You are on page 1of 3

BÀI 2

ĐO SUY HAO THEO PHƯƠNG PHÁP HAI ĐIỂM

2.1. Mục Đích


- Giới thiệu cho sinh viên phương pháp đo suy hao theo phương pháp hai điểm.
- Sử dụng máy đo công suất quang.
- Đo suy hao của sợi quang.
- Đo công suất của nguồn quang và công suất thu được ở cuối sợi quang.
- Quy trình đo suy hao theo phương pháp hai điểm.

2.2. Yêu Cầu


- Trước khi thực hiện bài này, đòi hỏi sinh viên phải hoàn tất các học phần sau: Cơ
Sở Kỹ Thuật Thông Tin Quang.
- Sinh viên cần thực hiện hiện đầy đủ phần chuẩn bị bài ở nhà.
- Sau khi làm xong bài thực hành này, sinh viên phải nộp một bài báo cáo theo nội
dung mà giáo viên hướng dẫn đề ra.

2.3. Nội Dung Chuẩn Bị Bài Ơ Nhà


2.3.1. Có mấy phương pháp đo suy hao của sợi quang? So sánh các phương pháp này?
Ứng dụng?
2.3.2. Trình bày phương pháp đo cắt sợi. Hãy nêu ưu khuyết điểm và ứng dụng của phương
pháp này?
2.3.3. Trình bày phương pháp đo xen thêm. Hãy nêu ưu khuyết điểm và ứng dụng của
phương pháp này?
2.3.4. Trình bày phương pháp đo xen thêm. Hãy nêu ưu khuyết điểm và ứng dụng của
phương pháp này?

2.4 Nội Dung Thực Hành và Báo Cáo


2.4.1. Đo Suy Hao Của Tuyến Quang Bằng Bộ Đo Công Suất OMK_15
2.4.1.a. Mục đích:
- Đo suy hao theo phương pháp đo hai điểm: phương pháp xen thêm.
- Sử dụng bộ đo công suất quang OMK-15: nguồn phát quang, máy đo công suất, bộ
suy hao quang.
- Phân tích ảnh hưởng của bước sóng và tần số phát xung ánh sáng đến kết quả đo.

2.4.1.b. Mô hình tuyến quang giả lập:

H4
H1 H2 H3 B
A

C1
Bài 2: Đo Suy Hao Theo Phương Pháp Hai Điểm Hứơng Dẫn Thực Hành

Hình 2.1. Mô hình giả lập tuyến cáp quang.

Một tuyến quang giả lập được thực hiện như trên hình vẽ. Tuyến quang này (dài L)
được kết nối bởi 2 cuộn sợi quang có chiều dài là L1 và L2. Trên tuyến quang này có những
vị trí sợi quang được hàn (ký hiệu H1, H2, …) và kết nối bằng connector (ký hiệu C1, C2…).
Trong bài thực hành này chúng ta sẽ dùng phương pháp đo hai điểm đo suy hao của
tuyến quang này.

2.4.1.c. Thực hành và báo cáo:


Trong bài thực hành này, sinh viên sẽ tự thiết lập các phép đo công suất quang theo
như lý thuyết đã trình bày. Sử dụng nguồn quang laser OLA-15 và máy đo công suất quang
OLP-15 để đo suy hao của tuyến quang giả lập. Cách sử dụng OLA-15 và OLP-15 được trình
bày trong phần “Hướng dẫn sử dụng bộ đo công suất quang OMK-15”.
Câu hỏi báo cáo:
1. Vẽ hình và trình bày các bước đo.
2. Tiến hành đo từ A B, lần lượt thay đổi bước sóng và tần số phát xung ánh
sáng. Ghi kết quả đo được vào bảng kết quả.
3. So sánh và nhận xét ảnh hưởng của bước sóng ánh và tần số phát xung đến kết
qua đo.
4. Tương tự như câu 2, nhưng đổi chiều đo từ B A. Ghi kết quả đo được vào
bảng kết quả.
5. So sánh và nhận xét về kết quả đo theo hai chiều A B và từ B A.

2.4.2. Tìm hiểu cách sử dụng nguồn phát quang và máy đo công suất quang FIS.
2.4.2.a. Mục đích:
- Đo suy hao theo phương pháp đo hai điểm: phương pháp xen thêm.
- Tìm hiểu cách sử dụng một thiết bị đo công suất tương tự như OMK-15: nguồn
phát quang và máy đo công suất quang FIS.

2.4.2.b. Mô hình tuyến quang giả lập:


Sử dụng tuyến quang giả lập tương tự như bài thực hành trên.

2.4.2.c. Thực hành và báo cáo:


Trong bài thực hành này, sinh viên sẽ tự tìm hiểu cách sử dụng một thiết bị đo lần đầu
sử dụng FIS. Thiết bị đo FIS cũng có nguồn phát quang và máy đo công suất quang tương tự
như bộ thiết bị đo OMK-15 nhưng có giao diện và cách bố trí các nút chức năng khác với
OMK-15. Tiến hành đo thử tuyến quang giả lập và trả lới các câu hỏi sau:
1. Cho biết chức năng của các nút trên nguồn phát quang và máy đo công suất
FIS. Các nút này tương đương với nút nào của thiết bị đo OMK-15.
2. Hãy nêu sự khác nhau chính giữa thiết bị đo OMK-15 và FIS?

Thöïc Haønh Thoâng Tin Quang 2


Bài 2: Đo Suy Hao Theo Phương Pháp Hai Điểm Hứơng Dẫn Thực Hành

3. Cho biết các chức năng chính của một bộ đo công suất quang?
4. Tiến hành đo suy hao của tuyến quang giả lập. Ghi kết quả vào bảng báo cáo
và so sánh với kết quả đo được ở bài thực hành trên.

Thöïc Haønh Thoâng Tin Quang 3

You might also like