You are on page 1of 3

Bài tập nhóm môn Luật Ngân hàng – Số 2

Phần 1. Yêu cầu và hướng dẫn đối với tình huống:


1) Các nhóm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong tình huống sau đây.
2) Các nhóm sử dụng quy định của Điều lệ (đính kèm tình huống) với giả định đây
chính là Văn bản pháp lý của ngân hàng được đề cập trong tình huống.
3) Việc giải quyết vấn đề cần được trình bày rõ ràng câu trả lời theo mô tuýp:
IRAC (Vấn đề - căn cứ pháp lý – Phân tích – Kết luận). Có thể đưa nội dung Kết
luận lên đầu tiên để nhấn mạnh.
4) Yêu cầu về hình thức:
- Bài được trình bày bằng file word.
- Đặt tên file: Tên nhóm_LNH_BT2, Ví dụ: Nhóm 1_LNH_BT2.
- Bài nộp phải có danh sách nhóm (những người tham gia làm bài) kèm bảng
phân công nhiệm vụ.
- Câu trả lời có có căn cứ pháp lý và chỉ trích dẫn những nội dung quy định liên
quan đến vấn đề đang giải quyết.
- Nộp bài qua e-learning đúng hạn. Không chấp nhận bất kỳ trường hợp trễ hạn
nào, bất kể lý do.
- Thời hạn nộp bài: 12h00 phút ngày 05/04/2021.

Phần 2. Nội dung tình huống:


Ngân hàng thương mại STB là một ngân hàng thương mại cổ phần thành lập vào tháng
06/2016 và có cơ cấu cổ đông như sau:
- SEA Holding (nhà đầu tư nước ngoài) là cổ đông chiến lược nắm giữ 20% tỷ lệ cổ
phần có quyền biểu quyết.
- Ngân hàng AGU (Nhật Bản) nắm giữ 8% tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết.
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ 25% tỷ lệ cổ
phần có quyền biểu quyết,
- Quỹ đầu tư LMS (Việt Nam) nắm giữ 7% tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết,
- Công ty đầu tư tài chính IIA (Việt Nam) nắm giữ 8% tỷ lệ cổ phần có quyền biểu
quyết,
- Nhóm các nhà đầu tư cá nhân (Việt Nam) nắm giữ tỷ lệ còn lại.
- STB không có cổ phần ưu đãi.
I. SEA Holding và Quỹ đầu tư LMS có nguyện vọng chuyển nhượng cổ phần để thoái
vốn ra khỏi STB. Hỏi SEA Holding và LMS có quyền thoái vốn khỏi STB không? (2đ)
Gợi ý: Xem Điều lệ, Luật các TCTD, Luật Doanh nghiệp, Nghị định 01/2014/NĐ-
CP, Thông tư 10/2011/TT-NHNN.
II. Trong quá trình hoạt động, cổ đông là ngân hàng AGU phát hiện sai phạm của hai
thành viên HĐQT của ngân hàng vì có hành vi thực hiện các giao dịch với các công ty do
hai thành viên này là cổ đông. Ngân hàng AGU yêu cầu Chủ tịch HĐQT triệu tập cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để miễn nhiệm hai thành viên HĐQT và bầu người
thay thế. Tuy nhiên, chủ tịch HĐQT không thực hiện. Hỏi:
(1) Chủ tịch HĐQT có vi phạm pháp luật không khi không tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ
bất thường? (1đ)
(2) Ngân hàng AGU có thể tự mình triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường không? (1đ)
(3) Hãy nêu những thủ tục cần phải thực hiện để triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường
đối với ngân hàng STB? (1đ)
Gợi ý: Xem Luật các TCTD, Luật DN, Điều lệ công ty.

III. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, ĐHĐCĐ tiến hành bãi nhiệm 2 thành viên
HĐQT và bầu 2 thành viên HĐQT mới.
(1) Việc bầu thành viên HĐQT có cần phải áp dụng phương thức bầu dồn phiếu hay
không? Việc bầu dồn phiếu có cần phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu để thông qua Nghị quyết
ĐHĐCĐ (51%, 65%,..) hay không? (1đ)
(2) ĐHĐCĐ đã bầu ông Lữ Thanh Liên, trưởng phòng nhân sự ngân hàng làm thành viên
độc lập HĐQT và ông Tình A Sừ làm thành viên HĐQT, được biết ông Tình A Sừ là chủ
tịch HĐQT quản trị tập đoàn Thanh Thành. Tỷ lệ thông qua lần lượt là 53% và 57% tổng
số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự cuộc họp. Hỏi: việc bầu cử này có đúng không?
(1đ)
IV. Ngày 10/05/2021, HĐQT của ngân hàng STB đã thông qua một nghị quyết về việc
đồng ý ủy thác cho một công ty quản lý quỹ để đầu tư vào trái phiếu của 8 công ty do
HĐQT chỉ định. Được biết, 8 công ty này đều có vốn góp hoặc cổ phần thuộc sở hữu của
Chủ tịch HĐQT ngân hàng STB.
Hỏi: Nghị quyết này có hợp pháp không? Vì sao? (1đ)
Xem xét:
- Thông tư 30/2014/TT-NHNN;
- Luật các tổ chức tín dụng hiện hành;
- Điều lệ.

Đồng thời, HĐQT cũng có quyết định mua cổ phần của một ngân hàng khác và nắm giữa
5% vốn điều lệ của ngân hàng mục tiêu. Hãy cho biết, NH STB có quyền sở hữu cổ phần
của 1 ngân hàng thương mại khác không? Giải thích. (1đ)
Gợi ý nghiên cứu: Xem xét:
- Luật các TCTD hiện hành;
- Thông tư 22/2019/TT-NHNN;
- Điều lệ;
V. Xét trong một giả định khác, do tranh chấp nội bộ nên qua 3 năm liền, cuộc họp
ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng đều không thể diễn ra. Hỏi: điều này có vi phạm
pháp luật không? Trách nhiệm pháp lý là gì?
VI. Cũng do tranh chấp nội bộ dẫn đến sự bất hòa trong hội đồng quản trị. Đến thời điểm
hiện tại, Ngân hàng không có Tổng giám đốc. Để giải quyết tình trạng tạm thời, Chủ tịch
HĐQT đã bổ nhiệm Quyền tổng giám đốc. Hãy cho biết: Quyền tổng giám đốc có phải là
đại diện theo pháp luật của ngân hàng không? Lý giải?

You might also like