You are on page 1of 275

CHƯƠNG 1

CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. MỤC TIÊU
Học xong chương 1 sinh viên biết và hiểu:
- Các khái niệm cơ bản: Chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, khối lượng
nguyên tử, khối lượng phân tử, khối lượng mol, đương lượng...
- Hệ đơn vị.
- Một số định luật cơ bản của hoá học.
- Một số phương pháp xác định khối lượng phân tử và khối lượng nguyên
tử.

2. NHIỆM VỤ

Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của hoá học, hệ đơn vị SI, các định luật
cơ bản của hoá học, các phương pháp xác định khối lượng phân tử và khối
lượng nguyên tử để từ đó hiểu được và có khả năng vận dụng được các kiến
thức của chương vào thực hành và luyện tập.

3. VỀ PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp chặt chẽ giữa sự hướng dẫn của giáo viên với sự tự học, tự
nghiên cứucủa sinh viên. Cần hết sức coi trọng khâu luyện tập và thực hành để
nắm vững được các vấn đề của chương này.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hoá học đại cương 1: Trần Thành Huế, nhà xuất bản Đại học sư phạm
- Hoá học đại cương: Nguyễn Đức Chuy, nhà xuất bản giáo dục
- Hoá học đại cương: Đào Đình Thức, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội
- Bài tập hoá học đại cương: Đào Đình Thức, nhà xuất bản giáo dục
- Bài tập hoá đại cương : Dương Văn Đảm, nhà xuất bản Giáo dục
- Hoá học đại cương : Lê Mậu Quyền, nhà xuất bản Giáo dục
- Cơ sở lý thuyết hoá học- Phần bài tập: Lê Mậu Quyền, nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật

http://hhud.tvu.edu.vn
B. NỘI DUNG

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC

1.1. Chất:
Chất là tập hợp các tiểu phân có thành phần, cấu tạo, tính chất xác định
và có thể tồn tại độc lập trong những điều kiện nhất định.
Ví dụ 1: C6H6, O2, H2O,...
Chất mà phân tử được cấu tạo bởi một loại nguyên tử được gọi là đơn
chất.
Ví dụ 2: Ag, O2, O3, ...
Chất mà phân tử được cấu tạo bởi hai loại nguyên tử trở lên được gọi là
hợp chất.
Ví dụ 3: NaCl, H2O, CaCO3, C2H5OH,...
Từ các khái niệm về đơn chất, hợp chất vừa được đề cập ở trên kết hợp
với các kiến thức đã có, ta có sơ đồ sau (hình 1.1)

HÌNH 1.1. Sơ đồ hệ thống phân loại các chất

Tập hợp của các phân tử cùng loại được gọi là nguyên chất, như khí H2
nguyên chất; nước (H2O) nguyên chất;....

Tập hợp gồm các phân tử khác loại được gọi là hỗn hợp, không khí là hỗn
hợp gồm rất nhiều khí khác nhau trong đó N2 và O2 chiếm tỷ lệ lớn nhất (một
cách gần đúng người ta coi không khí gồm 4/5 nitơ, 1/5 oxi về thể tích)
Các khái niệm này được minh họa ở hình 1.2.
Tập hợp vật chất có thể là hệ đồng thể hoặc hệ dị thể. Không khí là hệ đồng thể,
hợp kim inox là hệ đồng thể, một cốc nước có cả nước lỏng và nước đá là hệ dị
thể.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 1 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
HÌNH 1.2. Minh họa các khái niệm đơn chất, hợp chất, hỗn hợp

1.2. Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử

1.2.1. Nguyên tử: là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hoá học mà không thể phân
chia được về mặt hoá học.
Ví dụ 5: nguyên tử H, O, Na, Cl...
Nguyên tử là loại hạt rất Nhỏ và rất nhẹ. Tuỳ thuộc vào mỗi nguyên tố
hoá học mà khối lượng của một nguyên tử ≈ 10-23 – 10-21 g, còn đường kính của
một nguyên tử vào khoảng 10-8 cm.
Để hình dung về thể tích của một nguyên tử, có thể hình dung như sau:
Nếu coi mỗi nguyên tử đều có dạng hình cầu có đường kính 10-8 cm thì quả
bóng bàn có đường kính 4 cm có thể chứa được khoảng 1024 nguyên tử.
Nguyên tử của các nguyên tố hoá học khác nhau thì có khối lượng và kích thước
khác nhau.
Chúng ta thừa nhận nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là:
electron (e), proton (p) và nơtron (n), bảng 1.2 cho chúng ta biết đặc điểm cơ
bản của ba loại hạt đó.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 2 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 1.1. Bán kính cộng hoá trị (A0) và khối lượng nguyên tử
của một số nguyên tố hóa học

Nguyên tố R (A0) M(1,673.10-23)


H 0,30 1,008
O 0,66 15,994
S 1,04 32,064
Cl 0,99 35,453
Br 1,14 79,904
I 1,33 126,904

BẢNG 1.2. Khối lượng, điện tích của electron, proton, nơtron

KHỐI LƯỢNG ĐIỆN TÍCH


Kg ĐvC (u) Culong Quy ước
-31 -4 -19
Electron 9,109.10 5,55.10 -1,6021.10 -1
Proton 1,672.10-27 1,007 + 1,6021.10-19 +1
Nơtron 1,675.10-27 1,009 0,0 0,0

Ở bảng 1.2 điểm cần chú ý là: điện tích của các hạt cơ bản.
Nơtron là hạt không mang điện, tức là hạt trung hoà điện, được ký hiệu là
-19
0n. Mỗi hạt proton mang điện tích dương là +1,6021.10 Culong. Điện tích này
chính là điện tích cơ bản, thường được ký hiệu là e0. Trị số này được quy ước
chọn làm đơn vị nên: mỗi hạt proton mang một đơn vị điện tích dương, được ký
hiệu là 1p. Mỗi hạt electron mang một đơn vị điện tích có trị số tuyệt đối bằng trị
số điện tích của một hạt proton nhưng ngược dấu. Vì thế mỗi electron mang một
đơn vị điện tích âm, ký hiệu là e.
Cũng cần chú ý, khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của
proton, nơtron.
Từ số liệu của bảng 1.2, ta có tỷ lệ các khối lượng như sau:
m1 p m0 n
= 1835,5 (lần) = 1838,8 (lần)
me me
Vì vậy trong các phép tính thông thường, ta coi me ≈ 0.
Cũng từ bảng trên ta thấy m n > m p . Trong các phép tính thông thường ta chấp
0 1

nhận sự gần đúng:


m n ≈ m p ≈ 1 (đvC)
0 1

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 3 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1,6021.10-19 là điện tính nhỏ nhất nên được gọi là đơn vị điện tính nguyên
tố và được ký hiệu là e0.
Mô hình nguyên tử được thừa nhận rộng rãi hiện nay là: Nguyên tử có
hình dạng của một khối cầu. Tâm của nguyên tử là hạt nhân tích điện dương. Vỏ
của nguyên tử gồm các electron chuyển động quanh hạt nhân. Số đơn vị điện
tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của vỏ. Nguyên tử trung
hòa về điện
Ví dụ 6: Hạt nhân nguyên tử natri (Na) có 11 đơn vị điện tích dương (ký
hiệu Z = 11), vỏ nguyên tử Na có 11e, tức là có 11 đơn vị điện tích âm. Vậy
nguyên tử Na trung hòa về điện, được viết là Na0 hay Na. Nếu vì một lý do nào
đó vỏ nguyên tử Na còn 10e, ta có ion dương hay cation natri, được viết là Na+.
Tương tự, hạt nhân nguyên tử Clo (Cl) có 17 điện tích dương (Z = 17), vỏ
nguyên tử Cl có 17e nhưng nếu cỏ nguyên tử Cl có thêm một e trở thành 18e,
nguyên tử Cl khi này không còn trung hòa về điện nữa, ta có ion âm, hay anion
clo, Cl-
Biểu diễn quá trình biến đổi nguyên tử trung hòa điện thành ion đã nêu ở trên
như sau:
Na - e → Na+
Cl + e → Cl-
1.2.2. Nguyên tố hóa học: Tập hợp các loại nguyên tử mà hạt nhân có cùng số
đơn vị điện tính dương (Z) là một nguyên tố hóa học.

Ví dụ 7: Nguyên tố oxi có số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng 8.
Trong thực tế có 3 nguyên tử oxi với khối lượng khác nhau là 16, 17, 18 nhưng
đều có số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng 18, đó là các nguyên tử khác
nhau - các đồng vị của nguyên tố oxi. 3 nguyên tử này được viết như sau:
hay 8O16 8O
17
8O
18

Như vậy số đơn vị điện tích dương của hạt nhân (Z) là yếu tố quyết định
của một nguyên tố hóa học. Trị số Z thay đổi dù chỉ 1 đơn vị đồng nghĩa với
việc chuyển từ nguyên tố hóa học này sang nguyên tố hóa học khác.
Ví dụ 8: Hai nguyên tử có cùng khối lượng nguyên tử là 40 (đvC), một
nguyên tử có Z = 19, nguyên tử kia có Z = 20. Đó là 2 nguyên tử của hai nguyên
tố hoá học, một là 19K40 (đồng vị thường gặp của K) và một là 20Ca40.

Cần phân biệt các khái niệm nguyên tố, nguyên tử, đơn chất
Ví dụ 9: Ký hiệu O dùng để chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố oxi. Đó cũng
là ký hiệu của nguyên tố oxi.
Ký hiệu O2- (giả sử xuất hiện trong quá trình điện phân nhôm oxit nóng
chảy) chỉ 1 ion oxi. ion này được tạo ra từ nguyên tử của nguyên tố oxi. là 2
dạng thù hình của oxi.
Ký hiệu O2 chỉ 1 phân tử đơn chất oxi.
Ký hiệu O3 chỉ 1 phân tử đơn chất ozon. O2 và O3
Ký hiệu H2O chỉ 1 phân tử nước. H2O là một hợp chất vì trong thành phần phân
tử có 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 4 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Xét tương tự với các trường hợp khác, có thể khái quát như sau:
Nguyên tố hóa học là khái niệm rộng, dùng để chỉ các hạt vô cùng nhỏ:
nguyên tử, ion có cùng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân.
Nguyên tử là một khái niệm chỉ một dạng tồn tại cụ thể của nguyên tố hoá
học. Vì thế, khi nói đến nguyên tử cụ thể thì cũng có nghĩa là nói đến một
nguyên tố hoá học.
Đơn chất là khái niệm chỉ một dạng tồn tại cụ thể của nguyên tố hóa học.
Khi nói đến một đơn chất cũng có nghĩa là nói đến một nguyên tố hóa học.
1.2.3. Phân tử: là phần tử nhỏ nhất của một chất có thể tồn tại độc lập nhưng
vẫn giữ nguyên tính chất của chất đó.
Ví dụ 10: H2 là phân tử H2, cháy được và dùng làm nhiên liệu.
2H2 + O2 → 2H2O ΔH < 0 (toả nhiệt)
CO2 là phân tử cacbon đioxit, không cháy được.
Phân tử được tạo nên từ các hạt nhỏ hơn (nguyên tử hay ion)
Phân tử được tạo ra từ các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học là
phân tử đơn chất.
Ví dụ 11: Cl2. O2, O3, P4, S8,...
Các đơn chất khác nhau của một nguyên tố hóa học được gọi là các dạng
thù hình của nguyên tố đó.
Ví dụ 12: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình thường gặp là oxi (O2) và
ozon (O3). Nguyên tố cacbon có 2 dạng thù hình phổ biến là than chì và kim
cương, ...
Phân tử được tạo ra từ hai loại nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học trở lên
là phân tử hợp chất.
Ví dụ 13: HCl, HClO,...
Phân tử có thể được tạo ra từ 1 nguyên tử thì đó là phân tử đơn nguyên tử.
Ví dụ 14: khí hiếm
Một số đặc điểm về phân tử:
- Về khối lượng phân tử: Có những phân tử rất nhẹ (H2), có những phân tử
nặng như đường glucozơ C6H12O6 (180 đvC) và cũng có những phân tử siêu
nặng như polime (có khối lượng phân tử trung bình cỡ hàng chục vạn đvC). Chi
tiết được trình bày ở phần sau.
- Về điện tích: thì phân tử trung hòa về điện. Vì thế cần phải phân biệt
phân tử với gốc tự do: Ký hiệu SO3 chỉ phân tử anhiđrit sunfuric; ký hiệu chỉ
gốc tự do được tạo thành tức thời (thời gian tồn tại vô cùng ngắn) trong phản
ứng.
- Về cấu tạo hóa học: Đây là một vấn đề lớn, phần này chỉ xét một số đặc
điểm về hiện tượng đồng phân.
Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử, nhưng có
cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau, các chất đó là các đồng phân
Xuất phát từ đặc điểm về cấu trúc, ta có đồng phân cấu tạo và đồng phân
không gian.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 5 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 15: từ công thức C2H6O ta có 2 đồng phân cấu tạo là rượu etylic
CH3CH2OH và đimetyl ete CH3OCH3; từ công thức abC = Cab ta có 2 loại đồng
phân không gian là cis và trans.
Trong đồng phân cấu tạo có đồng phân mạch cacbon; vị trí (nhóm chức,
liên kết bội,...), đồng phân nhóm định chức. Trong đồng phân không gian có
đồng phân hình học, đồng phân quang học và vấn đề về cấu dạng.
Chú ý: Khi xét phân tử cần quan tâm tới hình dạng hay hình học phân tử.
Thực nghiệm xác định được góc liên kết và độ dài liên kết. Các yếu tố hình học
thường gắn liền với độ dài và tính chất của phân tử. Một số hình dạng phân tử
thường gặp như: đường thẳng (các nguyên tử trong phân tử được phân bố trên
một đường thẳng); có góc (các nguyên tử thường là 3 hay 4 nguyên tử liên kết
với nhau tạo ra góc khác góc 1800); lập thể (khối không gian như tháp tam giác,
tứ diện đều, bát diện đều,...), minh họa ở hình 1.3.

HÌNH 1.3. Một số hình dạng phân tử


a) CO; b) CO2, phân tử thẳng
c) H2O, phân tử góc
d) NH3, phân tử tháp tam giác
e) CH4, phân tử tứ diện

1.3. Khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử, khối lượng mol
1.3.1. Khối lượng nguyên tử: là khối lượng của một nguyên tử, khối lượng
nguyên tử được xác định bằng tổng khối lượng của tất cả các hạt tạo thành
nguyên tử đó.
Cần phân biệt khối lượng nguyên tử tương đối và khối lượng nguyên tử
tuyệt đối.
a) Khối lượng nguyên tử tuyệt đối: là khối lượng thực của một nguyên tử
trong không gian được tính bằng kilogam.
Ví dụ 16: mS = 5,3.10-23g = 5,3.10-26 kg
mFe = 9,274.10-23g = 9,274.10-26 kg
mC = 19,9206.10-24g = 19,9206.10-27kg

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 6 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Khối lượng này cực kỳ nhỏ bé, không thuận tiện cho việc cân, đo, đong,
đếm được nên gặp khó khăn khi phải tính toán trong các bài toán hóa học.
Để thuận tiện cho việc tính toán người ta dùng một hệ khác, gọi là khối
lượng nguyên tử tương đối.
b) Khối lượng nguyên tử tương đối (nguyên tử khối): A
1
Chọn lần khối lượng của một nguyên tử cacbon đồng vị 12 (C12) làm
12
một đơn vị khối lượng và được gọi là đơn vị cacbon (đvC hay u), ta có:

m12C 19,9260.10 −27 kg


1dvC = = = 1,6605.10 −27 kg
12 12

m12C
⇒ AC = = 12
1,6605.10 − 27 kg

9,274.10 −26 kg
AFe = = 56
1,6605.10 − 27 kg
5,3.10 −26 kg
AS = = 32
1,6605.10 − 27 kg
Như vậy, khối lượng nguyên tử tương đối là một trị số không có thứ
nguyên. Nhưng trong thực tế ta vẫn hay dùng một cách ngắn gọn Fe= 56đvC
1
hay 56u (dùng đơn vị cacbon: đvC) vì đã coi m12 là 1đvC (1u).
12 C
Từ các ví dụ trên cần nhớ: khối lượng nguyên tử tương đối (kltđ) = khối
lượng nguyên tử tuyệt đối (kltđ) : số Avôgađrô (N)
KLTĐ = kltđ : N
1.3.2. Khối lượng phân tử: lấy khối lượng của 1 phân tử chia cho 1 đơn vị khối
lượng thì được khối lượng phân tử tương đối của phân tử đó.
Hoặc: lấy tổng khối lượng nguyên tử tương đối của tất cả các nguyên tử
tạo nên phân tử đó. Thường được ký hiệu là: M
Ví dụ 17: M CO = 12 + 16.2 = 44 (hay: 44 đvc), thường viết là CO2 = 44
2

1.3.3. Mol - Khối lượng mol


a) mol: Mol là lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô.
Từ khái niệm này khi dùng mol cần phải chỉ rõ loại hạt vi mô.
Ví dụ 18: 1mol nguyên tử H, 1mol phân tử H2, 1mol ion H+,...
b) Khối lượng mol: Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố (A) là
khối lượng của 1 mol nguyên tử của nguyên tố đó. Đơn vị g/mol
Ví dụ 19: khối lượng mol nguyên tử của hiđro bằng 1,008 g/mol ( hay AH
= 1,008 g/mol)
Khối lượng mol phân tử của một chất (M) là khối lượng của 1 mol phân
tử chất đó.
Ví dụ 20: Khối lượng của 1 mol phân tử nước bằng 18,015 g/mol (hay
M H O = 18,015 g / mol ≈ 18 g / mol ).
2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 7 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
mX
Cách tính số mol: nX =
M X ( AX )
Ở đây: m X là khối lượng của X . Nếu X là nguyên tố thì dùng AX là khối
lượng mol nguyên tử của X . Nếu X là một chất thì M X là khối lượng mol phân
tử của X .
1.4. Đương lượng
1.4.1. Đương lượng của một nguyên tố: Là số phần khối lượng của nguyên tố
đó có thể kết hợp hoặc thay thế 1,008 phần khối lượng của hiđro hoặc tám phần
khối lượng của oxi.
Ký hiệu đương lượng là: ∋
Theo định nghĩa trên, ta có:
∋ H = 1,008 ≈ 1 ; ∋ O = 8,00
∋ Na = 23 ; ∋ Ca = 20
Từ định nghĩa trên dễ dàng xác định được: đương lượng của C trong CO2
là 3 còn trong CO là 6.
Có thể tính đương lượng của một nguyên tố theo công thức:
Ai
∋i =
ni
Trong đó: Ai là khối lượng nguyên tử của nguyên tố; ni là hóa trị của
nguyên tố.
1.4.2. Đương lượng của một hợp chất: Là số phần khối lượng của hợp chất đó
tác dụng vừa đủ với một đương lượng của chất khác.
Ví dụ 21: Biết ∋ Al = 9 . Từ phản ứng: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2, dễ dàng
tính được ∋ HCl = 36,5
Biết ∋ NaOH = 40 . Từ phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O, tính
được ∋ H SO = 49
2 4

1.4.3. Cách tính đương lượng:


A( M )
a) Trường hợp chung: ∋=
n
Trong đó: A(M ) là khối lượng nguyên tử hay khối lượng phân tử.
n là số e trao đổi
b) Các trường hợp cụ thể:
A
+ Đối với nguyên tố hoá học: ∋= với H là hóa trị của nguyên tố hóa
H
học.
M
+ Đối với hợp chất: ∋= với n là số electron trao đổi.
n
Nếu hợp chất là:
- Oxit: Thì n là tổng hóa trị của oxi có trong oxit.
- Axit: Thì n là số nguyên tử hiđro có trong axit được thay thế.
- Bazơ: Thì n là hóa trị của kim loại có trong bazơ.
- Muối: Thì n là tổng hóa trị của kim loại có trong muối.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 8 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
160
Ví dụ 22: Đương lượng của Fe2O3 là: ∋ Fe2O3 = = 26,7
2 + 2 + 2 = 3.2
Đương lượng của H2SO4 trong phản ứng:
98
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O là ∋ H SO = = 49
2
2
4

98
NaOH + H2SO4 →NaHSO4 + H2O là ∋ H 2 SO4 = = 98
1
74
Đương lượng của Ca(OH)2 là: ∋ Ca (OH )2 = = 37
2
310
Đương lượng của Ca3(PO4)2 là: ∋ Ca3 ( PO4 )2 = = 51,7
2 + 2 + 2 = 3.2
Đương lượng của Fe, trong phản ứng:
Fe + 2H+→ Fe2+ + H2 là ∋ Fe = 56 : 2 = 28
Còn trong phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 là ∋ Fe = 56 : 3 = 18,67
Chú ý: Theo định nghĩa về đương lượng thì đương lượng là một đại lượng
không có đơn vị.
1.4.4. Đương lượng gam: Đương lượng gam của một chất (đơn chất hay hợp
chất) là lượng chất đó được tính bằng gam và có trị số đúng bằng đương lượng
của chất đó.
Nếu kí hiệu đương lượng gam là đlg, ta có: đlgAl = 9g vì ∋ Al = 9
1.4.5. Số đương lượng gam(số đlg): Được xác định bằng số gam chia cho
đương lượng gam.
Công thức tính: Số đlg = số gam : đlg
Cho mHCl = 18,25g → Số đlgHCl = 18,25g/36,5g = 0,5
Như vậy số đương lượng gam cũng là đại lượng không có đơn vị.
2. HỆ ĐƠN VỊ
Một trong các vấn đề của hóa học, đó là bài toán hóa học. Bài toán hóa
học được đặt ra dựa trên yêu cầu của thực tế đời sống, thông qua các thực
nghiệm hóa học. Vì thế các kết quả thông qua các con số phải có ý nghĩa xác
định. Cho nên các con số này buộc phải có đơn vị. Chỉ có đáp số bằng số đúng
thì chưa đủ mà còn cần phải có đơn vị đúng.
Một lượng vật chất luôn được biểu thị bằng trị số có kèm theo đơn vị.
Lượng vật chất = Trị số. đơn vị
Hiện nay, có hai xu hướng: Dùng hệ đơn vị quốc tế (hệ SI) và dùng đơn vị
theo thói quen.Trong quá trình hội nhập với quốc tế, chúng ta nên dùng hệ đơn
vị quốc tế (hệ SI)
2.1. Hệ đơn vị quốc tế (hệ SI)
Đại hội về đo lường quốc tế họp tại Pari vào tháng 10 năm 1960 đã thông
qua các quy ước về đơn vị đo và các khái niệm tương ứng.
Trong chương này chỉ xét hệ đơn vị cụ thể.
2.1.1. Hệ SI cơ sở
Gồm bảy đại lượng được chọn làm cơ sở cùng với đơn vị của mỗi đại
lượng kèm theo, được đưa ra ở bảng 1.3

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 9 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG1.3. Bảy đại lượng cơ bản của hệ đo lường quốc tế (hệ SI)

ĐẠI LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐO


Ký hiệu
Tên gọi Ký hiệu Tên gọi
Quốc tế Việt Nam
Chiều dài l mét m m
Khối lượng m kilogam kg kg
Thời gian t giây s s (giây)
Cường độ dòng điên I Ampe A A
Nhiệt độ T Kelvin K K
Lượng chất n Mol mol mol
Cường độ ánh sáng Iν Cadela (nến) cd cd

Ngoài ra còn có hai đơn vị bổ sung thường dùng là

Góc phẳng radian rad Rad


Góc khối sterdian sr sr

2.1.2. Đơn vị dẫn xuất từ đơn vị SI cơ sở


Các đơn vị dẫn xuất từ hệ đơn vị SI cơ sở được xác định phù hợp với các
định luật vật lý cũng như quan hệ giữa các đại lượng liên quan.
Ví dụ 23: Đơn vị của lực F, theo định luật thứ 2 của Niutơn: F = m.a là lực
gây ra một gia tốc là 1 m/s2 cho vật có khối lượng tĩnh 1kg. Vậy lực F sẽ có đơn
vị là kg.m.s-2, được kí hiệu là Niutơn, nghĩa là: 1N = 1 kg.m.s-2

BẢNG 1.4. Một số đơn vị dẫn xuất từ đơn vị SI cơ sở


a) Đơn vị có tên riêng

ĐẠI LƯỢNG ĐƠN VỊ KÝ HIỆU KHÁI NIỆM


Lực Niutơn (Newton) N kg.m.s-2
Áp suất Patcan (Pascal) Pa N.m2 (hay kg.m-1.s-2)
Năng lượng Jun (Joule) J kg.m2.s-2
Công suất Oat (Watt) W J.s-1 (hay kg.m2.s-3)
Điện tích Culong (Coulomb) C A.s
Điện thế Von (Volt) V J.C-1 (hay J.A-1.s-1)
Tần số Hec (Hertz) Hz s-1

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 10 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Các đại lượng không có tên riêng

ĐẠI LƯỢNG ĐƠN VỊ KÝ HIỆU


Diện tích mét vuông m2
Thể tích mét khối m3
Vận tốc mét/giây m.s-1
Gia tốc mét/giây2 m.s-2
Khối lượng riêng kilogam/met khối kg.m-3
Cường độ điện trường von/mét V.m-1

2.2. Đơn vị phi SI


Từ thói quen hàng ngày trong cuộc sống mà một số đơn vị không thuộc hệ
SI vẫn thường xuyên được dùng. Tuy nhiên khi dùng các đơn vị này cần phải
tìm mối liên hệ qua lại giữa chúng.
Một số đơn vị phi SI thông dụng

BẢNG1.5. Một số đơn vị phi SI

ĐƠN VỊ THỪA SỐ ĐỔI VỀ


ĐƠN VỊ SI CƠ SỞ HAY
ĐẠI LƯỢNG DẪN XUẤT
Tên Ký hiệu
Chiều dài Angstrom A0 10-10m
Thể tích lit l 10-3m3
0
Nhiệt độ Độ bách phân C t (0C) =T - 273,15
phút min 1 min = 60s
Thời gian
giờ h 1h = 3600s
atmotphe atm 1 atm = 1,013.105Pa
Áp suất bar bar 1 bar = 105Pa (≈1atm)
mm thủy ngân mmHg (1mmHg =1/760 atm)
ec erg 10-7J
calo cal 4,184J
Năng lượng oat giờ Wh 3600J
kilôoat giờ kWh 3600kJ
electron Von eV 1,602.10-19J
đơn vị tĩnh điện ues cgs
Điện tích
cgs
Góc phẳng độ o (π/180)rad
Momen lưỡng cực điện Đêbai (Debye) D 1/2,9979.10-29c.m

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 11 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2.3. Các hằng số vật lý

BẢNG 1.6. Các hằng số vật lý thông dụng

HẰNG SỐ KÝ HIỆU GIÁ TRỊ


Hằng số Avôgađrô (Avogadro) NA 6,0223.1023/mol
Đơn vị khối lượng nguyên tử u 1g/N = 1,6605.10-24g
Khối lượng electron me 9,1095.10-28g
5,4858.10-4u
Khối lượng proton mp 1,67258.10-24g
1,00724u
Khối lượng nơtron mn 1,6748.10-24g
1,00862u
Điện tích nguyên tố e0 1,6021.10-19C
4,8.10-10ues cgs
Hằng số Faraday F 96487,0 C/mol ≈ 96500 C/mol
Hằng số Plăng (Planck) h 6,6256.10-34 Js
Vận tôvs ánh sáng (trong chân c 2,99725.1018m/s = 300.000
không) km/s
Thể tích mol phân tử các chất V0 22,41 l/mol = 0,02241 m3/mol
khí
Hằng số khí R 8,3144J/mol.K
8,2054.10-2 1atm/mol.K
1,98 cal/mol.K
Hằng số Bônxman(Bolzman) k 1,38054.10-23 J/K
Hằng số Ritbe (Rydberg) RH 109677,57 c.m-1
Manhêton Bo (Bohr) μB 9,2732.10-24 J/T
Bán kính Bo (Bohr) a0 5,29167.10-19cm = 0,529 A0

2.4. Hệ đơn vị nguyên tử


Trong hóa học lượng tử (những nội dung về cấu tạo của vật chất) chúng
ta dùng hệ đơn vị nguyên tử (đvn hay au). Trong hệ này quy ước các lượng sau
đây bằng đơn vị:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 12 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
h
Hằng số Plăng rút gọn h = ≡ 1,0 (với h = 6,625.10-34J.s)

Bán kính Bo thứ nhất a0 ≈ 0,529 ≡ 1,0
Khối lượng của một electron, me =9,109.10-31kg ≡ 1
Điện tích cơ bản e0 = 1,6021.10-19culong ≡ 1
Tích 4πε0 = 1 (quy ước này có thể dùng chung với bốn quy ước trên hoặc
dùng riêng mình nó).
Từ các quy ước ở trên ta có đơn vị của năng lượng tương ứng sẽ là đvn
hay au hay là hactơri (hartree).
Ví dụ 24: Giải phương trình srôđingơ cho hệ 1 electron 1 hạt nhân (H,
He , Li2+,...) tìm được biểu thức tính năng lượng là:
+

mZ 2 e04 1 h
En = − × trong đó h =
2 2
2n h (4πε 0 ) 2

ε 0 là hằng số điện môi trong chân không
a)Hãy tính năng lượng ứng với n = 1 cho: H, He+, Li2+
b) Hãy tìm mối liên hệ giữa hai đơn vị năng lượng là đvn với eV
Trả lời:
Từ số liệu ở các bảng trên, ta có: me = 9,1095.10-28g = 9,1095.10-31kg
h = 6,6256.10-34J.s
e0 = 1,6021.10-19C
4πε0 = 1,112650056.10-10J-1.C2.m-1
a) Thay các số liệu vào biểu thức tính năng lượng En ta được:
1
E1 = -13,6xZ2 (eV) hay E1 = × Z 2 đvn (hay hactơri)
2
Với H: Z = 1 → E1 = - 13,6 (eV) hay E1 = - 0,5 (đvn)
Với He+: Z = 2 → E1 = - 54,4 (eV) hay E1 = - 2,0 (đvn)
Với Li: Z = 3 → E1 = - 122,4 (eV) hay E1 = - 4,5 (đvn)
b) Từ các kết quả trên ta có mối liên hệ: 1(đvn) = 27,2(eV)

3. MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC


3.1. Định luật bảo toàn khối lượng (Lômônôxốp nhà bác học Nga và Loavaziê
nhà bác học Pháp)
Bảo toàn vật chất là quy luật chung của tự nhiên, trong cuộc sống hàng
ngày hiểu một cách đơn giản đó là quy luật tổng không đổi. Hóa học là khoa học
về các chất và sự biến đổi giữa các chất, nên quy luật về bảo toàn vật chất được
thể hiện rất đầy đủ. Trong hóa học đó là định luật bảo toàn khối lượng. Định luật
này có nhiều cách phát biểu khác nhau:
Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các
chất thu được sau phản ứng.
Một cách tổng quát : Có sự bảo toàn vật chất trong các phản ứng hóa
học.
Xét phản ứng dạng tổng quát:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 13 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
A1 + A2 + ⋅⋅⋅ + An → B1 + B2 + ⋅⋅⋅ + Bn
Thì luôn có: m A1 + m A1 + ... + m A n = m B1 + m B 2 + ... + m B n '
n n'
Hay: ∑ m Ai = ∑ m Ai '
i =1 i '=1
Xét về phương diện lý thuyết thì khối lượng các chất thực sự không được
bảo toàn, vì phản ứng hóa học luôn luôn kèm theo quá trình giải phóng hay hấp
thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Năm 1905, Anhstanh đã chỉ ra rằng: Khối lượng của một vật và năng
lượng của nó liên hệ với nhau bởi hệ thức E = mc2. Trong đó c là vận tốc ánh
sáng bằng 3.108m/s.
Nếu gọi ΔE là năng lượng kèm theo của phản ứng hóa học thì sự thay đổi
khối lượng trong phản ứng hóa học sẽ là: ΔE = Δm.c2
Δm = ΔE/c2, do ΔE rất nhỏ, c rất lớn nên Δm là vô cùng bé (không đáng
kể). Do đó không phát hiện thấy sự thay đổi khối lượng của phản ứng hóa học
(Δm), nên định luật bảo toàn khối lượng của Lômônôxốp vẫn được thừa nhận.
Ứng dụng của định luật: Giải nhanh bài toán hóa học bằng phương pháp
bảo toàn khối lượng. Chú ý khi giải bài, không tính khối lượng của phần không
tham gia phản ứng, cũng như phần chất có sẵn, ví dụ như nước có sẵn trong
dung dịch.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho luồng CO đi qua ống đựng
m(g) hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64,0g chất rắn
A trong ống sứ và 12,32 lít khí B (ở 27,3oC; 1atm) có tỷ khối so với H2 là 20,4.
Tìm m?
Trả lời:
Phương trình phản ứng chung:
X + CO = A + CO2
m 64,0
12,32.1.273
nB = = 0,5(mol )
1.(273 + 27,3).22,4
Gọi x là số mol CO2 ta có: 44x+28(0,5x)/0,5=20,4.2=40,4 → x=0,4 (mol).
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mCO = mA + mCO2
→ mX = mA + mCO2 - mCO = 64 + 0,4.44 - 0,4.28 = 70,4(g)

Ví dụ 2: Cho hỗn hợp axit hữu cơ A, B tác dụng với rượu đa chức C thu
được hỗn hợp nhiều este, trong đó có este E. Để đốt cháy hết 1,88 g E cần một
lượng vừa đủ là 1,904 lít oxi (ở đktc) thu được CO2 và hơi H2O với tỷ lệ thể tích
tương ứng là 4/3. Xác định công thức phân tử của E biết tỷ khối của E so với
không khí nhỏ hơn 6,5.
Trả lời:
Phương trình phản ứng chung
E + O2 →CO2 + H2O
Theo định luật bảo toàn, ta có:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 14 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
mE + mO2 = mCO2 + mH2O=1,88+(1,904/22,4).32=4,6 (g)
Gọi a là số mol CO2 thì 3a/4 là số mol H2O.
Vậy: 44a + (3a/4).18 = 4,6 → a = 0,08 (mol)
mC = 0,08.12 = 0,96 (g)
mH = (3/4).0,08.2 = 0,12 (g)
mO = 1,88 - 0,96-0,12 = 0,8 (g)
0,96 0,12 0,8
→x:y:z= : : = 8 : 12 : 5
12 1 16
Do đó công thức đơn giản nhất của E là C8H12O5 và công thức phân tử là
(C8H12O5)n.
Theo đề: mE < 29x6,5 = 188,5 → n=1
Vậy công thức phân tử của E là: C8H12O5

Ví dụ 3: Có một chén A chứa dung dịch Na2CO3 có khối lượng là g1, còn
chén B chứa dung dịch HCl có khối lượng g2. Đặt gt = g1 + g2
Trộn dung dịch trong chén A với chén B, lắc đều cho phản ứng xảy ra
hoàn toàn rồi cân cả hai cốc và hóa chất được khối lượng tổng cộng là gs.
a) Có thể có những trường hợp nào về mối quan hệ giữa hai trị số gt và gs?
Tại sao?
b) Có thể xảy ra trường hợp gt < gs không? tại sao?
Trả lời:
a) Xảy ra một trong hai trượng hợp sau:
Trường hợp 1: gt > gs vì xảy ra phản ứng
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Lượng CO2 thoát ra khỏi dung dịch làm giảm khối lượng các chất còn lại
trong cốc sau phản ứng.
Trường hợp 2: gt = gs vì xảy ra phản ứng
Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3
Không có chất nào thoát ra khỏi chén, nên khối lượng trước và sau phản
ứng bằng nhau.
b) Không thể xảy ra trường hợp gt < gs vì điều này trái với định luật bảo
toàn khối lượng.

3.2. Định luật thành phần không đổi (Prút-nhà bác học Pháp)
Một hợp chất hóa học dù được điều chế bằng cách nào cũng đều có thành
phần không đổi.
Giải thích: Nếu chấp nhận quan điểm về cấu tạo nguyên tử và cấu tạo
phân tử thì thành phần của một chất bất kỳ chính là thành phần của một phân tử
chất đó. Trong một phân tử của một chất xác định, thì số nguyên tử của nguyên
tố là xác định, không đổi. Vì vậy thành phần khối lượng của nguyên tố cũng
không đổi.
Vai trò của định luật: cho phép phân biệt một chất hóa học với một hỗn
hợp ở chỗ: Thành phần của một chất không thay đổi còn thành phần của hỗn
hợp thay đổi theo phương pháp điều chế.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 15 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Hạn chế của định luật: chỉ đúng khi chất có cấu trúc phân tử hay cấu trúc
tinh thể hoàn chỉnh, không đúng đối với hợp chất không định thức.
Ví dụ 4: Từ nội dung của định luật dễ thấy H2O có tỉ lệ về số nguyên tử trong
phân tử H : O = 2 : 1 Nước được điều chế theo một số cách sau:
0
2 H 2 + O 2 ⎯⎯→
t
2H 2 O
2 Na 2 SO 4 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + H 2 O
0
CH 4 + 2O 2 ⎯⎯→
t
CO 2 + 2 H 2 O

3.3. Định luật tỉ lệ bội


Định luật này được nhà bác học Prut đưa ra vào năm 1806.
Nếu hai nguyên tố hóa học tạo với nhau một số hợp chất thì các lượng của
một nguyên tố kết hợp với cùng một lượng của nguyên tố kia tỉ lệ với nhau như
các số nguyên nhỏ.
Ví dụ 5: Xét hợp chất giữa C và O là CO và CO2. Dễ thấy lượng O kết
hợp với cùng lượng C lập thành tỉ số là 1: 2.
Ví dụ 6: Xét các oxit của nitơ ở bảng sau1.7.
BẢNG 1.7. Một số kết quả thực nghiệm thu được khi xác định thành phần
nguyên tố trong các oxit của nitơ
Thành phần % khối Số phần khối lượng
Tỷ lệ lượng oxi
lượng oxi ứng với một
Tên oxit
phần khối lượng
N O
nitơ
Đinitơ oxit 63,7 36,3 0,57 1
Nitơ oxit 46,7 53,3 1,14 2
Đinitơ trioxit 36,8 63,2 1,71 3
Nitơ đioxit 30,4 69,2 2,28 4
Đinitơ pentoxit 25,9 74,1 2,85 5

Từ các kết quả thực ngiệm thu được ở bảng 3.1, ta lấy:
0,57 1,14 1,71 2,28 2,85
: : : : = 1: 2 : 3 : 4 : 5
0,57 o,57 0,57 0,57 0,57
Như vậy tỷ lệ khối lượng oxi ứng với 1 phần khối lượng nitơ trong các
oxit trên là 1:2:3:4:5
Cũng có thể xác định được các số này bằng cách thông qua thành phần %
về khối lượng giữa nitơ và oxi, dễ dàng xác định được công thức của các oxit
tương ứng:
Đinitơ oxit: N2O, Nitơ oxit: NO, Đinitơ trioxit: N2O3, Nitơ đioxit: NO2 và
Đinitơ pentoxit: N2O5
Từ các công thức này,nếu lấy cùng một lượng nitơ tương ứng như nhau
(giả sử 2 mol nitơ) thì số mol oxi tương ứng
N2O NO N2O3 NO2 N2O5
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 16 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2 2 2 2 2
: : : :
1 2 3 4 5
Số mol tương ứng của oxi sẽ là 1:2:3:4:5 đương nhiên tỷ lệ này cũng là tỷ
lệ về số nguyên tử oxi trong các oxit tương ứng khi kết hợp với hai nguyên tử
nitơ.
Ví dụ 7: Vận dụng định luật thành phần không đổi và định luật tỷ lệ bội
cho SO2 và SO3.
+ Điều chế SO2: S + O2 → SO2
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
CuSO3 → CuO + SO2
+ Điều chế SO3: SO2 + O2 → 2SO3
Fe2(SO4)3 → Fe2O3 + 3SO3
+ Dễ dàng xác định được các lượng oxi kết hợp cùng với một lượng lưu
huỳnh lập thành tỷ số 2 : 3 ( hoặc các lượng lưu huỳnh kết hợp với một lượng
oxi lập thành tỷ số 3 : 2).

3.4. Định luật Avôgađro: (chỉ áp dụng cho chất khí)


3.4.1. Định luật Avôgađrô
Nhà khoa học người Italia - Avôgađrô đã đưa ra một giả thuyết về chất
khí, về sau được gọi là định luật và mang tên ông: Định luật Avôgađrô.
Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau
của các chất khí đều chứa cùng một số phân tử.
Hệ quả: Ở 00C, 1atm (760 mmHg) 1mol khí bất kỳ chiếm thể tích là 22,4
lít.
Ở những điều kiện như nhau về nhiệt độ và áp suất 1 mol khí bất kỳ đều
có thể tích bằng nhau.
Vì vậy: Thể tích mà 1 mol khí chiếm chỗ được gọi là thể tích mol phân tử
của khí.
Thể tích mol phân tử của mọi chất khí ở 00C, 1atm là 22,4 lít.
Định luật này chỉ áp dụng cho chất khí, kể cả hỗn hợp các khí. Các khí
đều có chung đặc điểm: Khoảng cách giữa các khí rất lớn, kích thước của các
khí lại rất nhỏ vì vậy có thể bỏ qua kích thước của các phân tử khí khi đó các
phân tử khí được coi như những chất điểm.
Từ đặc điểm này, thấy rằng: ở cùng điều kiện về nhiệt độ,áp suất tác dụng
lên các khí là như nhau thì trong những thể tích bằng nhau của các khí sẽ chứa
cùng một số lượng như nhau về các phân tử khí. Từ đó dễ dàng thấy được số
phân tử khí tỷ lệ thuận với số mol khí. Cho nên khi làm các bài toán về chất khí
thường dùng mối liên hệ sau:
Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của
mọi chất khí đều chứa cùng một số mol khí.
Ví dụ 8: Nạp đầy vào một bình kín 0,5 mol khí H2 rồi cân toàn bộ bình.
Sau khi tháo hết H2 ra, và làm thí nghiệm như trên với khí CO2. Hai lần cân thấy
khối lượng khác nhau là m gam. Tìm m.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 17 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nếu cũng làm thí nghiệm như trên với 0,5 mol khí H2, nhưng muốn hai lần
cân mà m = 0 thì cần dùng bao nhiêu mol CO2? Biết các thí nghiệm đều được
tiến hành ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
Trả lời:
Theo định luật Avôgađrô, ở thí nghiệm trước mỗi khí đều có 0,5 mol.
Theo công thức: 1 mol CO2 nhiều hơn 1 mol H2 là 42 gam
Vậy 0,5 mol CO2 nhiều hơn 0,5 mol H2 là
m = 0,5.42 = 21(g)
trong thí nghiệm sau, để m = 0 thì mCO = mH = 1( g )
2 2

Vậy nCO = 1 : 44 = 0,0227(mol )


2

Cần chú ý rằng: ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc), t = 00C hay T = 273,15 K;
P = 1atm, một mol khí bất kỳ đều chiếm thể tích là 22,4 dm3 (hay22,4 lít)
3.4.2. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
Khi khoảng cách giữa các phân tử khí là rất lớn, kích thước của các phân
tử là không đáng kể (bỏ qua) thì lực tương tác giữa các phân tử khí cũng không
đáng kể (bỏ qua) khi đó khí được gọi là khí lý tưởng. Phương trình liên hệ giữa
nhiệt độ T, áp suất P và thể tích V của khí được gọi là phương trình trạng thái
của khí lý tưởng:
PV = Rt với 1 mol khí
PV = nRT với n mol khí
m m d
Hoặc PV = RT → P = RT = RT ; trong đó d là khối lượng riêng
M VM M
của khí.
Trong trường hợp có một hỗn hợp khí lý tưởng chiếm một thể tích V ở
nhiệt độ T , thì áp suất toàn phần được xác định bởi định luật Đalton:
PT = ∑ Pi , với Pi là áp suất riêng phần của khí i
i

RT
PT =
V
∑ n , với n là số mol của khí i
i
i i

R là hằng số khí, trị số R phụ thuộc vào đơn vị đo áp suất, thể tích còn T
phải biểu thị theo nhiệt độ Kenvin.
Hằng số khí R được sử dụng rất rộng rãi trong tính toán, vì vậy cần lưu ý
cách biểu thị đơn vị của nó sao cho thống nhất. Từ phương trình trạng thái,ta có:
PV
R=
1(mol ).T
Từ phương trình này chỉ cần thay các giá trị bằng số của P, V, T thì tìm
được giá trị của hằng số khí R.
Theo hệ thống đơn vị hợp pháp của nước ta, khi lực đo bằng Niutơn trên
1m (N.m-2) còn năng lượng đo bằng Jun (J) còn thể tích đo bằng mét khối (m3),
2

thì:
P = 1,01324.105Pa = 1,01324.105N.m-2 = 1,01324.105kg/m.s2
V = 0,022415m3
Thay vào, ta có:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 18 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
kg
1,01324.10 5 .0,022415m 3
PV m.s 2 kg.m 2
R= = = 8,314 2 .mol −1 .K −1 = 8,314 J .mol −1 .K _ 1
1mol.T 1mol.273,15K s
( vì 1J = N.m; 1N = 1kg.m/s2 →1J = kg.m2/s2)
Tuy nhiên, hiện nay trong nhiều tài liệu còn dùng nhiều hệ thống đơn vị
khác nhau, nên cũng cần phải biết thêm.
Nếu biểu diễn R bằng đơn vị calo thì dựa vào mối liên hệ 1cal =4,184J→
1J =1/4,184 = 0,239cal. Thay vào trên ta được:
R = 8,314.0,239cal.mol-1.K-1 = 1,987cal.mol-1.K-1.
Nếu áp suất đo bằng dyn/cm2 và thể tích tính bằng cm3 (theo hệ CGS: độ
dài đo bằng centimét (cm), khối lượng đo bằng gam (g), thời gian đo bằng giây
(s). Khi đó lực tính bằng dyn, áp suất tính bằng dyn/cm2, năng lượng tính bằng
ec, 1ec =1dyn.cm = 10-7J, còn thể tích đo bằng C.m3).
Thay các số liệu vào biểu thức (P =1,01324.106dyn/cm2; V = 22413cm3; T
= 273,15K), ta có:
dyn
1,01324.10 6 .22413cm 3
R= cm 2 = 8,314.10 7 dyn.cm.mol −1 .K −1 = 8,314.10 7 ec.mol −1 .K −1
1mol.273,15K
Trong trường hợp áp suất tính bằng atmotphe vật lý và thể tích đo bằng
lít, thì:
1atm.22,415l
R= = 0,08205atm.l.mol −1 .K −1
1mol.273,15K
Như vậy tuỳ thuộc vào đơn vị đo của áp suất và thể tích mà hằng số khí R
có các giá trị khác nhau.
(Các giá trị của R được xác định ở điều kiện tiêu chuẩn)
Ví dụ 9: tìm khối lượng riêng của khí flo ở 1atm và 25oC.
Trả lời:
Trước tiên tìm thể tích của 1mol flo ở 1atm và 25oC.

RT
V=
P
M M .P
d= =
V RT
T = 273,15 + 25 = 298,15 K
38,00 g.mol −1 .1atm
Vậy: d = −1 −1
≈ 1,55( g.l −1 )
0,082atm.l.mol .K

3.5. Định luật đương lượng


Nhà bác học Đalton người Anh phát biểu định luật vào năm 1792, có nội
dung như sau:
Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau hay thay thế cho nhau theo
những phần khối lượng tỉ lệ với đương lượng của chúng.
Xét phản ứng: A + B → AB
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 19 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
mA ∋ A m m
Ta luôn có: = hay A = B hay số đlgA = số đlgB
mB ∋ B ∋A ∋B
Định luật được phát biểu bằng cách khác: Các chất tác dụng với nhau
theo cùng một số đương lượng gam.
Tức là: Trong phản ứng hóa học một đương lượng gam của chất này chỉ
kết hợp hoặc thay thế một đương lượng gam của chất khác.
Ví dụ 10: Oxi hoá cẩn thận 0,253 g Mg thu được 0,420 g MgO. Tìm
đương lượng của Mg?
Trả lời:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng các chất, ta có:
mMg + mO2 = mMgO
Thay số: 0,253 + mO = 0,420 → mO = 0,167 g
2 2

∋ Mg mMg m Ng 0.253
Áp dụng định luật đương lượng: = → ∋ Mg = × ∋O = × 8 = 12,12
∋O mO mO 0,167
Vì khối lượng của oxi có trong oxit bằng khối lượng của oxi tham gia
phản ứng

Ví dụ 11: Phân tích sắt oxit, thấy tỉ lệ Fe là 70% về khối lượng. Tìm
đương lượng của Fe ?
Trả lời:
∋ Fe mFe
Áp dụng định luật đương lượng, ta có: =
∋ O mO
mFe 70
→ ∋ Fe = × ∋O = × 8 = 18,67
mO 100 − 70
Nhận xét: Từ ví dụ 10 thấy rằng định luật đương lượng giúp cho việc giải
nhanh bài toán hóa học mà không cần phải cân bằng phương trình phản ứng hóa
học.

4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MOL PHÂN TỬ


CỦA CHẤT KHÍ VÀ CHẤT LỎNG DỄ BAY HƠI
Xác định khối lượng mol phân tử của một hợp chất là một việc làm cần thiết
khi lập công thức phân tử của một hợp chất. Có hai phương pháp thường dùng
khi xác định khối lượng phân tử của chất khí và chất lỏng dễ bay hơi.
4.1. Dựa vào tỉ khối hơi
4.1.1. Khối lượng riêng của một chất khí
Khối lượng (tính theo gam) của một đơn vị thể tích khí (tính theo lít hay
3
dm ) tại một nhiệt độ xác định và áp suất xác định, được gọi là khối lượng riêng
của khí đó.
Ký hiệu: DX là khối lượng riêng của khí X.
mX
Từ định nghĩa, ta có: D X =
VX

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 20 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong đó mX là khối lượng của khí X chiếm thể tích là VX tại nhiệt độ và
áp suất đang xét. Nếu xét 1 mol khí tại điều kiện tiêu chuẩn, ta có:
MX
DX = → Mx = 22,4.DX
22,4
Với: MX là khối lượng mol phân tử của khí X.
4.1.2. Tỉ khối hơi
Tỷ khối hơi của khí A so với khí B là tỷ số khối lượng riêng của khí A so
với khí B ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
Hay: Tỷ khối hơi của khí A so với khí B là tỷ số khối lượng của V lít khí
A so với V lít khí B ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
Ký hiệu tỷ khối hơi của khí A so với khí B là: dA/B, theo định nghĩa ta có:
DA
d A/ B =
DB
MA
Kết hợp với biểu thức trên, ta có: d A / B = ⇒ M A = d A / B .M B
MB

Chú ý: khi xác định tỷ khối hơi của khí A với khí B thì phải đưa về cùng
mA M A
thể tích như nhau, thì khi đó tỷ số: d A = = mới là tỉ khối. Còn khi khác
B
mB M B
m M
nhau về thể tích thì tỉ số khối lượng A ≠ A không phải là tỷ khối.
mB M B
Ví dụ 1: Lượng hơi của một chất A nặng hơn lượng khí nitơ ở cùng điều
kiện về nhiệt độ và áp suất là 2 lần. Hãy xác định:
a) Khối lượng phân tử của chất A.
b) Khối lượng riêng của A tại 1atm và 250C
Trả lời:
a) ta có M N = 28 , theo phương trình M A = d A / B .M B
2

Tìm được: M A = d A / N .M N = 2 × 28 = 56
2 2

b) Có MA = 56 (g/mol)
PoVo PV P V T 1.22,4.298,15
Từ phương trình: = → V= o o = ≈ 24,45(l )
To T To P 1.273,15
M 56
Vậy: DA = A = ≈ 2,29( g / l )
V 24,45

4.2. Dựa vào phương trình trạng thái của khí lý tưởng
m
Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng: PV = nRT = RT
M
m
→M= RT
PV
Từ biểu thức này ,chúng ta tính được khối lượng mol phân tử của khí cần
khảo sát.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 21 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 2: Có 3 gam một chất lỏng được hoá hơi hoàn toàn, lượng hơi này
chiếm một thể tích là 1,232 lít ở 250C, 1 atm. Xác định khối lương mol phân tử
của chất đó.
Trả lời:
Từ phương trình : PV = nRT , n =m/M
m.R.T 3 g.0,082atm.l.mol −1 .K −1 .298,15 K
→M= = ≈ 59,5( g / mol )
P.V 1atm.1,232l
5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

5.1. Phương pháp Canizaro

Canizaro làm như sau: lấy một số hợp chất của nguyên tố cần khảo sát
đem đi xác định khối lượng phân tử của các hợp chất đó, sau đó phân tích hóa
học để xác định số đơn vị khối lượng của nguyên tố khảo sát có trong từng phân
tử. Giá trị nhỏ nhất trong các giá trị khối lượng tìm được của các hợp chất trên
sẽ là khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Xác định khối lượng nguyên tử của cacbon, bảng 1.8.

Cơ sở lý luận của phương pháp Canizaro: trong các phân tử hợp chất khác
nhau của cùng một nguyên tố phải có một phân tử của một hợp chất chỉ chứa
một nguyên tử của nguyên tố đó. Vì vậy, nếu lấy được càng nhiều hợp chất khác
nhau của một nguyên tố đem đi xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó thì sẽ
có nhiều khả năng có được một hợp chất mà một phân tử hợp chất đó chỉ chứa
một nguyên tử của nguyên tố cần xác định nguyên tử khối.

BẢNG 1.8. Nguyên tử khối của cacbon

Số đơn vị nguyên tử
Tên hợp chất Phân tử khối % khối lượng cacbon có trong 1 phân tử
hợp chất
Cacbondioxit 44 27,27 (44.27,27)/100=12
Cacbonoxit 28 42,86 12
Axetylen 26 92,31 24
Benzen 78 92,31 72
Axeton 58 62,67 36

Từ kết quả thu được ở bảng 1.8 cho thấy nguyên tử khối của cacbon phải
là 12.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 22 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Từ các kết quả thực nghiệm thu được ở bảng 1.8, dễ dàng xác định được
công thức phân tử của :
Cacbon đioxit: CO2, cacbon oxit: CO, Axetilen: C2H2, benzen: C6H6 và
axeton là C3H6O. Hợp chất chỉ chứa một nguyên tử cacbon trong thí nghiệm trên
là CO2 và CO.
Từ cơ sở lý luận trên thấy rằng độ chính xác của phương pháp không
được cao vì kết quả xác định nguyên tử khối phụ thuộc vào khối lượng các chất
đem đi khảo sát. Vì thế nếu lấy được càng nhiều chất khác nhau thì kết quả thu
được sẽ càng cao.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế ở chỗ không xác định được
nguyên tử khối của các kim loại vì đa số các kim loại không tạo được các hợp
chất ở thể khí hay dễ bay hơi.

5.2. Phương pháp Đuy Lông- Pơti


5.2.1. Phương pháp Đuy Lông- Pơti
a) Nhiệt dung nguyên tử: nhiệt dung của một nguyên tố là nhiệt lượng cần
thiết nâng nhiệt độ của một mol nguyên tử của nguyên tố lên 1độ.
b) Nhiệt dung riêng (tỉ nhiệt): Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng để nâng
nhiệt độ của một gam chất rắn lên 10.
Thực nghiệm đã xác định được gần đúng nhiệt dung nguyên tử của đơn
chất rắn là: 265 J/mol.K ≈ 6,3 cal/mol.K
Nếu ký hiệu nhiệt dung riêng là C, thì:
6,3
C.A ≈ 6,3 → A ≈
C
Biết được C thì xác định được A, đây là phương pháp gần đúng vì nhiệt
dung nguyên tử chỉ áp dụng được cho mọi đơn chất rắn.
5.2.2. Phương pháp Đuy Long - Pơti kết hợp với đương lượng
Các bước tiến hành
Bước 1: Dựa vào phương pháp Đuy Lông- Pơti tìm khối lượng nguyên tử
6,3
gần đúng ( A′) : A′ ≈
C
mA ∋ A
Bước 2: Dựa vào định luật đương lượng tìm đương lượng đúng: =
mB ∋ B
A′
Bước 3: Xác định hoá trị gần đúng H ′ bằng biểu thức: H ′ =

Bước 4: Từ H ′ suy ra hoá trị chính xác (H) bằng cách: chỉ lấy phần nguyên
của H ′ vì hoá trị là số nguyên.
Bước 5: Biết được hoá trị chính xác H, thì tìm được khối lượng nguyên tử
chính xác (A) bằng biểu thức: A = H. ∋
Ví dụ 2: Một kim loại có tỉ nhiệt là 0,22. Khi oxi hoá 0,162 g kim loại thì
thu được 0,306 g oxit. Xác định nguyên tử lượng chính xác của kim loại:
Trả lời:
6,3
Khối lượng nguyên tử gần đúng của kim loại là: A′ = = 28,64
0,22

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 23 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Đương lượng chính xác của kim loại là:
∋ m m 0,162
= → ∋= × ∋ O = ×8 = 9
∋ O mO mO 0,306 − 0,162
A′ 28,64
Hoá trị gần đúng của kim loại là: H ′ = = = 3,18
∋ 9
Vậy hoá trị chính xác của kim loại là: H = 3
Do đó khối lượng nguyên tử chính xác là: A = H. ∋ = 3.9 = 27 (Al)
5.3. Phương pháp khối phổ
Là một trong những phương pháp tốt nhất để xác định khối lượng nguyên
tử.
Sơ đồ đơn giản của máy khối phổ gồm có 3 phần (hình 1.4). Bộ phận
nguồn điện với hiệu điện thế U để tạo dòng ion dương của các kim loại cần xác
định khối lượng nguyên tử (A), tiếp đến là ống cong với áp suất khí trong ống
rất thấp. ống cong được đặt trong một từ trường với cường độ từ trường là B để
tách thành các dòng ion của các đồng vị. Cuối cùng là bộ phận có gắn kính ảnh
để thu vị trí của cường độ dòng ion dương.

HÌNH 1.4. Sơ đồ các bộ phận chính của khối phổ Aston

Nguyên tắc làm việc của máy khối phổ: Dựa vào mối quan hệ của bán kính
r của quỹ đạo chuyển động của ion dương có điện tích q với khối lượng A của
ion dương đó:
q
A= × ( Br ) 2
2u

Từ kết quả xác định được A và tỷ lệ của đồng vị tương ứng, từ đó xác
định được khối lượng nguyên tử tương đối của đồng vị khảo sát.
Chẳng hạn khi tìm khối lượng nguyên tử của cacbon, phép đo khối phổ
cho biết trong tự nhiên cacbon gồm hai đồng vị là 12C và 13C với tỷ lệ tương ứng
là 98,982% và 1,108%. Từ các dữ kiện thực nghiệm này, xác định được khối
lượng nguyên tử của cacbon trong tự nhiên là:

12.98,892 + 13.1,108
= 12,01108 ≈ 12
100

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 24 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP
I. Bài tập tự luận (có lời giải và không có lời giải)
I.1. Bài tập có lời giải
Bài 1 Cho biết số khối, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên
tố 11 Na và 1632 S
23

Lời giải
23 32
11 Na 16 S

Số khối A 23 32
Số protron 11 16
Số nơtron N 12 16
Số electron 11 16
Bài 2
1. Trong phòng thí nghiệm người ta thu được 27g nước. Hãy cho biết:
a) Có bao nhiêu mol nước?
b) Có bao nhiêu nguyên tử hiđro?
2. Tính khối lượng nguyên tử tuyệt đối của oxi,biết rằng nguyên tử của
nguyên tố này có khối lượng nguyên tử tương đối bằng 15,9994. Cho N =
6,022.1023 mol-1
Lời giải
1. Số mol nước là:
Số phân tử nước có trong 1,5 mol nước là:
1,5mol.6,022.1023 phân tử.mol-1 = 9,0345.1023 phân tử
Số nguyên tử hiđro là:
9,0345.1023.2 = 1,8069.1024 nguyên tử
2. Khối lượng nguyên tử tuyệt đối của oxi bằng:
15,9994/6,022.1023 = 26,564.10-24 g
Bài 3 Một nguyên tử của nguyên tố X có bán kính là 1,44 Ao, có khối
lượng riêng thực là19,36 g/cm3. Nguyên tử này chỉ chiếm 74% thể tích của tinh
thể, phần còn lại là rỗng.
a) Xác định khối lượng riêng trung bình của toàn nguyên tử , từ đó suy ra
khối lượng mol nguyên tử.
b) Biết nguyên tử đang xét có 118 nơtron và khối lượng mol nguyên tử
bằmg tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton.
Lời giải
a) Khối lượng riêng trung bình của toàn nguyên tử là:
74 100 100
d′ = d→ d= d′ = 19,36 = 26,16 g/cm3
100 74 74

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 25 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Với giả thuyết nguyên tử có dạng hình cầu, bán kính bằng 1,44 Ao, thể
4
tích nguyên tử được tính bởi công thức V = πr 3 , do đó khối lượng nguyên tử là:
3
4
m= × 3,1416 × (1,44.10 −8 ) 3 × 26,16 = 32,704.10 −23 g
3
Khối lượng mol nguyên tử là:
M = N .m = 6,022.10 23 × 32,704.10 −23 = 196,796 g.mol −1 hay M = 197 g .mol −1

b) Theo đề bài, ta có: M = m p + mn = Z + N = Z + 118 = 197 → Z = 79


Bài 4
a) Trong số các hạt nhân nguyên tử chì ( 82207 Pb) có tỷ số N/Z là cực đại và
heli ( 42 He) có N/Z là cực tiểu. Hãy thiết lập tỷ số N/Z cho các nguyên tố với
2 ≤ Z < 82.
b) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 55, số khối nhỏ hơn
40. Xác định số proton và số nơtron của nguyên tử đó.
Lời giải
a) Từ hệ thức A = N + Z , suy ra N = A − Z
N 207 − 82
Với nguyên tố chì thì tỷ số: = = 1,524 (cực đại)
Z 82
N 2
Với nguyên tố heli: = = 1 (cực tiểu)
Z 2
N
Vậy tỷ số đối với các nguyên tố có Z nằm trong khoảng 2≤ Z < 82 là;
Z
N
1≤ < 1,524
Z

b) Vì nguyên tử đang xét có tổng số hạt là 58 nên Z phải nằm trong giới
N
hạn 2≤Z <82, áp dụng tỷ lệ 1≤ < 1,524
Z
Gọi S là tổng số hạt, thì S = p + e + n = 2p + n→ n = S - 2p
N S −2p S S
Do đó: tỷ số = → < p < . Với S = 58, ta có:
Z p 3,524 3
16,459 < p < 19,333 và 2p + n = 58
Từ hai phương trình này, bằng cách lập bảng sẽ tìm được số proton và số
nơtron.
p 17 18 19
n 24 22 20
A 41 40 39
Kết luận Loại Loại Nhận

Bài 5 Một bình cầu thể tích 247,2cm3, chứa đầy không khí, có khối lượng
25,201g. Cho một lượng benzen vào bình cầu rồi đun nóng tới 1000C. Benzen
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 26 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
bay hơi và đuổi không khí ra khỏi bình. Làm lạnh bình tới nhiệt độ phòng, cân
lại được khối lượng 25,817g. Áp suất khí quyển đo trên áp kế là 742 mmHg.
Tính khối lượng mol của benzen. Xác định công thức phân tử của benzen.
Lời giải
Dựa vào phương trình trạng thái của khí lý tưởng, tính số mol benzen:

742
× 0,2472
PV 760
n= = = 7,83.10 −3 (mol )
RT 0,082 × 373
Khối lượng benzen = 25,817 - 25,201 = 0,616 (g)
m 0,616
Khối lượng mol của benzen là: M = = = 78,2( g.mol −1 )
M 7,88.10 −3
Giả sử công thức phân tử của benzen là: (CH)n, thì (12,02 +1).n = 78,2
Suy ra: n = 6. Vậy công thức của ben zen là C6H6.
Bài 6 Một bình có dung tích 2 lít chứa 3g CO2 và 0,1g He ở 170C. Tìm áp
suất riêng phần của CO2 và của He, từ đó xác định áp suất chung của hỗn hợp
khí.
Lời giải
Xác định số mol mỗi hỗn hợp khí:
3
nCO2 = = 0,0682(mol )
44,01

0,1
nHe = = 0,025(mol )
4,003

Áp suất riêng phần của mỗi khí trong hỗn hợp:

nCO2 .RT
0,0682 × 0,0821× 290
PCO2 = = = 0,812(atm)
V 2
n .RT 0,025 × 0,0821× 290
PHe = He = = 0,30(atm)
V 2

Áp suất chung của hỗn hợp khí: P = PCO + PHe = 0,812 + 0,30 = 1,11(atm)
2

Bài 7 Một bình cầu dung tích 1lít chứa 2,69g PCl5 đã được làm bay hơi
hoàn toàn ở 250oC. Áp suất đo được ở nhiệt độ này là 1 atm. Ở nhiệt độ này
PCl5 có thể bị phân ly theo phản ứng: PCl5(k) → PCl3(k) + Cl2(k)
Hãy cho biết ở điều kiện thí nghiệm trên áp suất riêng phần của các khí
PCl5, PCl3, và Cl2 là bao nhiêu?

Lời giải
Tính số mol PCl5 khi chưa xảy ra phản ứng phân ly
m 2,69
nPCl5 = = = 0,0129(mol )
M 208
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 27 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Áp suất của PCl5 khi chưa phản ứng ( p PCl
0
) 5

nPCl5 RT 0,0129 × 0,082 × 523


0
PPCl = = = 0,553(atm)
5
V 1
Áp suất này nhỏ hơn áp suất thực tế đo được là 1 atm.
Vậy, khi phản ứng xảy ra ta có: P = PPCl + PPCl + PCl = 1(atm)
5 3 2

Từ phương trình phản ứng phân ly PCl5

PCl5(k) → PCl3(k) + Cl2(k)

Ban đầu 0
p PCl5
= 0,553(atm) 0 0
Phản ứng -x +x +x
Tại thời điểm đo PPCl = PPCl
0
−x5
x5
x
Ta có: P = PPCl
0
− x + x + x = PPCl + x = 0,553 + x = 1
5 5

Vậy: x = 1 - 0,553 = 0,447


Do đó: PPCl = P = x = o,447(atm)
3 Cl 2

PPCl5 = 0,553 − x = 0,553 − 0,447 = 0,106(atm)

Bài 8 Cho 3,2 g đồng tác dụng với oxi thu được 3,6 g một oxit của đồng.
Xác định đương lượng của đồng và công thức của đồng oxit tạo thành.
Lời giải
Khối lượng oxi tham gia phản ứng là: 3,6 - 3,2 = 0,4(g)
Dựa vào định luật đương lượng, ta có:
∋ Cu mCu m 3.2
= → ∋ Cu = Cu × ∋ O = × 8 = 64
∋O mO mO 0,4
A 64
Hóa trị của Cu là: H = = = 1
∋ 64
Vậy công thức của đồng oxit tạo thành là: Cu2O

Bài9 Muốn trung hòa 10 g một dung dịch axit nồng độ 10% cần dùng 10g
dung dịch KOH 12,47%. Tính đương lượng của axit.

Lời giải
maxit ∋ m
Theo định luật đương lượng, ta có: = axit → ∋ axit = axit × ∋ KOH
mKOH ∋ KOH mKOH
Từ các dữ kiện của đề bài: maxit = 1g ; mKOH = 1,247 g ; ∋ KOH = 561 = 56
Thay các giá tri này vào công thức tính được: ∋ axit = 45
Bài 10 Hòa tan hoàn 1,44 g một kim loại M hóa trị II Vào 150 ml dung
dịch H2SO4 0,5M được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung
dịch NaOH 1M. Xác định tên của kim loại tham gia phản ứng.
Lời giải
Phương trình phản ứng: M + H2SO4 → MSO4 + H2 (1)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 28 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Phản ứng của axit dư có trong dung dịch A với NaOH:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
Số mol H2SO4 đem dùng: nH SO = 0,15.0,5 = 0,075(mol )
2 4

Số mol NaOH tham gia phản ứng (2): n NaOH = 0.03.1 = 0.03(mol )
1
Số mol H2SO4 dư: nH SO n NaOH = 0,015(mol )
d- =
2
2 4

Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng (1): nH 2SO4 (1) = 0,075 − 0,012 = 0,06(mol )
Theo (1): nM = nH SO (1) = 0,06(mol ) , tương ứng với 1,41 g.
2 4

Từ đó tính được khối lượng nguyên tử kim loại:


AM = 1,41:0,06 = 24 g/mol (Mg)

I.2. Bài tập khôngcó lời giải

Bài 1 Điền vào bảng sau:

24 106 137
Ký hiệu nguyên tử 12 Mg 47 Ag 56 Ba

Số khối - - -
Số điện tích hạt nhân - - -
Số proton - - -
Số electron - - -
Số nơtron - - -

Bài 2 Nguyên tử của một nguyên tố ký hiệu là X, có tổng số các loại hạt
là 193, trong đó số proton là 56.
a) Hãy xác định số khối của X.
b) Tính khối lượng nguyên tử và khối lượng hạt nhân của nguyên tử X
vừa tìm được. Cho biết tỷ số khối lượng nguyên tử và khối lượng hạt nhân từ đó
cho nhận xét.
Bài 3 Dựa vào định nghĩa hãy xác định khối lượng nguyên tử ra kg cho
một đơn vị khối lượng nguyên tử (1u). Từ kết quả tính được hãy suy ra khối
lượng nguyên tử tuyệt đối của oxi, biết oxi có khối lượng nguyên tử tương đối là
15,99749u.
Bài 4
a) Tính khối lượng mol nguyên tử của Mg và của P nếu biết khối lượng
nguyên tử tuyệt đối (KLTĐ) của chúng là 40,358.10-27 kg và 51,417.10-27 kg.
b) Xác địnhkhối lượng tuyệt đối của N và Al nếu biết khối lượng tương
đối (kltđ) của chíng là 14,007u và 26,982u.
Bài 5: Tính đương lượng của axit và bazơ trong các phản ứng sau:
a) Ca(OH)2 + H3PO4 → CaHPO4 + 2H2O
b) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
c) Ba(OH)2 + 2H3PO4 → Ba(H2PO4)2 + 2H2O
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 29 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 6 Cân bằng phương trình và tính đương lượng của các chất oxi hóa và
chất khử trong các phản ứng sau:
a) KMnO4 + H2C2O4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2↑ + H2O
b) KMnO4 + Na2CO3 + H2SO4 → MnO2 + Na2SO4 + KOH
c) K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
d) CrCl3 + Br2 + KOH → K2CrO4 + KBr + KCl + H2O
Bài 7 Một kim loại M tác dụng vừa đủ với 4,032 lít khí Cl2 ở điều kiện
tiêu chuẩn, thu được 16,02g MCl3 theo phương trình phản ứng:
2M + 3Cl2 → 2MCl3
a) Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại M.
b) Tính khối lượng riêng của M, Suy ra tỷ lệ phần trăm của thể tích thực
sự so với thể tích của tinh thể, biết rằng M có bán kính r = 1,43 A0 và khối lượng
riêng thực là 2,7g/cm3.
Bài 8 Cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA cho rằng có thể dùng BaO2 để
cung cấp O2 cho tàu vũ trụ do phản ứng:
2BaO2 → 2BaO + O2
a) Hãy cho biết để cung cấp oxi cho con tàu có thể tích 10.000 lít ở 250C
và 0,20 atm thì khối lượng BaO2 là bao nhiêu?
b) Hỏi sau bao lâu thì lượng oxi sẽ được dùng hết, nếu ở 200C đoàn phi
hành tiêu thụ 1 lít oxi trong 1 phút.
Bài 9 Một bình cầu có thể tích V chứa một khí lý tưởng ở áp suất 650
mmHg. Người ta rút một lượng khí có thể tích 1,52 cm3 ở áp suất 1atm. Khí còn
lại trong bình gây ra một áp suất 600 mmHg. Xác định thể tích V của bình với
giả thiết là mọi phép đo đều tiến hành ở cùng một nhiệt độ.
Bài 10 Lấy 2,70g hỗn hợp A gồm canxi cacbua và nhôm cacbua hoà tan
trong dung dịch HCl 2M thì thu được một lượng khí có tỷ khối hơi so với hiđro
bằng 10.
a) Xác địhn thành phần phần trăm của hỗn hợp A.
b) Tính thể tích khí thu được ở 270C và 836 mmHg.
c) Tính áp suất riêng phần của từng khí trong hỗn hợp khí thu được ở điều
kiện đã cho.
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1 Trong 280 g sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt? Khối lượng của một
nguyên tử sắt là bao nhiêu gam?
Đáp án
a) 3.1024 nguyên tử;9,33.10-23 g b) 3.1024 nguyên tử; 8,54.10-23 g
c) 3,5.1023 nguyên tử; 9,68.10-23 g d) 3,5.1023 nguyên tử; 8,97.10-23 g
Bài 2 Có bao nhiêu mol phân tử N2 trong 280 g N2? Ở đktc, lượng nitơ
trên chiếm thể tích là bao nhiêu lít?
Đáp án
a) 9,94 mol; 224 b) 10 mol; 224
c) 10 mol; 225 d) 9,95 mol; 225
Bài 3 Để trung hoà 7 g axit cần 8 g KOH. Xác định đương lượng của axit.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 30 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Đáp án
a) 48,80 b) 48,85
c) 49,00 d) 49,00
Bài 4 Xác định đương lượng của lưu huỳnh trong các oxit chứa 40% và
50% lưu huỳnh về khối lượng.
Đáp án
a) 5,34 và 8,00 b) 5,30 và 8,20
c) 5,37 và 7,95 d) 5,33 và 8,00
Bài 5 Một bình cầu chứa 7 kg oxi dưới áp suất 35 atm. Khi oxi được rút ra
khỏi bình thì áp suất giảm xuống tới 12 atm. Hỏi có bao nhiêu kg oxi được lấy
ra?
Đáp án
a) 4,54 kg b) 4,75 kg
c) 4,85 kg d) 4,60 kg
Bài 6 Một bình cầu được đậy kín chứa 200g oxi dưới áp suất 3,5 atm và
0
7 C. Tính khối lượng cacbon đioxit trong cùng thể tích đó, ở cùng nhiệt độ đó
nhưng dưới áp suất 2,8 atm.

Đáp án
a) 215 g b) 218 g
c) 220 g d) 222 g
Bài 7 Xác định thành phần thể tích của hỗn hợp oxi và ozon, biết tỷ khối
hơi của hỗn hợp này đối với hiđro bằng 17,6.
Đáp án:
a) VO : VO = 2 : 1
2 3
b) VO : VO = 4 : 1
2 3

c) VO : VO = 3 : 1
2 3
d) VO : VO = 1 : 1
2 3

Bài 8 Một hỗn hợp khí nitơ và hiđro có tỷ khối hơi so với hiđro là 3,6.
Sau khi đun nóng với bột sắt ở 5500C thì tỷ khối của hỗn hợp so với hiđro tăng
lên bằng 4,5.
1. Xác định thành phần theo tỷ lệ về số mol của hỗn hợp khí trước và sau
phản ứng.
2. Tính phần trăm thể tích của nitơ và hiđro đã tham gia phản ứng.
Đáp án
1. a) n N : nH = 1 : 4 ; n N : nH : nNH = 1 : 5 : 2
2 2 2 2 3

b) n N : nH = 1 : 3 ; n N : nH : n NH = 1 : 3 : 2
2 2 2 2 3

c) n N : nH = 2 : 3 ; n N : nH : n NH = 2 : 3 : 2
2 2 2 2 3

d) n N : nH = 1 : 2 ; n N : nH : n NH = 1 : 3 : 1
2 2 2 2 3

2. a) 50% N2 và 36,5% H2 b) 50% N2 và 37,5% H2


c) 45,5% N2 và 37,5% H2 d) 45,5% N2 và 36,5% H2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 31 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 9 Magie có khối lượng mol là 24,31g/mol, có khối lượng riêng là
1,738 g/cm3 ở 20oC. Tính:
1. Khối lượng nguyên tử trung bình của một nguyên tử Mg
2. Thể tích của một mol nguyên tử Mg
3. Thể tích trung bình của một nguyên tử Mg
4. Bán (kính tính ra picomet) gần đúng của nguyên tử Mg, biết nguyên tử
Mg có dạng hình cầu
Đáp án
1. a) 4,030.10-23 g b) 4,030.10-22 g
c) 4,037.10-23 g d) 4,037.10-23 g
2. a) 13,88 cm3/mol b) 14,00 cm3/g
c)12,87 cm3/g d) 13,99 cm3/g
3. a) 2,340.10-23 cm3 b) 2,340.10-22 cm3
c) 2,323.10-23 cm3 d) 2,323. 10-22cm3
4. a) 178 pm b) 177 pm
c) 176 pm d) 179 pm
Bài 10 Khi điện phân nước, thu được 3,6g một hỗn hợp khí. Lượng khí
này chiếm một thể tích là 6 lít ở 170C. Tính áp suất riêng của oxi và hiđro.
Đáp án
a) PH = 0,7920atm , PO = 0,3920atm
2 2
b) PH = 0,7827 atm , PO = 0,3863atm
2 2

c) PH = 0,7927atm , PO = 0,3963atm
2 2
d) PH = 0,7929atm , PO = 0,3969atm
2 2

Bài 11 Một bình kín có dung tích 1 lít chứa 2,34 g CO và 1,56 g CO2 ở
0
30 C. Xác định áp suất riêng phần của mỗi khí và áp suất toàn phần.
Đáp án
a) 2,18 atm, 0,96 atm và 3,14 atm b) 2,08 atm, 0,88 atm và 2,96 atm
c) 2,08 atm, 0,981 atm và 3,061 atm d) 2,08 atm, 0,88 atm và 3,061 atm

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 32 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
CHƯƠNG 2

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC


NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU NHIỆM

1. MỤC TIÊU
Học xong chương 2 sinh viên biết và hiểu:
- Thuyết lượng tử Plăng.
- Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
- Thuyết Đơ Brơi.
- Nguyên lý bất định Haixenbec.
- Tiên đề về hàm sóng
- Bài toán hệ 1 electron, 1 hạt nhân
- Các khái niệm: Mật độ xác suất, obitan nguyên tử (AO), spin electrron,
obitan spin (ASO),...
- Hình dáng các obitan s, p, d
- Bốn số lượng tử và mối quan hệ giữa bốn số lượng tử
- Cấu hình electron của nguyên tử. Các cơ sở để viết đúng cấu hình
electron của nguyên tử.
- Các vấn đề về hạt nhân nguyên tử.
- Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn, các tính chất biến đổi tuần
hoàn.
2. NHIỆM VỤ

Tìm hiểu về các một số vấn đề tiền cơ học lượng tử, cơ học lượng tử về
cấu tạo nguyên tử, để từ đó hiểu được và có khả năng vận dụng được các kiến
thức của chương vào thực hành và luyện tập.

3. PHƯƠNG PHÁP

Thường xuyên sử dụng các phương pháp quy nạp và loại suy vào việc
nghiên cứu các kiến thức của chương này dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cần
tăng cường rèn luyện thông qua các bài tập luyện tập và thực hành để hiểu sâu
hơn về các vấn đề của chương, từ đó nâng cao được năng lực tư duy của người
học.

B. NỘI DUNG

Mở đầu: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học mà vẫn
mang các tính chất hóa học của nguyên tố đó, về mặt điện tích thì nguyên tử
trung hòa về điện. Về thành phần thì nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện tích
dương do các hạt proton và nơtron tạo thành, còn vỏ mang điện tích âm do các

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 33 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
hạt electron tạo nên. ở chương này trước tiên chúng ta tìm hiểu về lớp vỏ của hạt
nhân trước sau đó mới nghiên cứu hạt nhân sau.

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TIỀN CƠ HỌC LƯỢNG TỬ VỀ CẤU TẠO CỦA


VẬT CHẤT
1.1. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Thuyết lượng tử của M. Planck
1.1.1. Thuyết sóng ánh sáng
- Ánh sáng là sóng điện từ, lan truyền trong chân không với c = 3.108m/s
= 300.000km/s, được đặc trưng bằng:
+ Bước sóng λ (khoảng cách lan truyền trong một dao động)
c
+ Tần số dao động ν : ν = (2.1) (số dao động trong 1 giây: s-1)
λ

1 λ
+ Số sóng v′: ν ′ = = (2.2) (số dao động được thực hiện khi sóng truyền
λ c
được một đoạn là , đơn vị: Cm3)
Đặc điểm của ánh sáng: Khi truyền từ môi trường vật chất này sang môi
trường vật chất khác, vận tốc ánh sáng giảm nhưng tần số không thay đổi.
Ưu điểm: Giải thích được những hiện tượng có liên quan đến sự truyền
sóng như: giao thoa, nhiễu xạ, hiện tượng quang điện.
Nhược điểm: Không giải thích được các dữ kiện thực nghiệm về sự hấp thụ
và phát sáng khi đi qua môi trường vật chất.
1.1.2. Thuyết lượng tử của M. Planck (Nhà bác học Đức 1858 – 1947, Nobel
vật lý 1918)
Vào những năm đầu của thế kỷ 20 với hàng loạt các phát minh mới ra đời.
Trong các phát minh này nếu dùng các định luật về cơ học và năng lượng của
Niutơn thì không giải thích được. Năm 1900 nhà Vật lý học người Đức là
M.Planck đã đưa ra thuyết lượng tử mang tên Ông: "Một dao động tử với tần số
chỉ có thể phát ra hay hấp thụ năng lượng theo từng đơn vị nguyên vẹn, từng
lượng gián đoạn, được gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng đó tỉ
lệ thuận với tần số của dao động". Nói cách khác, ánh sáng có tính chất hạt vì
nó mang năng lượng:
ε = hν (2.3)

h là hệ số tỉ lệ, hiện nay gọi là hằng số Plăng


h = 6,625.10 −34 J.s

ε là năng lượng của photon


-1
ν là tần số ánh sáng (s )
ý nghĩa quan trọng của thuyết lượng tử Plăng là đã phát hiện ra tính chất
gián đoạn hay tính chất lượng tử hoá của năng lượng trong các hệ vi mô. Từ đó,
Plăng cho biết ánh sáng ngoài tính chất sóng còn có tính chất hạt. Tính chất hạt
được dưa ra dưới dạng giả thuyết.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 34 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 1: Hãy cho biết vì sao hằng số Plăng h có thứ nguyên là [năng
lượng].[thời gian]?
ε
Trả lời: Từ hệ thức ε = hν , ta có h = (2.4)
ν
Mà ν = 1 T (T là khoảng thời gian để dao động tử thực hiện được 1 dao
động - chu kì dao động)
Vậy h = εT . Từ biểu thức này chứng tỏ h phải có thứ nguyên là [năng
lượng].[thời gian]
Từ đó thấy rằng, Tính chất gián đoạn của năng lượng được gọi là tính chất
lượng tử hóa của năng lượng . Sự lượng tử hóa này là tính chất chung của các
đại lượng vật lý.
Theo thuyết lượng tử của Plăng, một dao động tử khi dao động với tần số
ν phải có năng lượng bị lượng tử hóa là E với các giá trị gián đoạn là số nguyên
lần ε lượng tử tác dụng, tức là:
0ε, 1ε, 2ε,..., nε

Hay: 0 , hν , 2hν , ..., nhν


Vậy có thể biểu diễn một cách tổng quát năng lượng E theo công thức
E = nhν ; với n = 0; 1; 2;...
Ví dụ 2: Một bức xạ điện từ có tần số ν = 3,7717.1014 s-1. Tìm năng lượng
do bức xạ đó gây ra với n = 1; 2; 3. Tính cho 1 vi hạt và 1 mol vi hạt.
Trả lời:
Với 1 vi hạt, ta có: E = nhν
Với 1 mol vi hạt, ta có: Emol = N.E = 6.023.1023.nhν
Thay số, ta được:
n = 1: E1 = 1.6,625.10-34J.s.3,7717.1014s-1 ≈ 2,49875.10-19 J
Emol ≈ 1,505.105 J/mol
n = 2: E2 ≈ 4,9975.10-19 J
Emol ≈ 3,01.103 J/mol
n = 3: E3 ≈ 7,49625.10-19 J
Emol ≈ 4,515.105 J/mol

1.1.3. Lưỡng tính sóng, hạt của ánh sáng

Theo thuyết tương đối của Anhxtanh nămg lượng ε và vận tốc c của ánh
sáng được liên hệ với nhau qua biểu thức:
ε = mc 2 (2.5)
Mặt khác, theo hệ thức của Plăng: ε = hν

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 35 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Kết hợp hai hệ thức trên, ta có:
mc 2 c
hν = mc 2 hay ν = , ν=
h λ
h
Nên : λ= (2.6)
mC
Hệ thức (2.6) thể hiện tính chất sóng - hạt của ánh sáng hay tính chất nhị
nguyên sóng - hạt của ánh sáng: Tính chất sóng được thể hiện ở chỗ khi lan
truyền trong không gian với vận tốc c thì có bước sóng λ , còn tính chất hạt thể
hiện ở chỗ mỗi hạt photon mang một khối lượng là m.
Như vậy, khi thuyết tương đối của Anhxtanh ra đời đã chứng minh cho
giả thuyết của Plăng về tính chất hạt của ánh sáng là hoàn toàn đúng đắn.
Từ các biểu thức trên t có:
c
ε = mc 2 = h → c.m =h/λ
λ
Tích số c.m chính là xung lượng (p) của photon đang xét, tức là:
p = m.c = h/λ → p = h/λ (2.7)
Xung lượng p biểu thị cho tính chất của hạt photon, λ ( hay ν) biểu thị cho
tính chất sóng của photon. Vì thế phương trình (2.7) cũng biểu thị cho sự thống
nhất về tính chất sóng và hạt của ánh sáng.
Ví dụ 3: Tính năng lượng và xung lượng p của photon ở vùng ánh sáng
xanh (ν=6,66.1014s-1) của bảy sắc cầu vồng.
Trả lời:
Ta có ε = hν = 6,625.10 −34 J .s × 6,66.1014 s −1
ε ≈ 4,41225.10 −19 J
h c ν
Ta có p = vµ λ = nªn p = h
λ ν c
6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s.6,66.1014 s −1
Do đó: p = ≈ 1,47075kg.m.s −1
3.108 ms −1
Lưu ý: 1J = kg.m2.s-2

Ví dụ 4: Hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai? tại sao?
"Photon là một loại hạt cơ bản nên nó phải có khối lượng m cố định"
Trả lời:
h h 1
Từ hệ thức p = c.m = , ta cã m = ×
λ c λ
m là khối lượng của photon, h và c là các hằng số đã biết, nên:
6,625.10 −34 kg.m 2 .s −1 .s 1 1
m= × → m = 2,21.10 −42. (kg )
8
3.10 m.s λ λ

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 36 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Như vậy, khối lượng m của photon có trị số phụ thuộc vào trị số của bước
sóng λ. Do đó không thể nói như trên được.
Xét cho ví dụ 3, tính được m = 4,911.10-36kg.

1.2. Hệ thức Đơ Brơi. Nguyên lý bất định Haixenbec


1.2.1. Hệ thức Đơ Brơi
Xuất phát từ đặc điểm của electron trong nguyên tử, năm 1924 bằng
phương pháp loại suy Đơ Brơi đã suy rộng tính chất sóng-hạt của ánh sáng
không phải là tính chất riêng biệt của ánh sáng, mà là tính chất chung cho mọi
hạt vật chất bất kì như: electron, proton, rơtron,... Từ đó Ông đưa ra giả thuyết:
Sự chuyển động của mọi hạt vật chất có khối lượng m và vận tốc v đều
liên kết với một sóng có bước sóng λ được xác định theo hệ thức:
h
λ= (2.8)
m.v
Nói một cách đơn giản: Mọi dạng vật chất vi mô đều có tính chất sóng và
tính chất hạt.
Trong biểu thức (2.8) điềukiện để hạt vi mô hay vật thể vĩ mô có tính chất
sóng là: Vận tốc v phải là vô cùng lớn
Về nguyên tắc, hệ thức Đơ Brơi được nghiệm đúng cho mọi hạt vi mô
cũng như vật thể vĩ mô. Tuy nhiên các vật thể vĩ mô khác hạt vi mô ở chỗ các
vật thể vĩ mô có khối lượng rất lớn còn vận tốc chuyển động lại rất nhỏ nên
bước sóng λ của sóng liên kết tính theo hệ thức trên có giá trị vô cùng nhỏ, do
đó tính chất sóng không còn có ý nghĩa.
Ví dụ 5: Áp dụng hệ thức Đơ Brơi, hãy tính bước sóng λ cho các trường
hợp dưới đây rồi rút ra kết luận cần thiết.
a) Một electron có khối lượng me = 9,1.10-31 kg, chuyển động với vận tốc
v = 106m.s-1.
b) Một chiếc xe vận tải khối lượng bằng 1 tấn, chuyển động với vận tốc v
= 100 km.h-1.
Lời giải:
h 6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
a) λ = = −31 −1 = 7,28.10 −10 m = 7,28 A0
mc 6
9,1.10 kg.10 m.s
Nhận xét: Với độ dài sóng liên kết tính được, thì sóng liên kết Đơ Brơi có
một ý nghĩa quan trọng và luôn đi kèm với hệ vi mô. Vì kích thước của nguyên
tử rất nhỏ cỡ 10-10 m = 1A0.
h 6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
b) λ = = 5
= 2,385.10 −28 A0
m.c 10 3 kg.10 m
3600s
Nhận xét: Xe vận tải thuộc hệ vĩ mô, sóng liên kết cực kì nhỏ, nên không
có ý nghĩa.
Ví dụ 6: Hãy xác định bước sóng cho hai trường hợp sau:
a) Khi electron chuyển động với năng lượnglà 1eV
b) Khi proton chuyển động có năng lượng là 1eV

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 37 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Lời giải
a) Để xác định bước sóng λ của electron, ta phải xác định được vận tốc v
của nó. Khi electron chuyển động nó mang một động năng là:
mv 2 2T
T= → v=
2 m

Vậy:
h h 6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
λ= = = = 1,22676.10 −19 m = 12,26.10 −10 m = 1226 A0
mv 2mT −31
2 × 9,2.10 ×1,6.10 −19

b, Khi proton chuyển động ta có thể áp dụng công thức:

hc hc
E = hν = → λ=
λ E
−34
6,625.10 × 3.10 8
Thay số, ta có: E = = 1,2412.10 −6 m = 12412.10 −10 m = 12412 A0
1,6.10 −19

1.2.2. Nguyên lý bất định bất định Haixenbec


Từ các kết quả ở trên chúng ta thấy: Các vật thể vĩ mô do có khối lượng rất
lớn (có thể coi là một vô cùng lớn so với hạt vi mô), nhưng vận tốc chuyển động
của chúng lại rất nhỏ, vì vậy dựa vào cơ học cổ điển của Niutơn hoàn toàn xác
định được chính xác quỹ đạo chuyển động của các vật thể vĩ mô. Tức là xác định
được chính xác cả tọa độ lẫn vận tốc (xung lượng) của vật thể vĩ mô. Nguyên
nhân chính ở đây là do vận tốc chuyển động của vật thể vĩ mô rất nhỏ, nên vật
thể vĩ mô không có tính chất sóng.
Đối với các hạt vi mô, ví dụ như electron luôn tồn tại một sóng vật chất
liên đới đi kèm (do vận tốc của hạt vi mô là vô cùng lớn). Nên trong thế giới
chuyển động của hạt vi mô không còn tồn tại khái niệm quỹ đạo hình học thông
thường. Như vậy khái niệm quỹ đạo hoàn toàn không còn có ý nghĩa trong việc
mô tả chuyển động của electron hay một hạt vi mô bất kì.
Từ đó, Haixenbec đưa ra nguyên lý có nội dung như sau:"Không thể xác
định được đồng thời chính xác cả tọa độ lẫn vận tốc (hay xung lượng) của hạt vi
mô, do đó không thể xác định được chính xác quỹ đạo chuyển động của hạt".
Nội dung này được phát biểu vào năm 1927.
h
Hệ thức của nguyên lý: Δq.Δv ≥ (2.9)
m
Cũng có thể đưa ra hệ thức của nguyên lý dưới dạng:
h
Δq.Δp ≥ h (2.10) với h=
m
Trong đó: Δq: độ bất định về tọa độ.
Δv: độ bất định về vận tốc (hay độ bất định về xung lượng)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 38 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
h
Từ biểu thức (2.9) nhận thấy, với hạt vi mô đã chọn, tỷ lệ = const, do
m
const
đó: Δq =
Δv

Từ hệ thức này ta thấy, nếu Δq càng nhỏ tức là tọa độ q của hạt được xác
định càng chính thì vận tốc v của nó càng thiếu chính xác, tức là Δv càng lớn và
ngược lại.
Như vậy, đối với hạt vi mô, khi biết được chính xác vận tốc chuyển động
của nó, thì không thể xác định được chính xác toạ độ (Δq), đường đi của nó (tức
là không xác định được chính xác quỹ đạo chuyển động của nó). Từ đó khái
niệm quỹ đạo trở nên không còn có ý nghĩa khi nghiên cứu các hạt vi mô. Thay
vào đó, chỉ có thể nói đến xác suất có mặt của nó ở một vị trí nào đó trong
không gian.
Ví dụ 7: Dựa vào nguyên lý Haixenbec, hãy thử tính độ bất định về vị trí
Δq rồi cho nhận xét với các trường hợp sau:
a) Giả thiết ve = 3.106m/s ; me = 9,1.10-31kg
b) Một viên đạn súng săn với m = 1g chuyển động với vận tốc 30m/s. Giả
thuyết rằng sai số tương đối về vận tốc cho cả 2 trường hợp là Δv/v = 10-5.
Lời giải
h h ⎛ Δv ⎞
a)Với e: Δq ≈ = V×: ⎜ = 10 −5 ⎟
Δv.m v.10 −5.m ⎝ v ⎠
6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
= 6 −1
−31
= 2,2.10 −9 m = 22.10 −8 m = 22 A0
3.10 m.s .9,1.10 kg
b)Với viên đạn:
6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
Δq = −5 −1 −3
= 2,21.10 −27 m = 2,21.10 −19 A0
30.10 m.s .10 kg
Giá trị này quá bé không một thiết bị nào đo được. Vậy nguyên lý bất
định Haixenbec với hệ vĩ mô không có ý nghĩa.
Ví dụ 8: Một hạt có đường kính cỡ 1 micron, khối lượng 10-10g. Hạt
chuyển động Braonơ với vận tốc khoảng 10-4 cm/s. Giả thuyết phép đo tọa độ
đạt mức chính xác vào khoảng 1% kích thước hạt. Có thể xem hạt đó là hạt vi
mô (như electron) được hay không? Hãy giải thích.
Lời giải
Nếu một hạt xác định được chính xác cả tọa độ lẫn vận tốc (xung lượng)
của hạt ở một trạng thái chuyển động thì không thể coi hạt đó là hạt vi mô.
Xét cụ thể:
Kí hiệu đường kính của hạt là x, ta có: x = 1μm = 10-6m
Nên Δx = 1%.x = 10-2.10-6m = 10-8m.
Theo đề bài: m = 10-10 g = 10-13kg
h h 6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
Δv x = = = −8 −13
= 6,625.10 −13 m s = 6,625.10 −11 cm s
Δq.m Δx.m 10 m.10 kg

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 39 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Δv x = 6,625.10 −11 cm s 〈〈 v = 10 −4 cm s

Vận tốc chuyển động của hạt này có sai số rất nhỏ so với chính giá trị của
vận tốc đó. Điều này có nghĩa là vận tốc (hay xung lượng) của hạt cũng được
xác định hoàn toàn chính xác như tọa độ. Vì vậy hạt này là hạt vĩ mô chứ không
phải là hạt vi mô (vi hạt)

Ví dụ 9: Giả sử phép đo tọa độ x của electron có độ chính xác vào


khoảng 10-3, đường kính nguyên tử (khoảng 10-8cm). Có thể xác định được
chính xác vận tốc chuyển động vx của electron hay không?
Lời giải
Theo đề bài: Δx = 10-3.10-8cm = 10-11cm
h 6,625.10 −34 kg.m 2 .s −2 .s
Ta có: Δv x = = −13 −31
= 6,625.1010 m s
Δx.m 10 m.9,1.10 kg
So sánh giá trị Δv x vừa tìm được với vận tốc ánh sáng trong chân không là
8
3.10 m/s, nhận thấy Δv x > c. Vậy không thể xác định được vận tốc vx của
electron khi đã biết chính xác tọa độ của nó. Như vậy khái niệm quỹ đạo chuyển
động của electron là không có ý nghĩa.

2. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ TIÊN ĐỀ CỦA CƠ HỌC LƯỢNG TỬ


2.1. Tiên đề về hàm sóng. Nguyên lý chồng chất trạng thái
2.1.1. Tiên đề về hàm sóng
“Mỗi trạng thái của một hạt vi mô (electron) được mô tả bằng 1 hàm số
xác định phụ thuộc vào tọa độ q và thời gian t , kí hiệu là ψ (q, t ) được gọi là hàm
sóng hay hàm trạng thái”.
Trong trường hợp hạt vi mô ở trạng thái dừng - là trạng thái mà năng
lượng của hệ không phải là một hàm số của thời gian t - hàm sóng hay hàm
trạng thái của hạt vi mô chỉ là hàm số của tọa độ q , khi đó hàm trạng thái được
viết là Ψ (q) . Từ đây, chúng ta chỉ xét hàm sóng ở trạng thái dừng
Về nguyên tắc: Mọi thông tin về hạt vi mô đều thu được từ hàm Ψ (q)
* Ý nghĩa của hàm sóng Ψ (q) :
+ Hàm sóng Ψ (q) không có ý nghĩa vật lý trực tiếp nhưng bình phương mô
2
đun của hàm sóng Ψ (q) cho biết mật độ xác suất tìm thấy hạt tại tọa độ tương
ứng nào đó trong không gian.
+ Xác suất tìm thấy hạt trong một phần tử thể tích dV bao quanh một
2
điểm nào đó trong không gian là dω = ψ dV
2 dω
Như vậy mật độ xác suất được xác định bởi hệ thức: Ψ =
dV
+ Nếu lấy tích phân trong toàn bộ không gian thì xác suất tìm thấy hạt
trong toàn bộ không gian bằng 1 (theo lý thuyết xác suất).
∫ Ψ dV = 1
2
(2.11)
kh«ng gian

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 40 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Biểu thức (2.11) được gọi là điều kiện chuẩn hoá của hàm sóng. Hàm
sóng khi thoả mãn điều kiện này được gọi là hàm chuẩn hóa.
Chú ý: Hàm sóng Ψ (q) phải thoả mãn một số điều kiện: đơn trị, liên tục,
hữu hạn và khả vi.
2.1.2. Nguyên lý chồng chất trạng thái
Nguyên lý này bao gồm các nội dung sau:
1. Nếu một hạt vi mô ở vào trạng thái được mô tả bởi hàm sóng Ψ( q ) thì
trạng thái đó cũng có thể được mô tả bởi hàm sóng cΨ (q) , với c là thừa số
(hằng số).
Từ đó người ta nói: trạng thái của một hạt vi mô có thể được mô tả bởi
các hàm sóng mà các hàm này chỉ khác nhau một hằng số.
2. Nếu một hạt vi mô ở vào trạng thái được mô tả bởi hàm sóng Ψ1 (q)
hoặc ở vào trạng thái được mô tả bởi hàm sóng Ψ2 (q) thì hạt vi mô đó cũng có
thể được mô tả bởi hàm sóng Ψ (q) , với:
Ψ (q) = c1Ψ1 (q) + c2 Ψ2 (q ) (2.12)
c1, c2 là các hằng số được gọi là hệ số tổ hợp hàm sóng mà các hệ số tổ
hợp đó có ý nghĩa là tỉ lệ (hay trọng số) đóng góp của các hàm sóng tương ứng
vào hàm sóng Ψ (q) . Biểu thức (2.12) được phát biểu là: hàm sóng Ψ (q) là tổ
hợp tuyến tính các hàm Ψ1 (q) , Ψ2 (q) .
Nếu hạt vi mô đang xét có thể ở vào nhiều hơn hai trạng thái, chẳng hạn n
trạng thái mà mỗi trạng thái được mô tả bằng một hàm sóng fi, tức là: f1, f2,...,
fi,..., fn thì hạt vi mô này cũng có thể ở vào trạng thái:
n
f = c1 f1 + c2 f 2 + ... + ci f i + cn f n = ∑ ci f i (2.13)
i =1

Ví dụ 1: Sự lai hoa sp là sự lai hóa trong đó có sự tổ hợp tuyến tính một


hàm obitan nguyên tử (AO) s với một hàm AO-p (có thể lấy AO-px, AO-py,
hoặc AO-pz), kết quả được hai hàm sóng lai hóa:

1 1 1
Ψ1 = cs .s + c p . p = s+ p= ( s + p)
2 2 2
1 1 1
Ψ2 = cs .s − c p . p = s− p= (s − p)
2 2 2

1
Tại sao cs = cp? Tại sao cs và cp đều bằng
2
Lời giải
Hai hàm sóng AO-s và AO-p hoàn toàn bình đẳng trong việc mô tả
chuyển động của electron trong nguyên tử. Do đó khi electron được xét ở vào
trạng thái được mô tả bởi một trong hai hàm tổ hợp tuyến tính ở trên, thì từng
hàm AO-s và hàm AO-p đều đóng góp một cách bình đẳng nhau vào hàm sóng
tổ hợp tuyến tính. Vậy buộc phải có cs = Cp
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 41 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Theo ý nghĩa vật lý của hàm sóng thì sự đóng góp của các hàm s và p vào
hàm sóng tổ hợp tuyến tính là đóng góp về xác suất, tức là:
2 2
⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
c =⎜
2
s ⎟ và c 2p = ⎜ ⎟
⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠
Ta dễ thấy mỗi lượng trên đều bằng 1/2. Kết quả này tương ứng trong
mỗi hàm lai hóa sp thì từng hàm s, hàm p đóng góp một nửa, tức 50%.

2.2. Tiên đề về phương trình Srôđingơ


Năm 1926, Srôđingơ là người đầu tiên đã đưa ra một phương trình về sau
mang tên Ông. Đây là một trong những phương trình đầu tiên và quan trọng của
cơ học lượng tử.
Hàm sóng ψ mô tả trạng tháichuyển động của hạt vi mô phải thoả mãn
phương trình:
HΨ (q) = EΨ (q) (2.14)
Phương trình (1) là phương trình Srôđingơ không phụ thuộc thời gian
(phương trình Srôđingơ ở trạng thái dừng)
h2
Trong đó: H = − ∇ 2 + U được gọi là toán tử Hamintơn.
8π m
2

Từ đó phương trình Srôđingơ có thể viết dưới dạng


8π 2 m
∇2Ψ + ( E − U )Ψ = 0 (2.15)
h2
Phương trình (2.14) và (2.15) là phương trình Srôđingơ ở trạng thái dừng.
Trong đó:
m là khối lượng của hạt vi mô
E là năng lượng toàn phần
U là thế năng của hạt.
h là hằng số Planck
∂2 ∂2 ∂2
∇2 = Δ = + + được gọi là toán tử Laplace
∂x 2 ∂y 2 ∂z 2
Phương trình (2.14) và (2.15) là phương trình vi phân đạo hàm riêng cấp
2. Mọi thông tin về hệ hạt vi mô đều sẽ được biết, nếu giải được phương trình
này,có nghĩa là tìm được các giá trị của hàm Ψ và năng lượng E tương ứng.
Giải phương trình Srôđingơ sẽ thu được vô số nghiệm ψ1, ψ1... ψn là
những nghiệm độc lập, từ nguyên lý chồng chất trạng thái, ta có:
ψ = C1. ψ1 + C2. ψ2 + ... Cnψn cũng là nghiệm của phương trình và thu được
các giá trị năng lượng tương ứng là E1, E2, ...., En của hạt vi mô ứng với các
trạng thái đó.
Chú ý: Chỉ nhận những hàm Ψ phù hợp với điều kiện chuẩn hoá hàm
sóng (phương trình (2.11)).

3. HỆ 1 E, 1 HẠT NHÂN (nguyên tử H và các ion giống H)


3.1. Một số khái niệm cần biết
3.1.1. Hệ tọa độ cầu

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 42 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
a)Hệ tọa độ đề các
Có các trục x, y, z tương ứng với các biến số x, y, z.
z

r
r
θ
O
ϕ y

HÌNH 2.1.Hệ tọa độ cầu và tọa độ đề các

b) Hệ tọa độ cầu
Có ba biến số:
r
Góc θ: Được tạo bởi chiều dương của trục Oz với véc tơ vị trí r
r
Góc ϕ : Được tạo bởi hình chiếu của véc tơ r trong mặt phẳng xOy với
chiều dương của trục Ox
r
Độ dài r hay r (còn gọi là mođun của véc tơ )

θ = 0 →π ⎫

Trị số của các biến số: ϕ = 0 → 2π ⎬ (2.16)
r = r = 0 → ∞ ⎪⎭
c) Mối liên hệ giữa tọa độ Đề các và tọa độ cầu
x = r sin θ cos ϕ ⎫

y = r sin θ sin ϕ ⎬ (2.17)
z = r cosθ ⎪

3.1.2. Trường lực đối xứng xuyên tâm
Trường lực được gọi là trường lực đối xứng xuyên tâm khi lực tác dụng lên
hạt chuyển động trong trường đó đi qua một điểm cố định được chọn làm tâm
của trường (điểm cố định này được chọn làm gốc tọa độ).
Trong trường lực đối xứng xuyên tâm, độ lớn của lực tác dụng chỉ phụ
thuộc vào khoảng cách từ vị trí của hạt và tâm của trường mà không phụ thuộc
vào phương.
r r
Do đó thế năng U (r ) của hạt chỉ là hàm của khoảng cách r , tức là:
U = U(r) (2.18)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 43 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3.1.3. Hệ 1e, 1 hạt nhân
Nguyên tử H và những ion mà lớp vỏ chỉ có 1e giống như H, như: He+,
Li2+, He3+,… những hệ này chỉ khác nhau về số điện tích hạt nhân (Z).
Ví dụ 1: Điện tích (+) của hạt nhân nguyên tử H là +e, còn các hạt nhân
khác là +Ze.
Nhận xét: Bài toán về chuyển động của electron trong nguyên tử hiđro là
bài toáncơ bản nhất của cơ học lượng tử về cấu tạo nguyên tử. Những kết quả
thu được của bài toán này sẽ là cơ sở cho việc xây dựng lý thuyết chung về cấu
tạo nguyên tử.

3.2. Bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân


Hệ gồm : + 1 hạt nhân tích điện dương với số đơn vị diện tích dương là Z
→Ze0 (e0 là điện tích nguyên tố). Với nguyên tử H hạt nhân chỉ có 1 proton, các
hạt nhân khác có Z proton.
+ Một electron, có điện tích -e0, được kí hiệu là e chuyển động
quanh hạt nhân. Electron có khối lượng là:

1 1
me = mp = mH = 9,1.10 −31 kg
1840 1840

e
r
r
Ze0

HÌNH 2.2. Mô hình hệ 1e, 1 hạt nhân


r
r : véc tơ vị trí của electron

Có thể mô tả hệ này như sơ đồ ở hình 2.2. Trong hình này, để đơn giản
coi hạt nhân đứng yên và nằm tại gốc tọa độ (gốc O). Còn electron chuyển động
xung quanh hạt nhân với vị trí của nó so với gốc tọa độ được xác định
r
bằng véc tơ vị trí r .
Thế năng U của hệ được tính theo biểu thức:
e02
U = U (r ) = − (2.19a) (với nguyên tử hiđro, Z = 1)
r
Ze02
U =− (2.19b) (với ion giống hiđro, Z = 2, 3, 4,...)
r
r
Trong đó r ≡ r là mođun hay độ dài của véc tơ vị trí, r là độ dài của
khoảng cách (của vị trí) từ vị trí của electron đến hạt nhân.
Như vậy thực chất của hệ này là: Xét chuyển động của electron trong
trường lực hạt nhân có số đơn vị điện tích dương Ze0.

Phương trình Srôđingơ của hệ có dạng:


Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 44 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
⎡ h2 ⎛ ∂2 ∂2 ∂2 ⎞ ⎤
⎢ − ⎜
⎜ + + ⎟ + U ⎥ψ = Eψ
2 ⎟
(2.20)
⎣ 8π m ⎝ ∂x ∂y ∂z ⎠
2 2 2

Vì nguyên tử có tính chất đối xứng cầu nên việc giải phương trình (2.20)
trong hệ tọa độ Đề các gặp nhiều khó khăn nên chuyển (2.20) sang hệ tọa độ cầu
với các biến số mới r, θ, ϕ sẽ thuận tiện hơn.
Khi chuyển sang tọa độ cầu (2.20), có dạng:
⎡1 ∂⎛ 2 ∂ ⎞ 1 ⎤ 8π 2 m
⎢ r 2 ∂r ⎜ r ∂r ⎟ + r 2 ∧ ⎥ψ + h 2 ( E − U ( r ) )ψ = 0 (2.21)
⎣ ⎝ ⎠ ⎦
Trong đó: Λ (lam đa) là phần góc của toán tử Laplace (∇2)
1 ∂⎛ ∂ ⎞ 1 ⎫
∇2 = 2 × ⎜ r 2 ⎟ + 2 × Λ ⎪
r ∂r ⎝ ∂r ⎠ r ⎪
2 ⎬
(2.22)
1 ∂ ⎛ ∂ ⎞ 1 ∂
Λ= × ⎜ sin θ ⎟+ × 2⎪
sin θ ∂θ ⎝ ∂θ ⎠ sin θ ∂ϕ ⎪⎭
2

Từ (2.21) và (2.22) phương trình Srôđingơ (2.21) được viết gọn thành:
⎡ 2 8π 2 m ⎤
⎢∇ + 2
(E − U ( r ) )⎥Ψ = 0 (2.23)
⎣ h ⎦
3.3 Nguyên tắc giải phương trình Srôđingơ
Đây là một trong số ít các phương trình của cơ học lượng tử có được lời
giải chính xác. Để giải được phương trìnhg Srôđingơ (2.23), cần tiến hành theo
các bước:
Bước 1: chấp nhận
Ψ (r ,θ ,ϕ ) = R(r ).Y (θ ,ϕ ) (2.24)
Trong đó: Y (θ ,ϕ ) là phương trình phụ thuộc góc
R(r ) Là phương trình phụ thuộc bán kính
Bước 2: Thay (2.24) vào (2.23) rồi biến đổi toán học ta sẽ được một
phương trình mới là tích của hai phương trình. Một phương trình phụ thuộc
góc-phương trình hàm góc và một phương trình phụ thuộc vào bán kính-phương
trình hàm bán kính.
Bước 3: Giải từng phương trình
+ Giải phương trình hàm góc, ta được vô số nghiệm là các hàm góc
Y (θ ,ϕ )
+ Giải phương trình hàm bán kính, ta được vô số nghiệm là các hàm bán
kính R(r )
Bước 4: Lấy tích các hàm R(r ).Y (θ ,ϕ ) một cách phù hợp về mối quan hệ
giữa các số lượng tử (trình bày ở phần sau), ta sẽ được vô số nghiệm là các hàm
sóng Ψ (r ,θ ,ϕ ) .
Chú ý: Chỉ lấy các nghiệm phù hợp với đều kiện chuẩn hoá của hàm sóng
∫ ψ dε = 1
2
(2.11)
Toμn kh«ng gian
nguyª n tö

Từ đó các nghiệm của phương trình Strôđingơ sẽ có giá trị hữu hạn.
3.4. Kết quả giải bài toán 1e, 1 hạt nhân

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 45 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Giải phương trình Srôđingơ cho hệ 1e, 1hạt nhân thu được

a) Hàm bán kính


Phương trình hàm bán kính (chỉ phụ thuộc khoảng cách r) có dạng:
r 2 2mr
∇ r R + 2 [E − U (r )] = λ (2.25)
R h
Với: λ = l(l + 1)
Việc giải phương trình này cho ta nghiệm là hàm bán kính Rn,l (r ) hay
Rnl (r ) , có dạng:
3
l
4(n − l − 1)! ⎛ Z ⎞ 2 ⎛ 2 Zr ⎞ − Zr na0 ⎛ 2Zr ⎞
2 l +1
Rnl (r ) = ⎜ ⎟ ⎜⎜ ⎟⎟ e L ⎜⎜⎝ na ⎟⎟ (2.26)
n 4 [(n + 1)!] ⎜⎝ a0 ⎟⎠
3
na
⎝ 0⎠ n +1 o ⎠

n là số lượng tử chính; còn l là số lượng tử phụ (số lượng tử obitan)


Z là số đơn vị điện tích dương của hạt nhân
h2
a0 là bán kính Bo thứ nhất, a0 = = 0,529.10 −8 cm = 0,529 A0 ≈ o,53 A0
me02
e l cơ số lôgarit tự nhiên
⎛ 2 Zr ⎞
2 l +1

L ⎜⎜ ⎟⎟ là đa thức Lagher
n +1 ⎝ na 0 ⎠

r là biến số chỉ khoảng cách từ hạt nhân đến vị trí của electron đang xét
Hàm bán kính Rnl(r) là các hàm toán học đã được chuẩn hoá, các hàm này
là các hàm thực phụ thuộc vào bán kính r và hai số lượng tử chính n và số lượng
tử phụ l . Ứng với mỗi một bộ hai số lượng tử n, l phù hợp nhau về mối quan
hệ ta sẽ có một hàm Rnl(r) phụ thuộc vào bán kính r. Có vô số bộ hai số n, l nên
sẽ có vô số hàm bán kính Rnl(r).

Một số hàm Rnl(r) đã đượcchuẩn hoá của hệ một electron, một hạt nhân
3
Zr
⎛ Z ⎞2 −
+ n = 1; l = 0: R10 (r ) = R1s = 2⎜⎜ ⎟⎟ .e a0
⎝ a0 ⎠
3
Zr
1 ⎛Z⎞ 2 ⎛ Zr ⎞ −
+ n = 2; l = 0: R20 (r ) = R2 s = ⎜ ⎟ .⎜⎜ 2 − ⎟⎟.e a0
2 2 ⎜⎝ a0 ⎟⎠ ⎝ a0 ⎠
5
Zr
1 ⎛ Z ⎞ 2 − a0
+ n = 2; l = 1: R21 (r ) = R2 p = ⎜ ⎟ .r.e
2 6 ⎜⎝ a0 ⎟⎠
3
Zr
2 ⎛ Z ⎞2 ⎛ Zr Z 2r ⎞ −
+ n = 3; l = 0: R30 (r ) = ⎜ ⎟ × ⎜⎜ 27 − 18 + 2 2 ⎟⎟e 3a0
81 3 ⎜⎝ a0 ⎟⎠ ⎝ a0 a0 ⎠
3
Zr
4 ⎛ Z ⎞2 ⎛ Zr Z 2 r ⎞ − 3a0
+ n = 3; l = 1: R31 (r ) = R3 p = ⎜ ⎟ × ⎜⎜ 6 − 2 ⎟⎟e
81 6 ⎜⎝ a0 ⎟⎠ ⎝ a 0 a0 ⎠

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 46 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3
Zr
4 ⎛ Z ⎞ 2 Z 2 r 2 − 3a0
+ n = 3; l = 2: R32 (r ) = R3d = ⎜ ⎟ × 2 e
81 30 ⎜⎝ a0 ⎟⎠ a0

* Số lượng tử chính n
+ Số lượng tử chính (n) là các số nguyên dương, khác 0; n nhận các giá
trị: n = 1, 2, 3, 4...., ∞.
+ Ý nhĩa của số lượng tử chính n:
- Xác định khoảng cách trung bình của electron đến hạt nhân.
a0 ⎧ 1 ⎡ l (l + 1) ⎤ ⎫
r = n2. ⎨1 + ⎢1 − ⎬
z ⎩ 2⎣ n 2 ⎥⎦ ⎭
- Xác định các mức năng lượng trong nguyên tử:
2.π 2 .m.z 2 e04 1
En = − × → các e cùng một lớp có E như nhau.
n h2 2
(4πε 0 ) 2
- Xác định tổng số mặt nút của Obitan = (n-1) không kể số mặt nút ở xa
vô cực.
Mặt nút: Là khu vực không gian (thường là mặt phẳng) mà ở đó hàm sóng
2
triệt tiêu, Ψ (q) = 0 → ψ (q) = 0 . Tức là ngay trong không gian nguyên tử cũng
có những khu vực ở đó không tìm thấy electron.
- Đặc trưng cho lớp Obitan (lớp electron): Tất cả các obitan nguyên tử
(AO) có cùng số lượng tử chính (n) thì thuộc cùng 1 lớp.
Trị số của n= 1 2 3 4 5 6 7 .....
Lớp electron K L M N O P Q .....

* Số lượng tử phụ l (số lượng tử obitan)


+ Số lượng tử phụ l là các số nguyên, l nhận các giá trị:
l = 0, 1, 2, ..., (n-1).
+ Quan hệ giữa số lượng tử phụ l và số lượng tử chính n
Ứng với 1 giá trị của số lượng tử chính n, thì số lượng tử phụ l nhận n
giá trị từ: l = 0 → (n-1), tức là 0 ≤ l ≤ (n-1)
Ví dụ 1: n = 1 → l = 0 có 1 giá trị của l = 0
n = 2 → l = 0; l = 1 có 2 giá trị của l = 0, 1
n = 3 → l = 0; l = 1; l = 2 có 3 giá trị của l = 0, 1, 2
+ Ý nghĩa của số lượng tử phụ l :
- Xác định phân lớp electron trong nguyên tử:

Trị số của l 0 1 2 3 4 ...


Ký hiệu của phân lớp electron s p d f g ...

Dế thấy: Với 1 giá trị của số lượng tử chính n thì có n phân lớp electron.
Ví dụ 2: n = 1 → l = 0 có 1 phân lớp (kí hiệu là phân lớp 1s)
n = 2 → l = 0; l = 1 có 2 phân lớp (kí hiệu là phân lớp 2s, 2p)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 47 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
n = 3 → l = 0; l = 1; l = 2 có 3 phân lớp (kí hiệu là phân lớp 3s,3p.3d)
Các hàm bán kính tương ứng lần lượt được kí hiêu là: R30(r); R31(r); R32(r)
Chú ý: Chỉ các AO có cùng số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l mới
thuộc cùng một phân lớp.
- Xác định hình dạng hay tính chất đối xứng của các AO
AO-s : hình cầu, đối xứng cầu (có tâm đối xứng)
AO-p : hình số 8, đối xứng trục (có trục đối xứng)
h
- Xác định momen động lượng Obitan (M) của electron: M = l (l + 1).

Ví dụ 3: Khi electron ở obitan có l = 0, thì M = 0; Ở obitan có l = 1 thì,
h
M= 2

Chú ý: 1, Từ mối quan hệ của n và l ở phương trình (2.26), ta thấy để
cho căn bậc hai có nghĩa thì biểu thức trong căn bậc hai phải dương, nên
n − l −1 ≥ 0 → l ≤ n −1
2, Việc giải hàm bán kính dẫn đến việc xuất hiện hai số lượng tử n,
l một cách hoàn toàn tự nhiên.
b) Hàm góc(hàm cầu)
Phương trình hàm góc (chỉ phụ thuộc và góc θ ,ϕ ) có dạng:
ΛY
= λ → ΛY + λ Y = 0 (2.27)
Y
Việc giải phương trình (2.27) thu được nghiệm là hàm góc Yl ,m (θ ,ϕ ) hay
l

Ylm (θ ,ϕ ) .
l

Hàm góc Yl ,m (θ ,ϕ ) : - Phụ thuộc vào hai biến số góc θ ,ϕ


l

- Phụ thuộc vào hai tham số là số lượng tử phụ l và


số lượng tử từ ml
* Số lượng tử từ
+ ml là các số nguyên nhận các giá trị:
ml = - l , (- l +1),..., -1, 0, 1,...., ( l -1), l .
+ Mối quan hệ giữa l và ml :
l = 0 → ml = 0
l = 1 → ml = -1, 0, 1
l = 2 → ml = -2, -1, 0, 1, 2
Vậy: Ứng với một giá trị của l , thì ml sẽ nhận (2 l + 1) giá trị.
Như thế thì ứng với một giá trị của số lượng tử chính n sẽ có bao nhiêu
giá trị của ml ?
n = 1 → l = 0 → ml = 0 → có 12 = 1 giá trị của ml
n =2 → l = 0 → ml = 0
2
l = 1 → ml = -1, 0, 1 → có 2 = 4 giá trị của ml

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 48 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vậy: Ứng với 1 giá trị của số lượng tử chính n sẽ có n2 giá trị của số
lượng tử từ ml
+ Ý nghĩa của số lượng tử từ ml
- Xác định số Obitan nguyên tử (AO) có trong 1 phân lớp: Với 1 giá trị
của l có (2 l +1) giá trị của ml . Tức là phân lớp l có (2 l +1) AO.
- Xác định hình chiếu của mô men động lượng Obitan trên trục z
h
M z = ml

Biểu thức của một số hàm góc (hàm cầu) đã chuẩn hóa:
1
+ l = 0; ml = 0 Y00 (θ ,ϕ ) = (1)

3
+ l =1; ml = 0 Y10 (θ ,ϕ ) = cosθ (2)

3
ml = 1 Y11 (θ ,ϕ ) = sin θ .e iϕ

3
ml = -1 Y1−1 (θ ,ϕ ) = sin θ .e −iϕ

5
+ l = 2; ml = 0 Y20 (θ ,ϕ ) = (3cos 2 θ − 1)
16π

15
ml = 1 Y21 (θ ,ϕ ) = sin θ cosθ .e iϕ

15
ml = -1 Y2−1 (θ ,ϕ ) = sin θ cosθ .e −iϕ

15
ml = 2 Y22 (θ ,ϕ ) = sin 2 θ .e 2iϕ
32π

15
ml = -2 Y2−2 (θ ,ϕ ) = sin 2 θ .e −2iϕ
32π
Các hàm (1), (2) được ký hiệu: Ψs = Y00 ; Ψ p = Y10 z

Các hàm cầu chứa số ảo i (số ảo i2 = - 1 ⇔ i = − 1 ) là hàm phức. Trong


trường hợp số phức, khi tổ hợp tuyến tính các hàm này một cách thích hợp thì
được các hàm thực. Các hàm không chứa số ảo i luôn là hàm thực nên không
cần tổ hợp tuyến tính, đó là các hàm cầu có ml = 0.
Chuyển các hàm cầu phức thành hàm thực và kí hiệu tương ứng
(để đơn giản không ghi biến số )
1
+ l = 0; ml = 0 s = Y00 =

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 49 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3
+ l = 1; ml = 0 p z = Y10 = cos θ

1 3
+ l = 1; ml = 1 px = (Y11 + Y1−1 ) = sin θ cos ϕ
2 4π

1 3
+ l = 1; ml = -1 py = (Y11 − Y1−1 ) = sin θ sin ϕ
i 2 4π

5
+ l = 2; ml = 0 d z 2 = Y20 = (3cos 2 θ − 1)
16π

1 15
+ l = 2; ml = 1 d xz = (Y21 + Y2−1 ) = sin θ cosθ cosϕ
2 4π

1 15
+ l = 2; ml = -1 d yz = (Y21 − Y2−1 ) = sin θ cosθ sin ϕ
i 2 4π

1 15
+ l = 2; ml = 2 d x2 − y 2 = (Y22 + Y2−2 ) = sin 2 θ (cos 2 ϕ − sin 2 ϕ )
2 16π

1 15
+ l =2; ml = -2 d xy = (Y22 − Y2− 2 ) = sin 2 θ cosθ sin ϕ
i 2 4π

c) Hàm sóng: Ψnlm (r ,θ , ϕ )l

Hàm sóng mô tả trạng thái của electron trong hệ 1e, 1hạt nhân là tích của
hàm bán kính Rnl (r ) và hàm cầu Ylm (θ , ϕ ) : l

Ψnlml (r ,θ ,ϕ ) = Rnl (r ).Ylml (θ ,ϕ )


Việc lấy tích của hàm bán kính và hàm cầu phải phù hợp về mối quan hệ
giữa 3 số lượng tử n, l , ml .
Ví dụ 4:
3 3
Zr Zr
⎛ z ⎞ 2 −
1 1 ⎛ z ⎞ − a0
2
Ψ100 = Ψ1s = R10 .Y00 = 2.⎜⎜ ⎟⎟ e a0
× = ⎜ ⎟ e
⎝ a0 ⎠ 4π π ⎜⎝ a0 ⎟⎠
Làm tương tự ta có
3
Zr
1 ⎛ Z ⎞2 ⎛ Zr ⎞ −
Ψ200 = Ψ2 s = R20 .Y00 = ⎜⎜ ⎟⎟ ⎜⎜ 2 − ⎟⎟e 2 a0
4 2π ⎝ a0 ⎠ ⎝ a0 ⎠

Với hiđro Z=1, xét trong hệ đơn vị nguyên tử thì a0 = 1 khi đó


1
Ψ100 = e −r
π
Với Ψ200 ,... làm tương tự như trên.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 50 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
d) Các mức năng lượng tìm được
Giải phương trình hàm bán kính, còn thu được biểu thức tính năng lượng
mZ 2 e04 1 − 2 π 2 me04 Z 2 1
En = − × = × (erg) (2.28)
2 2
2n h (4 πε 0 ) 2
n h2 2
(4 πε 0 ) 2
h
Với: h =

Trong đó: n là số lượng tử chính


m là khối lượng của 1 electron
h là hằng số Plăng
Trong biểu thức tính năng lượng tất cả các đại lượng đều tính theo đơn vị
của hệ cgs. Đơn vị của năng lượng là ec hay erg: 1ec = 1erg = 10-7J.
Dấu (-) biểu thị năng lượng của e còn chịu tác dụng của lực hút hạt nhân
nguyên tử ứng với điện tích Z . En càng thấp (càng âm), tức là số lượng tử chính
n càng bé thì hệ càng bền. Hệ bền nhất khi En thấp nhất (En cực tiểu), ứng với n
= 1.
Nếu xét trong hệ đơn vị nguyên tử (đvn hay au), với quy ước các đại
lượng sau đều bằng đơn vị:
+ Điện tích cơ bản e0 = 1
+ Khối lượng của 1electron bằng 1; me = 1
+ Hằng số Plăng bằng rút gọn
+ Bán kính Bo thứ nhất a0 = 0,529A0 = 1
+ Hằng số điện môi trong chân không ε0 và tích 4πε0 = 1
Nếu tính theo hệ đơn vị nguyên tử, thì:

1 Z2
En = − × 2 (đvn) (2.29)
2 n
Nếu năng lượng tính ra eV, thì:
Z2
E n = −13,6 × (eV) (2.30)
n2
Ví dụ 5: Hãy tính E1, E2, E3,... theo đơn vị eV cho nguyên tử H. Với n bằng
bao nhiêu thì En có giá trị âm nhất.
Lời giải
Với nguyên tử hiđrô Z=1, thì:
12
E n = −13,6 × (eV )
n2
Vậy: E1 = -13,6 (eV); E2 = - 3,4 (eV); E3 = - 1,15 (eV); E4 = - 0,85 (eV);
E5 = - 0,544 (eV); ...; E∞ = 0.
Với n = 1 thì E1 = -13,6 (eV) là âm nhất.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 51 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nhận xét:
- Năng lượng En chỉ nhận những giá trị gián đoạn, tức là năng lượng bị
lượng tử hoá.
- E1 có giá trị âm nhất (hay mức năng lượng ứng với n = 1 là thấp nhất).
Đây là trạng thái cơ bản của electron trong nguyên tử hiđro, ở trạng thái này
electron liên kết bền nhất với hạt nhân nguyên tử. Vì vậy có thể nói:" Hệ bền là
hệ có năng lượng cực tiểu".
- Với n = 2, 3, 4, ... là các trạng thái kích thích của electron trong nguyên
tử hiđro.
- Khi n = ∞, En = 0, electron chuyển sang trạng thái không liên kết với hạt
nhân, khi này electron không bị hạt nhân hút nữa, tức là electron tách ra khỏi
nguyên tử và chuyển động tự do, còn nguyên tử thì biến thành ion dương.

3.5. Áp dụng kết quả của bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân giải thích quang phổ
vạch của nguyên tử hiđro

3.5.1. Các trạng thái năng lượng của e trong nguyên tử H


Năng lượng En phụ thuộc vào số lượng tử chính n.
n=1 lớp K (ở trạng thái cơ bản) E1 = - 13,6eV
n=2 lớp L (ở trạng thái kích thích) E2 = - 3,4eV
n=3 lớp M (ở trạng thái kích thích) E3 = - 1,5eV
n=4 lớp N (ở trạng thái kích thích) E4 = - 0,8eV
……. .............................................. ...................
n=∞ En = 0
Khi này electron đã tách ra khỏi trường lực hút của hạt nhân, nguyên tử
sẽ chuyển thành ion dương (+).

3.5.2 Mô tả quang phổ của nguyên tử hiđro

Quang phổ của nguyên tử hiđro - một quang phổ phát xạ đơn giản nhất,
có thể tạo ra được bằng cách: Phóng điện qua một ống mao quản chứa khí hiđro
ở áp suất rất thấp, cỡ vài mmHg, nhờ một máy quang phổ lăng kính mà thu được
quang phổ vạch.
Ở một vùng với bước sóng xác định, ta có một dãy tương ứng gồm các
vạch phổ dời nhau. Các vạch phổ dời nhau là dấu hiệu đặc trưng của quang phổ
nguyên tử - quang phổ vạch
Trong vùng ánh sáng nhìn thấy (vùng khả kiến), thực nghiệm cho kết quả
dãy Banme có hình ảnh như sau:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 52 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
HÌNH 2.3. Các vạch của dãy Banme trong vùng nhìn thấy
của quang phổ nguyên tử hiđro
3.5.3. Giải thích quang phổ vạch của nguyên tử hiđro

Từ biểu thức tính năng lượng (2.28) tìm được khi giải phương trình
Srôđingơ. Với nguyên tử hiđro Z = 1, ta có:
mZ 2 e04
En = − (2.31a)
2n 2 h 2
h − 2π 2 me04
Vì h= nên En = (2.31b)
2π n2h2

Như vậy, khi electron trong nguyên tử hiđro ở trạng thái ứng với hàm
sóng ψ ( đọc là pờ-xi) có giá trị n xác định xẽ có một năng lượng xác định.
Giả sử có hai trạng thái sau:
- Trạng thái có n nhỏ (thấp), ký hiệu là nt , năng lượng tương ứng là Et
- Trạng thái có n lớn (cao), ký hiệu là nc , năng lượng tương ứng là Ec
Theo (2.31b), ta có:
− 2π 2 me04 − 2π 2 me04
Ec = ; Et =
nc h 2 nt h 2

Từ biểu thức (2.28), ta thấy n càng cao thì năng lượng En tương ứng càng
cao. Vậy Ec cao hơn Et. Do đó khi electron ở mức năng lượng Ec chuyển về
trạng thái có mức năng lượng Et thấp hơn sẽ giải phóng ra một năng lượng ΔE.
ΔE = Ec − Et
Năng lượng này được phát ra dưới dạng sóng điện từ có tần số ν , theo
Plăng
ΔE = hν
c
Mà: ν = , với c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Thay các biểu
λ
thức này vào biểu thức ΔE = Ec − Et , ta được:
1 − 2π 2 meo4 ⎛ 1 1 ⎞
hc = E c − Et = ⎜⎜ 2 − 2 ⎟⎟
λ h 2
⎝ nc nt ⎠

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 53 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1 2π 2 meo4 ⎛ 1 1 ⎞
Vậy = ⎜⎜ 2 − 2 ⎟⎟ (3.18a)
λ 3
h c ⎝ nt nc ⎠

2π 2 me04
Ký hiệu: RH = 3
= 109678cm −1
hc
RH được gọi là hằng số Ritbe (vì tất cả các đại lượng ở vế phải đều là hằng
số),do đó:
1 ⎛ 1 1 ⎞
ν= = RH ⎜⎜ 2 − 2 ⎟⎟ (3.18b)
λ ⎝ nt nc ⎠
Trong đó ν được gọi là số sóng.
1 ⎛ 1 1 ⎞
Chú ý: Với ion giống H thì: = R H .Z .⎜⎜ 2 − 2 ⎟⎟ (3.19)
λ ⎝ nt nc ⎠

Ví dụ 6: Hãy tính trị số, có kèm theo đơn vị của hằng số Ritbe từ:
a) Các số liệu của hằng số có trong bảng 1.6 (trang 12)
b) Thực nghiệm cho biết vạch đỏ có λ ≈ 6565 A0
Lời giải
a) Từ bảng 1.6 (trang 12), ta có:
h = 6,625.10-27 erg.s; c = 2,99792458.1010 cm.s-1; e0 = 4,803.10-10 ues cgs;
m ≈ 9,1093897.10-28 g
Thay các hằng số này vào biểu thức tính RH, được:

2(3,1416) 2 .9,1093897.10 −28.(4,803.10 −10 ) 4


RH = − 23 3 10
≈ 109772,35cm −1
(6,625.10 ) .2,99792458.10
b) Vạch đỏ trong quang phổ vạch của hiđro ứng với sự chuyển dời
electron từ nc = 3 về nt = 2.
1 ⎛ 1 1⎞
Theo biểu thức (3.18b): = RH ⎜ 2 − 2 ⎟
λ ⎝2 3 ⎠
36
Vậy: RH = −8
= 109622cm −1
5.5636.10
Như vậy, RH tính theo thực nghiệm nhỏ hơn tính theo lý thuyết một ít.
Dựa vào mối liên hệ giữa sự chuyển dời electron với bức xạ năng lượng
kèm theo,ta có sơ đồ các dãy vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđro hình
2.4 (trang 56).
+ Dãy Laiman gồm các vạch ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng
lượng có n ≥ 2 về mức n = 1. Dãy này ở trong vùng tử ngoại (tím).
+ Dãy Banme gồm các vạch ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng
lượng có n ≥ 3 về mức n = 2. Dãy này ở trong vùng khả kiến.
+ Dãy Pasen gồm các vạch ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng
lượng có n ≥ 4 về mức n = 3. Dãy này nằm trong vùng hồng ngoại.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 54 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong mỗi dãy đó lại gồm có một số vạch tách rời nhau, và còn có một số
vạch không tách dời nhau, tạo ra vùng phổ liên tục (hình 3.1). Miền liên tục này
nằm ở vùng có bước sóng λ ngắn hơn trong giới hạn của dãy. Chúng ta chỉ xét
phần gồm các vạch tách dời nhau.
Ví dụ 7: Hãy tính bước sóng λ và số sóng của vạch phổ đầu và vạch phổ
cuối của dãy Laiman, của dãy Banme.
Lời giải
Xét dãy Laiman
Vạch đầu: nt = 1; nc = 2. Theo biểu thức (3.18b), tính được:
⎛1 1 ⎞
ν = RH ⎜ 2
− 2 ⎟ = 0,75.RH ≈ 82258,5cm −1
⎝1 2 ⎠

HÌNH 2.4. Một số dãy quang phổ vạch của hiđro

1 1
λ= = ≈ 1215.10 −8 cm = 1215 A0
ν 82258,5cm −1

Vạch cuối cùng: nt = 1; nc = ∞. Vẫn sử dụng (3.18b)


1 ⎛1 1 ⎞ ⎛ ∞ 2 − 12 ⎞
ν = = RH ⎜ 2 − 2 ⎟ = RH ⎜⎜ 2 ⎟ = RH = 109678cm −1
2 ⎟
λ ⎝1 ∞ ⎠ ⎝1 ×∞ ⎠

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 55 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1 1
λ= = ≈ 911,7.18 −8 cm = 911,7 A0
ν 10678cm −1
Xét dãy Banme: Làm tương tự, thì được (với nt = 2)
Vạch đầu: ν ≈ 15233,06cm −1 ; λ ≈ 6560 A0
Vạch cuối: ν ≈ 27419,5cm −1 ; λ ≈ 3640 A0
3.6. Các khái niệm cơ bản được rút ra từ việc giải bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân
3.6.1. Các Obitan nguyên tử, ý nghĩa, cách biểu diễn.
a) Obitan nguyên tử (AO): Là những hàm sóng mô tả trạng thái chuyển
động của e trong nguyên tử.
2
b) Ý nghĩa: ψ cho biết mật độ xác suất có mặt e tại một tọa độ nào đó
trong không gian nguyên tử.
c) Cách biểu diễn: Có thể dùng nhiều cách
* Có 2 cách phổ biến: 1. Dùng đồ thị phần góc của các AO để biểu diễn
chính các AO đó.
2. Dùng đồ thị hàm mật độ xác suất theo góc: Có
dạng tương tự phần góc của các AO nhưng khác ở chỗ chỉ tất cả các miền của đồ
thị đều mang dấu dương hoặc bằng không (≥ 0) và cũng dùng để biểu diễn các
AO.

* Hình dáng các AO và dấu của nó


AO-s: Dạng hình cầu

HÌNH 2.5: Hình dạng các AO-1s, AO-2s, AO-3s

HÌNH 2.6. Hình dạng hàm cầu 2p, và hàm mật độ xác suất ,để biểu
diễn các AO-p
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 56 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
AO-p: Dạng hình số 8 nổi (các AO-px, AO-py, AO-pz hướng theo trục x,
y, z tương ứng).
3
Y10 = p z = cos θ

1
Nếu coi làm đơn vị, ta có: Y10 = p z = 3 cosθ , khi này hàm mật độ xác

suất tương ứng là:
2
Y10 = ( 3 cosθ )
2

Xét sự tạo thành hình ảnh khi khảo sát hàm Y10:
Khi θ = 0 → 900, hình ảnh của hàm này là hình cầu đường kính 3 . Hình
cầu này nằm ở phần dương của trục z.
Khi θ = 900 → 1800, hình ảnh hàm Y10 tương tự trên, nhưng nằm ở phần
âm của trục z.
Hai hình đó tiếp xúc với nhau tại gốc toạ độ, như vậy trong mặt phẳng
xOy (mặt phẳng vuông góc với trục z) không có điểm biểu diễn của hàm pz; ta
nói hàm pz triệt tiêu (bằng 0) trong mặt phẳng xOy. Dùng khái niệm mặt nút đã
nêu ở trên,vậy mặt phẳng xOy là mặt phẳng nút hay mặt nút của hàm Y10 hay
hàm pz.

HÌNH 2.7. Hình dạng các AO-2px, AO-2py, AO-2pz, biểu diễn
theo hàm mật độ xác suất
Các AO-2px, AO-2py, AO-2pz có hình dáng giống nhau, có năng lượng
bằng nhau, nhưng khác nhau về hướng trong không gian.

HÌNH 2.8. Hình dạng các AO-d, biểu diễn theo hàm mật độ xác suất

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 57 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong 5AO-d, 3 AO-dxy, dxz, dyz có hình dạng giống nhau. 3AO này mỗi
AO đều gồm có 4 quả cầu tiếp xúc với nhau ở gốc tọa độ, trong đó cứ hai quả
cầu một có tâm nằm trên đường phân giác của các góc tạo nên bởi hai trục tọa
độ đó. Ví dụ, tâm của bốn quả cầu của AO-dxy nằm trên hai đường phân giác của
các góc tạo nên bởi trục x và trục y. AO − d x − y cũng gồm có 4 quả cầu tiếp giáp
2 2

với nhau ở gốc tọa độ, nhưng tâm của chúng nằm ngay trên trục x và trục y. Còn
AO − d z gồm có hai quả cầu tiếp giáp với nhau ở gốc tọa độ, có tâm nằm trên
2

trục z và có một vành tròn nằm trên mặt phẳng xy.

3.6.2. Spin của electron, hàm Obitan-Spin (ASO)


a) Spin của electron
Thực nghiệm cho biết, với máy quang phổ có năng suất phân giải cao cho
phép thu được quang phổ phát xạ trong đó mỗi vạch thực ra là gồm một số vạch
sát nhau. Chẳng hạn vạch D trong quang phổ của Na gồm hai vạch sát nhau với
bước sóng λ là 5889,95 A0 và 5895,93 A0.
Kết quả tính lý thuyết theo phương trình Srôđingơ không giải thích được
sự tách đôi các vạch phổ này. Vào năm 1925, Uylembec và Gaoxmit đã đưa ra
giả thuyết: r
Ngoài chuyển động obitan tạo ra mô men động lượng M , electron còn có
chuyển động spin tạo ra mô men động lượng spin.
Giả thuyết này đến nay vẫn được dùng. Từ đó có thể hình dung electron
luôn tham gia đồng thời vào hai chuyển động:
+ Chuyển động quay quanh hạt nhân được đặc trưng bằng mô men động
lượng (giống như trái đất quay quanh mặt trời)
+ Chuyển động riêng - chuyển động quay quanh mình nó - chuyển động
spin (giống như chuyển động của trái đất quay quanh mình trái đất)
Chuyển động spin làm xuất hiện số lượng tử spin ms có hai giá trị:
ms = +1/2 electron quay cùng chiều kim đồng hồ, quay phải. Nếu quy
ước biểu diễn electron bằng mũi tên, thì mũi tên được định hướng lên trên:↑
ms = -1/2 electron quay ngược chiều kim đông hồ, quay trái và mũi tên
được định hướng xuống dưới:↓
Sử dụng các vấn đề nêu ra ở trên, có thể đưa ra sơ đồ giải thích sự tách
một vạch thành hai như sau:

Spin xuống; ms = -1/2

Spin lên; ms = +1/2

HÌNH 2.9. Sơ đồ giải thích sự tách đôi của một vạch phổ
trong quang phổ phát xạ của nguyên tử
b) Hàm Obitan spin (hàm Obitan toàn phần): Kí hiệu là ASO

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 58 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Từ các vấn đề đã nêu ra ở trên, ta thấy: Đối với mỗi electron trong
nguyên tử đều có một hàm sóng Ψnlm (r ,θ ,ϕ ) (hay AO), với một bộ ba số lượng tử
l

n, l, ml mô tả chuyển động không gian (hay chuyển động obitan) của electron
quanh hạt nhân. Còn số lượng tử thứ tư - số lượng tử spin, ký hiệu là ms mô tả
chuyển động riêng của electron - chuyển động quay xung quanh mình nó.
ψ n ,l ,m l (r ,θ ,ϕ ) được gọi là hàm Obitan không gian (AO)
Vậy Hàm sóng toàn phần hay hàm obitan spin (ASO )với một bộ bốn số
lượng tử n, l, ml, ms mô tả đầy đủ trạng thái chuyển động của electron trong
nguyên tử phải là tích của:
Ψnlml ms (r ,θ ,ϕ ,σ ) = Ψnlml (r ,θ ,ϕ ).η ms (σ ) (3.20)
Trong đó: ψ n,l ,m ,m (r ,θ ,ϕ ,σ ) là hàm obitan spin hay hàm sóng toàn phần
l s

(ASO)
ψ n ,l ,m (r ,θ ,ϕ ) là hàm obitan không gian (AO)
l

η m (σ )
s
là hàm spin
η m (σ ) là hàm mô tả chuyển động riêng của electron, với biến số σ . Việc
s

1
giải riêng hàm này sẽ cho ta số lượng tử spin ms = ± như đã trình bày ở trên.
2
Từ biểu thức (3.20), cho thấy: Ứng với 1 obitan (1 AO) - một hàm không
gian ta có hai hàm obitan spin (2 ASO). Hai hàm này có ba số lượng tử n, l, ml
như nhau, chỉ khác nhau số lượng tử spin. Một hàm có ms = +1/2 còn một hàm
ms = -1/2.
Tức là: 1AO thì có 2ASO, do đó trong 1AO chỉ có 2 electron, hai electron
này phải có spin khác nhau.
* Ý nghĩa của số lượng tử spin (ms)
- Đặc trưng cho mômen động lượng riêng của electron
h
M s = s ( s + 1).

- Và hình chiếu của mô men động lượng riêng của e trên trục z
h
M s ( z ) = ms . ; ms = ± s = ±1 / 2

- Số giá trị của số lượng tử spin ms cho biết số electron tối đa có trong một
obitan, từ đó dễ dàng tính được số electron tối đa có trong một phân lớp, một
lớp.
* Mối quan hệ giữa số lượng tử spin với các số lượng tử khác
- Với một giá trị của số lượng tử từ ml có hai giá trị của ms, một giá trị ms
= +1/2 và một giá trị ms = -1/2
- Với một giá trị của số lượng tử phụ l sẽ có 2(2 l +1) giá trị của ms, tức
là số electron tối đa trong một phân lớp là 2(2 l +1).
- Với một giá trị của số lượng tử chính n sẽ có 2n2 giá trị của ms, tức là có
tối đa 2n2 electron trong một lớp.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 59 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 8: Tính số electron tối đa trong phân lớp s, p, d, f và số electron tối
đa trong các lớp K (n = 1), L (n = 2), M (n = 3)
Lời giải
Phân lớp s: l = 0 → số electron tối đa = 2(2.0 + 1) = 2
Phân lớp p: l = 1 → số electron tối đa = 2(2.1 + 1) = 6
Phân lớp d: l = 2 → số electron tối đa = 2(2.2 + 1) = 10
Phân lớp f: l = 3 → số electron tối đa = 2(2.3 + 1) = 14
... ... ... ... . ... .... .... ... ... ... ... ... ... ... ... ....
Lớp K (n = 1) → số electron tối đa = 2.12 = 2
Lớp L (n = 2) → số electron tối đa = 2.22 = 8
Lớp M (n = 3) → số electron tối đa = 2.32 = 18
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ....
4. NGUYÊN TỬ NHIỀU ELECTRON
4.1. Mô hình các hạt độc lập (mô hình trường xuyên tâm) các obitan nguyên
tử
4.1.1. Nhận xét R12
e1 e2
r1 r2
+

HÌNH 2.10. Mô hình cho hệ nguyên tử nhiều electron


- Trong nguyên tử, ngoài tương tác hút giữa các electron với hạt nhân, còn
có tương tác đẩy giữa các electron với nhau, giữa các hạt nhân với nhau.
- En không những phụ thuộc vào khoảng cách của nó đến hạt nhân mà còn
phụ thuộc vào khoảng cách của nó với các electron khác (ở đây: Hạt nhân được
coi là đứng yên và nằm tại gốc tọa độ).
- Toán tử Hanintơn H có dạng rất phức tạp, nên bài toán nguyên tử nhiều
electron không thể giải chính xác được.
* Khắc phục: Để giải bài toán hệ nguyên từ nhiều e, người ta phải xây
dựng những phương pháp giải gần đúng. Một trong các cách giải gần đúng là
mô hình các hạt độc lập.
4.1.2. Mô hình các hạt độc lập
Mô hình này do hai nhà khoa học là Bocnơ và Ôpenhaimơ đưa ra, nên còn
được gọi là sự gần đúng Bocnơ - Ôpenhaimơ.
Mô hình này thừa nhận: Trong nguyên tử nhiều e, hạt nhân được coi là đứng
yên nằm tại gốc tọa độ, xét chuyển động của từng electron trong trường lực
được tạo ra bởi hạt nhân và các electron còn lại.
+ Trên cơ sở đó, người ta xây dựng riêng trạng thái của từng electron,
được gọi là trạng thái đơn electrron.
+ Trạng thái đơn electrron cũng được đặc trưng bằng 1 hàm sóng
ψ n ,l ,m r ,θ ϕ) , (được gọi là AO).
l
(

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 60 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
- Hệ quả: Từ mô hình về các hạt độc lập, bài toán nguyên tử nhiều
elec trron (n electron) được chuyển thành n bài toán 1 electron (đơn e) giống
như bài toán về nguyên tử H.
- Kết quả: Khi giải n bài toán này cho ta:
+ Các hàm sóng đơn electrron ψ n,l ,m (r ,θ ,ϕ ) (AO) và năng lượng Enl , cũng
l

suất hiện các số lượng tử và mối quan hệ giữ các số lượng tử cũng như ý nghĩa
của nó.
+ Hình dạng các AO được quyết định bởi hàm cầu, hình dạng AO trong
nguyên tử nhiều e cũng giống hình dạng các AO trong nguyên tử H.

4.2. Nguyên lý phản đối xứng - nguyên lý Pauli

“Hàm sóng toàn phần mô tả trạng thái của hệ nhiều electron phải là hàm
phản đối xứng”.
Từ đó Paoli rút ra kết luận: “ Trong một nguyên tử không thể có 2 hay
nhiều e mà trạng thái của chúng được đặc trưng bởi cùng tập hợp 4 số lượng tử
n, l , ml , ms , như nhau ”.

4.3. Các mức năng lượng trong nguyên tử nhiều electron. Quy tắc
Klechkowski.

Bằng lý thuyết và thực nghiệm, xác định được các mức năng lượng En của
AO trong nguyên tử nhiều electron tăng dần theo sơ đồ, hình 2.11.
Thứ tự sắp xếp các phân mức năng lượng Enl theo mức năng lượng
thường được xác định bởi quy tắc Klechkowski như sau:
“Năng lượngcủa các phân mức Enl tăng lên theo thứ tự tổng ( n + l ), nếu
hai phân mức (phân lớp) có cùng giá trị tổng ( n + l ) thì Enl tăng theo n".
En
Lớp O n=5 5p
4d
5s
4p
3d
Lớp M n=3 4s
3p
3s
Lớp L n=2 2p
2s
Lớp K n=1
r

HÌNH 2.11. Sơ đồ biểu diễn các mức năng lượng của các AO
trong nguyên tử nhiều electrron

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 61 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Có thể cụ thể hoá sơ đồ trên bằng cách:

HÌNH 2.12. Quy tắc Klechkowski


Từ hình 2.10 ta thấy có sự chèn năng lượng (giao thoa năng lượng) giữa
các lớp M và N. Tức là giữa các lớp có số lượng tử chính n ≥ 3, không có sự
chèn mức năng lượng giữa các lớp K (n = 1), L (n = 2) và M (n = 3) vì các lớp
này năng lượng của chúng tương đối xa nhau.
Từ sơ đồ này viết được thứ tự tăng dần mức năng lượng như sau:
1s 2s2p 3s3p 4s3d4p ...
Sơ đồ này cũng là thứ tự điền các electrron vào các AO, nó cho phép viết
được cấu hình electron của nguyên tử và hiểu được cấu tạo của bảng tuần hoàn
cũng như nguyên nhân gây ra sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Quy tắc Klechkowski cho thấy năng lượng của electron trong nguyên tử
nhiều electron phụ thuộc vào cả số lượng tử chính và số lượng tử phụ (Enl).
Nhưng cần nhớ trong nguyên tử có 1 electron (nguyên tử H) năng lượng
chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính (En).

4.4. Cấu hình electron của nguyên tử nhiều electron

Sự sắp xếp các electron vào nguyên tử nhiều electron là một trong những
vấn đề quan trọng khi xét nguyên tử có nhiều electron. Kết quả của sự sắp xếp
đó được biểu diễn bằng cấu hình electron.
4.4.1. Cấu hình electron
Cấu hình electrron của nguyên tử là sự sắp xếp các electron vào các
obitan của nguyên tử nhiều electron ở trạng thái cơ bản (trạng thái có năng
lượng cực tiểu, Emin).

4.4.2. Cách biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử

Thường biểu diễn bằng 2 cách sau


Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 62 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Cách 1: Ở dạng nl a , n , l ,b ,...
Trong đó: n là số lượng tử chính thường biểu thị bằng các chữ số 1, 2, 3,
...; l là số lượng tử phụ thường biểu thị bằng các kí hiệu s, p, d, f, ...; a, b là số
electron của các phân lớp ứng với số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l
Ví dụ 1: Cấu hình electron của H: 1s2
Cấu hình electron của C: 1s2 2s22p4
* Cách 2: Ở dạng ô lượng tử. Ô lượng tử là một biểu tượng mang tính quy
ước dùng để biểu diễn các obitan (thay cho việc phải dùng hình dáng của các
obitan, để tránh sự phức tạp khi biểu diễn)
Có thể dùng một trong các biểu tượng sau để biểu diễn ô lượng tử:
+ Hình vuông:
+ Hình tròn:
+ gạch nối:
AO-s AO-p AO-d
Nếu một hình vuông đứng riêng rẽ thì là AO-s, ba hình vuông đứng liền
nhau là AO-p, năm hình vuông đứng liền nhau là AO-d, bảy hình vuông đứng
liền nhau là AO-f,...; Với biểu tượng là đường tròn hoặc gạch nối cũng vậy.
Ví dụ 2: Hãy biểu diễn cấu hình electron của H và C bằng ô lượng tử
Trả lời
H (Z=1) ↑ C (Z=6) ↑↓ ↑↓ ↑ ↑
1s 1s 2s 2p
Bây giờ chúng ta cùng nhau xem xét ưu điểm và nhược điểm của hai cách
biểu diễn này.
+ Cách biểu diễn thứ nhất có ưu điểm là nhanh, giúp cho xác định được
ngay số electron có trong một phân lớp, một lớp. Nhưng cách này lại không xác
định được số electron độc thân và số cặp electron đã ghép đôi. Muốn biết thông
tin về electron số 5 của nguyên tử C thì cũng chỉ xác định được electron này
nằm ở phân lớp 2p, nên có số lượng tử chính n = 2 và số lượng tử phụ l = 1,
không xác định được số lượng tử từ ml và số lượng tử spin ms . Như vậy khi viết
cấu hình electron theo cách một chỉ xác định được hai số lượng tử chính và số
lượng tử phụ.
+ Trong cách biểu diễn thứ hai: Dùng ô lượng tử, cách này khi viết mất
nhiều thời gian hơn nhưng lại cho chúng ta biết được nhiều thông tin hơn như:
Xác định được số cặp electron cũng như số electron độc thân ở lớp vỏ ngoài
cùng.
Ví dụ 3: Từ cấu hình electron của nguyên tử cacbon, xác định được lớp
ngoài cùng có: 2 electron độc thân nằm ở AO-2p và một cặp ghép đôi nằm ở
AO-2s. Cách biểu diễn này cũng giúp xác định được đầy đủ bốn số lượng tử mô
tả trạng thái của một electron.
Chẳng hạn electron số 6 của cacbon (e6) có:
e6: n = 2; l = 1; ml = 0; ms = +1/2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 63 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Xác định các số lượng tử chính n, số lượng tử phụ l và số lượng tử spin
ms rất dễ dàng. Việc xác định số lượng tử từ ml cần tuân theo nguyên tắc sau:
+ Electron thuộc phân lớp s (có 1 AO-s) luôn có sô lượng tử từ ml = 0.
+ Electron thuộc phân lớp p (có 3 AO-p) và thuộc phân lớp d ( có 5 AO-
d), giá trị của số lượng tử từ được xác định theo chiều từ âm sang dương, tức là
theo chiều tăng dần( tính từ trái sang phải). Đây là quy ước chung khi xác
định ml
Ví dụ 4: Xác định số lượng tử từ ml của phân lớp p, d
Trả lời
Số lượng tử từ được xác định theo quy ước sau: Từ âm đến dương
ml = -1 0 +1 -2 -1 0 +1 +2

Theo quy ước ở trên, ta có: ml = -1 0 +1


ml = -2 -1 0 +1 +2
4.4.3. Các cơ sở để viết cấu hình electron của nguyên tử
Có bốn cơ sở chi phối sự phân bố electron trong nguyên tử nhiều electron.
Mỗi cơ sở có một vị trí nhất định và giữa chúng lại có mối liên hệ với nhau.
a) Nguyên lý vững bền: Trong nguyên tử nhiều elctrron, electron được
điền vào các AO có mức năng lượng thấp trước, sau đó mới được điền vào các
AO có mức năng lượng cao hơn, ở trạng thái cơ bản Emin.
Trạng thái cơ bản là trạng thái ở đó hệ nguyên tử có năng lượng thấp nhất,
hay cực tiểu, đây là trạng thái bền vững nhất của hệ lượng tử nói chung và hệ
nguyên tử nói riêng. Nguyên lý cực tiểu năng lượng là quy luật thường gặp của
thế giới tự nhiên đó là luôn có xu hướng đạt đến sự bền vững nhất, ổn định nhất.
Nguyên lý vũng bền không cho biết AO nào có năng lượng thấp, AO nào
có năng lượng cao. Muốn biết được điều này cần dựa vào quy tắc Klechkowski
b) Quy tắc Klechkowski: Xem mục 4.3
Ví dụ5: Xét nguyên tử H, nguyên tử này chỉ có 1electron. Electron này
được xếp vào AO-1s mà không được xếp vào AO-2s vì năng lượng của AO-1s
nhỏ hơn AO-2s.
Ví dụ 6: Cho các phân lớp 3s, 3d, 4s, 5d, 4p. Hãy tính tổng (n + l) rồi sắp
xếp các phân lớp này theo trật tự tăng dần mức năng lượng
Trả lời
Tính tổng: 3s có (n + l) = 3 + 0 = 3
3d có (n + l) = 3 + 2 = 5
4s có (n + l) = 4 + 0 = 4
5d có (n + l) = 5 + 2 = 7
4p có (n + l) = 4 + 1 = 5
Trật tự năng lượng: 3s < 4s < 3d < 4p < 5d
c) Nguyên lý loại trừ Pauli: Trong một nguyên tử không thể có từ 2
electron bất kỳ trở lên có 4 số lượng tử như nhau.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 64 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Tức là: "Trong cùng một nguyên tử không thể có 2 electron có cùng một
trạng thái giống hệt nhau”.
Hay:“Trong cùng một AO chỉ có tối đa 2e và 2e này phải có spin khác
nhau”.
Ví dụ 7: Xét nguyên tử He. Nguyên tử He có cấu hình electron: 1s2
Hai electron này đều nằm trên AO-1s, do đó có cùng bộ ba số lượng tử là:
n = 1; l = 0; ml = 0
Nên hai electron này phải khác nhau số lượng tử spin: Một electron có số
lượng tử spin ms = +1/2, còn một electron có số lợng tử spin ms = -1/2.
d) Quy tắc Hun 1:
Có ba quy tắc Hun được áp dụng khi xét cấu tạo của nguyên tử nhiều
electron. Chúng ta chỉ xét quy tắc Hun 1:"Trong cùng một phân lớp với nhiều
obitan nguyên tử (AO) có cùng mức năng lượng như nhau, các electron sẽ được
phân bố sao cho tạo ra được nhiều electron độc thân nhất".
Ví dụ 8: Xét trường hợp có 2 electron và hai AO có năng lượng bằng
nhau
Trả lời
Có hai khả năng phân bố 2 e này:
+ Trường hợp 1: Cả hai e cùng chiếm 1 AO, đó là sự ghép đôi electron,
trường hợp này sẽ có 1 AO không có electron (AO trống)

↑↓ hoặc ↑↓

+ Trường hợp 2: Mỗi electron chiếm 1 obitan, đó là các electron độc


thân.
↑ ↓ hoặc ↑ ↑

Quy tắc Hun 1 chỉ ra rằng khuynh hướng phân bố electron theo trường
hợp hai (số electron độc thân nhiều nhất) chiếm ưu thế.
Ví dụ 9: Trong nguyên tử nitơ có 3 electron thuộc phân lớp 2p
a) Có những khuynh hướng nào trong việc phân bố 3e này? (mỗi khuynh
hướng lấy hai ví dụ minh họa).
b) Trong hai (hay nhiều hơn) trường hợp của khuynh hướng chiếm ưu thế
theo quy tắc Hun 1, Hãy chỉ ra tường hợp ứng với trạng thái cơ bản của nguyên
tử nitơ. Tại sao trường hợp đó lại ứng với trạng thái cơ bản?
Trả lời
Phân lớp 2p có 3AO có cùng mức năng lượng (vì có cùng n, l )
a) Hai khuynh hướng phân bố 3 e này là:
+ Độc thân;

↑ ↑ ↑ ↑ ↓ ↑ ;..... khuynh hướng này chiếm ưu thế


a1 a2
+ Có sự ghép đôi: ↑↓ ↑ ↑ ↑↓

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 65 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) a1 là trường hợp ứng với trạng thái cơ bản của nitơ vì cả 3e đều ở trạng
thái spin hướng lên (ms = +1/2) là trạng thái có năng lượng thấp nhất.
Mỗi electron có số lượng tử spin ms = +1/2. Với nguyên tử nhiều electron
thì spin tổng S được tính theo hệ thức:
1
S = n× (4.1)
2
Trong đó: n là số electron độc thân.
Dễ dàng thấy rằng khi có nhiều số electron độc thân nhất, tức là n = nmax ,
thì:
1
S max = nmax × (4.2)
2
Từ đó, quy tắc Hun 1 còn được phát biểu theo cách sau:
"Các eletron được phân bố vào các obitan của cùng một phân lớp sao cho
tổng spin của chúng đạt giá trị lớn nhất (giá trị cực đại)"
Vì vậy quy tắc Hun 1 còn được gọi là quy tắc tổng spin cực đại (quy tắc
Smax)
4.4.4. Cách viết cấu hình electron của nguyên tử
a) Trước hết cần xác định đúng tổng số electron của nguyên tử
Tổng số electron = số đơn vị điện tích dương hạt nhân Z
Chú ý: Cần phân biệt giữa nguyên tử với ion.
Ví dụ 10: Nguyên tử Na có Z = 11, do đó có 11e; ion Na+, có Z = 11 chỉ
có 10e
Theo nguyên lý Pauli, trong 1AO có nhiều nhất 2e với số lượng tử spin
khác dấu nhau.
Trong một phân lớp, số electron nhiều nhất là 2(2l + 1) . Phân lớp electron
(còn gọi là vỏ electron) có đủ số electron cực đại được gọi là phân lớp bão hòa
(vỏ bão hòa). Vỏ bão hòa được gọi là vỏ kín, vỏ chưa bão hòa được gọi là vỏ
hở.
Ví dụ 11: Từ cấu hình electron của nguyên tử nitơ (Z = 7): 1s2 2s22p3 cho
biết, phân lớp 1s, 2s là các phân lớp bão hòa (vỏ kín) còn phân lớp 2p chưa bão
hòa (vỏ hở)
Ví dụ 12: Hãy tính số electron bão hòa cho vỏ s, p, d, f và viết cấu hình
electron cho mỗi vỏ đó.
Trả lời
Áp dụng công thức tính số e tối đa cho một phân lớp = 2(2l + 1) , ta có;
Phân lớp s, l = 0 → 2(2.0 + 1) = 2 → cấu hình vỏ kín: ns2
Phân lớp p, l = 1 → 2(2.1 + 1) = 6 → cấu hình vỏ kín: np6
Phân lớp d, l = 2 → 2(2.2 + 1) = 10 → cấu hình vỏ kín: nd10
Phân lớp f, l = 3 → 2(2.3 + 1) = 14 → cấu hình vỏ kín: nf14
Cần nhớ tổng số electron nhiều nhất trong một lớp = 2n2 với n là số lượng
tử chính.
Chú ý: Số lượng này có đủ khi lớp đã bão hòa, còn trong quá trình xây
dựng cấu hình, với n ≥ 3 số lượng này chưa đúng (xem ví dụ 14)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 66 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b)Khi viết cấu hình electron
Cần dựa vào bốn cơ sở gồm nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli, quy tắc
Klechkowski, quy tắc Hun 1 đã nêu ở trên và số lượng electron.
Ví dụ 13: Xét cấu hình electron của: a) F; b) K
Ta có: a) F có Z = 9 → có 9e. Dùng ô lượng tử biểu diễn cấu hình electron
của F:
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑

Hay: 1s2 2s22p5. Vì 1s2 ứng với sự bão hoà số e ở lớp thứ nhất (n = 1), đó
cũng là cấu hình electron của nguyên tử He, nên có thể viết:
F 1s2 2s22p5 hay [He] 2s22p5
b) Tương tự như trên, ta có K với z = 19 → có 19e
Dùng ô lượng tử để biểu diễn

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑

[Ar]
Vậy cấu hình của K là:
K: 1s2 2s22p6 3s23p6 4s1 hay [Ar] 4s1
Cần lưu ý: Phải điền electron thứ 19 (e19) vào AO-4s chứ không phải AO-
3d, vì năng lượng của AO-4s nhỏ hơn AO-3d.
Trong cấu hình electron của K, phân lớp 4s chỉ có 1e, chưa bão hòa, phân
lớp này lại nằm ở ngoài cùng nên electron ở phân lớp 4s được gọi là electron
hóa trị của K
Nhìn vào cấu hình electron của F, lớp L (n = 2) có 7e, chưa bão hòa (thiếu
1e). Lớp L ở ngoài cùng nên 7e này được gọi là electron hóa trị của F.
Như vậy: Electron ở phân lớp hay ở lớp ngoài cùng chưa bão hòa được
gọi là electron hóa trị của nguyên tử.
Ví dụ 14: a) Hãy viết cấu hình electron của: Ca, Cr, Fe. Từ các kết quả đó
có thể rút ra được những trường hợp nào có thể có khi xét cấu hình electron của
nguyên tử?
b) Từ cấu hình electron của Cr và Fe có thể rút ra được kết luận nào về
electron hóa trị? Kết hợp với kết luận vừa xét ở ví dụ 13, có thể khái quát hóa
khái niệm electron hóa trị như thế nào?
Trả lời
a) Ca có Z = 20, nguyên tố nối tiếp K trong bảng hệ thống tuần hoàn, nên
dễ dàng xác định được cấu hình electron của Ca là: [Ar] 4s2
Cr có Z = 24 Cr → có 24e. Làm tương tự như với K, ta có:

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1

[Ar]

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 67 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vậy cấu hình electron của Cr là: [Ar]3d5 4s1
Khi viết cấu hình electron của Cr cần lưu ý hai điểm sau:
+ Trong cấu hình electron của Ca vừa xét đã có sự bão hòa phân lớp (vỏ)
4s , còn cấu hình electron của Cr lại chỉ có 4s1, chưa bão hòa, mặc dù Cr với Z =
2

24 đứng sau Ca với Z = 20.


Như vậy: Cấu hình electron của Cr là một trường hợp bất thường.
+ So sánh với cấu hình electron của Ca, ở đó sau [Ar] tiếp đến 4s2, còn ở
Cr thì sau [Ar] phải đến 3d5 mới tới 4s1
Đây là kết quả của sự sắp xếp lại thứ tự năng lượng các phân lớp sau khi
điền electron. Thứ tự này bị đảo giữa hai phân lớp ns và (n-1)d trong trật tự
năng lượng đã nêu ra ở quy tắc Klechkowski
Fe tương tự như trên ta có cấu hình electron của Fe là [Ar]3d6 4s2
Sự sắp xếp 3d6 trước 4s2 là do có sự đảo thứ tự như vừa xét với Cr.
Từ các kết quả vừa xét, nhận thấy có hai trường hợp xảy ra khi viết cấu
hình electron của nguyên tử:
Trường hợp 1: Bình thường, có chú ý đến sự đảo thứ tự AO sau khi điền
electron như ở Fe.
Trường hợp 2: Bất thường về số lượng electron ở một số phân lớp hay
lớp, như Cr.
b) Với Cr vỏ 3d có 5e, vỏ 4s có 1e. Hai vỏ này đều chưa bão hòa, ở hai lớp
khác nhau (n = 3 và n = 4). Cả 6e đều có vai trò là electron hóa trị (dẫn chứng:
Cr tạo ra được hợp chất trong đó Cr có số oxi hóa +6, như K2Cr2O7, ...).
Với Fe cũng tương tự Cr, Fe có vỏ 3d với 6e và vỏ 4s với 2e. Cả 8e này
đều có thể đóng vai trò là electron hóa trị.
Cũng xảy ra tình trạng này đối với các nguyên tố khác mà nguyên tử có
cấu hình electron trong đó cả vỏ (n - 1)d chưa bão hòa, còn vỏ ns bên ngoài bão
hòa (ns2) hay chưa bão hòa (ns1). Có thể biểu diễn cấu hình đó như sau:
... (n - 1)d10-xns2 hay ..... (n - 1)d10-xns1
Trong đó: x nguyên, 0 < x < 10
Từ các trường hợp nêu ra ở trên, có thể rút ra kết luận:
Electron hóa trị(ngoài)thuộc lớp, phân lớp chưa bão hòa..
Khi viết cấu hình electron cần chú ý, nếu không viết ở dạng ô lượng tử thì
khó xác định được là cấu hình đó có ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tố hay
không. Do đó nên xét đồng thời cả cách viết ở dạng thu gọn ( nl a n′l′b ... )và dùng
ô lượng tử, xem các ví dụ trên.
Trạng thái kích thích của một hệ lượng tử (nguyên tử, ion, phân tử)
thường được hiểu là trạng thái ở đó có sự chuyển dời của electron từ phân mức
hay mức năng lượng thấp lên mức hay phân mức năng lượng cao hơn.
Ví dụ 15:
Trạng thái cơ bản của C là: ↑↓ ↑↓ ↑ ↑

Trạng thái kích thích của C là: ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑


1s 2s 2p

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 68 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Khái niệm "Trạng thái kích thích của một nguyên tử" là một khái niệm
rộng, rộng hơn khái niệm trạng thái hóa trị hay trạng thái lai hóa.
c) Xác định cấu hình e lectron khi biết 4 số lượng tử của electron cuối cùng
điền vào vỏ nguyên tử
Ví dụ 16: Cho bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng điền vào nguyên tử:
1. n = 2; l = 1; ml = 0; ms = 1/2
2. n = 2; l = 1; ml = 0; ms = -1/2
3. n = 3; l = 2; ml = 2; ms = -1/2
Hãy xác định số hiệu nguyên tử của các nguyên tố ứng với các bộ số
lượng tử trên.

Trả lời
Electron này thuộc phân lớp 2p ( vì n = 2; l = 1)
Xác định vị trí của electron này trên phân lớp 2p dựa vào ml và ms
ml = -1 0 1
↑ ↑
Vậy phân lớp 2p có 2e, với cấu hình 2p2 (vì muốn có electron ứng với số
lượng tử ml = 0, thì electron có số lượng tử ml = -1 phải được điền trước, theo
quy tắc Hun 1)
Do đó cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử ứng với electron này là:
1s 2s 2p2
2 2

Cuối cùng, đếm số electron (6e = 2 + 2 + 2) → Z = 6 ( nguyên tố: C)


Trường hợp 2 và 3 của ví dụ 16 các bạn sinh viên hãy tự làm. Từ đó hãy
tự rút ra các bước cần tiến hành khi gặp bài toán dạng này. Các bạn cũng có
thể tự ra lấy đề bài kiểm tra cho mình nhưng cần chú ý lấy các giá trị của các
số lượng tử sao cho phù hợp nhau về mối quan hệ.

4.5. Phương pháp Slater xác định các AO và năng lượng của electron

Năm 1930, Slater đã đưa ra một phương pháp gần đúng để xác định hàm
bán kính Rnl và năng lượng tương ứng của obitan đó là ε nl ( ε nl là năng lượng của
một electron)
Việc xác định hàm bán kính và các mức năng lượng của electron dựa vào
phương trình kinh nghiệm của Slater.

_( Z −b ) r
×
n* −1 n*
Rnl (r ) = cr .e a0
(4.3)
( Z − b) 2 .e02 ( Z − b) 2
ε nl = − = −13,6 × (eV ) (4.4)
( n * ) 2 2 a0 (n* ) 2
Trong đó:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 69 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Z là số đơn vị điện tích của nguyên tử (số thứ tự của nguyên tố trong bảng
hệ thống tuần hoàn)
b là hằng số chắn
(Z- b ) là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng
c là hằng số
a0 là bán kính Bo thứ nhất
e là cơ số logarit tự nhiên
e0 là điện tích cơ bản
Trong hai biểu thức trên cần xác định n* và b
Quy tắc gần đúng để xác định n* và b
a) Xác định số lượng tử chính hiệu dụng n* theo bảng 2.1

BẢNG 2.1. Số lượng tử chính hiệu dụng

n 1 2 3 4 5 6...
n* 1 2 3 3,7 4,0 4,2...

(n là số lượng tử chính vốn có)


b) Xác định hằng số chắn b
*) Các electron được chia thành các nhóm sau
(1s); (2s, 2p); (3s, 3p); (3d); (4s, 4p); (4d, 4f); ...
Các AO trong cùng một nhóm có hàm bán kính Rnl (r ) như nhau
*) Giá trị hằng số chắn b đối với 1e đang xét sẽ bằng tổng các giá trị đóng
góp của các electron khác, như sau:
+ Các e ở nhóm AO phía ngoài nhóm AO đang xét có trị số đóng góp
bằng 0 (không đóng góp vào )
Ví dụ 17: Xét AO-1s thì tất cả các e từ AO-2s trở ra đều có trị số đóng
góp bằng 0
+ Mỗi e ở cùng nhóm AO với e đang xét đóng góp một lượng là 0,35
riêng 1e trên cùng AO-1s chỉ góp một lượng là 0,30.
+ Lượng đóng góp của mỗi e ở AO bên trong so với AO đang xét:
- Ở lớp n có trị số nhỏ hơn n của lớp đang xét 1 đơn vị, đóng góp
0,85
- Ở lớp n có trị số nhỏ hơn n của lớp đang xét từ 2 đơn vị trở lên (tức
là ở sâu hơn, gần hạt nhân hơn), đóng góp 1,0.
+ Nếu AO đang xét là AO-d hay AO-f thì mỗi e ở AO bên trong đóng
góp 1,0 vào b .
Ví dụ 18: Hãy sử dụng phương pháp gần đúng Slater xác định biểu thức
hàm bán kính Rnl (r ) và năng lượng ε nl tương ứng đối với Li.
Trả lời
Li có Z = 3 → Li có 3e, cấu hình electron của Li là: 1s2 2s1

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 70 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
a) Xét AO-1s: Không kể 2s1 nằm bên ngoài, Trong AO-1s có 2e thì 1e
đang xét bị e còn lại chắn, nên
n* = n = 1 và b = 1.0,3 = 0,3 → Z - b = 3,0 - 0,3 = 2,7
Vậy hàm R1s (r ) = cr 1−1e −2,7 r / a = cr 0 e −2,7 r / a = ce −2,7 r / a
0 0 0

Trong hệ đơn vị nguyên tử, a0 = 1 nên R1s (r ) = ce −2,7 r


(3 − 0,3) 2 eo2
Năng lượng ε 1s = − × = −7,29(dvn) = −7,29.13,6(eV ) = −99,144(eV )
12 2a 0
(3 − 0,3) 2
Hay ε 1s = −13,6 (eV ) = −99,144(eV )
12
Chú ý: ε 1s là năng lượng 1e ở AO-1s
b) Xét AO-2s: trên AO này có 1e, nhóm bên trong có 2e chắn e đang xét,
nên:
n* = n = 2
b = 2.0,85 = 1,7 → Z - b =3,0 - 1,7 = 1,3
⎛ 1,3 r ⎞ ⎛ r ⎞
−⎜⎜ × ⎟
⎟ −⎜⎜ 0 , 65× ⎟

Vậy hàm R2 s (r ) = cr e2 −1 ⎝ 2 a0
= cre ⎠ ⎝ a0 ⎠

Trong hệ đvn, thì R2 s (r ) = cre −0,65 r


(3,0 − 1,7) 2 e02
Năng lượng ε 2 s = − × = −0,4425(dvn)
22 2a 0
(3,0 − 1,7) 2
Hay ε 2 s = −13,6 × (eV ) = −5,75(eV )
22
(Thực nghiệm xác định được ε 2 s = −5,4(eV ) . So sánh kết quả tính theo lý
thuyết của Slater với thực nghiệm, chứng tỏ phương pháp Slater chấp nhận
được)
Năng lượng electron của nguyên tử Li bằng :
E = 2ε 1s + ε 2 s = 2.(−99,144) + (−5,75) = −204,38(eV ) ≈ −204(eV )
Ví dụ 19: Tương tự ví dụ 16, nhưng xét cho nguyên tử C
Nguyên tử C có cấu hình: 1s2 2s22p2
Xét cho AO-1s, chỉ có 1e chắn 1e đang xét, nên:
n* = n = 1
b = 1.0,3 = 0,3 → Z - b = 6 -0,3 = 5,7
6−0 , 3 r 5, 7 r
− × −
Nên: Hàm bán kính thu được R1s (r ) = cr e 1−1 1 a0
= ce a0

(6 − 0,3) 2
Năng lượng ε 1s = −13,6 × (eV ) = −441,86(eV )
12
Đối với AO-2s hay AO-2p nằm cùng nhóm, nên có 3e chắn 1e đang xét,
nhóm bên trong thì có 2e chắn 1e đang xét, nên:
n* = n = 1
b = 3.0,35 + 2.0,85 = 2,75 ? Z - b = 6 - 2,75 = 3,25
( 6 − 2 , 75 ) r 1,625 r
− × −
Vậy: Hàm bán kính thu được R2 s (r ) = cr e 2 −1 2 a0
= cre a0

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 71 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
(6 − 2,75) 2
Năng lượng ε 2 s = ε 2 p = −13,6 (eV ) = −35,91(eV )
22
Năng lượng electron của nguyên tử cacbon bằng
E = 2ε 1s + 2ε 2 s + 2ε 2 p = 2.(−441,86) + 4(−35,92) = −1027,4(eV )
Các bạn hãy làm tương tự với các nguyên tử N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z
=9),...
5. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Hạt nhân nguyên tử hiện nay đã trở thành một lĩnh vực khoa học vừa có
cơ sở lý thuyết sâu sắc vừa có ứng dụng thực tiễn ngày càng rộng rãi cả trong
khoa học, công nghệ lẫn đời sống.
5.1. Nguyên tử
* Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của một nguyên tố mà vẫn mang tính
chất hoá học của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Hãy viết phương trình phản ứng chứng minh sự khác nhau về
tính chất hoá học:
a) Giữa Na và Na+
b) Giữa Cl và Cl-
Chứng minh bằng phương trình:
2Na + Cl2 → 2NaCl
NaCl ⎯dtnfc
⎯⎯→ Na +Cl2
Nguyên tử có 3 đặc trưng quan trọng là điện tích, khối lượng, kích thước.
Về điện tích: Nguyên tử trung hòa về điện. 1 nguyên tố hóa học có số thứ
tự trong bảng hệ thống tuần hoàn là Z thì: Hạt nhân nguyên tử hay ion của
nguyên tố đó có số đơn vị điện tích (+) là Z.e0; Số đơn vị điện tích (-) là - Z.e0
(e0 = 1,6.10-19 C = 1 đơn vị điện tích nguyên tố). Trong nguyên tử của nguyên tố
có Z electron.
Ví dụ 2: Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa các cặp sau:
a) Ca với Ca2+
b) F với F-
Trả lời
a) Giữa Ca và Ca2+
Giống nhau: Đều có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng +20
Khác nhau: - Ca có 20 e, nên có số đơn vị điện tích âm là -20, nguyên tử
Ca trung hoà về điện
- Ca2+ có 18e, nên có số đơn vị điện tích âm là -18, ion Ca2+
mang điện tích +2
- Ca chỉ thể hiện tính khử, còn Ca2+ chỉ thể hiện tính chất oxi
hoá.
Ca - 2e → Ca2+
Ca2+ + 2e → Ca

Phương trình phản ứng : Ca + 2H+ → Ca2+ + H2↑


Ca 2+ + 2Cl − ⎯dfnc
⎯→ Ca + Cl 2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 72 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Với F và F- các bạn tự làm
Về khối lượng: Khối lượng của nguyên tử được coi là tập trung ở hạt
nhân, khối lượng hạt nhân của một nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử
của nguyên tố đó.
Về số đo khối lượng nguyên tử có 2 trị số được đề cập.
Thứ nhất: Số khối, có 2 quan niệm về số khối:
Số khối (của 1 nguyên tử) = tổng số hạt Proton + Số hạt của nơ tron tạo
nên hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó nên số khối là số nguyên.
Thứ hai: Khối lượng của nguyên tử hay nguyên tử khối. Trị số này là
trung bình cộng theo tỉ lệ số khối của đồng vị nên thường là số không nguyên.
Số khối là số nguyên gần nhất với khối lượng của nguyên tử đó.
Về kích thước: Cần lưu ý hai vấn đề sau.
Xét gần đúng: Đường kính của nguyên tử khoảng 10-8cm; đường kính của
hạt nhân khoảng 10-13cm, nên trong nguyên tử khoảng không gian để e chuyển
động là rất lớn. Vì vậy dễ dàng hình dung được sự biến dạng và biến đổi của
một nguyên tử khi tham gia liên kết hóa học.
Để biểu thị kích thước của nguyên tử, chúng ta dùng bán kính cộng hóa trị
của nó: “Bán kính cộng hóa trị của một nguyên tử bằng một nửa khoảng cách
giữa hai hạt nhân nguyên tử trong phân tử được tạo ra từ hai nguyên tử đó”.
Ví dụ 3: dBr-Br = 0,228 nm → rBr = 0,114 nm

5.2. Một số vấn đề về hoá học hạt nhân

5.2.1. Các đặc trưng cơ bản của hạt nhân


a) Điện tích: e0 = 1,6021.10-19C = 1 (đvđt nguyên tố)
Như vậy một hạt proton mang một điện tích dương bằng 1,6.10-19C = 1
Nơtron là hạt không mang điện. Do đó số đơn vị điện tích (+) của một hạt
nhân = Z.e0 = Z = P
Hiện nay trong Bảng hệ thống tuần hoàn có 114 nguyên tố (trong đó nhiều
nguyên tố được tạo ra bằng con đường nhân tạo, đó là các nguyên tố có Z = 43,
64, 85 và Z > 92).
b) Khối lượng: Số đo cơ số của các hạt cơ bản là khối lượng nghỉ của
electron, khí hiệu m0; m0 = 9,108.10-28g = 9,108.10-31Kg.
Như vậy: khối lượng của 1 hạt proton bằng:
mp = 1836,12. m0 = 1,672.10-27 kg = 1,0072 (u) =1 (u)
Khối lượng của một hạt nơtron bằng:
mn = 1,6750.10-27 kg = 1, 0086 (u) = 1 (u)
Theo quy ước quốc tế mỗi trị số đó đều được coi bằng đơn vị (1u).
Vậy khối lượng tương đối của một hạt nhân là: A = P + N
Trong đó: P là số hạt proton và N là số hạt nơtron có trong một hạt nhân.
Ví dụ 4: Khối lượng tương đối của hạt nhân oxi bằng 8 + 8 = 16; của
vàng = 79 +118 = 197 (79 là số hạt proton, 118 là số hạt nơtron có trong hạt
nhân nguyên tử vàng).

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 73 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Khối lượng của hạt nhân nhỏ hơn khối lượng nguyên tử tương ứng 1
lượng là Z.m0 (khối lượng của e ở vỏ).
c) Các đồng vị: Các đồng vị là các nguyên tử của cùng một nguyên tố mà
hạt nhân có cùng số proton, khác nhau số nơtron.
Ví dụ 5: Trong nguyên tử hiđro, hạt nhân có 1 proton, không có nơtron (A
= 1)
Trong đơteri, hạt nhân có 1 proton, 1 nơtron (A = 2)
Trong triti, hạt nhân có 1 proton, 2 nơtron (A = 3)
Vậy hiđro, đơteri, triti là các đồng vị của nguyên tố hiđro; trong đó hai
đồng vị hiđro và đơteri bền hơn đồng vị triti.
Có những nguyên tố chỉ có một đồng vị bền như Be, F, P; có hai đồng vị
bền như hiđro; có bẩy đồng vị bền như thuỷ ngân; có mười đồng vị bền như
thiếc;.... Hiện nay có khoảng 1080 đồng vị, bao gồm các đồng vị có sẵn trong tự
nhiên hoặc được tổng hợp bằng con đường nhân tạo.
d) Quy ước cách viết ký hiệu nguyên tử của một nguyên tố
Một nguyên tố hoá học X có số đơn vị điện tích dương hạt nhân bằng Z,
số khối A được kí hiệu:
Z XA hay A
X
Z

Trong một số trường hợp, nếu chỉ quan tâm đến khối lượng A (số khối A),
thì được kí hiệu:
XA hay AX

Ví dụ 6: Cacbon có hai đồng vị là C12 (12C) và C13 (13C)


Phần trên cho thấy electron có khối lượng nghỉ rất nhỏ so với khối lượng
nghỉ của proton hay nơtron: mp = 1836,12 me
Do đó, một cách gần đúng: Khối lượng của một hạt nhân nguyên tử được
coi là khối lượng của chính nguyên tử đó.
Thực nghiệm cho biết, trong tự nhiên các nguyên tố hoá học tồn tại đồng
thời một số đồng vị. Do đó, khối lượng nguyên tử của một nguyên tố thực tế là
khối lượng của một hỗn hợp với tỉ lệ khác nhau của các đồng vị. Vì thế khối
lượng đó bao giờ cũng là một số không nguyên.
đ) Bán kính và khối lượng riêng của hạt nhân
Các kết quả thực nghiệm cho biết thể tích của hạt nhân xấp xỉ tỷ lệ với số
nucleon của nó, vì vậy bán kính hạt nhân cũng xấp xỉ tỉ lệ với căn bậc ba của số
khối.
R ≈ k.A1/3 (5.1)
Trong đó: R là bán kính hạt nhân
Hệ số tỷ lệ k = (1,2 → 1,5).10-13 cm.
Ví dụ 7: Xét hạt nhân U238
Có R ≈ 1,5.10-13.2381/3 ≈ 10-12 cm
Bán kính của hạt nhân nguyên tử → 10-13 cm ÷ 10-12 cm
Bán kính của nguyên tử → 10-8 cm (1A0), nghĩa là:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 74 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Rnguyên tử/Rhạt nhân = 1 → 10 vạn lần
Vì tỉ lệ thể tích của hạt nhân xấp xỉ tỉ lệ với số nucleon, và các nucleon có
khối lượng xấp xỉ bằng nhau, nên hạt nhân có khối lượng riêng gần như không
đổi.
Tính khối lượng riêng của hạt nhân như sau:
Một nguyên tử có số khối A, khối lượng của nó là:
A
m=
6,022.10 23
1 4
Thể tích của nó là: V = πR 3 = π (1,5.10 −13 ) 3 A
3 3
m A
d= = ≈ 1,16.1014 g cm 3
4
V 6,022.10 23. π .3,38.10 −39 A
3
Như vậy, 1cm3 hạt nhân nặng khoảng 116 triệu tấn.
5.2.2. Cấu trúc proton - nơtron của hạt nhân
a) Thuyết proton- nơtron
Thực nghiệm đã xác nhận giả thuyết của các nhà khoa học Haixenbec
(người Đức) và Ivanenko (người Nga) đưa ra:
“Hạt nhân gồm proton và nơtron”.
Nếu số proton trong một hạt nhân là Z và số khối là A thì số nơtron N là
N=A–Z (5.2)
3
Ví dụ 8: Một hạt nhân của nguyên tử triti 1H có 1proton và 2 nơtron.
Một hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton, 8 nơtron.
Các hạt tạo nên hạt nhân được gọi chung là các hạt nucleon.
b) Một số quy luật về mối quan hệ giữa số nucleon
Đặc biệt bền là các hạt nhân có: Z = N = 2 ; 8 ; 20. Đó là các hạt nhân
"hai lần kì diệu"
Có độ bền cao là các hạt nhân: Z = 28, 50, 82 hay N = 50 ; 82 ; 126 các
hạt nhân “một lần kỳ diệu”
Ví dụ 9: 2He4 (2p, 2n); 8O16 (8p, 8n); 20Ca40 (20p, 20n); 28Ni60 (28p, 32n);
...
Tổng số các hạt nhân có Z chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân
có Z lẻ.
Tổng số các hạt nhân có A chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân
có A lẻ.
Hầu hết các hạt nhân có A chẵn đều có Z chẵn (trừ 1D2, 3Li6, 5B10,7N16).
c) Độ hụt khối lượng, năng lượng liên kết hạt nhân
Kí hiệu khối lượng của một proton là m p , một nơtron là mn
Nếu hạt nhân có Z hạt proton và N hạt nơtron, thì khối lượng của hạt nhân
sẽ là:
Zm p + Nmn
Đây là khối lượng các nucleon trong hạt nhân.
Còn thực nghiệm đo được khối lượng hạt nhân là: Z mhnA

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 75 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
So sánh hai khối lượng hạt nhân trên, trong bất cứ trường hợp nào cũng
cho kết quả:
Zm p + Nmn > Z mhnA
Tức là:
Khối lượng cuả một hạt nhân đo được luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của
các hạt nucleon của chính hạt nhân đó.
Hiệu số của hai khối lượng trên được gọi là độ hụt khối Δm (độ hụt khối
lượng)
Δm = Zm p + Nmn − Z mhnA
Vấn đề cần được nêu ra là: Nguyên nhân nào mà có sự hụt khối của hạt
nhân? Dựa vào các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học cho biết là do 1 phần
khối lượng của các hạt nucleon ban đầu đã biến thành năng lượng và truyền
cho môi trường ngoài.
Như vậy: Khi hình thành một hạt nhân mới từ các hạt nucleon là một quá
trình giải phóng năng lượng
Theo Anhxtanh: E = mc 2 (5.3)
Do đó ΔE = Δmc 2
(5.4)
ΔE là năng lượng được giải phóng trong khi hình thành một hạt nhân,
kèm theo độ hụt khối lượng là Δm . Nếu tiến hành quá trình ngược lại, tức là phá
vỡ hạt nhân đó (xét trong cùng một điều kiện giống như khi hình thành một hạt
nhân) ta phải tiêu tốn một năng lượng chính bằng ΔE .
Vậy: ΔE đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân. ΔE được gọi là năng
lượng liên kết hạt nhân.
Một hạt nhân có ΔE càng lớn tức là có Δm càng lớn thì hạt nhân đó sẽ càng
bền vững
Ví dụ 10: Thực nghiệm đã xác định được 25 mhn54 = 53,956(u ) ;
54
92 mhn = 238,125(u ) . Tính năng lượng liên kết hạt nhân của 26Fe
238
và 92U238
Trả lời
Với 26Fe56 có 26 proton, 28 nơtron
Do đó: Δm = (26.1,00728 + 28.1,00866) − 53,956 = 0,47576(u )
⎛ ⎞⎛ 1kg ⎞
ΔE = Δmc 2 = 0,47576.⎜
1g
⎟⎜
23 ⎜
(
⎟⎟ × 3,0.108 m.s −1 ) 2
≈ 7,11.10 −11 J
⎝ 6,023.10 ⎠⎝ 1000 g ⎠
Với 92U238 có 92 proton, 146 nơtron
Vậy Δm = (92.1,00728 + 146.1,00866) − 238,15 = 1,78412
⎛ ⎞⎛ 1kg ⎞
ΔE = Δmc 2 = 1,78412.⎜
1g
⎟⎜
23 ⎜
(
⎟⎟ × 3,0.10 8 m.s −1 )
2
= 2,666.10 −11 J
⎝ 6,023.10 ⎠⎝ 1000 g ⎠
Các giá trị năng lượng vừa tính được ứng với một hạt nhân. Dễ dàng tính
được năng lượng giải phóng ra khi hình thành một mol hạt nhân.
Với 1mol 26Fe54:
E = ΔE.6,023.10 23 = 7,11.10 −11.6,023.10 23 = 42,7633.1012 J = 42,7633.10 9 kJ
E = 42,7633.109 kJ = 1.19.10 7 kWh
Với 1mol 92U238:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 76 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
E = ΔE.6,023.10 23 = 2,666.10 −11.6,023.10 23 = 16,057.1012 J = 16,057.10 9 kJ
E = 16,057.10 9 kJ = 4,46.10 6 kWh
(là năng lượng liên kết của 1mol hạt nhân)
Như vậy năng lượng liên kết để tạo ra một mol hạt nhân là rất lớn, lớn
hơn hàng triệu lần so với một phản ứng hóa học thông thường.
Với một hạt nhân có A nucleon, gọi là năng lượng liên kết hạt nhân ứng
với 1 nucleon,thì: δE được gọi là năng lượng liên kết hạt nhân ứng với 1nucleon
hay năng lượng liên kết hạt nhân riêng.
ΔE
δE = (5.5)
A

Qua việc khảo sát mối quan hệ giữa δE và A rút ra kết luận sau:
Các nguyên tử có số khối A = 20 → 200, δE cao, tức là các hạt nhân của
các nguyên tử này bền vững hơn so với các hạt nhân nhẹ hơn hay nặng hơn
Đến đây, có hai xu hướng được chú ý:
- Tổng hợp các hạt nhân nhẹ thành các hạt nhân trung bình
- Phân rã các hạt nhân nặng thành các hạt nhân trung bình
5.2.3. Lực liên kết hạt nhân (còn đang được nghiên cứu)
Theo Nikedi Yukawa (1935-Nhật Bản) thì lực liên kết giữa các hạt
nucleon trong hạt nhân sinh ra là do quá trình biến hóa qua lại giữa các proton
và nơtron, có kèm theo sự liên tục hình thành và phá huỷ các hạt meson π+ hay
π- (khối lượng của một hạt meson bằng 270 lần khối lượng của electron), các
meson lại phân hủy ngay để biến thành các posison (e+) và negatron (e) và
nơtrino (ν0: hạt này không mang điện, có khối lượng bằng 1/500 lần khối lượng
của electron).
1
1p =10 n + π + ; π+ = e+ + ν 0
1
0 n =11 p + π − ; π− = e− + ν 0
5.2.4. Phóng xạ hạt nhân
a) Phóng xạ tự nhiên: Là khả năng các chất chứa các nguyên tố xác định
tự phát ra các bức xạ không nhìn thấy có thành phần phức tạp.
Hiện tượng này được nhà bác học Pháp Henri Beckơren phát hiện ra vào
năm 1896, qua nghiên cứu hợp chất của Uran. Sau đó, được bà Mari Quyri tiến
hành nghiên cứu một cách có hệ thống.
b)Thành phần của tia phóng xạ:
Bức xạ do các tia phóng xạ phát ra có thành phần phức tạp. Các kết quả
nghiên cứu khẳng định bức xạ đó gồm:
Tia α: Thực chất là hạt nhân của nguyên tử heli: 2He4 (mang điện +)
Tia β: Thực chất là dòng e (mang điện -).
Tia γ: Thực chất là dòng photon (không mang điện, khối lượng photon rất
bé, năng lượng rất lớn).
Năng lượng của các photon được xác định từ phương trình:
ε
ε = hν → ν = (5.6)
h

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 77 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Các tia khác nhau về khả năng đâm xuyên và gây ion hóa: Tia có khả
năng đâm xuyên mạnh nhất là γ, yếu nhất là α; Tia có khả năng gây ion hoá
mạnh nhất là α, yếu nhất là γ.
Một điểm cần chú ý: Sự phóng xạ là một quá trình nội hạt nhân. Tức là
quá trình phóng xạ không phụ thuộc vào dạng chất, không phụ thuộc vào trạng
thái của chất, nhiệt độ, áp suất, từ trường, .... chỉ có thể tác động vào quá trình
phóng xạ tự nhiên bằng cách làm thay đổi trạng thái hạt nhân như bắn pha hạt
nhân bằng hạt nơtron.
Khi quá trình phóng xạ phát ra tia α thì không có β và ngược lại. Tia γ
bao giờ cũng đi kèm với 2 tia trên.
Tính chất của các tia: Có khả năng xuyên qua vật chất, là quá trình nội
hạt nhân.
c) Định luật chuyển dời
Quy ước: - Nguyên tố đầu phát ra tia phóng xạ là nguyên tố mẹ.
- Sản phẩm được tạo thành của nguyên tố mẹ là một nguyên tố
mới có thể có hay không có tính phóng. Nếu có tính phóng xạ thì gọi là nguyên
tố con.
Định luật được mô tả bằng sơ đồ:
Nguyên tố mẹ → nguyên tố con + α( 2 He 4 ) (1)
Hoặc: Nguyên tố mẹ → nguyên tố con + β(e) (2)
Nếu phóng xạ ra tia β thì nguyên tố mẹ giảm 2 đơn vị điện tích hạt nhân
và 4 đơn vị của số khối nên nguyên tố con dịch chuyển 2 ô về bên trái của
nguyên tố mẹ trong hệ thống tuần hoàn.
Nếu phóng xạ tia β thì nguyên tố mẹ không bị thay đổi số khối, nhưng số
đơn vị điện tích hạt nhân tăng thêm 1 đơn vị nên nguyên tố con được tạo thành
có số khối bằng số khối của nguyên tố mẹ và dịch chuyển một ô về bên phải của
nguyên tố mẹ trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Ví dụ 11: 88Ra226 phóng xạ ra tia α: 88Ra226 → 86Rn222 + 2He4
19 K
40
phóng xạ ra tia β : 19 K 40 → 20 Ca 40 + −1 e 0 (e)
A A-4
Từ đó ta có sơ đồ: ZX → Z-2Y + 2He4 (hạt α)
A A
ZX → Z+1Y + e- (hạt β)
Nội dung của định luật chuyển dời thực chất được bắt nguồn từ định luật
bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích (định luật bảo toàn khối lượng).
đ) Các họ phóng xạ
Trong thực tế có hiện tượng nguyên tố mẹ tạo ra nguyên tố con 1, đến lượt
nguyên tố con 1 là nguyên tố phóng xạ và tạo ra nguyên tố con 2, nguyên tố con
2 lại tạo ra nguyên tố con 3 .... quá trình tiếp diễn cho tới lúc đạt được đồng vị
bền thì kết thúc.
Toàn bộ quá trình này lập thành 1 dãy- dãy phóng xạ (họ phóng xạ).
Hiện nay có 4 dãy: 3 dãy có trong tự nhiên và 1 dãy nhân tạo.
Họ Uran: 92 U 238 (mÑ) ⎯ ⎯→ kÕt thóc 82 Pb 206

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 78 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n + 2; 51≤ n ≤ 59; n
nguyên.
Trong họ này có 88Ra226, 86Rn222, 84Po208
Họ Thori: 90 Th 232 (mÑ) ⎯
⎯→ kÕt thóc 82 Pb 208
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n; 52 ≤ n ≤ 58; n
nguyên.
Họ Actini: 92 U 235 (mÑ) ⎯⎯→ kÕt thóc 82 Pb 207
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A = 4n + 3; 51 ≤ n ≤ 59; n
nguyên.
Họ Neptun (nhân tạo): 93 Np 237 (mÑ) ⎯
⎯→ kÕt thóc 83 Bi 209
Số khối của họ này được liên hệ qua biểu thức A= 4n + 1; 52 ≤ n ≤ 59; n
nguyên.
e) Động học về sự phân rã phóng xạ
Phương trình phản ứng: nguyên tố mẹ → nguyên tố con + tia phóng xạ
Hay: A → sản phẩm (5.7)
Là phản ứng 1 chiều bậc 1, trong đó A là chất đầu hay chất tham gia phản
ứng
Như vậy quy luật động học của sự phân rã phóng xạ là quy luật của phản
ứng một chiều bậc nhất.
Phương trình động học của phản ứng có dạng:
dx
v=− = k (a − x) (5.8)
dt
Trong đó: v là vận tốc của phản ứng đo tại thời điểm t
dx
là đạo hàm bậc nhất của nồng độ chất phản ứng (chất A) theo
dt
thời gian phản ứng
a là nồng độ chất A lúc bắt đầu phản ứng ( t = 0)
x nồng độ chất A bị mất đi sau thời gian phản ứng t
(a-x) là nồng độ chất A đo tại thời điểm t
k là hằng số vận tốc của phản ứng
Bằng các phép biến đổi toán học phương trình (5.8), thì thu được phương
trình:
1 a
k = ln (5.9a)
t a−x
Phương trình (5.9) viết dưới dạng hàm số mũ
(a − x) = a.e − kt (5.9b)
Áp dụng các phương trình (5.9a), (5.9b) cho quá trình phân rã phóng xạ,
chúng ta sử dụng các ký hiệu sau:
1 N
k = λ = ln 0 ( 5.10a)
t N
N = N 0 e − kt = N 0 e − λt (5.10b)
Trong đó: k hay λ là hằng số vận tốc của quá trình phân rã phóng xạ
N0 là số hạt nhân phóng xạ gốc ở thời điểm ban đầu (t = 0)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 79 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
N là số hạt nhân đó có tại thời điểm t
Một đại lượng quan trọng đối với động hóa học nói chung cũng như quá
trình phân rã phóng xạ nói riêng, đó là thời gian nửa phản ứng (chu kì bán huỷ).
* Thời gian nửa phản ứng t 1 Là thời gian để lượng chất ban đầu (a hay
2

N0) của chất phản ứng giảm đi một nửa. Tức là x = a/2 hay N = N0/2) được gọi
là thời gian nửa phản ứng (chu kì bán huỷ).
Thời gian nửa phản ứng được kí hiệu là: t 1 hay τ (đọc là tô)
2

Thay N = N0/2 vào (5.10a) và đổi logarit tự nhiên (ln) sang logarit thập
phân (lg), ta có:
1 0,6932
k= ln 2 → t1 2 = (5.11)
t1 2 k
Ví dụ 12: Đồng vị phóng xạ của 53I131 được dùng trong các nghiên cứu y
học và chữa bệnh bướu cổ. Một mẫu thử ban đầu có 1,00mg 53I131. Sau 13,3
ngày lượng iốt đó còn lại là 0,32mg. Hãy tính thời gian nửa phản ứng (chu kỳ
bán hủy) của iốt phóng xạ.
Trả lời:
Xác định k dựa vào (5.10a)
1 N 1 m 1 1,00
k = ln 0 = ln 0 = ln
t N t m 13,3 0,32
Tìm t 1 dựa vào (5.11)
2

0,6932 0,6932 0,6932.13,3


⇒ t1 2 = = = = 8,08 ngày
k 1 1,00 1,44
ln
13,3 0,32
Quy luật động học của sự phóng xạ còn được ứng dụng nhiều trong khoa
học và đời sống, như xác định niên đại của các mẫu khảo sát, của các cổ vật dựa
vào phân rã phóng xạ.
Ví dụ 13: Một mẫu đá chứa 17,4 μg U238 và 1,45μg Pb206. Biết rằng chu
kỳ bán huỷ của U238 là 4,51.109 năm. Hãy cho biết mẫu đá tồn tại được bao
nhiêu năm?
Trả lời
Auran muran
Từ mối liên hệ cơ bản: =
Ach × mch ×
AAuran 238
Ta có: murran = mch× . = 1,45. ≈ 1,68(μg )
Ach × 206
Vậy khối lượng uran ban đầu là:
m(uran)đầu = 17,4 + 1,68 = 19,08 (μg)
Từ (5.11), xác định được k:
0,6932 0,6932 -1
k= = 9
= 0,1537.10 −9 (năm )
t1 2 4,51.10 n¨m
2,303 N 0 2,303 N 0 2,303 19,08
Mà: k = lg →t = lg = 9
lg ≈ 6,58.108 (năm)
t N k N 0,1537.10 n¨m 17,4

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 80 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong lĩnh vực khảo cổ học, muốn xác định niên đại của các cổ vật ta dựa
vào đồng vị phóng xạ của cacbon 14.
Đồng vị phóng xạ cacbon 14 phân rã theo phương trình:
14
6 C →147 N + β
Chu kỳ bán huỷ của C14 bằng 5730 năm. Trong tự nhiên C14 được hình
thành bằng phản ứng:
7 N 14 + 0 n1 → 6 C 14 +1 H 1
Vì C14 được hình thành ở thượng tầng của lớp khí quyển theo một vận tốc
không đổi và lại bị phân huỷ theo một vận tốc không đổi khác, do đó trong khí
quyển luôn có một lượng nhỏ 14CO2 không thay đổi. Thực vật sử dụng một
lượng 14CO2 trong quang hợp. Vì thế cũng có một lượng nhỏ không thay đổi 14C
trong cơ thể động vật, thực vật. Khi động vật, thực vật chết đi lượng14C này
thoát dần ra ngoài nên lượng 14C có trong cơ thể chết sẽ giảm dần một cách đều
đặn theo thời gian. Vậy từ lượng 14C còn lại trong xác động vật, thực vật ta có
thể tính được khoảng thời gian kể từ lúc sinh vật này chết đi, tức là xác định
được khoảng thời gian hình thành di vật khảo sát.
Người ta đã xác định được: Trong khí quyển, trong mỗi cơ thể động thực
vật đang sống, cứ 1 giây trong 1 gam cacbon có 15,3 phân huỷ của 14C. Chu kì
bán huỷ của 14C là 5730 năm. Số phân huỷ 14C tại thời điểm là tỉ lệ với số hạt
nhân 14C có tại thời điểm đó (là N)
Vậy:
1 N0 t1 2 N t1 2 R
t= ln = ln 0 = ln 0 (5.12)
k N 0,6932 N 0,6932 R
Trong đó: R0 = 15,3 phân huỷ 14C trong một giây với 1,0 gam cacbon.
Biến đổi thích hợp (5.12) ta có phương trình xác định thời gian t của cổ
vật hay hoá thạch ( chứa 14C) là;
5730 15,3 15 ,3
t= ln → t = 19 ,0451 . lg (n¨m) (5.13)
0,6932 R R
Ví dụ 14: Một mẩu than lấy được từ hang động của người Pôlinexian cổ
đại tại Ha oai có vận tốc phân huỷ 14C là 13,6 (tính với 1,0 gam cacbon trong 1
giây). Hãy cho biết niên đại của mẫu than đó.
Trả lời
Từ (5.13), tính được:
15,3
t = 19,04581. lg ≈ 974 (năm)
13.6
Như vậy người Pôlinexian cổ Ha oai sống vào khoảng những năm 1034
sau công nguyên trở về trước.
f) Phóng xạ nhân tạo
Phóng xạ nhân tạo là hiện tượng dùng một loại hạt làm đạn bắn vào hạt
nhân làm bia tạo ra hạt nhân mới với tia phóng xạ được gọi là hiện tượng
phóng xạ nhân tạo.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 81 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 15: Dùng hạt α (2He4) làm đạn bắn vào các bia, xảy ra hiện tượng
phóng xạ như sau:
5 B + 2 He → [ 7 N ]→ 7 N + 0 n (5.14a)
10 4 14 13 1

Bia đạn
13 Al + 2 He → [15 P ]→15 P + 0 n (5.14b)
27 4 31 30 1

12 Mg + 2 He → [14 Si ]→14 Si + 0 n (5.14c)


24 4 28 27 1

Các hạt nhân mới được tạo thành [7 N 14 ] , [15 P 31 ], ... không bền bị phân huỷ
tiếp:
7 N 14 → 7 N 13 + 0 n1

15 P 31 →15 P 30 + 0 n1
14 Si 28 →14 Si 27 + 0 n1

Các phương trình (5.14a, 5.14b, 5.14c) là các quá trình sơ cấp. Tiếp theo
là các quá trình thứ cấp:
7 N 13 → 6 C 13 + β +

15 P 30 →14 Si 30 + β +
14 Si 27 →13 Al 27 + β +

β+ hay 0e+ là electron dương hay còn gọi là hạt posison là phản hạt của
electron e-.
Hiện tượng phóng xạ ngày càng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và đời
sống, như: 27 Co + 0 n → 27 Co
59 1 60

27 Co 60 → 28 Ni 60 + β ; hν = 1,25MeV

MeV đọc là mega-electron Von; 1MeV = 10 6 eV

Bức xạ γ có năng lượng cao, do đó được dùng để chữa bệnh ung thư
(thường nói là chiếu xạ cacbon), chụp ảnh, ...
Như vậy, trong hiện tượng phóng xạ nhân tạo thường bao gồm quá trình
sơ cấp và quá trình thứ cấp. Quá trình sơ cấp tạo ra nguyên tố mới kém bền,
nguyên tố mới này là nguyên nhân tạo ra hiện tượng thứ cấp.

5.2.4. Đại cương về phản ứng hạt nhân


a) Khái niệm
Phản ứng hạt nhân là sự tương tác giữa hạt nhân nguyên tử với các hạt
để tạo thành nguyên tử của nguyên tố mới.
Phương trình phản ứng tổng quát:
Bia + đạn → [Hạt nhân trung gian] → sản phẩm (5.15)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 82 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 16: 7 N 14 + 2 He 4 → [9 F 18 ] →8 O17 +1 H 1 (1 p1 ) + E (hv)
(5.15) còn viết dưới dạng :
Bia (đạn, hạt tạo thành) nguyên tố mới (5.15a)
Ví dụ 16 còn được viết như sau: 7 N (α , p) 8 O
14 17

Hoặc viết gọn hơn chỉ gồm: đạn và hạt tạo thành
b) Một số phản ứng thường gặp
Trong các ví dụ dưới đây khi đề cập đến phản ứng chỉ nhắc đến đạn
- Các phản ứng gây ra bởi hạt α, hay gặp các phản ứng
+ α, p: Ví dụ trên
+ α, n0: 4 Be 9 + 2 He 4 → [ C ]→ C
6
13
6
12
+ 0 n1

- Các phản ứng gây ra bởi hạt p, hay gặp các phản ứng
+ p, n: 8 O18 + 1 H1 → [ F ]→ F + n
9
19
9
18
0
1

+ p, α: 3 Li 6 +1 H1 → [ Be ]→ He + He
4
7
2
3
2
4

- Các phản ứng gây ra bởi đơteri (1D2), thường gặp


+ d, p: 1 [ He ]→ H (hay: T
D 2 +1 D 2 → 2
4
1
3
1
3
) +1 H 1 (*)
+ d, n: 1 D + D → [ He ]→ He + n
2
1
2
2
4
2
3
0
1
(**)
+ d, α : 3Li + D → [ Be ] →2 He
6
1
2
4
8
2
4

Các phản ứng (*), (**) là cơ sở để thực hiện phản ứng nhiệt hạch.
Chú ý: Phản ứng hạt nhân cũng giống như bất cứ một phản ứng hóa học
thông thường khác ở chỗ: Các phản ứng đều tuân theo định luật bảo toàn điện
tích và định luật bảo toàn khối lượng (hay số khối).

5.2.5. Sự phân hạch hạt nhân (phân chia hạt nhân) Xảy ra trong bom nguyên
tử
a) Khái niệm

Hiện tượng khi bắn một hạt nào đó (thí dụ hạt α) làm cho hạt nhân bị vỡ
ra làm 1 số mảnh được gọi là sự phân hạch hạt nhân.
Xem các ví dụ ở phần 5.2.3; 5.2.4

b) Sự phân hạnh hạt nhân dây chuyền


Ngoài các phản ứng đã nêu ở trên, phản ứng phân hạch hạt nhân còn xảy
ra theo kiểu phản ứng dây chuyền.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 83 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
HÌNH 2.13. Sơ đồ minh hoạ phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền

Như vậy, phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền là một quá trình bắt
đầu từ số lượng với ít hạt làm đạn, sau đó được tiếp tục với số lượng tăng lên (có
thể vô hạn hay vô số hạn). Các hạt làm đạn nên phản ứng xảy ra rất mạnh, vận
tốc rất lớn. Đó là sự phân hạch hạt nhân dây chuyền phân nhánh.
Ví dụ 17: H2 + Cl2 → 2HCl là phản ứng xảy ra theo kiểu dây chuyền.
Để phản ứng phân hạch hạt nhân xảy ra cần: Nguyên liệu hạt nhân phải
được tinh chế, đồng thời phải thoả mãn điều kiện về khối lượng: Ví dụ với U235
thì cần khối lượng khoảng: 900 → 1000g.
Khi phản ứng với lượng từ 900 → 1000g xảy ra sẽ giải phóng 1 năng
lượng gần bằng 8,4.1013J. Tương đương với sức công phá của 20.000 tấn thuốc
nổ TNT.
Có 2 trường hợp xảy ra phản ứng hạt nhân dây chuyền:
+ Điều khiển được:Đó là các nhà máy điện nguyên tử.
+ Không điều khiển:Đó là các quá trình xảy ra trong bom nguyên tử
(bom A).

5.2.6. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong bom khinh khí (Bom H)
a) Khái niệm
Phản ứng nhiệt hạch là quá trình tổng hợp hạt nhân, thường là các hạt
nhân nhẹ tạo thành các hạt nhân nặng hơn mà trong đó các hạt nhân được đun
nóng tới nhiệt độ rất cao trước khi phản ứng xảy ra gọi là phản ứng tổng hợp
hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch).
Để các hạt nhân tiến lại được gần nhau và thắng được lực đẩy culông giữa
chúng thì nhiệt độ cần đạt được tới khoảng 108 K thì phản ứng nhiệt hạch mới
xảy ra. Điều này có nghĩa là kíp nổ của bom khinh khí (bom H) phải là bom
nguyên tử (bomA).
b) Một số phản ứng nhiệt hạch thường gặp

1 H 1 +1 H 3 → 2 He 4 ΔH = −19,8Mev
1 D + 1 T → 2 He + 0 n ΔH = −17,6 Mev
2 3 4 1

3 Li 6 +1 D 2 →2 2 He 4 ΔH = −22,0 Mev

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 84 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ngòi nổ của bom H là bom A với sức công phá của bom H lớn gấp vài
ngàn lần bom A.

6. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC


NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
6.1. Sắp xếp tuần hoàn các nguyên tố theo cấu hình electrron
6.1.1. Nguyên tắc sắp xếp
Xếp các nguyên tố theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử (Z).
Xếp các nguyên tố có cùng số lớp electron (cùng số lượng tử chính n)
thành từng hàng gọi là chu kỳ.
Xếp các nguyên tố có cùng cấu hình electron ở lớp ngoài cùng tương tự
nhau (có tính chất hoá học giống nhau) thành từng cột gọi là nhóm.
Dựa vào mức năng lượng của các AO (theo quy tắc Klechkowski) viết
được cấu hình electron tổng quát cho từng hàng từ đó xác định được chu kỳ và
số nguyên tố trong chu kỳ, bảng 2.2:

BẢNG 2.2. Cấu hình electron tổng quát của các chu kỳ

Số nguyên tố trong
Chu kỳ Cấu hình electron tổng quát Z
một chu kỳ
1 1s1- 2 1, 2 2
2 2s1- 2 2p1- 6 3-10 8
3 3s1- 2 3p1-6 11-18 8
4 4s1- 2 3d1-10 4p1-6 19-36 18
1- 2 1-10 1-6
5 5s 4d 5p 37-54 18
6 6s1- 2 4f1-14 5d1-10 6p1-6 55-86 32
7 7s1- 2 5f1-14 6d1-3 87-105 19

6.1.2. Định luật tuần hoàn


Tính chất của các nguyên tố cũng như tính chất của các đơn chất và hợp
chất được tạo nên từ các nguyên tố biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng dần
của số điện tích hạt nhân (Z).
Cơ sở của sự biến thiên tuần hoàn là do có sự biến thiên tuần hoàn số e
được điền vào lớp, phân lớp ngoài cùng theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử
(Z).
6.1.3. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Có 92 nguyên tố trong thiên nhiên, từ hiđro (Z = 1), đến uran (Z = 92) và
có trên 10 nguyên tố nhân tạo (hiện nay nguyên tố thứ 118 đã được nêu ra trong
một số tài liệu). Các nguyên tố này được xếp trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bảng cấu tạo gồm:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 85 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
a) Ô (hay số thứ tự của nguyên tố)
Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng hệ thống tuần
hoàn.

HÌNH 2.14. Minh hoạ một ô gồm 4 nội dung thường có


trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
Một ô cho biết:
+ Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (chính là số thứ tự của ô trong bảng
tuần hoàn)
Số thứ tự của nguyên tố đúng bằng số đơn vị điện tích dương hạt nhân Z
của nguyên tử nguyên tố đó.
Số thứ tự cũng chính là số electron có trong nguyên tử của nguyên tố đó.
+ Kí hiệu của nguyên tố, tên của nguyên tố hoá học.
+ Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố hoá học.
+ Số electron ở mỗi lớp trong vỏ nguyên tử của nguyên tố.
Bốn nội dung vừa nêu thường được thể hiện trong một ô, được minh hoạ
ở hình 2.14.
Một số trường hợp ô còn cho biết thêm một số thông tin sau:
- Tính chất hoá học của nguyên tố (được thể hiện thông qua màu sắc).
- Dạng tinh thể của đơn chất được tạo ra từ các nguyên tố đó.
b) Chu kỳ
Được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của số đơn vị điện tích
hạt nhân Z, bắt đầu bằng kim loại kiềm (ns1) và kết thúc bằng khí hiếm (np6).
Nói cách khác: Chu kỳ là tập hợp các nguyên tố có cùng số lớp electron.
Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electrron và bằng số lượng tử chính n.
Ví dụ 1: Chu kì 3 gồm các nguyên tố
11Na (kim loại kiềm) 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl 18Ar (Khí hiếm)
Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kỳ, được chia thành 3 loại:
Chu kỳ 1: chu kỳ đặc biệt, chỉ có 2 nguyên tố 1H và 2He.
Chu kỳ 2, 3: được gọi là chu kỳ nhỏ (chỉ có các nguyên tố họ s và họ p),
mỗi chu kỳ gồm 8 nguyên tố.
Chu kỳ 4, 5, 6: được gọi là chu kỳ lớn gồm các nguyên tố họ s, p, d, f.
+ Chu kỳ 4, 5 mỗi chu kỳ gồm 18 nguyên tố (chỉ có các nguyên tố họ s,
p,d).
+ Chu kỳ 6 có 32 nguyên tố (gồm các nguyêntố họ s, p, d, f).
+ Còn chu kỳ 7 hiện nay chưa hoàn thành. Nếu chu kỳ 7 hoàn thành cũng
phải gồm 32 nguyên tố, giống như chu kì 6.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 86 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
c) Nhóm
Nhóm là tập hợp các nguyên tố được xếp theo cột dọc và theo chiều tăng
dần của số đơn vị điện tích hạt nhân Z (từ trên xuống), có cùng số e lớp ngoài
cùng nên có cùng số oxy hoá dương cao nhất với oxi.
Nói cách khác: Nhóm gồm những nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng
tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau.
Hay: Nhóm là tập hợp các nguyên tố có cùng hoá trị
Có một số quan điểm về phân loại nhóm nguyên tố. Theo dạng bảng ngắn
thì bảng Hệ thống tuần hoàn được chia thành 8 nhóm A, mỗi nhóm gồm 1 cột và
được đánh số thứ tự từ IA đến VIIIA và có 8 nhóm B cũng được đánh số từ IB
đến VIIIB, mỗi nhóm B cũng gồm 1 cột (trừ nhóm VIIIB gồm 3 cột tạo thành).
Trong cách phân chia này thì khí hiếm được chọn làm nhóm VIIIA.
Bảng tuần hoàn dạng ngắn cũng có thể chia thành 9 nhóm, từ nhóm I đến
nhóm VIII có nhóm A và B giống như ở trên, nhưng khác trên ở chỗ nhóm 9
được gọi là nhóm số 0 (chỉ chứa khí hiếm).
Theo quan điểm này thì các nguyên tố thuộc nhóm A được gọi là phân
nhóm chính (Nhóm A chỉ chứa các nguyên tố họ s và họ p). Còn các nguyên tố
thuộc nhóm B được gọi là phân nhóm phụ. Chu kỳ có thể xếp thành 1 hàng hoặc
2 hàng (nếu xếp thành 2 hàng thì được đánh số thứ tự theo hàng chẵn, hàng lẻ).
Có một quan điểm khác về xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần
hoàn ở chỗ mỗi chu kỳ chỉ xếp thành 1 hàng (kể cả chu kỳ lớn và chu kỳ nhỏ).
Khi này nhóm (kể cả nhóm A và nhóm B) gồm các nguyên tố có số
electron hoá trị dương cao nhất bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

Ví dụ 2: Xét các hợp chất của mỗi nguyên tố chu kì 2, chu kì 3 với H, Cl.
Từ đó hãy nêu nhận xét về hoá trị của cá nguyên tố trong hai chu kì trên theo
nhóm.
Trả lời
Hợp chất với hiđro (hiđrua):
LiH BeH2 BH3 CH4 NH3 H2O HF
NaH MgH2 AlH3 SiH4 PH3 H2S HCl
Hợp chất với clo (clorua)
LiCl BeCl2 BCl3 CCl4 NCl3 OCl2 FCl
NaCl MgCl2 AlCl3 SiCl4 PCl3 SCl2 Cl2
Từ kết quả bài tập áp dụng trên, có bảng 2.3
Theo quan niệm về khí hiếm, coi các nguyên tố nhóm này có hoá trị 0, vì
nguyên tử của chúng đều có 8e ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e)
Từ bảng 2.3 ta thấy các nguyên tố trong cùng một phân nhóm chính có
cùng hoá trị.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 87 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 2.3. Hoá trị của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính

Nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8
(H) (He)
Một số nguyên tố Li Be B C N O Cl Ne
Na Mg Al Si P S F Ar
Hóa trị 1 2 3 4 3 2 1 (0)

6.1.4. Các họ nguyên tố hoá học


Electron cuối cùng của nguyên tử được điền vào phân lớp nào của cấu
hình electron thì thuộc họ nguyên tố hoá học đó.
Ví dụ 3: Nguyên tử của nguyên tố Na có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s1
ta thấy electron cuối cùng (electron số 11được ký hiệu là e11) được điền vào
phân lớp 3s. Vậy Na thuộc họ s
Tương tự, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Cl:1s2 2s22p6 3s23p5
electron cuối cùng ( electron số 17 ký hiệu là e17) điền vào phân lớp 3p. Nguyên
tố Cl thuộc họ p
Dựa vào số electron điền vào một phân lớp xác định được số họ nguyên tố
hoá học:
+ Họ s: Có cấu hình electron tổng quát là ns1→2, có tối đa 2 electron điền
vào phân lớp s nên có hai nhóm nguyên tố họ s: Nhóm có cấu hình electron tổng
quát ns1 là các nguyên tố kim loại kiềm; Nhóm có cấu hình electron tổng quát
ns2 là các nguyên tố kim loại kiềm thổ.
+ Họ p: Có cấu hình electron tổng quát là ns2np1→6 có tối đa 6 electron
điền vào phân lớp p, nên có 6 nhóm nguyên tố họ p: Nhóm có cấu hình electron
tổng quát ns2np5là các nguyên tố halogen, nhóm có cấu hình electron tổng quát
ns2np4 là các nguyên tố nhóm VIA- nhóm oxi-lưu huỳnh, ...
Như vậy: - Có 2 họ s, 6 họ p tương ứng với 8 nhóm (kể cả nhóm khí
hiếm)
- Các nguyên tố họ s, họ p đều thuộcnhóm A (phân nhóm
chính), các nguyên tố này là kim loại hoặc phi kim .
+ Họ d: Có cấu hình electron tổng quát là (n - 1)d1→10ns2 (hoặc (n -
1)d1→10ns1 với các nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt như 24Cr, 29Cu, ...), có
tối đa 10 electron điền vào phân lớp d, từ chu kì 4 mới có các nguyên tố họ d,
mỗi chu kì có 10 nguyên tố họ d, được xếp vào nhóm B (phân nhóm phụ), có 8
nhóm B được đánh số thứ tự từ IB → VIIIB. Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm
VIIIB có 3 cột đứng, vì các nguyên tố ở nhóm VIIIB tính chất giống nhau ở cả
hàng ngang và hàng đứng.
Cần nhớ: Các nguyên tố họ d là kim loại còn gọi là các nguyên tố kim loại
chuyển tiếp.
+ Họ f: Gồm 2 họ nguyên tố

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 88 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
- Họ Latan: Được xếp vào cùng với ô của latan (ô 57) và đặt
ngoài bảng theo hàng ngang gồm 14 nguyên tố, với sự điền e vào A0-4f.
- Họ Actini: Được xếp vào cùng với ô của actini (ô 89) và đặt
ngoài bảng theo hàng ngang gồm 14 nguyên tố, với sự điền e vào A0-5f.
* Muốn xác định vị trí, tính chất của một nguyên tố trong hệ thống tuần
hoàn cần tiến hành theo các bước sau:
+ Từ số hiệu nguyên tử (Z) viết cấu hình electron.
+ Dựa vào cấu hình electron xác định vị trí trong hệ thống tuần hoàn:
- Xác định chu kì: Căn cứ vào số lượng tử chính lớn nhất có trong cấu
hình electron.
- Xác định nhóm: Phải xác định được nguyên tố thuộc họ nào, từ đó
mới xác định được vị trí trong nhóm.
+ Các nguyên tố họ s, p thuộc nhóm A: Vị trí của nhóm bằng số electron
lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tố họ d thuộc nhóm B: Vị trí được xác định dựa vào bảng
2.4
BẢNG 2.4. Vị trí các nguyên tố họ d có cấu hình electron tổng quát (n - 1)dxnsy

Nhãm IIIB IVB VB VIB VIIB VIIIB


123 IB IIB

x+y 3 4 5 6 7 8;9;10 11 12
+ Muốn xác định tính chất của các nguyên tố căn cứ vào số electron ở lớp
ngoài cùng.
Ví dụ 3: Từ cấu hình electron của Na và Cl ở ví dụ 18, biết được:
- Na và Cl đều thuộc chu kì 3 ( vì n = 3)
- Na và Cl đều thuộc nhóm A ( vì Na thuộc họ s, Cl họ p). Na nằm ở
nhóm IA (có 1e lớp ngoài cùng), Cl nằm ở nhóm VIIA (có 7e lớp ngoài cùng).
- Na là kim loại (có 1e lớp ngoài cùng). Có tính khử mạnh:
Na - 1e → Na+
Cụ thể: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Cl là phi kim (có 7e lớp ngoài cùng). Có tính oxi hoá mạnh:
Cl + 1e → Cl-
Cụ thể: Mg + Cl2 → MgCl2
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Ví dụ 4: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Hãy xác định: Vị trí của Fe trong
bảng hệ thống tuần hoàn, hoá trị, tính chất hoá học của Fe.
Trả lời
Fe (Z = 20), có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2
Vị trí trong hệ thống tuần hoàn:
+ Chu kì : 4 (n = 4)
+ Nhóm VIIIB: vì Fe là nguyên tố họ d, có x + y = 6 + 2 + 8

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 89 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Fe có hoá trị II vì có 2e ở lớp ngoài cùng. Fe còn có hoá trị 3,4,...,8.
Thường gặp là hoá trị II và III. Hiện nay đã tổng hợp được hợp chất của
Fe có hoá trị VI.
Tính chất hoá học của Fe, tính khử: Fe - 2e → Fe2+
Fe - 3e → Fe3+
Các bạn sinh viên tự lấy ví dụ minh hoạ cho tính chất hoá học của Fe.
Chú ý: Không lấy ví dụ cho các nguyên tố họ latan và họ Actini (các
nguyên tố ngoài bảng)
6.2. Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố
Vì số electron ngoài cùng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số đơn
vị điện tích hạt nhân Z, nên tính chất hoá học của các nguyên tố được quyết định
bởi số electrron lớp ngoài cùng.
Tính chất của các nguyên tố được chia thành 2 nhóm;
+ Nhóm 1: Là những tính chất biến đổi tuần hoàn, nhóm này tính chất
phụ thuộc trực tiếp vào cấu hình e của nguyên tử (tức là phụ thuộc vào số e của
lớp ngoài cùng).
+ Nhóm 2: Là những tính chất biến đổi không tuần hoàn, nhóm này phụ
thuộc đơn điệu vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z. Những tính chất thuộc nhóm
2 không nhiều như sự biến đổi số sóng của quang phổ tia X, nhiệt dung nguyên
tử, khối lượng nguyên tử, khối lượng riêng, ...
6.2.1.Tính chất hoá học
a) Tính chất hoá học
* Kim loại: Là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng nhường electron
hoá trị trong các phản ứng hoá học để trở thành ion dương
Chú ý: Nguyên tử kim loại không thể thu thêm electron để trở thành ion
âm.
Kí hiệu kim koại là M, ta có:
M - 1e → Mn+ ; (n = 1 → 3)
Ví dụ 5: Na -1e → Na+
Mg -2e → Mg2+
Al - 3e → Al3+
Nguyên tử của nguyên tố M càng dễ nhường electron hóa trị để trở thành
ion dương, nguyên tố M càng có tính kim loại mạnh.
* Phi kim: Là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng thu thêm electron
vào lớp ngoài cùng khi tham gia phản ứng hóa học để trở thành ion âm
Nếu kí hiệu phi kim là X, ta có:
X + me → Xm-; (m hầu hết bằng 1)
1
Ví dụ 6: Cl 2 + e → Cl −
2
.... .... .... .... ....
Nguyên tử của nguyên tố X càng dễ nhận electron vào lớp ngoài cùng,
nguyên tố đó càng có tính phi kim mạnh.
b) Quy luật biến thiên trong hệ thống tuần hoàn

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 90 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Trong chu kì:
Theo chiều tăng dần của số đơn vị điện tích dương hạt nhân Z (theo chiều
từ trái sang phải của chu kì), tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
Ví dụ 7: Chỉ rõ sự biến thiên tính chất hóa học của các nguyên tố trong
chu kì 3, chu kì 4 để minh họa quy luật về sự biến đổi tính chất của các nguyên
tố trong chu kì. Hãy so sánh mức độ biến đổi tính chất của chu kì 3 và chu kì 4.
Trả lời
BẢNG 2.5. Tính chất của các nguyên tố chu kì 3

Nguyên
11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl 18Ar
tố
Kim Kim Kim Phi ... ... Phi kim phi khí
loại loại loại kim ... trung kim điển hiếm
Tínhchất
điển mạnh hoạt rất yếu hình
hình động bình

Bảng 2.6. Tính chất của các nguyên tố chu kì 4

Nguyên 19K 20Ca 21Sc. ....30Zn 31Ga 32Ge 35Br 36Kr


tố
Yính chất Kim Kim Kim loại Kim Phi kim Phi kim Khí
loại loại chuyển tiếp loại rất yếu điển hiếm
điển mạnh hình
hình
Từ các thông tin đưa ra ở bảng 2.5 và 2.6: Nhận thấy sự biến đổi tính chất
của các nguyên tố trong mỗi chu kì trên phù hợp với quy luật chung.
So sánh hai bảng ta thấy sự biến đổi trong chu kì 4 xảy ra chậm hơn so
với trong chu kì 3, là do ở chu kì 4 xuất hiện 10 nguyên tố chuyển tiếp họ d ( từ
21Sc → 30Zn)
Để chuyển từ kim loại sang phi kim:
+ Chu kì 3 chỉ qua 3 nguyên tố, từ 12Mg đến 14Si.
+ Chu kì 4 phải qua 13 nguyên tố, từ 20Ca đến 32Ge.
* Trong phân nhóm chính
Theo chiều tăng của số đơn vị điện tích dương của hạt nhân (từ trên
xuống), tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.
Ví dụ 8: Từ sự biến đổi tính chất của hiđroxit của các nguyên tố nhóm
IIA, chứng minh quy luật biến thiên tính chất của các nguyên tố trong nhóm,
Trả lời
Các hiđroxit của các nguyên tố nhóm 2 đều có công thức chung M(OH)2.

Be(OH)2 axit yếu Tính 4Be Tính


Mg(OH)2 Kết tủa (↓) bazơ tăng 12Mg kim
Ca(OH)2 ít tan 20Ca loại

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 91 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Sr(OH)2 tan mạnh 38Sr tăng
Ba(OH)2 tan mạmh 56Ba

HÌNH 6.2. Quy luật biến đổi tính bazơ của các M(OH)2

Quy luật biên đổi tính chất của các hiđroxit và tính chất của các nguyên tố
trong nhóm IIA, hình 6.2

6.2.2. Bán kính cộng hóa trị của nguyên tử

a) Khái niệm
Bán kính cộng hóa trị của một nguyên tử được xác định bằng nửa độ dài
liên kết cộng hóa trị đơn giữa hai nguyên tử cùng loại.
Ví dụ 9: Độ dài của liên kết cộng hóa trị đơn trong H2 là 0,74 A0, bán kính
cộng hóa trị của H là:
d H − H 0,74 A0
rH = = = 0,37 A0
2 2
Với kim loại: Được xác định bằng 1/2 độ dài của khoảng cách ngắn nhất
giữa 2 nguyên tử trong tinh thể kim loại.
d Li − Li 3,10 A 0
rLi = = = 1,55 A0
2 2
Từ số liệu của bảng 2.7 cho thấy rõ quy luật biểu thị mối liên hệ giữa bán
kính cộng hóa trị với vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Quy luật biến thiên trong hệ thống tuần hoàn

* Trong chu kỳ
Trong chu kì khi số hiệu nguyên tử (Z) tăng thì bán kính cộng hoá trị(r)
giảm vì Z tăng thì điện tích hiệu dụng (Z*) tăng, lực hút của hạt nhân đến e lớp
ngoài cùng tăng.
BẢNG 2.7. Bán kính cộng hóa trị của một số nguyên tố (tính theo A0)

Nhóm I II III IV V VI VII VIII


Chu kì 1 H
0,37
Chu kì 2 Li Be B C N O F Ne
1,55 1,12 0,98 0,91 0,92 0,66 0,64
Chu kì 3 Na Mg Al Si P S Cl Ar
1,90 1,60 1,43 1,32 1,28 1,27 0,99
Chu kì 4 K Ca Ga Ge As Se Br Kr 1,11
2,35 1,97 1,41 1,37 1,39 1,40 1,14
Chu kì 5 Rb Sr In Sn Sb Te I Xe 1,30
2,48 2,15 1,66 1,62 1,59 1,60 1,33

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 92 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Trong phân nhóm chính
Trong phân nhóm chính (nhóm A) theo chiều tăng dần của Z (từ trên
xuống) thì bán kính cộng hóa trị tăng do có sự tăng số lớp electron.
6.2.2. Năng lượng ion hóa I (eV)
a) Khái niệm
Năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của một nguyên tử là năng lượng cần thiết
để tách một electron ra khỏi nguyên tử tự do ở thể khí ở trạng thái cơ bản.
Nếu nguyên tử có từ 2 electron trở lên thì ta có I1, I2, I3,.... Năng lượng ion
hóa I2 là năng lượng cần thiết để tách e thứ hai ra khỏi cation mới được tạo
thành.
Li( k ) → Li + + 1e; I1 = 5,39(eV ) ⎫⎪
Ví dụ 10: ⎬ → I 2 > I1
Li + → Li 2+ + 1e; I 2 = 75,62(eV )⎪⎭
Ví dụ 11: H → H + + 1e; I1 = I H = − E1 = −(−13,6) = 13,6(eV )
Với E1 là năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử hiđro ở trạng
thái cơ bản.
Từ ví dụ 10, thấy rằng năng lượng ion hoá I1 chính bằng năng lượng liên
kết của electron với hạt nhân nhưng ngược dấu
Chú ý: Thường dùng đơn vị eV tính cho một nguyên tử, dùng đơn vị
kcal/mol tính cho 1mol nguyên tử.
Dùng phép đổi đơn vị: 1 kcal = 2,62.1022 eV, ta có:
1kcal
1eV =
2,62.10 22
Thay giá trị này vào năng lượng ion hoá I1 của Li, được:
5,39.1kcal / nguy ª n tö .6,022.10 23 nguy ª ntö / mol
I1 ( Li ) = = 123,88(kcal / mol )
2,62.10 22
75,62.kcal / ion.6,022.10 23 ion / mol
I 2 ( Li ) = = 1738,12 kcal / mol
2,62.10 22
b) Quy luật biến thiên trong hệ thống tuần hoàn
BẢNG 2.8. Năng lượng ion hoá thứ nhất I1(kcal/mol)

NhÓM I II III IV V VI VII VIII


Chu kì 1 H He
313 567
Chu kì 2 Li 124 Be 215 B C 260 N 336 O F Ne
191 314 402 497
Chu kì 3 Na Mg Al 138 Si 188 P 254 S Cl Ar
119 176 239 300 363
Chu kì 4 K 100 Ca 142 Ga Ge 187 As Se Br Kr
138 231 225 273 323
Chu kì 5 Rb 96 Sr In 152 Sn Sb 199 Te I Xe
131 169 208 241 280
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 93 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Từ số liệu của bảng 2.8 cho thấy quy luật sau:
* Trong chu kì
Trong một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân Z năng lượng ion hoá
I1 tăng.
* Trong phân nhóm chính
Trong một phân nhóm chính đi từ trên xuống dưới năng lượng ion hoá I1
giảm.
Ví dụ 12: Hãy chỉ ra và giải thích các trường hợp trái quy luật của số liệu
ở trong bảng 2.8.
Trả lời
Có các trường hợp trái quy luật xảy ra trong bảng 2.8:
Chu kì 2: Be (215), B (191) và N (336), O (314)
Chu kì 3: Mg (176), Al (138) và P (254), S (239)
Nguyên nhân là do cấu hình electron của nguyên tử được xét
Xét Be và B:
Be: 1s2 2s2 → vỏ hoá trị 2s2 , biểu diễn bằng ô lượng tử ↑↓
B: 1s2 2s22p1 → vỏ hoá trị 2p1, ↑ chỉ có 1e độc thân
Vậy sự tách 1e của B tốn ít năng lượng hơn của Be, kết quả I1(Be) > I1(B)
mặc dù B đứng sau Be trong chu kì 2.
Bằng cách lý giải tương tự, các bạn sinh viên hãy tự giải thích cho các
trường hợp còn lại.

c) Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng ion hóa


Năng lượng ion hóa của một nguyên tố về trị số bằng năng lượng của
electron xa hạt nhân nhất (liên kết yếu nhất với hạt nhân) nhưng ngược dấu.
Z 2 2 π 2 me 4
I = -E = 2 .
n h2
Trong đó: Z là điện tích hạt nhân nguyên tử.
n là số lượng tử chính.
h là hằng số planck.
m, e là khối lượng và điện tích của electron.
Từ biểu thức trên thấy rằng nếu nguyên tử chỉ gồm có 1e và 1 hạt nhân thì
năng lượng ion hóa chỉ phụ thuộc vào số điện tích hạt nhân Z và số lượng tử
chính n.
Nếu nguyên tử gồm nhiều e thì năng lượng ion hóa còn phụ thuộc vào
hiệu ứng chắn (b) và hiệu ứng xâm nhập.
Hiệu ứng chắn:
Trong đó: (Z - b) = Z* được gọi là điện tích hiệu dụng;
n* được gọi là số lượng tử chính hiệu dụng.
Ở phương trình này b phụ thuộc vào số e, nếu số e càng nhiều thì b càng
lớn thì Z*=(Z - b) càng nhỏ. Các e ở các phân lớp khác nhau thì có mức độ chắn
cũng khác nhau, các e ở các lớp bên trong chắn mạnh hơn các e ở cùng lớp,
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 94 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
trong cùng một lớp thì các es chắn mạnh hơn các ep, các ep chắn mạnh hơn các ed
(xem chi tiết ở phần quy tắc Slater).
Hiệu ứng xâm nhập:
Theo cơ học lượng tử một e có thể ở bất kỳ chỗ nào trong không gian
xung quanh hạt nhân nguyên tử. Tất cả các e, kể cả e ngoài cùng, vì thế có thể
nói rằng các e ở bên ngoài đã xâm nhập qua các lớp bên trong để vào gần hạt
nhân. Sự xâm nhập này làm cho độ bền liên kết giữa e bên ngoài và hạt nhân
tăng lên.
Trong cùng một lớp thì mức độ xâm nhập của es là lớn nhất và ef là yếu
nhất.

6.2.3. ái lực electron (Rất khó xác định được chính xác bằng thực nghiệm)
a) Khái niệm
Ái lực electron là năng lượng kèm theo quá trình khi một nguyên tử tự do
ở trạng thái cơ bản thu một electron để trở thành ion âm.
Ký hiệu ái lực electron là E.
Sơ đồ tổng quát là: X khÝ + e → X khÝ ; E
Việc ái lực electron là năng lượng cần cung cấp (E > 0) hoặc được giải
phóng (E < 0) phụ thuộc vào cấu hình e của nguyên tử khi nhận e. Việc E > 0
hay E < 0 hoàn toàn phụ thuộc vào ion được tạo ra cấu hình của nó bền hay
không bền.
Khi tạo ra một anion bền, quá trình giải phóng ra một năng lượng.
Ví dụ 13: F + 1e → F- (ion bền) E1 = -328 KJ/mol (phát E)
Năng lượng càng âm thì khả năng nhận e của X càng mạnh và X sẽ có
tính chất phi kim hay tính oxi hoá càng lớn.
Khi tạo ra một anion không bền, quá trình cần cung cấp năng lượng.
Ví dụ 14: Be + 1e → Be- (ion không bền) E1 = 241KJ/mol (thu E)
Chú ý:
Quy ước về dấu được dùng ở đây phù hợp với quy ước về dấu của nhiệt
động lực học khi áp dụng cho hệ đang xét:
+ Năng lượng cần giải phóng có dấu - (âm)
+ Năng lượngcần cung cấp có dấu dương + (dương)
Ái lực e khó được xác định vì khi nguyên tử thu thêm e thì xuất hiện hiệu
ứng đẩy nhau giữa các e, do tác dụng của hiệu ứng này mà các hệ thu được kém
bền. Vì vậy, trong thực tế các hệ có điện tích -2, -3 hầu như không tồn tại (ở thể
khí). Ví dụ như không tồn tại ion O2- (khí) mà chỉ tồn tại ion OH-(trong dung
dịch) tức là ion O2- phải kết hợp với ion H+ để thành OH- mới bền được.
Vì thế, xác định ái lực với e bằng con đường gián tiếp thông qua việc xét
chu trình Boocnơ-Habơ.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 95 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Quy luật biến thiên trong hệ thống tuần hoàn
BẢNG 2.9. Ái lực với electron (theo kcal/mol)của 20 nguyên tố đầu trong
bảng hệ thống tuần hoàn

Nhóm I II III IV V VI VII VIII


Chu kì 1 H He
-17,22 +2,20

Chu kì 2 Li Be B C N O F Ne
-2,03 +50,10 -4,61 -28,82 +2,31 -33,89 -79,55 +6,93
Chu kì 3 Na Mg Al Si P S Cl Ar
-8,72 +50,79 -7,29 -45,60 -16,14 -47,73 -83,24 +5,86
Chu kì 4 K Ca Ga Ge As Se Br Kr
-7,18 +43,65 - - - - - -

Từ các số liệu của bảng 2.9 nhận thấy: Dấu đại số của ái lực với electron
E liên quan mật thiết đến cấu hình electron của nguyên tử. Các nguyên tử của
các nguyên tố có cấu hình electron hay phân lớp ngoài bão hòa khó thu thêm
electron nên có ái lực eletron dương. Còn nguyên tử có cấu hình electron hay
phân lớp ngoài chưa bão hoà, dễ thu thêm electron nên có ái lực electron âm.
* Trong chu kỳ
Trong chu kì khi số điện tích hạt nhân nguyên tử tăng thì ái lực với
electron tăng (tức là ái lực với các e ngày càng âm)
* Trong phân nhóm chính
Trong phân nhóm khi số điện tích hạt nhân nguyên tử tăng thì ái lực với e
giảm (ái lực có giá trị kém âm hơn).
Chú ý: X- + 1e → X2- E2 > 0
Vì quá trình này luôn thu nhiệt do lực đẩy nhau giữa e với ion âm vượt
quá lực hút của hạt nhân.
6.2.4. Độ âm điện ( χ : khi)
a)Khái niệm
Độ âm điện là khả năng của nguyên tử trong phân tử hút e về phía nguyên
tử đó.
Hay: Độ âm điện của một nguyên tử trong phân tử là khả năng của
nguyên tử đó hút các electron của một liên kết về phía nguyên tử đó.
Trị số độ âm điện cho biết khả năng hút e của nguyên tử trong phân tử là
mạnh hay yếu. Ví dụ χ F = 4 , χ H = 2,1 cho thấy flo hút e (của cặp e liên kết) trong
phân tử HF mạnh hơn hidro.
b) Thang độ âm điện của Pauling
Được xây dựng dựa trên các dữ kiện thực nghiệm khi xét năng lượng
phân li liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử AB.
Từ đó, Pauling đưa ra biểu thức sau:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 96 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Δχ = χ A − χ B = 0,208 Δ
1
Trong đó: Δ = D A− B − [D A− A + DB−B ]
2
D là năng lượng phân li liên kết
A−A, B−B, A−B là liên kết giữa hai nguyên tử tương ứng.
0,208 là hệ số chuyển năng lượng liên kết D biểu thị theo kcal/mol sang
thang không có đơn vị (theo độ âm điện). Nếu năng lượng được tính theo kJ/mol
thì dùng hệ số 0,102.
Vì biết được D nên vế phải của hệ thức hoàn toàn xác định được. Phương
trình trên là phương trình bậc nhất hai ẩn. Muốn giải thì phải tìm được một
phương trình nữa. Nhưng Pauling chỉ đưa ra được một phương trình, vì vậy để
xác định được trị số của độ âm điện thì phải quy ước một nguyên tố A hoặc B đã
biết độ âm điện, vì thế thang độ âm điện của Pauling là thang tương đối, không
có đơn vị.
Pauling chọn độ âm điện của F lớn nhất làm chuẩn, quy ước χ F = 4,0 .
Từ đó tính được độ âm điện của các nguyên tố khác và lập thành bảng độ
âm điện của các nguyên tố, bảng 2.10.
BẢNG 2.10. Độ âm điện của các nguyên tố phân nhóm chính
Nhóm I Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
II III IV V VI VII VIII
H 2,1 He
Li 1,0 Be 1,5 B 2,0 C 2,5 N 3,0 O 3,5 F 4,0 Ne
Na 0,9 Mg 1,2 Al 1,5 Si 1,8 P 2,1 S 2,5 Cl 3,0 Ar
K 0,8 Ca 1,0 Ga 1,6 Ge 1,8 As 2,0 Se 2,4 Br 2,8 Kr 3,1
Rb 0,8 Sr 1,0 In 1,5 Sn 1,7 Sb 1,8 Te 2,0 I 2,2 Xe 2,4

Từ bảng 2.10, rút ra quy luật sau:


* trong một chu kì
Trong một chu kỳ khi điện tích hạt nhân nguyên tử tăng thì độ âm điện
tăng
* Trong một phân nhóm chính
Trong phân nhóm chính khi điện tích hạt nhân nguyên tử tăng thì độ âm
điện giảm.
Thang độ âm điện của Pauling dùng để: Xác định % đặc tính ion của liên
kết hoá học, xác định độ bền của liên kết và sự phân bố mật độ electron trong
phân tử.
Theo quy ước, khi 2 nguyên tử A và B liên kết với nhau tạo thành phân tử
AB mà hiệu độ âm điện Δχ :
Δχ = χ A − χ B > 1,7 : Liên kết giữa A và B là liên kết ion.
0 < Δχ = χ A − χ B < 1,7 : Liên kết giữa A và B là liên kết cộng hoá trị
phân cực.
Δχ = χ A − χ B = 0 : Liên kết giữa A và B là liên kết cộng hoá trị
phân cực không phân cực.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 97 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Δχ = χ A − χ B càng lớn thì liên kết giữa A−B càng bền nên phản ứng
tạo thành A−B toả nhiệt càng lớn và ngược lại.
H2 + F2 → 2HF ΔH = - 128Kcal/mol
H2 + Cl2 → 2HCl ΔH = - 44Kcal/mol
H2 + Br2 → 2HBr ΔH = - 25Kcal/mol
H2 + I2 → 2HI ΔH > 0
Qua các số liệu này, ta thấy độ bền nhiệt giảm dần từ HF đến HI

C. HỆ THỐNG BÀI TẬP


I. Bài tập tự luận (có lời giải và không có lời giải)
I.1. Bài tập có lời giải
Bài 1. Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđro, bước sóng tia Hβlà
4861A0.
a) Hãy xác định tần số sóng ν (s-1) và số sóng ν (cm-1)
b) Tính năng lượng bức xạ ε, khối lượng hạt photon m, cho c = 3.108 m/s;
h = 6,62.10-34Js
Lời giải
Giữa ν , c, λ và ν có các mối liên hệ sau
3.108 cm.s −1
c
ν= = = 6,17.10 −14 s −1
λ 4861.10 cm
−10

1 1
ν= = = 20571,9cm −1
λ 4861.10 −10 cm
hc
ε= = hν = 6,62.10 −34 Js.6,17.10 −14 s −1 = 4,08.10 −19 J
λ
h h 6,62.10 −34 Js
λ= →m= = = 4,54.10 −36 J .s 2 .m −2 =
mc λc 4861.10 m.3.10 m.s−10 8 −1

= 4,54.10 kg.m 2 .s −2 .s 2 .m −2 = 4,54.10 −36 kg


−36

Chú ý: Khi làm bài tập cần quan tâm tới mối quan hệ giữa các đơn vị. Khi
tính khối lượng m ta có phép đổi đơn vị: 1J = kg.m2.s-2
Bài 2. Khi chiếu chùm ánh sáng đơn sắc vào bề mặt kim loại kali (K) với
bước sóng λ = 4861A0 thì electron bị bật ra khỏi kim loại và chuyển động với
vận tốc v. Hãy xác định vận tốc đó. Biết tần số ngưỡng quang điện của K là
5,5.1014 s-1
Cho h = 6,62.10-34Js; c = 3.108m/s; me = 9,1.10-31 kg
Lời giải
Trước tiên cần tính năng lượng của ánh sáng đập vào bề mặt kim loại K
h hc 6,62.10 −34 Js.3.108 m.s −1
ε= = = = 4,0856.10 −19 J
ν λ 4861.10 −10 m
Muốn khẳng định hiệu ứng quang điện xảy ra ta cần kiểm tra năng lượng ?0
ứng với ngưỡng quang điện
ε0 = hν = 6,62.10-34Js.5,5.1014 = 3,641.10-19J

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 98 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vậy ε > ε0 chứng tỏ hiệu ứng quang điện đã xảy ra. Khi electron bật ra khỏi
bề mặt kim loại K và chuyển động với động năng
Theo Anhxtanh: ε = ε0 + T → T = mv2/2 = ε - ε0. Từ đó, ta có:

2( ε − ε 0 ) 2(4,085 − 3,614).10 −19 J 2(4,085 − 3,614).10 −19 kg.m 2 .s −2


v= = = =
m 9,1.10 −31 kg 9,1.10 −31 kg
Bài 3. Một electron chuyển động với vận tốc v trong một điện trường có
hiệu điện thế U = 10 kV. Hãy:
a) Xác định vận tốc chuyển động của electron.
b) Tính bước sóng λ ra A0
Cho h = 6,62.10-34Js; me = 9,1.10-31kg; q = 1,6.10-19C
Lời giải
Khi electron chuyển động trong điện trường sẽ có động năng T cân bằng
với năng lượng điện:

mv 2
T= = q.U
2

2qU 2.1,6.10 −19 C.10 4 V 2.1,6.10 −19 C.10 4 J


v= = = =
m 9,1.10 −31 kg 9,1.10 −31 kg.C
a) m2
2.1,6.10 −19.10 4 kg.
= s 2 = 5,93.10 7 m.s −1
9,1kg
b)
m2
−34 6,62.10 −34 kg s
h 6,62.10 Js s2
λ= = = = 0,122.10 −10 m = 0,122 A0
mv 9,1.10 −31 kg.5,93.10 7 m m
9,1.10 −31 kg.5,93.10 7
s s

Bài 4. Sự hấp thụ ánh sáng để ion hóa nguyên tố X cần một năng lượng là
3,44.10-18J. Hãy xác định bước sóng λ (A0) của ánh sáng hấp thụ khi electron
bứt ra và chuyển động với vận tốc v = 1,02.106 m/s.
Lời giải
Khi ánh sáng đập vào nguyên tố X để electron bật ra thì năng lượng cần
dùng chính là năng lượng ion hóa I. Vậy:
mv 2
ε = ε0 + T hay hν = I + →
2
hc 6,62.10 −34 × 3.108
λ= = = 5,06.10 −8 m = 506.10 −10 m = 506 A0
mv 2 3,44.10 −18 + 0,5.9,1.10 −31.(1,03.10 6 ) 2
I+
2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 99 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 5. Hãy xác định năng lượng photon và năng lượng mol photon đối với
bức xạ của các bước sóng tương ứng sau: 600 nm (đỏ); 550 nm (vàng); 400 nm
(xanh da trời); 200 nm (tím); 0,150 nm (tia X) và 1cm (vi sóng).
Cho: h = 6,62.10-34Js; c = 3.108m/s; NA = 6,02.1023 mol-1.
Lời giải
Gọi năng lượng của photon là E, của 1 mol photon là EA, ta có:
hc hc
E = hν = ; E A = N A .E = N A ×
λ λ
Tính: hc = 6,62.10-34Js.3.108m/s = 1,986.10-25 J.m
NA.hc = 6,02.1023. 1,986.10-25 = 0,1196 J.m.mol-1
1,986.10 −25 0,1196
Vậy E = và E A =
λ λ
Kết quả tính được đưa ra ở bảng sau

λ (nm) 600 550 400 200 0,150 1,0 (cm)


E (J) 3,31.10-19 3,61.10-19 3,97.10-19 3,93.10-19 1,32.10-15 1,99.10-23
EA (kJ/mol) 199,3 217,5 299,0 598,0 7,98.108 0,012

Bài 6.
a) Cho biết electron có khối lượng me = 9,1.10-31kg, chuyển động với vận
tốc 2,2.106 m/s. Xác định bước sóng chuyển động của electron.
b) Giả sử một quả bóng có khối lượng 1 kg, chuyển động với vận tốc 3
m/s. Xác định bước sóng chuyển động của quả bóng.
c) Từ kết quả thu được, rút ra nhận xét về sự chuyển động của hạt vi mô
và vĩ mô?
Lời gải
h
Áp dụng hệ thức Đơ Brơi λ = , cho:
mv
h 6,625.10 −34
a) Electron: λ= = −31 6
= 3.3.10 −10 m = 3,3 A0
mv 9,1.10 .2,2.10
h 6,625.10 −34
b) Quả bóng: λ = = 3
= 6,625.10 −37 m = 6,625.10 −37 A0
mv 1.10
c) Nhận xét: Từ kết quả của câu a, ta thấy bước sóng chuyển động của
electron là tương đối đáng kể so với kích thước của nguyên tử. Còn ở câu b,
bước sóng chuyển động của quả bóng (vật thể vĩ mô) vô cùng nhỏ so với kích
thước của nó.
Vì vậy chuyển động của vật thể vĩ mô không có tính chất sóng, nên không
thể mô tả được bằng cơ học lượng tử mà tuân theo cơ học cổ điển của Niutơn.
Bài 7:
a) Giả sử khi electron chuyển động, vận tốc của nó xác định chính xác đến
m/s. Hãy tính sai số tọa độ của electron trong chuyển động.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 100 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với sai số vận tốc là 0,1 m/s.
Tính sai số tọa độ của vật trong chuyển động.
Từ các kết quả thu được hãy rút ra nhận xét.
Lời giải
h 6,62.10 −34
a) Δq = = = 1,2.10 −4 (m)
2πm.Δv 9,1.10 .2.3,14.1
−31

h 6,62.10 −34
b) Δq = = = 1,55.10 −33 (m)
2πm.Δv 2.3,14.1.0,1
Từ kết quả câu (a), nhận thấy Δq lớn hơn rất nhiều so với bán kính nguyên
tử, vì vậy electron sẽ rơi ra ngoài trường lực hút của hạt nhân nguyên tử. Điều
này không thể xảy ra được vì khi đó hệ nguyên tử sẽ không còn tồn tại. Tức là
sai số vận tốc đến 1m/s là không có.
Kết quả câu (b), cho thấy sai số về tọa độ của vật thể trong chuyển động
của vật là rất nhỏ. Nên việc xác định đồng thời cả tọa độ lẫn vận tốc có độ chính
xác rất cao.
Bài 8: Một số vạch phổ của nguyên tử H nằm trong vùng UV được đặc
trưng bằng những bước chuyển từ các mức L, M, N, O về mức K tương ứng với
các bước sóng λi : λ1 = 1215,7 A0 ; λ2 = 1025,6 A0 ; λ3 = 972,6 A0 ; λ4 = 946,9 A0
a) Hãy xác định năng lượng ra eV ứng với từng mức L, M, N, O đối với H
và biểu diễn nó trên giản đồ.
b) Từ kết quả năng lượng tính được ở câu (a), hãy suy ra các mức năng
lượng K, L, M, N, O cho ion Li+.
Cho năng lượng của H ở trạng thái cơ bản là -13,6 eV; h = 6,62.10-34J.s;
c = 3.108m/s.

Lời giải E
- 0,55 eV O
hc
a) ΔE j →i = E j − Ei = - 0,85 eV N
λi
Với bước chuyển L → K, ta có: - 1,51 eV M
hc hc
ΔE L→ K = E L − Ek = = =
λL λ1
- 3,4 eV L
6,62.10 34.3.108
= = 10,2(eV )
1215,7.10 −10.1,6.10 −19
E L = ΔE L→ K + E K = 10,2 − 13,6 =
Vậy: - 13,6 eV K
= −3,4(eV )
Một cách tương tự, ta có:
E M = −1,51(eV ) ; E M = −0,85(eV ) ; EO = −0,55(eV ) .

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 101 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Từ kết quả Ei vừa tính được, suy ra Ei ′ tương ứng với Z = 3 theo biểu
′ 13,6
thức: Ei = − Z 2 × 2
n
′ 13,6
Với lớp K, ta có: E1 = −32 × 2 = −122,4(eV )
1

Lớp L E 2 = −30,6(eV )

Lớp M E3 = −13,59(eV )

Lớp N E 4 = −7,65(eV )

Lớp O E5 = −4,95(eV )

Bài 9: Cho nguyên tử H. Hãy xác định các đại lượng sau:
a) Năng lượng kích thích dùng để chuyển electron từ trạng thái cơ bản lên
trạng thái ứng với n = 3.
b) Năng lượng ion hóa để tách electron ở n = 3 tới xa ∞.
c) Bước sóng λ (nm) khi electron chuyển từ n = 3 về n = 2.

Lời giải
Áp dụng công thức:
⎡1 1⎤
ΔE = Ec − Et = E H ⎢ 2 − 2 ⎥
⎣ nc nt ⎦
EH là năng lượng của H ở trạng thái cơ bản: EH = -13,6 (eV)

a) Đối với bước chuyển từ 1 → 3 năng n=∞


lượng tương ứng là: n=4
λ3→∞
n=3
n=3
a) Năng lượng ion hóa ứng với bước λ3→2
chuyển 3 →∞ là: n=2
⎛ 1 1 ⎞ 13,6
ΔE3→∞ = E∞ − E3 = −13,6⎜ − 2 ⎟ = =
⎝∞ 3 ⎠ 9 λ1→3
= 1,52(eV )
n=1
c) Bước sóng λ3→2 khi electron
chuyển từ 3 → 2:
c ⎛1 1 ⎞
ΔE3→2 = E3 − E2 = hν = h = −13,6⎜ 2 − 2 ⎟
λ3→2 ⎝3 2 ⎠

hc
Suy ra λ3→2 = 36 = 6,57.10 −7 (m)
5.13,6.1,6.10 −19

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 102 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 10: Đối với nguyên tử H, biết các AO sau: Ψ100 ; Ψ210 ; Ψ321 .
a) Căn cứ vào lý thuyết đã học hãy vẽ hình dáng các AO tương ứng trên.
b) Tính năng lượng và mô men động lượng của các AO đó.
Lời giải
Theo kết quả lời giải phương trình Srôđingơ đã xác định được các giá trị
Ψnlml (r ,θ ,ϕ )
Khi viết nghĩa là: n = 2; l = 1; ml = 0. Đây là AO-2pZ các obitan p đều
có dạng hình số 8 nổi
có n = 1; l = 0; ml = 0 là AO-1s có dạng hình cầu
có n = 3; l = 2; ml = 1 là AO-3dxy
Hình dạng của các AO-s; AO-p; AO-d xem hình 2.7, 2.7, 2.8 (trang 61).
Tính năng lượng E và momen động lượng tương ứng như sau:
13,6
+ Với AO-1s: E = − = −13,6(eV ) ; M l = 0(0 + 1)h = 0
12
13,6
+ Với AO-2p: E = − 2 = −3,4(eV ) ; M l = 1(1 + 1)h = 2h
2
13,6
+ Với AO-3d: E = − 2 = −1,5(eV ) ; M l = 2(2 + 1)h = 6h
3
Bài 11: 1) Căn cứ vào các nguyên lý, quy tắc đã học, hãy điền vào các vị
trí có đánh dấu hỏi các số liệu thích hợp.
a) Z = ? 1s2 2s22p6 3s23p3
b) Z = 40 1s2 2s22p6 3s23p6 4s23d104p65s24d?
c) Z = ? 1s2 2s22p? 3s23p6 4s23d?4p65s24d?5p4
d) Z = 83 [Xe]6s?4f?5s?6p?
2) Trong số các cấu hình electron dưới đây cho Mo (Z = 42) thì
cấu hình nào đúng, cấu hình nào sai? Lý do?
a) [Kr]5s14d5
b) [Kr]5s24d5
c) [Kr]3d14 4s24p8
d) [Ar]3d10 4s24p64d6
Lời giải
1)
a) Z = 15 ứng với 1s2 2s22p6 3s23p3
b) Z = 40 ứng với 1s2 2s22p6 3s23p6 4s23d104p65s24d2
c) Z = 52 ứng với 1s2 2s22p6 3s23p6 4s23d104p65s24d105p4
d) Z = 83 ứng với [Xe]6s24f145s26p3
2)
a) Đúng vì cách viết tôn trọng các nguyên lý và quy tắc. Hơn nữa, lớp 4d
đạt được trạng thái nửa bão hòa là phân mức năng lượng bền.
b) Sai, vì tổng số electron bằng 43 > 42.
c) Sai vì trên phân lớp 3d chỉ có tối đa là 10 electron và ở 4p chỉ có tối đa
là 6 electron.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 103 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
d) Sai vì sau phân lớp 4p là phân lớp 5s chứ không phải là 4d (quy tắc
Klechkowski).
Bài 12: Từ cấu hình electron của He 1s2, hãy:
a) Tính năng lượng của He theo eV.
b) Tính giá trị năng lượng của He theo phương pháp Slater rồi so sánh với
kết quả tính ở câu a và với giá trị thực nghiệm E He = −79(eV ).
c) Xác định năng lượng ion hoá thứ nhất I1 của He rồi so sánh với giá trị
thực nghiệm E He = 24,6(eV ).
+

Lời giải
⎛ 13,6.Z 2 ⎞ ⎛ 13,6 × 2 2 ⎞
a) E He = 2.⎜⎜ − ⎟ = 2⎜ − ⎟⎟ = −108,8(eV ).
⎝ n 2 ⎟⎠ ⎜⎝ 12 ⎠
b) Theo Slater:
Z1*s = Z − ∑ bi = 2 − 0,3 = 1,7.

⎛ 13,6Z *2 ⎞ ⎛ 13,6 ×1,7 2 ⎞


*
E He = 2⎜⎜ − ⎟ = 2⎜ − ⎟⎟ = −78,6(eV ).
⎝ n *2 ⎟⎠ ⎜⎝ 12 ⎠

Kết quả này khá phù hợp với thực nghiệm E He = −79(eV ) , nhưng sai lệch
với cách tính ở câu a khi chưa hiệu chỉnh hằng số chắn bi .
c) Năng lượng ion hoá: He - e → He+
He+ là ion nguyên tử giống H do vậy:
13,6 × Z 2 13,6 × 2 2
+ = − = − = −54,4(eV )
*
E He
n2 12
I1 = E He
*
+ − E He = −54,4 − ( −78,6) = 24,2(eV ).
*

Kết quả này phù hợp với thực nghiệm.


Bài 13: Dựa vào phương pháp gần đúng Slater. Hãy xác định điện tích
hiệu dụng Z* cho các trường hợp sau đây:
a) N (Z = 7); b) Fe (Z = 26).
Lời giải
a) Cấu hình electron của N là 1s2 2s22p3.
Z1*s = 7 − 1× 0,3 = 6,70
Z 2*s , 2 p = 7 − (4 × 0,35 + 2 × 0,85) = 3,9
b) Cấu hình electron của Fe: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2.
Khi tính điện tích hiệu dụng Z* người ta xếp cấu hình electron theo lớp:
(1s2) (2s22p6) (3s23p6) (3d6) (4s2)
Vậy giá trị Z* được tính là:
Z1*s = 26 − 1× 0,3 = 25,70

Z 2*s , 2 p = 26 − (7 × 0,35 + 2 × 0,85) = 21,85

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 104 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Z 3*s ,3 p = 26 − (7 × 0,35 + 8 × 0,85 + 2 ×1,00) = 14,75

Z 3*d = 26 − (5 × 0,3 + 18 × 1,00) = 6,25

Z 4*s = 26 − (1× 0,35 + 14 × 0,85 + 10 ×1,00) = 4,60


Bài 14: Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử của một nguyên tố X
5
là 5p . Tỉ số nơtron và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số nơtron của X bằng 3,7
lần số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 g Y tác dụng với
lượng dư X thì thu được 18,26g sản phẩm có công thức là XY.
Hãy xác định điện tích hạt nhân Z của X và Y và viết cấu hình electron
của Y tìm được.
Lời giải
Cấu hình electron của X là: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s23p64d105s25p5
Từ cấu hình electron xác định được: ZX = 53 = PX (số proton)
NX
Mặt khác: = 1,3962 → N X ≈ 74.
PX
AX = PX + N X = 53 + 74 = 127
NX
Ta biết: = 3,7 → N Y = 20
NY
Y + X = XY
4,29 18,26
MY MXY
MY 4,29 M M + 127
= → Y = Y → M Y = 39
M XY 18,26 4,29 18,26
Số khối của Y là 39 từ đó suy ra: AY = PY + N Y → 39 = PY + 20 → PY = 19
Z Y = 19
Vậy cấu hình electron của nguyên tố Y là: 1s 2s 2p 3s 3p6 4s1
2 2 6 2

Bài 15: Hãy cho biết 4 số lượng tử tương ứng đối với electron được điền
sau cùng vào cấu hình electron ở trạng thái cơ bản thuộc các nguyên tố sau đây:
Be (Z = 4); F (Z = 9).
Lời giải
Cấu hình electron của:
Be: ↑↓ ↑↓ F: ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑
1
Víi Be: n = 2, l = 0, ml = 0, ms = −
2
1
Víi F: n = 2, l = 1, ml = 0, ms = −
2

Bài 16: Cho nguyên tố X có Z = 52


1. Viết cấu hình electron của X
2. Dùng phương phap Slater hãy:
a) Xác định hàm bán kính R của một electron trên AO-5s
b) Tính năng lượng ra eV của electron này.
Lời giải

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 105 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1. X (Z = 52): 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p64d10 5s25p4
2.
a) Z 5*s = 52 − (1× 0,35 + 18 × 0,85 + 28 ×1) = 8,35
−8, 35 r −2 , 08 r

R5 s = cr e
3 4 a0
= cr e
3 a0

8,35 2
b) Năng lượng của 1e trên AO-5s: ε 5 s = −13,6 × 2 = −59,26(eV )
4
1.2 Bài tập không có lời giải

Bài 1. 1) Trong sự tổ hợp của các số lượng tử sau đây, tổ hợp nào đúng, tổ
hợp nào sai? lý do?

n l ml
a 2 1 0
b 2 2 -1
c 2 0 -1

2) Căn cứ vào các số liệu trong bảng dưới đây. Hãy viết các phân
mức tương ứng và xếp thứ tự các phân mức ấy theo chiều tăng của năng lượng.

n l ml
a 2 2 -1
b 4 0 0
c 5 2 0
Bài 2. Trong số các nguyên tố có số electron bằng hoặc ít hơn 20 electron,
hãy xác định xem có bao nhiêu nguyên tố thoả mãn điều kiện cấu hình electron
của nó thoả mãn có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản?
Bài 3.
a) Hãy cho biết giá trị của các số lượng tử đặc trưng cho các trạng thái
sau: 2s; 3p; 3d; 3f; 4d và cho nhận xét.
b) Điền tiếp giá trị số lượng tử ml và tính số AO có thể có trên từng phân
lớp.
c, Từ các AO đã xác lập được, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần
mức năng lượng.
Bài 4.
1) Cho nguyên tố Cs (Z = 55)
a) Nếu giả thuyết mỗi obitan tồn tại 3 electron đồng thời thì cấu hình
electron như thế nào? Hãy viết nó và cho nhận xét.
b, Dựa vào các nguyên lý và quy tắc, hãy viết cấu hình electron thực của
trường hợp này.
2) Hoàn thành cấu hình electron sau đây:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 106 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
a) 1s2 2s22p6 3s23p6... biết Z = 26
b) Tính Z khi biết cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d?4s24p3
Bài 5. Cho nguyên tử Cl (Z = 17); Ni (Z = 28). Hãy:
a) Viết cấu hình electron của các ion Cl- và Ni2+.
b) Với cấu hình electron của Ni2+ đã tìm được ở câu a, hãy cho biết có bao
nhiêu electron độc thân.
Bài 6. Hai nguyên tử A và B có các phân lớp electron ngoài cùng là 3p và
4s tương ứng. Tổng số electron của hai phân lớp đó bằng 5 và hiệu bằng 3.
Hãy viết cấu hình electron của hai nguyên tử đó rồi tính giá trị Z của A và
B.
Bài 7. Cho nguyên tố A với phân lớp ngoài cùng là 4px và nguyên tố B có
phân lớp ngoài cùng là 4sy. Hãy xác định số điện tích hạt nhân Z của A và B,
biết tổng số electron trên hai phân lớp nêu trên là 7 và nguyên tố A không phải
là khí hiếm.
Bài 8.
1) Cho biết trong số các bộ số lượng tử cho dưới đây, thì trường hợp nào
đúng? trường hợp nào sai?
n l ml
a 2 0 0
b 2 1 1
c 2 1 0
d 1 0 1
e 2 4 -1
f 0 0 0
2) Trong ba cấu hình electron dưới đây thì cấu hình nào đúng? cấu hình
nào sai? Nếu sai thì cho biết cấu hình đó vi phạm quy tắc nào? nguyên lý nào?
a) ↑↓ ↑ ↑ ↑ b) ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ c) ↑↓ ↑↓ ↑↓

Bài 9.
a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau đây: Cd (Z = 48);
Sr (Z = 38); Cr (Z = 24); Al3+ (Z = 13)
b) Cho các nguyên tử sau đây: Ba (Z = 56); O (Z = 8); As (Z = 33); I (Z =
53); Rb (Z = 37).
Hãy cho biết các ion nào của các nguyên tử ứng với cấu hình electron bền
vững nhất?
Bài 10. Trên cơ sở của quy tắc gần đúng Slater hãy xác định các điện tích
hiệu dụng Z* ứng với các nhóm phân lớp tương ứng có thể có và tổng năng
lượng đối với nguyên tử Cl (Z = 17) ở trạng thái cơ bản.
Bài 11. Hãy cho biết nội dung và cơ sở Cơ học lượng tử của định luật tuần
hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 12. Hãy cho biết cụ thể của từng nội dung của bảng Menđêlêep.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 107 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 13. Hóa trị của các nguyên tố trong phân nhóm chính, trong chu kỳ có
đặc điểm nào? Trình bày cụ thể và minh họa.
Bài 14. Hãy cho biết nội dung, ví dụ minh họa, cơ sở của quy luật biến
thiên tính chất của nguyên tố trong chu kỳ, trong nhóm.
Bài 15. Hai nguyên tố hoá học X, Y ở điều kiện thường đều là chất rắn.
Số mol X có trong 8,4 g nhiều hơn 0,15 mol so với số mol Y có trong 6,4 g. Biết
khối lượng mol của X nhỏ hơn khối lượng mol của Y là 8,0 g.
a) Hãy cho biết ký hiệu hóa học của X và Y.
b) Tìm số mol mỗi nguyên tố đã xét ở trên.
c) Trộn hai lượng chất trên rồi nung tới nhiệt độ thích hợp, không có oxi,
tính lượng chất tạo thành sau sự nung đó.
Bài 16. Bán kính cộng hóa trị là gì? Hãy cho biết quy luật liên hệ giữa trị
số này với vị trí nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài 17. Thế nào là nguyên tố họ s, p, d, f? Cấu hình electron có thể có của
các nguyên tố mỗi họ trên?
Bài 18. Thế nào là năng lượng ion hóa? Hãy so sánh các trị số năng lượng
ion hóa có thể có của nguyên tố Bo và giải thích thứ tự các trị số đó.
Bài 19. Hãy tìm hệ số chuyển đơn vị năng lượng eV thành kJ.mol-1.
Bài 20. Hãy cho biết nội dung và giải thích quy luật biến đổi năng lượng
ion hóa thứ nhất I1 của các nguyên tố theo trị số điện tích hạt nhân Z.
Bài 21. Hãy giải thích các ngoại lệ về trị số I1 của các nguyên tố O, Al, S
trong bảng 6.6.
Bài 22. Theo Pauling, độ âm điện là gì? Hãy nêu và giải thích quy luật
biến đổi trị số độ âm điện χ theo số hiệu nguyên tử (Z) của các nguyên tố.
Bài 23. Liên kết nào là ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không
phân cực trong số liên kết giữa các cặp nguyên tử sau đây:
LiH, LiF, CH, NH, OH, NN, RbBr, SiH, CaO?
Liên kết nào có độ phân cực lớn nhất?
Bài 24.
a) Hãy cho biết cấu hình electron của một nguyên tố chuyển tiếp, biết
rằng nguyên tố này có 3 electron nằm ở phân lớp d và thuộc chu kỳ 4 của bảng
hệ thống tuần hoàn.
b) Nitơ (Z = 7) đã biết cấu hình electron và nằm ở chu kỳ 2 của bảng tuần
hoàn.
Hãy xác định số hiệu nguyên tử Z và viết cấu hình electron của nguyên tố
asen, biết rằng nguyên tố này nằm cùng nhóm với nitơ và thuộc chu kỳ 4.
Bài 25. Cấu hình electron của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p.
Nguyên tố B cũng có phân lớp 3p trong cấu hình electron của mình và ở phân
lớp tiếp theo có 2 electron. Hai phân lớp 3p của A và B cách nhau 1 electron.
Hãy xác định số thứ tự của A và B và cho biết nguyên tố nào là kim loại?
là phi kim? là khí hiếm?
Bài 26.
a) Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z ≤ 18 và có 1 e độc
thân ở trạng thái cơ bản.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 108 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Dựa vào cấu hình electron của Na (Z = 11), hãy xác định số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X, biết rằng nguyên tố này cùng chu kỳ với Na và cùng
nhóm với inđi (49In).
Bài 27.
a) Giải thích tại sao chì Pb (Z = 82) và cacbon C (Z = 6) cùng thuộc một
nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn nhưng chì là kim loại còn cacbon là phi
kim.
b) Trong số các nguyên tố thuộc chu kỳ 4 của bảng hệ thống tuần hoàn
(19 ≤ Z ≤ 36), nguyên tố nào có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản thoả mãn
điều kiện có 2 electron độc thân.
Bài 28.
a) Giải thích tại sao nguyên tố kẽm Zn (Z = 30) và canxi Ca (Z = 20) có
cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng như nhau nhưng lại không thuộc cùng
một phân nhóm?
b) Hãy xác định số thứ tự Z của một nguyên tố X, biết rằng nguyên tố này
chiếm 1 ô cùng với chu kỳ của Li (Z = 3) và cùng nhóm với thiếc Sn (Z = 50).
Bài 29. Cho các nguyên tố He (Z = 2); H (Z = 1); Li (Z = 3); O (Z = 8); F
(Z = 9); Rb (Z = 37). Căn cứ vào quy luật biến thiên tuần hoàn độ âm điện trong
bảng tuần hoàn, hãy gán các giá trị cho từng nguyên tố kể trên và xếp chúng
theo chu kỳ và nhóm . χ : 0,8; 0,4; 0,9; 2,1; 1,0; 3,5; 3,0 biết χ F = 4,0 .
Bài 30.
1) Cho các nguyên tố say đây: Cl; Al; Na; P; F. Căn cứ vào sự biến thiên
tính chất của các nguyên tố trong một chu kỳ và trong một nhóm của bảng tuần
hoàn.
a) Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử đối với các
nguyên tố trên.
b) Cho biết thứ tự tăng dần về độ âm điện của các nguyên tố khảo sát nói
trên.
2) Căn cứ vào cấu hình electron của Na+ (Z = 11) và Ne (Z = 10) hãy so
sánh bán kính của chúng.
Bài 31.
1) Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản cho các nguyên tố sau: Mg
(Z = 12); Ca (Z = 20); Sr (Z = 38); Zn (Z = 30); Cd (Z = 48).
2) Cho các giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất I1 (kJ/mol). Căn cứ vào
quy luật biến thiên đại lượng I1 trong bảng tuần hoàn, hãy gán các giá trị ấy cho
các nguyên tố ở câu hỏi 1) I1 (kJ/mol): 548; 585; 736; 903.
3)Biết rằng Sr (Z = 38) khi mất 2e sẽ có cấu hình electron bền vững; trong
khi đó nguyên tử sắt Fe (Z = 26) lại cho hai dạng cấu hình electron bền vững khi
mất electron. Hãy viết cấu hình electron cho 3 trường hợp trên và chỉ rõ số
electron độc thân cho từng trường hợp.
Bài 32. Tìm số proton, nơtron, electron có trong:
a) Fe, Fe2+, Fe3+.
b) N3-, N-, N, N+, N2+, N3+, N4+, N5+

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 109 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 33. Dựa vào bản chất hạt α và β, hãy giải thích định luật chuyển dời
trong sự biến đổi phóng xạ.
Bài 34. Hạt nhân 35Br80 có thể biến đổi bằng cách:
a) Bức xạ 1e
b) Bức xạ 1 pozitron
c) Đoạt 1e
Hãy viết phương trình phản ứng tạo thành nguyên tố mới ở mỗi trường
hợp trên.
Bài 35. Viết đầy đủ phương trình phản ứng hạt nhân sau đây (có giải thích
cho mỗi trường hợp).
a) 15P32 → ? + -1e
0
; e) 11Na22 → 1e0 + ?
b) 19K43 → 20Ca
43
+ ? ; f) 12Mg27 → -1e
0
+ ?
c) 84Po210→ 82Pb
206
+ ? ; g) 17Cl36 → 18Ar
36
+ ?
d) 9F17 → ? + 1e0 ; h)94Pu239 → 93Ur
235
+
Bài 36. Đồng vị 84Po207có thể bị phân huỷ theo 3 cách: a) Đoạt 1e; b) Bức
xạ 1 pozitson; c) Bức xạ 1 hạt α.
Hãy viết phương trình cho mỗi trường hợp đó.
Bài 37. Sau 85 ngày một mẫu 45μg 86Rn222 còn lại bao nhiêu, nếu biết t 1
2

= 3,8 ngày?
Bài 38. Một mẫu Co60 ban đầu có 0,3mg, sau 1,40 năm còn lại 0,25mg.
Tìm chu kỳ bán rã của Co60.
Bài 39. Xesi - 137 là một đồng vị thường có trong lò phản ứng hạt nhân.
Chu kỳ bán rã của Cs - 137 bằng 30,2 năm. Cs - 137 là một trong các đồng vị bị
phát tán nhiều tại châu Âu sau tai nạn hạt nhân Trecnôbưn. Hãy xá định sau bao
lâu lượng chất độc này còn1% kể từ khi tai nạn xảy ra?
Bài 40. Một mẫu đá chứa 13,2μg U238 và 3,42μg Pb206. Chu kỳ bán rã của
U238 là 4,51.109 năm. Tính tuổi của mẫu đá.

II. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1. Trạng thái cơ bản của lưu huỳnh có cấuhình electron là:
A) 1s2 2s22p6 3s23p2 B) 1s2 2s22p6 3s23p4
C) 1s2 2s22p6 3s23p33d1 D) 1s2 2s22p6 3s13p5
Bài 2. Electron hoá trị là:
A) e ngoài cùng B) e gần hạt nhân nhất
C) e ở phân lớp ngoài chưa bão hoà D) e ở vỏ s
Bài 3. Độ âm điện của N, O, F, Cl, Mg tương ứng bằng 3,0; 3,5; 4,0; 3,0;
1,2. Dãy có thứ tự đúng về sự tăng độ phân cực liên kết trong phân tử là:
A) MgCl2, O2, NF3, MgO B) NCl3, FCl, Mg2N3, MgF
C) Cl2, MgF2, NO, NCl3 D) MgO, FCl, F2O, MgCl2
Bài 4. Số obitan có trong phân lớp s là:
A) 1 obitan B) 2 obitan

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 110 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
C) 3 obitan D) 4 obitan
Bài 5. Số electron tối đa có trong các phân lớp s, p, d, f là:
A) 2, 4, 6, 8 B) 2, 6, 10, 12
C) 2, 6, 10, 14 D) 2, 6, 8, 12
Bài 6. Số AO có trong các phân lớp s, p, d, f là:
A) 1, 2, 3, 4 B) 1, 3, 5, 7
C) 2, 3 4, 5 D) 2, 3, 5, 7
Bài 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A) Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân, có số khối như nhau được
gọi là các đồng vị.
B) Với mỗi nguyên tố, số lượng proton trong hạt nhân nguyên tử là cố
định, song có thể khác nhau về số lượng nơtron, gọi là hiện tượng đồng vị.
C) Các nguyên tử có số khối như nhau, song số proton của hạt nhân lại
khác nhau được gọi là các đồng vị.
D) Có thể tách các đồng vị của cùng một nguyên tố bằng phương pháp
hoá học.
Bài 8. Cho các nguyên tử: 92U238, 94Pu244, 93Np237, 95Am243. Cặp nguyên tử
chứa nhiều nơtron nhất và ít nơtron nhất là:
A) Pu và Np B) U và Am
C) Am và Np D) Pu và U
Bài 9. Cho các nguyên tử: 17A , 17B , 18C36, 18D38. Không cùng tên
35 37

nguyên tố là các cặp nguyên tử sau:


A) A, B B) C, D
C) B, C D) A,C; A,D; B,C; B,D
Bài 10. Cho hai ion: 38 Sr , 35 Br . Số electron, số nơtron của hai ion này
90 2+ 82 −

tương ứng là:


A) 38 và 85; 35 và 47 B) 38 và 50; 45 và 49
C) 36 và 52; 36 và 47 D) 36 và 50; 36 và 49
Bài 11. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A) Số lượng tử chính n có thể nhận giá trị nguyên dương (1, 2, 3, ...).
Những electron có cùng số lượng tử chính n lập nên một lớp electron. n = 1 lớp
K, n = 2 lớp L, ...
B) Số lượng tử phụ (số lượng tử obitan) l có thể nhận các giá trị từ 0 đến
( n -1), nghĩa là nhận tổng cộng n giá trị.
Những electron có cùng số lượng tử phụ l lập thành một phân lớp.
l = 0 phân lớp s, l = 1 phân lớp p, ...
Số lượng tử phụ l xác định hình dạng và tên của obitan nguyên tử.
l = 0 obitan s, hình cầu; l = 1 obitan - p, hình số tám nổi;...
C) Số lượng tử từ ml nhận các giá trị từ - l đến + l , kể cả giá trị 0, tức là
gồm (2 l +1) giá trị. Số lượng tử từ ml xác định số obitan nguyên tử có trong một
phân lớp.
Phân lớp s ( l = 0) có 1 obitan nguyên tử.
Phân lớp p ( l = 1) có 2 obitan nguyên tử.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 111 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Phân lớp ( l = 2) có 3 obitan nguyên tử.
D) Số lượng tử spin ms nhận 1 trong hai giá trị +1/2 hay -1/2.
Bài 12. Bộ bốn số lượng tử nào dưới đây có thể chấp nhận được:
A) n = 3, l = 3, ml = +1, ms = +1/2
B) n = 3, l = +1, ml = +2, ms = +1/2
C) n = 2, l = +1, ml = -1, ms = -1/2
D) n = 4, l = +3, ml = -4, ms = -1/2
Bài 13.Trong bốn bộ số lượng tử cho dưới đây:
1, n = 4, l = 3, ml = 0
2, n = 3, l = 3, ml = -1
3, n = 1, l = 0, ml = 1
4, n = 3, l = 2, ml = -2
Những bộ số lượng tử có thể chấp nhận được là:
A) (1) B) (2) và (3) C) (1) và (4) D) (4)

Bài 14. Phát biểu nào dưới đây là sai:


A) Phần góc của obitan - s có đối xứng cầu.
B) Phần góc của mỗi một obitan - p có một trục đối xứng: Đó chính là
trục tọa độ Đêcac.
C) Phần góc của năm obitan - d có hình dạng tương tự nhau.
D) Phần góc của obitan - d z có trục Oz là trục đối xứng.
2

Bài 15. Một obitan nguyên tử 3d tương ứng với bộ hai số lượng tử nào
sau đây:
A) n = 2, l = 3 B) n = 3, l = 2
C) n = 2, l = 2 D) n = 3, l = 1
Bài 16. Phát biểu nào dưới đây là đúng
A) Trong một nguyên tử có thể có hai electron cùng được đặc trưng bằng
một bộ bốn số lượng tử như nhau.
B) Ở trạng thái cơ bản, các electron sẽ chiếm mức năng lượng thấp trước
rồi mới đến mức năng lượng cao hơn.
C) Khi điện tích hạt nhân tăng, các electron sẽ chiếm mức năng lượng có
tổng
( n + l ) tăng dần. Đối với các phân lớp có tổng ( n + l ) bằng nhau thì
electron được điền vào phân lớp có trị số n nhỏ trước, sau đó mới điền vào phân
lớp có n lớn hơn.
D) Trong một phân lớp, các electron được xếp sao cho có một số tối đa
electron độc thân.
Bài 17. Nguyên tử của nguyên tố có Z = 35 có cấu hình electron tương
ứng là:
A) [Ne] 3s23p1 B) [Ne]3s23p63d3 4s2
C) [Ne] 3s23p63d10 4s24p5 D) [Ar] 4s24p64d7 5s2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 112 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 18. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 3, nhóm V, có cấu hình electron tương
ứng là:
A) 1s2 2s22p3 B) [Ne] 3s23p2
C) 1s2 2s22p6 3s23d3 D) [Ne] 3s23p3
Bài 19. Electron có bộ bốn số lượng tử n = 4, l = 2, ml = +1, ms = -1/2
(giá trị ml được xếp tăng dần) là electron thuộc:
A) Lớp N, phân lớp p , là electron thứ 2 thuộc phân lớp này.
B) Lớp N, phân lớp d , là electron thứ 6 thuộc phân lớp này.
C) LớpN, phân lớp f, là electron thứ 1 thuộc phân lớp này.
D) Lớp N, phân lớp d , là electron thứ 9 thuộc phân lớp này.
Bài 20. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử có Z
= 23 (giá trị ml được xếp tăng dần) có bộ bốn số lượng tử là:
A) n = 2, l = 1, ml = -1, ms = -1/2
B) n = 3, l = 2, ml = +1, ms = +1/2
C) n = 3, l = 1, ml = -1, ms = -1/2
D) n = 2, l = 1, ml = 0 , ms = +1/2
Bài 22. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử X có
bộ bốn số lượng tử: n = 3, l = 2, ml = -2, ms = -1/2.
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z là:
A) 24 B) 26 C) 30 D) 28
Bài 23. Phát biểu nào sau đây là sai:
A) Tính chất của nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân
nguyên tử.
B) Điện tích hạt nhân nguyên tử của bất kỳ nguyên tố nào về trị số bằng
số thứ tự của nguyên tố đó trong hệ thống tuần hoàn.
C) Tính chất các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất biến thiên
tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
D) Dựa vào cấu hình electron, các nguyên tố được chia thành 4 họ: s , p ,
d , f.
Bài 24. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A) Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm A bao giờ cũng có số electron
lớp ngoài cùng bằng nhau và bằng số nhóm.
B) Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm B bao giờ cũng có số
electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
C) Các nguyên tố s, p, d là kim loại còn nguyên tố p là phi kim.
D) Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm A (hoặc cùng
nhóm B) bao giờ cũng giống nhau (ở mức độ nhất định).
Bài 25. Bộ 3 nguyên tố sau thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIB: Fe (Z = 26), Co
(Z = 27), Ni (Z = 28). Phát biểu nào dưới đây là đúng với các nguyên tố này:
A) Số electron lớp ngoài cùng của chúng là như nhau.
B) Số electron hóa trị của chúng bằng nhau.
C) Số oxi hoá dương cực đại của chúng bằng nhau.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 113 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
D) Chúng đều là những kim loại có tính khử mạnh.
Bài 26. Trong dãy nào dưới đây, ái lực với electron được xếp theo thứ tự
giảm dần.
A) Na, K, Li B) K, Na, Li
C) F, Cl, Br, I D) Cl, F, Br, I

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 114 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
CHƯƠNG 3
CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ


1. MỤC TIÊU
Học xong chương 3 sinh viên phải trả lời được các câu hỏi:
- Liên kết hoá học có những đặc trưng chủ yếu nào?
- Thế nào là liên kết cộng hóa trị, liên kết ion?
- Xét tương đối về liên kết ion thì cần những nội dung nào?
- Hình học phân tử là gì?
Sinh viên phải nắm vững các kiến thức sau:
- Luận điểm cơ bản của thuyết VB. Các thuyết trong phạm vi thuyết VB,
đặc biệt là thuyết spin về hóa trị và thuyết lai hóa. Sơ đồ hóa trị là một cách biểu
diễn công thức cấu tạo theo thuyết VB.
- Luận điểm cơ bản của thuyết MO. Áp dụng thuyết MO giải thích liên kết
hóa học trong hệ phân tử A2 và một số phân tử hợp chất dạng ABn.
Về nhận thức luận: Thông qua sự phát triển của các thuyết về liên kết hoá
học, người học nhận thấy được quy luật phát triển của nhận thức từ đơn giản đến
phức tạp, thông qua sự kế thừa và phát triển của các học thuyết.
2. NHIỆM VỤ
Tìm hiểu một số vấn đề về:
- Liên kết hóa học, liên kết cộng hóa trị, liên kết ion.
- Các thuyết VB và MO về liên kết hóa trị
3. PHƯƠNG PHÁP
Chú trọng phương pháp tiên đề: Nắm vững các kiến thức cơ bản từ đó có
khả năng vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn.
B. NỘI DUNG
Mở đầu: Một trong những vấn đề quan trọng nhất của hóa học là cần trả
lời được câu hỏi:" Bản chất của liên kết hoá học là gì?"
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học nói chung, hóa học
nói riêng, vấn đề này ngày càng được sáng tỏ
Chương này gồm một số vấn đề sau:
1. Một số vấn đề chung.
2. Liên kết ion.
3. Một số vấn đề về công thức hóa học và hình học phân tử.
4. Thuyết VB và thuyết MO về liên kết cộng hóa trị.
1. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LIÊN KẾT HÓA
1.1. Đại cương về phân tử và liên kết hóa học
1.1.1. Hai đặc điểm quan trọng của hệ phân tử
* Đặc điểm 1:
Có từ 2 hạt nhân trở lên
Có từ 2 electron trở lên (đặc biệt, hệ phân tử chỉ có 1e đó là ion phân tử
+
H2 )
Vậy phân tử là hệ nhiều hạt nhân.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 115 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Đặc điểm 2: Tương tác trong hệ phân tử là tương tác hút và đẩy, các
tương tác này được gọi là tương tác tĩnh điện. Trong đó tương tác hút mạnh hơn
nhiều so với tương tác đẩy thì phân tử mới được hình thành.
1.1.2. Công thức hóa học
Có các loại sau:
+ Công thức phân tử:
+ Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm): ví dụ CH
+ Công thức tổng quát: (CH)n
+ Công thức nguyên: n đã được xác định.
+ Công thức cấu tạo: cho biết trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong
phân tử. Đây là công thức rất quan trọng vì có mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo
và tính chất.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết hóa học
1.2.1. Khái niệm về liên kết hoá học
Sự hình thành phân tử (tức là hình thành các liên kết hóa học) xuất hiện
do tác dụng tương hỗ của tất cả các hạt nhân và các electron của các nguyên tử
tham gia tạo thành phân tử, từ đó hình thành một cấu trúc mới (phân tử) bền
vững và có năng lượng cực tiểu.
Liên kết hóa học là một vấn đề xuyên suốt trong toàn bộ các vấn đề của
hóa học vì nắm vững được liên kết hoá học sẽ giúp ta biết được trung tâm phản
ứng cũng như hướng phản ứng của các phân tử tham gia.
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết hóa học
a) Năng lượng liên kết
Đây là yếu tố quan trọng nhất của hoá học.
* Khái niệm
Năng lượng liên kết là năng lượng giải phóng ra khi hình thành liên kết
hóa học (hình thành phân tử) từ 2 nguyên tử trung hòa hay 2 gốc tự do.
Đơn vị đo: eV/1phân tử; kJ/1 mol phân tử hoặc kcal/1 mol phân tử.
Ví dụ 1: Năng lượng liên kết giữa 2 nguyên tử H là, EH−H = - 436 kJ/mol
(hình3.1).
E (Kj/mol)

d
2.EH
d(A0)
-436
0,74A0

HÌNH 3.1. Quá trình hình thành phân tử H2


từ 2 nguyên tử H ở xa nhau vô cực
Theo khái niệm trên thì năng lượng liên kết càng thấp (càng âm) thì liên
kết càng bền; hệ phân tử ở trạng thái cơ bản khi năng lượng của nó cực tiểu, do
đó năng lượng dùng để phá vỡ liên kết càng lớn.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 116 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Độ lớn của Elk (không xét dấu -) đặc trưng cho độ bền của liên kết , tức là
liên kết nào có trị số năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.
Gọi D: là năng lượng phân ly liên kết hóa học. Khi đó, năng lượng để phá
vỡ liên kết H−H của phân tử H2, để tạo ra 2 nguyê tử H ở 0(K) là:
DH 2 = 2.E H − E H 2 = 2.0 − (−436) = 436 kJ
mol
HF = 563; HCl = 432; HBr = 366; HI = 299
So sánh các trị số này, ta thấy liên kết H−F bền nhất, còn H−I kém bền
nhất.Như vậy, quá trình phân ly liên kết và quá trình hình thành liên kết là 2 quá
trình ngược nhau.
* Năng lượng liên kết trung bình
Trong hoá học có nhiều trường hợp một phân tử có đồng thời nhiều liên
kết, như CH4 có 4 liên kết C−H. Năng lượng liên kết được xác định, EC−H ≈ -
410 kJ/mol là năng lượng liên kết trung bình của một liên kết C−H.
Thực nghiệm xác định được, năng lượng liên kết C−H ở mỗi liên kết
trong CH4 như sau:
C + H → C − H; EC − H ≈ −334,4kJ .mol −1
HC + H → HC − H; E HC − H ≈ −514,2kJ .mol −1
H2C + H → H2C − H; E H C − H ≈ −367,8kJ .mol −1
2

H3C + H → H3C − H; E H C − H ≈ −422,2kJ .mol −1


3

Từ các số liệu trên thấy rằng, sự hình thành mỗi một liên kết C−H có năng
lượng không giống nhau. Vì vậy giá trị - 410 kJ/mol là năng lượng trung bình
hình thành mỗi một liên kết C−H trong phân tử CH4.
BẢNG 3.1. Năng lượng liên kết trung bình tính theo kJ.mol-1
của một số liên kết phổ biến
Năng lượng liên kết trung bình (kJ.mol-1)
C−H C−C C−O C−N C−S
415 344 350 292 259
C−F C − Cl C − Br C−I F−F
441 328 276 240 158
N−H O−H S−H S−S N−O
391 463 368 266 175
O−O N−N N − Cl H−H Cl − Cl
143 159 200 436 243
C=C C=O C=N O=O
615 725 615 948
C≡C C≡N N≡N
812 890 946

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 117 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Giữa năng lượng liên kết và độ bền liên kết có mối liên hệ: Năng lượng
trung bình của liên kết càng lớn thì liên kết đó càng bền.
Liên kết bền còn được gọi là liên kết mạnh, liên kết kém bền gọi là liên
kết yếu.
Từ các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy giữa 2 nguyên tử nitơ tạo ra phân tử
N2, N−N là liên kết rất bền (liên kết mạnh). Các liên kết có năng lượng liên kết
từ 200 kJ.mol-1 trở lên được coi là liên kết mạnh (bền). Nhóm còn lại có năng
lượng nhỏ hơn 200 kJ.mol-1 là liên kết yếu (kém bền).
Ví dụ 2: Sử dụng các số liệu ở bảng 3.1, hãy cho biết:
a) Liên kết giữa 2 nguyên tử oxi là liên kết mạnh (bền)?
b) Tìm quy luật liên hệ giữa độ âm điện (của nguyên tố) với năng lượng
liên kết.
Trả lời:
a) Kết luận đó không hoàn toàn đúng, vì chỉ liên kết O = O mới bền
(mạnh) còn liên kết O−O là liên kết yếu.
b) có quy luật: Độ âm điện càng lớn, năng lượng liên kết càng lớn, liên
kết càng bền.
Dẫn chứng: Xét liên kết C−X, X là halogen
X F Cl Br I
Độ âm điện ( ) 4,0 3,0 2,8 2,2
EC−X 441 328 276 240
b) Tính chất của phân tử
b1) Hình học phân tử
* Độ dài liên kết: Độ dài của một liên kết trong phân tử là khoảng cách
giữa hai hạt nhân nguyên tử tạo ra liên kết đó khi phân tử ở trạng thái năng
lượng cực tiểu.

HÌNH 3.2. Độ dài liên kết trong phân tử AB là dAB


R là khoảng cách 2 hạt nhân
Độ dài liên kết thường kí hiệu là: d
Ví dụ 3: Trong phân tử H2 độ dài liên kết d H − H = 0,74 A0
Phân tử H2O có d H −O = 0,94 A0

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 118 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Độ dài của các liên kết giữa cacbon-cacbon và năng lượng liên kết tương
ứng: d C −C = 1,54 A0 Ec-c = 83 kcal/mol
d C =C = 1,34 A0 Ec=c = 143 kcal/mol
d C ≡C = 1,20 A0 Ec≡c = 194 kcal/mol
Từ ví dụ trên ta thấy độ dài liên kết giảm khi bậc liên kết tăng và năng
lượng liên kết tăng (liên kết càng bền) nhưng không có tính chất cộng tính.
1
*Bán kính liên kết: d AB ≈ (d AA + d BB )
2
Với dAA, dBB là độ dài của liên kết A−A, B−B tương ứng.
1
Ví dụ 4: Biết dCl−Cl = 1,99 A0, vậy dC −Cl = (d C −C + d Cl −Cl ) = 1 (1,54 + 1,99)A0 ,
2 2
dC −Cl ≈ 1,765 A0, thực nghiệm đo được dC−Cl = 1,766 A0, sai số phép tính bằng lý
thuyết so với thực nghiệm là không đáng kể.
1
Do đó coi d AA là bán kính liên kết hay bán kính cộng hoá trị rA của
2
nguyên tử A.
BẢNG 3.2. Bán kính liên kết r của một số nguyên tố
(theo Pauling; biểu thị bằng A0)
Nguyên tố H C N O F P S Cl Br I
Liên kết đơn 0,30 0,77 0,70 0,66 0,64 1,10 1,04 0,99 1,14 1,33
Liên kết đôi 0,67 0,60 0,56 0,60 1,00 0,94 0,89 1,04 1,23
Liên kết ba 0,60 0,55

Độ dài liên kết H−H đo được bằng 0,74A0 nhưng ở bảng trên rH = 0,30A0
1
chứ không phải rH = d H − H = 0,37 A0 . Trị số rH = 0,30A0 giúp cho việc dự đoán
2
đúng hơn độ dài liên kết giữa nguyên tử H với nguyên tử của các nguyên tố
khác.
Khi 2 nguyên tử A, B khác nhau về độ âm điện, độ dài liên kết dAB đo
được nhỏ hơn trị số tổng (rA + rB).
Những trường hợp còn lại có thể dự đoán kiên kết theo trị số độ dài
dAB ≈ (rA + rB)
* Góc liên kết: Góc liên kết là góc tạo bởi hai nửa đường thẳng xuất phát
từ một hạt nhân của một nguyên tử đi qua hạt nhân của 2 nguyên tử liên kết với
nguyên tử đó.
Các trường hợp điển hình về góc liên kết theo định nghĩa trên là:
+ Phân tử thẳng, có góc liên kết bằng 1800 như C2H2, CO2, BeH2, ...
+ Phân tử có góc, góc liên kết khác 1800, như BF3, C2H4, ion , ,...có góc
1200, H2O có góc 104028′ (≈104,50), ...
+ Phân tử tứ diện, có góc liên kết bằng 109028′, đó là CH4, , ,...

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 119 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong một số trường hợp, người ta chú ý đến góc được tạo ra từ 4 nguyên
tử hay 2 mặt phẳng, là góc nhị diện. Hình 3.3 mô tả phân tử H2O2 có góc nhị
diện HOOH bằng 109,50.

HÌNH 3.3. Độ dài và góc liên kết của phân tử H2O2.


* Mô hình sức đẩy giữa các cặp electron vỏ hóa trị
Một trong những vấn đề mà hóa học quan tâm là giải thích và tiên đoán
hình dạng, độ dài liên kết, góc liên kết của phân tử. Đã có một số thuyết giải
quyết vấn đề này. Trong phần này chúng ta nghiên cứu một thuyết thường được
áp dụng là mô hình sự đẩy giữa các cặp electron vỏ hóa trị, hay thuyết VSEPR.
Về nguyên tắc, lực tương tác giữa các hạt nhân và các electron trong phân
tử chủ yếu là lực tương tác tĩnh điện.
Chúng ta đều biết, liên kết hóa học được chia thành 2 loại: liên kết cộng
hóa trị và liên kết ion. Không có ranh giới rõ dệt giữa 2 loại liên kết này.
Ion vẫn được coi là hạt mang điện và có đối xứng cầu. Như vậy lực tĩnh
điện (lực đẩy hay hút) của mỗi ion là lực không định hướng, tức là lực này tác
dụng như nhau về mọi phía quanh ion đó. Liên kết ion được hình thành nhờ lực
hút tĩnh điện của các ion tích điện trái dấu. Như vậy, về bản chất liên kết ion là
liên kết không định hướng không gian. Do đó, ở các điều kiện cụ thể, các hợp
chất ion không tồn tại riêng lẻ từng phân tử mà tồn tại dưới dạng mạng tinh thể.
Vì vậy không đặt vấn đề xét hình dạng từng phân tử được tạo ra từ kiên kết ion
chỉ đặt vấn đề về mạng tinh thể (sẽ xét ở phần sau).
Ở chương này, chúng ta chỉ xét liên kết cộng hóa trị. Theo quan niệm
thông thường, mỗi liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử được tạo thành nhờ đôi
electron liên kết hay đôi electron dùng chung.Đôi electron liên kết được phân bố
trong khoảng không gian giữa 2 hạt nhân nguyên tử tạo ra liên kết đó. Như vậy
trái với liên kết ion, liên kết cộng hóa trị là liên kết có tính định hướng không
gian. Như vậy, mỗi phân tử liên kết cộng hóa trị có hình dạng nhất định; hình
dạng đó khác nhau ở các phân tử khác nhau.
Từ cấu tạo nguyên tử, trừ nguyên tử H, ở các nguyên tử khác nhau khi
góp chung electron để tạo ra liên kết còn có electron chưa liên kết hay electron
riêng. Xét phân tử NH3, chỉ xét vỏ hóa trị (lớp ngoài cùng) của N, ngoài 3
electron tạo 3 liên kết với 3 nguyê tử H, N còn có 1 đôi electron riêng. Dùng ký
hiệu hai chấm (..) để chỉ đôi electron này. Ta có công thức :NH3 hay NH3 (công
thức này, đôi electron riêng để ẩn, không viết). Từ đó có thể khái quát:
Ở vỏ hoá trị của nguyên tử (trong phân tử lên kết cộng hoá trị) có đôi
electron liên kết và đôi electron riêng.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 120 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nếu quy ước: Trong phân tử AXn, A là nguyên tử trung tâm, X là phối tử;
n là số phối tử X có trong AXn. Nếu ở A còn có m đôi electron riêng, mỗi đôi
được ký hiệu là E, khi này ta có ký hiệu AXnEm. Vấn đề cần phải xét là sự phân
bố không gian giữa A và X với E như thế nào? Nói cách khác là phân tử AXnEm
có hình dạng ra sao? Mô hình sức đẩy electron vỏ hóa trị sẽ giúp chúng ta trả
lời câu hỏi này.
Cần hình dung là nguyên tử trung tâm A có hình dạng một quả cầu. Tâm
của quả cầu là hạt nhân nguyên tử A, vỏ quả cầu là lớp electron ngoài cùng hay
lớp electron hóa trị. Mỗi cặp electron vỏ hóa trị chiếm một khoảng không gian
trên quả cầu đó.
Như vậy, ở một mức độ nhất định, hình dạng của phân tử phụ thuộc vào
khoảng không gian chiếm bởi các cặp electron vỏ hóa trị của nguyên tử trung
tâm A, tức là phụ thuộc vào sự phân bố các cặp electron vỏ hoá trị của A.

*Mô hình sự đẩy giữa các cặp electron vỏ hóa trị (mô hình VSEPR)

Nội dung của mô hình VSEPR là: Các cặp electron vỏ hóa trị được phân
bố cách nhau tới mức xa nhất có thể để lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Trong phân tử, cần phân biệt nguyên tử trung tâm với phối tử (các
nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm), sự phân bố vị
trí tương đối giữa nguyên tử trung tâm với phối tử sẽ cho ta hình ảnh về mô hình
của phân tử.
Trong mô hình trên, cần hình dung nguyên tử trung tâm có đối xứng cầu
tức là mặt ngoài của nguyên tử trung tâm là một mặt cầu, các liên kết (e liên kết)
và các e riêng (e không liên kết) được phân bố trong 1 không gian trên mặt cầu
đó.
Một cách gần đúng, dùng hình ảnh mây electron để mô tả chuyển động
của đôi electrron trong phân tử. Đó là đôi electrron liên kết hoặc đôi electrron
riêng. Mỗi mây electron này được phân bố (chiếm) trong không gian quanh
nguyên tử trung tâm mà giới hạn mặt ngoài chính là mặt cầu của nguyên tử
trung tâm.
Hình dạng phân tử được tiên đoán hay giải thích dựa vào mô hình trên
được gọi là hình dạng mô hình sự đẩy giữa các cặp electron vỏ hoá trị
(VSEPR). Mô hình này không áp dụng cho các hợp chất phức của các nguyên tố
chuyển tiếp có vỏ hoá trị d.
Trước khi áp dụng mô hình này, cần phân biệt sự khác nhau giữa đôi
electron liên kết và đôi electron riêng:
- Đôi electron liên kết chịu lực hút đồng thời của 2 hạt nhân nguyên tử A
và X tạo ra liên kết đó.
- Đôi electron riêng chỉ chịu lực hút của hạt nhân A.
Kết quả đôi electron riêng chiếm một thể tích không gian rộng hơn thể
tích không gian chiếm bởi đôi electron liên kết. Đồng thời lực đẩy giữa chúng
cũng mạnh hơn so với đôi electron liên kết, được minh hoạ ở hình 3.4.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 121 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
(1) (2)
(1) 4 đôi electron liên kết tương đương nhau
(2) 1 đôi electron riêng chiếm không gian rộng hơn đôi electron liên kết
HÌNH 3.4. Sự khác nhau giữa đôi e liên kết và đôi e riêng ở vỏ hoá trị

Dạng hình học của 1 số loại phân tử


Xét một số trường hợp cơ bản, chủ yếu là liên kết đơn.
+ AXn với n = 2→ 6
Trường hợp này nguyên tử trung tâm A không có đôi electron riêng. Sự
phân bố các đôi electron liên kết cho ta hình dạng phân tử tương ứng, trong mỗi
trường hợp từ n = 2 đến n = 6 được biểu diễn trong các hình tương ứng từ hình
3.5 đến hình 3.9. ở đây cần nhắc lại là: Sự phân bố các đôi electron liên kết cách
xa nhau nhất có thể được để lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Trong mỗi hình trên, có hai cách biểu diễn:
- Sự phân bố các đôi electron trên vỏ hoá trị - là vỏ hình cầu.
- Hình dạng không gian của phân tử, cụ thể:

Hình 3.5. n =2 Hình 3.6. n = 3 Hình 3.7. n = 4


Đường thẳng Tam giác Tứ diện
n = 2: hai đôi electron được phân bố trên đường thẳng. Phân tử thẳng,
như BeH2. Góc liên kết XAX bằng 1800.
n = 3: ba đôi electron được phân bố trên ba đỉnh của tam giác đều. Phân tử
có hình tam giác đều, phẳng. Góc XAX bằng 1200. Như, BF3, AlCl3,... các ion
như CO32− , NO3− ,...
n = 4: Bốn đôi electron được phân bố ở bốn đỉnh của hình tứ diện đều,
tâm là A. Phân tử có hình tứ diện. Góc XAX bằng 109028′. Như CH4, ...
Xét phân tử dạng AX5, với n = 5

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 122 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
(1) (2) (3)
HÌNH 3.8. n = 5
(1) Sự phân bố 5 đôi electron vỏ hóa trị trên mặt cầu
(2) Hình lưỡng tháp tam giác được tạo ra từ sự phân bố 5 đôi electron
(3) Ví dụ minh họa, phân tử PCl5 trong mặt phẳng có góc <ClPCl = 1200
Theo mô hình VSEPR, năm đôi electron được phân bố trên mặt cầu vỏ
hoá trị như sau: Ba đôi cùng với hạt nhân A nằm trong một mặt phẳng (mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng giấy), ba đôi này nằm ở ba đỉnh của một tam
giác đều tâm là A. Các liên kết tạo ra trong mặt phẳng này gọi là liên kết ngang.
Hai đôi electron còn lại được phân bố ở hai đầu của đoạn thẳng nằm trên mặt
phẳng giấy và vuông góc với mặt phẳng của tam giác đều tại A. Hai đôi electron
này tạo ra liên kết trục. Do sự phân bố này mà độ dài liên kết ngang ngắn hơn độ
dài của liên kết trục, hình 3.8 (1).
Kết quả của sự sắp xếp này đưa tới một kết quả về hình ảnh của phân tử
dạng này là một lưỡng tháp tam giác mà đáy là tam giác đều tâm A, hai đỉnh là
đôi electron tạo ra liên kết trục, hình 3.8 (2). Ví dụ cụ thể là phân tử PCl5, hình
3.8 (3).
Xét phân tử dạng AX6, n = 6

(4) (5) (6)

HÌNH 3.9. n = 6
(4), Sự phân bố 6 đôi electron trên mặt cầu vỏ hoá trị.
(5), Hình bát diện đều được tạo ra từ sự phân bố 6 đôi electron này.
(6), Ví dụ minh hoạ, phân tử SF6.

Sáu đôi electron của phân tử này được phân bố trên vỏ hoá trị của nguyên
tử A ở sáu đỉnh của một hình bát diện đều (hình 3.9. 4 và 5), góc giữa các trục
liên kết đều bằng nhau và bằng 900, độ dài của các liên kết đều bằng nhau, do đó
không có sự phân biệt liên kết ngang và liên kết trục.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 123 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 3.3 tổng kết một số hình dạng không gian của các phân tử AXn,
với n = 2 → 6 .

Bảng 3.4 cung cấp cho người học một số tư liệu để xét liên kết hoá học và
hình dạng của một số phân tử.
Trong thực tế chúng ta ít gặp các phân tử dạng AXn với n ≥7.

Bảng 3.3. Tổng kết một số hình dạng không gian của các phân tử dạng
AXn, với n = 2 → 6
+ Với AXnEm
Nguyên tử trung tâm A vừa có n đôi electron liên kết, vừa có m đôi
electron không liên kết được ký hiệu là E. Khi xét trường hợp này cần lưu ý sự
khác nhau giữa đôi electron liên kết và đôi electron riêng. ở phần trước đã chỉ rõ
đôi electron riêng chiếm thể tích trong không gian lớn hơn đôi electron liên kết.
Vì thế trong hai trường hợp AXn và AXnEm tuy có cùng số đôi electron nhưng
hình dạng của hai phân tử đó lại không giống nhau hoàn toàn.
Chúng ta xét một số trường hợp cụ thể sau:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 124 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 3.4. Cấu hình electron và số oxi hóa của một số nguyên tố

Xét phân tử dạng AX2E

HÌNH 3.10. Phân tử AX2E không phẳng (phân tử có góc)

Ba nguyên tử A, X, X không còn nằm trên cùng một đường thẳng giống
như trường hợp AX2 (hình 3.5), khi này phân tử có góc (hình 3.10). Nguyên
nhân là do đôi electron riêng chiếm thể tích không gian lớn nên đã đẩy hai đôi
electron liên kết về cùng một phía mà góc liên kết của nó < 1800. Ví dụ, phân tử
SnCl2 có góc ClSnCl ≈ 1200.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 125 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Xét phân tử dạng AX3E
Nguyên tử trung tâm A có tổng cộng 4 đôi electron nhưng phân tử không
có hình tứ diện đều như trường hợp AX4 (CH4) mà lại có hình tháp tam giác.
Điển hình cho trường hợp này là phân tử NH3, có góc HNH ≈ 1070 (hình 3.11).
Xét phân tử dạng AX2E2
Trường hợp này nguyên tử trung tâm A cũng có 4 đôi electron, nhưng có 2
đôi electron riêng nên hình dạng phân tử khác với AX4 và cũng khác với AX3E.
Phân tử AX2E2 có góc gần với góc của hình tứ diện, ví dụ phân tử H2O có góc
HOH ≈ 104,50 (một số tài liệu ghi là 1040), hình 3.12.

HÌNH 3.11. Hình tháp tam giác của phân tử NH3 (dạng AX3E)

HÌNH 3.12. Phân tử H2O có góc HOH ≈ 104,50 (dạng AX2E2)


Các bạn sinh viên hãy sử dụng mô hình VSPER để dự đoán hình dạng
phân tử AXE3, lấy phân tử HF làm ví dụ:

HÌNH 3.13. Phân tử HF, phân tử thẳng


Nguyên tử trung tâm F (nguyên tử A) có 4 đôi electron, nhưng chỉ có một
đôi electron liên kết. Do đó hình học của phân tử HF phụ thuộc vào đôi electron
liên kết. Đó là phân tử thẳng.
Chúng ta xét các phân tử mà nguyên tử trung tâm A có 5 đôi electron.
Ở phần trước, phân tử AX5 có dạng hình lưỡng tháp tam giác (hình 3.8).
Nhưng khi có mặt đôi electron riêng thì hình đó sẽ bị biến dạng đi, tùy thuộc vào
số đôi electron riêng.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 126 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
+ Phân tử dạng AX4E: Sự phân bố một đôi electron riêng và bốn đôi
electron liên kết được mô tả trên hình 3.14.

HÌNH 3.14. Phân tử AX4E có hình dạng cái bập bênh


Từ hình 3.14, ta thấy phân tử dạng AX4E có dạng hình cái bập bênh, ví dụ
phân tử SF4.
+ Phân tử dạng AX3E2: Phân tử này có 3 đôi electron liên kết và 2 đôi
electron riêng. 3 đôi electron liên kết tạo ra 3 liên kết A−X. Sự đẩy tương hỗ
giữa 3 đôi electron liên kết và 2 đôi electron riêng làm cho phân tử có hình chữ
T, hình 3.15. Ví dụ, phân tử ClF3, HClO2.

HÌNH 3.15. Phân tử AX3E2 có hình chữ T


Chúng ta xét các phân tử mà nguyên tử trung tâm A có 6 đôi electron
+ Phân tử dạng AX5E: Bốn trong năm đôi electron liên kết được phân bố
trong một mặt phẳng, một đôi electron liên kết còn lại được phân bố trên một
trục gần như vuông góc với mặt phẳng trên. Vì vậy năm đôi electron liên kết tạo
ra hình tháp vuông. Phân tử dạng này có liên kết ngang và liên kết trục không
tương đương nhau. Phân tử BrF5, hình 3.16.

HÌNH 3.16. Phân tử BrF5, dạng AX5E có dạng hình tháp vuông

+ Phân tử dạng AX4E2: Bốn đôi electron liên kết được phân bố trong một
mặt phẳng tạo ra hình vuông phẳng, hai đôi electron riêng được phân bố về hai
phía của mặt phẳng chứa bốn liên kết A−X. Ví dụ phân tử XeF4, hình 3.17.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 127 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
HÌNH 3.17. Phân tử XeF4, dạng AX4E2 có dạng hình vuông phẳng

Hình dạng phân tử luôn gắn liền với tính chất của phân tử, như nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi, hoạt tính sinh học, ...

* Ảnh hưởng của độ âm điện đến độ lớn của góc liên kết
Độ âm điện của nguyên tử trung tâm A và phối tử X đều có ảnh hưởng
đến độ lớn của góc liên kết, tức là có ảnh hưởng đến hình dạng của phân tử.
Hình dạng phân tử luôn gắn liền với tính chất của phân tử, như nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, hoạt tính sinh học, ...
Về nguyên tắc: A có độ âm điện càng lớn thì nó hút mây của đôi electron
liên kết về phía nó càng mạnh do đó làm tăng độ lớn của góc liên kết, vì mây e
liên kết càng ở gần A thì chúng đẩy nhau càng mạnh.
Nếu phối tử X có độ âm điện lớn thì gây tác dụng ngược lại.
Ví dụ 5: HOH = 1040 ; FOF = 1030; HSH = 920
(AX2E2)
NH3 = 107 ; NF3 = 1020; PH3 = 930
0

Xét dãy sau PI3, PBr3 , PCl3, PF3 góc liên kết giảm theo trật tự 1020, 1010,
1000, 970

* Hình dạng của 1 số phân tử chứa liên kết bội


Trong trường hợp này quy ước cách tính số đôi electron trong phân tử như
sau:
- Mỗi đôi electrron liên kết tạo 1 liên kết đơn, hay 1 đôi electrron riêng
vẫn tính là 1 đôi electrron như trên.
- Hai đôi electrron tạo liên kết đôi ( = ), được tính là 1 đôi electron
- Ba đôi electron tạo liên kết ba (≡), được tính là 1 đôi electrron
Số đôi electrron trên tính cho từng nguyên tử trung tâm, sau đó quy về
một trong các phân tử đã xét, từ đó suy ra hình dạng của phân tử.
Chú ý: với các phân tử phức tạp ta phải quy các nhóm nguyên tử thành
từng phần riêng biệt, khi đó sẽ giải thích được góc liên kết.
Ví dụ 6: C2H6 có công thức cấu tạo là CH3 – CH3 quy về dạng AX3X’
hay AX4 tứ diện với C là nguyên tử trung tâm.
Ví dụ 7: CH≡CH quy về dạng CHX’hay CX2 phân tử thẳng.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 128 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b2) Momen lưỡng cực
Luôn có sự liên hệ mật thiết giữa momen lưỡng cực của phân tử với liên
kết hóa học, cấu tạo, hình dạng của phân tử.
* Mô men lưỡng cực của phân tử
Phân tử bao gồn các hạt nhân mang điện tích dương (+) và các electron
mang điện tích âm (-). Trị số tổng cộng các điện tích dương đó bằng +Q, còn
điện tích âm bằng -Q.
Vì phân tử luôn trung hòa về điện nên Q≡⏐-Q⏐. Hai trọng tâm của hai
r
điện tích đó cách nhau bằng một khoảng cách được xác định bởi véc tơ r , giả
sử hướng từ Q đến -Q (hình 3.18)

r
HÌNH 3.18. Mô hình xác định chiều của véc tơ vị trí r
giữa hai trung tâm điện tích của phân tử
r
Momen lưỡng cực của phân tử, kí hiệu là μ , được định nghĩa như sau:
r r
μ = Qr (3.1)
Như vậy momen lưỡng cực là một đại lượng véc tơ, có chiều từ điện tích
dương (+) đến điện tích âm (-). Trị số hay độ lớn của momen lưỡng cực được
biểu thị theo biểu thức:
μ = Qr (3.2)
Trong hệ SI (hệ đơn vị đo lường quốc tế), đơn vị của μ là Cm
(Culong.mét).
Theo thói quen, chúng ta hay dùng đơn vị Đơbai, kí hiệu là D. Giữa D và
Cm có mối liên hệ:
1D ≈ 3,33.10-30Cm
- Nếu phân tử có μ = 0, phân tử đó là phân tử không phân cực như H2,
CO2, CH4, C6H6, ...
- Nếu phân tử có μ ≠ 0, phân tử đó là phân tử phân cực. μ càng lớn thì
phân tử phân cực càng nhiều.

BẢNG 3.5. Trị số momen lưỡng cực (tính theo D) của một số phân tử thường
gặp
Phân tử μ Phân tử μ
HCl 1,08 NH3 1,47
Hbr 0.79 NF3 0.24
HI 0,38 C2H5OH 1,58
H2O 1,84 C6H5Cl 1,53
H2S 0,78 C6H5NH2 1,60
SO2 1,67 C6H5NO2 3,90
NO2 0,32 C6H5CN 4,14

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 129 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Momen liên kết
Đối với phân tử 2 nguyên tử H2, HCl, ... momen lưỡng cực của phân tử
cũng chính là momen lưỡng cực của liên kết giữa hai nguyên tử H−H hay H−Cl.
Đối với phân tử có từ 3 nguyên tử trở nên, cần phải phân biệt momen
lưỡng cực của liên kết với momen lưỡng cực của phân tử.
Momen lưỡng cực của liên kết gọi tắt là momen liên kết
Xét phân tử 3 nguyên tử ABC (như H2O), có 2 liên kết A−B và A−C. Hai
r r
momen liên kết tương ứng là μ1 và μ 2 , có góc liên kết là α.

HÌNH 3.19. Mối liên hệ giữa momen lưỡng cực của phân tử
r r
với các momen liên kết μ1 và μ 2
r r r
Momen lưỡng cực của phân tử là μ có liên hệ với μ1 và μ 2 (hình 3.19)
Một cách gần đúng, áp dụng phương pháp cộng momen (theo quy tắc
hình bình hành, giống như trong tổng hợp lực) để tính momen lưỡng cực của
phân tử từ các momen liên kết, ta sử dụng công thức:
μ = μ12 + 2μ1 μ 2 cos α + μ 22 (3.3)
Cần chú ý đến chiều của momen liên kết. Với phân tử CO2 là phân tử
thẳng ta có: r r
μ1 μ2
O ←⎯⎯ C ⎯⎯→ O
Các liên kết C = O phân cực mạnh ( μ C =O = 2,7( D)) nhưng vì phân tử có cấu
tạo đối xứng nên momen lưỡng cực của chúng bù trừ nhau, do đó kết quả cộng
momen lưỡng cực của phân tử bằng không ( μ CO = 0 ) và phân tử CO2 không
2

phân cực.
Phép cộng momen áp dụng cho mọi phân tử. Với phân tử CH4, tổng trị số
của 3 momen của 3 liên kết C − H bằng trị số nhưng ngược chiều với momen
liên kết của liên kết còn lại. Kết quả cộng momen cho cả phân tử CH4 hay
HCH3 bằng 0 , μ CH = 04

Tương tự như CO2và CH4 những phân tử đối xứng khác như CS2, HgCl2,
BeH2, SiF6, ... đều là những phân tử không có cực. Ngược lại những phân tử có
cấu tạo không đối xứng như H2O, SO2, NO2, ...những véc tơ momen liên kết
trong phân tử khi cộng không bù trừ nhau nên phân tử đều có cực.
Dựa vào biểu thức (3.3) dễ dàng tính được momen liên kết trong phân tử
H2O khi biết momen lưỡng cực của H2O bằng 1,84(D), μ H O = 1,84( D) và góc liên
2

kết bằng 104,50. Sử dụng biểu thức (3.3) tính được:


μ H O = μ H2 −O + 2 μ H2 −O + μ H2 −O = 1,84 → μ H −O = 1,58( D)
2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 130 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b3) Từ tính của phân tử
Dựa vào việc một chất chịu tác dụng như thế nào của từ trường, mà phân
chia các chất làm ba loại: chất nghịch từ, chất thuận từ và chất sắt từ.
* Chất nhgịch từ cản đường sức của từ trường mạnh hơn so với chân
không nên bị từ trường đẩy.
* Chất thuận từ để cho đường sức của từ trường đi qua nó dễ dàng hơn so
với chân không, nên từ trường có su hướng kéo dài nó ra.
* Chất sắt từ là chất thuận từ đặc biệt mạnh, đây là tính chất của tinh thể
kim loại sắt. Tính chất từ của sắt thể hiện ở chỗ nó bị nam châm hút, và bản thân
nó cũng trở thành nam châm vĩnh cửu khi có dòng điện một chiều với cường độ
lớn đi qua nó.
Khi đặt vào giữa hai cực của nam châm, chất nghịch từ nằm theo phương
vuông góc với đường sức, chất thuận từ nằm dọc theo đường sức (hình 3.20),
còn chất sắt từ bị nam châm hút hẳn về một cực.

HÌNH 3.20. Chất nghịch từ (a) và chất thuận từ (b) đối với từ trường
Sự khác nhau về từ tính của các chất là do sự khác nhau của từ trường ở
bên trong mỗi chất gây ra. Chúng ta đều biết, electron trong nguyên tử cũng như
bất kỳ điện tích nào khi chuyển động sẽ tạo nên từ trường. Bởi vậy một electron
trong nguyên tử là một nam châm cơ bản. Nó có một momen từ spin tạo nên bởi
sự quay quanh trục riêng của nó và một momen từ obitan tạo nên bởi sự chuyển
động của electron xung quanh hạt nhân nguyên tử.
Đơn vị đo momen từ là maneton Bo, ký hiệu là μ B và bằng:
eh
μB =
4πmC
e và m là điện tích và khối lượng của electron, h là hằng số Plăng, C là
vận tốc ánh sáng.
Momen từ của nguyên tử, phân tử hay ion là tổng véc tơ những momen từ
spin và momen từ obitan của tất cả các electron có trong đó.
Momen từ của những electron ghép đôi ở obitan nguyên tử (AO) hay
obitan phân tử (MO) sẽ bù trừ nhau. Những nguyên tử, phân tử hay ion chỉ gồm
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 131 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
những electron đã ghép đôi có momen từ bằng không nên là chất nghịch từ.
Những nguyên tử, phân tử hay ion có một hay vài electron độc thân luôn có
momen từ vĩnh cửu, nên là chất thuận từ.
Trong trường hợp này nếu momen từ obitan của electron bằng 0 hoặc
không đáng kể, thì momen từ spin tổng hợp μ của nguyên tử, phân tử hay ion
được xác định theo biểu thức:
μ = n ( n + 2) μ B
n là số electron độc thân. Vì vậy xác định momen từ là một việc làm quan
trọng để biết số electron độc thân có trong một chất.
Những đơn chất khí như H2, N2, Cl2, và khí hiếm, những đơn chất rắn như
kim cương, lưu huỳnh và bitmut, những ion có cấu hình electron của khí hiếm,
những hợp chất như CO2, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ là chất nghịch từ vì
trong các chất đó tất cả các electron đều đã ghép đôi.
Những nguyên tử như H, Cl, N, những kim loại như K, Sn, Al,..., nhiều
kim loại chuyển tiếp, những phân tử như NO, NO2, O2 là những chất thuận từ vì
chúng có electron độc thân.
Một vài kim loại như Fe, Co, Ni, một số hợp kim và vài hợp chất có tính
sắt từ. Đặc điểm của chất sắt từ là sau khi đã được đặt vào từ trường nếu bỏ từ
trường đi, nó vẫn còn giữ được từ trường riêng của nó.
Cần chú ý: Tính chất sắt từ là tính chất của mạng lưới tinh thể chứ không
phải là tính chất của nguyên tử, phân tử. Còn tính thuận từ, tính nghịch từ là tính
chất của phân tử, nguyên tử.

2. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ VÀ LIÊN KẾT ION


2.1. Quy tắc bát tử
2.1.1. Các dạng liên kết hoá học
Liên kết hóa học có bốn dạng chủ yếu sau:
- Liên kết cộng hóa trị (liên kết nguyên tử)
- Liên kết ion (liên kết điện hóa trị)
- Liên kết kim loại
- Liên kết hiđro, tương tác Van Đec Van gọi chung là tương tác yếu giữa
các phân tử .
Không có ranh giới phân biệt rõ rệt. Tuy nhiên, để thuận lợi người ta
thường tách riêng từng dạng ra cho dễ nghiên cứu. trong đó liên kết cộng hóa trị
và liên kết ion được nghiên cứu nhiều hơn.
2.1.2. Nhận xét
Heli: có 2e ở lớp thứ nhất (1s2), lớp này đã bão hòa (lớp ngoài cùng) nên
bền.
Các khí hiếm khác có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) bão hòa nên nó cũng
bền.
Vì vậy khí hiếm là hệ mà phân tử chỉ có một nguyên tử, có electron lớp
ngoài cùng bão hòa nên rất ít hoạt động về mặt hóa học (trơ).
Từ các kết quả đưa ra ở trên thấy rằng cấu trúc 8e lớp ngoài cùng là 1 cấu
trúc đặc biệt bền vững.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 132 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2.1.3. Quy tắc bát tử
"Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các
nguyên tử khác để đạt cấu trúc electron vững bền của các khí hiếm với 8e (hoặc
với 2 – giống He) ở lớp ngoài cùng".
Hạn chế của quy tắc này ở chỗ, quy tắc không có tính tổng quát do chỉ áp
dụng được cho một số ít nguyên tố, chủ yếu là các nguyên tố của chu kỳ 2.
2.2. Thuyết electron về hoá trị - Sơ đồ Lewis (thời kỳ tiền cơ học lượng tử)
(Lewis người Mỹ sinh năm 1875 mất năm 1946)
* Nhận xét: Từ quy tắc bát tử nhận thấy có 2 cách để đạt được cấu hình
bền của khí hiếm.
Thứ nhất: Có sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác từ
đó hình thành liên kết ion.
Thứ hai: Có sự góp chung các cặp electron từ đó hình thành liên kết cộng
hóa trị.
Quy tắc bát tử và sự hình thành 2 loại liên kết này là do Lewis đề xuất,
sau này được Langmuir phát triển thành thuyết electron về hóa trị.
Hóa trị ion là số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường (để
thành ion dương) hoặc nhận thêm (để trở thành ion âm) từ đó hình thành nên
khái niệm về hóa trị của nguyên tố và điện tích của ion.
Cộng hóa trị là số cặp electron mà các nguyên tử đem ra góp chung.
2.2.1. Thuyết Lewis
Năm 1916 Lewis đưa ra giả thuyết: Phân tử được tạo ra từ các nguyên tố
phi kim, liên kết hóa học giữa hai nguyên tử được thực hiện bởi cặp electron
dùng chung, nhờ đó mà mỗi nguyên tử đều có được cấu hình lớp ngoài cùng bền
vững của nguyên tử khí hiếm, với 8e.
Electron của mỗi nguyên tử có thể tham gia được vào việc hình thành liên
kết hóa học gọi là electron hóa trị. Đôi electron dùng chung tạo liên kết phải có
spin đối nhau (ngược nhau).
Phân tử Cl2 có một liên kết giữa hai nguyên tử Cl được thực hiện nhờ đôi
electron..dùng.. chung
:Cl
.. : Cl:
.. hay Cl : Cl đôi electron này là đôi electron liên kết, được ký hiệu
là ↑↓ hay ↓↑; các electron còn lại được gọi là các electron riêng.
2.2.2. Sơ đồ cơ bản của liên kết cộng hoá trị
a) Sơ đồ thuần tuý cộng hoá trị
Xét sự hình thành phân tử H2, Cl2, NH3, H2O
.. .. .. ..
. .
:Cl
.. + Cl: .. → :Cl
.. : Cl:
..

Công thức cấu tạo của Cl2: Cl-Cl hay Cl-Cl


Muốn dùng chung các cặp electron, các obitan nguyên tử phải xen phủ
với nhau. Vậy bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự xen phủ các obitan.
Các obitan nguyên tử (AO) muốn tham gian xen phủ được với nhau phải
có 1 e độc thân hoặc không có e.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 133 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Sơ đồ phối tử (liên kết phối trí hay liên kết cho nhận)
Điều kiện: - 1 nguyên tử phải có 2 electron trên 1 AO
- Nguyên tử kia có AO trống
Ví dụ 1: Ion NH 4+ , H3O+
Điện tích (+) được phân bố trên toàn bộ ion NH 4+ thì ion NH 4+ mới bền
vững, chứ không được tập trung ở bất kỳ nguyên tử nào trong hệ NH 4+ (nguyên
lý cực tiểu năng lượng).
Vậy điều kiện để tạo liên kết cộng hoá trị là cả hai nguyên tử đều phải có
electron độc thân ở lớp ngoài cùng (liên kết cộng hoá trị thuần tuý) hoặc một
nguyên tử có cặp electron không liên kết còn nguyên tử kia phải có A0 trống
(liên kết cộng hoá trị phối trí).
c) Electron liên kết, electrron không liên kết (không phân chia)
Cặp electron liên kết còn gọi là cặp electron chung, cặp electron không
liên kết còn gọi là cặp electron riêng.
Ví dụ 2: trong phân tử NH3 có 3 cặp electron liên kết giữa nitơ và hiđro,
có một cặp electron không liên kết nằm tại nguyên tử nitơ. Đối với phân tử H2O
có 2 cặp electrron liên kết giữa oxi và hidro, nguyên tử oxi có 2 cặp electron
không liên kết.
d) Liên kết đơn, liên kết bội (đôi, ba)
Giữa hai nguyên tử tham gia liên kết với nhau có một cặp electron dùng
chung thì gọi là liên kết đơn, có hai cặp electron dùng chung là liên kết đôi và có
ba cặp electron dùng chung là liên kết ba.
Ví dụ 3: Trong phân tử Cl2, giữa hai nguyên tử Cl có một cặp dùng chung
ta có liên kết đơn. Trong phân tử CO2 có hai cặp dùng chung giữa C và O, còn
trong N2 thì có ba cặp dùng chung giữa hai nguyên tử nitơ.
Cl − Cl ; O=C=O; N≡N
2.2.3. Biểu diễn liên kết cộng hóa trị bằng ô lượng tử
Dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử và dùng ô lượng tử ()
để biểu diễn 1 A0.
- Quy ước: ↑ ↑↓
Liên kết CHT: Liên kết phối trí: ↓

Ví dụ 4: xét H2S
H: 1s1 S: [Ne] 3s23p4
S 3s ↑↓ 3p ↑↓ ↑ ↑ H–S–H

↑ ↑
H H

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 134 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3s 3p
Xét HClO Cl: ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑
H – O − Cl
O 2s ↑↓ 2p ↑↓ ↑ ↑
↑ H
Từ các ví dụ trên nhận thấy cách biểu diễn này nặng nề về mặt hình thức,
không mô tả được cấu trúc thực của phân tử, do có nhiều cách biểu diễn khác
nhau.
* Trạng thái hóa trị của một nguyên tử là trạng thái giả định của nguyên
tử dùng để giải thích cấu tạo thực của phân tử.
Trạng thái hóa trị không phải là trạng thái thực.
Ví dụ 5: CH4 : Giải thích 4 liên kết cộng hoá trị của C thì phải dùng trạng
thái giả định.
C: ↑↓ ↑ ↑ ↑↓ C*: ↑ ↑ ↑ ↑
Trạng thái cơ bản Trạng thái hóa trị

C* 2s ↑ ↑ ↑ ↑ H
H C H
↑ ↑ ↑ ↑ H

Ví dụ 6: PCl3 và PCl5

P: 3s ↑↓ 3p ↑ ↑ ↑ Cl P Cl
*
Cl* Cl* Cl Cl
Với PCl5; cấu hình electron của P ở trạng thái cơ bản như sau:

P: ↑↓ ↑ ↑ ↑
↑↓
3s 3p 3d
Khi được kích thích 1e ở obitan 1s nhảy lên obitan 3d, lúc này P ở trạng
thái kích thích (trạng thái hóa trị) có 5e độc thân, cả 5e này đều tham gia tạo liên
kết với các nguyên tử Cl để hình thành phân tử PCl5.
3s 3p 3d
P ↑ ↑ ↑ ↑ ↑
*

* * * *
Cl* Cl Cl Cl Cl

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 135 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong các ví dụ trên, ở trạng thái hóa trị, các electron độc thân (electrron
hóa trị) tăng lên, ngược lại cũng có thể ghép đôi để được các ô lượng tử trống ở
trạng thái hoá trị.
* Hạn chế:
Với các chất có liên kết đôi, ba, nhiều khi phải dùng nhiều cấu trúc giới
hạn, không có thực để mô tả một cách nặng nề phân tử.
Không giải thích và tiên đoán được cấu trúc hình học của phân tử, sự khác
nhau cơ bản về liên kết π và liên kết σ.
Không giải thích được 4 liên kết đơn là như nhau trong phân tử metan.
Không giải thích được trong phân tử H 2+ liên kết chỉ có 1e và phân tử O2
lại có tính thuận từ (theo Lewis thì O2 không có electrron độc thân nên là phân
tử nghịch từ).
2.2.4. Phân loại liên kết cộng hóa trị
Căn cứ vào vị trí của cặp electron dùng chung so với hai hạt nhân nguyên
tử tham gia liên kết, mà phân chia liên kết thành hai loại.
a) Liên kết cộng hóa trị không phân cực (hay không có cực)
Cặp electron dùng chung nằm ở giữa khoảng cách hai hạt nhân nguyên
tử. Đó là liên kết trong các phân tử đơn chất như H2, Cl2, N2, ...hoặc giữa hai
nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau thì độ âm diện của chúng phải bằng
nhau.
b) Liên kết cộng hóa trị có cực (hay phân cực)
Cặp electron dùng chung nằm lệch về phía nguyên tử của nguyên tố phi
kim có độ âm điện mạnh hơn (có tính phi kim mạnh hơn). Đó là liên kết hóa học
hình thành trong các phân tử như H2O, NH3, CH4, ...
2.2.5. Tính định hướng không gian của liên kết cộng hóa trị
Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron dùng chung (đôi electron dùng
chung) được phân bố ở khoảng không gian giữa hai hạt nhân tham gia liên kết.
Vì vậy chúng ta nói: Liên kết cộng hóa trị có tính định hướng không gian.
Từ đặc điểm này mà số nguyên tử liên kết với một nguyên tử cho trước bị
hạn chế bởi hóa trị của nguyên tử đó. Đây chính là nguyên nhân gây ra tính bão
hòa của liên kết cộng hóa trị.
Trong hợp chất giữa Cl và H, chỉ có một nguyên tử H liên kết với một
nguyên tử Cl tạo thành HCl, không thể có nhiều hơn một nguyên tử H liên kết
vơi một nguyên tử Cl.
2.3. Sự phân cực của liên kết cộng hóa trị. Sự tạo thành liên kết ion
2.3.1. Thuyết Côxen
Năm 1916, Côxen đưa ra giả thuyết: Trong các phản ứng hóa học xác định,
các nguyên tử có xu hướng thu thêm hay nhường bớt electron để đạt tới cấu
hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm với 8e ở lớp ngoài cùng. Các
nguyên tử đó trở thành ion, chúng hút nhau tạo thành hợp chất có liên kết ion.
Đối với phân tử 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều thì phân tử bị
phân cực hoá, kết quả tạo thành 2 ion:
A. + .B → A+ + :B- (B có độ âm điện hơn A)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 136 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2 ion hút nhau tạo nên phân tử ion AB (liên kết được tạo nên do tương tác
tĩnh điện giữa các ion).
Ví dụ 7: Na + 1/2Cl2 → NaCl
Na − 1e → Na + ⎫⎪
− ⎬
⇒ Na + + Cl − → NaCl
Cl + 1e → Cl ⎪⎭
Để có 8e ở lớp ngoài cùng, nguyên tử kim loại nhường bớt một số
electron ở lớp vỏ hoá trị để trở thành ion dương:
M − ne → M n +
Trong thực tế, thường gặp n = 1 (kim loại kiềm); n = 2 (kim loại kiềm thổ,
Zn, Fe, ...); các trường hợp khác ít gặp hơn, như n = 3 (Al, Cr); ...
Trong khi đó phi kim thu thêm 1e (do nguyên tử phi kim vốn đã có nhiều
electron hoá trị ở vỏ) để trở thành ion âm:
X + ne → X n−
Thực tế, chủ yếu xảy ra trường hợp n = 1 (các nguyên tử của các nguyên tố
halogen). Với n ≥ 2 , các ion âm ít có khả năng tồn tại do có sự đẩy lẫn nhau giữa
các electron ở vỏ làm cho ion kém bền ( Trongbảng 3.2), các ion này được đặt
trong ngoặc đơn).
Ví dụ 8: Không có ion O2- mà chỉ có ion OH- do ion O2- kết hợp với ion
H+ mà thành.
BẢNG 3.6. Một số ion đơn nguyên tử của một số nguyên tố phân nhóm chính

Nhóm
I II III IV V VI VII
Li+ Be2+ (N3-) (O2-) F-
Na+ Mg2+ Al3+ (P3-) (S2-) Cl-
K+ Ca2+ Br-
Rb+ Sr2+ I-
Cs+ Ba2+

Liên kết ion chỉ là trường hợp giới hạn (sự phân cực hoá) của liên kết
cộng hóa trị. Thực tế không có liên kết ion 100%. Ví dụ liên kết ion của NaF chỉ
đạt được 91%; NaCl: 85%.
Dựa vào hiệu độ âm điện để xét đặc tính ion của một liên kết đơn:
Giả sử có hợp chất AB, có χ B > χ A khi đó liên kết phân cực từ A sang B
A → B-: Hiệu độ âm điện χ B − χ A = 1,8 ÷ 3,2 → thì % ion = 55% → 92%
+

Với χ B − χ A > 1,7 coi liên kết A − B là liên kết ion


χ B − χ A < 1,7 coi liên kết A − B là liên kết cộng hóa trị.
μ tn
Để tính % ion của 1 liên kết, dựa vào biểu thức: δ (%) = × 100
μ lt

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 137 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chúng ta cùng nhau trả lời câu hỏi: Tại sao nguyên tử A lại nhường
electron cho nguyên tử B? Nguyên nhân nào gây ra? Có mối quan hệ gì giữa
liên kết cộng hoá trị và liên kết ion không?
Xét một số phân tử dạng:
A2 gồm các phân tử H2, Cl2, Na2 có công thức electron:
H : H
Cl : Cl
Na : Na
Các cặp electron dùng chung nằm giữa hai hạt nhân, vậy các phân tử H2,
Cl2, Na2 là phân tử không phân cực, μ A = 0 .
2

AB gồm HCl, NaCl có công thức electron:


H : Cl
Na :Cl
Chúng ta thấy, do sự chênh lệch về độ âm điện mà cặp electron dùng
chung ở phân tử NaCl lệch hẳn về Cl. Chính điều này cho thấy khi có sự phân
cực mạnh cặp electron dùng chung mà liên kết cộng hoá trị biến thành liên kết
ion.

2.3.2. Một số đặc điểm của liên kết ion và hợp chất ion
a) Lực liên kết là lực tĩnh điện
Do các ion tích điện trái dấu hút nhau tạo ra hợp chất ion. Lực liên kết
trong hợp chất ion chủ yếu là lực tĩnh điện
b) Không có tính định hướng không gian và không có tính bão hòa
Nếu coi các ion có dạng hình quả cầu. Lực tĩnh điện mà các ion tác dụng
được phân bố đều về tất cả các phương. Vì thế mà lực tương tác tĩnh điện không
có tính định hướng không gian từ đó không có tính bão hòa.
Liên kết ion không có tính định hướng không gian, tức là mỗi ion có thể
hút về mình các ion trái dấu theo một phương bất kỳ.
Liên kết ion không có tính bão hoà, tức là 1 ion (+), có thể liên kết với
nhiều ion âm (-) quanh nó và ngược lại.
Từ 2 đặc điểm này cho kết quả là một ion được bao quanh nó bởi một số
ion tích điện trái dấu. Kết quả các phân tử ion có xu hướng liên kết với nhau
mạnh mẽ để tạo thành mạng lưới tinh thể ion ở trạng thái rắn có nhiệt độ nóng
chảy cao. Trong mạng lưới tinh thể này không thể nhận biết được từng phân tử
riêng rẽ. Nên việc viết công thức hợp chất ion như vẫn thường dùng, như NaCl,
MgO, CaCl2,..., Chỉ là quy ước. Các công thức này được gọi là công thức kinh
nghiệm.
c) Luôn trung hoà về điện
Hợp chất ion khi viết dưới dạng công thức thực nghiệm hay khi xét cho cả
mạng tinh thể, đều trung hoà về điện.
Ví dụ 8: xét công thức MgCl2, ta thấy :
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 138 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Tổng các điện tích dương và âm bằng không, tức là phân tử được biểu
diễn bằng công thức kinh nghiệm trung hoà điện . Nếu xét trong cả mạng tinh
thể MgCl2 cũng có sự trung hoà điện.

3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THUYẾT LIÊN KẾT HÓA TRỊ (thuyết VB)
Thuyết liên kết hóa trị, là một trong số ít thuyết được áp dụng tương đối
rộng rãi hiện nay. Nhà bác học Mỹ L. Pauling (hai lần được giải Noben) là một
trong số các nhà khoa học có công xây dựng và phát triển thuyết này.
Ưu điểm lớn nhất của thuyết này là mô hình của nó đơn giản, dễ nhớ và
giải thích thành công hình dạng cơ bản của phân tử. Nhưng hạn chế ở chỗ không
giải thích được sự tồn tại của ion phân tử H 2+ và tính thuận từ của phân tử O2.
3.1. Một số luận điểm cơ sở của thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB hay
thuyết cặp electron)
1) Trong phân tử, các electron vẫn chuyển động trên các obitan nguyên tử
(AO). Khi 2 AO hóa trị của 2 nguyên tử xen phủ với nhau để tạo ra liên kết hóa
học thì vùng xen phủ đó là vùng chung cho cả 2 nguyên tử.
2) Một liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử được đảm bảo bằng 1 đôi
electron có spin đối song (↑↓ hoặc ↓↑); Trong trường hợp chung đôi electron
đó gồm 2 electron thuộc 2 nguyên tử riêng rẽ (1 nguyên tử phải có ít nhất 1 AO
có 1 e độc thân) trước khi tham gia liên kết.
3) Trong sự xen phủ các AO tạo ra liên kết hoá học giữa 2 nguyên tử,
phương được ưu tiên là đường nối tâm 2 hạt nhân (thuyết hóa trị định hướng).
4) Trong sự xen phủ đó nếu 1 AO xen phủ với AO kia mạnh hơn thì liên
kết hóa học sẽ bền hơn (nguyên lí xen phủ cực đại).
5) Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử không thể hình thành được nếu có 1
electron hoặc 3e trở nên (tính bão hòa của liên kết cộng hóa trị).
Như vậy, theo thuyết VB, không thể có ion phân tử H 2+ (có 1e) hoặc H 2−
( có 3e).
3.2. Một số thuyết trong phạm vi thuyết VB
3.2.1. Thuyết Spin về hóa trị
Hóa trị là một trong những khái niệm quan trọng của hóa học. Vì vậy khi
bàn đến vấn đề này thì cần phải biết: Hóa trị luôn được xét trong một phạm vi
nhất định. Hóa trị đề cập trong chương này là cộng hóa trị tức là hóa trị của các
nguyên tử trong hợp chất cộng hóa trị.
a) Nội dung
Số electron độc thân của nguyên tử ở trạng thái đang xét (trạng thái hóa
trị) xác định số đơn vị hóa trị của nguyên tử đó.
Thuyết spin về hóa trị dùng để dự đoán những trạng thái hóa trị có thể có
của một nguyên tử trong phân tử ở trạng thái đang xét. Thuyết này không dùng
để xác định hóa trị của một nguyên tử cụ thể nào đó trong phân tử, vì muốn biết
hóa trị cần phải xác định được đúng công thức cấu tạo của phân tử đang xét.
b) Xét các trường hợp cụ thể
* Xét các nguyên tố chu kỳ 2: Các nguyên tử của các nguyên tố này có
cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s1-22p1-6
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 139 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Số AO hóa trị của các nguyên tố chu kỳ 2 là 4:
2s 2px 2py 2pz

Do đó nguyên tử của các nguyên tố chu kỳ 2 có nhiều nhất 4e độc thân.


Vậy Số đơn vị hóa trị tối đa của các nguyên tử của các nguyên tố thuộc
chu kỳ 2 là 4.
Ví dụ 9: Cacbon có cầu hình e : 1s2 2s22p2
C ↑↓ ↑ ↑ ΔE = hv C* ↑ ↑ ↑ ↑
Ở trạng thái cơ bản C có 2e độc thân, vậy C có hóa trị 2; Ở trạng thái hóa
trị C có 4 e độc thân, vậy C có hóa trị 4.
Ví dụ 10: Nitơ có cấu hình e : 1s22s2 2p3
↑↓ ↑ ↑ ↑

Trạng thái cơ bản, N có 3e độc thân nên N có hóa trị 3.


N có hoá trị 4 khi cặp electron riêng tham gia tạo liên kết phối trí với một
nguyên tố khác có AO trống. Cũng có thể giải thích hóa trị 4 của nitơ bằng cách
nitơ nhường 1 electron để trở thành N+ có cấu hình:
N+: ↑ ↑ ↑ ↑
Vậy hoá trị tối đa của N là 4 và trong 4 liên kết đã tạo thành thì 1 liên kết
là liên kết phối trí, ví dụ: NH 4+ , HNO3, NO3− , ...

+
H O
H N→H H–O–N
H O

Vì vậy, không thể nói nitơ có hoá trị 5 nhưng có thể nói số oxi hoá của nitơ
cao nhất bằng năm thì lại đúng.
Ví dụ 11: Nguyên tử O
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là: 1s2 2s22p4
Số electron được phân bố trên các AO: ↑↓ ↑↓ ↑ ↑
Vậy O có hóa trị 2 (ở TTCB). Oxi cũng có thể có hóa trị một khi oxi ở
trạng thái kích thích, hay trạng thái hóa trị (O*), O*
Ở trạng thái này (O*), O* có một obitan trống nên có khả năng tạo thành
liên kết phối trí với một nguyên tử khác có 1 cặp electron không liên kết, như
trong ion NH 4+ , HNO3 .
Ví dụ 12: Nguyên tử F, có cấu hình electron 1s2 2s22p5 chỉ có hoá trị 1

* Xét các nguyên tố thuộc chu kỳ III 3s 3p 3d


Các nguyên tố này có 9 AO hoá trị

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 140 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Do đó, về nguyên tắc có 9e độc thân dẫn tới hóa trị tối đa phải là 9. Số e
tối đa ở lớp ngoài cùng là 8, nhưng các nguyên tố thuộc chu kỳ III hóa trị cao
nhất đạt được chỉ bằng 7.
Ví dụ 13: P [Ne]3s2 3p33d0
↑↓ ↑ ↑ ↑ 3d ΔE = hν ↑ ↑ ↑ ↑ ↑
3s 3p

TTCB TTHT
Có 3e độc thân → có hoá trị 3 Có 5e độc thân → có hoá trị 5
Xét tương tự thì lưu huỳnh có các hóa trị là 2, 4, 6 còn Clo và các halogen
có hóa trị là 1, 3, 5, 7 (trừ Flo chỉ có hóa trị 1)
Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có hóa trị tối đa là 7
Khi xét quá trình hình thành liên kết hóa học theo quan điểm của VB,
người ta đã khái quát thành:
“Số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử đã tham gia cho biết số đơn vị hóa
trị của nguyên tử đó ở trạng thái đang xét”.
Ví dụ 14: Xét phân tử NH3 thì N có hóa trị 3, còn với NH 4+ thì N có hóa
trị 4. Từ đó thấy rằng: “Muốn xác định được hóa trị của nguyên tử thì bắt buộc
phải xác định được cấu tạo của phân tử”.
Từ những điều trình bày ở trên nhận thấy:
1. Hóa trị là 1 khái niệm có tính quy ước nên việc xác định số đơn vị hóa
trị của một nguyên tử ở 1 trạng thái nào đó cũng chỉ có tính quy ước, do đó xét
hoá trị cần phải dựa vào 1 chất cụ thể.
2. Trong hóa học ngoài hóa trị người ta còn đưa vào các khái niệm giả
định như: số ô xi hóa, điện tích hình thức, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà dùng
khái niệm nào cho phù hợp.
3. Thuyết spin về hoá trị có một số vai trò sau:
+ Sử dụng đơn giản nên được dùng rộng rãi trong hóa học vô cơ và hữu
cơ.
+ Giúp giải thích tương đối thỏa đáng các cơ chế về việc hình thành và bẻ
gãy các liên kết hoá học.

3.2.2. Thuyết hóa trị định hướng

a) Nội dung
Trong phân tử hướng được ưu tiên cho việc hình thành liên kết hóa học là
đường nối tâm 2 hạt nhân.
Do có sự định hướng này mà phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên thì có hình
dạng, độ dài liên kết và góc liên kết (điều này là đương nhiên) xác định.
b) Áp dụng
Một trong những tính chất về phân tử mà thực nghiệm phát hiện được là
góc liên kết. Dựa vào thuyết hóa trị định hướng có thể giải thích được các kết
quả thực nghiệm.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 141 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 15: Xét phân tử H2S
Thực nghiệm xác định được phân tử H2S có góc HSH ≈ 920. Hãy giải
thích?
Trả lời:
Lưu huỳnh có cấu hình electron là: [Ne] 3s23p4. S có 6 electron hoá trị
được phân bố trong 4 AO:
Hiđro có cấu hình electron là: 1s1
Theo thuyết VB, 2 electron độc thân của S đã tạo với 2 electron của 2
nguyên tử H 2 liên kết S−H. 2 AO có 2 electron độc thân này có trục vuông góc
với nhau (giả sử AO - 3px, AO - 3py), tức tạo với nhau góc 900. Vì AO - s có đối
xứng cầu, nên vùng xen phủ của AO - s với AO - 3p sẽ phân bố trên trục của
AO - p tương ứng. Tức là góc của H2S phải bằng 900, tuy nhiên 2 vùng xen phủ
này có mật độ electron cao nằm cạnh nhau (do độ âm điện của S lớn) sẽ đẩy
nhau.

HÌNH 3. 21. Góc liên két trong H2S theo thuyết hoá trị định hướng
Sự đẩy mạnh nhau này làm cho góc HSH mở rộng ra, kết quả góc đó bằng
0
92 như kết quả thực nghiệm, minh hoạ ở hình 3.21.
Cùng nhóm VIA với S còn có Se, Te đều tạo hợp chất với H là H2Se,
H2Te có góc tương ứng là HSeH ≈ 910, HTeH ≈ 900.
3.2.3. Nguyên lý xen phủ cực đại
a) Mở đầu
Nguyên lý xen phủ cực đại là một phần quan trọng của thuyết VB. Thuyết
này giúp cho việc mở rộng hơn nữa khả năng áp dụng của thuyết VB trong việc
giải thích các kết quả thực nghiệm.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 142 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Để hiểu được phần này, cần nhớ thuyết VB cho rằng liên kết hoá học giữa
2 nguyên tử hình thành được là do có sự xen phủ của 2 AO hóa trị, mỗi AO có 1
electron độc thân. Để hình dung rõ điều này, chúng ta xét một số giai đoạn trong
quá trình hình thành phân tử H2 từ 2 nguyên tử H tự do, hình 3.22.

HÌNH 3.22. Quá trình hình thành H2 từ các nguyên tử H


*) 2 nguyên tử H ở các giai đoạn (1), (2), (3).
**) 2 AO (2 hàm sóng) của 2 nguyên tử H ở các giai đoạn tương ứng.
(1) Khi 2 nguyên tử H ở xa nhau.
(2) Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau, khi này có sự xen phủ 2 AO
nhưng chưa tới mức độ tạo ra liên kết đủ bền.
(3) 2 nguyên tử tiến lại gần nhau, khi khoảng cách giữa 2 hạt nhân là R0,
sự xen phủ khi này đủ mạnh, tạo liên kết đủ bền, phân tử H2 được hình thành và
tồn tại.
Từ đó có thể kết luận: Mức độ xen phủ 2 AO của 2 nguyên tử tham gia
liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Vì vậy có thể nói: Liên kết hóa học
được tạo ra càng bền, nếu sự xen phủ giữa 2 AO càng mạnh.
Cũng cần lưu ý là hai hạt nhân không thể tiến lại gần nhau với một khoảng
cách nhỏ hơn R0, vì khi đó lực đẩy giữa các hạt nhân với nhau và lực đẩy giữa
các electron với nhau mạnh hơn lực hút giữa các hạt nhân và các electron làm
cho năng lượng của hệ phân tử tăng đột biến (hình 3.1 và 3.2), hệ trở nên không
bền. Vi phạm nguyên lý cực tiểu về năng lượng.
b) Nội dung
Trong sự xen phủ 2 AO để tạo thành 1 liên kết, thì liên kết sẽ được phân
bố theo 1 hướng nào đó mà mức độ xen phủ các AO để tạo liên kết đó có giá trị
cực đại.
Chú ý: Sự xen phủ cực đại này chỉ thực hiện được với các thuỳ có cùng
dấu của AO và định hướng theo một phương xác định.
Ví dụ 16: Trị số năng lượng liên kết của một số liên kết như sau: F−F là
158; Cl−Cl là 243; H−H là 436 (kJ/mol).
1) Giả thiết trong sự hình thành liên kết có sự xen phủ :
H2: 2 AO - 1s; F2: 2 AO - 2pz; Cl2: 2 AO -3pz. Hãy dùng hình ảnh tương
tự như ở hình ảnh của hình 3.22 để mô tả mức độ xen phủ các AO tạo liên kết
trong 3 phân tử đó.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 143 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2) Trị số năng lượng liên kết và mô tả ở 1) có gợi ý gì cho việc xếp thứ tự
hoạt động của các phân tử trên. Hãy đưa ra sự sắp xếp đó?
Trả lời
1) Chúng ta ký hiệu khoảng không gian trong đó có sự xen phủ 2 AO để
tạo liên kết trong H2 là S1, trong F2 là S2 còn trong Cl2 là S3, ta có:
S1 > S3 > S2 ( các bạn sinh viên tự vẽ hình)
2) Từ kết quả trên cho thấy mức độ hoạt động hoá học ở cùng một điều
kiện như nhau là: F2 > Cl2 > H2
Nguyên nhân là do năng lượng liên kết càng bé (càng thấp), phân tử càng
kém bền, liên kết càng dễ bị cắt đứt thì càng dễ tạo ra nguyên tử có khả năng
hoạt động mạnh hơn phân tử.
3.2.4. Thuyết lai hóa (sự lai hóa các AO)
a) Khái niệm
Lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính (trộn lẫn) của các AO hóa trị thuần khiết
của cùng một nguyên tử trong phân tử chỉ có số lượng tử phụ (l) khác nhau để
tạo ra các AO mới được có năng lượng bằng nhau.
b) Một số đặc điểm
+ Điều kiện để các AO hóa trị tham gia lai hóa được với nhau là phải có
năng lượng gần bằng nhau. Từ đó các AO lai hóa phải thuộc cùng một lớp (có
cùng số lượng tử chính n) hoặc thuộc hai phân lớp gần nhau (khác nhau số
lượng tử phụ l ).
+ Số AO lai hóa thu được bằng số các AO thuần khiết tham gia tổ hợp
tuyến tính.
+ Các AO lai hóa thu được là các AO suy biến, tức là các AO này có cùng
năng lượng.
+ Về mặt hình học các AO lai hóa có hai thùy (hai đầu) ngược nhau, một
thùy nở rộng (thùy to) còn thùy kia thu hẹp (thùy nhỏ).
c) Các dạng lai hóa cơ bản
Trong thực tế, thường xét hợp chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2. Các
AO hóa trị của mỗi nguyên tử của nguyên tố chu kỳ 2 là 2s, 2px, 2py, 2pz. Chúng
ta xét các dạng lai hóa có các AO hóa trị này tham gia.
* Dạng lai hóa sp (lai hoá thẳng): Góc liên kết 1800
Lai hoá sp: Lai hóa sp là lai hóa trong đó một AO-s tổ hợp tuyến tính với
một AO-p (thường dùng AO-pz) tạo ra hai AO lai hóa, Ký hiệu là AO-sp.
Có thể hình dung quá trình lai hóa đó xảy ra như sau
E 2p 2p 2 p 2p 2 p
z x y x y

↑ ↑ ↑ ↑ ↑
2pz Lai hóa sp
↑ ↑

2s 2AO-sp
Giản đồ năng lượng 2 AO lai hóa sp
HÌNH 3. 23. Giản đồ năng lượng biểu diễn quá trình lai hoá sp

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 144 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Biểu diễn hình dạng và sự phân bố không gian của các AO lai hóa, hình
3.25
Hệ tọa độ biểu thị 3 AO - px, py, pz được minh họa ở hình 3.24. AO - pz
đối xứng trên trục z, AO - s có đối xứng cầu. Tổ hợp tuyến tính (trộn lẫn) 2 AO
này ta được 2 AO mới cùng nằm trên trục z nhưng ngược nhau và tạo thành góc
1800, do đó lai hóa sp còn gọi là lai hóa đường thẳng. 2 AO này có hình dạng
giống nhau một thùy mở rộng còn một thùy thu hẹp (hình 3.25)

HÌNH 3.24. Hệ tọa độ của 3AO: x, y, z.

HÌNH 3.25. Hình dạng và sự phân bố các AO lai hóa sp


a) AO - s lai hóa với AO - pz
b) AO lai hóa thu được: (1) AO lai hóa sp thứ nhất, di1
(2) AO lai hóa sp thứ 2, di2
(3) Cả 2 AO di1, di2 cùng được đặt trên một
đường thẳng (trục z)
Nhận xét:
1. 2AO lai hóa sp1, sp2 chung nhau trục z và nằm cùng trên 1 đường
thẳng, do đó lai hóa sp còn gọi là lai hóa đường thẳng’.
2. Vì 1AO-s ± 1AO-p → 2AO-sp có 50% giống AO-s và 50% giống AO-
p.
3. Phương trình toán học của hai AO lai hóa sp
1
sp a = (s + p z ) (*)
2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 145 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1
spb = (s − pz ) (**)
2
s và p z lần lượt là các AO-s và AO-pZ.
4. Lai hóa sp được dùng để giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong
các phân tử BeH2, C2H2, và các nguyên tử mang một liên kết 3 hoặc hai liên kết
đôi trong phân tử.

* Dạng lai hóa sp2 (lai hóa tam giác): Góc liên kết 1200
Lai hoá sp2: Lai hóa sp2là lai hóa trong đó một AO-s tổ hợp tuyến tính với
hai AO-p (thường chọn là AO-px hoặc AO-py)tạo ra ba AO lai hóa, ký hiệu là
sp2.
Nhận xét:
1. Tương tự như AO lai hóa sp, AO-sp cũng bị biến dạng so với AO cơ
bản, một thùy mở rộng và một thùy thu hẹp hình 3.27).
2. Ba AO-sp2 có ba trục của nó cùng nằm trong một mặt phẳng, góc tạo
bởi hai trục của hai AO cạnh nhau là 1200. Do đó lai hóa sp2 được gọi là lai hóa
tam giác. ký hiệu các AO lai hóa sp2 lần lượt là spa2 , spb2 , spc2 , (hình 3.27).
Có thể hình dung quá trình lai hóa đó như sau

E
AO-p AO-p

Lai hóa sp2


AO-s 3AO-sp2

HÌNH 3.26. Giản đồ năng lượng biểu diễn quá trình lai hóa - sp2

Hình dạng và sự phân bố không gian các AO lai hóa sp2 (hình vẽ trên)

(1) (2) (3)


HÌNH3.27. Sự phân bố không gian các AO lai hoá sp2

(1) 3 trục toạ độ của các 3AO - px, py, pz


(2), (3) hình ảnh của 3 AO lai hóa và các trục t1, t2, t3 tương ứng với các
AO - spa2 , spb2 , spc2 . Các trục (t1, t2, t3) này nằm trong mặt phẳng xy là mặt phẳng
vuông góc với mặt phẳng giấy chứa trục z.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 146 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3. Biểu thức toán học của mỗi AO là:
sp a2 = 1 s + 2 py
3 3

spb2 = 1 s − 1 p y + 1 px
3 6 2
spc2 = 1 s − 1 p y − 1 px
3 6 2
4. Lai hóa sp2 được áp dụng để giải thích liên kết hóa học trong các phân tử
anken CnH2n (n ≥2), benzen C6H6, các nguyên tử mang một liên kết đôi trong
phân tử, như BX3 (X là các nguyên tố Halogen), C2H4 ..., NO2, SO2, các ion như
CO32− , NO32− , ...
* Dạng lai hóa sp3 (lai hóa tứ diện): Góc liên kết 109028′
Lai hoá sp3: Lai hóa sp3 là lai hóa trog đó một AO-s tổ hợp tuyến tính với
ba AO-p tạo ra bốn AO mới có cùng năng lượng được gọi là lai hóa sp3.
Có thể hình dung quá trình lai hóa đó như sau, hình 3.28.
E

AO-p
Lai hóa
AO-s 4AO-sp3

HÌNH 3.28. Giản đồ năng lượng biểu diễn quá trình lai hóa - sp3
Nhận xét:
1. Hình dạng của mỗi AO lai hóa sp3 cũng tương tự hình dạng AO lai hóa
sp, sp2 xét ở trên. 4 AO lai hóa sp3 hướng ra 4 đỉnh của hình tứ diện đều mà tâm
của tứ diện là nguyên tử (chính xác hơn là hạt nhân nguyên tử) có các AO lai
hóa. Do đó lai hóa sp3 được gọi là lai hóa tứ diện.

(1) (2) (3)

HÌNH 3.29. Sự phân bố không gian các AO - sp3


(1) : Quy ước hệ trục tọa độ
(2) và (3): Sự định hướng không gian của 4 AO - sp3
Các góc ở đỉnh của hình tứ diện (góc T) đều bằng nhau và bằng 109028′
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 147 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2. Biểu thức toán học của mỗi AO lai hoá sp3 là:

te1 = spa3 =
1
(s − p x − p y + p z )
2

te2 = spb3 =
1
(s − p x + p y − p z )
2

te3 = spc3 =
1
(s + p x + p y + p z )
2
te4 = spd3 = (s + p x − p y − p z )
1
2

3. Lai hóa sp3 dùng để giải thích liên kết hóa học trong các ankan CnH2n +2
như CH4, ngoài ra lai hoá sp3 còn dùng để áp dụng cho các phân tử như H2O,
NH3, SnCl4, ..., các ion như SO42− , PO43− ,...
d) Một số dạng lai hóa khác
Lai hóa sp2d: Lai hóa sp2d là lai hóa trong đó một AO - s tổ hợp tuyến
tính với 2 AO - p và một AO - d tạo ra 4 AO lai hoá, ký hiệu là sp2d
Dạng hình học của lai hóa sp2d: Vuông phẳng
Lai hóa sp3d: Lai hóa sp3d là lai hóa trong đó một AO - s tổ hợp tuyến
tính với ba AO - p và một AO - d tạo ra 5 AO lai hóa, Ký hiệu là sp3d.
Dạng hình học của lai hóa sp3d: lưỡng tháp tam giác.
Lai hóa sp3d2: Lai hoá sp3d2 là lai hóa trong đó một AO - s tổ hợp tuyến
rính với ba AO-p và hai AO-d tạo ra sáu AO lai ôas, Ký hiệu là sp3d2.
Dạng hình học của lai hóa sp3d2: hình bát diện đều.
Chú ý: - Lai hóa trong: Là trường hợp các AO (n - 1)d, ns, np của cùng
một nguyên tử (hoặc ion) lai hoá với nhau. AO - d tham gia vào lai hoá này
thuộc lớp bên trong của AO - s và AO - p, đó là các trường hợp dsp2, dsp3, d2sp3.
- Lai hóa ngoài: Là trường hợp các AO - ns, np, (n + 1)p của cùng
một nguyên tử (hoặc ion) tổ hợp tuyến tính với nhau. AO - (n +1)d tham gia vào
lai hóa nằm ở lớp ngoài so với AO - ns, np, do đó AO - (n + 1)d có năng lượng
cao hơn AO - ns, np. Vì vậy sự lai hóa này khó thực hiện hơn so với lai hóa
trong. Đó là các trường hợp sp2d, sp3d, sp3d2.
e) Đặc điểm của các liên kết hóa học do AO lai hóa thực hiện.
Các AO lai hóa bao giờ cũng được phân bố trên các trục, nên có đối xứng trục
vì vậy các liên kết có AO lai hóa tham gia đều là liên kết ?.
Các AO lai hóa có một thùy được mở rộng, nên sự xen phủ của các AO
lai hóa khi tham gia liên kết hóa học thuận lợi hơn AO không lai hóa (AO thuần
khiết), do đó các liên kết có AO lai hóa tham gia bền hơn các liên kết khác
(nguyên lí xen phủ cực đại).
3.3. Liên kết xich ma, liên kết pi. Sơ đồ hóa trị sự chồng chất sơ đồ hóa trị
a) Liên kết xich ma, liên kết pi
Trong phần này chúng ta dùng thuyết VB để giải thích sự hình thành các
liên kết cụ thể trong hóa học.
Trước hết cần thống nhất một số khái niệm

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 148 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Theo thuyết VB, liên kết hóa học giữa hai nguyên tử được hình thành do
sự xen phủ của hai AO hóa trị của hai nguyên tử liên kết với nhau. Theo nguyên
lý xen phủ cực đại và thuyết hóa trị định hướng, vùng xen phủ của các AO, tức
liên kết hóa giữa hai nguyên tử phải được phân bố có định hướng, tức là theo
một trục xác định, gọi là trục liên kết; hay vùng được giới hạn bởi mặt phẳng,
gọi là mặt phẳng liên kết.
Để sự xen phủ các AO dẫn đến sự hình thành các liên kết hóa học, có 3
điều kiện cần được thoả mãn đồng thời:
- Các AO tham gia xen phủ để tạo thành liên kết hóa học cần phải có năng
lượng xấp xỉ nhau (tức là gần nhau về mặt năng lượng).
- Các AO phải phù hợp nhau về tính đối xứng.
Trong thực tế chỉ có thể xen phủ 2 AO-px với nhau, không thể có sự xen
phủ 1AO-px với 1AO-py vì trục của 2 AO này vuông góc với nhau.
- Độ xen phủ giữa hai AO phải đủ lớn.
* Liên kết xich ma: Liên kết hóa học giữa hai nguyên tử mà vùng xen phủ
của 2 AO được phân bố dọc đường nối tâm 2 hạt nhân của hai nguyên tử đó,
được gọi là liên kết xích ma, ký hiệu là σ.
Đường nối tâm 2 hạt nhân được gọi là trục liên kết σ. Trục này nàm trong
mặt phẳng được gọi là mặt phẳng σ.
Đặc điểm của liên kết σ:
+ Liên kết σ là liên kết bền.
+ Có tính đối xứng với trục liên kết, tức là các nguyên tử (hay nhóm
nguyên tử) có thể quay được tự do quanh trục liên kết mà không làm ảnh hưởng
đến liên kết.
Những AO có thể xen phủ với nhau để tạo liên kết σ
+ AO - s: - 2 AO - s xen phủ với nhau, xem hình 3.22
- 1 AO - s xen phủ với 1 trong các AO sau:
++ AO - p, về nguyên tắc có thể lấy AO-p bất kỳ, tuy nhiên
hay dùng AO-pz.
++ AO lai hoá sp, sp2, hoặc sp3
+ AO-pz: - 2 AO-pz với nhau. Xét phân tử Cl2 trong hình 3.30.

HÌNH 3.30. Xen phủ 2 AO - pz tạo liên kết σ p - p trong phân tử Cl2
- 1 AO-pz với 1 AO-s hay với 1 AO lai hóa.
+ AO lai hóa sp, sp2, sp3:
- 2 AO lai hóa xen phủ với nhau (xem C2H4 ở phần liên kết pi)
- 1 AO lai hóa vơi 1 AO-s hay với 1 AO-p
* Liên kết pi: Là liên kết được tạo ra từ sự xen phủ 2 AO-p thuần khiết
của hai nguyên tử tham gia liên kết (thường là 2 AO-px với nhau; 2 AO-pz với

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 149 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
nhau) mà mặt phẳng chứa liên kết này vuông góc với trục liên kết ? giữa hai
nguyên tử đó, được gọi là liên kết pi, ký hiệu là π.
Mặt phẳng chứa liên kết pi được gọi là mặt phẳng π. Cần lưu ý đến dấu
của AO-p, trong sợ xen phủ 2 AO-p để tạo liên kết π hình thành 2 phần: Phần
dương được tạo thành từ sự xen phủ 2 phần dương (+) của 2 AO-p đang xét;
tương tự, ta cũng có phần âm được hình thành từ sự xen phủ 2 phần âm (-) của 2
AO-p đang xét. Mặt phẳng phân cắt hai phần đó là mặt phẳng nút của liên kết π.
Mặt phẳng nút này chính là mặt phẳng σ của hai nguyên tử đang xét. Như vậy,
nếu ta dùng khái niệm mặt phẳng π để chỉ liên kết π thì cần nhớ mặt phẳng π
này bị cắt làm hai phần bởi mặt phẳng nút (mặt phẳng σ): một phần là dương (+)
còn một phần là âm (-).
Xét sự hình thành liên kết π trong phân tử C2H4.
Thực nghiệm xác định được, trong C2H4 có góc <HCC = 1200. Muốn giải
thích được số liệu này, cần giả thiết C trong C2H4 nằm ở trạng thái lai hoá sp2.
Như thế mỗi C có 3 AO-sp2, trong 3 AO-sp2 này có 2 AO-sp2 xen phủ với 2 AO-
s của 2 nguyên tử H để tạo ra 2 liên kết σ, 1 AO-sp2 còn lại xen phủ với 1 AO-
sp2 của nguyên tử C kia để tạo ra liên kết σ . Kết quả ta có 5 liên kết σ cùng nằm
trong mặt phẳng σ (hình 3.31). Mỗi nguyên tử C còn có 1 AO-p (px, hoặc py)
nguyên chất. Trục của AO-p này vuông góc với mặt phẳng σ, tức là vuông góc
với trục liên kết σ giữa 2 nguyê tử C. 2 AO-p của 2 nguyên tử C xen phủ với
nhau tạo ra 1liên kết mà mặt phẳng chứa liên kết này vuông góc với mặt phẳng
của liên kết σ nói trên. Liên kết mới này chính là liên kết π giữa 2 nguyên tử C
(hình 3.31)

HÌNH 3.31. Minh hoạ các liên kết σ, π trong phân tử C2H4
(1) Các liên kết σC - C, σC - H và mặt phẳng σ (mặt phẳng chứa các liên kết
σ)
(2) Mặt phẳng π (mặt phẳng chứa liên kết π)là mặt phẳng giấy vuông góc
với mặt phẳng σ
(3) Phần dương (+) và âm (-) của vùng xen phủ giữa 2 AO - pz tạo liên kết
π ở 2 phía của mặt phẳng σ, mặt phăng σ đồng thời là mặt phẳng nút của liên
kết π.
(4) Liên kết đôi của hai nguyên tử C trong C2H2
Phần dương (+) và âm (-) của vùng xen phủ 2 AO-pz tạo liên kết π đó
được phân bố về 2 phía của mặt phẳng σ ( là mặt phẳng nút), hình 3.31.
Như vậy giữa 2 C trong C2H4 có 1 liên kết σ và một liên kết π, tức là có một
liên kết đôi giữa 2 C đó (hình 3.31)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 150 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Từ các số liệu ở bảng 3.1 ta thấy liên kết đôi C = C bền hơn liên kết đơn
C − C , nhưng không phải là bền gấp đôi.
Có những phân tử có tới 2 liên kết π giữa 2 nguyên tử, như N2. Muốn giải
thích liên kết hóa học trong N2 theo thuyết VB, ta dùng 3 AO hóa trị của mỗi
nguyên tử là 2px, 2py, 2pz.
2 AO-2pz xen phủ tạo một liên kết σ giữa 2 nguyên tử N, 2 AO-px xen
phủ tạo một liên kết π, kí hiệu là πx, 2 AO-py xen phủ với nhau tạo một liên kết
π, ký hiệu là πy. 2 liên kết π ở trong 2 mặt phẳng πx và πy vuông góc với nhau.
Vậy trong N2 có liên kết ba, N ≡ N.

HÌNH 3.32. Sự hình thành các liên kết tronh phân tử N2


(1) Sự xen phủ các AO - p để tạo các liên kết σ, π
(2) Hai mặt phẳng σ, π vuông góc với nhau
Đặc điểm của liên kết π
+ Các AO-p tạo liên kết π không đối xứng với trục liên kết σ mà chỉ đối
xứng qua mặt phẳng σ. Do đó liên kết π cản trở sự quay tự do của nguyên tử
xung quanh trục liên kết σ. Vì sự quay tự do đó của các nguyên tử hay nhóm
nguyên tử sẽ vi phạm sự xen phủ cực đại, tức là làm thay đổi sự tương tác của
các obitan. Nói cách khác, các nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị cố định (cứng
nhắc) so với liên kết π (so với mặt phẳng liên kết π). Đây chính là nguyên nhân
làm xuất hiện tượng đồng phân hình học (cis, trans) của các hợp chất mà trong
đó có liên kết π và có các nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác nhau.
Ví dụ: CH3 − CH = CH − CH3 có hai đồng phân hình học.

(dạng cis) (dạng trans)

+ Liên kết π kém bền, dễ bị phân cực nên các hợp chất liên kết π có khả
năng phản ứng cao.
b) Sơ đồ hoá trị
Khái niệm:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 151 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Vạch hoá trị: Theo quy ước của lewis, mỗi đôi electron (2e) được ký
hiệu bằng một vạch (− hay | hay /, ...).
Vạch biểu diễn một đôi electron (2e) hóa trị, là đôi electron riêng hay đôi
electron liên kết, được coi là vạch hóa trị.
Ví dụ 17: Trong phân tử NH3, quanh N có bốn đôi e hoá trị, gồm một đôi
e riêng và 3 đôi electron liên kết:
⋅⋅N : H
H : ⋅⋅ N
Biểu diễn bằng vạch hóa rị H H
H
H
* Sơ đồ hóa trị (hay công thức hóa trị): Sơ đồ trong đó ký hiệu các
nguyên tử được viết theo một thứ tự xác định và nối với nhau bằng những vạch
hóa trị thành từng cặp 2 nguyên tử sao cho về nguyên tắc, có nhiều nhất số liên
kết, số lượng vạch xuất phát từ mỗi nguyên tử phải ứng đúng hóa trị của nguyên
tử đó và sơ đồ hóa trị phải có nghĩa.
Ví dụ 18: với HCNcó thể có các cách viết sau:
H − C − N; H − C = N; H − C ≡ N; C = N − H; ...
(1) (2) (3) (4)
Theo quan niệm trên, chỉ có công thức (3) mới đúng là sơ đồ hóa trị của
HCN.
Sơ đồ hóa trị vừa xét, trong trường hợp công thức hóa trị chỉ có một sơ đồ
hóa trị là công thức cấu tạo vẫn thường được sử dụng.
Với ví dụ trên, công thức (3) là công thức cấu tạo của HCN.
* Sự chồng chất sơ đồ hóa trị: Có những công thức hóa học chỉ có một sơ
đồ hoá trị. Đây là các trường hợp mà trong đó có thể chỉ có một cách duy nhất
việc biểu diễn các liên kết cố định (khu trú) ở 2 tâm (2 hạt nhân).
Các công thức đã xét ở trên với NH3, HCN thuộc trường hợp này, với axit
axetic cũng thế
H O
H C C
H O H

Tuy nhiên, có nhiều công thức trong đó có các liên kết π không cố định
(không khu trú) thì không thể biểu diễn bằng một sơ đồ hóa trị đối với một công
thức. Trong các phân tử này, bộ khung liên kết σ được coi là cố định, ta chỉ xét
sét đồ hóa trị được tạo ra từ hệ các liên kết π.
Trong phân tử benzen, C6H6. Các nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp2. Các
AO lai hóa của C xen phủ với nhau tạo ra bộ khung cacbon là các liên kết σ, các
nguyên tử cacbon còn có 1 AO - p thuần khiết có 1 electron (gọi là e-p). Mỗi
electron này được ký hiệu bằng 1 chữ cái a, b, c, d, e, f. Theo thuyết VB, 6
electron này xen phủ đôi một với nhau tạo liên kết π. Có 5 khả năng tạo ra 3 liên
kết π này, được ký hiệu là I, II, III, IV, V. Hình 3.32

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 152 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
HÌNH 3.32. Các khả năng tạo ra 3 liên kết π tromg C6H6
Kết hợp với bộ khung liên kết σ, mỗi khả năng trên cho ta một sơ đồ hóa
trị của benzen, hình 3.32.

I II III IV V
Sơ đồ I, II là công thức cấu tạo của benzen do Kêkulê đề nghị, nên được
gọi là công thức Kêkulê, các sơ III, IV, V là công thức do Đioa đề nghị- công
thức Đioa.
Các kết quả thực nhiệm cho biết:
- C6H6 có 6 cạnh bằng nhau và cùng nằm trong mặt phẳng, độ dài của các
liên kết cũng bằng nhau và bằng 1,397 A0 (so với độ dài của liên kết đơn dC − C =
1,54 A0 thì ngắn hơn, còn so với độ dài của liên kết đôi dC = C = 1,33 A0 thì dài
hơn).
- Về mặt năng lượng thì C6H6 tương đối bền, còn về khả năng phản ứng
thì C6H6 không tham gia phản ứng trùng hợp như các hợp chất có liên kết đôi
C=C, khó bị oxi hóa nhưng lại dễ tham gia phản ứng thế.
Từ các dữ kiện này, chứng tỏ C6H6 không thể có cấu tạo thực là một trong
các sơ đồ hoá trị trên. Từ đó giả thuyết được mọi người chấp nhận là: Công thức
cấu tạo thực của benzen là kết quả của sự chồng chất 5 sơ đồ hoá trị đã xét ở
trên.
Vì vậy, để mô tả tốt nhất cấu tạo thực của benzen, nên dùng công thức cấu
tạo giải toả (hình 3.33). Thông thường chúng ta vẫn dùng công thức của Kêkulê,
không nên dùng công thức của Đioa.

HÌNH 3. 33. Một số cách biểu diễn công thức cấu tạo của C6H6
3.4. Đánh giá sơ lược về thuyết VB
* Thành công: Lần đầu tiên bài toán cơ học lượng tử áp dụng vào hóa học
cho kết quả gần với thực nghiệm. Từ đó, thuyết VB được xây dựng giúp giải

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 153 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
quyết những kết quả thực nghiệm, góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới
của hóa học.
Việc biểu diễn công thức phân tử theo sơ đồ hóa trị tuy rất gần đúng
nhưng có ưu điểm ở chỗ: trực quan, thuận lợi cho người học nên vẫn được sử
dụng liên tục.
* Hạn chế: Với quan điểm mỗi liên kết có 2 e, nên thuyết này không giải
thích được sự tồn tại của các hệ mà thực nghiệm xác nhận như H2+, tính thuận từ
của O2 (thiếu sót này của VB sẽ được khắc phục bằng thuyết MO).
4. Một số vấn đề của thuyết obitan phân tử (MO)
4.1. Một số luận điểm cơ sở của thuyết MO
1. Thuyết MO cho rằng trong phân tử gồm một số có hạn các hạt nhân
nguyên tử và các electron chuyển động không ngừng, liên kết với nhau thành
một thể thống nhất. Trong đó các electron chuyển động trên các obitan chung
của toàn phân tử, được gọi tắt là obitan phân tử (MO) (thyết này không thừa
nhận sự tồn tại của các obitan nguyên tử trong phân tử, trái với thuyết VB).
2. Một cách gần đúng, các obitan phân tử (MO) được xây dựng như sau:
Obitan chung của toàn phân tử được hình thành là do sự tổ hợp tuyến tính các
MO chỉ có 1e; các MO có 1e này được lấy gần đúng như sau. Khi 1e chuyển
động gần 1 hạt nhân nguyên tử này hơn so các hạt nhân nguyên tử khác thì
obitan nguyên tử (AO) tương ứng với e đó được coi là MO có 1e của e này. Vậy
MO chung của toàn phân tử là tổ hợp tuyến tính các obitan nguyên tử (AO).
Nội dung vừa trình bày ở trên được biểu diễn bằng biểu thức:

Ψi = ∑ crϕ r (4.1a)
r =1

Trong đó: ψi là MO thứ i của phân tử, ϕr là AO thứ r, cr là hệ số tổ hợp


của hàm sóng, cr cho biết tỷ lệ đóng góp của AO thứ r vào MO.
Về nguyên tắc, số AO tham gia tổ hợp càng nhiều (biểu thức 4.1a) thì sự
gần đúng càng tốt. Tuy nhiên nếu số lượng AO nhiều quá thì sẽ khó khăn cho
việc tính toán, do đó trong thực tế thường giới hạn số lượngcác AO đem tổ hợp,
vì vậy (4.1a) được viết:
k
Ψi = ∑ crϕ r (4.1b)
r =1

Số lượng MO thu được luôn bằng tổng số AO của tất cả các nguyên tử
trong phân tử tham gia tổ hợp tuyến tính. Trong sự tổ hợp này nguyên lý xen
phủ cực đại luôn được tuân thủ nghiêm ngặt.
Khi lấy một số lượng hạn chế các AO đem đi tổ hợp tuyến tính, thì đó là
sự gần đúng các obitan phân tử, thường được viết tắt là MO - LCAO.
3. Các MO này được xếp theo thứ tự năng lượng từ thấp lên cao, tạo
thành giản đồ năng lượng các MO. MO ứng với năng lượng thấp được gọi là
MO liên kết, MO ứng với năng lượng cao được gọi là MO phản liên kết, số
lượng của hai loại MO này luôn bằng nhau. Các electron được điền vào các
MO dựa vào nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli và quy tắc Hun, kết quả ta có
cấu hình electron của phân tử.
Minh họa cho các luận điểm này được trình bày ở phần sau.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 154 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
4.2. Thuyết MO giải thích liên kết trong một số phân tử đơn chất dạng A2
4.2.1. Số liên kết hiệu dụng, liên kết xichma và liên kết pi
Phân tử đơn chất đồng hạch A2 là hệ gồm 2 nguyên tử của cùng một
nguyên tố A. Ngoài những vấn đề đã được đưa ra ở phần 4.1 của chương 3.
Phần này còn đưa ra một số vấn đề sau:
* Số liên kết hiệu dụng (N), được tính bằng biểu thức:
n − n*
N= (4.2)
2
Trong đó: - n là tổng số electron của các MO liên kết
- n* là tổng số electron của MO phản liên kết
Khi xét liên kết giữa 2 nguyên tử (liên kết 2 tâm), xác định được số liên
kết hiệu dụng (N) thì có thể kết luận:
N = 1 → có một liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử, đó là liên kết đơn
(liên kết σ)
N = 2 → có hai liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử, đó là liên kết đôi
(một liên kết σ, một liên kết π)
N = 3 → có ba liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử, đó là liên kết ba (một
liên kết σ, hai liên kết π)
N = 0,5 → có 0,5 liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử hay có 1 liên kết
hình thành giữa 2 nguyên tử, liên kết này chỉ có 1 electron.
N = 1,5 → có 1,5 liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử, hay là có 1 liên kết
có 2 electron và một nửa liên kết có 1 electron, hay là có một liên kết có 3
electron.
Trường hợp N = 2,5 và N = 3 các bạn sinh viên tự nhận xét .
Như vậy, từ biêut thức 4.2 và các kết quả vừa trình bày ở trên, cho thấy
thuyết MO chấp nhận các liên kết giữa 2 nguyên tử có thể là 1e, 2e hoặc 3e.
Chính điều này giúp cho thuyết MO dễ dàng giải thích được các hiện tượng thực
nghiệm mà thuyết VB không thể giải thích được.
Trong trường hợp N ≤ 0 thì kết luận: Liên kết không được hình thành giữa
2 nguyên tử, tức là không tồn tại phân tử A2.
* Liên kết xichma và liên kết pi: Thuyết MO cũng đưa ra các khái niệm
về liên kết xichma (σ), liên kết pi (π), về đặc điểm đối xứng cũng cho kết quả
giống như trong thuyết VB, nhưng còn có thêm các đặc điểm cụ thể trong thuyết
MO, đó là:
- Liên kết xichma là liên kết được hình thành do các electron được điền
vào MO - σ liên kết.
- Liên kết pi là liên kết được hình thành do các electron được điền vào
MO -π liên kết.
Cần chú ý:
+ các MO được ký hiệu như sau: MO liên kết xichma ký hiệu là σ, MO
liên kết pi ký hiệu là π. MO phản liên kết xich ma ký hiệu là σ*, MO phản liên
kết pi ký hiệu là π*.
+ Mỗi một MO dùng một ký hiệu σ, π hoặc σ*, π*.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 155 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
4.2.2. Sơ lược bài toán ion phân tử H 2+
Thực nghiệm xác nhận sự tồn tại của ion phân tử H 2+ trong quang phổ mặt
trời và trong các vùng có tia lửa điện dẫn tới phân tử H 2+ là có thật. Việc xây
dựng và giải bài toán cho ion phân tử H 2+ gồm các bước.
1) Mô hình hệ gồm: 2 hạt nhân a, b
1e
e
ra rb
a R b

HÌNH 4.1. Mô hình hệ ion phân tử H 2+

Trong hình 4.1, R là khoảng cách giữa hai hạt nhân a và b; ra, rb là khoảng
cách từ e đến hạt nhân a, b.
2) Toán tử Hamintơn: Trong hệ đơn vị nguyên tử (đvn) có dạng:
1 2 b 1 1
Ĥ = − ∇ − ∑ + (4.2)
2 μ =a rμ R
3) Hàm sóng:
Từ hai hàm không gian - hai obitan 1s ký hiệu là ϕa, ϕb (vì có 2 hạt nhân ).
1
Ta có 2 tổ hợp: ψ+ = σ = (ϕa + ϕb) (4.3)
2
1
ψ- = σ * = (ϕa - ϕb) (4.4)
2
Các hàm Ψ+ , Ψ− phải kết hợp với các hàm spin sẽ cho ta hàm sóng toàn phần
mô tả trạng thái của hệ. Theo nguyên lý Pauli hàm sóng toàn phần mô tả trạng
thái của hệ phải là hàm phản đối xứng. Vì toán tử Hamintơn H không tác dụng
vào phần spin của hàm sóng toàn phần, nên chỉ cần xét phần không gian
Ψ+ và Ψ− .
4) Phương trình Srođingơ và lời giải:
Ta có Hψ = Eψ (4.5)
Thay các biểu thức 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 vào 4.5 rồi giải.
5) Kết quả
Với hàm ψ+ hay σ thu được E+, có 2 tình huống xảy ra với E+
α +β
E+ = (4.6)
1+ s
Nếu s = 0 , thì: E+ = α + β (4.7)
Với hàm ψ- hay σ* thu được E-
α −β
E− = (4.8)
1− s
Nếu s = 0 , thì: E− = α − β (4.9)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 156 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong đó: α = EH được gọi là tích phân culong; β là tích phân trao đổi. Cả
α, β < 0 ; ⎢α ⎢< ⎢β ⎢; s là tích phân xen phủ 0 ≤ s ≤ 1.
Các hàm Ψ+ hay σ và Ψ− hay σ* chính là các obitan phân tử (MO) của
H 2+ .
4.2.3. Giải thích sự hình thành liên kết trong theo thuyết MO

a) Biểu diễn đường cong năng lượng E+, E- theo R (R là khoảng cách giữa
2 hạt nhân), hình 4.2.

HÌNH 4.2. Đường cong năng lượng E+, E- của ion phân tử H 2+

Hình 4.2, cho thấy đường cong năng lượng E- không xuất hiện cực tiểu, E-
> 0. Vậy E- không ứng với sự tạo thành liên kết giữa 2 hạt nhân khi hai hạt nhân
tiến lại gần nhau (R giảm) vì khi này lực đẩy giữa 2 hạt nhân mạnh hơn lực hút
giữa 2 hạt nhân với electron. Ngược lại trên đường E+, xuất hiện cực tiểu năng
lượng ở phần âm (-), ứng với cực tiểu năng lượng này là giá trị R0 của R. R0 là
độ dài liên kết của H 2+ .
Emin = E+ là năng lượng giải phóng khi H 2+ được hình thành, đó chính là
năng lượng liên kết của H 2+ . Vậy E+ mô tả năng lượng của sự hình thành H 2+ .
Kết quả tính bằng con đường lý thuyết (phương pháp MO) chỉ đạt độ
chính xác vào khoảng 63% so với thực nghiệm. Vì đây là một phương pháp gần
đúng, cũng cần nhắc lại rằng, cơ học lượng tử chỉ giải chính xác cho bài toán
nguyên tử H. Kể từ khi thuyết MO ra đời đến nay, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những thành tựu về khoa học máy tính đã giúp cho
thuyết MO ngày càng cho các kết quả gần với thực nghiệm hơn. Ngày nay,
thuyết MO không những giải thích được các hạn chế của VB mà còn giải thích
được một cách thấu đáo về hình học phân tử cũng như các đặc trưng khác của
phân tử, vì vậy thuyết MO ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
b) Biểu diễn E+, E- tại R0, hình 4.3. Vì E+ có giá trị âm, tức năng lượng
thấp nên Ψ+ là MO liên kết. Ngược lại E- có giá trị dương, năng lượng cao nên
Ψ− là MO phản liên kết.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 157 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
ψ- ψ-
E- E-

ϕa ϕb
EH
ϕa ϕb
EH
ψ+ ψ+
E+ E+
khi s = 0 khi s ≠ 0
HÌNH 4.3. Giản đồ năng lượng các MO của H 2 khi s = 0 và s ≠ 0
+

Hình 4.3 là giản đồ năng lượng các MO Ψ+ , Ψ− , khi s = 0. trong trường


hợp này 2 MO được phân bố cách đều vị trí EH = 0.
Trong trường hợp s ≠ 0, ta thấy vị trí của Ψ+ tiến gần đến EH = 0, còn Ψ−
lại tiến ra xa. Trong trường hợp này năng lượng E- ứng với Ψ− cách EH = 0 xa
hơn so với năng lượng E+ ứng với Ψ+ . Từ đó chúng ta có thể kết luận: Tác dụng
phản liên kết của MO phản liên kết ( Ψ− ) mạnh hơn tác dụng liên kết của MO
liên kết ( Ψ+ ).
c) Để hiểu rõ hơn về các hàm MO, chúng ta xét hình ảnh của các hàm
Ψ+ , Ψ− , và hàm mật độ xác suất tương ứng của hai hàm đó, Hình 4.4.

HÌNH 4.4. Minh họa sự tạo thành MO liên kết Ψ+ , MO phản liên kết Ψ−
và hàm mật độ xác suất tương ứng cúa chúng
1 Hai AO riêng rẽ; 2 các Mo liên kết Ψ , phản liên kết Ψ ; 3 hàm mật
+ −
2 2 2
độ xác suất Ψ+ , Ψ− . Hàm Ψ− cho thấy giữa hai hạt nhân hiđro mật độ xác
suất tìm thấy electron bằng 0 nên hệ không thể hình thành được, tức là Ψ− là
hàm phản liên kết.
d) Điền electron vào MO
Hệ H 2+ có 1e. Dựa vào các cơ sở đã trình bày ở trên, e này được điền vào
MO hay MO-σ1s như ở hình 4.5.
Vậy cấu hình electron của H 2+ là: σ 11s
e) Tính số liên kết và kết luận

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 158 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ψ− ≡ σ 1s*

ϕa=1sa ϕb=1sb

Ψ+ ≡ σ 1s

HÌNH 4.5. Sự điền e vào MO trong hệ H 2+ (e ban đầu có thể ở AO-1sb)


(dùng ô lượng tử là gạch ngang để biểu diễn AO và MO)
1− 0
Theo 4.2, ta có: N H2 = = 0,5 > 0
2
Vậy hệ ion phân tử H 2+ tồn tại được, tức là giữa 2 hạt nhân hình thành
một nửa liên kết hay do 1e tạo ra.
Công thức cấu tạo của H 2+ được biểu diễn như sau: [H ⋅ H ]+
Bây giờ, chúng ta vẽ giản đồ năng lượng của các MO, xác định cấu hình
electron và tính số liên kết cho các hệ sau: H2, H 2−
a) H2 b) H 2−
ψ+≡σ*1s ψ+≡σ1s*

ϕa ϕb ϕa ϕb

ψ+≡σ1s ψ+≡σ1s
HÌNH 4.6. Minh họa sự điền e vào H2 và H 2−
Vậy, cấu hình electron của H2 là: σ 12s ; còn của H 2− là σ 12sσ 1*s1 .
2−0
Số liên kết là: : N H2 = =1> 0
2
2 −1
NH− = = 0,5 > 0
2
2
Hệ H2 có N H = 1 , vậy H2 bền. H2 có công thức electron H:H và công thức
2

cấu tạo H−H, H2 là phân tử nghịch từ vì 2e đã cặp đôi.


Hệ H 2− mặc dù có N H = 0,5 như H 2+ nhưng như ở kết luận trên thì hệ H 2−

2

kém bền hơn hệ H 2+ rất nhiều vì có 1e nằm trên MO phản liên kết. Trong thực tế
chưa tìm thấy H 2− , còn H 2+ thì có trong hệ mặt trời và con người cũng tìm thấy
trong tia âm cực vào cuối thế kỷ 19.
4.2.4. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử đồng hạch A2
Thực tế thường xét trường hợp phân tử A2, với A là nguyên tử của các
nguyên tố chu kỳ 2. Tức A là: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 159 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Cần lưu ý các MO được tạo thành từ sự tổ hợp tuyến tính của các AO
tương ứng có tính đối xứng giống nhau. Chỉ những AO có tính đối xứng giống
nhau mới có khả năng xen phủ với nhau để hình thành 1 MO liên kết và 1 MO
phản liên kết tuỳ thuộc vào dấu của chúng giống nhau hay khác nhau ở vùng
xen phủ.Đối với những AO không có tính đối xứng giống nhau thì không có sự
xen phủ.
a) Sự tạo thành các MO
Với các nguyên tố thuộc chu kỳ 2, ta chỉ cần xét các AO hoá trị: 2s, 2px,
2py, 2pz.
Do các MO được tạo thành từ sự tổ hợp tuyến tính các AO có tính đối
xứng giống nhau, vì thế ta chỉ có thể tổ hợp các AO sau đây với nhau:
Tổ hợp tuyến tính: 2sa ± 2sb cho ta 2 MO ký hiệu là σ 2 s , σ 2*s
2 p z ± 2 p z cho ta 2 MO ký hiệu là σ 2 p , σ 2* p
a b z z

2 p x ± 2 p x cho ta 2 MO ký hiệu là π 2 p , π 2* p
a b x x

2 p y ± 2 p y cho ta 2 MO ký hiệu là π 2 p , π 2* p
a b y y

Chúng ta thường chọn trục z là trục liên kết nên các MO được hình thành
từ sự tổ hợp tuyến tính các AO-2pz cho ta các MO-σ có đối xứng trục, còn tổ
hợp tuyến tính các AO-2px, AO-2py sẽ cho các MO-π.
Như vậy, từ 8 AO đem tổ hợp cho ta 8 MO. Trong đó, năng lượng của
MO: MO − π 2 p = MO − π 2 p
x y

MO − π *
2 px = MO − π *
2 py

Để đơn giản, dùng ký hiệu: σ 2 p ≡ σ z ; σ 2* p ≡ σ z* ; π 2 p ≡ π x ; π 2* p ≡ π x* ;


z z x x

π 2 p ≡ π y ; π 2* p ≡ π *y .
y y

b) Giản đồ năng lượng của các MO và cấu hình e của các phân tử A2

Các MO được xếp theo 2 giản đồ năng lượng sau đây:

Giản đồ I: Giản đồ bình thường, được áp dụng cho các phân tử O2, F2,
Ne2. Trong trường hợp này các AO - 2p, AO - 2s có hiệu năng lượng cách nhau
tương đối lớn (≈ 20eV), vì vậy mặc dù các AO - p và AO -s có tính đối xứng
giống nhau đối với trục z nhưng chúng ta chỉ tổ hợp đượch các AO - p riêng với
nhau và các AO - s riêng với nhau. Vì một trong các điều kiện để cho các AO tổ
hợp được với nhau là có năng lượng gần bằng nhau.
Giản đồ II: Giản đồ bất thường, được áp dụng cho các phân tử, Li2, Be2,
B2, C2, N2. Trong trường hợp này do có sự di chuyển mạnh e từ AO -2p về AO -
2s, nên hiệu năng lượng của 2 mức này là E2p - E2s ≈ 1,8 eV, tương đối nhỏ. Vì
vậy, trong sự tổ hợp 2sa ± 2sb cần lưu ý đến sự tham gia của các AO - 2pz(a) và
2pz(b), ngược lại đối với tổ hợp 2pz(a) ± 2pz(b) cần chú ý đến sự tham gia của
các AO -2sa, 2sb. Chính vì có sự tham gia này mà trong giản đồ 2 năng lượng
của MO - σ2s cao hơn MO - πx, πy.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 160 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
AO MO AO AO MO AO
σ*z σ*z
π*x π*y π*x π*y

2p 2p 2p 2p
σz
πx πy
πx πy
σz

Iσ*2s IIσ*2s

2s 2s 2s 2s

σ2s σ2s
I II
A A2 A A A2 A

HÌNH4.7. Giản đồ năng lượng MO của phân tử A2


(A là các nguyên tố của chu kỳ 2)
Từ hình 4.7. Nhận thấy trật tự năng lượng của các MO ở 2 giản đồ này
như sau:

Giản đồ I: σ 2 sσ 2*sσ zπ x = π yπ x* = π *yσ z*

Giản đồ II: σ 2 sσ 2*sπ x = π yσ zπ x* = π *yσ z*


(chiều từ trái sang phải là chiều tăng dần mức năng lượng)

c) Vận dụng
* Xét phân tử N2:
+ Từ cấu hình electron của N: 1s2 2s22p3 cho biết N có 5e ở lớp ngoài
cùng (5 e hoá trị).
+ Vậy, phân tử N2 có 2.5 = 10 e hoá trị. 10 e này được điền vào các MO
dựa trên 3 cơ sở đã nêu ở phần 4.1 của chương 3.
Sử dụng giản đồ II để viết cấu hình electron, kết quả ta có cấu hình
electron của N2 như sau:
N2: σ 22sσ 2*2s π x2π y2σ z2
8−2
Số liên kết của N2 là: N N = = 3 . Vậy trong N2 có liên kết 3 (1 liên kết
2
2
σ, 2 liên kết π).
Công thức electron của N2 là: :N:::N: và công thức cấu tạo là N≡N

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 161 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nhận xét: N2 là phân tử nghịch từ vì tất cả các electron đều đã ghép đôi,
N2 có số liên kết bằng 3 nên độ dài liên kết bé (1,1 A0) và năng lượng liên kết rất
lớn (942 kJ/mol) vì vậy N2 rất bền, kém hoạt động hoá học.
* Xét phân tử O2:
+ Tiến hành tương tự như đối với N2, nhưng sử dụng giản đồ năng lượng
I. Ta có cấu hình electron của O2 như sau:
O2: σ 22sσ 2*2sσ z2π x2π y2π x*1π *y1
Từ cấu hình electron của O2, ta thấy O2 có 2 e độc thân. Vậy O2 là chất
thuận từ. Kết quả này phù hợp với thực nghiệm, Như vậy thuyết MO đã giải
thích thành công cấu tạo của phân tử O2 ( thuyết VB không giải thích được tính
thuận từ của O2).
8−4
Tính số liên kết của O2: N O = = 2 vậy có thể kết luận trong phân tử O2
2
2
có liên kết đôi.
Để phù hợp với cấu hình electron của O2, có thể biểu diễn công thức cấu
tạo của O2 như sau: . .. .
:O O:

Trong nhiều trường hợp nếu không cần xét quá chặt chẽ, thì chỉ cần dùng
giản đồ I cho các phân tử A2.
d)Một số phân tử A2 thuộc các chu kỳ khác
Các giản đồ I và II cũng có thể dùng để xét cấu hình electron của các phân
tử A2 thuộc các chu kỳ khác.
Giống như Li2, các phân tử A2 thuộc phân nhóm chính nhóm I (Na2, K2,
Rb2, Cs2) ở trạng thái cơ bản đều có cấu hình electron là: σ ns2 , các phân tử này
đều có 1 liên kết σ.
Tương tự như trường hợp của F2, các phân tử halogen khác như Cl2, Br2,
I2 ở trạng thái cơ bản đều có cấu hình: σ ns2 σ ns*2σ z2π x2π y2π x*2π *y2 , các phân tử này chỉ
có 1 liên kết σ.

4.3. Thuyết MO giải thích liên kết hoá học trong phân tử các hợp chất

4.3.1. Các phân tử 2 nguyên tử dị hạch AB

a) A, B là các nguyên tố thuộc chu kỳ 2


Hình 4.8. là giản đồ năng lượng của các phân tử AB, trong đó A, B là các
nguyên tố của chu kỳ 2 với giả thuyết B có độ âm điện hơn A, do đó năng lượng
của các phân lớp 2s, 2p của B thấp hơn của A (các AO và MO được biểu diễn
bằng ô tròn).
Từ hình 4.8 (trang 163) , ta có trật tự năng lượng
sau: σ 2 sσ 2*sπ x = π yσ zπ x* = π *yσ z* . So sánh trật tự năng lượng của các MO trong phân
tử AB so với giản đồ II thì chung giống nhau

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 162 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
A AB* B
σz

π*xπ*y
2p
2p

σz

πx πy

σ*2s

2s
2s

σ2s

HÌNH 4.8. Giản đồ năng lượng cho hệ phân tử AB

Viết cấu hình electron của phân tử CO: Dễ dàng xác định được phân tử
CO có 10 e ở vỏ hóa trị (vì C có 4 còn O có 6) giống N2. Vì Oxi có độ âm điện
hơn Cacbon nên oxi là B, còn cacbon là A, cấu hình electron của CO là:
CO: σ 22sσ 2*2s π x2 = π y2σ z2
Từ cấu hình electron của CO dễ dàng xác định được số liên kết của CO
bằng 3. Vì có số e giống nhau, nên CO và N2 có nhiều tính chất giống nhau,
như:
E N 2 = 255kcal / mol ; ECO = 255,8kcal / mol
Dễ thấy NO , CN- cũng giống như CO và N2 các phân tử này đều nghịch
+

từ. Còn với NO phân tử có 11 e hóa trị, nên cấu hình electron sẽ là
0
σ 22sσ 2*2s π x2 = π y2σ z2π *1 , số liên kết bằng 2,5, độ dài liên kêt bằng 1,15 A , năng
lượng liên kết bằng 162 kcal/mol. Với các phân tử và ion BO, CN, CO+, các
phân tử này đều có 9 e hóa trị, có cấu hình electron σ 22sσ 2*2s π x2 = π y2σ 1z , cũng có số
liên kết bằng 2,5. Các phân tử này đều có 1e độc thân nên là chất thuận từ.
b) A, B là các nguyên tố có độ âm điện lớn
Điển hình nhất cho trường hợp này là phân tử HF. Vận dụng thuyết MO
giải thích sự hình thành các liên kết hóa học trong phân tử HF sẽ cho ta nhiều
điều thú vị.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 163 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nguyên tử H có 1AO - 1s, có 1e; F có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
2s 2p5, F có 1 AO -2s và 3 AO - 2px,2py,2pz và có 7 e ở lớp ngoài cùng. F có χ =
2

4 lớn hơn nhiều so với độ âm điện của H, χ = 2,1.Vì vậy AO - 2s của F có năng
lượng nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng của AO - 1s của H, nên 2 AO này coi
như không tham gia tổ hợp được với nhau. Trong 3 AO - 2px, 2py, 2pz , nếu chọn
trục z là trục liên kết thì AO - 2pz có cùng kiểu đối xứng với AO - 1s của H, khi
đó AO - 2px, 2py không phù hợp với AO - 1s về mặt đối xứng. Do đó tổ hợp
tuyến tính giữa AO - 1s của H với AO - 2pz của H cho ta 2 MO, một là MO liên
kết σz, một là MO phản liên kết σ z* . Các AO - 2px, 2py thì chuyển thành các MO
không liên kết, ký hiệu là π x0 , π y0 . Từ các kết quả vừa phân tích ở trên, ta có giản
đồ năng lượng các MO của HF, hình 4.9.
σ*z

1s
0
π0x π y
2p

σz

2s

H HF F

HÌNH 4.9. Giản đồ năng lượng MO và cấu hìmh electron của HF


Vậy cấu hình electron của HF là: [2s ] σ z2 (π x0 ) (π y0 ) dễ thấy số liên kết của
2 2

HF là 1, tức phân tử HF có 1 liên kết σ.


4.3.2. Các phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên
Khi xét các phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên dạng ABn (n ≥ 2), cần chú ý
2 điều kiện sau:
+ Các yếu tố đối xứng của phân tử (tâm, trục, mặt phẳng)
+ Sự tổ hợp các AO của nguyên tử B để từ đó được các MO thích hợp với
AO của A.
Dưới đây chúng ta xét một số phân tử quen thuộc
a) Phân tử CH4. Phân tử có hình tứ diện đều điển hình
Mỗi H có 1 AO - 1s, vậy 4 nguyên tử H sẽ có 4 AO - 1s. 4 AO này sẽ tổ
hợp cộng và trừ thích hợp với 4 AO hoá trị của C là AO - 2s, 2px, 2py, 2pz
(không xét AO - 1s của C). Như vậy CH4 có 8 MO, 8 MO này được tạo ra từ 8
AO hoá trị của C và H. Tất cả 8 MO đều là MO - σ. Có 4 MO - σ có năng lượng
thấp là các MO liên kết và 4 MO - σ* là các MO phản liên kết có năng lượng
cao, Hình 4.10.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 164 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
σ*x σ*y σ*z

σ*s

2p

1s

2s
σx σy σz

σs

4H CH4 C
HÌNH 4.10. Giản đồ năng lượng các MO và cấu hình electron của CH4
Cấu hình electron của CH4 là: σ s2σ x2σ y2σ z2 , vậy CH4 có 4 liên kết σ có độ
bền không bằng nhau (thực nghiệm cho thấy điều này là đúng)
b) phân tử H2O. Là phân tử có góc <HOH ≈ 104028′
2 nguyên tử H có 2 AO - 1s sẽ tham gia tổ hợp tuyến tính (cộng và trừ)
với các AO hóa trị của O.
O có 4 AO hóa trị 2s, 2px, 2py, 2pz. để giải thích được góc thực nghiệm
của H2O, người ta giả thuyết O ở ttrạng thái lai hoá sp3. Các AO lai hoá của O tổ
hợp với AO - 1s của H để tạo thành các MO. Hai tổ hợp của 2 AO - 1s của H
với 2 trong 4 AO - sp3 của O để tạo ra 4 MO - σ gồm 2 MO liên kết và 2 MO
phản liên kết, 2 AO - sp3 còn lại sẽ chuyển thành các MO không liên kết ký hiệu
là te3, te4 (giống như HF). Giản đồ năng lượng các MO của H2O được đưa ra ở
*
hình 4.11 σ1 σ2
*

1s
2p te te
2s te1 te2 te3 te4
4 AO thuần khiết 4 AO-sp3
σ σ

O H2 H

HÌNH 4.11. Giản đồ năng lượng các MO và cấu hình electron của H2O
Ta có cấu hình electron của H2O là: [1s 2 ]σ 12σ 22te32te42 . Vậy trong phân tử
nước có 2 liên kết σ.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 165 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
c) Phân tử CO2. Một phân tử thẳng
Thực nghiệm xác định được góc liên kết trong phân tử CO2 là 1800.
Để giải thích góc liên kết trong phân tử CO2, chúng ta giả thiết C ở trạng
thái lai hoá sp. Như vậy C có 2 AO lai hoá sp, ký hiệu là spa, spb và 2 AO - p
thuần khiết là 2px, 2py.
Vì độ âm điện của O lớn hơn của C, nên người ta cho rằng AO - 2s của O
có năng lượng thấp sẽ không tham gia vào tổ hợp với C để tạo thành MO. Vậy
mỗi O chỉ có 3 AO - 2p tham gia tổ hợp. Từng cặp 2 AO - 2p tương ứng của 2 O
sẽ tổ hợp với nhau trước: 2px với 2px, 2py với 2py, 2pz với 2pz như vậy có tất cả 6
tổ hợp (vì có tổ hợp cộng (+) và tổ hợp trừ(-)).
2 tổ hợp của 2 AO - 2pz của O tổ hợp với 2 AO lai hoá spa và spb của C
(vì chúng phù hợp nhau về mặt đối xứng) cho ta 4 MO - σ: Trong đó có 2 MO
liên kết ký hiệu là σ1, σ2 và 2 MO phản liên kết ký hiệu là σ 1* , σ 2* .
1 tổ hợp cộng (+) của 2 AO - 2px của O tổ hợp với 1 AO - 2px thuần khiết
của C cho ta 2 MO - πx: 1 MO liên kết ký hiệu là πx, 1 MO phản liên kết ký hiệu
là π x* .
1 tổ hợp cộng (+) của 2 AO - 2py của O tổ hợp với 1 AO - 2py thuần khiết
của C cho ta 2 MO - πy: 1 MO liên kết ký hiệu là πy, 1 MO phản liên kết ký hiệu
là π *y . 2 tổ hợp trừ (-) của 2 AO, 1 của 2 AO - 2px, 1 của 2 AO - 2py thì chuyển
thành 2 MO - π không liên kết, ký hiệu là π x0 , π y0 .
Như vậy CO2 có 10 MO, trật tự năng lượng của 10 MO này được
biểu diễn trên giản đồ năng lượng (hình 4.12). Sự điền electron vào các MO của
CO2 cũng được biểu diễn trên hình 4.12.
σ*1 σ*2

π0x π0y

2px 2py
2p 0
π0x π y
2s
spa spb 2p

πx π y

σ1 σ2

2s

C CO2 O

HÌNH 4.12. Giản đồ năng lượng các MO và cấu hình electron của CO2

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 166 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ta có cấu hình electron của CO2: [2s 2 2 s 2 ]σ 12σ 22π x2π y2 (π x0 ) (π y0 )
2 2

8−0
Số liên kết trong CO2là: N CO = = 4 tức là giữa mỗi một nguyên tử O
2
2
và C có 1 mối liên kết đôi: 1 liên kết σ, 1 liên kết π.
Như vậy, ..
có thể biểu
.. diễn công thức cấu tạo của CO2 như sau:
O
.. = C = ..O hay O=C=O
Cần lưu ý, 2 liên kết π này không cố định ở 2 nguyên tử mà là chung cho
cả 3 nguyên tử. Chúng ta nói các liên kết π này là liên kết π không định chỗ hay
các liên kết π được giải tỏa. Cũng có thể biểu diễn công thức cấu tạo của CO2
bằng cách:
O C O

(Dùng ký hiệu để chỉ liên kết π không định chỗ)


d) Phân tử BeH2, cũng là một phân tử thẳng

BeH2 có góc liên kết đo bằng thực nghiệm là 1800. Khi xét sự thành lập
các MO từ các AO của Be và H cần chú ý đến tính chất đối xứng của phân tử.
σ*z

σ*s

π0x π0y
2p

2s

1 sa 1 sb
σz

σs

Be BeH2 Ha Ha

HÌNH 4.13. Giản đồ năng lượng các MO và cấu hình electron của BeH2

Nguyên tử Be có các AO hóa trị: 2s, 2px, 2py, 2pz. 2 nguyên tử Ha, Hb mỗi
nguyên tử có 1 AO hóa trị được ký hiệu là 1sa, 1sb.
AO - 2s của Be tổ hợp cộng hoặc trừ với tổ hợp (1sa+1sb) của 2 nguyên
tử H cho ta 2 MO: 1 MO liên kết ký hiệu là σs và 1MO phản liên kết ký hiệu là
σ s* .

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 167 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2 AO - 2pz của Be sẽ tổ hợp cộng hoặc trừ với tổ hợp (1sa-1sb) của 2
nguyên tử H cho ta 2 MO: 1 MO liên kết ký hiệu là σz , 1 MO phản liên kết ký
hiệu là σ z* .
Các AO - 2px, 2py có trục vuông góc với trục phân tử nên không xen phủ
với các AO -1s của Ha, Hb vì thế cho ta các MO không liên kết, ký hiệu là π x0 ,
π y0 .

Từ đó, ta có giản đồ năng lượng của BeH2, hình 4.13 (trang 166).
Cấu hình electron của BeH2 ở trạng thái cơ bản là: σ s2σ z2 . Vậy số liên kết
4−0
của BeH2 là: N BeH = = 2 , do đó BeH2 có 2 liên kết σ và có công thức electron
2
2
và công thức cấu tạo: H : Be : H ; H − Be − H
4.4. Thành công và hạn chế của thuyết MO
* Thành công: Với mô hình liên kết giải tỏa (về sau bổ sung thêm mô
hình liên kết định cư). Thuyết MO giải thích được các kết quả thực nghiệm mà
các thuyết trước đó chưa giải thích được như sự tồn tại ion phân tử H 2+ , tính
thuận từ của phân tử O2, B2H6 là mô hình liên kết thiếu electron. Với phương
diện làm toán, cùng với sự trợ giúp của máy tính, thuyết MO cho phép tính được
những kết quả về tính chất hóa học lượng tử như: năng lượng, mật độ e, hình
học phân tử... các kết quả đó một mặt giải thích kết quả thực nghiệm, mặt khác
tiên đoán được chiều hướng của thực nghiệm.
* Hạn chế: Khá trìu tượng và khó về thuật toán nên không thuận lợi cho
người học.
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP
I. Bài tập tự luận (có lời giải và không có lời giải)

I.1. Bài tập có lời giải

Bài 1. Hãy biểu diễn liên kết cộng hóa trị của các phân tử H2S, BeCl2 , N2
theo sơ đồ lewis. Cho: 1H, 4Be, 7N, 17Cl
Lời giải
Muốn biểu diễn liên kết cộng hóa trị của phân tử, trước tiên phải viết cấu
hình electron của nguyên tử của các nguyên tố tham gia tạo liên kết.
H: 1s1 → H⋅
Be: 1s2 2s2 ở trạng thái kích thích B*: 1s2 2s12p1 → Be* có 2 e độc thân:
⋅Be ⋅
C: 1s 2s 2p ở trạng thái kích thích C*: 1s2 2s12p3 → C* có 4 e độc thân.
2 2 2

⋅C ⋅

N: 1s2 2s22p3 → N có 1 cặp e ghép đôi, 3 e độc thân.
⋅ ⋅
:N ⋅ hay N ⋅
⋅ ⋅
O: 1s2 2s42p4 → O có 2 cặp e ghép đôi, 2 e độ c thân.
⋅ ⋅
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 168 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
:O: hay O
2 2 6 2 4 ⋅ ⋅
S: 1s 2s 2p 3s 3p → S có 2 cặp e ghép đôi, 2 e độc thân.

:S: hay S

Cl: 1s2 2s22p6 3s23p5 → Cl có 3 cặp e ghép đôi, 1 e độc thân
⋅⋅
:Cl
⋅⋅ ⋅ hay Cl⋅
Từ cấu hình electron ở trên ta sẽ xây được được sơ đồ liên kết của các
phân tử theo lewis:
H2S: H:S:H hay H − S − H
BeCl2: Cl: Be :Cl hay Cl − Be − H
N2: N ::: N hay N ≡ N

Bài 2. Với phân tử CO có điện tích dư trên C và O. Hãy biểu diễn sơ đồ


cấu tạo lewis và chỉ hướng của momen lưỡng cực. Cho: 6C, 8O
Lời giải
Từ cấu hình electron của C, O ở bài 1, ta có:
C :: O hay C = O
Với cách biểu diễn này, C không thỏa mãn quy tắc bát tử. Vì vậy ở C sẽ
xuất hiện điện tích dư: − và + r
μ
- +
C ≡O hay C = O C O

Bài 3. Biết phân tử O3 là phân tử có góc, không đóng vòng, cho biết sơ đồ
lewis của phân tử này.
Lời giải
Đối với O3 giả thiết phân tử đóng vòng
O O

Song thực nghiệm cho biết O3 không đóng vòng, Vậy sơ đồ cấu tạo của
O3 là:
O+ +O
− −
O O O O
Các dạng hỗ biến (mesome)

Bài 4. Hai phân tử NH3 và NF3 đều có cấu trúc hình tháp tam giác.
a) Hãy cho biết trạng thái lai hóa của N trong cả 2 trường hợp và biểu
diễn chúng bằng sơ đồ.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 169 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Giải thích tại sao momen lưỡng cực của NH3 (1,46D) lớn hơn nhiều so
với NF3 (0,2D). Cho: ZH = 1 ; ZN = 7; ZF = 9; và góc liên kết đo bằng thực
nghiệm HNH = 1070 ; FNF = 1020 ; χ F > χ N > χ H
Lời giải
a) H: 1s1 biểu diễn ở dạng ô lượng tử ↑

N: 1s2 2s22p3 hay ↑↓ ↑ ↑ ↑

F: 1s2 2s22p5 hay ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑

Khi hình thành liên kết, N trong cả 2 phân tử đều ở trạng thái lai hóa sp3,
vì góc liên kết của 2 phân tử gần với góc 109028′.
E
2p

2s 4AO lai hóa sp3

Ba AO lai hóa sp3 của N xen phủ với 3 AO - 1s của H đôi một tạo ra 3
liên kết σ trong phân tử NH3.
Ba AO lai hóa sp3 của N xen phủ với 3 AO - 2p của F đôi một tạo ra 3
liên kết σ trong phân tử NF3.
Cả 2 trường hợp này, N vẫn còng đôi e không liên kết nằm trên 1 AO -
3
sp . 2 phân tử này được biểu diễn bằng sơ đồ.

⋅⋅ ⋅⋅

N N

H N F
F
H F
b) Nhìn từ hình vẽ ta nhận thấy hướng của véc tơ momen lưỡng cực của
các liên kết N − H và của cặp electron không phân chia cùng chiều với nhau.
Trong khi đó hướng của véc tơ momen lưỡng cực của các liên kết N − F và của
cặp electron không phân chia ngược chiều với nhau, do χ F > χ N > χ H . Khi tổng
hợp các véc tơ thì thu được momen lưỡng cực của phân tử NH3 lớn hơn của
NF3.
Bài 5. Dùng thuyết lai hóa mô tả dạng hình học của phân tử NO2 tồn tại ở
2 dạng, cho ZN = 7 ; ZO = 8 và góc thực nghiệm đo được NON = 1190. Biết
phân tử có một liên kết π.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 170 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Lời giải
Cấu hình electron của N và O
N: 1s2 2s22p3 biểu diễn bằng ô lượng tử ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑

O: 1s2 2s22p4 biểu diễn bằng ô lượng tử ↑↓ ↑↓ ↓↑ ↑ ↑

Biểu diễn phân tử NO2 bằng ô lượng tử. Để có một liên kết π thì N và một
nguyên tử oxi phải ở trạng thái lai hóa sp2.

↑↓ p
↑ ↑ ↑
Lai hóa sp2 ↑↓ ↑↓ ↑↓
N
↑↓ 3AO lai hóa sp2

↑ p
O ↑↓ ↑ ↑ Lai hóa sp 2
↑↓ ↑↓ ↑
↑↓ 3AO lai hóa sp2

↓↑ ↑↓ Lai hóa sp3


O ↑↓ ↑↓ ↑↓
↑↓ 4AO lai hóa sp3

Sơ đồ chung mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NO2


↑ p
O (sp2) ↑↓ ↓↑ ↑ π
σ
↓ p NO2
N (sp2) ↑↓ ↓ ↓
σ
↑↓ ↑↓ ↑↓ O (sp3)

(Mũi tên 1 chiều để chỉ liên kết cộng hóa trị cho nhận, 2 chiều chỉ liên kết
cộng hóa trị thuần túy).
Từ mô hình phân tử NO2, nhận thấy NO2 có 1 liên kết cộng hóa trị σN-O
thuần túy, 1 liên kết cộng hóa trị σN→O cho nhận, 1 liên kết πN-O. Ở nguyên tử N
còn 1 e độc thân chiếm AO -sp2, Vậy phân tử NO2 thuận từ.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 171 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Do đó, biểu diễn công thức cấu tạo của NO2 bằng 2 dạng hỗ biến sau (vì
không phân biệt được nguyên tử O nào mang liên kết π).

⋅ ⋅

N N

O O O O

Cũng có thể biểu diễn bằng cách sau:

⋅ ⋅
N N

O O O O

Từ 2 dạng hỗ biến này, có thể thay bằng 1 công thức sau:



N

O O
(Gạch ----- biểu diễn liên kết π không định chỗ)
Bài 6. Từ công thức cấu tạo của NO2 hãy:
a) suy ra công thức cấu tạo của SO2.
b) Giải thích tại sao phân tử NO2 lại đi me hóa cho N2O4, trong khi đó
SO2 lại không có được điều này?
c) Suy ra công thức cấu tạo của N2O5, HNO3.

Bài 7. Cho các hợp chất: OF2, NF3, BF3 biết góc thực nghiệm đo được
FOF = 103015’ ; FNF = 109028’ ; FBF = 1200. Hãy cho biết:
Số cặp electron liên kết và không liên kết.
Kiểu lai hoá.
Dạng tổng quát AXnEm
Cấu trúc không gian.
Giải thích tại sao góc hoá trị tăng dần từ OF2 đến BF3.
Bài 8. Biểu diễn liên kết cộng hoá trị bằng sơ đồ lewis của : SO2, SF4,
Al2(CO3)2, NO2, AlCl4 .
Bài 9. Dựa vào quan điểm lai hoá trong thuyết VB cho biết trạng thái lai
hoá của Be trong BeH2, của B trong BF3, của C trong CH4.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 172 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 10. Viết công thức cấu tạo lewis, tính điện tích hình thức ở mỗi
nguyên tử và cả hệ; tính bậc liên kết cho mỗi liên kết của hệ (phân tử hay ion)
sau đây:
a. C2H4 ; C4H6 ; C6H6
b. CH3OH ; CH3CHO ; CH3COOH
c. NH4+ ; SO32- ; CO32-.
Bài 11. Hãy viết công thức cấu tạo lewis cho mỗi hệ sau, sự cộng hưởng
cấu tạo thể hiện ở đây như thế nào ? phân tích cụ thể: NO3− , CO.
Phần bài tập của Tâm Đan
Bài 12. Căn cứ vào quan niệm hiện đại về sự tạo thành liên kết hóa học
hãy cho biết ý nghĩa của dấu và độ lớn của sự xen phủ các obitan nguyên tử
(AO) trong quá trình khảo sát sự hình thành liên kết hóa học giữa các nguyên tử.
Thế nào là sự xen phủ dương, sự xen phủ âm, sự xen phủ bằng không? Cho
hai thí dụ minh họa về mỗi loại đó.
Bài 13. Dựa vào thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB) họa mô tả sự hình thành
liên kết trong các phân tử PH3, AsH3. Biết góc liên kết của PH3 là 930, của AsH3
là 920.
Bài 14. Dựa vào thuyết liên kết hoá trị hãy mô tả sự hình thành liên kết trong
các phân tử H2S, H2Se, H2Te. So sánh độ dài liên kết và góc liên kết của chúng.
Bài 15. Căn cứ vào thuyết liên kết hoá trị và vào cấu tạo nguyên tử của các
nguyên tố họ p, hãy cho biết:
1) Vì sao các electron ở các lớp thứ hai, thứ ba kể từ bên ngoài không thể
than gia vào việc hình thành liên kết hóa học.
2) Vì sao đa số các nguyên tố họ p có nhiều hóa trị và các giá trị của chúng
chênh lệch nhau 2 đơn vị
3) Không thể khẳng định được rằng: các nguyên tử có cấu trúc vỏ electron
ngoài cùng như nhau sẽ có cùng hóa trị.
4) Khuynh hướng biểu hiện hóa trị cực đại, số oxi hóa cực đại của các
nguyên tố này thay đổi như thế nào trong phạm vi một phân nhóm.
Bài 16. Dựa vào thuyết spin về hóa trị hãy:
1) Trình bày các hóa trị có thể có của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 của bảng
hệ thống tuần hoàn.
2) Giải thích vì sao các nguyên tố Cl, S, P và nói chung các nguyên tố đứng
dươí chúng trong cùng một phân nhóm có thể có hoá trị cực đại bằng số thứ tự
nhóm, trong khi đó các nguyên tố đầu nhóm (F, N, O) không có khả năng đó.
Bài 17. Dùng ô lượng tử hãy biểu diễn quá trình hình thành liên kết hóa học
trong các phân tử FO, F2O2, HOF, HFO2, H3N.BF3, (từ NH3 và BF3). Từ đó viết
công thức electron của các phân tử và cho biết phân tử nào có khả năng phản
ứng mạnh nhất? phân tử nào có khuynh hướng đime hoá.
Bài 18. Trong trường hợp tổng quát hóa trị của một nguyên tố được xác định
bằng số các obitan được dùng để tạo ra liên kết hóa học. Theo quan điểm đó
hãy:
1) Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các trường hợp đã đưa ra ở bài
17.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 173 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2) Cho biết cộng hóa trị cực đại của các nguyên tố ở chu kỳ 2 có thể bằng
bao nhiêu? Không kể khí hiếm, những nguyên tố nào của chu kỳ thực tế không
có được giá trị này? vì sao?
Bài 18. 1) Dựa vào thuyết liên kết hóa trị mô tả sự hình thành liên kết trong
các trường hợp sau:
a, CF4, CCl4, CBr4.
b, Si(CH3)4, Sn(CH3)4, Pb(CH3)4.
2) So sánh độ dài và năng lượng liên kết của các liên kết trong
mỗi dãy.
Bài 19. Khảo sát phân tử CO2 theo thuyết liên kết hóa trị. Từ kết quả khảo
sát hãy dự đoán nhiệt độ hóa lỏng và hóa rắn của khí cacbonic.
Bài 20. Khảo sát phân tử SO2 theo thuyết liên kết hóa trị. Từ đó kết hợp với
bài 19 hãy so sánh nhiệt độ hóa lỏng và hóa rắn của SO2 và CO2.
Bài 21. 1) Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử BF3 và cấu tạo của
phân tử theo thuyết liên kết hoá trị.
2) Với cách mô tả hãy đưa ra ở phần (1) có giải thích thỏa đáng sự
rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa các nguyên tử B, F liên kết hay không? Cho
d B − F = 1,29 A0 , rB = 0,759 A0 , rF = 0,709 A0 .
Bài 22. 1) Hãy mô tả sự hình thành liên kết ở các phân tử BCl3, BBr3.
2) So sánh độ rút ngắn của các liên kết B − X khi X thay đổi từ F
đến I.
Bài 23. 1) Có thể xếp H vào cùng một phân nhóm với các nguyên tố
halogen được không? Hãy giải thích.
a, Tại sao có các phân tử BF3, BCl3, BBr3 nhưng lại không có phân tử
BH3?
b, Tại sao lại tồn tại được phân tử B2H6.
2) B, Al là 2 nguyên tố nằm liền kề nhau ở phân nhóm chính nhóm
III. Giải thích tại sao có phân tử Al2Cl6 nhưng lại không có phân tử B2Cl6.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 174 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
CHƯƠNG 4
CÁC TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA VẬT CHẤT
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. MỤC TIÊU
Học xong chương 4 sinh viên phải trả lời được các câu hỏi:
- Lực tương tác giữa các phân tử là gì? Lực Van đe Van là gì? Nguồn gốc
củ lực Van đe Van?
- Liên kết hiđro là gì?
- Vật chất tồn tại ở các trạng thái nào?
Sinh viên phải nắm vững các kiến thức sau:
- Lực tương tác giữa các phân tử, lực Van đe Van, Liên kết hiđro, các
trạng thái tập hợp của vật chất.
- Các kiểu liên kết hiđro: Liên kết hiđro đơn phân tử và liên kết hiđro nội
phân tử.
2. NHIỆM VỤ
Học xong chương này người học phải giải thích được:
- Sự khác nhau về trạng thái tập hợp của các chất?
- Sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
- Các hiện tượng như hiện tượng đa hình, hiện tượng đồng hình, sự chậm
sôi, sự chậm hóa rắn,...
3. PHƯƠNG PHÁP
Nắm vững các kiến thức cơ bản từ đó có khả năng vận dụng các kiến thức
được học vào thực tiễn.
B.NỘI DUNG
Mở đầu: Một trong những vấn đề của hoá học cần trả lời là các phân tử tương
tác với nhau như thế nào, cũng như ảnh hưởng của tương tác giữa các phân tử
đến trạng thái tập hợp của vật chất?
Chương này cung cấp cho người học một số vấn đề sau:
1. Lực tương tác giữa các phân tử: Lực Van đe Van và liên kết hiđro.
2. Các trạng thái tập hợp của vật chất: Trạng thái khí, rắn và lỏng.

1. LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC PHÂN TỬ


Ở phần cấu tạo nguyên tử, đã chỉ rõ sự tồn tại của nguyên tử là do lực liên
kết giữa các hạt proton và nơtron trong hạt nhân. Còn phân tử tồn tại được là do
lực liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử (≈200 kJ/mol). Còn giữa
các phân tử lại có lực liên kết yếu hơn (≈10 – 20 kJ/mol) được gọi là lực tương
tác tương tác giữa các phân tử hay lực Van đe Van (để ghi nhớ nhà bác học vật
lý người Hà Lan là Van đe Van: Van der Waals, 1837 - 1923, giải thưởng Nobel
về vật lý năm 1910, người đầu tiên phát hiện ra những lực đó). Theo Van đe Van
tương tác giữa các phân tử mang bản chất tĩnh điện, tức là gồm cả lực hút và

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 175 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
lực đẩy. Các phân tử khác nhau thì lực Van đe Van sẽ khác nhau do đó các phân
tử sẽ tồn tại ở các trạng thái khác nhau như: rắn, lỏng, khí.
Ngoài ra còn có 1 tương tác giữa các phân tử nhưng mạnh hơn lực
Vandevan đó là liên kết hiđro.
1.1. Lực Van đe Van
Bao gồm 3 loại lực (3 loại tương tác) giữa các phân tử.
1.1.1. Lực định hướng (tương tác lưỡng cực với lưỡng cực)
Năm 1912, Kenxom cho rằng nguyên nhân gây ra lực Van đe Van là do
momen lưỡng cực vĩnh cửu của các phân tử (μ) gây ra, hình 4.1.

HÌNH 4.1. Mô hình về sự định hướng của các lưỡng cực


Khi những phân tử có cực đến gần nhau, do tương tác tĩnh điện giữa các
lưỡng cực làm cho những phân tử đó xoay hướng để cho những đầu khác dấu
của các lưỡng cực ở gần nhau dẫn tới xuất hiện lực hút giữa các lưỡng cực làm
cho năng lượng của hệ nhỏ nhất (cực tiểu). Tương tác như vậy gọi là tương tác
định hướng. Tương tác này càng lớn khi momen lưỡng cực của phân tử càng
lớn, ví dụ lực định hướng của H2O lớn hơn của CO vì μ H O = 1,84 > μ CO = 0,12 .
2

Năng lượng của tương tác định hướng được tính theo hệ thức:
2μ 4
Uđh = − 6 (4.1)
3r kT
Trong đó: μ là momen lưỡng cực; r là khoảng cách từ tâm của lưỡng cực
này đến tâm của lưỡng cực khác (hình 4.1); k là hằng số Bônxơman; T là nhiệt
độ tuyệt đối (nhiệt độ Kenvin).
Từ biểu thức 4.1, thấy rằng năng lượng tương tác định hướng tỷ lệ nghịch
với nhiệt độ T và tỷ lệ thuận với momen lưỡng cực của phân tử. Khi nhiệt độ
tăng thì vận tốc chuyển động nhiệt của phân tử tăng làm cản trở sự định hướng
của các lưỡng cực, còn lực định hướng càng mạnh khi momen lưỡng cực càng
lớn.
Lực định hướng làm tăng nhiệt độ sôi (t s0 ) và nhiệt độ nóng chảy (t nc0 ) .
t n0 t s0
c

Ví dụ 1: Butan (C4H10) - 1380C - 0,50C


Axeton (CH3COCH3) - 950C + 560C
(kết quả thực nghiệm đo ở p = 1atm)
1.1.2. Lực cảm ứng (tương tác lưỡng cực cảm ứng)
Nguyên nhân thứ hai gây ra lực Van đe Van là do lực cảm ứng: Lực cảm
ứng xuất hiện khi một phân tử không phân cực (μ = 0) ở bên cạnh một phân tử
phân cực (μ ≠ 0). Do tác dụng của điện trường được tạo ra bởi phân tử phân cực
(μ ≠ 0) làm cho phân tử không phân cực (μ = 0) bị phân cực, sự phân cực này

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 176 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
được gọi là sự phân cực do cảm ứng (μcư ≠ 0), hình 4.2. Khi này các phân tử hút
nhau bởi lực cảm ứng.

HÌNH 4.2. Mô hình về sự phân cực do cảm ứng


Năm 1920, Đơbai đưa ra biểu thức tính năng lượng của lực tương tác cảm
ứng:
2αμ 2
Ucư = − (4.2)
r6
Trong đó: μ và r có ý nghĩa như trên, α là độ phân cực hoá (α là hằng số),
giá trị độ lớn của α cho biết phân tử dễ bị phân cực hay khó bị phân cực. α càng
lớn phân tử càng dễ bị phân cực nên Ucư càng lớn.
Trị số α của một số phân tử CO: 1,99.10-24cm3; HBr: 5,38.10-24cm3;...
Trong thực tế lực cảm ứng thường rất nhỏ, nhỏ hơn cả lực khuếch tán
(bảng 4.1)
1.1.3. Lực khuếch tán
Hai loại lực trên đều không giải thích được sự tồn tại các trạng thái rắn,
trạng thái lỏng của các khí như H2, O2, N2, khí hiếm. Vì vậy cần đưa thêm một
loại tương tác thứ ba để giải thích hiện tượng này, đó là lực khuếch tán.
Lực này được lơnđơn giải thích theo quan điểm hiện đại về cấu tạo
nguyên tử và cấu tạo phân tử như sau: Trong phân tử, các electron chuyển động
liên tục còn hạt nhân thì dao động quanh vị trí cân bằng. Có một thời điểm sự
chuyển động và dao động sẽ làm cho sự phân bố điện tích dương và âm lệch
khỏi vị trí cân bằng, dẫn đến xuất hiện một lưỡng cực tạm thời. Các lưỡng cực
tạm thời này sẽ tương tác với nhau để cho sự định hướng của các phân tử thuận
lợi hơn về mặt năng lượng.

HÌNH 4.3. Mô hình về sự định hướng của các lưỡng cực


được tạo ra do lực khuếch tán
Thế năng tương tác của lực khuếch tán được tính theo hệ thức:

3hν 0α 2
Ukt = − (4.3)
4r 6
Trong đó: α, r có ý nghĩa như trên còn h là hằng số Plăng, ν0 là tần số dao
động ứng với dao động điểm 0 của phân tử.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 177 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Tương tác khuếch tán không những xuất hiện giữa các nguyên tử (trường
hợp của khí hiếm) mà còn xuất hiện giữa các phân tử không có cực (H2, N2, O2,
...) và các phân tử có cực (HCl, CO,...).
* Tổng hợp 3 loại lực này ta có năng lượng tương tác hút giữa các phân tử
là:
⎛ 2μ 2αμ
4 2
A 3hν α 2 ⎞
U = Uđh + Ucư + Ukt= − ⎜⎜ 6 + 6 + 0
6
⎟⎟ = − 6 (4.4)
⎝ 3r kT r 4r ⎠ r
2μ 4 3hν 0α 2
Trong đó: A = + 2αμ 2 +
3kT 4
Năng lượng tương tác mang dấu âm, vì đây là lực hút giữa các phân tử
(nguyên tử). Lực hút tỷ lệ nghịch với r6 (khoảng cách giữa các phân tử, nguyên
tử).
Phần đóng góp của mỗi loại tương tác vào lực Van đe Van phụ thuộc vào
cấu tạo của phân tử. Hai tính chất quan trọng nhất của phân tử là momen lưỡng
cực và độ phân cực hoá của phân tử. Đối với những phân tử có momen lưỡng
cực lớn tương tác định hướng có vai trò càng lớn. Đối với những phân tử càng
dễ bị cực hoá (α) lớn thì tương tác khuếch tán có vai trò càng tăng. Trong khi đó
tương tác cảm ứng phụ thuộc vào cả hai yếu tố đó nhưng chỉ có vai trò thứ yếu.

BẢNG 4.1. Năng lượng của 3 loại tương tác và năng lượng Van đe Van
của một số chất (kJ/mol)

Momen Lực
Độ cực Lực Lực
lưỡng Lực định
Chất hóa cảm khuếch Van đec
cực hướng
-24
α.10 (cm ) 3
ứng tán Van
μ (D)
He 0 0,20 0 0 0,21 0,21
Ar 0 1,63 0 0 8,49 8,49
Xe 0 4,00 0 0 18,41 18,41
CO 0,12 1,99 0 0 8,74 8,74
HCl 0,17 2,63 3,31 1,00 16,82 21,13
HBr 0,79 3,58 1,09 0,71 28,45 30,25
HI 0,38 5,4 0,59 0,31 60,92 61,82
NH3 1,48 2,21 13,31 1,55 14,73 29,59
H2O 1,84 1,4 36,36 1,92 9,00 47,28

Từ bảng 4.1, ta thấy trừ H2O là phân tử có cực rất mạnh. Tương tác
khuếch tán có vai trò lớn trong lực Van đe Van. Vì vậy lực Van đe Van phụ
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 178 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
thuộc rất nhiều vào độ phân cực hoá α. Độ phân cực hoá α tăng lên khi kích
thước của phân tử hay nguyên tử tăng (ở đây là bán kính nguyên tử hoặc độ dài
liên kết của phân tử). Đây chính là cơ sở để giải thích sự tăng nhiệt độ
nóngchảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất và hợp chất tương tự như biến thiên của
các nguyên tố từ trên xuống dưới trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Ví dụ 2:
Khí hiếm He Ne Ar Xe Rn
0
Nhiệt độ sôi, C -268,8 -246 -105,9 -109,1 -62
Halogen F2 Cl2 Br2 I2
0
Nhiệt độ sôi, C -187,9 -34,1 58,2 184,5
Hiđrô halogenua HCl HBr HI
0
Nhiệt độ sôi, C -84,9 -66,7 -35,8

* Lực đẩy giữa các nguyên tử, phân tử xuất hiện khi các nguyên tử, phân
tử tiến lại gần nhau đến một mức độ nào đó. Khi đó năng lượng của tương tác
đẩy được biểu thị bằng biểu thức:
m
U® = (4.5)
r 12
Với m là hằng số đẩy. Phương trình 4.5 cho thấy, lực đẩy càng lớn khi r
càng bé.
Năng lượng toàn phần được tính bằng biểu thức:
A m
U =− + (4.6)
r 6 r 12
* Bán kính Van đe Van:

Thường được tính bằng một nửa khoảng cách giữa hai nguyên tử thuộc
hai phân tử khác nhau ở trong tinh thể, hình 1.4.

HÌNH 4.4. Bán kính Van đe Van và bán kính cộnghoá trị của Clo

Hình 4.4 cho thấy bán kính Van đe Van của nguyên tử Cl là 1,80 A0 lớn
hơn nhiều so với bán kính cộng hóa trị của Cl là 0,99 A0. Do lực Van đe Van có
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 179 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
năng lượng yếu hơn nhiều so với liên kết cộng hóa trị nên bán kính Van đe Van
của nguyên tử luôn lớn hơn bán kính cộng hóa trị, bảng 4.2.
BẢNG 4.2. Bán kính Van đe Van của các nguyên tố phi kim(A0)

H 1,1 - 1,3 He 1,22


N 1,15 O 1,40 F 1,35 Ne 1,50
P 1,9 S 1,85 Cl 1,80 Ar 1,91
As 2,0 Se 2,00 Br 1,95 Kr 2,01
Sb 2,2 Te 2,20 I 2,15 Xe 2,20

Dựa vào lực Van đe Van có thể giải thích được sự tồn tại các trạng thái
rắn, lỏng khí của các chất.
1.2. Liên kết hiđro (liên kết cầu nối hiđro)
* Mở đầu: Nếu chỉ dựa vào lực Van đe Van thì không thể nào giải thích
được sự bất thường về một số tính chất như nhiệt độ sôi, nhiệt độ hóa hơi,... của
các hợp chất như HF, H2O, NH3.
Sự tăng nhiệt độ sôi của dãy CH4, SiH4, GeH4, SnH4 và của khí hiếm đợc
giải thích bằng sự tăng lực Van đe Van khi khối lượng phân tử của các hiđrua
EH4 và khối lượng nguyên tử của các khi hiếm tăng, hình 4.5.
Trong các dãy hiđrua EH, EH2, EH3, tại sao các hợp chất HF, H2O, NH3
lại có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các hợp chất tương tự ở trong cùng một
dãy? Điều này không thể giải thích được bằng lực Van đe Van mà bằng liên kết
0
hiđro. C

100 • H2O

• HF

0
• H2Te
• SbH3
• NH3 H2Se
H2S • • HI
• AsH3 • SnH4

HCl • HBr

PH •3

GeH4
-100

SiH4 • Xe

• Kr

CH4
• Ar
-200

• Ne

HÌNH 4.5. Nhiệt độ sôi của một số dãy hiđrua và của khí hiếm

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 180 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1.2.1. Khái niệm
Liên kết hyđro là liên kết được tạo ra giữa nguyên tử H của phân tử này
với cặp electron không liên kết của nguyên tử khác có độ âm điện mạnh.
Liên kết hiđro được biểu diễn bằng sơ đồ: X − H⋅⋅⋅Y Liên kết hiđro được
biểu diễn bằng dấu ba chấm (⋅⋅⋅)
Ba nguyên tử X, H, Y thường ở trên một đường thẳng.
Ví dụ 3: Trong H2O lỏng và HF lỏng có liên kết hiđro
δ+ δ- δ+ δ- δ+ δ-
⋅⋅⋅H-F⋅⋅⋅H-F⋅⋅⋅H-F⋅⋅⋅
⋅⋅⋅O-H⋅⋅⋅O-H⋅⋅⋅O-H⋅⋅⋅
H H H

Điều kiện để hình thành liên kết hiđro là nguyên tử X, Y phải có độ âm


điện lớn và bán kính nhỏ, vì vậy X, Y thường là các nguyên tố thuộc chu kỳ 2.
Điều kiện bắt buộc đối với nguyên tố Y là Y phải có cặp electron không liên kết
(cặp electron riêng).

1.2.2. Bản chất của liên kết hiđro

a) Liên kết hiđro có bản chất tĩnh điện


Khi nguyên tử H liên kết với nguyên tử có độ âm điện mạnh như N, O, F
thì cặp electron của liên kết đó phân cực mạnh về phía N, O, F làm cho nguyên
tử H mang một phần điện tích dương (Hδ+) do đó Hδ+ trở nên hoạt động hơn. Khi
Hδ+ ở gần một nguyên tử âm điện mạnh và lại có cặp electron riêng thì Hδ+ sẽ
liên kết với nguyên tử này

⋅⋅⋅ :Fδ-−Hδ+⋅⋅⋅ :Fδ-−Hδ+⋅⋅⋅ → ⋅⋅⋅ :F−H⋅⋅⋅ :F−H⋅⋅⋅

b) Liên kết hiđro là một liên kết yếu


Về độ dài liên kết: Liên kết hiđro có độ dài liên kết lớn hơn các liên kết
thông thường khác.
Ví dụ 4: độ dài của liên kết hiđro trong O − H ⋅⋅⋅ O là 2,7 A0 → 2,8 A0;
trong O − H ⋅⋅⋅ N là 2,8 A0 → 2,9 A0
Do độ dài của liên kết hiđro lớn nên năng lượng liên kết rất nhỏ cỡ từ
10→ 30 kJ/mol

1.2.3. Các kiểu liên kết hidro

a) Liên kết hiđro liên phân tử được hình thành giữa các phân tử với nhau.
Trong trường hợp này, nguyên tử Hδ+ thuộc một phân tử liên kết với
nguyên tử có độ âm điện mạnh thuộc phân tử khác.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 181 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Các phân tử này có thể của cùng một chất như ở ví dụ 3, hoặc các phân tử
của hai chất khác nhau, như:
O ⋅⋅⋅ H O
O H …H F R C C R
H O H ⋅⋅⋅ O

Giữa hai phân tử khác nhau Giữa hai phân tử axit giống nhau
b) Liên kết hiđro nội phân tử được hình thành trong cùng một phân tử
Trong trường hợp này, nguyên tử Hδ+ liên kết với một nguyên tử có độ âm
điện ở trong cùng một phân tử với Hδ+, như trong phân tử anđehit salixilic, o -
flo phenol
H H
O
C F
O

O H

anđehit salixilic o - flo phenol


1.2.4. Tính chất của các hợp chất có khả năng tạo liên kết hiđro
a) Làm tăng nhiệt độ sôi ( t s0 ) và nhiệt độ nóng chảy ( t nc0 ): vì các phân tử
đã liên kết lại với nhau thành phân tử lớn.
Xét sự bất thường về nhiệt độ sôi của các chất sau ở điều kiện tiêu chuẩn
Chất H2O (18) H2S (34) CH3OCH3 (46) CH3OH (34)
0
( C) 100 -62 -24 66
Trong ngoặc đơn là khối lượng mol phân tử của các chất.
Chúng ta thấy nhiệt độ sôi của CH3OCH3 cao hơn so với H2S là do lực
tương tác Van đe Van giữa các phân tử CH3OCH3 lớn hơn vì có khối lượng mol
phân tử lớn hơn. Trong khi đó Mặc dù cả H2O và CH3OH đều có liên kết hiđro
nhưng nhiệt độ sôi của H2O lại cao hơn nhiều là do năng lượng của liên kết
hiđro giữa các phân tử H2O lớn hơn nhiều so với các phân tử CH3OH với nhau.
Tại sao trong cùng một dãy EHn (n = 1,2,3,4) các hợp chất HF, H2O, NH3
nhiệt độ sôi lại cao hơn so với các hợp chất trong cùng một dãy? Điều này được
giải thích bằng liên kết hiđro. Ở các trạng thái rắn và lỏng, thậm chí ngay cả ở
trạng thái khí (HF) những phân tử của các chất này không tồn tại từng phân tử
riêng rẽ mà kết hợp với nhau (nhờ liên kết hiđro) thành một phân tử lớn như
(HF)n, (H2O)n, (NH3)n. Ở đây n có giá trị khác nhau đối với mỗi chất và giảm
dần khi nhiệt độ tăng. Trong các phân tử lớn này, các đơn phân phân tử như HF,
H2O, NH3 liên kết với nhau nhờ liên kết hiđro
b) Giải thích khả năng tạo đime ngay ở thể hơi của axit hữu cơ
Thực nghiệm xác nhận ngoài dạng đime, các phân tử axit hữu cơ còn tồn
tại ở dạng polime mạnh dài.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 182 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
⋅⋅⋅ O O H ⋅⋅⋅ O O H ⋅⋅⋅ O O H ⋅⋅⋅
C C C

R R R

Cần chú ý, liên kết hiđro liên phân tử làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt
độ sôi. Trong khi đó liên kết nội phân tử không có ảnh hưởng này.
Ví dụ 5: Chất o–H2NC6H4OCH3 p–H2NC6H4OCH3
0 0
ts ( C) 205 243
c) Độ tan
Nếu phân tử chất tan tạo được liên kết hiđro giữa nó với dung môi thì độ
tan tăng.
Các chất như rượu, amin, axit hữu cơ (có khối lượng phân tử nhỏ),
glucozơ, saccarơzơ... tan tốt trong H2O, vì tạo được liên kết hiđro với nước.
Trong khi đó các phân tử có liên kết hiđro nội phân tử lại khó tan trong
nước do không tạo được liên kết hiđro với nước, dễ tan trong các dung môi hữu
cơ không phân cực.
So sánh tỷ lệ về độ tan ở 600C của 2 đồng phân orto và para-nitro phenol
(o/p) trong H2O và ancol butylic có kết quả lần lượt là: 0,2 và 0,885 còn trong
benzen là 127,5.
Kết quả cho thấy đồng phân orto tan tốt trong rượu và benzen, còn đồng
phân para lại tan tốt trong nước.
d) Độ bền của đồng phân
Liên kết hidro nội phân tử làm tăng độ bền của đồng phân.
Ví dụ 6: o -flo phenol tồn tại ở 2 dạng sau:

H H
O O
F F

trans Cis
Thực nghiệm xác định được tỷ lệ đồng phân trans/cis = 1/56, Điều này
chứng tỏ dạng cis bền hơn dạng trans
2. CÁC TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA VẬT CHẤT
Tuỳ thuộc vào điều kiền bên ngoài như nhiệt độ (T), áp suất (P) mà một
chất có thể tồn tại ở các trạng thái khí, lỏng hoặc rắn. Những trạng thái tồn tại đó
được gọi là trạng thái tập hợp của chất.
Sự khác nhau về trạng thái của một chất là do có sự khác nhau về khoảng
cách giữa các hạt (ion, nguyên tử, phân tử) và lực tương tác giữa các hạt đó, do
đó dẫn đến sự khác nhau về quan hệ giữa động năng và thế năng của hạt.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 183 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2.1. Chất khí
Trong chất khí, các phân tử (hay nguyên tử, trường hợp khí hiếm) ở cách
xa nhau, khoảng cách này lớn hơn rất nhiều so với kích thước của phân tử do đó
lực tương tác Van de Van giữa các phân tử khí là rất yếu, nên các phân tử khí
luôn ở trạng thái chuyển động hỗn loạn. Vì thế, chất khí có thể nén được và
chiếm toàn bộ thể tích của bình đựng.
Vì luôn chuyển động, những phân tử khí va chạm với nhau và va chạm
với thành bình chứa khí. Sự va chạm vào thành bình xảy ra thường xuyên vì thế
luôn tạo ra một áp lực tác động lên thành bình chứa khí. Áp lực này, khi tính
trên một đơn vị diện tích bề mặt được gọi là áp suất của khí.
Ở áp suất thấp và nhiệt độ cao, các phân tử khí chuyển động hỗn loại, do
đó các khí khác nhau có tính chất gần nhau. ở áp suất rất thấp (gần chân không),
kích thước của các phân tử so với thể tích chung của khí và tương tác giữa các
phân tử khí rất bé, nên có thể bỏ qua. Khí như vậy được gọi là khí lý tưởng. Khí
lý tưởng tuân theo phương trình trạng thái của khí lý tưởng PV = RT (Tính cho
1mol khí), còn PV = nRT (tính cho n mol khí).
Khi ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, các phân tử khí sẽ ở gần nhau, khi này
lực Van đe Van mạnh lên và không bỏ qua được nữa. Khi này, đặc điểm của khí
đã thể hiện rõ rệt hơn. Khí như vậy, được gọi là khí thực và khí thực tuân theo
phương trình trạng thái của khí thực.
⎛ a ⎞
⎜ P + 2 ⎟ (V - b) = RT (tính cho 1mol khí thực)
⎝ V ⎠
a
Trong đó 2 là đại lượng phản ánh lực hút giữa các phân tử khí, b phản
V
ánh thể tích riêng của các phân tử. (a, b được gọi là các hằng số Van de Van).
a) Sự hoá lỏng chất khí
Khi làm lạnh chất khí ở áp suất thường, chất khí sẽ hoá lỏng ở một nhiệt
độ xác định. Nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ hoá lỏng của khí ở áp suất thường.
Ngược lại, khi đun nóng một chất lỏng ở áp suất thường, chất lỏng sẽ hoá hơi,
tức là sôi, cũng tại nhiệt độ đó ở áp suất thường. Đó là nhiệt độ sôi của chất
lỏng.
Nhiệt độ hoá lỏng hay nhiệt độ sôi của một chất phục thuộc rất nhiều vào
áp suất. Nhiệt độ này tăng lên khi tăng áp suất và giảm xuống khi giảm áp suất.
Vì thế, muốn hoá lỏng khí, người ta thường nén khí ở áp suất rất cao và
đồng thời phải hạ thấp nhiệt độ của khí. Đây là nguyên tắc chung để hoá lỏng
khí.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhiệt độ hoá lỏng nhờ việc nâng cao áp suất của
khí cũng có một giới hạn nhất định. Qua nhiệt độ đó, chất lỏng sẽ không thể tồn
tại dù dưới bất cứ một áp suất nào. Nhiệt độ cực đại đó được gọi là nhiệt độ tới
hạn (Tth), và áp suất cần thiết để chất khí hoá lỏng ở nhiệt độ đó được gọi là áp
suất tới hạn (Pth). Ở các điều kiện tới hạn thể tích của khí và lỏng bằng nhau nên
tại đó khí và lỏng có tỷ khối bằng nhau. Bảng 1.3 cho biết nhiệt độ tới hạn và áp
suất tới hạn của một số chất

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 184 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 4.3. Hằng số tới hạn của một số chất

Nhiệt độ sôi Nhiệt độ tới hạn, Áp suất tới hạn Thể tích tới hạn
Chất 0
0
C C atm Cm3/mol
He -268,44 -267,90 2,26 57,80
H2 -252,77 -239,90 12,80 65,00
N2 -198,82 -147,00 33,54 90,10
O2 -182,97 -118,40 50,10 78,00
CH4 -162,58 -82,10 45,80 99,00
CO2 -78,43 -31,00 72,9 94,00
Cl2 -34,06 144,00 76,10 124,00
C2H6 -88,63 32,27 48,20 148,00
NH3 -33,43 132,30 111,30 73,50
SO2 -10,02 157,50 77,80 122,00
C6H6 80,099 289,50 48,60 260,00
H2O 100,00 374,20 218,30 56,00

Từ bảng, ta thấy hơi H2O hoá lỏng ở 1000C dưới áp suất thường (1atm).
Khi tăng áp suất, H2O hơi có thể hoá lỏng ở nhiệt độ thường và đến 218,3atm thì
hơi nước hoá lỏng ở 374,20C. Điều đó có nghĩa là vượt quá nhiệt độ tới hạn của
H2O (374,20C), thì hơi H2O không thể hoá lỏng ở dưới bất kỳ áp suất nào.
2.2. Chất lỏng
Chất lỏng là trạng thái trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn (tinh
thể). Ở nhiệt độ cao chất lỏng có tính chất gần với chất khí, còn ở nhiệt độ thấp
gần với chất rắn (tinh thể).
Trong kiến trúc của chất lỏng, ngoài những vùng ở trong đó các hạt được
xếp liền nhau thì còn có những không gian trống (lỗ trống), những lỗ trống này
không có hình thù và kích thước xác định, nó xuất hiện ở chỗ này rồi biến dạng
và dời sang chỗ khác. Vì các hạt chất lỏng không được sắp xếp liền nhau một
cách sít sao nhất. Điều này khác với tinh thể, trong tinh thể các hạt được sắp xếp
liền nhau một cách xít sao nhất (hình 1.6), mỗi hạt trong cùng một lớp được 6
hạt khác bao quanh.
Chính những lỗ trống trong chất lỏng làm cho khoảng cách trung bình
giữa các hạt trong chất lỏng lớn hơn trong chất rắn. Đa số các chất rắn khi hóa
lỏng đều tăng thể tích (lên khoảng 10%) nghĩa là khoảng cách trung bình của
các phân tử trong chất lỏng lớn hơn trong chất rắn (khoảng 3%). Như vậy, có thể
chấp nhận khoảng cách giữa các hạt trong chất lỏng xấp xỉ khoảng cách giữa các
hạt trong chất rắn. Vì vậy, lực tương tác Van đe Van giữa các hạt là khá lớn,
nhưng vẫn chưa đủ để ngăn cản chuyển động của các phân tử chất lỏng, nên các
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 185 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
phân tử chất lỏng vẫn chuyển động hỗn loạn. Chính cấu trúc như vậy mà chất
lỏng ít chịu nén và không có hình dạng xác định giống như chất rắn.

HÌNH 4.6. Mô hình so sánh cấu trúc tinh thể (a) và cấu trúc của chất lỏng (b)
2.2.1. Áp suất hơi bão hòa của chất lỏng
Trên bề mặt thoáng của chất lỏng, các phân tử chất lỏng luôn bị hút vào
phía trong lòng chất lỏng. Các phân tử trên bề mặt muốn rời khỏi chất lỏng để đi
vào không khí (tức là bay hơi), phân tử cần phải có một năng lượng xác định để
thắng được lực hút đó. Tại mỗi một thời điểm, chỉ có một số ít phân tử có động
năng lớn hơn động năng trung bình của các phân tử mới tách ra khỏi bề mặt
thoáng và đi vào không khí. Bằng cách này chất lỏng bay hơi. Khi nhiệt độ tăng
thì số phân tử bay hơi càng nhiều.
Song song với quá trình bay hơi, còn có quá trình ngưng tụ của các phân
tử hơi thành lỏng. Đến một thời điểm nào đó số phân tử khí ở pha hơi không
thay đổi nữa (thời điểm vận tốc bay hơi bằng vận tốc ngưng tụ) thì cân bằng
giữa pha lỏng và pha hơi được thiết lập. Khi này áp suất của khí ở pha hơi cũng
không thay đổi do số mol khí ở pha hơi không thay đổi, áp suất này được gọi là
áp suất hơi bão hòa.
Vậy: Áp suất mà tại đó cân bằng L H được thiết lập tại một nhiệt độ
xác định gọi là áp suất hơi bão hòa.
P(atm)
3
1) đietylete
2) n-hexan
1 2 4 3) Rượu etylic
2 3
4) nước

0-20
0 20 60 80 100 120 t (0C)

HÌNH 4.7. Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hòa vào nhiệt độ

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 186 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Hình 4.7 cho thấy tại mỗi một nhiệt độ xác định mỗi chất lỏng có một áp
suất hơi bão hòa xác định. Áp suất hơi bão hòa này tăng lên khi nhiệt độ tăng.
2.2.2. Nhiệt độ sôi của chất lỏng
Nhiêt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của chất
lỏng bằng áp suất của khí quyển, tức là bằng 1 atm
Ví dụ 7: H2O sôi ở 1000C dưới áp suất là 1atm, vì ở nhiệt độ này áp suất
hơi bão hòa của H2O bằng 1atm bằng áp suất khí quyển.
Hình 4.7 còn cho biết ở áp suất thấp thì nhiệt độ sôi của chất lỏng thấp,
còn ở áp suất cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng cao, khi áp suất khí quyển càng
cao thì áp suất hơi bão hòa càng cao nhiệt độ sôi càng cao. Các chất lỏng khác
nhau thì có nhiệt độ sôi khác nhau vì có đường cong áp suất hơi bão hoà khác
nhau. Tai một nhiệt độ xác định, chất lỏng nào có áp suất hơi bão hòa càng cao
thì nhiệt độ sôi càng thấp.
Khi sôi quá trình bay hơi xảy ra trong toàn bộ thể tích của chất lỏng chứ
không phải chỉ diễn ra ở trên bề mặt, vì xuất hiện những bọt hơi khắp trong lòng
chất lỏng. Muốn cho bọt hơi có thể sinh ra được và lớn lên thì áp suất hơi ở bên
trong bọt hơi ít nhất phải bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên bọt hơi đó. Áp
suất này bằng áp suất của khí quyển cộng với áp suất gây nên bởi cột chất lỏng ở
trên bọt hơi tác dụng lên bọt hơi. Vì vậy, sự tạo thành bọt hơi và sự sôi chỉ xảy
ra khi áp suất hơi của chất lỏng bằng áp suất khí quyển.
* Hiện tượng chậm sôi: Ban đầu để tạo ra những bọt hơi ở trong lòng của
một chất lỏng tinh khiết (không có khí hoà tan) là rất khó khăn, nguyên nhân là
do những phân tử có động năng lớn cần cho sự bay hơi không tập trung lại để
kết tụ lại với nhau được. Vì vậy: khi đun nóng một chất lỏng đến nhiệt độ sôi
của nó mà chất lỏng đó vẫn không sôi, tiếp tục đun nóng nhiệt độ của chất lỏng
tăng lên cao hơn nhiệt độ sôi, nhưng chất lỏng vẫn không sôi. Hiện tượng như
thế được gọi là sự chậm sôi
Ví dụ 8: Nước tinh khiết có thể đun nóng đến 1800C mà vẫn không sôi
dưới áp suất khí quyển là 1 atm.
Chất lỏng không thể tồn tại mãi ở hiện tượng chậm sôi, sớm hay muộn
chất lỏng đó cũng sẽ phải sôi và sôi rất mãnh liệt, đến mức có thể gây nổ bình
chứa chất lỏng gây nguy hiểm. Trong thời điểm này nhiệt độ của chất lỏng giảm
đột ngột đến nhiệt độ sôi.
Muốn tránh hiện tượng chậm sôi, trước khi chưng cất một chất lỏng nào
đó cần cho thêm vào chất lỏng những mảnh đá bọt, như mảnh sứ, mảnh đá vôi.
Những bọt khí trong nằm trong những lỗ xốp của đá bọt sẽ thoát ra tạo điều kiện
sinh ra những bọt hơi chất lỏng và chất lỏng sẽ sôi.
* Hiện tượng chậm hóa rắn: Khi làm lạnh để hoá rắn một chất lỏng, cách
sắp xếp lại các hạt chất lỏng biến đổi không đáng kể, xem hình 4.6. Tuy nhiên
đối với một số chất , cách sắp xếp lại này thay đổi rất nhiều. Trong trường hợp
này quá trình kết tinh sẽ khó thực hiện. Khi đó sẽ gây ra hiện tượng chậm hóa
rắn của chất lỏng, tức là ở dưới nhiệt độ hoá rắn chất lỏng vẫn tồn tại ở trạng
thái lỏng. Mức độ chậm hóa rắn sẽ càng lớn khi cấu trúc của trạng thái rắn và

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 187 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
trạng thái lỏng khác nhau càng nhiều. Dựa vào hiện tượng chậm hóa rắn của
chất lỏng, có thể biết được cấu trúc của chất lỏng đó.
Đối với chất khí và chất rắn chúng ta có những hình mẫu để so sánh đó là
khí lý tưởng và tinh thể lý tưởng. Còn với chất lỏng thì không có hình mẫu nào
cả, nên có thể nói chất lỏng có cấu trúc phức tạp.
2.2.3. Nhiệt hóa hơi
Khi đun nóng một chất lỏng đến nhiệt độ sôi của nó thì chất lỏng sẽ sôi,
khi này nhiệt độ sôi của chất lỏng không tăng mà từng lượng chất lỏng sẽ hóa
hơi.
Vậy: Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi một mol
chất lỏng tại nhiệt độ sôi của chất lỏng đó.
Nhiệt hoá hơi ký hiệu là: ΔHhh (hh: hóa hơi), đơn vị đo: J/mol, kJ/mol
hay cal/mol, kcal/mol.
Nhiệt hóa hơi dùng để thắng lực hút giữa các phân tử chất lỏng và làm
tăng động năng cho các phân tử chất lỏng. Quá trình ngưng tụ của hơi thành
lỏng luôn phát ra một nhiệt lượng đúng bằng nhiệt lượng của chất lỏng hấp thụ
để hóa hơi tại cùng một nhiệt độ. Bảng 1.4. cho biết nhiệt hóa hơi của một số
chất lỏng ở nhiệt độ sôi của nó.

Nhiệt hóa hơi Nhiệt hóa hơi


Chất lỏng Chất lỏng
(kJ/mol) (kJ/mol)
He 0,083 NH3 22,822
H2 0,911 CO2 26,012
N2 5,574 C6H6 29,844
O2 6,809 C2H5OH 40,044
Cl2 19,884 H2O 40,612

BẢNG 4.4. Nhiệt hóa hơi của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi (kJ/mol)
2.2.4. Tính nhớt
Tính nhớt của chất lỏng là do các lớp chất lỏng cản trở chuyển động của
nhau gây ra.
Tính nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì tính nhớt giảm vì
khi tăng nhiệt độ thì khoảng cách trung bình giữa các hạt chất lỏng tăng lên và
lực tương tác giữa các hạt giảm xuống.
Một trong những phương pháp để đo độ nhớt của chất lỏng là dựa vào vận
tốc chuyển động của chất lỏng khi đi qua ống mao dẫn của nhớt kế.
π.P.r 4 .t
Biểu thức đo độ nhớt ( η ): η =
8.V.l
Trong đó: P là hiệu áp suất ở 2 đầu ống mao quản; r là bán kính ống mao
quản; l là chiều dài ống mao quản; t là thời gian chảy; V là thể tích chất lỏng
chảy qua ống mao dẫn trong thời gian t.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 188 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
BẢNG 4.5. Độ nhớt của một số chất lỏng đo ở 200C
(chọn độ nhớt của H2O = 1 làm đơn vị đo)
Chất lỏng Độ nhớt (Xentipra)
Axeton 0,33
H2O 1,00
Anilin 4,43
H2SO4 27
Glixerin 1499

2.2.5. Sức căng bề mặt


Sức căng bề mặt là một tính chất đặc trưng của chất lỏng gây lên bởi sức
hút lẫn nhau giữa các hạt và xuất hiện trên bề mặt phân chia giữa hai pha (lỏng –
lỏng; lỏng – khí; lỏng – rắn).
Khí

Lỏng

P =0 P1

HÌNH 4.8. Mô hình mô phỏng sự xuất hiện của sức căng bề mặt

Các phân tử chất lỏng nằm bên trong lòng chất lỏng khác với những phân
tử nằm bên trên bề mặt chất lỏng ở chỗ: Lực tương tác giữa các phân tử nằm bên
trong với các phân tử khác bao xung quanh nó đều bằng nhau và bù trừ cho
nhau, nên tổng hợp lực bằng 0 (P = 0) , còn các phân tử nằm trên bề mặt phân
chia, tổng hợp lực tương tác giữa chúng khác 0 (P1 ≠ 0) và hướng xuống dưới,
vuông góc với bề mặt, hình 4.8. Vì vậy, những phân tử nằm ở bề mặt phân chia
luôn có xu hướng bị kéo vào phía bên trong lòng chất lỏng và ở vào một trạng
thái luôn chịu một sức căng - đó là sức căng bề mặt, ký hiệu là σ.

Sức căng bề mặt (σ) đặc trưng cho năng lượng của bề mặt phân chia hay
là công cần tiêu tốn để làm tăng diện tích bề mặt của chất lỏng lên 1cm2.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của chất lỏng là chất lỏng luôn
có xu hướng làm giảm sức căng bề mặt của nó bằng cách làm giảm diện tích bề
mặt của chất lỏng xuống. Chính vì đặc điểm này mà cùng một thể tích như nhau

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 189 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
thì hình cầu có diện tích bề mặt bé nhất do đó chất lỏng dễ dàng tạo thành giọt
hình cầu.
2.2.6. Tính mao dẫn
Tính mao dẫn là hệ quả của sức căng bề mặt. Xuất hiện khi chất lỏng tiếp
xúc với chất rắn thì xảy ra hai trường hợp.
Nếu lực hút giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất rắn mạnh hơn lực hút
giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì mặt thoáng của chất lỏng trong ống thủy
tinh lõm xuống, hình 4.9a. Ngược lại,nếu lực hút giữa phân tử chất lỏng với
phân tử chất rắn nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì mặt
thoáng của chất lỏng trong ống thủy tinh lồi lên, hình 4.9b.
Người ta nói, ở trường hợp thứ nhất xảy ra khi ống thủy tinh đựng nước,
còn trường hợp thứ hai khi ống thủy tinh đượng thủy ngân. Khi này người ta nói
nước “thấm ướt” thủy tinh còn thủy ngân không thấm ướt thủy tinh.

HÌNH 4.9. Mô hình biểu diễn sức căng bề mặt trong ống thủy tinh
Nếu ta cắm một ống thủy tinh có đường kính rất bé (mao quản) vào một
chất lỏng thấm ướt được ống đó thì chất lỏng sẽ dâng lên trong ống - đây là hiện
tượng mao dẫn. Chiều cao của cột chất lỏng sẽ càng lớn nếu đường kính của ống
càng bé. Dựa vào chiều cao của cột chất lỏng trong ống mao quản, người ta dễ
dàng tính được sức căng bề mặt của ống mao quản đó.
2.3. Chất rắn
Trong chất rắn, các hạt (ion, nguyên tử, phân tử) sắp xếp sít nhau. Khoảng
cách giữa các hạt xấp xỉ kích thước của hạt. Khoảng cách này bé hơn khoảng
cách trung bình giữa các hạt trong chất lỏng và bé hơn rất nhiều so với chất khí.
Vì vậy, tương tác giữa các hạt lớn hơn do đó các hạt chỉ có thể dao động xung
quanh vị trí cân bằng của chúng. Vì thế, trong chất rắn các hạt được sắp xếp theo
một trật tự xác định nên chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.
2.3.1. Nhiệt độ nóng chảy
Khi đun một chất rắn tinh khiết đến một nhiệt độ xác định, thì chất rắn sẽ
hoá lỏng (nóng chảy), nhiệt độ tại đó chất rắn nóng chảy gọi là nhiệt độ nóng
chảy của chất rắn.
Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn cũng phụ thuộc vào áp suất nhưng ở mức
độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sôi vì sự chênh lệch về thể tích giữa chất rắn
và chất lỏng rất nhỏ. Chất lỏng nếu làm lạnh cũng hoá rắn tại chính nhiệt độ
nóng chảy của chất rắn.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 190 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2.3.2. Nhiệt nóng chảy
Với một chất rắn ở dạng tinh thể, nhiệt độ nóng chảy của nó không thay
đổi trong suốt quá trình nóng chảy.
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 mol chất rắn nóng chảy gọi là nhiệt nóng
chảy. Nhiệt nóng chảy ký hiệu là: ΔHnc (nc: nóng chảy), đơn vị đo là: kJ/mol
hay kcal/mol. Ngược lại với quá trình quá trình nóng chảy là quá trình đông đặc
(hoá rắn), quá trình đông đặc luôn phát ra một nhiệt lượng đúng bằng nhiệt nóng
chảy nhưng ngược dấu.
BẢNG 4.6. Nhiệt nóng chảy của một số chất rắn (kJ/mol)

Chất rắn Nhiệt độ nóng chảy (0C) Nhiệt nóng chảy (kJ/mol)
He -271,4 0,020
H2 -259,20 0,117
N2 -210.01 0,708
O2 -218,76 0,443
NH3 -77,76 6,647
H2O 0,00 6,002
C2H5OH -117 4,598
C6H6 5,55 9,781

So sánh với nhiệt hoá hơi, ta thấy nhiệt nóng chảy của một chất luôn bé
hơn nhiều, vì khi chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, lực tương tác
giữa các hạt (ion, nguyên tử, phân tử) giảm xuống không nhiều. Trong khi đó,
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí lực tương tác giảm xuống rất nhiều.
Nếu một chất ở dạng tinh thể không nóng chảy mà chuyển thằng thành
dạng hơi, tức là thăng hoa. Lượng nhiệt cần cung cấp trong quá trình này gọi là
nhiệt thăng hoa. Nhiệt thăng hoa được tính bằng tổng lượng nhiệt nóng chảy và
nhiệt hóa hơi của chất đó.
2.3.3. Chất rắn dạng tinh thể và chất rắn dạng vô định hình
Chất rắn tồn tại ở dưới hai dạng là tinh thể và vô định hình.
* Chất rắn dạng tinh thể: Là các hạt có nhiều mặt óng ánh, nhiều cạnh và
nhiều chóp. Chúng là các chất rắn có hình thù xác định. Ví dụ như muối ăn,
đường phèn,... chất dạng tinh thể luôn nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định và có
tính dị hướng, tức là những tính chất như cơ, điện, chỉ số khúc xạ... phụ thuộc
vào hướng người ta đo chúng.
* Chất rắn dạng vô định hình: Không có hình thù xác định, ví dụ như
thuỷ tinh, cao su, nhựa. Chỗ vỡ của các chất này rất nhẵn, không phẳng và hơi
khom. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định, khi được đốt nóng mới đầu nó
mềm dần, hơi chảy và cuối cùng hóa lỏng hoàn toàn. Chất dạng vô định hình có

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 191 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
tính đẳng hướng, tức là những tính chất vật lý như điện trở, chỉ số khúc xạ, độ
dẫn nhiệt đều giống nhau theo một hướng.
Dạng vô định hình và dạng tinh thể là những trạng thái khác nhau của
cùng một chất, trong đó dạng vô định hình luôn kém bền hơn so với dạng tinh
thể. Khi chuyển từ các trạng thái khác sang trạng thái rắn, tuỳ thuộc vào điều
kiện mà một chất có thể ở trạng thái vô định hình hay trạng thái tinh thể. Như
thế trong những điều kiện nào đó người ta có thể chế tạo được dạng tinh thể của
thuỷ tinh hoặc cao su.
Những hạt tinh thể riêng rẽ của một chất, được gọi là đơn tinh thể. Các đơn tinh
thể luôn có hình dạng xác định, nhưng ít gặp chúng trong tự nhiên mà thường
phải tổng hợp chúng bằng con đường nhân tạo.
Điều kiện kết tinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hình dạng của tinh thể.

HÌNH 4.10. Ba hình dạng khác nhau của tinh thể muối ăn
Tinh thể muối ăn NaCl được điều chế cẩn thận bằng cách treo và để lâu
một tinh thể NaCl trong dung dịch quá bão hoà của nó sẽ có hình lập phương,
hình 4.10a. Khi được kết tinh từ đáy của một cốc đựng dung dịch NaCl thì tinh
thể NaCl có hình một khối vuông, nhưng bề dày không bằng một nửa của khối
lập phương, hình 4.10b. Điều này xảy ra vì tinh thể không được phát triển đồng
đều theo mọi phương như trong trường hợp phát triển trên. Nếu trong trường
hợp đầu, cho thêm urê vào dung dịch muối ăn, tinh thể sẽ có hình bát diện đều,
Hình 4.10c. Như vậy,điều kiện kết tinh ảnh hưởng rất mạnh đến hình dạng của
tinh thể, nhưng góc giữa các mặt của các tinh thể đều bằng nhau. Với tinh thể
NaCl góc này bằng 900. Đây là nội dung của định luật góc không đổi giữa các
mặt của tinh thể, một định luật quan trọng của tinh thể học.
2.3.4. Hiện tượng đa hình và hiện tượng đồng hình
* Hiện tượng đa hình: Một chất có thể tồn tại dưới một số dạng tinh thể
khác nhau được gọi là hiện tượng đa hình. Những dạng tinh thể khác nhau về
kiến trúc gọi là dạng đa hình.
Ví dụ 9: Lưu huỳnh có hai dạng tinh thể là lưu huỳnh tà phương (Sα) và
lưu huỳnh đơn tà (Sβ), Cacbon có hai dạng tinh thể là kim cương (hệ lập
phương) và than chì (hệ lục phương), đá vôi có hai dạng tinh thể là canxit (hệ tà
phương) và aragonit (hệ tam phương).

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 192 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Mỗi một dạng đa hình thường chỉ bền ở một khoảng nhiệt độ nhất định.
Một dạng đa hình này có thể chuyển thành một dạng đa hình khác ở một nhiệt
độ xác định.
Cũng cần phân biệt hiện tượng đa hình và hiện tượng thù hình. Hiện
tượng đa hình liên quan đến cấu trúc mạng tinh thể của đơn chất cũng như của
hợp chất. Còn hiện tượng thù hình liên quan tới sự khác nhau về cấu tạo phân tử
hay cấu trúc tinh thể của đơn chất.
Ví dụ 10: Oxi (O2) và ozon (O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
Lưu huỳnh tà phương Sα và lưu huỳnh đơn tà Sβ là hai dạng đa hình của lưu
huỳnh, đồng thời là hai dạng thù hình của lưu huỳnh. Như vật với đơn chất rắn
có dạng tinh thể thì hiện tượng thù hình đồng nhất với hiện tượng đa hình.
* Hiện tượng đồng hình: Khác với hiện tượng đa hình, một số chất khác
nhau có thành phần hoá học tương tự nhau thường kết tinh ở dạng tinh thể giống
nhau. Những chất như vậy được gọi là chất đồng hình và hiện tượng các chất
khác nhau tạo lên thành những tinh thể giống nhau được gọi là hiện tượng đồng
hình.
Ví dụ 11: CaCO3, MgCO3 đồng hình với FeCO3. MgSO4⋅7H2O;
ZnSO4⋅7H2O và NiSO4⋅7H2O đồng hình với nhau. Các muối kép K2SO4⋅
Al2(SO4)3⋅24H2O và K2SO4⋅Cr2(SO4)3⋅24H2O đồng hình với nhau.
Từ các ví dụ vừa nêu, dễ thấy những chất đồng hình với nhau thường có
công thức hoá học tương tự nhau. Tuy nhiên, điều này không phải bao giờ cũng
đúng, như LiCl và KCl không đồng hình với nhau vì ion Li+ và K+ có kích thước
khác nhau rất nhiều.
Nói chung, những chất đồng hình với nhau phải có kích thước của các
cation tương đương nhau, còn các anion cấu tạo tương tự nhau. Một trong
những tính chất quan trọng của các chất đồng hình là chúng cũng kết tinh với
nhau ở trong một dung dịch, khi đó sẽ thu được tinh thể hỗn hợp (còn gọi là
dung dịch rắn).
3. Một số vấn đề về tinh thể (đọc thêm)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 193 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chương 5

NHIỆT ĐỘNG HỌC

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NHIỆT ĐỘNG HỌC


1.1. Hệ nhiệt động
Hệ nhiệt động được gọi tắt là hệ, là một số rất lớn các tiểu phân (nguyên
tử, phân tử, ion) đang được nghiên cứu và được phân cách với môi trường ngoài
bằng một ranh giới xác định (thực hoặc ảo).
* Hệ cô lập: Không trao đổi chất, không trao đổi năng lượng với môi
trường ngoài dưới dạng nhiệt và công. Hệ cô lập có thể tích không đổi.
* Hệ kín (hệ đóng): Không trao đổi chất, nhưng trao đổi năng lượng với
môi trường ngoài, thể tích của hệ kín có thể thay đổi.
* Hệ đoạn nhiệt: Không trao đổi chất và nhiệt với môi trường ngoài,
nhưng trao đổi công với môi trường ngoài.
* Hệ hở (hệ mở): Trao đổi cả chất và năng lượng với môi trường ngoài.
* Hệ đồng thể và hệ dị thể: Hệ đồng thể là hệ mà thuộc tính của nó hoặc
không thay đổi hoặc thay đổi từ từ liên tục từ điểm này qua điểm kia và hoàn
toàn không có bề mặt phân chia trong hệ. Còn trong hệ có bề mặt phân chia thì
gọi là hệ dị thể.
Nói cách khác: Hệ đồng thể chỉ có một pha, còn hệ dị thể có nhiều pha.
* Hệ đồng nhất và không đồng nhất: Hệ đồng nhất là hệ có thành phần
như nhau và tính chất như nhau ở khắp mọi điểm của hệ. Ngược lại là hệ không
đồng nhất.
Như vậy: Hệ đồng nhất chính là hệ đồng thể, nhưng hệ đồng thể thì không
nhất thiết phải đồng nhất.
1.2. Pha
Pha là những phần đồng thể giống nhau của một hệ hợp thành một pha.
Pha được giới hạn với những phần khác bằng những bề mặt phân chia. Pha đơn
giản chỉ chứa một chất, còn pha chứa từ hai chất trở lên được gọi là pha phức
tạp.
1.3. Trạng thái
Trạng thái của một hệ được xác định bởi tập hợp các thông số biểu diện
các tính chất của hệ như nhiệt độ (T), áp suất (P), thể tích (V), nội năng (U),
entanpi (H), entropi (S), thể đẳng áp (G).
Thông số của hệ được chia làm hai loại, đó là thông số cường độ và thông
số khuyếch độ.
Các thông số cường độ như: nhiệt độ, áp suất, nồng độ, chiết suất, tỷ khối,
độ nhớt... chúng không tỷ lệ thuận với khối lượng của hệ, tức là chúng không có
tính cộng tính.
Các thông số khuyếch độ như: thể tích, khối lượng, nội năng (u),... chúng
tỷ lệ thuận với khối lượng của hệ (tức là tỷ lệ với số mol của hệ), có tính cộng
tính.
1.4. Biến đổi của một hệ
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 194 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Một hệ nhiệt động biến đổi khi trạng thái của hệ đó thay đổi. Tức là một
hay nhiều thông số của hệ thay đổi. Biến đổi của một hệ xác định nếu biết rõ
được trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ đó. Đường đi chỉ xác định được
khi trạng thái đầu, trạng thái cuối cùng như tất cả các trạng thái trung gian của
hệ đều được xác định.
Khi trạng thái đầu và trạng thái cuối khác nhau thì quá trình biến đổi được
gọi là biến đổi hở. Còn trạng thái đầu và cuối trùng nhau thì gọi là biến đổi kín -
chu trình.
Một biến đổi được gọi là đoạn nhiệt nếu nó diễn ra trong điều kiện không
trao đổi nhiệt với môi trường ngoài.
Một biến đổi được coi như thuận nghịch nếu những trạng thái trung gian
mà hệ đi qua được xem như trạng thái cân bằng.
Khi biến đổi được thực hiện trong điều kiện đẳng áp, thì gọi là biến đổi
đẳng áp, thực hiện trong điều kiện biến đối đẳng tích thì gọi là biến đổi đẳng
tích,...
Một biến đổi còn được gọi là một quá trình.
1.5. Hàm trạng thái
Là một đại lượng mà biến thiên của chúng chỉ phụ thuộc vào trạng thái
đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào đường đi của hệ đó - tức
là không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình.
Nếu biểu diễn hàm trạng thái bằng toán học thì: Giả sử có một đại lượng X. Lấy
tích phân của dX từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 , ta có:
2

∫ dX = X 2 − X1 = ΔX , thì ta nói X là hàm trạng thái


1
2
Còn ∫ δX = X , thì ta nói X không phải là hàm trạng thái
1
Trong trường hợp này X phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình các đại
lượng như nội năng (U), entanpi (H), áp suất (P), thể tích (V),... là hàm trạng
thái còn công (A) và nhiệt (Q) không phải là hàm trạng thái, vì:
2 2

∫ δA = A ∫ δQ = Q
1 1
1.6. Năng lượng
Năng lượng là thước đo cho mọi dạng vận động của vật chất.
Năng lượng của một hệ bao gồm 2 phần là ngoại năng và nội năng.
Ngoại năng chính là năng lượng bên ngoài hệ nó gồm động năng chuyển
động của toàn hệ (là dạng năng lượng đặc trưng cho một vật chuyển động,
1
Ed = .mv 2 ) và thế năng của hệ có được do vị trí của nó với trường lực bên
2
ngoài, Et = mgh.
Nội năng (U) của hệ là tất cả các dạng năng lượng được dự trữ ở bên
trong hệ như: Động năng chuyển động của phân tử, nguyên tử,..., thế năng tương
tác (hút, đẩy) của các phân tử, nguyên tử,...

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 195 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong nhiệt động học chúng ta chỉ quan tâm đến nội năng của hệ đó mà
không cần quan tâm đến ngoại năng của nó. Chúng ta khảo sát hệ khi hệ không
chuyển động và tác dụng của trường ngoài đến hệ là không đáng kể.
1.7. Công và nhiệt
a) Công (A)
* Khái niệm: Công là một đại lượng đặc trưng cho mức độ trao đổi năng
lượng thông qua chuyển động có hướng của hệ.
2
Công không phải là hàm trạng thái vì: ∫ δA = A
1
Quy ước về dấu của công (A):
+ Hệ nhận công: A>0
+ Hệ nhường công (sinh công): A<0
Trong hệ đơn vị SI, chúng ta mượn đơn vị của năng lượng là Jun (ký hiệu
là J) để làm đơn vị cho công (A) chính vì vậy mà chúng ta hay nhầm công là
năng lượng. Xin được nhắc lại công và nhiệt chỉ là những dạng truyền năng lược
của hệ với môi trường ngoài chứ không phải là năng lượng.
* Tính công cho một số quá trình: Trong trường hợp hệ sinh công để thực
hiện quá trình giãn nở thể tích
+ Quá trình không thuận nghịch
Công do hệ thực hiện (hệ sinh công):

δA = − Pe × dV (5.1a)
Trong đó: - Pe là áp suất ngoài
- dV là biến thiên thể tích cho một quá trình vô cùng nhỏ
Với những biến đổi vô cùng chậm thì chấp nhận Pe = P (P là áp suất của
hệ), nên:
δA = − P × dV (5.1b)
Khi đưa hệ từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 (hình vẽ). Lấy tích phân 2 vế
(5.1b), ta được công giãn nở thể tích của hệ là:
1

2
A = − ∫ PdV (5.2)
1

- Với quá trình đẳng tích: V = const


dV = 0, nên AV = 0 (5.3)
- Với quá trình đẳng áp: P = const

Ap = - P(V2 - V1) = -PΔV (5.4)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 196 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chú ý: Nếu Pngoài= Pe = 0, thì A = 0 tức là sự giãn nở của khí trong chân
không không sinh công.

Xét cho khí lý tưởng thì: PΔV = nRΔT (nếu số mol khí không thay đổi),
khi đó: Ap = - nRΔT (5.5)
- Với quá trình đẳng nhiệt: T = const
Với khí lý tưởng , khi đưa hệ từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 để quá trình
biến thiên thể tích xảy ra thì phải có sự thay đổi số mol.
Khi đó: AT = - ΔnRT (5.6)
Vì: PΔV = ΔnRT
+ Quá trình thuận nghịch, đẳng nhiệt
Xét cho 1 mol khí lý tưởng, ta có:
2
RT
AT = − ∫ PdV (*) mà PV = RT → P = thay vào biểu thức (*), được:
1
V
2
dV V
AT = − RT ∫ = − RT ln 2 (5.7)
1
V V1
V2 P1
Vì T =const, nên ~ do đó:
V1 P2
V P
AT = − RT ln 2 = − RT ln 1 (5.8)
V1 P2
Ví dụ 1: Giãn nở đẳng nhiệt 0,85 mol khí lý tưởng từ P1 = 15 atm tới P2 =
1 atm ở T = 300 K. Tính công giãn nở trong các trường hợp sau:
a) chân không
b) Khi áp suất ngoài không đổi là 1atm.
c) Khi quá trình thuận nghịch
Lời giải
a) Pe = 0 → A = -PeΔV = 0
nRT nRT
b) A = -Pe.( V2 - V1), mà: V2 = ; V1 = nên:
P2 P1
⎛ 1 1⎞
V2 − V1 = nRT ⎜⎜ − ⎟⎟
⎝ P2 P1 ⎠
Do đó:
⎛ 1 1⎞ J ⎛ 1 1 ⎞
A = −nRTPe ⎜⎜ − ⎟⎟ = −0,85mol.8,314. .300 K .1atm.⎜ − ⎟ = −1980 J
⎝ P2 P1 ⎠ mol.K ⎝ 1atm 15atm ⎠

c) Vì quá trình thuận nghịch, nên áp dụng biểu thức:


V2 P J 15
A = −nRT ln = −nRT ln 1 = −0,85mol.8,314. .300 K . ln = −5740 J
V1 P2 mol.K 1
Nhận xét: So sánh công do hệ thực hiện ở phần b nhỏ hơn ở phần c.

Vậy: Công của quá trình thuận nghịch là công cực đại

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 197 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b)Nhiệt (Q)
Nhiệt cũng như công là một đại lượng đặc trưng cho mức độ trao đổi năng
lượng của hệ với môi trường ngoài nhưng khác công ở chỗ sự trao đổi năng
lượng được thực hiện thông qua chuyển động hỗn loạn của các phân tử.
Ví dụ: nếu ta cung cấp cho hệ một nhiệt lượng Q (bằng cách làm nóng hệ)
nhưng giữ cho thể tích của hệ không đổi, khi đó nhiệt độ của hệ sẽ tăng lên và
chuyển động hỗn loại của các phân tử sẽ mạnh lên tức là nội năng của hệ tăng.
Hệ càng nhận nhiều nhiệt thì năng lượng của hệ càng tăng.
Nhiệt không phải là hàm trạng thái, giống như công. Tức là:
2

∫ δQ = Q
1
Nhiệt (Q) phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình.
Trong hệ đơn vị SI, nhiệt được đo bằng Jun (J). Tuy nhiên cũng có thể dùng đơn
vị Calo (Cal) để đo. Khi đó, cần nhớ:
1cal = 4,184Jun.
Quy ước về dấu của nhiệt:
- Hệ nhận nhiệt (thu nhiệt): Q > 0
- Hệ nhường nhiệt (toả nhiệt): Q < 0
2. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
Nguyên lý thứ nhất của Nhiệt động học (được gọi tắt là nguyên lý I) hay
còn gọi là nguyên lý bảo toàn năng lượng khẳng định tính chất bất diện của năng
lượng. Nguyên lý này được rút ra từ việc tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn của con người và không chứng minh bằng con đường lý thuyết vì bản thân
nó không mâu thuẫn với thực nghiệm, mà mọi hệ quả được rút ra từ nguyên lý I
đều phù hợp với thực nghiệm.
2.1. Biểu thức của nguyên lý I. Hàm nội năng (U)
a) Biểu thức của nguyên lý I
Xét cho quá trình vô cùng nhỏ, ta có dạng vi phân:
dU = δQ + δA (5.9)
Nếu đưa hệ từ trạng thái 1 đến trạng thái 2, ta có dạng tích phân:
ΔU = Q + A = const (5.10)
b) Hàm nội năng: U
Chúng ta đã biết khái niệm nội năng, nên ở phần này chỉ nói đến đặc điểm
của hàm nội năng.
Trước tiên, nội năng (U) là hàm trạng thái, vì:
2

∫ dU = U
1
2 − U1 = ΔU (5.11)
Không thể xác định được giá trị tuyệt đối nội năng của một hệ khi hệ đó ở
vào một trạng thái nào đó, mà chỉ xác định được biến thiên của nó (ΔU ) khi hệ
chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
c) Phát biểu nguyên lý I
Từ biểu thức: ΔU = Q + A = const cho ta thấy, khi hệ nhận nhiệt (Q>0) thì hệ phải
sinh công (A<0). Từ đó nguyên lý 1 được phát biểu như sau:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 198 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
“Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại một, là loại động cơ không tiêu
tốn năng lượng như sinh công mãi mãi”.
2.2. Một số trường hợp cần chú ý khi dùng nguyên lý I
a) Với quá trình đoạn nhiệt: Q = 0, khi đó ΔU = A tức là hệ không nhận
nhiệt mà muốn sinh công thì nội năng của hệ phải giảm vì một phần đã biến
thành công A.
Đặc biệt, với chu trình: ΔU = A = 0 tức là, hệ chạy theo chu trình mà
không trao đổi nhiệt với môi trường ngoài thì không thể sinh công.
b) Với quá trình đẳng tích: V = 0
Nếu công chỉ là công giãn nở thể tích thì:
δA = -Pngoài.dV = 0
Tức là: dU V = δQV
2
(5.12)
ΔU V = ∫ δQV = QV
1

Đã biết: Q không phải là hàm trạng thái, nhưng trong điều kiện đẳng tích
thì QV là hàm trạng thái, vì QV = ΔU .
c) Quá trình giãn nở trong chân không
Quá trình này diễn ra rất nhanh nên được coi là đoạn nhiệt (Q = 0), và áp
suất của chân không bằng 0, nên hệ không sinh công (A = 0), do đó: ΔU = 0
Tức là, khi giãn nở trong chân không nội năng của hệ không thay đổi
(được bảo toàn).
d) Với chu trình
ΔU = U2 - U1 = U1 = U1 = 0
Tức là A + Q = 0, như vậy hệ nhận nhiệt (Q>0), thì toàn bộ lượng nhiệt
phải biến thành công (Hệ phải sinh công: A < 0).
đ) Hệ cô lập
luôn có A = 0, Q = 0 nên ΔU = 0
Dễ thấy nội năng của hệ cô lập được bảo toàn (không đổi)
e) Với khí lý tưởng
Nội năng U là hàm của T, P, V nên U = U (P,V,T) nhưng với khí lý tưởng
thì nội năng U chỉ là hàm của nhiệt độ (T), không chứng minh.
U = U(T)
Nếu thực hiện trong quá trình đẳng nhiệt thì: ΔUT = 0
2.3. Hàm trạng thái entanpi (H)
Nếu hệ chỉ thực hiện công giãn nở thể tích thì:
dU = δQ − Png .dV
Trong quá trình đẳng áp, khi Png = Phệ = P, ta có:
dU = δQ − P.dV
hay: δQP = dU + PdV = d (U + PV ) vì P = const
Đặt: H = U + PV (5.13)
H được gọi là hàm entanpi của hệ. H cũng là hàm trạng thái vì U, P, V
đều là hàm trạng thái.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 199 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
⎧δQP = dH
Như vậy: ⎨ (5.14)
⎩QP = ΔH
Với khí lý tưởng thì: PV = nRT
Do đó: H = U + nRT = H(T).
Nếu T = const thì ΔHT = 0.
Cũng giống như QV, QP cũng là hàm trạng thái trong điều kiện đẳng áp.
2.4. Quan hệ giữa QP và QV (hay là giữa ΔH và ΔU) của khí lý tưởng
Ta có: QV = ΔUV
QP = ΔHP = ΔUP + PΔV
Do đó: QP - QV = ΔUP - ΔUV + PΔV.
Với chất lỏng, chất rắn, khi T = const và ở áp suất P không lớn quá thì
ΔUP ≈ ΔUV và ΔV ≈ 0 nên QP = QV hay ΔHP = ΔUV
Với phản ứng có chất khí tham gia, các khí được coi là lý tưởng và ở áp
suất thấp (như 1 atm chẳng hạn) thì: ΔUP = ΔUV và P.ΔV = ΔnRT. Khi đó:
QP = QV + nRT
Hay ΔHP = ΔUV + ΔnRT (5.15)
Dễ thấy: Δn = 0 thì ΔHP = ΔUV
2.5. Nhiệt dung (C)
a) Khái niệm: Nhiệt dung là nhiệt lượng cần thiết để làm nóng hệ lên 1
độ.
Nếu quy hệ về: + 1 mol chất gọi là nhiệt dung mol
+ 1 gam chất gọi là nhiệt dung riêng (tỷ nhiệt)
Khi đó đơn vị tương ứng để đo nhiệt dung là J/mol. K hay J/g.K.
b) Biểu thức tính nhiệt dung.
Nhiệt dung trung bình (Ctb) của một hệ trong khoảng nhiệt độ từ T1 đến T2
được tính bằng biểu thức sau:
Q Q
Cct = = (5.16)
T2 − T1 ΔT
Trong đó, Q là nhiệt lượng cần cung cấp để nâng nhiệt độ của hệ từ nhiệt
độ T1 đến nhiệt độ T2.
Khi T1 → T2, tức là T → dT thì Q → δQ, ta sẽ có nhiệt dung thực (C) tại
nhiệt độ T là:
δQ
C= (5.17)
dT
Từ 5.17, ta thấy C là hàm của nhiệt độ, C được xác định bằng thực nghiệm và
có dạng:
C = a + bT + cT2 + dT-2
Nếu thực hiện trong quá trình đẳng tích và hệ không sinh công có ích thì:
δQV dU
CV = = (5.18)
dT dT
Nếu thực hiện trong điều kiện đẳng áp và hệ chỉ thực hiện giãn nở thể
tích, thì:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 200 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
δQP dH
CP = = (5.19)
dT dT
Như vậy: dU = CV.dT (5.20)
dH = CP.dT
Với khí lý tưởng: U = U(T), H = H(T)
Nên: CP − CV = R (Tính cho 1mol khí lý tưởng)
Ở đây: R là hằng số khí
Trong nhiệt động học cũng dùng tỷ số:
C
γ= P
CV
và cũng dùng phương trình Poisson: T.V γ-1 = const
hay T1 .V1γ −1 = T2 .V2γ −1 (khi thực hiện quá trình đoạn nhiệt).
0
Ví dụ 2: Cho 100g Nitơ ở 0 C và 1 atm. Hãy tính nhiệt Q, Công A, biến
thiên nội năng ΔU và biến thiên entanpi ΔH trong các quá trình sau đây được
tiến hành thuận nghịch nhiệt động.
a) Đun nóng đẳng tích tới áp suất bằng 1,5 atm.
b) Giãn nở đẳng áp tới thể tích gấp hai lần thể tích ban đầu.
c) Giãn nở đẳng nhiệt tới thể tích 200 lit.
d) Giãn nở đoạn nhiệt tới thể tích 200 lit.
Lời giải
a) Vì V = const nên A = 0
P2
ΔU = QV = nCV (T2 − T1 ) = n(C P − R)(T2 − T1 ) = n(C P − R)( T1 − T1 )
P1
100 1,5
= (29,1 − 8,314)( .273,15 − 273,15) = 10138,74 J
28 1
P 100 1,5
ΔH = nC P (T2 − T1 ) = nC P ( 2 T1 − T1 ) = .29,1.( .273,15 − 273,15) = 14194,05 J
P1 28 1
b)
P2 100 1,5
ΔH = nC P (T2 − T1 ) = nC P ( T1 − T1 ) = .29,1.( .273,15 − 273,15) = 14194,05 J
P1 28 1
V 100
QP = ΔH = nC P (T2 − T1 ) = nC P ( 2 T1 − T1 ) = .29,1.(2.273,15 − 273,15) = 28388 J
V1 28
V2 100
A = − PΔV = −nR(T2 − T1 ) = −nR( T1 − T1 ) = − .8,314.273,15 = −8110,6 J
V1 28
ΔU = Q + A = 28388 + (−8110,6) = 20277,4 J
c) ΔH = ΔU = 0
Q+ A=0
V2 V2
dV V
Q = − A = − ∫ − PdV = + ∫ nRT = nRT ln 2 =
V1 V1
V V1
100 200
= .8,314.273,15.2,303 lg = 7433J
28 100
22,4.
28

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 201 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
A = -7433J
d) Đối với quá rình đoạn nhiệt Q = 0. Nên A = ΔU = nCV(T2−T1)
Muốn tính T2, ta dùng phương trình Poisson:
CP
TV γ −1 = h / s ; γ =
CV
γ −1
γ −1 γ −1 ⎛V ⎞
T1V1 = T2V2 → T2 = T1 ⎜⎜ 1 ⎟⎟
⎝ V2 ⎠
V
lg T2 = lg T1 + (γ − 1) lg 1
V2
C 29,1
γ= P = = 1,4
CV 29,1 − 8,314
80
lg T2 = lg 273,15 + 0,4 lg → T2 = 189,4 K
200
100
A = ΔU = nCV (T2 − T1 ) = .(29,1 − 8,314)(189,4 − 273) = −6207,3J
28
100
ΔH = nC P (T2 − T1 ) = .29,1(189,4 − 273) = −8688,4 J
28
2.6. Áp dụng nguyên lý I của nhiệt động học vào hóa học
2.6.1. Nhiệt của phản ứng hóa học
a) Khái niệm: Nhiệt của phản ứng hóa học là lượng nhiệt Q mà phản ứng
trao đổi với môi trường ngoài tại một điều kiện xác định.
b) Chú ý: Khi các chất phản ứng được lấy theo tỷ lệ hợp thức, tác dụng
hoàn toàn với nhau tạo thành sản phẩm cũng theo tỷ lệ hợp thức. Lượng nhiệt
này phụ thuộc vào cách tiến hành phản ứng,vì lượng nhiệt này là hàm của quá
trình.
Để cho phản ứng có giá trị xác định, chúng ta phải quy định thống nhất
các điều kiện tiến hành phản ứng, như sau:
+ Phản ứng được thực hiện trong điều kiện thể tích hay áp suất không đổi.
+ Trong suốt quá trình phản ứng không có bất kỳ một công nào ngoài
công giãn nở thể tích.
+ Nhiệt độ của các sản phẩm bằng nhiệt độ các chất ban đầu.
Khi các điều kiện này được thỏa mãn, nhiệt phản ứng sẽ có giá trị hoàn
toàn xác định.
Khi thực hiện phản ứng trong điều kiện đẳng tích, ta có nhiệt đẳng tích QV
Khi thực hiện phản ứng trong điều kiện đẳng áp, ta có nhiệt đẳng áp Qp
Ở phần trên, đã biết: QV = ΔUV; QP = ΔHP, do đó tính nhiệt đẳng áp, đẳng
tích tức là tính ΔU, ΔH.
2.6.2. Phương trình hóa học và phương trình nhiệt hóa học
Phương trình hóa học chúng ta đều đã quen biết, như:
C + O2 → CO2
Muốn viết một phương trình nhiệt hóa học, cần phải ghi rõ trạng thái tập
hợp của các chất, cũng như lượng nhiệt của phản ứng đó trao đổi với môi trường
ngoài.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 202 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 3: Ctc + O2 → CO2; ΔH 298
0
= −393,51kJ (1)
Ckc + O2 → CO2; ΔH 298 = −395,409kJ
0
(2)
C2H2 + H2 → CO2; ΔH 298 = −310,28kJ
0
(3)
Đối với phương trình nhiệt hóa học, chúng ta được phép thực hiện các
phép biến đổi toán học thông thường như cộng, trừ, nhân, chia, đổi vế trên
phương trình nhiệt hóa học.
2.6.3. Định luật Hess
a) Nội dungcủa định luật Hess:"Nhiệt đẳng tích QV, nhiệt đẳng áp QP của
phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và
chất cuối, hoàn toàn không phụ thuộc vào cách tiến hành phản ứng"
Định luật Hess được phát hiện trước khi nguyên lý 1 ra đời, nhưng nó lại
là hệ quả của nguyên lý 1(một trường hợp đặc biệt), vì: QV = ΔUV; QP = ΔHP.
Chúng ta viết đơn giản là:QV = ΔU; QP = ΔH.
Nhiệt lượng Q của phản ứng hóa học phụ thuộc vào lượng, trạng thái của
các chất, và các điều kiện tiến hành phản ứng. Để thuận tiện và tránh các sai sót
khi sử dụng nhiệt của các phản ứng hóa học khác nhau, người ta thường tính
nhiệt lượng Q đối với 1 mol sản phẩm của phản ứng và chấp nhận quy chúng về
các điều kiện tiêu chuẩn dưới đây:
+ Phản ứng được thực hiện giữa các chất riêng biệt (nguyên chất) ở vào
trạng thái tiêu chuẩn xác định. Các trạng thái tiêu chuẩn của các chất rắn, lỏng là
các trạng thái bền của chúng ở điều kiện thường khi áp suất bằng 1atm. Trạng
thái tiêu chuẩn của khí là trạng thái của khí nguyên chất ở 1atm. Đối với chất tan
trong dung dịch thì nồng độ của nó bằng 1mol/lit (1M).
+ Trạng thái tiêu chuẩn có thể ứng với một nhiệt độ bất kỳ, nhưng thường
ứng với 298K (chính xác là 298,15K) hay 250C
Nhiệt lượng Q ứng với trạng thái tiêu chuẩn trên được gọi là nhiệt tiêu
chuẩn và ký hiệu là: ΔU 298
0
, ΔH 298
0
.
Trong thực tế, các phản ứng hóa học thường diễn ra trong điều kiện đẳng
áp, do đó chúng ta hay dùng nhiệt đẳng áp và gọi là biến thiên entanpi của phản
ứng (đơn giản hơn gọi là: entanpi của phản ứng).
Khi biết entanpi của phản ứng thì cũng tính được nhiệt đẳng tích của phản
ứng ở cùng một nhiệt độ:
Vì: QV = ΔUV
QP = ΔHP = ΔUP + PΔV
QP - QV = ΔUP - ΔUV + PΔV
Do đó:
ΔHP - ΔUV = ΔUP - ΔUV + PΔV
Khi phản ứng diễn ra giữa các chất rắn hoặc chất lỏng, thì ΔUP ≈ ΔUV ;
ΔV ≈ 0, nên: ΔHP = ΔUV
Với những phản ứng có chất khí tham gia, ở áp suất thấp các khí được coi
là khí lý tưởng. Khi đó: ΔUP = ΔUV (vì nội năng của khí lý tưởng chỉ phụ thuộc

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 203 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
vào nhiệt độ), PΔV = ΔnRT trong đó ( Δn là biến thiên số mol khí trong phản
ứng).
Với phản ứng: 3H2 + N2 → 2NH3 thì Δn = 2 + (3 +1) = -2<0

Do đó: ΔHP = ΔUV + ΔnRT (đơn giản viết là: ΔH = ΔU + ΔnRT)


+ Khi Δn = 0 thì ΔHP = ΔUV
+ Khi Δn ≠ 0 thì ΔHP khác ΔUV một giá trị là ΔnRT

b) Hai hệ quả của định luật Hess

Hệ quả 1: Nhiệt của phản ứng thuận bằng nhiệt của phản ứng nghịch
nhưng ngược dấu.
Biểu diễn bằng sơ đồ:
Chất phản ứng Chất sản phẩm ; ΔHthuận
Chất sản phẩm Chất phản ứng ; ΔHnghịch = - ΔHthuận
Ví dụ 4: Ctc + O2 → CO2; ΔH 298 = −393,51kJ
0
(1)
CO2 → Ctc + O2 ; ΔH 298 0
= 393,51kJ (1′)
Hệ quả 2:

Được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

ΔH12 Chất sản phẩm (2)


Chất phản ứng (1)
Chất phản ứng (2)

ΔH13 ΔH23

Chất sản phẩm (3)

Áp dụng định luật Hess, ta có: ΔH13 = ΔH12 + ΔH23

Dễ dàng tính được : ΔH12 = ΔH13 - ΔH23

Tức là: Nếu có các chất phản ứng (1) và các chất phản ứng (2) cùng đưa
đến chất sản phẩm (3), thì nhiệt của phản ứng chuyển chất phản ứng (1) đến chất
phản ứng (2) - chất sản phẩm (2) bằng hiệu của nhiệt của phản ứng chuyển chất
phản ứng (1) đến chất sản phẩm (3) trừ đi nhiệt của của phản ứng chuyển chất
phản ứng (2) đến chất sản phẩm (3).

Ví dụ 5: Xác định nhiệt của phản ứng chuyển than chì thành kim cương:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 204 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ctc → Ckc (1) ΔH1 = ?

Biết: Ctc + O2 → CO2 (2) ΔH2 = - 393,513 kJ


Ckc + O2 → CO2 (3) ΔH3 = -395,409 kJ
Lời giải
Lập sơ đồ quá trình hình thành CO2 từ Ctc và Ckc:

ΔH1
Ctc + O2 Ckc + O2

ΔH2 ΔH3

CO2

Áp dụng hệ quả 2 của định luật Hes cho sơ đồ, tạo thành CO2 từ Ctc và
Ckc, ta có:
ΔH2 = ΔH1 + ΔH3

Vậy: ΔH1 = ΔH2 - ΔH3 = (-393,513) - (-395,409) = 1,9kJ


Từ ví dụ này ta thấy, ở điều kiện thường không thể chuyển trực tiếp Ctc
thành Ckc được nên không thể đo trực tiếp nhiệt của phản ứng này. Nhưng chúng
ta có thể tính được nhiệt của phản ứng này bằng con đường gián tiếp, thông qua
nhiệt của phản ứng đốt cháy Ctc và Ckc nhờ hệ quả 2 của định luật Hess.
Các bạn sinh viên tự làm các ví dụ sau.
Ví dụ 6: Tính nhiệt của phản ứng
Ctc + 0,5O2 → CO; (1) ΔH1 = ?
Biết: CO + 0,5O2 → CO2; (2) ΔH2 = -282,989 kJ
Ctc + O2 → CO2; (3) ΔH3 = -393,513kJ
Đáp số: ΔH1 = -110,524kJ
Ví dụ 7: Tính nhiệt hóa hơi của nước
H2O(l) → H2O(h) (1) ΔH1 = ?
Biết nhiệt của các phản ứng sau:
H2 + 0,5O2 → H2O(l) (2) ΔH2 = -285,84kJ
H2 + 0,5O2 → H2O(h) (3) ΔH3 = -241,83kJ
Đáp số: ΔH1 = 44,01kJ
Qua các ví dụ này, ta thấy dựa vào định luật Hess và các hệ quả của nó
tính được nhiệt của các phản ứng không xảy ra trong thực tế bằng cách đo nhiệt
của các phản ứng khác có liên quan đến phản ứng đó.
2.6.4.Tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt hình thành và nhiệt đốt
cháy
a) Nhiệt hình thành

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 205 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Khái niệm: Nhiệt hình thành của một hợp chất là nhiệt của phản ứng
tạo thành 1 mol hợp chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất của các
nguyên tố, trong điều kiện đã cho về nhiệt độ, áp suất.
Nếu những điều kiện này là điều kiện chuẩn thì nhiệt hình thành được gọi
là nhiệt hình thành tiêu chuẩn, ký hiệu là: ΔH 298
0
, ht đơn vị đo là J/mol

Chỉ đo được trực tiếp được nhiệt hình thành của một số ít trường hợp như
của CO2, HCl, H2O,... còn lại phải tính gián tiếp. Hiện nay đã xác định được
nhiệt hình thành tiêu chuẩn của 8000 chất và được lập thành một bảng....
Từ định nghĩa trên, nhiệt hình thành chuẩn của các đơn chất bền ở điều
kiện tiêu chuẩn đều bằng 0
Ví dụ 8: Cho phản ứng
H2 + 0,5O2 → H2O(l) (2) ΔH 298 0
= -285,84kJ
Từ khái niệm, dễ thấy nhiệt hình thành chuẩn của nước lỏng là:
(ΔH0298,ht)H2O,long = -285,84kJ/mol
Ví dụ 9: Nhiệt hình thành chuẩn của CaCO3 là nhiệt của phản ứng hình
thành 1mol CaCO3 từ Canxi kim loại, than chì và khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn:

Car + Ctc + 1,5O2 → CaCO3 ; ΔH0298, pư = -1207,68kJ


Vậy:
(ΔH 0
)
298, ht CaCO3 = −1207,68kJ / mol
* Dạng phản ứng
aA + bB + cC + ⋅⋅⋅ → AxByCz ΔH0298, pư = t (kJ)
Trong đó A, B, C là đơn chất, sản phẩm chỉ có 1mol chất AxByCz tạo
thành., khi đó nhiệt hình thành của AxByCz là:
(ΔH 0
)
298, ht Ax B y C z = t (kJ / mol )
* Tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt hình thành
Dựa vào định luật Hess, rút ra quy tắc sau: Nhiệt của một phản ứng hóa
học bằng tổng nhiệt hình thành của các chất cuối trừ đi tổng nhiệt hình thành
của các chất đầu.
Ví dụ 10: Tính nhiệt của phản ứng
CaO + CO2 → CaCO3 (4) ΔH0298, pư(4) = ?
Cho: Ca + 0,5O2 → CaO (1) ΔH0298, pư(1) = -635,6kJ
Ctc + O2 → CO2 (2) ΔH0298, pư(2) = -393,1kJ
Car + Ctc + 1,5O2 → CaCO3 (3) ΔH0298, pư(3) = -1207,68kJ
lời giải
Cách 1:Lấy (3) - [(1) + (2)] sẽ thu được phương trình của phản ứng
khảo sát, như vậy theo định luật Hess ta có:
ΔH0298, pư(4) = ΔH0298, pư(3) -( ΔH0298, pư(1) + ΔH0298, pư(2) ) =
= -1207,68kJ - [(-635,6kJ) + (-393,1kJ) = -178kJ
Cách 2: Nhận thấy nhiệt của các phản ứng (1), (2), (3) là nhiệt hình thành
của CaO, CO2 và CaCO3:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 206 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
(ΔH 0
)
298, ht CaO = −635,6kJ / mol
(ΔH 0
)
298, ht CO2 = −393,1kJ / mol
(ΔH 0
)
298, ht CaCO
3
= −1207,68kJ / mol
Áp dụng quy tắc tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt hình
thành, ta có:
ΔH 298
0
(
,( 4 ) = 1mol. ΔH 298, ht
0
)CaCO3
[ (
− 1mol. ΔH 298
0
,ht )CaO
(
+ 1mol ΔH 298
0
, ht )
CO2
]
Thay số, ta có:
ΔH0298, pư(4) = 1mol.(-1207,68kJ/mol) - [1mol.(-635,6kJ/mol) +
1mol.(- 393,1kJ/mol)] = -178kJ
Chú ý: Khi tính nhiệt của phản ứng dựa vào nhiệt hình thành, cần nhân
nhiệt hình thành với hệ số tỷ lượng tương ứng có trong phương trình phản ứng.

Tổng quát: ΔHpư = ∑(ΔHht)Chất sản phẩm - ∑(ΔHht)Chất phản ứng

b) Nhiệt đốt cháy


* Khái niệm: Nhiệt đốt cháy của một chất(đơn chất hoặc hợp chất)là
phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng oxi phân tử để tạo thành các dạng oxi
hóa tương ứng của các nguyên tố.
Những dạng này được quyết định bởi điều kiện đốt cháy trong buồng
phản ứng của nhiệt lượng kế. Với hiđro và các bon thường bị oxi hóa đến H2O
và CO2, lưu huỳnh tới SO2, nitơ tới NO2 hoặc HNO3, các chất chứa halogen tới
halogen hay hiđro halogenua,...
Nhiệt đốt cháy của các chất khi quy về điều kiện tiêu chuẩn được gọi là
nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn, ký hiệu là ΔH0298,đc.
Ví dụ 11: Nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn của metan là nhiệt của phản ứng đốt
cháy metan ở điều kiện tiêu chuẩn:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O(l) ΔH0298,pư = -890,34kJ
Vậy, nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn của metan là:
(ΔH 0
)
298,dc CH 4 = −890,34kJ / mol
Ví dụ 12: Cho nhiệt của các phản ứng sau
Ctc + 0,5O2 → CO; (1) ΔH0298, pư = -110,524kJ
Ctc + O2 → CO2; (2) ΔH0298, pư = -393,513kJ
Từ khái niệm, ta thấy ΔH0298, pư (1) = =110,524kJ không phải là nhiệt đốt
cháy của Ctc. Nhiệt đốt cháy của Ctc chính là nhiệt của phản ứng (2), vậy:
(ΔH
) = −393,513kJ / mol
0
298,dc Ctc

Ở phản ứng (2), ta thấy : (ΔH ) = ΔH = −393,513kJ / mol


0
298,ht CO2
0
298,( 2 )

Vậy, với đơn chất khi cháy thì nhiệt đốt cháy của đơn chất sũng chính là
nhiệt hình thành của sản phẩm được tạo thành.
Nhiệt đốt cháy của H2O bằng không, của CO2 bằng không vì H2O và CO2
là sản phảm cuối cùng của phản ứng. Nói cách khác H2O và CO2 là các sản
phẩm không cháy được.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 207 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Dạng phản ứng:
X(đơn chất hoặc hợp chất) + O2 → Sản phẩm 1 + sản phẩm 2 +... ΔH0298, pư = u(kJ)
Khi này nhiệt đốt cháy của X là:
(ΔH0298,đc)X = u (kJ/mol)

* Tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt đốt cháy
Dựa vào định luật hess, cũng rút ra được quy tắc sau: Nhiệt của một phản
ứng hóa học bằng tổng thiêu nhiệt của các chất phản ứng (chất đầu) trừ đi tổng
thiêu nhiệt của các chất sản phẩm (chất cuối).
Ví dụ 13: Tính nhiệt của phản ứng sau (xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn)
C2H4 + H2 → C2H6 (1) ΔH0298, pư(1) = ?
Cho:
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O(l) (2) ΔH0298, pư(2) = -1410,97 kJ
H2 + 1/2O2 → H2O(l) (3) ΔH0298, pư(3) = -285,84 kJ
C2H6 + 7/2O2 → 2CO2 + 3H2O (4) ΔH0298, pư(4) = -1559,88 kJ
Lời giải
Cách 1: Lấy phản ứng [(2) + (3)] - (4) thì được phản ứng (1), ta có:
ΔH0298, pư(1) = [ΔH0298, pư(2) + ΔH0298, pư(3)] - ΔH0298, pư(4) =
= [(-1410,97) + (-285,84)] - (-1559,88) = -136,93kJ
Cách 2: Ta thấy nhiệt của các phản ứng (2), (3), (4) chính là nhiệt đốt
cháy của cácchất: C2H4, H2, C2H6, tức là
(ΔH 0
)
298,dc C2 H 4 = −1410,97kJ / mol
(ΔH 0
)
298,dc H 2 = −285,84kJ / mol
(ΔH 0
)
298,dc C2 H 6 = −1559,88kJ / mol
Áp dụng quy tắc tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt đốt cháy,
ta có:
ΔH0298, pư(1) = [1mol. (ΔH 298
0
,dc )C H +1mol. (ΔH 298,dc )H ] - 1mol. (ΔH 298,dc )C H =
2 4
0
2
0
2 6

=[1mol.(-1410,97kJ/mol)+1mol.(-285,84kJ/mol)] -1mol.(-1559,88kJ/mol)
= -136,93kJ
Chú ý: Cũng giống như tính nhiệt của phản ứng dựa vào nhiệt hình
thành, cần nhân nhiệt đốt cháy với hệ số tỷ lượng tương ứng có trong phương
trình phản ứng.
Tổng quát: ΔHpư = ∑(ΔHđc)Chất phản ứng - ∑(ΔHđc)Chất sản phẩm

Qua nội dung vừa trình bày, một lần nữa khẳng định rằng quy tắc tình
nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt hình thành, nhiệt đốt cháy được rút ra
từ định luật Hess.
Một số ví dụ không có lời giải
Ví dụ 14: Tính nhiệt hình thành của etan, biết:
Ctc + O2→ CO2 (1) ΔH0 = -393,5 kJ

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 208 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1
H2 + O2 → H2O(l) (2) ΔH0 = -2,885 kJ
2
2C2H6 + 7O2 → 4CO2 + 6H2O(l) (3) ΔH0 = - 3119,6 kJ
Ví dụ 15: Tính nhiệt hình thành của rượu metanol nếu biết nhiệt đốt cháy
của CH3OH, Ctc và H2 lần lượt bằng -726,55 kJ/mol; -393,50kJ/mol; -285,85
kJ/mol.
Ví dụ 16: Nhiệt đẳng áp của phản ứng tổng hợp NH3:
N2 + 3H2 → 2NH3
ở 298K là - 92,382 kJ. Tính nhiệt của phản ứng đó trong điều kiện đẳng
tích.
Ví dụ 17: Tính nhiệt của phản ứng:
C2H4 + H2 → C2H6
Từ các dữ kiện sau:
a) Nhiệt hình thành chuẩn của C2H4, C2H6 lần lượt bằng: -12,5; -20,24
kcal/mol.
b) Nhiệt đốt cháy chuẩn của C2H4, C2H6, H2 lần lượt bằng -337,3; -
372,86; -68,3 kcal/mol.
2.6.5. Ý nghĩa của định luật Hess
Định luật Hess giúp cho chúng ta tính được nhiệt của các phản ứng không
xảy ra trong thực tế; Tính được: Nhiệt chuyển pha, năng lượng liên kết, năng
lượng mặng lưới tinh thể, nhiệt hòa tan,...
2.6.6. Sự phụ thuộc của nhiệt của phản ứng hóa học vào nhiệt độ
Nhiệt của một phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ áp suất. Ở áp suất
cao sự phụ thuộc của nhiệt của phản ứng hóa học vào áp suất mới đáng kể, do
đó ở áp suất thấp, yếu tố áp suất thường được bỏ qua. Trong khi đó, sự chênh
lệch về nhiệt độ thường gây ảnh hưởng lớn đến quá trình. Vì vậy không thể bỏ
qua được yếu tố này.
Ở mục 2.5, chúng ta đã biết nhiệt dung được tính bằng biểu thức:
δQ
C=
dT
Đối với quá trình biến đổi đẳng tích:
δQV dU V
CV = = → dU = CV dT
dT dT
Đối với quá trình biến đổi đẳng áp:
δQ p dH p
Cp = = → dH = C P dT
dT dT
đối với phản ứng: aA + bB → cC + dD
Kirchoff đã thiết lập được phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt
của phản ứng hóa học vào nhiệt độ ở dạng vi phân.
⎛ dΔH ⎞
⎜ ⎟ = ΔC P (5.21)
⎝ dT ⎠T
Trong đó ΔCp là tổng nhiệt dung của chất cuối trừ đi tổng nhiệt dung của
chất đầu:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 209 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
ΔCp = (cCp,C + dCp,D) - (aCp,A +bCp,B) (5.22)
Lấy tích phân phương trình (5.21) từ nhiệt độ T1 đến nhiệt độ T2, ta được
phương trình Kirchoff ở dạng tích phân.
T2

ΔH T2 = ΔH T1 + ∫ ΔC P dT (5.23)
T1

Chú ý: đối với quá trình biến đổi đẳng tích, phương trình Kirchoff ở dạng
T2

tích phân là: ΔU T2 = ΔU T1 + ∫ ΔCV dT (5.24)


T1

Ví dụ 18:Tính nhiệt của phản ứng ở 500K và 1atm


2H2 + CO → CH3OH(k) ΔH0500 =?
Biết: 1) ΔH0298,ht (CO) = -110,5kJ.mol-1; ΔH 298
0
,ht ( CH OH ) = −201,2kJ .mol
3
−1
(k )

2) C P ( H ) = 27,28 + 3,26.10 T + 0,502.10 T J .mol −1.K −1


2
−3 5 −2

C P ( CO ) = 28,41 + 4,10.10 −3 T − 0,46.105 T −2 J .mol −1.K −1


C P ( CH 3OH ) = 15,28 + 105,2.10 −3 T − 3,104.10 −5 T 2 J .mol −1.K −1
Lời giải
Trước tiên, tính nhiệt của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn dựa vào nhiệt
hình thành:
ΔH0298, pư = [1mol. ΔH 2980
3 (k )
0 0
,ht ( CH OH ) ] - [2mol. ΔH 298,ht ( H ) + ΔH 298,ht (CO)] =
2

= 1mol.(-201,2kJ.mol-1) -[2mol.(0 kJ.mol-1) + 1mol.(-110,5kJ.mol-1)] =


= -90,7kJ = -90700J
Tính ΔCp của phản ứng:
ΔCp, pư = [1mol. C p (CH OH ) ] - [2mol. C P ( H ) + 1mol.Cp(CO)]= ?
3 2

Vì Cp là hàm của nhiệt độ, và có dạng:


Cp = a + bT + cT2 + dT-2
Nên ΔCp, pư có dạng: ΔCp, pư = Δa + ΔbT + ΔcT2 + ΔdT-2
Cần tính Δa, Δb, Δc, Δd.
Δa = 1.15,8 -(2.27,28 +1.28,41) = -67,69
Δb = [(1.105,2) - (2.3,26 +1.4,10)].10-3 =94,58.10-3
Δc = [(1.-3,104) - (2.0 +1.0)].10-5 = -31,04.10-6
Δd = [(1.0) - (2.0,502 +1.-0.46)]105 =-0,544.105
Thay các giá trị vừa tìm dược vào biểu thức trên, được:
ΔCp, pư = -67,69 +94,58.10-3T - 32,01.10-6T2 -0,544.105.T-2
Thay ΔCp, pư vào biêut thức (5.23), rồi lấy tích phân từ T1 đến T2, được:
94,58.10 −3 2 31,04.10 −6 3
ΔH T02 = ΔH T01 − 67,69.(T2 − T1 ) + (T2 − T12 ) − (T2 − T13 ) +
2 3
+ 0,544.105 (T2−1 − T1−1 )
Thay ΔH T01 = ΔH0298, pư = -90700J, T1 = 298, T2 = 500 vào, thì tính được:
ΔH0500 =-97,75kJ

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 210 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3. NGUYÊN LÝ II CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
3.1. Phát biểu nguyênlý II
Cũng như nguyên lý I, nguyên lý II không được chứng minh bằng con
đường lý thuyết mà được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của con người. Nguyên
lý II có nhiều cách phát biểu khác nhau. Phần này chỉ nêu 2 cáh phát biểu sau.
a) Cách 1: Định đề của Clausius " Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh sang
vật nóng". Muốn có quá trình này xảy ra bắt buộc phải có tác động từ bên ngoài
vào, khi đó môi trường xung quanh sẽ bị biến đổi.
b) Cách 2: Định đề của Thomson "Không thể chế tạo được một loại máy
làm việc theo chu trình bằng cách lấy nhiệt từ một nguồn rrồi biến hoàn toàn
thành công". Nếu gọi máy này là động cơ vĩnh cửu loại II, thì phát biểu như
sau:"Không thể có động cơ vĩnh cửu loại II"
3.2. Biểu thức của nguyên lý II. Hàm entropi
δQ
Dạng vi phân: dS ≥ Xét cho quá trình vô cùng nhỏ
T
Q
Dạng tích phân: ΔS ≥ Tính cho cả quá trình đưa hệ từ trạng thái 1
T
tới trạng thái 2
Dấu = ứng với quá trình thuận nghịch
Dấu > ứng với quá trịnh không thuận nghịch
3.3.Ý nghĩa vật lý của entropi
Xét cho hệ cô lập, ta luôn có: ΔShệ cô lập≥ 0 vì Q = 0
Khi đưa hệ từ trạng thái 1 đến trạng thái 2:
+ Nếu quá trình tự diễn biến thì entropi tăng, vì ΔShệ cô lập= S2-S1 > 0 tức
là S2 > S1
+ Nếu hệ đạt tới trạng thái cân bằng thì: ΔShệ cô lập= S2-S1, tức S2 =S1
Như vậy: Trong hệ cô lập các quá trình đều tự xảy ra theo chiều tăng
mức độ hỗn loạn của hệ, tăng entropi.
Nghĩa là: Độ lớn của biến thiên entropi ΔS là mức độ đo tính hỗn loạn
của các quá trình xảy ra trong hệ cô lập.
Từ ý nghĩa của entropi nhận thấy: Khi tăng nhiệt độ thì entropi tăng, đối
với cùg một chất thì trạng thái có cấu trúc hỗn loạn có entropi cao hơn trạng thái
có cấu trúc ít hỗn loạn (Slỏng > Srắn). Sự tăng số nguyên tử trong phân tử , sự
giảm tính đối xứng và tính bền vững của các liên kết trong phân tử đều làm tăng
entropi. Các quá trình nóng chảy, đun nóng, các phản ứng có sự tăng số mol khí
đều làm tăng entropi ΔS > 0, các qú trình kết tinh, hạ nhiệt độ thì có ΔS < 0.
Ý nghĩa của entrpi xét cho hệ cô lập cũng đúng khi áp dụng trong thực tế.
3.4. Tính biến thiên entropi cho một số quá trình thuận nghịch
Xét cho quá trình thuận nghịch, thì dùng biểu thức:
δQ
dS =
T
Q (5.25)
ΔS =
T
3.4.1. Quá trình biến đổi trạng thái của chất nguyên chất
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 211 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Các quá trình biến đổi trạng thái của chất nguyên chất luôn xảy ra ở T =
const, P = const, vì thế: δQP = dH và QP = ΔH, nên:
ΔH
ΔS = (5.26)
T
ΔH được gọi là nhiệt chuyển pha. Với quá trình nóng chảy thì gọi là nhiệt
nóng chảy, quá trình thăng hoa gọi là nhiệt thăng hoa,...
Ví dụ 1: Tính biến thiên entropi khi:
1) Làm đông đặc 1mol Hg, biết nhiệt độ nóng chảy của Hg là 234K và
nhiệt nóng chảy của nó là 2,295kJ.mol-1.
2) làm nóng chảy 1 mol nước đá, biết nhiệt nóng chảy của nước đá là
273K và nhiệt nóng chảy của nó bằng 6,019kJ.mol-1.
3) Hóa hơi ete ở áp suất khí quyển, biết nhiệt độ sôi của ete là 350C và
nhiệt hóa hơi của nó bằng 27,17kJ.mol-1.
Lời giải
ΔH dd − ΔH nc − 2295 J .mol −1
1) ΔS = = = = −9,81J .mol −1 .K −1 = −9,8 đve
Tdd Tnc 234 K
(1đve = 1 đơn vị entropi = 1J.mol-1.K-1)
ΔH nc 6019 J .mol −1
2) ΔS = = = 22,05 J .mol −1.K −1 = 22,05 đve
Tnc 273K
Δ 27170
3) ΔS = hh = = 82,21J .mol −1.K −1 = 82,21 đve
Ts 308
3.4.2. Quá trình giãn nở đẳng nhiệt của khí lý tưởng

Vì U =U(T), nên T = const thì ΔUT = 0, nên Q + A = 0


V2
→ Q = -A → Q = − A = nRT ln (xét cho n mol khí)
V1
Q V P
Do đó: ΔS =
= nR ln 2 = nR ln 1 (5.27)
T V1 P2
1 P V
vì: P ∼ hay 1 = 2 khi T = const
V P 2 V1
Ví dụ 2:Tính biến thiên entropi trong quá trình trộn đẳng nhiệt 1kmol N2
và 1kmol O2 có áp suất như nhau nếu cả 2 khí đều được coi như khí lý tưởng.
Lời giải
Vì 2 khí có cùng nhiệt độ và áp suất nên có cùng thể tích. Khi pha trộn thể
tích của mỗi khí tăng lên 2 lần, vì vậy coi mỗi khí đã giãn nở đẳng nhiệt từ thể
tích V1 đến thể tích V2 = 2V1. Chấp nhận các quá trình là biến đổi thuận nghịch,
ta có:
Qtn V
ΔS = = nR ln 2
T V1
J
Như vậy: ΔS N = ΔS O = 1000mol.8,314 ln 2 = 5763J .K −1
2 2
mol.K
Cho nên, sự biến thiên ΔS của cả quá trình sẽ là:
ΔS = ΔS N 2 + ΔS O2 = 2.5763 J .K −1 = 11526 J .K −1

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 212 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3.4.3. Quá trình đun nóng
Khi đun nóng hệ từ nhiệt độ T1 đến nhiệt độ T2 với điều kiện trong khoảng nhiệt
độ này không xảy ra quá trình chuyển pha:
+ Nếu thực hiện trong điều kiện đẳng áp P =const, thì:
T2 T2
δQP dT
ΔS = ∫
T1
T
= ∫ CP
T1
T
(5.28)

+ Nếu thực hiện trong điều kiện đẳng tích V =const, thì:
T2 T2
δQV dT
ΔS = ∫
T1
T
= ∫ CV
T1
T
(5.29)

Ví dụ 3: Tính biến thiên entropi khi 1mol CO được đun nóng đẳng áp từ
100K đến 200K. Trong khoảng nhiệt độ này Cp(CO) = 29,26J.mol-1.K-1
Lời giải
Có thể đun nóng n mol chất một cách thuận nghịch, từ (5.28) ta có:
T2 T2
δQP dT
ΔS = ∫
T1
T
= ∫ CP
T1
T
T2 J 200 J
Vì CP = const, nên: ΔS = C P ln = 29,26 ln = 20,28
T1 mol.K 100 mol.K
Ví dụ 4: Tính ΔS của quá trình đun nóng 1 mol nhôm từ 250C đến 6000C
trong điều kiện đẳng áp. Biết nhiệt dung của nhôm được biểu diễn bằng phương
trình:
C P = 21,15 + 10,73.10 −3 T ( J .mol −1 .K −1
Lời giải
Áp dụng 5.28 ta có:
873 873 873 873
dT dT dT
ΔS = ∫
298
CP
T
= ∫ (21,15 + 10,73.10 −3 T )
298
T
= ∫ 21,15
298
+ ∫ 10,73.10 −3 dT =
T 298
T2 873 J
= 21,15 ln + 10,73.10 −3 (T2 − T1 ) = 21,15 ln + 10,73.10 −3 (873 − 298) = 29,91
T1 298 mol.K
Chú ý: Từ 5.28, 5,29 nếu thay T1 = 0 và T2 = T, ta có:
T
dT
ΔS = S T − S 0 = ∫ C P (5.30)
0
T
T
dT
ΔS = ST − S 0 = ∫ CV (5.31)
0
T
Theo định đề của Planck: “Entropi của những tinh thể có cấu trúc hoàn
chỉnh lý tưởng ở 0K bằng không.”
Thay S0 = 0, ta có thể tính được entropi tuyệt đối của chất ở nhiệt độ T:
T
dT
ST = ∫ C P (5.32)
0
T
T
dT
ST = ∫ C P (5.33)
0
T

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 213 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nếu trong khoảng nhiệt độ từ 0 đến T mà có các quá trình chuyển pha thì
khi tính ST phải cộng thêm biến thiên entropi của các quá trình chuyển pha.
Chẳng hạn: Công thức tính ST của 1 mol khí trong khoảng nhiệt độ từ 0K
đến TK, Khi đó tính ST phải trải qua 3 trạng thái rắn, lỏng, khí sẽ có dạng:
Tnc T T
dT ΔH nc hh dT ΔH hh dT
S T = ∫ C P ,r + + ∫ C P ,l + + ∫ C P ,k (5.34)
0
T Tnc Tnc
T Thh Thh
T
Trong đó: Tnc, Thh là nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hóa hơi; ΔHnc, ΔHhh là
nhiệt nóng chảy và nhiệt hóa hơi của chất.
Thường chọn điều kiện để tính là nhiệt độ T bằng 298,15K ( làm tròn là
298K hay 150C) và áp suất là 1,01325.105Pa (1atm). Khi này entropi được ký
hiệu là S0298 và được gọi là entropi tiêu chuẩn.
3.4.4. Tính biến thiên entropi cho các phản ứng hóa học
Nếu phản ứng có dạng: aA + bB → cC + dD
Thì biến thiên entropi của phản ứng được tính bằng biểu thức sau:
ΔS = (c.SC + d.SD) – (a.SA + b.SB)
Hay: ΔS = Σ(n.Scuối) - Σ(m.Sđầu) (5.35)
0
Dùng biểu thức 5.35 và các giá trị S 298 của các chất có trong phản ứng sẽ
tính được biến thiên entropi tiêu chuẩn của phản ứng.
1 1
Ví dụ 5: Cho phản ứng: Ctc + CO2 → CO
2 2
Cho: S0298 (J.mol-1.K-1) 5,742 213,73 197,59
Lời giải
Áp dụng 5.35, tính được:
1
ΔS0298,pư = 179,59 - .(5,742 + 213,73) = 87,854J.mol-1.K-1
2
3.5. Tính biến thiên entropi cho quá trình không thuận nghịch
Trong quá trình thuận nghịch, ta có:
Qktn
ΔS >
T
Để tính ΔS, chúng ta cần hình dung quá trình đi theo những giai đoạn
được thực hiện một cách thuận nghịch. Nếu trạng thái đầu và trạng thái cuối của
hai quá trình trùng nhau, thì biến thiên entropi ΔS sẽ có cùng giá trị vì entropi là
hàm trạng thái không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình.
Ví dụ 6: Tính biến thiên entropi của quá trình chuyển 9 g H2O(l) thành hơi
khi thay đổi nhiệt độ từ 00C đến 1500C ở áp suất 1,013.105.N.m-2 nếu nhiệt hóa
hơi của nước là 2,255kJ.g-1, nhiệt dung mol đẳng áp của nước lỏng là
35,30J.mol-1.K-1và của hơi nước là: CP = 30,13 + 11,3.10-3T J.mol-1.K-1
Lời giải:
Vì quá trình là không thuận nghịch. Nên chia quá trình này thành 3 quá
trình nhỏ thuận nghịch như sau:
+ Quá trình 1: Đun nóng nước lỏng từ 00C đến 1000C.
+ Quá trình 2: Chuyển nước lỏng ở 1000C thành hơi nước ở 1000C.
+ Quá trình 3: Đun nóng hơi nước từ 1000C đến 1500C.
Chúng ta biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 214 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
ΔSktn
9 gH2O(l), 00C 9 gH2O(h), 1500C

P = const ΔS1 ΔS3 P = const


ΔS2
9 gH2O(l), 1000C 9 gH2O(h), 1000C

Tính :
T2
dT T 9g 373
ΔS1 = n. ∫ C P = n.C p ln 2 = −1
.75,30 J .mol −1 .K −1 ln = 11,75 J .K −1
T1
T T1 18 g.mol 273
ΔH hh 1000.2,255 J .g −1 .9 g
ΔS 2 = = = 54,41J .K −1
TS 373K

T2 T T T
dT 2
dT 2 2

ΔS 3 = n.∫ C P = n.∫ (30,13 + 11,3.10 −3 T ) = n ∫ 30,13d ln T + n.∫ 11,3.10 −3 dT =


T1
T T1
T T1 T1

T2 9 423 9
= n.30,13ln + n.11,13.10 −3 (T2 − T1 ) = .30,13 ln + .11,3.10 −3 (423 − 373) = 2,18 J .K −1
T1 18 373 18
Vậy: ΔSktn = ΔS1 + ΔS2 + ΔS3 = 11,75 + 54,51 + 2,18 = 68,34J.K-1

4. CHIỀU CỦA NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HỆ KHÔNG CÔ LẬP


4.1. Biểu thức thống nhất 2 nguyên lý
Biểu thức của nguyên lý I: dU = δQ + δA = δQ − PdV → δQ = dU + PdV
δQ
Biểu thức của nguyên lý II: dS ≥ → δQ ≤ TdS
T
Do đó: dU + PdV ≤ TdS
Hay:
dU ≤ TdS − PdV
dU ≤ TdS + δA (5.36)

4.2. Hàm G. Chiều tự diễn biến của quá trình và cân bằng của hệ
Trong thực tế, chúng ta gặp chủ yếu các hệ không cô lập, trong đó xảy ra
các quá trình đẳng nhiệt − đẳng áp, hoặc đẳng nhiệt − đẳng tích. Chúng ta quan
tâm chủ yếu đến trường hợp đẳng nhiệt − đẳng áp vì hay gặp hơn.
Chúng ta dùng entropi tiêu chuẩn để khảo sát quá trình bằng cách:
Gộp hệ khảo sát với môi trường có thể tích đủ lớn để toàn bộ hệ thu được có thể
coi là hệ cô lập, khi này:
ΔScô lập = ΔShệ khảo sát + ΔSmôi trường (5.37)

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 215 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Giả sử ở nhiệt độ T và áp suất P không đổi, hệ trao đổi với môi trường
một nhiệt lượng Q = ΔH. Khi này môi trường sẽ nhận của hệ một nhiệt lượng là
−ΔH, và:
ΔH
ΔSmôi trường = −
T
Thay vào 3.57, ta có:
ΔH ΔH
ΔScô lập = ΔShệ khảo sát − = ΔS − (5.38)
T T
(Để đơn giản, ΔShệ khảo sát được viết gọn là: ΔS)
Khảo sát 5.37 nhận thấy, khi:
ΔH
+ ΔScô lập > 0, tức là: ΔS − > 0 hay ΔH − TΔS < 0, quá trình tự xảy ra.
T
ΔH
+ ΔScô lập = 0, tức là: ΔS − = 0 hay ΔH − TΔS = 0, hệ ở trạng thái cân
T
bằng.
Khi T = const, thì: ΔH − TΔS = Δ(H – TS)
Đặt:
G = H – TS (5.39)

Các đại lượng H, T, S là những hàm trạng thái, nên G cũng là hàm trạng
thái.
Hàm G được gọi là thế đẳng nhiệt − đẳng áp (gọi tắt là thế đẳng áp) hoặc
năng lượng Gip-xơ.
Dễ thấy: ΔG = ΔH – TΔS (5.40)

+ Khi ΔScô lập > 0, tức là: ΔG = ΔH – TΔS < 0 quá trình tự xảy ra.
Đến đây, các bạn cần nhớ:
Ở T, P = const, khi ΔG < 0 quá trình tự xảy ra, khi ΔG = 0, hệ ở trạng
thái cân bằng.
Nói cách khác:Những hệ ở nhiệt độ và áp suất không đổi, chỉ những quá
trình nào kèm theo sự giảm năng lượng Gip-xơ mới có thể tự xảy ra, khi năng
lượng Gip-xơ đạt giá trị cực tiểu hệ sẽ đạt tới trạng thái cân bằng.
Như vậy, từ tiêu chuẩn entropi về chiều hướng và giới hạn trong hệ cô
lập, chúng ta đã tìm được tiêu chuẩn để xét chiều hướng và giới hạn của quá
trình trong hệ ở nhiệt độ và áp suất không đổi, đó là thế đẳng áp – hàm G.
Để hiểu rõ hơn về hàm G, cần tìm hiểu ý nghĩa và cách tính hàm G.
4.3. Thế nhiệt động của hàm G. Ý nghĩa của ΔG. Thế hóa học
4.3.1. Thế nhiệt động của hàm G
Từ biểu thức G = H − TS = U + PV − TS
Lấy vi phân 2 vế ta có:
dG = dU + d(PV) − d(TS) = dU + PdV + VdP −TdS − SdT
Từ biểu thức 5.36 xét cho quá trình thuận nghịch thì:
dU = TdS − PdV → TdS = dU + PdV thay vào trên, được:
dG = dU + PdV + VdP − (dU + PdV) − SdT
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 216 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vậy: dG = − SdT + VdP (5.41)
Biểu thức 5.41 là thế nhiệt động của hàm G.
4.3.2. Ý nghĩa của ΔG
Từ biểu thức 5.40:
ΔG = ΔH – TΔS
Cho phép xác định được chiều hướng của quá trình. Chiều hướng của quá
trình được quyết định bởi hai yếu tố là entanpi và entropi.
Các trường hợp sau đây có thể xảy ra:
+ Khi ΔS = 0, quá trình này có mức độ hỗn loạn không thay đổi hoặc thay
đổi không đáng kể, nên quá trình chỉ chịu ảnh hưởng của yếu tố entanpi. Khi này
quá trình tự xảy ra khi ΔG = ΔH < 0 tức là năng lượng của hệ giảm.
+ Khi ΔH = 0, quá trình không nhận hay phát năng lượng. Khi này chỉ có
yếu tố entropi ảnh hưởng đến chiều hướng của quá trình. Quá trình sẽ tự xảy ra
khi ΔG = − TΔS < 0 hay ΔS > 0 tức là xảy ra theo chiều làm tăng mức độ hỗn
loạn của quá trình.
+ Khi ΔH < 0, ΔS > 0 cả hai yếu tố entanpi và entropi đều thúc đẩy chiều
tự diễn biến của quá trình. Khi đó ΔG = ΔH − TΔS < 0 quá trình tự xảy ra.
+ Khi ΔH > 0, ΔS < 0 thì ΔG > 0 quá trình không thể tự xảy ra theo chiều
thuận. Khi này chúng ta nói quá trình tự xảy ra theo chiều nghịch.
+ Khi ΔH < 0, ΔS < 0 quá trình được thúc đẩy bởi yếu tố entanpi nhưng bị
cản trở bởi yếu tố entropi. Khi này quá trình sẽ tự xảy ra nếu entapi lớn hơn
entropi, tức là khi ΔH > TΔS . Khi này ΔG = ΔH − TΔS < 0.
+ Khi ΔH > 0, ΔS > 0 thì yếu tố entanpi cản trở quá trình còn yếu tố
entropi thúc đẩy quá trình. Khi này quá trình sẽ tự xảy ra khi entropi lớn hơn
entanpi, tức là TΔS > ΔH . Khi này ΔG = ΔH − TΔS < 0.
Chú ý: + Tính ΔG cho một phản ứng hóa học cũng giống như tính
nhiệt hình thành của phản ứng hóa học đó.
+ Khái niệm thế đẳng áp hình thành của một chất cũng
giống như khái niệm nhiệt hình thành.
Như vậy, trong mỗi một quá trình luôn có sự cạnh tranh giữa 2 yết tố:
entanpi làm giảm năng lượng của hệ còn entropi làm tăng mức độ hỗn loạn của
hệ. Trong hai yếu tố này yếu tố nào mạnh hơn sẽ thúc đẩy chiều hướng của quá
trình. Quá trình sẽ đạt tới trạng thái cân bằng khi có sự bù trừ lẫn nhau giữa 2
yếu tố này, tức là khi ΔG = ΔH − TΔS = 0.
4.3.3. Thế hóa học
Từ biểu thức 5.41, ta thấy thế đẳng áp G là hàm của nhiệt độ và áp suất.
Điều này chỉ đúng với hệ kín, là hệ chỉ trao đổi năng lượng mà không trao đổi
chất với môi trường ngoài, tức là Δn = 0 ( không có sự biên thiên số mol của các
chất).

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 217 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong thực tế, thường gặp hệ mở là hệ có sự trao đổi năng lượng và cả
trao đổi chất với môi trường bên ngoài, tức là Δn ≠ 0. Đó là các hệ mà ở đó xảy
ra các phản ứng hóa học hoặc có sự chuyển pha, ...
Khi này thành phần của hệ hay số mol của các cấu tử bị thay đổi làm cho
biến thiên hàm G cũng thay đổi theo.
Nếu gọi n1, n2, ..., ni là số mol của các cấu tử (các chất) 1, 2, ..., i trong hệ
thì G là hàm của T, P và số mol của các chất trong hệ.
G = G(T, P, n1, n2, ..., ni )
Lấy vi phân ta được:

⎛ ∂G ⎞ ⎛ ∂G ⎞ ⎛ ∂G ⎞ ⎛ ∂G ⎞
dG = ⎜ ⎟ dT + ⎜ ⎟ dP + ⎜⎜ ⎟⎟ dn1 + ⎜⎜ ⎟⎟ dn2 + ...(5.42)
⎝ ∂T ⎠ P ,n1 ,n2 ,... ⎝ ∂P ⎠T ,n1 ,n2 ... ⎝ ∂n1 ⎠ P ,T ,n j ( j ≠i ) ⎝ ∂n2 ⎠T ,P ,n j ( j ≠ 2)
Kết hợp với 5.41, khi này 5.42 được viết dưới dạng:
dG = −SdT + VdP +Σμidni (5.43)
Trong đó: μi được gọi là thế hóa học của cấu tử i
⎛ ∂G ⎞
μ i = ⎜⎜ ⎟⎟ (5.44)
⎝ ∂ni ⎠T ,P ,n ( j ≠i )
j

Vậy: Thế hóa học của cấu tử i là đạo hàm riêng của hàm G theo số mol
của cấu tử i khi nhiệt độ T, áp suất P và số mol của các cấu tử khác (j ≠ i) không
đổi.
Khi dni = 1 thì μ i = (∂G ) P ,T ,n ( j ≠i ) tức là thế hóa học của cấu tử i bằng độ
j

tăng của thế đẳng áp G khi thêm vào hệ 1 mol i trong điều kiện T, P và thành
phần (số mol) của các cấu tử khác có trong hệ không thay đổi.
Từ đó cần hiểu: Thế hóa học của cấu tử i là thế đẳng áp của 1 mol i
μi = Gi (5.45)
Từ hệ thức 5.41: dG = −SdT + VdP khi T = const thì
dGT = VdP (5.46)
Xét cho 1 mol khí lý tưởng, thì: V = RT/P, khi đó:
dP
dGT = RT = RTd ln P (5.47)
P
Tích phân 5.47, ta được:
GT = G0T + RTlnP (5.48)
0
Trong đó: G T là hằng số tích phân có giá trị xác dịnh tại mỗi nhiệt độ T
xác định. Tức là G0T phụ thuộc vào nhiệt độ T.
Sử dụng hệ thức 5.45, ta có:
μi = μ0i(T) + RTlnPi (5.49)
Trong đó: μi là thế hóa học của cấu tử i trong hỗn hợp.
μ0i(T) là thế hóa học của cấu tử i khi áp suất riên phần của i bằng
1 (Pi = 1), μ0i cũng phụ thuộc vào T, tức là μ0i có giá trị xác định tại mỗi nhiệt độ
T xác định.
Pi là áp suất riêng phần của cấu tử i.
Từ hệ thức 5.43, khi T, P = const, thì:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 218 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
dG = Σμidni (5.50)
Đã biết: + Khi dG < 0 quá trình (hệ) tự xảy ra (5.51)
+ Khi dG = 0 quá trình (hệ) đạt đến trạng thái cân bằng (5.52)
Từ 5.50 ta thấy: Điều kiên tự diễn ra và điều kiện cân bằng của quá trình
xảy ra trong hệ mở khi T, P =const là:
Σμidni ≤ 0 (5.53)

Biểu thức 5.53 là điều kiện tổng quát về chiều tự diễn biến và cân bằng
của các quá trình xảy ra trong hệ mở.
Dấu < cho biết quá trình tự xảy ra trong hệ.
Dấu = cho biết quá trình xảy ra trong hệ đạt tới trạng thái cân bằng.
Bây giờ chúng ta áp dụng 5.53 cho quá trình chuyển pha và phản ứng hóa
học.
* Cho quá trình chuyển pha:

β 1, 2, 3, …, i
dni
α 1, 2, 3, …, i

Sự chuyển cấu tử i từ pha α sang pha β


+ Giả sử có một hệ gồm hai pha α và β (hình vẽ), trong mỗi pha gồm có
một số cấu tử . Trong điều kiện T, P = const, nếu có dni mol cấu tử i chuyển từ
pha α sang pha β, thì thế đẳng áp của pha α sẽ giảm một lượng dG α = μiα dniα và
pha β sẽ tăng một lượng dG β = μiβ dniβ .
Do đó biến thiên thế đẳng áp của toàn bộ hệ sẽ là:
dG = dG α + dG β = μ iα dniα + μ iβ dniβ (5.54)
α β
Trong biểu thức 5.54, μ i và μ i là thế hóa học của cấu tử i trong pha α và
pha β; dnαi và dnβi là biến thiên số mol của cấu tử i trong pha α và pha β (dnαi <
0 còn dnβi > 0).
Đương nhiên là: dnαi = − dnβi do đó dG = (μβi −μαi)dnβi (5.55)
Nếu quá trình chuyển cấu tử i từ pha α sang pha β tự xảy ra thì:
dG < 0, nên μαi >μβi
Nếu quá trình chuyển pha đạt đến trạng thái cân bằng thì:
dG = 0, do đó μαi = μβi
Như vậy cấu tử sẽ chuyển từ pha α sang pha β khi thế hóa học của cấu tử
trong pha α lớn hơn trong pha β. Sự chuyển này làm giảm μαi và lamg tăng μβi.
Khi thế hóa học của cấu tử i trong hai pha bằng nhau, thì quá trình chuyển pha
đạt đến trạng thái cân bằng.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 219 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chúng ta mở rộng kết luận này cho hệ nhiều cấu tử: Với hệ nhiều cấu tử
điều kiện cân bằng pha là thế hóa học của mỗi cấu tử trong các pha phải bằng
nhau.

Nếu thế hóa học của một cấu tử nào đó trong pha A lớn hơn thế hóa học
của chính cấu tử đó trong pha B, thì nó càng dễ thoát ra khỏi pha A để chuyển
sang pha B. Như vậy chúng ta nói: Thế hóa học μ i là đại lượng đặc trưng cho
khả năng rời đi của cấu tử i ra khỏi pha mà nó đang tồn tai trong điều kiện khảo
sát. Đây là ý nghĩa vật lý của thế hóa học.
* Cho phản ứng hóa học:
aA + bB + ⋅⋅⋅ → cC + dD + ⋅⋅⋅
Xảy a ở điều kiện T, P = const, khi này biến thiên thế đẳng áp của phản
ứng sẽ là:
ΔG = Σμidni (5.56)
Trong đó: μi là thế hóa học của chất i; dni là biến thiên số mol của chất i
(dni < 0 đối với chất phản ứng, dni > 0 đối với chất sản phẩm).
Vì dni phải tỷ lệ với hệ số tỷ lượng νi (νi là các hệ số a, b, ..., c, d, ...), tức
là: dni = kνi
Do đó: ΔG = Σμikνi (5.57)
Khi k = 1, thì dni = νi tức là biến thiên số mol của các chất bằng chính hệ
số tỷ lượng của chất đó, thì:
ΔG = Σνiμi = (cμC + dμD + ⋅⋅⋅) −(aμA +bμB + ⋅⋅⋅) (5.58)
Từ 5.58, ta thấy:
+ Khi ΔG < 0 hay (cμC + dμD + ⋅⋅⋅) −(aμA +bμB + ⋅⋅⋅) < 0,
tức là (aμA +bμB + ⋅⋅⋅) > (cμC + dμD + ⋅⋅⋅) phản ứng tự xảy ra theo chiều thuận
(từ trái sang phải).
+ Khi ΔG = 0 hay (aμA +bμB + ⋅⋅⋅) = (cμC + dμD + ⋅⋅⋅) phản ứng đạt đến
trạng thí cân bằng.
Như vậy: Phản ứng hóa học tự xảy ra khi tổng thế hóa học của các chất
phản ứng lớn hơn tổng thế hóa học của các chất sản phẩm; khi tổng thế hóa học
của các chất phản ứng bằng tổng thế hóa học của các chất sản phẩm thì phản
ứng đạt tới trạng thái cân bằng.
Từ các điều trình bày ở trên ta thấy: Thế hóa học có vai trò cực kỳ quan trọng
trong nghiên cứu các quá trình chuyển chất như: sự biến đổi hóa học, sự chuyển
pha, …
5. CÂN BẰNG HÓA HỌC
5.1. Phản ứng 1 chiều và phản ứng 2 chiều

Phản ứng một có dạng:


aA + bB → sản phẩm
Ở đây, các chất sản phẩm không tác dụng được với nhau tạo thành các
chất phả ứng A, B được. Phản ứng 1 chiều có đặc điểm như sau: Nếu các chất

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 220 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
phản ứng A, B được lấy theo đúng hệ số tỷ lượng, khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn (hiệu suất h =100%) thì hỗn hợp phản ứng chỉ còn các chất sản phẩm.
Phản ứng 2 chiều có dạng:
aA + bB cC + dD (5.59)
Ở đây, các chất sản phẩm C, D tác dụng được với nhau để sinh ra các chất
phản ứng A, B. Vì vậy, hiệu suất của phản ứng luôn nhỏ hơn 100% (h < 100%).
Trong hỗn hợp phản ứng luôn thu được các chất phản ứng và các chất sản phẩm.
Đối với phản ứng 2 chiều, khi thành phần của các chất không trong hỗn
hợp phản ứng không thay đổi thì hệ phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng (ΔG =
0).
Trạng thái cân bằng có các đặc điểm sau:
+ Là trạng thái cân bằng động: Tức là khi phản ứng đạt tới trạng thái cân
bằng, thì trạng thái này được giữ bao lâu cũng được nếu các yếu tố quyết định
đến cân bằng như nhiệt độ, áp suất, nồng độ không thay đổi.
+ Bị chuyển dịch khi có tác động từ bên ngoài: Khi một trong các yếu tố
như nhiệt độ, áp suất, nồng độ thay đổi thì sẽ có sự chuyển dịch cân bằng.
+ Trạng thái cân bằng luôn có năng lượng cực tiểu.

5.2. Quan hệ giữa biến thiên thế đẳng áp và hằng số cân bằng
Giả sử, có phản ứng tổng quát dạng:
aA + bB cC + dD (5.59)
Xảy ra ở T, P =const, Các chất A, B, C, D đều là khí lý tưởng
Áp dụng biểu thức 5.58:
ΔG = Σνiμi = (cμC + dμD + ⋅⋅⋅) −(aμA +bμB + ⋅⋅⋅) (5.58)
a) Khi phản ứng chưa đạt tới trạng thái cân bằng thì:ΔG ≠ 0
Tức là: ΔG = Σνiμi = (cμC + dμD ) −(aμA +bμB ) ≠ 0 (5.60)
0
Theo 5.49: μi = μ i(T) + RTlnPi
Do đó: μA = aμ0A + RTlnPA
μB = bμ0B + RTlnPB
μC = cμ0C + RTlnPC
μD = dμ0D + RTlnPD
Trong đó: PA, PB, PC, PD là áp suất riêng phần của các khí A, B, C, D khi
chưa cân bằng.
Thay các biểu thức vào 5.60 rồi biến đổi, ta có:

[(
ΔG = cμ + dμ0
C
0
D ) − (aμ 0
A + bμ 0
B )] PCc .PDd
+ RT ln a b
PA .PB
ΔG0T

Biểu thức trong ngoặc vuông là ΔGT0 (Biến thiên thế đẳng áp ở điều kiện
chuẩn, khi áp suất riêng phần của các khí đều bằng 1 atm).
Viết gọn, ta có:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 221 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
PCc .DDd
ΔG = ΔGT0 + RT ln (5.61)
PAa .PBb
b) Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng: ΔG = 0
Suy ra:
ΔG 0
= − RT ln
[PC ] [PD ]
c d
(5.62)
T
[PA ]a [PB ]b
Trong đó: [PA], [PB], [PC], [PD] là áp suất riêng phần của các khí A, B, C,
D tại trạng thái cân bằng. Đương nhiên [PA] ≠ PA; [PB] ≠ PB; [PC] ≠ PC; [PD] ≠
PD.
Vì ΔG0T chỉ phụ thuộc vào T, khi T = const thì ΔG0T = const. Do đó biểu
thức trong dấu “ln” cũng phụ thuộc vào nhiệt độ T và là hằng số khi T = const:
Đặt: KP =
[PC ]c .[PD ]d = const (5.63)
[PA ]a .[PB ]b
KP là hằng số cân bằng tính theo áp suất. Cần nhớ: Kp∈T.
Từ 5.63 ta thấy: Kp càng lớn thì hiệu suất của phản ứng càng cao.
Thay 5.63 vào 5.63, được:
ΔG0T = − RTlnKP (5.64)
0 0
Chú ý: T đặt dưới ΔG T cho biết ΔG T phụ thuộc vào T, để đơn giản
chúng ta thường viết là ΔG0.
Thay 5.64 vào 5.61, ta có:
⎛ PCc .PDd ⎞
ΔG = RT ⎜⎜ ln a b − ln K P ⎟⎟ (5.65)
⎝ PA .PB ⎠
PCc .PDd
Đặt: K P' = rồi thay vào 5.65 được:
PAa .PBb
K P'
ΔG = RT (ln K P' − ln K P ) = RT ln (5.66)
KP
Các phương trình 5.61; 5.62; 5.64; 5.65; 5.66 được gọi là phương trình
đẳng nhiệt của phản ứng hóa học − phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff
Chú ý: KP ∈ T còn K’P ∉ T.
Dựa vào phương trình 5.66 xét được chiều hướng và giới hạn của phản
ứng xảy ra ở điều kiện T, P = const.
+ Nếu ΔG < 0 → K’P < KP phản ứng tự xảy ra theo chiều thuận.
+ Nếu ΔG > 0 → K’P > KP phản ứng tự xảy ra theo chiều nghịch.
+ Nếu ΔG = 0 → K’P = KP phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng.
Có thể xác định được KP của phản ứng hóa học dựa vào thực nghiệm,
bằng cách xác định ΔG dựa vào 5.66 hoặc 5.67 hoặc tính K’P ở thời điểm khảo
sát và so sánh với KP của phản ứng là biết được chiều hướng và giới hạn của
phản ứng xảy ra ở điều kiện T, P = const.
1 3
Ví dụ 1: Cho phản ứng: N2(k) + H2(k) NH3(k) xảy ra ở 298K có
2 2
,ht ) NH 3 = −16450 J .mol .
−1
(ΔG298
0

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 222 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
a) Viết biểu thức tính hằng số cân bằng KP của phản ứng trên?
b) Tính KP ở 298K?
Lời giải
a) KP =
[P ] NH 3

[P ] .[P ]
N2
1
2
H2
3
2

b) Ta có: ΔG pu
0
= (ΔG298
0
,ht ) NH 3 = −16450 J .mol
−1

Áp dụng 5.64: ΔG0T = − RTlnKP


− ΔG 0
ΔGT0 T

Ta có: ln K P = − → K P = 10 2 , 303. RT

RT
− ( −16450 )

Thay số: K P = 10 2,303.8,314.298 = 10 2,88


Ví dụ 2: Cho phản ứng: CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) có KP = 1,4
tại 1000K.
Hãy cho biết phản ứng xảy ra theo chiều nào, khi áp suất riêng phần của
các khí CO, H2O, CO2, H2 lần lượt bằng 0,5, 0,05, 0,2, 0,25atm.
Lời giải

Áp dụng 5.66, tính K P:
PCO2 .PH 2 0,2.0,25
K P' = = =2
PCO .PH 2O 0,5.0,05
Nhận thấy: K’P = 2 > KP = 1,4 → ΔG > 0 → Phản ứng xảy ra theo chiều
nghịch.
K P' J 2
Hoặc: ΔG = RT ln = 8,314 ⋅ 1000 K ⋅ ln = 2968,1J .mol −1 > 0 → Phản
KP mol.K 1,4
ứng xảy ra theo chiều nghịch.
Ví dụ 3: Tính KP của phản ứng sau ở 250C:
4HCl(k) + O2(k) 2H2O(h) + 2Cl2(k)
Biết: Chất HCl O2 H2O Cl2
0 -1
ΔH 298,ht(kJ.mol ): − 92,3 − 241
0 -1 -1
S 298(J.mol .K ): 187 205 188,7 223
Lời giải
Từ 5.40, ta có: ΔG = ΔH − TΔS0
0 0

Để tính được KP, cần tìm ΔH0, ΔS0 và ΔG0.


Tính ΔH0: Áp dụng quy tắc tính nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào nhiệt
hình thành, ta có:
ΔH0298,pư = [2mol.(ΔH0298,ht)H2O + 2mol.(ΔH0298,ht)Cl2] − [4mol.(ΔH0298,ht)HCl
+ 1mol.(ΔH0298,ht)O2] = [2mol.(−241kJ.mol-1) + 2mol.(0kJ.mol-1)] −
[4mol.(−92,3kJ.mol-1) + 1mol.(0kJ.mol-1)] = −482 + 369,2 = −112,8kJ
Tính ΔS:
ΔS 298,pư = (2mol.S0298,H2O + 2mol.S0298,Cl2) − (4mol.S0298,HCl +1mol.S0298, O2) =
0

= (2mol.188,7J.mol-1.K-1 + 2mol.223J.mol-1.K-1) − (4mol.187J.mol-1.K-1 +


+ 1mol.369,2J.mol-1.K-1) = 445,4J.K-1
Tính ΔG0:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 223 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
ΔG0 = ΔH0 − TΔS0 = −112,8.1000J + 298K.445,4J.K-1 = − 199.292J
Mà: ΔG0 = − RTlnKP = − 2,303 RTlgKP
− ΔG 0 − ( −199 , 292 )

→ K P = 10 = 10
2 , 303 RT
= 10 0,035 = 1,084
2 , 303.8, 314.298

Ví dụ 4: Cho phản ứng: CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) ở 298K


0 -1 -1
Biết: S 298(J.mol .K ) 92,9 38,1 213,7
0 -1
ΔH 298,ht(kJ.mol ) − 1206,90 − 635,1 − 393,5
a) Phản ứng xảy ra theo chiều nào ở 298K?
b) Xác định nhiệt độ tại đó CaCO3 bắt đầu phân hủy? Giả sử ΔH0, ΔS0 của
phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Lời giải
a)Áp dụng biểu thức: ΔG0 = ΔH0 − TΔS0
Tính:
ΔH 298,pư = [1mol.(ΔH0298,ht)CaO + 1mol.(ΔH0298,ht)CO2] – [1mol(ΔH0298,ht)CaCO3] =
0

= [1mol. (–635,1kJ.mol-1) + 1mol.(–393,5kJ.mol-1] –


[1mol.(–1206,90kJ.mol-1)] = 178,3 kJ
ΔS0298,pư = [1mol.ΔS0298,CaO + 1mol.ΔS0298,CO2] – [1mol.ΔS0298,CaCO3] =
= [1mol.38,1J.mol-1.K-1 + 1mol.213,7J.mol-1.K-1] – [1mol.92,9J.mol-1.K-1]
= 158,9 J.K-1
ΔG0298,pư = ΔH0298,pư − TΔS0298,pư = 178,3.1000J − 298K.158,9J.K-1 = 130947,8J
ΔG0298,pư = 130947,8J > 0 → Phản ứng trên xảy ra theo chiều nghịch.
b) Để phản ứng nhiệt phân CaCO3 xảy ra theo chiều thuận thì:
ΔG0 = ΔH0 − TΔS0 < 0, Tức là: TΔS0 > ΔH0
ΔH 0 178.3.100 J
→T> = = 1122 K
ΔS 0 158,9 J .K −1
Từ nhiệt độ lớn hơn 1122K phản ứng phân hủy CaCO3 mới xảy ra.
5.3. Hằng số cân bằng KC, KX, Kn và mối quan hệ giữa các hằng số cân bằng
Nếu phản ứng diễn ra ở áp suất không đổi, áp dụng phương trình:
ni
Pi = RT = Ci RT
V
Vào biểu thức 5.63, ta sẽ được biểu thức của hằng số cân bằng biểu diễn theo
nồng độ như sau:
[C ]c .[ D]d
KC = (5.67)
[ A]a .[ B ]b
Các đại lượng ghi trong ngoặc [ ] ứng với nồng độ của các chất ở thời
điểm cân bằng.
KC phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ.
Cũng có thể biểu diễn hằng số cân bằng qua nồng độ phần mol xi của chất
i hoặc qua số mol của chất i:
KX =
[ X C ] .[X D ]
c d
(5.68)
[X A ]a .[X B ]b
[n ]c .[n ]d
Kn = C a D b (5.69)
[n A ] .[nB ]
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 224 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nồng độ phần mol Xi của chất i được xác định bằng số mol ni của chất i
chia cho tổng số mol của tất cả các chất có trong hệ (kể cả số mol của dung
môi).
ni
Xi = n
(5.70)
∑n
i =1
i

Xi ≤ 1, Xi = 1 khi hệ chỉ có một chất


Giữa áp suất riêng phần Pi và nồng độ phần mol của chất i có mối liên hệ:
Pi = P.Xi (5.71)
P = ΣP i (5.72)
Trong đó P là áp suất toàn phần của hệ.
KP, KC, KX có mối liên hệ:
Δn
⎛ ⎞
⎜ ⎟
P ⎟
KP = KC.(RT) = KX.P = Kn. ⎜ m
Δn Δn
(5.73)
⎜ ⎟
⎜ ∑ ni ⎟
⎝ i =1 ⎠
Các bạn hãy dùng 5.70; 5.71; 5.72 để thiết lập 5.73.
Trong đó: Δn = (c + d) − (a +b)
Từ 5.73, dễ thấy: KP =KC = KX = Kn khi Δn = (c + d) − (a +b) = 0
Ví dụ 5: Tính Δn cho các phản ứng sau
CO + H2O CO2 + H2 Δn = (1 + 1) − (1 + 1) = 0
N2 + 3H2 2NH3 Δn = 2 − (1 + 3) = -2 < 0
PCl5 PCl3 + Cl2 Δn = (1 + 1) − 1 = 1 > 0
Chú ý: Đối với các phản ứng dị thể, trong các biểu thức tính Δn và hằng
số cân bằng không có mặt của các chất lỏng và chất rắn:
Ví dụ 6: cho các phản ứng:
FeO(r) + CO(k) Fe(r) + CO2(k)
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
NH4Cl(r) NH3(k) + HCl(k)
Phản ứng thứ nhất có: Δn = 1 − 1 = 0 và K P =
[P ] CO2

[PCO ]
Phản ứng thứ 2 có: Δn = 1 và K P = [PCO ]
Phản ứng thứ 3 có: Δn = 1 + 1 = 2 và K P = [PNH ].[PHCl ]
2

5.4. Chuyển dịch cân bằng. Nguyên lý Lơsatơliê


5.4.1. Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng: Một phản ứng hóa học đang ở
trạng thái cân bằng (ΔG = 0), nếu tác động vào phản ứng một yếu tố nào đó
như nhiệt độ T, áp suất P, ... thì phản ứng bị mất cân bằng (ΔG ≠ 0). Ki này hệ
sẽ chuyể dịch đến một trạng thái cân bằng mới (ΔG = 0) ứng với các thông số
mới.
5.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng
a) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số cân bằng KP

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 225 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vì KP phụ thuộc vào nhiệt độ, còn K′P không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Do đó, lấy vi phân 5.66, ta được:
⎛ ∂ΔG ⎞ ⎛ ∂ ln K P ⎞
⎜ ⎟ = R ln K P − R ln K P − RT ⎜
'
⎟ (5.74)
⎝ ∂T ⎠ P ⎝ ∂T ⎠ P
Mà: dG = −SdT + VdP, nên:
⎛ ∂G ⎞ ⎛ ∂ΔG ⎞
⎜ ⎟ = −S hay ⎜ ⎟ = − ΔS (5.74)
⎝ ∂T ⎠ P ⎝ ∂T ⎠T
Thay 5.74 vào hệ thức : ΔG = ΔH − TΔS, ta có:
⎛ ∂ΔG ⎞
ΔG = ΔH + T ⎜ ⎟ (5.75)
⎝ ∂T ⎠ P
Thay 5.74 vào 5.75, được:
⎛ ∂ ln K P ⎞
ΔG = ΔH + RT ln K P' − RT ln K P − RT 2 ⎜ ⎟
⎝ ∂T ⎠ P
Mà: ΔG = RT(lnK’P − lnKP) do đó:
⎛ ∂ ln K P ⎞ ΔH
⎜ ⎟ = (5.76)
⎝ ∂T ⎠ P RT
2

Phương trình 5.76 là phương trình đẳng áp Van’t Hoff. Phương trình
này biểu diễn sự phụ thuộc của KP vào nhiệt độ T khi áp suất P không đổi.
Từ phương trình 5.76, ta thấy:
d ln K P
+ Đối với phản ứng thuận tỏa nhiệt (ΔH < 0), thì < 0 (vì R, T
dT
>0). Tức là đạo hàm bậc nhất của lnKP theo nhiệt độ T âm. Cho nên, lnKP
nghịch biến với T. Vì vậy: Khi nhiệt độ tăng thì KP (hay lnKP) giảm và
ngược lại.
d ln K P
+ Đối với phản ứng thuận thu nhiệt (ΔH > 0), thì > 0 , Tức là
dT
lnKP đồng biến với T. Vì vậy: Khi nhiệt độ tăng thì KP (hay lnKP) tăng và
ngược lại.
Đây chính là nội dung của nguyên lý chuyển dịch cân bằng
Lơsatơliê: Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía làm giảm ảnh hưởng của các
tác động bên ngoài lên hệ.
Nếu ΔH không phụ thuộc nhiệt độ, phân ly biến số 5.76 rồi lấy tích
phân 2 vế, ta được:
T2 T2
ΔH
∫ d ln K
T1
P = ∫ RT
T1
2
dT

K P ,T2 ΔH 0 ⎛ 1 1 ⎞
ln =− .⎜ − ⎟ (5.78)
K P ,T1 R ⎜⎝ T1 T2 ⎟⎠
Dựa vào 5.78 nếu biết ΔH0 và KP ở một nhiệt độ cho trước thì tính được KP
ở một nhiệt độ bất kỳ. So sánh 2 giá trị KP này sẽ biết được phản ứng
chuyển dịch theo chiều nào.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 226 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ví dụ 7: Ở 500K, phản ứng: SO2 + 1 O2 SO3
2
có KP,500K = 2,138.105. Tính KP của phản ứng ở 700K. Biết, trong khoảng
nhiệt độ đó nhiệt của phản ứng không thay đổi và có giá trị bằng
97,906kJ.mol-1.
Lời giải
Áp dụng phương trình 5.78, ta có:
K P ,700 K 97,906.10 3 J .mol −1 ⎛ 1 1 ⎞
ln 5
= −1 −1 ⎜
− ⎟→ KP,700K = 1,78.108
2,138.10 8,314 J .mol .K ⎝ 500 K 700 K ⎠
So sánh KP,700K với KP,500K nhận thấy khi tăng nhiệt độ cân bằng
chuyển dịch theo chiều thuận.
b) Ảnh hưởng của áp suất đến hằng số cân bằng hóa học
Đối với phản ứng xảy ra giữa các khí lý tưởng, KP chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ, không phụ thuộc vào áp suất. Vì ΔG0 = − RTlnKP và ΔG0 chỉ phụ
thuộc vào nhiệt độ.
Hằng số cân bằng KC = KP.(RT)Δn cũng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ,
không phụ thuộc vào áp suất vì trong biểu thức này không có mặt của áp
suất.
Do đó, để nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến hằng số cân bằng,
chúng ta phải xét qua hằng số cân bằng KX hoặc Kn.
Từ biểu thức 5.73, ta có:
KX = KP.P−Δn
Lấy loogarit tự nhiên 2 vế, ta được:
lnKX = lnKP − ΔnlnP
Lấy đạo hàm 2 vế theo áp suất P, khi T = const:
⎛ ∂ ln K X ⎞ Δn d ln K X Δn
⎜ ⎟ =− Viết đơn giản là: =− (5.79)
⎝ ∂P ⎠T P dP P
Với khí lý tưởng,ta có: PV = nRT → PΔV = ΔnRT →
PΔV
Δn =
RT
Thay vào biểu thức trên, ta được:
d ln K X ΔV
=− (5.80)
dT RT
Các phương trình 5.79 và 5.80 nói về ảnh hưởng của áp suất đến cân
bằng hóa học:
+ Nếu phản ứng thuận tăng thể tích ΔV > 0, tức là có sự tăng số mol
Δn = (c + d) − (a + b) > 0 hay (c + d) > (a + b), thì: d K X < 0 → khi áp suất
ln
dP
tăng thì KX giảm → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, tức là theo
chiều làm giảm thể tích hay là chiều làm giảm số mol.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 227 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
+ Nếu phản ứng thuận giảm thể tích ΔV < 0, tức là có sự giảm số
d ln K X
mol Δn = (c + d) − (a + b) < 0 hay (c + d) < (a + b), thì: > 0 .Khi này
dP
áp suất tăng thì KX tăng → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tức là
theo chiều giảm thể tích hay là theo chiều làm giảm số mol.
Các biểu thức 5.79; 5.80 là những biểu thức định lượng của nguyên
lý chuyển dịch cân bằng Lơsatơliê khi áp suất thay đổi, nguyên lý được
phát biểu: Khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm
thể tích, tức là chiều làm giảm số mol hay là chiều chống lại sự tăng áp
suất và ngược lại.
+ Nếu phản ứng có ΔV = 0 tức Δn = (c + d) − (a + b) = 0 (phản ứng
d ln K X
không có sự thay đổi số mol), khi này = 0 → lnKX = const, tức là KX
dP
= const. Nghĩa là KX∉P. Do đó khi áp suất thay đổi cân bằng không
chuyển dịch.
Ví dụ 8: Phản ứng N2 + 3H2 2NH3 có ΔV = 2 − (1 + 3) = −2 <0,
d ln K X
do đó > 0 → khi tăng áp suất thì KX tăng, tức cân bằng của phản
dP
ứng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm thể tích hay là chiều
làm giảm số mol). Điều này cho thấy phản ứng tổng hợp NH3 được tiến
hành ở áp suất cao.
c) Ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dich cân bằng,
chúng ta xét ví dụ sau:
Ví dụ 9: Hằng số cân bằng của phản ứng:
PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) bằng 33,3 ở 7600C. Tính nồng độ cân bằng của
mỗi chất trong hệ nếu nồng độ ban đầu của PCl5 = 0,05 M và PCl3 = 5,00M.
Lời giải

PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) KC = 33,3 ở 7600C


Ban đầu (C0): 0,05 5
Phản ứng: −x +x +x
Tại TTCB: (0,05 − x) (5 + x) x
Ta có: K C =
[PCl3 ][. Cl2 ] = (5 + x).x = 33,3 → x2 + 38,3x − 1,665 = 0
[PCl5 ] (0,05 − x)
Giải phương trình bậc 2 với điều kiện: 0 < x ≤ 0,05, ta được:
x1 = 0,043; x2 = − 38,34 < 0 loại.
Vậy: [PCl5] = 0,05 − x = 0,05 − 0,043 = 0,007M
[PCl3] = 5 + 0,043 = 5,043M
[Cl2] = 0,043M

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 228 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Câu hỏi đặt ra cho trường hợp này là: Nếu tăng nồng độ của PCl5 từ
0,007M lên đến 0,1M thì nồng độ của các chất ở trạng thái cân bằng mới là
bao nhiêu? Hãy cho nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng khi tăng nồng độ
của PCl5?
Làm tương tự như trên:
PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) KC = 33,3 ở 7600C
Ban đầu (C0): 0,1 5,043 0,043
Phản ứng: −y +y +y
Tại TTCB: (0,1 − y) (5,043 + y) (0,043 + y)
Ta có: K C =
[PCl3 ][. Cl2 ] = (5,043 + y).(0,043 + y) = 33,3
[PCl5 ] (0,1 − y )
→ y2 + 38,343y − 3,33 = 0
Giải phương trình bậc 2 với điều kiện: 0 < y ≤ 0,1, ta được:
y1 = 0,086; y2 = − 38,43 < 0 loại
Tại trạng thái cân bằng mới, nồng độ của các chất là:
[PCl5] = 0,1 − y = 0,1 − 0,086 = 0,014M
[PCl3] = 5,043 + y = 5,043 + 0,086 = 5,129M
[Cl2] = 0,043 + y = 0,043 + 0,086 = 0,129M
Nhận xét: Khi tăng nồng độ của PCl5 từ 0,043M lên 0,1M thì tại
trạng thái cân bằng mới nồng độ của PCl5 chỉ còn 0,014M. Chứng tỏ phản
ứng chuyển dịch theo chiều thuận
Khái quát: Khi thay đổi nồng độ của một chất nào đó thì cân bằng sẽ
chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi chất đó.
d) Ảnh hưởng của chất xúc tác đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng (vì chất xúc tác làm
tăng vận tốc của phản ứng thuận cũng như phản ứng nghịch lên những
lượng bằng nhau) mà làm cho phản ứng nhanh chóng đạt tới trạng thái cân
bằng.
Một số bài tập tự luận không có lời giải
Bài 1: Tính Q, A, ΔU khi nén đẳng nhiệt thuận nghịch 2 mol khí He
từ 1 đến 4 atm ở 400K.
Bài 2:

Bài 9: Tính hằng số cân bằng của phản ứng:


CO(k)+H2O(h) ? H2(k)+ CO2(k) ở 8500C
Biết nồng độ ban đầu của các chất như sau: CO = 1mol/lit; H2O = 3mol/lit; và
khi cân bằng được thiết lập thì nồng độ của CO2 = 0,75mol/lit
Bài 11: Cho phản ứng 2HI(k) = H 2(k) + I2(k) ở 1000C có K = 2,71.10-3. Tính
% HI đ• bị phân hủy ở nhiệt độ trên.
Bài 12: Hằng số cân bằng của phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2 ở 5000C là
1,50.10-5 atm-2. Tính xem có bao nhiêu % hỗn hợp ban đầu (N2 + 3H2) đ•

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 229 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
chuyển thành NH3 nếu phản ứng được thực hiện ở 500 atm, 1000 atm và cho
nhận xét về kết quả thu được.
Bài 13: ở 6000C dưới áp suất 200atm, hỗn hợp N2 + 3H2 cho phép thu được
NH3 theo phản ứng:
N2 + 3H2 ? NH3 là 8,25% thể tích NH3 (So với thể tích của hỗn hợp
khi cân bằng). Tính % thể tích của NH3 nếu phản ứng vẫn tiến hành bình
thường ở 6000C như dưới áp suất 1000 atm.
Bài 14: ở 630C phản ứng N2O4(k) ? 2NO2 (k) có KP = 1,27
Tính thành phần của hỗn hợp ra phân số mol khi P = 1atm; 10atm.
Qua đó h•y rút ra kết luận về ảnh hưởng của P đến sự chuyển dịch cân bằng
Bài 15: ở 270C và dưới áp suất P = 1atm, độ phân ly của N2O4 là 20%
a. Tính: KP = ? so sánh với giá trị KP của bài 14 và cho biết phản ứng là thu
nhiệt hay tỏa nhiệt. Độ phân ly ở áp suất P = 0,05 atm.
b. Cho 46g N2O4 vào 1 bình 20 lit ở 270C. Tính thành phần của hỗn hợp khí lúc
cân bằng? Cho N = 14; O = 16

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 230 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chương 6

ĐỘNG HÓA HỌC VÀ XÚC TÁC

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU


1.1. Phản ứng đồng thể và phản ứng dị thể
* Phản ứng đồng thể: Phản ứng được gọi là đồng thể khi chúng diễn ra
trong một pha. Đó là phản ứng xảy ra giữa các chất khí, giữa các chất lỏng hoàn
toàn trộn lẫn với nhau, các phản ứng xảy ra trong dung dịch.
Phản ứng đồng thể bao giờ cũng xảy ra trong toàn bộ thể tích của hệ phản
ứng.
Ví dụ 1: Cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dung dịch natri
thiosunfat theo phản ứng:
H2SO4 + Na2SO4 → Na2SO4 + S↓ + SO2↑ + H2O
Lưu huỳnh được giải phóng từ phản ứng làm đục toàn bộ thể tích của
bình.
* Phản ứng dị thể: Phản ứng được gọi là dị thể khi các chất tham gia
phản ứng không nằm cùng một pha. Đó là phản ứng xảy ra trong hệ Rắn - lỏng,
rắn - khí, ...
Phản ứng dị thể chỉ diễn ra trên ranh giới phân chia các pha của hệ.
Ví dụ 2: Cho Kẽm vào dung dịch axit clohiđric, bọt khí hiđro chỉ thoát ra
từ bề mặt kim loại kẽm.
Trong các phần tiếp theo của chương này, chúng ta chỉ quan tâm tới phản
ứng đồng thể.
1.2. Vận tốc của phản ứng hoá học
1.2.1. Khái niệm:Vận tốc của phản ứng hóa học được đo bằng biến thiên nồng
độ (hay lượng chất) của một chất có trong phản ứng trong một đơn vị thời gian.
1.2.2. Đơn vị của vận tốc phản ứng:
Theo khái niệm trên, đơn vị của vận tốc phản ứng là:
[nồng độ.thời gian-1]
Nếu nồng độ là mol.l-1 (hay M) còn thời gian là giây (s), thì đơn vị của
vận tốc là:
[mol.l-1.s-1] hay [M.s-1]
Tuy nhiên tùy thuộc vào phản ứng hóa học xảy ra nhanh hay chậm mà
dùng các đơn vị đo thời gian khác nhau như: phút, giờ, ngày, tháng năm. Thế
kỷ,…
Ngoài ra đơn vị của vận tốc còn dùng là: [lượng chất.thời gian-1]
1.2.3. Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời của phản ứng hóa học
Đối với mỗi phản ứng xác định, vận tốc (v) là một đại lượng xác định và v
≥0
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 231 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Cho phản ứng: aA + bB + ⋅⋅⋅ → eE + gG + ⋅⋅⋅ (6.1)
a) Vận tốc trung bình: vtb hay v
Vận tốc tiêu thụ các chất phản ứng A, B, … được xác định bằng biểu
thức:
ΔC A ΔC B
vA = < 0 ; vB = < 0 ;…
Δt Δt
Vận tốc hình thành các chất sản phẩm E, G, … được xác định bằng biểu
thức:
ΔC E ΔC F
vE = > 0 ; vF = > 0; …
Δt Δt
Trong đó: ΔC là biến thiên nồng độ của chất trong phản ứng, Δt là biến
thiên thời gian tương ứng với biên thiên ΔC.
Vận tốc tiêu thụ của các chất phản ứng < 0 vì nồng độ các chất phản ứng
luôn giảm dần theo thời gian ( ΔC A = C A(T ) − C A(T ) < 0 ; ΔC B = C B (T ) − C B (T ) < 0 ; …).
2 1 2 1

Còn vận tốc hình thành các chất sản phẩm thì luôn dương vì: ΔCsản phẩm > 0.
Vì biến thiên nồng độ ΔC của các chất trong 6.1 là khác nhau, nên:
vA ≠ vB ≠ … ≠ vE ≠ vF ≠ …
Về nguyên tắc, xác định vận tốc của phản ứng theo bất cứ chất nào có
trong phản ứng 6.1 đều được. Việc chọn vận tốc của một chất nào đó là vận tốc
của phản ứng là không được, vì khi đó với một phản ứng xác định sẽ có nhiều
giá trị vận tốc. Như trên đã nói, vận tốc của phản ứng là một đại lượng xác định.
Mà biến thiên nồng độ của các chất luôn tỷ lệ với hệ số tỷ lượng của các chất, do
đó vận tốc trung bình của phản ứng được xác định như sau:
vA vB vE vF
v=− =− = ... = = = ...
a b e f
1 ΔC A 1 ΔC B 1 ΔC E 1 ΔC F
Hay: v=− ⋅ =− ⋅ = ⋅⋅⋅ = ⋅ = ⋅
a Δt b Δt e Δt f Δt
Phải thêm dấu trừ vào biểu thức, vì vận tốc của chất phản ứng < 0 còn vận
tốc phản ứng luôn dương.
Biểu thức trên được viết gọn như sau:

1 ΔC
v=m ⋅ (6.2)
i Δt

Với i là các hệ số tỷ lượng của các chất có trong phản ứng 6.1.
b) Vận tốc tức thời: vt hay v
Vận tốc tức thời là vận tốc được đo tại thời điểm t.
Muốn vậy, chúng ta xét giới hạn của vận tốc trung bình v
1 ΔC 1 dC
v = lim v = m lim =m ⋅
Δt →0 i Δt →0 Δt i dt
Viết gọn là:
1 dC
v=m ⋅ (6.3)
i dt

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 232 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1 dC A 1 dC 1 dC 1 dC
v=− ⋅ = − ⋅ B = ⋅⋅⋅ = ⋅ E = ⋅ F = ⋅⋅⋅
a dT b dT e dT f dT
dC
Trong biểu thức 6.3, đại lượng được gọi là đạo hàm bậc nhất của
dT
nồng độ theo thời gian.
Ví dụ 1: Cho phản ứng 2NOBr(k) → 2NO(k) +Br2(k)
Ở điều kiện xác định, thực nghiệm đo được vận tốc hình thành NO là
1,6.10 mol.l-1.s-1. Hãy tính:
-4

a) Vận tốc của phản ứng trên.


b) Vận tốc tiêu thụ NOBr(k).
Lời giải
a) Áp dụng 6.3, ta có:
1 dC NO 1
v= ⋅ = ⋅ 1,6.10 −4 mol.l −1 .s −1 = 8.10 −5 mol.l −1 .s −1
2 dT 2
b) Theo hệ số tỷ lượng của các chất có trong 6.1, chú ý NOBr(k) là chất
tham gia phản ứng, ta có:
vtiêu thụ NOBr(k) = − vhình thành NO(k) = − 1,6.10-4 mol.l-1.s-1
1.3. Ảnh hưởng của nồng độ đến vận tốc phản ứng. Định luật tác dụng khối
lượng
Vận tốc của phản ứng hóa học phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Bản chất của phản ứng (thực chất là bản chất của các chất phản ứng,
nếu phản ứng đang xét là phản ứng đơn giản một chiều bậc 1).
+ Nhiệt độ T, áp suất P
+ Nồng độ của các chất phản ứng.
+ Diện tích bề mặ tiếp xúc (đối với phản ứng dị thể)
+ Xúc tác
+ Điện trường, từ trường, ...
Ảnh hưởng của điện trường, từ trường hiện nay chưa được nghiên cứu
nhiều do đó không đề cập đến ở chương này. Xúc tác sẽ xét ở một mục riêng,
còn trong giới hạn của chương trình không xét phản ứng dị thể nên không cần
quan tâm tới diện tích bề mặt tiếp xúc.
Như vậy đối với phản ứng đồng thể, vận tốc của phản ứng phụ thuộc vào:
Bản chất của phản ứng, nhiệt độ T, áp suất P và nồng độ các chất phản ứng.
Khi xét một phản ứng cụ thể xảy ra ở mottj nhiệt độ T, áp suất T xác định
thì vận tốc của phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
1.3.1. Định luật tác dụng khối lượng
Có phản ứng ở dạng tổng quát:
aA + bB + ⋅⋅⋅ → sản phẩm (6.4)
Từ các kết quả thực nghiệm, xây dựng được phương trình sau:
v = kC αA C Bβ ... (6.5)

6.5 là phương trình động học của định luật tác dụng khối lượng
Trong đó:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 233 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
+ v là vận tốc của phản ứng đo tại thời điểm t.
+ CA, CB, ... là nồng độ các chất A, B, ... đo tại thời điểm t.
+ Lũy thừa α, β, ... là bậc riêng phần của phản ứng được xét theo các chất
A, B, .... α, β, ... là các số nguyên (1,2,3), hay số thập phân (1/2,3/2,...) và được
xác định bằng thực nghiệm. Tức α, β, ... là các hằng số.
+ n = α + β + ⋅⋅⋅ được gọi là bậc toàn phần của phản ứng (gọi tắt là bậc
phản ứng). Bậc phản ứng (n) cũng được xác định bằng thực nghiệm và nằm
trong khoảng: 0 ≤ n ≤ 3
+ k là hệ số tỷ lệ (sau này là hằng số vận tốc của phản ứng).
Định luật tác dụng khối lượng được phát biểu như sau: “Vận tốc của phản
ứng hóa học tỷ lệ thuận với tích nồng độ của các chất phản ứng với lũy thừa là
các số α, β, ... được xác định từ thực nghiệm”.
1.3.2. Hằng số vận tốc của phản ứng hóa học: k
Thực nghiệm cho biết: Hệ số tỷ lệ k phụ thuộc 2 yếu tố sau:
+ Bản chất của phản ứng hóa học.
+ Nhiệt độ T.
Nếu khảo sát một phản ứng hóa học xác định xảy ra tại một nhiệt độ T
không đổi, thì k là một hằng số. Vì vậy hệ số tỷ lệ k được gọi là hằng số vận tốc
của phản ứng hóa học (gọi tắt là hằng số vận tốc phản ứng)
a) Ý nghĩa của hằng số vận tốc phản ứng k: Từ 6.5 ta thấy k chính là vận
tốc của phản ứng hóa học khi CA = CB = ⋅⋅⋅ = 1M. Trong trường hợp này thứ
nguyên của k chính là đơn vị của vận tốc: [mol.l-1,s-1]
Từ ý nghĩa của k, cho thấy khi khảo sát một phản ứng cụ thể chúng ta
thường quan tâm tới hằng số vận tốc của phản ứng.
b) Thứ nguyên của k: Khi nồng độ của các chất phản ứng bằng nhau, thì
6.5 được viết gọn thành:
v = kC(α + β + ⋅⋅⋅) = kCn (6.5a)
Từ 6.5ª ta thấy thứ nguyên của k phụ thuộc vào đơn vị của vận tốc, đơn vị
của nồng độ và giá trị của bậc phản ứng n.
Từ 6.5a, ta có:
v
k=
Cn
Thay đơn vị của v, c và các giá trị khác nhau của bậc phản ứng n, ta sẽ có
các thứ nguyên khác nhau của k:
⎡ mol.l −1 .tg −1 ⎤
Với n =1, thì: k ⎢ −1
= tg −1 ⎥
⎣ mol.l ⎦
⎡ mol.l −1 .tg −1 ⎤
Với n = 2, thì: k ⎢ −1 −1
= mol −1 .l.tg −1 ⎥
⎣ mol.l .mol.l ⎦
Như vậy với n = 1 thì đơn vị của k là [tg-1] ( tg ≡ thời gian), còn n = 2 đơn
vị của k là [mol-1.l.tg-1]. Với các giá trị khác của bậc phản ứng n làm tương tự
như trên cũng tìm được thứ nguyên của k.
1.3.3. Phân loại phản ứng theo bậc phản ứng
Dựa vào bậc phản ứng n, ta có các loại phản ứng sau:
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 234 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
+ Phản ứng bậc 1 (n =1)
+ Phản ứng bậc 2 (n = 2)
+ Phản ứng bậc 3 (n = 3)
+ Phản ứng bậc 0 (n = 0)
+ Phản ứng bậc phân số (n = 1/2, 3/2, ...)
1
Ví dụ 2: Phản ứng N2O5(k) → 2NO2(k) + O2(k) (*)
2
Có phương trình động học: v = kC Nα =On=1 2 5
= kC N 2O5 ; α = n = 1, nên (*) là phản
ứng bậc 1.
Ví dụ 3: Phản ứng H2(k) + I2(k) → 2HI(k) (**)
Có phương trình động học: v = kC H C I với α = β =1; n = α + β = 2. Vì
2 2

vậy ta nói phản ứng (**) có bậc riêng phần của H2 bằng 1, của I2 bằng 1 và bậc
của phản ứng bằng 2.
Ví dụ 4: Phản ứng H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) (***)
1
Có phương trình động học: v = kCH CCl2 với α = 1, β =1/2; n = α + β = 3/2.
2 2

Vì vậy ta nói phản ứng (***) có bậc riêng phần của H2 bằng 1, của Cl2 bằng 1/2
và bậc của phản ứng bằng 3/2.
Từ 6.5, cho thấy vận tốc v của phản ứng luôn giảm dần theo thời gian, vì
nồng độ của các chất phản ứng luôn giảm dần. Nếu biểu diễn sự phụ thuộc của
vận tốc phản ứng theo thời gian thì đường biểu diễn là đường cong và có độ dốc
nghiêng dần từ trái sang phải (với n ≠ 0), vì 6.5 là hàm số mũ.
Trong thực tế còn gặp phản ứng bậc 0, tức là v = k = const (theo 6.5a).
Trường hợp này vận tốc không phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng
mà phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Sự hấp thụ ánh sáng trong các phản ứng
quang hóa, vận tốc khuếch tán trong các phản ứng bề mặt.
Phản ứng bậc 0 có dạng đường thẳng nằm song song với trục hoành (hình
6.1). v

n≠0

n=0

Thời gian phản ứng (t)


Hình 6.1: Sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng vào thời gian
Ví dụ 5: Phản ứng phân hủy NH3 trên bề mặt W, Mo, Os ở 1000K, thực
nghiệm xác định là phản ứng bậc 0
Từ biểu thức 6.5: v = kC αA C Bβ ...

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 235 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc phản ứng và sự thay đổi nồng độ, sẽ
tìm được α, β, ... từ đó cũng tìm được bậc phản ứng n. Bằng cách: Nếu giữ
nguyên nồng độ của B, tăng nồng độ của A lên gấp đôi mà vận tốc tăng gấp 2
lần thì α = 1, vận tốc tăng gấp 4 lần thì α = 2. Ngược lại, giữ nguyên nồng độ
của A, tăng nồng độ của B lên gấp đôi mà vận tốc tăng gấp 2 lần thì β = 1, vận
tốc tăng gấp 4 lần thì β = 2. Như vậy, chúng ta sẽ tìm được:bậc phản ứng n,
hằng số vận tốc phản ứng k vì đã biết v,CA, CB,... và α, β,...
1.3.4. Phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp
Trên quan điểm động hóa học, các phản ứng hóa học được chia làm 2
loại:
a) Phản ứng đơn giản:Là các phản ứng chỉ xảy ra qua một giai đoạn.
Dạng phản ứng: aA + bB + ... → sản phẩm
Ví dụ 6: Phản ứng cộng Diels − Alder giữa etilen và butaddien thành
xiclohexen: C2H4 + C4H6 → C6H10
b) Phản ứng phức tạp:Là các phả ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn
Dạng phản ứng: aA + bB + ...→ ...→ ...→ ...→ sản phẩm
Về mặt động học làm thế nào biết được một phản ứng là đơn giản hay
phức tạp?
Từ phản ứng 6.5, nếu xác định được:
α=a
→ 6.1 là phản ứng đơn giản
β=b
α≠a
→ 6.1 là phản ứng phức tạp
β≠b
Nếu α = a, β ≠ b thì đơn giản với A còn phức tạp với B. Khi này 6.1 cũng
là phản ứng phức tạp.
Trong các ví dụ 2, 3, 4. Phản ứng (*), (**) là phản ứng đơn giản, còn phản
ứng (***) là phản ứng phức tạp (đơn giản với H2, phức tạp với Cl2).
2. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG 1 CHIỀU
Chỉ xét phản ứng đồng thể đơn giản 1 chiều bậc 1, bậc 2.
(Các phản ứng đơn giản bậc 3, khác dùng để tham khảo)
* Phương trình động học là phương trình biểu thị mối quan hệ của 3 đại
lượng vận tốc v (hay dùng hằng số vận tốc k), nồng độ C và thời gian phản ứng
t.
2.1. Phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 1
Trong thực tế, các phản ứng phân hủy, đồng phân hóa, phóng xạ, ... là
phản ứng đơn giản bậc 1.
Dạng tổng quát của phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 1 là:
nA → sản phẩm (I)
(thường gặp n = 1)
Áp dụng phương trình 6.3 và 6.5 để thiết lập phương trình động học cho
phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 1.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 236 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
dC
Ta có: v=− dC
dt →− = kC
v = kC Ha dt
dC
Hay: = −kdt → dlnC = − kdt
C
Lấy tích phân 2 vế: ∫ d ln C = ∫ kdt → lnC = − kt + A
Trong đó, A là hằng số tích phân
Xét tại thời điểm t = 0 (phản ứng chưa xảy ra), thì: A = lnC0, với C0 là
nồng độ ban đầu và C là nồng độ của chất phản ứng còng lại tại thời điểm t.
Thay A = lnC0 vào biểu thức trên, được:
lnC = − kt + lnC0
C0
hay : kt = ln (6.6a)
C

Đặt: C0 = a thì C = a − x; với x là nồng độ chất A mất đi sau t đơn vị thời


gian.
a
Khi đó 6.6a được viết là: kt = ln (6.6b)
a−x
Thời gian để cho lượng chất ban đầu mất đi một nửa ( x = a/2) hay lượng
chất phản ứng còn một nửa, được gọi là thời gian nửa phản ứng (chu kỳ bán hủy
hoặc chu kỳ bán rã).
Thay x = a/2 vào 6.6b, ta có:
0,693
t 12 = (6.7)
k

Vì k là hằng số tại một nhiệt độ xác định, nên t1/2 là một hằng số.
Chú ý: Nếu chất phản ứng là chất khí, thì thay nồng độ C bằng áp suất P ở
các biểu thức 6.6a và 6.6b.
Ví dụ 7: Một đồng vị phóng xạ sau 1 giờ phân hủy mất 75%. Xác định
hằng số vận tốc phân hủy, chu kỳ bán hủy, thời gian cần thiết để phân hủy
87,5% và số phần trăm bị phân hủy sau 15 phút.
Lời giải
Vì quá trình phóng xạ xảy ra theo quy luật động học của phản ứng 1 chiều
đơn giản bậc 1. Áp dụng 6.6b, ta có:
1 a 1 100 -1
k = ln = ln = 0,0231 phút
t a − x 60 phut 100 − 75
Tính chu kỳ bán hủy, dựa vào 6.7:
0,693 0,693
t 12 = = = 30 phút
k 0,0231 phut −1
Thời gian cần thiết để phân hủy 87,5% là:
1 100
t= −1
ln = 90 phút
0,0231 phut 100 − 87,5

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 237 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
100
0,0231 phút-1.15 phút = ln → x = 29,27%
100 − x
2.2. Phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 2
Trong thực tế, các phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 2 thường gặp là:
H2 + I2 → 2HI
2NO2 → 2NO + O2
Và các phản ứng xà phòng hóa, như:
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Có hai trường hợp đối với loại phản ứng này.

* Trường hợp thứ nhất: Có dạng tổng quát:


nA → sản phẩm (II)
(thường gặp n = 2)
Làm tương tự như phản ứng đơn giản 1 chiều bậc 1, ta được:
x
kt = (6.8)
a(a − x)
Thời gian nửa phản ứng được xác định bằng biểu thức:
1
t 12 = (6.9)
k .a
Thời gian nửa phản ứng của dạng (II) phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của
các chất phản ứng. Cho nên thời gian nửa phản ứng của dạng 2 không phải là
một hằng số.

* Trường hợp thứ hai: Có dạng tổng quát


A + B → sản phẩm (III)
Nếu nồng độ ban đầu của A và B bằng nhau (C0A = a = C0B = b), thì
phương trình động học của trường hợp này là các biểu thức (6.8), (6.9) giống
như trường hợp thứ nhất.
Nếu nồng độ ban đầu của A là C0A = a, của B là C0B = b và a ≠ b thì
phương trình động học của phản ứng dạng (III) là:
1 b( a − x )
kt = ln (6.10)
(a − b) a(b − x)

Điều kiện của 6.10 là: a ≠ b


Khi sử dụng 6.10, các bạn nên chọn chất A là chất có nồng độ lớn hơn,
chất B là chất có nồng độ nhỏ hơn, thì sẽ thuận tiện cho việc làm toán.
Ví dụ 8: Cho vào một bình cầu 5.10-2 mol CH3COOCH3 và 5.10-2 mol
NaOH tan trong 1 lít nước và giữ ở nhiệt độ không đổi, nhận thấy: Sau một thời
gian là 3,70 phút CH3COOCH3 còn lại là 2,5.10-2 mol. Tính xem sau 15 phút có
bao nhiêu phần trăm axetat metyl đã tham gia phản ứng?

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 238 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Cho biết: nếu tăng nồng độ của một trong hai chất lên gấp đôi thì vận tốc
của phản ứng cũng tăng gấp đôi.
Lời giải
Theo đề bài, phản ứng:
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
là phản ứng bậc 2, và có thời gian nửa phản ứng là: 3,7 phút
Vậy hằng số vận tốc của phản ứng này là:
1
k= −2 −1
= 5,4mol −1 .l. phut −1
5.10 mol.l .3,7 phut
Nồng độ axetat metyl bị phân hủy sau 15 phút là:
x
5,4mol −1 .l. phut −1 .15 phut =
5.10 mol.l (5.10 −2 mol.l −1 − x)
−2 −1

→ x = 0,04 mol.l-1
0,04
Phần trăm este đã phản ứng là: .100 = 80%
5.10 −1

2.3. Một số phản ứng đơn giản một chiều khác


Phương trình vận tốc ở dạng tổng quát:
1 ⎡ 1 1 ⎤
kt = .⎢ − ( n−1) ⎥ (6.11)
n − 1 ⎣ (a − x )( n −1)
a ⎦
2 ( n−1) − 1
t 12 = (6.12)
(n − 1).(a − x) ( n−1) .k
Trong đó: n là bậc phản ứng

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN VẬN TỐC PHẢN ỨNG


3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc phản ứng
Thực nghiệm cho biết: khi nhiệt độ tăng thì vận tốc phản ứng tăng
a) Quy tắc thực nghiệm của Van’t Hoff
Từ các dữ kiện thực nghiệm, Van’t Hoff rút ra quy tắc sau: “Ở nhiệt độ
gần nhiệt độ phòng, khi nhiệt độ tăng thêm 10 độ, vận tốc phản ứng tăng thêm từ
2 đén 4 lần”
Từ quy tắc, ta có biểu thức sau:
T2 −T1
kT2
=γ 10
(6.13)
kT1
Trongđó: + kT là hằng số vận tốc phản ứng ở nhiệt độ T2 , (T2 > T1)
1

+ kT là hằng số vận tốc phản ứng ở nhiệt độ T1


2

+ γ được gọi là hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng.


γ=2÷4
Đây là quy tắc gần đúng. Quy tắc này được giải thích như sau: Sự tăng
nhiệt độ làm cho chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, do đó làm tăng số va

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 239 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
chạm giữa các phân tử chất phản ứng, đặc biệt làm tăng nhanh số va chạm có
hiệu quả nên vận tốc phản ứng tăng.
T2 − T1
Từ 6.13 nếu đặt = n thì T2 = 10n + T1. Từ đó n có ý nghĩa là số lần
10
tăng nhiệt độ, mỗi lần tăng 10 độ.
Từ đó 6.13 được viết: kT + 10n = γn.KT . Phương trình này cho biết: Vận tốc
của phản ứng xảy ra ở nhiệt độ T + 10n lớn gấp γn lần khi xảy ra ở nhiệt độ T.
Ví dụ 9: Khi tăng nhiệt độ từ 500C lên 1000C, vận tốc của phản ứng tăng
lên 250 lần. Hãy cho biết khi tăng nhiệt độ từ 500C lên 750C vận tốc phản ứng
tăng lên bao nhiêu lần?
Lời giải
Áp dụng biểu thức 6.13, ta có:
100−50
k1000 C 1
=γ 10
= γ 5 = 250 → γ = 250 5
k 500 C
Vậy, khi tăng nhiệt độ từ 500C lên 750C, thì:
75−50
k 750 C 2,5
= γ 2,5 = ⎡250 5 ⎤
1 1
=γ 10
= 250 2
= 250 = 10,8 lần
k 500 C ⎢⎣ ⎥⎦
b) Phương trình của Areniuxơ
Năm 1889, dựa vào các kết quả thực nghiệm Areniuxơ đã thiết lập
phương trình biểu thị mối liên hệ giữa hằng số vận tốc k và nhiệt độ T (theo
Kenvin):
B
ln k = − +C (6.14)
T
Trong đó: + B, C là các hằng số chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng,
không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ea
+ B= ở đây, Ea là năng lượng hoạt động hóa, R là hằng số
R
khí. Vì B là hằng số, nên Ea cũng là hằng số đối với mỗi phản ứng xác định và
không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Đặt: C = lnA rồi thay vào 6.14, ta được:
− Ea
ln k = + ln A (6.15)
RT
k − Ea − Ea
→ ln = Hay k = A.e RT
(6.16)
A RT
Vì C là hằng số, nên A cũng là hằng số đối với mỗi phản ứng và không
phụ thuộc vào nhiệt độ.
Từ phương trình 6.16 còn được viết ở dạng:
kT2 Ea ⎛1 1⎞
ln = .⎜⎜ − ⎟⎟ (6.17)
kT1 R ⎝ T1 T2 ⎠
Chú ý: Từ 6.15 hoàn toàn xác định được Ea và A. Vì Ea, A là hằng số nên
phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của lnk vào 1/T là hàm bậc nhất do đó có
− Ea − Ea
dạng đường thẳng. Với độ dốc bằng ( và bằng nếu chuyể 6.15 sang
R 2,303R

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 240 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
logarit thập phân) và cắt trục tung tại giá trị lnA (hay lgA). Từ đó xác định được
A, Ea cho phản ứng khảo sát.
Ví dụ 10: Khi tiến hành ở 100C thì một phản ứng kết thúc sau 95s, còn
tiến hành ở 200C thì kết thúc sau 60s. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Lời giải
Vì vận tốc phản ứng luôn tỷ lệ nghịch với thời gian tiến hành phản ứng,
nên:
kT2 k 200 C t1 95
= = = = 1,583
kT1 k100 C t 2 60
Áp dụng công thức 6.17, ta có:
k 200 C Ea ⎛ 1 1 ⎞
ln = ln 1,583 = −1 −1 ⎜
− ⎟ → Ea = 31.798,4 J
k100 C 8,314 J .mol .K ⎝ 283K 293K ⎠
3.2.Năng lượng hoạt hóa
Năng lượng hoạt hóa là năng lượng dư tối thiểu so với năng lượng trung
bình mà phân tử cần có để tạo ra va chạm có hiệu quả làm cho phản ứng hóa
học xảy ra được.
Theo khái niệm trên, một phản ứng hóa học có năng lượng hoạt hóa Ea
càng nhỏ (càng thấp) thì càng dễ xảy ra (vận tốc phản ứng càng lớn) và ngược
lại.
Phản ứng hóa học xảy ra mà không cần phá vỡ một liên kết nào thì có Ea
= 0. Đó là trường hợp 2 gốc từ do kết hợp với nhau:
⋅ ⋅
Ví dụ 11: Cl + Cl → Cl2
Trong trường hợp này vận tốc đạt được là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, có những phản ứng có năng lượng hoạt hóa rất cao như phản
ứng: CO2(k) → CO(k) + O có Ea = 418,4kJ.mol-1 thường xảy ra rất chậm, chậm
tới mức không thể quan sát được.
Ví dụ 12: Phản ứng phân hủy CO(CH2COOH)2 là phản ứng bậc 1. Ở 100C
phản ứng có k = 1,080.10-4s-1; ở 600C có k = 5,484.10-2s-1. Xác định năng lượng
hoạt hóa Ea và hăng số vận tốc của phản ứng xảy ra ở 300C.
Lời giải
⎛1 1⎞ kT2 Ea
Áp dụng biểu thức 6.17: ln ⎜⎜ − ⎟⎟ =
kT1 ⎝ T1 T2 ⎠ R
Và thay các giá trị: kT2 = 5,484.10 −2 s −1 ; kT1 = 1,080.10 −4 s −1 ; T2 = 273 + 60
=333; T1 = 273 + 10 =283 vào biểu thưc, ta được: Ea ≈ 81,17 kJ.mol-1.
Thay Ea và chọn một trong 2 cặp kT , T1 hoặc kT , T2 làm kT , T1 vào biểu
1 2 1

thức 6.17, thì tính được: k303K = 1,67.10-3s-1.


Chúng ta xét mối quan hệ giữa nhiệt phản ứng ΔHT với năng lượng hoạt
hóa Ea của phản ứng.
Giữa hằng số vận tốc của phản ứng thuận, hằng số vận tốc của phản ứng
nghịch và hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch có mối liên hệ sau:
kt
K= (6.18)
kn

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 241 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Lấy logarit 2 vế rồi lấy đạo hàm cả 2 vế theo nhiệt độ T phương trình
6.18, ta được:
d ln k t d ln k n d ln K
− = (6.19)
dT dT dT
Kết hợp với phương trình 5.76 của chương 5:
d ln K ΔH T0
=
dT RT 2
d ln k E
Và phương trình: = a2
dT RT
Ea ,t Ea ,n ΔH T0
Ta được: − = (6.20)
RT 2 RT 2 RT 2
Trong đó Ea,t và Ea,n là năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận và phản
ứng nghịch. Nếu coi ΔH0T không phụ thuộc vào nhiệt độ khi đó bỏ ký hiệu T
trong ΔH0T , thì từ 6.20 ta có:
Ea,t − Ea,n = ΔH0 (6.21)
Phương trình 6.21 là phương trình biểu thị mối quan hệ giữa năng lượng
hoạt hóa của phản ứng thuận, phản ứng nghịch và nhiệt của phản ứng. Có hai
trường hợp về mối liên hệ này:
Thứ nhất: Phản ứng tỏa nhiệt, ΔH0 < 0 (hình 6.2a)
Thứ hai: phản ứng thu nhiệt, ΔH0 > 0 (hình 6.3b)
Năng lượng Năng lượng

Ea, n
Ea, t
Ea, t Ea, n
ΔH0 < 0

ΔH0 < 0

Tiến trình phản ứng Tiến trình phản ứng


(a) (b)

HÌNH 6.2. Mối liên hê giữa năng lượng hoạt hóa Ea với nhiệt phản ứng ΔH0

4. XÚC TÁC
4.1. Một số khái niệm chung
Xúc tác: Là hiện tượng làm tăng vận tốc của phản ứng nhờ tác dụng của
chất xúc tác.
Chất xúc tác: Là chất làm biến đổi vận tốc phản ứng bằng cách tham gia
vào các giai đoạn phản ứng trung gian, sau đó lượng và bản chất hóa học của
chất không bị biến đổi.
Ví dụ 13: Phản ứng phân hủy H2O2 nhờ chất xúc tác I-
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 242 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Ban đầu, có phản ứng: H2O2 + I- H2O + IO-
Sau đó: H2O2 + IO- → H2O + O2 + I-
Cộng cả hai phản ứng trên ta có:
HO I¯ HO+ O
1
2 2 2 2
2
Từ ví dụ vừa nêu, ta thấy xúc tác tham gia vào các quá trình hóa học
nhưng không bị biến đổi về khối lượng cũng như về mặt hóa học. Tuy nhiên,
một số trường hợp bị biến đổi về mặt vật lý.
Ví dụ 14: Phản ứng nhiệt phân KClO3 trên xúc tác MnO2
MnO2 3
KClO3 KCl + O2
2
Trước khi phản ứng MnO2 ở dạng tinh thể, sau phản ứng trở thành dạng
bột mịn.
Chất xúc tác làm tăng vận tốc của phản ứng gọi là chất xúc tác dương,
làm giảm vận tốc của phản ứng gọi là chất xúc tác âm. Cần chú ý thuật ngữ xúc
tác hầu như chỉ biểu thị các chất làm tăng vận tốc của phản ứng. Nếu chất xúc
tác nằm cùng pha với chất phản ứng thì gọi là xúc tác đồng thể, còn nằm khác
phan với chất phản ứng gọi là xúc tác dị thể.
Ví dụ 13, 14: I¯ và MnO2 là xúc tác đồng thể, còn phản ứng tách H2O từ
rượu etylic xảy ra ở pha hơi trên xúc tác Al2O3 là phản ứng xúc tác dị thể.
Al2O3
CH3CH2OH CH2 = CH2 + H2O
3500C
Thông thường, chất xúc tác là những chất được đưa vào các phản ứng hóa
học. Tuy nhiên có một số trường hợp, chất xúc tác là một trong các sản phảm
được sinh ra từ phản ứng. trường hợp này được gọi là phản ứng xúc tác.
Ví dụ 15: Phản ứng oxi hóa axit oxalic bằng dung dịch KmnO4 trong môi
trường axit:
2MnO¯4 + 5H2C2O4 + 6H+ → 2Mn2+ + 10CO2 + 8H2O
Chất xúc tác của phản ứng này là ion Mn2+. Ban đầu vận tốc chậm, khi
nồng độ Mn2+ đủ lớn thì vận tốc lại xảy ra nhanh hơn.
Hoạt tính của nhiều chất xúc tác tăng mạnh khi chúng chứa thêm một
lượng nhỏ chất kích thích. Các chất này bản thân nó không có tác dụng xúc tác
nhưng lại làm tăng được hoạt tính xúc tác của chất xúc tác.
Ví dụ 16: Đối với phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 trên xúc tác V2O5.
V2O5(r)
2SO2 + O2 2SO3

Hoạt tính của xúc tác V2O5 tăng lên vài trăm lần khi V2O5 được trộn thêm
một ít muối sunfat của kim loại kiềm.
Hoạt tính của chất xúc tác cũng có thể bị giảm đi, thậm chí có thể mất hẳn
nếu bị nhiễm bẩn bởi chất độc xúc tác. Ở ví dụ 16, chỉ cần một lượng nhỏ asen
cũng đủ để làm ngộ độc V2O5 làm cho phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 không
xảy ra.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 243 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Các phản ứng xúc tác rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Hầu hết
các phản ứng sinh hóa trong cơ thể người đều là phản ứng xúc tác. Hầu hết các
quá trình hóa học xảy ra trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hóa dầu đều
là phản ứng xúc tác.
Khi Berzelius đưa ra khái niệm và định nghĩa về xúc tác (năm 1835), đến
nay xúc tác đã có một quá trình phát triển gần 200 năm. Nhưng chỉ đến những
năm cuối thế kỷ 19 xúc tác mới có ứng dụng trong công nghiệp. Ngày nay, xúc
tác đã đem lại cho công nghiệp hóa học nhiều lợi nhuận, do đó xúc tác được coi
là vật liệu chiến lược của công nghiệp hóa học.
4.2. Các đặc điểm của chất xúc tác
a) Chất xúc tác tham gia vào phản ứng, tồn tại dưới dạng hợp chất trung
gian. Cuối phản ứng xúc tác lại được tái sinh lại.
Hợp chất trung gian có những đặc điểm sau:
+ Rất kém bền, không tồn tại trong dung dịch mà chỉ được tạo thành trong
quá trình xúc tác.
+ Là hợp chất bề mặt, không tồn tại thành pha độc lập.
Sơ đồ đơn giản mô tả một phản ứng xúc tác như sau:
A + K [A⋅⋅⋅K] → AK (*)
AK + B [AK⋅⋅⋅B] → AB + K (**)

A + B → AB (***)
Trong đó: A, B là các chất phản ứng; AB là sản phẩm; K là chất xúc tác.
Phản ứng (*),(**) xảy ra với vận tốc rất nhanh so với phản ứng trực tiếp
giữa A và B khi không có chất xúc tác K.
Sơ đồ đơn giản mô tả một phản ứng không có xúc tác như sau:
A + B [A⋅⋅⋅B] → AB
b) Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Phản ứng (*),(**) có vận tốc lớn là do năng lượng hoạt hóa tạo ra [A⋅⋅⋅K]
và phân hủy [A⋅⋅⋅K] đều nhỏ hơn nhiều năng lượng hoạt hóa tạo ra [A⋅⋅⋅B] và
phân hủy [A⋅⋅⋅B] khi không có xúc tác (hình 6.3).

Năng lượng [A ⋅⋅⋅B]

[A⋅⋅⋅K]
Ea
[AK⋅⋅⋅B]

Ea

A+B

AB

Tiến trình phản ứng

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 244 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Hình 6.3. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Đường liền: Phản ứng không có chất xúc tác
Đường rời: Phản ứng có chất xúc tác
Xúc tác càng hoạt động thì vận tốc của phản ứng có xúc tác càng lớn, khi
đó xúc tác K quay vòng được càng nhiều. Vì vậy trong phản ứng xúc tác lượng
xúc tác K không cần nhiều.
Có thể đánh giá hoạt tính của một xúc tác qua E′a. E′a càng nhỏ thì xúc tác
càng hoạt động vận tốc phản ứng càng cao.
c) Chất xúc tác có khả năng làm tăng vận tốc của phản ứng vốn dĩ xảy ra
được (ΔG < 0), không làm thay đổi được bản chất nhiệt động của phản ứng. Tức
là, nếu một phản ứng có ΔG > 0 thì không có bất kỳ một xúc tác nào làm cho
phản ứng xảy ra.
d) Tính chọn lọc của xúc tác
Tính chọn lọc của xúc tác thể hiện ở chỗ, một chất xúc tác chỉ xúc tác cho
một phản ứng nhất định.
Ví dụ 17: Từ CH3CH2OH khi dùng các xúc tác khác nhau sẽ thu được các
sản phẩm thích hợp theo sơ đồ
Cu
t0
CH3CHO + H2
Al2O3
CH3CH2OH t0
CH2 = CH2 + H2
Al2O3/ZnO
CH2 = CH − CH = CH2 + 2H2O + H2
t0

Tính chọn lọc của xúc tác có tác dụng định hướng cho phản ứng xảy theo
chiều mong muốn.
đ) Chất xúc tác không làm thay đổi trị số của hằng số cân bằng K.
Theo quan điểm của nhiệt động học, hằn số cân bằng K phụ thuộc vào ΔG
của phản ứng theo phương trình ΔG0 = − RTlnK. Tức là chất xúc tác chỉ có tác
dụng làm thay đổi con đường của phản ứng, tức là làm thay đổi trạng thái trung
gian mà không làm thay đổi trạng thái đầu và trạng thái cuối của phản ứng. Do
đó, Chất xúc tác không làm thay đổi trị số của hằng số cân bằng K.
Theo quan điểm của động hóa học, hằng số cân bằng K được tính theo
kt
biểu thức K = . Chất xúc tác làm tăng hằng sốvận tốc (kt) thuận lên bao nhiêu
kn
lần thì cũng làm tăng hằng số vận tốc nghịch (kn) lên bấy nhiêu lần, nên chất
xúc tác không làm thay đổi trị số của hằng số cân bằng K.
Cho đến nay, chưa có một lý thuyết chung nào về xúc tác để giải thích
chung cho mọi hoạt động của xúc tác khác nhau. Vì thế, chúng ta chưa hiểu hết
được các quy luật hình thành của các hợp chất trung gian. Do đó, có nhiều lý
thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích cho từng dạng xúc tác cụ thể.
4.3. Xúc tác đồng thể
4.3.1. Khái niệm
Chất xúc tác nằm cùng pha với chất phản ứng được gọi là xúc tác đồng
thể.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 245 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
4.3.2. Một số phản ứng xúc tác đồng thể
a) Xúc tác đồng thể trong pha lỏng. Xúc tác axit − bazơ
Sơ đồ chung biểu diễn quá trình xúc tác axit, như sau:
k1
A + H+ −1 AH+ (nhanh)
k2 = k 1

k3
AH+ + B AB + H+ (chậm)

Phản ứng xúc tác axit − bazơ rất phổ biến như: Phản ứng este hóa, phản
ứng halogen hóa vào vị trí α của hợp chất mono cacbonyl, phản ứng tách nước
từ rượu, ...
H+
R−CO−CH3 + I2 R−CO−CH2I + HI
¯
OH
Hoặc R−CO−CH3 + 3I2 R−CO−CI3 + 3HI
b) Xúc tác đồng thể trong pha khí
Các quá trình xúc tác đồng thể ít khi xảy ra trong pha khí.
Ví dụ 18: Sự nhiệt phân etanal với chất xúc tác là hơi iot
I2(h)
CH3CHO CH4 + CO
Ví dụ 19: Sự phân hủy ozon với xúc tác là đinitơ pentaoxit
N2O5
2O3 3O2
4.4. Xúc tác dị thể
4.4.1. Khái niệm
Chất xúc tác nằm khác pha với hệ phản ứng được gọi là xúc tác dị thể
Trong thực tế, thường gặp xúc tác nằm ở pha rắn, còn hệ phản ứng nằm ở
phan khí hoặc pha lỏng.
Ví dụ 15 là phản ứng xúc tác đồng thể, ví dụ 16 là phản ứng xúc tác dị thể.
Xúc tác dị thể không những có nhiều ứng dụng thực tiễn trong công
nghiệp hóa chất mà còn có vai trò to lớn trong nghiên cứu lý thuyết.
4.1.2. Đặc điểm của xúc tác dị thể
+ Phản ứng xúc tác xảy ra trên bề mặt phân chia các pha.
+ Phản ứng xúc tác dị thể gồm nhiều giai đoạn vật lý và hóa học nối tiếp
nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà vận tốc của phản ứng sẽ
được quyết định bởi giai đoạn chuyển chất tới miền phản ứng (giai đoạn khuếch
tán) hoặc giai đoạn xúc tác bề mặt.
+ Chất xúc tác có rất nhiều dạng như: kim loại (kim loại dạng bột, các
kim loại trên chất mang, kim loại xốp,...), các oxit (ở dạng vô định hình hoặc
dạng tinh thể, oxit axit hoặc oxit bazơ có cấu trúc đặc khít hay có cấu trúc mao
quản, dẫn điện, bán dẫn hay cách điện,...), các zeolit, các hiđrotanxit,... xét về
phương diện bản chất tâm hoạt động xúc tác, các hợp chất trung gian bề mặt, thì
xúc tác dị thể là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp. Cho nên, không có một lý thuyết
chung nào cho xúc tác dị thể để từ đó có thể giải thích mọi hành vi của xúc tác,
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 246 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
để tiên đoán, để lựa chọn cũng như để điều chế xúc tác tốt cho các phản ứng hóa
học.
+ Hấp phụ: Là một giai đoạn quan trọng của xúc tác dị thể. Người ta cho
rằng, các chất lỏng hoặc chất khí phải được hấp phụ lên trên bề mặt chất rắn thì
mới có thể dẫn đến các hoạt động xúc tác.
4.1.3. Một số xúc tác dị thể

Một số bài tập:


Bài 1. Thế nào là vận tốc phản ứng? hằng số vận tốc của phản ứng hóa
học. Tại sao nói: hằng số vận tốc là vận tốc riêng của phản ứng. Các yếu tố như
bản chất của các chất phản ứng, nồng độ của chất phản ứng, áp suất nhiệt độ,
xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến vận tốc, hằng số vận tốc của phản ứng?
Bài 2. Cho phản ứng: H2(k) + I2(k) → 2HI(k) (*)
a) Viết biểu thức của định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng đã
cho, Biết rằng:
+ Tăng nồng độ của H2 lên gấp đôi và giữ nguyên nồng độ của I2 thì vận
tốc tăng gấp đôi.
+ Tăng nồng độ của I2 lên gấp đôi và giữ nguyên nồng độ của H2 thì vận
tốc cũng tăng gấp đôi.
Tính bậc của phản ứng đối với H2, I2 và bậc của phản ứng.
b) Phản ứng (*) là phản ứng đơn giản hay phức tạp?
c) Ở 5080C khi nồng độ các chất tác dụng [I2] = 0,05M, [H2] = 0,04M thì
vận tốc của phản ứng bằng 3,2.10-4 mol.l-1.s-1. Nếu hỗn hợp ban đầu có nồng độ
các chất tác dụng đều bằng 0,04M thì cần phải một thời gian bao lâu để cho 50%
H2 phản ứng? 75% H2 phản ứng?
d) Vận tốc của phản ứng (*) sẽ thay đổi như thế nào nếu thể tích của hệ
phản ứng giảm xuống 2 lần.
đ) Có phản ứng sau: H2(k) + Br2(k) → 2HBr(k) (**)
1
Phương trình biểu thị vận tốc của phản ứng có dạng: v = kC H2 C H2 2 2

Vậy phản ứng (**) là phản ứng đơn giản hay phức tạp?

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 247 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Bài 3. Khi tiến hành phân huỷ (CH3)2O trong 1 bình kín ở 5040C và đo áp
suất tổng quát của hệ , thu được kết quả :
T(s) 0 1550 3100
PT(mmHg) 400 800 1000
Dựa vào kết quả trên hãy :
a) Chứng minh là bậc nhất
b) Tính hằng số tốc độ ở 5040C.
c) Tính áp suất tổng trong bình và lượng % (CH3)2O đã phân huỷ sau
460s.
Biết: (CH3)2O → CH4 + H2 + O2
Đáp số:t1/2 = 1550s , k = 4,47.10-4s-1, PT=549,6 mmHg.
Bài 4: Hoạt tính phóng xạ của đồng vị 84Po210 giảm 6,85% sau 14 ngày.
Xác định hằng số vận tốc phóng xạ của quá trình phân huỷ 84Po210, thời gian nửa
phản ứng và thời gian cần thiết để 84Po210 phân hủy 90%.
Đáp số: k= 0,00507 ( ngày)-1
t1/2 =137 ngày
t = 454 ngày.
Bài 5: Khi tiến hành phản ứng ứng phân huỷ CH3OCH3 theo thời gian, thu
được kết quả sau:
T( thời gian) 0 15 30
C(mol/l) 25,4 9,83 3,81.
Xác định xem bao nhiêu lâu lượng CH3OCH3 giảm 1 nửa và sau bao lâu
giảm 1%.
Biết : CH3OCH3 → C2H4 + H2 + CO
Đáp số: k= 0,0633 phút-1, t1/2 =10,95 phút, t = 0,15 phút.

Một số bài tập mẫu:


Bài 6: Tính hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a, ở 288K hằng số tốc độ của phản ứng = 2.10-2 s-1 còn ở 325K thì = 0,38s-1
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 248 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b, Khi hạ nhiệt độ xuống 450ơơ, phản ứng chậm đi 25 lần
c, ở 393K phản ứng kết thúc sau 18 phút, ở 453K phản ứng kết thúc sau 1,5s
Bài 7: Cho phản ứng A ? B + C là phản ứng bậc 1
ở 288K có h/s tốc độ = 2.10-2.s-1 còn ở 325K thì = 0,38s-1
a, Tính Eaơ của phản ứng
b, Tính thời gian để phản ứng hoàn thành được 50%, 75% ở 303K
Bài 8: Cho phản ứng: 2N2Oơ5 ? 4NO2 + O2 xảy ra ở T(K).
Các kết quả thực nghiệm sau đây được ghi nhận
CN2Oơ5 (mol/lit) vpư ơ(mol.l-1.s-1)
0,170 1,39.10-3
0,340 2,78.10-3
0,680 5,56.10-3
a, Viết biểu thức của tốc độ phản ứng
b, Tính hằng số tốc độ ở nhiệt độ T(K)
c, Ea = 24,74 kcal.mol-1, hằng số tốc độ của phản ứng ở 298K bằng 2,03.10-3s-
1. Tính nhiệt độ T ở đó đ• tiến hành thí nghiệm.
Một số bài tập mẫu

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 249 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chương 7
dung dịch
1. Một số khái niệm chung về dung dịch
1.1. Hệ phân tán
1.1.1. Định nghĩa
Hệ phân tán là hệ trong đó một hoặc vài chất nào phân bổ trong một chất khác
(môi trường) dưới dạng những hạt nhỏ.
Ví dụ: Dung dịch NaCl - NaCl: chất phân tán
- H2O: môi trường
1.1.2. Các loại hệ phân tán: Phụ thuộc vào kích thước hạt phân tán
a. Hệ phân tán thô: Kích thước hạt phân tán từ 10-7 ? 10–4m: lớn, không bền.
Ví dụ: huyền phù, nhũ tương,…
b. Dung dịch keo: Kích thước hạt phân tán từ 10 -7 ? 10 –9m: nhỏ, tương đối
bền.
Ví dụ: mực viết, mực bút bi,…
c. Dung dịch thật: Kích thước hạt phân tán khoảng 10 –10(kích thước của phân
tử)
Dung dịch thật là hệ đồng thể mà chất phân tán tồn tại ở dạng phân tử, nguyên
tử hoặc ion. Dung dịch tồn tại ở 3 thể: khí, lỏng, rắn
1.2. Dung dịch b•o hoà
1.2.1. Cân bằng hoà tan

M(rắn) M(dd) ở T =const

Khi đạt đến trạng thái cân bằng (TTCB) thì Vhoà tan = Vkêt tinh C M dd max
1.2.2. Dung dịch b•o hoà (DDBH): Là dung dịch ứng với TTCB hoà tan được
thiết lập tại một nhiệt độ xác định
Đặc điểm: chất tan không tan thêm được
1.2.3. Dung dịch chưa b•o hoà: là dung dịch chưa đạt tới TTCB hoà tan
Đặc điểm: chất tan còn tan thêm được vì C CT < C max
1.3. Nồng độ dung dịch - Độ tan
1.3.1. Khái niệm: Nồng độ dung dịch là lượng chất tan có trong 1 lượng dung
dịch dung môi hoặc dung dịch.
1.3.2. Các cách biểu diễn nồng độ dung dịch:
a. Nồng độ phần trăm: số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
C% = ( không có đơn vị)
b. Nồng độ mol ( M hoặc CM): Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
CM =
c. Nồng độ môlan ( m hay Cm): Số mol chất tan trong 1 kg dung môi (1000g
dung môi).
Cm = .
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 250 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
d. Nồng độ phần mol(X) : là số mol của chất i chia cho tổng số mol của tất cả
các lượng phần của d d.( kể cả dung môi)
Giả sử dung dịch (hệ) gồm n chất 1,2,3… thì:
X1= …

Do đó : Xi = , 0<Xi<=1, .
đ. Nồng độ đương lượng (N hoặc CN): số đương lượng chất tan có trong 1 lít
dung dịch.
CN = số đương lượng chất tan / V( lít d d ) ( đlg/lit).
1.3.3. Dung dịch quá b•o hoà: Cct > C CT của dung dịch b•o hoà.
Cách điều chế: hoà tan ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ dần đến nhiệt độ thấp
đặc điểm: không bền dễ trở về dung dịch b•o hoà.
Ví dụ: Dung dịch b•o hoà ở 1000C chứa 231g Na2S2O3/ 100 ml H2O
Dung dịch quá b•o hoà 250C chứa 231g Na2S2O3/ 100 ml H2O
Gây mầm kết tinh: dung dịch b•o hoà ở 250C 50g Na2S2O3/ 100 ml H2O và
181g Na2S2O3 kết tinh
1.3.4. Độ tan (S) và các yếu tố ảnh hưởng
a. Độ tan: của một chất là nồng độ dung dịch b•o hoà chất đó tại một nhiệt độ
xác định
Thông thường: được biểu diễn bằng số gam chất tan/100 gam dung môi
Quy ước: S > 1 : chất tan
10 –3< S < 1: chất ít tan
S < 10ơ-3ơơ
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
• Bản chất của chất tan: các chất có xu hướng tan nhiều trong các dung môi
có tính chất giống với chúng.
• Nhiệt độ: - Chất rắn: nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.
- Chất lỏng: + Tan vô hạn: nhiệt độ không ảnh hưởng.
+ Có giới hạn: nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.
- Chất khí: Khí ? Khí ; ?Hht<0
(Bề mặt lỏng) (trong dung dịch)
Khi nhiệt độ tăng thì độ tan giảm, áp suất tăng thì độ tan tăng.
m=k.P (biểu thức của định luật Henry.
Trong đó: m: nồng độ molan.
k: hệ số tỷ lệ.
P: áp suất.
Nhận xét như vậy muốn hoà tan khí thì phải hạ nhiệt độ và tăng áp suất.
1.3.5. Dung dịch lý tưởng và dung dịch thật
a. Dung dịch lý tưởng: ?H = 0, ?V = 0.
b. Dung dịch thật: ?H ? 0, ?V ? 0.
Bài tập áp dụng:
a) Xác định số gam CaClơ2ơ.6H2O để điều chế được 200ml dung dịch CaCl2
30% (d = 1,282). Từ đó tính CM, CN, X và Cm.

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 251 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b) Trong phần thí nghiệm có sẵn H2O, dung dịch CaCl2 20% (d = 1.177) với
dung dịch CaCl2 40% (d = 1,396). Tìm cách pha 200ml dung dịch trên bằng 2
cách đơn giản khác nhau.
2. DUNG DịCH ChứA CHấT TAN KHÔNG ĐIệN LY, KHÔNG BAY HƠI
Dung dịch của các chất tan không điện ly, không bay hơi có một số tính chất
phụ thuộc vào bản chất của chất tan mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ của nó. Đó là
các tính chất: Phbh, độ tăng t0s, độ giảm nhiệt độ đông đặc và áp suất thẩm thấu
2.1. Sự giảm áp suất hơi b•o hoà của dung dịch. Định luật Raoun – 1
2.1.1. áp suất hơi b•o hoà: Là áp suất mà tại đó cân bằng lỏng hơi được thiết lập
tại một nhiệt độ xác định
L H
2.1.2. Sự giảm áp suất hơi b•o hoà của dung dịch. Định luật Raoun – 1
Khi cho thêm một ít chất tan không điện ly, không bay hơi vào dung môi thì
chất tan có mặt ở phần lỏng, không có mặt ở phần hơi. Dung dịch thu được là
dung dịch lo•ng (~ với dung dịch lý tưởng) ……
Pt < P0.
Pt = PA0.XA
XA: nồng độ phần của số mol của dung dịch.

2.2. Độ tăng t0s và độ giảm t0ơđđ của dung dịch (Định luật Raoun 2): Hệ quả
của sự giảm áp suất hơi làm cho t0s của dung dịch tăng lên và t0đđ của dung
dịch hạ xuống
?ts = Ks.Cm
?tđđ = Kđđ .Cm
Ks, Km: phụ thuộc bản chất của dung môi.
2.3. áp suất thẩm thấu
2.3.1. Màng bán thấm: màng bán thấm là những màng mỏng có đặc điểm là chỉ
cho các phân tử dung môi qua nó mà không cho phân tử chất tan qua.
Ví dụ: Bong bóng động vật, da ếch,… màng xếp bằng đất sét có tẩm
Cr2[Fe(CN)6]
2.3.2. Sự thẩm thấu: sự thẩm thấu là sự thẩm dung môi qua màng bán thẩm từ
phần dung dịch lo•ng sang phần dung dịch đặc
2.3.3. áp suất thẩm thấu
Thí nghiệm:
Cho dung môi ở cả 2 nhánh

Khi chưa cân bằng Khi cân bằng


Dung môi thấm dược qua màng, chất tan không thấm được qua màng. Nồng độ
chất tan ở nhánh B đặc hơn ở nhánh A dẫn đến hiện tượng dung môi thẩm thấu
quan màng bán thẩm từ nhánh A sang nhánh B làm cho nồng độ chất tan ở
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 252 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
nhánh A tăng lên còn nhánh B giảm đi. Đến khi đạt đến trạng thái cân bằng thì
áp suất tác dụng lên bề mặt dung dịch bằng nhau.
Chỉ đều khi: trọng lượng của phần cao hơn của chất lỏng ở nhánh B gây ra 1 áp
suất làm cho tốc độ khuyếch tán dung môi từ A ? B bằng từ B ? A, nghĩa là đạt
tới trạng thái cân bằng thì hiện tượng thẩm thấu dừng lại
Chú ý: nếu 2 nhánh A, B chứa dung dịch với nồng độ khác nhau, cùng xảy ra
hiện tượng tương tự, vận tốc khuyếch tán dung môi từ phía dụng dịch lo•ng sang
phía dung dịch đặc lớn hơn từ phía dung dịch đặc sang dung dịch lo•ng. Đến khi
đạt được cân bằng thì nồng độ ở 2 bên bằng nhau.
Vậy áp suất thẩm thấu: là áp suất cần tác động và dung dịch đủ để làm cho hiện
tưởng thẩm thấu không xảy ra.
Công thức tính: ?.v=nRT hay =C.RT
ở đây ? là áp suất thẩm thấu, v là thể tích của dung dịch, n là số mol chất tan, T
là nhiệt độ và R là hằng số khí.
2.3.4. Xác định phân tử khối của chất tan không điện ly, không bay hơi
Dựa vào định luật Raun-1, Raun-2 và áp suất thẩm thẩm ?.
+ Dựa vào Raun-1:
+ Dựa vào ?ts, ?tđ:
+ Dựa vào áp suất thẩm thấu:
3. dung dịch điện ly
3.1. Tính chất của dung dịch điện ly
a. Dung dịch điện ly dẫn được điện
b. Dung dịch nước của muối, axit, bazơ luôn có:
Độ giảm áp suất ( P), tăng nhiệt độ t0C; độ giảm nhiệt độ t0đ đ ….
được xác định bằng thực nghiệm lớn hơn các giá trị lý thuyết tính theo Raun-1,
Raun-2 và Vanhôp.
Ví dụ: có 0,1 mol KBr/1kgH2O
tđđ(tn) =0,3380, tđđ (lt) =0,1860
Vậy: số tiểu phân tử có mặt trong dung dịch KBr =1,82.0,1.6,022.1023 , tức là
lớn bằng 1,28 lần số phân tử có trong dung dịch nên cho rằng 0,1 mol KBr hoà
tan thành 0,1.6,022.1023 phân tử KBr.
Hệ số vanhôp i = tđđ (tn)/ tđđ (lt)=….
3.2. Thuyết điện ly
3.2.1. Của Areniuyt:
- Khi hoà tan vào H2O, các phân tử axit, bazơ, muối bị phân ly thành ion. Kết
quả: tổng điện tích (+) = tổng điện tích (-), dung dịch trung hoà về điện.
- Sự phân ly phân tử chất điện ly thành ion là không hoàn toàn (0<?<1) và được
đặc trưng bằng hệ số điện ly K.
Ưu điểm: Giải thích được sự tăng ?t. ?p…
Giải thích được tính dẫn điện của dung dịch điện ly.
Nhược điểm: Chưa chỉ rõ được nguyên nhân của sự điện ly.
Bỏ qua tương tác quan trọng của ion – dung môi, ion –
ion,…
Chỉ đúng với dung dịch nước.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 253 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3.2.2. Của Calưcôp
- Thừa nhận mọi thành tựu của Areniut.
- Bổ sung: “Nguyên nhân của sự điện ly là sự tương tác của phân tử chất tan và
dung môi”
Ví dụ: NaCl ? Na+ + Cl-ơ Areniut
NaCl + (n+m)H2O ? Na+(H2O)m + Cl-(H2O)n Calưcôp
3.3. độ điện ly (α) và hằng số điện ly (K)
3.3.1. Độ điện ly: là tỷ số giữa số phân tử bị phân ly chia cho tổng số phân tử
chất hòa tan.

? C=?.C0 Trong đó: C: nồng độ phân ly.


C0: nồng độ ban đầu.
Từ định nghĩa dễ thấy: 0???1 ?=0: chất tan không phân ly.
ý nghĩa của : đặc trưng cho khả năng dẫn điện mạnh hay yếu của dung dịch điện
ly.
Phân loại chất điện ly dựa vào :
: chất điện ly yếu
: chất điện ly trung bình
: chất điện ly mạnh
Chất điện ly mạnh: khi tan phân ly hầu như hoàn toàn thành ion.
Chất điện ly yếu: khi tan phân ly 1 phần thành ion.
3.3.2. Hằng số điện ly (K): xét quá trình phân ly của chất điện ly yếu của AB.
AB ? A+ + B-
Ta có : K = ( là hằng số điện ly)
ý nghĩa: K càng lớn thì chất điện ly càng mạnh.
Quan hệ của K với G0 : G0 = -RTlnK.
K phụ thuộc vào bản chất của chất điện ly, nhiệt độ.
Lưu ý: so sánh K biết được chất nào điện ly manh hơn.
Ví dụ: HNO2 ?H++NO2-, K= 7,2.10-4 ở 250C
HCN ? H++CN-, K = 7,2.10-10, ở 250C.
HNO2 là chất điên ly mạnh hơn HCN.
3.3.3. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến độ dung dịch điện ly
Xét: AB ? A+ + B-
Ban đầu: C0
Phân ly: C
Cân bằng [i]: C0-C C C
Mà C0 = C
Ta có: K = = , C0: là nồng độ ban đầu của AB khi chưa phân ly.
Nếu AB là chất điện ly yếu và : <<1 thì 1- ˜ 1
Nên: K = C.a2 ?
Nếu V là thể tích (lít) chứa một mol chất tan, suy ra V= 1/C, khi đó:
(biểu thức của định luật Ot-van)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 254 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
V tăng thì a tăng vì C giảm.
Chú ý: sự pha lo•ng không biến chất điện ly yếu thành chất điện ly mạnh được.
3.4. Cân bằng trong dung dịch axit và bazơ
3.4.1.Thuyết về axit và bazơ
a. Của areniut (1859-1927): nhà hoá lý Thuỵ Điển – tác giả thuyết điện ly
(1887). nobel hoá học 1903.
+ Axit: là những chất khi hoà tan trong nước phân li cho ion H+
+ Bazơ: là những chất khi hoà tan trong nước phân ly cho ion OH-
Ví dụ: HCl H+ +Cl-
NaOH Na+ + OH-
Ưu điểm: giải thích được những dữ kiện thực nghiệm như: dung dịch axit đều có
tính chất giống nhau (tính chất của ion H+), dung dịch bazơ đều có tính chất
giống nhau (tính chất của ion OH-). Nhiệt của phản ứng giữa axit và bazơ bằng
nhau và bằng -57,6kj/mol.
Nhược điểm: không giải thích được những dữ kiện thực nghiệm như: axit tác
dụng với bazơ mà không phải phân ly thành ion, những chất trong phân tử
không có nhóm OH- (như NH3, Na2CO3…) vẫn thể hiện tính bazơ… Một điểm
hạn chế lớn nhất là chỉ đúng với dung môi nước.
b. Thuyết Bonsted và Laory
+ Axit: chất cho proton.
+ Bazơ: là chất nhận proton.
Ví dụ 1: HNO3 +H2O H3O+ +NO3-
NaOH +(n+m)H2O Na+(H2O)m + OH-(H2O)n.
OH- nhận H+ theo phương trình: OH- +H+ =H2O
Vậy OH- là bazơ.
Ví dụ 2: NH3 +H2O ?NH4+ +OH-
3.4.2.cặp axit –bazơ liên hợp.
* Bazơ liên hợp là phần còn lại khi một H+ được tách ra khỏi axit.
Ví dụ: Cl- là phần còn lại của HCl.
H2O là phần còn lại của H3O+.
* Axít liên hợp là kết quả của sự gắn 1 proton vào bazơ.
Ví dụ: NH4+ là bazơ liên hợp của NH3
H2O là bazơ liên hợp của OH_.
Cặp axit-bazơ liên hợp : HCl/Cl_ ; H3O+/H2O ….
Kết luận: Mỗi axit Bronsted có 1 bazơ liên hợp với nó.
Mỗi bazơ Bronted có 1 axit liên hợp với nó.
Ví dụ: CH3COOH + H2O ?CH3COO- + H3O+
Axit1 bazơ2 bazơ1 axit2
3.4.4. Thuộc tính axit – bazơ của H2O: H2O vừa là axit, vừa là bazơ.
Ví dụ: HCl + H2O H3O+ + Cl_
NH3 + H2O NH4+ + OH-
H2O kém dẫn điện vì là chất điện ly yếu; Do có phản ứng:
H2O +H2O ? H3O+ + OH-(*) Sự tự ion hoá của H2O.
Axit1 bazơ2 axit2 bazơ1
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 255 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Vẫn đo được hằng số K ở 250C.
KC = ở 250C.
Vì H2O là chất điện ly rất yếu (K=3,24.10-18) nên coi nồng độ H2O không đổi
và:
Được gọi là tích số ion của nước, KW chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nên dung dịch trung tính : =10-7
Dung dịch axit:
Dung dịch bazơ:
3.4.5. Thang độ pH:
pH =-lg
Nhận xét 1: pH là những số dương chỉ khi có giá trị rất nhỏ.
pH không có thứ nguyên.
Nhận xét2: dựa vào pH biết được 1 dung dịch có môi trường là axit, bazơ hay
trung tính.
+ Bazơ pH >7.
+ Axit pH<7.
+ Trung tính pH=7.
3.4.6. Axit mạnh và bazơ mạnh: là những chất điện ly mạnh phân ly hoàn toàn
thành ion tan trong H2O.
HCl +H2O =H3O+ + Cl-
Khi cân bằng, dung dịch axit mạnh không còn chứa các phân tử của axit không
phân ly.
Với bazơ mạnh cũng vậy:
NaOH =Na+ + OH-
Ba(OH)2 = Ba2+ + 2OH-
*Axit yếu và bazơ yếu phân ly rất hạn chế trong H2O. Khi cân bằng dung dịch
chứa là các phân tử axit không phân ly, các ion H3O+ , ion bazơ liên hợp. Với
bazơ yếu cũng vậy.
Ví dụ: CH3COOH + H2O ? H3O+ + CH3COO-
NH3 +H2O ? NH4+ + OH-
Chú ý: Nếu là axit mạnh thì bazơ liên hợp với nó rất yếu.
Nếu là bazơ mạnh thì axit liên hợp với nó rất yếu.
3.4.7. Axit yếu và bazơ yếu. Hằng số phân li K axit và K bazơ
a. Axit yếu: Xét sự phân ly của axit yếu HA trong nước (?<1)
HA +H2O ?H3O+ +A-
K=
Đơn giản: K Ka càng lớn thì axit càng mạnh và nồng độ H+ càng cao.
Vậy axit mạnh có chỉ số pKa nhỏ.
Ví dụ: Ka(CH3COOH) =1,8.10-5; pKa =4,8.
Ka(HCOOH) = 1,7.10-4; pKa =3,8 suy ra: HCOOH>CH3COOH.
Chú ý: Biết được nồng độ ban đầu (C0) và pH thì tính được Ka.
Biết được nồng độ ban đầu (C0) và Ka suy ra: [i] và pH của dung
dịch.
b. Bazơ yếu: Cách làm tương tự axit yếu.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 256 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Xét bazơ yếu B, ta có cân bằng:
B + H2O ?BH+ + OH-
K=
(*) Hằng số phân ly bazơ.
c. Mối quan hệ giữa Ka và Kb: Xét BH+ là axit liên hợp của B, ta có:
BH+ + H2O ?H3O+ + B
Ka của HB là: Ka = Nhân hai vế với KB được:

Ví dụ: K =5,7.10-9
3.4.8. Tính chất axit, bazơ của muối. Sự thuỷ phân
Định nghĩa: Muối là sản phẩm của phản ứng giữa một axit và một bazơ.
Cấu tạo: muối là hợp chất ion.
Đặc điểm: + Là chất điện ly mạnh.
+ Trong một số trường hợp muối còn phản ứng với dung môi
(H2O). Trường hợp này gọi là sự thuỷ phân của muối: “là phản ứng ion dương
hoặc ion âm do muối phân ly ra với dung môi nước. Kết quả: Sự thuỷ phân làm
cho pH của dung dịch thay đổi.
Xét một số trường hợp thuỷ phân của muối:
a. Muối không làm thay đổi pH khi hoà tan: NaCl, NaNO3 ...
b. Muối tạo môi trường bazơ (pH>7) khi hoà tan: CH3COONa …
c. Muối tạo môi trường axit (pH<7): NH4Cl …..
d. Sự thuỷ phân muối tạo bởi 1 axit yếu với 1 bazơ yếu: NH4CH3COOH…
Trường hợp này cả cation và anion đều phản ứng với H2O.
Nếu xét định tính chỉ cần so sánh Ka và Kb sẽ biết được môi trường là axit, bazơ
hay trung tính.
Kb > ơKa dung dịch là bazơ.
Kb < Ka dung dịch là axit.
Kb = Ka dung dịch trung tính.
3.4.9. Dung dịch đệm
Dung dịch đệm là dung dịch chứa một hỗn hợp của axit yếu và bazơ liên hợp với
nó hoặc hỗn hợp của bazơ yếu và axit liên hợp. Hỗn hợp này có khả năng chống
lại mọi biến đổi pH do một lượng nhỏ axit hoặc bazơ thêm vào hỗn hợp.
Ví dụ: n .
CH3COONa = CH3COO- + Na+
Nếu thêm axit (H+) vào thì CH3COO- +Hơ3O+ = CH3COOH + H2O
Nếu thêm bazơ (OH-) vào thì CH3COOH + OH- = CH3COO- +Hơ2O
Chú ý: để biểu thị hiệu quả của dung dịch đệm cần sử dụng đại lượng “dung
lượng đệm”
+ Dung lượng đệm: phụ thuộc vào lượng axit và bazơ liên hợp được dùng để chế
tạo hệ đệm. Lượng càng lớn thì dung lượng càng lớn.
+ pH của dung dịch đệm được xác định bằng phương trình:
pH =pka + lg([bazơ liên hợp ]/[axit])

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 257 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Từ phương trình, nhận thấy: pH = pKa khi [bazơ liên hợp] = [axit] suy ra: muốn
được dung dịch đệm có pH mong muốn, chỉ cần chọn 1 axit có Pka ˜pH cần điều
chế hệ đệm.
3.5. Thuyết axit và bazơ của Liuyt
Axit là chất có thể nhận cặp e suy ra có AO trống.
Bazơ là chất có thể cho cặp e suy ra có cặp e không liên kết.
Ví dụ: H3N +H+ =NH4+
Phản ứng axit-bazơ Liuyt là phản ứng có sự chuyển cặp e phân chia từ chất này
sang chất khác. Kết quả: Không tạo ra muối, không sinh ra H2O.
Ví dụ: F3B + :NH3 = F3B-NH3
3.6. Dung dịc chứa chất điện ly ít tan
3.6.1. Tích số tan: Xét chất điện ly ít tan MXAY(r)
MXAY(r) ? xMy+ + yAx-
T
Tích số tan của MXAY
Vậy tính số tan (T) là tích nồng độ các ion của nó trong dung dịch b•o hoà ở một
nhiệt độ xác định.
Tích số tan phụ thuộc vào: bản chất của chất tan, bản chất của dung môi, nhiệt
độ.

3.6.2. Quan hệ giữa tích số tan (T) và độ tan (S)


T và S đều đặc trưng cho khả năng hoà tan của chất.
T chỉ phản ánh độ tan của chất trong dung dịch b•o hoà ở nhiệt độ đ• cho.
S trực tiếp nói lên lượng chất tan có mặt trong dung dịch b•o hoà ở nhiệt độ đó.
Chú ý: T dùng để so sách độ tan của các chất với nhau. Muốn so sánh chọn các
chất có cùng dạng công thức.
Ví dụ 1: AgCl và ZnS, CaF2 và Fe(OH)2 .
Ví dụ 2: ở 250C, độ tan của PbSO4 trong H2O là 4,25.10-3 g/100ml nước. H•y
tính TPbSO4 ở t0C đó.
Giải:
Chuyển độ tan ra nồng độ mol/l , M = 303,3g/mol
S=
PbSO4 ?Pb2+ + SO42-

Ví dụ 3: Tìm độ tan của AgCl trong dung dịch b•o hoà ở 250C, biết T của AgCl
là: 1,8.10-10
Giải:
Gọi S là độ tan, từ cân bằng; ta có:
AgCl ?Ag+ +Cl-
s s
T = s.s =s2
Ví dụ 4: ở 250C, tích số tan của BaCrO4 là 1,2.10-10 của Ag2CrO4 là 2,5.10-
12.
a. Muối nào tan trong H2O nhiều hơn.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 258 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
b. Muối nào tan nhiều hơn trong dung dịch chứa CrO42- 0,1M.
c. So sánh độ tan của các muối trong 2 dung dịch trên? giải thích?
Giải:
a. Tính độ tan của BaCrO4 và Ag2CrO4 trong H2O.
BaCrO4(r) ?Ba2+ + CrO42-

Ag2CrO4(r) ? 2Ag+ + CrO42-

Vậy: trong nước, Ag2CrO4 tan nhiều hơn BaCrO4 gần 8 lần.
b. Gọi độ tan của BaCrO4 và của Ag2CrO4 trong dung dịch CrO2-40,1M
lần lượt là: S’a, S’b
Nồng độ của ion Ba2+trong dung dịch bằng S’a (mol/lít), ion Ag+ trong dung
dịch bằng S’b (mol/lít).
T

Vì S’a ô 1,1.10-5 ? 0,1 + S’a ? 0,1

T
S’a =
Vậy mặc dù T Nhưng Ag2CrO4 lại tan nhiều hơn BaCrO4 >2000 lần (trong
dung dịch CrO4- 0,1M).
c. S đều giảm khi có mặt của ion đồng dạng (CrO42-); Cân bằng định lượng
chuyển dịch về bên trái
3.6.3. Tính số tan và sự kết tủa
Tính số các nồng độ ion của mỗi dung dịch chưa b•o hào hoặc đạt tới cân bằng
được gọi là tích số ion.
C dung dịch b•o hoà.
< T Dung dịch chưa b•o hoà.
>T Sẽ xuất hiện kết tủa CaSO4, và dừng lại.
Khi C
Ví dụ: H•y cho biết những gì xảy ra khi thêm từ từ Na2CO3 rắn với dung dịch
chứa đồng thời ion Ba2+ 0,1M và ion Sr2+ 0,1M. biết:
T
Giải
Xét 2 cân bằng
BaCO3?Ba2++ CO32- SrCO3 ?Sr2+ + CO32-
T T

- Không có hiện tượng gì xảy ra khi C M.


- Khi C = 5,2.10-9M , thì C .C =T bắt đầu xuất hiện kết tủa.
- SrCO3 tiếp tục kết tủa khi C tăng lên
- Khi C đạt tới 2.10-10 M khi C thì cả BaCO3 và SrCO3 cũng bắt đầu giảm .
3.6.4. Tính số tan và sự hoà tan các kết tủa: Các hợp chất ion ít tan trong nước
có thể được hoà tan vào dung dịch bằng một vài cách.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 259 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Nguyên tắc chung: làm giảm nồng độ của 1 hoặc cả 2 ion bằng phản ứng hoá
học sao cho tích số ion của chung nhỏ hơn tích số tan.
Ví dụ 1: Cho 0,01 mol Fe(OH)3 vào một lít H2O. Hỏi cần phải thêm axít mạnh
vào đến pH bằng bao nhiêu để hoà tan hoàn toàn khối lượng Fe(OH)3. Biết T
Giải
Fe(OH)3 ?Fe3+ + 3OH-
T = =3.10-39, Khi Fe(OH)3 vừa tan hết thì [Fe3+][OH-]3 =T
Theo đề [Fe3+] = 0,01M nên [OH-] = M.
Tính [H+] dựa vào

Vậy: Phải thêm axit mạnh vào dung dịch đến pH =1,83 thì 0,01 mol Fe(OH)3
mới tan hết.

Chương 8
PHảN ứng oxy hoá - khử và dòng điện
1. Phản ứng oxy hoá khử
1.1. Số oxi hoá (Mức oxi hoá, bậc oxi hoá hay trạng thái oxi hoá).
Số oxi hoá của một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử của
nguyên tố đó trong phân tử của hợp chất với giả thiết các phân tử đều là liên kết
ion.
Với khái niệm vừa nêu, người ta đ• quy ước một cách hình thức cặp electron
liên kết giữa hai nguyên tử được chuyển hẳn cho nguyên tử của nguyên tố có độ
âm điện hơn. Khi đó, số oxi hoá có thể là số dương, số âm hoặc số không.
Quy ước, các phân tử đơn chất có số oxi hoá bằng 0 vì cặp electron liên kết
không lệch về phía nguyên tử nào. Ví dụ như kim loại Na, Fe, Cu,... có số oxi
hoá bằng 0, các khí O2, Cl2, H2,... cũng có số oxi hoá bằng 0.
Đối với các hợp chất ion được tạo thành từ các ion đơn nguyên tử thì số oxi hoá
của nguyên tố bằng điện tích của ion. Thí dụ, trong hợp chất NaCl thì số oxi hoá
của Na bằng +1 và của Cl bằng –1.
Trong một hợp chất thì tổng số số oxi hoá của các nguyên tử bằng không, còn
trong một ion tổng số số oxi hoá bằng điện tích của ion.
Số oxi hoá của Oxi là -2 nếu oxi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện bé hơn
nó, còn với hiđrô là +1 nếu hiđro liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn
hơn nó.
Thí dụ 1:
Xác định số oxi hoá của N trong axit HNO3
Đặt số oxi hoá của N là x, ta có:
(+1) + x + 3.(-2) = 0 ? x= +5
Thí dụ 2: xác định số oxi hoá của Cr trong ion Cr2
Tương tự: 2x + 7(-2) = -2 ? x = +6
Đối với các chất có chứa nhiều nguyên tử của cùng một nguyên tố, nhưng chúng
lại ở các trạng thái oxi hoá khác nhau. Trong trường hợp này, để xác định số ôxi
hoá của nguyên tố không áp dụng được quy tắc trên (vì khi áp dụng chỉ xác định
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 260 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
được số oxi hoá trung bình của nguyên tố) mà phải dựa vào công thức cấu tạo
của chất đó.
Thí dụ 3: Xác định số oxi hoá của cacbon trong anđehitaxetic. Anđehit axetri có
công thức cấu tạo:

Trong công thức này, cacbon của nhóm –CH = 0 có số oxi hoá +1 còn cacbon
của nhóm –CH3 là -3. Nếu xác định theo nguyên tắc trên thì số oxi hoá trung
bình của cacbon trong CH3CHO sẽ là -1 (tức là bằng (-3+1):2 = -1).
Thí dụ 4: Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong axit thiosunfuric axit này có
cấu tạo tương tự như axit sunfuric, nhưng được mô tả được bởi hai công thức
sau:

Trong công thức (a) nguyên tử S trung tâm có số oxi hoá +4, nguyên tử S còn lại
có số oxi hoá là 0. trong công thức (b) nguyên tử S trung tâm có số oxi hoá là +5
và nguyên tử S kia là -1.
Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố khi tham gia phản ứng có thể
phân chia các phản ứng hoá học thành 2 loại: loại thứ nhất không có sự thay đổi
số oxi hoá được gọi là phản ứng trao đổi, loại thứ 2 có sự thay đổi số oxi hoá của
một nguyên tố được gọi là phản ứng oxi hoá khử.
Khái niệm số oxi hoá cũng giúp để phân loại các chất, ví dụ chúng ta xếp các
hợp chất H3PO4 và H4P2O7 vào một nhóm vì số oxi hoá của photpho bằng +5
còn H3PO3 và H4P2O5 được xếp vào một nhóm vì số oxi hoá của photpho bằng
+3.
Ngoài ra số oxi hoá còn dùng làm cơ sở để định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử và
cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp cân bằng electron và phương
pháp ion – electron.
1.2. Phản ứng oxi hoá khử.
Phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố, được
gọi là phản ứng oxi hoá khử.
Nói cách khác: phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự cho và nhận
electron.
Thí dụ:
Phản ứng oxi hoá - khử nào cũng gồm hai quá trình: quá trình oxi hoá (sự oxi
hoá) và quá trình khử (sự khử). Trong phản ứng trên.
Quá trình oxi hoá là : 2+: Số oxi hoá tăng
Quá trình khử là: 2+ + 2e ? Cu0 : Số oxi hoá giảm
Phản ứng: Fe + Cu2+ ? Fe2+ + Cu
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 261 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Trong phản ứng trên, Fe tăng số oxi hoá được gọi là chất khử (nhường e), còn
Cu2+ giảm số oxi hoá được gọi là chất oxi hoá (nhận e).
Qua việc phân tích ở trên, có thể đưa ra các định nghĩa sau.
Chất mà trong thành phần của nó có nguyên tố tăng số oxi hoá được gọi là chất
khử.
Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) một chất là quá trình làm tăng số oxi hoá của
nguyên tố có trong thành phần của chất đó.
Chất mà trong thành phần của nó có nguyên tố giảm số oxi hoá được gọi là chất
oxi hoá.
Quá trình khử (sự khử) một chất là quá trình làm giảm số oxi hoá của nguyên tố
ở trong thành phần của chất đó.
Trong mỗi phản ứng oxi hoá - khử, quá trình oxi hoá và quá trình khử được gọi
là hai nửa phản ứng vì nếu cộng hai nửa này với nhau sẽ được phản ứng oxi hoá
- khử.
Trong quá trình khử, chất oxi hoá bị khử và biến thành chất khử còn trong quá
trình oxi hoá, chất khử bị oxi hoá và biến thành chất oxi hoá, chất oxi hoá và
chất khử của cùng một quá trình hợp thành một cặp oxi hoá - khử (được kí hiệu
là Ox/kh). Vì thế trong một phản ứng oxi hoá khử phải có ít nhất hai cặp oxi hoá
khử.
ở ví dụ trên, hai cặp đó là Cu2+/Cu và Fe2+/Fe
Nếu dạng oxi hoá Ox1 của cặp Ox1/Kh1 oxi hoá dạng Kh2 của cặp Ox2/Kh2 thì
phản ứng oxi hoá - khử được viết ở dạng tổng quát như sau:
n1Ox1 + n2Kh2 n1Kh1 + n2Ox2
1.3. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử.
Có nhiều phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá - khử. Trong giáo trình này
chỉ giới thiệu hai phương pháp chủ yếu. Thứ nhất là phương pháp cân bằng
electron, thứ hai là phương pháp cân bằng ion-electron.
a. Phương pháp cân bằng electron.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tổng số electron mà chất khử nhường đi
bằng tổng số electron chất oxi hoá nhận. Muốn cân bằng phản ứng oxi hoá -
khử bằng phương pháp này, trước tiến phải viết đúng phương trình phản ứng ở
dạng phân tử sau đó xác định đúng số oxi hoá của các chất khử và chất oxi hoá.
Trên cơ sở đó tìm hệ số của chất khử, chất oxi hoá rồi cuối cùng cân bằng số
nguyên tử ở hai vế thì sẽ tìm được đầy đủ các hệ số.
Ví dụ: Cần bằng phương trình phản ứng sau:

Sau khi xác định được số oxi hoá, phải viết được hai quá trình oxi hoá và quá
trình khử:

Xác định bội số chung nhỏ nhất của 3 và 4 là 12. Lấy 12:3 ta được hệ số của Al
là 4 và 12: 4 ta được hệ số của O2 là 3.
Đưa các hệ số này vào hai nửa phản ứng trên rồi cộng hai nửa phản ứng với
nhau, ta được:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 262 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3Al + 3O2 ? 4Al3+ + 2O2-
Cuối cùng đưa hệ số tìm được vào phương trình trên, khi đó phương trình được
cân bằng.
4Al + 3O2 ? 2Al2O3
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau:

Sau khi xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ửng, chỉ thấy có
mangan và sắt thay đổi số oxi hoá. Ta viết hai quá trình khử và quá trình oxi
hoá:

Mn+7 +5Fe2+ Mn+2 + 5Fe+3


Bội số chung nhỏ nhất của 5 và 1 là 5, từ đó ta tìm được các hệ số cho hai quá
trình trên. Việc đưa hệ số vào phương trình phải nhân tiếp với 2 vì công thức của
Fe2(SO4)3 có 2 nguyên tử sắt.
2KMnO4 + 10FeSO4 + H2SO4 ? 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Tiếp theo tìm các hệ số còn lại, bằng cách cân bằng các nguyên tử của các
nguyên tố khác, ở đây là K, S, H và O.
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 ? 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O
Đến đây phương trình phản ứng được cân bằng xong.
Trong phản ứng hoá khử, chất tham gia vào phản ứng không chỉ đóng vai trò là
chất oxi hoá hay chất khử mà nó còn đóng vai trò là môi trường cho phản ứng.
Ví dụ 3:

4 x Zn – 2e ?Zn2+
1 x N+5 + 8e ? N-3
4Zn0 + N+5 ? 4Zn+2 + N-3
Như vậy, trong 10 phân tử HNO3 phản ứng, chỉ có một phân tử HNO3 làm
nhiệm vụ oxi hoá kẽm, 9 phân tử còn lại đóng vai trò là môi trường nói cách
khác 9 phân tử này có nhiệm vụ kết hợp với các ion Zn2+ và để cho dung dịch
trung hoà về điện.
b. Phương pháp ion – electron.
Phương pháp này có ưu điểm là không cần xác định số oxi hoá, không cần viết
phương trình phản ứng ở dạng phân tử. Chỉ cần biết được hai cặp oxi hoá - khử
phản ứng với nhau vẫn cân bằng được và hoàn thành được phản ứng ở dạng
phân tử. Muốn thực hiện theo phương pháp này cần đảm bảo nguyên tắc: Các
chất điện ly mạnh để ở dạng ion; các chất không điện ly, điện ly yếu, chất khí,
chất không tan để ở dạng phân tử, tức là để các chất tồn tại ở dạng thật của nó.
Thí dụ: Cân bằng và hoàn thành phản ứng sau ở dạng phân tử

Từ sơ đồ, ta thấy: ion Cl- bị oxi hoá thành Cl2 còn ion bị khử thành ion Mn2+.
Tức là có 2 cặp oxi hoá - khử phản ứng với nhau, đó là cặp Mn /Mn2+ và
Cl2/Cl-
Bây giờ ta viết hai quá trình khử và oxi hoá:
Cl- ? Cl2 (quá trình oxi hoá)
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 263 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Mn ? Mn2+ (quá trình khử)
Cần chú ý, khi cân bằng bất cứ một nửa phản ứng nào cũng cần phải đảm bảo
hai nguyên tắc: Thứ nhất phải bảo toàn khối lượng (tức là phải làm thế nào để
cho số nguyên tử của cùng một nguyên tố ở hai vế của nửa phản ứng phải bằng
nhau); thứ hai phải bảo toàn điện tích (tức là điện tích ở hai vế phải bằng nhau).
Để đảm bảo nguyên tắc trên, trước tiên phải cân bằng số nguyên tử ở 2 về phía
trước sau đó mới cân bằng điện tích.
ở ví dụ trên, thêm 2 vào Cl- thì được:
2Cl ? Cl2
Như vậy ở vế trái mang 2 điện tích âm (2.(-1)=-2), còn vế phải trung hoà điện,
vì vậy cần phải bớt đi ở vế trái 2 e thì cả 2 vế đều trung hoà điện:
2Cl- - 2e ? Cl2
ở quá trình khử, Mn ở hai vế đ• cân bằng, vì vậy phải cân bằng oxi bằng cách
thêm vào vế phải 4H2O, ta được:

Khi đó, vế phải thừa 8H nên phải thêm vào vế trái 8H+ thì số nguyên tử H ở hai
vế bằngnhau.

Bây giờ cân bằng điện tích, ta thấy vế phải mang điện tích là +2 còn vế trái là
+7. Để trung hoà điện cần thêm vào vế trái 5e, thì được:

Kết hợp hai nửa phản ứng rồi cân bằng số electron cho và nhận, cộng hai
nửa phản ứng với nhau thì được phương trình ở dạng ion.
5 x 2Cl- – 2e ? Cl2
1 x Mn + 8H+ + 5e ? Mn2+ + 4H2O
2Mn + 10Cl- + 16H+?2Mn+2 + 5Cl2 + 8H2O (phương trình ion)
Muốn viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử, ta thêm vào hai vế cùng một
lượng ion để trung hoà điện tích của các ion có trong phương trình ion, ở cả hai
vế đều thêm 2K+ và 6Cl-, thì được:
2KMnO4 + 16HCl ? 2HCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Phương trình đ• được hoàn thành.
2. một số quá trình điện hoá
Năng lượng của phản ứng hoá học có thể biến đổi thành các dạng năng lượng
khác như điện năng, quang năng, nhiệt năng và ngược lại có thể biến các dạng
năng lượng khác thành hoá năng.
- Nếu phản ứng hoá học mà E của nó ? điện năng: hệ điện hoá.
- Nhờ dòng điện mà phản ứng xảy ra ? hệ điện phân
2.1. Nguyên tắc biến đổi hoá năng thành điện năng
* Xét thí nghiệm: Nhúng Zn vào dung dịch CuSO4
Zn + Cu2+ = Zn2+ + Cu ; ?H0298 = -230,12 kj/mol
Zn nhường e trực tiếp cho Cu (vì: Cu2+ đến bề mặt Zn nhận 2e ?Cu kết tủa).
Khi này năng lượng của phản ứng hoá học thoát ra dưới dạng nhiệt năng.
Thành phần hệ gồm: - Zn, Cu: tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Zn2+, Cu2+ cùng nằm trong 1 dung dịch.
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 264 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
* Muốn biến nhiệt của phản ứng trên thành điện năng, ta làm như sau:
Cho:
- Zn nhúng vào dung dịch Zn2+
- Cu nhúng vào dung dịch Cu2+
- Nối Zn với Cu bằng dây dẫn
- Hai dung dịch được thông với nhau nhờ cầu muối là ống hình chữ U úp
ngược trong đựng dung dịch chất điện ly trơ (NH4NO3, KNO3ơ , KCl,…). Cầu
muối có tác dụng không để cho 2 dung dịch trên hoà trộn vào nhau, nhưng vẫn
cho phép các ion đủ đi từ điện cực này sang điện cực kia
Như vậy: muốn cho Năng lượng của phản ứng hoá học biến thành điện thì chất
khử phải nhường e gián tiếp cho chất oxy hoá nhờ một chất trung gian (dây dẫn
kim loại).
Đ• biết: Muốn cho e chuyển từ Zn ? Cu thì phải có sự chênh lệch về hiệu điện
thế giữa Zn và Cu. Nguyên nhân nào xin mời tìm hiểu ở phần tiếp theo.
2.2. Thế điện cực ?
Nhúng thanh kim loại M vào dung dịch chứa muối của nó (M2+) thì giữa bề mặt
kim loại và dung dịch bao quanh kim loại luôn phát sinh một lớp điện kép.
Khi đạt đến trạng thái cân bằng: M ? Mn+ + ne thì sẽ xuất hiện một hiệu điện
thế cân bằng và trị số của hiệu điện thế cân bằng phụ thuộc
- Bản chất của kim loại.
- Nồng độ của ion kim loại Mn+
- Nhiệt độ.
Hiệu điện thế này được biểu thị ra Vôn (V) và được gọi là thế điện cực.
Chú ý: không thể đo được giá trị tuyệt đối của thế điện cực.
2.3. Các loại điện cực: 2 loại
Điện cực loại 1: là điện cực làm việc thuận nghịch với cation kim loại.
Gồm có:
- Điện cực kim loại: Mn+/M, phản ứng trao đổi: Mn+ + ne ? M
- Điện cực oxy hoá - khử: Oxh, Kh/Pt oxh +ne ? kh
- Điện cực khí: điều chế hiđrô H+/ H2, Pt: H+ + 1e ? 1/2 H2
Điện cực loại 2:
Là điện cực làm việc thuận nghịch với anion được cấu tạo bởi một kim loại bên
ngoài được phủ bằng muối khó tan của kim loại đó và nhúng vào dung dịch
chứa anion của muối khó tan.
Ví dụ:
a, Ag, AgCl\Cl-: AgCl + 1e ? Ag + Cl-
b, Điều chế Calomen: Hg, Hg2Cl2\ Cl-; Hg2Cl2 + 2e ? 2Hg + 2Cl- SO42-
c, Điều chế thuỷ ngân I’Sunphat: Hg, Hg2 SO4(r) \ SO42-
Hg2 SO4 + 2e ? 2Hg + SO42-
Chú ý: Nếu Cion = 1M (hoặc Pkhí = 1atm) và làm việc ở 250C được gọi là điện
cực tiêu chuẩn.
2.4. Hệ điện hoá (Pin Ganvani, nguyên tố Ganvani, nguyên tố, pin)
a. Cấu tạo của Pin Ganvani

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 265 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Gồm 2 điện cực ghép với nhau nhờ: dây dẫn nối 2 điện cực và cầu muối nối 2
dung dịch.
b. Quy ước quốc tế về cách viết pin điện và hoạt động của pin điện
- Ranh giới giữa điện cực và dung dịch được ký hiệu bởi: “|” 1 gạch thẳng
đứng.
- Ranh giới giữa 2 dung dịch được ký hiệu bởi: “?” 2 gạch thẳng đứng.
Ví dụ: Pin Zn-Cu (pin danien – jacobi: tên riêng)
(-) Zn | Zn2+ ? Cu2+ | Cu (+) Epin = 1,1(V) >0
- Điện cực trái bao giờ cũng là cực âm: tại cực này luôn xảy ra sự oxi hoá.
- Điện cực phải bao giờ cũng là cực dương: tại cực này luôn xảy ra sự khử.
Phản ứng xảy ra trong pin ở thí dụ trên (theo chiều tự diễn biến) là:
+ Cực (-): Zn – 2e ? Zn2+
+ Cực (+): Cu2+ + 2e ? Cu
Phương trình phản ứng: Zn + Cu2+ ? Zn2+ + Cu?
c. Sức điện động của Pin
Epin = ?P - ?T = ?đc(+)- ?đc(-)
Epin: sức điện động của pin.
?P: thế điện cực của điện cực phải.
?T: thế điện cực của điện cực trái.
Chú ý: bao giờ cũng xác định được rất dễ dàng giá trị Epin vì chỉ cần mỗi dụng
cụ đo với 2 điện cực.
2.5. Quan hệ giữa ?G và E
?G = - nE.F
?G0 = - nE0.F
2.6. Phương pháp xác định thế điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn
a. Xác định thế điện cực của các điện cực
Như trên đ• nói, không thể đo được thế điện cực mà chỉ đo được sức điện động
của pin. Vì vậy muốn xác định thế của các điện cực, phải tuân thủ các Quy ước
sau:
“Ghép điện cực cần xác định thế với điện cực hiđrô tiêu chuẩn (aH+= CH+ =
1M; PH2 = 1atm) đặt ở bên trái và điều chỉnh cách xác định thế đặt ở bên phải”
Ví dụ: Xác định ?0Zn2+/Zn=?
(-) Pt, H2 | H+ (1M)? Zn2+ (1M)| Zn (+) ở 250C, P=1atm.
E0= ?P- ?T = ?0Zn2+/Zn- ?0H+/H2= -0,76(v)
Phản ứng xảy ra trong pin là: H2 + Zn+ = 2H+ + Zn
E0 = -0,76(V) <0
Vậy ?0Zn2+/Zn=E0+?0H+/H2= -0,76 (V) + ?0H+/H2
Nếu biết được ?0H+/H2 thì sẽ biết được ?0Zn2+/Zn. Thực nghiệm không đo
được giá trị ?0H+/H2, vậy phảy chấp nhận quy ước ?0H+/H2= 0,00(V).
Khi đó ?0Zn2+/Zn= E0=-0,76(V)
Vậy: “Thế điện cực của một điện cực chính là sức điện động của pin điện được
ghép điện cực đó với điện cực hiđro tiêu chuẩn được đặt ở bên trái”
b. Bảng thế điện cực tiêu chuẩn và ý nghĩa của nó:

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 266 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Làm tương tự như trên, và xác định được thế điện cực chuẩn (thế khử chuẩn)
của phản ứng: oxh + ne ? khử. Nếu lập thành bảng (bảng thế điện cực chuẩn
dung dịch H2O ở 298K)
2.7. ảnh hưởng của nồng độ đến Thế điện cực và sức điện động của pin
Phương trình Nernet
Cho phản ứng: n1Oxh1 + n2Kh2 ? n1Kh1 + n2Oxh2

?G = ?G0 + KT ln Ckh1n1. COxh2n2


COxh1n1. Ckh2n 2
?G = - nE.F
?G0 = - nE0.F

=> Epin = E0pin - RT .ln Ckh1n1. COxh2n2


NF COxh1n1. Ckh2n 2

Cho nửa phản ứng: oxh + ne ? kh

Hay
- ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ.
- ảnh hưởng của sự tạo thành hợp chất ít tan.
- ảnh hưởng của sự tạo hợp chất phức.
- ảnh hưởng của môi trường.
2.8. Chiều và trạng thái cân bằng của phản ứng oxy hoá khử
a. Chiều của phản ứng oxy hoá - khử:
Chiều tự diễn biến là chiều có :
Nếu E=0 thì phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng
Nếu E<0 thì phản ứng xảy ra theo chiều nghịch
c. Hằng số cân bằng (K) của phản ứng oxi hoá - khử

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 267 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
mục lục

Chương 1: Các khái niệm và định luật cơ bản của hoá học Trang
1
1. Các khái niệm cơ bản 1
1.1. Chất 1
1.2. Nguyên tử, nguyên tố, phân tử 1
1.2.1. Nguyên tử 1
1.2.2. Nguyên tố hoá học 2
1.2.3. Phân tử 2
1.3. Khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử, khối lượng mol 2
1.3.1. Khối lượng nguyên tử 2
1.3.2. Khối lượng phân tử 3
1.3.3. Mol - Khối lượng mol 3
1.4. Đương lượng 3
1.4.1. Đương lượng của một nguyên tố 3
1.4.2. Đương lượng của một hợp chất 3
1.4.3. Cách tính đương lượng 4
1.4.4. Đương lượng gam 4
1.4.5. Số đương lượng gam 4
2. Hệ đơn vị đo lường quốc tế (Hệ SI) 4
2.1. Các hệ đơn vị cơ bản 4
2.2. Hệ đơn vị dẫn xuất được suy ra từ đơn vị cơ bản 4
2.3. Một số đơn vị phi SI thường gặp 4
3. Một số định luật cơ bản của hóa học 5
3.1. Định luật bảo toàn khối lượng 5
3.2. Định luật thành phần không đổi 6
3.3. Định luật tỉ lệ bội 7
3.4. Định luật Avôgađro 7
3.5. Định luật đương lượng 7
4. Một số phương pháp xác định khối lượng mol phân tử của chất khí và chất
lỏng dễ bay hơi 8
4.1. Dựa vào tỉ khối hơi 8
4.1.1. Khối lượng riêng của một chất khí 8
4.1.2. Tỉ khối hơi 8
4.2. Dựa vào phương trình trạng thái8
5. Một số phương pháp xác định nguyên tử khối của các nguyên tố 8
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 268 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
5.1. Phương pháp Canizaro 8
5.2. Phương pháp Đuy Lông- Pơti 9
5.2.1. Phương pháp Đuy lông- Pơti 9
5.2.2. Phương pháp Đuy Long- Pơti kết hợp với đương lượng 9
5.3. Phương pháp khối phổ 10
Chương 2: Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học 11
1. Một số vấn đề tiền cơ học lượng tử cấu tạo vật chất 11
1.1. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Thuyết lượng tử của M. Planck 11
1.1.1. Thuyết sóng ánh sáng 11
1.1.2. Thuyết lượng tử của M. Planck 11
1.2. Bản chất sóng và hạt của các hạt vi mô. Thuyết Đbrơi 11
1.2.1. Bản chất sóng- hạt của các hạt vi mô 11
1.2.2. Thuyết Đbrơi 12
1.3. Hệ thức bất định Haizenbec 12
2. Một số nguyên lý và tiên đề của cơ học lượng tử 14
2.1. Tiên đề về hàm sóng và nguyên lý chống chất trạng thái 14
2.1.1. Tiên đề về hàm sóng 14
2.1.2. Nguyên lý chồng chất trạng thái 14
2.2. Tiên đề về phương trình Strôđingơ 14
2.2.1. Phương trình Strôđingơ 15
2.2.2. Bài toán hạt chuyển động tự do trong hộp thế một chiều 15
3. Hệ 1e, 1 hạt nhân 18
3.1. Một số khái niệm cần biết 18
3.1.1. Trường xuyên tâm 18
3.1.2. Hệ 1e, 1 hạt nhân 18
3.2. Bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân 18
3.3. áp dụng kết quả của bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân giải thích quang phổ vạch
của nguyên tử 23
3.3.1. Các trạng thái năng lượng của e trong nguyên tử H 23
3.3.2. Phổ phát xạ của nguyên tử H 23
3.4. Các khái niệm cơ bản được rút ra từ việc giải bài toán hệ 1e, 1 hạt nhân
24
3.4.1. Các Obitan nguyên tử, ý nghĩa, cách biểu diễn 24
3.4.2. Đồ thị hàm mật độ xác suất theo góc 24
3.4.3. Sprin của e, hàm Obitan-Spin (ASO) 24
3.4.4. ý nghĩa của các số lượng tử 25
4. Nguyên tử nhiều electron 26
4.1. Mô hình các hạt độc lập (mô hình trường xuyên tâm) các Obitan nguyên
tử 26
4.1.1. Nhận xét 26
4.1.2. Mô hình các hạt độc lập 26
4.2. Nguyên lý phản đối xứng – nguyên lý Paoli 27
4.3. Các mức năng lượng trong nguyên tử nhiều e. Quy tắc Klechkopski 27
4.4. Cấu hình e của nguyên tử 28
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 269 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
4.4.1. Cấu hình e 28
4.4.2. Cách biểu diễn cấu hình e của nguyên tử 28
4.4.3. Các cơ sở để viết cấu hình e của nguyên tử 28
4.5. Phương pháp Slater xác định các AO và năng lượng các e 29
5. Hạt nhân nguyên tử 30
5.1. Nguyên tử 30
5.2. Một số vấn đề hoá học hạt nhân 31
5.2.1. Các đặc trưng cơ bản của hạt nhân 31
5.2.2. Cấu trúc Proton- Nơtron của hạt nhân 32
5.2.3. Phóng xạ hạt nhân 34
5.2.4. Đại cương về phản ứng hạt nhân 37
5.2.5. Sự phân hạch hạt nhân (phân chia hạt nhân) 37
5.2.6. Phản ứng nhiệt hạch 38
6. Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn38
6.1. Sắp xếp tuần hoàn các nguyên tố theo cấu hình e của chúng 38
6.1.1. Nguyên tắc sắp xếp 38
6.1.2. Định luật tuần hoàn 39
6.1.3. Bảng tuần hoàn39
6.1.4. Các họ hoá học 40
6.2. Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố 40
6.2.1. Bán kính cộng hoá trị của nguyên tử 40
6.2.2. Năng lượng ion hoá I (eV) 41
6.2.3. ái lực với e 42
6.2.4. Độ âm điện (X) 43
Chương 3: Cấu tạo phân tử và liên kết hoá học 46
1. Các đặc trưng cơ bản của liên kết hoá học 46
1.1. Đại cương về phân tử và liên kết hoá học 46
1.1.1. Hai đặc điểm quan trọng của hệ phân tử 46
1.1.2. Công thức hoá học 46
1.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết hoá học 46
1.2.1. Khái niệm về liên kết hoá học 46
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết hoá học 46
2. Liên kết hoá trị và liên kết ion 50
2.1. Quy tắc bát tử 50
2.1.1. Nhận xét 50
2.1.2. Quy tắc bát tử 50
2.2. Thuyết e về hoá trị - Sơ đồ Lewis 50
2.2.1. Sơ đồ cơ bản của liên kết cộng hoá trị 50
2.2.2. Biểu diễn liên kết cộng hoá trị bằng ô lượng tử 51
2.3. Sự phân cực của liên kết cộng hoá trị liên kết ion 52
3. Một số vấn đề của thuyết liên kết hoá trị (VB) 53
3.1. Các luận điểm cơ sở của thuyết liên kết hoá trị (VB): thuyết cặp e 53
3.2. Một số thuyết trong phạm vi thuyết VB 53
3.2.1. Thuyết Spin về hóa trị 53
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 270 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
3.2.2. Thuyết hoá trị định hướng 56
3.2.3. Nguyên lý xen phủ cực đại 56
3.2.4. Thuyết lai hóa (sự lai hoá các AO) 57
3.2.5. Thuyết sức đẩy giữa các cặp e. Quy tắc Giletspi (VSEPR) 59
3.3. Đánh giá sơ lược về thuyết VB 64
3.3.1. Thành công 64
3.3.2. Hạn chế 64
4. Một số vấn đề của thuyết MO 66
4.1. Các luận điểm cơ bản của thuyết MO 66
4.2. Sơ lược bài toán ion phân tử H2+ 67
4.3. Thuyết MO giải thích liên kết trong các phân tử A2 68
4.3.1. Một số vấn đề chung 68
4.3.2. Xét các MO và giản đồ năng lượng hệ A2 69
4.3.3. Yếu tố đối xứng và liên hệ với MO 69
4.3.4. Số liên kết hiệu dụng (bậc liên kết) 70
4.3.5. Các giản đồ năng lượng MO 70
4.3.6. Bài tập áp dụng 70
4.4. Thành công và hạn chế của thuyết MO 71
4.4.1. Thành công 71
4.4.2. Hạn chế 71
Chương 4: Các trạng thái tập hợp vật chất 72
1. Lực tương tác giữa các phân tử 72
1.1. Lực Vandevan 72
1.1.1. Lực định hướng 72
1.1.2. Tương tác cảm ứng (Tương tác lưỡng cực cảm ứng) 72
1.1.3. Tương tác khuyếch tán 72
1.2. Liên kết hidro 73
1.2.1. Khái niệm 73
1.2.2. Sơ đồ tổng quát 73
1.2.3. Đặc điểm của liên kết H 73
1.2.4. Các kiểu liên kết hidro 73
1.2.5. Tính chất của các hợp chất có khả năng tạo liên kết H 74
2. Các trạng thái tập hợp của vật chất 74
2.1. Chất khí 75
2.2. Chất lỏng 76
2.2.1. áp suất hơi b•o hoà của chất lỏng 77
2.2.2. Nhiệt độ sôi của chất lỏng 77
2.2.3. Nhiệt hoá hơi 77
2.2.4. Tính nhớt 77
2.2.5. Sức căng bề mặt 78
2.2.6. Tính mao dẫn 79
2.3. Chất rắn 79
2.3.1. Nhiệt độ nóng chảy 79
2.3.2. Nhiệt nóng chảy 79
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 271 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
2.3.3. Chất rắn dạng tinh thể và chất rắn dạng vô định hình 80
2.3.4. Hiện tượng đa hình và hiện tượng đồng hình 80
Chương 5: Nhiệt động lực hoá học 82
1. Một số khái niệm cơ bản trong nhiệt động lực học 82
1.1. Hệ nhiệt động 82
1.2. Pha 82
1.3. Trạng thái 82
1.4. Biến đổi của một hệ 83
1.5. Hàm trạng thái 83
1.6. Năng lượng 83
1.7. Công và nhiệt 84
2. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học 85
2.1. Biểu thức của nguyên lý I. Hàm nội năng (U) 85
2.2. Một số trường hợp cần chú ý khi dùng nguyên lý 1 86
2.3. Hàm trạng thái entanpi (H) 86
2.4. Quan hệ giữa QP và QV (hay là giữa H và U) của khí lý tưởng
87
2.5. Nhiệt dung (C) 87
Chương 6: Vận tốc phản ứng và cân bằng hoá học 89
1. Tốc độ của phản ứng hoá học 89
1.1. Vận tốc trung bình – vận tốc tức thời (Vtb và Vt) 89
1.1.1. Vận tốc trung bình 89
1.1.2. Vận tốc tức thời 89
1.2. ảnh hưởng của nồng độ đến Vpư. Định luật tác dụng khối lượng 89
1.2.1. Đối với phản ứng đồng thể 89
1.2.2. Đối với phản ứng dị thể – phản ứng diễn ra ở 2 pha 89
1.2.3. Phân tử số và bậc phản ứng 90
1.2.4. Phương trình động học của phản ứng bậc 1, 2, 3, 0, n 90
1.3. ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Năng lượng hoạt động hoá
93
1.3.1. Quy tắc Vant’Hôp 93
1.3.2. Phương trình của Areniruyt 93
1.3.3. Bản chất của Ea 94
1.3.4. ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng 94
2. Cân bằng hoá học – Nguyên lý Lơsatơlie 95
2.1. Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch 95
2.2. Hằng số cân bằng hóa học (K) của phản ứng thuận nghịch 95
2.3. Các loại hằng số cân bằng hóa học và mối quan hệ 96
2.4. Sự chuyển dịch cân bằng. Nguyên lý Lơsatơlie 97
Chương 7: Dung dịch 99
1. Một số khái niệm chung về dung dịch 99
1.1. Hệ phân tán 99
1.1.1. Định nghĩa 99
1.1.2. Các loại hệ phân tán 99
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 272 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
1.2. Dung dịch b•o hoà 99
1.2.1. Cân bằng hoà tan 99
1.2.2. Dung dịch b•o hoà (DDBH) 99
1.2.3. Dung dịch chưa b•o hoà 99
1.3. Nồng độ dung dịch- độ tan 99
1.3.1. Khái niệm 99
1.3.2. Các cách biểu diễn nồng độ dung dịch 99
1.3.3. Dung dịch quá b•o hoà 100
1.3.4. Độ tan (S) và các yếu tố ảnh hưởng 100
1.3.5. Dung dịch lý tưởng và dung dịch thật 101
2. Dung dịch chứa chất tan không điện ly, không bay hơi 101
2.1. Sự giảm áp suất hơi b•o hoà của dung dịch. Định luật Raoun–1 101
2.1.1. áp suất hơi b•o hoà 101
2.1.2. Sự giảm áp suất hơi b•o hoà của dung dịch. Định luật Raoun–1 101
2.2. Độ tăng t0s và độ giảm t0ơđđ của dung dịch 102
2.3. áp suất thẩm thấu 102
2.3.1. Màng bán thẩm102
2.3.2. Sự thẩm thấu 102
2.3.3. áp suất thẩm thấu 102
2.3.4. Xác định phân tử khối của chất tan không điện ly, không bay hơi 103
3. dung dịch điện ly 103
3.1. Tính chất của dung dịch điện ly 103
3.2. Thuyết điện ly 103
3.2.1. Của Areniuyt 103
3.2.2. Của Calưcôp 104
3.3. Độ điện ly và hằng số cân bằng 104
3.3.1. Độ điện ly 104
3.3.2. Hằng số điện ly (K) 104
3.3.3. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến độ dung dịch điện ly 105
3.4. Cân bằng trong dung dịch axit và bazơ105
3.4.1.Thuyết về axit và bazơ 105
3.4.2. Cặp axit –bazơ liên hợp 106
3.4.4. Thuộc tính axit – bazơ của H2O 106
3.4.5. Thang độ pH 107
3.4.6. Axit mạnh và bazơ mạnh 107
3.4.7. Axit yếu và bazơ yếu. Hằng số phân li K axit và K bazơ 107
3.4.8. Tính chất axit, bazơ của muối. Sự thuỷ phân 108
3.4.9. Dung dịch đệm 109
3.5. Thuyết axit và bazơ của Liuyt 109
3.6. Dung dịch chất điện ly ít tan 109
3.6.1. Tích số tan 109
3.6.2. Quan hệ giữa tích số tan (T) và độ tan (S) 110
3.6.3. Tính số tan và sự kết tủa 111
3.6.4. Tính số tan và sự hoà tan các kết tủa 112
Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 273 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn
Chương 8: Phản ứng oxy hoá - khử và dòng điện 113
1. Phản ứng oxy hoá khử 113
1.1. Số oxi hoá (Mức oxi hoá, bậc oxi hoá hay trạng thái oxi hoá) 113
1.2. Phản ứng oxi hoá khử 114
1.3. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử 115
2. Các quá trình điện hoá 118
2.1. Nguyên tắc biến đổi hoá năng thành điện năng 118
2.2. Thế điện cực ? 119
2.3. Các loại điện cực 119
2.4. Hệ điện hoá 119
2.5. Quan hệ giữa ?G và E 120
2.6. Phương pháp xác định thế điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn
120
2.7. ảnh hưởng của nồng độ đến Thế điện cực và sức điện động của pin 121
2.8. Chiều và trạng thái cân bằng của phản ứng oxy hoá khử 121

Tr−êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hμ néi 274 gi¸o tr×nh ho¸ ®¹i c−¬ng
http://hhud.tvu.edu.vn

You might also like