You are on page 1of 98

TS.

LÊ NGUYÊN KHƯƠNG – ThS. CAO MINH QUYỀN


Ưng dụ ng tin họ c trong phâ n tı́ch
ket cau cô ng trı̀nh

Lập trình phân tích kết cấu bằng ANSYS APDL

Tài liệu phục vụ cho đào tạo thạc sĩ và ôn luyện sinh viên giỏi thi olympic « Ứng dụng tin
học phân tích bài toán kết cấu » của trường Đại Học Công Nghệ GTVT

Hà Nội, năm 2017


GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

MỤC LỤC
1  LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 4 

2  CƠ SỞ CHUNG - PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN (PTHH) ......................... 6 


2.1  Các bước tổng quát giải bài toán PTHH ..................................................................... 6 
2.2  Các bước xây dựng mô hình và tính toán với phần mềm PTHH .............................. 10 
2.3  Các nguyên lý cơ bản ................................................................................................ 11 
  Hàm xấp xỉ và hàm dạng ............................................................................... 11 
  Hàm dạng theo các hệ tọa độ khác nhau ....................................................... 18 

3  TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM ANSYS ...................................................................... 20 


3.1  Các phương thức xây dựng mô hình ......................................................................... 21 
3.2  Định dạng các tệp tin điển hình lưu trữ dữ liệu mô phỏng ANSYS ......................... 21 
  Tệp tin cơ sở dữ liệu (Database File) ........................................................... 22 
  Tệp tin nhật ký (Log File) ............................................................................. 22 
  Tệp tin thông báo lỗi (Error File) .................................................................. 22 
  Tệp tin kết quả (Results Files) ...................................................................... 23 
3.3  Tổng quan về giao diện của phần mềm (Description of ANSYS Menus and
Windows) .................................................................................................................. 23 
  Tác vụ sử dụng (Utility Menu) ...................................................................... 23 
  Tác vụ mô phỏng (Main Menu) .................................................................... 25 
  Thanh công cụ (Toolbar) ............................................................................... 25 
  Cửa sổ nhập mã lệnh (Input Field) ................................................................ 25 
  Cửa sổ đồ hoạ (Graphics Window) ............................................................... 25 
  Cửa sổ đầu ra (Output Window) ................................................................... 26 
3.4  Cách sử dụng hệ thống trợ giúp của ANSYS (the ANSYS Help System) ............... 26 

4  MÔ PHỎNG KẾT CẤU TRÊN ANSYS ....................................................................... 29 


4.1  Những nguyên tắc cơ bản của mô hình hóa (Basic Principles of Modeling) ........... 29 
4.2  Lựa chọn phương pháp phân tích (Before an ANSYS session) ............................... 30 
  Phạm vi phân tích (Analysis Discipline) ....................................................... 31 
  Phân tích kết cấu (Structural Analaysis) ....................................................... 31 
  Phân tích nhiệt (Thermal Analysis) ............................................................... 31 
4.3  Quy trình mô phỏng và phân tích kết cấu bằng ANSYS (ANSYS Analys is
Approach) ................................................................................................................. 32 
  Xây dựng mô hình (ANSYS Preprocessor) .................................................. 33 
  Lựa chọn phương pháp phân tích (ANSYS Solution Processor) .................. 33 
  Xử lý kết quả (ANSYS General Postprocessor) ........................................... 33 
4.4  Thao tác Mô hình hóa (Modeling Operations) ......................................................... 33 
  Tiêu đề dự án (Title)...................................................................................... 33 
  Khai báo đối tượng (Element) ....................................................................... 34 
  Hằng số thực (Real Constants) ...................................................................... 39 
  Thuộc tính vật liệu (Material Properties) ...................................................... 41 

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 1
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

  Thuộc tính đối tượng (Element Attributes) ................................................... 45 


4.5  Lựa chọn đối tượng ................................................................................................... 45 
  Lựa chọn đối tượng thông qua tương tác với cửa sổ đồ họa ......................... 45 
  Lựa chọn đối tượng thông qua các đặc tính của đối tượng ........................... 48 
  Tạo các nhóm đối tượng ................................................................................ 52 
4.6  Hệ thống tọa độ (Coordinate Systems) ..................................................................... 52 
  Hệ tọa độ tổng quát (Global Coordinate Systems)........................................ 52 
  Hệ thống tọa độ địa phương (Local Coordinate Systems) ............................ 54 
  Mặt phẳng làm việc (Working Plane) ........................................................... 55 
4.7  Xây dựng mô hình hình học ..................................................................................... 59 
  Phương pháp xây dựng mô hình Bottom-up ................................................. 60 
  Phương pháp xây dựng mô hình Top-Down ................................................. 66 
4.8  Hiển thị mô hình trong ANSYS (Viewing a Model) ................................................ 72 
  Các chức năng dich chuyển (pan), phóng to (zoom) và xoay (rotate) .......... 72 
  Vẽ đối tượng .................................................................................................. 74 
  Hiện mã số của đối tượng Graphics Window (Numbers in the Graphics
Window) ........................................................................................................ 75 

5  LẬP TRÌNH THAM SỐ VỚI APDL ............................................................................ 77 


5.1  Khối cấu trúc cơ bản của một bài toán khi lập trình bằng ANSYS APDL............... 79 
5.2  Các câu lệnh cơ bản trong ANSYS........................................................................... 81 
5.3  Toán tử và hàm số trong ANSYS ............................................................................. 85 
5.4  Khai báo tham số trong APDL ................................................................................. 86 
5.5  Lựa chọn đối tượng trong APDL .............................................................................. 88 
5.6  Trích xuất kết quả với APDL.................................................................................... 92 
5.7  Vòng lặp, rẽ nhánh và truy xuất tệp tin trong lập trình APDL ................................. 95 
  Vòng lắp DO Loops ...................................................................................... 95 
  Cấu trúc lệnh rẽ nhánh IF .............................................................................. 96 
  Câu lệnh /OUTPUT và câu lệnh *VWRITE ................................................. 99 
5.8  Macro Files ............................................................................................................. 100 

6  ANSYS APDL và các bài toán trong cơ học kết cấu .................................................. 103 
6.1  Ứng dụng tin học trong cơ học kết cấu ................................................................... 103 
6.2  Các cấu trúc lệnh thường dùng cho bài toán Cơ học kết cấu .................................. 104 
  Khai báo dạng phần tử, vật liệu và tiết diện ................................................ 104 
  Khai báo tải trọng, điều kiện biên ............................................................... 104 
  Khai thác kết quả tính toán.......................................................................... 104 
6.3  Các ví dụ áp dụng ................................................................................................... 105 
  Tải trọng phân bố hình thang và đường ảnh hưởng .................................... 105 
  Khung có gối tựa xiên và tải trọng di động ............................................. 109 

7  Chuyên đề ...................................................................................................................... 115 


7.1  Ví dụ thực hành lập trình mô phỏng với giao diện và mã lệnh .............................. 115 
  Ví dụ 1 - Tham khảo đề thi Olympic Cơ học Kết cấu – Năm 1991 ............ 115 

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 2
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

  Ví dụ 2 - Tham khảo đề thi Olympic CKC năm 2006 ................................ 139 


7.2  Định hướng tiết diện cho phần tử dầm trong ANSYS ............................................ 155 
  Đặt vấn đề ................................................................................................... 155 
  Tọa độ địa phương (local system) và điểm định hướng (orientation keypoint)
cho tiết diện dầm ......................................................................................... 156 
  Xây dựng phần tử dầm bằng giao diện ANSYS ......................................... 158 
  Xây dựng phần tử dầm bằng mã lệnh APDL .............................................. 159 
  Ví dụ mô hình phần tử dầm trong ANSYS ................................................. 160 
  Kết luận ....................................................................................................... 168 

8  Phụ lục ............................................................................................................................ 169 


8.1  Cài đặt chương trình ............................................................................................... 169 
8.2  Bài toán tấm phẳng ................................................................................................. 169 

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 3
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

1 LỜI NÓI ĐẦU


Với những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, máy tính điện tử đã trở thành công
cụ đắc lực trong tính toán thiết kế và phân tích kết cấu công trình. Hiện nay có rất nhiều phần
mềm tính toán mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng trong các công ty,
viện nghiên cứu và các trường đại học. Các kết cấu phức tạp được mô phỏng trên phần mềm
nhằm mục đích cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Có thể phân loại các phần mềm này
thành hai nhóm:

 Phần mềm thương mại : cung cấp cho người dùng giao diện dễ sử dụng, trực quan
nhưng tất cả các nguyên lý tính toán và kỹ thuật mô phỏng đều được đóng gói trong
« hộp đen », người dùng trở nên bị động, phụ thuộc vào các tính năng « bấm nút »
sẵn có.
 Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng lập trình trực tiếp để mô phỏng, tùy
biến tham số và tối ứu hóa kết cấu. Điển hình là các phần mềm như OpenSee,
Cast3M, CALFEM,vv…

Ứng dụng tin học trong phân tích kết cấu công trình là một môn thi mới trong hệ thống
các môn thi Olympic sinh viên giỏi toàn quốc.
Mục tiêu chính :

 Ứng dụng các công cụ tính toán sẵn có để nâng cao hiệu quả công việc, không yêu
cầu sinh viên phải nhớ các phương pháp cũng như các công thức toán học phức
tạp.
 Phát huy tính chủ động và sáng tạo của sinh viên trong việc học lý thuyết ứng dụng
thực hành.
 Trang bị công cụ tính toán hỗ trợ những môn học chuyên ngành như “Kết cấu thép”,
“Bê tông Cốt thép”, “Đồ án Bê tông cốt thép”, “Thiết kế công trình dân dụng”,
“Thiết kế cầu”, vv...

Đối tượng : sinh viên chuyên ngành kỹ thuật đã được trang bị các kiến thức về phân tích
và tính toán kết cấu qua môn Cơ học Kết cấu.
Các kỹ năng lập trình phân tích kết cấu cơ bản :

 Nhập dữ liệu để mô hình hóa


 Vận dụng chương trình để thực hiện việc phân tích kết cấu:
o Rời rạc hóa hệ thành các phần tử cơ bản

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 4
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

o Khai báo liên kết, nội liên kết


o Khai báo vật liệu và hình học của hệ
o Khai báo tải trọng
o Thực hiện phân tích
 Biết cách khảo sát một đại lượng theo sự biến thiên của một hoặc một số tham số
của hệ kết cấu.
 Biết cách thực hiện giải một số bài toán tối ưu thông qua lập trình

Các phần mềm được lựa chọn cho kỳ thi dựa trên 2 tiêu chí :
1. Phần mềm được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có triển vọng phát triển lâu dài và có tài
liệu hỗ trợ (help) đầy đủ. Sinh viên có thể sử dụng cho việc học các môn chuyên ngành
và xa hơn là phục vụ cho quá trình tính toán thiết kế, nghiên cứu chuyên sâu về kết cấu.
2. Phần mềm cho phép mô phỏng trực tiếp bằng mã lệnh. Việc dùng mã lệnh là cần thiết
nếu sinh viên mong muốn nâng cao tốc độ và hiệu quả làm việc đồng thời giải quyết
được các bài toán có tham số thay đổi, kết cấu cần tối ưu, tự động hóa các quy trình tính
toán.

Nội dung cuốn sách được chia làm 2 tập trong đó tập 1 giới thiệu kiến thức cơ bản về phần
tử hữu hạn, phần mềm ANSYS và các ứng dụng mô phỏng kết cấu dạng dầm, khung, dàn:

 Chương 1: Giới thiệu chung

 Chương 2: Cơ sở chung của phương pháp phần tử hữu hạn

 Chương 3: Tổng quan về ANSYS Mechanical

 Chương 4 : Sử dụng giao diện phần mềm ANSYS mô phỏng kết cấu

 Chương 5: Lập trình tham số với APDL

 Chương 6 : ANSYS APDL và các bài toán thanh phẳng trong Cơ học Kết cấu
Chúng tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp khoa Công trình, trường Đại học Công nghệ
Giao thông Vận tải đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng bản thảo của
cuốn sách để cuốn sách được hoàn thiện…

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 5
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

5 LẬP TRÌNH THAM SỐ VỚI APDL


Như đã nhắc tới trong chương mở đầu, trong ANSYS APDL có ba chế độ sử dụng là giao
diện đồ họa (GUI), chế độ tương tác bằng mã lệnh (COMMAND) và chế độ chạy các tệp tin
văn bản chứa các mã lệnh lập trình tham số (Batch Mode). Một số đặc điểm chính của các
phương thức:
1. Phương thức giao diện - người dùng (GUI):
 Lợi thế: Thao tác đơn giản, phù hợp với số đông người quen sử dụng thao tác trên
cửa số màn hình. Với người bắt đầu tiếp cận với ANSYS thì giao diện sẽ giúp công
việc trở nên dễ hiểu hơn, trực quan hơn.
 Lợi thế: Với bài toán trong không gian phức tạp, tốn nhiều thời gian công sức thậm
chí không thể thực hiện được cho việc tạo lưới và mô hình.
 Hạn chế: Tạo các tệp tin lưu trữ có dung lượng lớn
2. Command: phương thức nhập lệnh
 Lợi thế: Mỗi một thao tác GUI tương ứng với một câu lệnh COMMAND. Người
dùng có thể nhớ các câu lệnh trong APDL để có thể thao tác nhanh hơn
 Hạn chế: Cần nhớ các câu lệnh APDL. Đây là lập trình tham số sử dụng ngôn ngữ
FORTRAN nên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Thông thường
người dùng có xu thế sử dụng các câu lệnh điểu khiển dễ nhớ như PLOT, KP,
REPLOT, EPLOT…
3. Batch Mode: lập trình tham số
 Lợi thế: với những người có thói quen lập trình và quản lý mô hình qua mã lệnh thì
các tệp tin chứa mã lệnh là một công cụ ưa thích giúp quản lý tham số đầu vào, tùy
biến tham số, giải lặp, tự động hóa các quy trình tính toán. Đặc biệt dung lượng các
tệp tin mã lệnh thường rất nhỏ, tiện lợi cho việc trao đổi dữ liệu.
 Hạn chế: với các học việc bắt đầu tiếp cận với mã lệnh sẽ gặp những khó khăn nhất
định, tâm lý phải thuộc cấu trúc câu lệnh dễ gây chán nản. Để khắc phục hạn chế
này, người dùng nên cài đặt các phần mềm biên tập mã lệnh ANSYS như PsPAD
hay Pedal của PADT. Các phần mềm này sẽ giúp bạn nhìn được cấu trúc lệnh của
mỗi từ khóa.
Nội dung chương này tập trung giới thiệu cách thức sử dụng và làm việc với mã lệnh, giúp
người dùng có tư duy về lập trình, nắm bắt được các kỹ thuật mô phỏng, tùy biến tính toán,
nâng cao hiệu quả công việc. Hình 5-1 là một ví dụ sử dụng lập trình vòng lặp trong ANSYS
để mô hình cầu dàn có 10 phân đoạn trên nhịp. Nếu dùng phương pháp nhập tọa độ trực tiếp
trên giao diện mô phỏng thì cần thực hiện 21 thao tác nhập tạo độ điểm Keypoints và 40 thao
tác tạo đường thẳng. Các thao tác này sẽ được gói gọn trong 4 dòng code lệnh.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 77
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 5-1 : Ví dụ mô phỏng cầu dàn 10 phân đoạn bằng mã lệnh

Ngoài việc lập trình trực tiếp bằng các từ khóa mã lệnh được giới thiệu ở phần tiếp theo,
chúng ta cũng cần lưu ý rằng mọi thao tác được thực hiện bởi người dùng trên giao diện ANSYS
đều được biên dịch tương ứng với một câu lệnh. Các câu lệnh này có thể tìm thấy trong Session
Editor nằm trong cửa sổ Main Menu hoặc file văn bản: File > List > Log File… Khi lập
trình tính toán bằng mã lệnh, nếu quên cấu trúc một số thao tác mô phỏng, chúng ta có thể sử
dụng phương pháp thao tác trên giao diện sau đó truy xuất mã lệnh biên dịch theo cách trên để
hiểu và áp dụng đúng.
Có hai cách lập trình mã lệnh trên ANSYS:
1. Viết code trực tiếp thông qua cửa sổ lệnh

2. Viết code trên tệp văn bản sau đó thực hiện đọc tệp đó thông qua: File > Read
Input From…
Ngôn ngữ lập trình trong ANSYS là ngôn ngữ thiết kế tùy biến theo tham số APDL (Ansys
Parameter Design Language). APDL là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng sử dụng các khái
niệm và cấu trúc rất giống với các ngôn ngữ lập trình thông dụng như BASIC, FORTRAN,
vv… Sử dụng APDL, người dùng có thể tạo một tệp tin đầu vào để giải quyết một vấn đề cụ
thể hoặc các tệp tin Macro giải quyết các chức năng, quy trình đặc biệt. Trong cả hai trường
hợp, mỗi dòng bao gồm một lệnh đơn, và các dòng được thực hiện tuần tự.
Việc lập trình mô phỏng nên thực hiện trong các trường hợp sau: các mô hình phức tạp,
các mô hình cần chỉnh sửa, các tham số tính toán có biến đổi, cần dùng vòng lớp để giải, tạo
các module thông dụng… Tuy nhiên trong thời gian đầu của việc học lập trình bằng tham số sẽ
không trực quan, dễ phát sinh chán nản. Bản thân mỗi chúng ta nên cần tạo cho mình những
thói quen nhất định như: viết mã lệnh một cách khoa học, dễ nhìn, ghi chú các bước làm quan
trọng, nhớ các câu lệnh hay dùng, sử dụng tốt bộ hỗ trợ Help của chương trình…
Các câu lệnh, toán tử và chức năng cơ bản của APDL được thảo luận trong phần các phần
tiếp theo. Các tập tin chứa câu lệnh ở chế độ Batch Mode cho mỗi ví dụ trong cuốn sách này
được giải thích một cách cặn kẽ.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 78
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

5.1 Khối cấu trúc cơ bản của một bài toán khi lập trình bằng ANSYS APDL

!Khối 1: Tiêu đề bài toán (không bắt buộc)


/FILNAME,Vidu1 ! *.DB
/TITLE,Tính toán công trình cầu Ngã Tư Sở

!Khối 2: Định nghĩa các tham số đầu vào (không bắt buộc)
...

!Khối 3: Xây dựng mô hình


/PREP7
!Xay dung mo hinh hinh hoc
!Dinh nghia thuoc tinh cua mo hinh
!Xay dung mo hinh phan tu huu han

!Khối 4: Tính toán


/SOLU
!Gan dieu kien bien va tai trong (co the de trong khoi 3)
!Tinh toan
SOLVE
FINISH

!Khối 5: Xử lý kết quả


/POST1 !Xem kết quả tính toán tĩnh
...
FINISH

/POST26 !Xem kết quả tính toán theo thời gian



FINISH

Dưới đây là một số ví dụ


Ví dụ - Dầm giản đơn chịu tải trọng tập trung
Đoạn mã lệnh dưới đây sẽ thể hiện tính toán, vẽ biểu đồ moment của dầm giản đơn chịu tải
trọng tập trụng P. Khoảng cách giữa điểm đặt lực P và gối tựa A là A(m), dầm AB có chiều dài
L(m), tiết diện dầm b x h (m2)

P1

h(m)
A B
P2
A(m) b(m)
L(m)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 79
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!Kết thúc và xóa dữ liệu liên quan tới các tính toán trước đó
finish
/clear

!KHỐI 1: TIÊU ĐỀ BÀI TOÁN (KHÔNG BẮT BUỘC)

/FILNAME,DAMDONTAPTRUNG
/TITLE,TINH TOAN NOI LUC DAM DON

!KHỐI 2: ĐỊNH NGHĨA CÁC THAM SỐ ĐẦU VÀO

A=2 !Vi tri tai trong tinh tu dau dam


L=5 !Chieu dai dam
b=0.2 !Be rong mat cat
h=0.5 !Chieu cao mat cat
P1=35 !kN
P2=20 !kN
E_M200=2.4E7 !Mo dun dan hoi, kN/m2
P_M200=0.2 !He so Poisson
G_M200=2.4 !Khoi luong rieng, T/m3

!KHỐI 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HÌNH HỌC

/PREP7

!Xay dung mo hinh hinh hoc


K,1,0,0,0 !Điểm hình học K1
K,2,A,0,0 !Điểm hình học K2
K,3,L,0,0 !Điểm hình học K3
LSTR,1,2 !Đường hình học L1
LSTR,2,3 !Đường hình học L2

!Dinh nghia thuoc tinh cua mo hinh


ET,1,BEAM188,,,3 !Sử dụng KEYOPT(3) = 3, xem help để biết thêm chi tiết
SECTYPE, 1, BEAM, RECT, , 0
SECOFFSET, CENT
SECDATA,h,b
MP,EX,1,E_M200 !Young's Modulus
MP,PRXY,1,P_M200 !Poisson's ratio
MP,DENS,1,G_M200 !Density

!Xay dung mo hinh phan tu huu han


ESIZE,0.2 !Kich thuoc phan tu
LMESH,ALL !Chia phan tu tu duong
FINISH

!KHOI 4: TINH TOAN : KHOI DIEU KIEN BIEN VA TINH TOAN


/SOLU
ACEL,0,9.81,0 !Gia toc trong truong
DK,1,UX,0 !Rang buoc CV thang tai K1 theo truc X
DK,1,UY,0 !Rang buoc CV thang tai K1 theo truc Y
DK,1,UZ,0 !Rang buoc CV thang tai K1 theo truc Z
DK,1,ROTX,0 !Rang buoc CV xoay tai K1 quanh truc X
DK,1,ROTY,0 !Rang buoc CV xoay tai K1 quanh truc Y
DK,3,UY,0 !Rang buoc CV thang tai K3 theo truc Y
DK,3,UZ,0 !Rang buoc CV thang tai K3 theo truc Z
DK,3,ROTX,0 !Rang buoc CV xoay tai K3 quanh truc X

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 80
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

DK,3,ROTY,0 !Rang buoc CV xoay tai K3 quanh truc Y


FK,2,FY,-P1 !Gan tai tap trung tai K2 theo phuong truc Y
FK,3,FX,P2 !Gan tai tap trung tai K3 theo phuong truc X
ALLSEL !Lua chon tat ca cac doi tuong
SOLVE !Giai
FINISH

!KHOI 5: KHOI XU LY KET QUA


/POST1 !Ket qua tinh
ETABLE,MI,SMISC,3 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau I
ETABLE,MJ,SMISC,16 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau J
PLLS,MI,MJ,-1,0,0 !Ve bieu do mo men quanh truc Z
FINISH

Hình 5-2: Biểu đồ moment quay quanh trục OZ

5.2 Các câu lệnh cơ bản trong ANSYS


Có khoảng 1500 lệnh APDL, mỗi lệnh có một cú pháp và chức năng cụ thể. Việc người
dùng tìm hiểu và nhớ được hết các câu lệnh là không thể và cũng không cần thiết khi cách sử
dụng tất cả các lệnh trong APDL đều được tìm thấy và giải thích rõ trong bộ tài liệu Help của
của chương trình. Trên thực tế các bài toán phân tích kết cấu điển hình thường chỉ liên quan
đến một số lệnh thông dụng sẽ được trình bày trong phần này. Các lệnh thông thường được
nhóm thành sáu loại sau:

 Các câu lệnh quản lý phần tử, cơ sở dữ liệu (Bảng 5-1)


 Các câu lệnh tùy biến tham số (Bảng 5-2).
 Các câu lệnh tiền xử lý mô hình chung (Bảng 5-3).
 Các câu lệnh mô phỏng, chia lưới phần tử (Bảng 5-4).
 Các câu lệnh về phương pháp phân tích (Bảng 5-5).
 Các câu lệnh xử lý kết quả (Bảng 5-6)

Câu lệnh Diễn giải


/CLEAR Xóa cơ sở dữ liệu (và bộ nhớ)
/PREP7 Truy cập thư viện câu lệnh xây dựng mô hình
/SOLU Truy cập thư viện câu lệnh giải toán

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 81
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Câu lệnh Diễn giải


/POST1 Truy cập thư viện câu lệnh xử lý kết quả
/POST26 Truy cập thư viện câu lệnh xử lý kết quả tính toán động
FINISH Thoát khỏi bộ xử lý hiện tại
/EOF Đánh dấu sự kết thúc tập tin (dừng đọc)
/FILNAME Chỉ định tên bài toán cần giải
HELP Hiển thị các trang trợ giúp có liên quan đến lệnh
SAVE Lưu cơ sở dữ liệu
RESUME Tiếp tục từ một cơ sở dữ liệu đã tồn tại
KSEL, LSEL,ASEL, VSEL, Chọn điểm chính, đường thẳng, vùng, khối lượng, nút,
NSEL, ESEL,CMSEL phần tử, và các thành phần liên quan
ALLSEL Chọn tất cả các đối tượng
CLOCAL, LOCAL Xác định hệ tọa độ địa phương
CSYS Chuyển đổi giữa các hệ tọa độ
! ANSYS bỏ qua các ký tự ở bên phải dấu chấm than

Bảng 5-1 : Các câu lệnh quản lý phần tử, cơ sở dữ liệu

Câu lệnh Diễn giải


*AFUN Chuyển đổi đơn vị đo góc giữa độ và radian
*GET Lưu mô hình hoặc thông tin kết quả vào các thông số
*VWRITE Ghi định dạng đầu ra cho các tệp tin bên ngoài
*DO,*ENDDO Bắt đầu và kết thúc của vòng lặp
*IF,*ELSE,*ELSEIF, Các lệnh liên quan đến khối IF-THEN-ELSE
*ENDIF
*SET Xác định các thông số

Bảng 5-2 : Các câu lệnh tùy biến tham số

Câu lệnh Diễn giải


BLC4 Tạo tiết diện hình chữ nhật hoặc khối lăng trụ
CYL4 Tạo tiết diện tròn hoặc khối trụ tròn
K, L, A, AL, V, VA Tạo các điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối lượng

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 82
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Câu lệnh Diễn giải


LARC Tạo các cung tròn
SPLINE, BSPLIN Tạo các đường Spline đi qua các điểm keypoint
ADRAG Tạo một mặt phẳng bằng cách kéo một đường theo
hướng nào đó
VRAG Tạo một khối bằng cách kéo một mặt phẳng theo hướng
nào đó
VEXT Tạo một khối bằng cách loại bỏ một mặt phẳng
AAD, VADD Thêm các mặt phẳng hoặc các khối
LGLUE,AGLUE,VGLUE Các đường lưới, mặt phẳng và khối
LOVLAP,AOVLAP,VOVLAP Các đường thẳng, mặt phẳng và khối chồng chéo
CM Tạo các thành phần
KDELE, LDELE, ADELE, Xáo các điểm, đường thẳng, mặt phẳng, khối và các
VDELE, CMDELE thành phần
KPLOT, LPLOT, APLOT, Hiển thị các điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối
VPLOT lượng trong Cửa sổ đồ họa
KLIST, LLIST, ALIST, Danh sách các điểm, đường thẳng, mặt phẳng, khối và
VLIST, CMLIST các thành phần

Bảng 5-3: Các câu lệnh tiền xử lý mô hình chung

Câu lệnh Diễn giải


ET Khai báo loại phần tử
R Khai báo các hằng số thực
MP Khai báo các đặc trưng vật liệu
N Tạo các nút
E Tạo các phần tử
TYPE Khai báo số hiệu đặc tính của kiểu phần tử mặc định
REAL Khai báo mặc định số hiệu đặc tính của hằng số thực được thiết
lập
MAT Khai báo mặc định số hiệu đặc tính của vật liệu được thiết lập

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 83
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Câu lệnh Diễn giải


LMESH, Chia lưới các đường thẳng, mặt phẳng và khối
AMESH,VMESH
LCLEAR, ACLEAR, Xóa lưới khỏi đường thẳng, mặt phẳng, khối (xóa các nút và các
VCLEAR phần tử gắn liền với những đối tượng đó)
LESIZE Khai báo số phần tử hoặc kích thước phần tử dọc theo các
đường thẳng đã chọn
MSHKEY Khai báo xem có nên sử dụng ánh xạ hoặc chia lưới tự do
NDELE, EDELE Xóa các nút và các phần tử
NPLOT, EPLOT Hiển thị các nút và các phần tử trên Cửa sổ Đồ họa
NLIST, ELIST Danh sách các nút và các phần tử

Bảng 5-4: Các câu lệnh quản lý và chia lưới phần tử

Câu lệnh Diễn giải


SOLVE Bắt đầu giải quyết bài toán tại bước tải trọng hiện tại
LSSOLVE Bắt đầu giải quyết bài toán với nhiều bước tải trọng
D Khai báo các điều kiện biên tại các nút
F Khai báo các tải trọng tập trung tại các nút
SF, SFE,SFL, SFA Khai báo tải trọng bề mặt (phân phối) trên các nút, các phần
tử, các đường thẳng và các mặt phẳng
BF, BFE Khai báo tải trọng bản thân trên các nút và các phần tử
TUNIF Khai báo tải trọng nhiệt thống nhất trên tất cả các nút
IC Khai báo các điều kiện ban đầu
LSREAD, LSWRITE Đọc và ghi vào các tệp khai báo các bước tải trọng

Bảng 5-5: Các câu lệnh về phương pháp phân tích

Câu lệnh Diễn giải


FILE Khai báo tệp kết quả
SET Khai báo các bước tải

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 84
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

PLDISP Hiển thị hình dạng của biến dạng


PLNSOL Vẽ đường viền nối các nút (khi chưa biến dạng)
PLESOL Vẽ đường viền nối các phần tử (khi chưa biến dạng)
PLESOL Danh sách giải pháp các nút
PRESOL Danh sách giải pháp các phần tử

Bảng 5-6: Các câu lệnh xử lý kết quả

Trong các bảng trên, cột đầu tiên đưa ra từ khóa lệnh và diễn giải tương ứng được đưa ra
trong cột thứ hai. Ngoại trừ một số lệnh tùy biến tham số (Bảng 5-2), các lệnh khác đều có thể
được đánh trực tiếp vào dòng cửa sổ lệnh trên giao diện của ANSYS.
Hầu hết các lệnh trong APDL yêu cầu các đối số được phân tách với nhau bằng dấu phẩy.
Ví dụ, cú pháp cho lệnh K (để tạo điểm hình học) được đưa ra trong Bảng 5-3 là :
K, NPT, X, Y, Z
Trong đó, NPT là số hiệu điểm ; X, Y, Z là tọa độ x, y, và z trong không gian 3 chiều của
điểm đó. Để hiểu rõ hơn về một câu lệnh, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn trong trang trợ
giúp của phần mềm. Việc tra cứu được thực hiện bằng cách đánh « Help, từ khóa lệnh » trực
tiếp trên cửa sổ viết lệnh. Ví dụ « HELP, K » sẽ hiện ra thông tin chi tiết về các đối số tương
ứng với câu lệnh tạo điểm hình học K.

5.3 Toán tử và hàm số trong ANSYS


Với ngôn ngữ lập trình APDL của ANSYS, một số phép toán cơ bản được thực hiện thông
qua việc sử dụng các toán tử và các hàm số toán học. Danh sách đầy đủ các toán tử được trình
bày trong Bảng 5-7. Các hàm số toán học trong APDL được liệt kê trong Bảng 5-8.

Toán tử Diễn giải


+ Phép cộng
- Phép trừ
* Phép nhân
/ Phép chia
** Phép tính lũy thừa
< Phép so sánh nhỏ hơn
> Phép so sánh lớn hơn
= Bằng với (được dùng để xác định các tham số)

Bảng 5-7 : Các toán tử trong APDL

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 85
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hàm số Diễn giải


ABS(X) Giá trị tuyệt đối của X
EXP(X) Số mũ của X
LOG(X) Logarit tự nhiên của X
LOG10(X) Logarit hệ số 10 của X
SQRT(X) Căn bậc 2 của X
NINT(X) Số nguyên gần nhất của X
RAND(X, Y) Số ngẫu nhiên trong phạm vi X - Y
SIN(X), COS(X), TAN(X) Sin, cos, tan của X
SINH(X), COSH(X), TANH(X) Hypebolic sin, cos, tan của X
ASIN(X), ACOS(X), ATAN(X) Nghịch dảo sin, cos, tan của X

Bảng 5-8: Các hàm số toán học trong ANSYS

Các toán tử và hàm số toán học thường được sử dụng trong việc gán giá trị cho tham số
trong APDL. Ví dụ áp dụng được trình bày trong phần « Khai báo tham số trong APDL » dưới
đây.

5.4 Khai báo tham số trong APDL

Các tham số trong APDL có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng lệnh *SET hoặc bằng
dấu « = ». Ví dụ tham số "ChieuCao" có thể được gán giá trị 28 bằng:
*SET, ChieuCao, 28 hoặc ChieuCao = 28

Các quy tắc đặt tên tham số là:

 Ký tự đầu tiên của tên tham số phải là một chữ cái.


 Trong tên tham số, chỉ các chữ cái, số và ký tự gạch dưới « _ » được cho phép.
 Số ký tự tối đa trong một tên là 32 kí tự.
Việc sử dụng các phép toán và hàm số toán học phổ biến (Bảng 5-7 và Bảng 5-8) trong
việc định nghĩa giá trị các tham số được minh họa trong ví dụ dưới đây. Các tệp tin đầu vào
tương tự cho các ví dụ khác nhau được trình bày trong cuốn sách này cũng được cung cấp trên
Website Cecotek.
Đề bài : Tiết diện hình chữ nhật bao gồm hai vật liệu không giống nhau, thể hiện trên Hình
5-3, có chiều rộng và chiều cao tương ứng là w và h. Đường chia cắt giao diện vật liệu bắt đầu
ở cạnh bên trái tại điểm (0, a), với góc nghiêng θ. Giả sử các giá trị của w = 2, h = 4, a = 1 và θ

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 86
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

= 300. Lưu ý rằng khoảng cách b được tính bằng toán tử toán học (*) và hàm số TAN để tạo ra
điểm 4.

Hình 5-3 : Tiết diện hình chữ nhật bao gồm hai Hình 5-4: Mô hình ANSYS tạo ra với việc sử
vật liệu không giống nhau dụng hai vật liệu không giống nhau. Sử dụng các giá
trị số của w = 2, h = 4, a = 1, và θ = 300

Dưới đây là mã lệnh xây dựng mặt cắt tiết diện thể hiện trong Hình 5-4.

/PREP7 ! Truy cập thư viện câu lệnh xây dựng mô hình
*AFUN,DEG ! Chuyển đơn vị tọa độ sang "độ"
w = 2 ! Chiều rộng
h = 4 ! Chiều cao
a = 1 ! Tung độ điểm đầu của đường chia tiết diện
THETA=30 ! Góc nghiêng của đường chia tiết diện so với phương OX
b = w * TAN(THETA)

! Tạo các điểm hình học


K,1,0,0
K,2,w,0
K,3,0,a
K,4,w,a+b
K,5,0,h
K,6,w,h

! Tạo các đường


L,1,2
L,2,4
L,4,3
L,1,3
L,4,6
L,6,5
L,3,5

! Tạo các diện tích


AL,1,2,4,3
AL,3,5,6,7

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 87
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Nhắc lại : Để ANSYS đọc các dòng lệnh trên, chúng ta sử dụng một phần mềm biên soạn
mã lệnh bất kỳ như NotePad++, PsPAD  Lưu tệp lệnh dưới dạng tệp tin văn bản (ví dụ
« exemple.txt »  Đọc tập tin từ ANSYS : Utility Menu>File>Read Input from… hoặc
đánh trực tiếp trên cửa sổ lệnh : /INPUT, exemple, txt (trong đó exemple là tên file, txt
là phần mở rộng của tệp tin).
Sự thuận tiện khi sử dụng mã lệnh được thể hiện bằng cách thay đổi độ dài và góc được
xác định trong ví dụ trước. Hình 5-5 là kết quả của việc thay đổi các tham số đầu vào cho hai
trường hợp : w = 5, h = 5, a = 2, và θ = 150 và w = 1, h = 5, a = 2, và θ = 600.

Hình 5-5 Kết quả của việc thay đổi các giá trị tham số trên mã lệnh

5.5 Lựa chọn đối tượng trong APDL


Việc định nghĩa các thông số hình học, vật liệu, loại phần tử, điều kiện biên hay tải trọng
cần phải thực hiện các thao tác lựa chọn đối tượng như điểm, đường, diện tích, nút, phần
tử…Lựa chọn đối tượng vì thế đóng một vai trò rất quan trọng khi lập trình mô phỏng. APDL
cung cấp cho người dùng các cấu trúc và câu lệnh lựa chọn phần tử mạnh mẽ. Bảng 5-9 tóm tắt
một số câu lệnh lựa chọn đối tượng được sử dụng nhiều nhất.

Câu lệnh Diễn giải


ALLSEL Chọn tất cả các đối tượng
KSEL, LSEL, ASEL, VSEL, Chọn tập hợp con của các điểm keypoint, đường thẳng,
NSEL, ESEL mặt phẳng, khối lượng, các nút và các phần tử
NSLE Chọn các nút gắn với các phần tử đã chọn
ESLN Chọn các phần tử chứa các nút đã chọn
NSL, NSLA, NSLV Chọn các nút được liên quan với các đường thẳng, mặt
phẳng và khối đã chọn

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 88
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Câu lệnh Diễn giải


ESL, ESLA, ESLV Chọn các phần tử liên quan đến các đường thẳng, mặt
phẳng và khối đã chọn
KSLL Chọn các điểm keypoint nằm trong các đường thẳng đã
chọn
LSLK Chọn các đường thẳng chứa các điểm keypoint đã chọn
LSLA Chọn các đường thẳng nằm trong các mặt phẳng đã
chọn
ASLL Chọn các mặt phẳng chứa các đường thẳng đã chọn
ASLV Chọn các mặt phẳng nằm trong các khối đã chọn
VSLA Chọn các khối chứa các mặt phẳng đã chọn

Bảng 5-9 : Một số lệnh lựa chọn đối tượng thường dùng trong ANSYS

Các lệnh cơ bản lựa chọn điểm (KSEL), đường thẳng (LSEL), diện tích (ASEL), thể tích
(VSEL), nút (NSEL) và phần tử (ESEL) có cú pháp cụ thể như sau:
KSEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KABS
LSEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KSWP
ASEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KSWP
VSEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KSWP
NSEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KABS
ESEL, Type, Item, Comp, VMIN, VMAX, VINC, KABS
Bảng 5-10 tổng hợp các giá trị của đối số « Type » và ví dụ kết quả đạt được:

Giá trị Phương thức Ví dụ : lựa chọn hiện tại  kết quả
S Lựa chọn từ tập đầy đủ
(From All)

R Lựa chọn tập hợp con


từ tập hợp đã chọn hiện
tại

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 89
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Giá trị Phương thức Ví dụ : lựa chọn hiện tại  kết quả
A Chọn một tập hợp con
từ tập hợp đầy đủ và
thêm nó vào tập hợp đã
chọn hiện tại.
U Bỏ chọn một tập hợp
con từ tập hợp đã chọn
hiện tại

ALL Khôi phục lại toàn bộ

NONE Bỏ chọn toàn bộ

INVE Đảo ngược thiết lập đã


chọn hiện tại, bỏ lựa
chọn hiện tại và lựa
chọn đối tượng chưa
được chọn khác

Bảng 5-10 : Giá trị của đối số « Type » trong các câu lệnh Select và kết quả đạt được

Các đối số « Item » nhận giá trị tùy thuộc vào đối tượng được lựa chọn. Đối số thứ ba đến
thứ sáu (Comp, VMIN, VMAX, và VINC) phụ thuộc vào giá trị của đối số « Item ».
Các đối số Item được sử dụng phổ biến nhất là KP cho điểm keypoint, LINE cho các
thẳng, AREA cho mặt phẳng, VOLU cho thể tích, NODE cho nút và ELEM cho phần tử.
Trong trường hợp này, trường Comp (viết tắt của Component) được để trống, VMIN, VMAX,
VINC xem giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong vùng chọn và vùng giá trị tăng lên (nếu VINC
không được chỉ định, giá trị mặc định của nó là 1), tương ứng. Ví dụ: để chọn các điểm từ 21
đến 30, câu lệnh sau được sử dụng:

KSEL, S, KP, , 21, 30

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 90
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Trường hợp Item = MAT / REAL / Type  cho phép chọn các phần tử dựa trên các thuộc
tính Material, Real constant, và Type of Element. Ví dụ lựa chọn tất cả các phần tử và sau đó
bỏ đi những phần tử có mã vật liệu là 2:
ESEL, U, MAT, , 2
Trường hợp Item = LOC  cho phép chọn các đối tượng dựa trên vị trí tọa độ. Cách này
áp dụng với hầu hết đối tượng, ngoại trừ các phần tử. Trường Comp trong trường hợp này
tương ứng với hướng (x, y, z cho một hệ tọa độ Cartesian, r, θ, z cho một hệ tọa độ cực, vv). Ví
dụ, các nút nằm trong khoảng 2.5 ≤ z ≤ 4.0 có thể được thêm vào tập hợp các nút hiện đang
sử dụng bằng cách sử dụng câu lệnh sau:
NSEL, A, LOC, Z, 2.5, 4

Một số ví dụ về lựa chọn được trình bày dưới đây:


VD1: Chọn các nút dọc theo các mặt phẳng có tọa độ x = 1 và x = 1.5.
NSEL, S, LOC, X, 1
NSEL, A, LOC, X, 1.5
hoặc: NSEL, S, LOC, X, 1, 1.5, 0.5
VD2: Chọn các nút dọc theo các mặt phẳng x = 1 và x = 1 5 và trong khoảng 0 ≤ y ≤ 4.
NSEL, S, LOC, X, 1
NSEL, A, LOC, X, 1.5
NSEL, R, LOC, Y, 0, 4

VD3: Chọn các điểm Keypoint trong phạm vi 10 < x < 15 (lưu ý rằng x = 10 và x = 15
được loại trừ):
TINY=1E-6 ! Định nghĩa một số rất nhỏ
KSEL, S, LOC, X, 10+TINY, 15-TINY
VD4: Chọn các điểm keypoint với x ≤ 10 và x > 15:
TINY=1E-6
KSEL, S, LOC, X, 10+TINY, 15
KSEL, INVE ! Nghịch đảo lựa chọn
VD5: Chọn các phần tử từ 1 đến 101 với gia số 2 (tức các phần tử số 1, 3,5,….101):
ESEL, S, ELEM, , 1, 101, 2

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 91
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

VD6 : Chọn các phần tử có đặc trưng vật liệu số 5 nhưng không có các tính chất của giá
trị thực số 3:
ESEL, S, MAT, , 5
ESEL, U, REAL, , 3
Các lệnh còn lại trong Bảng 5-9 thực hiện các chức năng cụ thể hơn. Các lệnh này chủ yếu
được dùng để kết hợp các đối tượng với nhau. Ví dụ lệnh NSLE dùng để lựa chọn các nút liên
kết các phần tử đã được lựa chọn. Ví dụ dòng lệnh đầu vào sau đây là bỏ chọn các nút được
thuộc các phần tử đã chọn:
NSLE, U
Câu lệnh ESLN chọn các phần tử chứa tập hợp các nút hiện đang được chọn. Tương tự
với các lệnh chọn khác, đối số đầu tiên là Type, xác định kiểu lựa chọn. Giá trị của đối số thứ
hai, EKEY, xác định các phần tử sẽ được lựa chọn:

 Nếu EKEY = 0, các phần tử được chọn nếu có bất kỳ nút nào của chúng nằm trong
tập hợp nút đã chọn.
 Nếu EKEY = 1, các phần tử được chọn chỉ khi tất cả các nút của chúng nằm trong
tập hợp các nút chọn.
Các dòng sau minh hoạ việc sử dụng lệnh này:
ESLN, S, 0 ! Trường hợp 1
ESLN, S, 1 ! Trường hợp 2

5.6 Trích xuất kết quả với APDL


Lập trình với APDL thường yêu cầu khai thác các dữ liệu các đối tượng như vị trí, thông
tin hình học, kết quả, vv ... Thực tế là lưới phần tử những bài toán điển hình bao gồm hàng ngàn
nút và phần tử, người dùng thường không thể kiểm soát qua việc đánh số các đối tượng. Để
thuận tiện cho việc khai thác thông tin của các đối tượng trên, APDL cung cấp cho người dùng
lệnh *GET có cấu trúc như sau:
*GET, Par, Entity, ENTNUM, Item1, IT1NUM, Item2, IT2NUM
Lệnh *GET khôi phục và lưu trữ dữ liệu vào các tham số. Đối số đầu tiên, Par, là tên tham
số được cung cấp bởi người dùng. Truy cập Help, *GET để có được một danh sách đầy đủ
thông tin về cách kết hợp các đối số và việc sử dụng lệnh Help là kênh tham khảo tốt cho người
dùng. Để giải thích cách sử dụng lệnh *GET, chúng ta xem xét các ví dụ dưới đây.
VD1 : Lưu trữ số nút tối đa và tối thiểu trong số các nút được chọn hiện tại với tên tham
số là maxnod và minnod:

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 92
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

*GET, maxnod, NODE, 0, NUM, MAX


*GET, minnod, NODE, 0, NUM, MIN
VD2 : Lưu trữ số phần tử tối đa và tối thiểu trong số các phần tử được chọn hiện tại với
tên tham số là maxel và minel:
*GET, maxel, ELEM, 0, NUM, MAX
*GET, minel, ELEM, 0, NUM, MIN
VD3 : Lưu trữ số lượng nút và số phần tử trong số các nút và phần tử được chọn hiện tại
với tên tham số là numnod và numel:
*GET, numnod, NODE, 0, COUNT
*GET, numel, ELEM, 0, COUNT
VD3 : Lưu các tọa độ x, y và z của các nút được đánh số maxnod với tên tham số là x1, y1
và z1:
*GET, x1, NODE, maxnod, LOC, X
*GET, y1, NODE, maxnod, LOC, Y
*GET, z1, NODE, maxnod, LOC, Z
V4 : Lưu các chuyển vị theo phương x, y và z của các nút được đánh số minnod với tên
tham số là u2, v2 và w2:
*GET, u2, NODE, minnod, U, X
*GET, v2, NODE, minnod, U, Y
*GET, w2, NODE, minnod, U, Z
VD5 : Lưu các chuyển vị góc xoay quanh trục x, y và z của các nút được đánh số minnod
với tên tham số là r_x, r_y và r_z:
*GET, r_x, NODE, minnod, ROT, X
*GET, r_y, NODE, minnod, ROT, Y
*GET, r_z, NODE, minnod, ROT, Z

VD6 : Lưu các ứng suất cắt  xy, yz, xz và ứng suất tương đương của các nút được đánh
số maxnod với tên tham số là s_xy , s_yz , s_xz và s_eqv :
*GET, s_xy, NODE, maxnod, S, XY
*GET, s_yz, NODE, maxnod, S, YZ

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 93
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

*GET, s_xz, NODE, maxnod, S, XZ


*GET, s_eqv, NODE, maxnod, S, EQV

VD7 : Lưu các biến dạng pháp tuyến  xx , yy , zz của các nút được đánh số minnod với tên
tham số là eps_xx , eps_yy và eps_zz :
*GET, eps_xx, NODE, minnod, EPEL, X
*GET, eps_yy, NODE, minnod, EPEL, Y
*GET, eps_zz, NODE, minnod, EPEL, Z
VD8 : Lưu trữ tọa độ trọng tâm của các phần tử được đánh số maxel với tên tham số là
ce_x , ce_y , ce_z :
*GET, ce_x, ELEM, maxel, CENT, X
*GET, ce_y, ELEM, maxel, CENT, Y
*GET, ce_z, ELEM, maxel, CENT, Z
VD9 : Lưu trữ diện tích của các phần tử được đánh số minel với tên tham số e_area :
*GET, e_area, ELEM, minel, AREA
Giống như một sự thay thế cho các cú pháp đưa ra ở trên, người dùng có thể sử dụng các
hàm được xây dựng sẵn dựa trên nguyên lý của lệnh *GET. Một số hàm định sẵn được tóm tắt
Một số chức năng này được liệt kê trong Bảng 5-11.

Câu lệnh Diễn giải


NX(n), NY(n), NZ(n) Truy tìm tọa độ x, y, z của nút được đánh số n
NDNEXT(n) Truy tìm số nút được chọn kế tiếp có số nút lớn hơn n
ELNEXT(e) Truy tìm số phần tử được chọn kế tiếp có số phần tử
lớn hơn e
UX(n), UY(n), UZ(n) Truy tìm chuyển vị theo phương x, y, z của nút được
đánh số n
ROTX(n), ROTY(n), ROTZ(n) Truy tìm chuyển vị góc xoay quanh trục x, y, z của
nút được đánh số n
TEMP(n) Truy tìm nhiệt độ tại nút được đánh số n
PRES(n) Truy tìm áp lực tại nút được đánh số n

Bảng 5-11: Một số hàm định sẵn hỗ trợ truy xuất dữ liệu

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 94
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Ví dụ, các chuyển vị theo phương x, y, z của nút được đánh số minnod có thể được lưu trữ
trong các tham số u2, v2 và w2 bằng cách sử dụng :
u2 = UX(minnod)
v2 = UY(minnod)
w2 = UZ(minnod)

5.7 Vòng lặp, rẽ nhánh và truy xuất tệp tin trong lập trình APDL
Ngôn ngữ APDL có các tính năng phổ biến như các ngôn ngữ lập trình khoa học khác.
Chúng bao gồm vòng lặp (DO loops), cấu trúc phân nhánh có điều kiện (IF statements), cũng
như viết ra các định dạng cho các tập tin văn bản (/ OUTPUT và các lệnh *VWRITE).

Vòng lắp DO Loops


Vòng lặp DO bao gồm khối chương trình có chứa một loạt các lệnh được thực hiện liên
tục theo giá trị của chỉ số vòng lặp. Khối vòng lặp này bắt đầu bằng *DO và kết thức bằng
*ENDDO. Cú pháp cho một vòng lặp * DO là:
*DO, Par, IVAL, FVAL, INC
Các lệnh được thực hiện tương ứng với mỗi bước của vòng lặp
*ENDDO
Trong đó: Par là chỉ số vòng lặp, IVAL và FVAL chỉ định các giá trị ban đầu và cuối
cùng của Par với bước nhảy bằng INC. Ví dụ: khối vòng lặp sau đây được sử dụng để tìm trung
bình số học của chuyển vị theo phương X của các điểm nút có tọa độ x = 2.0:
/POST1
NSEL, S, LOC, X, 2.0 ! Chọn các nút có tọa độ X= 2.0
*GET, numnod, NODE, 0, COUNT ! Gán số lượng nút được lựa chọn cho
numnod
*GET, minnod, NODE, 0, NUM, MIN ! Gán chỉ số nút nhỏ nhất cho minnod
sum = 0 ! Thiết lập tổng chuyển vị ban đầu
curnod = minnod ! Thiết lập chỉ số nút hiện tại

*DO, ii, 1, numnod ! Bắt đầu vòng lặp DO Loop với biến chạy ii
! Gán chuyển vị UX của nút hiện tại curnod cho cux
*GET, cux, NODE, curnod, U, X
sum=sum+cux ! Cập nhật phép lấy tổng chuyển vị
! Xác định nút tiếp theo trong tập nút được chọn và gán cho nextnod
*GET, nextnod, NODE, curnod, NXTH
curnod = nextnod ! Cập nhật số hiệu nút hiện tại
*ENDDO ! Kết thúc vòng lặp DO Loop

avgdisp=sum/numnod ! Tính toán trung bình số học


Trong ví dụ trên, ii là chỉ số vòng lặp với các giá trị ban đầu và cuối cùng là 1 và numnod
(số nút) tương ứng. Trước khi bắt đầu vòng lặp, ta phải tìm kiếm các thông tin cần thiết bằng

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 95
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

cách sử dụng lệnh * GET như xác định số lượng nút trong tập lựa chọn và gán cho tham số
numnod, xác định chỉ số nút nhỏ nhất và gán cho minnod. Ngoài ra, hai tham số mới được
tính toán trong quá trình chạy vòng lặp:

 Sum : tổng các chuyển vị, được cập nhật trong vòng lặp *DO và cuối cùng chia
cho số nút (numnod) để tìm trung bình số học.
 Curnod : chỉ số của nút hiện tại được sử lý trong bước ii của vòng lặp. Giá trị ban
đầu của nó được đặt như là chỉ số của nút có chỉ số nhỏ nhất trong tập hợp các nút
được chọn (minnod), và nó được cập nhật trong vòng lặp.
Các vòng lặp có thể được lồng ghép với nhau, tức là trong một vòng lặp lớn có thể chứa
nhiều vòng lặp nhỏ. Ví dụ, khối vòng lặp sau tạo ra 216 nút, bắt đầu từ gốc tọa độ, với bước
tăng là 0.25, 0.1 và 0.5 tương ứng với các hướng x, y và z.
/PREP7
dx=0.25 ! Khai báo bước tăng cho phương X
dy=0.1 ! Khai báo bước tăng cho phương Y
dz=0.5 ! Khai báo bước tăng cho phương Z

*DO, i, 1, 6 ! Bắt đầu vòng lặp DO với i


*DO, j, 1, 6 ! Bắt đầu vòng lặp DO với j
*DO, k, 1, 6 ! Bắt đầu vòng lặp DO với k
N, , (i-1)*dx, (j-1)*dy, (k-1)*dz ! Tạo nút
*ENDDO ! Kết thúc vòng lặp DO ứng với chỉ số k
*ENDDO ! Kết thúc vòng lặp DO ứng với chỉ số j
*ENDDO ! Kết thúc vòng lặp DO ứng với chỉ số i

Cấu trúc lệnh rẽ nhánh IF


Sự phân nhánh có điều kiện là việc thực hiện một khối các lệnh khi điều kiện kiểm tra được
thỏa mãn. Cú pháp cho lệnh *IF là :
*IF, VAL1, Oper1, VAL2, Base1, VAL3, Oper2, VAL4, Base2
Trong đó: VAL1, VAL2, VAL3, VAL4 là các giá trị số hay các tham số được so sánh với
nhau (VAL1 được so sánh với VAL2 và VAL3 được so sánh với VAL4). Các kiểu so sánh này
được điều khiển bởi các đối số toán tử Oper1 và Oper2. Các đối số Base1 và Base2 là mối
tương quan giữa hai điều kiện được kiểm tra.
Đối số Oper1 và Oper2 có thể lấy các giá trị logic được lựa chọn như sau:
EQ So sánh bằng (VAL1 = VAL2)

NE So sánh khác nhau (VAL1  VAL2)


LT So sánh nhỏ hơn (VAL1 < VAL2)
GT So sánh lớn hơn (VAL1 > VAL2)

LE So sánh nhỏ hơn hoặc bằng (VAL1 VAL2)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 96
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

GE So sánh lớn hơn hoặc bằng (VAL1 VAL2)


Các giá trị logic chung cho các đối số hành động Base1 và Base2 là:
AND Trả về giá trị True nếu cả 2 phép so sánh Oper1 và Oper2 đều thỏa.
OR Trả về giá trị True nếu một trong 2 phép so sánh Oper1 và Oper2 thỏa.
XOR Trả về giá trị True nếu một trong 2 phép so sánh nhưng không phải cả 2
phép so sánh Oper1 và Oper2 thỏa.
THEN Nếu sự so sánh logic trước là đúng, hãy tiếp tục dòng kế tiếp, nếu không
hãy chuyển qua một trong các lệnh sau đây (tùy vào lệnh nào xuất hiện trước):
* ELSE, * ELSEIF, hoặc * ENDIF. Điểm này được giải thích chi tiết hơn dưới đây.
Trong trường hợp đối số hành động đầu tiên Base1 có giá trị logic THEN, đây là trường
hợp thông thường, thì phân nhánh có điều kiện có dạng:
*IF, VAL1, Oper1, VAL2, THEN

Trường hợp này tương ứng với khối điều kiện IF-THEN-ELSE (Nếu-Thì-Khác thì) và nó
phải được kết thúc bởi lệnh *ENDIF.
Giữa *IF (đánh dấu sự bắt đầu của khối) và *ENDIF (đánh dấu kết thúc khối lệnh), người
dùng có thể sử dụng các lệnh *ELSEIF và *ELSE để tiếp tục chia nhánh xử lý điều kiện. Khối
IF-THEN-ELSE điển hình có dạng sau:
*IF, VAL1, Oper1, VAL2, THEN ! CP1 - Phép so sánh 1

…..! Khối lệnh APDL-1 nếu điều kiện trong phép so sánh 1 được thỏa mãn
*ELSEIF, VAL1, Oper1, VAL2 ! CP2 - Phép so sánh 2
….. ! Khối lệnh APDL-2 nếu điều kiện trong phép so sánh 2 thỏa mãn
*ELSE ! Chuyển hướng khi điều kiện không được thỏa mãn
…..! Khối lệnh APDL-3 khi điều kiện trong phép so sánh 2 không thỏa mãn
*ENDIF ! Kết thúc câu lệnh IF
*ENDIF

Cần chú ý rằng nếu phép so sánh CP1 là thỏa mãn, thì khối lệnh đầu vào APDL-1 được
thực thi và các khối lệnh APDL-2 và APDL-3 bị bỏ qua. Nếu CP1 là sai và nếu CP2 là đúng,
thì khối đầu vào APDL-2 được thực thi và các khối đầu vào APDL-1 và APDL-3 bị bỏ qua.
Cuối cùng, nếu cả CP1 và CP2 là sai, thì khối đầu vào APDL-3 được thực hiện và các khối
đầu vào APDL-1, APDL-2 bị bỏ qua.
Sơ đồ dưới đây miêu tả sự hoạt động của cấu trúc phân nhánh IF:

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 97
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 5-6: Cấu trúc hoạt động của khối lệnh phân nhánh IF-ELSEIF-ELSE (Cần vẽ lại có tiếng Việt)

Ví dụ trong phần 5.7.1 tính trung bình số học của các chuyển vị theo phương X của các
nút có tọa độ x = 2.0. Để làm rõ hơn vai trò của việc sử dụng các khối IF-THEN-ELSE, ví dụ
dưới đây sẽ xét tới việc tính toán trung bình số học của các chuyển vị theo phương X có giá trị
dương và âm một cách riêng biệt. Các công việc này được thực hiện bởi các khối đầu vào sau
đây:
/POST1
NSEL, S, LOC, X, 2 ! Chọn các nút có tọa độ x = 2.0
*GET, numnod, NODE, 0, COUNT ! Gán số lượng nút được lựa chọn cho
numnod
*GET, minnod, NODE, 0, NUM, MIN ! Gán chỉ số nút nhỏ nhất cho minnod

sum_p=0 ! Thiết lập tổng các chuyển vị dương


sum_n=0 ! Thiết lập tổng các chuyển vị âm
cnt_p=0 ! Tổng số các nút có chuyển vị dương
cnt_n=0 ! Tổng số các nút có chuyển vị âm
cnt_z=0 ! Tổng số các nút có chuyển vị bằng 0
curnod = minnod ! Thiết lập chỉ số nút hiện tại
*DO, ii, 1, numnod ! Bắt đầu vòng lặp DO
*GET, cux, NODE, curnod, U, X ! Truy tìm chuyển vị theo phương X của
các nút hiện tại
! Bắt đầu khối IF - THEN - ELSE
*IF, cux, GT, 0, THEN ! Cập nhật tổng các chuyển vị dương
sum_p=sum_p+cux ! Cập nhật số nút
cnt_p=cnt_p+1 ! cux là âm
*ELSEIF, cux, LT, 0 ! Cập nhật tổng các chuyển vị âm
sum_n=sum_n+cux ! Cập nhật số nút

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 98
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

cnt_n=cnt_n+1 ! cux bằng 0


*ELSE ! Cập nhật số nút
cnt_z=cnt_z+1 ! Kết thúc khối IF - THEN - ELSE
*ENDIF
*GET, nextnod, NODE, curnod, NXTH ! Lưu lại số nút cao hơn tiếp theo
trong nextnod
curnod=nextnod ! Cập nhật số nút hiện tại
*ENDDO ! Kết thúc vòng lặp DO
ave_d_p=sum_p/cnt_p ! Tính trung bình các chuyển vị dương
ave_d_n=sum_n/cnt_n ! Tính trung bình các chuyển vị âm
Trung bình số học các chuyển vị dương và âm theo phương X được lưu trữ trong các thông
số ave_d_p và ave_d_n tương ứng. Ngoài ra, số lượng các nút có chuyển vị theo phương X
bằng 0 được lưu trữ trong tham số cnt_z.

Câu lệnh /OUTPUT và câu lệnh *VWRITE


APDL cung cấp tùy chọn để viết định dạng cho các tập tin văn bản thông qua việc sử dụng
lệnh /OUTPUT và *VWRITE. Lệnh /OUTPUT chuyển hướng kết xuất văn bản, thường được
viết trong Output Window, đến một tệp tin văn bản (ASCII) trong khi lệnh *VWRITE cho phép
các tham số mong muốn được viết bằng FORTRAN (hoặc C).
Cú pháp cho lệnh /OUTPUT là :
/OUTPUT, Fname, Ext, , Loc
Tong đó Fname và Ext là lần lượt tên tập tin và phần mở rộng, Loc quyết định có nên bắt
đầu viết từ trên cùng của tập tin này hay nối tiếp vào nó. Nếu trường Loc bị bỏ trống, thì đầu
ra được ghi từ đầu tệp (nếu tồn tại tệp tin cùng tên thì tệp tin này sẽ bị xóa nội dung và ghi lại).
Nếu giá trị của Loc được chỉ định là APPEND, thì đầu ra được nối tiếp vào nội dung tệp tin đã
tồn tại. Khi muốn dữ liệu được ghi vào tệp tin văn bản, đầu ra phải được chuyển hướng trở lại
Output Window bằng cách sử dụng cùng một lệnh không có đối số, nghĩa là :
/OUTPUT
Cú pháp cho lệnh *VWRITE là :
*VWRITE, Par1, Par2, ..., Par19
Trong đó Par1 đến Par19 là các tham số được ghi với định dạng. Như vậy ta có thể xuất
dữ liệu với 19 thông số đầu ra cùng một lúc. Định dạng FORTRAN hoặc C có thể được sử dụng
và phải được cung cấp ở dòng kế tiếp. Định dạng FORTRAN phải được đặt trong dấu ngoặc và
chỉ cho phép định dạng số.
Trong ví dụ tới đây, ta sẽ xuất kết quả của tính toán đã được trình bày ở phần 5.7.2. Các
lệnh trong khối đầu vào sau đây ghi lại trung bình số học của các chuyển vị dương và âm theo
phương X, số lượng nút không có chuyển vị theo phương X. Giá trị ba tham số (ave_d_p,
ave_d_n, và cnt_Z) sẽ được thể hiện trong một tập tin văn bản tên data.out.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 99
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

! Xuất kết quả ra tệp tin data.out


/OUTPUT, data, out ! Chuyển hướng đầu ra tới file data.out
*VWRITE, ave_d_p, ave_d_n ! Ghi lại các tham số ave_d_p và ave_d_n
(E15.8, 2X, E15.8) ! Định dạng trình bày
/OUTPUT ! Chuyển hướng đầu ra về Output Window

/OUTPUT, data, out, , APPEND ! Tìm tới file được tạo sẵn
*VWRITE, cnt_z ! Ghi lại tham số cnt_z
(F8.0) ! Định dạng trình bày
/OUTPUT ! Chuyển hướng đầu ra về Output Window

Trong ví dụ cụ thể này, E15.8 trong câu lệnh định dạng phân bổ 15 khoảng trống cho tham
số, 8 trong số đó được sử dụng cho các số sau dấu thập phân. 2X thực hiện 2 khoảng trống giữa
các tham số. Các thông số ave_d_p và ave_d_n được viết theo định dạng sau:

0.12345678E  00  0.12345678E  00
Tương tự, câu lệnh định dạng F8.0 phân bổ tổng cộng 8 khoảng trống cho tham số không
có khoảng trống cho các số sau dấu thập phân vì cnt_z cho kết quả là một số nguyên.

5.8 Macro Files


Cấp độ sử dụng APDL nâng cao là tạo ra các tệp tin giải quyết các vấn đề chuyên biệt gọi
là Macro Files, tương tự như các chương trình con (sub-routines) trong ngôn ngữ lập trình
FORTRAN. Macro Files được lưu trong các tệp văn bản riêng biệt với đuôi .mac (ví dụ:
macro1.mac) và được viết bằng APDL. Nếu chúng được lưu trong thư mục làm việc của dự
án, chúng sẽ được tự động nhận dạng bởi chương trình ANSYS. Nếu không, người dùng phải
khai báo vị trí của chúng bằng cách sử dụng lệnh /PSEARCH. Chúng đặc biệt hữu ích đối với
các tác vụ được lặp lại nhiều lần với các giá trị khác nhau của các biến mô hình như hình học,
tính chất vật liệu, các điều kiện biên, vv… Một ví dụ đơn giản về cách sử dụng Macro Files
được đưa ra dưới đây.
Ví dụ được xem xét bao gồm mô hình của một lò xo có hình xoắn. Người sử dụng cần tạo
ra một số mô hình với các tính chất hình học khác nhau. Các tọa độ của một điểm trên đường
xoắn được cho bởi các phương trình tham số sau đây:

x = acos(t)

y = asin(t)
z = bt

Trong đó a là bán kính của đường xoắn khi nó được chiếu lên mặt phẳng x-y, 2πb là khoảng
cách theo hướng z của một vòng tròn, và t là tham số độc lập. Để thực hiện mục đích này, ta
xây dựng hai tập tin Macro Files được đặt tên HELIX1.MAC và HELIX2.MAC, như dưới đây:

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 100
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

! HELIX1.MAC
! ARG1: Hệ số a
! ARG2: Hệ số b
! ARG3: Số đoạn trên 1/4 đường tròn
! ARG4: Số lượng các bước xoắn
/PREP7
PI=4*ATAN(1) ! Khai báo hệ số Pi
T=0 ! Giá trị ban đầu của T
DT=2*PI/(4*ARG3-1) ! Gia số của T
*DO, I, 1, 4*ARG3
K, , ARG1*COS(T), ARG1*SIN(T), ARG2*T
T=T+DT
*ENDDO
HELIX2, ARG3 ! Lệnh gọi HELIX2
LGEN, ARG4, ALL, , , , , 2*PI*ARG2
/EOF ! Đánh dấu kết thúc file

! HELIX2.MAC
! Được gọi thông qua HELIX1.MAC
! ARG1: Số đoạn trên 1/4 đường tròn
KSEL, S, KP, , 1, ARG1+1
BSPLIN, ALL
KSEL, S, KP, , ARG1+1, 2*ARG1+1
BSPLIN, ALL
KSEL, S, KP, , 2*ARG1+1, 3*ARG1+1
BSPLIN, ALL
KSEL, S, KP, , 3*ARG1+1, 4*ARG1+1
BSPLIN, ALL
ALLSEL
LGLUE, ALL
/EOF

Chỉ cần các tệp tin này được đặt trong cùng một thư mục làm việc, việc thực hiện lệnh sau
sẽ tạo ra một hình xoắn tương ứng với các đối số được chỉ định a, b và số phân đoạn được sử
dụng trong việc tạo ra một vòng tròn. Cuối cùng, khối hình học được xây dựng theo số lượng
bước xoắn đã khai báo (ARG4).
Hình 5-7 thể hiện kết quả của hai câu lệnh:
HELIX1, 1, 0.1, 4, 4
HELIX1, 0.5, 0.1, 4, 10

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 101
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 5-7: Các vòng xoắn được tạo ra khi người dùng chỉ định sử dụng câu lệnh HELIX1, 1, 0.1, 4, 4 (hình bên
trái) và HELIX1, 0.5, 0.1, 4, 10 (hình bên phải)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 102
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

6 ANSYS APDL và các bài toán trong cơ học kết cấu


6.1 Ứng dụng tin học trong cơ học kết cấu
Như đã đề cập tới trong phần mở đầu của cuốn sách, sử dụng được một phần mềm mô
phỏng và ngôn ngữ lập trình sẽ giúp sinh viên có thêm động lực học tập, nâng cao tính sáng tạo
và hiệu quả trong học tập và công việc. Với mong muốn nâng cao chất lượng trong công tác
đào tạo ngành cơ học nói chung và các môn học cơ sở ngành như Sức bền vật liệu, Cơ Kết
cấu hay Động lực học Công trình nói riêng, việc lựa chọn phần mềm mô phỏng đóng vai trò
quyết định , cần đảm bảo 2 tiêu chí :

 Phần mềm được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có triển vọng phát triển lâu dài và có
tài liệu hỗ trợ (help) đầy đủ. Sinh viên có thể sử dụng cho việc học các môn chuyên
ngành và xa hơn là phục vụ cho quá trình tính toán thiết kế, nghiên cứu chuyên sâu
về kết cấu.
 Phần mềm cho phép mô phỏng trực tiếp bằng mã lệnh. Việc dùng mã lệnh là cần
thiết nếu sinh viên mong muốn nâng cao tốc độ và hiệu quả làm việc đồng thời giải
quyết được các bài toán có tham số thay đổi, kết cấu cần tối ưu, tự động hóa các quy
trình tính toán.
ANSYS APDL vì thế là một trong các phần mềm được phép sử dụng trong kỳ thi. Trong
phần này của cuốn sách, nhóm tác giả sẽ tập trung giải quyết các bài toán điển hình của Cơ học
kết cấu như :
 Vẽ biểu đồ nội lực, xác định chuyển vị và biến dạng của các hệ kết cấu thông
dụng như dầm, dàn, khung, chịu tải trọng tĩnh hoặc chuyển vị cưỡng bức
 Xác định đường ảnh hưởng của nội lực và chuyển vị tại mặt cắt bất kỳ trên kết cấu
 Tùy biến tham số hình học và vật liệu để tìm giải pháp kết cấu đáp ứng các nhu cầu
về chuyển vị, biến dạng, giá thành,vv…

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 103
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

6.2 Các cấu trúc lệnh thường dùng cho bài toán Cơ học kết cấu

Khai báo dạng phần tử, vật liệu và tiết diện


Chuyên đề : « Các dạng phần tử thường sử dụng cho bài toán CKC – Beam188, Link180 »
Chuyên đề : « Định hướng tiết diện các phần tử dầm trong ANSYS »

Khai báo tải trọng, điều kiện biên


Chuyên đề : « Khai báo tải trọng và điều kiện biên trong ANSYS » có xét tới tải trọng phân
bố dạng hình thang, tải trọng theo hàm số, tải trọng và điều kiện biên xiên góc

Khai thác kết quả tính toán


Chuyên đề : « Khai thác kết quả trong ANSYS »

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 104
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

6.3 Các ví dụ áp dụng

Tải trọng phân bố hình thang và đường ảnh hưởng


Cho sơ đồ kết cấu như Hình 6-1. Dầm có tiết diện hình chữ nhật b x h = 30 x 50cm. Module
đàn hồi E = 30GPa. Biết a = 2m ; b = 4m ; c = 3m và K là trung điểm đoạn BC

P1
q12
q11
M1
C
A I B K
a b c

Hình 6-1

1. Vẽ các biểu đồ nội lực của hệ kết cấu trong trường hợp q11=2kN, q12 = 20kN,
M1=5kNm, P1 = 10kN
2. Vẽ đường ảnh hưởng momen tại điểm K (Mk) và đường ảnh hưởng chuyển vị thẳng
đứng tại điểm I
Lời giải
!Kết thúc và xóa dữ liệu liên quan tới các tính toán trước đó
FINISH
/CLEAR

!Tạo thư mục làm việc


/MKDIR, 'C:/ANSYS_TEST2'
/CWD,'C:\ANSYS_TEST2'

!KHOI 1: TIEU DE BÀI TOÁN (KHÔNG BAT BUOC)


/FILNAME,10032018
/TITLE,DAH_Dam

!KHOI 2: DINH NGHIA CAC THAM SO DAU VAO


AI = 2 ! Don vi m
IB = 4
BK = 3
KC = 3

b = 0.3 !Be rong mat cat


h = 0.5 !Chieu cao mat cat
E_M30 = 3*10**9 ! Pa (N/m2)

!KHOI 3: XÂY DUNG MÔ HINH HINH HOC

/PREP7
!Xay dung mo hinh hinh hoc
K,1,0,0,0 !Diem hinh hoc A
K,2,AI,0,0 !Diem hinh hoc I

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 105
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

K,3,AI + IB,0,0 !Diem hinh hoc B


K,4,AI + IB + BK,0,0 !Diem hinh hoc K
K,5,AI + IB + BK + KC,0,0 !Diem hinh hoc C

LSTR,1,2 !Duong hinh hoc L1


LSTR,2,3 !Duong hinh hoc L2
LSTR,3,4 !Duong hinh hoc L3
LSTR,4,5 !Duong hinh hoc L4

!Dinh nghia thuoc tinh cua mo hinh


ET,1,BEAM188,,,3 !Su dung KEYOPT(3) = 3, xem help de biet thêm chi tiet
SECTYPE, 1, BEAM, RECT, , 0
SECOFFSET, CENT
SECDATA,h,b !Chú ý hướng của tiết diện, xem thêm chuyên đề
MP,EX,1,E_M30 !Young's Modulus
MP,PRXY,1,0.3 !Poisson's ratio

!Chia lưới
ESIZE,0.2 !Kich thuoc phan tu
LMESH,ALL !Chia phan tu tu duong

!KHOI 4: TINH TOAN : KHOI DIEU KIEN BIEN VA TINH TOAN


/SOLU

!Đặt tải trọng hình thang từ điểm I tới điểm B


ESEL,S,CENT,X,AI,AI+IB !Lựa chọn các phần tử nằm trong đoạn IB
*get,nb_elem,ELEM,0,count !Tính số phần tử được chọn
*get,emin,ELEM,0,num,min !Chỉ số nhỏ nhất của phần tử trong miền được chọn
*get,emax,ELEM,0,num,max !Chỉ số lớn nhất của phần tử trong miền được chọn
q11 = 200 !N/m
q12 = 20000 !N/m
delta= (q12-q11)/nb_elem !Độ lệch lực giữa nút đầu và cuối 1 phần tử BEAM
i=0
!Tiến hành đặt tải trọng hình thang
*DO,j,emin,emax
i=i+1
SFBEAM,j,2,PRES,q11+delta*(i-1),q11+delta*i
*ENDDO
ALLSEL
EPLOT !Ve lai cac phan tu --> nhin duoc luc phan bo hinh thang

!Tải trọng tập trung tại điểm K


P1 = 10000
M1 = 5000
FK,4,FY,-1*P1
FK,4,MZ,-1*M1

!Khai báo điều kiện biên


DK,1,UX,0,,,UY,UZ,ROTX,ROTY,ROTZ !Ngàm tai A
DK,3,UY,0 !Rang buoc CV thang tai B theo truc Y
DK,5,UY,0 !Rang buoc CV thang tai D theo truc Y

SOLVE

!KHOI 5: KHOI XU LY KET QUA


/POST1 !Ket qua tinh

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 106
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

ETABLE,MI,SMISC,3 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau I
ETABLE,MJ,SMISC,16 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau J
PLLS,MI,MJ,-1,0,0 !Ve bieu do mo men quanh truc Z
/image,save, MZ,png !Xuat hinh ve ra thu muc lam viec

ETABLE,NXI,SMISC,6 !Lực cắt tại nút I của phần tử


ETABLE,NXJ,SMISC,19 !Lực cắt tại nút J của phần tử
PLLS,NXI,NXJ,-1,0,0 !Ve bieu do lực cắt
/image,save, FY,png

!!!Cau b
!Sap xep nut theo thu tu toa do X tang dan
*get,nbnode,node,,count !Tinh so luong nut
*dim,results,array,nbnode,2 !Tao bang kich thuoc nbnode x 2
*vget,results(1,1),node,,nlist !Gan danh sach cac nut cho cot 1 cua bang
results
*DO,i,1,nbnode
*get,results(i,2),node,results(i,1),LOC,X !Gan danh sach toa do X cho cot
2 cua bang results
*ENDDO
*MOPER,order,results,SORT,results(1,2) ! Sap xep nut theo thu tu tang dan
cua toa do X
ALLSEL
!Cho luc Fy=-1 chay tu dau dam toi cuoi dam
/SOLU
SFEDELE,all,all,PRES !Xoa cac luc phan bo da ton tai
FKDELE,all,all
*DO,i,1,nbnode
TIME,i
FDELE,ALL !Xoa ta ca luc da ton tai
F,results(i,1),FY,-1
SOLVE
*ENDDO

!Chỉ số của nút tại điểm K(theo tọa độ x=AI+IB+BK)


nbnK = NODE(AI+IB+BK,0,0)
!Chỉ số của nút tại điểm I(theo tọa độ x=AI)
nbnI = NODE(AI,0,0)
!Chỉ số của phần tử tại điểm K
nbeK = ENEXTN(nbnk,1)
!PS: chú ý, các hàm NODE, ENEXTN là hàm đặc biệt của *get hỗ trợ trích xuất
!dữ liệu. Xem thêm Help để biết rõ hơn

/POST26

NSOL,2,nbnI,U,Y !Tất cả chuyển vị UY tại nút nbnI theo các bước tính TIME
PLVAR,2
/image,save,DAH_UY_I,png

ESOL,3,nbeK,nbnK,M,Z
PLVAR,3

/image,save,DAH_MZ_K,png

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 107
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

(Biểu đồ lực cắt)

(Biểu đồ momen)

(DAH MK)

(DAH UI)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 108
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Khung có gối tựa xiên và tải trọng di động


(Tham khảo đề thi Olympic « Ứng dụng tin học trong Cơ học Kết cấu – Đại học Xây dựng
/ Năm học 2017)
Cho hệ kết cấu khung có gối tựa xiên góc như trên Hình 2. Các cấu kiện đều có tiết diện
vuông, với cạnh 0.3m. Vật liệu có mô-đun đàn hồi kéo/nén E = 3 × 1011Pa. Liên kết lực tại B
nghiêng góc 30° so với phương đứng.
1. Vẽ các biểu đồ nội lực của hệ kết cấu. Xác định phản lực tại gối tựa B và xác định lực
cắt tại tiết diện k.
2. Vẽ đường ảnh hưởng của chuyển vị thẳng đứng tại tiết diện k khi lực P = 1 không thứ
nguyên di động trên đường xe chạy từ A đến C theo đường đứt nét thể hiện trên hình vẽ.

Hình 6-2

!Tinh toan khung co goi tua xien


!Ve duong anh huong noi luc va chuyen vi tai mot mat cat xac dinh

FINISH
/CLEAR

/MKDIR, 'C:/ANSYS_TEST2'
/CWD,'C:\ANSYS_TEST2'

!KHOI 1: TIEU DE BÀI TOÁN (KHÔNG BAT BUOC)


/FILNAME,BAI2
/TITLE,KET CAU KHUNG CO GOI TUA XIEN

!KHOI 2: DINH NGHIA CAC THAM SO DAU VAO


*AFUN,DEG ! Chon don vi to do goc la °
AB = 4 ! Don vi m
BK = 3
KCx = 4
KCy = 3
KC = (KCx**2+KCy**2)**0.5
b = 0.3 !Be rong mat cat
h = 0.3 !Chieu cao mat cat
q = 15000 !N/m
E_M300 = 3*10**11 ! Pa (N/m2)

!KHOI 3: XÂY DUNG MÔ HINH HINH HOC

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 109
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

/PREP7
!Xay dung mo hinh hinh hoc
K,1,0,0,0 !Diem hinh hoc A
K,2,AB,0,0 !Diem hinh hoc B
K,3,AB + BK,0,0 !Diem hinh hoc K
K,4,AB + BK + KCx, -1*KCy,0 !Diem hinh hoc C

LSTR,1,2 !Duong hinh hoc L1


LSTR,2,3 !Duong hinh hoc L2
LSTR,3,4 !Duong hinh hoc L3

!Dinh nghia thuoc tinh cua mo hinh


ET,1,BEAM188,,,3 !Su dung KEYOPT(3) = 3, xem help de biet thêm chi tiet
SECTYPE, 1, BEAM, RECT, , 0
SECOFFSET, CENT
SECDATA,h,b
MP,EX,1,E_M300 !Young's Modulus
MP,PRXY,1,0.3 !Poisson's ratio

!Xay dung mo hinh phan tu huu han


ESIZE,0.2 !Kich thuoc phan tu
LMESH,ALL !Chia phan tu tu duong

!Coordonate system
NSEL,S,LOC,X,AB
LOCAL,11,0,AB,0,0,-30.0
NROTAT,ALL,,11
NSEL,ALL

!KHOI 4: TINH TOAN : KHOI DIEU KIEN BIEN VA TINH TOAN


/SOLU

!Dat tai trong phan bo deu


CSYS,0
ESEL,S,CENT,X,AB+BK,AB+BK+KCx
SFBEAM,ALL,2,PRES,q*(KCx/KC)
SFBEAM,ALL,3,PRES,q*(KCy/KC)

ALLSEL

DK,1,UY,0 !Rang buoc CV thang tai A theo truc Y


DK,4,UX,0,,,UY,UZ,ROTX,ROTY,ROTZ !Ngàm tai C
NSEL,S,LOC,X,AB
D,ALL,UY,0

ALLSEL !Lua chon tat ca cac doi tuong


SOLVE !Giai

!KHOI 5: KHOI XU LY KET QUA

!!!Cau a
/POST1 !Ket qua tinh
ETABLE,MI,SMISC,3 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau I
ETABLE,MJ,SMISC,16 !Xuat ket qua Moment xoay quanh truc Z tai dau J
PLLS,MI,MJ,-1,0,0 !Ve bieu do mo men quanh truc Z
/image,save, MZ,png !Xuat hinh ve ra thu muc lam viec

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 110
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

ETABLE,NXI,SMISC,1 !Xuat ket qua noi luc doc truc tai nut I
ETABLE,NXJ,SMISC,14 !Xuat ket qua noi luc doc truc tai nut J
PLLS,NXI,NXJ,-1,0,0 !Ve bieu do noi luc doc truc
/image,save, NX,png

ETABLE,QYI,SMISC,6 !Xuat luc cat tai nut j cua element beam188


ETABLE,QYJ,SMISC,19 !Xuat luc cat tai nut j cua element beam188
PLLS,QYI,QYJ,-1
/image,save, QY,png

!Xac dinh phan luc goi tua tai nut B va luc cat tai K
!Su dung lẹnh KK= node(AB,0,0) de xem diem B la nut nao (bai nay KK bang 2)
!PRRSOL,FX !Phan luc theo phuong X
!PRRSOL,FY !Phan luc theo phuong Y

!!!Cau b
!Sap xep nut theo thu tu toa do X tang dan
NSEL,U, , ,NODE(AB,0,0) !Bỏ chọn nút tại điểm B
*get,nbnode,node,,count !Tinh so luong nut
*dim,results,array,nbnode,2 !Tao bang kich thuoc nbnode x 2
*vget,results(1,1),node,,nlist !Gan danh sach cac nut cho cot 1 cua bang
results
*DO,i,1,nbnode
*get,results(i,2),node,results(i,1),LOC,X !Gan danh sach toa do X cho cot
2 cua bang results
*ENDDO
*MOPER,order,results,SORT,results(1,2) ! Sap xep nut theo thu tu tang dan
cua toa do X
ALLSEL
!Cho luc Fy=-1 chay tu dau dam toi cuoi dam
/SOLU
*DO,i,1,nbnode
TIME,i
FDELE,ALL
SFEDELE,all,all,PRES
F,results(i,1),FY,-1
SOLVE
*ENDDO

nbnK = NODE(AB+BK,0,0) !Number of node at point K - location x=AB+BK


nbeK = ENEXTN(nbnk,1) !Number of element at point K

/POST26
NSOL,2,nbnk,U,Y !Duong anh huong chuyen vi thang dung tai K
PLVAR,2
ESOL,3,nbeK,nbnK,M,Z !Duong anh momen tai K
PLVAR,3

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 111
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 6-3 : Biểu đồ moment

Hình 6-4: Biểu đồ lực dọc

Hình 6-5: Biểu đồ lực cắt

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 112
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 6-6: Đường ảnh hưởngchuyển vị thẳng đứng tại K

Hình 6-7: Đường ảnh hưởng moment uốn tại điểm K

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 113
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Ví dụ 3 : Hệ dầm khung chịu tải trọng di động


Hệ gồm dầm AB có độ cứng chống uốn không đổi EJ và thanh CD có độ cứng chống kéo
(nén) EF. Hệ có kích thước, liên kết như trên hình vẽ (Hình 6-8). Hệ chịu tác dụng của lực P di
động từ A đến C (lực P di động đủ chậm để không gây ra lực quán tính cho hệ). Bỏ qua trọng
lượng bản thân hệ và ảnh hưởng của lực cắt trong dầm đến chuyển vị của hệ. Biết rằng:


a  1 m  ; P  5  kN  ; EJ  1728.107 N .cm2 
1. Xác định phản lực liên kết tại A, B và nội lực trong thanh CD khi x  a .
2. Vẽ đồ thị quan hệ giữa nội lực của thanh CD và vị trí của lực P (giá trị của x).
3. Tìm vị trí của lực P (x = ?) để thanh CD chịu kéo đồng thời có nội lực lớn nhất.
4. Tìm trị số lớn nhất của mô men uốn trong dầm và vị trí tương ứng của lực P khi lực P
di chuyển trên dầm AC.

x P
B C
A EJ
2a a

2a
EJ
EF 
2a 2
D

Hình 6-8 : Hệ dầm khung chịu tải di động

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 114
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

7 Chuyên đề
7.1 Ví dụ thực hành lập trình mô phỏng với giao diện và mã lệnh
Hà Nội, 08/03/2018
By: Cao Minh Quyền – quyencm@utt.edu.vn

Ví dụ 1 ‐ Tham khảo đề thi Olympic Cơ học Kết cấu – Năm 1991


Cho các hệ kết cấu như Hình 7.1
Trong đó các thanh đứng có tiết diện hình tròn R = 0.4m. Sử dụng vật liệu bê tông có
EX = 20E9 (Pa); PRXY = 0.3. Các thanh ngang tiết diện hình chữ nhật bxh = 0.3 x 0.45 m2.
Sử dụng vật liệu thép có EX = 210E9 (Pa); PRXY = 0.3. Phân tích bài toán với các đơn vị
N,m,Pa. Tải trọng tác dụng P = 10 KN; a = 4m.
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ mô men uốn cho hệ

a
P

a
a a a a a

Hình 7.1

Thao tác thực hiện trên giao diện và code lệnh tương ứng

Các
Thao tác thực hiện trên giao diện và bằng code lệnh
bước làm

Khởi tạo MainMenu > File > Clear & Start New…

môi Change Jobname > “Bai_tap_Ansys_1”


trường mô Change Title > “Bai_1”
phỏng FINISH ! Ket thuc het cong truoc do
(xóa các /CLEAR ! xoa het du lieu truoc do
/FILNAME,Bai_tap_Ansys_1 ! dat ten file
dữ liệu đã /TITLE,Bai_1 !Dat tieu de
tồn tại, đặt /PREP7 ! 1. Thiet lap moi truong mo phong

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 115
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

tên công
việc)

Chọn loại phần tử BEAM188:


Preprocessor > Element Type > Add/Edit/Delete > (Xuất hiện cửa sổ
Elements Type) > Add… > (Xuất hiện cửa sổ Library of Element Types) >
Chọn Beam + 2 node 188 > Chọn Element type reference number = 1

Định nghĩa vật liệu bê tông:


Preprocessor > Material Props > Material Models > (Xuất hiện cửa sổ
Define Material Model Behavior) > Material Model Number 1 > Structural >
Linear > Elastic > Isotropic > (Nhập EX = 20E9 ; PRXY = 0.3 (hệ số Poisson
của bê tông)

Định
nghĩa vật
liệu và lựa
chọn loại
Định nghĩa vật liệu thép
phần tử
Material >New model >Define Material ID > 2 > OK > Material Model
Number 2 > Structural > Linear > Elastic > Isotropic > (Nhập EX = 210E9 ;
PRXY = 0.3 (hệ số Poisson của thép )

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 116
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

! 1.2. Khai bao loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien
ET,1,BEAM188,,,2 ! Khai bao loai phan tu
!* Định nghĩa vật liệu
!Be tong
MP,EX,1,20E9 ! Modun dan hoi
MP,PRXY,1,0.3 !He so poatxong
!Thep
MP,EX,2,210E9 ! Modun dan hoi
MP,PRXY,2,0.3 !He so poatxong

Định Định nghĩa tiết diện dầm hình tròn :


nghĩa tiết Preprocessor > Sections > Beam > Common Sections > (Xuất hiện
diện cột bê cửa Beam Tool) > (ID = 1, Name:dặt tên hoặc để trống tùy ý , Sub-Type:
tông HINH TRON, R = 0.4)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 117
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu dam hinh tron
SECTYPE, 1, BEAM, CSOLID,COT,0
SECOFFSET, CENT
!SECDATA,VAL1,VAL2,VAL3,VAL4,VAL5,VAL6,VAL7,VAL8,VAL9,VAL10
SECDATA,0.4

Định nghĩa tiết diện dầm hình chữ nhật :


Preprocessor > Sections > Beam > Common Sections > (Xuất hiện
cửa Beam Tool) > (ID = 1, Name = để trống, Sub-Type: Hình chữ nhật,
B=0.45m, H = 0.3m).

Định
nghĩa tiết
diện dầm
thép

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 118
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Lưu ý: khai báo b,h theo đặc trưng của loại tiết diện để không nhầm lẫn
phương đặt tiết diện)

!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu dam hinh chu
nhat
SECTYPE, 2, BEAM, RECT,THANH,0
SECOFFSET, CENT
!SECDATA,VAL1,VAL2,VAL3,VAL4,VAL5,VAL6,VAL7,VAL8,VAL9,VAL10
SECDATA,0.45,0.3
!Luu y quy uoc B,H de dat tiet dien dung chieu

Tạo các điểm hình học:


Preprocessor > Modeling > Create > Keypoints > In Active CS > (Xuất
hiện cửa sổ Create Keypoints in Active Coordinate System).

Tiến hành định nghĩa các điểm hình học có tọa độ (0,0,0), (0,2,0), (0,4,0),
Xây (2,0,0), (2,2,0), (2,4,0), (4,0,0), (4,2,0), (4,2,0), (4,4,0), (4,4,0), (6,0,0), (6,2,0),
dựng lưới (6,2,0), (6,4,0), (6,4,0), (8,0,0), (8,2,0), (8,4,0), (10,0,0), (10,2,0), (10,4,0)
điểm
!----Don vi: N, m, Pa
Keypoint
!1.1. Khai bao thong tin hinh hoc
!Tao cac diem keypoint
a1 = 4
P1=10000! Dat tham so P1 la tai trong tap trung
K,1,0,0,0
K,2,0,a1,0
K,3,0,2*a1,0
K,4,a1,0,0
K,5,a1,a1,0
K,6,a1,2*a1,0
K,7,2*a1,0,0
K,8,2*a1,a1,0

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 119
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

K,19,2*a1,a1,0
K,9,2*a1,2*a1,0
K,20,2*a1,2*a1,0
K,10,3*a1,0,0
K,11,3*a1,a1,0
K,21,3*a1,a1,0
K,12,3*a1,2*a1,0
K,22,3*a1,2*a1,0
K,13,4*a1,0,0
K,14,4*a1,a1,0
K,15,4*a1,2*a1,0
K,16,5*a1,0,0
K,17,5*a1,a1,0
K,18,5*a1,2*a1,0

Tạo các đường thẳng đi qua hai điểm Keypoint:


Preprocessor > Modeling > Create > Lines > Straight Line > (Lựa chọn
điểm đầu và điểm cuối của mỗi đường thẳng cần xây dựng)

Xây
dựng
đường
hình học

!tao cac duong thang Line


L,1,2
L,2,3

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 120
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

L,4,5
L,5,6
L,7,8
L,8,9
L,10,11
L,11,12
L,13,14
L,14,15
L,16,17
L,17,18
L,2,5
L,5,8
L,19,21
L,11,14
L,14,17
L,3,6
L,6,9
L,20,22
L,12,15
L,15,18

Chọn thanh để gán vật liệu


Select > entities > line > by location > X coordinates > min,max ( nhập
0,5*a1) > From Full > Apply

(Chọn các thanh có hoành độ x từ 0 cho đến 5*a1)


Bỏ chọn các thanh dầm ngang:
Select > entities > line > by location > Y coordinates > Unselect >
Apply

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 121
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Gán
đặc trưng
vật liệu,
hình học Gán thuộc tính vật liệu, kiểu phần tử, đặc trưng hình học mặt cắt ngang cho
và kiểu cột:
phần tử Main Menu > Preprocessor > Meshing > Mesh Attributes > All Lines
cho đối
tượng cột
và tiến
hành chia
lưới phần
tử cột

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 122
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Khai báo kích thước phần tử lưới chia với độ dài phần tử 0.4
Main Menu > Preprocessor > Meshing > Size Cntrls > ManualSize > Global
> Size

Tiến hành chia lưới cho các cột:


Main Menu > Preprocessor > Meshing > Mesh > Lines > Pick All > OK

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 123
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!* Gan loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien cho cac
cot
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,0,5*a1
LSEL,U,LOC,Y,a1
LSEL,U,LOC,Y,2*a1
LATT,1,,1,,,,1
ESIZE,0.4
LMESH,ALL

Tiến hành chọn lại tất cả các thanh


Select >entities > Lines > By Num/Pick >From Full>Sele All > Apply

Tiến hành chọn thanh dầm ngang tầng 1:

Select > entities > line > by location >Y coordinates > min,max (nhập a1) >
From Full > Apply

Tiến hành chọn thanh ngang thứ 2:

Select > entities > line> by location > X coordinates > min,max (nhập 2*a1)
> From Full > OK

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 124
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Gán
đặc trưng
vật liệu, Gán thuộc tính vật liệu, kiểu phần tử, đặc trưng hình học mặt cắt ngang cho
hình học cột:
và kiểu
Main Menu > Preprocessor > Meshing > Mesh Attributes > All Lines

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 125
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

phần tử
cho đối
tượng cột
và tiến
hành chia
lưới phần
tử dầm

Khai báo kích thước phần tử lưới chia với độ dài phần tử 0.1
Main Menu > Preprocessor > Meshing > Size Cntrls > ManualSize > Global
> Size

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 126
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Tiến hành chia lưới cho các thanh dầm


Main Menu>Preprocessor>Meshing>Mesh>Lines>Pick All>OK

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 127
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!* Gan loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien cho doi
tuong thanh dam
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,Y,a1
LSEL,A,LOC,Y,2*a1
LATT,2,,1,,,,2
ESIZE,0.4
!* Chia luoi phan tu
LMESH,ALL
LSEL,ALL

Chọn các node theo vị trí :

Ta được nút có tọa độ (x;y) = (2*a1;a1)


Tiến hành gán ràng buộc chuyển vị cho nút (hóa khớp)
MainMenu > Preprocessor > Coupling / Ceqn>Couple DOFS> Pick All

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 128
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Tiến
hành hóa
khớp 2
đầu thanh
dầm
ngang 2
đầu khớp

Apply > Pick All > hộp thoại sẽ hiện ra như sau và khai báo các thông số
như hình dưới

Thao tác tương tự như hình trên ta có:

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 129
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Mục đích việc khai báo này là gán tính chất của nút tại vị trí đã chọn có
chuyển vị xoay theo trục z tự do, các chuyển vị còn lại bị ràng buộc. Lưu ý tham
số “Reference number” phải có mã khác nhau.
Thao tác tương tự với 3 khớp còn lại

!chon node theo vi tri de hoa khop


NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,2*a1
NSEL,R,LOC,Y,a1

!DK,KPOI,Lab,VALUE,VALUE2,KEXPND,Lab2,Lab3,Lab4,Lab5,Lab6
CP,1, UX , ALL
CP,2, UY , ALL

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 130
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

CP,3, UZ , ALL
CP,4, ROTX , ALL
CP,5, ROTY , ALL

NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,2*a1
NSEL,R,LOC,Y,2*a1
CP,6, UX , ALL
CP,7, UY , ALL
CP,8, UZ , ALL
CP,9, ROTX , ALL
CP,10, ROTY , ALL

NSEL, ALL
NSEL,S,LOC,X,3*a1
NSEL,R,LOC,Y,a1
CP,11, UX , ALL
CP,12, UY , ALL
CP,13, UZ , ALL
CP,14, ROTX , ALL
CP,15, ROTY , ALL

NSEL, ALL
NSEL,S,LOC,X,3*a1
NSEL,R,LOC,Y,2*a1
CP,16, UX , ALL
CP,17, UY , ALL
CP,18, UZ , ALL
CP,19, ROTX , ALL
CP,20, ROTY , ALL

Main Menu > Preprocessor > Loads > Analysis Type > New Analysis >
Static

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 131
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Khai
báo kiểu
phân tích

!2. Gan tai trong, dieu kien bien


/SOLU
ANTYPE,0

MainMenu > Preprocessor > Loads > DefineLoads > Apply > Structural >
Displacement > On Keypoints > Pick Chọn điểm 1, 4, 7, 10, 13 và 16 trên mà
hình hiển thị > OK

Gán
điều kiện
biên cho
các điểm
keypoint
(KP)

Khai báo thông số như hình dưới

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 132
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

KSEL, S,LOC,Y,0

DK,ALL,ALL,0

MainMenu > Solution > DefineLoads > Apply > Structural > Force/Moment
> On Keypoints > Pick điểm Keypoint trên màn hình hiển thị > OK

Gán
tải trọng
tập trung

Khai báo các tham số như hình dưới

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 133
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

*Tiến hành phân tích


Main Menu>Solution>Solve>Current LS

ALLSEL, ALL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,a1
FK, ALL,FX,P1

KSEL, ALL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,2*a1
FK, ALL,FX,P1
ALLSEL
SOLVE
FINISH

Khai báo bảng giá trị mô men nút i của phần tử


Main Menu > General Postproc > Element Table > Define Table

Khai
báo kết
quả phân
tích cần
khai thác

Tương tự chúng ta khai báo với nút j với mã là 16 thay vì 3.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 134
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!3. Khai thac ket qua


/POST1
AVPRIN,0
ETABLE,MI,SMISC, 3
AVPRIN,0
ETABLE,MJ,SMISC, 16

Xuất biểu đồ mô men uốn :


Main Menu > General Postproc > Plot Results > Contour Plot > Line Elem
Res

Xuất
biểu đồ
mô men
với hệ số
Optional
scale
factor bằn
g1

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 135
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

(ngư
ợc với
biểu đồ
Cơ học kết
cấu)

!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,1,0

Hiển
thị kết quả
phân tích
với hệ số
Optional
scale
factor bằn
g -1 (trùng
với biểu
đồ Cơ học
kết cấu)

!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,-1,0

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 136
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Mã lệnh của bài toán


! By Cao Minh Quyen
FINISH ! Ket thuc het cong truoc do
/CLEAR ! xoa het du lieu truoc do
/FILNAME,Bai_tap_Ansys_1 ! dat ten file
/TITLE,Bai_1 !Dat tieu de
/PREP7 ! 1. Thiet lap moi truong mo phong
! 1.2. Khai bao loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien
ET,1,BEAM188,,,2 ! Khai bao loai phan tu
!* Ð?nh nghia v?t li?u
!Be tong
MP,EX,1,20E9 ! Modun dan hoi
MP,PRXY,1,0.3 !He so poatxong

!Thep
MP,EX,2,210E9 ! Modun dan hoi
MP,PRXY,2,0.3 !He so poatxong
!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu dam hinh tron
SECTYPE, 1, BEAM, CSOLID,COT,0
SECOFFSET, CENT
!SECDATA,VAL1,VAL2,VAL3,VAL4,VAL5,VAL6,VAL7,VAL8,VAL9,VAL10
SECDATA,0.4
!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu dam hinh chu nhat
SECTYPE, 2, BEAM, RECT,THANH,0
SECOFFSET, CENT
!SECDATA,VAL1,VAL2,VAL3,VAL4,VAL5,VAL6,VAL7,VAL8,VAL9,VAL10
SECDATA,0.45,0.3
!Luu y quy uoc B,H de dat tiet dien dung chieu
!----Don vi: N, m, Pa
!1.1. Khai bao thong tin hinh hoc
!Tao cac diem keypoint
a1 = 4
P1=10000 ! Dat tham so P1 la tai trong tap trung
K,1,0,0,0
K,2,0,a1,0
K,3,0,2*a1,0
K,4,a1,0,0
K,5,a1,a1,0
K,6,a1,2*a1,0
K,7,2*a1,0,0
K,8,2*a1,a1,0
K,19,2*a1,a1,0
K,9,2*a1,2*a1,0
K,20,2*a1,2*a1,0
K,10,3*a1,0,0
K,11,3*a1,a1,0
K,21,3*a1,a1,0
K,12,3*a1,2*a1,0
K,22,3*a1,2*a1,0
K,13,4*a1,0,0
K,14,4*a1,a1,0
K,15,4*a1,2*a1,0
K,16,5*a1,0,0
K,17,5*a1,a1,0
K,18,5*a1,2*a1,0
!tao cac duong thang Line

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 137
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

L,1,2
L,2,3
L,4,5
L,5,6
L,7,8
L,8,9
L,10,11
L,11,12
L,13,14
L,14,15
L,16,17
L,17,18
L,2,5
L,5,8
L,19,21
L,11,14
L,14,17
L,3,6
L,6,9
L,20,22
L,12,15
L,15,18
!* Gan loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien cho cac cot
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,0,5*a1
LSEL,U,LOC,Y,a1
LSEL,U,LOC,Y,2*a1
LATT,1,,1,,,,1
ESIZE,0.4
LMESH,ALL
!* Gan loai phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien cho doi tuong thanh dam
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,Y,a1
LSEL,A,LOC,Y,2*a1
LATT,2,,1,,,,2
ESIZE,0.4
!* Chia luoi phan tu
LMESH,ALL
LSEL,ALL
!chon node theo vi tri de hoa khop
NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,2*a1
NSEL,R,LOC,Y,a1
!DK,KPOI,Lab,VALUE,VALUE2,KEXPND,Lab2,Lab3,Lab4,Lab5,Lab6
CP,1, UX , ALL
CP,2, UY , ALL
CP,3, UZ , ALL
CP,4, ROTX , ALL
CP,5, ROTY , ALL
NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,2*a1
NSEL,R,LOC,Y,2*a1
CP,6, UX , ALL
CP,7, UY , ALL
CP,8, UZ , ALL
CP,9, ROTX , ALL
CP,10, ROTY , ALL

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 138
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

NSEL, ALL
NSEL,S,LOC,X,3*a1
NSEL,R,LOC,Y,a1
CP,11, UX , ALL
CP,12, UY , ALL
CP,13, UZ , ALL
CP,14, ROTX , ALL
CP,15, ROTY , ALL
NSEL, ALL
NSEL,S,LOC,X,3*a1
NSEL,R,LOC,Y,2*a1
CP,16, UX , ALL
CP,17, UY , ALL
CP,18, UZ , ALL
CP,19, ROTX , ALL
CP,20, ROTY , ALL
!2. Gan tai trong, dieu kien bien
/SOLU
ANTYPE,0
KSEL, S,LOC,Y,0
DK,ALL,ALL,0
ALLSEL, ALL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,a1
FK, ALL,FX,P1

KSEL, ALL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,2*a1
FK, ALL,FX,P1
ALLSEL
SOLVE
FINISH
!3. Khai thac ket qua
/POST1
ETABLE,MI,SMISC, 3
ETABLE,MJ,SMISC, 16
!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,1,0,0

Ví dụ 2 ‐ Tham khảo đề thi Olympic CKC năm 2006


Cho hệ kết cấu như Hình 7.2
Trong đó các thanh đứng có tiết diện hình tròn R = 0.4m. Sử dụng vật liệu bê tông có EX
= 20E9 (Pa); PRXY = 0.3. Các thanh ngang tiết diện hình chữ nhật bxh = 0.3 x 0.45 m2. Sử
dụng vật liệu thép có EX = 210E9 (Pa); PRXY = 0.3. Phân tích bài toán với các đơn vị N,m,Pa.
Tải trọng tác dụng P = 10 KN; a = 4m.
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ mô men uốn cho hệ

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 139
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

P P

P P P

a a a a a a a a

Hình 7.2

Thao tác thực hiện trên giao diện và code lệnh tương ứng

Các
Thao tác thực hiện trên giao diện và bằng code lệnh
bước làm

MainMenu > File > Clear & Start New…


Khởi
Change Jobname > “Bai_tap_Ansys_2”
tạo môi
trường mô Change Title > “Bai_2”
phỏng ! By Cao Minh Quyen
(xóa các FINISH ! Ket thuc het cong truoc do
dữ liệu đã /CLEAR ! xoa het du lieu truoc do
tồn tại, đặt /FILNAME,Bai_tap_Ansys_2 ! dat ten file
tên công /TITLE,Bai_2 !Dat tieu de
việc) /PREP7 ! 1. Thiet lap moi truong mo phong

Thực hiện theo đường dẫn sau để khai báo các điểm KP với các tọa độ
X,Y,Z tương ứng :
Preprocessor > Modeling > Create > Keypoints > In Active CS > (Xuất
hiện cửa sổ Create Keypoints in Active Coordinate System).

Xây
dựng lưới
điểm
keypoint
(KP)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 140
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Các điểm KP: 1(0,0,0); 2(4,0,0); 3(40,0,0)….

!Don vi: N, m, Pa
!1.1. Khai bao thong tin hinh hoc
!Tao cac diem keypoint
A1=4
P1=10000 !Dinh nghia tham so tai trong tap trung
R1=0.4 !Dinh nghia tham so kich thuoc mat cat
B=0.3
H=0.45
K,1,0,0,0
K,2,A1,0,0
K,3,4*A1,0,0
K,4,7*A1,0,0
K,5,8*A1,0,0
K,6,8*A1,A1,0
K,7,6*A1,A1,0
K,8,5*A1,A1,0
K,9,3*A1,A1,0
K,10,2*A1,A1,0
K,11,0,A1,0

Tạo các đường thẳng đi qua hai điểm Keypoint:


Preprocessor > Modeling > Create > Lines > Straight Line > (Lựa chọn
điểm đầu và điểm cuối của mỗi đường thẳng cần xây dựng)

Xây
dựng các
đoạn
thẳng hình
học
!tao cac duong thang Line
L,1,2

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 141
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

L,2,3
L,3,4
L,4,5
L,5,6
L,6,7
L,7,8
L,8,9
L,9,10
L,10,11
L,2,10
L,3,9
L,3,8
L,4,7
L,11,1

Chọn loại phần tử BEAM188:


Preprocessor > Element Type > Add/Edit/Delete > (Xuất hiện cửa sổ
Elements Type) > Add… > (Xuất hiện cửa sổ Library of Element Types) >
Chọn Beam + 2 node 188 > Chọn Element type reference number = 1

Định
nghĩa Chọn loại phần tử LINK180:
thuộc tính
Preprocessor > Element Type > Add/Edit/Delete > (Xuất hiện cửa sổ
vật liệu và Elements Type) > Add… > (Xuất hiện cửa sổ Library of Element Types) >
lựa chọn Chọn Beam + 2 node 188 > Chọn Element type reference number =2

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 142
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

kiểu phần
tử

Định nghĩa vật liệu bê tông:


Preprocessor > Material Props > Material Models > (Xuất hiện cửa sổ
Define Material Model Behavior) > Material Model Number 1 > Structural >
Linear > Elastic > Isotropic > (Nhập EX = 20E9 ; PRXY = 0.3 (hệ số Poisson
của bê tông)

Tương tự ta tiến hành để khai báo loại vật liệu thép.


! 1.2. Khai bao kieu phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien
ET,1,BEAM188,,,3 !Khai bao kieu phan tu
ET,2,LINK180
!be tong
EX1 = 20E9
PRXY1 = 0.3
MP,EX,1,EX1 !Modun dan hoi
MP,PRXY,1,PRXY1 !He so Poisson
!thep
EX2 = 210E9
PRXY2 = 0.3
MP,EX,2,EX2
MP,PRXY,2,PRXY2

Định nghĩa tiết diện dầm hình tròn kiểu phần tử BEAM188 :

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 143
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Preprocessor > Sections > Beam > Common Sections > (Xuất hiện
cửa Beam Tool) > (ID = 1, Name =TRON, Sub-Type:HINH TRON,R=0.4m)

Định
nghĩa kích
thước tiết
diện mặt
cắt ngang

Tiến hành tương tự vớitiết diện dầm hình chữ nhật của kiểu phần tử
BEAM188 và tiết diện hình tròn của kiểu phần tử LINK180 lần lượt với ID là 2
và 3.
!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu
SECTYPE,1,BEAM,CSOLID,TRON,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,R1

SECTYPE,2,BEAM,RECT,HCN,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,H,B

SECTYPE,3,LINK,CSOLID,TRON,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,3.14*R1**2

Chọn 2 thanh đứng 2 đầu khớp để gán thuộc tính:


Select > Entities > line > by location > X coordinates > min,max ( nhập
0 để chọn thanh đứng tại gối trái) > From Full > Apply

Tiếp tục chọn thanh đứng 2 đầu khớp bên gối phải

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 144
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Select > Entities > line > by location > X coordinates > min,max ( nhập
8*A1 để chọn thanh đứng tại gối trái) > Also Select > OK

Gán
thuộc tính
vật liệu,
hình học
và kiểu
phần tử
cho các
đối tượng

Tiến hành gán thuộc tính cho đối tượng thanh 2 đầu khớp
Main Menu > Preprocessor > Meshing > Mesh Attributes > All Lines

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 145
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Tiến hành tương tự với các đối tượng kiểu phần tử BEAM188 theo phương
đứng và ngang
!* Gan thuộc tính cho doi tuong
!THANH DUNG
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,0
LSEL,A,LOC,X,8*A1
LATT,1,,2,,,,3

LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,A1,7*A1
LSEL,U,LOC,Y,0
LSEL,U,LOC,Y,A1
LATT,1,,1,,,,1

!THANH NGANG
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,Y,0
LSEL,A,LOC,Y,A1
LATT,2,,1,,,,2

Khai báo kích thước phần tử lưới chia với độ dài phần tử 0.5
Main Menu > Preprocessor > Meshing > Size Cntrls > ManualSize >
Global > Size

Định
nghĩa kích
thước
phần tử
lưới chia
và tiến Tiến hành chia lưới phần tử:

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 146
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

hành chia Main Menu > Preprocessor > Meshing > Mesh > Lines > Pick All > OK
lưới phần
tử

!* Khai bao kich thuoc phan tu luoi chia


LSEL, ALL
ESIZE,0.5
!* Chia luoi phan tu
LMESH,ALL
Main Menu > Preprocessor > Loads > Analysis Type > New Analysis >
Static

Định
nghĩa kiểu
phân tích

!2. Gan tai trong, dieu kien bien


/SOLU
ANTYPE,0

MainMenu > Preprocessor > Loads > DefineLoads > Apply > Structural >
Displacement > On Keypoints > Chọn KP 1 trên màn hình hiển thị > Apply

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 147
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Gán điều kiện biên cho KP 1 với các tham số UX,UY,UZ,ROTX,ROTY


Gán
bằng 0 (không có chuyển vị theo các phương trên)
điều kiện
biên cho
các điểm
KP

Chọn Apply rồi tiếp tục chọn KP 5 trên màn hình và tiến hành gán điều
kiện biên cho KP 5 với UY,UZ,ROTX,ROTY. Kích OK để hoàn thành.
!DK,KPOI,Lab,VALUE,VALUE2,KEXPND,Lab2,Lab3,Lab4,Lab5,Lab6
!Gan dieu kien bien cho KP1
ALLSEL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,0
DK,ALL,UY,0,,,,UX,UZ,ROTX,ROTY

!Gan dieu kien bien cho KP5


ALLSEL
KSEL,S,LOC,X,8*A1
KSEL,R,LOC,Y,0
DK,ALL,UY,0,,,,UZ,ROTX,ROTY

*Gán tải trọng tập trung tại các Nodes :

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 148
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

MainMenu > Solution > DefineLoads > Apply > Structural > Force/Moment
> On Nodes > Pick các Nodes trên màn hình hiển thị > OK

Gán
Khai báo các giá trị như hình dưới:
tải trọng
cho các
điểm KP
và tiến
hành phân
tích

Tiến hành phân tích :


Main Menu > Solution > Solve > Current LS
! Gan tai trong
NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,4*A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

NSEL,ALL

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 149
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

NSEL,S,LOC,X,7*A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,2*A1
NSEL,R,LOC,Y,A1
F,ALL,FY,-P1

NSEL,ALL
NSEL,S,LOC,X,6*A1
NSEL,R,LOC,Y,A1
F,ALL,FY,-P1

NSEL,ALL
SOLVE
FINISH

Khai báo bảng giá trị mô men nút i của phần tử


Main Menu > General Postproc > Element Table > Define Table

Khai
báo kết
quả phân
tích cần
khai thác
Tương tự chúng ta khai báo với nút j với mã là 16 thay vì 3.

!3. Khai thac ket qua


/POST1
ETABLE,MI,SMISC, 3
ETABLE,MJ,SMISC, 16

Xuất biểu đồ mô men uốn :


Main Menu > General Postproc > Plot Results > Contour Plot > Line Elem
Res

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 150
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Xuất
biểu đồ
mô men
với hệ số
Optional
scale
factor bằn
g1
(ngư
ợc với
biểu đồ
Cơ học kết
cấu)

!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,1,0

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 151
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hiển
thị kết quả
phân tích
với hệ số
Optional
scale
factor bằn
g -1 (trùng
với biểu
đồ Cơ học
kết cấu)

!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,-1,0

Mã lệnh của bài toán


FINISH ! Ket thuc het cong truoc do
/CLEAR ! xoa het du lieu truoc do
/PREP7 ! 1. Thiet lap moi truong mo phong
!Don vi: N, m, Pa
!1.1. Khai bao thong tin hinh hoc
!Tao cac diem keypoint
A1=4
P1=10000 !Dinh nghia tham so tai trong tap trung
R1=0.4
B=0.3
H=0.45
K,1,0,0,0
K,2,A1,0,0
K,3,4*A1,0,0
K,4,7*A1,0,0
K,5,8*A1,0,0
K,6,8*A1,A1,0
K,7,6*A1,A1,0
K,8,5*A1,A1,0
K,9,3*A1,A1,0
K,10,2*A1,A1,0
K,11,0,A1,0

!Tao cac duong thang Line


L,1,2
L,2,3
L,3,4

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 152
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

L,4,5
L,5,6
L,6,7
L,7,8
L,8,9
L,9,10
L,10,11
L,2,10
L,3,9
L,3,8
L,4,7
L,11,1

! 1.2. Khai bao kieu phan tu, dac trung vat lieu, tiet dien
ET,1,BEAM188,,,3 !Khai bao kieu phan tu
ET,2,LINK180
!be tong
EX1 = 20E9
PRXY1 = 0.3
MP,EX,1,EX1 !Modun dan hoi
MP,PRXY,1,PRXY1 !He so Poisson
!thep
EX2 = 210E9
PRXY2 = 0.3
MP,EX,2,EX2
MP,PRXY,2,PRXY2

!* Dinh nghia dac trung tiet dien cua phan tu


SECTYPE,1,BEAM,CSOLID,TRON,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,R1

SECTYPE,2,BEAM,RECT,HCN,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,H,B

SECTYPE,3,LINK,CSOLID,TRON,0
SECOFFSET,CENT
SECDATA,3.14*R1**2

!* Gan thuoc tính cho doi tuong


!THANH DUNG
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,0
LSEL,A,LOC,X,8*A1
LATT,1,,2,,,,3

LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,X,A1,7*A1
LSEL,U,LOC,Y,0
LSEL,U,LOC,Y,A1
LATT,1,,1,,,,1

!THANH NGANG
LSEL,ALL
LSEL,S,LOC,Y,0
LSEL,A,LOC,Y,A1

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 153
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

LATT,2,,1,,,,2

!* Chia luoi phan tu


LSEL, ALL
ESIZE,0.5
LMESH,ALL

!2. Gan tai trong, dieu kien bien


/SOLU

!Gan dieu kien bien cho KP1


ALLSEL
KSEL,S,LOC,X,0
KSEL,R,LOC,Y,0
DK,ALL,UY,0,,,,UX,UZ,ROTX,ROTY

!Gan dieu kien bien cho KP5


ALLSEL
KSEL,S,LOC,X,8*A1
KSEL,R,LOC,Y,0
DK,ALL,UY,0,,,,UZ,ROTX,ROTY

! Gan tai trong


ALLSEL
NSEL,S,LOC,X,A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

ALLSEL
NSEL,S,LOC,X,4*A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

ALLSEL
NSEL,S,LOC,X,7*A1
NSEL,R,LOC,Y,0
F,ALL,FY,-P1

ALLSEL
NSEL,S,LOC,X,2*A1
NSEL,R,LOC,Y,A1
F,ALL,FY,-P1

ALLSEL
NSEL,S,LOC,X,6*A1
NSEL,R,LOC,Y,A1
F,ALL,FY,-P1

ALLSEL
SOLVE
!3. Khai thac ket qua
/POST1
ETABLE,MI,SMISC, 3
ETABLE,MJ,SMISC, 16

!PLLS,LabI,LabJ,Fact,KUND
PLLS,MI,MJ,1,0

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 154
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

7.2 Định hướng tiết diện cho phần tử dầm trong ANSYS
Hà Nội, 26/01/2018
By: Lê Nguyên Khương – khuongln@utt.edu.vn

Đặt vấn đề
Phần tử dầm đóng vai trò quan trọng trong việc mô phỏng các kết cấu khung, dầm, cột.
Trong bài toán PTHH nói chung và trong ANSYS nói riêng, phần tử dầm được mô phỏng qua
các bước cơ bản sau :
1. Xây dựng mô hình hình học thông qua các điểm (Keypoint) và đường thẳng (Line)
2. Lựa chọn loại phần tử (trong ANSYS thường dùng phần tử BEAM188 hoặc
BEAM189)
3. Định nghĩa các thông số vật liệu áp dụng
4. Định nghĩa tiết diện (các loại tiết diện dầm phổ thông được thể hiện trên Hình 7-3)

Hình 7-3 : Các dạng tiết diện dầm thường gặp trên thực tế

Việc định nghĩa tiết diện thông qua chiều cao, chiều rộng, bề dày bản cánh… sẽ giúp
ANSYS tính toán được các thông số hình học đặc trưng như Mô men quán tính, diện tích, trục
trung hòa, vv… Các giá trị này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả tính toán như chuyển vị, nội lực
trong các bài toán siêu tĩnh, dao động riêng của kết cấu.
Tuy nhiên, để ANSYS tính được các thông số hình học kể trên, chúng ta phải « chỉ rõ »
cho ANSYS là tiết diện đó được đặt theo phương chiều nào. Ví dụ : một tiết diện hình chữ nhật
nếu có phương cạnh dài vuông góc với phương đặt lực sẽ cho ra chuyển vị lớn hơn so với trường
hợp cạnh dài song song với phương đặt lực. Đây chính là khó khăn mà không ít kỹ sư gặp
phải trong quá trình mô phỏng. Bài viết này sẽ chỉ rõ cho các bạn phương pháp đặt tiết
diện đơn giản trong ANSYS.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 155
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Tọa độ địa phương (local system) và điểm định hướng (orientation keypoint) cho
tiết diện dầm
Tiết diện dầm được định nghĩa trong mặt phẳng Oyz theo hệ tọa độ địa phương Oxyz (Hình
7-4) trong đó trục Ox vuông góc với mặt phẳng tiết diện và định hướng trùng với trục đường
thẳng hình học (LINE) khi xây dựng mô hình phần tử. Điểm định hướng K (là một Keypoint)
trên Hình 7-4 quyết định phương chiều của trục Oz của tiết diện. Nếu điểm K không được
định nghĩa trong quá trình mô hình, ANSYS sẽ tự gán phương chiều của trục Oz tương ứng với
hệ tọa độ tổng quát (global system) OXYZ. Việc định nghĩa các điểm định hướng K tương tự
như khai báo các điểm hình học (Keypoint) trên hệ tọa độ tổng quát và thông thường chúng ta
chỉ cần định nghĩa 2 tới 3 điểm là đủ cho một kết cấu thực tế.

Hình 7-4: Hệ tọa độ địa phương và điểm định hướng tiết diện (Tham khảo : Help, BEAM188)

Hình 7-5 thể hiện một số loại tiết diện thường gặp trong thực tế. Chúng ta có thể nhận thấy
là chiều cao của các tiết diện được định nghĩa theo trục Oz, vì thế việc định nghĩa các điểm định
hướng K thực chất là định hướng phương chiều của chiều cao tiết diện khi gán vào mô hình.

Hình 7-5: Tọa độ địa phương tương ứng với các tiết diện dầm (Tham khảo : help, SECDATA)

Khi xây dựng mô hình dầm thông qua việc gán thuộc tính cho các đường thẳng hình học,
ANSYS còn cho phép định nghĩa hai điểm định hướng K là KE và KB trong đó KE ứng với
tiết diện tại nút đầu tiên và KB là điểm định hướng ứng với tiết diện tại nút cuối cùng. Hình 7-6
mô tả kết quả mô hình dầm hình chữ T theo 2 điểm định hướng KE và KB.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 156
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Hình 7-6: Mô hình dầm chữ T (Tham khảo : Help, Generating a Beam Mesh With Orientation Nodes)

Sau đây là tóm tắt các bước cơ bản trong việc mô hình phần tử dầm ứng trên giao diện và
bằng mã lệnh.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 157
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Xây dựng phần tử dầm bằng giao diện ANSYS

Hình 7-7: Công cụ chia lưới trong ANSYS

1. Chọn công cụ chia lưới : Main Menu> Preprocessor> Meshing> MeshTool.


Cửa sổ công cụ chia lưới (MeshTool) xuất hiện (Hình 7-7)
2. Trong mục định nghĩa thuộc tính tiết diện phần tử (Element Attributes section)
của MeshTool, lựa chọn mục đường thẳng (Lines) sau đó chọn Set. Cửa sổ lựa
chọn các đường thẳng để gán thuộc (Line Attributes) xuất hiện (Hình 7-7 – Hình
giữa).
3. Lựa chọn các đường thẳng cần gán thuộc tính bằng cách dùng con trỏ chuột lựa
chọn trực tiếp trên cửa sổ màn hình mô phỏng (Graphics window). Sau khi lựa
chọn xong, bẩm nút OK sẽ hiện ra cửa sổ gán thuộc tính cho đường thẳng (Hình 7-7
– Ngoài cùng bên phải).
4. Trong cửa sổ gán thuộc tính cho đường thẳng, lựa chọn các thuộc tính về vật liệu
(MAT), hằng số tiết diện (REAL) nếu có, loại phần tử (TYPE) và tiết diện (SECT).
Chú ý chọn mục « Pick Orientation Keypoint(s) ». Khi ấn OK, thì cửa sổ «Line

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 158
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Attributes» lại hiện ra. Nhiệm vụ lúc này là chọn điểm định hướng cho tiết diện
bằng cách dùng chuột chọn Keypoint trên màn hình mô phỏng.
5. Định nghĩa kích thước phần tử thông qua công cụ Main Menu> Preprocessor>
Meshing> Mesh Cntrls > Manual Size > Lines > Picked Lines. Sau khi đã
lựa chọn đường thẳng cần định nghĩa kích thước, ấn OK sẽ xuất hiện cửa sổ định
nghĩa kích thước phần tử (Element Size) :

6. Sau khi định nghĩa các thuộc tính, các điểm định hướng tiết diện và kích thước phần
tử, nhiệm vụ còn lại là chia lưới (MESH) các đường thẳng bằng công cụ Main
Menu> Preprocessor> Meshing> Mesh > Lines
7. Sau khi các đường thẳng đã được chia lưới và áp dúng các thuộc tính ở bước 6,
chúng ta có thể nhìn được hình dạng tiết diện của các phần tử dầm thông qua lựa
chọn Utility Menu> PlotCtrls> Style> Size and Shape  chọn /ESHAPE 
OK

Xây dựng phần tử dầm bằng mã lệnh APDL


1. Sử dụng lệnh LSEL để lựa chọn các đường thẳng cần gán thuộc tính
2. Sử dụng lệnh LATT để khai báo các thuộc tính cho các đường thẳng đã được lựa
chọn ở bước 1. Chú ý khai báo đúng thứ tự và chỉ số ID của vật liệu (MAT), dạng
phần tử (TYPE), các điểm định hướng tiết diện KE, KB và chỉ số tiết diện
(SECNUM).
3. Định nghĩa kích thước của phần tử thông qua lệnh LESIZE.
4. Sử dụng lệnh LMESH để chia lưới các đường thẳng lựa chọn.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 159
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

5. Hiển thị dạng hình khối các phần tử đã được chia lưới bằng lệnh /ESHAPE
6. Bạn có thể dùng lệnh LLIST,,,,ORIENT để xem các điểm định hướng tiết diện.

Ví dụ mô hình phần tử dầm trong ANSYS


Trong phần này chúng ta sẽ cùng nhau mô hình một mặt cắt khung chịu lực của nhà công
nghiệp có các thông số hình học như trên Hình 7-8. Cột bê tông cốt thép có tiết diện hình chữ
nhật bxh = 0.3x0.5m2. Dầm thép có tiết diện chữ I. Giả thiết các thông số vật liệu : Ebetong =
20E9 Pa, Ethep = 210E9 Pa.

w1=w2=0.3m
a2=4m w3=0.5m
t1=t2=0.08m
t3=0.1m

a1 = 4m

H = 0.5m
B = 0.2m
a3=4m

Hình 7-8 : Các thông số hình học khung nhà công nghiệp

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 160
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Các bước
Thực hiện bằng giao diện và code lệnh
làm
MainMenu > File > Clear & Start New…

Khởi tạo môi Change Jobnam > “NhaCN”


trường mô Change Title > “Nha Cong Nghiep”
phỏng (xóa các !!!LAP TRINH TINH TOAN NHA KHUNG CONG NGHIEP
dữ liệu đã tồn !!! By CECOTEK

tại, đặt tên công FINISH !Ket thuc het cac cong viec truoc do
việc) /CLEAR,start !xoa het du lieu truoc do
/FILNAME,NhaCN !dat ten bai toan
/TITLE,Nha Cong Nghiep !dat tieu de
/PREP7 !Thiet lap moi truong mo phong
Chọn loại phần tử BEAM188:
Preprocessor > Element Type > Add/Edit/Delete > (Xuất hiện cửa sổ
Elements Type) > Add… > (Xuất hiện cửa sổ Library of Element
Types) > Chọn Beam + 2 node 188 > Chọn Element type reference
number = 1

Định nghĩa hai loại vật liệu bê tông & Cốt thép :
Preprocessor > Material Props > Material Models > (Xuất hiện cửa
sổ Define Material Model Behavior) > Material Model Number 1 >
Định nghĩa vật Structural > Linear > Elastic > Isotropic > (Nhập EX = 20E9 ; PRXY =
liệu và lựa chọn 0.3 (hệ số Poisson của bê tông)
loại phần tử

Tương tự các bước trên ta định nghĩa vật liệu thép : E = 210E9 ; PRXY =
0.2

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 161
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

!1.1. Khai bao phan tu va vat lieu


ET,1,BEAM188

!Beton
!MP,Lab,MAT,C0,C1,C2,C3,C4
MP,EX,1,30e9 !gia tri module dan hoi pa
MP,PRXY,1,0.2 !he so poisson

!Thep
MP,EX,2,210e9 !gia tri module dan hoi pa
MP,PRXY,2,0.3 !he so poisson

Định nghĩa tiết diện cho cột hình chữ nhật :


Preprocessor > Sections > Beam > Common Sections > (Xuất hiện
cửa Beam Tool) > (ID = 1, Name = Cot, Sub-Type: Hình chữ nhật,
B=0.2m, H = 0.5m)

Định nghĩa tiết


diện

Tương tự ta định nghĩa tiết diện dầm hình chữ I với các thông số hình học
tương ứng như trên hình vẽ
!1.2. Khai bao tiet dien
!SECTYPE,SECID,Type,Subtype,Name,REFINEKEY
SECTYPE, 1, BEAM, RECT, COT, 0
SECOFFSET, CENT
SECDATA,0.2,0.5

SECTYPE, 2, BEAM, I, DAM, 0


SECOFFSET, CENT
SECDATA,0.3,0.3,0.5,0.08,0.08,0.1

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 162
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Tạo các điểm hình học:


Preprocessor > Modeling > Create > Keypoints > In Active CS > (Xuất
hiện cửa sổ Create Keypoints in Active Coordinate System).

Xây dựng lưới


điểm
Tiến hành định nghĩa các điểm hình học có tọa độ (0,0,0), (0,4,0), (2,6,0),
(4,4,0), (4,0,0)
a1 = 4
a2 = 2
a3 = 4
!Luoi diem Kpoint
K,1,0,0,0
K,2,0,a1,0
K,3,a3/2,a1+a2,0
K,4,a3,a1,0
K,5,a3,0,0

Tạo các đường thẳng đi qua hai điểm Keypoint:


Preprocessor > Modeling > Create > Lines > Straight Line > (Lựa
chọn điểm đầu và điểm cuối của mỗi đường thẳng cần xây dựng)

Xây dựng
đường hình học

!Tao cac duong thang


L,1,2
L,2,3
L,3,4
L,4,5

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 163
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Điểm định hướng được tạo theo phương pháp tạo Keypoint thông thường.
Ở đây chúng ta cho tọa độ điểm định hướng là (1,0,0). Như thế trục oz của
tiết diện sẽ có phương vuông góc với trục của đường thẳng được gán tính
Tạo điểm định chất và chiều đi từ tâm O của tiết diện tới điểm định hướng. ID của điểm
hướng định hướng lấy là 100
Preprocessor > Modeling > Create > Keypoints > In Active CS

K,100,1,0,0

Preprocessor > Meshing > Mesh Attributes > Picked Lines >
(Chọn các đường thể hiện cột)

Gán thuộc tính


cho các cột Mat = 1, TYPE = 1, SECT = 1, Pick Orientation Keypoint(s) = Yes
> OK > (Chọn điểm định hướng (K,100,1,0,0) trên màn hình

!2.1 Cot betong


!LSEL,Type,Item,Comp,VMIN,VMAX,VINC,KSWP
LSEL,S,LOC,X,0
LSEL,A,LOC,X,a3
!LATT,MAT,REAL,TYPE,--,KB,KE,SECNUM
LATT,1,,1,,100,,1

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 164
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Thực hiện các bước tương tự như với cột


Gán thuộc tính !2.2 Dam thep
lsel,all
cho các dầm
LSEL,S,LOC,Y,a1,a1+a2
!LATT,MAT,REAL,TYPE,--,KB,KE,SECNUM
LATT,2,,1,,100,,2
Preprocessor > Meshing > Size Cntrls > Lines > All Lines > (Xuất
hiện cửa sổ Element Sizes on All Slected Lines) > SIZE = 0.1

Định nghĩa kích


thước phần tử

LESIZE,ALL,0.1

Chia lưới phần Preprocessor > Meshing > Mesh > Lines > PickAll

tử ! Chia luoi phan tu


LMESH,ALL

Utility Menu> PlotCtrls> Style> Size and Shape  chọn /ESHAPE 


OK
/ESHAPE,1.0
/VIEW,1,1,1,1
/REPLOT

Xem dạng hình


khối của kết cấu

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 165
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Code lệnh
!!!LAP TRINH TINH TOAN NHA KHUNG CONG NGHIEP
!!! By CECOTEK

FINISH !Ket thuc het cac cong viec truoc do


/CLEAR,start !xoa het du lieu truoc do
/FILNAME,NhaCN !dat ten bai toan
/TITLE,Nha Cong Nghiep !dat tieu de
/PREP7 !Thiet lap moi truong mo phong

!1.1. Khai bao phan tu va vat lieu


ET,1,BEAM188

!Beton
!MP,Lab,MAT,C0,C1,C2,C3,C4
MP,EX,1,30e9 !gia tri module dan hoi pa
MP,PRXY,1,0.2 !he so poisson

!Thep
MP,EX,2,210e9 !gia tri module dan hoi pa
MP,PRXY,2,0.3 !he so poisson

!1.2. Khai bao tiet dien


!SECTYPE,SECID,Type,Subtype,Name,REFINEKEY
SECTYPE, 1, BEAM, RECT, COT, 0
SECOFFSET, CENT
SECDATA,0.2,0.5

SECTYPE, 2, BEAM, I, DAM, 0


SECOFFSET, CENT
SECDATA,0.3,0.3,0.5,0.08,0.08,0.1

!1.3 Xay dung mo hinh hinh hoc


a1 = 4
a2 = 2
a3 = 4

!Luoi diem Kpoint


K,1,0,0,0
K,2,0,a1,0
K,3,a3/2,a1+a2,0
K,4,a3,a1,0
K,5,a3,0,0

K,100,1,0,0

!Tao cac duong thang


L,1,2
L,2,3
L,3,4
L,4,5

!2. Gan dang phan tu, vat lieu va chia luoi


!2.1 Cot betong
!LSEL,Type,Item,Comp,VMIN,VMAX,VINC,KSWP
LSEL,S,LOC,X,0

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 166
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

LSEL,A,LOC,X,a3
!LATT,MAT,REAL,TYPE,--,KB,KE,SECNUM
LATT,1,,1,,100,,1

!2.2 Dam thep


LSEL,S,LOC,Y,a1,a1+a2
!LATT,MAT,REAL,TYPE,--,KB,KE,SECNUM
LATT,2,,1,,100,,2

LSEL, ALL
LESIZE,ALL,0.1

! Chia luoi phan tu


LMESH,ALL

/ESHAPE,1.0
/VIEW,1,1,1,1
/REPLOT

Trên đây là code mã lệnh xây dựng khung chịu lực của nhà công nghiệp có cột bằng bê
tông cốt thép, và dầm thép. Các giá trị hình học như chiều cao cột (a1), chiều cao mái (a2) và
khoảng cách giữa 2 cột (a3) đang được lập trình dưới dạng tham số. Chỉ cần thay đổi các giá trị
a1, a2, a3 là ta có được một mô hình mới.

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 167
GIÁO TRÌNH - ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CƠ HỌC KẾT CẤU

Kết luận
Trong bài này, chúng ta đã làm quen với phương pháp định hướng mặt cắt tiết diện phần
tử dầm theo điểm định hướng. Nắm vững được kỹ thuật này chúng ta sẽ không còn gặp khó
khăn trong việc mô hình các phần tử dầm có tiết diện và phương chiều phức tạp như trên Hình
7-9 nữa.

Hình 7-9 : Ví dụ sử dụng các điểm định hướng tiết diện (Tham khảo : Help > Examples of Beam Meshing With
Orientation Nodes)

Lê Nguyên Khương & Cao Minh Quyền – Bộ môn Kết cấu Vật liệu – Khoa Công trình Trang 168

You might also like