You are on page 1of 30

PHÂN TÍCH QUANG HỌC

1. Nhắc lại một số loại nồng độ thường dùng


a. Nồng độ mol: Là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Ký hiệu CM
n m
- Công thức tính: CM = = .1000
v (lít ) M . V (ml)
- Với: n là số mol; m: là khối lượng của chất tan tính bằng gam; M là khối lượng mol của chất
tan; V: là thể tích của dung dịch.
b. Nồng độ phần trăm khối lượng/thể tích: là số gam chất tan có trong 100ml dung dịch.
- Ký hiệu: C%(g/ml) hoặc C%(kl/tt); hoặc C%
m(g)
- Công thức tính: C% = .100%
V (ml)
- Với m là khối lượng của chất tan tính bằng gam; V là thể tích của dung dịch tính bằng ml.
Chú ý: Nếu là nồng độ phần trăm khối lượng/khối lượng thì sẽ ghi rõ là C% (kl/kl) còn chỉ ghi
C% mặc định hiểu đây là nồng độ phần trăm khối lượng/thể tích.
2. Đại cương về phân tích quang học
2.1. Bản chất của ánh sáng
- Ánh sáng có bản chất lưỡng tính sóng – hạt. Tính chất sóng của ánh sáng được chứng minh
dựa vào hiện tượng giao thoa ánh sáng, tính chất hạt của ánh sáng được chứng minh qua thí
nghiệm về quang điện.

1
Thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Thí nghiệm về hiện tượng quang điện

2.2. Các đại lượng đặc trưng của sóng


- Tốc độ ánh sang trong chân không: C = 3.108 (m/s)
1
- Chu kỳ sóng T (giây); tần số sóng: f = (giây-1)
T
- Bước sóng (có hai định nghĩa hay sử dụng a, b):
a. Bước sóng là quãng đường đi được của sóng trong thời gian 1 chu kỳ (một T). Đơn vị bước
sóng là đơn vị đo chiều dài (cm, mm, nm…) hay dùng là: nm.
b. Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp.

2
C
+ Công thức: λ = C. T =
f
hc
+ Năng lượng của photon ánh sáng: E = hf = (h là hằng số Plăng = 6,65.10-34J/s)
λ
+ Nhận xét: Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của photon ánh sáng càng lớn)

3
2.3. Thang sóng điện từ
- Thang sóng điện từ được phân loại dựa vào bước sóng (λ)

- Trong học phần phân tích quang học ta quan tâm tới bức xạ có bước sóng λ từ 200nm –
800nm. Cụ thể như sau:
+ Bức xạ có bước sóng λ: 200nm – 400nm (vùng tử ngoại gần (UV gần)).
+ Bức xạ có bước sóng λ: 400nm – 800nm (có tài liệu viết 380nm đến 760nm) thì đây là vùng
VIS là vùng ánh sáng trông thấy
+ Nhận xét:
1. Năng lượng của UV (200 – 400nm)> Năng lượng Vis (400 -800nm)> Năng lượng của
IR (hồng ngoại).
2. Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì bước sóng thay đổi
(bản chất là do tốc độ ánh sáng thay đổi theo môi trường chứ không phải tần số ánh sáng
thay đổi)

4
Sự thay đổi của bước sóng khi qua các môi trường khác nhau
3. Khi năng lượng của bức xạ điện từ chiếu tới mẫu mà phù hợp với chêch lệch năng lượng giữa các trạng
thái năng lượng của phân tử hoặc nguyên tử sẽ gây các hiệu ứng thích hợp

Giải thích
1. Mức năng lượng cơ bản của mẫu là E0, khi
bị kích thích bởi bức xạ điện từ có năng lượng
chêch lệch phù hợp nó sẽ chuyển lên mức có
năng lượng cao hơn là E1, E2.
2. Khoảng cách năng lượng E0 và E2 lớn đòi
hỏi bước sóng kích thích có năng lượng lớn là
λ2 (λ2<λ1). Chú ý là bước sóng càng nhỏ thì
năng lượng càng lớn.
3. Khoảng cách năng lượng E0 và E1 nhỏ đòi
hỏi bước sóng kích thích có năng lượng nhỏ là
λ1 (λ1>λ2)
Ví dụ 1:

Giải thích
1. Mức năng lượng cơ bản của mẫu là E0, khi bị
kích thích bởi bức xạ điện từ có năng lượng chêch
lệch phù hợp nó sẽ chuyển lên mức có năng lượng
cao hơn là E1, E2.
2. Phân tử trong mẫu ở trạng thái có năng lượng cao
hơn trạng thái có năng lượng cơ bản E0 trong một
thời gian rất ngắn sau đó c huyển về các trạng thái
có năng lượng thấp hơn và phát ra các bức xạ có
năng lượng phù hợp với mức độ chêch năng lượng
giữa các mức
3. Khoảng cách năng lượng E1 và E2 nhỏ nhất bước
sóng chuyển λ21 là dài nhất.
Ví dụ 2: 4. Khoảng cách năng lượng giữa E0 và E2 là lớn
nhất nên bước sóng chuyển λ2 là ngắn nhất.

5
2.4 Hiện tượng tán sắc ánh sáng và các cách để tạo ra tia đơn sắc
a. Thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng

Bước sóng giảm dần, năng lượng tăng dần


b. Các cách để đơn sắc hóa
1. Sử dụng kính lọc: Sử dụng với thiết bị đo quang làm việc trong vùng vis (vùng ánh sáng
nhìn thấy), khả năng đơn sắc kém, chùm tia thu được sau kính lọc có bước sóng chêch lệch vài
chục nanomet.

Minh họa cho kính lọc sắc


2. Lăng kính: Dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng khi chiếu qua lăng kính, với máy làm việc
cả trong vùng uv (tử ngoại) thì vật liệu làm lăng kính phải không hấp thụ UV (làm bằng thạch
anh).

6
4. Sử dụng cách tử (hay dung nhất là cách tử phản xạ): Trên mặt phản xạ của cách tử
người ta bố trí rất nhiều vạch sát nhau. Khi chiếu một chùm tia lên bề mặt phản xạ của
cách tử thì các tia sẽ bị phản xạ theo các phương khác nhau.

5. So sánh khả năng đơn sắc hóa: cách tử > lăng kính > kính lọc
2.5. Sự hấp thụ ánh sáng (Định luật Lambe – Bia)
Khi chiếu một chùm sáng đơn sắc có cường độ I0 vào một dung dịch có chiều dài l thì cường độ
ánh sáng đi ra là It(It<I0).

l
→ Chứng tỏ: một phần ánh sáng đơn sắc khi chiếu qua dung dịch đã bị dung dịch này hấp thụ.
Mối liên hệ giữa It và I0:
It = I0. 10-ε.l.c
Trong đó: C là nồng độ mol/L của dung dịch, l là chiều dài của môi trường, Ɛ là hệ số hấp thụ
của chất tan trong dung dịch, Ɛ phụ thuộc vào bước sóng và bản chất của chất phân tích.
- Các công thức:
It 1
1. Độ truyền qua: T = .100%; độ hấp thụ A= lg (A và T tỷ lệ nghịch
I0 T
với nhau, T càng nhỏ thì A lại càng lớn và ngược lại)
2. A= ε. l. CM ( hệ số hấp thụ phân tử ε phải đi với nồng độ mol/L)
3. A = E1%1cm. l. C% ( hệ số hấp thụ riêng E1%1cm phải đi với nồng độ phần
trăm khối lượng/ thể tích)

7
4. Cách quy đổi giữa hệ số hấp thụ phân tử và hệ số hấp thụ riêng:
10 ε
E1%1cm = ( Với M là khối lượng phân tử của chất đem đo
M
quang)
Chứng minh: Chọn dung dịch có thể tích 1 lít và có nồng độ 1M, khi đó ta có:
A= ε. l. 1M = E1%1cm. l. C% 🡪 ε. 1M = E1%1cm. C% (1)
Ta lại có số mol của chất phân tích: n = CM.V = 1.1=1(mol)
1. M M
Lại có: C% = .100% = (2)
1000 10
10 ε
Thay (2) vào (1) ta có: E1%1cm =
M
- Điều kiện áp dụng định luật Lambert-Beer
1. Thiết bị phải có khả năng tạo ra chùm tia có độ đơn sắc nhất định. Độ đơn sắc càng cao càng
tốt.
2. Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của tia UV – VIS.
3. Dung dịch phải nằm trong khoảng nồng độ thích hợp.
4. Dung dịch phải trong suốt để hạn chế tối đa các hiện tượng quang học khác.
2.6. Sự hấp thụ phân tử
- Sự hình thành các mức năng lượng khác nhau trong phân tử

Năng lượng của điện tử Năng lượng dao động Năng lượng quay

8
Giải thích
- Bức xạ UV có năng lượng cao hơn bức xạ vùng
VIS và IR nên đưa được phân tử lên trạng thái kích
thích có năng lượng lớn hơn.

Chú ý:
1. Phổ hấp thụ UV – VIS là dải phổ liên tục

2. Phổ hấp thụ UV – Vis là phổ điện tử (vì nó tác động chủ yếu đến điện tử lớp ngoài cùng)

9
3. Quang phổ hấp thụ phân tử tử ngoại khả kiến (UV-VIS)
3.1. Tính chất của bức xạ thuộc vùng tử ngoại khả kiến
- Có bước sóng từ 200nm đến 800nm

Vùng tử ngoại xa (bước sóng<200nm) ít Vùng tử ngoại gần và vùng khả kiến (bước
được sử dụng do: sóng: 200nm – 400nm – 800nm) được sử
dụng nhiều do:
1. Có năng lượng khá cao nên có thể phá vỡ
liên kết trong phân tử các chất. 1. Có thể làm thay đổi năng lượng của
electron trong phân tử.
2. Bị hầu hết các dung môi hấp thụ mạnh
(liên quan tới λcutoff sẽ trình bày ở phần sau) 2. Nếu đo quang vùng UV: sử dụng cốc đo
bằng thạch anh.
3. Bị cốc đo bằng thạch anh hấp thụ
3. Nếu đo quang vùng vis: cốc đo là thủy tinh
hoặc thủy tinh hữu cơ.

1. Liên kết đơn (liên kết σ được tạo thành do xem


phủ trục). Liên kết này rất bền.
2. Liên kết bội (liên kết được tạo thành do xem
phủ bên. Liên kết này kém bền hơn liên kết σ do
các điện tử phân bố trong một không gian rộng
hơn liên kết σ.

Trạng thái kích thích

Trạng thái cơ bản

10
Trạng thái kích thích

Trạng thái cơ bản

3.2. Các electron bị kích thích khi có bức xạ chiếu vào:


1. Các electron σ trong các liên kết đơn C-C hay C-H.
2. Các electron π trong các liên kết bội, hệ thống thơm….
3. Các electron n của cặp electron tự do không tham gia liên kết của O, N, halogen….
Ví dụ:

1. Liên kết đơn (liên kết σ được tạo thành do xem


phủ trục). Liên kết này rất bền để chuyển lên
được trạng thái kích thích (σσ*) cần năng lượng
lớn nhất
2. Liên kết bội (liên kết được tạo thành do xem
phủ bên. Liên kết này kém bền hơn liên kết σ do
các điện tử phân bố trong một không gian rộng
hơn liên kết σ để chuyển lên được trạng thái kích
thích (ππ*) cần năng lượng thấp hơn.

11
Năng lượng để chuyển từ n π* nhỏ bởi vì n
là electron tự do không tham gia liên kết
nên dễ dàng chuyển lên trạng thái kích
thích có năng lượn lớn hơn khi có bức xạ
kích thích có năng lượng thích hợp chiếu
vào.

Chú ý:
- Năng lượng để chuyển π🡪π* lớn hơn n🡪 π*
- Nếu trong phân tử có càng nhiều liên kết đôi thì sự hấp thụ càng chuyển về bước sóng dài hơn, đặc
biệt với các hệ liên hợp.
Ví dụ:

Hydrocortison λmax = 241,5nm Hydrocortison λmax = 243,5nm

12
Các công thức:
It 1
1. Độ truyền qua: T = .100%; độ hấp thụ A= lg (A và T tỷ lệ nghịch với nhau, T càng
I0 T
nhỏ thì A lại càng lớn và ngược lại)

2. A= ε. l. CM ( hệ số hấp thụ phân tử ε phải đi với nồng độ mol/L)


3. A = E1%1cm. l. C% ( hệ số hấp thụ riêng E1%1cm phải đi với nồng độ phần trăm khối lượng/
thể tích)
4. Cách quy đổi giữa hệ số hấp thụ phân tử và hệ số hấp thụ riêng:
10 ε
E1%1cm = ( Với M là khối lượng phân tử của chất đem đo quang)
M
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ UV- VIS

1. Các yếu tố
thuộc về CTPT
của chất tan

Các yếu tố ảnh 2. Các yếu tố


4. Các hiện hưởng đến khả
tượng quang thuộc về môi
năng hấp thụ UV - trường
học khác Vis

3. Các yếu tố
thuộc về thiết
bị

13
Các yếu tố ảnh hưởng Minh họa hoặc ví dụ
1. Các yếu tố thuộc về cấu trúc phân
tử của chất tan:
1.1. Nhóm mang màu (chromophore)
làm cho phân tử có thể hấp thụ các bức
xạ có bước sóng lớn hơn 200nm.
- Nếu sự thay đổi cấu trúc làm cho cực
đạ hấp thụ chuyển dịch về bước sóng
dài hơn thì được gọi là sự chuyển dịch
bathochromic.
- Nếu sự thay đổi cấu trúc làm cho cực
đại hấp thụ chuyển dịch về bước sóng
ngắn hơn thì được gọi là sự chuyển dịch
hypsochromic
1.2. Nhóm trợ màu: ít có khả năng hấp
thụ uv-vis nhưng có thể ảnh hưởng đến
khả năng hấp thụ của các nhóm mang
màu: alkyl, hydroxyl (-OH), alkoxy
(RO-), nhóm amino, các halogen….
+ Nhóm trợ màu: Thường là các
nguyên tử hay nhóm mà có một hay
nhiều cặp electron tư do (-OH, OR,
-NH2, -NR2….)
- Nhóm trợ màu có thể ảnh hưởng cả Ví dụ 1:
lên cường độ hấp thụ nếu:
+Làm tăng cường độ hấp thụ được gọi
là hiệu ứng hyperchromic.
ππ*
+ Làm giảm cường độ hấp thụ được gọi
là hiệu ứng hypochromic
1.3. Ảnh hưởng của vị trí không gian:

nπ*

14
Ví dụ 2:
- Tăng dây nối đôi thì cực đại hấp thụ chuyển dịch về bước
sóng lớn hơn (chuyển dịch bathochromic) và làm tăng độ hấp
thụ (hiệu ứng hyperchromic)

2. Các yếu tố thuộc về môi trường


2.1. Dung môi:
- Dung môi là các hợp chất hóa học nên
có khả năng hấp thụ các bức xạ uv – vis.
- Bước sóng giới hạn (λcutoff) là bước
sóng mà dưới bước sóng đó thì dung
môi hấp thụ đa phần các bức xạ chiếu
qua nó🡪 phải đo quang ở bước sóng lớn
hơn λcutoff của dung môi.
2.2. Tương tác giữa các lưỡng cực Ví dụ về ảnh hưởng của tương tác giữa chất phân tích với
(dipole-dipole): dung môi

- Khi sử dụng các dung môi phân cực


như nước, acetonitril, methanol…nếu
chất tan cũng phân cực sẽ xuất hiện
tương tác dipole – dipole. Tương tác này
làm cho khoảng cách π – π* ngắn lại làm
cho cực đại hấp thụ dịch chuyển về
bước sóng dài (hiệu ứng bathochromic).
Ngược lại nó làm cho khoảng cách dịch
chuyển n – π* dài ra (hiệu ứng
hypsochromic)
2.3. Liên kết hydro

15
- Các dung môi có liên kết hydro như
ethanol có thể tác động lên các electron
n trong phân tử. Ngược lại các dung môi
có electron n cũng có thể tác động lên
chất tan có liên kết hydro. Tác động này
làm cho khoảng cách chuyển n – π* bị
mở rộng, cực đại chuyển dịch về phía
bước sóng ngắn hơn.
2.4. Ảnh hưởng của pH
- pH môi trường có thể gây hỗ biến làm
thay đổi cấu trúc phân tử và do đó kéo
theo sự thay đổi của khả năng hấp thụ
của chất đó. Giải thích:
2.5. Nồng độ và các tương tác khác Khi thay đổi dung môi thì tín hiệu phổ thay đổi
trong dung dịch
1. Ở trạng thái hơi có 3 sự chuyển (chuyển điện tử, dao động,
- Độ hấp thụ A chỉ tuyến tính với nồng quay)🡪 có rất nhiều vạch phổ.
độ C trong một khoảng thích hợp. Khi 2. Sang dung môi hexan (dao động và quay không còn)🡪 phổ
dung dịch quá loãng hay quá đặc có thể mịn hơn.
gây ra các sai lệch về hóa học ( do sự
3. Phổ trong nước (dung môi phân cực) là ít thông tin nhất do
phân ly) hay tạo các sản phẩm trùng hợp khi hòa tan vào nước thì có lực tương tác liên phân tử 🡪 mở
(dimer, trimer…) mà chúng có độ hấp rộng khoảng bước sóng chuyển điện tử🡪phổ có 1 pic.
thụ khác dạng phân tử hay đơn phân tử.
Ví dụ về ảnh hưởng của liên kết hydro
- Khi dung dịch đặc có thể xảy ra hiện
tượng tự hấp thụ, dung dịch đặc thì độ
truyền qua T giảm nhưng lại không
giảm tuyến tính mà giảm theo hàm mũ.
- Dung dịch quá loãng thì ảnh hưởng
của nền mẫu se nghiêm trọng, mặc khác
khi dung dịch quá loãng se làm độ nhạy
kém (vì hấp thụ ít).
- Sai lệch hóa học còn có thể xảy ra
hoặc tăng lên theo nồng độ do phản ứng
của chất nghiên cứu với các chất lạ hay
tạo phức với các ion trong dung dịch🡪
hạn chế sai lệch này ta dùng mẫu trắng
của mẫu phân tích.

Giải thích
- Dung môi cyclohexan được coi như là dung môi trơ, không
16
hình thành liên kết hydro giữa dung môi với bezophenon.
- Dung môi ethanol là dung môi có liên kết hydro nó tác động
lên electron n của oxy (trong nhóm carbonyl) của benzophenon
🡪 kết quả là làm cho khoảng cách chuyển n- π* bị mở rộng
( cực đại ở đỉnh thứ hai chuyển dịch về bước sóng ngắn hơn).
- Mặt khác bezophenon lại là chất phân cực, ethanol cũng là
một dung môi phân cực🡪 xảy ta tương tác dipole – dipole
tương tác này làm cho khoảng cách π – π* ngắn lại làm cho cực
đại hấp thụ dịch chuyển về bước sóng dài (hiệu ứng
bathochromic).
- Trong dung môi ethanol có hiện tượng tăng độ hấp thụ ở cả
hai đỉnh π – π* và n- π* (hyperchromic).
Ví dụ về sự ảnh hưởng của pH

- Ở pH acid thi phenol tồn tại ở dạng Ar-OH có cực đại hấp
thụ λmax = 285nm còn ở pH kiềm chuyển sáng dạng ArO- có
cực đại hấp thụ λmax = 293nm
- Giải thích: Hiệu ứng liên hợp +M của O->> so với +M của
nhóm OH nên mật độ điện tử trong vòng thơm của phenol
trong môi trường kiềm lớn hơn mật độ điện tử của phenol
trong môi trường acid ( làm cho phenol trong môi trường kiềm
dễ hấp thụ UV hơn và cực đại hấp thụ chuyển dịch về bước
sóng dài hơn)
3. Các yếu tố thuộc về thiết bị
- Máy quang phổ UV- Vis hoạt động
dựa trên định luật Lambert – Beer vì vậy
chùm bức xạ càng đơn sắc thì độ chính
xác của máy càng cao.
- Khả năng đơn sắc hóa: cách tử > lăng
kính > kính lọc.
- Khả năng phát hiện độ chêch lệch của
cường độ chùm tia tới và chùm tia đi
qua mẫu của thiết bị có thể bị thay đổi
theo thời gian sử dụng🡪 giảm chính xác
của phép đo.

17
- Độ nhạy giảm đi do tế bào quang điện
hay ống nhân quang quá già, độ nhạy
của bộ phận phát hiện kém (có thể làm
giảm độ đơn sắc của chùm tia do phải
mở rộng khe để tăng cường độ chùm tia.
4. Các hiện tượng quang học khác Giải thích một số slide ở phần các hiện tượng quang học
- Một số hiện tượng quang học khác có khác
thể xảy ra khi đo quang như phản xạ,
khuếch tán đặc biệt là tán xạ do dung Bước sóng của tia sáng
dịch không đồng nhất về mặt quang học cần lấy theo lý thuyết
(vì vậy khi đo quang đòi hỏi dung dịch
phải trong suốt để hạn chế tối đa các
hiện tương quang học khác.

- Về mặt lý thuyết khi đo quang sẽ lấy tia sáng có bước sóng


nhất định nhưng việc này trên thực tế không làm được mà vẫn
phải lấy một khoảng sáng (khoảng bước sóng này gọi là khe
sáng)

18
- Để định tính nên mở độ rộng của khe sáng hẹp (vì mở hẹp
thông tin về phổ sẽ nhiều) nhưng nếu mở hẹp quá thì phổ se
nhiễu (hình đầu tiên độ mở khe sáng là 0,25nm).
- Để định lượng thì nên mở khe sáng rộng (vì cần cường độ
chùm tia chiếu tới cốc đo mẫu đủ lớn).
- Nếu phải định lượng ở bờ vai (định lượng ở bờ vai khi đo ở
λmax mà độ hấp thu nằm ngoài khoảng 0,2 đến 0,8) thì nên mở
độ rộng của khe sáng hẹp.
Định lượng ở đỉnh

Định lượng ở
bờ vai

- Cùng một sai số về bước sóng ∆λ nhưng định lượng ở đỉnh


thì tuân theo định lượng Lambert – Beer còn ở bờ vai thì
không tuân theo định luật.
Chú ý:
- Khi độ rộng của khe sáng (SBW)/độ rộng của pic (NBW)
nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 thì độ chính xác của phép đo đạt tới
99,5%
- Độ mở khe sáng càng hẹp thì chùm tia càng đơn sắc, mở rộng
khe sáng thì pic sẽ tù hơn.

Chú ý: Tại sao lại phải đo quang ở khoảng nồng độ thích hợp
1. Ở nồng độ thấp thì một sự thay đổi nhỏ về nồng độ có thể gây ra một sự thay đổi lớn về độ
truyền qua T.
2. Ở nồng độ cao thì khi có sự thay đổi nồng độ thì độ truyền qua T chỉ thay đổi nhỏ
3. Đo quang tốt nhất khi T nằm trong khoảng 20% đến 80% để tối thiểu hóa sai số đo lường.

19
GIẢI BÀI TẬP TẬP THẦY PHÁT
Bài 1:

Bài giải
a.
Chú ý: Bài này đo quang ở bước sóng 270nm và 420nm (đề thầy đánh nhầm thôi)
0,025
- Ở lần pha 1 nồng độ chất X là: C1= . 100% = 0,025% (g/ml).
100
C1
- Ở lần pha 2 nồng độ của chất X là: C2= = 0,0025% (g/ml) ( vì hút 10,0ml pha thành 100ml)
10
- Đo quang tại bước sóng 270nm có độ hấp thụ A= 0,420 nên có:
A 0,420
A= E1%1cm (λ=270nm).l.C2🡪 E1%1cm (λ=270nm) = = = 168.
l. C 2 1.0,0025
C1 0,025
- Ở lần pha 3 nồng độ của chất X là: C3= = = 0,00125% (vì hút 5,0ml pha thành
20 20
100ml)
- Đo quang tại bước sóng 420nm có độ hấp thụ A= 0,330 nên có:
A 0,330
A= E1%1cm (λ=420nm).l.C3🡪 E1%1cm (λ=420nm) = = = 264
l. C 3 1.0,00125

20
b. Nếu định lượng chất X bằng phương pháp quang phổ UV-Vis thì nên tiến hành đo ở bước
sóng ứng với cực đại hấp thụ là lớn nhất (bước sóng λ=270nm), bởi vì khi đó sai số của máy sẽ
là nhỏ nhất.

Bài 2

Giải
Câu a:
Giá trị mật độ quang của dung dịch X đang nằm ngoài khoảng giá trị mật độ quang của dãy
chuẩn vì vậy để tính được nồng độ của chất M trong dung dịch X ta phải tiến hành pha loãng
chính xác dung dịch X (kiểm soát hệ số pha loãng) để kéo giá trị mật độ quang của dung dịch X
nằm trong dãy chuẩn. Đề xuất pha loãng dung dịch X ra 2 lần.
Câu b:
Từ dãy nồng độ của dung dịch chuẩn và mật độ quang tương ứng ta lập được đường chuẩn như
sau: A= 0.0612C + 0.0875 (1)

21
- Thay giá trị mật độ quang của dụng dịch Y (A=0,500) vào phương trình 1 ta có nồng độ của
chất M trong dung dịch Y là: C= 6,7402.10-2%.
Câu C: Để tìm nồng độ của chất M trong dung dịch Y theo kỹ thuật so sánh với một dung dịch
chuẩn thì chọn dung dịch chuẩn so sánh là dung dịch C vì dung dịch C có giá trị mật độ quang
là 0,450 sát với giá trị mật độ quang của dung dịch Y nhất (AY = 0,580)🡪 nên nồng độ của dung
dịch C sẽ sát với nồng độ của dung dịch Y nhất (do kỹ thuật so sáng với một dung dịch chuẩn
cho kết quả càng chính xác khi Cthử=Cchuẩn).
CY AY AY
- Ta có = 🡪 CY = .C
CC A C AC C
0,500
Thay số có: CY = . 6.10-2 = 6,667.10-2(%)
0,450
- So sánh nồng độ của dung dịch Y theo hai phương pháp: thì phương pháp đường chuẩn sẽ cho
kết quả chính xác hơn. Do đo quang từ mẫu sẽ có sai số âm và sai số dương, khi làm theo
đường chuẩn thì các sai số này cơ bản sẽ triệt tiêu lẫn nhau, còn so sánh với một dung dịch
chuẩn chỉ có kết quả chính xác khi Cthử ≈ Cchuẩn.
CY = 6,667.10-2(%) (theo phương pháp so sánh với một dung dịch chuẩn)
CY = 6,7402.10-2(%). (theo pháp đường chuẩn)
Bài 7

Bài Giải
- Gọi x là số gam dược chất paracetamol có trong 0,2205g bột viên cân được.

22
x
- Ở lần pha 1 nồng độ của paracetamol là: C1 = .100% = 0,5x (%)
200
c1
- Ở lần pha 2 nồng độ của paracetamol là: C2 = = 5.10-3x (%)
100
- Khi đo quang ta có: A= E1%1cm .l.C2 ↔0,501 = 715. 1. 5.10-3x🡪 x= 0,1401(g)
- Cứ 20 viên có khối lượng là 14,6853g
0,2205.20
- Vậy a viên có khối lượng là 0,2205g🡪 a= (viên)
14,6853
0,2205.20
Cứ a= (viên) chứa x= 0,1401(g) dược chất paracetamol
14,6853
1.0,1401
Vậy 1 viên chứa số mg dược chất là b= . 1000
a
Thay số b = 466,533mg
466,533
- Hàm lượng dược chất paracetamol so với hàm lượng ghi trên nhãn là: H= .100%=
500
93,30%. Đối chiếu với tiêu chuẩn dược điển Việt Nam V hàm lượng paracetamol từ 95,0% đến
105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn🡪 chế phẩm không đạt chỉ tiêu về hàm lượng.
Bài 8

Bài giải
- Gọi x là số gam ciprofloxacin đã được hòa tan 1 cốc thử (có 6 cốc thử)
x x
- Nồng độ ciprofloxacin trong mỗi cốc sẽ là:C1= . 100% = (%) ( 900ml là thể tích của
900 9
môi trường hòa tan trong cốc).
C1 x
- Nồng độ mẫu đem đo quang là (có 6 mẫu): C2 = = (%) (vì pha loãng 50 lần)
50 450
- Dung dịch Ciprofloxacin chuẩn có nồng độ là 5,5µg/ml🡪 đổi ra nồng độ phần trăm khối
lượng/thể tích sẽ là Cchuẩn = 5,5.10-4(%). Đo quang dung dịch chuẩn được A= 0,505.
A 0,505
Ta có: A= E1%1cm.l.Cchuẩn🡪 E1%1cm= = = 918,182.
l. Cchuẩn 1.5,5.10−4

23
x
- Khi đo quang một mẫu trong 6 mẫu sẽ có: A = E1%1cm.l.C2 ↔A = 918,182. 1.
450
450 A
🡪 x= .1000(mg)
918,182

24
Lượng dược chất hòa
450 A tan tối thiểu theo yêu
x= .1000(mg) cầu(>=80% dược chất Kết quả
Mẫu A 918,182
so với làm lượng ghi (đạt/không đạt)
trên nhãn được hòa
tan)

1 0,435 213,193 200 Đạt

2 0,346 169,574 200 Không đạt

3 0,462 226,425 200 Đạt

4 0,378 185,257 200 Không đạt

5 0,489 239,658 200 Đạt

6 0,408 199,960 200 Không đạt

Kết Luận: cốc 2,4,6 không đạt chỉ tiêu độ hòa tan🡪 chế phẩm không đạt yêu cầu về độ hòa tan.
Bài 3

Bài giải
25
a. Phương pháp định lượng này là phương pháp thêm chuẩn
- Mẫu 1: Dung dịch thử chưa biết nồng độ (Cx), đo quang mẫu thử được Athử
- Mẫu 2: Dung dịch thử có thêm chuẩn (Cx + Cchuẩn), đo quang mẫu thử có them chuẩn ta được
A
CX A thử
- Lập tỷ số: = 🡪 tìm được Cthử
C x +C chuẩn A thử + A
- Mục đích của phương pháp này là để cả mẫu thử và mẫu thử có them chuẩn đều có tạp giống
nhau (nếu mẫu thử ban đầu chưa loại hết được tạp trong quá trình xử lý mẫu)🡪 giảm thiểu sai số
do sự khác biệt giữa mẫu thử và mẫu chuẩn.
b.
- Gọi C1 là nồng độ % của chất Z trong dung dịch A
C1
- Lần pha thứ nhất có nồng độ của chất Z là: C2 = (hút 5,0ml pha thành 100ml); khi đo
20
quang ta có: Athử = E1%1cm .l. C2 hay Athử = E1%1cm .l. 0,05. C1 (1)
C1 10−2
- Lần pha thứ hai có nồng độ của chất Z là: C = + ; khi đo quang ta có
20 10
A = E1%1cm .l. C hay A = E1%1cm .l. (0,05C1 + 0,001) (2)
A 0,05C 1+ 0,001 A 1
- Lấy (2) chia (1) ta có: A = ↔ A =1+
thử 0,05 C 1 thử 50C 1
0,308 1
Thay số ta có: =1+ 🡪 C1 = 0,12% (g/ml)
0,264 50C 1
Kết luận: nồng độ của chất Z trong dung dịch A là 0,12%
Bài 4

Bài Giải
Bài này là dạng bài đo quang ở hai bước sóng nên để tránh nhầm lẫn giữa các thông số như: hệ
số hấp thụ riêng hoặc hệ số hấp thụ phân tử, mật độ quang ở hai bước sóng thì ta nên tóm tắt
trước khi giải.
Tóm tắt

26
Ở bước sóng λ1 = 440nm thì
A1 = 0,510
E1%1cm (A, λ1) = 955; E1%1cm (B, λ1) = 60
Ở bước sóng λ2 = 560nm thì:
A2 = 0,510
E1%1cm (A, λ2) = 167; E1%1cm (B, λ2) = 1200

- Gọi CA, CB là nồng độ phần trăm (khối lượng/thể tích) của chất A và chất B trong hỗn hợp
- Khi đo quang ở bước sóng λ1 = 440nm ta có:
A1 = E1%1cm (A, λ1). l. CA + E1%1cm (B, λ1). l. CB
Thay số có: 955. CA + 60. CB= 0,510 (1)
- Khi đo quang ở bước sóng λ2 = 560nm ta có:
A2 = E1%1cm (A, λ2). l. CA + E1%1cm (B, λ2). l. CB
Thay số có: 167. CA + 1200. CB= 0,510 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình tìm được:
CA = 5,1180.10-4(%); CB = 3,5377. 10-4(%)
Bài 6

Bài giải
Tóm tắt:
M = 270,4
ε = 703
V = 2500ml
A= 0,520; l= 1cm
10 ε 10.703
Ta có: E1%1cm = = =25,9985
M 270,4
Gọi x (gam) là khối lượng của Tolbutamid trong 1 viên.

27
x
Sau khi pha nồng độ của Tolbutamid trong mẫu đem đo quang là: C= .100% = 0,04x (%)
2500
Khi đo quang ta có: A= E1%1cm.l.C; thay số ta có:
0,520 = 25,9985. 1. 0,04x 🡪 x = 0,5000(g)
Kết luận: Hàm lượng của viên nén Tolbutamid đem đo quang là 500mg.
Bài 5

Bài giải
a. Nếu hệ tuân theo định luật Lambert – Beer thì độ hấp thụ A phải tăng tuyến tính theo nồng
độ C.
- Từ bảng ta lập được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của A theo C như sau:

Nồng độ
(mg/ml) 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

Mật độ
Quang (A) 0.105 0.207 0.318 0.420 0.529

28
0.6

0.5 f(x) = 1.06 x − 0


R² = 1
0.4

0.3

0.2

0.1

0
0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55
Nồng độ

Từ đồ thị thấy hệ số tương quang R2 ≈ 1 nên độ hấp thụ A tăng tuyến tính theo nồng độ C🡪
khoảng nồng độ khảo sát của dược chất tuân theo định luật Lambert – Beer.
b. Tính E1%1cm ở bước sóng 257nm
A
- Ta có A= E1%1cm.l.C 🡪 E1%1cm = (với C để ở nồng độ % khối lượng/thể tích)
l. C
- Ta có bảng sau:

A
STT Nồng độ (%) Mật độ quang (A) E1%1cm =
l.C

1 0.01 0.105 10.50

2 0.02 0.207 10.35

3 0.03 0.318 10.60

4 0.04 0.420 10.50

5 0.05 0.529 10.58

Trung bình 10.51

- Kết luận: Độ hấp thụ riêng E1%1cm của Poldin methylsulfat ở bước sóng 257nm là 10,51.
C. Tính hệ số hấp thụ phân tử ε của Poldin methylsulfat biết khối lượng phân tử của chất
này là M = 451.
10 ε M . E 1% 1cm . 451.10 .51
Ta có: E1%1cm = 🡪ε= = = 474,00
M 10 10
29
Kết luận: Hệ số hấp thụ phân tử của Poldin methylsulfat là 474.
d. Sửa đề thành hòa tan 500mg Poldin methylsulfat
- Gọi x là số gam dược chất có trong 0,500 gam mẫu đem hòa tan
x
- Nồng độ % của dung dịch sau pha là: C ¿ .100% = 0,1x (%).
1000
- Khi đem dung dịch đo quang có: A = E1%1cm.l.C ↔0.946 = 10,51. 2. 0,1x
🡪 x = 0,45g.
0,45
- Phần trăm độ tinh khiết của mẫu thử là: H= .100 = 90,00%
0,5
Kết luận: độ tinh khiết của mẫu là 90,00%

30

You might also like