You are on page 1of 34

A.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thương tích bầm máu trong pháp y có ý nghĩa:
A. Thương tích xảy ra trước chết
B. Sự đổi màu của vết bầm giúp nhà Y pháp xác định tuổi của thương tích
C. Trong giám định hiếp dâm
D. A và B
Câu 2:  Giám định Y khoa xác định mức độ thương tích:
A. Đối tượng chính sách để hưởng chế độ bảo hiểm hoặc xã hội
B. Ở người bị tai nạn giao thông
C. Cho người bị hại để cơ quan tố tụng có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Vết màu xanh lục thời kỳ chết phân tử:
A. Do vết hoen biến đổi muộn
B. Thấy ở mô da và trong các tạng
C. Hình thành do huyết cầu tố phóng thích từ hồng cầu phân hủy
D. Hình thành từ huyết cầu tố kết hợp khí Sulfure thành chất Sulmethemoglobin
E. B và D
Cần phân biệt vét màu xanh lục với vết thương bầm tím. Vết xanh lục xuất hiện trên
bề mặt da và trong tạng ở thời điểm muộn sau 8 giờ. Vết bầm tím do vật tác động
trên thân thể lúc còn sống
Câu 4: Vết hoen tử thi có:
A. Mặt sau thùy dưới phổi khi tử thi nằm ngửa
B. Có thể là hậu quả của bệnh lý viêm phổi
C. Có thể chẩn đoán nhầm với viêm phổi ứ đọng khi quan sát bằng mắt trần
D. Xuất hiện sau chết thực sự khoảng 20 phút và hoàn chỉnh ở một tư thế từ 6
đến 8 giờ.
E. Hình thành vết hoen mới khi thay đổi tư thế trước 6 giờ
Câu 5: Vết hoen tử thi:
A. Không mất đi sau 8 đến 10 giờ kể từ thời điểm chết thật sự
B. Thay đổi khi có vết bầm, tụ máu sau chết
C. Thay đổi vị trí ở giai đoạn muộn
D. B và C đúng
Cách thức phân biệt vết hoen bầm máu:
Vết hoen tử thi cho biết tư thế chết ban đầu, trong 6 giờ đầu nếu thay đổi tư thế sẽ
hình thành vết hoen mới. Vết hoen xuất hiện tại thời điểm chết thực sự. Vết hoen
xuất hiện ở da và tạng.
Câu 6: Dấu hiệu pháp y chứng tỏ chết ngạt nước:
A. Thương tích sây sát, bầm tím ở da lòng bàn tay
B. Có nước và vật lạ trong lòng phế quản nhỏ và trong vòi nhĩ
C. Dấu xuất huyết ở kết mạc mắt và bề mặt các tạng
D. A và B đúng
Chết ngạt nước có hai thể: Chết đuối tím (có dấu hiệu bọt hồng ở mũi và miệng nhìn
thấy ở thời điểm vớt lên sớm). Chết đuối trắng do phản xạ co thắt thanh môn, khi
tiếp xúc nguồn nước lạnh)
Câu 7: Hai biến đổi sớm đáng tin cậy chứng tỏ nạn nhân đã chết
A. Không còn tiếp xúc và mất cảm giác
B. Cơ thể lạnh toát và bất động
C. Sự hạ thấp nhiệt độ cơ thể dưới 35 độ và có chấm hoen tử thi
D. Sự đổi màu da và phản xạ siêu linh
Câu 8: Hiện tượng “ da giấy” thấy trên:
A. Vết hoen tử thi ở nạn nhân chết do tai nạn giao thông
B. Vết bầm máu ở nạn nhân té cao
C. Vết thương sây sát do vật cứng có mặt nhám tác động trước chết ở tử thi
đặt nơi khô ráo
D. Nạn nhân chết đuối có chấn thương đi kèm
Câu 9: Xác định tư thế chết các bác sỹ Y pháp thường dựa:
A. Vết hoen tử thi và hướng thương tích
B. Sự mất nhiệt tử thi và sự cứng tử thi
C. Vết hoen tử thi và sự cứng tử thi
D. Các tính chất trên
Câu 10: Hiện tượng mềm các cơ bắp tử thi do:
A. Sự ngấm nước ở tử thi chết đuối
B. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở môi trường xung quanh tử thi
C. Sự kiềm hóa mô cơ trong quá trình biến đổi muộn sau chết
D. Do giải phẫu tử thi
Câu 11: Yếu tố xác định thời gian chết kể từ thời điểm chết thật sự đến lúc khám
nghiệm ( có giá trị tham khảo) là:
A. Chất chứa trong dạ dày
B. Ấu trùng có trên tử thi
C. Sự thay đổi màu sắc của các thực vật thân mềm(cỏ…) bị tử thi dè ép lên
D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Vết bầm máu thương tích:
A. Có ở mô da và trong phủ tạng khi bị chấn thương sau chết
B. Không thay đổi vị trí khi tử thi thay đổi tư thế
C. Gặp bất cứ nơi nào trên cơ thể nạn nhân còn sống khi bị vật tầy tác động
D. B và C đúng
Câu 13: Trong 6 giờ đầu nếu ta thay đổi tư thế của nạn nhân ta sẽ gặp
A. Sự tăng nhiệt tử thi
B. Sây sát tử thi sau chết
C. Hình thành vết hoen mới, vết hoen cũ giảm diện tích
D. Sự mềm tử thi
Câu 14: Sây sát, bầm tím và tụ máu là các thương tích:
A. Xảy ra trước chết khi bị vật tác động
B.  Rất hiếm gặp trong thương tích bạo hành ở nạn nhân bị hiếp dâm
C. Gặp ở tử thi lưu chuyển trong nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Đặc tính của thương tích cắt đứt
A. Miệng thương tích hở
B. Có bầm tím tại miệng vết thương (tụ máu ở miệng vết thương)
C. Hai đầu vết thương là hai góc nhọn hoặc một góc nhọn một góc tù
D. Tất cả các đặc tính trên
Câu 16:  Thương tích sau chết
A. Có bầm và tụ máu
B. Mép vết thương hở do co rút sợi chun và tế bào cơ
C. Thường có vết hoen đi kèm
D. Tất cả đều sai
Chết thực sự không còn hiện tượng đông máu. Súc vật cắn hoặc vật tác động làm
mất liên tục da, cơ vết thương không há rộng
Câu 17: Khám nghiệm tử thi nghi ngờ có hành vi hiếp dâm. Bác sĩ Pháp Y cần chứng
mình:
A.  Nguyên nhân chết gắn liền hậu quả của hành vi hiếp đam
B. Chứng minh có dấu hiệu thương tích vùng bộ phận sinh dục nữ, dấu hiệu
rách mới màng trinh. Chứng minh nguyên nhân chết từ việc phát hiện tổn
thương các tạng trong lúc mổ tử thi và các xét nghiệm khác đi kèm
C. Có dáu hiệu của nghi can như lông, dấu rang, dấu máu
D. Hiếp dâm và nguyên nhân chết không liên quan
Câu 18: Rách mới màng trinh là yếu tố quan trọng trong xác định hiếp dâm dẫn đến
tử vong chỉ khi nào:
A. Màng trinh rách nhiều hướng
B. Màng trinh rách có máu cục bám vào
C. Có tinh trùng trong âm đạo được xác định
D. Tất cả các yếu tố trên
Màng trinh có chiều dày khoảng 1-2mm. Gồm 3 phần: bờ mép màng trinh, thân
màng trinh, gốc màng trinh. Màng trinh rách thành sẹo, khe rách không dính lại
được, trừ phi khâu
Câu 19: Trong một số trường hợp hiếp dâm màng trinh không rách thường do
nguyên nhân:
A. Màng trinh thịt có tính đàn hồi cao và lỗ màng trinh rộng
B. Dương vật không cho vào âm đạo mà đặt tại nếp âm môi
C. Dương vật thủ phạm có bệnh hoặc chiều dài dưới 5cm
D. A và B đúng
Có hai loại màng trinh: màng trinh thịt tính đàn hồi cao ít gặp, màng trinh xơ dễ rách
thường gặp
Câu 20: Máu trong âm đạo hoặc trong âm hộ của người bị hiếp dâm
A. Là máu của nội mạc tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt
B. Là máu do rách màng trinh hoặc rách túi cùng thành âm đạo
C. Không có giá trị chẩn đoán y pháp
D. Phải được quan sát dưới kính hiển vi quang học để xác định nguồn gốc
Máu kinh nguyệt có tế bào nội mạc. Nguồn gốc máu người hay súc vật, gia cầm (hồng
cầu người không có nhân còn hồng cầu gia cầm thì có nhân)
Câu 21: Chết ngạt trong nước là:
A. Thể chết ngạt nước do hít nước vào đường thở vào phổi
B. Thể chết do sặc nước gây phản xạ co thắt thanh khí quản
C. Thể chết ngạt do uống nhiều nước vào dạ dày đẩy cơ hoành làm suy
thở
D. A và B đúng
Câu 22:  Tìm được một sọ người dưới đáy sông, Y pháp học có thể trả lời được câu
hỏi:
A. Giới tính, tuổi
B. Sọ của nạn nhân chết đuối( khi tìm thấy có vi sinh vật trong xương
hòm nhĩ)
C. Sọ của người chấn thương đầu do vật tầy hoặc sắc
D. Một trong các câu hỏi trên
Trong nước có vi sinh vật vỏ bằng chất Silicat. Nạn nhân hít nước vào đường thở có
thể sinh vật loại này theo vào trong hệ khí phế quản
Diatome: thân là chất Silicat
Câu 23: Các phiêu sinh vật, thực vật sống trong môi trường nước có giá trị để chẩn
đoán nạn nhân chết đuối khi:
A. Chúng xuất hiện ở các tiểu phế quản, phế nang của phổi
B. Chúng có trong dạ dày, tá tràng và hỗng tràng
C. Xuất hiện vết hoen tử thi
D. A và B đúng
Câu 24: Ở giai đoạn phân hủy các tử thi chết đuối đều nổi trên mặt nước. tại thời
điểm nổi: tử thi nam nằm úp, tử thi nữ nằm ngửa. Hiện tượng này được giải thích
như sau:
A. Sự khác biệt về phân bố mỡ: nam ở bụng, nữ ở mông
B. Nam ứ khí trong bìu tinh hoàn, nữ ứ khí trong tử cung. Tạo nên phao hơi ở vị
trí khác nhau
C. Hai yếu tố trên
D. Một trong hai yếu tố trên
Câu 25: Các yếu tố phân biệt tử thi chết trên bờ quăng xuống nước với tử thi chết
do ngạt nước là
A. có nước trong dạ dày
B. có dịch bọt màu hồng
C. có vết hoen tử thi
D. a và b đúng.
Câu 26: Chết dưới nước xảy ra trong các tình huống sau:
A. Tự tử
B. Tai nạn
C. Án mạng
D. Tất cả đều đúng
Câu 27: Chảy nước bọt khóe miệng, xuất tinh và có phân ở hậu môn:
A. Các dấu hiệu luôn gặp ở treo cổ
B. Các dấu hiệu gặp ở bóp cổ
C. Có thể gặp ở treo cổ có nút thắt ở cạnh cổ
D. Gặp ở tử thi chết ngạt
Trong tình trạng thiếu dưỡng khí cấp cơ trơn co thắt ở túi tinh co thắt sẽ đẩy tinh
trùng tồn lại trong túi tinh ra ngoài
Câu 28: Nhãn cầu của người Việt Nam chết trong môi trường khô ráo:
A. Kết mạc xung huyết và xuất huyết
B. Có giác mạc đổi màu trắng đục
C. Phồng to do ngấm sương đêm
D. Khô lại và bong ra do mất nước
Câu 29: Tử thi vớt ở dưới nước lên, để chứng minh là chết ngạt nước. Bác sĩ Pháp
y cần chứng minh có:
A. Có nước và dị vật trong hệ khí phế quản
B. Có nước trong dạ dày (bao tử)
C. Có thương tích sây sát ở bàn tay và có bùn đất bám vào ở kẽ móng tay
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 30: Nạn nhân chết ngạt nước có thể có các loại thương tích sau
A. Vết bầm máu, sây sát da
B. Thương tích sau chết do va chạm bờ đá, c hân vịt tàu
C. Thương tích ướm do tự sát bằng vật nhọn không thành
D. Tất cả các loại thương tích trên
Câu 31: Nạn nhân rơi xuống sông bị ngạt nước, chết tại hiện trường có bọt hồng
trào ra ở mũi và miệng gọi là:
A. Chết đuối
B. Chết đuối nước
C. Chết đuối tím
D. Chết đuối trắng
Câu 32: Chết treo cổ có dấu hiệu đáng tin cậy:
A. Xuất tinh ở niệu đạo ngoài
B. Có phân ở hậu môn
C. Vết hoen tử thi xuất hiện sớm ở chi dưới.
D. Rãnh treo có sây sát và chảy máu, tụ máu trong lớp mỡ da cổ
E. B và C đúng
Câu 33: Dây treo tạo nên:
A. Rãnh treo cuối cùng là đường hằn da quanh cổ không khép kín tại nút thắt
B. Thương tích chảy máu trong cơ và mô mỡ ở cổ
C. Tách lớp nội mạc động mạch cảnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 34: Các dấu chứng y pháp sau đây dùng để phân biệt giữa treo cổ và xiết cổ là:
A. Thương tích hằn da do dây thắt ở vùng cổ
B. Thương tích sây sát do móng tay cào ở vùng cổ
C. Thương tích bầm tím hoặc sây sát do kháng cự
D. Tất cả thương tích trên
Câu 35: Chảy nước bọt khóe miệng, xuất tinh và có phân ở hậu môn:
A. Các dấu hiệu luôn gặp ở treo cổ
B. Các dấu hiệu gặp ở bóp cổ
C. Có thể  gặp ở treo cổ có nút thắt ở cạnh cổ
D. Gặp ở tử thi chết ngạt
Câu 36: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt chết tự treo cổ và chết do xiết cổ là:
A. Dấu hiệu chết ngạt
B. Phương thức bạo hành
C. Đường hằn của dây trên da cổ
D. Sự khác biệt về vết hoen
Câu 37: Màu của vết hoen tử thi phụ thuộc vào:
A. Số lượng hồng cầu có trong cơ thể
B. Hồng cầu đang chuyển tải khí gì( như Oxy, Carbonic )
C. Thời gian tử thi nằm theo tư thế nào đó
D. Tất cả các yếu tố trên
Độc chất học nghiên cứu:
 Chất có tính độc đe dọa sự sống
 Cơ chế tác động của chất độc
 Liều độc
 Chất giải độc
Chất độc là chất có tính độc cao và liều độc khác nhau ở từng cơ thể. Khó xác định
chuẩn
Câu 38: Chất độc là chất:
A. Có độc tính cao khi đến cơ quan đích
B. Khó xác định liều lượng độc
C. Ở thể khí, lỏng hoặc rắn
D. Tất cả đều đúng
Câu 39: Chất độc có tác dụng ở liều:
A. Cao
B. Thấp
C. Phối hợp với chất đồng tác dụng
D. Tất cả đều sai

Câu 40: Thương tích da giấy gặp trong tình huống:


A. Thân thể nạn nhân ma sát trên mặt phẳng nhám trong môi trường khô
B. Nạn nhân chết đuối lưu chuyển trong dòng nước
C. Nạn nhân té cao
D. Gặp trong mọi tình huống nếu thân thể nạn nhân va chạm vào vật nhám như
trong tai nạn giao thông, té cao va chạm vào vật có cạnh
Câu 41: Bệnh phẩm lấy từ tử thi để thử chất độc là:
A. Chất chứa trong dạ dày
B. Gan, não
C. Máu
D. Tất cả các ý trên
Câu 42: Trong giám định pháp y nghi ngờ chết do ngộ độc cần:
A. Lấy tạng đích (là tạng nghi ngờ có liên quan đến chất độc) và tạng khác
B. Lấy chất nôn, các chất nghi độc còn để lại hiện trường
C. Để bệnh phẩm thử nghiệm độc chất trong bình đựng thủy tinh trung tính
D. Thực hiện các yêu cầu trên
Câu 43: Bệnh phẩm tử thiết được cố định trong
A. Dung dịch muối sinh lý 0,9%
B. Chất folmol 40%
C. Chất folmol 10%
D. Chất muối

Câu 44: Để chẩn đoán phân biệt thương tích trước chết hay sau chết cần:
A. Quan sát đại thể vết thương hở, thành vết thương có máu cục bám vào
B. Cắt bệnh phẩm thương tích làm giải phẫu bệnh
C. Rửa nước vết thương để xem màu vết thương có đổi màu không
D. Tất cả các việc làm trên
Câu 45: Việc giám định xương có thể tìm dấu hiệu y pháp
A. Thương tích xương do vật tẩy tác động, xác định được lực tác động
B. Tìm được chất độc kim loại nặng còn giữ được nhiều năm
C. Xác định tuổi và giới tính của nạn nhân
D. Một hay các dấu hiệu trên
Câu 46: Chứng cứ y pháp xác định phá thai phạm pháp hậu quả chết sản phụ
A. Dấu hiệu có thai nhi trong buồng tử cung
B. Có phương tiện phá thai (các thuốc có ảnh hưởng độc cho thai, các dụng cụ)
C. Có tổn thương tạng dẫn đến sự chết
D. Tất cả các chứng cứ trên
Câu 47:  Trong trường hợp phá thai phạm pháp: tổn thương gây tử vong nhanh do
tắc mạch ối thường gặp ở tạng
A. Tử cung
B. Tim
C. Não
D. Phổi
Câu 48: Biến chứng gây chết chậm sau phá thai phạm pháp thường gặp là
A. Thuyên tắc khí hoặc ối ở phổi hoặc não
B. Viêm phúc mạc do cổ tử cung nhiễm trùng
C. Chảy máu âm đạo kéo dài
D. Tất cả đều sai
Câu 49: Các yêu cầu giám định một thương tích là:
A. Chụp hình thương tích và mô tả đặc điểm thương tích
B. Phân biệt thương tích trước chết và sau chết
C. Đo đạt kích thước
D. Tất cả đều sai
Câu 50: Vị trị nơi tắc nước ối quan sát dưới kính hiển vi quang học thấy:
A. Có cấu tạo sợi long và tế bào thượng bì thai nhi
B. Chảy máu quanh vùng tắc mạch
C. Phù phổi
D. Tất cả đều đúng
Câu 51: Mổ tử thi Y pháp cần có sự hiện diện
1 Bác sĩ có giấy trưng cầu của cơ quan tố tụng
2 Công an điều tra vụ việc liên quan đến sự chết
3 Đại điện cả viện kiểm sát cung cấp
4 A, B, C
Câu 52: Giám định dấu răng, xác định răng hàm mặt thuộc:
A. Y pháp tử thi
B. Nha khoa Y pháp
C. Cốt học Y pháp
D. Hóa pháp
Câu 53: Người làm công tác Pháp Y tử thi chẩn đoán nguyên nhân chết:
A. Đủ mọi trình độ
B. Người có bằng Bác sĩ ở các chuyên khoa
C. Có quyền không nhận giấy trưng cầu với lý do bận công tác điều trị
D. B và C đúng
Câu 54: Không cần thực hiện mổ tử thi Y pháp:
A. Khi người nhà đã đồng ý chẩn đoán của Bác sĩ điều trị
B. Đã có chẩn đoán nguyên nhân chết ghi ở hồ sơ
C. Chất lượng chẩn đoán không tin cậy vì tử thi đã biến đổi
D. Khi cơ quan tố tụng không trưng cầu
Câu 55: Mổ tử thi trong giai đoạn biến đổi sớm có lợi:
A. Chẩn đoán dễ dàng phù hợp lâm sàng
B. Xác định chẩn đoán chết thường khác với lâm sàng
C. Có lợi vì tử thi còn nguyên vẹn
D. Tất cả đều sai
Câu 56: Thương tích rạn xương sọ thường gặp:
A. Chấn thương bằng vật nhọn
B. Chấn thương bằng vật tầy
C. Trong tình huống ngược đãi và vật tầy tác động vào đầu
D. Tai nạn giao thông
Câu 57: Thương tích do vật tầy thường gặp là:
A. Sây sát, bầm tím, xé rách, xuyên thủng
B. Sây sát, dập nát, tụ máu, bầm tím
C. Xuyên thủng, xé rách, cắt đứt
D. Tất cả các loại thương tích trên
Câu 58: Thương tích ướm trong tự tử có đặc điểm
A. Vị trí thương tích thuận tay
B. Kích thước khoảng cách các thương tích tương đối bằng nhau
C. Xảy ra trước khi chết
D. Một trong các đặc điểm trên
Câu 59: Thương tích gãy xương được phân loại:
A. Thương tích gãy xương trực tiếp: gãy xương tại điểm tác động
B. Thương tích gãy xương gián tiếp: gãy xương tại điểm xa nơi tác động
C. Thương tích gãy xương hở
D. Thương tích gãy xương kín
E. Tất cả cách thức phân loại trên
Câu 60:  Chấn thương sọ não do té cao thuộc nhóm thể chết:
A. Tự nhiên
B. Không tự nhiên
C. Tự tử
D. Tai nạn lao động
Câu 61: Tiêu chuẩn chọn lựa Giám định viên Pháp Y:
A. Tốt nghiệp đại học Y khoa
B. Có chuyên môn cao
C. Không tiền án, hoặc đang thi hành án
D. Tất cả các tiêu chuẩn trên
E. Một trong các tiêu chuẩn trên vì đang thiếu người mổ tử thi
Câu 62: Chết do điện giật thường gặp trong tình huống:
A. Tai nạn lao động, sinh hoạt
B. Tự tử
C. Mưu sát
D. Tất cả tình huống trên
Nguồn điện khi tiếp xúc da gây phỏng nhiệt điện. Mạch máu co lại và tế bào nội mô
phồng to làm tắc mạch thiếu máu tại chỗ. Hoại tử cơ gây suy thận cấp, nhiễm trùng
Điện gây tử vong do:
 Rối loạn nhịp tim: thiếu máu não, thiếu máu cơ tim
 Liệt cơ: chủ yếu là cơ hô hấp
 Phỏng nhiệt điện: nguồn điện cao thế có khả năng phóng điện và phát hồ
quang điện
Câu 63: Vật có lưỡi sắc, đầu nhọn gây thương tích phần mềm có chiều sâu ngắn
hơn chiều dài:
A. Vật tác động nơi mặt lưỡi
B. Vật tác động nơi đầu nhọn
C. Lực tác động nhỏ
D. Do thay đổi tư thế
Câu 64 Tử thi chết đuối tay chân co giống tư thế đấu võ
A. Do cứng tử thi ở môi trường nc
B. Do sự thiếu oxy cấp ở cơ vân
C. Dấu hiệu còn sống trước khi rơi xuống nc
D. A&C đúng
Câu 65: Thời kỳ ngừng chức năng tạng (somatic death) còn phản xạ siêu linh do:
A. Âm điện
B. Tế bào cơ còn sống ít nhất 6 giờ sau ngưng tuần hoàn
C. Thiếu oxy cấp
D. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 66: Phá thai phạm pháp là hành vi lấy thai khỏi buồng tử cung bởi
A. Người làm công tác sản khoa đã bị sa thải
B. Chính sản phụ hoặc người thứ hai trợ giúp không có chỉ định y học
C. Thực hiện tại cơ sở không được cơ quan có thẩm quyền cho phép
D. Tất cả đều đúng
E. B và C đúng

Câu 67: Chết do tai nạn giao thông


A. Dấu bánh xe trên thân thể có giá trị xác định chết do tai nạn giao thông
B. Thương tích xấy sát và bầm tím vùng có vân bánh xe
C. Thương tích các tạng
D. B và C đúng

Câu 68. Tổn thương não do rượu trong hình sau ở vị trí nào
A. Thể chai
B. Đồi thị
C. Bán cầu não
D. Bán cẩu tiều não
E. Hành não

Câu 69: Vị trí thường thấy của petechia trong các trường hợp tử vong do ngạt
A. Chi trên
B. Chi dưới
C. Ngực
D. Niêm mạc miệng
E. Kết mạc nhãn cầu

Câu 70: Dấu hiệu nào đặc hiệu đẻ xác định nạn nhân chết do treo cổ chứ không
phải được treo lên sau khi chết để tạo hiện trường giả
A. Vết dây treo hằn ở cổ nổi rõ hơn ở các trường hợp chết do treo cổ
B. Có dấu nước bọt của nạn nhân nhỏ xuống đất hoặc trên quần áo
C. Có dấu tinh dịch nếu nạn nhân là nam
D. B và C đúng
E. Tất cả đúng

Câu 71 :Tổng số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2011 là khoảng bao
nhiêu vụ:
A. 15000
B. 20000
C. 25000
D. 30000
E. Tất cả đều sai

Câu 73: Có 2 người yêu nhau và quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hai người tự
nguyện quay video clip để lưu lại những khoảnh khắc riêng của hai người. Một thời
gian sau 2 người chia tay . Người nam sau đó dùng những video clip để đe dọa và
ép buộc người phụ nữ phải quan hệ tình dục với mình nhiều lần nếu không sẽ tung
video clip đó lên mạng. Hành động của người nam trong trường hợp này bị xếp
vào tội gì theo luật hình sự:
A. Hiếp dâm
B. Tống tình
C. Tống tiền
D. Cưỡng dâm
E. Tất cả đều sai

Câu 74: Dấu hiệu nào là chắc chắn nhất để khẳng định nạn nhân chết đuối do ngạt
nước
A. Có nước trong phổi
B. Có nước trong dạ dày
C. Có tảo , rong trog khí quản
D. Tìm thấy tảo ở não
E. Thấy tảo, bùn đất trong dạ dày

Câu 75: Các tai biến muộn dẫn đến tử vong trong phá thai phạm pháp thường do
nhóm nguyên nhân gì:
A. Thuyến tắc khí
B. Xuất huyết
C. Thuyên tắc ối
D. Nhiễm trùng
E. Shock vagai

Câu 76: Hình ảnh vi thể nào dưới đây là hình ảnh chắc chắ nhấ để xác định sản
phẩm của thai kì
A. Giai nhau
B. Màng bụng
C. Tơ huyết
D. Nội mạc tử cung
E. Hợp bào nuôi

Câu 77: Một nạn nhân bị một người A dùng cây gỗ dánh mạnh vào vùng thái dương
phải. Sau đó nạn nhân leo lên xe máy bỏ chạy và bị người B chạy lạng lách đâm xe
té đập đầu vùng thái dương phải xuống đường. nạn nhân sau đó tử vong . Khám
ngoài thấy nứt sọ vùng thái dương bên phải . vậy nạn nhân tử vong do người nào
A. Người A
B. Người B
C. Cả 2 người
D. Cần coi vùng xương sọ thái dương bên trái có tổn thương không
E. Tất cả đều saU
Bài 1 GIỚI THIỆU MÔN PHÁP Y
1. Nêu vai trò của công tác giám định pháp y
- Pháp y = Pháp luật – Y học
- Bác sĩ chuyên khoa pháp y phải nắm vững toàn diện các phân môn của
ngành như: Tử thi học, chấn thương học, độc chất học... cũng như các bác
sĩ đa khoa cũng phải nắm vững những kiến thức cơ bản pháp y để có thể
giải quyết đúng đắn, chính xác những vụ việc có quan hệ đến pháp lý trong
công tác khám, chẩn đoán và điều trị hàng ngày ở các cơ sở y tế:
+ Bác sĩ phòng khám cần phải biết cách khám, chứng nhận thương tích
theo thủ tục pháp y.
+ Bác sĩ phụ sản khám, xác định tổn thương bộ phận sinh dục cho một phụ
nữ hoặc một bé gái tình nghi bị hãm hiếp. 
+ Bác sĩ huyết học xác minh trên tang vật có vết máu là máu của người hay
của súc vật.

2. Trình bày tóm tắt lịch sử phát triển của pháp y trên thế giới và ở việt nam?
Trên thế giới:
- Imhotep được coi là chuyên gia pháp y đầu tiên trên thế giới.
- Tài liệu cổ nhất ghi chép về pháp y là Luật Hammurabi, vua thứ 6 của
Babylon, 1780 TCN. Đây là bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới.
- Người Ai Cập cổ đại rất kinh nghiệm trong việc ướp xác. Các xác ướp được
phát hiện ngày nay, đã được bảo quản trong tình trạng tuyệt hảo.
- Ví dụ đầu tiên khi khoa học được sử dụng để điều tra tội phạm, khi
Archimedes tìm ra cách khám phá lượng bạc dùng để trộn trong vương
miệng bằng vàng của nhà vua.
- Vào thời La Mã cổ đại, Antistius khám nghiệm thi thể Julius Caesar - bị ám
sát vào năm 44 B.C. Ông ghi nhận có 23 vết đâm trên cơ thể. Sau khi khám
nghiệm, Antistius kết luận chỉ có một vết duy nhất ở giữa xương sườn 1 và
xương sườn 2 gây chết.
- Ở Trung Quốc bằng chứng về ngành y phục vụ cho luật pháp được ghi
nhận vào thế kỷ XIII trong quyển sách nhan đề HSI YUAN LU xuất bản năm
1248.
- Quyển sách HSI YUAN LU được dùng như cẩm nang áp dụng các kiến thức
y khoa vào các vấn đề tội phạm và xét xử. Lưu giữ nhiều thành tựu Y học
Trung Quốc thời sơ khai: - Công tác giải phẫu tử thi. - Đặc điểm của nhiều
loại vết thương và hung khí khác nhau. Nhấn mạnh việc khám xét kỹ hiện
trường là hết sức cần thiết.
- Châu Âu-Mỹ vào năm 1507, hiến pháp hình sự ở Bamberg (Đức) ghi nhận
các trường hợp pháp y liên quan đến giết trẻ con và hủy hoại thân thể.
- Thế kỷ XVII, tại Ý, Zacchias đã viết cuốn Những vấn đề pháp y có các
chuyên đề về chết của trẻ sơ sinh, trúng độc, chấn thương với nội dung
phong phú và tầm sâu rộng của từng vấn đề. • Cũng vào đầu thế kỷ thứ
XVII, ở Mỹ đã mổ trường hợp pháp y đầu tiên cho sinh viên tham dự,
nhưng sách pháp y của Mỹ phải nhập vào từ nước Anh (thế kỷ thứ XIX).
- Thế kỷ XVIII, Giovanni Battista Morgagni (1682-1771) nhà giải phẫu bệnh
người Ý, tiến hành giải phẫu tử thi và so sánh những thay đổi ở các tạng
với các triệu chứng bệnh lý, từ đó tìm ra nguyên nhân gây chết.
- Ba nhà giải phẫu bệnh - pháp y đi tiên phong trong thế kỷ XIX: - Mathieu
Joseph Bonaventure Orfilla (1787- 1853) ở Minorca, Tây Ban Nha. Ông
được coi là cha đẻ của pháp y học độc chất. Là người đầu tiên sử dụng kính
hiển vi xem xét máu và tinh dịch. - Marie Guillaume Alphonse Devergie
(1798- 1879) ở Paris, Pháp - Johann Ludwig Casper (1796-1864) ở Berlin,
Đức.
- Pháp y thế giới có những bước tiến nhanh vào thế kỉ 19 và thế kỷ 20
Pháp y Việt Nam
- Môn học pháp y được đưa vào giảng dạy ở Trường ĐH Y khoa Hà Nội từ
năm 1919, nhưng bộ môn y pháp chưa hình thành và do các bác sĩ người
Pháp giảng dạy.
- Năm 1937, BS Vũ Công Hòe làm luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa với đề tài
“Tự tử ở Việt Nam”. Giai đoạn 1945 -1954, BS Hòe phụ trách labo Ký sinh
trùng - Pháp y, rồi phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh – Pháp y
- Ðến năm 1977, Tổ Pháp y mới chính thức được hình thành trong Bộ môn
Giải phẫu bệnh. Năm 1983, thành lập Bộ môn Pháp y. Năm 1988, Tổ chức
giám định Pháp y Trung uơng ra đời, đến năm 2001, thay thế bằng Viện Y
học tư pháp Trung ương. Ngày 29/9/2004, Pháp lệnh giám định tư pháp
được thông qua.
- Năm 2012, Luật Giám định tư pháp được thông qua và được sửa đổi, bổ
sung vào năm 2020
3. Trình bày các nội dung của công tác giám định pháp y?
- Pháp y hình sự
+ Pháp y tử thi
+ Pháp y chấn thương
+ Pháp y tâm thần
+ Xác định xem có giả bệnh, giả thương tích
+ Pháp y tình dục
+ Pháp y dấu vết
+ Giám định sự chết thực sự
+ Pháp y cốt học
+ Giám định văn bản
+ Tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự
+Tham gia hội đồng thi hành án tử hình
- Pháp y dân sự
+ Giám định mức độ tổn hại sức khoẻ sau tai nạn lao động.
+ Khám sức khỏe tiền hôn nhân.
+ Xác định phụ hệ.
- Pháp y nghề nghiệp
+ Kiểm tra những vụ việc cán bộ y tế gây tàn phế hoặc làm chết bệnh nhân.
+ Kiểm tra các vi phạm quy chế, đạo đức y tế.
+ Xác định các hành vi lạm dụng nghề nghiệp gây sai trái.
4. Nếu các tiêu chuẩn của giám định viên
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh
vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm
thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ
chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt
động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực
pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo
hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

BÀI 2: NGHIÊN CỨU SỰ CHẾT VÀ THI THỂ


Câu 1: Chết não là gì? Tại sao phải xác định chết não?
- Chết não là tình trạng não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã
ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được
- Xác định chết não rất là quan trọng và cần có tiêu chuẩn xác định nhằm mục
đích không có cơ quan, phủ tạng nào được lấy ra khỏi cơ thể khi não còn khả
năng hồi phục
Câu 2: Trình bày các phương pháp để xác minh sự chết?
- Phương pháp đơn giản
+kiểm tra hệ thần kinh
+kiểm tra bộ máy hô hấp
+kiểm tra bộ máy tuần hoàn
- Các phương pháp khác
+rạch động mạch quay
+phương pháp ether
+nghiệm pháp Icard
+phản ứng của acid
+ghi điện não đồ
+ghi điện tâm đồ
Câu 3: Tại sao có quá trình giảm nhiệt độ. Ứng dụng như thế nào tại nước ta?
- Khi chết các cơ quan ngừng hoạt động và không tạo ra năng lượng nữa, nhưng
sau khi chết sờ vào tử thi vẫn còn nóng, sức nóng ấy là số năng lượng còn lưu
lại của cơ thể khi còn sống. Số năng lượng này sẽ mất dần, trung bình mùa hè,
mỗi giờ giảm đi 0.5-1 độ C và mùa đông giảm từ 1-1.5 độ C
- ứng dụng nước ta (câu này không chắc, không có slide)
+thứ tự nhiệt độ của tử thi bắt đầu giảm từ đầu, mặt, các ngọn chi, rồi tới gốc
chi sau cùng là nách, bụng, tầng sinh môn.
+nách, bụng, tầng sinh môn là những vùng nguội lạnh sau cùng. Xác còn ấm
chưa cứng hoặc cứng chưa hoàn toàn khoảng chết dưới 12 giờ
+Sờ bụng còn ấm khoảng chết chưa quá 24giờ.
+công thức Scotland xác định thời gian chết dựa vào sự giảm nhiệt độ:
(37-t)/1.5=thời gian chết
Câu 4: Giải thích ý nghĩa của hoen tử thi?
- Hoen tử thi là những điểm hoặc mảng sắc tố xuất hiện sau khi chết, do sau khi
chết máu không đông và dần dần đọng lại ở những vùng thấp của tử thi
- Hoen xuất hiện 2 giờ sau chết, trong thời gian đầu nếu thay đổi tư thế của tử
thi thì vết hoen cũng thay đổi
- Trên 10-12 giờ sau chết, các vết hoen cố định, mặc dù tử thi thay đổi nhưng
vết hoen không thay đổi theo
- Hoen tử thi xuất hiện sớm và có màu tím sẫm trong các trường hợp chết ngạt
- Hoen màu hồng nhạt khi chết trong chất lỏng
- Hoen màu đỏ tươi (màu cánh sen) khi trúng độc CO,HCN, ngố độc sắn, thuốc
ngủ Barbituric.
Câu 5: Giải thích các ý nghĩa của sự cứng xác
- Sau khi chết, men ATP của tổ chức thoái hóa giải phóng acid lactic làm đông
protein của các sợi cơ, khiến cơ bị co cứng lại và kéo theo sự cứng xác
- Hiện tượng co cứng co được xác định theo thứ tự: các cơ ở mặt (cơ nhai), ở
thân, chi rồi các cơ trơn ở phủ tạng
- Sự cứng xác xuất hiện khoảng 2 giờ sau chết và có thể kéo dài đến 48h hoặc
72 giờ
- Trong vòng từ 2 giờ đến 6 giờ nếu phá cứng thì sẽ xuất hiện cứng trở lại. Sau
6 giờ nếu phá cứng thì hiện tượng cứng không xuất hiện trở lại nữa
Câu 6: Giá trị ước lượng thời gian chết?
- Giúp cho các cơ quan pháp luật dễ dàng và nhanh chóng truy tìm thủ phạm
trong các vụ án mạng hoặc tìm tung tích nạn nhân trong các trường hợp
không rõ căn cước
- Sự ước lượng này chỉ có tính chất tương đối và căn cứ vào dấu hiệu trên tử thi
cũng như dâu shiện ở hiện trường nơi mà tử thi phát hiện

Bài 3 : Y HỌC TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG Y TẾ


1 Nêu các kỹ năng về y học pháp lý mà người thầythuốc cần nắm vững.:
- Lấy tính mạng, sức khỏe của người bệnh là mục tiêu cao nhất trong hoạt động
nghề nghiệp. Không để lệ thuộc,không bị điều khiển bởi những lý do, động cơ
khác.
- Tôn trọng nguyện vọng của người bệnh, của người thân về bí mật bệnh tật, bí
mật điều trị.
- Có quyền yêu cầu sự trợ giúp, cung cấp phương tiện, tạo điều kiện cần thiết
cho sự cứu chữa người bệnh.
- Được sự bảo hộ của pháp luật và cơ quan công an trongkhi hoạt động cứu
chữa người bệnh.
- Có trách nhiệm thông báo với cơ quan pháp luật trongnhững trường hợp liên
quan đến pháp luật.
- Các hồ sơ bệnh án, giấy tờ y tế đều có giá trị hiệu lực pháp lý; bác sĩ phải có
trách nhiệm cá nhân trong các hồ sơ đó.
- Không thực hiện những phác đồ điều trị, những cách thức thủ thuật phẫu
thuật, những loại thuốc nằm ngoài danh mục,phương pháp được ngành y tế
Việt Nam cho phép.
- Có trách nhiệm thông báo, giải thích, thỏa thuận với người bệnh, người nhà
trong những tình huống phát sinh và phảiđược văn bản hóa trong hồ sơ bệnh
án.
2 Nêu những việc cần làm khi có tai biến điều trị.
- Tích cực huy động mọi khả năng ở mức cao nhất để cấp cứu hồi sức người
bệnh để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả.
- Sau khi cấp cứu hồi sức không kết quả, ngừng can thiệp chuyên môn.
- Báo cáo người có trách nhiệm lãnh đạo.
- Lưu giữ niêm phong: hồ sơ bệnh án, mẫu thuốc men, dụng cụ, mẫu bệnh
phẩm.
- Làm việc chính thức, có biên bản giữa cá nhân thầy thuốc, lãnh đạo cơ sở y tế,
người thân của bệnh nhân và các cơ quan có thẩm quyền liên quan (có thể là
thanh tra y tế, cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát,...) để đề ra cách giải quyết hậu
quả.
- Bình tĩnh giải quyết theo pháp luật, không tự tiện thỏa thuận tay đôi với người
thân của bệnh nhân một cách vô nguyên tắc vì không thể lường trước được
diễn biến kiện tụng.
- Bảo vệ cơ sở y tế, bảo vệ thân thể nhân phẩm của thầy thuốc tránh những
manh động tiêu cực.
- Thận trọng, chính xác, đúng luật định, có biên bản ghi nhận khi làm việc với cơ
quan thông tin đại chúng.
- Không vội vàng xử lý thầy thuốc, chỉ ra quyết định xử lý vụ việc khi đã có kết
luận giám định, kết luận của thanh tra hay kết luận điều tra.
3 Phân biệt người giám định chuyên trách và ngườigiám định theo từng vụ việc.
- gíam định chuyên trách: theo luật pháp Việt Nam, bất cứ người bác sĩ nào, khi
cơ quan luật pháp có Quyết định trưng cầu giám định bằngvăn bản, đều có thể
thực thi chức năng giám định tư pháptrong lĩnh vực chuyên môn của mình.
- giám định theo từng vụ việc : việc ngành Y tế và ngành Tư pháp bổnhiệm những
bác sĩ giỏi, có đủ tiêu chuẩn theo Pháp lệnhvề Giám định tư pháp và danh sách
giám định viên.

BÀI 4: TỬ VONG DO NGẠT TRONG PHÁP Y


1. Mô tả và phân tích các giai đoạn ngạt?
- Giai đoạn 1: kéo dài khoảng 1 phút, thở nhanh sâu, tiếp đó khó thở, nhịp tim
tăng và mất tri giác.
- Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 2 - 3 phút, khó thở ra, nhịp tim tăng, mất các
phản xạ, co giật toàn thân, rối loạn cơ tròn (gây thoát phân, nước tiểu, tinh
dịch).
- Giai đoạn 3: khoảng 1 phút, rối loạn nhịp thở (lúc đầu nhanh, sau chậm dần,
rời rạc, huyết áp giảm).
- Giai đoạn 4: nhịp tim chậm dần, huyết áp không đo được, mất phản xạ, đồng
tử giãn, cơ mềm, thở ngáp và ngừng thở. Tim có thể còn tiếp tục đập trong
thời gian từ 10 -15 phút sau khi đã ngừng thở, giai đoạn này hồi sức không kết
quả. (hồi sức có kết quả ở gđ 1 và 2)

2. Cơ chế gây tử vong do ngạt


- Giảm O2 và tăng CO2 máu
- Giảm lưu lượng mạch máu lên não (chèn ép vùng cổ)
- Tình trạng ức chế thần kinh
- Tổng hợp

3. Mô tả và phân tích các dấu hiệu bên ngoài trong tử vong do ngạt.
 Dấu hiệu bên ngoài:
+ Tìm tái
+ Phù và sung huyết
+ Chấm chảy máu: chảy máu ở niêm mạc mũi và ống tai ngoài
+ Dấu hiệu thoát tinh dịch, nước tiểu, phân
- Tím tái: thiếu oxy, máu sẽ thẫm màu hơn làm cho da có màu tím sẫm, dễ quan
sát nhất là ở da, niêm mạc vùng mặt, vùng ngực, đầu ngón tay, dấu hiệu này
xuất hiện khi lượng hemoglobin khử tại các mao mạch lên tới 30% - 35%
(Lundsgaard).
- Phù và xung huyết: phù nề và xung huyết khu trú vùng mặt là hậu quả của
chèn ép cơ học vào vùng cổ và tình trạng thiếu oxy làm thành mạch kém bền
vững gây thoát dịch từ trong lòng mạch.
- Chấm chảy máu: chấm chảy máu ở da và niêm mạc vùng mặt là dấu hiệu
thường gặp trong tử vong do ngạt, rõ nhất ở niêm mạc mắt, củng mạc, vùng
mi mắt, trong ống tai. Đường kính của chấm chảy máu trung bình từ 1mm đến
2mm hoặc có thể lớn hơn.
+ Chảy máu ở niêm mạc mũi và ống tai ngoài: trường hợp bị chẹn cổ các tĩnh
mạch bị chèn ép, còn động mạch bị đè ép không hoàn toàn làm cho máu liên
tục dồn lên vùng đầu mặt làm áp lực trong hệ tĩnh mạch tăng cao  nếu vỡ
thành mạch sẽ tạo nên những vùng chảy máu. Dấu hiệu này ít gặp nhưng nếu
có, rất dễ nhầm với chấn thương.
- Dấu hiệu thoát tinh dịch, nước tiểu, phân: hình thành do giãn cơ vòng trong
lúc hấp hối, gặp trong phần lớn các trường hợp chết tự nhiên và không tự
nhiên. Dương vật có thể cương cứng ở giai đoạn đầu do bị dồn máu và trong
nhiều trường hợp có thể xuất tinh nhưng số lượng không nhiều.

4. Mô tả và phân tích các dấu hiệu tổn thương ở các cơ quan trong tử vong do
ngạt.
 Dấu hiệu bên trong
+ Sung huyết
+ Chấm chảy máu trên phủ tạng
+ Máu hóa lỏng
+ Phù phổi
+ Phù nãp
+ Giãn tim phải
+ Chảy máu thành sau họng
+ Tổn thương thanh quản

- Sung huyết:
+ Trước đây có quan niệm cho rằng tình trạng sung huyết và ứ máu trong các
phủ tạng là dấu hiệu đặc trưng của ngạt. Berna Knight cho rằng đó là hậu quả
của sự tăng cao đột ngột chất catecholamin trong máu do ngạt,
+ Hiện nay rất nhiều quan điểm cho rằng dấu hiệu trên chỉ là phản ứng thích
nghi của cơ thể.
- Chấm chảy máu trên phủ tạng: sự xuất hiện của những chấm chảy máu nhỏ ở
thượng tâm mạc, màng phổi, mạc treo ruột... trong những trường hợp tử
vong do ngạt đã được Auguste Ambroise Tardieu (1818 – 1879) mô tả và cho
rằng đó là một trong những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán ngạt, đặc biệt
ở những trường hợp có nghi vấn tại hiện trường, hoàn cảnh xảy ra và nguyên
nhân tử vong của nạn nhân không rõ ràng
- Máu hóa lỏng: là một phản ứng thích nghi của cơ thể với hiện trường tăng số
lượng hồng cầu và các yếu tố chống đông máu. Mole (1948) đã nghiên cứu
khả năng đông máu sau chết và đi đến kết luận sự hóa lỏng của máu phụ
thuộc vào yếu tố tiêu sợi huyết và số lượng enzym này tùy thuộc rất nhiều vào
thời gian hấp hối ngắn hay dài.
- Phù phổi: mức độ khác nhau rất hay gặp trong các trường hợp tử vong có liên
quan đến ngạt thở, dấu hiệu này có giá trị trong những trường hợp có thời
gian tử vong không nhanh.
- Phù não: là dấu hiệu hay gặp, tuy nhiên cũng có thể thấy trong các trường
hợp tử vong không do ngạt, do đó phù não không phải là dấu hiệu để chẩn
đoán tử vong do ngạt.
- Giãn tim phải: các trường hợp tử vong do ngạt thì tim phải bao giờ cũng giãn
căng, còn tim trái thì rỗng hoặc co nhỏ (dấu hiệu của tim ngạt).
- Chảy máu thành sau họng: hay gặp trong những trường hợp phần mềm vùng
hầu họng bị tác động trực tiếp của cuống lưỡi hoặc bị đè ép vào mặt trước của
đốt sống cổ gây những đám chảy máu ở lớp dưới niêm mạc.
- Tổn thương thanh quản: điển hình nhất là gẫy xương móng hoặc dập vỡ sụn
giáp do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng cổ. Tỷ lệ tổn thương các
xương, sụn ở thanh quản hay gặp ở người già hơn người trẻ tuổi do xương bị
cali hóa

Bài 6: THƯƠNG TÍCH TRONG PHÁP Y


1. Mô tả và phân tích các loại tổn thương phần mềm?

Sây sát  Tổn thương này có thể thấy ngoài da haytrong nội tạng dưới
hình thức vết hoặc mảng sâysát là tổn thương làm mất một
phần biểu bì da,
thanh mạc hoặc vỏ bao các phủ tạng.
 Lúc đầu vết sây sát đỏ hồng rớm máu hoặckhông, có màu hơi
sẫm có vảy máu khô che phủ,nắn thấy cứng. Qua kính hiển vi
thấy có đọng hồng cầu, phía trên phủ một lớp huyết tương
(vảy). Từ 7 đến 12 ngày bong vảy, nếu không bị bội nhiễm, vết
sây sát sẽ tự lành, không tạo thành sẹo. Đôi khi, có thể để lại vết
sạm màu trên da do vết thương không được làm sạch dị vật gây
nên phản ứng đại thực bào ăn dị vật.
- Bao gồm: vết thương do vật tày , vết thương do kéo
Bầm Thay đổi màu của vết tím bầm thao thời gian của tổn
thương:
• xanh đen/tím (1-18 giờ)
•xanh/nâu (~1 – 2 ngày)
•Xanh lục (~ 2 - 3 ngày)
•Vàng (~3 - 7 ngày)
(Diễn tiến trên người sống).
Tụ máu  Là thương tổn do dập vỡ các mạch máu cỡ vừa. Do áp lực của
vật cứng trên phần mềm làm vỡ mạch máu tràn vào mô, tạo ra
cục tụ máu đông tại chỗ đó. Nếu thương tích ở ngoài da hoặc
dưới thành mạc, vùng tụ máu hơi lồi lên, màu tím.
 Tổn thương này gặp ở da, thanh mạc ống tiêu hóa, trong sọ,
gan... đôi khi tổn thương này gây chết nhanh chóng đặc biệt là
ở trong sọ ( ở đây không đề cập đến tụ máu nội sọ nội khoa và
ngoại khoa vì phạm vi, mức độ quan trọng của vấn đề).
Vết thủng -Tổn thương thủng là sự mất liên tục của tổ chức gây ra bởi
nhiều loại hung khí khác nhau.
-Đặc điểm của vết thương là một hình khe, hay lỗ thủng kèm
theo đường hầm có tụ máu.
-Nếu thương tích ở bụng hoặc ở ngực, có thể kèm theo tổn
thương nội tạng. Đôi khi có lỗ vào và lỗ ra nếu vật gây thương
tích tạo thành rãnh xuyên.
Vết chém hay Thương tích do vật diện rộng hoặc có trọng lượng lớn tác động
băm chặt với lực mạch vào cơ thể: như dao dựa, dao phay, búa, rìu. Tổn
thương có đặc điểm:
- Vết thương dài, diện rộng, đáy hẹp, độ sâu ít.
- Mép vết thương có vết xước da.
- Nếu vết thương sâu, thường thấy phía trên đá có những thớ
cơ đứt dở dang hoặc có vết mẻ xương.
- Nếu vật có lưỡi cùn, thương tích vừa có hình dáng vật chém
(đứt) vừa có hình dáng vật tày (tụ máu).
Vết đứt Vết đứt cũng là tổn thương mất tích chất liên tục của mô như
vết thủng nhưng diện rộng hơn, mô bị tách ra không bị mất đi.
Đặc điểm của tổn thương này là:
- Mép vết đứt thẳng gọn, đôi khi nham nhở do hung khí cùn.
- Thường không có tụ máu ở mép vết đứt, trừ khi lưỡi hung khí
quá cùn.
- Vết thương há miệng.
Dập nát  Bao gồm vết rách, đứt kèm theo đụng dập phức tạp của các
mô mềm
và thần kinh, mạch máu kể cả các nội tạng.

2. Mô tả và phân tích các loại tổn thương xương?

Rạn Là vết nức của xương chưa gây gẫy rời hoàn toàn với nhiều hình ảnh:
xương - Đường rạn đơn độc ngắn hoặc dài.
- Đường rạn có nhiều nhánh.
- Đường ranh hình sao có tâm điểm là nơi bị tác động trực tiếp.
- Đường rạn chặn, cắt đường rạn khác khi xảy ra ở 2 thời điểm trước,
sau.
- Đường rạn đi kèm đường vỡ xương hay đường bai khớp (tách rộng
khe khớp).
Lún - Thường gặp trong xương sọ: lún bản ngoài khi chỉ bản ngoài bị vỡ và
xương lõm lún vào phần tủy chưa tổn thương bản trong. Nếu lún cả bản
ngoài và bản trong sẽ gây đè ép vào màng cứng.
- có ý nghĩa đặc biệt vì đặc điểm hình dạng, kích thước của vết lún như
một dấu ấn giữ lại hình dạng của vật gây thương tích hoặc cho phép
nhận định cơ chế gây thương tích.
Thủng Mô xương bị mất hẳn đi một lỗ, thường có kích thước nhỏ và kèm
xương theo rạn xương, vỡ xương. Gặp trong tổn thương do đạn bắn, mảnh
nổ, hoặc hung khí có mũi nhọn.
Gẫy - Gẫy trực tiếp: xương bị gẫy ngay nơi bị tác động, trường hợp điển
xương hình ở gẫy có hình chêm và đỉnh là chính điểm bị tác động.
- Gẫy gián tiếp: vật tác động ở vị trí khác nhau nhưng do cơ chế truyền
lực và cấu
tạo giải phẫu của xương, cơ và hệ dây chằng nên điểm gẫy ở nơi khác,
ở người già hoặc người có bệnh lý của xương có gẫy xương cũ cũng
tạo thành yếu tố thuận lợi cho gẫy xương gián tiếp, hay gặp trong bẻ,
vặn, chèn ép, hay ngã.
vỡ -Chỉ những trường hợp vỡ rời nhiều mảnh làm biến dạng giải phẫu của
xương xương sọ, xương hàm mặt, xương chậu, xương bánh chè, xương gót...
-Những trường hợp vỡ xương sọ, xương chậu thừơng do lực đè ép rất
mạnh gây nên.
Trật Được quan tâm khi phát hiện chậm gây nên di chứng hoặc những
khớp trường hợp trật khớp mạn tính gặp trong giám định thương tật.

3. Nêu ý nghĩa của thương tích trong giải phẫu tử thi


- Xác định vả mô tả các tổn thương.
- Ảnh hưởng của từng thương tích trên cơ thể.
- Xác định nguyên nhân, cơ chế và tính chất chết.
4. Nguyên tắc giám định y pháp trong chấn thương?
- Xác định loại vật gây thương tích
 Phải rửa sạch vết thương để đánh giá thương tích.
 Mô tả kỹ bở (miệng) vết thương.
 Đo kích thước - độ sâu của vết thương.
 Mô tả hướng của thương tích.
 Xác định vị trí của thương tích.
 Mô tả màu sắc của vết thương.

- Phân biệt thương tích có trước khi chết hay sau khi chết
 Phải rửa sạch vết thương
 Quan sát kĩ miệng vết thương
 Nhuộm các sợi chun của tổ chức dưới da.

- Phân biệt vết bầm máu và hoen tử thi


 Vết hoen tử thi bao giờ cũng tập trung ở những nơi trũng thấp của cơ
thể, lấy dao rạch nơi đó và rửa sẽ hết và nếu vẫn còn tím là do bầm.
- Phân biệt dấu vết côn trùng, súc vật ăn tử thi với các thương tích do vật gây
nên Kiến, chuột, côn trùng, thú hoan.
 Vết kiến ăn: bồ mềm mại, nham nhở lăn tăn không bầm máu.
 Vết chuột cắn: dấu tích này thường không có hình thù nhất định song
hay gặp ở tổ chức nông. Quan sát kỹ có thể thấy các vết gậm nhấm trên
da. Bờ các dấu tích ấy không bao giờ có ngấm máu.
 Thú lớn: có thể cắn, xé mất chi hoặc những mảng lớn trên cơ thể.

- Đối với rạn xương (xương sọ) - nhìn qua ánh sáng.
- Xác định nhóm máu: xác định hung thủ và nạn nhân
BÀI 7: TỬ VONG DO CHẸN CỔ
BÀI 7: TỬ VONG DO CHẸN CỔ
1. Hãy nêu cơ chế chết trong treo cổ
- Chèn ép mạch máu vùng cổ: Sức ép của vòng dây vào cổ sẽ ngăn cản sự
lưu thông của máu lên não
- Chèn ép đường thở: Không phải là yếu tố quyết định gây tử vong cho nạn
nhân. Gây ra những rối loạn ở não, hệ tuần hoàn và hô hấp.
- Phản xạ ức chế: Sức ép của dây treo vào vùng cổ gây kích thích xoang cảnh
hoặc dây thần kinh phế vị làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, kết hợp với
sự chèn ép các mạch máu vùng cổ làm cho lưu lượng máu lên não càng ít
đi làm nạn nhân tử vong nhanh hơn. Khi sự kích thích vượt quá giới hạn
hoặc trường hợp cơ thể có bệnh lý tim mạch, hệ hô hấp, tình trạng say
rượu, hoặc trạng thái hưng phấn... sẽ là những yếu tố thuận lợi gây ngừng
tim đột ngột.
2. Nêu các đặc điểm phân biệt chết do treo cổ hay treo xác
(theo slide chỉ từng này ý)
- Đặc điểm của dây treo có phù hợp với dấu vết vùng cổ nạn nhân?
- Vị trí của nút buộc và tư thế nạn nhân?
- Có thương tích hay không? Nếu có do vật gì gây ra? mức độ tổn thương?
- Dấu hiệu của bệnh lý, chất độc, rượu hoặc chất kích thích?
- Thời gian tử vong?
- Chết treo cổ dấu hiệu cơ bản dựa vào là các tổn thương đều bầm, ngấm máu
kể cả bờ rãnh treo cùng như các chấm chảy máu ở phủ tạng. Treo xác thì
không có các dấu hiệu trên. Tuy nhiên trong một số trường hợp các dấu vết
không rõ ràng hoặc tử thi đã thối rữa việc xác định thường rất khó khăn

BÀI 10: CHẾT DO NGẠT NƯỚC:


Tại sao đuối nước biển dễ cứu hơn đuối nước sông?
- Trong môi trường nước ngọt và nước lợ (0,5% muối),
+ sau khi vào phổi nước sẽ được hấp thu nhanh chóng vào máu làm tăng thể tích
máu, loãng máu và tan vỡ hồng cầu. Trong khoảng 3 phút đầu: số lượng hồng
cầu bị tan vỡ lên đến 72%, kèm theo có hiện tượng giảm Na huyết, mất thăng
bằng Na/K, tụt huyết áp, loạn nhịp tim và rung thất
- Trong môi trường nước mặn (3- 4% muối)
+ do sự chênh lệch về áp lực thẩm thấu, nước sẽ bị rút từ máu vào trong lòng
phế nang.
+ các chất như Na, K, Magie sẽ từ môi trường nước mặn xâm nhập vào máu gây
tăng đông máu, nhưng không có hiện tượng tan vỡ hồng cầu, thăng bằng kiềm
toàn trong máu ít thay đổi, mạch đập tăng lên đôi chút nhưng không có dấu hiệu
của rung thất.
+ Theo ước tính có khoảng 42% lượng nước trong máu bị rút vào trong lòng phế
nang
 do đó chết ngạt do nước biển dễ cứu hơn nước sông

BÀI 11 : TỔN THƯƠNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


Câu 1: Nêu đặc điểm tổn thương của người đi bộ trong tai nạn ô tô.
Tổn thương - Hay gặp nhất là những vết xây xát da, bầm tụ máu.
do va đập - Rách da ở cẳng chân hai bên kèm gãy xương do tác động của chắn
trực tiếp sốc.
- Hoặc bảo hiểm đầu xe, có thể gợi lại hình ảnh vật tác động.
- Vị trí tổn thương còn tuỳ thuộc vào lứa tuổi, loại xe và tư thế của
nạn nhân...
- Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ điểm chạm đầu tiên ở nửa
người phía trên làm cho cơ thể nạn nhân thường bị hất ngã văng ra xa.
- Với người lớn, điểm chạm đầu tiên ở nửa người phía dưới làm cho
nạn nhân bị hất lên cao.
Nạn nhân có thể bị va đập tiếp với mui xe, nóc xe.
Hay thành xe rồi sau đó bị ngã va đập với mặt đường.
- Cần kiểm tra dấu vết lông tóc, vết máu của nạn nhân có thể còn dính
ở đầu xe.
Trên mui, nóc hoặc thành xe khi tham gia khám xe.
- Va đập với đèn pha xe ô tô thường gây ra những vết xây xát da.
- Bầm tụ máu hoặc rách da ở vùng đùi hoặc vùng mông.
- Có thể gặp những vết thương có dị vật như mảnh kính vỡ, vết sơn
hoặc vết dầu mỡ....
Nếu nạn nhân va đập với thành bên của xe ô tô.
- Va đập với những nơi có góc cạnh trên thành xe hoặc đầu xe ôtô (xe
tải).
Sẽ gây ra những vết thương rách da có chiều hướng rõ ràng.
- Cần đo khoảng cách từ vị trí vết thương tới mặt đất theo trục đứng
của cơ thể.
Phối hợp khám xe để xác định điểm va chạm trên xe ô tô.
- Trường hợp nạn nhân bị chèn ép giữa đuôi xe ô tô với một vật khác
thường.
Tạo nên những tổn thương nặng ở vùng ngực bụng của nạn nhân.
- Cũng có trường hợp do sự đè miết của đuôi xe
-> Có thể gặp tổn thương lóc da tại vùng cơ thể bị tổn thương.
- Tốc độ xe chạy tại thời điểm va chạm.
Là yếu tố quyết định đến mức độ nặng nhẹ của tổn thương nguyên
phát trên cơ thể nạn nhân.
+ Tốc độ xe dưới 20km/h ít khi gây thương tích nặng cho nạn nhân.
+ Nếu xe chạy trong khoảng 20 - 40km/h thì thương vong
có thể xảy ra.
+ Theo Karger, phần lớn các ca tai nạn có chấn thương cột sống cổ đều
xảy ra khi xe chạy với tốc độ trung bình 65km/h.
+ Chấn thương ngực kèm vỡ quai động mạch chủ, vỡ tim hoặc tụ máu
mô phổi thường gặp ở tốc độ 85km/h.
Tổn thương - Sau khi va chạm, cơ thể nạn nhân bị văng trượt trên mặt đường.
do ngã hoặc - Tạo nên những vết xây xát da có bề mặt khô cứng màu sẫm (hay gọi
va đập với là vết xây xát da bìa).
vật cản trên - Có thể gặp những vết thương có dị vật (đất cát) nằm trên vùng có vết
đường xây xát da giấy.
- Dấu hiệu chảy máu dưới da ở những vùng này hiếm gặp. Ngoại trừ
những trường hợp bị bánh xe ô tô lăn qua. Hoặc bị va chạm mạnh với
các vật trên mặt đường.
- Trong giám định pháp y, để xác định tổn thương do va húc trực tiếp
hay do bị ngã văng trượt trên mặt đường.
Cần phải dựa trên những đặc điểm của các dấu vết thương tích trên
thân thể nạn nhân.
Để có thể nhận định thương tích ở vùng đầu mặt của nạn nhân.Do va
đập trực tiếp hay do va đập mạnh với vật cứng thì cần dựa trên những
đặc điểm sau:
+ Dấu vết thương tích trên da đầu
+ Vị trí, đặc điểm và chiều hướng của đường vỡ xương sọ
+ Dấu hiệu máu tụ ngoài màng cứng.
+ Dấu hiệu tổn thương dập não bên đối diện.
- Cần phân biệt những dấu hiệu lâm sàng.Giữa tổn thương nguyên
phát và tổn thương thứ phát trong chấn thương sọ não (CTSN).
- Dấu hiệu lâm sàng của tổn thương nguyên phát:
+ Rối loạn thần kinh chức năng.
+ Mất ý thức.
+ Rối loạn hoạt động tự chủ ngay sau khi bị chấn thương
- Dấu hiệu của tổn thương thứ phát của CTSN:
+ Dấu hiệu chảy máu thứ phát từ các mạch máu
-> Máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng.
+ Tình trạng phù não tăng dần sau chấn thương.
+ Ảnh hưởng của các rối loạn toàn thân như thiếu oxy máu, tăng CO2
máu.
Giảm khối lượng tuần hoàn trong các trường hợp sốc đa chấn thương
hoặc mất máu cấp.
- Tổn thương của các tạng trong ngực, bụng là vết tụ máu ở gốc những
tạng lớn hoặc gốc mạc treo ruột.
- Nhưng cũng có thể là dập vỡ tạng nếu có va đập mạnh hoặc bị bánh
xe ô tô đè qua..
Thương tích  Dấu vết
do bánh xe + Trên quần áo.
ô tô đè qua + Trên cơ thể.
người tạo ra - Trong giám định pháp y việc chẩn đoán dấu vết vân lốp ô tô trên cơ
những dấu thể nạn nhân.
vết và Có ý nghĩa rất quan trọng với công tác điều tra, xét xử...
thương tích - Dấu vết trên quần áo, trên cơ thể nạn nhân nếu rõ ràng sẽ là căn cứ
đặc trưng khoa học vững chắc.
Nhưng trong nhiều trường hợp chẩn đoán khó khăn do dấu vết không
rõ ràng.
- Do đó phải dựa vào đặc điểm và mức độ; tổn thương bên trong, tìm
vết lóc da ở vùng nghi ngờ bánh xe ô tô đè qua.
 Vết lóc da
- Do bánh xe ô tô vừa đè ép, vừa quay tròn làm tách rời lớp da và tổ
chức cân, cơ hoặc xương.
- Ở phía dưới tạo thành những ổ, túi chứa đầy máu. Có khi gây ra
những vết rách da rộng nếu bánh xe đè qua những vùng da sát xương.
- Dấu hiệu lóc da có thể dễ quan sát nếu ở vùng da ít cơ hoặc sát
xương.
Ở vùng da cơ dày như vùng lưng, mông dấu hiệu này khó quan sát đặc
biệt khi không có dấu hiệu vân lốp ở bên ngoài.
 Vết rạn da
- Thường gặp ở nếp bẹn hai bên hoặc những vùng da sát xương do
bánh xe ô tô đè qua.
Da bị kéo giãn căng quá mức, tạo nên những vết rách, rạn thành nhiều
vết nhỏ.
- Thường kèm theo tổn thương nặng ở phía dưới vùng rạn da như tụ
máu rộng, lóc da, gẫy vỡ xương, dập vỡ tạng.
 Tổn thương bên trong: Bánh xe đè qua cơ thể, gây ra các tổn
thương rất nặng nề.
- Dập vỡ tạng, gãy vỡ xương, rách đứt dây chằng, cân cơ, mạch máu có
khi làm vỡ thành bụng,
- Rách cơ hoành, hoặc vỡ thành ngực và nặng hơn có thể làm đứt rời
cơ thể trong những trường hợp bị nhiều xe tải hạng nặng đè qua.
- Bánh xe ô tô đè qua vùng hông thường làm biến dạng khung chậu.
Gây rách rạn da vùng nếp bẹn hoặc tầng sinh môn kèm những ổ lóc da
kín đáo ở vùng mông hoặc mặt sau hai đùi.

Câu 2. Trình bày đặc điểm tổn thương của người điều khiển và người ngồi sau xe
máy.
Chấn thương  tổn thương do va đập: được hình thành do tác động của một
sọ não vật vào vùng đầu nạn nhân.
- Cơ chế hình thành thương tích: đa dạng, phức tạp. Hay gặp nhất là
tổn thương do nạn nhân bị ngã văng ra khỏi xe.
- Có thể gặp tổn thương nguyên phát, thứ phát và tổn thương do
tăng giảm tốc độ đột ngột trên cơ thể nạn nhân.
- Ngoài việc gây chấn thương với những người ngồi trên xe máy.
Người đi bộ dưới lòng đường cũng có thể là nạn nhân trong các vụ tai
nạn xe máy. Hay gặp nhất là ở những người cao tuổi, trẻ em.
- các tổn thương hay gặp:
- Tổn thương phần mềm:
+ Sây sát da.
+ Rách da.
+ Tụ máu.
+ Đụng dập da đầu.
- Vỡ xương sọ: Đường vỡ xương đơn thuần kèm dập não bên đối
diện.
Hoặc có tổn thương rất nặng như bẹp, biến dạng hộp sọ.
- Máu tụ ngoài màng cứng hoặc tụ máu trong não: Cần lưu ý tổn
thương dập não cùng bên với vùng bị tác động và tổn thương bên đối
diện.

 tổn thương do bị đè ép
- Gặp trong các trường hợp bị bánh xe ô tô đè qua vùng đầu của nạn
nhân.
- Trong trường hợp ô tô đổ, thành xe đè lên đầu nạn nhân gây ra tổn
thương rất nặng nề. Đầu mặt nạn nhân biến dạng, hộp sọ vỡ thành
nhiều mảnh.
- Tổ chức não dập nát, có khi thoát ra ngoài qua đường vỡ xương sọ.
 tổn thương do tăng/ giảm tốc độ đột ngột.
- Do đầu nạn nhân chuyển động nhanh mạnh, bất ngờ. Theo nhiều
hướng khác nhau trong cùng thời điểm.
- Làm tăng áp lực nội sọ.
Gây tổn thương mô não dò mạch máu.
- Sợi thần kinh bị xé rách hoặc bị giãn căng quá mức. Gây tổn thương
tụ máu dưới màng cứng và tổn thương sợi trục lan toả.
 Ngoài ra
- Mặc dù mũ bảo hiểm (MBH) có thể làm giảm nguy cơ CTSN đến 88%
nếu xe chạy với tốc độ dưới 35km/h.
- Với trường hợp xe chạy tốc độ từ 60km/h trở lên thì MBH ít có khả
năng bảo vệ.
MBH bị vỡ, nạn nhân bị CTSN và chấn thương cột sống cổ.
- Rất nhiều trường hợp nạn nhân chết ngay tại hiện trường do bị vết
thương quá nặng.
Tổn thương - Gãy các đốt sống cổ
vùng cổ - Vết thương vùng cổ gáy
- Tổn thương đụng dập mạch máu vùng cổ:
+ Thường gây ra những biến chứng muộn.
Khó chẩn đoán ngay cả trong lâm sàng.
Như thiếu máu não, hôn mê không rõ nguyên nhân.
Đồng tử hai bên không đều, liệt...
+ Tỷ lệ tổn thương mạch máu vùng cổ trong các vụ TNGT ỏ nước Mỹ
là 1/150.
Tổn thương + Thường gặp do đặc điểm các xương vùng hàm mặt.
vùng hàm + Là dễ bị gãy, vỡ và có thể là nguyên nhân tử vong do máu tràn vào
mặt đường thở.

- Chấn - tim, phổi, các mạch máu lớn dễ bị tổn thương.


thương ngực -Khi ngực bị va đập mạnh vào các vật cứng như tay lái, mặt đồng hồ
hoặc các bộ phận ở đầu xe.
-Các tổn thương có thể là gãy xương sườn, xương ức, tổn thương
tim, đụng dập.
-Tụ máu cuống tim phổi hoặc rách vỡ động mạch chủ... do giảm tốc
độ đột ngột, bị ngã văng ra với lực mạnh.
Chấn thương - Do da bụng có độ co giãn lớn dễ đàn hồi.
bụng -> Dấu vết thương tích bên ngoài thường ít khi rõ ràng.
- Các tạng như gan, lách, thận, các quai ruột ở những vị trí gần sát với
đoạn ruột cố định.
Như góc tá hỗng tràng, góc hồi manh tràng thường rất dễ bị rạn vỡ.
- Trường hợp nạn nhân bị ngã văng trượt với lực mạnh.
Có thể gây tụ máu ở cuống gan, lách và gốc mạc treo.
Thương tích - Tổn thương ở chi trên:
ở các chi + Thường gặp ở mu bàn tay hai bên dưới.
+ Đôi khi có thể thấy gãy xương cẳng tay, cánh tay hoặc gãy xương
đòn trong các trường hợp bị ngã xuống mặt đường.
- Tổn thương ở chi dưới do va đập và lê quệt.
- Thường ở mặt trước trong hai đùi và cẳng chân dưới dạng:
+ Các vết trượt da song song
+ Hoặc vết thương đụng dập, rách nát, gãy xương cẳng chân, gãy
xương đùi.
+ Có thể có tụ máu khớp gối vỡ xương bánh chè.
+ Bỏng do va chạm hoặc bị ống bô thường ở mức độ nhẹ.

BÀI 13: THƯƠNG TÍCH DO ĐIỆN


1. Trình bày cơ chế tổn thương do sét đánh.
Tia sét có thể gây tổn thương bằng cách truyền điện trực tiếp, gián tiếp hoặc
dẫn truyền.
- Tổn thương do tác động trực tiếp của tia sét: Gây rối
loạn điện sinh học của cơ thể.Như ở tim, hệ hô hấp, hệ thần kinh tự động.
- Do dẫn truyền là khi tia sét đánh vào một vật bằng kim
loại. Sau đó dòng điện được dẫn truyền đến nạn nhân đang
tiếp xúc với vật đó.
- Do gián tiếp là khi tia sét đánh vào một vật làm bắn ra
các tia lửa điện. Những tia lửa điện này phóng vào nạn nhân đang đứng gần
đó mà không tiếp xúc với vật.

2. Trình bày những tổn thương trên da do sét đánh.


- Hình ảnh Lichtenberg: Vết giãn mạch hình cành cây trên da.
- Điển hình, gặp ở 50% nạn nhân.
- Dấu vết này được hình thành do mạch máu chịu tác động của dòng điện cao
thế.Với nhiệt độ rất cao trong khoảng thời gian rất ngắn.
- Tổn thương bỏng trên da chiếm dưới 5%, có thể gặp một trong 4 loại hình
sau:
 Vết cháy bỏng hình đường thẳng (Linear burn): Gặp ở những vùng có
nhiều mồ hôi, nước như ở phía dưới cánh tay, vùng ngực dưới... Là
những vết bỏng bề mặt do sự bốc hơi nước dưới tác động của tia lửa
điện.
 Vết bỏng dạng đốm (Punctate burn): nhỏ, nông.
 Vết cháy lông tóc (Feathering burn)
 Vết cháy bỏng do nhiệt (Thermal burn):
 Xuất hiện khi quần áo của nạn nhân bị cháy.
 Cũng có thể do những vật kim loại trên người nạn nhân bị nóng
chảy dưới tác động của tia sét đánh.
 Có khi tạo thành vết bỏng in hình lên da.
B. CÂU HỎI NGẮN
1 Thương tích phần mềm gồm:
- Sây sát da, bầm tím, tụ máu, dập nát (do vật tầy tác động), xuyên thủng, cắt
đứt, băm bổ (do vật sắc nhọn)
- Vật có 4 nguồn gốc: tự nhiên, tư liệu lao động, sinh hoạt và chế tác
2 Phân biệt vết xanh lục với vết thương bầm tím:
Vết xanh lục xuất hiện trên bề mặt da và trong tạng ở thời điểm muộn sau 8
giờ. Vết bầm tím do vật tác động trên thân thể lúc còn sống
3 Cách thức phân biệt vết hoen bầm máu:
Vết hoen tử thi cho biết tư thế chết ban đầu, trong 6 giờ đầu nếu thay đổi tư
thế sẽ hình thành vết hoen mới. Vết hoen xuất hiện tại thời điểm chết thực
sự. Vết hoen xuất hiện ở da và tạng.
4 Chết ngạt nước có hai thể:
- Chết đuối tím (có dấu hiệu bọt hồng ở mũi và miệng nhìn thấy ở thời
điểm vớt lên sớm).
- Chết đuối trắng do phản xạ co thắt thanh môn, khi tiếp xúc nguồn
nước lạnh)
5 Chúng ta chuyển bệnh nhân có dấu hiệu ngưng tim và ngưng thở và chết não
khi có chấm hoen ở phần thấp cơ thể. Khoảng 20-30 phút sau ngưng tim
Sau chết còn phản xạ siêu linh do tế bào chết không đồng bộ. Tế bào cơ, giác
mạc còn sống khoảng 6-8 giờ sau chết thật sự. Phản xạ gân xương, phản xạ co
dãn đồng tử có thể xảy ra
6 Trong nước có vi sinh vật vỏ bằng chất Silicat. Nạn nhân hít nước vào đường
thở có thể sinh vật loại này theo vào trong hệ khí phế quản
Diatome: thân là chất Silicat
7 Trong tình trạng thiếu dưỡng khí cấp cơ trơn co thắt ở túi tinh co thắt sẽ đẩy
tinh trùng tồn lại trong túi tinh ra ngoài
8 Chết treo cổ là
 Là thể chết ngạt cơ học, là phương thức bạo hành chấm dứt sự sống
 Nạn nhân thiếu dưỡng khí cấp ở tạng: não, tim và tạng khác
 Nguyên nhân:
o Đường lưu thông khí bị chẹn
o Máu lên não bị chẹn
o Đè ép thể cảnh => tim đập chậm => Máu lên não bị giảm
 Nguyên nhân chết trong treo cổ cấp tính :
o Ngạt thở và ứ máu do nghẽn tắc tĩnh mạch não
o Ngạt thở
o Sung huyết tính mạch do nghẽn tắc
o Thiết máu não
o Ngăn chăn luồng thần kinh thực vật
o Gãy đốt sống cổ : 2,3,4, chèn éo, xé rách tuỷ, đứt ngang tuỷ
 Nguyên nhân treo cổ đến chậm:
o Phù thanh quản ( oedema larynx)
o Phù phổi
o Viêm phổi hít
o Hoặc phế quản phế viêm
o Nhiễm trùng
o Bệnh não thiêú dưỡng khí
o Nhũn não, nhồi máu não hoặc áp xe não.
 Thời gian cần để nạn nhân mất ý thức
Tùy thuộc vào vị trí dây treo quanh cổ
o Trên sụn giáp: khoảng 2 phút
o Trên thanh quản: khoảng 1 phút
o Trên sụn nhẫn: khoảng vài giây
o Trên khí quản: rất nhanh
9 Phá thai phạm pháp:
- Định nghĩa: phá thai phạm pháp là hành vi lấy thai ra khỏi buồng tử cung
trước thai kỳ <180 ngày
- Trong điều kiện:
+ Tại cơ sở không được cơ quan có thẩm quyền cho phép
+ Không có chỉ định lấy thai do điều kiện sức khỏe
- Sự lấy thai ra khỏi buồn tử cung có thể:
+ Tự sản phụ
+ Có sự trợ giúp của người thứ hai
- Phương tiện phá thai:
+ Các chất có nguồn gốc thực vật như lá nghệ, lá xoan tây
+ Các chất độc kim loại nặng: muối chì, muối thủy ngân dạng pha loãng bơm
vào buồng tử cung
+ Các chất hóa học có tính kiềm: thuốc tím= Kali permanganat, nước xà phòng,
nước javel
+ Các chất hóa dược: thuốc điều trị bệnh sốt rét Quinin, Chloroquin; thuốc
kích thích tố như Estrogen, Oxytocine. Dùng đường uống
+ RU 486 (Mifepristone)
- Tử thi có thai không? Ta dựa vào chiều cao tử cung, buồng trứng có hoàng
thể, trong buồng tử cung có thai nhi, còn lại một phần thai, còn lại phần bánh
nhau. Quan sát vi thể giải phẫu bệnh chất trong buồng tử cung ta có thể thấy
màng rụng, gai nhau trong máu cục
- Lấy thai theo cơ chế nào? Ta căn cứ trên hậu quả phương tiện phá thai có ở
các tạng, bộ phận sinh dục nữ đã thể hiện các thương tổn (kết quả quan sát
đại thể, vi thể và độc chất học…)
- Nguyên nhân chết
10 Nguồn điện khi tiếp xúc da gây phỏng nhiệt điện. Mạch máu co lại và tế bào
nội mô phồng to làm tắc mạch thiếu máu tại chỗ. Hoại tử cơ gây suy thận cấp,
nhiễm trùng
Điện gây tử vong do:
- Rối loạn nhịp tim: thiếu máu não, thiếu máu cơ tim
- Liệt cơ: chủ yếu là cơ hô hấp
- Phỏng nhiệt điện: nguồn điện cao thế có khả năng phóng điện và phát hồ
quang điện
11 Chết thực sự không còn hiện tượng đông máu. Súc vật cắn hoặc vật tác động
làm mất liên tục da, cơ vết thương không há rộng
12 Màng trinh: có chiều dày khoảng 1-2mm.
a) Gồm 3 phần:
- bờ mép màng trinh
- thân màng trinh
- gốc màng trinh.
Màng trinh rách thành sẹo, khe rách không dính lại được, trừ phi khâu
b) Có hai loại màng trinh:
- màng trinh thịt tính đàn hồi cao ít gặp
- màng trinh xơ dễ rách thường gặp
13 Máu kinh nguyệt có tế bào nội mạc. Nguồn gốc máu người hay súc vật, gia
cầm (hồng cầu người không có nhân còn hồng cầu gia cầm thì có nhân)

You might also like