You are on page 1of 80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH


HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
SẢN PHẨM TÚI SINH THÁI CỦA
SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH

Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Ý

Danh sách các thành viên Nhóm 5:

HỌ VÀ TÊN MSSV
NGUYỄN PHẠM THẢO VÂN 1811231209
PHẠM NGỌC YẾN NHI 1811231374
ĐINH THỊ NGỌC HÂN 1811233041
CAO VĂN PHỤNG 1811230884
ĐỖ THỊ THÚY VY 1811233150
VÕ THỊ THẢO LY 1811140573
VÕ THÀNH VỸ 1811231219
NGUYỄN VŨ 1811233074

TP. Hồ Chí Minh, 2021

HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC


NGUYỄN PHẠM THẢO 1811231209 Bảng câu hỏi, Kết quả nghiên cứu,
VÂN Chương III, PPT.
PHẠM NGỌC YẾN NHI 1811231374 Bảng câu hỏi, Kết luận, Tổng hợp
word, ppt, thuyết trình.
ĐINH THỊ NGỌC HÂN 1811233041 Bảng câu hỏi, Kết quả nghiên cứu,
Chương III, Phương pháp chọn mẫu,
Thiết kế bảng câu hỏi.
CAO VĂN PHỤNG 1811230884 Bảng câu hỏi, Kết quả nghiên cứu,
Chương II,Thuyết trình.
ĐỖ THỊ THÚY VY 1811233150 Bảng câu hỏi, Chương II,thuyết trình.
VÕ THỊ THẢO LY 1811140573 Bảng câu hỏi, Chương I, PPT.
VÕ THÀNH VỸ 1811231219 Bảng câu hỏi, Kết quả nghiên cứu,
Chương III, Phương pháp chọn mẫu,
Thiết kế bảng câu hỏi.
NGUYỄN VŨ 1811233074 Bảng câu hỏi, Kết quả nghiên cứu,
Thiết kế bảng câu hỏi, Các công trình
nghiên cứu
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

NHÓM 5
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài " NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM TÚI SINH THÁI CỦA SINH VIÊN TP. HỒ
CHÍ MINH" dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Ý là hoàn toàn trung thực,
không có sự sao chép và sử dụng trong bất kì bài nghiên cứu nào trước đây. Các tài
liệu tham khảo đã được trích dẫn trong mục “Tài liệu tham khảo”. Nếu sai, chúng
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, chịu mọi sự kỷ luật của Khoa Quản Trị Kinh
Doanh và Nhà trường đề ra.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2021

Nhóm 5 – Lớp 18DMAB2


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô của trường Đại học Công Nghệ
TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường đã
hỗ trợ và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập trên giảng
đường.

Với lời tri ân sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến thầy giáo - Th.S Nguyễn Thanh Ý.
Cảm ơn thầy đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ, chỉ ra lỗi sai và
chỉnh sửa, giúp chúng em hoàn thiện bài nghiên cứu này.

Đồng thời, nhóm 5 cũng xin cảm ơn các anh/ chị, các bạn sinh viên trong và ngoài
trường đã dành thời gian quý báu giúp nhóm 5 hoàn thành bảng khảo sát cho bài
nghiên cứu.

Chúng em cam kết rằng chúng em đã dồn hết năng lực và kiến thức đã học tập được
vào bài nghiên cứu. Song vì thời gian thực hiện và khả năng tìm kiếm có hạn,
không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, chúng em rất mong muốn nhận được những
đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn để chúng em có thể tích luỹ thêm được
nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức trang bị cho hành trang bước vào cánh cổng
tốt nghiệp sắp tới.

Cuối cùng, chúng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong
cuộc sống.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2021

Nhóm 5 – Lớp 18DMAB2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện Nhóm 5

Lớp 18DMAB2

Khoá 2018 – 2022

Thời gian nghiên cứu 15/03/2021 – 05/04/2021

………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….

TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2021

Nhóm 5 – Lớp 18DMAB2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................11

1 Tổng quan nghiên cứu......................................................................................11


1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................11
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đề tài.....................................12
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................12
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................12
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................12
1.2.4 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................12
1.2.5 Không gian nghiên cứu........................................................................12
1.2.6 Thời gian nghiên cứu...........................................................................12
1.2.7 Vấn đề cần nghiên cứu........................................................................13
1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu..........................................................13
1.3.1 Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................13
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................13
1.4 Ý nghĩa đề tài.............................................................................................13
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT.................15

2 Các khái niệm liên quan....................................................................................15


2.1 Túi sinh thái là gì?......................................................................................15
2.1.1 Chất liệu:.............................................................................................15
2.1.2 Lợi ích của túi sinh thái.......................................................................15
2.1.3 Đặc điểm của túi sinh thái:..................................................................16
2.2 Vai trò của tiêu dùng túi sinh thái đối với xã hội........................................16
2.3 Vai trò của tiêu dùng túi sinh thái đối với sinh viên...................................17
2.4 Ý định và hành vi tiêu dùng sản phẩm túi sinh thái....................................17
2.4.1 Khái niệm về ý định:...........................................................................17
2.4.2 Khái niệm về hành vi tiêu dùng...........................................................17
2.4.3 Khái niệm về ý định hành vi................................................................18
2.4.4 Quá trình ra quyết định mua hàng:......................................................18
2.5 Một số học thuyết.......................................................................................19
2.5.1 Thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action- TRA)............20
2.5.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)............21
2.6 Một số nghiên cứu trong nước....................................................................22
2.7 Một số mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài...............................30
2.8 Gỉa thiết cho mô hình nghiên cứu..............................................................33
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................35

3 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................35


3.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................35
3.1.1 Nghiên cứu định tính...........................................................................35
3.1.2 Mục đích của việc sử dụng nghiên cứu định lượng:............................35
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu.....................................................36
3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi...........................................................................36
3.1.5 Các thang đo thành phần của mô hình lý thuyết..................................36
3.2 Xây dựng thang đo.....................................................................................39
3.3 Nghiên cứu định lượng...............................................................................41
3.4 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu...................................................................41
3.5 Phương pháp tổng hợp...............................................................................42
3.6 Xử lí và phân tích dữ liệu...........................................................................46
3.6.1 Thống kê mô tả....................................................................................46
3.6.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo.........................................................50
3.6.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Kiến thức............................................50
3.6.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái độ”............................................51
3.6.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan”...............................53
3.6.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức hành vi”...........................54
3.6.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Truyền thông”...................................55
3.6.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường”.....................56
3.6.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo Y.........................................................58
3.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA...............................................................59
3.7.1 EFA biến độc lập.................................................................................59
3.8 EFA biến phụ thuộc...................................................................................65
3.9 Kiểm định tương quan................................................................................66
3.10 Xây dựng mô hình hồi quy.......................................................................67
3.10.1 Mô hình.............................................................................................67
3.10.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến...........67
3.10.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.........68
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.................................................................................70

4.1 Thái độ và môi trường................................................................................70


4.2 Kiến thức....................................................................................................70
4.3 Truyền thông..............................................................................................71
4.4 Hành vi và Chuẩn chủ quan.......................................................................71
4.5 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU........................................................................72
PHỤ LỤC................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................80
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua..................16
Hình 2 Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA).....................................................18
Hình 3 Mô hình Lí thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)......................19
Hình 4 Mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Phạm Trần Hạnh Thi (2013)....................22
Hình 5 Mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Thị Bạch Hoa (2014).........................23
Hình 6 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Phương (2019)............................25
Hình 7 Công trình nghiên cứu của tác giả Icek Ajzen (2005)..................................27
Hình 8 Công trình nghiên cứu của tác giả Stavros P. Kalafatis Professor of Business
Marketing, Kingston Business School, Kingston upon Thames, Surrey, UK..........28
Hình 9 Mô hình nghiên cứu của nhóm 5.................................................................31
Hình 10 Mô hình chính thức điều chỉnh về ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên
TP. Hồ chí Minh......................................................................................................64
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Mô tả tần số biến giới tính...........................................................................45


Bảng 2 Mô tả tần số biến trường.............................................................................47
Bảng 3 Mô tả tần số biến sinh viên năm mấy..........................................................48
Bảng 4 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiến thức”...................................................50
Bảng 5 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 1.............................................51
Bảng 6 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 2.............................................51
Bảng 7 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan” lần 1................................52
Bảng 8: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan” lần 2...............................53
Bảng 9 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức hành vi”.....................................54
Bảng 10 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Truyền thông”...........................................55
Bảng 11: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường” lần 1...................56
Bảng 12 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường” lần 2....................57
Bảng 13: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định”....................................................58
Bảng 14: KMO and Bartlett’s Test (EFA LẦN 1)...................................................58
Bảng 15 Total Variance Explained (EFA LẦN 1)...................................................60
Bảng 16 Rotated Component Matrix (EFA LẦN 1)................................................61
Bảng 17 KMO and Bartlett’s Test (EFA LẦN 9)....................................................62
Bảng 18 Total Variance Explained (EFA LẦN 9)...................................................63
Bảng 19 Rotated Component Matrix (EFA LẦN 9)................................................64
Bảng 20 KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc..................................................64
Bảng 21 Total Variance Explained biến phụ thuộc.................................................65
Bảng 22 Rotated Component Matrix biến phụ thuộc..............................................65
Bảng 23 Ma trận hệ số tương quan..........................................................................66
Bảng 24 : Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình lần 1.....................................67
Bảng 25 Kiểm định độ phù hợp của mô hình lần 1..................................................68
Bảng 26 Các thông số thống kê của mô hình lần 1..................................................69
Bảng 27 Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình lần 2........................................69
Bảng 28 Kiểm định độ phù hợp của mô hình lần 2..................................................70
Bảng 29 Các thông số thống kê của mô hình lần 2..................................................71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Biểu đồ tần số biến giới tính...................................................................46


Biểu đồ 2 Mô tả tần số biến độ tuổi.........................................................................46
Biểu đồ 3 Biểu đồ tần số biến độ tuổi......................................................................47
Biểu đồ 4 Biểu đồ tần số biến trường......................................................................48
Biểu đồ 5 Biểu đồ tần số biến sinh viên năm mấy...................................................49
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, túi nilon được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và Việt Nam bởi những
đặc tính tiện ích của nó như: rẻ tiền, mỏng, nhẹ,... Mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được
tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg
túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi
trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là phải mất hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết và
nó được tạo ra từ Polyethylene - một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng
túi nilon lâu dài sẽ gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường: thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa,
túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam
hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới
đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như
Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng
chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất
thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.(2021)

Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh
nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi
trường gọi là "ô nhiễm trắng". Để giải quyết mối đe dọa đó, ý định sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trường đang là xu hướng chủ đạo của người tiêu dùng thế
giới. Sinh viên – học sinh là bộ phận nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường. Họ là những người được giáo dục về kiến thức cũng như ý thức
đối với môi trường, vậy nên hành vi của họ ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường
xung quanh.

Do vậy, đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN
PHẨM TÚI SINH THÁI CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH’’ sẽ góp phần thúc
đẩy sinh viên hành động tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
từ đó lan truyền ra cộng đồng người dân TP. Hồ Chí Minh, rộng hơn là toàn đất
nước Việt Nam cùng ý thức chung tay vì môi trường xanh. Với những lí do trên,
nhóm chúng em đã chọn đề tài NGHIÊN CỨU TÚI SINH THÁI nhằm mục đích
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon trong cộng
đồng và tăng cường sử dụng túi sinh thái.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đề tài

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu


Với sự cần thiết của việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng túi
sinh thái, nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.
Hồ Chí Minh.

-Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định sử dụng túi sinh thái
của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu


Thứ 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm túi sinh thái của
sinh viên?

Thứ 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định sử dụng sản phẩm túi sinh
thái như thế nào ?

1.2.3 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái.

1.2.4 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

1.2.5 Không gian nghiên cứu


Không gian nghiên cứu của đề tài là TP. Hồ Chí Minh vì đây là thành phố có sự
phát triển cũng là thành phố có nhiều chương trình phát động người dân sử dụng túi
sinh thái thay cho túi nilon nên việc xác định các yếu tố ảnh hưởng lên đến ý định
sử dụng tương đối chính xác hơn.

1.2.6 Thời gian nghiên cứu


Từ ngày 15/03/2021 đến ngày 05/04/2021.
1.2.7 Vấn đề cần nghiên cứu
Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên khi sử dụng túi nilon trong
các hoạt động hàng ngày của họ, trong đó có ảnh hưởng do túi nilon gây ra với vấn
đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu dùng để nghiên cứu: 2 nguồn dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn : Google,
Google scholar, các nghiên cứu trước đây trên các trang website điện tử,…

-Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu nghiên cứu từ bảng đánh giá khảo sát dưới sự hiểu biết và
trải nghiệm của các bạn sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp đó là phương pháp định tính và phương
pháp định lượng.

-Phương pháp nghiên cứu định tính: Ở giai đoạn nghiên cứu định tính, đầu tiên thực
hiện kỹ thuật thảo luận nhóm với 8 thành viên trong nhóm nghiên cứu nhằm xây
dựng, điều chỉnh và bổ sung các thang đo trong mô hình các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Lấy ý kiến thảo luận
nhóm từ các thành viên của nhóm và phỏng vấn thử để điều chỉnh và bổ sung thang
đo.

-Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương
pháp phỏng vấn trực tuyến thông qua google form. Nghiên cứu sử dụng phần mềm
sử lý dữ liệu thống kê SPSS với các công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để
kiệm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA để sàng lọc các thang đo,
phân tích tương quan và phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định các giả
thuyết.

1.4 Ý nghĩa đề tài

Nghiên cứu đã mang lại những ý nghĩa khoa học sau:


- Thông qua đề tài nghiên cứu về ý định của sinh viên về việc sử dụng túi nilon gây
ô nhiễm môi trường, người nghiên cứu có cơ hội áp dụng những kiến thức lý luận,
những lý thuyết và phương phương pháp nghiên cứu xã hội học vào thực tế.

-Kết quả nghiên cứu này còn góp phần làm sáng tỏ một số kiến thức xã hội .

Nghiên cứu đã mang lại những ý nghĩa thực tiễn sau:

-Vận dụng và kiểm chứng các lý thuyết xã hội học trong lĩnh vực môi trường. Đề tài
này tìm hiểu ý định của sinh viên về sử dụng túi nilon.

-Nghiên cứu và phân tích hiện trạng của đề tài cung cấp những dữ liệu cần thiết
trong một nghiên cứu cụ thể về nhận thức và hành vi của sinh viên hiện nay.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT

2 Các khái niệm liên quan

2.1 Túi sinh thái là gì?

Theo Câu lạc bộ Go Green (2008): Túi sinh thái là một sản phẩm sinh thái, được
làm từ chất liệu thân thiện với môi trường như vải bố, vải đay,… không sử dụng
chất tẩy trắng hay hóa chất tạo màu, tạo điều kiện cho việc giặt giũ và tái sử dụng
được nhiều lần. Bên cạnh đó túi sinh thái dễ dàng phân hủy trong đất cũng như khi
đốt cháy nên được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường.

1.1.1 Chất liệu:


Theo thông tin trên trang web aneco.com.vn với nhan đề “Túi tự hủy sinh học là
gì? Chọn sao cho đúng” (2020):

-Túi truyền thống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo như: tinh
bột từ ngô, khoai, sắn… giúp hạn chế việc sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch sắp
cạn kiệt.

-Túi có khả năng phân hủy sinh học thành H2O, CO2, phân mùn… chỉ trong thời
gian ngắn khoảng vài tháng đến vài năm.

-Túi có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, túi giấy, túi cói… giúp giảm thiểu
lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.

1.1.2 Lợi ích của túi sinh thái


Theo thông tin trên trang web Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Mỹ Kỳ với
nhan đề “ Túi môi trường - người bạn của hành tinh xanh” (2011):

- Túi được sử dụng hiệu quả với những đặc tính vượt trội để thay thế bao bì giấy
hoặc bao bì nhựa.

- Túi dễ dàng phân hủy trong đất cũng như khi đốt cháy nên được xem là sản phẩm
thân thiện môi trường.

- Sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ, có thể xếp nhỏ lại, có độ bền & dai như vải .

- Có thể tái sử dụng nhiều lần với nhiều màu sắc & mẫu mã đa dạng.
- Túi bảo vệ môi trường được sử dụng rất hiệu quả cho việc quảng cáo thương hiệu
sản phẩm (in lên túi).

1.1.3 Đặc điểm của túi sinh thái:


Theo thông tin trên trang web aneco.com.vn với nhan đề “Túi tự hủy sinh học là
gì? Chọn sao cho đúng” (2020):

-Túi sinh thái có đặc tính kháng tĩnh điện, kháng tia cực tím, kháng cháy và kháng
thấm.

-Thân thiện với môi trường vì được làm tư nguyên liệu giấy tái chế, dây quai túi
được bện từ giấy nên rất dẻo dai và có thể đựng được vật nặng đáng kể không như
vẻ mềm mại bề ngoài.

-Thiết kế đơn giản, in ấn dễ dàng và luôn có màu sắc bắt mắt.

2.2 Vai trò của tiêu dùng túi sinh thái đối với xã hội

Môi trường có tầm quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Sự
biến đổi của môi trường gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Người tiêu
dùng hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng quan tâm đến các yếu tố về môi
trường và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để sử dụng sản phẩm xanh sạch nhằm bảo vệ
môi trường. Góp phần xây dựng việc sống xanh thông qua việc sử dụng sản phẩm
thân thiện môi trường và giảm thiểu tác nhân gây hại môi trường chính là một trong
các cách bảo vệ môi trường hiện nay

Việc sử dụng sản phẩm túi sinh thái đang dần trở thành xu thế đã thúc đẩy người
tiêu dùng hướng tới sử dụng sản phẩm xanh sạch và hầu hết các chính sách ưu đãi
đối với sản phẩm thân thiện môi trường, công nghiệp xanh sạch luôn được đề cao
và luôn được mọi người ủng hộ.

Để hưởng ứng các chiến dịch tiêu dùng túi sinh thái, hoạt động khuyến khích thay
đổi thói quen tiêu dùng, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
đồng loạt triển khai nhiều giải pháp kêu gọi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thân
thiện môi trường. 
Trước nhu cầu sống lành mạnh ở môi trường xanh sạch, nhận thức và thói quen tiêu
dùng tại thị trường đã và đang thay đổi, chuyển hướng tích cực trong mua sắm, tiêu
dùng sản phẩm thân thiện, sản phẩm xanh và đặc biệt là dùng túi sinh thái trong
việc sinh hoạt hàng ngày.

2.3 Vai trò của tiêu dùng túi sinh thái đối với sinh viên

Một trong yếu tố quyết định việc sử dụng túi sinh thái đó chính là ý thức và việc
thay đổi thói quen dùng đồ nhựa có tác động tích cực đối tới môi trường. Một phần
là sinh viên, các bạn ấy luôn chạy theo xu hướng qua đó dần dần sẽ chuyển sang lối
sống tích cực thân thiện với môi trường.

Để duy trì lâu dài với một hành động thì con người phải cảm thấy được hành động
mang lại giá trị cho bản thân họ trước và việc dùng sản phẩm túi sinh thái cũng
vậy. Cuối cùng thì việc hướng tới tiêu dùng túi sinh thái bắt nguồn từ nhận thức, sự
nhận thức có thể được hình thành qua nhiều cách khác nhau nhưng điều cốt yếu
nhất vẫn chính là việc chúng ta nên hiểu đúng về vấn đề hiện tại để đưa ra quyết
định của mình. Nếu thay đổi theo phong trào sẽ không bền vững, chúng ta hành
động vì chúng ta hiểu mình cần gì muốn cái gì, cái gì là tốt cho bản thân mình, cho
gia đình người thân và thế hệ mai sau.

Để bảo vệ một môi trường xanh-sạch-đẹp, sinh viên hãy cùng chấp hành chính sách
và pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường, tích cực tham gia các hoạt động bảo
vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động như: Phân loại rác
thải theo thùng, nói không với rác thải nhựa và tuyên truyền việc sử dụng túi sinh
thái,…

2.4 Ý định và hành vi tiêu dùng sản phẩm túi sinh thái

1.4.1 Khái niệm về ý định:


Theo Ajzen (1991, tr.181): Ý định bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến
hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà
mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.

1.4.2 Khái niệm về hành vi tiêu dùng


-Theo Philip Kotler (2011): Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch
vụ.

-Theo Trần Minh Đạo (2006): Hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ hành động
mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá
cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi
người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết
định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức…) liên quan đến việc
mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân”

- Theo Michael Solomon (1999): Hành vi người tiêu dùng là tiến trình mà một cá
nhân hay một nhóm lựa chọn, tiêu dùng, sử dụng và vứt bỏ một sản phẩm hay dịch
vụ nào đó nhằm thỏa mãn cho nhu cầu và mong muốn của họ.

1.4.3 Khái niệm về ý định hành vi


-Theo Ajzen (2002): ý định hành vi là một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá
nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện
hành vi. Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành
vi.

1.4.4 Quá trình ra quyết định mua hàng:


Việc ra quyết định của người tiêu dùng có thể được định nghĩa như “mô hình hành
vi của người tiêu dùng, có trình tự thực hiện, xác định và tuân theo quá trình ra
quyết định đáp ứng nhu cầu bằng các sản phẩm, ý tưởng hoặc dịch vụ” (Plessis và
cộng sự, 1991).

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nhiều hoạt động có tác động đến quyết định của
người tiêu dùng. Đã có nhiều nghiên cứu điều tra về vấn đề này và nhiều mô hình
đã được phát triển khá phù hợp. Theo thời gian, các lý thuyết về việc ra quyết định
của người tiêu dùng đã phát triển.. Mỗi sự lựa chọn có một tiện ích, ưu điểm riêng.
Bất kỳ người tiêu dùng nào đều có thể tính toán được lựa chọn sẽ tối đa hóa tiện ích
của mình và tạo ra một sự lựa chọn phù hợp. Theo Philip Kotler (2013) người tiêu
dùng đi từ lúc có ý định đến quyết định mua hàng hay đưa ra phản hồi sau khi mua
thì sẽ trải qua 5 giai đoạn cơ bản:
Hình 1 Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua

- Giai đoạn 1_Nhận thức nhu cầu: nhu cầu xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống. Nhu cầu này có thể bị kích thích bởi các kích thích bên trong (tác động
của các quy luật sinh học, tâm lý) và các kích thích bên ngoài (kích thích
marketing) Vì thế, khi những vấn đề nảy sinh, người tiêu dùng tự nhận thức được
nhu cầu mà mình và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó.

- Giai đoạn 2_Tìm kiếm thông tin: nhằm tìm ra sản phẩm/dịch vụ mà họ cho rằng là
tốt nhất, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu nhất. Các nguồn thông tin có thể bao gồm
nhiều nguồn như nguồn thông tin thương mại (quảng cáo, hội chợ,…), nguồn tin cá
nhân (người thân, bạn bè, hàng xóm,...), nguồn thông tin đại chúng. Trong khi các
nguồn tin thương mại giúp người mua có thông tin về sản phẩm và dịch vụ thì các
nguồn tin cá nhân lại giúp họ hợp thức hóa cũng như đánh giá về một sản phẩm hay
dịch vụ.

- Giai đoạn 3_Đánh giá các lựa chọn: Sau khi có được thông tin về sản phẩm mong
muốn, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm
đó. Tùy theo nhu cầu sản phẩm sở những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người
tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó.

Qua đó, ở 3 giai đoạn đầu sẽ hình thành ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng phát sinh thì có nghĩa là họ đã hình thành ý định
mua sắm sau đó họ sẽ tìm hiểu thông và đánh giá các lựa chọn liên quan đến ý định
đó. Vì vậy, nghiên cứu cần chú trọng vào 3 giai đoạn trên.

- Giai đoạn 4 & 5_ Quyết định mua hàng và Hành vi sau khi mua: 2 giai đoạn này là
nhiệm vụ trọng tâm của marketing. Tháo gỡ ảnh hưởng yếu tố kìm hãm quyết định
mua và sự hài lòng của người tiêu dùng sau khi mua hàng.

2.5 Một số học thuyết


1.5.1 Thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action- TRA)
Mô hình thuyết hành động hợp lí cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh
được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ
quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó,
Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.

Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975.

Thuyết hành động hợp lí quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác
định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của
thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không
ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác
động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).

Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ
hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng
hướng đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006).

Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp lí
phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp
theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần.

Cách đo lường thái độ trong mô hình thuyết hành động hợp lí cũng giống như trong
mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên trong mô hình này phải đo lường thêm
thành phần chuẩn chủ quan, vì thành phần này cũng ảnh hưởng đến xu hướng dẫn
đến hành vi của người tiêu dùng.

Đo lường chuẩn chủ quan là đo lường cảm xúc của người tiêu dùng đối với những
người tác động đến xu hướng hành vi của họ như: Gia đình, anh em, con cái, bạn
bè, đồng nghiệp.những người có liên quan này có ủng hay phản ánh đối với quyết
định của họ.

Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người
tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan
chính là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan.
Lí thuyết hành động hợp lí được phát triển để kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ và
hành vi của các nghiên cứu trước đó (Hale, 2003). Để giải thích cho những hạn chế
trước đây, với quan niệm hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi ý định hành vi, yếu tố
ý định hành vi đã được tách biệt từ hành vi thật sự (Sheppard, 1988).

Lí thuyết hành động hợp lí là mô hình được thành lập để dự báo về ý định (Fishbein
&Ajzen, 1975), có hai yếu tố chính trong mô hình là Thái độ và Chuẩn chủ quan
được biểu hiện trong hình sau đây:

Hình 2 Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA)

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior,Prentice – Hall International


Editions, 3rd ed, 1987)

1.5.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)


Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện
hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn
chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và
Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc
cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí.

Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi có kế hoạch
là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Hình 3 Mô hình Lí thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

Yếu tố cơ bản

Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lí thuyết này:

(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực
của việc thực hiện hành vi;

(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của
áp lực hay sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan;

(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng
thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Lí thuyết
cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát
nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi.

2.6 Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu 1: Nghiên cứu của Thạc sĩ Phạm Trần Hạnh Thi (2013) về các yếu
tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái (eco bags) của người tiêu dùng tại
Thành phố Hồ Chí Minh với 205 mẫu quan sát tìm được, từ đó đưa ra các yếu tố
như: thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, kiến thức và ý định sử dụng.

Hình 4 Mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Phạm Trần Hạnh Thi (2013)
Bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn chế như:

(1) Nghiên cứu chỉ thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Do đó, khả năng tổng quát
hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được thực hiện thêm ở nhiều
thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

(2) Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện tại TP. Hồ Chí
Minh, do đó dữ liệu thu thập được có thể có độ tin cậy chưa cao. Chưa
nghiên cứu thái độ tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái. Nghiên cứu này
không xét đến vai trò của nhân tố cá nhân chẳng hạn như kiến thức về trách
nhiệm bảo vệ môi trường.

Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi
sinh thái (eco bags) của tác giả thì nhóm quyết định kế thừa một biến độc lập: (2)
Kiến thức.

Nghiên cứu 2: Nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Thị Bạch Hoa (2014) Nghiên cứu của
Thạc sĩ Võ Thị Bạch Hoa (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản
phẩm túi thân thiện với môi trường với mẫu quan sát tìm thấy được trên 430 mẫu.
Mô hình nghiên cứu đã đưa ra 7 biến độc lập tác động đến ý định sử dụng túi sinh
thái của sinh viên gồm:
(1) ảnh hưởng của marketing xanh.

(2) thái độ với sản phẩm

(3) Ý thức và trách nhiệm

(4) kỳ vọng của sinh viên

(5) ảnh hưởng của xã hội

(6) nhận thức về môi trường

(7) nhận thức về kiểm soát hành vi.

Bài nghiên cứu này đã đề cập đến bối cảnh về vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng
phổ biến, đặc biệt là sự xuất hiện của Internet, phương tiện truyền thông xã hội đã
trở thành một trong những công cụ tiếp thị mạnh mẽ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn
chỉ ra được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng sự tác động mạnh mẽ đến ý
định sử dụng túi thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong 7
biến độc lập trên, chỉ có 3 biến có tác động đến ý định sử dụng đối với sinh viên đối
với khách hàng sử dụng túi thân thiện. (1) Ý thức trách nhiệm ,(2) Kỳ vọng vào
cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai và nhận thức kiểm soát hành vi, (3) Ảnh
hưởng của Marketing xanh.
Hình 1 Mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Thị Bạch Hoa (2014)

 Ảnh hưởng của Marketing


xanh 

Thái độ đối với sản phẩm túi


thân thiện với môi trường

  Ý thức trách nhiệm 

Ý định mua sản phẩm


Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp túi thân thiện với môi
cho thế hệ tương lai trường

Ảnh hưởng xã hội

Nhận thức về môi trường 

Nhận thức kiểm soát hành vi

Hình 6 Mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Thị Bạch Hoa (2014)
Mặt hạn chế của đề tài nghiên cứu cho rằng yếu tố nhận thức môi trường không có
ý nghĩa như mong muốn có thể là do người tiêu dùng chưa có kiến thức sâu về môi
trường do đó nhận thức của họ về môi trường cũng mơ hồ. Vẫn còn không ít người
vô cảm vứt túi nilon khó phân hủy bừa bãi ra môi trường. Vấn đề này cần được Nhà
nước chú trọng nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân Việc ảnh
hưởng đến quyết định mua sản phẩm còn phụ thuộc vào mức thu nhập. Đối với
những khách hàng có mức thu nhập cao thì họ sẽ dễ dàng mua sản phẩm hơn là với
những người có thu nhập thấp, điều này không thực sự nói lênđược nhận thức của
họ bởi vì nó liên quan đến chi phí mua

Đây cũng chỉ là khảo sát nhỏ tại một thành phố nhất định nên không cho ra được
con số chính xác cụ thể. Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các yếu tố tác động
đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường, vì thế nhóm quyết định kế thừa
một biến độc lập: (2) Nhận thức kiểm soát hành vi.

Nghiên cứu 3: Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thu Phương (Đại học Nha
Trang, 2019) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi
trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha
Trang.

Đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể: tổng quan các tài liệu và cơ sở lý
thuyết, xây dựng mô hình và các giả thuyết về ảnh hưởng của khách du lịch đến ý
định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi
polymer của họ; sau đó xây dựng bảng câu hỏi, điều tra và thu thâp dữ liệu thông
qua bảng câu hỏi để xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện
với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của du khách quốc tế; tiếp
đến dựa vào kết quả có được phân tích, kiểm định, đánh giá và đề xuất một số chính
sách, biện pháp tạo ra hiệu quả thực tiễn cho nghiên cứu.

Tác giả đã xây dựng thang đo dựa vào lý thuyết hành vi dự định. Theo đó, có ba
thang đo tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và sau đó ý định
sử dụng túi thân thiện với môi trường đã tác động đến ý định giảm sử dụng túi
polymer của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng và
khẳng định mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức
đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm sử dụng túi
polymer của du khách quốc tế.

Đồng thời, nghiên cứu cho thấy ý định hành vi tích cực này còn có thể tác động
tích cực đến ý định giảm thiểu hành vi tiêu cực. Do đó, nghiên cứu này có những
đóng góp nhất định về cả mặt học thuật và thực tiễn.

Thái độ

Ý định sử
Chuẩn Ý định giảm
dụng túi thân
chủ quan sử dụng túi
thiện với môi
polymer
trường

Kiểm soát
hành vi
cảm nhận

Hình 7 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Phương (2019)

Tóm lại, việc gây ô nhiễm môi trường bằng túi polymer không hẳn chỉ do khách du
lịch đến Nha Trang mà còn do người dân địa phương nên việc hạn chế sử dụng túi
polymer chưa hoàn toàn triệt để.

Số lượng mẫu đạt 250 vẫn còn hạn hẹp và mang tính đại diện nên độ bao quát chưa
cao và chưa đủ để tác động đến đại đa số.

Nghiên cứu bị nhỏ hẹp trong việc chỉ nghiên cứu ý định giảm thiểu sử dụng túi
polymer trong khi còn rất nhiều hành vi tiêu dùng xanh khác chưa được nghiên cứu.

Nghiên cứu cần mở rộng thêm nhiều nhân tố khác để có một mô hình hoàn thiện và
đầy đủ hơn; thiết kế chọn nhiều mẫu đại diện và đa dạng hơn để tác động và thay
đổi ý thức của nhiều đối tượng hơn.
Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của khách
du lịch quốc tế tại Nha Trang nhóm quyết định kế thừa hai biến độc lập: (1) Thái
độ, (2) Chuẩn chủ quan.

2.7 Một số mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của tác giả Icek Ajzen (2002)


Bài nghiên cứu của tác giả Icek Ajzen (2002) về lý thuyết hành vi hoạch định đến ý
định sử dụng túi sinh thái của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nơi
với số mẫu nghiên cứu gồm nhiều mẫu quan sát. Mô hình bảy yếu tố ảnh hưởng đến
ý định mua của Icek Ajzen.

Mô hình nghiên cứu đã đưa ra 6 biến độc lập tác động đến ý định mua hàng của
khách hàng gồm 6 thành phần: (1) niềm tin hành vi, (2) niềm tin chuẩn tắc (3) niềm
tin kiểm soát, (4) thái độ đối với hành vi, (5) chuẩn mực chủ quan, (6) nhận thức
hiệu quả của hành vi.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cả 6 biến độc lập trên đều tác động đến ý định mua
hàng của người tiêu dùng.

Ý định là tiền đề của hành vi thực tế

Ý định khi đó được xác định bởi thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và
kiểm soát hành vi nhận thức.

Những nhân tố này lại là kết quả của niềm tin hành vi, niềm tin chuẩn tắc và niềm
tin kiểm soát.

Niềm tin hành vi, niềm tin chuẩn tắc và niềm tin kiểm soát lại khác nhau 22 do ảnh
hưởng của một loại các nhân tố tiền đề thuộc về cá nhân, xã hội và thông tin.

Trong mô hình này, Ajzen chỉ ra rằng Kiểm soát hành vi nhận thức hay nhận thức
hiệu quả hành vi vừa là nhân tố ảnh hưởng tới ý định vừa là nhân tố tác động tới
mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, một số nhân tố kiểm soát hành
vi thực tế có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh.
Hay nói cách khác tác động của ý định đến hành vi mạnh hơn khi các nhân tố tác
động mạnh hơn. Qua đó từ công trình nghiên cứu và về lý thuyết hành vi hoạch
định đến ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên tại 2 thành phố lớn nhóm quyết
định kế thừa một biến độc lập tác động mạnh là nhận thức hiệu quả về hành vi.
Mô hình này được tóm tắt như hình dưới đây:

Niềm tin hành Thái độ đối với hành


vi vi

Niềm tin Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Hành vi thực
chuẩn tắc tế

Niềm tin kiểm Nhận thức hiệu quả


soát hành vi Nhân tố kiểm soát
hành vi thực tế

Hình 8 Công trình nghiên cứu của tác giả Icek Ajzen (2005)

Công trình nghiên cứu của tác giả Stavros P. Kalafatis Professor of Business
Marketing, Kingston Business School, Kingston upon Thames, Surrey, UK

Theo nghiên cứu “theory of planned behaviour” tạm dịch là “hành vi hoạch định”:
một nghiên cứu khảo sát từ quan điểm của người tiêu dùng” của tác giả của tác giả
Icek Aizen. Mô hình nghiên cứu qua các khảo sát tại Anh và Hy lạp thì ra được 170
mẫu dùng để thu nhập dữ liệu. Tác giả cho ra được mô hình nghiên cứu dựa trên các
yếu tố (1) niềm tin bên ngoài, (2) niềm tin được giới thiệu, (3) kiểm soát niềm tin.

1.Niềm tin bên ngoài

- Cảm giác lo lắng về hiệu suất

- Tỷ lệ tin cậy giảm đáng kể

2.Niềm tin được giới thiệu

- Nhận thức được mối quan tâm về quyền riêng tư

- Nhận thức được sự ngờ vực trong các thể chế

3.Niềm tin bị kiểm soát


- Nhận thức được các tiêu chuẩn không được kiểm soát

- Nhận thức về rủi ro

- Cảm nhận lợi ích

Hình 9 Công trình nghiên cứu của tác giả Stavros P. Kalafatis Professor of
Business Marketing, Kingston Business School, Kingston upon Thames,
Surrey, UK.

Hạn chế cho thấy việc phổ biến về thái độ đối với các sản phẩm bảo vệ môi trường
tới khách hàng liên quan đến các mối quan tâm về vấn đề kiểm soát sẽ gây nên sự
thoải mái đối với người tiêu dùng. Nếu các vấn đề trên không được phân tích, hợp
lý hóa và giải quyết một cách phù hợp, khách hàng có thể không sử dụng chúng.
Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các yếu tố cơ bản về niềm tin rủi ro liên quan
đến việc thái độ người tiêu dùng nên nhóm quyết định kế thừa một biến độc lập: (1)
niềm tin bên ngoài.
2.8 Giả thiết cho mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết và các biến được phát triển từ mô hình mở rộng của lý thuyết
cũng như sự quan tâm đến môi trường và tính sẵn có của túi sinh thái, các giả thuyết
cần kiểm định được đề xuất như sau:

Giả thiết H1: Sinh viên càng có nhiều kiến thức về túi sinh thái thì càng có ý định
tiêu dùng túi sinh thái.

Giả thiết H2: Sinh viên càng có thái độ tích cực về túi sinh thái thì càng có ý định
sử dụng túi sinh thái.

Giả thiết H3: Sinh viên càng bị ảnh hưởng bởi chuẩn chủ quan càng nhiều thì càng
có ý định tiêu dùng túi sinh thái.

Giả thiết H4: Sinh viên càng dễ dàng kiểm soát hành vi cảm nhận của mình thì càng
có ý định tiêu dùng túi sinh thái.

Giả thiết H5: Sinh viên càng có nhận thức về môi trường càng cao thì càng có ý
định tiêu dùng túi sinh thái .

Giả thiết H6: Sinh viên càng chịu ảnh hưởng lớn từ truyền thông xanh thì càng có ý
định tiêu dùng sản phẩm túi sinh thái.

Giả thiết H7: Ý định tiêu dùng túi sinh thái tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng
xanh của sinh viên tại TPHCM.

Trước khi khảo sát, phiếu điều tra được gửi cho chuyên gia để xin ý kiến chỉnh sửa
lại cho phù hợp về ngôn từ và ngữ nghĩa.
môi trường
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 Thiết kế nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: Nghiên cứu định tính và
Nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh.

1.1.1 Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính để tìm hiểu và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường
các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu
các mô hình nghiên cứu nước ngoài như mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB)
(Ajzen,1991); Công trình nghiên cứu về kiến thức đến hành vi túi sinh thái được
xây dựng bởi tác giả Phạm Trần Hạnh Thi (2013); Công trình nghiên cứu của Lê
Chí Công, Hoàng Thị Thu Phương (Trường Đại học Nha Trang 2012); Công trình
xây dựng công cụ khảo sát để đánh giá về thái độ và hành vi của sinh viên hướng
đến tiêu dùng túi sinh thái (2013) của Phạm Trần Hạnh Thi và cộng sự Kalafatis
(1999) .

Những mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.
Từ trước đến nay có ít đề tài tương tự nào được thực hiện cho việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng túi sinh thái của sinh viên tại Trường đại
học TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể nhóm chúng em đã xây dựng gồm 6 yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.Hồ Chí Minh.

Nhóm nghiên cứu quyết định chọn phiếu khảo sát để bước vào quá trình nghiên cứu
chính thức. Giữ nguyên mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.Hồ Chí Minh.

1.1.2 Mục đích của việc sử dụng nghiên cứu định lượng:
• Đánh giá mức độ chính xác của thang đo trong nghiên cứu chính thức.

• Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng nghiên cứu định lượng.
1.1.3 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp thuận tiện được nhóm dùng làm phương pháp chọn mẫu cho nghiên
cứu. Khi đó, nhà nghiên cứu dựa trên sự thuận tiện cho chính họ để tiếp cận đến
tổng thể nghiên cứu.

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến. Theo các
nhà nghiên cứu Hair và ctv năm 1998.

Thì để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố
khám phá EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (x: là tổng số biến quan sát).

Theo Tabachnick và Fideel (1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt
nhất thì cỡ quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N> 50+8m (trong đó
m là biến độc lập) (dẫn theo Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2014).

1.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi


Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố
thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi cho khảo sát định lượng.

Tác giả chọn thang đo Likert 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý,
bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Mỗi câu sẽ là một phát biểu về một tiêu chí
được xem là cơ sở cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
túi sinh thái của sinh viên TP.HCM. Với cách thiết kế như vậy, sinh viên tại
TP.HCM khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố ảnh
hưởng ý định sử dụng mua hàng của mình.

Bảng câu hỏi phác thảo gồm có 32 câu hỏi tương ứng với 6 nhân tố: Kiến thức (1),
Thái độ (2), Chuẩn chủ quan (3), nhận thức hành vi (4), Truyền thông (5), Nhận
thức môi trường (6), được cho là có ảnh hưởng đến ý định sủ dụng túi sinh thái của
sinh viên TP.HCM.

1.1.5 Các thang đo thành phần của mô hình lý thuyết


Thang đo Hạng mục câu hỏi Tác giả
Tôi đã biết túi sinh thái từ lâu

Tôi đã biết nơi mua túi sinh thái


Tôi biết nhiều nơi có sử dụng túi
sinh thái.

Tôi biết nhiều cách để đánh giá


Kiến Thức chất lượng túi sinh thái Phạm Trần Hạnh Thi (2013).

Sử dụng túi sinh thái là một ý


tưởng tốt.
Sử dụng túi sinh thái là bảo vệ
Phạm Trần Hạnh Thi (2013)
Thái độ đối với môi trường
Sử dụng túi sinh thái rất an toàn.
tiêu dùng xanh
Sử dụng túi sinh thái rất tiện
dụng.
Gia đình tôi đều sử dụng túi sinh
thái.
Bạn bè tôi khuyến khích tôi nên
sử dụng túi sinh thái.
Người nổi tiếng đang khuyến
khích mọi người sử dụng túi sinh Ajzen (2002)
thái
Chuẩn chủ quan
Các cửa hàng siêu thị khuyến
khích mọi người sử dụng túi sinh
thái thay cho bao bì nilon
Sử dụng túi sinh thái đang trở
thành phong trào
Tôi có cần cân nhắc giữa việc sử
dụng túi sinh thái so với các loại
bao bì khác
Tôi sẽ chọn túi sinh thái thay vì
Ajzen(2002)
bao nilon khi đi mua sắm.
Hoàng Thị Thu Phương
Nhận thức kiểm Tôi có thể tự quyết định việc mua
( Trường đại học Nha Trang
soát hành vi sắm túi sinh thái .
Đối với tôi việc sử dụng túi sinh
(2012) )
thái là một việc rất dễ dàng
Sự phát triển hiện đại là mối đe
dọa đến môi trường
Tôi đồng ý rằng việc bảo vệ môi
trường là trách nhiệm chung của
toàn dân, xã hội
Tôi cho rằng việc sử dụng túi
Nhận thức môi sinh thái đem lại lợi ích lớn cho
Võ Thị Bạch Hoa (2014)
trường môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể được
cải thiện

Túi nilon là hiểm họa đối với môi


trường xanh
Tôi biết đến túi sinh thái qua các
chương trình marketing xanh phổ
biến trên cá phương tiện truyền
thông.
Tôi biết đế túi sinh thái qua các
Võ Thị Bạch Hoa (2014)
chiến dịch quảng bá marketing
xanh từ các phong trào bảo vệ
môi trường
Tôi biết đế túi sinh thái qua các
chiến dịch quảng bá marketing
Truyền thông xanh từ các kênh siêu thị Võ Thị Bạch Hoa (2014)

Tôi biết đế túi sinh thái thông qua


các Influencers và KOL’s mà tôi
theo dõi
Tôi nhận thấy truyền thông có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến thái Buttler (1990)
độ và hành vi môi trường
Tôi nhận thấy lợi ích khi sử dụng
túi sinh thái
Tôi sẵn sàng mua túi sinh thái
Phạm Trần Hạnh Thi (2013)
trong thời gian tới
Ý định
Tôi có ý định khuyên bạn bè/gia
đình sử dụng túi sinh thái

3.2 Xây dựng thang đo

Sau khi đã bàn bạc, nhóm quyết định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi
sinh thái của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh như sau:

TT Các thang đo Mã hoá


Kiến thức về túi sinh thái KT
1 Tôi đã biết đến túi sinh thái từ lâu. KT1
2 Tôi biết nơi để mua túi sinh thái. KT2
3 Tôi biết nhiều nơi có sử dụng túi sinh thái. KT3
4 Tôi biết nhiều cách để đánh giá chất lượng của túi sinh thái. KT4
Thái độ đối với túi sinh thái TD
5 Sử dụng túi sinh thái là một ý tưởng tốt. TD1
6 Sử dụng túi sinh thái là bảo vệ môi trường. TD2
7 Sử dụng túi sinh thái rất an toàn. TD3
8 Sử dụng túi sinh thái rất tiện dụng. TD4
Chuẩn chủ quan CCQ
9 Gia đình tôi đều sử dụng túi sinh thái. CCQ1
10 Bạn bè tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái. CCQ2
11 Người nổi tiếng đang khuyến khích mọi người sử dụng túi sinh thái. CCQ3
12 Sử dụng túi sinh thái đang trở thành phong trào. CCQ4
Các cửa hàng, siêu thị khuyến khích mọi người sử dụng túi sinh thái
13 CCQ5
thay cho bao bì nilon.
Nhận thức kiểm soát hành vi HV
Tôi có cân nhắc giữa việc sử dụng túi sinh thái so với các loại bao bì
14 HV1
khác.
15 Tôi sẽ chọn túi sinh thái thay vì bao nilon khi đi mua sắm. HV2
16 Tôi có thể tự quyết định việc mua túi sinh thái. HV3
17 Đối với tôi, sử dụng túi sinh thái là một việc rất dễ dàng. HV4
Truyền thông TT
Tôi biết đến túi sinh thái qua các chương trình marketing xanh phổ
18 TT1
biến trên các phương tiện thông.
Tôi biết đến túi sinh thái qua các chiến dịch quảng bá từ các phong
19 TT2
trào bảo vệ môi trường.
Tôi biết đến túi sinh thái qua các chiến dịch quảng bá từ các kênh
20 TT3
siêu thị.
Tôi biết đến túi sinh thái thông qua các Influencer và KOLs mà tôi
21 TT4
theo dõi.
Tôi nhận thấy truyền thông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và
22 TT5
hành vi môi trường.
Nhận thức về môi trường MT
23 Sự phát triển hiện đại là mối đe dọa đến môi trường. MT1
Tôi đồng ý rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của
24 MT2
toàn dân, toàn xã hội.
Tôi cho rằng việc sử dụng túi sinh thái đem lại lợi ích lớn cho môi
25 MT3
trường.
26 Ô nhiễm môi trường có thể được cải thiện. MT4
27 Túi nilon là hiểm họa đối với môi trường xanh. MT5
Ý định Y
28 Tôi nhận thấy lợi ích khi sử dụng túi sinh thái. Y1
29 Tôi sẵn sàng mua túi sinh thái trong thời gian tới. Y2
30 Tôi có ý định khuyên gia đình/bạn bè sử dụng túi sinh thai. Y3

3.3 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi sinh viên tại các
trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi hoàn thành cuộc khảo sát, cả nhóm họp lại và làm sạch dữ liệu. Các bài
khảo sát chưa được trả lời đầy đủ, để trống hoặc đánh 1 đáp án từ trên xuống sẽ bị
loại bỏ.

Tổng cộng có 302 bài khảo sát được phát ra, thu về 232 do có 70 bài khảo sát không
hợp lệ và đã bị loại.

3.4 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu


STT TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 98 42%
Ngoại thương 60 26%
1
Giao thông vận tải 74 32%
Tổng 232 100%
Nam 90 39%
2 Nữ 142 61%
Tổng 232 100%
Từ 16-20 tuổi 44 20%
Từ 20-25 tuổi 177 76%
3
Trên 25 tuổi 8 4%
Tổng 232 100%
Năm 1 22 9,5%
Năm 2 43 18,5%
Năm 3 133 57,3%
4
Năm 4 19 8,2%
Khác 15 6,5%
Tổng 232 100%

3.5 Phương pháp tổng hợp

Bước 1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Vào năm 1951, Lee Cronbach đã phát triển công cụ mang tên kiểm định Cronbach's
alpha, α (hoặc hệ số alpha ) có chức năng phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ
giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, kiểm tra biến quan sát nào phù hợp
và không phù hợp để đưa vào thang đo.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ
số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước
khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể
tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay
không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần
giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những
biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu
chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin
cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình
Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

– Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu
là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994;
Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

– Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến
rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu
cầu (lớn hơn 0,7).

Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:

– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những
biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu
trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

– Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu
này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt
là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang
đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn
nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc
lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA
dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý
nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân
tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân
tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép
xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố)
là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

• Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

• Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn 

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

1. Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5


2. 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân
tích nhân tố là thích hợp.
3. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng
thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong
tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến
quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
4. Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần
trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì
giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính

1. Bảng ANOVA tóm tắt các kết quả về độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Hệ số ý nghĩa (Sig) trong bảng sẽ cho thấy mô hình có giải thích được sự thay đổi
của biến phụ thuộc hay không? Thông thường, nếu mức ý nghĩa này lớn hơn 0.05
chúng ta có thể kết luận mô hình nghiên cứu không phù hợp với dữ liệu thu thập.

Cột F trong bảng ANOVA so sánh giá trị kiểm định F trong mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến với mô hình null chỉ bao gồm hệ số cắt (αα). Hay nói cách khác F sẽ
kiểm định giả thuyết cho rằng tất cả các hệ số ước lượng của các biến giải thích đều
bằng 0 (β1=β2=β3=0β1=β2=β3=0). Nếu F không có ý nghĩa thống kê thì chúng ta
không thể nói mô hình hồi quy tuyến tính đa biến là tốt hơn so với mô hình null.

Cột Sum of squares cho biết tổng bình phương (TSS) các sai số của mô hình hồi
quy tuyến tính đa biến. TSS chính là tổng thay đổi trong biến phụ thuộc. Ta có: TSS
= ESS + RSS, trong đó, ESS: tổng bình phương thay đổi của biến phụ thuộc được
giải thích bởi mô hình và RSS: tổng bình phương của phần dư. Khả năng giải thích
của mô hình R2R2 chính là tỉ số ESS/TSS hay là phần thay đổi được giải thích bởi
mô hình trên tổng thay đổi.

Cụ thể, các thông số trong bảng ANOVA trên như sau:

ESS chính là giá trị của Regression 

RSS chính là giá trị của Residual 

TSS = ESS + RSS là giá trị Total 

2. Bảng Model Summary trình bày kết quả tóm tắt của mô hình hồi quy về độ phù
hợp của mô hình (R2R2 và R2R2 hiệu chỉnh), sai số của ước lượng và giá trị d của
kiểm định Durbin – Watson.

Cột R-square cho biết giá trị R2R2. R2R2 đo tỉ lệ thay đổi trong biến phụ thuộc
được giải thích bởi sự thay đổi của các biến độc lập. 

Cột Adjusted R-square cho biết giá trị R2R2 hiệu chỉnh. R2R2 hiệu chỉnh đo lường
tỉ lệ phương sai trong biến phụ thuộc được giải thích bởi sự thay đổi của các biến
độc lập của mô hình.

Cột Std Error of Estimate cho biết sai số chuẩn của ước lượng. Sai số chuẩn của ước
lượng đo lường mức độ phân tán của các hệ số ước lượng của biến phụ thuộc quanh
giá trị trung bình (trong ví dụ này, sai số chuẩn của ước lượng là 4.468). So sánh nó
với giá trị trung bình dự đoán (Predicted) của biến phụ thuộc. Nếu tỉ lệ này lớn hơn
10% thì được xem là phân tán cao.

Ngoài ra, cột Durbin – Watson cho biết giá trị thống kê d của kiểm định Durbin –
Watson. 
3. Bảng Coefficients sẽ trình bày các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính giản
đơn bao gồm 1 hằng số cắt αα và tham số ββ của ước lượng. Kết quả cho thấy cả
ngoại trừ hệ số của biến tuổi (age) có nghĩa thống kê (5%) thì các biến còn lại đều
không có ý nghĩa thống kê. Cột Collinearity Statistics kiểm tra mức độ đa cộng
tuyến giữa các biến giải thích. Theo quy tắc kinh nghiệm thì hệ số phóng đại
phương sai (VIF) lớn hơn 10 thì được xem là có hiện tượng đa cộng giữa các biến.

3.6 Xử lí và phân tích dữ liệu

1.6.1 Thống kê mô tả

Sau khi hoàn chỉnh khảo sát, ta tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi
chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi
nhập liệu sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời
không nằm trong thang đo, khi đó cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu
(Có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu cho chính xác).

a. Giới tính (gioi tinh)

c1
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nam 90 38.8 38.8 38.8
Valid Nu 142 61.2 61.2 100.0
Total 232 100.0 100.0

Bảng 1 Mô tả tần số biến giới tính


38.8%

61.2%

Biểu đồ 1 Biểu đồ tần số biến giới tính

Nhận xét: Trong tổng số 232 bảng trả lời khảo sát thì giới tính Nữ chiếm 61,2% ,
giới tính Nam chiếm 38,8%. Qua đó, ta thấy không có sự chênh lệch quá cao trong
giới tính nhưng cũng dễ nhận ra rằng phần Nữ chiếm ưu thế hơn Nam. Kết quả cho
thấy Nữ có ý định sử dụng túi sinh thái nhiều hơn Nam. Kết quả nghiên cứu được
góp phần tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.
Hồ Chí Minh.

b. Độ tuổi (do tuoi)

c2
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
16-20 47 20.3 20.3 20.3
20-25 177 76.3 76.3 96.6
Valid
> 25 8 3.4 3.4 100.0
Total 232 100.0 100.0

Biểu đồ 2 Mô tả tần số biến độ tuổi


3.4%

20.3%

76.3%

Biểu đồ 3 Biểu đồ tần số biến độ tuổi

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị, ta có thể thấy rõ sự chênh lệch cao ở độ tuổi. Phần lớn ở
độ tuổi 20-25 chiếm khoảng 76.3% tiếp đó là 16-10 chiếm khoảng 20.3% và cuối
phần chiếm tỉ trọng ít nhất là >25 khoảng 3.4%. Cho thấy độ tuổi 20-25 có ý định
sử dụng túi sinh thái nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu được góp phần tìm ra yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

c. Trường (truong)

c3
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

HUTECH 98 42.2 42.2 42.2

FTU 60 25.9 25.9 68.1


Valid
GTVT 74 31.9 31.9 100.0
Total 232 100.0 100.0

Bảng 2 Mô tả tần số biến trường


31.9%

42.2%

25.9%

Biểu đồ 4 Biểu đồ tần số biến trường

Nhận xét: Kết quả cho thấy, HUTECH - FTU - GTVT là ba trường có phần lớn
người tiêu dùng có ý định dùng túi sinh thái nhất. Trong đó, HUTECH chiếm phần
lớn khoảng 42.2%, GTVT chiếm khoảng 31.9% và FTU ít nhất khoảng 25.9%. Kết
quả nghiên cứu được góp phần tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

d. Sinh viên năm mấy (sinh vien nam may)

c4
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nam 1 22 9.5 9.5 9.5
Nam 2 43 18.5 18.5 28.0
Nam 3 133 57.3 57.3 85.3
Valid
Nam 4 19 8.2 8.2 93.5
Khac 15 6.5 6.5 100.0
Total 232 100.0 100.0

Bảng 3 Mô tả tần số biến sinh viên năm mấy


6.5
% 9.5%
8.2%

18.5%

57.3%

Biểu đồ 5 Biểu đồ tần số biến sinh viên năm mấy

Nhận xét: Qua nghiên cứu, phần đông người khảo sát là sinh viên năm 3 ( chiếm
khoảng 57.3%), còn lại sinh viên năm 1 - 2 - 4 - Khác lần lượt chiếm 9.5% - 18.5%
- 8.2% - 6.5%. Kết quả nghiên cứu được góp phần tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

1.6.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu có 7 thang đo cần được đánh giá độ tin
cậy thang đo. Các thang đo này được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha (α) và hệ số tương quan biến – tổng. Kết quả nghiên cứu của từng thang đo
như sau:

1.6.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Kiến thức

Thang đo “Kiến thức” được mã hóa bao gồm 4 biến quan sát KT1, KT2, KT3, KT4
đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.779 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

KT1 10.09 6.853 .484 .775


KT2 10.74 5.275 .628 .702
KT3 10.63 5.464 .653 .689
KT4 11.09 5.194 .593 .724

Bảng 4 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiến thức”

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 4), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.779 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.484 đến 0.653.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 4 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm kiến thức.

1.6.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái độ”

Thang đo “Thái độ” được mã hóa bao gồm 4 biến quan sát TD1, TD2, TD3, TD4
đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.805 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted
TD1 12.47 5.064 .533 .807
TD2 11.89 5.309 .665 .738
TD3 12.12 5.177 .675 .732
TD4 12.34 5.136 .632 .750

Bảng 5 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 5), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.805 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Trong đó,
TD1 có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của cả thang đo nên ta loại biến này.

Còn lại 3 biến quan sát TD2, TD3, TD4 đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s
Alpha lần 2 cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.807 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

TD2 8.09 2.533 .669 .722


TD3 8.31 2.398 .700 .687
TD4 8.54 2.474 .598 .796

Bảng 6 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 2


Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 6), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.807 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.589 đến 0.700.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 3 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm thái độ.

1.6.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan”

Thang đo “Chuẩn chủ quan” được mã hóa bao gồm 5 biến quan sát CCQ1, CCQ2,
CCQ3,CCQ4,CCQ5 đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả
như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.806 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
CCQ1 14.24 8.848 .579 .772
CCQ2 13.77 8.829 .614 .761
CCQ3 13.50 8.390 .693 .735
CCQ4 13.43 9.268 .620 .761
CCQ5 13.09 9.594 .461 .807

Bảng 7 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan” lần 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 7), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.806 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.461 đến 0.693.
Trong đó, CCQ5 có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của cả thang đo nên ta
loại biến này.

Còn lại 4 biến quan sát CCQ1, CCQ2, CCQ3, CCQ4 đưa vào kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha lần 2 cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.807 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

CCQ1 10.32 5.647 .602 .770

CCQ2 9.85 5.609 .647 .747

CCQ3 9.58 5.526 .655 .743

CCQ4 9.51 6.190 .596 .773

Bảng 8: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan” lần 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 8), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.807 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.596 đến 0.655.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 4 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm chuẩn chủ quan.

1.6.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức hành vi”

Thang đo “Nhận thức hành vi” được mã hóa bao gồm 4 biến quan sát HV1, HV2,
HV3,HV4 đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.804 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
HV1 11.75 4.364 .536 .792
HV2 11.64 4.014 .645 .742
HV3 11.62 3.735 .705 .711
HV4 11.74 3.872 .595 .768

Bảng 9 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức hành vi”

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 9), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.804 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.536 đến 0.705.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 4 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm nhận thức hành vi.

1.6.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Truyền thông”

Thang đo “Truyền thông” được mã hóa bao gồm 5 biến quan sát TT1, TT2, TT3,
TT4, TT5 đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.868 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

TT1 14.88 9.973 .735 .831


TT2 14.72 9.934 .773 .822
TT3 14.75 9.965 .699 .839
TT4 15.12 9.592 .646 .856
TT5 14.72 10.434 .628 .856

Bảng 10 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Truyền thông”

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 10), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.868 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.628 đến 0.773.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 5 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm truyền thông.

1.6.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường”

Thang đo “Nhận thức môi trường” được mã hóa bao gồm 5 biến quan sát MT1,
MT2, MT3, MT4, MT5 đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết
quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.820 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted
MT1 17.45 5.937 .410 .843
MT2 17.13 4.953 .785 .732
MT3 17.23 5.244 .717 .755
MT4 17.38 5.597 .558 .800
MT5 17.24 5.186 .622 .782

Bảng 11: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường” lần 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 11), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.820 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.410 đến
0.785.Trong đó, MT1 có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của cả thang đo nên
ta loại biến này.

Còn lại 4 biến quan sát MT2, MT3, MT4, MT5 đưa vào kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha lần 2 cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.843 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

MT2 12.97 3.302 .788 .751


MT3 13.07 3.523 .726 .780
MT4 13.22 3.776 .577 .842
MT5 13.08 3.457 .632 .823

Bảng 12 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức môi trường” lần 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 12), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.843 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.577 đến 0.788.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 4 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm nhận thức môi trường.

1.6.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo Y

Thang đo “Ý định” được mã hóa bao gồm 3 biến quan sát Y1, Y2, Y3 đưa vào kiểm
định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.906 3
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Y1 6.41 4.762 .800 .878
Y2 6.46 4.890 .840 .845
Y3 6.51 4.883 .802 .875

Bảng 13: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định”

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 13), thang đo này đạt độ tin cậy với α =0.906 (≥
0,6) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều ≥ 0,3. Hệ số
tương quan biến  tổng của các biến trong thang đo này dao động từ 0.800 đến 0.840.
Trong đó không có biến nào có hệ số α nếu loại biến lớn hơn hệ số α của thang đo.
Điều này cho thấy 3 biến quan sát tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo lường cho
khái niệm ý định.

3.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA

1.7.1 EFA biến độc lập


EFA lần 1: Trong bước này 6 thang đo với 24 biến quan sát đã được kiểm định độ
tin cậy như trên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần đầu cho kết quả như
sau:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.882
Adequacy.

Approx. Chi-Square 2906.909


Bartlett's Test of
Sphericity df 276
Sig. .000

Bảng 14: KMO and Bartlett’s Test (EFA LẦN 1)


Từ bảng 14 ta thấy: Hệ số KMO bằng 0.882. Thỏa điều kiện 0.5< 0.882 <1. Kiểm
định Barlett’s Test có Sig nhỏ hơn 0.05 (THỎA), điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để
phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Total Variance Explained

Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


ent Loadings Loadings

Total % of Cumulati Total % of Cumulati Total % of Cumulativ


Variance ve % Variance ve % Variance e%

1 7.986 33.274 33.274 7.986 33.274 33.274 4.086 17.026 17.026

2 3.277 13.654 46.927 3.277 13.654 46.927 3.530 14.710 31.735

3 1.632 6.799 53.726 1.632 6.799 53.726 2.676 11.152 42.887

4 1.365 5.688 59.414 1.365 5.688 59.414 2.575 10.728 53.615

5 1.182 4.923 64.337 1.182 4.923 64.337 2.573 10.722 64.337

6 .980 4.082 68.419

7 .806 3.358 71.778

8 .735 3.063 74.841

9 .670 2.791 77.632

10 .577 2.405 80.037

11 .553 2.304 82.341

12 .520 2.165 84.506

13 .459 1.914 86.420

14 .420 1.749 88.169

15 .403 1.680 89.850

16 .372 1.550 91.399

17 .346 1.442 92.841

18 .321 1.336 94.177

19 .296 1.232 95.410

20 .265 1.104 96.513

21 .242 1.008 97.522

22 .220 .916 98.437


23 .201 .838 99.275

24 .174 .725 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 15 Total Variance Explained (EFA LẦN 1)

Từ kết quả bảng 15, ta thấy rằng Giá trị Eigenvalue bằng 1.182 (lớn hơn 1) =>
THỎA.
Tổng phương sai trích bằng 64.337% > 50% => THỎA.
Tiếp đến ta xét ma trận xoay.:

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
TD2 .844 .149
TD3 .797 .113 .236
MT3 .788 .105 .318
MT2 .775 -.218 .151 .286
TD4 .680 .155 .450 -.111
MT5 .635 .191 -.160 .245 .209
MT4 .462 .130 .437
TT1 .849 .110 .150
TT2 .150 .838 .195 .162
TT3 .759 .228 .194
TT4 .109 .687 .349
TT5 .127 .644 .228 .294
CCQ2 .177 .726 .200 .124

CCQ1 -.161 .132 .680 .385 .142

CCQ4 .200 .629 .354

CCQ3 .406 .573 .250 .248


KT2 .101 .167 .182 .761
KT3 .113 .111 .221 .742 .165
KT4 .184 .343 .693 .159
KT1 .339 .187 .626 .130
HV3 .203 .254 .194 .188 .727
HV2 .205 .152 .215 .720
HV1 .131 .201 .185 .171 .637
HV4 .327 .259 .321 .119 .459

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9 iterations.


Bảng 16 Rotated Component Matrix (EFA LẦN 1)
Từ kết quả của bảng ma trận xoay (Bảng 16) kết quả phân tích EFA lần đầu cho
thấy, chỉ có biến HV4 (hệ số tải nhỏ hơn 0,5). Khi đó ta dễ dàng nhận biết EFA lần
1 loại HV4.
Tương tự chạy các lần tiếp theo.

Lần 2 loại MT4 (ĐK 5)


Lần 3 loại CCQ3 (ĐK 5)
Lần 4 loại TT4 (ĐK 5)
Lần 5 loại CCQ1 (ĐK 5)
Lần 6 loại KT1 (ĐK 5)
Lần 7 loại CCQ2 (ĐK 5)
Lần 8 loại TT5 (ĐK 5)
EFA lần 9 thu được kết quả như sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .850

Approx. Chi-Square 1765.878


Bartlett's Test of
df 120
Sphericity
Sig. .000
Bảng 17 KMO and Bartlett’s Test (EFA LẦN 9)
Từ bảng 17 ta thấy: Hệ số KMO bằng 0.850. Thỏa điều kiện 0.5< 0.850 <1. Kiểm
định Barlett’s Test có Sig nhỏ hơn 0.05 (THỎA), điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để
phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Total Variance Explained

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared


nent Squared Loadings Loadings

Total % of Cumulat Total % of Cumulat Total % of Cumulat


Varianc ive % Varianc ive % Varianc ive %
e e e

1 5.662 35.389 35.389 5.662 35.389 35.389 3.450 21.561 21.561


2 2.514 15.710 51.099 2.514 15.710 51.099 2.847 17.791 39.352
3 1.400 8.749 59.849 1.400 8.749 59.849 2.340 14.628 53.980
4 1.158 7.239 67.088 1.158 7.239 67.088 2.097 13.108 67.088
5 .825 5.159 72.247
6 .708 4.423 76.670
7 .623 3.895 80.565
8 .529 3.305 83.870
9 .430 2.688 86.558
10 .420 2.626 89.184
11 .387 2.416 91.600
12 .363 2.266 93.866
13 .302 1.888 95.755
14 .260 1.625 97.380
15 .215 1.346 98.726
16 .204 1.274 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Bảng 18 Total Variance Explained (EFA LẦN 9)

Kết quả cho thấy 16 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 nhóm.
Giá trị tổng phương sai trích = 67.088 > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 4
nhân tố này giải thích 67.088% biến thiên của dữ liệu.
Điểm dừng khi rút trích giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân
tố thứ 4 có Eigenvalues thấp nhất là 1.158  > 1 => THỎA

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
MT2 .866
TD2 .844 .158
MT3 .824 .232
MT5 .729 .184 .182
TD3 .725 .136 .146
TT1 .864 .114
TT2 .182 .832 .188 .155
TT3 .101 .780 .209 .199
TT4 .707 .257 .136
HV2 .243 .121 .745
HV3 .257 .231 .727 .215
HV1 .189 .151 .696 .157

CCQ4 .231 .635 .146

KT2 .118 .194 .803


KT4 .217 .200 .792
KT3 .145 .101 .242 .765

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.


Bảng 19 Rotated Component Matrix (EFA LẦN 9)

Từ 6 thang đo với 24 biến quan sát, sau khi chạy EFA 9 lần, phân tích nhân tố có 4
nhóm nhân tố với 16 biến quan sát. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không
có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Ngoài
ra có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhân tố này bị nằm lẫn lộn với
câu hỏi của nhân tố kia. Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt
khi phân tích EFA. Cụ thể như sau:

Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát của thành phần “Môi trường” và “Thái độ”: MT2,
TD2, MT3, MT5, TD3

Nhân tố 2: Gồm 4 biến quan sát của thành phần “Truyền thông”: TT1, TT2, TT3,
TT4

Nhân tố 3: Gồm 4 biến quan sát của thành phần “ Hành vi” và “Chuẩn chủ quan” :
HV2, HV3, HV1, CCQ4

Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát của thành phần “Kiến thức”: KT2, KT3, KT4

3.8 EFA biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .752

Approx. Chi-Square 465.890


Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. .000

Bảng 20 KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc

=> Thỏa điều kiện, chỉ số KMO là 0.752 > 0.5.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance %
1 2.541 84.689 84.689 2.541 84.689 84.689
2 .264 8.812 93.502
3 .195 6.498 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 21 Total Variance Explained biến phụ thuộc


=> Giá trị tổng phương sai trích là 84.689% > 50%  Thỏa điều kiện

Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component
was
extracted.
The solution
cannot be
rotated.
Bảng 22 Rotated Component Matrix biến phụ thuộc
3.9 Kiểm định tương quan

Correlations
Y TD_MT TT HV_CC KT
Q
Pearson
1 .533** .497** .526** .504**
Correlation
Y
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232
Pearson
.533** 1 .275** .395** .221**
Correlation
TD_MT
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001
N 232 232 232 232 232
Pearson
.497** .275** 1 .495** .428**
Correlation
TT
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232
Pearson
.526** .395** .495** 1 .452**
HV_CC Correlation
Q Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232
Pearson
.504** .221** .428** .452** 1
Correlation
KT
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 .000
N 232 232 232 232 232
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 23 Ma trận hệ số tương quan
Hệ số sig. của biến độc lập với biến Y đều bé hơn 0.05.
Kết quả phân tích cho thấy có sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và độc lập
trong mô hình. Cụ thể như sau:
Biến TD_MT tương quan mạnh nhất với biến Y với hệ số Person = 0.533
0.4 < 0.533 < 0.6 => Tương quan trung bình
Biến HV_CCQ tương quan mạnh thứ hai với biến Y với hệ số Person = 0.526
0.4 < 0.526 < 0.6 => Tương quan trung bình
Biến KT tương quan mạnh thứ ba với biến Y với hệ số Person = 0.504
0.4 < 0.504 < 0.6 => Tương quan trung bình
Biến TT tương quan mạnh thứ tư với biến Y với hệ số Person = 0.497
0.4 < 0.497 < 0.6 => Tương quan trung bình
=> Tất cả các biến đều tác động trung bình.

3.10 Xây dựng mô hình hồi quy

1.10.1 Mô hình
Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa 6 nhân tố tác động
(biến độc lập) và (biến phụ thuộc) có dạng như sau: 

Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4

Hoặc ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.HCM = a0 + a1*Thái độ_Môi
trường+ a2*Truyền thông + a3*Hành vi_Chuẩn chủ quan + a4*Kiến thức

1.10.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-Watson
Square the Estimate
1 .714a .510 .501 .76662 1.944
a. Predictors: (Constant), KT, TD_MT, TT, HV_CCQ
b. Dependent Variable: Y
Bảng 24 : Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình

Nhìn vào bảng trên, dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến, hệ
số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.501, cho thấy biến độc lập
đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 50.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại
49.9% là do các biến ngoài môi trường và sai số ngẫu nhiên.
Hệ số Durbin Watson = 1.944 thuộc khoảng 1.5 – 2.5 nên không có sự tương quan
chuỗi bậc nhất.
1.10.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến

Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều này cho
chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay
không. Đặt giả thuyết H0 là: a0 = a1 = a2 = a3 = 0.

Kiểm định F và giá trị của sig.


ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 138.735 4 34.684 59.015 .000b
1 Residual 133.410 227 .588
Total 272.145 231
a. Dependent Variable: Y
b. Predictors: (Constant), KT, TD_MT, TT, HV_CCQ
Bảng 25 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Từ kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình, ta thấy giá trị F là 59.015 và có mức
ý nghĩa rất nhỏ 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Điều này có ý nghĩa
là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức
là sự kết hợp của các biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardize t Sig. Collinearity
Coefficients d Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e
(Constan
-2.598 .401 -6.485 .000
t)
TD_MT .594 .086 .353 6.939 .000 .835 1.198
1 TT .276 .075 .205 3.684 .000 .697 1.435
HV_CC
.291 .103 .167 2.840 .005 .627 1.594
Q
KT .326 .067 .262 4.855 .000 .740 1.351
a. Dependent Variable: Y
Bảng 26 Các thông số thống kê của mô hình
Từ bảng Coefficicents của lần chạy hồi quy đa biến, ta thấy rằng sig của các biến
TD_MT, TT, HV_CCQ, KT đều có sig ≤0.05 => các biến đều có ý nghĩa trong mô
hình.

Vậy phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng túi sinh thái của sinh viên TP. Hồ Chí Minh

Hình 10 Mô hình chính thức về ý định sử dụng túi sinh thái

Ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên TP.HCM = -2.598 + 0.353*Thái
độ_Môi trường + 0.205* Truyền thông + 0.167* Hành vi_Chuẩn chủ quan + 0.262*
Kiến thức

Kết quả nghiên cứu góp phần tìm ra yếu tố tác động tới ý định sử dụng túi sinh thái
của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh. Từ đó hình thành nên cơ sở đưa ra các giải pháp
và đề xuất cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Ý định sử dụng túi sinh thái của sinh viên tại TP.Hồ
Chí Minh” bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Kiến thức, thái độ, chuẩn chủ quan, truyền
thông và môi trường.

Do đó để nâng cao mức độ ý định đối với sinh viên, nhóm chúng tôi đề xuất một số
ý kiến định hướng như sau:

4.1 Thái độ và môi trường

Yếu tố thái độ và môi trường có tác động dương và lớn nhất đến ý định sử dụng của
khách hàng đối với việc sử dụng túi sinh thái của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh, nên
nhóm đưa ra nhận xét và đề xuất là giữ vững các yếu tố này và tiếp tục phát huy
theo hướng tích cực bởi vì thái độ nó quyết định đến việc ý định sử dụng cũng như
ý thức bảo vệ môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại
nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng
chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô
nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…Những việc
làm này có ý nghĩa rất thiết thực trong việc bảo vệ môi trường giữ lại màu xanh cho
trái đất.

4.2 Kiến thức

Yếu tố này cũng đồng thời tác động lớn hay là cùng chiều với ý định sử dụng của
sinh viên. Vì là tầng lớp tri thức trẻ nên đối với việc sử dụng túi sinh thái ngày càng
cao. Chúng ta cần được trang bị với các kiến thức về túi sinh thái như chất liệu,
cách bảo quản, việc bảo vệ môi trường. Với các yếu tố của mức độ kiến thức được
gia tăng thì sẽ làm tăng đến ý định sử dụng túi sinh thái bao gồm: Thích mua các
sản phẩm về bảo vệ môi trường nói chung và túi sinh thái nói riêng. Như thế các
doanh nghiệp sản xuất về túi sinh thái cần làm việc này hiệu quả hơn nữa bằng cách
là giới thiệu với các sinh viên qua các buổi hội thảo về vấn đề bảo vệ môi trường
hay giới thiệu qua các trang mạng dành cho sinh viên. Hay các chức năng ở quảng
cáo phải được thực hiện đúng cách và chính xác, có các trải nghiệm ngay sau khi
xem quảng cáo. Luôn luôn cập nhật hiện trạng thị trường trong và ngoài nước để
làm cho việc sử dụng túi có thêm tính cụ thể và sinh động hơn (Ví dụ như là Covid,
hay thủng tầng ozon, trái đất nóng lên,…), hay là sau phần quảng cáo chúng ta có
thể đặt một link cho khách hàng vào trải nghiệm thử trước khi tải ứng dụng về.

4.3 Truyền thông

Đối với ảnh hưởng truyền thông giả thiết này có ảnh hưởng tác động thứ tư đến ý
định sử dụng túi sinh thái của sinh viên và kết quả đã kiểm định đúng với giả thiết.
Ảnh hưởng của truyền thông càng cao thì người tiêu dùng sẽ càng tăng ý định mua
sản phẩm túi sinh thái. Điểm này các nhà sản xuất và marketing cần nắm bắt trong
công tác tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng túi thân thiện với môi
trường. Các nhà marketing của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm túi
thân thiện nên nắm bắt kỹ về đặc điểm này áp dụng để phân khúc thị trường cho sản
phẩm của mình. Chẳng hạn đẩy mạnh phân phối ở các kênh siêu thị, bởi vì đa phần
khách hàng đi mua sắm ở siêu thị cần thu hút họ bằng cách tạo ra những mẫu mã
đẹp, bắt mắt và nhất là túi sinh thái phải bền, rộng rãi, quai xách phải chắc chắn và
đặc biệt phải bảo vệ môi trường và bảo vệ về sức khỏe nên thường mua rất nhiều đồ
trong một lần đi mua sắm. Ví dụ cụ thể, siêu thị Co.opmart và chuỗi cửa hàng tiện
lợi Co.op food của đơn vị này đã xây dựng những chính sách khuyến mãi, chính
sách bán hàng với giá ưu đãi kết hợp với bố trí các khu vực trưng bày riêng biệt cho
sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp Xanh. Từ đó, khuyến khích
người tiêu dùng, cộng đồng người dân tăng cường nhận diện và đẩy mạnh sức tiêu
thụ sản phẩm, vận động không sử dụng túi nilon tại siêu thị Co.opMart, thay bằng
túi tự hủy và túi sử dụng nhiều lần. Đặc biệt, hiện nay siêu thị đã dùng lá chuối để
gói mặt hàng rau, củ thay vì sử dụng túi nilon như trước đây khiến khách hàng rất
thích thú.

4.4 Hành vi và Chuẩn chủ quan

Hành vi và chuẩn chủ quan cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp, tác động cuối
cùng đến ý định sử dụng túi sinh thái. Có thể do nhận thức của họ còn kém về tác
hại khi sử dụng túi nilon tác động xấu môi trường như thế nào. Cần nâng cao kiến
thức cũng như truyền thông để đưa lên những thông tin, thường xuyên cập nhật tình
hình ô nhiễm môi trường đang báo động từ đó mới nâng cao được hành vi của
mình. Về chuẩn chủ quan trong nghiên cứu này đo lường nhận thức chủ quan của
mỗi cá nhân đối với ý định mua túi sinh thái với môi trường. Nếu chúng ta có ý thức
nhưng vẫn duy trì chuẩn chủ quan của bản thân thì điều chúng ta làm sẽ khó thực
hiện được. Do đó nó là biến góp phần tác động tích cực đến ý định mua, là tiền đề
cho ý định mua túi sinh thái của người tiêu dùng. Đây là yếu tố người tiêu dùng cần
phải phát huy, phải có sự kiềm chế về chuẩn chủ quan của mình.

4.5 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đóng góp tích cực cho việc cải thiện ý định sử dụng túi sinh thái của
sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này, sinh viên nói riêng
và tất cả mọi người nói chung cùng nhau nhau xây dựng những chương trình hành
động nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề
tài vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế.

Thứ nhất, mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi
Thành phố Hồ Chí Minh, chứ chưa bao trùm toàn thành phố trên đất nước Việt
Nam. Có thể sẽ có những khác biệt ở những thành phố khác. Chính điều này làm
cho các nhân tố khám phá trong đề tài chưa ảnh hưởng hoàn toàn đến ý định sử
dụng túi sinh thái của sinh viên.

Thứ hai, đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu chỉ là đối
tượng sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh. Có thể có sự khác biệt giữa các cấp bậc học.
Vì vậy, mô hình lý thuyết nên tiếp tục được kiểm định ở các bậc học khác như Học
viên, Nghiên cứu sinh,…

Thứ ba, giới hạn về thời gian nghiên cứu và số lượng thành viên trong nhóm tác
giả, cũng như chi phí thực hiện nên mẫu nghiên cứu này được thực hiện theo
phương pháp thuận tiện, cỡ mẫu vẫn chưa lớn (chỉ 232 mẫu). Vì vậy, có nhiều biến
quan sát bị loại, trong tương lai các nghiên cứu nên chọn mẫu lớn hơn cũng như
chọn mẫu mang tính đại diện hơn.

Cuối cùng, các giải pháp đưa ra chỉ mang tính đặc trưng ở mức phù hợp với tình
hình thực tế, ở thời điểm hiện tại nhằm phát huy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng túi sinh thái của sinh viên TP.Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC

Bảng khảo sát


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM TÚI SINH
THÁI CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thân gửi Anh/Chị/Các bạn!

Chúng tôi là sinh viên đến từ Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Công nghệ
Tp.HCM. Chúng tôi đang thu thập dữ liệu nghiên cứu để hoàn thành bài tập môn
học Nghiên cứu Marketing với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sử
dụng sản phẩm túi sinh thái của sinh viên tại TP. HCM”.
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi đến bạn một lời cảm ơn sâu sắc vì đã quan tâm và
dành thời gian cho nghiên cứu của chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và câu trả
lời của các bạn rất có ý nghĩa trong nghiên cứu này. Chúng tôi đảm bảo rằng mọi
thông tin mà các bạn cung cấp đều được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu.

Câu trả lời của các bạn sẽ góp phần giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: CÂU HỎI GẠN LỌC

Giới tính của bạn:


Nam Ο
Nữ Ο
Độ tuổi của bạn:

12-18 tuổi Ο
18-25 tuổi Ο
Trên 25 tuổi Ο

Hiện bạn đang học tại trường

Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh (Hutech)

Đại học Giao Thông Vận Tải (GTVT)

Đại học Ngoại Thương (FTU)

Bạn đang là sinh viên năm mấy

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Khác

Dưới đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố tác đô ̣ng đến ý định sử
dụng túi sinh thái. Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát
biểu bằng cách chọn vào các ô thích hợp.
1.Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
PHẦN 2: CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Kiến thức không đồng ý thường Đồng đồng ý
đồng ý ý

Tôi đã biết đến túi sinh thái từ lâu Ο Ο Ο Ο Ο

Tôi biết nơi để mua túi sinh thái Ο Ο Ο Ο Ο

Tôi biết nhiều nơi có sử dụng túi sinh Ο Ο Ο Ο Ο


thái

Tôi biết nhiều cách để đánh giá chất Ο Ο Ο Ο Ο


lượng của túi sinh thái

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Thái độ không đồng ý thường Đồng đồng ý
đồng ý ý

Sử dụng túi sinh thái là một ý tưởng tốt Ο Ο Ο Ο Ο

Sử dụng túi sinh thái là bảo vệ môi Ο Ο Ο Ο Ο


trường

Sử dụng túi sinh thái rất an toàn Ο Ο Ο Ο Ο

Sử dụng túi sinh thái rất tiện dụng Ο Ο Ο Ο Ο


Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Chuẩn chủ quan không đồng ý thường Đồng đồng ý
đồng ý ý

Gia đình tôi đều sử dụng túi sinh thái Ο Ο Ο Ο Ο

Bạn bè tôi khuyến khích tôi nên sử Ο Ο Ο Ο Ο


dụng túi sinh thái

Người nổi tiếng đang khuyến khích Ο Ο Ο Ο Ο


mọi người sử dụng túi sinh thái

Sử dụng túi sinh thái đang trở thành Ο Ο Ο Ο Ο


phong trào

Các cửa hàng, siêu thị khuyến khích Ο Ο Ο Ο Ο


mọi người sử dụng túi sinh thái thay
cho bao bì nilon

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Nhận thức hành vi không đồng ý thường Đồng đồng ý
đồng ý ý

Tôi có cân nhắc giữa việc sử dụng túi Ο Ο Ο Ο Ο


sinh thái so với các loại bao bì khác

Tôi sẽ chọn túi sinh thái thay vì bao Ο Ο Ο Ο Ο


nilon khi đi mua sắm

Tôi có thể tự quyết định việc mua túi Ο Ο Ο Ο Ο


sinh thái
Đối với tôi, sử dụng túi sinh thái là một Ο Ο Ο Ο Ο
việc rất dễ dàng

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Truyền thông không đồng ý thường Đồng đồng ý
đồng ý ý

Tôi biết đến túi sinh thái qua các Ο Ο Ο Ο Ο


chương trình marketing xanh phổ biến
trên các phương tiện thông

Tôi biết đến túi sinh thái qua các chiến Ο Ο Ο Ο Ο


dịch quảng bá marketing xanh từ các
phong trào bảo vệ môi trường

Tôi biết đến túi sinh thái qua các chiến Ο Ο Ο Ο Ο


dịch quảng bá marketing xanh từ các
kênh siêu thị

Tôi biết đến túi sinh thái thông qua các Ο Ο Ο Ο Ο


Influencer và KOLs mà tôi theo dõi

Tôi nhận thấy truyền thông có thể ảnh Ο Ο Ο Ο Ο


hưởng trực tiếp đến thái độ và hành vi
môi trường

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Nhận thức môi trường không đồng thường Đồng đồng
đồng ý ý ý
ý

Sự phát triển hiện đại là mối đe dọa Ο Ο Ο Ο Ο


đến môi trường

Tôi đồng ý rằng việc bảo vệ môi Ο Ο Ο Ο Ο


trường là trách nhiệm chung của toàn
dân, toàn xã hội

Tôi cho rằng việc sử dụng túi sinh thái Ο Ο Ο Ο Ο


đem lại lợi ích lớn cho môi trường.

Ô nhiễm môi trường có thể được cải Ο Ο Ο Ο Ο


thiện

Túi nilon là hiểm họa đối với môi Ο Ο Ο Ο Ο


trường xanh.

Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Ý định không đồng thường Đồng đồng
đồng ý ý ý
ý

Tôi nhận thấy lợi ích khi sử dụng túi Ο Ο Ο Ο Ο


sinh thái

Tôi sẵn sàng mua túi sinh thái trong Ο Ο Ο Ο Ο


thời gian tới

Tôi có ý định khuyên gia đình/bạn bè Ο Ο Ο Ο Ο


sử dụng túi sinh thái

Chúng tôi rất biết ơn khi các bạn đã đi đến những dòng cuối cùng của bảng câu hỏi.
Xin cảm ơn các bạn một lần nữa đã giúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
Chúc các bạn một ngày tốt lành!.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Chí Công và Hoàng Thị Thu Phương. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang. Luận văn thạc sĩ. Đại học Nha
Trang

Công trình nghiên cứu của Phạm Trần Hạnh Thi, 2013. Các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng túi sinh thái (eco bags) của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí
Minh.Luận văn thạc sĩ.

Công trình nghiên cứu của Võ Thị Bạch Hoa ,2014. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Luận văn thạc sĩ

Fisher, D. H., 1985. Knowledge acquisition via incremental conceptual clustering.


Kluwer Academic Publishers, Boston. Machine learning 2, pp. 139 – 172.

Fred Selnes and Kjell Gronhaug, 1986. Subjective and Objective Measures of
Product Knowledge Contrasted, in NA - Advances in Consumer Research Volume
13, eds. Richard J. Lutz, Provo, UT: Association for Consumer Research, Pages:
67-71.

Hélène Cherrier, 2006. Consumer identity and moral obligations in non-plastic bag
consumption: a dialectical perspective. International Journal of Consumer Studies,
Volume 30, Issue 5, pp. 515 – 523

Hungerford, H.R. & Volk, T.L., 1990. Changing leaner behavior through
environmental education. The Journal of Environmental Education, Vol. 21, Issue
3, pp. 8 -21.

Isaac Cheah, Ian Phau, 2011. Attitudes towards environmentally friendly products:
The influence of ecoliteracy, interpersonal influence and value orientation,
Marketing Intelligence & Planning, Vol. 29 Issue 5, pp.452 – 472.

Kaiser, F.G., Woelfing, S. & Fuhrer, U., 1999. Environmental attitude and
ecological behavior. Journal of Environmental Psychology, Vol. 19, pp. 1 -19.

Kalafatis S. P., 1999. Green marketing and Ajzen’s theory of planned behaviour: a
cross-market examination, Journal of Consumer Marketing, Vol. 16 Iss: 5, pp.441 –
460.
http://crcc.org.vn/tac-hai-kinh-hoang-cua-viec-su-dung-va-dot-tui-ni-long
https://moitruongdulich.vn/index.php/item/14085
https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/co-hoi-nao-cho-nganh-cong-nghe-xu-
ly-tai-che-chat-thai-tai-viet-nam
https://aneco.com.vn/tin-tuc-su-kien/tui-tu-huy-sinh-hoc.html

You might also like