You are on page 1of 1

- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của apple

Năm 1997, khi Steve Jobs quay lại, Apple có khoảng 8000 nhân viên và doanh thu
7 tỉ USD. Đến năm 2019, công ty đã có 137.000 nhân viên và doanh thu 260 tỉ USD.
Một phần quan trọng giúp Apple làm được điều này đó là bộ máy công ty được tổ
chức theo cách để công ty có khả năng thành công cao hơn khi họ sáng tạo.
Khi Jobs quay trở lại Apple, lúc đó Apple đang được tổ chức theo cơ cấu của
những công ty giống với quy mô của Apple. Công ty được chia làm nhiều nhóm khác
nhau, mỗi nhóm có một trách nhiệm riêng về doanh thu và lợi nhuận (P&L - Profit &
Loss). Mỗi nhóm có một ông giám đốc (general manager) riêng: ví dụ có một ông
GM nắm mảng Mac, một ông nắm mảng tiêu dùng, một ông nắm mảng server…
Một vấn đề thường gặp của cấu trúc kiểu này đó là các ông GM thường sẽ phải đấu
với nhau để đạt được lợi ích cho bộ phận của mình. Điều này khiến công ty chậm lại,
không thể sáng tạo kịp. Jobs tin rằng cấu trúc truyền thống khiến Apple đi xuống,
nên ngay trong năm đầu tiên trở về Apple ở vai trò CEO, Jobs đã sa thải tất cả GM
của tất cả bộ phận đó (trong chỉ 1 ngày). Cả công ty giờ chỉ có 1 trách nhiệm P&L
duy nhất, và các phòng ban chức năng của từng bộ phận giờ sẽ gộp lại để phục vụ
cho cả Apple. Không còn những nhóm chia theo sản phẩm, mà chia theo chức năng
(functional).
- Cấu trúc ấy phù hợp như thế nào với môi trường hiên nay?
Việc cấu trúc công ty theo dạng chức năng là một bước đi kì lạ của Apple vào thời
đó, và kỳ lạ hơn đó là công ty vẫn giữ nguyên cấu trúc này cho đến tận ngày hôm
nay. Tất nhiên có một số bộ phận mới sinh ra, nhưng về cơ bản thì cấu trúc vẫn giữ
như thế trong bối cảnh công ty đã phát triển hơn 40 lần so với năm 1998. Các ông
phó chủ tịch (Senior vice presidents) chịu trách nhiệm theo từng chức năng, không
phải sản phẩm.
Giống với thời Steve Jobs trước đây, chỉ có 1 vị trí duy nhất mà tất cả mọi bộ phận
giao nhau, đó là CEO Tim Cook. Cook là người duy nhất nắm chung thiết kế, kĩ
thuật, vận hành, marketing và nhiều khía cạnh quan trọng. Trừ ông CEO ra, Apple
không đi theo các công ty truyền thống, nơi mà các ông giám đốc sẽ nắm hết từ đầu
đến cuối của một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm, và năng lực được đánh giá dựa
vào báo cáo tài chính.
Các lý thuyết quản trị doanh nghiệp truyền thống thường sẽ nói rằng một công ty
khi lớn lên và phức tạp thì cần chuyển từ cấu trúc dạng chức năng sang thành nhiều
nhánh nhỏ để dễ kiểm soát hơn, tăng cường tách biệt về tài chính, và ngăn chặn các
nút nghẽn khi một quyết định nào đó phải qua quá nhiều vòng duyệt. Việc giao
quyền tuyệt đối cho các giám đốc của từng nhánh sẽ giúp họ làm tốt công việc của
mình, tối đa hóa kết quả và có thể đánh giá được hiệu quả công việc. Theo Harvard
Business School, những công ty Mỹ như DuPont và General Motors đã đi theo cong
đường nào vào những năm đầu thế kỉ 20, sau đó nhiều công ty khác làm theo. Apple
chứng minh rằng việc này là không cần thiết và tổ chức theo chức năng sẽ giúp các
công ty hưởng lợi từ những thay đổi công nghệ.

You might also like