ĐỒ ÁN - Nghiên Cứu Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Thiết Bị Sấy Phun Trong Dây Chuyền Công Nghệ Sản Xuất Bột Chè Tươi Uống Liền

You might also like

You are on page 1of 79

-1-

CHƯƠNG I
LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã thu được
nhiều thành tựu lớn. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về công
nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp mà tốc độ tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được khá
cao. Vì vậy, sản lượng nông sản, thực phẩm hàng năm tăng lên đáng kể, chất
lượng sản phẩm ngày càng cao, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt là cây chè, loại cây trồng có
giá trị kinh tế cao, thích hợp với khí hậu và điều kiện đất đai Việt Nam, sản
lượng tăng bình quân 10%/năm, đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và đã
xuất khẩu ra khoảng 110 nước.
Nhiều công trình đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của chè đối với
sức khỏe con người như: hạn chế bệnh tim mạch, tốt cho tiêu hóa, giúp tinh
thần thoải mái... Từ xưa đến nay, chè một loại thức uống quen thuộc đối với
nhiều người, đặc biệt là đối với người Á Đông. Chè được sử dụng ở nhiều
nước trên thế giới, và được xem là một loại thức uống mang tính toàn cầu.
Mặt khác, uống chè là phong tục truyền thống của nhiều dân tộc, nó mang
một giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của con người. Trong nhiều gia
đình Việt có phong tục mời chè khi có khách tới chơi hay trong sinh hoạt
hằng ngày vì vậy nó mang giá trị nhân văn rất lớn. Ngày nay nhiều người Việt
Nam cũng như du khách nước ngoài cũng có nhu cầu thưởng thức hương vị
chè do những lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng do cuộc sống công nghiệp hiện
đại nên thời gian để thưởng thức bị hạn chế nhiều. Nhiều người có nhu cầu sử
dụng chè tươi nhưng không có đủ thời gian pha/nấu. Do đó, đòi hỏi các nhà
khoa học cần phải tạo ra sản phẩm chè tiện dụng, đơn giản, pha chế nhanh mà
vẫn đảm bảo chất lượng tương đương chè tươi nhằm phục vụ cho nhu cầu xã

EBOOKBKMT.COM
-2-

hội. Hơn nữa tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiến tới xuất
khẩu cũng là một trong những chủ đề được chính phủ quan tâm định hướng
phát triển nâng cao giá trị cây chè Việt Nam.
Máy sấy phun là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong
dây chuyền sản xuất bột chè tươi uống liền. Tuy nhiên, phần lớn các máy sấy
phun trên thị trường Việt Nam là nhập ngoại, giá thành cao và rất khó tìm phụ
tùng thay thế sửa chữa. Đòi hỏi cần phải thiết kế chế tạo máy sấy phun bằng
công nghệ và thiết bị trong nước nhằm làm chủ công nghệ, hạ giá thành máy.
Nhận thức được ý nghĩa khoa học và nhu cầu thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải và KS. Lê Huy Thương em
đã tiến hành làm đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu tính toán và thiết kế hệ thống thiết bị sấy phun trong dây
chuyền công nghệ sản xuất bột chè tươi uống liền”.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tính toán thiết kế máy sấy phun nhằm làm chủ thiết bị trong
dây chuyền công nghệ sản xuất bột chè tươi uống liền và tạo ra sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Góp phần hoàn thiện hệ thống máy sấy phun tiến tới sản xuất máy với công
nghệ và trang thiết bị trong nước nhằm hạ giá thành máy so với máy nhập
ngoại.
1.2.2 Nhiệm vụ

- Tìm hiểu tổng quan về cây chè và thiết bị sấy phun


- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết quá trình sấy phun
- Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bột chè tươi uống liền
- Xác định thông số cơ bản cho quá trình sấy phun
- Tính toán thiết kế máy sấy phun

EBOOKBKMT.COM
-3-

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về cây chè


2.1.1 Lịch sử cây chè
Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc
của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt
và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm,
người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để
uống. Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta
nằm trong vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam
(Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở
Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu
như không thấy có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta
biết rằng muốn xác định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào
những điều kiện tổng hợp, trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà chủ
yếu là cần xét đến tập quán sử dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố
các loại hình có quan hệ tới cây trồng đó.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất
khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên
Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè
được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833,
Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dương)
năm 1940.
Phân loại:Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
 Ngành hạt kín Angiospermae

EBOOKBKMT.COM
-4-

 Lớp song tử diệp Dicotyledonae


 Bộ chè Theales
 Họ chè Theaceae
 Chi chè Camellia (Thea)
Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia
sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại
đặt là Camellia sinensis. Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi
Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia sinensis. Tên khoa học của
cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm
năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Trước sau có 20
cách đặt tên khoa học cho cây chè.
Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và
gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người
thường gọi là Camellia sinensis (L) O. Kuntze.
Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:
- Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán,
hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá...
- Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân
nhánh của đầu nhị cái.
- Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè
đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định.
Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này
được nhiều người chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ
(varietas):
a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):

EBOOKBKMT.COM
-5-

Đặc điểm:
- Cây bụi thấp phân cành nhiều.
- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm.
- Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.
- Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.
- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC.
Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một
số vùng khác.
b) Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis):
Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.
- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh
nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.
- Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ.
- Năng suất cao. Phẩm chất tốt.
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
c) Chè Shan (Camellia sinensis):
- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.
- Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và
dày.
- Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi
là chè tuyết.
- Có khoảng 10 đôi gân lá.
- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng
suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt
Nam.

EBOOKBKMT.COM
-6-

d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):


- Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.
- Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá
hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.
- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá.
- Rất ít hoa quả.
- Không chịu được rét hạn.
- Năng suất, phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng
khác.
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng
phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
- Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh
trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung
du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v... Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền
bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi
thường đạt 4 - 5 tấn/ha.
Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh,
bọ cánh tơ..., ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường để
chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.
- Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc
và ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống
khác nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh ... Năng
suất búp thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè
xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh
hơn.

EBOOKBKMT.COM
-7-

2.1.2 Tìm hiểu chung về chè


Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của
chúng được sử dụng để sản xuất chè. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu
vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên
thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu
niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn
2m khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa của nó màu trắng ánh vàng,
đường kính từ 2,5-4 cm, với 7-8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu. Lá
của chúng dài từ 4-15 cm và rộng từ 2-5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% cafein.
Lá non và lá bánh tẻ có màu xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi
mặt dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các lá già có màu lục
sẫm. Các độ tuổi khác nhau của lá tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất
lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường,
chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế
biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2
tuần.
Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được trồng khắp miền quê ngoài
Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Loại này
thân mọc cao, lá lớn và dầy, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là trà
xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới
nấu nước. Hạng nhất là chè búp, có khi gọi văn vẻ là "chè bạch mao" hay "chè
bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng. Hạng nhì là hai lá chè kế. Lá thứ tư, thứ
năm là chè hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm chè mạn, rẻ hơn cả.
Thời Pháp thuộc vào thập niên 1930 chè được đem trồng một cách quy mô
trên cao nguyên vùng B'lao và Djiring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa
chè.

EBOOKBKMT.COM
-8-

Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn chè mỗi năm. Đến năm
2007 thì sản lượng chè của Việt Nam đã vượt một triệu tấn, canh tác trên
125.000 hecta.

Hình 1.1 Đọt chè (ngọn chè) tươi


2.1.3 Thành phần các chất trong lá chè xanh.
Chè là một thức uống có tính giải khát phổ thông trong nhân dân đặc biệt là
nhân dân vùng châu Á. Chè không những có tác dụng giải khát mà còn có tác
dụng chữa bệnh vì trong chè có những dưỡng chất: vitamin C, B, PP, cafein,
muối…(bảng 1). Trà làm cho tinh thần sảng khoái, tỉnh tao, đỡ mệt mỏi, dễ
tiêu hóa…
Các chất có trong thành phần hóa học của lá chè, một mặt trực tiếp tham
gia vào sự hình thành chất lượng trẩn phẩm (pectin, cafein…). Mặt khác quan
trọng hơn là qua sự biến đổi hóa học (biến đổi tanin, protein, gluxit…) để tạo
nên các tính chất đặc trưng cho chè thành phẩm.Thành phần hóa học của chè
rất đa dạng và phong phú về số lượng các chất, đồng thời cũng chứa một số
lượng lớn một số chất có giá trị sinh học cao mà có tính chất đặc trưng cho

EBOOKBKMT.COM
-9-

sản phẩm chè (như tanin). Các nhóm chất có ý nghĩa lớn đó là chất phenol
thực vật, các chất chứa nitơ và hệ enzyme có sẵn trong chè.
Bảng 1.1 Thành phần hóa học lá chè tươi:

 Nước là thành phần lớn nhất ở trong lá chè xanh. Là thành phần
không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng của cây chè và là môi trường
phản ứng hóa học liên quan đến sự chuyển hóa các chất ở giai đoạn chế biến
và bảo quản chè. Ở các giai đoạn và thời kì khác nhau của cây chè, hàm lượng
nước trong các đọt chè tươi cũng khác nhau, thường chiếm khoảng 75-80.
 Hợp chất polyphenol – tanin chè là thành phần hóa học quyết định
đến các tính chất màu sắc, hương vị của các loại chè sản phẩm do chính
chúng tạo ra hoặc do những biến đổi hóa học của chúng đem lại. Nói chung
hàm lượng tuyệt đối (theo chất khô) của tanin chè càng cao thì chất lượng của
chè càng tốt nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp thuận chiều với chất

EBOOKBKMT.COM
-10-

lượng sản phẩm chè. Tanin phân hủy ở nhiệt độ cao (>180oC). Hàm lượng
tanin chiếm khoảng 27-34% chất khô trong chè.
 Protein và chất chứa nitơ
Trong đọt chè tươi có chứa lượng lớn các hợp chất chứa nitơ và chỉ sau
hàm lượng tanin chè. Chỉ riêng protein đã chiếm khoảng 25-30% chất khô của
chè nhưng nó chủ yếu ở dạng tan trong kiềm như glutelin và một lượng khá
lớn có tính tan trong nước, trong rượu hoặc axit. Hàm lượng của các axit amin
cũng khá cao trong nguyên liệu, chúng còn tăng lên nhờ quá trình phân giải
protein dưới tác dụng của men proteaza tạo nên mùi thơm và một phần vị cho
chè.
 Nhóm hợp chất alcaloit trong chè có nhiều nhưng về hàm lượng
thì chỉ có cafein được chủ yếu sau đó là teobromin và teofelin, xantin…
Cafein là chất kích thích thần kinh, gây nghiện, có khả năng tồn tại khá lâu
trong máu, cafein bị thăng hoa ở nhiệt độ 180oC nên ít bị tổn thất nhiều khi
sấy. Hàm lượng cafein trong chè phụ thuộc nhiều yếu tố như giống, điều kiện
canh tác, kỹ thuật chăm bón và nhất là độ trưởng thành của đọt chè, lá chè
càng non càng chứa nhiều cafein, chiếm khoang 2-4% chất khô.
 Hợp chất pectin là hợp chất thuộc nhóm gluxit. Hợp chất tồn tại ở
trạng thái hòa tan trong nước, trong axit oxalic và trong amon-oxalat. Hàm
lượng pectin chiếm khoảng 2% chất khô và luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như độ trưởng thành của lá. Pectin có tính keo, khi bị hydrat hóa thì
tính keo tăng lên. Do có tính keo nên pectin còn có tác dụng làm tăng độ nhớt
của nước chè làm cho cốc nước chè sánh, hấp dẫn, đồng thời pectin cũng làm
cho vị chè dễ chịu.
 Nhóm chất thơm: hương thơm của chè phụ thuộc vào thành phần
và hàm lượng các cấu tử tinh dầu có trong nguyên liệu và được tạo mới trong

EBOOKBKMT.COM
-11-

quá trình chế biến. Sự tích lũy chất thơm phụ thuộc giống chè, điều kiện khí
hậu và đất đai. Hàm lượng chất thơm trong lá chè khoảng 0,02-0,2% chất khô.
 Chất tro là phần chất còn lại sau khi nung đốt mẫu sản phẩm ở
nhiệt độ khoảng 500-600oC trong thời gian nhất định. Chất tro trong nguyên
liệu chè non chiếm khoảng 4-5% chất khô và khoảng 5-6% trong chè sản
phẩm.Trong chè chứa các thành phần chất tro sau: K2O, P2O5, Na2O, MgO,
CaO, Mn2O3, Fe2O3, SiO2, SO2, các ion Cl và F ở dạng muối cơ. Đối với chất
lượng chè, tổng lượng chất tro càng nhỏ càng tốt. Trong đó, chất tro hòa tan
trong nước càng cao càng tốt và ngược lại chất tro không hòa tan trong nước
càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra, hàm lượng chất tro trong chè sản phẩm không
chỉ thể hiện chất lượng chè mà còn thể hiện mức độ vệ sinh công nghiệp.
 Chất béo và các sắc tố
Chất béo chiếm khoảng 5-6% chất khô và các chất màu hòa tan trong chất
béo như clorofin (có màu xanh), caroten (có màu vàng), xantofin (có màu da
cam), antoxianidin (có màu đỏ hồng) chiếm khoảng 0,3% chất khô. Hàm
lượng chất béo luôn thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống chè,
thời vụ thu hái… Chất béo ảnh hưởng tới chất lượng chè, nó tham ra vào sự
hình thành hương thơm do đó thành phần chất béo cũng có một số cấu tử có
mùi thơm hoặc dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ chuyển thành chất thơm. Chất
béo có tính hấp phụ mùi và giữ mùi, tính chất này của chất béo giúp cho quá
trình ướp hương bổ sung cho chè hương liệu hoặc hoa tươi được thuận lợi,
giúp tránh tổn thất và mất mùi chè khi bảo quản nhưng cũng có hại khi vô ý
để chè tiếp xúc với mùi lạ sẽ làm chè bị nhiễm mùi lạ đó và rất khó bỏ mùi lạ
đó.
 Các sinh tố (vitamin): Trong chè tươi chứa lượng lớn sinh tố C,
hàm lượng lớn gấp 2-3 lần trong nước cam, chanh. Trong quá trình chế biến
hàm lượng sinh tố C giảm nhiều hay ít phụ thuộc phương pháp công nghệ.

EBOOKBKMT.COM
-12-

 Các axit hữu cơ và nhựa: Trong thành phần hóa học của chè có
chứa các axit hữu cơ như a.malic, a.limonic, a.xucxinic, a.fumaric. Chất nhựa
cùng với nhóm chất tinh dầu và các hợp chất khác có trong trà giữ vai trò
quan trọng trong quá trình tạo nên hương thơm đặc trưng cho chè. Về cấu tạo
hóa học chất nhựa gần giống như nhóm chất tinh dầu nghĩa là nó là một hỗn
hợp phức tạp của nhiều cấu tử thuộc các nhóm hợp chất hữu cơ nhưng có tính
tạo keo dính và được phân thành các nhóm nhỏ sau:
+ Axit nhựa.
+ Rượu, reezenol và phenol không có tính thuộc gia.
+ Phenol có tính thuộc gia.
+ Rezen không tan trong kiềm.
Trong thành phần chất nhựa, có một số cấu tử có mùi thơm và mùi của
chúng được bộc lộ mạnh dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Hàm lượng chất
nhựa chiếm khoảng 3-6% chất khô và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
 Các enzyme (men): Trong lá chè non chứa hầu hết các loại
men, hai nhóm men quan trọng nhất đối với công nghệ chế biến chè là nhóm
men thủy phân và nhóm men oxi hóa khử.
2.1.4 Một số tác dụng của lá chè
EGCG là viết tắt của epigallocatechin gallate, thực chất là chất chống oxy
hóa (antioxydants) có trong chè xanh. Nhờ có EGCG mà chè xanh được coi là
chất chống oxy hóa hữu hiệu nhất hiện nay. Theo đánh giá của các nhà nghiên
cứu, khả năng chống oxy hóa của hoạt chất EGCG trong chè xanh cao gấp
100 lần so với vitamin C, gấp 25 lần so với vitamin E. Các nhà khoa học cho
rằng, EGCG có khả năng diệt trừ các virus, vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển
của tế bảo ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: đau tim, đột quỵ, tai
biến mạch máu não và angina pectoris (đau ở lồng ngực có khi sự đau lan ra ở
cánh tay trái, nguyên nhân do co thắt động mạch của cơ tâm) và làm giảm

EBOOKBKMT.COM
-13-

lượng đường trong máu của những bệnh nhân đái tháo đường. Thêm nữa,
EGCG còn ngăn ngừa các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, như tác
dụng của thuốc aspirin với liều lượng nhỏ, mà không có phản ứng phụ. Trà
xanh còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu nên làm giảm đi 40 -
50% những rủi ro của chứng suy thoái tim mạch.
Tác dụng với trẻ nhỏ:
Không chỉ có tác dụng với người lớn, chè xanh còn có tác dụng với cả trẻ
nhỏ. Với một liều lượng vừa đủ, nước chè cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe
của trẻ. Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ
thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong chè khá cao, cho trẻ uống với
liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng chè súc miệng, không chỉ
giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng.
Tác dụng với người lớn:
Ngoài những tác dụng với trẻ nhỏ như trên, chè xanh có tác dụng tốt với
sức khỏe của người lớn. Y học phương Đông và Trung Hoa cho rằng: Chè
thuộc tính mát, mùi vị ngọt, bùi và đắng. Có thể giúp tỉnh táo, giải khát, lợi
tiểu, tiêu hóa tốt và giải độc... Dưới đây là những tác dụng đáng kể của chè
xanh:
Lợi tiểu, giảm huyết áp, giúp tan mỡ, giảm cân, phòng chống bệnh tim,
chống lão hóa, tăng cường khả năng sinh dục. Một ví dụ nữa là hương vị chè
có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi
Chè là sản phẩm được chế biến từ lá chè non và búp chè (đọt chè) của cây
chè. Quá trình chế biến chè thông qua nhiều công đoạn: làm héo, vò, sàng,
sấy… Trong đó sấy là công đoạn hết sức quan trọng. Mục đích của sấy chè
nhằm nhiệt độ cao để diệt enzyme, đình chỉ quá trình lên men nhằm giữ tối đa
những chất có giá trị trong lá chè giúp hình thành hương vị, màu sắc của chè.

EBOOKBKMT.COM
-14-

Làm giảm hàm lượng ẩm trong chè bán thành phẩm tới mức tối thiểu, phù
hợp yêu cầu bảo quản chất lượng chè trước khi phân loại.
Trong thời gian sấy, lá chè biến đổi cả về tính chất vật lý và tính chất hóa
học:
 Tổng hàm lượng các chất hòa tan giảm đi so với lá chè xanh.
 Hàm lượng cafein giảm đi một ít. Đó là do sự bay hơi một phần và
do sự thăng hoa của các hợp chất này khi sấy khô.
 Nhóm chất hydratcacbon có những biến đổi sau:
Giảm một ít hàm lượng glucose, saccharose, tinh bột.
Lượng protein cũng giảm đi trong thời gian sấy này.
Lượng vitamin C giảm mạnh: từ 2,64g/kg chất khô trước khi sấy
còn lại 1,81g/kg sau khi sấy.
Trong khi sấy chè cần chú ý:
 Tốc độ không khí nóng thổi vào buồng sấy quá nhỏ sẽ gây ra tình
trạng ứ đọng hơi ẩm làm giảm chất lượng chè rõ rệt.
 Nhiệt độ sấy quá cao và không khí thổi quá lớn sẽ làm cho chè bị
cháy vụn, nhiệt độ càng cao sẽ làm giảm hương thơm càng mạnh.
2.1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy sấy phun ở Việt Nam và trên
thế giới
Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới, công nghệ sấy phun sương
được áp dụng trong hầu hết các nghành sản xuất khác nhau như sấy bột nông
sản, thực phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, hoá chất, ...Công nghệ sấy phun
sương ở các nước này đạt đến trình độ tương đối cao với đa dạng chủng loại
về kết cấu, kiểu dáng, quá trình sấy được điều khiển hoàn toàn tự động đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng của các sản phẩm sấy khá cao, chi phí
năng lượng cho một khối lượng sản phẩm tương đối thấp.
Hiện nay trong chế biến có 4 phương pháp sấy chủ yếu sau:

EBOOKBKMT.COM
-15-

 Sấy thường.
 Sấy có bổ sung nhiệt.
 Sấy có đốt nóng trung gian.
 Sấy có tuần hoàn khí thải.
Trong đồ án này sử dụng phương pháp sấy thường vì không yêu cầu giảm
nhiệt độ của tác nhân sấy. Mặt khác nếu dùng phương pháp khác sẽ phức tạp
về kết cấu thiết bị dẫn đến không hiệu quả về mặt kinh tế.
Thiết bị sấy có nhiều loại: buồng sấy, máy sấy thùng quay, máy sấy tầng
sôi, máy sấy phun, sấy lạnh…
Ta chọn sấy phun vì phương pháp này có nhiều ưu điểm:
- Thời gian sấy ngắn
- Có thể sấy với nhiều loại dịch thể khác nhau.
- Không làm biến đổi các tính chất của sản phẩm sấy do thời gian sấy ngắn,
mà các phương pháp sấy khác không thể có được.
Nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên các sản phẩm nông
nghiệp là tương đối lớn về số lượng và chủng loại tuy nhiên các hình thức bảo
quản và chế biến nông sản chủ yếu bằng các hình thức thủ công đạt năng suất
thấp, chất lượng kém. Ở Việt Nam công nghệ sấy phun sương mới được đưa
vào ứng dụng cho sản xuất trong những năm gần đây nhưng cũng thu được
nhiều thành tựu. Một số nơi đã bắt đầu sử dụng công nghệ sấy phun sản
phẩm. Tuy nhiên các hệ thống sấy phun này vẫn còn đơn giản, một số nơi
khác ở nước ta đã nhập các loại máy sấy phun từ nước ngoài để đưa vào sản
xuất. Nhưng giá thành của các loại máy sấy này tương đối cao chưa phù hợp
với điều kiện kinh tế nước ta. Vì vậy việc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sấy phun sương vào trong sản xuất để đạt năng suất cao và
chất lượng tốt nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của nước ta là
việc làm rất cần thiết.

EBOOKBKMT.COM
-16-

2.1.6 Một số mẫu máy sấy phun được sử dụng hiện nay
2.1.6.1 Máy sấy phun ly tâm LPG do Viện Cơ Điện & CNSTH nhập khẩu
(hình 1.2).
a) Khái quát về máy:
Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao LPG là thiết bị sấy thích hợp cho các
nguyên liệu dạng dung dịch sữa, dung dịch huyền phù, dạng bột đặc, dung
dịch lỏng. Các chất tổng hợp và các loại nhựa keo: thuốc nhuộm, bột màu,
gốm thủy tinh, chất tẩy gỉ, thuốc trừ sâu, hợp chất hydrat cacbon, chế phẩm từ
sữa, chất tẩy rửa và các loại họat động bề mặt, xà phòng, dung dịch hợp chất
hữu cơ, vô cơ…đều cho kết quả xuất sắc.

Hình 1.2 Máy sấy phun ly tâm LPG


b) Nguyên lý làm việc:
Không khí đi qua bộ lọc và bộ gia nhiệt được đưa vào bộ phân phối không
khí ở trên đỉnh thiết bị, khí nóng được đưa vào buồng sấy đều theo hình xoáy
trôn ốc. Nguyên liệu dạng lỏng từ máng nguyên liệu đi qua bộ lọc được bơm
lên bộ phun sương ở trên đỉnh của buồng sấy làm nguyên liệu trở thành dạng
hạt sương cực nhỏ, khi tiếp xúc với khí nóng, lượng nước có trong nguyên
liệu nhanh chóng bay hơi, nguyên liệu dạng lỏng được sấy khô thành thành
phẩm trong thời gian ngắn. Thành phẩm được phần đáy của buồng sấy và bộ

EBOOKBKMT.COM
-17-

phân li gió xoáy đùn ra ngoài, phần khí thừa còn lại được quạt gió hút và đẩy
ra ngoài.
c) Các thông số kỹ thuật của máy
Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật tham khảo cho các kiểu máy LPG
LPG-
LPG- LPG- LPG- LPG
Tên/ký hiệu LPG-50 LPG-100 LPG-150 800-
5 25 200 -500
1000
Năng suất bay hơi
800-
lớn nhất 5 25 50 100 150 200 500
1000
 kg/h
Kiểu phun Phun ly tâm cao tốc
Tốc độ vòng quay
11000-
đĩa phun 25000 18000 16000
13000
(vòng/phút)
Đường kính đĩa theo công
50 120 150
phun( mm) nghệ
Đường kính tháp
0.9 1.75 2.3 2.7 3 3.2 4.7
sấy(mm)
Công suất gia nhiệt steam+5
9 31.5 steam+18 steam+36 by craft
điện( kw) 4
Nguồn nhiệt áp
Điện, Hơi nước bão hòa+ điện, lò dầu, lò than khí nóng
dụng
1.6 theo
4 4.5 5.2 7 7.5 12.5
Kích thước máy ×9.1 từng
×2.7 ×2.8 ×3.5 ×5.5 ×6 ×8
(Dài×Rộng×Cao)m ×1.7 trường
×4.5 ×5.5 ×6.7 ×7.2 ×8 ×10
5 hợp

EBOOKBKMT.COM
-18-

2.1.6.2 Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao

Hình 1.3 Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao


a) Giới thiệu về máy:
Thiết bị máy sấy phun sương ly tâm tốc độ cao sử dụng hình thức khép kín
toàn bộ, tất cả các bộ phận đều được chế tạo bằng inox không gỉ, có bộ phận
làm sạch 3 cấp. Trong lòng và phần đỉnh tháp sấy có lắp bộ phận giải nhiệt
vách tháp sấy, giữ cho nhiệt độ vách tháp <80 OC, bột sản phẩm nếu có bám
trên vách tháp sấy cũng không có hiện tượng bị biến chất hay bị cháy, nâng
cao được tỷ lệ bột thu được (đạt trên 95%), không có hiện tượng bị bám dính
vào vách.
b) Nguyên lý làm việc:
Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao chuyên dụng cho thuốc cao lỏng Đông y là
thiết bị sấy phun chuyên dùng, giải quyết vấn đề sấy khô thuốc cao và thu
dịch chiết thực vật trong Đông y. Thiết bị này đã giải quyết được những vấn
đề tồn tại của dạng máy sấy phun ly tâm thông thường. Thiết bị đã giải quyết
được những hạn chế của các máy sấy cùng loại xuất hiện trước đó, nguyên
liệu sau khi sấy khô có màu đẹp, không bị biến chất, nâng cao hiệu quả kinh
tế của đơn vị sử dụng.
So với máy sấy khô phun ly tâm tốc độ cao LPG, thiết bị này có những ưu
điểm sau đây:

EBOOKBKMT.COM
-19-

- Có bộ lọc không khí 3 cấp, lượng khí đưa vào đạt yêu cầu cấp
300.000
- Có bộ phận giải nhiệt vách lò, giữ nhiệt độ vách lò ở mức 80 OC,
nguyên liệu trong thời gian dừng lại trên vách lò cũng không bị cháy
- Thể tích tổng thể bằng 3.5 lần lò phun ly tâm theo tiêu chuẩn LPG
- Có bộ phận xối rửa mở nhanh, thích hợp với yêu cầu sản xuất nhiều
loại sản phẩm
- Phần khử bụi thiết kế khử bụi dạng ẩm, bụi không thoát ra ngoài, phù
hợp yêu cầu bảo vệ môi trường
- Có bộ quét không khí cho hiệu quả khiến người sử dụng hài lòng
- Cung cấp 2 bộ phun sương, điều tốc bằng biến tần
- Điều khiển bằng PLC, hệ thống chương trình điều khiển có màn hình
hiển thị (lựa chọn)
- Có bộ phận xối rửa
- Dùng không khí khô khép kín
Đặc điểm:
- Phần tháp có bộ phận giải nhiệt làm mát
- Trên thân tháp có bộ phận làm rung tự động
- Thân tháp, đường ống có cửa làm vệ sinh và cửa thải mở nhanh
- Xilô nhập liệu nhiệt độ không đổi, điều khiển tự động
- Tháp rửa cao áp bằng tay kèm theo máy (lựa chọn)
- Các phần có tiếp xúc với nguyên liệu được chế tạo bằng thép không
gỉ (họăc toàn bộ được chế tạo bằng thép không gỉ)
- Thu hồi nguyên liệu dùng thiết bị khử bụi dạng lốc xoáy hai cấp
hoặc thiết bị khử bụi dạng lốc xoáy một cấp và bộ khử bụi ẩm
- Nhiệt độ của khí đưa vào thực hiện điều khiển tự động và liên tục
- Có kèm theo bộ quét khí

EBOOKBKMT.COM
-20-

c) Các thông số tham khảo cho kiểu máy ZLPG


Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật tham khảo cho các kiểu máy ZLPG

ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG- ZLPG


Kiểu loại
13 17 25 32 38 40 47 52 -58
Năng suất
bay hơi hàm 5 10 25 50 80 100 150 200 300
ẩm kg/h
Năng suất
100- 150- 200- 300-
sấy dung 6-7 12-14 25-34 50-68 80-108
135 203 270 406
dịch(kg/h)
Năng suất
14.8- 36.8-
thu sản 1-2 2-4 4.8-7.2 9.2-14 18.4-28 28-42 55-85
22.4 56.4
phẩm(kg/h)
Hàm lượng
chất rắn
18-25
trong dung
dịch(%)
Tỉ lệ hàm
ẩm còn lại
trong sản 3-5
phẩm
khô(%)
Công suất
điện 36 45 63 99 132 153 204 246 330
năng(kw)
Nguồn gia
Hơi nước bão hòa + gia nhiệt điện
nhiệt
Kiểu thu
hồi sản
2 cấp lọc xoáy li tâm hoặc 1 cấp lọc xoáy, tỷ lệc tách đạt ≥95%
phẩm và tỷ
lệ thu hồi
Bộ điều
khiển tự Đèn tín hiệu báo nhiệt độ khí nóng và hàm ẩm khí khí thải
động
Nhiệt độ
150-200
khí vào (t1)
Nhiệt độ
80-100
khí ra (t2)
Kích thước L 5000 5500 7000 8000 9800 11000 12200 14100 15000

EBOOKBKMT.COM
-21-

ngoài máy W 3000 3500 4000 5000 5700 6200 7000 7800 9000
(mm) H 4500 4600 5200 6500 7600 8100 9000 9850 11100
2.1.6.3 Máy sấy phun tạo hạt áp lực cao YPG

Hình 1.4 Máy sấy phun tạo hạt áp lực cao ký hiệu YPG
a) Nguyên lý hoạt động:
Sau khi qua bộ lọc, không khí được làm sạch và dẫn đến bộ gia nhiệt. Quy
trình gia nhiệt có thể là: Lò tạo khí nóng, gia nhiệt bằng điện, gia nhiệt bằng
hơi… Khi không khí được gia nhiệt đến nhiệt độ cài đặt, sau đó được đưa đến
bộ chia khí nóng tiếp tuyến. Sau khi được phân chia, khí nóng thổi vào buồng
sấy một cách ổn định và theo kiểu xoáy. Cùng lúc đó, dung dịch nguyên liệu
sấy được phun khuyếch tán thành những giọt dung dịch hoặc thành những
kích cỡ sương mù siêu nhỏ trong khoảng kích thước 25-60 μ m. Khi hạt
dung dịch tiếp xúc với khí nóng trong buồng sấy, phần tử nước sẽ bị bốc hơi
và còn lại là những hạt bột khô hoặc hạt cốm. Những hạt bột khô này sẽ rơi
xuống phần hình nón của buồng sấy và trượt rơi xuống thùng thu bột sản
phẩm phía đáy buồng, một lượng nhỏ bột mịn theo luồng khí vào bộ phận
tách bụi cyclone. Cuối cùng khí thải được hút ra ngoài qua quạt hút và dẫn
đến bộ thu bụi kiểu phun mưa.

EBOOKBKMT.COM
-22-

Thiết bị này được thiết kế theo kiểu sấy theo luồng song song. Các hạt
sương dung dịch được thổi cùng chiều với luồng khí nóng. Tuy nhiên, nhiệt
độ của khí nóng cao hơn, khí nóng sẽ tiếp xúc với các giọt sương dung dịch
ngay khi chúng được phun vào buồng sấy. Các giọt dung dịch trong buồng rơi
xuống nhanh vì vậy nguyên liệu sấy không bị sấy nóng quá mức, vì thế thiết bị
sấy này phù hợp cho sấy khô các loại sản phẩm nguyên liệu dễ hỏng.
Thiết bị máy sấy phù hợp cho sấy các loại nguyên liệu như: Hóa chất, thực phẩm,
dược phẩm, Polymer và nhựa thông, chất màu, gốm, thủy tinh, deruster, chất diệt
nấm, thuốc diệt cỏ, tổng hợp các bon, các sản phẩm bơ sữa, các sản phẩm từ thịt,
các sản phẩm từ cá, sò huyết, bột tẩy rửa, xử lý bề mặt, phân bón, các chất hữu cơ
và vô cơ…
Thân máy sấy, đường ống và toàn bộ thiết bị tiếp xúc nguyên liệu được làm
bằng thép không gỉ Cr19Ni9(304), bảo đảm chắc chắn không bị hư.
Chủng loại máy sấy phun khuyếch tán này nhìn chung được dùng cho sấy
phun các lọai sản phẩm dung dịch có độ ẩm cao khoảng 50-80%. Một số loại
nguyên liệu đặc biệt, thậm chí khi độ ẩm lên đến 90%, thiết bị này có thể sấy
1 lần mà không cần cô đặc chúng.
b) Mô tả:
Dung dịch nguyên liệu hay loại kem được phun qua vòi phun đa điểm nhờ áp
lực cao của bơm tiếp liệu. Nguyên liệu được tạo thành dạng hạt và được sấy khô
trong vòng từ 10 ~ 90 giây. Cuối cùng thu được dạng sản phẩm hạt khô.
c) Đặc tính:
- Tốc độ sấy rất nhanh, phù hợp cho các loại nguyên liệu nhạy nhiệt.
- Sản phẩm sau khi sấy có dạng hạt tròn, kích thước đồng đều, độ trơn
chảy tốt. Sản phẩm có độ tinh khiết và chất lượng cao.

EBOOKBKMT.COM
-23-

- Phạm vi ứng dụng của thiết bị rộng rãi. Tùy theo tính chất của nguyên
liệu mà có thể ứng dụng nhiệt nóng để sấy hay dùng khí mát để tạo hạt. Thiết
bị thực sự hoàn hảo cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
- Vận hành máy đơn giản, máy chạy luôn ổn định. Máy vận hành tự
động hóa cao.
d) Ứng dụng của thiết bị:
Thiết bị phù hợp cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, bột màu,
gốm, hóa chất nông nghiệp, nhựa…vv
e) Bảng thông số kĩ thuật của máy YPG
Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật cho kiểu máy YPG-I

Tên thiết bị\ ký hiệu


YPGI-12 YPGI-14 YPGI-16 YPGI-24 YPGI-28 YPGI-36
máy
Năng suất bay
25 70 100 150 200 400
hơi(kg/h)
Kiểu gia nhiệt Hơi nước nóng bão hòa+ tăng cường thêm điện hoặc lò ga
Đường kính tháp
1200 1400 1600 2400 2800 3600
sấy(mm)
Kích thước ngoài(m) 5×4×10 6×4×12 6×4×13 8×4.5×19 10×5×20 12×5×25

Bảng 1.5 Thông số kỹ thuật cho kiểu máy YPG-II

Tên thiết bị\ ký hiệu YPGII- YPGII- YPGII- YPGII- YPGII-


YPGII-36
máy 40 45 50 56 80
Năng suất bay
380 500 600 750 1000 2000
hơi(kg/h)
Kiểu gia nhiệt Hơi nước nóng bão hòa+ tăng cường thêm điện hoặc lò ga
Đường kính tháp sấy(
3600 4000 4500 5000 5600 8000
mm )
Các chỉ số kích thước được xác định khi có các điều kiện
Kích thước ngoài(m)
thiết kế thực tế

2.1.7 Quy trình sản xuất bột chè tươi hòa tan bằng phương pháp sấy phun

EBOOKBKMT.COM
-24-

- Một số quy trình công nghệ chế biến chè uống liền:
a) Sản xuất chè xanh:
Nguyên liệu chè

Diệt men

Làm khô

Phân loại, đóng thùng chè xanh thành phẩm

Hình 1.5. Qui trình chế biến chè xanh


- Sao diệt men cho nguyên liệu chè là giai đoạn đầu tiên và chủ yếu nhất trong
quá trình kỹ thuật sản xuất chè xanh, được thực hiện nhờ nhiệt của chảo sao
hay thiết bị sao kiểu thùng quay.
Mục đích diệt men cho nguyên liệu chè:
 Sử dụng nhiệt độ cao để phá huỷ các men vốn có trong nguyên liệu
chè, làm cho sự oxy hoá cac chất nhất là tanin, bị đình chỉ, giữ cho sản phẩm
chè xanh có màu xanh và vị chát đặc trưng.
 Làm cho một phần nước trong nguyên liệu chè bay hơi đi dẫn tới làm
giảm áp lực trương nở của tế bào tổ chức lá chè trở thành mềm mại hơn,
thuận lợi cho thao tác vò nguyên liệu chè sau khi diệt men.
 Làm bay hơi đi mùi hăng ngái của lá tươi, bước đầu tạo ra hương thơm
dễ chịu của sản phẩm chè xanh.
- Vò: tác dụng làm dập các tế bào của lá chè, làm các thành phần trong lá chè
theo dịch thoát ra trên bề mặt lá, khi sấy khô dịch sẽ bám trên bề mặt lá tạo mầu

EBOOKBKMT.COM
-25-

vàng óng và khi hãm chè bằng nước sôi thì dịch này dễ hòa tan. Quan trọng giúp
các chất đặc biệt là tannin trong lá chè có khả năng tiếp xúc với không khí để
tiến hành quá trình oxi hóa tạo ra hương vị màu sắc cho nước chè. Vò chè có thể
làm bằng tay hoặc máy.
- Làm khô chè: Chè vò sau khi vò được sàng xong phải đem làm khô ngay
vì nếu để lâu quá trình oxy hoá phát triển làm nước chè xanh thành phẩm sẽ bị
vàng đỏ.
Mục đích của việc làm khô chè vò là làm bay hơi nước có trong chè vò, chỉ
giữ lại tỷ lệ nước nhất định, nhằm dễ bảo quản và cố định hình dạng bên
ngoài của từng cánh chè được tạo nên nhờ vò ở giai đoạn vò, đồng thời phát
huy hương thơm và tạo màu chè xanh đen cho chè xanh thành phẩm.
Yêu cầu của việc làm khô chè vò là không làm cháy chè, chè khô đều và độ
ẩm cuối cùng của chè sau khi làm khô bảo đảm từ 3-5%.
b) sản xuất chè hòa tan:
Nguyên liệu chè

Vò hoặc nghiền

Sấy (hấp, sao)

Nước nóng Trích ly ( chiết)

Cô đặc dịch chiết

Sấy khô hoặc phun sương

Bột chè hòa tan

Đóng bao bảo quản

EBOOKBKMT.COM
-26-

Hình 1.6 Qui trình sản xuất chè hòa tan


- Nguyên liệu chè được vò hoặc nghiền đập rồi sấy khô sẽ thu được nửa thành
phẩm chè đem hoà tan. Còn muốn thu được nửa thành phẩm chè xanh hoà tan
thì chỉ cần đưa lá chè già và cành non đi sấy khô; hấp rồi sấy; hoặc sao rồi vò,
sấy
- Pha chiết lấy dung dịch nước chè từ chè nửa thành phẩm bằng nước nóng 65 -
85oC; thời gian chiết là 15 phút. Ở điều kiện chiết như trên thì hương vị, màu
nước pha chè không sai khác so với chè tự nhiên. Nếu dùng nước sôi để chiết thì
thời gian chiết không đổi nhưng chất lượng chè hoà tan sẽ giảm.
- Cô đặc dung dịch chè chiết được tiến hành trong máy cô đặc chân không (để có
thể sử dụng nhiệt độ thấp khi cô đặc, tránh làm biến chất chè).
- Sấy khô chất hoà tan thu được khi cô đặc trong máy sấy thăng hoa để thu được
chè hoà tan. G. Peruidze (Liên Xô) nghiên cứu thấy rằng nhờ sấy thăng hoa (độ
chân không cao, nhiệt độ sấy thấp) nên chè hoà tan giữ nguyên được tất cả
những tính chất của nguyên liệu ban đầu như hương vị, màu nước pha.
- Phun hương thơm cho chè hoà tan để bù vào nhược điểm kém hương của chè
hoà tan. Có thể phun hương vào bột chè hoà tan, hoặc tốt hơn, phối hợp phun
hương trong trong khi sấy khô chè hoà tan vì chè hoà tan có hương thơm tốt hơn.
Cũng có thể ướp hương chè hoà tan bằng các loại hoa tươi như hoa hoa Hồng,
hoa Nhài, hoa Bưởi.... Ở Mỹ, người ta sử dụng phương pháp thu hồi hương thơm
của chè khi chiết và cô đặc để trả lại cho chè hoà tan.
Phương pháp trên có ưu điểm là giữ nguyên được tính chất của chè ban
đầu. Nhược điểm là kém hương nên phải phun hương vào bột chè hòa tan.
Sau khi tham khảo nhiều quy trình chế biến chè của nhiều nước trên thế
giới em đề xuất quy trình công nghệ chế biến chè tươi hòa tan theo phương
pháp sấy phun sương do giữ lại được các thành phần trong lá chè, thuận lợi
cho việc pha chế các thành phần khác cũng như thuận lợi cho việc sử dụng.

EBOOKBKMT.COM
-27-

Chè tươi

Cắt, nghiền nhỏ

Nước nóng Trích ly (chiết)

Cô đặc dung dịch chiết

Sấy phun

Sản phẩm

Đóng bao và bảo quản

Hình 1.7 Sơ đồ Qui trình công nghệ sản xuất trà hòa tan

EBOOKBKMT.COM
-28-

CHƯƠNG III
LÝ THUYẾT SẤY PHUN
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống máy sấy phun có năng suất 100 (lít/giờ).
Phạm vi nghiên cứu là các thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của máy
sấy
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của hệ thống máy sấy phun ly tâm được thể hiện
trên hình 1.8
Nguyên lý cấu tạo: Hệ thống máy sấy phun có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính
là thiết bị trao đổi nhiệt (calorife), cụm tạo sương ly tâm, cụm thu hồi sản
phẩm bao gồm quạt hút và xyclon.
Nguyên lý làm việc: Sau khi qua bộ lọc, không khí được làm sạch và dẫn
đến bộ gia nhiệt. Không khí được gia nhiệt đến nhiệt độ cài đặt, sau đó được
đưa đến bộ chia khí nóng. Sau khi được phân chia, khí nóng thổi vào buồng
sấy một cách ổn định và theo kiểu xoáy. Cùng lúc đó, dung dịch sấy được
bơm hút đưa vào bộ phận phun sương ly tâm 1, nhờ đó dung dịch sấy được xé
tơi thành những hạt lỏng cỡ sương mù siêu nhỏ có kích thước trong khoảng
25—60 μ m. Khi hạt dung dịch tiếp xúc với khí nóng trong buồng sấy, phần
tử nước sẽ bị bốc hơi và còn lại là những hạt bột khô hoặc hạt cốm. Những
hạt bột khô này sẽ rơi xuống phần hình nón của buồng sấy 2, được quạt hút ly
tâm 7 hút luồng hỗn hợp khí và bột khô vào bộ phận tách bụi cyclone 5. Tại
đây những hạt có khối lượng lớn được lắng xuống dưới và được đưa vào thiết
bị thu hồi, còn hỗn hợp khí và bụi có kích thước nhỏ hơn sẽ được đưa tới bộ
phận lọc bụi kiểu túi và được thu hồi tiếp, khí thải sẽ thoát ra môi trường.
Thiết bị này được thiết kế theo kiểu sấy hai luồng song song. Các hạt sương
dung dịch được thổi cùng chiều với luồng khí nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ của
khí nóng cao hơn, khí nóng sẽ tiếp xúc với các giọt sương dung dịch ngay khi

EBOOKBKMT.COM
-29-

chúng được phun vào buồng sấy. Các giọt dung dịch trong buồng rơi xuống
nhanh vì vậy nguyên liệu sấy không bị sấy nóng quá mức, vì thế thiết bị sấy
này phù hợp cho sấy khô các loại sản phẩm nguyên liệu nhạy cảm vì nhiệt.
Nhiệt độ của sản phẩm khi ra khỏi buồng sấy thấp hơn 1 chút so với khí thoát
ra ngoài.
Thiết bị máy sấy phun ly tâm phù hợp cho sấy các loại nguyên liệu như:
hóa chất, thực phẩm, dược phẩm. Thân máy sấy, đường ống và toàn bộ thiết
bị tiếp xúc nguyên liệu được làm bằng thép không gỉ (inox), bảo đảm chắc
chắn, không bị hư hại.

EBOOKBKMT.COM
-30-

ÐC

9
13 1
12

10

11
3

5
4

6
7

Hình 1.8 Nguyên lý cấu tạo máy sấy phun sương ly tâm
1 – cụm tạo sương ly tâm, 2 – buồng sấy, 3 – tủ điều khiển, 4 - ống hút, 5 –
xyclon, 6 – chân máy, 7 – quạt hút ly tâm, 8 – giá quạt hút, 9 – bộ truyền đai,
10 – cửa kính quan sát, 11 – đồng hồ đo nhiệt, 12 - ống cấp ko khí nóng, 13 -
ống cấp dịch.

EBOOKBKMT.COM
-31-

3.2 Tổng quan về lý thuyết sấy phun


3.2.1 Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo của hệ thống sấy phun
3.2.1.1 Nguyên lý làm việc
Hệ thống sấy phun là hệ thống chuyên dùng để sấy các vật liệu sấy dạng
dung dịch huyền phù, ví dụ trong công nghệ sản xuất sữa bột, bột đậu lành,
bột trứng v.v…
Cấu tạo chủ yếu của hệ thống sấy phun gồm một bơm dịch thể, một buồng
sấy hình trụ trong đó người ta bố trí các vòi phun và cuối cùng là xyclon để
thu hồi sản phẩm bay theo tác nhân sấy.
Vật liệu sấy được bơm nén qua vòi phun vào buồng sấy dưới dạng sương
mù. Ở đây vật liệu sấy trao đổi nhiệt ẩm với tác nhân sấy. Phần lớn sản phẩm
được sấy khô dưới dạng bột rơi xuống phía dưới phần nhỏ còn lại bay theo
tác nhân sấy đi qua tác nhân sấy đi qua xyclon và được thu hồi trở lại . Tác
nhân sấy sau khi đi qua xyclon sẽ được thải vào môi trường. Có nhiều cách
đưa vật liệu sấy và tác nhân sấy vào buồng sấy
3.2.1.2 Cấu tạo
Có thể thấy cấu tạo đặc thù của hệ thống sấy phun so với hệ thống sấy khác
là bơm cao áp để nén dịch thể và kết cấu tạo sương trong buồng sấy. Bơm
dùng trong hệ thống sấy phun có thể nén dịch thể đến áp suất từ 30 – 200
(atm) để đưa vào vòi phun. Vòi phun vừa là kết cấu để đưa vật liệu sấy vào
buồng sấy vừa là kết cấu tạo sương mù. Thông thường có 3 loại kết cấu tạo
sương: Tạo sương bằng cơ khí, tạo sương bằng khí động và tạo sương bằng ly
tâm. Tương ứng với 3 cách tạo sương là 3 loại vòi phun.

EBOOKBKMT.COM
-32-

3.3 Kết cấu và lý thuyết tính toán bộ phận tạo sương


3.3.1 Vòi phun cơ khí
a) Nguyên lý làm việc:
Dịch thể huyền phù được bơm nén đến áp suất thích hợp đi vào vòi phun.
Đầu vòi phun có một chi tiết dạng 3 cánh có thể tự do quay xung quanh một
trục và nhờ đó dịch thể được đánh tơi thành từng giọt nhỏ có đường kính từ 1-
150 ( μ m).
b) Ưu điểm:
- Làm việc không ồn, tiêu hao điện năng ít (4 – 10 kW/tấn dịch thể)
- Năng suất cao có thể đạt 4500 kg/h
c) Nhược điểm:
- Không dùng được với dung dịch quá nhớt
- Rất nhạy bén với tạp chất vì vậy đường kính lỗ phun không nhỏ hơn 1 (mm)
- Không điều chỉnh được công suất vòi phun.

4 3 2 4

Hình 1.9 Kết cấu của vòi phun cơ khí


1: vòng đệm, 2: thân vòi phun, 3: ecu điều chỉnh 4: tiết diện vòi phun

EBOOKBKMT.COM
-33-

3.3.2 Vòi phun khí động


a) Nguyên lý làm việc:
Dòng không khí hay chính dòng tác nhân sấy được nén đến áp suất 1,5 – 5
(atm) qua ống tăng tốc giảm áp rồi phun ra miệng phun, dùng bơm đưa dung
dịch đến miệng vòi từ hai bên. Hỗn hợp dịch thể và tác nhân đập vào một cái
đĩa quay và biến thành sương mù đi vào buồng sấy. Ở đây vật liệu sấy dưới
dạng các hạt nhỏ ly ty và tác nhân sấy trao đổi nhiệt ẩm cho nhau. Cũng như
hệ thống sấy phun dùng vòi phun cơ khí, phần lớn vật liệu sấy được sấy khô
dưới dạng bột rơi xuống đáy buồng sấy, phần còn lại bay theo bay theo tác
nhân sấy vào xyclon và được thu hồi tiếp.

không khí nén


1
dich thê

Hình 1.10 Kết cấu của vòi phun khí động


b) Ưu điểm:
- Vòi phun khí động có thể làm việc với hầu hết các loại dịch thể
- Có khả năng điều chỉnh điều chỉnh lưu lượng và cỡ hạt

EBOOKBKMT.COM
-34-

c) Nhược điểm:
Tiêu hao năng lượng lớn hơn so với các vòi phun khác, thường trong
khoảng 50 – 60 kW/tấn dịch thể.
3.3.3 Đĩa ly tâm
a) Nguyên lý làm việc:
Đĩa chuyển động với tốc độ khoảng 4000 ¿ 20.000 (vòng/phút). Chất
lỏng theo các rãnh trên đĩa văng ra ngoài thành hạt sương mù nhờ lực ly tâm.
Tốc độ trên vành đĩa cao khoảng ( 130 ¿ 200 m/s). Đĩa quay nhờ động cơ
điện hay tuốcbin. Chất lỏng được đưa tới đĩa nhờ bơm có độ chênh áp không
đổi và điều chỉnh tự động.
b) Ưu điểm:
- Cơ cấu phun tạo sương ly tâm có thể làm việc với bất kỳ dịch thể nào kể cả
các bột nhão, trong khi cơ cấu tạo sương bằng cơ khí không dùng được cho
các dịch thể chứa hạt cứng hoặc tinh thể.
- Quan sát qua cửa kính ta thấy đĩa ly tâm làm việc ổn định, chắc chắn
c) Nhược điểm:
- Cơ cấu tạo sương ly tâm có kết cấu phức tạp, khó chế tạo nên giá thành thiết
bị cao.
- Bố trí, vận hành khá phức tạp, dễ hỏng hóc.

EBOOKBKMT.COM
-35-

2 3 4 5 6 7

13
12
11
10

9
8

Hình 1.11 Cấu tạo đĩa tạo sương ly tâm


d) Lý thuyết tính toán đĩa ly tâm [2]
Đường kính của giọt lỏng được xác định theo công thức sau:
G v dt ρdt . σ dt . l
( ) )
D = 0,365.R. n. ρ dt .R 0,6
.( G 0,2
.( G2 )0,1
Đường kính trung bình của hạt lỏng phun ra:
σ
1
dtb = 98,5. n . √ R . ρdt

Trong đó:
n: Số vòng quay của đĩa trong khoảng 4.000 ÷ 20.000
vòng/phút
σ : Sức căng bề mặt của dịch thể ở nhiệt độ tưới vào đĩa
ρdt : Khối lượng riêng của dịch thể

R : Bán kính của đĩa văng ly tâm, m


G : Lưu lượng dịch thể, kg/s
l : Chu vi ướt của đĩa, m

EBOOKBKMT.COM
-36-

W : Vận tốc trên vành đĩa, m/s


Công suất tiêu thụ của động cơ điện:
N = 1,91. 10-3.G.W (kw)
Phân tích những ưu nhược điểm của 3 loại kết cấu tạo sương trên em chọn kết
cấu tạo sương ly tâm
3.4 Cấu tạo và lý thuyết tính toán buồng sấy.
3.4.1 Các kiểu buồng sấy.
Trên hình dưới đây biểu diễn các kiểu buồng sấy phun. Tác nhân sấy và vật
liệu sấy có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hay hỗn hợp. Sử dụng
rộng hơn cả là buồng sấy kiểu cùng chiều. Bố trí cùng chiều có ưu điểm là có
thể sử dụng tác nhân sấy ở nhiệt độ cao mà không sợ sản phẩm sấy bị quá
nhiệt vì tốc độ bay hơi lớn, thời gian sấy ngắn.
Vì cùng chiều nên sản phẩm khi tiếp xúc với tác nhân sấy chất sấy có nhiệt
độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi chất vào buồng sấy.

khí
khí
nóng
nóng

a) b)
khí c)
nóng

khí khí
nóng khí
nóng
nóng
d) e)

Hình 1.12 Các kiểu buồng sấy phun


a,c: kiểu buồng sấy cùng chiều , d: kiểu buồng sấy ngược chiều
b,e: kiểu hỗn hợp

EBOOKBKMT.COM
-37-

Chuyển động của hạt lỏng trong buồng sấy cũng giống như chuyển động
của hạt trong ống sấy khí động . Trong ống sấy khí động chuyển động của hạt
lỏng trong dòng khí có tốc độ vk – vcb và hạt đi lên phía trên. Trong buồng sấy
phun hạt chất lỏng có thể chuyển động cùng chiều với dòng khí từ trên xuống,
từ dưới lên, theo phương ngang, cũng có thể chuyển động ngược chiều (khí từ
dưới lên, hạt lỏng từ trên xuống). Hạt được phun ra với tốc độ ban đầu tương
đối lớn, vào dòng khí tốc độ của hạt giảm nhanh do trở lực của dòng khí sau
đó không đổi.
Việc chọn kiểu buồng sấy phun và kiểu vòi phun cần căn cứ vào dạng dung
dịch, tính chất của sản phẩm v.v… và cần tính toán kinh tế kỹ thuật để chọn
phương án tối ưu.
3.4.2 Tính toán buồng sấy
3.4.2.1 Đường kính buồng sấy
Đường kính buồng sấy cần chọn lớn hơn đường kính cực đại chùm phun
Dc. Đồng thời trong tính toán cần tính đến khả năng tăng lưu lượng dung dịch
( 30 – 50 % ), đặc biệt là lúc bắt đầu làm việc để đạt đến một chế độ đã cho.
Do đó đường kính buồng sấy chọn theo điều kiện:
D ¿ 1,2 Dc
Khi sấy vật liệu không chịu được nhiệt độ cao ví dụ như dược liệu …vv thì
đường kính buồng sấy chọn theo điều kiện sau:
D ¿ 1,4 Dc
Đường kính cực đại chùm phun Dc là đường kính chỗ mở lớn nhất của
chùm tia lỏng phun ra, nó phụ thuộc vào loại vòi phun và bản chất của dịch
thể. Đương nhiên Dc chỉ có thể xác định bằng thực nghiệm.
3.4.2.2 Thể tích buồng sấy
Có hai phương pháp xác định thể tích buồng sấy:

EBOOKBKMT.COM
-38-

a) Phương pháp thực nghiệm


Gn
V= A (m3)
A: Cường độ bay hơi ẩm được xác định bằng thực nghiệm (kg/m3h).
b) Phương pháp giải tích ( M.V. Lưkôp )
Thể tích buồng sấy được xác định theo công thức:
Q
V = αv Δt tb
Trong đó :
Q: Nhiệt lượng mà vật liệu sấy nhận được từ tác nhân sấy
α v : Hệ số trao đổi nhiệt thể tích

Δt tb : Độ chênh nhiệt độ trung bình

V : Thể tích phần sấy của buồng


Có thể thấy nhiệt lượng mà vật liệu sấy nhận được Q bằng nhiệt lượng để
bốc hơi ẩm và nhiệt lượng để đốt nóng vật. Do đó Q bằng:
Q = Gn { r + Cpk(t2 – tv2) } + G2Cpv(tv2 – tv1)
Trong đó:
Gn : Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ
r : Nhiệt ẩn hoá hơi
t2 : Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi quá trình sấy
t v1 , tv2 : Tương ứng là nhiệt độ vào và ra khỏi buồng sấy của
vật liệu sấy
C pk, Cpv : Tương ứng là nhiệt dung riêng của tác nhân sấy và của

vật liệu sấy ở độ ẩm ω2


Nếu lấy đơn vị nhiệt lượng là kJ thì nhiệt lượng Q được viết lại dưới dạng:
Q = Gn{ 2500+ 1,842.(t2 – tv2) } + G2Cpv(tv2 – tv1)

EBOOKBKMT.COM
-39-

3.4.2.3 Chiều cao buồng sấy


Chiều cao hữu hiệu phần tác dụng của buồng sấy H:
4 .V
H= π . D2 (m)
Chiều cao phần hình côn của buồng sấy:
D−D1
H1 = 2 tg( β ) (m)
D1: Đường kính miệng lỗ thoát sản phẩm
β : Góc ma sát
3.4.2.4 Xác định nhiệt độ trung bình
Nếu bỏ qua giai đoạn đốt nóng chúng ta chỉ xem quá trình sấy chỉ xảy ra
hai giai đoạn: Giai đoạn tốc độ sấy không đổi và giai đoạn tốc độ sấy giảm
dần. Trong giai đoạn tốc độ sấy không đổi nhiệt độ vật liệu sấy bằng nhiệt độ
nhiệt kế ướt tu . Kết thúc giai đoạn này nhiệt độ vật liệu sấy bắt đầu tăng từ t u
đến nhiệt độ vật liệu sấy ra khỏi buồng sấy tv2 và độ ẩm của vật liệu sấy tiếp

tục giảm từ độ ẩm thủy động ω k1 đến độ ẩm ω2 nào đó theo yêu cầu .


Trong khi đó, nhiệt độ tác nhân sấy có thể xem là giảm liên tục từ t1 đến t2.
Sự thay đổi nhiệt độ của tác nhân sấy và của vật liệu sấy cho ở hình biểu
diễn dưới đây, độ chênh nhiệt độ trung bình trong giai đoạn tốc độ sấy không
đổi sẽ bằng:
' '
( t 1 −t u )−( t 2 −t u ) (t 1−t 2 )
t 1 −t u t 1 −t u
ln ( ' ) ln ( ' )
Δt 1 = t 2−t u = t 2−t u

Với giai đoạn tốc độ sấy giảm dần ta có:


'
( t 2 −t u )−(t 2 −t v 2 )
t '2−t u
ln( )
Δt = t 2−t v 2

EBOOKBKMT.COM
-40-

Như vậy nếu biết X là tỷ lệ thời gian sấy của chu kỳ tốc độ sấy giảm dần so
với thời gian sấy tổng thì độ chênh lệch nhiệt độ trung bình của cả quá trình
sấy sẽ được tính theo công thức sau:
Δt tb = (1-X). Δt 1 + X. Δt 2
Tóm lại, để tính nhiệt độ trung bình Δt tb trong hệ thống sấy phun chúng
ta phải xác định được X và nhiệt độ t’2 của tác nhân sấy mà tại đó kết thúc giai
đoạn tốc độ sấy không đổi.
Xác định t’2 chúng ta biết lượng ẩm tác nhân sấy nhận được từ vật liệu sấy

trong giai đoạn tốc độ sấy không đổi bằng ( ω k−ωk 1 ) và trong toàn bộ quá

trình sấy bằng ( ω1 −ω 2 ). Do đó, nếu biết lượng không khí khô cần thiết để
bốc hơi một kg ẩm là gk thì lượng chứa ẩm d2’ tương ứng với trạng thái tác
nhân sấy sau khi kết thúc giai đoạn tốc độ sấy không đổi bằng:
( ω1 −ω k 1 )
d2’ = d1 + g k .(ω1 −ω 2 )

1
Như chúng ta đã biết gk = d 2−d1 nên công thức tính lượng chứa ẩm d’2
được viết lại dưới dạng sau :
(ω1 −ω k 1 )
d2’ = d1 + .(ω1 −ω 2 ) (d2 – d1)
Rõ ràng, nếu quá trình sấy thực đã được xây dựng thì nhiệt độ t’ 2 sẽ được
xác định tại giao điểm của các đường BC và d = d 2’. Đương nhiên, như chúng
ta đã biết, nhiệt độ của không khí ẩm nói chung và nhiệt độ t 2’ nói riêng hoàn
toàn có thể xác định bằng giải tích nếu biết lượng chứa ẩm của nó.
Khi đó, từ phương trình xác định lượng chứa ẩm theo nhiệt độ và tổng tổn
thất nên ta có:
'
C dx (d 1 )(t 1 −t 2 )
'
d’2 = d1 + i2 −Δ

EBOOKBKMT.COM
-41-

Hay
C dx (d 1 )(t 1 −t '2 )
d’2 = d1 + (2500− Δ)+1 , 842. t 2
Từ các công thức trên ta xác định nhiệt độ t2’ bằng giải tích
'
C dx ( d 1 ) t 1−(d 2 −d 1 )( 2500−Δ)
'
t2’ = 1, 842( d 2 −d 1 )+C dx ( d 1 )

Xác định tỷ số X, giá trị X cũng được xác định bằng nguyên tắc trung bình:
1
(t '2 −t 2 )(ω1 −ω k 1 )
+1
ω −ω cb
(t 1 −t '2 )(ω k 1 −ω cb )ln( k 1 )
X= ω2 −ω cb

3.4.2.5 Xác định hệ số trao đổi nhiệt α v

Hệ số trao đổi nhiệt α v được xác định bằng thực nghiệm, và được xác
định theo công thức sau đây:
.G2 k 1 1,6 1 0,8
.( ) .( )
αv -3
= 6,615.10 .  vk . F d 1   (kJ/m3hK)
Trong đó:
dấu “+” lấy khi dịch thể và tác nhân sấy chuyển động cùng chiều
và dấu “-” là ngược lại
λ : Hệ số dẫn nhiệt của tác nhân sấy ở nhiệt độ trung bình t tb =

0,5.(t1+t2)
G2k : Năng suất sấy tính theo vật liệu khô
ρvk : Khối lượng riêng của vật liệu khô
d : Đường kính của hạt dịch thể
w1 : Tốc độ lơ lửng của hạt khô
w: Tốc độ tác nhân sấy

EBOOKBKMT.COM
-42-

Tốc độ tác nhân sấy w được tính theo công thức sau:
0,5.( v k 1 +v k 2 ). Gk
2
D
3600 . π .
w = 4

Trong đó:
v k1, vk2 : Tương ứng là thể tích riêng của không khí ẩm ứng với
một kg không khí khô.
v k = 4,640.10-3(0,621+d)(273+t)
G k : Lưu lượng không khí khô cần thiết để bốc hơi W kg hơi ẩm
được xác định khi tính toán nhiệt quá trình sấy thực.
3.4.2.6 Xác định thời gian sấy
Dễ dàng thấy rằng, khi chiều cao buồng sấy là H thì thời gian sấy bằng:
H
τ=
ω 1 ±ω (s)
3.5 Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
3.5.1 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt
Thiết bị trao đổi nhiệt là loại thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong nhiều
nghành, nó đa dạng về chủng loại cũng như hình thức. Để thiết kế tốt một
thiết bị trao đổi nhiệt, người thiết kế phải nắm vững các kiến thức về truyền
nhiệt, cơ học chất lỏng, cơ khí chế tạo, vật liệu và sức bền vật liệu… Trong
thiết bị trao đổi nhiệt, các yếu tố thường xảy ra đồng thời và tác động tương
hỗ hết sức phức tạp, do vậy trước khi thiết kế cần phải nắm vững các yêu cầu
của sản xuất, những điều kiện cụ thể của công nghệ. Mà sơ bộ nghĩ ra dạng
kết cấu thiết bị thích hợp, sau đó tiến hành tính toán chi tiết và hiệu chỉnh.
Thiết bị trao đổi nhiệt sau khi tính toán xong tối thiểu phải thỏa mãn các yêu
cầu sau đây:
_ Thoả mãn đầy đủ các điều kiện trao đổi nhiệt của yêu cầu sản xuất đề ra.
_ Đảm bảo độ bền, kết cấu hợp lý, có độ tin cậy cao

EBOOKBKMT.COM
-43-

_ Thuận tiện trong chế tạo,lắp đặt, bảo trì


_Giá thành phải hợp lý
Giữa các yêu cầu này thường có sự ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau,
ví dụ khi thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt với chất tải nhiệt có tính xâm thực
mạnh. Trong trường hợp này có khả năng chúng ta phải sử dụng những vật
liệu chống ăn mòn cao thì thiết bị mới đảm bảo độ bền. Nhưng đồng thời vật
liệu này lại khá đắt, thiết bị chế tạo ra có giá thành cao khó chấp nhận. Do vậy
người thiết kế phải có sự phân tích chi tiết tất cả các điều kiện qua lại này. Từ
đó xác định được các điều kiện thiết kế hợp lí trong tình hình cụ thể.
Hiện nay do sự phát triển công nghệ trên thế giới, nhiều thành tựu được
đưa vào trong thiết kế chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt. Do vậy có rất nhiều thiết
bị trao đổi nhiệt hiện có mặt trên thị trường hiện nay
- Thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn hoạt động liên tục, trong đó bao
gồm:
+) Thiết bị trao đổi nhiệt ống trơn
+) Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống bọc (double tube type heat exchanger )
+) Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống vỏ
+) Thiết bị trao đổi nhiệt dùng cho lò ống vỏ
+) Thiết bị trao đổi nhiệt dùng cho lò công nghiệp
+) Thiết bị trao đổi nhiệt có cánh
+) Thiết bị trao đổi nhiệt bằng điện
- Thiết bị trao đổi nhiệt hỗn hợp
- Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt
Như chúng ta đã biết muốn tăng được nhiệt lượng truyền Q có thể giải
quyết bằng các biện pháp sau.
+) Tăng sự chênh lệch nhiệt độ Δt
+) Tăng cường trao đổi nhiệt α

EBOOKBKMT.COM
-44-

+) Tăng diện tích trao đổi nhiệt


Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể tăng Δt và α thì biện
pháp hữu hiệu nhất thường được sử dụng là tăng diện tích trao đổi nhiệt F. Để
tăng được diện tích truyền nhiệt người ta làm cánh trên bề mặt trao đổi nhiệt.
a) Ưu điểm:
- Tăng diện tích bề mặt truyền nhiệt
- Gây rối loạn dòng chất lỏng, nên kết cấu thiết bị gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo
yêu cầu về khả năng truyền nhiệt, hiệu suất cao.
b) Nhược điểm:
- Chế tạo phức tạp, nên giá thành thiết bị cao
c) Phạm vi ứng dụng của thiết bị
- Được sử dụng rộng rãi trong nhiều chủng loại thiết bị trao đổi nhiệt.
d) Công nghệ chế tạo
Cánh chủ yếu được chế tạo và gắn tại bề mặt ngoài của ống. Còn bề mặt
truyền nhiệt cánh chỉ có tác dụng khi gắn trên bề mặt phía môi chất có hệ số
toả nhiệt đối lưu nhỏ (ví dụ không khí, khói…vv).
Có nhiều dạng cánh được gắn trên ống, thông dụng nhất là cánh tròn hoặc
cánh chữ nhật. Ở đây ống bằng thép hoặc bằng đồng, cánh có thể bằng nhôm
hoặc bằng đồng.
Cánh chỉ có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt ở phía môi
chất có hệ số trao đổi nhiệt nhỏ từ đó tăng cường độ truyền nhiệt một khi việc
gắn cánh trên ống được thực hiện tốt (thật chặt và thật khít để không tạo khe
hở giữa chân cánh và ống).Thường việc gắn cánh được thực hiện bằng
phương pháp hàn, mạ kẽm, mạ đồng.
Trong các thiết bị trao đổi nhiệt trên thì ưu việt nhất là thiết bị trao đổi
nhiệt loại có cánh.

EBOOKBKMT.COM
-45-

3.5.2 Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt .


Sấy nóng không khí bằng điện có thể thực hiện bằng các thanh đốt với dây
mai xo điện trở. Bộ sấy này được chế tạo từ nhiều thanh đốt dạng ống chữ U
hoặc ống thẳng với đường kính ngoài từ 7 ¿ 19 mm, bề dày thành ống 1 ¿

1,5 mm. Các thanh đốt làm việc với dòng điện xoay chiều hoặc một chiều.
Cấu tạo của thanh đốt chữ U và thẳng được thể hiện dưới hình vẽ sau đây và
số liệu của chúng được thể hiện trong các bảng . Trong mỗi dạng chữ U hay
ống thẳng đều gồm có hai loại: ống trơn và ống có cánh.
Thanh đốt dạng ống được cấu tạo từ ống bọc ngoài 4 bằng kim loại (sắt,
đồng thau), bên trong đặt dây mai xo 6 bằng hợp kim nicrôm hoặc hợp kim
feran đường kính từ 0,2 ¿ 1,6 mm. Để dây mai xo được cố định không chạm
vào thành ống, người ta dung một loại vật liệu rời dạng bột có tính chất cách
điện tốt nhưng vẫn đảm bảo khả năng truyền nhiệt cho ống. Vật liệu tốt nhất
dùng vào mục đích này là periclaz (MgO), nó chịu nhiệt tốt, cách điện tốt ở
nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp, hệ số dẫn nhiệt lớn làm cho chênh lệch
nhiệt độ giữa dây mai xo và bề mặt ống tương đối bé ( không quá 150 0C ).
Ngoài periclaz ra người ta cũng có thể sử dụng cát thạch anh vào mục đích
nói trên khi nhiệt độ làm việc của thanh đốt không quá 400 ¿ 5000C bởi vì ở
nhiệt độ cao hơn tính chất cách điện của cát thạch anh giảm xuống rõ rệt. Đầu
dây mai xo 6 được nối vào bulông kim loại 1 để đấu điện. Giữ buông 1 và ống
4 có lớp cách điện bằng sứ 2. Các thanh đốt được lắp vào bản khung của bộ
sấy bằng đai ốc 3. Điện trở yêu cầu của lớp cách điện trong bộ sấy phải đạt 1
M Ω .
Ưu điểm của thanh đốt có ống bọc ngoài so với dây mai so để trần là sử
dụng an toàn và lâu bền vì dây mai xo không trực tiếp, tiếp xúc với không khí
nên không bị õy hóa và tránh được sự va đập cơ học, nhờ đó thời hạn sử dụng
của thanh đốt có thể lên tới 4000 giờ.

EBOOKBKMT.COM
-46-

1 2 3 4 5 6

R 15

4 2 ,5
22 22 12,5
A

a)

1 2 3 4 5 6

12,5

22 B
A

b)
Hình 1.13 Thanh đốt dạng ống đường kính dN
a) Ống trơn hình chữ U, b) Ống thẳng trơn
Vận tốc không khí đi qua tiết diện sống của bộ sấy điện cho phép lấy trong
khoảng từ 6 ¿ 12 m/s. Sau khi được chế tạo bằng thực nghiệm người ta xác

định công suất nhiệt đơn vị σ T của các loại thanh đốt. Đó là khả năng toả
nhiệt từ một đơn vị diện tích bề mặt ngoài của thanh đốt trong một đơn vị thời
gian tính theo W/cm2. Đây là các thông số kĩ thuật rất quan trọng phục vụ cho
việc tính chọn bộ sấy điện.
Quá trình tính chọn bộ sấy điện được tiến hành với các bước như sau:
1. Xác định lượng nhiệt Q, kcal/h cần thiết để sấy nóng V (m 3/h) không khí
từ nhiệt độ t1 lên đến nhiệt độ t2 theo công thức :
Q = V. ρ .C P .(t2 −t 1 )
Trong đó:
V: Lưu lượng theo thể tích của không khí qua bộ sấy, lấy bằng1 m3/h
ρ : Khối lượng riêng của không khí = 132,378kg/m3

EBOOKBKMT.COM
-47-

CP: Tỉ nhiệt của không khí, lấy bằng 0,24 kcal/kg0C


t1, t2 : Nhiệt độ đầu vào và nhiệt độ cuối của không khí, 0C
2. Tổng công suất điện cần cấp cho bộ sấy
Q
N = 860 (kw)
3. Chiều dài làm việc tổng cộng của tất cả các thanh đốt trong bộ sấy:
1000. N
Ltg = π .d N . σ T ( cm )
Trong đó:
dN : Đường kính ngoài của ống đốt, cm
σ T : Công suất nhiệt đơn vị của thanh đốt, W/cm2

4. Số lượng thanh đốt trong bộ sấy:


10 .Ltg
n= l

l: chiều dài làm việc của 1 thanh đốt, mm lấy theo bảng trên
Điều cần chú ý là đối với các thanh đốt dạng ống có cánh, hệ số cánh β =

6,5 và công suất nhiệt đơn vị σ T được cho theo tổng diện tích tiếp nhiệt của
ống tức là diện tích toàn bộ thân ống và cánh ống. Do đó để tính chiều dài làm
việc tổng cộng của tất cả các thanh đốt trong bộ sấy loại ống có cánh thì cần

tính đổi trị số σ T tra được ở bảng bằng cách nhân thêm hệ số cánh β =
6,5.
Công suất nhiệt đơn trị σ T của thanh đốt phụ thuộc vào điều kiện trao đổi
nhiệt từ bề mặt thanh đốt vào bề mặt không khí, cụ thể là phụ thuộc vào loại
vật liệu, đường kính, nhiệt độ bề mặt và vận tốc không khí thổi qua. Ở hai

bảng trên người ta đã cho trị số σ T ứng với vận tốc không khí và nhiệt độ
bề mặt trong phạm vi nhất định. Trong phạm vi bộ sấy làm việc với vận tốc

EBOOKBKMT.COM
-48-

và nhiệt độ khác cần dùng biểu đồ thực nghiệm để tra σ T tương ứng. Ở hình

dưới đây là biểu đồ σ T xây dựng trên cơ sở thực nghiệm của loại thanh đốt
có đường kính dN = 12 mm, một cách đầy đủ và chính xác có thể áp dụng cho
thanh đốt có đường kính dN = 12,5 mm
3.6 Tính toán các thiết bị phụ trợ
3.6.1 Tính toán Xyclon
Xyclon dùng để thu hồi sản phẩm sấy bay theo tác nhân sấy hoặc khử bụi
trước khi thải tác nhân sấy ra môi trường. Khí chuyển động theo đường cong
tiếp tuyến với vách ống nhỏ bên trong. Ở gần vách trong áp suất nhỏ còn ở
càng xa vách áp suất khí càng lớn, chênh lệch này tạo nên chuyển động quay
của dòng khí. Tốc độ của dòng khí ở cửa vào xyclon là 15 – 20 m/s. Do lực ly
tâm bụi văng ra đập vào thành ống rơi và xuống dưới.
Tốc độ khí ở cửa ra là 3 – 8 m/s. Xyclôn có đường kính càng nhỏ hiệu quả
càng cao.
Vì vậy khi lưu lượng lớn nên dùng nhiều xyclôn ghép thành bộ.
a) Quan hệ giữa bán kính xyclon và ống trung tâm
Nếu kênh dẫn có tiết diện hình chữ nhật có kích thước b/a = (1,5 – 2) thì
bán kính xyclon R và bán kính trung tâm R1 nên lấy theo quan hệ sau:
R – R1 = a
b) Tính đường kính xyclon
Đường kính xyclon D xác định theo công thức 17.8[2] sau:
11,2. d v . ρv
DXc = ( ϕ .C . ρ k +a) (m)
Trong đó :
DXc: Đường kính xyclon
dv : Đường kính hạt
ρv : Khối lượng riêng của 1 hạt

EBOOKBKMT.COM
-49-

ρk : Khối lượng riêng của tác nhân sấy


C : Nhiệt dung riêng của tác nhân sấy
a : Chiều rộng của tiết diện kênh dẫn
ϕ : Hệ số hình dáng, nếu hạt có nhân hình trong thì ϕ = 2,75
và các mảnh lấy ϕ = 3,49

D1
b

1
h

2
h

D
3
h

Hình 1.14 Kích thước cơ bản xyclon


D: đường kính xyclon; D1: đường kính ống trung tâm; h3: chiều cao phễu
d: đường kính phần bé nhất của phễu ; h2: chiều cao phần hình trụ xyclon
h1: chiều dài phần ống trung tâm gắn vào xyclon
b: chiều dài tiết diện kênh dẫn vào xyclon
c) Tính đường kính ống trung tâm
Khi đã tính được đường kính xyclon DXc chúng ta kết hợp với công thức
trên sẽ tính được đường kính ống trung tâm D1 (m)
D1 = D – 2.a (m)
Xác định chiều dài ống cắm vào xyclon h1 (m)

EBOOKBKMT.COM
-50-

2
4.a
h1 = D Xc −a (m)

d) Tính chiều cao phần hình trụ của xyclon h2


h2 = h1 + 2.a (m)
e) Tính chiều cao phần hình côn của xyclon h3 (m)
D Xc −d
tg( β )
h3 = 2 (m)
Trong đó: tg( β ) là hệ số ma sát
Trên cơ sở các công thức trên đây người ta đã thiết lập quan hệ giữa lưu
lượng thể tích V m3/h. Và các kích thước cơ bản của xyclon dưới dạng bảng
sau. Khi thiết kế xyclon có thể chọn theo bảng tiêu chuẩn (bảng 17.3 [2]).
3.6.2 Tính toán và chọn quạt
3.6.2.1 Các loại quạt dùng trong hệ thống sấy
Để vận chuyển tác nhân sấy trong hệ thống sấy thường sử dụng hai loại
quạt: quạt ly tâm và quạt hướng trục. Chọn quạt nào và số hiệu bao nhiêu phụ
thuộc vào đặc trưng của hệ thống sấy, trở lực mà quạt phải khắc phục ΔP ,
năng suất mà quạt cần phải tải đi V cũng như nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân
sấy. Khi chọn quạt giá trị được xác định là hiệu suất của quạt.
Để tiện khi lắp đặt theo yêu cầu sử dụng, người ta sản xuất quạt ly tâm có
hai chiều quay với các giá đỡ khác nhau. Nếu rotor của quạt quay theo chiều
kim đồng hồ chúng ta có loại quạt quay phải và ngược lại chúng ta có quạt
quay trái.
Quạt ly tâm có thể gắn trực tiếp với động cơ điện cũng có thể nối với động
cơ qua một bánh đai.
3.6.2.2 Cách chọn quạt
a) Năng suất và cột áp của quạt

EBOOKBKMT.COM
-51-

Cơ sở để chọn quạt là năng suất V và cột áp toàn phần ΔP . Năng suất

của quạt V được xác định trên cơ sở tính toán nhiệt cho hệ thống sấy. Trong
tính toán nhiệt cho hệ thống sấy chúng ta đã tính được lượng không khí khô
cần thiết Gk (kg/h). Thể tích không khí ẩm v ở nhiệt độ và độ ẩm trung bình
của tác nhân sấy. Do đó thể tích V bằng:
Gk
V = Gk.v = ρ
Trong đó : ρ là số kg không khí khô /m 3 không khí ẩm. Vì thể tích
không khí ẩm cũng là thể tích không khí khô ở cùng điều kiện nhiệt độ nên
ρ trong công thức trên cũng chính là khối lượng riêng của không khí khô ở
cùng điều kiện nhiệt độ trung bình t của tác nhân sấy.
Tương tự thể tích V0 của không khí ẩm ở điều kiện tiêu chuẩn ( t0 = 00C, p
= 760 mm Hg) bằng:
L
V0 = ρ0

Trong đó: ρ0 là khối lượng riêng của không khí khô ở điều kiện tiêu
chuẩn.
Kết hợp các công thức trên chúng ta tính được năng suất quạt ở điều kiện
tiêu chuẩn V0 nếu biết được lưu lượng thể tích của tác nhân sấy ở điều kiện
nhiệt độ trung bình t:
V . ρ0 Gk . ρ0
V0 = ρ = ρ2

Cột áp toàn phần Δp = Δp 0 + Δp Xc + Δp k + Δp b


Trong đó trở lực qua ống Δp 0 , trở lực qua thiết bị lọc bụi xyclon

Δp Xc
Δp k : trở lực qua calorife, Δp b : trở lực qua buồng sấy

b) Xác định năng suất và tốc độ quay của quạt

EBOOKBKMT.COM
-52-

Nếu lưu lượng ở nhiệt độ trung bình t của tác nhân sấy đã biết là V (m 3/h)
và tổng cột áp của quạt phải thực hiện là Δp mm H20 thì công suất N của
quạt tính bằng kW là:
L. ρ0 . Δp
2
N = k. 3600 .102 . ρ . η q (kW)
Trong đó
Δp : Cột áp toàn phần
Δp = Δp 0+ Δp Xc + Δp k + Δp b ( N/m )
Δp 0 : trở lực qua ống

Δp Xc : trở lực qua thiết bị lọc bụi xyclon

Δp k : trở lực qua calorife

Δp b : trở lực qua buồng sấy

k : Hệ số dự phòng, có thể lấy k = (1,1 ¿1,2 )


ηq : Hiệu suất của quạt, ηq nằm trong khoảng (0,4 ¿0,6 )

Nếu công suất N của quạt tính bằng mã lực thì công thúc tính N có thể viết
lại dưới dạng sau đây:
Gk . ρ0 . Δp
2
N = k. 3600 .75 . ρ . ηq ( mã lực )
Hơn nữa, nếu bỏ qua ảnh hưởng của khối lượng riêng của không khí khô
theo điều kiện nhiệt độ thì công thức tính công suất được viết lại với dạng sau

Gk . Δp
đây: N = k. 3600 .102 .ρ .η q (kW)
Gk . Δp
N = k. 3600 .75 . ρ. ηq ( mã lực )
Khi chúng ta sử dụng quạt chúng ta cần chú ý rằng quạt luôn cho chúng ta
một năng suất nhất định, giả sử quạt cho một năng suất V1 (m3/h) với vòng

EBOOKBKMT.COM
-53-

quay n1 (v/phút). Thì khi vòng quay là n2 thì quạt sẽ cho chúng ta năng suất là
V2 (m3/h). Quan hệ giữa năng suất và số vòng quay được tính như sau.
V 2 n2
=
V 1 n1
Tương tự thì cột áp của quạt tạo ra ΔP cũng phụ thuộc theo số vòng quay
của quạt
n2
Δp 2 =Δp 1 ( )2
n1
Công suất của quạt khi số vòng quay thay đổi tính theo công thưc sau:
n2 2
( )
N2 = N1. n1

EBOOKBKMT.COM
-54-

CHƯƠNG IV
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY PHUN

4.1 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm


Do chưa xác định nhiệt độ sấy tối ưu cũng như các thông số khác trong quá
trình sấy nên tiến hành sấy thực nghiệm nhằm tìm ra các thông số đó, đồng
thời thay đổi các thông số của quá trình sấy xem mức độ ảnh hưởng tới kết
quả sấy. Dưới đây là bảng kết quả sấy thực nghiệm (bảng 1.12):
Bảng 1.6 Kết quả sấy thực nghiệm
Sấy ở chế độ áp suất 0,1Mpa, với lưu lượng Q = 100ml
Tốc độ Thời Tiêu tốn điện Nhiệt độ vào Nhiệt độ ra
Sản phẩm
gió gian, ph năng, kW của TNS, 0C của TNS, 0C
50 220 130 cháy
50 20 0,5
200 120
60 15 0,3 Màu vàng
50 22 0,7 tươi
180 100
60 12 0,25
Bột chè
50 170 100
ẩm
50 150 100 Ướt

Căn cứ vào kết quả thực nghiệm và tính chất của hợp chất polyphenol –
tanin chè là thành phần hóa học quyết định đến các tính chất màu sắc, hương
vị của các loại chè sản phẩm bị biến đổi khi t o > 180oC nên ta chọn chế độ tác
nhân sấy vào buồng sấy t1= 1800 C, nhiệt độ ra khỏi thiết bị t2 = 1000 C. Vì ở
nhiệt độ này thu được kết quả tốt nhất.
4.2 Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
Năng suất sấy tính theo lưu lượng dịch thể G1 = 100 (l/h)

EBOOKBKMT.COM
-55-

Biết không khí ẩm hút vào calorife điện có nhiệt độ t 0 = 250 C, độ ẩm φ 0 =


85%, sau khi không khí được đốt nóng và ra khỏi thiết bị calorife điện có thể

lên trên nhiệt độ t = 3000C . Độ ẩm vật liệu sấy ω1 = 80 %, ω2 = 5%, ω k1

= 28,6%, ω cb = 2%
Nhiệt độ dịch thể vào tv1 = 300 C
Khối lượng riêng của dịch thể ρdt = 1100 (kg/m3)
Nhiệt dung riêng của dịch thể Cdt = 1,360 (kJ/kg kk)
4.2.1 Xác định lượng ẩm cần bốc hơi
Lưu lượng dịch thể đưa vào buồng sấy:
100.1100
G1 = 1000 = 110 (kg/h)
Khối lượng vật liệu khô:
1−ω1
G2 = G1 1−ω2 (kg/h)
Trong đó:
ω1 : Độ ẩm của vật liệu trước khi sấy (%)
ω2 : Độ ẩm của vật liệu sau khi sấy (%)
Thay số vào công thức trên ta được G2 = 26,32 (kg/h)
Lượng ẩm cần bốc hơi:
Gn= G1−G2 = 110 – 26,32 = 83,68 (kg/h)
4.2.2 Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy lý thuyết
a) Xác định các thông số trạng thái trước calolifer
+ Áp suất bão hòa Pb0 ứng với nhiệt độ t0 được xác định theo công thức
4026, 420 4026, 420
}  exp{12, 00  }  0, 0315
Pb0 = exp{12,00 - 235,500  t 0 235,500  25 bar
+ Lượng chứa ẩm d0 được xác định theo công thức

EBOOKBKMT.COM
-56-

0 .Pbo 0,85.0, 0315


d 0  0,621.  0, 621.
B  0 .Pbo 1  0,85.0, 0315 = 0,0171kg ẩm/kg

kk
+ Entanpi I0 được xác định theo công thức
I0 = 1,004.t0 + d0( 2500+1,842.t0)
= 1,004.25+0,0171(2500+1,842.25) =68,68 kJ/kgkk
b) Các thông số trạng thái ở điểm sau khi qua calolifer
d1=d0=0,0171 kg ẩm/kg kk
Cdx (d 0 )(t1  t2 )
d C1  d 0 
Ta có: i1

C dx (d 0 )=C px +C pa .d 0=1, 004+1, 842. 0 ,0171=1,035


Cpa nhiệt dung riêng của hơi nước = 1,842 kJ/kg.0C
Cpk nhiệt dung riêng của không khí khô = 1,004 kJ/kg.0C
i1  2500  1,842.t1  2500  1,842.180  2831,56 kJ/kgkk

Cdx (d 0 )(t1  t2 ) 1, 035.(180  100)


d C1  d 0   0, 0171  
i1 2831,56 0,046
+ Xác định độ ẩm tương đối
B.d c1
c1  %
Pb1.(0,621  dC1 )

 4026, 42   4026, 42 
Pb1  exp 12    exp 12  
 235,5  t2   235,5  180 
= 4,73 bar
Do đó
1.0, 046
c1  
4, 73(0, 621  0, 046) 1,5%
d) Xác định lượng không khí khô lưu chuyển trong thiết bị sấy
+ Xác định lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm lo

EBOOKBKMT.COM
-57-

1 1
l0   
d1  d0 0,046  0, 0171 34,6 kg kk /kg ẩm
Xác định lượng không khí cần thiết cho quá trình sấy L0
L0 = w.lo= 83,68.34,6 = 2895,328 kg kk/h
e) Xác định nhiệt lượng cần thiết để bay hơi 1 kg ẩm q0
Xác định nhiệt lượng cần thiết để bốc hơi 1 kg ẩm
q0 = l0( IB2 – I0)
Ta có:
IB2 = Cpk.t1+ dc1(2500+1,842t1)

= 1,004.180+0,046(2500+1,842.180)
= 310,97 kJ/kg kk
Vậy: q0 = 34,6(310,97- 68,68) = 8383,234 KJ/Kg ẩm
4.2.3 Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy thực
Sấy thực là sấy có tính tới tổn thất
Tổng nhiệt ra Δ = Catv1 – qv – qmt

Trong đó:
Ca : Nhiệt dung riêng của hơi nước, Ca = 1,842 (kJ/kg0K)
tv1 : Nhiệt độ vào của dịch thể, chọn tv1 = 300C
qv : Tổn thất nhiệt hâm nóng vật liệu ra khỏi buồng sấy
G2
cvl .(t1  tv1 )
qv = Gn ( kJ/kg ẩm )
Thay số vào ta được:
26,32
.1,36.(180  30)
qv = 83, 68 = 64,16( kJ/kg ẩm )
q mt : Tổn thất nhiệt ra môi trường bao gồm tổn thất qua cơ cấu

bao che qbc và tổn thất rò rỉ khí do không kín q kk , do buồng sấy làm kín khít
nên tổn thất ra môi trường ta lấy bằng tổn thất do bao che.

EBOOKBKMT.COM
-58-

Thiết bị sấy là một hình trụ tròn đường kính 2m làm bằng inox dày 0,5 mm
và hệ số dẫn bằng 18 w/m2. Tính toán được mật độ truyền nhiệt của inox q =
309 w/m2
Giả sử chiều cao hữu hiệu buồng sấy là 6m, chiều cao phần hình nón là 0,5m
thì diện tích buồng sấy tính theo:
F = Ftrụ + Fnón = 2.  .R.H +  (R + r)H =2.  .1.6 +  (1 + 0,05)0,5
= 39,33 m2
Tổn thất nhiệt ra môi trường là:
Qmt=q.F= 309 . 39,33 =12034,98 kJ/h
Qmt 12034,98
 
qmt = Gn 83, 68 145,04 kJ/kg ẩm
Tổng nhiệt ra :
Δ = Catv1 – qv – qmt = 1,842.30 – 64,16 – 145,04

= - 153,94 (kJ/kg ẩm)


* Thông số không khí ngoài trời: φ 0 = 85%, t0 = 300 , d0 = 0,0171 (kg
ẩm/ kg kk), I0 = 68,68 (kJ/kg kk), Cdx(d0) = 1,035 (kJ/kgkk)
* Thông số không khí trước khi vào buồng sấy. Với cặp thông số t 1=
1800C, d1= d0= 0,0171 (kg ẩm/kg kk)
I1= 1,004t1+ d1(2500 + 1,842t1) (kJ/kg kk)
Thay số vào ta được I1= 229,14 (kJ/kg kk), sau quá trình sấy thực
Cdx (d 0 )(t1  t2 ) 1, 035(180  100)
d2= d0+ i2   =0,0171+ (2500  1,842.100)  153,94
d2= 0,0462 (kJ/kg kk)
Lượng không khí khô Gk tương ứng với 1 kg hơi nước bốc lên từ vật sấy:
1 1
gk = d 2−d1 = 0, 0462  0, 0171 = 34,36 (kg kk/ kg ẩm)

EBOOKBKMT.COM
-59-

Lưu lượng thể tích của không khí khô thực tế cần thiết để bốc hơi hết
83,68 (kg ẩm/h) từ vật sấy là:
Gk = gk.Gn = 34,36 . 83,68= 2875,24 (kg kk/h)
Lượng nhiệt cần ứng với 1 kg khô trong quá trình đốt nóng không khí ở trong
calorife q:
q = I1 – I0 = 229,14 – 68,68 = 160,46 (kJ/kg)
Lượng nhiệt cần để bốc hơi 1 kg hơi nước từ vật sấy
Q’ = 34,36 . 160,46 = 5513,41 (kJ/kg)
4.2.4. Tính nhiệt và thiết kế calorife điện
Lượng nhiệt yêu cầu cho quá trình sấy nóng không khí
Q = V. ρ .C P .(t2 −t 1 ) ( theo ct 6-1 [7])
Trong đó:
V: Lưu lượng theo thể tích của không khí qua bộ sấy, lấy bằng 1 m3/h
ρ : Khối lượng riêng của không khí = 132,378kg/m3

CP: Tỉ nhiệt của không khí, lấy bằng 0,24 kcal/kg0C


t1, t2 : Nhiệt độ đầu vào và nhiệt độ cuối của không khí, 0C
Thay số vào ta được:
Qyc = 0,24.132,378.(180-100) = 4924,46 (kcal/h)
Tổng công suất điện cần cấp vào bộ sấy:
4924, 46
N= 860 = 5,726 ( kW )
Ta chọn thanh đốt loại ống chữ U loại ống trơn, đường kính ngoài
dN = 12,5 mm, Tra theo bảng 6.7 Tài liệu 7 ứng với loại thanh đốt này ta có:
Công suất nhiệt đơn vị của thanh đốt: σ T = 1,23 w/cm2
Chiều dài làm việc của một thanh đốt: l = 830 (mm)
Chiều dài làm việc tổng cộng của tất cả các thanh đốt trong bộ sấy:

EBOOKBKMT.COM
-60-

1000. N 1000.5, 726


Ltg = π .d N .σ T = 3,14.1, 25.1, 23 = 1186,05 (mm)
Số thanh đốt trong bộ sấy:
10.1186, 05
N= 830 ¿ 14 ( Thanh )
Để có độ dự trữ về nhiệt khoảng 10%, đồng thời để dễ dàng bố trí các
thanh đốt, ta chọn số các thanh đốt là 15 thanh xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 5
thanh, và sắp xếp các thanh so le nhau để tăng diện tích trao đổi nhiệt với
không khí
Khoảng cách giữa các thanh theo chiều rộng bằng đường kính ngoài của

thanh 1 = 12,5.1,8= 22,5 mm

Khoảng cách giữa các thanh theo chiều cao là  2 =12,5.1,6 = 20 mm


Kích thước của calorifer:
Chiều dài calorifer A= 950 mm
Chiều rộng của calorifer: B = z. ( 1 + dN )= 3.(22,5+12,5) = 105mm
Chiều cao của calorifer: C = m. (  2 +55) = 5.(20+55)= 375 mm

EBOOKBKMT.COM
-61-

Hình 1.15 Cấu tạo của calorifer điện


4.2.5 Tính toán thiết kế bộ phận tạo sương, chọn động cơ điện.
Đường kính trung bình của hạt lỏng phun ra theo ct 13.14 [2] :
σ
1
dtb = 98,5. n . √ R . ρdt

Trong đó:
n: Số vòng quay của đĩa trong khoảng ( 4000 ¿ 20000 vòng/phút)
Ta chọn n = 10000 vòng/phút.
σ : Sức căng bề mặt của dịch thể ở nhiệt độ tưới vào đĩa ta tra được
σ = 0,00654
ρdt : Khối lượng riêng của dịch thể, ρdt = 1100 (kg/m3)

R: Bán kính của đĩa văng ly tâm, ta chọn R = 0,08 (m).


Thay số vào công thức trên ta được:
0 ,00654
1
d tb = 98,5. 10000 √ 0,08.1100 = 84,91.10-6 (m) = 84,91 ( μ
m)
Vận tốc quay đĩa:
 = 2.Π.R.n

EBOOKBKMT.COM
-62-

Thay số vào ta được:


10000
 = 2.3,14.0,08. 60 = 83,73 (1/s)
Tốc độ quay của đĩa v = R.  = 0,08 . 83,73 = 6,7 m/s
Công suất tiêu thụ của động cơ điện quay đĩa là:
N = 1,91.10-3.G. W
Trong đó:
G: Lưu lượng khối lượng dịch thể, (kg/s)
W: Vận tốc trên vành đĩa (m/s)
Thay số vào ta được:
N = 1,4 (kW/h)
Tra bảng các thông số kĩ thuật của động cơ điện theo tài liệu “tính toán thiết
kế hệ thống dẫn động cơ khí ” bảng P1.3 [6]
Ta tìm được động cơ : 4A80B2Y3
4.2.6 Tính toán thiết kế buồng sấy
Các thông số đã biết:
Lưu lượng dịch thể đưa vào buồng sấy G1 = 110 (kg/h)
Khối lượng vật liệu khô G2 = 26,32 (kg/h)
Khối lượng ẩm bay hơi Gn = 83,68 (kg/h)
- φ 0 = 85%, t0 = 250 , d0 = 0,0171 (kg ẩm/ kg kk), I0 = 68,68 (kJ/kg kk),
Cdx(d0) = 1,035 (kJ/kgkk)
- Thông số không khí trước khi vào buồng sấy. Với cặp thông số t 1=
1800C, d1= d0=0,0171(kg ẩm/kg kk), I1= 229,14 (kJ/kg kk),d2=0,0462 (kJ/kg
kk)
Lưu lượng thể tích không khí khô cần thiết Gk = 2875,24 (kg kk/kg ẩm)
Đường kính cực đại của luồng phun Dc = 1,6 (m)
Nhiệt dung riêng của dịch thể Cdt = 1,360 (kJ/kg K)

EBOOKBKMT.COM
-63-

4.2.6.1 Xác định đường kính buồng sấy


Đường kính buồng sâý cần chọn phải lớn hơn đường kính cực đại của
luồng phun Dc.
Đồng thời trong tính toán cần chú ý tới khả năng tăng lưu lượng dung dịch
từ 30 – 40 % (đặc biệt là lúc bắt đầu làm việc để đạt đến 1 chế độ đã cho). Do
vậy đường kính buồng sấy chọn theo điều kiện sau:
D ¿ 1,2 Dc
Thay số vào ta được
D ¿ 1,2.1,6 = 1,92 (m)
Ta chọn D = 2 (m)
4.2.6.2 Xác định độ chênh nhiệt độ trung bình
- Lượng ẩm cần bốc hơi trong giai đoạn tốc độ sấy không đổi.
ω1 −ω k 1
Wt = G1. 1−ω k 1
Thay số vào ta được:
0,8−0 ,286
Wt = 110. 1−0, 286 = 79,19 (kg/h)
- Lượng chứa ẩm của tác nhân sấy sau giai đoạn tốc độ sấy không đổi d’2
(ω1 −ω k 1 )
d2’ = d1 + (ω1 −ω 2 )gk
k1 là độ ẩm của không khí khô = 28,6%

Thay số vào ta được:


(0,8  0, 286)
d2’ = 0,0171 + 34,36.(0,8  0, 05) = 0,037 (kg ẩm/kg kk)
- Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi giai đoạn tốc độ sấy không đổi d’2.
C dx ( d 1 ) t 1−( d ' −d 1 )( 2500−Δ )
2
'
2
t’2 = 1 ,842 .( d −d 1 )+ Cdx ( d 1 )

EBOOKBKMT.COM
-64-

Thay số vào ta được:


1, 035.180  (0, 037  0, 0171)(2500  153,94)
t’2 = 1,842.(0, 037  0, 0171)  1, 035 = 124,55 0C
- Độ chênh nhiệt độ Δt 1 , để tính độ chênh nhiệt độ Δt 1 ta xác định

nhiệt độ tu. Theo kinh nghiệm nhiệt độ này bằng t v1+ (5 ¿10) . Ở đây ta lấy tu
= tv1 + 5 = 30 +5 = 350
Khi đó:
t 1−t
2' 180  124,56
t 1 −t u 180  35
ln ( '
) ln( )
Δt 1 = t 2 −t u = 124,56  35 = 115,060 C
- Nhiệt độ vật liệu sấy ra khỏi quá trình sấy tv2
k 1  2
tv2 = tu + (t2- tu) . k1  cb
Thay số vào ta được:
0,286−0,05
tv2 = 35 + (100 – 35). 0,286−0,02 = 92,670 C
- Độ chênh nhiệt độ trong giai đoạn tốc độ sấy giảm dần Δt 2 :
'
( t 2 −t u )−( t 2 −t v 2 )
'
t 2 −t u )
ln ( )
Δt 2 = t 2 −t v 2

Thay số vào:
(124,56  35)  (100  92, 67)
124,56  35
ln( )
Δt 2 = 100  92, 67 = 32,85C
- Tính tỷ số X.
1
(t ' 2 −t 2 )(ω1 −ω k 1 )
1+
ω −ω
(t 1 −t 2 ' )(ω k 1 −ω cb )ln( k 1 cb )
X= ω2 −ω cb

EBOOKBKMT.COM
-65-

1
(124,56  100)(0,8  0, 286)
1
0, 286  0, 02
(180  124,56)(0, 286  0, 02) ln( )
X= 0, 05  0, 02 = 0,72
- Độ chênh nhiệt độ của cả quá trình sấy Δ t.
Δ ttb = Δt 1 .(1- X) + Δt 2 .X = 115,06(1-0,72) + 32,85.0,72 = 56,87
0
C
Δ ttb  570 C
4.2.6.3 Xác định các tốc độ tác nhân sấy
- Thể tích riêng ứng với 1 kg không khí khô v k. Với cặp thông số (t 0C, ϕ1
%) ta tính theo công thức sau đây.
vk1 = 4,64.10-3(0,621+d1)(t1+ 273)
vk1 = 4,64.10-3(0,621+ 0,0171)(180+ 273) = 1,34 (m3/kg kk)

vk2 = 4,64.10-3(0,621 + d2)(t2 + 273 )
vk2 = 4,64. 10-3(0,621 + 0,0462 )( 100+ 273 ) = 1,15 (m3/kg kk)
- Tốc độ trung bình của tác nhân sấy vtb
0,5.( v k 1 +v k 2 ). Gk 0,5.(1,34  1,15).2875, 24
2
π.D 3,14.22
3600 . 3600.
vtb = 4 = 4 = 0,032 (m/s)
Tiêu chuẩn Pheđôrov Fe:
3 . g .( ρ vk −ρ k )

Fe = d.(
3
√ 2
4 . v k . ρk )
Ở điều kiện t = 0,5(t1 + t2) = 0,5(180 + 100) = 1400C tra bảng thông số
vật lý của không khí khô phụ lục 6 [2] ta được:
vk = 27,8.10-6 m2 /s
ρk = 0,854kg/m3

EBOOKBKMT.COM
-66-

3.9,81.(1100  0,854)
3
Fe = 42,5.10-6. ( 4.27,82.(106 ) 2 .0,854 ) = 0,98

Hay lg(Fe) = - 0,0088 ta tra đồ thị 12.6[2] mối quan hệ Fe = f(Re) ta


được Re1 = 0,4
Do đó tốc độ lơ lửng v1 bằng:
Re1 . v k 0, 4.27,8.10 6
v1 = d = 42,5.10 6 = 0,262(m/s)

4.2.6.4. Xác định hệ số trao đổi nhiệt thể tích α v


Chúng ta đưa tác nhân sấy và vật liệu sấy vào buồng sấy từ đỉnh xuống nên
hai dòng đi cùng chiều nhau, do vậy hệ số trao đổi nhiệt thể tích bằng:
.G1k 1 1,6 1
.( ) .( )0,8
αv -3 
= 6,615.10 . vk . F d v1  v tb (kJ/m3 hK)

Để tính α v chúng ta tính trước các đại lượng sau:


Hệ số dẫn nhiệt của không khí. Theo bảng thông số vật lí của không khí
khô (phụ lục 6[2]) ở nhiệt độ t tb = 1400 C, hệ số dẫn nhiệt của không khí λ
= 3,49.10-2 (W/mK).
- Diện tích mặt cắt ngang của buồng sấy là:
2 2
π .D 3,14.2
F= 4 = 4 = 3,14 (m2)
- Tốc độ tương đối của tác nhân sấy:
v1 + vtb = 0,262 + 0,032 = 0,294(m/s).
Do đó:
3, 49.102.110 1 1 0,8
( )1,6 .( )
αv -3
= 6,615.10 . 1100.3,14 42,5.10 6
0, 294 = 194,34
(kJ/m3.h.K)
4.2.6.5 Nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được

EBOOKBKMT.COM
-67-

Q = Gn.{(2500 + 1,842.t2) – 4,1868.tv1 } + Cv.G2.(tv2- tv1)


t2 nhiệt độ TNS ra khỏi quá trình sấy = 100oC
tv1 và tv2 là nhiệt độ vào và ra khỏi buồng sấy của vật liệu
tv1 = t0 = 25oC, tv2= tu = 35oC
Thay số vào:
Q =83,68.{(2500+1,842.100) – 4,1868. 25} + 1,360.26,32.(35 – 25)
Q = 216213,02 (kJ/h)
4.2.6.6 Thể tích phần sấy của buồng buồng sấy
Q 216213, 02
V = α v . Δt tb = 193,34.56 = 19,76 (m3)
4.2.6.7 Chiều cao hữu hiệu phần tác dụng của buồng sấy H
4 .V 4.19, 76
2
H= π . D2 = 3,14.2 ¿ 6,3 (m)
So sánh chênh lệch chiều cao tính toán và giả sử ban đầu < 5%, vì vậy chiều
cao giả sử là gần đúng.
4.2.6.8 Chiều cao phần hình côn của buồng sấy
D−D1
H1 = 2 tg( β )
Trong đó :
D : Đường kính phần tác dụng của buồng sấy
D1: Đường kính lỗ thoát sản phẩm ở đáy buồng sấy, ta chọn D1 = 0,1
(m)
tg( β ): Hệ số ma sát, để đảm bảo khả năng thoát sản phẩm sấy tốt

ta chọn β =300
Thay số vào công thức trên ta tìm được H1 là:
2−0,2
tg(30 )
H1 = 2 = 0,52 (m)

EBOOKBKMT.COM
-68-

4.2.7 Thời gian sấy


H 6,3
t= v 1 +v = 0, 294 = 21,42 (giây)
4.2.8 Tổng nhiệt lượng tiêu hao
Qth = Gk (I1- I0) = 2875,24.(229,14 – 68,68) = 461361,01 (kJ/h)
Hay Qth = 128 kW
4.2.9 Suất tiêu hao nhiệt lượng
Qth
qth = G2 = 4,87 (kW/kg SP).
4.3 Tính toán các thiết bị phụ trợ của hệ thống sấy
4.3.1 Tính toán, lựa chọn xyclon
- Đường kính xyclon.
11,2. d v . ρv
DXc = ( ϕ .C . ρ k +a)
Trong đó :
DXc: Đường kính xyclon
dv : Đường kính hạt
ρv : Khối lượng riêng của 1 hạt
ρk : Khối lượng riêng của tác nhân sấy
C : Nhiệt dung riêng của tác nhân sấy
a : Chiều rộng của tiết diện kênh dẫn
ϕ : Hệ số hình dáng, nếu hạt có nhân hình trong thì ϕ =
2,75 và các mảnh lấy ϕ = 3,49
Theo trên lượng không khí cần thiết:
Gk = 2875,24 (kgkk/h)
Khối lượng riêng kk khô lấy ở nhiệt độ trung bình (140oC):  kk = 0,854
kg/m3

EBOOKBKMT.COM
-69-

Lưu lượng thể tích kk ẩm V ở nhiệt độ và độ ẩm tb của TNS


Gk 2875, 24
V=  kk = 0,854 =3366,8 m3/h
Xiclon dung để tách những hạt bột nhỏ và không khí trước khi thải vào
môi trường, nó hoạt động theo nguyên lý ly tâm. Theo kinh nghiệm, tiết diện
ống chính giữa xiclon nên lấy bằng (3÷4) lần tiết diện của kênh dẫn. Thể tích
xyclon tính theo lưu lượng tác nhân sấy nên lấy xấp xỉ 0,6 m 3 cho một m3 tác
nhân sấy đưa vào.
Như vậy với lưu lượng thể tích là V=3366,8 (m3/h) chọn xiclon theo bảng
17.3[6] ta được các kích thước của xiclon như sau Theo bảng kích thước tiêu
chuẩn xyclon ta chọn được được xyclon có kích thước sau:
- Đường kính xyclon DXc = 0,5 (m)
- Đường kính ống trung tâm Dtt = 0,25 (m)
- Chiều rộng của tiết diện kênh dẫn a = 0,125 (m)
- Chiều dài của tiết diện kênh dẫn b = 0,25(m)
- Chiều dài ống trung tâm gắn vào xyclon h1 = 0,17(m)
- Chiều cao phần hình trụ xyclon h2 = 0,23 (m)
- Chiều cao phần hình côn xyclon h3 = 0,4(m)
- Chiều cao xyclon h = h2 + h3 = 0,23+ 0,4 = 0,63 (m)

Hình 1.16 Kích thước xyclon tính toán


4.3.2 Tính toán, lựa chọn quạt

EBOOKBKMT.COM
-70-

- Công suất của quạt:


L. ρ0 . Δp
2
N = k. 102. ρ . ηq (kW)
Trong đó :
k: Là hệ số dự phòng, k = (1,1 – 1,2 )
ρ0 : Khối lượng riêng của hỗn hợp khí ẩm và bụi ở nhiệt độ tiêu

chuẩn.
ρ : Khối lượng riêng của hỗn hợp khí ẩm và bụi ở nhiệt độ sau
khi ra khỏi buồng sấy
L: Lưu lượng của quạt (m3/h)
Cột áp toàn phần mà quạt phải thực hiện là:
ΔP = ΔP t + ΔP d = ΔP o + ΔP xc + ΔP k + ΔP b ( Pa )
ΔP xc : Trở lực qua thiết bị lọc bụi

Δ Pk: Trở lực qua calorife

ΔP b : Trở lực qua buồng sấy

ΔP o : Trở lực qua ống

a) Trở lực qua thiết bị trao đổi nhiệt


Không khí chuyển động cắt ngang qua chùm ống so le và chuyển động dọc
theo đường ống từ dưới lên trên ở đây trở lực của không khí bao gồm :
- Trở lực ma sát Δ Pm
- Trở lực cục bộ Δ Pc

- Trở lực gia tốc Δ Pg


- Trở lực trọng trường Δ Po
Tổng trở kháng thuỷ lực của không khí qua thiết bị trao đổi nhiệt là:
Δ Pk = Δ Pm + Δ Pc + Δ Pc + Δ Pg + Δ Ptt

Trở lực gia tốc Δ Pg

EBOOKBKMT.COM
-71-

Trở lực gia tốc xảy ra là do sự tăng tốc của dòng chảy gây lên nó được tính
theo công thức sau:
Δ Pg =  . -  0 . 0
2 2 2 2

Ở đây : ρ0 , ρ - tương ứng là khối lượng riêng của không khí vào
và ra khỏi calorife, kg/m3
 o , - tốc độ không khí vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt, m/s

Theo phụ lục 6 [2] ta được o = 1,165 kg/m3,  o = 16.10-6 m2/s, 

= 0,779 kg/m3,  = 32,49.10-6 m2/s.


Thay số vào ta có:
Δ Pg = 2,93 (Pa)
Trở lực trọng trường Δ Po
Do không khí chuyển động từ dưới lên trên, còn hơi bão hoà khô chuyển động
chuyển động trong ống sắt từ trên xuống
Δ Ptt = - g.H.( ρ0 - ρ )

Ở đây:
g : Gia tốc trọng trường g = 9,81 (m/s2)
H : Chiều cao giữa tiết diện vào và ra của thiết bị,H = 0,33 m
ρ0 , ρ : Tương ứng là khối lượng riêng của không khí vào và

ra khỏi calorife tương ứng là 30oC và 180oC, theo bảng phụ lục 6 [2] ta có
ρ0 = 1,165 kg/m3 và  = 0,779 kg/m3

Thay số vào ta có:


Δ Ptt = 1,2 (Pa)
Tổng trở lực ma sát và trở lực cục bộ:
2
ω
ξ. ρ. . z
Δ Pm + Δ Pc = 2
Z: Số hàng ống, ở đây z = 3
ω : Tốc độ tại khe hẹp không khí ở đây ω = 3,18 (m/s)
ρ : Khối lượng riêng của không khí , ở đây ρ = 0,779 (kg/m3)

EBOOKBKMT.COM
-72-

ξ : Hệ số trở lực được xác định gần đúng với chum ống bố trí so
le có cánh tròn:
s1  d N s1  d N s1  dtr
ξ = 0,72.(2 + sc )0,9.( d N )0,9.( s2  d N )-0,1.Re-0,245
sc là trở lực của ống tròn, sc =1

w.d 60.0, 0125


Re    46,875.104
 16.10 6

Ta có:
Thay số vào ta được:
1,8.16  16 1,8.16  16 1,8.16  14
ξ = 0,72 . ( 2 + 1 )0,9.( 16 )0,9.( 1, 6.16  16 )-0,1.(46,875.104)-
0,245

⇒ ξ = 2,48

Thay ξ = 2,48 vào công thức trên ta được


2 2
ω 3,18
ξ. ρ. . z .3
Δ Pm + Δ Pc = 2 = 2,48.0,779. 2 = 29,3 (Pa)
Tổng trở kháng thuỷ lực của không khí qua thiết bị trao đổi nhiệt là
Δ Pk = 2,93 + 1,2 +29,3 = 33,43 (Pa)

b) Trở lực đường ống


k
o .vo 2
ΔP o = ∑ ξi 2.g
i=1 ( Pa )
Các hệ số tỷ lệ: ξ 1 , ξ 2 ,… ξ n gọi là các hệ số tổn thất và được xác

định bằng thực nghiệm. Theo phụ lục 8 [2] ξ =  


'

Thay  =18,25.10-6 N.s/m2,  = 1,1 và  =1 vào ta được:


'

⇒ ξ = 2,01
Thay số vào ta được:
ΔP 0 = 14,5 ( Pa )
c) Trở lực qua buồng sấy

EBOOKBKMT.COM
-73-

k 2
ρ.v
ΔP b = ∑ ξi
i=1 2.g ( Pa )
Theo phuj lục 8[2] i = 0,1
Thay số vào ta được:
ΔP b = 3,3 ( Pa )

d) Trở lực qua thiết bị lọc bụi


k
ρv max
∑ ξi tv
i=1
ΔP xc = 2 g(1+ )
273

Ở nhiệt độ t = 1000C, theo phụ lục 6[2] ta có  = 0,946 kg/m3,


 max = 23,13.106 m2/s; Theo phụ lục 8[tttk] i = 0,6

Thay số vào ta được


ΔP xc = 5,7 ( Pa )

Cột áp toàn phần mà quạt phải thực hiện là


ΔP = 5,7 + 3,3 + 14,5 + 33,43 = 56,93 ( Pa )

Công suất của quạt là:


L. ρ0 . Δp 2875, 24.1, 269.56,93
2
N = k 102. ρ . ηq
2
= = 1,2. 3600.102.0,946 .0,8 = 0,96 ( kW )
Tra bảng kích thước chế tạo và lắp đặt của quạt ly tâm tài liệu 7 ta
được quạt với số hiệu N0 4

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

EBOOKBKMT.COM
-74-

5.1 Kết luận


Sau thời gian thực hiện đề tài: ” Nghiên cứu tính toán và thiết kế hệ thống
máy sấy phun trong quy trình công nghệ sản xuất bột chè xanh uống liền” em
rút ra một số kết luận như sau:
 Đã lựa chọn được quy trình công nghệ sản xuất bột chè tươi uống liền
phù hợp năng suất, chất lượng và yêu cầu sản xuất hiện nay.
 Đã lựa chọn được sơ đồ nguyên lý và thiết kế hệ thống thiết bị sấy phun
năng suất 100 l/h (lượng dịch ban đầu) phù hợp năng suất của dây chuyền sản
xuất bột chè tươi uống liền.
 Đã tính toán thiết kế sơ đồ tổng thể hệ thống máy sấy phun năng suất
100l/h với nhiệt độ sấy 180oC.
 Tính toán được lượng ẩm bốc hơi (83,68kg/h) khi độ ẩm ban đầu (80%)
đến độ ẩm cuối (60%) của vật liệu sấy.
 Tính toán được lượng nhiệt tiêu tốn cho quá trình sấy (Q 1 = 216213,02
kJ/h).
 Tính toán được thể tích buồng sấy ( 19,76 m3), thời gian sấy ( 21,42 s).
 Tính toán lựa chọn được xyclon, quạt ly tâm
Các kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để thiết kế chế tạo máy.
5.2 Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn về kết cấu máy.
- Tiến hành đầu tư chế tạo và khảo nghiệm máy để đưa ra các thông số
kỹ thuật làm việc tối ưu của máy.

EBOOKBKMT.COM
-75-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Xuân Vượng (2007), Kỹ thuật sấy nông sản, Giáo trình giảng dạy,
Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Văn Phú (2002), Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, NXB Giáo dục,
Hà Nội.

3. Bùi Hải (2008), Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.

4. Hoàng Đình Tín (2007), Truyền nhiệt & tính toán thiết bị trao đổi nhiệt,
NXB Khoa học kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Văn Chước (2004), Kỹ thuật sấy, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.

6. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2004), Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ
khí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Chấn (1998), Kĩ thuật thông gió, NXB xây dựng, Hà Nội.

EBOOKBKMT.COM
- -

MỤC LỤC
CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.............................................................2
1.2.1 Mục đích của đề tài...........................................................................2
1.2.2 Nhiệm vụ...........................................................................................2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..............................................................3
2.1 Tổng quan về cây chè..............................................................................3
2.1.1 Lịch sử cây chè..................................................................................3
2.1.2 Tìm hiểu chung về chè......................................................................7
2.1.3 Thành phần các chất trong lá chè xanh.............................................8
2.1.4 Một số tác dụng của lá chè..............................................................12
2.1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy sấy phun ở Việt Nam và
trên thế giới...............................................................................................14
2.1.6 Một số mẫu máy sấy phun được sử dụng hiện nay........................16
2.1.7 Quy trình sản xuất bột chè tươi hòa tan bằng phương pháp sấy phun
..................................................................................................................23
CHƯƠNG III LÝ THUYẾT SẤY PHUN....................................................28
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................28
3.2 Tổng quan về lý thuyết sấy phun...........................................................31
3.2.1 Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo của hệ thống sấy phun...31
3.3 Kết cấu và lý thuyết tính toán bộ phận tạo sương..................................32
3.3.1 Vòi phun cơ khí...............................................................................32
3.3.2 Vòi phun khí động...........................................................................33
3.3.3 Đĩa ly tâm........................................................................................34
3.4 Cấu tạo và lý thuyết tính toán buồng sấy...............................................36
3.4.1 Các kiểu buồng sấy.........................................................................36

EBOOKBKMT.COM
- -

3.4.2 Tính toán buồng sấy........................................................................37


3.5 Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt................................................42
3.5.1 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt................................................42
3.5.2 Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt ......................................................45
3.6 Tính toán các thiết bị phụ trợ.................................................................48
3.6.1 Tính toán Xyclon.............................................................................48
3.6.2 Tính toán và chọn quạt....................................................................50
CHƯƠNG IV TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY PHUN........................53
4.1 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm................................................53
4.2 Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt.................................................53
4.2.1 Xác định lượng ẩm cần bốc hơi.......................................................54
4.2.2 Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy lý thuyết...............54
4.2.3 Xác định các thông số cơ bản của quá trình sấy thực......................56
4.2.4. Tính nhiệt và thiết kế calorife điện.................................................58
4.2.5 Tính toán thiết kế bộ phận tạo sương, chọn động cơ điện..............59
4.2.6 Tính toán thiết kế buồng sấy...........................................................60
4.2.7 Thời gian sấy..................................................................................66
4.2.8 Tổng nhiệt lượng tiêu hao..............................................................66
4.2.9 Suất tiêu hao nhiệt lượng................................................................66
4.3 Tính toán các thiết bị phụ trợ của hệ thống sấy.....................................66
4.3.1 Tính toán, lựa chọn xyclon..............................................................66
4.3.2 Tính toán, lựa chọn quạt..................................................................68
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................72
5.1 Kết luận..................................................................................................72
5.2 Kiến nghị................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73

EBOOKBKMT.COM
- -

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học lá chè tươi:........................................................9


Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật tham khảo cho các kiểu máy LPG.....................17
Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật tham khảo cho các kiểu máy ZLPG...................20
Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật cho kiểu máy YPG-I..........................................23
Bảng 1.5 Thông số kỹ thuật cho kiểu máy YPG-II.........................................23
Bảng 1.6 Kết quả sấy thực nghiệm..................................................................53

EBOOKBKMT.COM
- -

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Đọt chè (ngọn chè) tươi......................................................................8
Hình 1.2 Máy sấy phun ly tâm LPG................................................................16
Hình 1.3 Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao.......................................................18
Hình 1.4 Máy sấy phun tạo hạt áp lực cao ký hiệu YPG................................21
Hình 1.5. Qui trình chế biến chè xanh.............................................................24
Hình 1.6 Qui trình sản xuất chè hòa tan..........................................................25
Hình 1.7 Sơ đồ Qui trình công nghệ sản xuất trà hòa tan..............................27
Hình 1.8 Nguyên lý cấu tạo máy sấy phun sương ly tâm...............................30
Hình 1.9 Kết cấu của vòi phun cơ khí............................................................32
Hình 1.10 Kết cấu của vòi phun khí động......................................................33
Hình 1.11 Cấu tạo đĩa tạo sương ly tâm..........................................................35
Hình 1.12 Các kiểu buồng sấy phun...............................................................36
Hình 1.13 Thanh đốt dạng ống đường kính dN...............................................46
Hình 1.14 Kích thước cơ bản xyclon..............................................................49
Hình 1.15 Cấu tạo của calorifer điện...............................................................59
Hình 1.16 Kích thước xyclon tính toán...........................................................68

EBOOKBKMT.COM

You might also like