trường sản xuất kinh doanh
mới, lối sống năng động hơn.
Việc triển khai xây dựng dự án sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh
thương mại và dịch vụ phát triển. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ được hình thành
nhằm đáp ứng về nhu cầu về cuộc sống và sinh hoạt của đội ngũ cán bộ công nhân xây
dựng dự án. Đây chính là những cơ sở ban đầu cho quá trình đô thị hóa tại địa phương.
Một lợi ích nữa của dự án nhà máy thủy điện Ayun Trung mang lại chính là
những cơ hội về việc làm cho người dân địa phương. Tùy theo khả năng, thanh niên địa
phương sẽ được tuyển chọn vào làm việc tại các bộ phận khác nhau của công trường.
Chính lực lượng lao động này qua tiếp xúc và lao động sẽ học hỏi và tiếp thu những
kiến thực khoa học mới, làm quen và vận hành những phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Qua đó, dần nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân và chính họ sẽ là nhân tố có tác
động tích cực và hiệu quả nhất tới nhận thức cũng như đời sống văn hóa tinh thần của
người dân địa phương.
Trên cơ sở đánh giá này, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho dự án cũng chính là góp
phần đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực, do đó có thể đánh giá đây là những tác động
mang tính tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và
của huyện nói chung.
1.2.7. Tác động của việc tái định canh, tái định cư
Việc di chuyển các hộ dân bị ảnh hưởng trong lòng hồ thuộc đối tượng tái định
cư đến các khu tái định canh mới theo phương án đề ra cũng gây biến động dân số ở các
xã trong vùng. Trong thời gian đầu, cuộc sống của những người dân sẽ gặp khó khăn do
đang sống trong vùng tập trung theo các sông suối chuyển sang sống trong các khu tái
định cư, một số tập cũ thay đổi do chưa thể thích nghi ngay được khi di chuyển đến nơi
ở mới nhưng nhờ vào việc hổ trợ của chủ dự án, chính quyền địa phương như: đầu tư
xây dựng các công trình thủy lợi, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật thông qua chương trình
khuyến nông - lâm - ngư nghiệp... Chính việc hỗ trợ ban đầu này sẽ giúp giảm bớt khó
khăn cho các hộ dân và tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện tổ chức sản xuất và phát
triển kinh tế của mình trong thời gian đầu để họ nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát
triển ở nơi ở mới và một định hướng phát triển lâu dài.
Khi công trình xây xong sẽ tập trung một lượng lớn công nhân ở các khu vực
công trường. Đồng thời, bắt buộc xây dựng mạng lưới giao thông dẫn đến các tuyến,

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 87 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

các đường tạm phục vụ thi công. Chính các đường giao thông thuận lợi này sẽ thu hút
một lượng lớn dân cư trong khu vực hoặc nơi khác đến làm ăn sinh sống. Điều này sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng kinh tế xã hội trong vùng dự án như: làm gia tăng dân
số, khai phá đất đai, sang nhượng đất đai trái phép, phá rừng làm nương rẫy, gây khó
khăn cho việc kiểm soát an ninh trật tự và phát sinh các tệ nạn xã hội. Nguy cơ tranh
chấp mâu thuẫn giữa công nhân, người nhập cư với nhân dân địa phương.
Ngoài ra, khi một số lượng lớn người dân nhập cư trái phép và công nhân xây
dựng đến khu vực dự án, có thể mang theo những bệnh lạ đến và lây truyền cho người
dân địa phương và ngược lại.
Trên cơ sở xác định các tác động của việc di cư, tái định canh, định cư, Công ty sẽ
lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo các quy định Nhà nước hiện hành.
1.3. Đối tượng bị tác động
1.3.1. Trong quá trình chuẩn bị thi công
Trong giai đoạn trước khi thi công xây dựng, một số hoạt động chính bao gồm:
hoạt động khảo sát, thăm dò, công tác mở đường vận chuyển thiết bị khảo sát. Các hoạt
động này có khả năng gây tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã
hội được quan tâm do gây ảnh hưởng không lớn.
a. Tác động môi trường vật lý
Các tác động thăm dò, khảo sát trong giai đoạn này có khả năng ảnh hưởng ít
đến môi trường đất, nước và môi trường không khí.
Một số hoạt động khảo sát, mở đường tạm phục vụ cho việc vận chuyển máy
móc thiết bị sẽ làm gia tăng sạt lở đất tại các vị trí khảo sát, thăm dò. Tuy nhiên, các
hoạt động này có qui mô nhỏ, tác động mang tính tạm thời, do đó tác động đến môi
trường tự nhiên xem như không đáng kể.
b. Tác động đến tài nguyên đất rừng và các tài nguyên khác
Trong giai đoạn này, chưa có các ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên đất và rừng
khu vực dự án.
c. Tác động về mặt kinh tế xã hội
Dự án được thực hiện sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong toàn khu vực, tuy
nhiên thảm thực vật tại vùng tuyến chính rất đơn điệu bao gồm cỏ tranh, le, tre, một số
cây dầu và ít rừng trồng do bị tàn phá do đốt rừng làm nương rẫy của người dân địa
phương,... nên tác động đến tài nguyên đất tại khu vực là không lớn. Dự án sẽ tác động
đến tài nguyên theo hai hướng sau:
- Tác động tích cực: Lợi ích lớn nhất của dự án đem lại là tạo nguồn điện cho hệ
thống điện tỉnh Gia Lai nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung, việc xây dựng

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 88 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

công trình tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực và cải tạo điều kiện
môi trường khu vực dự án.
- Tác động tiêu cực: Mặc dù diện tích đất trồng ở khu vực không nhiều, nhưng
phần nào cũng làm giảm quỹ đất nông nghiệp của vùng, gây xáo trộn đời sống của nhân
dân. Tuy nhiên, mức tác động là không đáng kể.
1.3.2. Trong quá trình thi công
Theo điều kiện cao độ địa hình, đường giao thông và bố trí các hạng mục công
trình. Với dự án thuỷ điện Ayun Trung, có thể chia ra 3 khu vực thi công chính:
1. Khu đầu mối đập: gồm đập dâng, tràn và cửa lấy nước.
2. Kênh dẫn và các công trình trên kênh, bể áp lực.
3. Khu đường ống áp lực, các mố đỡ và mố méo, nhà máy thuỷ điện.
Một số hoạt động chính trong giai đoạn xây dựng:
+ Mở rộng, làm mới một số tuyến đường thi công.
+ San gạt mặt bằng thi công.
+ Khai thác vật liệu thi công.
+ Xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
a. Tác động đến môi trường vật lý
Công trình thủy điện Ayun Trung là nhà máy thuỷ điện cấp III nên tác động của
nó đối với các môi trường vật lý như: thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển là không lớn
và đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, vận hành và
sửa chữa sẽ gây những ảnh hưởng nhất định.
Môi trường không khí bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm như tiếng ồn,
bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới. Công tác nổ mìn tại các mỏ đá
cũng gây chấn động, ồn và bụi khu vực lân cận.
Môi trường nước tại khu vực bị tác động bởi các loại dầu rò rỉ và dầu cặn được
thải bỏ từ các loại phương tiện cơ giới, máy móc sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt
nhất là mùa mưa. Nước mưa chảy tràn qua các bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, kho
xăng dầu... có thể gây ô nhiễm dầu cho nguồn nước mặt, nước ngầm và đất.
b. Tác động đến cơ sở hạ tầng khu vực dự án
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển, thi công của Dự án góp phần làm
tăng áp lực và làm xuống cấp hệ thống giao thông hiện hữu.
Việc hoạt động thường xuyên của các phương tiện cơ giới trong các khu vực dân
cư có thể làm hạn chế hoặc cản trở hoạt động giao thông địa phương, tăng nguy cơ xảy
ra tai nạn giao thông trong khu vực.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 89 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

c. Tác động đến môi trường sinh thái


Trong quá trình thi công xây dựng công trình thủy điện Ayun Trung việc ảnh
hưởng đến tài nguyên rừng, đất đai và tài sản của người dân trong vùng dự án là không
tránh khỏi.
Các ảnh hưởng chủ yếu của dự án thủy điện Ayun Trung dự kiến gồm:
- Ảnh hưởng đến nhà cửa: gồm nhà tạm và nhà cấp 4, trong đó chủ yếu là nhà
tạm với mái tôn, vách gỗ, nền xi măng.
- Ảnh hưởng đến đất đai: đa số là đất rừng, đất cỏ lau, đất trồng cây tạp, đất bồi
ven sông, suối, đất sản xuất nông nghiệp và một số ít đất ở của người dân địa phương.
- Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu: chủ yếu là lúa, hoa màu và các cây ăn quả
quanh nhà của người dân.
- Ảnh hưởng đến đường giao thông.
Dưới đây là các đối tượng sinh thái bị tác động:
o Tác động đến hệ thực vật
Trong giai đoạn tích nước hồ, một số diện tích rừng tự nhiên sẽ bị chìm ngập
trong nước. Việc mất hoàn toàn hệ sinh thái rừng vùng lòng hồ và vùng tuyến đập và
thay vào đó là hệ sinh thái vùng ngập nước tác động đến hệ thực vật và thảm thực vật
trong khu vực.
o Tác động đến hệ động vật
Tác động của dự án đến hệ động vật phải khẳng định là tác động tiêu cực vì quá
trình tích nước đã làm mất đi sinh cảnh sống ban đầu của chúng; đồng thời sự có mặt
thường xuyên và dài lâu của con người sẽ gây áp lực lớn tới số lượng và thành phần các
loài, nhất là tại khu vực thượng lưu và khu vực ven hồ, nơi có cao trình lớn hơn
MNDBT. Ngoài ra, việc hình thành hồ có thể sẽ chia cắt hoàn toàn đường di chuyển
của thú từ bên này sang bên kia sông Ayun.
Bên cạnh đó, cần phải nhận thấy rằng giai đoạn vận hành cũng mang lại nhiều
tác động tích cực tới sự đa dạng động vật, vì hồ chứa nước đầy sẽ làm cho khí hậu trong
vùng trở nên dễ chịu hơn. Để đảm bảo được nguồn nước cho hồ thì chắc chắn việc bảo
vệ rừng và trồng rừng đầu nguồn được đẩy mạnh hơn. Đó là yếu tố giúp cho hệ động
vật ở đây duy trì và phát triển, cụ thể:
Hồ chứa nước hình thành cũng sẽ tạo nên một số vùng bán ngập. Điều đó góp
phần làm tăng số lượng cá thể của những loài có đời sống gắn liền với nước như: rái cá,
các loài chim thuộc họ bói cá (Alcedinidae), các loài kỳ đà hoa, rắn nước, ba ba gai, rùa
đầu to, các loài thuộc họ ếch nhái (Ranidae)…
o Tác động đến cảnh quan khu vực

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 90 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Thủy điện Ayun Trung có hồ chứa điều tiết nước nên khi hình thành cũng sẽ làm
thay đổi cơ bản các hệ sinh thái ở cạn cũng như các loại hình thủy vực vùng bị ngập. Từ
sinh cảnh nước siết, tải nhiều phù sa sang môi trường nước yên tĩnh, phần lớn phù sa sẽ
bồi lắng xuống lòng hồ. Một hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thủy sinh vật đặc
trưng cho loại thủy vực này sẽ được hình thành.
d. Tác động đến môi trường đất
Cây cối sẽ bị chặt bỏ, thảm thực vật trong phần đất này sẽ bị dọn sạch. Việc đào
đắp, thải bỏ các chất thải xây dựng, đất đá hoặc cây cối bị chặt sẽ tạo nên cảnh quang
ngỗn ngang nếu không được thu dọn.
Công tác xây dựng sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan trong khu vực. Tuy nhiên,
mức độ tác động đến cảnh quan được đánh giá ở mức nhỏ. Việc hình thành dự án sẽ
làm thay đổi điều kiện cảnh quan khu vực theo hướng tích cực. Đối với các khu vực bị
chiếm dụng tạm thời trong thời gian thi công thì sau khi kết thúc các hoạt động xây
dựng cần thực hiện các biện pháp phục hồi lại cảnh quan.
Trong quá trình thi công xây dựng và đưa vào vận hành công trình thủy điện
Ayun Trung việc ảnh hưởng đến tài nguyên đất đai và tài sản của người dân trong vùng
dự án là không tránh khỏi.
e. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Khu vực dự án có liên quan đến một số hộ dân cư phải di dời địa điểm, nên xảy
ra tình trạng chuyển đổi nhà ở, đất ở, đất canh tác, cây cối hoa màu và các công trình
kiến trúc trên đất (giếng nước, mồ mả, …).
Công tác nổ mìn tại các mỏ đá, là nguy cơ của tai nạn lao động cho công nhân
trên công trường cũng như dân cư địa phương.
Việc di chuyển đến nơi ở mới sẽ làm xáo trộn đời sống của người dân trong thời
gian đầu cũng như tăng nguy cơ xảy ra xung đột giữa các cộng đồng dân cư.
Lực lượng lao động từ nơi khác đến sẽ xáo trộn nếp sống truyền thống của dân
bản địa, tăng nguy cơ xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng với dân địa phương,
tăng nguy cơ phát sinh những quan hệ không chính thức giữa phụ nữ địa phương (chủ
yếu là người dân tộc) và công nhân, để lại hậu quả nặng nề cho người dân tộc đặc biệt
là phụ nữ.
Sự hình thành các lán trại thường kéo theo sự hình thành các hàng quán và các
dịch vụ giải trí khác, đây cũng là một nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội cho địa phương
f. Khả năng cháy nổ và an toàn lao động
- Tai nạn lao động
Đối với bất cứ một công trình xây dựng nào thì công tác an toàn lao động là vấn

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 91 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn
lao động đã được trình bày trong các phần trên và gây các ảnh hưởng tiêu cực như sau:
+ Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn
đến các tai nạn giao thông.
+ Các hoạt động của các phương tiện cơ giới như: cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các
loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ gây ra tai nạn lao động.
+ Các tai nạn lao động có thể xảy ra do tiếp xúc với nguồn điện như: công tác thi
công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, gió gây đứt
dây điện.
+ Trong những ngày mưa, khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao
do đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các sự cố về điện dễ xảy ra hơn,
đất mềm dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi công.
+ Trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị tại những khu vực hiểm trở cũng có
khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
- Khả năng gây cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn có thể nảy sinh nhiều nguyên
nhân gây ra khả năng cháy, nổ như:
+ Quá trình thi công phát quang cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân
làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...).
+ Trong khu vực xây dựng thường chứa các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO), đây
là nguồn dễ gây cháy nổ. Đặc biệt là khi bố trí các kho (bãi) chứa nằm gần các nơi có
gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người và xe cộ qua lại.
+ Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về chập điện, sét
đánh.
1.3.3. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động
a. Tác động đến môi trường vật lý
o Điều kiện vi khí hậu khu vực dự án
Việc tích nước hồ chứa sẽ làm thay đổi vi khí hậu trong khu vực, góp phần thay
đổi đáng kể điều kiện vi khí hậu quanh vùng. Khi hồ chứa hình thành, điều kiện mặt
đệm sau khi hồ tích nước có sự thay đổi lớn, làm thay đổi tính chất hấp thụ, phản xạ của
ánh sáng cũng như thay đổi khả năng tích lũy nhiệt của mặt đệm kéo theo nhiều yếu tố
thay đổi khác. Các đặc trưng nhiệt ẩm chủ yếu tại khu vực lòng và ven hồ. Cụ thể:
- Sự thay đổi dạng mặt đệm dẫn đến thay đổi về chế độ nhiệt ẩm của vùng hồ
và xung quanh.
- Sự kết hợp giữa địa hình vùng trũng của mặt hồ với địa hình núi cao xung

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 92 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

quanh là điều kiện thuận lợi tạo thành các hoàn lưu địa phương.
- Trữ lượng ẩm tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mây, sương
mù trong khu vực.
Ngoài ra, việc điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và cung cấp nguồn nước trong
mùa cạn sẽ làm cho trữ lượng nước ngầm tăng và các loài thực vật có điều kiện phát
triển. Tuy nhiên, khi độ ẩm trong khu vực hồ tăng, các côn trùng gây hại và gây bệnh
cũng có điều kiện phát triển dẫn đến những tác động xấu đến cây cối, mùa màng và sức
khoẻ con người.
o Môi trường không khí
Khi dự án thủy điện đi vào hoạt động, để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân
và việc lưu thông trong khu vực được thuận lợi, dự kiến sẽ có một lượng các phương
tiện giao thông mà chủ yếu là xe ô tô, hoạt động trên các tuyến đường nội bộ khu khi dự
án đi vào hoạt động. Lượng xe cho công nhân: trung bình khoảng 6 chuyến xe/ngày.
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này sử dụng nhiên liệu chủ
yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải khá lớn
có chứa các chất ô nhiễm như: Bụi, NO2, SO2, CO, CO2, CxHy. Tải lượng từ hoạt động
giao thông trong khu vực dự án (dự kiến 8 chuyến xe hoạt động/ngày, trung bình 50 lít
xăng/ngày) được trình bày tại bảng sau:
Bảng 311248: Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án
Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg)
CO 14,55
CxHy 1,66
NOx 0,56
SO2 0,05
Aldehyde 0,02
Chì 0,015
o Tiếng ồn
Đối với khu vực dự án thì ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy phát
điện và động cơ của tua bin khi hoạt động. Ngoài ra, tiếng ồn trong khu vực còn phát
sinh từ quá trình xả thải lũ và quá trình hoạt động của khu vực nhà máy.
Tiếng ồn tại các vị trí nhạy cảm nêu trên dao động từ 90 đến 110 dBA (Căn cứ
theo mức khảo sát tại một số nhà máy thủy điện Yaly, Sê San 3, Đa Nhim…), tuy nhiên
công nhân hoạt động tại các khu vực này sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động
cần thiết để chống ồn. Mức ồn giảm theo khoảng cách phụ thuộc vào loại nguồn ồn như
nguồn điểm, nguồn đường, nguồn mặt và phụ thuộc vào diện tích, địa hình, thổ nhưỡng
trong khu vực.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 93 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

o Tác động đến môi trường nước


- Về mùa lũ: Dòng chảy không có gì thay đổi so với tự nhiên vì nhà máy chỉ lấy
một phần lưu lượng nước để phát điện, còn toàn bộ lưu lượng qua đập tràn chảy về hạ
lưu. Lưu lượng qua nhà máy sau khi phát điện lại trả về dòng chính qua kênh xả hạ lưu.
- Về mùa kiệt: Lưu lượng trong mùa kiệt không đủ để phát hết công suất lắp
máy, nên việc thay đổi chế độ thuỷ văn của đoạn hạ lưu đập tràn đến nhà máy là rất lớn;
tuy nhiên trong đoạn này còn có các khe suối nhỏ hai bên bờ suối cung cấp một lượng
nước đáng kể cho sông Ayun.
- Mất nước do tăng bốc hơi mặt hồ: Khả năng bốc hơi nước mặt hồ tăng do độ
thông thoáng của mặt hồ.
Bảng 321349: Phân bố lượng bốc hơi tháng trong năm lưu vực Ayun Trung
Đơn vị (mm)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Zp 117 129 155 131 87,9 51,7 43,2 37,9 41,5 60,1 83,6 104 1042
Zchau 158 175 210 178 119 70,0 58,6 51,3 56,2 81,5 113 141 1412,4
Zlv 101 111 133 113 76 44 37 33 36 52 72 89 895
Ztt 58,0 63,9 76,8 64,9 43,6 25,6 21,4 18,8 20,6 29,8 41,4 51,6 516
Nguồn: Thuyết minh tính toán Thủy văn – Dự án đầu tư
Diện tích của hồ là 170 ha và hầu như không biến đổi. Lượng nước tổn thất qua
bốc hơi mặt hồ ước tính khoảng 8.772.000 m3. So với tổng lượng nước hồ chứa chiếm
1,6%. Vậy tổn thất bốc hơi qua mặt nước là không lớn và tác động của hồ chứa đến
biến đổi cân bằng nước trên lưu vực không đáng kể.
- Khả năng mất nước sang lưu vực khác: ở đây yếu tố ổn định và mất nước hồ
chứa cũng cần được xem xét đến. Dự án thủy điện Ayun Trung là dự án thủy điện dựa
vào lưu lượng dòng chảy sông Ayun. Bờ hồ chủ yếu là đá bazan, hiện tượng mất nước
hồ chứa hầu như không có vì mực nước ngầm nằm cao hơn lòng sông, các hang hốc
quan sát được ở lòng sông đều không có hiện tượng liên thông với nhau.
o Biến đổi chất lượng nước hồ - Hiện tượng phú dưỡng hóa
Trong giai đoạn tích nước hồ, sẽ hình thành một khối nước tĩnh dẫn đến tình
trạng phân tầng nhiệt độ nước trong hồ. Phần nước sâu bên dưới sẽ thiếu ánh sáng,
thiếu oxy và có nhiệt độ thấp, nhiệt độ chênh lệch từ 1-50 (tham khảo trường hợp các
hồ đã đi vào hoạt động). Sự phân tầng này kéo theo sự thay đổi nhiệt và lượng oxy lớp
nước đáy giảm đáng kể vào các giai đoạn đầu hồ tích nước. Nguyên nhân là do sự có
mặt của chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong khu dòng chảy bề mặt. Các thông số hữu
cơ sẽ tăng lên trong một vài năm đầu do hậu quả của quá trình phân rã (khoảng 1-2 năm
đầu).

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 94 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Thời kỳ đầu tích nước là thời kỳ hàm lượng oxy trong hồ giảm mạnh nhất để
phân hủy các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng lớn trong khu vực bề mặt ngập
nước. Số liệu quan trắc các hồ chứa Trị An, Dầu Tiếng, sông Hinh… cho thấy sau năm
đầu tích nước, lượng oxy trong hồ (DO) giảm mạnh, chiếm tới 30- 40% lượng DO theo
dòng chảy suối vào hồ. Do đó, có thể thấy công tác thu dọn lòng hồ trước khi tích nước
hồ rất quan trọng trong việc giảm thiểu suy thoái chất lượng hồ.
Tác động của việc suy giảm chất lượng nước và hệ sinh thái hạ lưu sẽ làm giảm
thành phần loài và số lượng của các nhóm động vật phiêu sinh, động vật đáy và ven bờ:
+ Giảm thành phần các loài có nhu cầu sử dụng DO cao như: tôm, ấu trùng hệ
phù du, ấu trùng bộ bướm giả, ấu trùng côn trùng hai cánh thuộc bộ muỗi đỏ…
+ Xuất hiện một số loài tảo lam, tảo mắt, tảo lục, chỉ thị cho môi trường giàu và
nhiều hữu cơ.
+ Giảm số lượng một số loài cá có giá trị kinh tế như cá mè vinh, cá mè lúi,
cá leo…
Tuy nhiên, sau 5-10 năm, nhờ sự hữu cơ hóa và tự lọc sạch, các chất hữu cơ và
dinh dưỡng này sẽ loãng dần và lúc đó chất lượng nước hồ sẽ được khôi phục giống
như chất lượng nước suối trước khi có công trình.
Ngoài việc thay đổi chế độ thuỷ văn trong mùa kiệt và bồi lắng phía thượng lưu
đập, hiện tượng cây, rác gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đồng thời gây cản
trở, đôi khi phải ngừng chạy máy để vớt rác cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng ngầm
Nước thải sinh hoạt chủ yếu sinh ra từ hoạt động vệ sinh của CBCNV và công
nhân lao động tại khu vực dự án như: nước rửa chân, tay, tắm giặt, vệ sinh toilet…
Nguồn nước thải này chứa một lượng khá lớn các chất gây ô nhiễm như: cặn bã, các
chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi
trùng. Sự tích lũy nước thải trên mặt đất và trong lòng đất, ở các nguồn nước mặt sẽ gây
ô nhiễm môi trường xung quanh và cả khí quyển. Đó là nguyên nhân sinh ra các bệnh
dịch, truyền nhiễm.
Việc hình thành vùng ngập và khu vực tuyến đập cũng như nhà máy không ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng và trữ lượng khai thác nước ngầm tại khu vực dự án.
Kinh nghiệm từ nhiều hồ chứa trên thế giới cho thấy tầng nước ngầm ở khu vực ven hồ
có thể được nâng lên.
o Tác động đến môi trường đất
Hoạt động của dự án gây nên tình trạng xói mòn cát ngầm qua sự thay đổi bất
thường của dòng chảy. Ngoài ra, nước sau khi ra khỏi tua bin chứa rất ít cặn lơ lửng, có
thể gây ra tình trạng sạt lở bờ sông suối.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 95 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Việc sạt lở lớn có thể gây ảnh hưởng đến dung tích hồ chứa và gây nguy hiểm
cho đập, cần có biện pháp hợp lý để khắc phục vấn đề này.
b. Tác động đến dòng chảy tự nhiên
Việc tích nước hồ sẽ phát sinh các tác động lớn, lâu dài đến chất lượng môi
trường như chiếm dụng đất, phá hủy hệ thực vật trong vùng lòng hồ, xáo động đời sống
của các loài động vật hoang dã.
Đối với các loài thủy sinh vật: Do dòng chảy từ tuyến đập đến cửa xả nước của
nhà máy thủy điện thay đổi dẫn đến hệ sinh thái thủy sinh trên đoạn sông này có thay
đổi, suy giảm về số loài khi hình thành hệ sinh thái mới.
Đối với thảm thực vật ven sông, suối: Thảm thực vật ven sông, suối bị tác động
nhẹ và không đáng kể vì đoạn này vách núi dốc, thực vật ven suối nghèo, thực vật phân
bố ở khu vực cao hơn và có sự xen lẫn giữa cây cao và cây bụi. Bên cạnh đó, đoạn này
có nhiều suối nhỏ, có khả năng duy trì nước cho thảm thực vật.
o Hồ chứa
Hồ chứa sẽ được điều tiết theo ngày. Nói chung, nước sẽ được tích đến mực
nước dâng cao nhất và sẽ xả dần đến mực nước chết. Một hệ thống hỗ trợ vận hành sẽ
được xây dựng cho nhà máy và sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp dựa vào những số liệu
khí tượng thủy văn quan trắc được, các điều kiện tại hạ lưu, những nhu cầu, những mối
liên hệ với các nhà máy điện khác trên lưu vực.
o Đánh giá dòng chảy đoạn sông Ayun giữa tuyến đập và nhà máy
Nguồn nước qua phát điện sẽ được trả lại ngay sau tuyến áp lực, không làm ảnh
hưởng đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn tài nguyên nước trên sông Ayun của các
dự án thuỷ điện, thuỷ lợi và các dự án khai thác nước khác đã có và các dự án tiếp theo
nên mức độ tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội là không lớn.
Về mùa khô, dòng chảy ở đây sẽ bị cắt giảm lưu lượng do hoạt động của hồ chứa
và dòng chảy còn lại chủ yếu từ lượng nước thấm qua đập và lượng nước tập trung từ
lưu vực đổ nước vào đoạn sông sau đập này (khoảng 5 km2).
Đánh giá về sự cần thiết của dòng chảy môi trường liên quan đến thủy văn, thủy
sinh và sinh thái học dọc theo hai bờ sông, sinh kế của cộng đồng dân cư vùng hạ lưu
và các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật của dự án khi cắt giảm dòng chảy trên đoạn sông sau
đập thông qua việc đánh giá, phân tích các yếu tố về môi trường, kinh tế và xã hội trên
đoạn sông 2 km từ sau tuyến đập:
Phân tích các yếu tố về môi trường, kinh tế và xã hội trên đoạn sông 2 km từ sau
tuyến đập:
+ Môi trường

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 96 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

 Có sự suy giảm lưu lượng trên đoạn sông sau đập và ảnh hưởng đến hệ sinh thái
cạn cũng như thủy sinh trên đoạn này.
 Không có sự hoạt động nhiều của các loài thú lớn vì đa phần là rừng non và rừng
hỗn giao gỗ + tre nứa (trạng thái rừng IIB và IIB+Nứa).
 Mức độ ảnh hưởng của dự án đối với việc di cư của cá là không có.
+ Xã hội
 Không có dân cư sinh sống và sử dụng nước ở đoạn sông này phục vụ cho
sinh hoạt.
 Đoạn sông này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, không có sự tranh chấp về sử
dụng nước.
 Sản lượng cá tự nhiên từ hồ chứa khoảng 20kg/ha sẽ tăng lên khoảng 25% nếu
nuôi cá trong hồ, có thể bù đắp được lượng cá suy giảm ở hạ lưu dự án.
+ Kinh tế
 Không có hoạt động công nghiệp nào sử dụng nguồn nước ở đoạn sông này.
 Nguồn lợi thủy sản hiện tại không phải là nguồn thu chính của người dân sống ở
ven đoạn sông này.
Ngay sau cống xả của nhà máy mực nước sẽ thay đổi khá đột ngột sau khi khởi
động hoặc dừng tua bin. Tuy nhiên, phía hạ lưu mức dao động mực nước sẽ thay đổi
không đột ngột.
Như vậy, có thể kết luận rằng việc giảm lưu lượng đoạn sông sau đập sẽ không
ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương (do nhu cầu sử dụng
nguồn nước sông Ayun không lớn, không mang tính chất phụ thuộc vào nguồn nước
mặt này), mức độ tác động lên hệ sinh thái là nhỏ và có thể chấp nhận được.
d. Tác động các hệ sinh thái khác trong khu vực
Khi khai phá rừng để xây dựng công trình thủy điện cũng như hồ tích nước, ở
thượng lưu mực nước luôn cao, có khả năng làm suy giảm rừng phòng hộ đầu nguồn.
Đối với công trình thủy điện, khi rừng đầu nguồn bị suy giảm, vào mùa mưa sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nước, lượng nước lớn cuốn theo nhiều đất cát khi vào tua bin sẽ
có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc. Vào mùa hè thì lại ảnh hưởng đến
chất lượng nước ngầm trong khu vực.
Từ lúc ngăn đập giữ nước, đập ngăn chặn dòng di cư tự nhiên của cá, tôm và các
loại động vật thủy sinh khác, ảnh hưởng đến đời sống của hệ sinh thái dưới nước.
Thông thường, sự hình thành hệ sinh thái hồ chứa nước thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn huỷ hoại hệ sinh thái cũ gồm các dạng sống trên vùng đất khô ven

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 97 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

hồ bao gồm các loài thực vật, động vật đất; các loài thuỷ sinh vật, đặc trưng cho các
thuỷ vực nước chảy xiết - suối vùng thượng lưu và các loài thuỷ sinh vật sống ở ven bờ
như giun đất, các dạng ấu trùng côn trùng sống bám hoặc ở khe sỏi đá… Giai đoạn này
ở hồ kéo dài không lâu - khoảng hai năm - do lòng hồ hẹp sâu, trao đổi nước nhanh.
- Giai đoạn hình thành khu hệ thuỷ sinh vật mới: thành phần loài và số lượng
thực vật phiêu sinh tăng do sự tích tụ các muối dinh dưỡng và sự vô cơ hoá các chất
hữu cơ có nguồn gốc từ xác thực vật trong vùng ngập nước.
- Giai đoạn hình thành khu hệ thuỷ sinh tương đối ổn định về thành phần loài và
số lượng: Do đặc điểm hồ sâu, hẹp, nguồn muối dinh dưỡng từ các suối ngắn có độ dốc
cao, nghèo dinh dưỡng sẽ hình thành khu hệ thuỷ sinh vật - đặc biệt là động vật phiêu
sinh và động vật đáy – nghèo. Tuy nhiên, sự giàu hay nghèo của hệ sinh thái thuỷ sinh
còn phụ thuộc vào sự tác động của con người.
o Tác động đến đoạn sông sau đập (hạ lưu khu vực)
Trong các công trình thủy điện, nước được dùng để sản xuất ra điện năng và sẽ
được hoàn trả cho dòng sông sau nhà máy.
Bảng 331450: Đánh giá lợi ích của đoạn sông sau nhà máy về các mặt
Môi trường Xã hội Kinh tế
Hệ thực vật bản địa không Dân cư không sử dụng nước ở Không có hoạt động công
có loài quý hiếm trên đoạn khu vực này cho mục đích nghiệp sử dụng nguồn nước ở
sông này. sinh hoạt. đoạn sông này.
Không có hoạt động du lịch Không có hoạt động đánh bắt
trên đoạn sông này. thuỷ sản trên đoạn sông này .
Như vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân
trong khu vực này là không lớn, tuy nhiên cần thiết phải duy trì dòng chảy môi trường
cho hệ sinh thái thủy sinh cho đoạn sông này.
Theo các số liệu nghiên cứu, tính toán về thuỷ văn lưu vực sông Ayun tại khu
vực thực hiện dự án, thì lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất trong nhiều năm qua là 6,96
m3/s, trong đó, lưu lượng dòng chảy đảm bảo cho công trình phát điện là 5,09 m3/s. Vậy
dòng chảy môi trường trả lại sau đập là 1,87 m3/s. Trong khi, theo tính toán thực tế, nhu
cầu cung cấp nước cho hệ thống kênh thuỷ lợi để tưới cho khoảng 180 ha đất canh tác
nương rẫy tại khu vực là 0,18 m3/s, tức chỉ chiếm 2,59% lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất
của sông Ayun vào mùa khô. Lượng nước còn lại (tương đương 7,41% lưu lượng dòng
chảy nhỏ nhất của sông Ayun vào mùa khô, với lưu lượng khoảng 0,52 m3/s) đủ đáp
ứng cho nhu cầu của hệ sinh thái sau đập.
Sau khi tham khảo cách tính dòng chảy môi trường của nước ngoài và ứng với
điều kiện thực tế, chúng tôi đề xuất tiêu chí lấy dòng chảy môi trường là 10% x Q 90

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 98 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

(Lưu lượng bằng hoặc vượt hơn 90% thời gian, Q được dùng để xác định dòng chảy
môi trường) nhằm đảm bảo duy trì hệ sinh thái sau đập.
Tóm lại, có thể đánh giá chế độ thủy văn đoạn suối sau đập sẽ không ảnh hưởng
nhiều đến đời sống kinh tế xã hội, tác động lên hệ sinh thái là nhỏ và chấp nhận được
với mức dòng chảy môi trường là 10% x Q90.
e. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Nhìn nhận về lâu dài thì Dự án thủy điện Ayun Trung khi đi vào hoạt động có
nhiều tác động tích cực đến các điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nói riêng và cả tỉnh
nói chung.
+ Tác động tích cực
Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho điện lưới tỉnh Gia Lai hằng năm khoảng
64,70 triệu kWh. Đây là nguồn năng lượng bổ sung rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân. Bên cạnh đó, các hoạt động cải thiện và xây dựng mới hệ thống đường giao
thông (đường nối từ đường giao thông chính vào các khu trong dự án và đường trong
phạm vi dự án) và cơ sở hạ tầng khác (khu nhà ở và khu làm việc, hệ thống lưới điện,
hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc) cũng được đầu tư phát triển.
Hoạt động của dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu về việc tiêu dùng điện năng cho
khu vực, đáp ứng nhiệm vụ điều tiết thị trường khi có thiên tai, biến động giá cả và làm
đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế khu vực, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của khu vực.
Tạo nguồn thu cho ngân sách.
+ Tác động tiêu cực
Nếu không có biện pháp quản lý, giám sát phòng chống sự cố, xử lý ô nhiễm thì
hoạt động của dự án thủy điện sẽ có những tác động tiêu cực đến điều kiện kinh tế - xã
hội của khu vực như sau:
- Suy thoái chất lượng đất, nước ngầm, nước mặt, tài nguyên sinh vật… từ đó
dẫn đến hệ quả cuối cùng là tổn hại về kinh tế.
- Từ việc ô nhiễm không khí, nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người
dân lao động.
Tuy nhiên, tất cả vấn đề trên sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất với kế hoạch
quản lý và giám sát hợp lý trong các giai đoạn thi công xây dựng và vận hành dự án.
1.4. Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện
Qua các vấn đề liên quan tới môi trường đã được phân tích và đánh giá ở trên,
đánh giá diễn biến môi trường khi Dự án đi vào hoạt động như sau:
- Hoạt động của dự án có nhiều tác động tích cực, chủ yếu tập trung phát triển

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 99 -


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

về mặt kinh tế - xã hội như đã nêu trên thì nó cũng có những tác động bất lợi đến
môi trường.
- Hoạt động của dự án một phần nào tác động tiêu cực đến các thành phần môi
trường tự nhiên như: làm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, đất… trong
khu vực.
- Bên cạnh đó, khi sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường
xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên, theo dự án đề ra sẽ có biện pháp khắc phục triệt
để từng nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo các nguồn thải ra môi trường ngoài đều phải đạt
quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
Tóm lại, hoạt động dự án công trình thủy điện Ayun Trung rất có ý nghĩa về mặt
kinh tế, xã hội của khu vực. Việc chọn lựa địa điểm là hợp lý, an toàn.
2. Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá
Trong quá trình thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đã áp
dụng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết (tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến dự án
kết hợp các tài liệu các tài liệu chuyên môn dành cho dự án…) và phương pháp thực
nghiệm (quan trắc, lấy mẫu, đo đạc hiện trường…); đồng thời trong quá trình thực hiện
đánh giá, chúng tôi cũng đã tham khảo lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực xung
quanh dự án, của Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 3 xã có liên quan đến dự
án thuộc huyện Mang Yang và huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Vì vậy, báo cáo có tính chính xác và hiệu quả cao. Mặc dù vậy, trong quá trình
thực hiện vẫn không tránh sai sót như: ý kiến chủ quan của người đánh giá, mức độ tin
cậy của các tài liệu tham khảo, sai số trong phương pháp đo đạc, phương pháp lấy mẫu
cũng như phân tích mẫu… Tuy nhiên, đây là những sai số nằm trong ngưỡng cho phép
nên không làm ảnh hưởng lớn đến kết quả của báo cáo.
Bảng 51: Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng
TT Phương pháp Độ tin cậy
1 Phương pháp đánh giá nhanh Trung bình
2 Phương pháp so sánh Cao
3 Phương pháp lập bảng liệt kê Trung bình
4 Phương pháp thống kê Cao
5 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao
6 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm Cao

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 100 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Để giảm thiểu tối đa các tác hại và tác động đối với môi trường, kinh tế - xã hội
do việc triển khai dự án thủy điện Ayun Trung gây ra, các biện pháp giảm thiểu được
đưa ra và thực hiện không chỉ trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành công trình
mà trong cả giai đoạn trước thi công (thiết kế) dự án. Các biện pháp giảm thiểu như sau:
1. Biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
Bảng 52: Tổng hợp các tác động tiêu cực của dự án và biện pháp giảm thiểu các tác
động đến môi trường
TT Các hoạt động Các tác động tiêu cực chính Biện pháp giảm thiểu
I Giai đoạn chuẩn bị và thi công các hạng mục công trình
- Mất đất nông nghiệp và các tài Bồi thường, hỗ trợ đầy đủ
Giải phóng mặt bằng sản trên đất theo quy định của pháp luật,
1
xây dựng công trình. - Làm xáo trộn đời sống dân cư của địa phương (UBND
trong vùng. tỉnh).
Tập kết thiết bị, máy - Quy hoạch bãi đậu xe.
Ô nhiễm môi trường do rác thải,
2 móc, công nhân xây - Xây dựng hệ thống thu
nước thải sinh hoạt.
dựng. gom xử lý chất thải.
Làm mới và nâng cấp - Biến đổi cảnh quan. - Có thiết kế hợp lý.
3 đường giao thông vào - Gây ô nhiễm môi trường do bụi, -Tưới nước hạn chế khói,
công trường. khí thải, làm mất đất. bụi.
Phát quang mặt bằng Làm mất thảm phủ thực vật, thay Trồng rừng sau khi xây
4
công trường. đổi cảnh quan dựng xong công trình.
- Hoàn trả mặt bằng, trồng
- Làm mất đất và thay đổi địa rừng sau khi xây dựng xong
hình, địa mạo khu vực. công trình.
San ủi tạo mặt bằng
5 - Gây ô nhiễm do khói, bụi. - Tưới nước hạn chế bụi.
công trường.
- Tăng khả năng sạt lở, xói mòn - Đất đá thải được đầm chặt
bề mặt công trường bằng máy ủi, có hệ thống thu
gom nước mặt xung quanh.
- Có quy hoạch và thiết kế
hợp lý.
Xây dựng các khu phụ Làm mất đất và thay đổi cảnh
6 - Hoàn trả mặt bằng, trồng
trợ, lán trại, kho bãi. quan.
cây xanh sau khi xây dựng
xong công trình.
- Làm mất đất và thay đổi cảnh - Tưới nước hạn chế bụi.
Làm đường thi công
7 quan. - Cuối giai đoạn xây dựng,
nội bộ công trường.
- Gây ô nhiễm do khói, bụi nâng cấp làm đường vận hành

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 101 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Làm mất đất và thay đổi địa


- Tưới nước hạn chế bụi.
Bóc bỏ lớp phủ các hình, địa mạo khu vực.
- Hoàn trả mặt bằng, trồng
8 mỏ và khai thác vật - Gây ô nhiễm do khói, bụi.
cây xanh sau khi xây dựng
liệu xây dựng. - Tăng khả năng sạt lở, xói mòn
xong công trình.
bề mặt công trường.
Xây dựng các hạng - Làm mất đất và thay đổi địa - Tưới nước hạn chế bụi.
mục công trình: Đập hình, địa mạo khu vực. - Sử dụng các thiết bị thi
dâng, đập tràn, cửa - Gây ô nhiễm do khói, bụi. công tiên tiến, phù hợp.
9
nhận nước, nhà máy, - Tăng khả năng sạt lở. - Tuân thủ tuyệt đối các quy
kênh xả, trạm phân - Có khả năng xảy ra tai nạn lao trình quy phạm về an toàn
phối điện. động. lao động.
- Tưới nước hạn chế bụi.
Vận chuyển thiết bị và
10 Gây ô nhiễm do khói, bụi. - Sử dụng các thiết bị thi
nguyên, vật liệu.
công tiên tiến, phù hợp.
- Thu dọn đúng ranh giới
- Làm mất thảm phủ thực vật,
lòng hồ.
Phát quang thu dọn vệ thay đổi cảnh quan.
11 - Nghiêm cấm công nhân
sinh lòng hồ. - Mất nơi cư trú và sinh sống của
săn bắt động vật hoang dã,
các loài động vật.
chặt phá rừng.
- Làm mất đất và thay đổi cảnh
quan khu vực.
- Làm thay đổi chế độ thủy văn,
Ngăn dòng tạo hồ Chọn thời điểm ngăn dòng
12 dòng chảy trên sông.
chứa. thích hợp (mùa kiệt).
- Thay đổi môi trường sống của
một số loài động vật dưới nước
(loài ưa nước chảy).
II Giai đoạn khai thác, quản lý và vận hành
- Thu dọn sạch tất cả sinh
- Giảm chất lượng nước hai năm
khối trong khu vực lòng hồ
đầu sau khi tích nước.
Hình thành hồ chứa. trước khi ngăn dòng.
- Có khả năng gây xói lở bờ hồ,
- Trồng tre, nứa, cỏ vetiver
bồi lắng hạ lưu nhà máy.
tại nơi có nguy cơ sạt lở.
1.1. Trong giai đoạn trước thi công
1.1.1. Thiết kế các bãi thải
Trong quá trình giải phóng mặt bằng thi công xây dựng các hạng mục công trình
đập chứa nước, đường giao thông, nhà máy thủy điện sẽ có một lượng lớn đất thải được
thải ra. Các chất thải này cần phải có bãi để chứa để tránh những tác động xấu về môi
trường. Vị trí các bãi thải được xác định trên cơ sở tiện lợi cho thi công, hạn chế ô nhiễm

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 102 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

đến môi trường nước. Bãi thải được bố trí tại hành lang bảo vệ đập phía hạ lưu, tuyến
kênh b ố trí dọc tuyến, đường ống áp lực và nhà máy bố trí trên thềm sông Ayun.
Điều kiện địa hình của công trình thủy điện Ayun Trung tương đối dốc từ 40-60-
800, dựa trên cơ sở kế hoạch xây dựng và tận dụng đất đá, đã lựa chọn giải pháp chủ
yếu là bãi thải và bãi trữ nằm cùng một vị trí, đất đá thải nằm phía dưới và tạo mặt bằng
để thiết lập bãi trữ ở bên trên nhằm mục đích hạn chế việc đền bù giải toả khi tiến hành
công tác chuẩn bị xây dựng.
Căn cứ vào khối lượng đất thải, dự án sẽ bố trí các bãi thải với các thông số kỹ
thuật như sau:
- Bãi thải số 1 (1a) khu đầu mối nằm ở hạ lưu bờ phải tuyến đập, diện tích 1 ha
có sức chứa 150.000 m3.
- Bãi thải số 2 (1b) khu nhà máy nằm ở hạ lưu bờ phải nhà máy, diện tích 3,5 ha
có sức chứa 500.000 m3.
- Bãi trữ cát đầu mối (3a) nằm ở hạ lưu bờ phải tuyến đập, diện tích 0,05ha có
sức chứa 2.500 m3.
- Bãi trữ cát khu nhà máy (3b) năm ở thượng lưu bờ phải nhà máy, diện tích
0,05ha có sức chứa 2.500 m3.
- Bãi trữ đá hộc (3) nằm ở hạ lưu bờ phải tuyến đập, diện tích 0,25ha có sức chứa
20.000 m3.
Như vậy, tổng diện tích các bãi thải và bãi trữ là 4,85 ha với sức chứa 675.000 m3.
- Chiều cao lớp đất phủ: 6-7m.
- Độ dốc sườn tầng thải: < 350.
- Độ dốc mặt bãi thải: 1%.
- Chiều cao đê bao an toàn tại mép bãi thải: 0,6-0,8m.
Các bãi thải cần có mái dốc hợp lý, đất thải được đầm nén cẩn thận, làm bờ bao
quanh đồng thời có hệ thống thu gom nước thải để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
(Bản vẽ kèm theo)
1.1.2. Dự báo và khống chế lũ
Tính toán đưa ra các thông số của dự án và thiết kế các hạng mục công trình, biện
pháp tổ chức thi công và phương pháp vận hành công trình, vừa khai thác tối ưu nguồn
nước vừa đảm bảo an toàn cho các hạng mục công trình cũng như dân cư khu vực hạ
lưu. Tần suất lũ thiết kế và kiểm tra:
+ Tần suất lũ thiết kế: P = 1,0% Qtk = 3.050 m3/s
+ Tần suất lũ kiểm tra: P = 0,2% Qkt = 4.231 m3/s

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 103 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

+ Tần suất dẫn dòng thi công: P = 10% Qtc = 1.560 m3/s
Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc với địa phương phía hạ lưu cũng sẽ được
duy trì để đảm bảo đưa ra các thông báo xả lũ kịp thời.
1.1.3. Biện pháp phòng tránh vỡ đập
- Thực hiện đúng các quy trình thẩm tra, thẩm định thiết kế, giám sát nghiên cứu và
giám định chất lượng công trình trong suốt thời gian thiết kế, thi công và đưa vào vận hành.
- Tuân thủ an toàn đập, xem xét nghiên cứu quy trình tích nước hợp lý để tránh
tích nước đầy trước lũ.
- Công tác quản lý kỹ thuật dự án được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo chất
lượng dự án. Tăng cường năng lực, trình độ các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng và
giám sát giúp chủ đầu tư dự án.
- Đập được thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành như:
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 Công trình thủy lợi – Các
qui trình chủ yếu về thiết kế.
+ Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu đập bê tông và bê tông cốt thép 14 TCN 56-68.
+ Tiêu chuẩn thiết kế nền các công trình thủy công TCVN 4253-86.
+ Qui phạm thiết kế đập đất dầm nén QPVN II-17.
+ Qui phạm QP TL-C-I-78 và ngoài ra dự án còn tham khảo một số qui phạm
của Liên Bang Nga.
Ngoài ra, do đặc điểm địa chất vùng tuyến đập nằm trên thung lũng chữ U. Lòng
sông và vai đập tầng phủ tương đối mỏng (lòng sông lớp bồi tích dày 0,5-2m, vái trái
tầng phủ dày 8-10m, vai phải tầng phủ dày 3-5m), đá bazan cường độ chịu nén xấp xỉ
800 kg/cm2. Hai vai sườn dốc từ 45-60-800. Chiều rộng thung lũng sông từ 150-200m.
Đập sẽ được thiết kế là đập bê tông trọng lực bình thường, chiều cao đập H max = 30m.
Mặt bằng bố trí như sau:
- Đập dâng: Chiều rộng đỉnh đập b = 5m, cao trình đỉnh đập là 460m, mặt
thượng lưu thẳng đứng và hạ lưu nghiêng với độ dốc m = 0,07. Thân đập bằng bê tông
M100, thượng lưu bọc bê tông M200.
- Đập tràn: Đập tràn không cửa van, dạng không chân không Ôphixêrốp. Độ cao
ngưỡng tràn 470m, chiều dài tuyến tràn lá 155,5m. Thân đập tràn bằng bê tông M100,
mặt tràn bọc bê tông cốt thép M250, thượng lưu, hạ lưu và bản đáy bê tông M200.
Bảng 53: Tổng khối lượng vật tư xây dựng tuyến đập
STT Nội dung ĐVT Khối lượng
1 Công tác đất đá
+ Đào đất 103 m3 267,51

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 104 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

+ Đá phong hóa 103 m3 140,495


+ Đá cứng hở 3
10 m 3
57,377
+ Đắp đất đá hỗn hợp 103 m3 52,487
+ Đắp đá dăm mặt đường 3
10 m 3
3,433
+ Tầng lọc dăm cát 103 m3 1,857
2 Đá xây dựng M100 103 m3 4,04
3 Công tác bê tông 103 m3 79,575
+ Bê tông M100 103 m3 36,549
3 3
+ Bê tông M200 10 m 33,189
+ Bê tông M250 103 m3 9,836
4 Các công tác khác
+ Cốt thép lõi Tấn 1.809,686
+ Khoan phun nền đập 103 m3 1,878
3 3
+ An ke 10 m 1,034
1.1.4. Biện pháp khắc phục diện tích bị chiếm dụng
1.2. Trong giai đoạn thi công
1.2.1. Biện pháp giảm thiểu môi trường không khí
 Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ trạm trộn bê tông
Trong quá trình thi công hệ thống đường vận hành, dự án sẽ bố trí các trạm bê
tông nhựa, để giảm thiểu các tác động của các trạm bê tông này Chủ dự án sẽ áp dụng
các biện pháp sau:
- Các thiết bị máy móc khác như: máy nghiền đá, trạm trộn bê tông di động… có
hệ thống giảm bụi cục bộ mới hoạt động;
- Sử dụng các máy trộn bê tông ít gây bụi. Các máy móc kỹ thuật lạc hậu gây ô
nhiễm môi trường sẽ không sử dụng;
- Vật liệu dư thừa hoặc phế thải tại các trạm trộn bê tông di động sẽ được thu
gom chuyển đến nơi chôn lấp quy định;
- Trạm trộn bê tông nhựa sẽ bố trí nơi rộng rãi, thoáng gió cách xa nhà dân và
tiện đường giao thông.
1.2.2. Biện pháp giảm thiểu môi trường nước
a. Nước thải sinh hoạt
b. Nước thải từ quá trình sản xuất
Nước thải trong quá trình xây dựng thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu
mỡ từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị… Để đảm bảo chất lượng nước của sông
Ayun Trung và các con suối trong khu vực dự án, trong quá trình thi công chủ dự án sẽ

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 105 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

bắt buộc các nhà thầu phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước (Được thể hiện
trong các hợp đồng):
- Không đổ chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá...) và chất thải dầu cặn của
thiết bị xuống dòng chảy; mọi loại chất thải phải được thu gom, phân loại và chuyển
đến vị trí đổ thải theo qui định.
- Các vật liệu thải ra cũng được coi như chất thải rắn do đó sẽ được chuyển đến
những nơi qui định theo hướng dẫn của kỹ sư hiện trường sau khi có sự đồng ý của
chính quyền địa phương.
Để phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm dầu từ công trường thi
công, từ các thiết bị thi công và từ các trạm nhiên liệu, các phương án đề xuất bao gồm:
- Vị trí tập trung thiết bị thi công để xa sông Ayun và suối tránh cho dầu thải
thâm nhập trực tiếp vào nguồn nước do dòng nước chảy tràn.
- Các phế thải chứa dầu đều được thu gom, xử lý và lưu trữ xa nguồn nước.
- Khi thi công mố trụ cầu, cặn dầu thải sẽ được thu gom chuyển đến nơi chôn lấp
theo sự hướng dẫn của kỹ sư hiện trường sau khi đã thống nhất với địa phương nơi đổ
các chất thải.
- Không chọn vị trí đặt kho nhiên liệu quá gần bờ sông, nhiên liệu sẽ được lưu
kho tại những khu vực được đánh giá là an toàn và xa nguồn nước ít nhất 200m.
- Làm sạch và khôi phục lại vị trí kho trở về tình trạng ban đầu
Những vấn đề như hạn chế làm đục nước, ngăn ngừa ô nhiễm nước, vị trí kho
bãi, công trường… sẽ được thể hiện trong các hợp đồng với các nhà thầu nhằm đảm bảo
mức độ tác động tới nguồn nước trong giai đoạn thi công là chấp nhận được và không
để lại những ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng nước.
* Vùng lòng hồ
- Thực hiện triệt để công tác dọn lòng hồ
+ Mục đích của việc dọn lòng hồ là để đảm bảo chất lượng nước hồ sau khi tích
nước. Ngoài ra còn tại điều kiện tốt cho giao thông thủy cũng như hoạt động của nhà
máy thủy điện sau này cần thiết phải dọn lòng hồ.
+ Phạm vi thu don lòng hồ: Chủ dự án cam kết thực hiện thu dọn lòng hồ ứng
với MNDBT 475m theo tính toán để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN
08:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Diện tích thu dọn là
49,74ha.
+ Phương án thực hiện thu dọn lòng hồ
Chủ đầu tư hợp đồng với các cơ quan chuyên ngành như Chi cục Lâm nghiệp
tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai nghiên cứu thiết kế tận thu

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 106 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

49,74 ha rừng khu vực lòng hồ, thu dọn vệ sinh lòng hồ theo phương án tốt nhất không
làm ảnh hưởng đến khu vực rừng khác, việc tận thu được thực hiện đúng theo các quy
định hiện hành:
- Thực hiện công tác cắm ranh mốc lòng hồ, vạch chính xác, đánh dấu rõ ràng,
đánh dấu rõ ràng diện tích, khu vực rừng để phát quang. Có quy định, giám sát về loại
thực vật nào sẽ chặt (kích cỡ, chủng loại…) và phân loại để tận thu.
- Trên cơ sở phương án thực hiện phủ trong lòng hồ được phê duyệt trong ĐTM
và kết quả phúc tra rừng (do các đơn vị trên thực hiện) thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo
“Tiêu chuẩn thu dọn lòng hồ” – chuẩn xác lại kết quả tính toán sinh khối đưa ra tiêu
chuẩn và lập phương án thu dọn và báo cáo “kỹ thuật và dự toán thu dọn lòng hồ” – dự
toán kinh phí thu dọn lòng hồ chi tiết.
- Đơn vị thầu thu dọn lòng hồ phải tuân thủ tiêu chuẩn và phương án thu dọn
lòng hồ chi tiết được phê duyệt. Tuyệt đối không khai thác tận thu ra ngoài phạm vi
vùng hồ chứa.
- Trước khi tích nước phải tiến hành nghiệm thu công tác thu dọn lòng hồ (có thể
nghiệm thu nhiều đợt theo tiến độ xây dựng và tích nước). Công tác này có sự tham gia
của cơ quan quản lý môi trường và y tế địa phương.
+ Kế hoạch thực hiện: Chủ đầu tư cam kết thực hiện việc thu dọn lòng hồ, trong
đó chủ yếu là phối hợp với các đơn có liên quan hoàn tất việc tận thu tài nguyên rừng
trước khi tích nước hồ, cụ thể là trong năm thứ 1 thi công.
Kinh phí tạm tính: đồng.
* Xử lý bom mìn, vật nổ, chất độc hóa học
+ Mục đích: Để đảm bảo chất lượng môi trường nước và sức khỏe cũng như an
toàn của người dân và công nhân xây dựng, chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị chuyên
ngành của quân đội tiến hành: dò tìm, xử lý, bom mìn, vật nổ khu vực thi công công
trình, khu mỏ vật liệu, khu phụ trợ, trinh sát tìm kiếm, thu dọn vệ sinh chất độc hóa học
(OB) trong khu vực lòng hồ.
+ Phạm vi:
- Phần rà soát bom mìn, vật nổ bao gồm: dò phá bom mìn cạn tại mặt bằng xây
dựng khu phụ trợ, tại các bãi trữ, rà phá bom mìn sâu tại khu vực lòng hồ.
Kinh phí dự kiến: đồng
- Khảo sát và xử lý chất độc hóa học OB khu vực công trình và lòng hồ
Diện tích dò tìm, xử lý chất độc hóa học: khu vực đất ngập nước lòng hồ 49,74ha
tính đến MNDBT là 475m.
Kinh phí dự kiến: đồng

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 107 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

+ Kế hoạch thực hiện: trong năm chuẩn bị


1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn
Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn nhằm hạn chế các tác động
xấu đến môi trường bao gồm:
- Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh từ dự án.
- Thu gom và chứa các chất thải rắn hợp lý.
- Phân loại chất thải để có biện pháp xử lý phù hợp.
a. Chất thải xây dựng
Rác thải xây dựng được tiến hành thu gom và phân loại chất thải như loại đất đá,
loại Plastic, loại chất dễ phân hủy... Các loại Plastic, giấy bao bì xi măng có thể tái sử dụng.
Chất thải rắn xây dựng là các lớp đất mùn bóc tại các khu vực đào hầm, đường: các
loại đất đá thừa được thu gom và sử dụng để đắp nền đường, lót đường gia cố thân, mái đập
Một số loại chất thải rắn khác không tái sử dụng được sẽ tiến hành thu gom chuyển
về bãi chứa của địa phương sau khi đã được Chính quyền địa phương đồng ý bằng văn bản.
Xây dựng bãi tập kết vật liệu xây dựng và bãi chứa chất thải rắn tạm theo
đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, có dung tích chứa đủ lượng chất thải rắn.
b. Chất thải sinh hoạt
Tuỳ theo công tác bố trí thi công, quanh khu vực lán trại và khu xây dựng cần bố
trí các hố thu rác theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh khu vực. Các hố chôn rác này không
được nằm trong vùng ngập và vùng chịu ảnh hưởng xả lũ bởi đây là nguồn gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho nước sông, suối nếu bị ngập.
Hố chôn rác được xây dựng hợp vệ sinh, có xử lý nước rò rỉ, nền phải được
chống thấm. Định kỳ rắc vôi bột hoặc phun xịt thuốc diệt côn trùng tại khu vực bãi đổ,
khi rác được san ủi độ cao 2m cần phủ một lớp đất dày 15cm để hạn chế mùi hôi và
hoạt động của côn trùng.
Nước thải được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trong khu vực dự án. Không để các
vật liệu độc hại gần nguồn nước nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
c. Chất thải nguy hại
- Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công củ dự án như dầu hắc, các
thùng phuy chứa dầu hắc phục vụ cho công tác thi công đường giao thông, dầu mỡ thải
từ các xe chuyên chở vật liệu xây dựng, máy thi công… trước khi được thu gom bởi
các đơn vị có chức năng sẽ được phân loại theo từng chủng loại trong các bao bì thích
hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo qui định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sau đó, những chất thải này sẽ được lưu giữ trong một khu vực an toàn riêng

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 108 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

không để lẫn với chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng) và cách ly giữa các
chất thải nguy hại khác.
- Kế đến, chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận
chuyển và xử lý đúng theo đúng quy chế Quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ theo
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại và
thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại và Qui định an
toàn về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn
tỉnh Gia Lai.
- Chủ dự án sẽ thường xuyên kiểm tra, xác nhận chất thải nguy hại trong quá
trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy có đến đúng địa điểm, cơ sở theo qui
định của hợp đồng.
1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất
Trong các công trình thủy điện, ngoài diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn cho các
hạng mục công trình như: lòng hồ, tuyến đập, nhà máy và các hạng mục công trình
khác, một phần diện tích đất chỉ được sử dụng trong thời gian thi công như đường tạm,
khu lán trại… để giảm thiểu tác động đến môi trường đất, chủ dự án sẽ:
- Khôi phục nguyên trạng các khu vực chiếm dụng tạm thời.
- Phòng chống xói mòn khu vực xung quanh hồ chứa, và hạ lưu đập tràn, kênh xả
nhà máy bằng các biện pháp kỹ thuật như tiêu năng giảm độ dốc, gia cố nền, mái dốc,
tăng lớp phủ, trồng bù và đảm bảo mật độ rừng phòng hộ (kết hợp với các biện pháp
giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái).
1.2.5. Các biện pháp đối với tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
- Chủ đầu tư cam kết trồng ??????ha theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm bù
lại diện tích rừng bị mất trong lòng hồ, khu vực nhà điều hành.
- Ký kết hợp đồng với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện
việc tận thu lâm sản trong lòng hồ theo đúng quy định hiện hành.
- Bàn bạc thống nhất với chính quyền địa phương, Chi cục Lâm Nghiệp tỉnh Gia
Lai, phòng quản lý rừng huyện Đăk Đoa, Mang Yang về việc giám sát tận thu, thu dọn
lòng hồ nhằm tránh hiện tượng phá hoại các khu rừng lân cận. Đồng thời tổ chức quản
lý việc bảo vệ các khu rừng lân cận, cụ thể: phối hợp với Chi cục Lâm Nghiệp tỉnh Gia
Lai, phòng quản lý rừng huyện Đăk Đoa và Mang Yang tiến hành kiểm dọc tuyến sông
Ayun từ đập thủy điện Ayun Trung đến đập thủy điện H’Chan để kiểm tra, giám sát
việc tận thu lâm sản trong lòng hồ và để tránh việc lợi dụng quá trình thi công và tận
thu lâm sản để khai thác gỗ, săn bắt động vật tại các khu vực thi công của công trình.
Thời gian thực hiện từ khi khởi công công trình đến khi hoàn thành đi vào vận hành;
tiến hành tuần tra tuyến.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 109 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Không sử dụng các phương tiện như: nổ mìn, kích điện, các phương tiện hủy
diệt đối với các loại thủy sinh sông Ayun.
- Sử dụng các khu đất tạm chiếm dụng trong khi vực chuyển đổi mục đích cho
dự án như khu vực mặt bằng công trình, khu vực lòng hồ…để giảm bớt việc phá rừng
trong khu vực.
- Đề ra quy chế thực hiện bảo vệ môi trường và một số hình thức xử phát đối với
các sai phạm của công nhân xây dựng. Nghiêm cấm không được khai thác và sử dụng
bừa bãi các sản phẩm rừng.
- Kết hợp với Chi cục Lâm Nghiệp tỉnh Gia Lai, chính quyền địa phương và các
cơ quan chức năng giáo dục ý thức bảo vệ rừng cùng như các sản phẩm của rừng cho
công nhân xây dựng cũng như dân nhập cư tự do bằng các hình thức như tổ chức các
buổi họp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, dựng pano, áp phích cổ động cho công tác
bảo vệ môi trường …
1.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái
+ Đối với hệ động vật hoang dã sẽ tiến hành các biện pháp tích cực và chủ động sau:
- Để giảm thiểu việc mất đất hoang và nơi sống của động vật hoang dã sẽ phục
hồi nguyên trạng con đường tạm đi đến công trường.
- Trong quá trình thi công công trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên
nhiên, tránh đốt phá các vùng có hệ sinh thái tự nhiên, tránh săn bắt thú và đặt ra nội qui
hoạt động với nội dung bảo vệ môi trường; đặc biệt đối với các đối tượng động vật có
ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
+ Đối với hệ sinh thái rừng, dự án sẽ tiến hành các biện pháp tích cực và chủ
động như sau:
- Trong quá trình thi công tại các khu vực có rừng thường xanh, cần phối hợp với
chính quyền địa phương và kiểm lâm để quản lý việc khai thác diện tích rừng cần cho
công trình, không khai thác vượt diện tích cho phép; đồng thời giám sát việc phá rừng
làm rẫy, khai thác gỗ quí và các tài nguyên sinh học quí hiếm của các đơn vị lợi dụng
hoạt động trong vùng dự án.
- Tổ chức giáo dục cho công nhân lao động làm việc tại hiện trường về vai trò
của các hệ sinh thái, giá trị tài nguyên sinh học để hình thành ý thức bảo vệ môi trường
của công nhân trong giai đoạn xây dựng cũng như vận hành nhà máy.
- Sau khi hoàn thành xây dựng công trình, cần phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên
ở những khu vực đất chiếm dụng tạm thời.
- Chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên
để quản lý các khu rừng đầu nguồn phía sau đập dâng cũng như những khu rừng thường

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 110 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

xanh nằm ngoài diện tích ngập, xung quanh hồ. Bảo vệ những khu rừng còn lại kể cả
những khu rừng nghèo kiệt, không cho phát nương rẫy, canh tác nông nghiệp.
- Tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống và
ý thức cộng đồng để giảm bớt áp lực đối với môi trường nói chung cũng như hệ sinh
thái rừng nói riêng.
- Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái thuỷ sinh, đặc biệt
tại các sông suối, dự án sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
- Khi làm các tuyến đường thi công, xây dựng các công trình đập, nhà máy tránh
xả các chất ô nhiễm trực tiếp xuống các dòng sông, suối tránh gây đục nguồn nước; đặc
biệt dầu thải của các thiết bị thi công phải được thu gom triệt để. Tuyên truyền, giáo
dục công nhân xây dựng không được đánh bắt bừa bãi các loài cá trên sông suối, ý thức
bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng tổ chức tận thu các nguồn rừng trong
khu vực hồ chứa.
- Có ít nhất 3 phương pháp để di chuyển cây cối ra khu vực bị ngập:
+ Bán các nguồn rừng cho công ty khai thác gỗ theo hợp đồng khoán;
+ Tổ chức khai thác gỗ từng phần trong 2 năm thi công và sử dụng nhân lực địa
phương;
+ Để lại rừng trong khu vực nước lên xuống và khai thác gỗ sản xuất than sau khi
hồ đã bị ngập.
1.2.7. Biện pháp giảm thiểu sạt lở đường giao thông
+ Thoát nước cho hệ thống: bằng rãnh thoát nước qua đường đặt những vị trí
phân thủy. Tuỳ theo từng đoạn và lưu vực hứng nước, rãnh thoát nước được gia cố bằng
đá xây chit mạch. Các cống qua đường bằng bê tông có đường kính từ 75-100cm.
+ Tại các khu phụ trợ: có hệ thống thoát nước thải nội bộ bao gồm cống rãnh tiêu
nước để thu gom dẫn nước thải tới các vị trí tụ thủy thích hợp để xử lý sơ bộ trước khi
đổ ra sông suối trong khu vực.
1.2.8. Biện pháp giảm thiểu đối với môi trường địa chất, địa mạo
a. Khu vực đào móng các công trình chính
Việc nổ mìn đào hố móng các công trình chính đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật
khoan nổ mìn vi sai, nổ mìn om, lượng thuốc nổ tính toàn vừa đủ để phá vỡ kết cấu của
đá mà không làm cho đá văng tung tóe lên cao, không gây chấn động mạnh ảnh hưởng
đến tuyến đập, hạn chế tạo các vách đứng gây sạt lỡ, trượt đất…Để đảm bảo trong quán
trình thi công khoan nổ mìn không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, chủ đầu
tư cam kết thực hiện.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 111 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

1. Quy trình nổ mìn tuân thủ theo:


- Nghị định 39/2009/NĐCP về vật liệu nổ công nghiệp.
- QCVN 02/2008/BCT “ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp”.
2. Biện pháp nổ mìn tuân thủ theo quy trình, quy định hiện hành có sự giám sát
của cơ quan có chức năng.
3. Thực hiện nổ mìn có sự giám sát của các đơn vị chuyên trách:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.
- Cảnh sát môi trường tỉnh Gia Lai.
- Chi cục lâm nghiệp tỉnh Gia Lai.
- Phòng quản lý rừng huyện Mang Yang, Đăk Đoa.
- Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng dự án.
b. Đối với khu vực công trường, bao gồm đường giao thông, các công trình và
khu phụ trợ
- Đối với việc làm đường (khoảng 6,8 km) phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết
kế, hạ thấp độ dốc của các taluy đường. Những đoạn đường có vách cao > 10m phải
tiến hành giật cấp, tạo điều kiện, tạo thành các bậc thang cho thích hợp. Trong quá trình
sử dụng khai thác, các con đường sẽ được tu bổ, bảo dưỡng thường xuyên.
- Việc xây dựng đập cũng như các công trình phụ trợ được giám sát đúng thiết kế
theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 285-2002 công trình thủy lợi – các quy định chủ
yếu về thiết do Bộ Xây dựng ban hành.
- Thực hiện các biện pháp chống sạt lỡ trong khu vực công trình bằng cách bảo
vệ cách mái đào theo biện pháp tương tự hạng mục đào hố móng, nhằm đảm bảo an
toàn cho cán bộ, công nhân.
c. Đối với hạ du
- Thực hiện các biện pháp chống xói lở khu vực đào móng bảo vệ mái đào bằng
cách phun vữa bê tông, khoan néo anke mái đá, trồng cỏ trên mái đất, xây rãnh thoát
nước mưa.
- Có chế độ theo dõi, quan trắc thường xuyên diễn biến của dòng chảy để có biện
pháp xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.
- Thực hiện thu gom và xử lý chất thải tại bãi đạt các tiêu chuẩn hiện hành,
không để nguyên vật liệu xây dựng đổ vào sông.
- Công trình xả lũ lòng sông tiêu năng bằng mũi phun nhằm giảm thiểu xói lở hạ
lưu công trình.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 112 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Trong phạm vi 200m chiều dài dưới đập tiến hành biện pháp giảm xói lở bằng
cách phun bê tông hoặc xây kè đá.
Tiện độ: trong năm thứ 2 thi công
1.3. Trong giai đoạn vận hành
1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí và vi khí hậu
a. Kiểm soát hoạt động lưu thông trong khu vực dự án
Để giảm thiểu tác động do giao thông vận tải của các xe và canô gây ra đến mức
thấp nhất, Chủ dự án áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật như sau:
- Biện pháp quản lý: Các phương tiện giao thông vận tải lưu thông trong khu vực
dự án phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật xe, cũng như các yêu cầu khác về vận chuyển.
- Biện pháp kỹ thuật: Phương tiện giao thông phải chở đúng trọng tải yêu cầu và
chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về xe lưu thông trên đường phố, cũng như qui
định an toàn về vận chuyển.
b. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Khi dự án công trình thủy điện đi vào hoạt động thì bộ phận phát sinh ra tiếng ồn
là gian đặt máy phát điện và gian đặt tua bin. Để giảm bớt độ ồn tại các gian này, nhà
máy cần có các biện pháp bảo dưỡng máy móc, thường xuyên bôi trơn các khớp, các bộ
phận chuyển động của máy móc thiết bị để giảm bớt độ ồn, đảm bảo năng suất làm việc
và sức khỏe của công nhân, đồng thời chống được sự mài mòn do ma sát; có phòng điều
khiển vận hành riêng, cách ly với gian đặt máy.
- Tăng trọng lượng móng và máy giảm tiếng ồn dao động. Việc bố trí máy móc
thiết bị gây ồn hợp lý trong khu vực sẽ giảm được sự cộng hưởng tiếng ồn.
- Đối với thiết bị quá ồn thì có thể dùng vật liệu hút âm bao bọc che phủ.
- Công nhân làm việc tại nơi có tiếng ồn lớn thì phải được trang bị sử dụng các
dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai.
1.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
a. Bảo đảm chất lượng nước hồ, ngăn ngừa phú dưỡng hóa
- Khi đi vào hoạt động, lượng nước rò rỉ từ hệ thống công nghệ và thấm qua
phần xây dựng nhà máy ở các tầng dưới có lẫn khá nhiều dầu mỡ bôi trơn máy móc,
dầu điều tốc rơi vãi và lẫn vào trong nước ảnh hưởng đến môi trường nước mặt. Để
giảm thiểu ô nhiễm lượng nước có lẫn dầu mỡ này, chúng tôi đề xuất phương án xử lý
bằng bể tách dầu lắng cát như sau:

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 113 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Hình 1 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống bể tách dầu mỡ


Thuyết minh hệ thống: Nước thải được tập trung lại chảy vào hố thu cặn (1). Tại
bể này, dầu mỡ nhẹ hơn nổi lên trên và được chảy qua hố thu dầu (2) ở phía trên, cát và
các chất rắn có trọng lượng lớn hơn sẽ lắng xuống đáy bể (1). Tại hố thu dầu (2), phần
dầu nhẹ nổi lên trên mặt và định kỳ sẽ được vét bằng xô hoặc dùng bơm dầu đặt tại vị
trí nắp bể hút lên. Phần nước sạch ở phía dưới bể (2) sẽ được chảy ra ngoài theo dòng
chảy tự nhiên qua ống thông bên cạnh. Phần dầu thu được có thể bán cho các cơ sở sản
xuất khác tái sử dụng.
- Tiến hành thu dọn lòng hồ chứa đúng qui trình và đạt yêu cầu khi tiến hành
ngăn dòng chảy.
- Khai thác hợp lý diện tích bán ngập, không cho phép hình thành các nhà hang,
nhà nghỉ cơ sở chế biến nông lâm sản gần khu vực hồ chứa (tương tự như hồ
Dầu Tiếng).
b. Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
Theo ước lượng nước thải sinh hoạt sinh ra khoảng 6,4 m3/ngày đêm. Riêng
nước thải từ toilet khoảng 2,8m3/ngày đêm. Lượng nước thải này được xử lí bằng bể tự
hoại 3 ngăn không thấm đất. Tại hệ thống bể này, nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai
quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước sau khi ra khỏi bể tự hoại sẽ được dẫn qua ống
thoát ra môi trường theo nguyên lý tự chảy.
Dung tích bể tự hoại thường được xác định theo công thức:
W = Wn + Wc
Trong đó: Wn: Thể tích nước của bể, m3.
Wc: Thể tích cặn của bể, m3.
Trị số Wn có thể lấy bằng 1-3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm tùy thuộc vào

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 114 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Chọn Wn=Qn=3m3


Trị số Wc được xác định theo công thức:
Wc = [a.T(100-W1)b.c].N/[(100-W2).1000] (m3) ; Trong đó:
a: Lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày (0,5-0,8 l/người/ngày
đêm), lấy a = 0,65
T: Thời gian giữa 2 lần lấy cặn, ngày; 365 ngày.
W1, W2: Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men, %;tương ứng bằng
95%, 90%
b: Hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7.
c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn (20%), lấy bằng 1,2.
N: Số người mà bể phục vụ, lấy N=80
Tổng thể tích của bể tự hoại tối thiểu là: W = 19 m3.
Sơ đồ mặt cắt của bể tự hoại 3 ngăn được thể hiện như sau:

Ghi chú :
I- Ống nước vào
II- Ống nước ra
III- Ống thoát khí
IV- Nắp vệ sinh
1. Ngăn chứa
2. Ngăn lên men
3. Ngăn lắng cặn
4. Ngăn lọc theo ống dẫn qua
hệ thống xử lý và ra môi trường

Hình 2: Sơ đồ mặt cắt của bể tự hoại 3 ngăn


1.3.3. Biện pháp phục hồi các khu bãi thải - kỹ thuật đắp lớp đất
Đất bề mặt bóc dỡ tại một số vị trí công trình, sỏi, đất từ khu vực đường phải
được phân loại trước khi tập kết vào các bãi thải. Trong lúc tập kết các chất thải sẽ đổ
một lớp chất thải xen kẽ bằng một lớp đất. Làm điều này để sau này khi trồng phủ thực
vật lên trên thì rễ cây sẽ xuyên qua nhiều tầng đất, chất thải để ổn định được các lớp
chất thải nói chung. Hầu hết đất bóc dỡ tại các vị trí thi công sẽ dùng để phủ lên trên
cùng. Những gờ đất cần được trồng phủ thực vật ngay. Tại những khu vực rãnh và hẻm
núi cần phải gieo hạt của những loài thực vật phát triển nhanh. Nếu như sườn núi rất
dốc có thể dùng một số các cành giâm có rễ phát triển nhanh để trồng bổ sung vào với
một số cây giống khác. Một lựa chọn khá tối ưu ở đây là trồng cỏ vetiver với vai trò hạn

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 115 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

chế sạt lở, xói mòn đất đã được áp dụng ở nhiều công trình trên khắp cả nước, đặc biệt
là khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
1.3.4. Biện pháp chôn lấp, xử lý chất thải sinh hoạt và xây dựng
Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV làm việc tại nhà máy thủy điện chứa chủ
yếu là các chất hữu cơ (chiếm 80%) và một số loại khác như: nhựa, giấy, cao su,
thủy tinh vỡ,... Rác thải sinh hoạt có thể gây tác động lớn tới môi trường khu vực dự án
trong giai đoạn xây dựng. Vì vậy, ban quản lý dự án sẽ kết hợp với tổ vệ sinh môi
trường của huyện Mang Yang va Đăk Đoa tiến hành thu gom, vận chuyển và chôn lấp
toàn bộ lượng rác này theo đúng quy trình công nghệ của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Đồng thời chịu trách nhiệm xác định vị trí và xây dựng bãi chôn lấp rác thải. Bổ sung
thiết bị thu gom rác như: xe đẩy tay, thùng đựng rác, chổi, xẻng… có thể tận dụng các
bãi vật liệu đất đá sau khi khai thác xong để làm bãi thải vì vật liệu đất đá có khả năng
chống thấm tốt, thuận lợi cho việc xử lý nền bãi rác.
1.3.5. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất
Dự án sẽ áp dụng một số giải pháp để hạn chế sự ô nhiễm đất như sau:
- Tính toán chế độ điều tiết dòng chảy phù hợp theo từng mùa để đảm bảo hệ sinh
thái khu vực hạ lưu. Bên cạnh đó, đưa ra các biện pháp thu dọn lòng hồ, trước khi tích
nước vào hồ nhằm đảm bảo chất lượng nước theo quy định hiện hành. Việc thực hiện dự
án sẽ có tiềm năng làm gia tăng xói mòn đất, gây ô nhiễm nước hồ và bồi lắng lòng hồ.
Vì vậy, vấn đề này sẽ được điều tra cẩn thận nhằm đảm bảo khai thác vùng đất một cách
hợp lý và bền vững. Mặt khác, tăng cường các biện pháp quản lý tài nguyên và môi
trường khi dự án đi vào vận hành sẽ giảm thiểu quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên
trong khu vực.
- Thực hiện chương trình kiểm tra chất lượng đất. Nếu hàm lượng dầu trong đất
cao, tiến hành xúc lớp đất mỏng nhiễm dầu trên bề mặt, phơi khô và thuê đơn vị có
chức năng xử lý (tiêu hủy, đốt) đúng qui định.
- Hiện tượng bồi lắng bùn cát, phù sa vào hồ là do các dòng chảy thể rắn dưới
dạng phù sa hay cát sỏi di đẩy vào hồ, đập ngăn lại gây ra bồi lắng lòng hồ. Hiện tượng
này dẫn đến giảm chất lượng nước vào tua bin, nước có lẫn cát sỏi làm giảm dung tích
hữu ích của hồ và gây xói mòn ở hạ lưu. Chúng tôi nghiên cứu và đề ra một số biện
pháp khắc phục như sau:
+ Kiến nghị và kết hợp với Cơ quan quản lý rừng phòng chống các trường hợp
phá rừng đầu nguồn và ven hồ. Bởi vì khi rừng đầu nguồn bị suy giảm thì dòng nước
chảy dễ mang theo đất cát, sỏi đá gây nên sạt lở, xói mòn. Đồng thời, phải thực hiện
trồng cây gây rừng đầu nguồn và ven hồ. Biện pháp này còn có tác dụng bảo vệ nguồn
nước ngầm trong khu vực. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần chú ý đến kỹ thuật

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 116 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

canh tác nông - lâm nghiệp vì khu vực rừng đầu nguồn và ven hồ trực tiếp ảnh hưởng
đến tuổi thọ phục vụ của hồ và chất lượng nước trong hồ.
+ Theo dõi thường xuyên để có kế hoạch xả cát qua cống ngầm dưới đập.
1.3.6. Các vấn đề điều tiết dòng chảy
Việc điều tiết dòng chảy nên tuân thủ các quy định điều phối và thông tin kịp
thời cho dân cư vùng hạ lưu (quá trình xả nước, xả lũ từ hồ…) nhằm bảo đảm an toàn
cho các công trình phía vùng hạ lưu.
Kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống dự báo khí tượng thủy văn diện rộng với hệ
thống dự báo khí tượng thủy văn khu vực nhằm dự báo lũ cho nhà máy, phòng chống lũ
vùng hồ. Một số biện pháp cụ thể được đề nghị như sau:
- Dự báo khí tượng thủy văn: kết hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực nhằm
dự báo dài hạn (dự báo năm nhiều nước hoặc có khả năng xuất hiện lũ đặc biệt lớn) và
dự báo ngắn hạn (kết hợp với thông tin bão, dự báo lưu lượng đến hồ trên cơ sở số liệu
mạng lưới trạm đầu nguồn).
- Quy trình xả lũ: có quy trình điều tiết hồ tối ưu nhưng có dự phòng nhằm đạt
được sản lượng điện tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Ưu tiên xả trước nếu được dự
báo khả năng xuất hiện lũ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng công trình: kiểm tra thường xuyên đập và các hạng mục
khác nhằm sớm phát hiện khe nứt, dịch chuyển đập và những biểu hiện đặc biệt báo
trước khả năng mất an toàn của công trình.
- Biện pháp ứng cứu khi xảy ra lũ: gửi công văn thông báo (thời gian, mức
nước…) tới các cơ quan và chính quyền địa phương liên quan, thông báo kịp thời và
rộng rãi qua phương tiện truyền thông đến dân cư và các công trình phía hạ lưu về tình
hình xả nước của công trình. Trước khi xả lũ qui ước thông tin bằng các hồi còi hú cảnh
báo cho người dân địa phương khu vực hạ lưu.
- Chủ đầu tư kết hợp với các cơ quan địa phương có liên quan thường xuyên
kiểm tra tình hình sử dụng nguồn nước phía hạ lưu.
1.3.7. Chống xói mòn bề mặt trên lưu vực hồ chứa
Để giảm sự bồi lắng lòng hồ, tăng tuổi thọ công trình, ngoài các biện pháp kỹ thuật
chống xói mòn bề mặt (cơ cấu cây trồng, trồng cây theo đường đồng mức...) đảm bảo tỷ lệ
che phủ rừng khu vực thượng nguồn sông cũng như chất lượng rừng, dự án sẽ trồng bù
toàn bộ diện tích rừng bị ngập tại khu vực thượng lưu và các khu vực được đề xuất bởi Chi
cục Lâm Nghiệp tỉnh Gia Lai. Trong thời gian thi công cũng như vận hành công trình cấm
chặt phá rừng. Nên trồng cây gây rừng ven bờ hồ, giữ đất tránh hiện tượng sạt lở.
Nghiên cứu xây dựng quy trình khai thác vùng bán ngập, quản lý và hướng dẫn

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 117 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

việc canh tác trên vùng bán ngập đúng quy trình.
Việc xả nước sau đập và hạ du nhà máy xuống lòng sông suối với sẽ được tính
toán và xây dựng nhằm giảm tác động gây xói lở khu vực hạ lưu do các công trình
tiêu năng.
Ưu điểm: việc đưa ra các biện pháp chống xói lở có xem xét đến địa hình khu
vực dự án và hạ lưu, tham khảo thực tế mô hình trồng cây chống xói lở của một số dự
án thuỷ điện đang vận hành như thuỷ điện Dầu Tiếng, Yaly... Các biện pháp này sẽ hạn
chế đến mức tối đa khả năng xói lở bề mặt lưu vực hồ chứa từ đó hạn chế tối đa sự bồi
lắng lòng hồ và tăng tuổi thọ công trình.
Khuyết điểm: địa hình khu vực dự án và hạ lưu có độ dốc lớn vì vậy
khả năng xói lở bề mặt cao và cuốn theo đất cát gây bồi lắng lòng hồ là không thể
tránh khỏi.
Mức độ khả thi và hiệu quả: việc chống xói lở bề mặt nếu được thực hiện sẽ góp
phần giảm sự bồi lắng lòng hồ, hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
1.3.8. Duy trì dòng chảy sau đập
Khi công trình thủy điện Ayun Trung đi vào vận hành sẽ làm thay đổi chế độ thủy
văn, dòng chảy môi trường của đoạn sông Ayun từ tuyến đập đến cửa xả nhà máy khoảng
3km, đồng thời làm biến đổi chế độ dòng chảy và suy thoái hệ sinh thái thủy sinh.
Dòng chảy tối thiểu phải bao gồm:
- Dòng chảy duy trì dòng sông, đoạn sông: Là dòng chảy đảm bảo ở mức nước
thấp nhất về lượng để duy trì sự liên tục của dòng chảy trong sông, mức dòng chảy phải
đảm bảo không được thấp hơn mức dòng chảy nhỏ nhất đã xảy ra trong chuỗi số liệu
quan trắc trong điều kiện dòng sông/đoạn sông chưa có công trình điều tiết trên sông;
- Dòng chảy duy trì sự phát triển bình thường của hệ sinh thái: Được xác định là
dòng chảy cần thiết để đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thuỷ sinh trên
lưu vực sông hay trên hệ thống sông, bao gồm hệ thống dòng chảy, vùng đất ngập nước,
vùng cửa sông và ven biển; đồng thời để đảm bảo nhu cầu sinh kế cho cộng đồng phụ
thuộc vào những hệ sinh thái này;
- Dòng chảy duy trì mức tối thiểu cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước: Là
dòng chảy đảm bảo ở mức thấp nhất về lượng và thời gian cho các hoạt động sử dụng
nước của các ngành theo thứ tự ưu tiên được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
Để đảm bảo duy tri dòng chảy môi trường của sông, nước phục vụ dân sinh (sinh
hoạt, nông nghiệp…) trên đoạn sông này chủ dự án dự kiến thường xuyên xả 1 phần
nước sông Ayun xuống phần hạ lưu sau đập
 Xác định nhu cầu sử dụng nước

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 118 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

1.3.9. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái nông lâm nghiệp
Như đã phân tích ở trên, dễ dàng thấy rằng những tác động của công trình thủy
điện đến tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái nông lâm nghiệp là rất quan trọng. Các
hồ tích nước lâu ngày nên có nhiều loại cỏ, bèo, rong, tảo,... phát triển trong hồ, chúng
làm giảm chất lượng nước vào tua bin, ảnh hưởng đến đời sống của cá và các thủy sinh
vật khác. Để hạn chế tác động này, chúng tôi đề xuất các biện pháp như sau:
- Định kỳ cho công nhân dọn cỏ dọc xung quanh bờ các hồ chức nước, vớt bèo,
rong, tảo dùng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm khí sinh vật nhằm tạo cho mặt hồ
thông thoáng, tăng khả năng chiếu sáng xuống lòng hồ.
- Đối với hiện tượng săn bắt thú vật, đánh bắt cá không có tổ chức, tình trạng
làm ô nhiễm nước hồ do hoạt động của những người dân tự do, đề nghị các cơ quan
chức năng kết hợp cùng với cơ quan quản lý rừng tại địa phương và Chủ đầu tư nghiên
cứu và kiểm soát các luồng giao thông để giảm bớt tác động tiêu cực này.
2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
2.1. Trong giai đoạn thi công
2.1.1. Vệ sinh môi trường, an toàn lao động
Ngoài các phương pháp phòng chống, khống chế ô nhiễm, dự án còn thực
hiện các phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm đến con
người, như sau:
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho toàn bộ CBCNV thực
hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho CBCNV như: quần áo, găng tay, khẩu
trang, giày, nút bịt tai…
- Trong giai đoạn vận hành, cần tuyệt đối tuân thủ các quy định quy phạm về sử
dụng, vận hành, bảo quản các thiết bị điện, thiết bị áp lực, kho chứa hoá chất…
- Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn lao động.
- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khoẻ cho
công nhân.
- Nghiên cứu chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân.
- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn vi khí hậu cũng như các loại hơi khí độc khác và điều
kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
2.1.2. Bảo vệ cảnh quan
- Bố trí các hạng mục công trình, khu vực lưu trữ thiết bị, nhiên liệu có khả năng
cháy nổ tại các vị trí phù hợp.
- Định kỳ thực hiện công tác giám sát tại các khu vực trên nhằm phát hiện kịp
thời các nguy cơ xảy ra chát nổ và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 119 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Trang bị các phương tiện ứng cứu sự cố khẩn cấp, đảm bảo các trang thiết bị đó
luôn ở trong điều kiện sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết;
- Ban hành và phổ biến các nguyên tắc, quy định về phòng chống cháy nổ cho
các công nhân.
- Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường cũng như quy định
việc lành mạnh hóa lối sống, tư tưởng trong cộng đồng công nhân.
2.2. Trong giai đoạn vận hành
2.2.1. Đối với vấn đề động đất
Theo báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất dự án thủy điện An Khê – Kanak
(công trình thủy điện lớn nhất nằm trong khu vực) của Viện Vậy lý địa cầu thì chỉ có
động đất với M≥ 5 độ Richter ở gần khu vực công trình. Trên lãnh thổ Việt Nam niu
chung và miền Nam Việt Nam nói riêng những động đất như vậy chỉ xảy ra ở những hệ
đứt gãy sâu, phân chia các đơn vị cấu trúc địa chất chính đang hoạt động. Trong khu
vực nghiên cứu 12-140 Bắc đến 107-1100 Đông, chỉ có 02 tâm động đất năm 1970 và
1972 có M = 5,3 độ Richter nhưng đều nằm cách tuyến đập Ayun Trung khoảng 30 km
thuộc đứt gãy Iasir – sông Ba.
Trong quá trình thiết kế công trình dự án thủy điện Ayun Trung, đơn vị tư vấn
thiết kế Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng thủy điện đã đưa ra phương án thi công
các hạng mục công trình của dự án chịu được mức độ động đất này với hệ số an toàn
theo quy định TCVN 285-2002/BXD.
Ngoài ra, với dung tích của hồ chứa thủy điện Ayun Trung có dung tích hữu ích
của hồ nhỏ, dao động mực nước trong hồ không đáng kể. Sau khi tích nước hồ chứa đến
mức mực nước dâng bình thường 470, mực nước chết 468m thì dung tích toan bộ hồ
chứa là 2.409.000 m3, dung tích hữu ích 542.000 m3 nên ảnh hưởng đến sự cố vỡ đập là
nhỏ.
Vì vậy, khả năng công trình bị phá hủy do động đất kích thích, vỡ đập khó xảy
ra. Tuy nhiên để theo dõi chấn động trong khu vực công trình chủ dự án sẽ lắp đặt các
thiết bị quan trắc động đất tại khu vực đập, để theo dõi và thông báo kịp thời nếu có
hiện tượng bất thường, đảm bảo an toàn cho cán bộ nhà máy và người dân trong khu vực.
2.2.2. Chống xói mòn bề mặt
Để giảm sự bồi lắng lòng hồ, tăng tuổi thọ công trình cần duy trì và kiểm tra đảm
bảo tỷ lệ che phủ rừng khu vực thượng nguồn. Cần trồng cây ven bờ hồ, giữ đất tránh
hiện tượng sạt lở.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai để bảo vệ rừng phòng hộ đầu
nguồn cũng như trồng mới, phủ kín đất trống đồi trọc đảm bảo cân bằng hệ sinh thái rừng.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 120 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Trang bị hệ thống lưới chắn ngay cửa lấy nước vào tua bin để ngăn các loại rác,
bèo, rong, tảo, cỏ, cây gỗ các loại đi vào tua bin.
- Căn cứ vào điều kiện thủy văn sông Ayun cũng như dòng chảy năm và chế độ
phân phối dòng chảy trong năm, Chủ dự án đã thực hiện tính toán, lựa chọn các thông
số chuẩn để thực hiện điều tiết chế độ dòng chảy.
2.2.3. Phòng chống sự cố môi trường
* Sự cố cháy nổ
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về phòng
chống cháy nổ và an toàn lao động sẽ góp phần hạn chế các sự cố, rủi ro trong quá trình
vận hành. Dưới đây là các yêu cầu cụ thể.
- Hệ thống phòng cháy của khu vực dự án phải được thiết kế theo tiêu chuẩn an
toàn PCCC (theo TCVN 5307-1991 và TCVN 5684-2003)
- Hệ thống phun bọt (sử dụng loại AFFF 3%) được lắp đặt cố định từ trạm bơm
nước chữa cháy.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin báo động .
- Kiểm tra thường xuyên các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý
nước thải, hệ thống thông tin, báo động…
- Máy móc, thiết bị phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ một
cách khoa học nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành.
* Đối với sự cố vỡ đê quai, vỡ đập
- Sự cố vỡ đê quai, vỡ đập rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để phòng ngừa vỡ
đập, tần suất và mực nước lớn nhất thiết kế của công trình đã được xác định theo tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002 và Nghị định 209/2004/NĐ-CP của
Chính Phủ. Ngoài ra, trong quá trình thi công cần kiến nghị các biện pháp xử lý tác
động do các đứt gẫy và phá hủy kiến tạo gây ra đối với tuyến đập.
- Để nhận định phạm vi sơ tán khi vỡ đập hoặc xả các lưu lượng lũ qua tràn
khác nhau, xác định xói lở và biện pháp gia cố bờ ở hạ lưu trong giai đoạn thiết kế kỹ
thuật tiếp tục tính toán kiểm tra lũ và kiểm tra bố trí tràn để xả khi có lũ kiểm tra
P=0,2%. Xây dựng mô hình thủy lực tràn để kiểm tra và điều chỉnh thiết kế tràn, xác
định đường mặt nước sông ở các đoạn thượng và hạ lưu đập theo các cấp lưu lượng
khác nhau.
- Thường xuyên phổ biến cho nhân dân các quy định về an toàn cần thực hiện,
tổ chức thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp phải xả lũ lớn. Kiểm tra
thường xuyên các công trình có liên quan đến việc xả tràn như hệ thống đóng
mở tràn.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 121 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Đối với sự cố vỡ đập liên hoàn, do thủy điện Ayun Thượng 1A nằm ở
thượng lưu, tiếp đến là thủy điện Ayun Trung và hạ lưu thủy điện H’Chan. Chủ đầu
tư kiến nghị các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương hợp tác giúp đỡ sớm
nghiên cứu và phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Ayun. Chủ đầu
tư cam kết tuân thủ đúng quy định điều phối nhằm đảm bảo an toàn cho công trình
và dân của vùng hạ du, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của có thể xảy ra.
* Thực hiện các biện pháp quản lý an toàn đập
Trong quá trình vận hành hồ chứa, Chủ đầu tư – Công ty CP đầu tư xây dựng
thủy điện Quốc Cường sẽ tuân theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập và các nội dung trong quy trình vận hành. Cụ thể:
- Tuân thủ quy trình điều tiết hồ chứa, quy định việc tích nước, xả nước hồ,
trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp.
- Tuân thủ quy trình thao tác, vận hành van. Nghiêm cấm người không có
thẩm quyền ra lệnh và cưỡng ép vận hành. Nghiêm cấm việc thao tác vận hành công
trình trái quy định; chỉ người có trách nhiệm mới được vận hành công trình.
- Thực hiện vận hành thử cho các cửa van không thường xuyên vận hành hoặc
ở trong thời kỳ không thường xuyên, kể cả cửa van dự phòng
- Phải ghi chép việc vận hành, vận hành thử các van các công trình vào sổ
theo dõi vận hành công trình.
- Thực hiện duy tu, bảo dưỡng đập. Kiểm tra định kỳ trước và sau các mùa
mưa lũ. Hàng năm, chủ dự án sẽ lập và gửi báo cáo cho Bộ Công thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan theo quy định về hiện trạng
an toàn đập.
- Tổ chức kiểm định an toàn đập theo định kỳ.
* Kế hoạch ứng cứu sự cố môi trường
Trong trường hợp khi có sự cố môi trường xảy ra như vỡ đập, kênh dẫn nước…
thì chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền và các ban ngành địa phương thực hiện các
biện pháp như sau:
- Xác định phạm vi và vị trí theo mức độ ảnh hưởng khi có sự cố xảy ra.
- Căn cứ tình hình lũ lụt và mức độ nghiêm trọng ở từng địa phương để quyết
định tình huống khẩn cấp nhằm tập trung mọi khả năng, lực lượng, nhân tài, vật lực tại
chỗ để ứng cứu tính mạng người dân. Đặc biệt, các phương tiện tàu, thuyền, ô tô, các
phương tiện kỹ thuật, để tổ chức vớt và di chuyển đồng bào về nơi an toàn.
- Những vùng bị ngập không thể di chuyển hết được, phải tổ chức các đội đặc
nhiệm đưa lương thực, thuốc men cứu đói cho đồng bào.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 122 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

- Huy động lực lượng quân đội, công an, cơ quan, xí nghiệp, dân quân tự vệ
tập trung sức và phương tiện để bảo vệ, tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ gìn trật
tự, an ninh và xử lý thật nghiêm những phần tử lợi dụng lúc khó khăn này để trộm
cắp và gây rối.
- Tổ chức cung cấp tốt lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... kiên quyết
đấu tranh với những phần tử lợi dụng lúc khó khăn để trục lợi, nhất là ở những điểm
đồng bào sơ tán, những nơi xe cộ bị ách tắc ở các địa phương bị ảnh hưởng.
- Huy động lực lượng vũ trang, các quân binh chủng không quân, hải quân
cùng với lực lượng công an phối hợp hỗ trợ các địa phương trong việc cứu trợ.
- Khẩn trương chuẩn bị lương thực, thuốc men, tấm lợp... để hỗ trợ nhân dân
ổn định đời sống khi nước rút. Triển khai lực lượng để khôi phục thông suốt các
tuyến đường giao thông, điện, thông tin liên lạc... để khôi phục sản xuất và đời sống
của nhân dân.
* Thực hiện biện pháp bảo vệ hồ chứa
Trước khi tích nước vận hành hồ chứa, Chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị địa
chính xác định, cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đê đập theo quy định tại
điều 25 Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; chịu trách nhiệm đảm bảo an
toàn đập và phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Tất cả các biện pháp đề ra phải thực hiện theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP
ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và
môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
* Các biện pháp an toàn khi vận hành hồ chứa
Để đảm bảo an toàn cho dân cư địa phương đơn vị vận hành nhà máy thủy điện
Ayun Trung sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về việc xả lũ, phải thông
báo kịp thời để có thể hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra. Lắp đặt
hệ thống báo động cho dân ở hạ du khi nhà máy thuỷ điện khởi động. Hệ thống này
cũng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, liên quan đến việc xả đột xuất một
lượng nước lớn.
Ngoài ra, để đảm bảo những biện pháp giảm thiểu trên được thực hiện và có
điều chỉnh phù hợp, sẽ có chương trình giám sát và quản lý môi trường được thực hiện
trong suốt quá trình xây dựng và vận hành.
Cơ quan quản lý vận hành sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan địa phương trong
việc vận hành thông báo xả lũ trong quá trình thi công cũng như trong giai đoạn vận
hành để đảm bảo thông tin đến kịp thời và đầy đủ đối với tất cả các hộ dân liên quan.
Trong trường hợp xả lũ làm thiệt hại đến hoa màu hoặc cơ sở vật chất bên chủ

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 123 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

đầu tư có trách nhiệm bồi thường.


2.2.4. Phương án trồng cây xanh
Cây xanh có nhiều tác dụng như che nắng, hút bực xạ mặt trời, hút bụi, hấp thu
các hơi khí độc, giảm thiểu sự lan truyền ồn, đồng thời tạo cảm giác êm dịu, tăng thẩm
mỹ cảnh quan.
Trồng cây xanh, thảm cỏ có thể giảm nhiệt độ khu vực thấp hơn 1-30C, tăng hàm
lượng oxy, che chắn được 40-60% bức xạ mặt trời, giảm tốc độ gió từ 10 - 60%.
Một số loại cây có khả năng giữ bụi tốt như cây phượng, liễu… và có thể giảm
nồng độ bụi trong không khí từ 20-65%. Trồng cây xanh và thảm cỏ còn có tác dụng
hạn chế nguồn bụi bay ra từ đất đến các khu vực dân cư.
Cây xanh có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại (SO2, CO, CO2, NO2, H2S…),
bụi hơi chì, bụi vi sinh, các phần tử kim loại nặng. Nhìn chung, cây xanh có thể giảm ô
nhiễm chất khí độc hại trong môi trường là 10 - 35%. Ngoài ra, cây xanh còn có thể hút
các chất ô nhiễm độc hại trong đất, đặc biệt là các kim loại nặng.
Cây xanh sẽ được trồng xung quanh tường rào, trồng cây xanh thành từng cụm
trong khuôn viên nhà máy, các khu vực khác được quy hoạch phát triển trồng rừng.
Bên cạnh việc đền bù diện tích rừng bị chiếm dụng do hoạt động của dự án
(34,04 ha), chủ dự án cũng sẽ xây dựng kế hoạch trồng rừng phòng hộ xung quanh khu
vực hồ chứa, khu vực bãi thải và các bãi đất trống đồi trọc vùng thượng lưu vừa phát
huy tác dụng giữ nước vừa trả lại cho địa phương vùng diện tích rừng bị mất nhằm tận
dụng tối đa diện tích đất trống. Dự kiến các loài cây được chọn lọc để trồng rừng là
bạch đàn, keo lá tràm, thông 3 lá… cùng với một số loài cây bản địa, cây tạo cảnh quan
khác như: sao đen, lim xanh, si, bằng lăng...
2.2.5. Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp quản lý và kỹ thuật đã được trình bày ở trên nhằm phòng
chống ô nhiễm đến các thành phần môi trường, Công ty còn quan tâm đến một yếu tố
không kém phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đó là ý thức của con người
về môi trường.
Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ đề xuất chế độ khen thưởng cho những cá nhân có
ý thức bảo vệ môi trường hoặc kỷ luật nếu vi phạm các quy định về môi trường.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 124 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

1. Danh mục các công trình xử lý môi trường


Theo trình bày tại chương IV, các hạng mục công trình xử lý môi trường gồm có:
1. Hệ thống bể lắng cát tách dầu.
2. Công trình vệ sinh, xử lý nước thải sinh hoạt.
3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
4. Công trình trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án.
5. Công trình xử lý chất thải rắn.
Tổng chi phí đầu tư cho các hạng mục công trình xử lý môi trường như sau:
Bảng 3454: Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường
Đơn Số
TT Tên Đơn giá Thành tiền
vị lượng
Công trình vệ sinh và xử lý nước thải
1 Cái 03 10.000.000 30.000.000
sinh hoạt
2 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Bộ 01 100.000.000 100.000.000
3 Trồng cây xanh (tạo cảnh quan) 100.000.000 100.000.000
Công trình thu dọn và xử lý chất thải
4 Năm 60.000.000 60.000.000
rắn, rác thải
Xây dựng các bảng nội quy, bảng
5 cấm quy định về môi trường, an toàn 30.000.000 30.000.000
giao thông
6 Phòng chống mối 50.000.000 50.000.000
7 Hệ thống bể tách dầu mỡ Bể 01 150.000.000 150.000.000
Hệ
8 Hệ thống thu gom nước mưa 01 200.000.000 200.000.000
thống
9 Chi phí đền bù và trồng rừng 1.000.000.000 1.000.000.000
10 Chi phí rà soát bom mìn 50.000.000 50.000.000
02
11 Kinh phí giám sát môi trường Năm 20.000.000 40.000.000
lần/năm
Chi phí tập huấn nâng cao năng lực cho
12 Năm 50.000.000 50.000.000
công tác bảo vệ và nhân viên bảo vệ
Kinh phí dự phòng hằng năm
13 Năm 200.000.000 200.000.000
(ứng phó sự cố môi trường)
Tổng cộng 2.060.000.000
Bằng chữ: Hai tỷ sáu mươi triệu đồng

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 125 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường


2.1. Chương trình quản lý môi trường
Bảng 355: Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý môi trường
STT Đơn vị Trách nhiệm chính
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đã đề xuất cho
Các nhà thầu
1 giai đoạn xây dựng.
xây dựng
Báo cáo đến BQLDA việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
Giám sát và đánh giá việc thực hiện theo các thông số quan
Nhóm Quản lý môi
2 trắc đề xuất cho giai đoạn xây dựng..
trường của BQLDA
Báo cáo đến BQLDA.
- Thực hiện giám sát và đánh giá chất lượng môi trường dựa
trên các thông số quan trắc được đề xuất trong báo cáo.
- Thực hiện các cuộc họp tham vấn cộng đồng để ghi nhận các
3 Giám sát độc lập
ý kiến phản hồi và đánh giá của người dân địa phương về kế
hoạch quản lý môi trường của dự án.
- Báo cáo đến BQLDA.
Giám sát và đánh giá việc thực hiện biện pháp giảm thiểu tác
4 Sở TN&MT động đã đề xuất trong các giai đoạn thông qua báo cáo của
BQLDA và kết quả kiểm tra thực tế.
a. Trong quá trình thi công dự án
 Tổ chức thi công hợp lý theo phương châm làm đến đâu gọn đến đấy.
 Yêu cầu chủ phương tiện vận tải tham gia thi công phải có bản đăng kiểm xe, lái
xe phải có bằng lái xe, cam kết không chở quá tải trọng cho phép.
 Yêu cầu đơn vị tham gia thi công phải có nội qui an toàn lao động, trang bị đủ
phương tiện bảo hộ cho công nhân. Xây dựng tốt nội qui sinh hoạt và tổ chức quản lý
công nhân của mình.
 Không vận tải và vận hành các máy đào, máy xúc, xe lu, máy đóng cọc vào các
giờ ban đêm.
b. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
 Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng như những
qui định của tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.
 Xây dựng các quy định, đặt bảng cấm cho từng khu vực khác nhau trong phạm
vi dự án.
 Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ giám sát,
thanh tra môi trường khu vực dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 126 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Bảng 366: Tóm tắt kế hoạch quản lý môi trường


Tác động môi Chịu trách
Biện pháp giảm thiểu Địa điểm
trường/các vấn đề nhiệm
A. Giai đoạn thiết kế
(i) Các tác động của dự án đến nguồn nước mặt khu
Toàn bộ
vực, các năng lực kiểm soát sẽ được nâng cao cùng
Chất lượng nước khu vực Chủ dự án
với kiểm lâm, ban quản lý rừng.
dự án
(ii) Giám sát chất lượng nước sông Ayun.
Do khả năng tăng cao các hoạt động phá rừng cũng
như các hoạt động khác tại khu vực lân cận hồ và các
Toàn bộ
khu vực khác của dự án, việc tiến hành giám sát là cần
Tài nguyên rừng khu vực Chủ dự án
thiết. Tất cả các khu vực sẽ được kiểm soát bởi lực
dự án
lượng kiểm lâm và tiến hành phạt đối với các hoạt
động trái phép.
B. Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
1. Đất
Việc mất tầng đất mặt sẽ được tránh bằng cách bóc Tất cả Chủ dự án/
Mất lớp đất mặt lớp đất mặt trước khi xây dựng và giữ lại để phục hồi các vị trí các nhà
sau xây dựng. xây dựng thầu
Xói mòn đất sẽ được giảm thiểu bằng các biện pháp Tất cả
phòng ngừa. các điểm Chủ dự án/
Xói mòn đất Việc xây dựng đường giao thông sẽ tạo tiềm năng xói xây dựng các nhà
mòn và sẽ được giảm thiểu bằng các kỹ thuật thiết kế và các thầu
đường bền vững. đường mới
Các kho
Ô nhiễm đất sẽ được phòng ngừa bằng việc tách và Chủ dự án/
trữ và
Ô nhiễm đất thu tại các khu vực trữ dầu, xưởng sửa chữa, gom các nhà
trạm sửa
nước nhiễm dầu, nơi để xe máy... thầu
chữa
Đá được đào và đắp sẽ được sử dụng trong xây dựng ở
Chủ dự án/
những nơi có thể, đất đá đào lên sẽ được tập hợp tại các Khu vực
Bãi thải đất đá các nhà
khu vực có khả năng trượt lở ít nhất, trải từng lớp và bãi thải
thầu
được phủ bằng đất, trên có trồng cây, cây bụi hoặc cỏ.
2. Chất lượng nước
Lượng nước thải trong giai đoạn thi công sẽ được thu
Khu vực
gom từ các lán trại. Tất cả nước thải sẽ được xử lý đạt
lán trại, Chủ dự án/
Khu vực chứa tiêu chuẩn quốc gia. Sẽ không có việc thải nước chưa
các khu các nhà
nước thải xử lý trực tiếp ra sông. Các hoạt động vận chuyển
vực xây thầu
khác sẽ được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa việc
dựng
thải dầu mỡ ra sông.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 127 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Ô nghiễm do chất thải, chất độc hại, và xói mòn đất sẽ


Giảm Chủ dự án/
được giảm thiểu bằng các biện pháp liên quan đến các Sông
chất lượng các nhà
vấn đề này. Ayun
nước sông Ayun thầu
Giám sát thường xuyên chất lượng nước sông.
3. Chất lượng không khí
Tác động chính đến chất lượng không khí trong giai
đoạn thi công sẽ là gia tăng lượng bụi, khí thải từ các Tất cả các Chủ dự án/
Phát sinh bụi và
máy xây dựng, trộn xi măng và xây dựng đường giao khu vực các nhà
khí thải
thông. Sử dụng các xe phun nước sẽ làm giảm phát xây dựng thầu
sinh bụi do vận chuyển.
4. Tiếng ồn
Trong xây dựng, tiếng ồn sẽ phát sinh do hoạt động của
động cơ, trộn xi măng, máy đào, tiếng nổ sẽ tác động
Tất cả các Chủ dự án/
Tác động do chính đến công nhân xây dựng. Các biện pháp giảm
khu vực các nhà
tiếng ồn thiểu tác động tiếng ồn đối với công nhân xây dựng sẽ
xây dựng thầu
bao gồm các biện pháp bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao
động như bảo vệ tai và hạn chế thời gian tiếp xúc.
5. Chất thải rắn
(i) Bãi thải sinh hoạt và công nghiệp sẽ được bố trí ở
Các khu Chủ dự án/
Chất thải độc hại các vị trí thích hợp.
vực thi các nhà
và không độc hại (ii) Chất thải độc hại sẽ được thu gom, vận chuyển và
công thầu
xử lý theo quy định.
6. Động vật
(i) Khả năng gia tăng hoạt động săn bắn trái phép liên
quan đến việc tăng lượng công nhân. Các biện pháp
giảm thiểu bao gồm: đào tạo các vấn đề về quản lý
môi trường và phối hợp với địa phương trong việc
kiểm tra và trừng phạt các hoạt động trái phép.
(ii) Các hoạt động xây dựng sẽ làm xáo trộn sinh cảnh
của các loài động vật trên cạn sống gần khu vực dự Chủ dự án/
Tất cả khu
án. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho động vật các nhà
vực dự án
hoang dã di chuyển đến các khu rừng xa hơn. Các thầu
biện pháp giảm thiểu bao gồm: thực hiện các quy chế
của quản lý, bảo vệ rừng giám sát (kiểm lâm) và xử
phạt các hoạt động trái phép.
(iii) Thực hiện tốt các biện pháp giảm ô nhiễm chất
lượng nước sẽ góp phần làm giảm tác động sinh vật cá
và các động vật dưới nước.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 128 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

7. Thực vật
(i) Bóc bỏ thảm thực vật tại các khu vực thi công sẽ
được thực hiện vừa đủ trong phạm vi thiết kế. Sau khi
hoàn thành các hoạt động xây dựng, các khu vực tạm
sử dụng sẽ được phục hồi thảm thực vật.
(ii) Các hoạt động xây dựng sẽ đốn một diện tích rừng
trong phạm vi dự án. Các loài thực vật trong khu vực
đều phân bố rộng, vì vậy các hoạt động xây dựng sẽ
không làm giảm thiểu các loài quý hiếm.
(iii) Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: (a) phổ biến Chủ dự án/
Tất cả khu
nội quy về bảo vệ rừng và cấm săn bắn, (b) đào tạo các nhà
vực dự án
các vấn đề quản lý môi trường, (c) phối hợp với địa thầu
phương trong việc kiểm tra và xử phạt các hoạt động
trái phép.
(iv) Xây dựng đường mới và cải tạo lại các tuyến
đường và đường dây tải điện liên quan đến dự án sẽ
làm tăng khả năng tiếp cận các khu vực có rừng và do
đó làm tăng việc phá rừng trái phép. Chủ dự án sẽ kết
hợp với kiểm lâm địa bàn kiểm soát các hoạt động
phá hoại trái phép.

C. Giai đoạn vận hành


(ii) Sự tẩy rửa tại cửa xả nước sẽ được giảm thiểu Trạm
bằng các thiết kế hợp lý. thủy điện, Ban quản
Đất
(iii) Các khu vực phục hồi (trồng lại rừng) sẽ được khu vực lý nhà máy
giám sát xói mòn đất. xả nước

Nước thải sẽ phát sinh từ căn tin, nhà máy thủy điện. Nhà máy
Khu vực chứa Tất cả nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn quốc thủy điện Ban quản
nước thải gia. Sẽ không có nguồn nước thải không xử lý nào và các lý nhà máy
được thải trực tiếp ra sông, suối. khu nhà ở
(i) Giám sát các thông số chất lượng nước trong vùng
lòng hồ và hạ du nhà máy. Hồ chứa
Ban quản
Chất lượng nước (ii) Sự thay đổi nhanh mực nước hạ lưu có thể sẽ được và sông
lý nhà máy
giảm nhẹ bằng cách tăng khoảng thời gian bắt đầu và Ayun
ngừng hoạt động của nhà máy.
Tiếng ồn phát sinh từ động cơ. Các biện pháp giảm
thiểu tác động tiếng ồn trong giai đoạn vận hành đối Nhà máy Ban quản
Tác động tiếng ồn
với công nhân sẽ được nằm trong tiêu chuẩn bảo vệ thủy điện lý nhà máy
sức khoẻ và an toàn lao động.
Bãi chất thải rắn Chất thải sinh hoạt và công nghiệp từ nhà máy thủy Nhà máy Ban quản

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 129 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

điện và các khu nhà ở sẽ được tập trung tại các bãi và các lý nhà máy
thải và thu gom theo hệ thống của địa phương. khu nhà ở
(i) Sự vận hành của nhà máy sẽ tác động đến đời sống
Đời sống thủy sinh ở hạ du. Tuy nhiên, hầu hết các loài này sẽ Hồ chứa Ban quản
thủy sinh xuất hiện ở thượng lưu sông. và hạ du lý nhà máy
(ii) Một vài loài cá sẽ di cư lên thượng lưu đẻ trứng.
Một hệ thống báo động bằng còi cho dân ở hạ du khi
Sự thay đổi
nhà máy thủy điện sẽ hoạt động. Hệ thống này cũng Hạ du sau Ban quản
nhanh mực nước
được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi xả đột nhà máy lý nhà máy
sông, suối
ngột một lượng nước lớn xuống hạ lưu.

2.2. Chương trình giám sát môi trường


a. Giám sát môi trường không khí và vi khí hậu
- Vị trí giám sát (03 vị trí): 02 điểm tại khu vực đặt thiết bị (máy bơm, tua bin),
01 điểm tại khu vực thu gom xử lý chất thải rắn.
- Các chỉ tiêu giám sát: Bụi, COx, SOx, NOx, vi khí hậu, tiếng ồn.
b. Giám sát môi trường nước
- Vị trí giám sát: (02 vị trí) tại khu vực hồ chứa và khu vực sau đập nước.
- Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, TSS, BOD5, COD, Coliform, kim loại nặng, dầu mỡ.
c. Giám sát chất thải rắn
Thường xuyên theo dõi quá trình thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt
của công trình.
d. Giám sát dòng bồi lắng khu vực liên quan của dự án
Thường xuyên thực hiện theo dõi quá trình bồi lắng lòng hồ tại khu vực bằng
phương pháp siêu âm đo mức độ bồi lắng lòng hồ.
e. Giám sát xói mòn đất
Thường xuyên kiểm tra các khu vực có khả năng gây xói mòn mạnh, lập sơ đồ
quản lý chung các vị trí này, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố xói mòn, sạt lở đất.
f. Tần suất giám sát
Lập báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Gia Lai theo qui định.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Giám sát đột xuất khi có sự cố môi trường hoặc có kiến nghị của chính quyền
địa phương hay khiếu nại của nhân dân.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 130 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
Với vị trí dự án thuộc địa bàn quản lý của UBND xã Kon Thụp, xã Đê Ar, huyện
Mang Yang và xã Trang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai; qua điều tra ý kiến của UBND
và thường trực HĐND xã (phiếu thu thập thông tin kèm theo tại phần phụ lục) đánh giá
các lợi ích dự án mang lại ở mức độ rất thuận lợi, cụ thể:
+ Đầu tư xây dựng Dự án thủy điện là phù hợp với định hướng chung của tỉnh
Gia Lai.
+ Phát điện hoà vào mạng lưới quốc gia, bổ sung nguồn điện đang thiếu hụt.
+ Dự án góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất trên địa bàn tỉnh.
+ Góp phần tạo công ăn việc làm cho các lao động trực tiếp tại khu vực dự án và
các lao động gián tiếp (dịch vụ, buôn bán…) trong khu vực dự án, góp phần giải quyết
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
+ Đóng góp một khoản thu đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, khi dự án được đầu tư và hoạt động tại địa phương, sẽ không tránh
khỏi các ảnh hưởng tiêu cực như sau:
+ Làm biến động điều kiện sinh sống của dân cư khu vực (thay đổi điều kiện
sống, phương tiện kiếm sống…).
+ Gây nên sự mất an ninh, trật tự xã hội tại khu vực do sự gia tăng và tập trung
dân số, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
+ Gây ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, chất thải từ các hoạt động của dự án.
Trên cơ sở đó, để giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu do dự án gây ra,
chúng tôi đưa ra những kiến nghị đối với dự án sau:
1. Chủ dự án phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm
giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động xấu do dự án gây ra. Nếu để xảy ra thiệt hại
hoặc ảnh hưởng trong quá trình thi công và hoạt động thì phải thoả thuận khắc phục,
đền bù thoả đáng cho nhân dân.
2. Trong quá trình hoạt động sẽ có các phương tiện giao thông ra vào khu vực
dự án với số lượng lớn, chủ dự án phải có biện pháp tránh ùn tắc giao thông, xây dựng
bãi đổ xe hợp lý và có sự quản lý chặt chẽ.
3. Tạo điều kiện để nhân dân địa phương có việc làm, nâng cao mức sống và có
chính sách tuyển dụng lao động người địa phương tham gia (nếu phù hợp) nhằm tăng
thu nhập cho nhân dân trong vùng.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 131 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

4. Cần phối hợp với UBND xã, huyện đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong
khu vực. Thực hiện việc đăng ký tạm trú tại địa phương theo đúng quy định, tuyệt đối
không để tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội xảy ra trong địa bàn xã.
Nếu xảy ra thì Chủ dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
5. Thường xuyên giáo dục, vận động cho công nhân tham gia xây dựng, bảo vệ
công trình, có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trong quan hệ giao tiếp cộng đồng cũng
như bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực.
6. Thường xuyên giữ mối liên hệ với chính quyền địa phương, thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ đối với địa phương; không được tự ý xây dựng, san ủi và thực hiện các
công việc khác ngoài phạm vi có trong hồ sơ thiết kế của dự án khi chưa được sự đồng
ý của chính quyền địa phương.
2. Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân
dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
Từ các ý kiến trên, với trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, Chủ dự án hoàn toàn
thống nhất với các ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã
góp ý như trên và cam kết sẽ xây dựng các qui chế thực hiện các biện pháp quản lý chặt
chẽ, nghiêm cấm tình trạng xả thải chất thải ra môi trường, đồng thời thực hiện tuyên
truyền, giáo dục cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường khu vực Dự án.
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường cam kết sẽ thực hiện
nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình quản lý và giám
sát môi trường được đề xuất trong báo báo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời,
thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến
quá trình triển khai, thực hiện dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 132 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Sau khi tiến hành việc nghiên cứu hiện trạng môi trường, đánh giá các tác động
đối với môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội của dự án công trình thủy điện Ayun
Trung tại xã Kon Thụp, xã Đê Ar, huyện Mang Yang và xã Trang, huyện Đăk Đoa, tỉnh
Gia Lai với tổng công suất lắp máy 16,5 MW, điện lượng bình quân năm khoảng 64,70
triệu kWh, có thể tóm tắt các tác động chính của dự án như sau:
Trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng, các tác động môi trường có liên quan với
hoạt động xây dựng đã được nhận dạng và đánh giá đầy đủ. Đây là những tác động
mang tính tạm thời và có thể giảm thiểu được bằng việc thực hiện đầy đủ các biện pháp
giảm thiểu tác động. Trong đó các biện pháp thực hiện bởi nhà thầu xây dựng sẽ được
nêu rõ trong hồ sơ thầu và hợp đồng với nhà thầu cũng như được giám sát bởi công ty
tư vấn giám sát độc lập, vì vậy các biện pháp này có tính khả thi cao.
Việc hình thành hồ chứa sẽ ảnh hưởng đến 34 ha đất rừng tự nhiên phòng hộ và
sản xuất tại khu vực 02 huyện Mang Yang và Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Một diện tích
tương đương sẽ được trồng lại để tạo tính liên tục của rừng.
Chất lượng nước hồ trong thời gian 1-2 năm đầu sau khi tích nước sẽ bị ô nhiễm
do quá trình phân hủy chất hữu cơ và thảm thực vật. Chất lượng nước và thời gian trở
lại tình trạng ban đầu của chất lượng nước trong hồ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình
thu dọn lòng hồ. Ngoài ra, chương trình giám sát chất lượng nước hồ được đề xuất sẽ
được thực hiện liên tục trong giai đoạn xây dựng và vận hành sẽ góp phần tích cực giảm
thiểu tác động này.
Có sự thay đổi về chế độ thủy văn và chất lượng nước trong hồ chứa và hạ lưu
sau đập, sau nhà máy. Dòng chảy sẽ chuyển từ chế độ nước chảy trên địa hình dốc sang
chế độ nước hồ (đoạn hồ chứa) hoặc nước chảy được điều tiết (đoạn sau nhà máy).
Riêng đoạn sông sau đập đến nhà máy, do địa hình có nhiều khe suối nhỏ nên môi
trường sinh thái không bị ảnh hưởng lớn. Chương trình hỗ trợ cho người dân khu vực
hạ lưu đã được nêu chi tiết trong báo cáo Quy hoạch tổng thể bồi thường, hỗ trợ của dự
án thủy điện Ayun Trung và được nêu tóm tắt trong báo cáo này.
Dự án sẽ làm ngập một phần diện tích, mức độ ảnh hưởng không lớn, chủ yếu
đối với hệ thực vật. Hệ động vật ít bị tác động hơn và có thể giảm thiểu tối đa bằng các
biện pháp giảm thiểu tích cực với sự phối hợp thực hiện của lực lượng kiểm lâm, chính
quyền địa phương.
Dự án không ảnh hưởng đến diện tích đất ở của người dân nên không cần phải
tiến hành bố trí tái định cư cho người dân. Đây là một lợi thế rất lớn của dự án so với
các dự án khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 133 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Trong giai đoạn vận hành, dự án không sử dụng nhiên liệu để phát điện, không
tiêu hao tài nguyên nước mà hoàn trả lại môi trường sau khi sử dụng, không thải ra khí
thải, các chất thải công nghiệp độc hại khác và không có những tác động nghiêm trọng
đến môi trường.
Bên cạnh một số ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và kinh tế xã
hội như đã trình bày, dự án mang lại một số tác động tích cực đáng kể như bổ sung
nguồn điện cho mạng lưới điện quốc gia, đóng góp cho ngân sách địa phương, bổ sung
nguồn nước phục vụ cho dân sinh kinh tế khu vực, cải thiện vi khí hậu và cảnh quan tại
khu vực hồ chứa, thúc đẩy sự đầu tư vào các ngành có liên quan (như giao thông vận
tải, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục cho địa phương). Cùng với hệ thống thủy điện đã
được quy hoạch trong lưu vực, dự án Thủy điện Ayun Trung cũng sẽ góp phần điều tiết
lũ khu vực, cấp nước tưới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Mang Yang và huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai và
các khu vực lân cận.
Dự án không ảnh hưởng đến các di tích lịch sử và công trình văn hóa cũng như
các danh lam thắng cảnh trong vùng.
2. Kiến nghị
Dự án thủy điện Ayun Trung, ngoài những tác động tiêu cực về môi trường đặc
thù của các dự án thủy điện (hầu hết có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp được đề
xuất), không có những tác động tiêu cực đặc biệt và đáng kể trong khi tác động tích cực
là đáng kể và có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Mang Yang và huyện Đăk Đoa, tỉnh
Gia Lai và khu vực, do đó việc thực hiện dự án là cần thiết.
Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh Gia Lai xem xét và phê
duyệt ĐTM của dự án; Kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai và các Sở Ban ngành của địa
phương tiếp tục phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác
động môi trường được đề xuất trong các giai đoạn tiếp theo của dự án nhằm bảo đảm
mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
3. Cam kết
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường (Chủ đầu tư dự án)
cam kết thực hiện tất cả các quy định chung, biện pháp bảo vệ môi trường có liên quan
đến quá trình triển khai, thực hiện dự án.
Chủ đầu tư dự án cam kết việc xây dựng và vận hành các hạng mục của dự án
tuân theo các quy định và quy chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành, cụ thể:
- Luật Tài nguyên nước, ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1998.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004.
- Luật đất đai ngày 26/11/2003, nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 và

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 134 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 169/2003/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 24/12/2003 về an toàn điện.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo
vệ và phát triển rừng.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Chính Phủ về việc ban
hành quy chế quản lý rừng.
- Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường áp dụng trong dự án:
 QCVN 05:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
 QCVN 06:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
 QCVN 19:20009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
 QCVN 20:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
một số chất hữu cơ.
 QCVN 26:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
 QCVN 27:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
 QCVN 08:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
 QCVN 09:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
 QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
 QCVN 24:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
 Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 135 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

Các công trình xử lý ô nhiễm được thiết kế trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật,
được tiến hành xây dựng trong quá trình thi công công trình và đảm bảo được xây dựng
hoàn chỉnh trước khi dự án đi vào hoạt động.
Trong quá trình thi công và vận hành, chủ đầu tư cam kết thực hiện những nội
dung dưới đây:
- Thực hiện tốt chính sách bồi thường đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
- Cam kết với xã, huyện thực hiện tốt các biện pháp thu gom và vệ sinh lòng hồ
đúng quy định, kiểm soát việc chặt cây rừng. Quá trình thu dọn lòng hồ sẽ được sự
giám sát của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan.
- Thực hiện các giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt, chất lượng đất và nước
ngầm khu vực dự án.
- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và khống chế tiếng ồn.
- Thực hiện giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn, thu gom và xử lý dầu mỡ
thải trong quá trình thi công.
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tác động tới môi trường sinh học.
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường.
- Thực hiện các biện pháp quản lý công nhân lao động trong suốt quá trình xây
dựng dự án.
- Thực hiện việc phục hồi thảm thực vật đối với các khu vực thi công tạm, và phục
hồi rừng trên lưu vực.
- Thực hiện việc điều tiết hồ chứa và quá trình xả lũ đúng quy định vận hành hồ chứa.
- Thực hiện các biện pháp theo dõi chất lượng nước hồ, ngăn ngừa hiện tượng phú
dưỡng hóa.
- Thực hiện các biện pháp an toàn, phòng chống và ứng cứu sự cố liên quan đến
hoạt động của dự án.
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường và chương trình đào tạo về an toàn
môi trường sẽ được thực hiện trong thời gian thi công và vận hành. Kinh phí cho các
công trình xử lý, giám sát môi trường và tập huấn được Công ty đảm bảo.
Để bảo đảm môi trường trong quá trình hoạt động diễn ra tại khu vực dự án và
khi đi vào hoạt động, Dự án cam kết hoàn thành công trình xử lý nước thải và thực hiện
nghiêm chỉnh các biện pháp quản lý môi trường.
Với tư cách là chủ đầu tư Dự án, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện
Quốc Cường cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công
ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường
khi dự án đi vào hoạt động.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 136 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Nguồn tài liệu chuyên ngành tham khảo


1. GS. Lê Trung, Bệnh nghề nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992.
2. TS. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, năm 2000.
3. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, tập I & II, Bộ KHCN&MT.
4. Các Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tập I, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá tác động môi trường - phương pháp
luận và kinh nghiệm thực tiễn, 1993.
6. Trần Hiếu Nhuệ, Sổ tay xử lý nước - Tập I, NXB KH&KT Hà Nội, 2000.
7. Kỹ thuật bảo vệ lao động, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 1979.
8. Mc. Graw Hill, Air Pollution Control Engineering, 2004.
9. WHO, Assessment of source of air, water and land pollution, Geneva, 1993.
10. UBC Press, Morris P and Therivel R, Methods of Environmental Impact
Assessment, Vancouver, 1995.
11. Metcalf & Eddy, Mc. Graw Hill, Wastewater Engineering, 1991.
2. Nguồn tài liệu tham khảo do chủ dự án tạo lập
1. Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng, Số liệu đo đạc ngoài hiện
trường và phân tích trong phòng thí nghiệm (nhằm xác định các thông số về hiện trạng
chất lượng không khí, nước tại dự án), 2010-2011.
2. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường, Báo cáo nghiên cứu
khả thi Công trình thủy điện Ayun Trung.
3. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường, Các sơ đồ, bản vẽ có
liên quan đến dự án, 2010-2011.
4. Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng, Số liệu điều tra về kinh tế -
xã hội tại khu vực thực hiện dự án, 2010-2011.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 137 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

PHẦN PHỤ LỤC

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 138 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

PHẦN 1
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 139 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

PHẦN 2
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 140 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

PHẦN 3
CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN
ÁP DỤNG TRONG BÁO CÁO

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 141 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thủy điện Ayun Trung

PHẦN 4
CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ KỸ THUẬT,
HÌNH ẢNH HIỆN TRƯỜNG

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thủy điện Quốc Cường - 142 -

You might also like