You are on page 1of 3

BÀI TẬP KHOA HỌC GIAO TIẾP

Họ và tên: Trịnh Thanh Tùng


Lớp: Khoa học giao tiếp thứ 7 ca 1 MSSV: K205022113
Đề bài: Em hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của em khi giao tiếp. Nêu biện pháp khắc
phục những nhược điểm mà em còn mắc phải?
Bài làm
Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giao tiếp
giúp chúng ta hoà nhập với xã hội, giúp chúng ta hiểu rõ về nhau hơn. Kĩ năng giao
tiếp là một trong những kỹ năng mềm quyết định đến thành công của con trong thời
đại ngày nay. Mỗi người chúng ta ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu trong giao tiếp và
chúng ta cần phải học hỏi những cái tốt, khắc phục những cái xấu để hoàn thiện bản
thân hơn khi giao tiếp với mọi người. Em cũng có những ưu điểm, nhược điểm của
riêng mình. Với bản thân em, em tự nhận thấy mình có những điểm mạnh sau khi giao
tiếp:
- Tôn trọng đối phương. Khi giao tiếp với một người, em luôn coi đối phương là
một cá nhân, một chủ thể với đầy đủ mọi quyền lợi, sự bình đẳng trong quan hệ
xã hội. Em luôn lắng nghe những ý kiến của đối phương. Khi có những bất
đồng ý kiến xảy ra, em đều bình tĩnh, lựa chọn những ngôn từ để nói ra ý kiến
của bản thân, sau đó lắng nghe ý kiến của người đối diện rồi tìm hướng giải
quyết nhẹ nhàng khôn khéo sao cho đối phương cảm thấy ý kiến của bản thân
được tôn trọng. Trong nhiều tình huống trái với ý muốn của bản thân, em đều
điềm tĩnh ngẫm nghĩ thật kỹ ý kiến của mình và ý kiến của đối phương, không
tỏ ra thái độ khó chịu, không vừa lòng với họ. Nhiều lúc rất tức giận, nhưng em
vẫn có thể kiềm chế được bản thân, sử dụng giọng điệu đúng mực, tránh những
từ ngữ gây tổn thương hay xúc phạm đến danh dự, phẩm giá của đối phương.
- Đồng cảm với đối phương. Mỗi khi giao tiếp, em thường hay quan sát, suy nghĩ
về những lời nói, hành động, cử chỉ của đối phương. Em luôn nghĩ trong đầu
rằng: Tại sao họ lại hành xử như vậy? Tại sao họ lại phản ứng như vậy? Nếu là
mình thì mình sẽ phản ứng như thế nào? Rồi em lại nhớ lại những tình huống
tương tự, những người khác đã có thái độ, cảm giác ra sao. Bằng cách đó, em
có thể nắm bắt tâm lý và đưa ra những lời nói, cách ứng xử phù hợp với cảm
xúc của đối phương. Khi đã hiểu được cảm xúc của đối phương trong hoàn
cảnh đó, em có thể thông cảm cho họ. Thậm chí, trong nhiêu trường hợp, em
còn chấp nhận hạ mình, lắng nghe những lời lẽ khó nghe của đối phương để họ
cảm thấy thoải mái hơn.
- Luôn có thành kiến với đối phương. Khi giao tiếp với một số người có ấn
tượng không tốt với bản thân em hay có nhiều lời đồn không tốt về họ, em
cũng luôn vui vẻ với họ, luôn cố gắng để thấu hiểu người đó hơn, luôn tìm cách
để trở nên thân thiết với nhau hơn. Dù người đó có không hợp “gu” của em như
thế nào đi nữa, em vẫn luôn tìm ra những điểm mạnh của họ và công nhận
những điều đó và không ghen tỵ với những thành công mà họ đạt được.
- Sử dụng hiệu quả cử chỉ, ánh mắt. Trong những cuộc giao tiếp, em luôn sử
dụng tối đa ánh mắt, cử chỉ để truyền tải những thông điệp, cảm xúc của bản
thân đến đối phương một cách hiệu quả, rõ ràng nhất. Bằng cách đó, em giảm
thiểu được tối đa những sự hiểu lầm và cũng khiến cho đối phương dễ dàng
hiểu được cảm xúc của em, chọn cách ứng xử phù hợp với mong muốn của em.
Ngược lại, em cũng quan sát những cử chỉ, ánh mắt của đối phương để có thể
hiểu rõ hơn về cảm xúc và mong muốn của họ.
- Tích cực trong giao tiếp. Ở những cuộc gặp mặt, em thường là người chủ động
bắt chuyện với mọi người. Em có thể nghĩ ra những chủ đề thú vị để mọi người
cùng bàn tán, tạo ra không khí vui tươi. Em cũng thường hay chủ động bắt
chuyện với những bạn rụt rè, ít nói. Giúp họ hoà nhập với mọi người, trở nên tự
tin hơn, vui vẻ hơn
Bên cạnh những ưu điểm trên, em cũng có những hạn chế khi giao tiếp:
- Mặc những trang phục không phù hợp. Em hay mặc những bộ đồ ở nhà khi đi
ăn tiệc của bạn bè. Tuy là bạn bè thân thiết, nhưng họ cũng cảm thấy khó chịu
về phong cách ăn mặc của em và có những lời phàn nàn. Em cũng nhận thức
được nhưng vì chỗ bạn bè thân thiết nên em không thật sự nghiêm túc sửa đổi.
- Dễ chịu với người ngoài nhưng lại khó chịu với người nhà. Em thực hiện
những nguyên tắc cơ bản giao tiếp khá tốt khi nói chuyện với bạn bè hay người
lạ. Nhưng khi giao tiếp với người thân trong gia đình, em lại tỏ ra nóng tính,
khó chịu luôn bất mãn về mọi thứ. Em luôn tỏ ra tức giận khi ba mẹ nói về
những tật xấu của bản thân. Hay bỏ ngoài tai những lời khuyên chân thành của
bố mẹ. Dù rất lễ phép với người ngoài nhưng ngay bố mẹ mình, nhiều lúc em
tỏ ra hỗn láo không tôn trọng. Những khi bất đồng ý kiến, em rất hay to tiếng
không quan tâm đến đúng sai của vấn đề, và giữ định kiến rằng bố mẹ luôn sai
và không hiểu bản thân mình.
- Ngại ngùng khi làm quen bạn mới. Tuy rất chủ động trong việc bắt chuyện
nhưng đó chỉ là đối với những người đã quen. Khi chưa quen, em thường tỏ ra
im lặng, rụt rè không có ý định mở lời. Khi đến những môi trường mới, nếu
không được người khác tới làm quen thì em cũng không chủ động kết bạn với
người khác
Để khắc phục những hạn chế ấy, bản thân đã tự đề ra những giải pháp như sau:
- Cần phải chú trọng hơn trong việc lựa chọn trang phục. Chú ý đến hoàn cảnh
xung quanh để lựa chọn những bộ trang phục phù hợp với tính cách của bản
thân và môi trường mình đến
- Suy nghĩ lại thật nhiều về hành động của bản thân. Phải luôn tự nhắc nhở bản
thân về những sai lầm mà mình mắc phải và phải thay đổi ngay. Khi gặp những
tranh cãi tương tự, liên tục nhắc nhở bản thân phải thật bình tĩnh cư xử sao cho
đúng với nguyên tắc
- Biết cách tiếp nhận lời khuyên. Tự suy nghĩ về bản thân, thừa nhận rằng những
thứ mình biết chưa chắc đã đúng. Có thể nói với bố mẹ và những người khác
trong gia đình về những sai lầm mình cần sửa đổi , để khi gặp phải tình huống
tương tự, nếu không thể tự kiềm chế thì những người đó sẽ nhắc nhở mình bình
tĩnh suy nghĩ lại.
- Hình dung trước khi thức hiện giai tiếp. Khi tưởng tượng những sự việc sẽ diễn
ra khi em làm quen với một người nào đó, em sẽ cảm thấy dễ dàng và bớt âu lo
hơn. Điều này có thể sẽ giúp em tự tin hơn khi muốn bắt chuyện với một người
- Tích cực tham gia các chương trình tập thể. Tham gia các chương trình này
giúp bản thân rèn luyện sự “dạn dĩ” cũng như nâng cao các kỹ năng giao tiếp
của bản thân.
Trên đây là những ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khác phục của bản thân em.
Những ưu điểm đó sẽ là thế mạnh giúp em dễ dàng hơn trong quá trình giao tiếp, em
sẽ ngày càng trau dồi thêm những kỹ năng để phát huy tối đa thế mạnh đó. Em cũng
sẽ cố gắng thực hiện những biện pháp mà bản thân mình đề ra, để giảm thiểu tối đa
những hạn chế của bản thân khi giao tiếp.

You might also like