You are on page 1of 7

I.

MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN CỦA VIỆT NAM


Dưới đây là mô hình nguyên lý lưới điện:

Mô hình nguyên lý lưới điện.

1. Hệ thống điện Việt Nam


Gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau
thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ
điện năng trong lãnh thổ Việt Nam.
Các cấp điện áp đang vận hành trên hệ thống điện Việt Nam: 500kV, 220kV,
110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 6 Kv; Tần số vận hành lưới điện: 50 hz.
Kết cấu pha, dây: 3 pha, 2 pha và 1 pha.

2. Nhà máy điện:


Là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác. Ví dụ: Nhà
máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí...; Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Sơn La...; Nhà
máy điện hạt nhân: Ninh Thuận (đang xây dựng).

3. Lưới điện:
Là hệ thống truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ:
+ Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu
vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
+ Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp
cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2,
A3 quản lý.
+ Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải
(trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và
phân phối hạ áp (220-380V).
4. Trạm biến áp (TBA):
• Máy biến áp

- Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ,
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành hệ thống dòng điện
xoay chiều ở điện áp khác với tần số không đổi.
+ Cấu tạo của máy biến áp:
Máy biến áp gồm hai cuộn dây được quấn trên cùng một lõi sắt từ. Mỗi cuộn
dây được quấn bởi nhiều vòng dây sát nhau nhưng cách điện với nhau nhờ lớp chất
cách điện bọc ngoài của mỗi sợi dây điện dùng để quấn mỗi cuộn. Lõi sắt gồm nhiều
lá mỏng ghép sát nhau để giảm tối đa tác dụng của dòng điện Fu-cô (làm nóng lõi sắt
gây ra hao phí vô ích).
+ Nguyên tắc làm việc:
Khi có dòng điện xoay chiều tần số f chạy trong cuộn sơ cấp (primary) thì
trong lõi của máy biến áp có một từ thông biến thiên với tần số f. Từ thông biến thiên
này xuyên qua cuộn thứ cấp (secondary) làm cho trong cuộn thứ cấp có một suất điện
động dao động điều hòa có tần số f. Như vậy, ở hai đầu cuộn thứ cấp có một điện áp
dao động điều hòa tần số f.

Tỷ số máy biến áp:


Trên nguyên tắc: công suất đầu vào bằng công suất đầu ra:
P vào = P ra hay P1 = P2 ó U1 x I1 = U2 x I2
Do vậy, ta có: U1/ U2 = W1/W2 = I2/ I1
Trong đó: U1,I1 là điện áp, dòng điện đầu vào (điện áp, dòng điện sơ cấp)
U2, I2: là điện áp, dòng điện đầu ra (điện áp, dòng điện thức cấp)
W1, W2 là số vòng dây mạch đầu vào và đầu ra (sơ cấp, thứ cấp)
- Phân loại MBA teo công dụng, máy biến áp được phân loại như sau:
+ Máy biến áp lực: Dùng để truyền tải và phân phối công suất trong hệ thống
điện.
+ Máy biến áp chuyên dùng: Dùng cho lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh
lưu, máy biến áp hàn …
+ Máy biến áp tự ngẫu: biến đổi điện áp trong một phạm vị không lớn lắm
dùng để mở máy các động cơ điện xoay chiều.
+ Máy biến áp đo lường: Dùng để giảm điện áp và dòng điện lớn để đưa vào
các đồng hồ đo.
+ Máy biến áp thí nghiệm: Dùng để thí nghiệm các điện áp cao.
- Phân loại MBA theo cấu tạo:
+ Máy biến áp 2 dây cuốn, máy biến áp 3 dây cuốn.
+ Máy biến áp tự ngầu: Giữa cuộn sơ và thứ cấp không những liênhệ với nhau
về từ mà còn liên hệ với nhau về điện.
v Máy biến điện áp
Ký hiệu: BU hoặc TU:
- Là một thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp với thứ cấp, nhiệm vụ biến
đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung cấp cho thiết bị đo lường, bảo vệ,
tự động hoá. Thường công suất của tải máy biến điện áp rất bé (vài chục đến vài trăm
VA), đồng thời tổng trở mạch ngoài rất lớn có thể xem như máy biến điện áp thường
xuyên làm việc không tải.
Máy biến điện áp trung áp
- Phân loại máy biến điện áp: BU khô, BU dầu, BU 1 pha, BU 3 pha …
+ BU khô: thường được sử dụng ở cấp điện áp 35kV trở xuống.
+ BU dầu: Sử dụng cho mọi yêu cầu.
- Với cấp điện áp cao người ta chế tạo theo kiểu phân cấp, phân áp:
+ Phân cấp bằng cuộn dây: Gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được chia
đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ được cuốn trên lõi cuối cùng .
+ Phân áp bằng tụ: Dùng bộ phân áp bằng tụ lấy một phần điện áp cao đư vào
cuộn sơ cấp .
v Máy biến dòng điện (BI hoặc TI):
- Máy biến dòng điện có tác dụng cách ly giữa phân sơ cấp với thứ cấp, có
nhiệm vụ dùng để biến đổi dòng điện từ trị số lớn xuống trị số nhỏ hơn để cung cấp
cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ, tự động hoá. Thường BI có dòng định mức thứ cấp
là 1; 5A hoặc 10A.
Kết cấu bộ thiết bị từ trên xuống dưới: Công tơ, TI, cầu chì
* Hộ tiêu thụ: do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên
phụ tải điện được chia ra.
+ Hộ loại 1: hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến
sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Hộ loại 2: nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản
xuất bị gián đoạn.
+ Hộ loại 3: là những hộ còn lại.

You might also like