You are on page 1of 20

Nghiên cứu: Tinh luyện chân không VOD-RH

Mục lục:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Nguyên lý hoạt động – quy trình công nghệ
Chương 3: So sánh ưu nhược điểm
Chương 4: Tổng kết

Nhóm nghiên cứu số 2:


Nguyễn Khánh Duy
Đỗ Văn Phương
Nguyễn Quang Thái
Lã Minh Hiếu
Mạc Đức Hiền

Chương 1: Tổng quan

1.1. Mục đích nghiên cứu đề tài.


Thép là một loại vật liệu có vai trò thiết yếu và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết
các lĩnh vực như trong các ngành xây dựng, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sản
xuất gia dụng và an ninh quốc phòng. Sản lượng thép đã tăng trưởng rất nhanh
chóng, đặc biệt trong nửa sau của thế kỉ 20 cho đến nay. Hiện nay trên thế giới các
nhà máy luyện thép với quy mô lớn được xây dựng rất nhiều chứng tỏ nhu cầu về
thép ngày càng cao.

Với sự phát triển và đổi mới không ngừng về công nghệ sản xuất, thép ngày càng
có nhiều tính năng ưu việt hơn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của xã hội. Có rất
nhiều loại thép khác nhau được tạo ra để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của đời
sống, từ các loại thép thông thường đến các mác thép hợp kim cao, thép hợp kim
đặc biệt.

Sự phát triển của tất cả các ngành như cơ khí chế tạo, xây dựng, giao thông vận tải,
kỹ thuật hàng không….đều gắn liền tới thép, và cần đến thép có tính năng đa dạng
với chất lượng ngày càng cao, có thể nhắc đến ở đây như thép ổ trục, thép bền ăn
mòn, thép cắt gọt.

Chúng ta biết rằng với mỗi loại thép khi hàm lượng cacbon khác nhau thì đặc tính
của thép khác nhau và phương pháp tinh luyện cũng khác nhau..

Thép cacbon cao (%C khoảng 0,7 - 1,3%) rất cứng, độ dẻo thấp sau khi tôi và ram
được ứng dụng cho dụng cụ cắt, khuôn kim loại. Thép cacbon trung bình (%C
khoảng 0,25 - 0,7%) có độ bền và dẻo dai cao sau khi nhiệt luyện được ứng dụng
cho chi tiết trục, bánh răng, đường ray,… Thép cacbon thấp (%C < 0,25) thường
được dùng thép xây dựng, thông thường các loại thép này được tinh luyện trong lò
thùng (LF).

Cụm từ thép cacbon cực thấp (ULC) nói đến các loại thép có hàm lượng cacbon
30ppm hay nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu sản suất thương mại loại tấm thép cuộn
dập sâu hoặc thép có độ bền nguội cao với tính chất dập sâu tốt. Các loại tấm cuộn
nguội này thường được dùng trong ngành công nghiệp ô tô hay sản phẩm tiêu
dùng. Thép cacbon cực thấp (%C < 0,01%) có độ bền, dẻo dai cao, đặc biệt tính
rèn dập sâu được ứng dụng cho thép chế tạo vỏ ô tô, thép đường ống, loại thép này
thường được tinh luyện trong các thiết bị chân không như VOD, RH, … CLU

Hình: Ứng dụng thép ULC trong chế tạo vỏ ô tô

Chính vì thế bài nghiên cứu sau đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tinh
luyện VOD-RH nói riêng và phương pháp tinh luyện chân không nói chung. Mời
thầy và các bạn cũng theo dõi.

1.2. Lịch sử các công nghệ tinh luyện chân không trên thế giới:

Năm 1960 - 1970: Bắt đầu xây dựng lò tinh luyện thép chân không. Ban đầu quy
trình DH được áp dụng với lò 70 tấn (tại nhà máy Yawata vào năm 1961) và sau
đó tănglên 180 tấn (Yawata năm 1969), dùng phương pháp sục khí bằng ống kim
loại vào lò. Quy trình RH được áp dụng với dung tích lò 100 tấn (tại nhà máy
hirohata năm 1963). Sau đó quy trình tinh luyện thép không gỉ bằng phương pháp
RH-OB (tại nhà máy muroran vào năm 1972).

Sau năm 1970: Mở rộng quy mô lò tinh luyện. Quy trình RH được áp dụng với lò
350 tấn (tại nhà máy Oita), phát triển phun qua mắt gió RH-OB, phát triển phương
pháp tinh luyện nhẹ RH, phát triển phương pháp phun khí argon 2 giai đoạn qua
ống phun chìm.

Từ năm 1980: Mở rộng các tính năng tinh luyện tại nhà máy Oita vào năm 1980.
Quy trình RH khử sunfual bằng cách thêm chất làm loãng xỉ/chất dễ chảy vào lò
tinh luyện. Xây dựng quy trình xử lý tự động hoàn toàn. Tăng cường tỉ lệ tuần
hoàn khép kín của thép lỏng và tiếp tục phát triển quy trình RH-PB (tại Nagoya
năm 1986). Đồng thời, năm 1986 cũng phát triển quy trình V-KIP tại nhà máy thép
Kimitsu.

Công nghệ này đã đạt được thành tựu là tạo ra loại thép cabon cực thấp có hàm
lượng C < 10ppm bằng quá trình khử cacbon trong vòng 15 phút.

Khi các yếu tố chủ đạo trong phản ứng khử cacbon theo quy trình RH được xử lý
bằng mô hình phản ứng khử cacbon và sự tiến bộ trong quy trình vận hành được
phát triển tương xứng. Người ta nhận thấy việc sản xuất hàng loạt thép cacbon hàm
lượng cực thấp rất khả quan với hàm lượng cacbon đạt 10ppm hay thấp hơn bằng
chu trình RH. Người ta cũng dự đoán nhu cầu với thép cacbon hàm lượng cực thấp
sẽ tăng với chất lượng thép ngày càng tốt hơn.

Từ góc độ công nghệ sản xuất, điểm nhấn này sẽ dẫn đến sự đảm bảo cho năng lực
sản xuất hàng loạt bằng cách rút ngắn thời gian, bao gồm việc bảo dưỡng thiết bị,
cung cấp các khả năng tinh luyện lần 2 đối với nhiều mác thép chỉ với một hệ
thống thiết bị.

Với sự ra đời của các lò tinh luyện đa chức năng, kì vọng sẽ thúc đẩy năng lực sản
xuất thép dựa trên lý do: xu hướng hiện tại trong quy trình luyện thép hướng tới sự
mở rộng quy mô, các chức năng tinh luyện thép được thay đổi để kiểm soát toàn bộ
quy trình từ lò chuyển xuống máy đúc liên tục bao gồm khử khí chân không RH
thực hiện tinh luyện lần 2.

Hình 2: Lưu trình công nghệ sản xuất thép

1.3. Khái niệm VOD-RH:


1.3.1. Phương pháp RH (Ruhrstahl Heraeus)

Là phương pháp khử khí chân không được phát minh vào năm 1960 của công ty
Ruhrstahl Heraeus (hình 2.10). Trong đó trên thùng chứa thép lỏng có một bình
chân không, chúng được nối bằng hai ống hút. Một trong hai ống hút được trang bị
thêm vòi thổi khí Ar thông qua lớp đệm chịu nhiệt. Các ống hút được nhúng sâu
vào trong thùng chứa thép lỏng. Khí Ar thổi vào có nhiệm vụ khuấy trộn tạo bọt
khí để các tạp chất khí khác đi vào trong, theo bọt khí Ar nổi lên trên và được hút
ra ngoài bằng bơm tạo chân không. Bên cạnh đó, khí Ar đẩy dòng thép lỏng quá
trình tuần hoàn từ ống này sang ống khác đi xuống thùng thép lỏng và được bắt
đầu lại từ đầu.

Hình 3 – 4: Phương pháp RH


Bộ phận:
1. Ống phun: cho phép phun oxy ở áp suất cao trong buồng chân không.g.
2. Phễu: Phễu cho phép bổ sung vật liệu hợp kim và xỉ.
3. Vòi phun: Kết thúc của ống phun có 1 vòi phun xuống hoạt động ở điều kiện
khắc nghiệt.
4. Oxy được phun ở tốc độ siêu âm. Oxy kết hợp với Carbon và các yếu tố
không mong muốn khác và bắt đầu phản ứng khuấy trộn nhanh chóng các
tạp chất từ thép, nhưng vẫn giữ được nhiệt độ của nó.
5. Van bơm chân không: được kết nối với 1 máy bơm để tạo ra chân không vận
hành toàn bộ hệ thống.
6. Ống argon: vận chuyển argon để đưa vào.
7. Gạch chịu lửa: Các viên gạch chịu lửa được xây dựng chủ yếu để chịu được
nhiệt độ cao, nhưng cũng sẽ có độ dẫn nhiệt thấp cho hiệu quả làm việc tốt
hơn.
8. Khung thép: Lớp phủ được làm bằng thép và cung cấp hỗ trợ cơ tính cho
gạch chịu lửa. Nó cũng có móc để di chuyển bên trong nồi lò.
9. Thép nóng chảy: Thép gần như đã sẵn sàng! Luyện kim thứ cấp là quá trình
đúc liên tục. Bất kỳ thay đổi trong thành phần thép nên được thực hiện ở giai
đoạn này.
10.Toa xe: Mang nồi lò thông qua các quá trình luyện kim khác nhau.

1.3.2. Phương pháp VOD (Vacuum Oxygen Decarburization)

Là phương pháp tinh luyện thép được phát minh bởi công ty của Đức năm 1962.
Trong phương pháp này thùng chứa thép lỏng được đặt trong một buồng tạo chân
không. Ở trên cùng của buồng được trang bị ống thổi oxi, khí Ar được thổi từ dưới
lên qua gạch thấu khí. Cacbon và các tạp chất khí được đốt cháy nhờ oxi thổi vào,
khí Ar thổi từ dưới lên có nhiệm vụ khuấy trộn, tạo bọt khí trong bể thép lỏng, các
khí không bị đốt cháy sẽ khuếch tán vào trong bọt khí Ar nổi lên trên và được hút
ra ngoài qua đường ống hút tạo chân không. Sản lượng thép không gỉ được sản
xuất bằng phương pháp VOD cho trong bảng 2.3.

Ưu điểm của phương pháp này:

- Cacbon được khử nhanh chóng.


- Khử được tối ưu lưu huỳnh.

- Chính xác được lượng hợp kim đưa vào.

Theo phương pháp này, sản lượng trung bình cho một mẻ khoảng 180 đến 220 tấn.

Bảng 1 : Sản lượng thép không gỉ được sản xuất từ phương pháp VOD

Quốc gia Năm Dung tích lò VOD (tấn ) Lò nấu chảy

Slovenia 2002 90 Hồ quang

Trung Quốc 2002 120 Hồ quang

Italia 2000 50 Hồ quang

Đức 1999 180 Hồ quang


Hình : Phương pháp VOD

Ngoài ra chúng ta còn có:


Phương pháp SS – VOD (Strong Stirring Vacuum Oxygen Decarburization )
Tương tự như lò VOD, tuy nhiên ở phương pháp này có sự phun thổi hơi nước quá
nhiệt với áp lực ở 0,67 Mbar để tăng cường khả năng khuấy trộn mạnh trong bể
thép.

Hình : Phương pháp SS – VOD

Phương pháp RH – OB (Ruhrstahl Heraeus - Oxygen Blowing)


Là một trong những phương pháp tinh luyện thép bằng cách khử khí tuần hoàn.
Tương tự như phương pháp RH, trên thùng chứa thép lỏng có một bình chân
không, chúng được nối bằng hai ống hút, một trong hai ống được trang bị thêm vòi
thổi khí Ar thông qua lớp đệm chịu nhiệt. Các ống được nhúng sâu vào trong thùng
chứa thép lỏng. Sự khác biệt với phương pháp RH là ở trên bình tạo chân không có
nối với ổng thổi oxi. Oxi được thổi thêm vào để tăng cường phản ứng khử cacbon.

Hình : Phương pháp RH – OB

Khí Ar được thổi vào nhằm mục đích khuấy trộn tạo bọt khí để các tạp chất khí
khác đi vào trong. Đồng thời dòng khí Ar sẽ đẩy thép lỏng xuống thùng chứa thông
qua ống hút thứ hai để tiếp tục khử khí lại. Hiện nay có rất nhiều nước sử dụng
phương pháp này để tinh luyện thép. Thông thường năng suất của một mẻ luyện
vào khoảng 150 đến 160 tấn. Ưu điểm của phương pháp này:

- Loại bỏ được khí hyđrô, nitơ.

- Cacbon được khử nhanh chóng với hiệu suất cao.

- Khống chế chính xác lượng hợp kim.


Chương 2: Nguyên lý hoạt động – quy trình công nghệ
Chương 3: Ưu nhược điểm
2.1 RH
 Khái quat về công nghệ RH
Trong công nghệ sản xuất các loại thép chất lượng cao và thép có ứng
dụng đặc biệt, tinh luyện thép lỏng trong chân không có vai trò quan
trọng. Đối với thép các bon cực thấp, người ta đã ứng dụng phương pháp
tinh luyện chân không tuần hoàn khử khí (gọi tắt là RH) để giảm hàm
lượng các bon (C) xuống dưới 30 ppm (≈ 0,003 %), đồng thời khử sâu
các tạp chất khí hòa tan  như ôxy (O) và nitơ (N) [1]. Thép các bon cực
thấp (ULC – ultra- low carbon) với hàm lượng C nhỏ hơn 100 ppm –
tương ứng với 0,01 % (trong nhiều trường hợp còn thấp hơn 50 ppm –
tương ứng với 0,005 %) được sử dụng rộng rãi trong các ngành gia công
tạo hình yêu cầu có tính dập sâu cao, ví dụ như thép có hàm lượng C < 20
ppm (≈ 0,002 %) được sử dụng trong ngành sản xuất vỏ ôtô do có khả
năng tạo hình tốt [2].
. Năm 1982, thiết bị RH đầu tiên được ứng dụng, năm 1987 thiết bị RH
thứ 2 được đưa vào sử dụng. Năm 1990, lò LF của SMP1 bắt đầu quá
trình khử S. Để thỏa mãn nhu cầu của mác thép mới, năm 1994 và 1996
áp dụng thiết bị RH lần thứ 3 và 4

 Chức năng chính của lò RH

1. khử O, C, H, N trong chân không


2. hợp kim hóa trong chân không
3. hợp kim hóa và sự liên quan trực tiếp đến gia tăng sản lượng hợp
kim
4. Thêm thép phế để điều chỉnh nhiệt độ và kích thích tạp chất nổi lên
bề mặt
5. trong môi trường chân không thổi chất khử S để khử S
6. RH-PB/RH-MFB có thổi chất khử S để khử S trong RH-PB/RH-
MFB
7. RHKTB/RH-MFB có thổi đỉnh oxy để gia nhiệt bằng hóa học và
khử C
 Giản đồ RH
Giản dồ tại nhà máy CSC nhật bản

Sơ dồ RH thông dùng
- Buồng 1 có hình trụ , nắp buồng có cửa quan sắt , cửa nạp fero , ống
hút chân không 13
- Buồng chân không được nối với thùng rót 7 bằng 2 ống bên dưới :
ống hút kim loại vào buồng 4 và ống thoát kim loại vào buồng 5
- Khí trơ được cấp vào ống hút để hút để hút kim loại vào buồng chân
không và chảy về thùng rót qua ống thoát . Quy trình cứ thế tuần hoàn
trong thiết bị
 Đặc điểm của dây truyền công nghệ
- khử khí và khử cacbon rất sâu
- Thời gian tinh luyện ngắn
- Kim loại luôn được nung trong quá trình tinh luyện
- Hiệu quả khử khí cao
- Tuổi thọ lớp nót buồng chân không thấp
- Nhiệt độ kim loại giảm trong quá trình tinh luyện
 Quy trình tinh luyện
- Chắn đáy 2 ống bằng các tấm nhôm để tạo chân không ban đầu trong
buồng
- Nhúng các ống vào kim loại lỏng : tấm nhôm chảy , kim loại được hút
lên độ cao 1m-1,5 m
- Dẫn khí trơ vào ống hút khí sẽ dãn nở dẽ kéo theo kim loại vào buồng
chân khoongvoiws vận tốc khoảng 5m/s, tạo tia phun cao hơn mức
kim loại trong buồng
- Qua ống thoát kim laoij đi trở lại thùng rót , xuống đáy thùng tạo điều
kiện khuấy trộn kim loại .Do sự phun bắn của kim loại trong buồng
chân không và bột khí Ar nên diện tích bề mặt phân pha kim loại - khí
rất cao tạo điều kiện tốt cho quá trình khử khí

2.2 . Tinh luyện thép lò VOD (Vacuum Oxygen Decarburization)


Tinh luyện thép lò VOD thường được sử dụng để khử các loại thép hợp kim cao,
thường để loại bỏ carbon mà không ảnh hưởng đến hàm lượng crôm trong sản xuất
các loại thép không gỉ.
Carbon có thể được hạ xuống khoảng 0,02% ở khoảng 15-18% crom ở nhiệt độ
1600 * C và thời gian nấu luyện của lò VoD từ 2 đến 2h 30
Lò chân không (VOD) cho phép khử khí và phân tích sự nóng chảy, cung cấp các
điều kiện tốt nhất để khử lưu huỳnh và loại bỏ các tạp chất..
Các đơn vị VOD chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ, nó cung cấp
điều kiện phù hợp nhất để phân tích và sản phẩm sau nấu luyện đạt được độ sạch
cao. Thiết bị này về cơ bản là một thiết bị khử khí bể được trang bị một bình oxy,
nhưng được cấu hình đặc biệt để chịu được tải nhiệt từ khí thải CO mạnh
Nó thường được sử dụng để khử cực sâu các loại thép hợp kim cao, thường để loại
bỏ carbon mà không ảnh hưởng đến hàm lượng crôm trong sản xuất các loại thép
không gỉ. Đơn vị VOD có thể được vận hành như là đơn vị giải mã duy nhất

Ưu điểm: tỷ lệ thu hổi carbon cao


Khả năng khử lưu huỳnh tốt hơn với chất trợ dung thích hợp
Thuận lợi sử dụng hợp kim carbon với chi phí thấp
Độ sạch của thép sau tinh luyện cao
Pp tinh luyện chân không của thép nóng chảy làm giảm áp suất riêng phần của Co,
dẫn đến cân bằng chuyển dịch của phản ứng oxy hóa carbon
Để khử oxy,pp tinh luyện chân không giúp loại bỏ hydro hòa tan trong thép lỏng.
hydro khuếch tán vào bọt khí Co
Sự dịch chuyển của thép nóng chảy do Co gây ra cũng dẫn đến việc tinh luyện thép
từ các tạp chất phi kim không kết tụ lại và được hấp thụ bởi xỉ
Pp tinh luyên thép trong chân không áp dụng với những nhà máy gang thép lớn sản
xuất phôi thép, đường ray, ổ bi và thép chất lượng cao khác

Nguyên lí hoạt động chính của lò VOD :

Tăng cường phản ứng khử và tiết chế crom khỏi quá trình oxy hóa quá mức
Việc thổi oxy trong điều kiện chân không cung cấp một phương pháp tiết kiệm thời
gian và chi phí để sản xuất thép không gỉ, ăn mòn và chịu nhiệt, rất khó hoặc
không thể sản xuất bằng các phương pháp thông thường. Ứng dụng của luyện kim
chân không được tăng cường bằng cách sử dụng tinh chế oxy. Một tính năng quan
trọng của quá trình này là sản xuất thép crôm có lợi cao với hàm lượng carbon,
nitơ và hydro rất thấp. Một ứng dụng khác của quá trình này là nung nóng thép hợp
kim thấp và trung bình bằng quá trình oxy hóa nhôm, carbon và silicon.
Thiết bị tinh luyện thứ cấp được sử dụng chủ yếu trong bước tinh luyện cuối cùng
cho thép không gỉ là lò VOD. Thép không gỉ chứa một lượng lớn crôm là thành
phần cơ bản. Do crom là nguyên tố tạo oxit mạnh, trong quá trình tinh chế thông
thường, rất khó để khử cacbon thép không gỉ đến mức carbon đủ thấp trong khi
ngăn ngừa mất crom thông qua quá trình oxy hóa thành pha xỉ.
Do đó, nồng độ carbon thấp đạt được bằng cách giảm áp suất một phần của carbon
monoxide trong môi trường tinh chế để đảm bảo quá trình khử cacbon ưu đãi khi
có mặt của crom. Trong thực tế, điều này được thực hiện trong lò VOD bằng cách
giảm áp suất.

Cấu tạo:
1.      Thùng chân không được bịt kín bằng gioăng rỗng ruột một lớp, và dùng
phương thức làm mát bằng nước để bảo vệ;
2.      Nắp thùng dùng kết cấu kẹp giữ hình bướm, có độ bền cao, chịu lực đồng
đều;
3.      Xe chở thùng chân không dùng máy biến tần để điều chỉnh tốc độ, khống chế
tốc độ di chuyển;
4.      Đường ống chân không sử dụng loại đường ống làm mát bằng nước, giảm
nhiệt độ khí thải và tốc độ luồng khí;
5.      Kính quan sát trên cửa sổ quan sát của công nhân được trang bị thiết bị bảo
vệ khí trơ và đánh chớp lửa;
6.      Công nhân lấy mẫu đo nhiệt độ, nạp liệu trong điều kiện có chân không;
7.      Thiết bị thổi ôxy có bộ phận bịt kín đặc biệt, ít bị mài mòn, chống rò rỉ, đồng
thời cũng tiện lợi cho việc điều chỉnh súng ô xy;
8.      Thổi argon để trộn đảo;
9.      Có hệ thống điều khiển PLC

Trong thực tế sản xuất ngày nay với nhu cầu ngày càng tăng đối với thép chất
lượng cao thép hợp kim chất lượng với dây chuyền nhà máy công suất và sản
lượng lớn đã làm cho việc xử lý chân không trong tinh luyện thép trở thành một
bước thiết yếu trong quá trình luyện kim thứ cấp. Các thiết bị khử khí chân không
VOD có tính năng loại bỏ hydro, oxy và / hoặc carbon hiệu quả, dựa trên công
nghệ tiên tiến như lò tinh luyện VOD là thiết yếu.

 Công nghệ :
Cũng là phương pháp tinh luyện thép lỏng trong chân không sản xuất thép
cacbon thấp và siêu thấp [C]= 0,3-0,5%, [Si]= 0,3% [S]< 0,06%. Xuất phát điểm
cho rằng các khí [N] và [H] hòa tan trong thép lỏng với áp suất riêng phần bằng
không có thể khuếch tán ào trong bọt khí tro. Ngoài ra tạp chất phi kim sẽ bị hút
bám vào bề mặt các bọt khí cũng như ở các bề mặt tiếp xúc kim loại – bọt khí và
tách ra khỏi kim lọai. Muốn vậy khí nổi phải thỏa mãn: Bọt khí càng nhỏ càng tốt,
cuồng độ khí phải đủ để xáo trộn mạnh trong gàu kim loại
 Chức năng chính của lò VOD:
1. Giảm hàm lượng H,N,O
2. Hạ thấp hàm lượng tạp chất phi kim
3. Làm đồng đều thành phần và nhiệt dộ thép lỏng
4. Giảm độ nhớt của thép lỏng avf cải thiện tính đúc
5. Tăng cường phản ứng giữ xỉ tổng hợp và thép lỏng
6. Việc thổi khí vào kim loại thông qua đầu phun bằng vật liệu xốp hoặc
gạch thấu khí đi qua đáy lò

 Giản đồ:
Do phương pháp tinh luyện chân không không có giá thành cao, thiệt bị phức tạp
nên người ta đã nghĩ đến các phương pháp tinh luyện thép ở điều kiện áp suất khí
quyển mà vẫn đạt được một hiệu suất khử khả quan ở điều kiện khí quyển cũng có
thể tinh luyện được thép lỏng bằng phương pháp thổi khí trơ. Phương pháp này có
khi được thực hiện riêng rẽ nhưng hầu hết được phối hợp với một hoặc nhiều
phương pháp khác. Cơ chế đưcọ trình bày như hình:
Sơ đồ cơ chế khử khí và tạp chất phi kim bằng khí trơ
1- Khâu tạo mầm
2- Khâu lớn lên của tạp chất phi kim
3- Khâu nổi tạp chất phi kim
4- Khâu chuyển tạp chất phi kim từ thép vào xỉ
+ Khử khí : khí nguyên tử H,N ở trong thép chuyển tới mặt bọt Ar ra phản
ứng tạo phân tử khí ở đó, sau đó chúng chuyển vào bọt Ar rồi chuyển ra khí
quyển
+ Khử tạp chất phi kim: Thổi khí trơ đã thúc đẩy quá trình khử tạp chất phi
kim. Với thép đã khử Oxi thì tạp chất phi kim bám vào bề mặt bọt Ar rồi
chuyển vào xỉ, với thép chưa khử Oxi thì việc thổi Ar vào thép đã thúc đẩy
phản ứng oxi hóa C. Nếu khi thổi bị phun bắn sẽ làm tăng sự xâm nhập
N,O,H vào thép

Cấu tạo gạch thổi


Lò tinh luyện VOD
1. Ống thổi

2. Vỏ thép

3. Gạch thổi

4. Vữa chịu lửa

 Đặc điểm dây chuyền công nghệ:

+ Ưu điểm: - Không phải thay đổi kết cấu tường gàu, không gây sự cố bục gàu
- Khử khí và [C]tốt khoảng 0,5%
- Chi phí thấp có thể thay khí Ar bằng N2 để giảm chi phí
- Nhiệt độ đồng đều, độ khuấy trộn cao, có thêm hệ thống thổi đỉnh
bằng O2
- Nên chọn loại vật liệu thông khí đảm bảo chế độ thổi, chịu nhiệt độ tải
trọng tốt, chống ăn mòn hóa học
- Không cần hệ thống khử bụi
+ Nhược điểm: - Sự phân tán bọt khí không đồng đều trên tiết diện ngang
- Chỉ điều khiển gián tiếp, điều chỉnh nhiệt dộ không tiện
- Chi phí cao
- Thời gian nấu luyện khá lâu 60-90 phút
+ Điều kiện: - Bán kính bọt khí càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc vàng lớn
- Tốc độ nổi tỉ lệ nghịch với bán kính bọt
- Khí không hòa tan trong chất nóng chảy, không phản ứng với chất khí
khử
- Chỉ có 1 loại khí hoàn tan, và có sự cân bằng giữa khí nổi lên và kim
loại lỏng
* Quy trình tinh luyện:
- Kim loại được rót vào thùng và chuyển đến buồng chân không
- Thổi oxi vào kim loại lỏng
- Kim loại được khử oxi ( trong chân không) và được điều chỉnh thành phần bằng
cách cho thêm fero hợp kim, cùng lúc đó khí Ar được thổi vào từ đáy lò
- Kim loại được khử S ( trong chân không) bằng xỉ bazo và khí Ar thổi đáy

Chương 4: Tổng kết – kết luận

Nghiên cứu lý thuyết về tinh luyện trong điều kiện chân không đã cho thấy tốc độ

khử cacbon trong thời kì đầu cao hơn so với về sau, nhiệt độ tăng thì tốc độ khử

cacbon cũng tăng. Như vậy trong thực tế luyện thép cần tận dụng khả năng khử

cacbon giai đoạn đầu của quá trình nấu chảy.


Trên thế giới phương pháp tinh luyện thép trong môi trường chân không được sử
dụng rộng rãi, quá trình khử cacbon trở nên dễ dàng hơn, nhiều loại thép cacbon
cực thấp đã được sản xuất với quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam,
phương pháp này hiện vẫn chưa được áp dụng do điều kiện về thiết bị còn hạn chế
và chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu sản xuất các loại thép chất lượng cao nói
chung và thép cacbon cực thấp nói riêng. Đối với công nghệ sản xuất thép cacbon
cực thấp, việc khử cacbon trong chân không là vô cùng quan trọng và cũng là một
trong những mục đích chính của khâu tinh luyện. Vì vậy, chúng tôi mong rằng một
ngày nào đó sẽ được gặp lại các bạn ở một bài thuyết trình tiếp theo không chỉ
dừng lại ở vấn đề tìm hiểu mà sẽ đi cùng nhau trao đổi cách nâng cao hiệu quả tinh
luyện chân không và áp dụng thực tiễn rộng rãi ở Việt Nam.

Cám ơn thầy cô và cá bạn đã lắng nghe.

You might also like