You are on page 1of 4

1.

Cơ sở lí thuyết của quá trình chưng cất:


- Khái niệm: là quá trình phân tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn
hợp lỏng-hơi thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu
tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ áp suất hơi bão hòa của các cấu
tử khác nhau). Trong quá trình chưng cất vật chất đi từ pha lỏng vào pha hơi và
ngược lại
- Nguyên tắc: nguyên tắc của quá trình chưng cất là dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp giữa
hai pha lỏng – hơi và sự di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác.
- Mô tả diễn biến của quá trình chưng cất diễn ra trong tháp chưng cất: Trong tháp
chưng cất gồm nhiều đĩa, mỗi đĩa là một bậc thay đổi nồng độ. Hơi trong tháp đi từ
dưới lên, lỏng chảy từ trên xuống. Tại mỗi đĩa xảy ra sự tiếp xúc pha tạo quá trình
chuyển khối giữa pha lỏng và pha hơi, pha lỏng sẽ được làm bay hơi một phần ở một
giá trị áp suất và nhiệt độ nhất định, pha hơi sẽ được làm ngưng tụ một phần các cấu
tử nặng. Cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được sản phẩm giàu cấu tử dễ bay hơi và ở
đáy tháp ta thu được sản phẩm giàu cấu tử khó bay hơi. Nhiệt độ tăng dần từ đỉnh
xuống đáy tháp.
- Phân biệt tháp chưng và tháp đệm:
 Tháp đệm: Tháp hình trụ rỗng, bên trong là vật liệu đệm xếp ngẫu nhiên hoặc
theo trật tự. Ưu điểm là hiệu suất cao vì bề mặt tiếp xúc khá lớn, cấu tạo đơn
giản, trở lực trong tháp không lớn lắm, giới hạn làm việc tương đối rộng. Nhược
điểm là năng suất thiết bị không cao, nếu tháp quá cao phải chia vùng để phân
phối lại chất lỏng tránh hiệu ứng thành.
 Tháp đĩa: Tháp hình trụ rỗng, bên trong là các đĩa gắn với thân tháp. Tại tháp
đệm hai pha lỏng và hơi tiếp xúc nhau liên tục còn tháp đĩa thì sự tiếp xúc thực
hiện trên mỗi đĩa riêng biệt. Ưu điểm: Không có hiệu ứng thành. Nhược điểm:
cấu tạo thiết bị phức tạp, trở lực lớn
2. Trình bày khái niệm hệ đa cấu tử trong chưng cất và phân biệt được hệ đa cấu tử
đơn giản và phức tạp:
- Hệ đa cấu tử là hỗn hợp có từ ba cấu tử trở lên, tính phức tạp trong chưng cất hệ đa
cấu tử tăng theo số lượng cấu tử có trong hỗn hợp
- Hỗn hợp đa cấu tử đơn giản: Là những hỗn hợp mà hoàn toàn có thể định tính và
định lượng được toàn bộ các cấu tử có trong hệ (biết được là cấu tử gì, số lượng các
cấu tử xác định được, biết được thành phần của nó trong hỗn hợp)
- Hỗn hợp đa cấu tử phức tạp: là những hỗn hợp chứa số lượng lớn cấu tử và đa dạng
về chủng loại mà ta khó có thể xác định được chính xác số lượng, chủng loại cũng
như thành phần của chúng (Trong hỗn hợp có bao nhiêu cấu tử, cấu tử gì, thành
phần gì không biết)
3. Ý nghĩa của việc đặt ra các quy ước trong chưng cất hệ đa cấu tử
- Quy ước cấu tử giả: Đối với hỗn hợp đa cấu tử phức tạp như dầu thô hay các phân
đoạn dầu mỏ, để tiện việc tính toán người ta đưa ra quy ước cấu tử giả - cấu tử
pseudo, đặc trưng bởi một khoảng nhiệt độ tương ứng với phần thể tích hỗn hợp các
cẩu tử ngưng tụ được trên đường cong biểu diễn phần trăm thể tích chưng cất theo
nhiệt độ gọi là đường cong chưng cất
- Quy ước cấu tử khóa: Việc chọn các cấu tử khóa nhằm giúp xác định việc phân bố
nồng độ các cấu tử ở các phân đoạn phù hợp với yêu cầu sản xuất.
4. Khái niệm cấu tử giả và cấu tử khóa
- Cấu tử giả: Là một hoặc có thể nhiều cấu tử quy ước (tự quy ước). Mà việc quy ước
đó được quyết định bằng sự phức tạp của việc tính toán. Cấu tử đó đặc trưng cho
một phân đoạn chưng cất và được thể hiện qua 2 thông số là nhiệt độ chưng cất và
tỷ lệ % thể tích dịch ngưng (% cất được)
- Cấu tử khóa: Đối với một số hỗn hợp nhiều cấu tử đơn giản hydrocarbon, ta có thể
xác định được hệ số cân bằng pha của các cấu tử trong hỗn hợp và từ đó xác định
được độ bay hơi tương đối giữa chúng. Khi đó cần chọn một cấu tử trong hỗn hợp
để làm chuẩn so sánh độ bay hơi, đó là cấu tử khóa.
5. Khái niệm hằng số cân bằng pha và độ bay hơi tương đối, ý nghĩa
- Hằng số cân bằng lỏng – hơi của một cấu tử i bất kì Ki được định nghĩa là tỷ số giữa
nồng độ của cấu tử i trong pha hơi yi và nồng độ của nó trong pha lỏng xi ở trạng thái
yi
cân bằng: K i=
xi
- Ý nghĩa: Giá tị Ki thể hiện tính bay hơi riêng của cấu tử i trong bình tách lỏng – hơi.
Đối với các cấu tử dễ bay hơi (cấu tử nhẹ) giá trị Ki lớn hơn 1, các cấu tử khó bay hơi
(cấu tử nặng) thì Ki nhỏ hơn 1
- Độ bay hơi tương đối: là sự sai khác về độ bay hơi của cấu tử i so với cấu tử j (cấu tử
Ki
bất kì trong hỗn hợp so với cấu tử khóa được chọn). ❑ij =
Ki
- Ý nghĩa:
6. Vẽ và phân tích được giản đồ pha của hệ hai cấu tử và hệ đa cấu tử

7. Phân biệt các kiểu đường cong chưng cất TBP, ASTM, FC (EFV) và mối quan hệ giữa
chúng
- Đường cong TBP: khi chưng TBP là phép chưng 15 đĩa và có tỷ số hồi lưu là 5, đường
cong TBP phản ánh chính xác nhiệt độ sôi của cấu tử trong phân đoạn, đường cong
TBP có độ dốc lớn nhất
- Đường cong ASTM: chưng đơn giản, nhanh, không có tỷ số hồi lưu và đĩa
- Đường cong FC (EFV): nhiệt độ đo được tại đó hơi nằm cân bằng với lỏng (đạt được
trạng thái cân bằng pha)
- Mối quan hệ: có thể dùng các phương pháp như phương pháp hiệu chỉnh Edmister
hoặc phương pháp Riazi để chuyển đổi giữa các đường cong với nhau
8. Phân tích các yếu tố đặc trưng liên quan đến nguyên liệu làm cơ sở để tính toán
tháp chưng cất đa cấu tử:
- Lưu lượng nguyên liệu: liên quan đến năng suất của thiết bị hệ thống chưng cất ->
ảnh hưởng đến kích thước thiết bị
- Thành phần nguyên liệu:
- Trạng thái nhiệt động của nguyên liệu (nhiệt độ, áp suất, phần mol): ảnh hưởng đến
lưu lượng lỏng – hơi đi trong tháp -> ảnh hưởng đến vị trí của đĩa nạp liệu
9. Phân tích các yếu tố đặc trưng luên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm làm
cơ sở để tính toán tháp chưng cất đa cấu tử:
- Độ tinh khiết:
- Hiệu suất thu hồi:
- Khả năng phân tách:
10. Nêu và phân biệt các khái niệm: Cấu tử phân bố, cấu tử không phân bố, điểm cắt,
đường phân tách khi áp dụng tính toán cân bằng vật chất đối với hệ đa cấu tử

- Cấu tử phân bố: Có mặt trong cả đỉnh và đáy


- Cấu tử không phân bố: Chỉ có mặt hoặc ở đỉnh, hoặc ở đáy
- Điểm cắt: biểu diễn sự phân tách F thành D và B. Đường này nằm ngang tại lân cận
vùng biên giới giữa 2 cấu tử khóa d và e, mô tả lượng vật chất thu được tại đỉnh và
đáy
- Đường phân tách: biểu diễn quá trình tách thực tế đạt được.
11. Phân tích ý nghĩa của các khái niệm liên quan đến tiêu chuẩn và khả năng phân
tách trong chưng cất phân đoạn:
- Khái niệm GAP: bằng giá trị chênh lệch t giữa nhiệt độ 5% chưng cất của phân đoạn
nặng và nhiệt độ 95% chưng cất của phân đoạn nhẹ của các đường cong chưng cất
ASTM. Giá trị t > 0 gọi là GAP (độ giãn cách), t < 0 gọi là OVERLAP (độ che phủ)
- GAP cho biết mức độ trộn lẫn của 2 phân đoạn liền kề từ đó cho biết chất lượng sản
phẩm
- Nếu một quá trình phân tách đạt hoàn hảo nghĩa là đường phân tách sẽ hợp với
điểm cắt phân đoạn. Khi đó độ giãn cách (GAP) giữa hai đường cong chưng cất ASTM
của hai phân đoạn sản phẩm đạt tối đa
12. Trình bày và giải thích được ý nghĩa của việc xác định và ổn định áp suất làm việc
và nguyên tắc lựa chọn áp suất làm việc của tháp chưng cất:
- Áp suất cơ sở: là áp suất tại bình hồi lưu
- Tổn thất áp suất: tổn thất do sự di chuyển của dòng hơi đi từ thiết bị đun sôi lại ở
đáy tháp cho đến thiết bị ngưng tụ
- Các ràng buộc về nhiệt độ tại bình hồi lưu hay thiết bị đun sôi lại:
13. Phân tích được hệ thống điều khiển và ổn định áp suất làm việc của tháp chưng
cất:
- Gồm 2 loại:
 Loại tác động lên thiết bị ngưng tụ nhằm đáp ứng khả năng ngưng tụ và nhu cầu
của quá trình
 Loại tác động lên điều kiện của bình hồi lưu phía sau thiết bị ngưng tụ bằng việc
thêm khí (nếu thiết áp) hoặc tháo bớt khí (nếu dư áp)
14. Trình bày vai trò của dòng hồi lưu và vai trò của dòng hơi tạo ra từ thiết bị đun sôi
lại
- P_yeonjung, youuu_d, sseung_y_77, davinluv, honeyhani, szzz_p
15. Phân tích mối quan hệ giữa cân bằng nhiệt và khả năng tách của tháp chưng cất
16. Phân tích ý nghĩa của giá trị nhiệt độ tại mỗi bậc cân bằng trong tháp chưng cất và
biến thiên nhiệt độ và nồng độ trong tháp chưng cất

You might also like