You are on page 1of 14

BÀI DỊCH CHUẨN ISO 12647-5:2015 - KỸ THUẬT ĐỒ

HỌA – QUI TRÌNH KIỂM SOÁT VIỆC SẢN XUẤT BAO

GỒM TÁCH MÀU, IN THỬ VÀ IN SẢN LƯỢNG

PHẦN 5: IN LỤA

GVHD: TH.s Chế Quốc Long


SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Vi
MSSV: 18158169
ISO 12647-5:2015 [E]

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU (INTRODUCTION) .......................................................................... 1

1. Phạm vi (Scope) .............................................................................................2


2. Các tiêu chuẩn tham chiếu (Normative references) .......................................2
3. Những thuật ngữ và định nghĩa .....................................................................2
4. Các yêu cầu ....................................................................................................2
4.1 Yêu cầu dữ liệu đối với hệ thống in lụa ..................................................2
4.1.1 Xuất file dữ liệu ...................................................................................3
4.1.2 Độ phân giải dữ liệu..........................................................................3
4.2 Yêu cầu về khuôn in................................................................................3
4.2.1 Độ phân giải ..........................................................................................3
4.2.2 Sản xuất khuôn bản ...........................................................................4
4.2.3 Sự định hướng khuôn in ...................................................................4
4.2.4 Dung sai về kích cỡ hình ảnh (Image size tolerance) .......................5
4.3 Các yêu cầu sản xuất in ...........................................................................5
4.3.1 Đặc điểm trực quan của các thành phần ảnh ....................................5
4.3.2 Dung sai cho vị trí hình ảnh..............................................................6
4.3.3 Sự phục chế hình ảnh ........................................................................6
5 .Phương pháp kiểm tra và báo cáo: Thang kiểm tra màu ..............................7
PHỤ LỤC A................................................................................................................ 9

PHỤ LỤC B .............................................................................................................. 10

PHỤ LỤC C .............................................................................................................. 12


ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

LỜI NÓI ĐẦU (INTRODUCTION)

Về mặt lịch sử, tiêu chuẩn này đã được thiết lập các thông số kiểm soát quá trình in
và các giá trị tham chiếu và dung sai của chúng cho phần quan trọng nhất của chu trình in
chuyên nghiệp của ngành kỹ thuật đồ họa. Khái niệm ban đầu là một cơ sở cho các phần
được đặt ra trong ISO 12647-1. Phần này của chuẩn ISO 12647 khác với khái niệm ban
đầu vì in lụa đã thay đổi đáng kể từ khi tiêu chuẩn được ban hành.
Ấn bản này của chuẩn ISO 12647 khác với các ấn bản trước đó là không xác định
mục đích điều kiện in cụ thể mà thay vào đó yêu cầu điều kiện in tham chiếu cụ thể (dữ
liệu quản lý màu sắc) được chỉ định. Phần này của tiêu chuẩn ISO 12647 yêu cầu màu sắc
của sản phẩm in phải khớp với dữ liệu quản lí màu hoặc điều kiện in do nhà cung cấp và
người nhận thỏa thuận, đồng thời qui định các ràng buộc và dung sai tối thiểu phải được
thể hiện và sản xuất. Khi các số liệu đo được cụ thể có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng (độ phân giải, góc xoay tram, khung lụa,…), các thông số kỹ thuật và dung sai được
cung cấp cho các thông số này.
Bởi vì vật liệu sản xuất bởi in lụa là rất đa dạng cả về kích thước và khoảng cách
xem. Khoảng cách xem được giới thiệu là một phần của in lụa và là sự yêu cầu bắt buộc
cho độ phân giải in.

Page | 1
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

1. Phạm vi (Scope)
Phần này của tiêu chuẩn ISO 12647 qui định các yêu cầu đối với in lụa cho in 4 màu
CMYK. Cả kích thước và độ phân giải của sản phẩm in đều không bị giới hạn. Chu trình
bao gồm:
- Xử lý và biên dịch dữ liệu
- In thử
- Chuẩn bị khuôn in
- In sản lượng
2. Các tiêu chuẩn tham chiếu (Normative references)
Các tài liệu bên dưới, toàn bộ hoặc một phần, được tham chiếu có qui tắc trong tài liệu
này và không thể thiếu cho việc áp dụng nó. Đối với tài liệu chỉ ghi năm, chỉ phần chỉnh
sửa được trích dẫn. Đối với tài liệu tham khảo không ghi năm thì phiên bản mới nhất của
tài liệu (bao gồm mọi sửa đổi) sẽ được trích dẫn.
ISO 12639, Kỹ thuật đồ họa – Chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số trước in
ISO 12647-1, Kỹ thuật đồ họa – Kiểm soát quá trình phục chế màu, in thử và in sản lượng
– Part 1: Các thông số và phương pháp đo
ISO 12647-7, Kỹ thuật đồ họa – Kiểm soát quá trình phục chế trong tách màu, in thử và in
sản lượng – Part 7: Cách hoạt động trực tiếp của chu trình in thử từ dữ liệu kỹ thuật số
ISO 12647-8, Kỹ thuật đồ họa – Kiểm soát quá trình phục chế trong tách màu, in thử và in
sản lượng – Part 8: Các chu trình in xác thực làm việc trực tiếp từ dữ liệu kỹ thuật số
ISO 13655:2009, Kỹ thuật đồ họa – Đo quang phổ và tính toán so màu cho hình ảnh đồ
họa
ISO 15930-1, Kỹ thuật đồ họa – Chuyển đổi dữ liệu trước in – Sử dụng PDF – Part 1:
Chuyển đổi hoàn toàn dữ liệu sử dụng dữ liệu màu CMYK (PDF/X-1 và PDF/X-1a)
3. Những thuật ngữ và định nghĩa
Để đáp ứng mục tiêu của tài liệu này, những thuật ngữ và định nghĩa được cung cấp
trong ISO 12637-1.
4. Các yêu cầu
4.1 Yêu cầu dữ liệu đối với hệ thống in lụa
Page | 2
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

4.1.1 Xuất file dữ liệu


Hệ thống in lụa sẽ chấp nhận file dữ liệu kỹ thuật số dưới dạng tệp dữ liệu PDF/X
được định nghĩa trong ISO 15930-1, hoặc file TIFF/IT được định nghĩa trong ISO 12639.

Điều kiện in ấn phải bao gồm


1. Điều kiện in tham chiếu các đặc tính được xuất bản (CRPC), liệt kê trong đăng ký
ICC tại www.color.org
2. Một bộ dữ liệu quản lí màu mà không có bộ dữ liệu quản lý màu tham chiếu nào
tích hợp sẵn được coi là thích hợp cho in vì áp dụng cho mực, giấy và các yếu tố khác.
Khi dữ liệu quản lí màu được sử dụng có vật liệu in có màu (giá trị CIELAB) không
khớp với vật liệu in được sử dụng, dữ liệu sẽ được điều chỉnh bằng cách sử dụng phương
pháp “tristimulus correction” được định nghĩa trong Phụ lục B
Thỏa thuận trước, về dữ liệu quản lí màu sắc và sự điều chỉnh vật liệu in được sử
dụng, tổng hợp ý kiến giữa các bên liên quan trước khi bắt đầu cho việc in
Tập dữ liệu quản lí màu là cách duy nhất được công nhận bởi phần này của ISO
12647 để xác định điều kiện in phù hợp được sử dụng. Film và/hoặc tram được tạo ra từ
dữ liệu kỹ thuật số và phim kế thừa phải được coi là đã được chuẩn bị theo một số thỏa
thuận khi tham chiếu
4.1.1 Độ phân giải dữ liệu
Dữ liệu đầu vào phải được cung cấp ở kích thước dữ liệu gấp đôi kích thước hạt tram
sẽ được sử dụng, được xác định theo tỉ lệ nhất định, ví dụ: 140 cm-1 pixel (điểm ảnh) cho
hạt tram kích thước 70 cm-1
4.2 Yêu cầu về khuôn in
4.2.1 Độ phân giải
Vật liệu in được tạo ra bằng cách in lụa rất đa dạng cả về kích thước và khoảng cách
xem. Đối với in lụa, tiêu chí chất lượng hình ảnh được chất nhận tham chiếu sẽ dựa trên
qui định kích thước hạt tram 70 cm-1 được xem ở khoảng cách 42 cm (175 dpi ở 16,5 inch).
Mối quan hệ về khoảng cách và kích thước hạt tram này xác định khi nào người xem có thị
lực 20/20 không còn nhìn thấy hình hoa thị nữa (điểm tram).

Page | 3
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

Mối quan hệ này nên được chia tỷ lệ cho các khoảng cách xem hoặc kích thước hạt
tram khác nhau, hãy duy trì mối quan hệ giữa độ phân giải và khoảng cách.
Chú thích: Để có giá trị gần đúng, hãy chia khoảng cách mong muốn theo đơn vị
mét hoặc các điểm độ phân giải mong muốn trên mỗi centimet cho 30 để tính khoảng cách
còn lại cho cặp cụ thể. Cách tính này thường được gọi là qui tắc 30.
Độ phân giải đạt mong muốn nên được dựa trên thỏa thuận giữa nhà in và khách
hàng của họ. Và nó phải thỏa mãn 3 tiêu chí sau:
1. Qui định kích thước hạt tram tối thiểu với các điểm tram đủ lớn để tái tạo dải tầng
thứ từ 1% đến 98% bằng cách sử dụng lưới đã được qui định cấu hình, kỹ thuật hình
ảnh, và nhũ, mực;
2. Kích thước điểm tram tối thiểu không nhỏ hơn 1.5 lần chiều rộng đường kính của ô
lưới;
3. Qui tắc hạt tram tối đa được khuyến nghị theo qui tắc 30 cho điều kiện in dự kiến.
4.2.1 Sản xuất khuôn bản
Màng bạc, màng nhiệt hoặc máy in phun phải được sử dụng cho khuôn bản in lưới
phải có đủ mật độ UV (> 4,0) trong các khu vực in và đủ độ trong suốt của tia UV (<0,1)
trong các khu vực không in để tạo ra tất cả các điểm tram được yêu cầu trong 4.2.1. Hệ
thống trực tiếp tới khuôn in và máy tính đến hệ thống màn hình (CTS) phải đủ độ phân giải
để tạo ra tất cả các điểm tram được yêu cầu trong mục 4.2.1
4.2.2 Sự định hướng khuôn in
4.2.2.1 Chuẩn bị khuôn in
Góc của tấm lưới được gắn vào khung lụa phải ở 0 ° và 90 ° ± 1 ° đối với khung. Các
góc của hình ảnh cũng phải là 0 ° và 90 ° ± 1 ° đối với khung.
4.2.2.2 Góc xoay tram
Đối với tram không có trục chính, sự khác biệt về góc xoay cho màu C,M,B là 300,
với màu Y là 150 so với các màu khác
Đối với tram có trục chính thì sự khác biệt về góc xoay cho màu C,M,B là 600 với
màu Y là 150 so với các màu khác.

Page | 4
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

Trong mọi trường hợp, không có màu nào được xoay trong phạm vi 7,50 của lưới.
Nếu có màu da, màu Yellow không nên được tham chiếu theo màu Magenta
Chú thích 1: Điều này nhằm ngăn chặn hiện tượng moiré ở tông màu da và đảm bảo
không có hàng tram nào thằng hàng với lưới, sẽ làm mất ổn định cấu trúc điểm tram nhỏ.
Việc này khó thực hiện và xoay trong bản phim offset để sản xuất khuôn in
Chú thích 2: Thông thường người ta sử dụng sàng lọc được điều chỉnh tần số tram
cho vùng tách màu vàng có kích thước xấp xỉ bằng các điểm tram trong diện tích 105 của
vùng tách màu thông thường và một đường cong tầng thứ khác.
4.2.3 Dung sai về kích cỡ hình ảnh (Image size tolerance)
Đối với hệ thống dựa trên phim, tập hợp các phim được cung cấp ở điều kiện môi
trường cân bằng không được chênh lệch quá 0.02% về độ dài đường chéo của chúng.
4.3 Các yêu cầu sản xuất in
4.3.1 Đặc điểm trực quan của các thành phần ảnh
4.3.1.1 Hình thức trực quan của bản in thử được cung cấp
Các bản in thử được cung cấp phải theo ISO 12647-7 hoặc ISO 12647-8 ngoại trừ
những trường hợp được chỉ ra dưới đây và phải sử dụng cùng một bộ dữ liệu màu tham
chiếu được chọn để sản xuất. Hệ số hiệu chỉnh “tristimulus” sẽ được sử dụng để điều chỉnh
màu vật liệu khi kho sản xuất không có sẵn. Bản in thử phải có màu sắc tương thích nhưng
kích thước có kể khác với bản in dự kiến. Độ phân giải của bản in thử có thể cao hơn so
với tờ in thật. Trong trường hợp này, qui tắc 30 phải được tuân theo trong các ràng buộc
của thiết bị kiểm tra, giả sử rằng tờ in thử được xen ở 42 cm.
4.3.1.2 Màu vật liệu in
Để phục chế màu tốt nhất, màu vật liệu in nên được hạn chế trong bảng 1. Tất cả
phép đo màu phải được thực hiện theo ISO 13655:2009, nền trắng, M1.
Chú thích: nếu sử dụng các phương pháp gia tăng giá trị bề mặt vật liệu có thể bị
ảnh hưởng từ màu của vật liệu in.
Bảng 1: Giới hạn giá trị màu của vật liệu in
90 ≤ L* ≤ 100

Page | 5
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

-3 ≤ a* ≤ 3
-5 ≤ L* ≤ 5

4.3.1.3 Màu mực in


Quá trình in lụa phải sử dụng mực process phù hợp nhất với màu tông nguyên được
xác định trong dữ liệu quản lí màu sắc được tham chiếu
Chú thích: Nếu những loại mực này đang được sử dụng để tạo ra bộ dữ liệu quản lí
màu tham chiếu cần thiết cho các sản phẩm in, hãy sử dụng phục lục C để biết cá giá trị
được đề xuất cho tông nguyên ở các gammut màu khác nhau. Nếu những loại mực này
đang được sử dụng để khớp với dữ liệu quản lí màu tham chiếu, thì điều đó được chứng tỏ
rằng các loại mực giống nhau có thể đáp ứng được các tiêu chí của ISO 12647-2
4.3.1.4 Độ bóng của mực
Nếu cần thiết phải xác định độ bóng của màu tông nguyên thì độ bóng của mực in
ở 1 vùng phải được đo đạt và ghi lại với tỷ lệ nhất định
4.3.2 Dung sai cho vị trí hình ảnh
Độ lệch tối đa giữa màu in đầu tiên và màu in thứ hai khuôn được vượt quá khoảng
cách cao độ của phân độ khung lụa được sử dụng và không được lớn hơn khoảng cách ½
cao độ của thước đo khung lụa được sử dụng
Chú thích: Dung sai này bao gồm sai lệch cho bất kì khuôn in nào
4.3.3 Sự phục chế hình ảnh
Đối với in sản lượng, tọa độ màu màu đích của vùng tông nguyên và hai màu in đè
lên nhau sẽ được đưa vào trong dữ liệu quản lí màu sắc đã chọn. Độ lệch so với các giá trị
màu đích này đối với tờ đạt yêu cầu hoặc đối với giá trị trung bình của quá trình in sản
lượng phải được qui định trong Bảng 2. Sự thay đổi của màu vùng tông nguyên trong quá
trình in sản lượng bị giới hạn bởi điều kiện sau. Đối với ít nhất 68% số tờ in, sự khác biệt
về màu sắc từ tờ đạt yêu cầu không được vượt quá dung sai cho phép được qui định trong
Bảng 2 và không được vượt quá 1.5 lần giá trị đó. Tất cả các phép đo màu sắc phải được
thực hiện theo ISO 13655:2009, nền trắng, M1.

Page | 6
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

Chú thích 1: Các màu thứ cấp R, G, B phụ thuộc vào trình tự in và có thể thay đổi
tùy thuộc vào cá điều kiện bao gồm cơ chế cảu máy in, đặc tính bề mặt vật liệu, đặc tính
lưu biến và trong suốt của mực. Do đó, sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật là chưa đủ
cho các màu thứ cấp
Tờ in cần phải thể hiện được sự cân bằng giữa các tone màu và cân bằng xám (xám
trung tính) và thể hiện được sự thay đổi màu sắc và cân bằng trong không gian màu.
Chú thích 2: Có một số phương pháp để đạt được điều này. Xem ISO/TS
10128:2009[2], 4.3, đánh giá về ba phương pháp và một ví dụ về cân bằng màu.
Bảng 2 — CIELAB ∆Eab độ sai lệch màu tông nguyên cho màu process
Loại dung
Black Cyan Magenta Yellow
sai
∆Eab ∆E00b ∆Eab ∆E00b ∆Eab ∆E00b ∆Eab ∆E00b
Độ lệch
4,0 2,8 5,0 3,5 6,0 4,2 6,0 4,2
dung sai
Sự biến
thiên dung 1,5 1,1 2,0 1,4 3,0 2,1 3,0 2,1
sai
a. Sự phân bố của sự khác biệt màu CIELAB không phải là Gaussian mà là lệch.
Vì lí do nhất quán, dung sai cho phép được xác định ở đây giới hạn cho 68%
tổng số tờ in. Điều này là tương tự như một phân phối Gaussian trong đó 68% là
cộng hoặc trừ đi một độ lệch chuẩn của trung bình
b. Giá trị dung sai cho DE2000 chỉ cho biết được thông tin
c. Đo theo ISO 135655:2009, M1, nền trắng.

5 .Phương pháp kiểm tra và báo cáo: Thang kiểm tra màu
Để kiểm soát được quá trình, chất lượng in, một thang kiểm tra màu được sử dụng.
Thang kiểm tra này sẽ được in ra cùng với tất cả đối tượng trên tất cả tờ in thử và được in
trên tất cả các tờ in sản lượng. Thang kiểm tra này sẽ xác định được độ chính xác chồng

Page | 7
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

màu, đánh giá được chất lượng tờ in, với các giá trị màu chính xác và độ phân giải của hình
ảnh đi kèm. Thang này sẽ bao gồm các ô màu tông nguyên, các ô C, M, Y, K, các ô tram
5%, 10%, 50%, 75%, 90%, các ô chồng màu RGB. Ô cân bằng xám C, M, Y gồm 10%,
25%, 50%, 75%, 90% (xem phụ lục A).
Thanh kiểm tra bản kẽm, cùng với các vấn đề về hình ảnh in phải được kiểm tra để
đảm bảo các giá trị có thể kiểm soát và đạt như ý muốn. Thêm vào đó, cho mục đích thể
hiện thông tin và kiểm tra các thông tin về chất lượng ghi kẽm có thể được in cùng với
thang kiểm tra màu.
Chú ý: Đường kính khẩu độ đo hiệu dụng của máy đo mật độ trên bản in cần phải đủ
lớn để đo được số tram cần thiết cho trong mỗi phép đo như được qui định trong hướng
dẫn sử dụng máy đo của nhà sản xuất. Ngoài ra, đối với phép đo với các khẩu độ có đường
kính nhỏ hơn 5mm, cách tính điển hình là lấy giá trị trung bình của 5 lần đo cho mỗi vị trí
Đối với độ phân giải 18 dpc (hoặc in hơn) trên mỗi hàng của khung lưới, nên lấy giá trị
trung bình của 5 lần đo trở lên trong mỗi thang kiểm tra và sau phép đo nên lấy giá trị trung
bình.

Page | 8
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

PHỤ LỤC A

Ví dụ minh họa của thang kiểm tra màu

Page | 9
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

PHỤ LỤC B

(Qui phạm)
Hiệu chỉnh dữ liệu đo màu cho sự đa dạng về màu sắc vật liệu in
Mặc dù có một số kỹ thuật tính toán được sử dụng hoặc đề xuất để hiệu chỉnh kết quả đo
màu đối với sự thay đổi màu sắc vật liệu in, việc sử dụng nhất quán một phương pháp duy
nhất sẽ nâng cao khả năng đạt được kết quả tương tự của những người dùng khác nhau.
Một phương pháp chuyển đổi tạo ra kết quả hợp lý cho hình ảnh loại nửa tông dựa trên
quan sát rằng khi sự sai biệt về CIE X, CIE Y và CIE Z giữa các phép đo được tạo bằng
các thang kiểm tra giống hệt nhau trên hai loại vật liệu khác nhau có màu sắc khác nhau
được vẽ so với CIE X, CIE Y, CIE Z tương ứng. Đối với các phép đo trên vật liệu 1 so với
vật liệu 2, kết quả xấp xỉ là một đường thẳng. Điều này dẫn đến một mô hình dự đoán màu
của bản in trên vật liệu 2 ở dạng chuyển đổi tuyến tính. Công thức (B.1) và (B.2) hiển thị
kết quả dự đoán cho “tristimulus” X của CIE để dự đoán sự thay đổi màu sắc giữa vật liệu
1 và 2
Lưu ý 1: Mối quan hệ tuyến tính gần đúng phù hợp nhất khi độ hấp thụ của hai chất nền
tương tự nhau.
Đối với CIE:

X2 = X1.(1 + C) – Xmin .C (B.1)

Với
𝑋𝑋𝑋𝑋2−𝑋𝑋𝑋𝑋1
C= (B.2)
𝑋𝑋𝑋𝑋1−𝑋𝑋𝑋𝑋𝑋𝑋𝑋𝑋

Trong đó:
X1: giá trị đo được của X của mẫu thử trên vật liệu 1;
Xs2: giá trị qui đổi của X của mẫu thử trên vật liệu 2;
C: hằng số

Page | 10
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

Xs1: giá trị đo được của X của vật liệu 1;


Xs2: giá trị đo được của X của vật liệu 2;
Xmin: là giá trị nhỏ nhất của X của mẫu trên vật liệu 1;
Chú thích 2: trong thực tế, các giá trị X, Y, Z của 4 màu tông nguyên thường được sử dụng
để làm giá trị gần đúng của các giá trị nhỏ nhất.
Việc chuyển đổi CIE Y và CIE Z được thực hiện theo cách tương tự và các giá trị CIE L*,
a*, b* mới được tính toán.
Phương pháp chuyển đổi so sánh màu này được gọi là phương pháp hiệu chỉnh
“tristimulus”.
Chú thích 3: đây là cách tương tự nhưng không nhất thiết giống với phương pháp của Tổ
chức Màu quốc tế được gọi là phép biến đổi so màu vật liệu.

Page | 11
ISO 12647-5:2015 [E] GVHD: TH.s Chế Quốc Long

PHỤ LỤC C

Bảng C.1 – Giá trị CIELAB màu tông nguyên của thứ tự màu in thứ nhất và màu in
thứ hai cho in lụa
Small gamut option Medium gamut Large gamut option
optionb
L* a* b* L* a* b* L* a* b*
Black (K) 24 0 0 18 0 0 8 0 0
Cyan (C) 59 -35 -43 52 -33 -51 46 -32 -54
Magenta (M) 51 70 -15 47 74 -5 42 79 10
Yellow (Y) 90 -11 66 89 -9 83 88 -7 100
Reda (M+Y) 50 59 42 47 67 50 44 66 47
Greena (C+Y) 55 -68 32 49 -65 30 43 -62 28
Bluea (C+M) 28 27 -41 21 26 -40 16 29 -39
a. Chuỗi màu Y, C, M.
b. Giá trị xấp xỉ theo khoảng bù trừ PC1.

Page | 12

You might also like