You are on page 1of 37

Nguyễn Thị Tươi - CQ55/22.

07 Học viện Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TOÁN
--------

BÁO CÁO THỰC TẬP

Hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu trong Kiểm toán

Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) thực hiện

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi - CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Tiến Dũng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tươi
Lớp : CQ55/22.07

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY


TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á............................................................................3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.............................................3


1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.........................................................3

1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty.....................................................................


1.2.1 Nhiệm vụ và mục tiêu..............................................................................................

1.2.2 Các dịch vụ chủ yếu.................................................................................................

1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động......................................................................................

1.4. Tình hình và kết quả hoạt động..................................................................................

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN CHÂU Á (ASA)..........................................................................................

2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán............................................................

2.2 Chương trình kiểm toán.................................................................................


2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán..........................................................................................

2.2.2 Thực hiện kiểm toán................................................................................................

2.2.3 Kết thúc kiểm toán...................................................................................................

2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán.................................................................

2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty................................................

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG


CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ES-GLOCAL- CHI NHÁNH HÀ NỘI....

3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của công ty..............................................


3.1.1 Ưu điểm...................................................................................................................

3.2 Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của công ty...........................

KẾT LUẬN.........................................................................................................…

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Từ đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
International Financial Reporting Standard
IFRS
(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
KTV Kiểm toán viên
KSNB Kiểm soát nội bộ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Vietnamese Standards in Auditing
VSA
(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam)

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG


Tên bảng Nội dung Trang
Các thông tin tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán
Bảng 1.1 8-9
Châu Á (ASA) năm 2021
Danh sách khách hàng chủ yếu của Công ty TNHH Kiểm
Bảng 1.2 9-11
toán Châu Á (ASA)

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) 6
Quy trình thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm
Sơ đồ 2.1 14
toán Châu Á (ASA)
Quy trình soát xét hồ sơ kiểm toán tại Công ty TNHH
Sơ đồ 2.2 15
Kiểm toán Châu Á (ASA)
Quy trình phê chuẩn và phát hành báo cáo tại Công ty
Sơ đồ 2.3 16
TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA)
Quy trình hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ tại Công ty TNHH
Sơ đồ 2.4 16
Kiểm toán Châu Á (ASA)

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như các tổ chức,
cá nhân khác. Để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời doanh nghiệp và

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

nhà đầu tư đòi hỏi sự minh bạch và lành mạnh hóa các thông tin tài chính của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của các công ty kiểm toán là vô
cùng quan trọng.

Hơn nữa, các tổ chức của công ty đặc biệt là tổ chức công tác kiểm toán có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng của kết quả kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác kiểm toán kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, trong thời gian thực tập tại Công
ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA), được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên TS.
Phạm Tiến Dũng và các anh chị tại Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA), em đã
hoàn thành bài “Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
(ASA)”. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài báo cáo của em gồm 3 phần chính:

Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA)

Phần 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán và thực trạng tổ chức kiểm toán một số khoản
mục chủ yếu trên báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA)

Phần 3: Nhận xét và các giải pháp đề xuất về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH
Kiểm toán Châu Á (ASA)

Em xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Tiến Dũng cũng như toàn thể các anh chị tại Công
ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) đã hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm để em
có thể hoàn thành bài báo cáo này.

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU


Á (ASA)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
(ASA)
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH kiểm toán Châu Á ( gọi tắt là ASA) là một tổ chức tư vấn hợp
pháp chuyên ngành kiểm toán- kế toán- tài chính- thuế được thành lập và hoạt
động theo luật doanh nghiệp, ngày 24 tháng 07 năm 2006 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội cấp.

Tổng quan về ASA:

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á

Tên viết tắt: ASIAN AUDITING CO.,LTD

Mã số thuế: 0102000577

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật: PHẠM VĂN BIỆN

Giám đốc công ty: NGUYỄN VĂN BÌNH

Điện thoại: 0438581122

Trang web: www.asa-audit.com

Email: kiemtoanasa@gmail.com

 Trụ sở chính: Số 71/76 Hoàng VĂn Thái, Phường Khương Trung,


Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
 VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 304 đường Dương Đình Hội, Khu phố 3, P. Tăng Nhơn
Phú B, Quận 9, TP.HCM
GVHD: TS. Phạm Tiến
Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

 VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á tại TP. Huế

Địa chỉ: 57/246 đường Hùng Vương, Phường An Cự, Thành phố Huế.
 VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á tại Quảng Bình

Địa chỉ: 47C Trần Hưng Đạo, Phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới.
 VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á tại Yên Bái

Địa chỉ: Số nhà 51, đường Thành Công, tổ 44, phường Nguyễn Thái
Học, TP. Yên Bái
 VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á tại Nam Định

Địa chỉ: Số nhà 9/131 Trần Thái Tông, Phường Lộc Vượng, TP. Nam
Định

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1 Nhiệm vụ và mục tiêu
ASA là một trong số các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam đang
cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
độc lập, tư vấn thuế, tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp và định giá tài
sản. Mạng lưới khách hàng của ASA trải dài khắp toàn quốc với nhiều khách
hàng là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, các công ty cổ phần, công ty có
vốn đầu tư nước ngoài lớn trong nền kinh tế, các dự án Quốc tế, dự án đầu tư
xây dựng cơ bản trọng điểm quốc gia…

Với phương châm hoạt động " Uy tín và chất lượng là tiêu chí khẳng
định thương hiệu ASA ", ASA làm việc nghiêm túc, sáng tạo, nỗ lực từng
ngày, qua từng công việc cụ thể, để tạo ra chất lượng dịch vụ cung cấp cho
khách hàng; luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để hoàn thiện dịch vụ, đáp

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, cam kết cung cấp dịch vụ uy tín,
chất lượng, vì sự phát triển của khách hàng.

ASA được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động số 0102000577 ngày 24 tháng 07 năm 2006.

ASA đang dần khẳng định vị thế của mình bằng việc đem đến những dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng dựa trên nguyên tắc hoạt động : “ Độc lập, khách
quan, và bí mật nghề nghiệp “

1.2.2 Các dịch vụ chủ yếu


Các dịch vụ chủ yếu mà ASA cung cấp:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên


- Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế;
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục
thỏa thuận trước;
Dịch vụ Kiểm
toán - Kiểm tra soát xét báo cáo tài chính theo thời gian
thỏa thuận
- Kiểm toán xác nhận nguồn vốn
- Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán
nội bộ.

Dịch vụ Tư - Tư vấn xử lý vướng mắc về các loại thuế, tiết kiệm


Vấn chi phí thuế;
- Tư vấn miễn, giảm, ưu đãi thuế, tư vấn hoàn thuế;
- Tư vấn lập Báo cáo, quyết toán thuế;
- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế.

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ; xây dựng
các quy chế kiểm soát nội bộ phù hợp với mô hình
doanh nghiệp
- Tư vấn cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng
khoán.

- Ghi chép và giữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp;


- Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế
toán;
- Tư vấn xử lý các vướng mắc trong nghiệp vụ kế
toán;
- Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng;
- Tư vấn lập Báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công
Dịch vụ kế
toán ty mẹ;
- Tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi Báo cáo tài
chính
- Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu
cầu quản lý (bao gồm cả lựa chọn phần mềm kế toán
phù hợp).

- Tổ chức các khóa học về kế toán, kiểm toán, quản trị


tài chính cho doanh nghiệp
- Đào tạo cấp chứng chỉ Kiểm toán thực hành
Dịch vụ Đào
Tạo - Đào tạo về quản trị Doanh nghiệp
- Đào tạo kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro doanh
nghiệp

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
Kiểm toán Châu Á(ASA)
Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) tổ chức bộ máy hoạt động và
quản lý theo sơ đồ dưới đây:

GVHD: TS. Phạm Tiến


Dũng
Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ES-GLOCAL


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Chủ tịch HĐTV CP
Phạm Trung Kiên

Tổng Giám Đốc


Nguyễn Văn Bình

Phó TGĐ Phó TGĐ Giám đốc kiểm toán Phó TGĐ Phó TGĐ
Lê Đức Minh Nguyễn Thái Anh Nguyễn Mạnh Hùng Đỗ Quốc Việt Phạm Văn Biện

PhòngK Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Văn


T1 KT5 KT6 KT Hành kế phòng
KTBCT KTBCT KTBCT XDCB chính toán đại
C C C diện

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết
định cao nhất trong công ty, các quyết định được thông qua bằng hình thức biểu
quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. TạiASA, Hội đồng thành viên
có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định phương hướng phát triển của
công ty; quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ của
công ty... Hội đồng thành viên của ASA tổ chức họp mỗi năm một lần, thời gian
họp có quy định cụ thể trừ những trường hợp có sự việc bất thường xảy ra

Ban lãnh đạo: Một trong những điểm mạnh của ASA là đội ngũ lãnh đạo đã
có rất nhiều năm kinh nghiệm trong các Công ty Kiểm toán Quốc tế và Việt Nam,
lĩnh vực thẩm định giá nên rất am hiểu về luật pháp và hiểu về thực tế tại các
doanh nghiệp. Một số thành viên trong Ban Giám đốc ASA là những người đã có
mặt và làm việc đầu tiên trong ngành Kiểm toán độc lập, lĩnh vực thẩm định giá và
xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây chính là những lý do mà khách
hàng luôn hài lòng về kết quả khi ASA cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn.

Phòng hành chính tổng hợp: Là bộ phận trực thuộc BGĐ công ty, tham mưu
giúp BGĐ điều hành công tác cán bộ, tổ chức nhân sự, công tác hành chính quản
trị, xây dựng và thiết lập mô hình quản lý công ty, chăm lo đời sống cho cán bộ
nhân viên trong công ty, tổ chức bảo vệ tài sản, giám sát hàng hóa trong quá trình
nhập, xuất... Bộ phận tổ chức hành chính có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực
hiện các chế độ chính sách đối với người lao động - nhân tố quan trọng nhất của
lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt trong tình trạng thiếu nhân sự kiểm toán chất lượng
cao như hiện nay.

Các phòng nghiệp vụ: ASA có bốn phòng nghiệp vụ, trong đó có một phòng
nghiệp vụ có chuyên môn về kiểm toán XDCB và ba phòng nghiệp vụ Kiểm toán

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

BCTC. Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trực
tiếp về nhân sự cũng như phân công công tác cho từng thành viên trong phòng. Các
nhân sự trong phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các công việc được giao của
BGĐ cũng như người quản lý trực tiếp của mình.

1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán
Châu Á trong những năm gần đây
ASA Là Công ty cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam. Có số
lượng khách hàng đông đảo. Luôn tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam và Quốc tế. Chất lượng kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ. Ưu thế
khác biệt, tận tâm, nỗ lực và cống hiến. ASA đã thực hiện kiểm toán thành công
cho nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước với hơn 500 khách hàng.

Bảng 1.2: Danh sách khách hàng truyền thống là doanh nghiệp nhà nước của Công ty
TNHH Kiểm toán Châu Á

Khách hàng Ngành nghề Địa chỉ


* Công ty Thống Nhất Hà Nội Sản xuất Hà Nội
* Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh Khách sạn Quảng Ninh
* Công ty CP Xây lắp và Phát triển nhà HUD 3.1 Xây dựng Hà Nội
* Công ty CP Xây lắp và Phát triển nhà HUD 3.2 Xây dựng Hà Nội
* Công ty CP Xây lắp và Phát triển nhà HUD 3.3 Xây dựng Hà Nội
* Công ty CP ACC - Thăng Long Xây dựng Hà Nội
* Công ty Xổ Số Kiến thiết Vĩnh Phúc Xổ Số Vĩnh Phúc
* Công ty Xăng dầu Đồng Tháp Xăng dầu Đồng Tháp
* Công ty Xăng dầu Sông Bé Xăng dầu Bình Dương
* Công ty Xăng dầu Tây Ninh Xăng dầu Tây Ninh
* Công ty Xăng dầu Tiền Giang Xăng dầu Tiền Giang
* Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Xăng dầu Vĩnh Long
* Công ty Xăng dầu Tây Bắc Xăng dầu Điện Biên
* Công ty Xăng dầu Lào Cai Xăng dầu Lào Cai
* Công ty Xăng dầu Hà Giang Xăng dầu Hà Giang
* Công ty Xăng dầu Tuyên Quang Xăng dầu Tuyên Quang
* Công ty Xăng dầu Bắc Thái Xăng dầu Thái Nguyên

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

* Công ty Xăng dầu Cao Bằng Xăng dầu Cao Bằng


* Công ty Xăng dầu Thái Bình Xăng dầu Thái Bình
* Công ty Xăng dầu Bắc Sơn Xăng dầu Bắc Giang
* Công ty Xăng dầu Thanh Hoá Xăng dầu Thanh Hóa
* Công ty Đầu tư và Phát triển Làng văn hoá Du lịch các dân Thương mại Hà Nội
tộc Việt Nam
* Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Hành chính Lai Châu
* Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Lai Châu Nông nghiệp Lai Châu

Bảng 1.3: Danh sách khách hàng là doanh nghiệp ngoài nhà nước của Công ty TNHH
Kiểm toán Châu Á

Tên khách hàng Ngành nghề Địa chỉ

Công ty Cổ phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Sản xuất Hà Nội


* Thành
* Công ty TNHH Điện tử Boulder (Việt Nam) Điện tử Vĩnh Phúc
* Công ty TNHH Long Prosper Internation Sản xuất Hà Nam
* Công ty TNHH Cherry Bright Sản xuất Hải Dương
* Công ty TNHH H&P Logis Việt Nam Sản xuất Hà Nội
* Công ty TNHH Kanegabo Sản xuất Bắc Giang
* Công ty Cổ phần ACC – Thăng Long Xây dựng Hà Nội
* Công ty TNHH SX & TM Hải Yến Sản xuất Hải Dương
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương Mại Ngọc Sản xuất Hải Dương
* Sơn HD
* Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt Đầu tư BĐS Hà Nội
* Công ty TNHH Xây dựng Hankook Xây dựng Hà Nội
* Công ty TNHH Seosin Electronics Vina Sản xuất Hà Nam
Công ty TNHH Young Huyn International Sản xuất Hải Dương
* Coproation
* Công ty TNHH Kwang Seong Pungryuk Vina Xây dựng Vĩnh Phúc
* Công ty TNHH EMC Vina Xây dựng Hải Dương
* Công ty TNHH YG Vina Sản xuất Hàn Nội

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

* Công ty TNHH Dongriwon Development Việt Nam Xây dựng Hà Nội


* Công ty Cổ phần LEO JINS Việt Nam May mặc Hà Nam
* Công ty Ac quy KORNAM Ac Quy Thái Bình
* Công ty TNHH Kwang Seong Pungryuk Vina Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH EL Tech Vina Sản xuất
* Công ty TNHH Two-K Eng Vina Sản xuất Vĩnh Phúc
* Công ty TNHH Yujin ENC Vina Sản xuất Bắc Ninh
* Công ty TNHH LIKAN – VINA Hóa chất Hà Nội
* Công ty liên doanh Quế Khải Minh Việt Sửa chữa Hà Nội
Công ty TNHH Công nghiệp hoá chất Sepangar Hóa chất Hải Phòng
* Oshika
* Công ty CP Hữu hạn Phát triển khu CN Đài Tín KCN Thái Bình
* Công ty TNHH Dệt MEINA MEINA Dệt Thái Bình
* Công ty TNHH Shinogi Solinc Việt Nam Khuôn mẫu Hà Nội
* Công ty TNHH NKB Archi Việt Nam Thiết kế Hà Nội
* Công ty TNHH Điện tử Woolley Việt Nam Điện tử Thái Bình

* Công ty TNHH Tư vấn quản lý Jtrade Phần mềm Hà Nội


* Công ty TNHH Blue Belt Việt Nam Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH Jecc Việt Nam Dịch vụ Hà Nội
* Công ty Yotsuba Dress Việt Nam Sản xuất Thanh Hóa
* Công ty TNHH Tribal Media House Technology Lab Sản xuất Hà Nội
* Công ty TNHH O - Well Việt Nam Thương mại Hà Nội
* Công ty TNHH Japan Kikuson Interior Sản xuất Hà Nội
* Công ty TNHH Uesugi VIệt Nam Hà Nội
* Công ty TNHH Trente Việt Nam Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH Grankoyo
* Công ty TNHH I - Enter Asia Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH Kasanam Thương mại Hà Nội

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

* Công ty TNHH Headwork Việt Nam Sản xuất Nam Định


* Công ty TNHH SeeSaa Việt Nam Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH MS Asia Việt Nam Sản xuất Bắc Ninh
* Công ty TNHH Grankoyo Việt Nam Giáo dục Hà Nội
* Công ty TNHH Fuluhashi Việt Nam Sản xuất Hải Dương
* Công ty TNHH Nippon Seal Việt Nam Thương mại Hà Nội
* Công ty TNHH PA Việt Nam Cosulting Tư vấn quản lý Hà Nội
* Công ty TNHH Công nghệ Cuộc sống (lifetime) Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH Hà Nội Lonrevise Dệt may Hà Nội
* Công ty TNHH I - Enter Asia Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH Kasanam Thương mại Hà Nội
* Công ty TNHH Headwork Việt Nam Sản xuất Nam Định
* Công ty TNHH SeeSaa Việt Nam Phần mềm Hà Nội
* Công ty TNHH MS Asia Việt Nam Phụ kiện van Bắc Ninh
* Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội DV lữ hành Hà Nội
* Côg ty TNHH MTV Khách sạn Vịnh Hạ Long DV lữ hành Quảng Ninh
* Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Mega DV lữ hành Hà Nội
* Công ty Cổ phần Du lịch Charter Việt Nam DV lữ hành Hà Nội
* Công ty Cổ phần Đầu tư HG-HG Holding DV lữ hành Hà Nội
* Công ty TNHH MTV Lữ hành HG Sài Gòn DV lữ hành Hồ Chí Minh
* Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Hương Giang DV lữ hành Hồ Chí Minh
* Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt DV lữ hành Hà Nội
* Công ty CP Quản lý và Đầu từ khách sạn HG DV lữ hành Hà Nội
* Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến Châu Á DV lữ hành Hà Nội
* Công ty Cổ phần Lữ hành Sens Asia DV lữ hành Hà Nội
* Công ty Cổ phần Khu nghỉ dưỡng Cồn Ba Xã Hội An DV lữ hành Quảng Nam
* Công ty TNHH Du thuyền Bhaya DV lữ hành Quảng Ninh

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hàng không


* DV lữ hành Hà Nội
Hoàng Gia Gotadi

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
KIỂM TOÁN MỘT SỐ KHOẢN MỤC CHỦ YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á (ASA)
2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
Qui trình kiểm toán BCTC chung của ASA cũng tuân theo Chương trình
Kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành
ngày 23/12/2013 nhưng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của ASA.
Tùy từng khách hàng cụ thể và sự xét đoán chuyên môn của KTV mà qui trình
kiểm toán có thể thay đổi linh hoạt. Qui trình này được minh họa bằng sơ đồ sau:

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Sơ đồ 2.2: Qui trình kiểm toán BCTC chung tại ASA


Giai đoạn 1
Lập kế hoạch kiểm toán

Đánh Tìm Đánh giá


Lập Xác Tổng
giá hiểu Phân chung về
HĐKT và định hợp kế
khách khách tích sơ hệ thống
lựa chọn mức hoạch
hàng và hàng bộ KSNB và
nhóm trọng kiểm
rủi ro kiểm BCTC rủi ro,
kiểm toán yếu toán
HĐKT toán gian lận

Giai đoạn 2
Thực hiện kiểm toán

Thực hiện Xem xét lại


Thực hiện
khảo sát kiểm soát sự phù khảo sát cơ bản
hợp của
mức trọng
Khảo yếu đã xác Kiểm
Khảo định tra chi
sát Thủ
sát vận Thủ tiết số
thiết tục
hành tục dư và
kế phân
kiểm chung nghiệp
kiểm tích
soát vụ
soát
Giai đoạn 3
Kết thúc kiểm toán

Soát xét, Thống nhất


Thực hiện Tổng hợp Lập dự
hoàn với khách
các thủ kết quả kiểm thảo
thiện
tục kiểm toán; trao BCKT và hàng và
BCKTGVHD:
và TS. Phạm Tiến Dũng
toán đặc đối với thư quản
thư quản phát hành
thù khách hàng lý

Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

2.2 Chương trình kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
Chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á luôn tuân thủ chuẩn mực
kiếm toán quốc tế; chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; tập trung vào kiểm soát chất lượng
và rủi ro và tiếp cận kiểm toán dựa trên sự am hiểu doanh nghiệp và hệ thống KSNB của
đơn vị khách hàng.

Quy trình tổ chức công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á bao gồm 5
bước:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Bước 3: Soát xét hồ sơ kiểm toán

Bước 4: Phê chuẩn và phát hành báo cáo

Bước 5: Hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ kiểm toán

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán


Giai đoạn 1: Chấp nhận khách hàng

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Ở giai đoạn này, dựa vào các đặc điểm của đơn vị khách hàng như đặc điểm doanh
nghiệp, mức độ rủi ro của khách hàng, quyền lợi và trách nhiệm của Ban giám đốc đối
với đơn vị được kiểm toán,… công ty sẽ đánh giá xem có nên chấp nhận kiểm toán khách
hàng mới hoặc kiểm toán lại khách hàng đã kiểm toán năm trước hay không?

Giai đoạn 2: Tiền kế hoạch

Sau khi tiếp nhận khách hàng, Giám đốc phụ trách hợp đồng sẽ phân công nhóm kiểm
toán phụ trách hợp đồng, trưởng nhóm có trách nhiệm phân công và giám sát các công
việc của cá thành viên trong nhóm. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn tiền kế
hoạch bao gồm: tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; thu thập tài liệu
và đánh giá quy trình KSNB của đơn vị khách hàng; đánh giá rủi ro.

Giai đoạn 3: Lập kế hoạch

Tại bước này, KTV sẽ thực hiện các công việc sau:

- Nhóm kiếm toán họp và thảo luận về khách hàng được kiểm toán
- Thiết lập mức trọng yếu
- Xác định chiến lược kiểm toán dựa trên đánh giá mức độ hiệu quả của các thủ tục
TOC (Test of control), SARP (Substantive analytical review procedure), TOD (Test
of detail)
- Xác định thủ tục kiểm toán, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm

2.2.2. Thực hiện kiểm toán


Việc thực hiện kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại công ty khách hàng và bao gồm:
kiểm tra kiểm soát, thử nghiệm cơ bản, đánh giá lại tính trọng yếu.

a) Đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Sau khi đánh giá thiết kế và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế
hoạch, nếu kiểm toán viên quyết định thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ,
kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng chu kỳ và tài khoản tác động đối

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

với một số cơ sở dữ liệu. Sau đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện các
thủ tục kiểm tra cơ bản.

Kiểm toán viên cũng sẽ kiểm tra tính hiệu quả của các quy trình kiểm soát chính của
từng chu kỳ và dựa vào đó để đưa ra kết luận về mức độ rủi ro kiểm soát và xác định
mức độ kiểm tra cơ bản.

b) Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Thứ nhất, xem xét đến tính đầy đủ và phù hợp của bằng chứng kiểm toán trên cơ sở số
dư và giao dịch trong báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán đang hoạt
động. Thứ hai, so sánh khác biệt giữa các mục tiêu kiểm toán đối với số dư trên bảng
cân đối kế toán và các giao dịch trong báo cáo thu nhập.

Công ty hiện đang áp dụng linh hoạt các kỹ năng phân tích như phân tích tỷ số tài
chính, ước tính độc lập, ...

Kiểm tra chi tiết áp dụng tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên. Theo đó, kiểm toán
viên dựa vào độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ sau khi đánh giá thiết kế và vận
hành của hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện một số hoặc tất cả các thủ tục. Nội
dung chính của kiểm tra chi tiết là: (1) Kiểm tra trực tiếp số dư; (2) Kiểm tra chi tiết các
hoạt động và số dư trên cơ sở áp dụng kết hợp các kỹ thuật kiểm toán cơ bản để thu thập
bằng chứng cho một hoặc nhiều dữ liệu cơ bản bao gồm: kiểm tra chi tiết chứng từ,
kiểm tra đối chiếu, gửi thư xác nhận, kiểm kê và quan sát tài sản, kiểm tra hồ sơ định
kỳ, xem xét hoạt động và số dư bất thường; (3) Đánh giá về công bố và trình bày về báo
cáo tài chính.

c) Thực hiện các thủ tục kiểm toán chung

Xem xét về viêc tuân thủ pháp luật và các vấn đề pháp lý liên quan; kiểm toán năm đầu
tiên; giao dịch với các bên liên quan; các sự kiện tiếp theo… Nội dung được thiết kế
dưới dạng bảng câu hỏi với các phần sau: mục tiêu kiểm toán, tìm hiểu tác động của các
vấn đề kiểm toán đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính, quy trình kiểm tra chi

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

tiết (nếu vấn đề kiểm tra có vấn đề) và kết luận. Các kỹ thuật sàng lọc áp dụng bao gồm
phỏng vấn, quan sát và xác minh các tài liệu liên quan.

d) Đánh giá lại mức độ trọng yếu của các sai phạm được tìm thấy

Hai mục tiêu được đặt ra với sự đánh giá lại tính trọng yếu: (1) Đánh giá tác động của
các sai phạm chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính; (2) Đánh giá lại
nội dung, phạm vi và lịch trình của các thủ tục kiểm toán được thực hiện.

Tính trọng yếu của báo cáo tài chính có thể cần được sửa đổi do kết quả của những thay
đổi từ những phát sinh trong quá trình kiểm toán. Việc đánh giá lại được thực hiện trong
quá trình đánh giá các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán (áp dụng cho
trường hợp điều chỉnh kiểm toán ảnh hưởng đến tính trọng yếu làm cơ sở để xác định
tính trọng yếu).

2.2.3 Kết thúc kiểm toán

Kết quả kiểm toán sẽ được xem xét trong mối quan hệ hợp lý chung, trưởng nhóm kiểm
toán là người soát xét các giấy tờ làm việc của các trợ lý kiểm toán và các thành viên
trong nhóm kiểm toán, từ đó tập hợp các bút toán điều chỉnh cụ thể của từng phần hành,
đồng thời xem xét để đánh giá các sự kiện bất thường và các sự kiện phát sinh sau ngày
lập Báo cáo tài chính. Trước khi hoàn thành báo cáo kiểm toán, công ty có thảo luận với
khách hàng về những điều chỉnh ở từng khoản mục, từ đó kiểm toán viên mới đưa ra ý
kiến xác nhận về Báo cáo tài chính của khách hàng và phát hành Báo cáo kiểm toán.

a) Tổng hợp các kết quả kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán để đánh giá lại ảnh hưởng của các lỗi được phát hiện trong
quy trình kiểm toán, bao gồm các lỗi không điều chỉnh (nếu có), cho các báo cáo tài

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

chính và tổng hợp kết quả kiểm tra. Đối với các rủi ro đã xác định trong giai đoạn lập kế
hoạch cũng như các rủi ro mới phát sinh trong giai đoạn kiểm toán, trong giai đoạn xem
xét kiểm toán.

b) Thực hiện đánh giá báo cáo tài chính cuối cùng

Phân tích này nhằm đưa ra một kết luận tổng thể về sự phù hợp của các khía cạnh trọng
yếu của báo cáo tài chính và kiến thức của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của
đơn vị. Qua đó, chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm
toán bổ sung.

Phân tích sử dụng chủ yếu các kỹ thuật phân tích so sánh của năm nay và năm trước cho
các chỉ số trong báo cáo tài chính hoặc phân tích tình trạng tài chính và kết quả hoạt
động kinh doanh.

Kiểm toán viên sẽ thực hiện soát xét lại những khoản nợ tiềm ẩn và các sự kiện phát
sinh sau ngày kết thúc năm tài chính. Các khoản nợ và các sự kiện có thể phát sinh, làm
ảnh hưởng đến  báo cáo tài chính và do vậy có thể ảnh hưởng đến ý kiến cảu  kiểm toán
viên trên báo cáo kiểm toán.  Kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng cuối cùng
cho sự kiện này. Trên cơ đó tổng hợp, đánh giá kết quả và xác định loại báo cáo kiểm
toán phù hợp.

c) Thu thập các Thư giải trình của Ban Giám đốc

Thư giải trình của Ban Giám đốc là bằng chứng cho thấy kiểm toán viên đã thừa nhận
trách nhiệm của mình để lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý
và phù hợp với hệ thống kế toán chuẩn và hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính.
Một thư giải trình sẽ bao gồm văn bản của giám đốc của đơn vị được kiểm toán về các
vấn đề ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên không thu thập đủ
bằng chứng. Thư giải trình này cần được thu thập trước khi công bố báo cáo kiểm toán
chính thức.

d) Xem xét và phê duyệt Báo cáo kiểm toán

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Sửa đổi và phê duyệt để đảm bảo kiểm soát chất lượng thích hợp của kiểm toán trước
khi công bố báo cáo kiểm toán chính thức.

2.3 Khái quát thực trạng kiểm toán các phần hành kiểm toán chủ yếu của Công ty
TNHH Kiểm toán Châu Á
2.3.1 Tiền và các khoản tương đương tiền
A, Tiền mặt

- Thực hiện kiểm kê quỹ nếu khoản mục tiền là trọng yếu. Trường hợp kiểm kê tiền
khác ngày 31/12/2020 thì thực hiện thủ tục tính toán lại số dư tại ngày 31/12/2020.
Chố số phiếu thu, phiếu chi, đối chiếu số liệu thực tế kiểm kê với số liệu trên sổ.
- Kiểm tra các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trên 20 triệu, kiểm tra chi tiết chứng
từ để xác định rủi ro về thuế.
- Kiểm tra mức tồn quỹ hàng ngày, đối chiếu với định mức tồn quỹ của đơn vị. Lưu ý
hạn mức thanh toán và thẩm quyển phê duyệt.

B, Tiền gửi ngân hàng

- Thu thập thư xác nhận, sổ phụ ngân hàng tại 31/12/2020, đối chiếu số dư với sổ kể
toán
- Đánh giá lại số dư tiền có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
- Thực hiện thủ tục SARP ước tính lãi tiền gửi trong năm, so sánh với doanh thu lãi tiền
gửi mà kế toán ghi nhận trên sổ. Giải thích chênh lệch trọng yếu.

C, Tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền

- Kiểm tra phân loại các khoản tương đương tiền


- Kiểm tra việc hình thành số dư các khoản tiền đang chuyển
- Kiểm tra hợp đồng để xác định kỳ hạn gốc của các khoản tiền gửi có kỳ hạn

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

2.3.2 Các khoản phải thu


- Yêu cầu gửi thư xác nhận tại thời điểm lập BCTC cho 80% giá trị khoản mục và lập
bảng theo dõi thu hồi xác nhận công nợ. Giải thích chênh lệch
- Kiểm tra một khách hàng theo dõi nhiều tài khoản khác nhau
- Kiểm tra các giao dịch bù trừ công nợ, chú ý các biên bản, và quy định trong hợp
đồng. Xác định rủi ro thuế VAT (nếu có)
- Kiểm tra công nợ phải thu quá hạn, không rõ đối tượng, tồn đọng từ nhiều năm nhưng
chưa xử lý hoặc trích lập, hoàn nhập dự phòng không đúng quy định. Cần lập bảng dự
phòng theo hướng dẫn tại TT 228
- Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ : đánh giá lại và xác định chênh lệch tỷ
giá.
- Xem xét giao dịch với các bên liên quan
- Lưu ý thuyết minh theo TT200

2.3.3 Hàng tồn kho và giá vốn


- KTV tham gia chứng kiến kiểm kê cuối kỳ, thu thập biên bản kiểm kê và báo cáo
kiểm kê. So sánh số liệu thực tế với số liệu theo dõi trên sổ kế toán. Giải thích chênh
lệch.
- Phỏng vấn khách hàng và mô tả chu trình luân chuyển hàng tồn kho và phương pháp
tính giá thành (căn cứ xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, phương pháp xác định
chi phí dở dang 154, phương pháp phân bổ chi phí cho việc tính giá thành), trình bày
trên System notes.
- Kiểm tra tính nhất quán và phù hợp trong phương pháp tính giá.
- Thu thập danh mục hàng tồn kho, so sánh số liệu với sổ kế toán. Kiểm tra các bất
thường và yêu cầu giải thích chênh lệch (nếu có)
- Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với những mặt hàng luân
chuyển chậm, lỗi thời, hư hỏng. Kiểm tra quyết định và kế hoạch trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho của ban giám đốc.
- Phỏng vấn về quy trình quản lý hàng tồn kho, đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

- Thực hiện thủ tục SARP, phân tích, so sánh số liệu với năm trước.
- Lập bảng tổng hợp giá vốn, cơ cấu hình thành giá vốn.
- Lập bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, so sánh tỷ trọng. (Thủ tục SARP)

2.3.4 Chi phí trả trước và tài sản khác


- Thu thập bảng tổng hợp chi phí trả trước. Kiểm tra phương pháp phân bổ chi phí trả
trước của khách hàng.
- Kiểm tra việc phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Kiểm tra sự phù hợp đối
với thời gian phân bổ. Những loại chi phí có tính chất giống nhau thì thời gian phân
bổ cần nhất quán và phù hợp.
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí trả trước và các khoản mục chi phí như 627, 642. Kết
hợp với người phụ trách phần hành chi phí để xác định tính phù hợp của các khoản
chi phí đó.
- Thực hiện ước tính phân bổ chi phí trả trước (thủ tục SARP). So sánh số liệu ước tính
với số liệu của kế toán. Tìm nguyên nhân chênh lệch và giải thích chênh lệch.
- Kiểm tra chi tiết hóa đơn, chứng từ để kiểm tra rủi ro về thuế.

2.3.5 Vay và nợ
- Đối chiếu xác nhận khoản vay cuối năm tài chính. (Đối với các khoản vay ngân hàng
thì xác nhận cùng phần hành Tiền gửi ngân hàng)
- Kiểm tra các khoản vay nước ngoài xem đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước hay
chưa. Đối với những khoản nợ quá hạn, cần kiểm tra kế hoạch trả nợ hoặc xin gia hạn
bổ sung.
- Kiểm tra thuyết minh các tài sản thế chấp, kiểm tra việc phân loại từ TK 314 sang TK
315 theo như kế hoạch trả nợ ghi trong hợp đồng vay.
- Đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ, xác định chênh lệch tỷ giá.
- Kiểm tra các hợp đồng vay, đặc biệt lưu ý các hợp đồng vay không lãi suất (Vay giám
đốc, vay công ty mẹ…) hoặc lãi suất vượt quá quy định. Phân biệt rõ khoản vay và
khoản góp vốn. Kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

- Kiểm tra rủi ro thuế nhà thầu đối với các khoản vay nước ngoài, rủi ro thuế PIT với
các khoản vay cá nhân.
- Ước tính lãi vay, kết hợp đối chiếu với phần hành TK 635
- Thu thập tài liệu, photo hợp đồng vay, khế ước nhận nợ để lưu file.

2.3.6 Phải trả nhà cung cấp


- Yêu cầu gửi thư xác nhận tại thời điểm tập BCTC đối với 80% giá trị khoản mục và
lập bảng theo dõi thu hồi xác nhận công nợ. Nếu có chênh lệch thì tìm hiểu rõ nguyên
nhân.
- Kiểm tra một khách hàng theo dõi nhiều tài khoản khác nhau hoặc một khách hàng
mở nhiều đối tượng.
- Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ công nợ. Kiểm tra chi tiết các biên bản của các giao
dịch.
- Kiểm tra các điều khoản trả trước trong hợp đồng, đặc biệt là khách hàng liên quan
đến thuê gia công.
- Kiểm tra các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng hoặc tồn
đọng nhiều năm chưa xử lý hoặc trích lập, hoàn nhập dự phòng không đúng quy định.
- Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ, kiểm tra việc đánh giá lại và xác định
chênh lệch tỷ giá phát sinh.
- Kiểm tra các hợp đồng mua hàng từ nước ngoài, kiểm tra rui ro thuế nhà thầu.
- Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan.
- Lưu ý thuyết mình theo TT200

2.3.7 Thuế
- Nhận diện các sắc thuế mà đơn vị áp dụng. Kiểm tra chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ
phí phải nộp và đã nộp.
- Lập bảng so sánh số liệu thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra trên sổ kế toán với
số liệu trên tờ khai thuế hàng tháng ; So sánh số dư thuế đầu vào và đầu ra trên sổ kế
toán với tờ khai tại thời điểm 01/01 và 31/12. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch theo
nguyên tắc kiểm tra từ giá trị cao đến thấp.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

- Lập bảng so sánh doanh thu trên sổ kế toán với doanh thu trên tờ khai thuế. Tìm hiểu
nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
- Trường hợp thuế suất VAT đầu ra không rõ ràng, việc ưu đãi thuế TNDN không rõ
ràng thì phải soạn công văn hỏi Cục thuế và trao đổi với khách hàng.
- Người phụ trách phần hành thuế phải thuyết minh rõ ràng các thông tin : khách hàng
được miễn thuế theo điểm nào, mục nào, quy định nào và cụ thể thời gian ưu đãi như
thế nào để thuyết minh chi tiết. Mặt khác, phải có bảng tính chi tiết thuế TNDN hiện
hành (lưu ý các ưu đãi và đặc biệt là đơn vị có dự án đầu tư mở rộng)
- Kiểm tra thuế TNDN tạm tính 4 quý so với số cả năm sau điều chỉnh xem có bị phạt
vì khai tạm tính thiếu không.
- So sánh số lượng hóa đơn đầu ra trên Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với số lượng
hóa đơn trên sổ doanh thu (các hóa đơn hủy đã xé rời khỏi quyển bắt buộc có biên bản
hủy hóa đơn)
- Đối với thuế TNCN, cần lưu ý lương Net hay lương Gross (căn cứ vào hợp đồng lao
động), các khoản chịu thuế như tiền nhà, tiền ăn ngoài tiền ăn ca… Nếu đơn vị đã làm
quyết toán thì kiểm tra quyết toán và đối chiếu với sổ sách
- Trường hợp khách hàng có thuế nhập khẩu phải tạm nộp và sau đó được hoàn thì cần
phân biệt như sau (chỉ hạch toán hoặc thể hiện trên Bảng cân đối kế toán khi thực nộp
tiền) :
+ Khi nộp tiền hạch toán Nợ TK 138/Có TK 333 và Nợ TK 333/Có TK 112 (khi nhận
tiền hoàn thì hạch toán Nợ TK 112/Có TK 138)
+ Khi nộp tiền hạch toán Nợ TK 152/Có TK 333 và Nợ TK 333/Có TK 112 (khi nhận
tiền hoàn thì hạch toán Nợ TK 112/Có TK 711, nếu nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản
xuất và bán trong năm thì có thể ghi giảm giá vốn Nợ TK 112/Có TK 632)
- Lưu ý trình bày thuyết minh theo TT 200.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

2.3.8 Tài sản cố định


- Tham gia chứng kiến kiểm kê tại thời điểm cuối kỳ kế toán, thu thập biên bản kiểm kê
có chữ ký và dấu của khách hàng. So sánh số liệu thực tế với số liệu ghi chép trên sổ
kế toán.
- Thu thập danh sách tài sản cố định tại doanh nghiệp và bảng phân bổ khấu hao tài sản
cố định từ bộ phận kế toán.
- Phỏng vấn về quy trình quản lý TSCĐ, ghi chú trong System note
- Kiểm tra chi tiết phát sinh tăng, kiểm tra chi tiết bộ chứng từ đối với các nghiệp vụ
phát sinh tăng tài sản. Kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá và cách xác định thời gian
sử dụng hữu ích của tài sản. Đối với các tài sản cố định vô hình, cần kiểm tra chi tiết
xem có đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định vô hình chưa.
- Kiểm tra tính phù hợp và nhất quán với các chính sách khấu hao tài sản cố định.
- Thực hiện thủ tục SARP, ước tính phân bổ tài sản cố định, so sánh với số liệu trên sổ
kế toán và giải thích chênh lệch (nếu có)
- Kiểm tra việc theo dõi và quản lý các tài sản cố định thuê hoạt động, thuê tài chính,
các tài sản cầm cố, thế chấp.
- Kiểm tra các giao dịch với các bên liên quan, các giao dịch góp vốn bằng tài sản, các
tài tản nhận điều chuyển, biếu tặng.
- Kiểm tra việc theo dõi các tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, các tài sản
chưa khấu hao hết nhưng bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
- Đối với những tài sản thanh lý cần có quyết định từ ban giám đốc.

2.3.9 Lương
- Mô tả chu trình lương, các chế độ lương áp dụng (thưởng năng suất, lương tháng 13,
các phụ cấp, quy chế lương,…)
- Cần xem xét số dư lương tại thời điểm kiểm toán là công ty đang nợ lương của tháng
mấy (số liệu và hồ sơ tuyệt đối chính xác).
- Kiểm tra số dư lương tại 31/3 năm nay có bao gồm lương chưa chi của năm trước
không. Nếu đã bao gồm cả lương chưa chi của năm trước thì cần so sánh với sự phòng

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

17% quỹ lương hoặc xem xét loại ra khi tính thuế TNDN. Lưu ý dự phòng chưa chi
thì hoàn nhập.
- Thu thập bảng lương có đầy đủ chữ ký và dấu ; thu thập thỏa ước lao động tập thể đã
đăng ký với sở lao động của tỉnh.
- Xem sổ chữ T của TK 334, TK 622 để nhận định đối ứng bất thường (Đặc biệt các rủi
ro liên quan đến việc chi lương bằng tiền mặt). Lập bảng so sánh tổng chi phí lương
trên sổ kế toán và trên bảng lương (Công việc này được thực hiện kiểm tra con số cụ
thể dựa trên giải trình của người hạch toán lương vào sổ kế toán).
- Đối với lao động thuê ngoài thì bắt buộc phải có hợp đồng thuê ngoài ; cam kết PIT
và Chứng minh thư công chứng. Kiểm tra tổng chi phí lương trên sổ kế toán, so sánh
với tổng chi phí lương trên tờ khai PIT hàng tháng để nhận định khả năng công ty
hoàn thiện chi phí lương để giảm lãi.
- Kiểm tra bảng lương của một tháng, xem xét số công nhân làm thêm quá 25h/1 tháng,
kết hợp phỏng vấn kế toán về các tháng khác có tình hình làm thêm giờ tương tự…
ước tính chi phí tiền lương quá 200h, 300h của lao động để loại bỏ khỏi chi phí hợp lý
hoặc note báo khách hàng.
- Ước tính tiền thưởng các ngày lễ tết… kiểm tra chi tiết quy định thưởng trong hợp
đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể đăng ký với sở lao động để loại bỏ khỏi chi phí
hợp lý khi cần thiết.

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT


ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á
3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
3.1.1 Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
Về tổ chức bộ máy: Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á được phân chia thành các phòng
ban khoa học, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, tinh giảm về số lượng nhân viên. Chính
điều này đã giúp mỗi thành viên trong công ty tối đa hóa năng lực làm việc của mình và
tăng tính năng động, linh hoạt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

Về nhân sự: ASA có bộ máy nhân sự có chuyên môn cao. Các trưởng nhóm, chủ nhiệm
kiểm toán cũng như ban giám đốc đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, từng là
thành viên của các công ty kiểm toán lớn. Trong khi đó các KTV, trợ lý kiểm toán có tuổi
đời trẻ, năng động, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Ngoài ra, nhân sự của công ty
còn thường xuyên được đào tạo, trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ qua
các kế hoạch huấn luyện thường xuyên, các khóa học và đào tạo trong và ngoài nước.
Chính điều này đã làm nên chất lượng cũng như hình ảnh của ASA.

Về đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán và công tác kiểm toán: ASA đã xây dựng một memo
nội bộ để hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm toán được đồng bộ qua các cấp soát
xét. Memo nội bộ này còn được liên tục sửa đổi và cập nhật qua từng thời điểm để phù
hợp hơn với các biến động qua các năm.

Về phương pháp kiểm toán và công cụ kiểm toán:ASA thực hiện kiểm toán theo Chương
trình Kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban
hành ngày 23/12/2013 nhưng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của
ASA .

Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: Phòng kiểm soát chất lượng hoạt động hiệu quả và
xuyên suốt trong từng cuộc kiểm toán, bao quát được các vấn đề qua các cấp từ thấp đến
cao trong suốt cuộc kiểm toán.

3.1.2. Tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức: ASA chia thành 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 5 văn phòng
ASA Thành phố Hồ Chí Minh, ASA Huế , ASA Quảng Bình, ASA Yên Bái và ASA
Nam Định. Điều này khiến cho vệc thâm nhập thì trường được hiệu quả hơn, việc liên
lạc, trao đổi thông tin được hiệu quả song việc hoạt động độc lập có thể ít nhiều dãn đến
việc tốn kém chi phí do các văn phòng không chuyển giao công việc và phải đi công tác
xa.

Thứ hai, về nhân sự trong công ty : Trong mùa kiểm toán, lịch trình sắp xếp của các
thành viên khá dày đặc, khối lượng công việc là rất lớn. Điều này ảnh hưởng tới các

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

deadline và làm tiến trình công việc đôi lúc bị rối loạn. Một phần nguyên nhân cũng là do
sự thiếu hụt nhân viên có kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực đặc thù trong ASA

Thứ ba, việc tổ chức hồ sơ kiểm toán còn một số yếu điểm như: hồ sơ kiểm toán chung
chưa được hệ thống một cách bài bản, chưa có memo nội bộ được phòng kiểm toán tài
chính xây dựng để hiệu quả hóa quá trình lưu trữ và tìm kiếm những khách hàng kiểm
toán lâu năm. Điều này gây rắc rối về khối lượng thông tin lớn từ năm kiểm toán trước
mà KTV phải xử lý khi bắt đầu kiểm toán năm tài chính tiếp theo.

3.2 Nhận xét về thực trạng kiểm toán các phần hành tại Công ty TNHH Kiểm toán
Châu Á
3.2.1 Ưu điểm
Thứ nhất, chương trình kiểm toán của ASA đã xây dựng một bộ mẫu giấy tờ làm việc
riêng cho từng phần hành cụ thể, trong đó hướng dẫn chi tiết cách thực hiện từng phần
hành và các thủ tục cần thiết khi thực hiện các phần hành đó. Nhân viên có thể dựa vào
bộ mẫu giấy tờ làm việc chung và áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp. Điều này
giúp việc thực hiện kiểm toán các phần hành trở nên dễ dàng và tiết kiệm nhiều thời gian
trong việc trình bày giấy tờ làm việc.

Thứ hai, phương pháp tiếp cận một cuộc kiểm toán dựa trên rủi ro đã giúp các KTV tại
ASA tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong việc thực hiện phần hành, giảm thiểu số lượng
chứng từ cần kiểm tra nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.. Việc chọn mẫu được các trưởng
nhóm chỉ dẫn tận tình, do đó thuận tiện hơn trong việc thực hiện các phần hành, đặc biệt
đối với nhân viên mới.

3.2.2 Nhược điểm


Thứ nhất, việc xây dựng một bộ mẫu giấy tờ làm việc có thể làm hạn chế sự linh hoạt của
nhân viên trong việc thực hiện từng phần hành.

Thứ hai, hạn chế về thời gian cũng như nhân sự khiến một nhân viên phải đảm nhận cùng
lúc quá nhiều phần hành, do đó các thành viên trong một nhóm kiểm toán phải chịu một
áp lực rất lớn trong mỗi cuộc kiểm toán.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

3.3. Các kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
(ASA)
Trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở trên, một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á được đề xuất như sau:

Thứ nhất, nên có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các văn phòng. Với các khách hàng cũ thì
việc liên kết giữa đoàn kiểm toán các bên cũng như giữa kiểm toán và tư vấn thuế lại
càng quan trọng hơn, góp phần trao đổi chuyên môn, các phát hiện kiểm toán giữa các
bên, làm cho báo cáo kiểm toán được hoàn thiện hơn. Đối với các khách hàng mới, việc
thỏa thuận chuyển giao giữa các bên có thể giúp giảm thiểu chi phí tối đa cho toàn bộ
công ty, thuận tiện hơn với việc di chuyển của các KTV.

Thứ hai, nhân sự cần được đào tạo để nâng cao kiến thức không chỉ trong chuyên môn
mà còn trong các lĩnh vực đặc thù như, y tế, logistics,… để tăng thêm hiểu biết về lĩnh
vực cũng như hoạt động của khách hàng trong lĩnh vực đó.

Thứ ba, hồ sơ kiểm toán chung nên được xây dựng một memo nội bộ để hướng dẫn thực
hành. Khi kiểm toán những khách hàng lâu năm, có những tài liệu, thông tin cần lưu trữ
dài hạn nên việc kết xuất ra từ hồ sơ kiểm toán từng năm là khó khan và mất nhiều thời
gian. Việc xây dựng một memo nội bộ chung là vô cùng cần thiết.

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

KẾT LUẬN
Với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói
riêng được các doanh nghiệp, các đơn vị Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng
một cách rộng rãi. Kiểm toán ra đời như một hệ quả tất yếu, góp phần giảm thiểu rủi ro
về thông tin trong việc ra quyết định, từ đó ảnh hưởng lớn tới sự thành công của tổ chức
và cá nhân, đặc biệt là các tổ chức mang tính đại chúng.

Qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á, em đã có cơ hội tiếp cận và
hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán, đồng thời vận dụng những kiến
thực được học vào thực tế, học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thực tế tại một công ty cung
cấp dịch vụ kiểm toán.

Do thời gian tìm hiểu và trình độ còn hạn chế, báo cáo của em khó tránh khỏi nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Tiến Dũng đã tạo
điều kiện và giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Tươi

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng


Nguyễn Thị Tươi-CQ55/22.07 Học viện Tài chính

GVHD: TS. Phạm Tiến Dũng

You might also like