You are on page 1of 7

Nguyentanthanh.hnue@gmail.

com

1. Các protein trong tế bào trước khi xuất bào được phân loại và đóng gói trong………
A. các lysosome.
B. các endosome.
C. mạng lưới nội chất.
D. các peroxisome.

2. Sự phiên mã gen X được điều khiển bởi yếu tố phiên mã A. Gen X chỉ biểu hiện khi A được
phosphoryl hóa. Các số liệu biểu diễn mức độ phổ biến của yếu tố A và mức độ hoạt động của
một enzyme kinase và một enzyme phosphatase đặc trưng với các yếu tố A được nêu ở bảng
dưới đây:
Mô Yếu tố A Hoạt tính kinase Hoạt tính phosphtase
Cơ + - -
Tim + + -
Não + - +
Từ số liệu trên có thể nhận đình: gen X sẽ biểu hiện ở……….
A. mô cơ.
B. mô tim.
C. mô não.
D mô não và mô tim.
E mô cơ, mô tim và mô não.

3. Sự kiện nào sau đây xảy ra là kết quả của việc epinephrine đính kết vào thụ thể trên màng tế
bào của nó ?
A. Tăng cường chuyển hóa AMP thành cAMP.
B. Tích lũy glycogen.
C. Phosphoryl hóa các enzyme phosphorylase kinase, còn loại nhóm phosphate khỏi enzyme
glycogen synthase.
D. Hoạt hóa enzyme phosphodiesterase để kéo dài hiệu quả của cAMP.
E. Một chất ức chế enzyme phosphatase được hoạt hóa bởi sự phosphoryl hóa.

4. Tế bào sử dụng ATP để hoạt hóa acid amin trước khi dùng tổng hợp protein. Đồng thời với
quá trình này là việc giải phóng ra nhóm pyrophosphate so với giải phóng ra Pi là:
A. phản ứng thủy phân liên kết phosphodieste α-β cho mức năng lượng giải phóng lớn hơn
phản ứng thủy phân liên kết β-γ.
B. ATP dễ dàng được toorong hợp lại từ AMP nhờ enzyme adenylate kinase xúc tác.
C. Phản ứng thủy phân nhóm pyrophosphate sau đó nhờ enzyme pyrophosphatase tạo ra sản
phẩm được tế bào sử dụng ngăn cản phản ứng đảo ngược không thể xảy ra.
D. Sự tương tác giữa các nhóm trên bề mặt enzyme với nhóm phosphate ở các vị trí β-γ giải
phóng nhóm pyrophosphate nhanh hơn.
E. Ion pyrophosphate trong điều kiện sinh lý tế bào bền vững hơn ion Pi.

5. Trong quá trình phân chia tế bào ở thực vật, vách tế bào được hình thành bởi sự dung hợp các
nang có nguồn gốc từ cấu trúc nào sau đây của tế bào ?
A. Các vi ống.
B. Phức hệ golgi.
C. Vòng thắt.
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

D. Màng nguyên sinh.


E. Vách tế bào.

6. Phân tử RNA có hoạt tính xúc tác được gọi là


A. mRNA.
B. ribonuclase.
C. Ribosome.
D. Ribozyme.
E. Ribonucleotide.

7. Loại hormone nào sau đây kích ứng các hiệu ứng sinh học bằng việc vượt qua màng sinh chất,
sau đó đính kết với một loại thụ thể ?
A. Glucagon.
B. Estradiol.
C. Insulin.
D. Norepinephrine.
E. Hormone adrenocorticotropic.

8. Sự kiện nào sau đây xảy ra trong quá trình phosphoryk hóa oxy hóa ở ty thể ?
A. Proton được bơm từ chất nền vào khoảng không giữa hai màng sinh chất.
B. Proton được bơm từ khoảng không giữa màng sinh chất vào chất nền.
C. Điện tử được bơm từ chất nền vào khoảng không gian giữa màng sinh chất.
D. Điện tử được bơm từ khoảng không giữa màng sinh chất.
E. NADH được bơm từ chất nền vào khoảng không giữa màng sinh chất.

9. Diacylglycerol hoạt hóa enzyme nào sau đây ?


A. Protein kinase A.
B. Protein kinase C.
C. MAP kinase.
D. Tyrosine kinase.
E. Phosphorylase B kinase.

10. Thực vật và một số vi khuẩn khác với động vật ở chỗ thực vật và một số vi khuẩn có thể
A. tạo được các hợp chất đa phân tử từ glucose.
B. sử dụng CO2 để làm tăng sinh khối của chúng.
C. sản xuất NADH qua phản ứng khử.
D. tổng hợp glutamate và aspartate.
E. sử dụng glucose qua con đường thủy phân glycogen.

11. Các G-protein có các chức năng sau đây, trừ


A. chúng có khả năng liên kết với GDP hoặc GTP.
B. chúng có hoạt tính ATPase.
C. chúng hoạt động như một công tắc “bật-tắt:
D. chúng giúp khuếch đại tín hiệu của các hormone.
E. chúng phosphoryl hóa protein.
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

12. Trong một bệnh gọi là bệnh tế bào I, các enzyme hydrolase vốn không bình thường chỉ được
tích lũy trong lysosome lại xuất hiện trong máu. Nhiều khả năng nguyên nhân gây bệnh này là
A. thiếu sự phosphoryl hóa các enzyme của lysosome.
B. bơm proton trên màng lysosome không hoạt động.
C. một đột biến liên quan đến gen clathrin.
D. sự thiếu ổn định của mạng lưới nội chất hình thành nên các hạt lysosome.
E. thiếu acid sialic trên glycolipid trong phức hệ Golgi.

13. Liên kết hoặc tương tác nào dưới đây ít có vai trò nhất trong việc làm ổn định cấu trúc không
gian ba chiều của phần lớn protein ?
A. các liên kết hydro.
B. các liên kết tĩnh điện.
C. các tương tác kỵ nước.
D. liên kết disulfide.
E. các liên kết ester.

14. Enzyme nào sau đây đặc thù với quá trình hình thành glucose trong cơ thể động vật ?
A. endolase.
B. phosphoglyceromutase.
C. glyceraldehyde 3-phosphate dehydrogenase.
D. aldolase.
E. fructose 1,6-bisphosphate.

15. Bằng chứng cho thấy các lạp thể có nguồn gốc từ sự nội cộng sinh của các vi khuẩn sống
trong các tế bào chủ eukaryote gồm các bằng chứng sau đây, trừ
A. sự giống nhau trong trình tự rRNA ở lạp thể và ở vi khuẩn.
B. sự giống nhau trong cấu trúc giữa lạp thể và một số vi khuẩn hiện có.
C. DNA trong lạp thể có cấu trúc vòng tròn giống vi khuẩn.
D. lạp thể mẫn cảm với các chất ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn.
E. lục lạp có thể tổng hợp tất cả các protein cần thiết của nó.

16. Trình tự acid amin của một loại protein mới tìm thấy trên màng tế bào chứa 4 miền giống
immunoglobulin và 6 đoạn trình tự giống fibronectin. Nhiều khả năng hơn cả đây là protein
thuộc loại
A. protein đính kết tế bào.
B. kênh protein đáp ứng tín hiệu hormone.
C. G-protein.
D. protein nhóm serin.threonin kinase.
E. yếu tố phiên mã.

17. Thứ tự các sự kiện xảy ra như thế nào khi vi khuẩn E.coli được chuyển từ môi trường giàu
glucose sang môi trường nghèo glucose ?
A. Lượng cAMP tăng  cAMP liên kết vào CAP  phức hệ cAMP-CAP liên kết vào DNA
và hoạt hóa phiên mã.
B. Lượng cAMP tăng  cAMP liên kết vào CAP  phức hệ cAMP-CAP liên kết vào DNA
và ức chế phiên mã.
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

C. Lượng cAMP tăng  cAMP liên kết vào CAP  phức hệ cAMP-CAP giải phóng khỏi
DNA và hoạt hóa phiên mã.
D. Lượng cAMP giảm  cAMP giải phóng khỏi CAP  CAP liên kết vào DNA và hoạt hóa
phiên mã.
E. Lượng cAMP giảm  cAMP được giải phóng khỏi CAP  CAP liên kết vào DNA và ức
chế phiên mã.

18. Hoạt tính enzyme hexokinase trong dịch chiết tế bào đã loại muối có thể do bằng phương
pháp quang phổ ở bước song 340nm. Ngoài dung dịch đệm, Mg 2+ và chất phân giải, hỗn hợp
phản ứng còn phải chứa
A. glucose, ATP, NADPH và một lượng dư glucose 6-phosphate dehydrogenase.
B. glucose, ATP, NADP+ và một lượng dư glucose 6-phosphate dehydrogenase.
C. glucose, ADP, NADP+ và một lượng dư glucose 6-phosphate dehydrogenase.
D. glucose, ATP, NADP+ và một lượng dư glucose 6-phosphogluconate dehydrogenase.
E. glucose 6-phosphate, ATP, NADP+ và một lượng dư glucose 6-phosphate dehydrogenase.

19. Khi sử lý ty thể toàn vẹn với một hợp chất chống kết cặp như 2,4 dinitrophenol trong sự có
mặt của ADP, phosphate vô cơ, succinate và oxy, hiệu ứng gì xả ra liên quan đến sự vận chuyển
và tổng hợp ATP ?
Tốc độ vận chuyển điện tử Tốc độ tổng hợp ATP
A. Tăng Tăng
B. Giảm Giảm
C. Tăng Giảm
D. Giảm Tăng
E. Tăng Không đổi

20. Nhằm xác định hoạt tính của enzyme X, các tế bào được xử lý hoặc với glucagon, hoặc với
dibutyrul cAMP, hoặc với glucagon bổ sung H-8 ở các nồng độ có hiệu quả cao nhất. Dibutyrul
cAMP là một chất tương tự cAMP và có khả năng khuếch tán qua màng tế bào dễ hơn cAMP. H-
8 là một chất ức chế chọn lọc enzyme kinase A. Kết quả phân tích hoạt tính enzyme như sau:
Hợp chất được bổ sung Hoạt tính enzyme (đơn vị) Nồng độ enzyme (μg/L)
Không bổ sung (đối chứng) 10 10
Glucagon 100 12
Dibutyryl cAMP 100 9
Glucagon + H-8 18 11

20.1 Từ kết quả trên đây có thể nhận định, glucagon có tác dụng
A. thúc đẩy sự vận chuyển enzyme X tới lysosome.
B. làm tăng hiệu quả xúc tác của enzyme X.
C. ức chế sự biến tín của enzyme X.
D. thúc đẩy sự phiên mã gen mã hóa enzyme X.
E. thúc đẩy sự sản xuất trong tế bào cơ chất của enzyme X.
20.2 Từ kết quả trên đây, cũng có thể suy luận rằng hoạt tính của enzyme X được điều hòa bởi
A. mối tương tác dị hình giữa một protein trung gian và H-8.
B. hoạt động phân giải protein bởi một protein trung gian.
C. sự phosphoryl hóa (được xúc tác bởi protein kinase A).
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

D. sự loại phosphoryl hóa (được xúc tác bởi protein phosphatase 1A).
E. một quá trình truyền tín hiệu phụ thuộc vào cAMP.
20.3 Thông tin bổ sung nào dưới đây có ích nhất để khẳng định về cơ chế hoạt động của
glucagon ?
A. Tốc dộ phiên mã của gen mã hóa enzyme X.
B. Tốc độ liên kết cộng hóa trị của 32Pi và enzyme X.
C. Tốc độ liên kết cộng hóa trị của 35S methionine vào enzyme X.
D. Hiệu quả dịch mã của mRNA mã hóa cho enzyme X.
E. Hằng số liên kết của H-8 với enzyme X tinh sạch.

21. Người ta tiến hành phân tích thụ thể của hormone trên màng tế bào. Để làm được điều đó,
người ta cho ủ hỗn hợp màng tế bào với hormon đã đánh dấu phóng xạ ( 3H-hormone) trong vòng
5 phút. Một mẫu hỗn hợp màng tế bào tương tự được ủ với lượng tương tự của hormone đánh
dấu phóng xạ, và một lượng hormone không đánh dấu phóng xạ ở nồng độ cao hơn 1000 lần.
Trong cả hai trường hợp, các hormone ở dạng tự do sau đó đều được rửa trôi khỏi màng, rồi mẫu
hỗn hợp màng tế bào sau đó được đem đo phóng xạ. Kết quả thu được như sau:
Chỉ có 3H-hormone 3
H-hormone + lượng dư hormone không đánh dấu
5000 cpm 1500 cpm

21.1 Câu phát biểu nào sau đây có lẽ đúng nhất khi nói về khả năng đính kết của 3H-hormone ?
A. Hoạt động phóng xạ khi vắng mặt hormone không đánh dấu phản ánh lượng thụ thể liên
kết với hormone.
B. Phần lớn hoạt độ phóng xậ là do các liên kết không đặc hiệu.
C. Hormone không đánh dấu cạnh tranh liên kết với 3H-hormone
D. Hiệu số của hoạt độ phóng xạ (cpm) giữa hai trường hợp có và không có lượng dư
hormone không đánh dấu được phản ánh số liên kết không đặt hiệu giữa 3H-hormone và thụ
thể.
E. Khi có hormone không đánh dấu, mọi hoạt độ phóng xạ đo được đều phát ra từ phức hệ 3H-
hormone/thụ thể.

21.2 Câu Nếu hỗn hợp màng tế bào trước khi tiến hành phép thử nêu trên được ủ với GTP và
GTP-γS (một hợp chất giống GTP nhưng không bị thủy phân), ái lực liên kết giữa hormone và
thụ thể giảm đi. Nghĩa là, cần một lượng tăng lên mới thu được hoạt độ liên kết tối đa. Hiện
tượng này có thể giải thích lý do nào dưới đây ?
A. Một loại G-protein có vai trò điều hòa ái lực giữa hormone và thụ thể.
B. Sự thủy phân GTP làm giảm ái lực giữa hormone và thụ thể.
C. Trong hỗn hợp màng tế bào chứa một loại enzyme protease phụ thuộc GTP.
D. Thụ thể này trực tiếp tương tác với adenylate cyclase.
E. GTP ức chế cAMP liên kết vào thụ thể.
22. Bảng dưới đây cho thấy ảnh hưởng của các cách xử lý khác nhau đến khả năng phân chia
trong ống nghiệp của các tế bào sụn, nguyên bào sợi và u gan. Có 5 cách xử lý khác nhau trong
ống nghiệm: (1) đối chứng (không xử lý), (2) bổ sung yếu tố tăng trưởng biểu bì – EGF, (3) bổ
sung yếu tố tăng trưởng tế bào gan – LCGF, (4) bổ sung retrovirus tái tổ hợp mang gen gây khối
u v-erb b và (5) bổ sung kháng thể đặc hiệu thụ thể EGF (gọi tắt là kháng thể). Một đặc điểm
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

đáng chú ý là trình tự acid amin do gen v-erb B mã hóa giống trình tự acid amin của thụ thể
EGF.

Phương thức xử Mức độ phân bào ở các loại tế bào *


lý Mô sụn Nguyên bào sợi U gan

Đối chứng + + +

EGF +++ +++ +

LCGF + +++ +++

Retrovirus ++++++ +++++ +

Kháng thể thụ thể +++ +++ +

* (số dấu + tương ứng với mức độ tăng lên của sự phân bào)
22.1 Kết quả thí nghiệm trên không ủng hộ nhận định nào dưới đây về EGF và LCGF ?
A. Một số tế có thụ thể đồng thời là đích tác động của nhiều hơn một loại yếu tố tăng trưởng.
B. Tế bào u gan có thụ thể LCGF, nhưng không có thụ thể EGF.
C. EGF và LCGF thúc đẩy phân bào bằng cách đính kết vào cùng một loại thụ thể nhưng
với ái lực khác nhau.
D. Yếu tố tăng trưởng có tính đặc hiệu khác nhau với các loại tế bào khác nhau.
E. Cả tế bào bình thường và tế bào khối u đều có khả năng đáp ứng với các tín hiệu của các
yếu tố tăng trưởng.
22.2 Nguyên bào sợi được nuôi trong môi trường chứa chất đánh dấu đồng vị phóng xạ P-
orthophosphate. Việc bổ sung EGF vào môi trường làm tăng hoạt độ phóng xạ trong một số mẫu
protein tổng số tách chiết từ các tế bào sau một thời gian nuôi. Điều nào dưới đây giúp giải thích
hiện tượng này.
A. EGF có hoạt tính của một phosphate.
B. EGF hoạt hóa ATPase.
C. EGF bị phosphoryl hóa.
D. EGF hoạt hóa enzyme kinase.
E. Thụ thể được EGF hoạt hóa hoạt động như một phosphate.
22.3 Khi một kháng thể bị phân tách thành miền liên kết kháng nguyên (kí hiệu Fab) và miền ổn
định (Fc), thì miền Fab liên kết vào thụ thể EGF. Không có miền nào có khả năng kích ứng phân
bào. Kết quả thí nghiệm như vậy ủng hộ cho nhận định nào dưới đây ?
A. EGF chỉ liên kết vào kháng thể đầy đủ (gồm cả hai miền) mà không liên kết vào mỗi
miền rời rạc.
B. Quá trình truyền tin cần EGF hoặc một ttrong hai miền kháng thể.
C. Sự đính kết của riêng miền Fab có tính đối kháng với thụ thể.
D. Chỉ có kháng thể đầy đủ mới nhận ra vị trí liên kết của EGF.
Nguyentanthanh.hnue@gmail.com

E. Sự kết đôi của các thụ thể EGF qua một kháng thể đầy đủ là cơ chế kích hoạt con đường
truyền tin.

You might also like