You are on page 1of 123

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


-----------    ----------

DỰ ÁN

NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG


NGHỆ CAO HÒA BÌNH- JANBEE

Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÒA BÌNH


Địa điểm: Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tháng 11/2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN

NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG


NGHỆ CAO HÒA BÌNH - JANBEE

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÒA CÔNG TY CP TƯ VẤN
BÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Tổng giám đốc Giám đốc

VÕ THỊ THỦY NGUYỄN BÌNH MINH


Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ ................................................................. 4
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 4
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ......................................................................... 6
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................ 8
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN.
...................................................................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 8
1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án. .........................................14
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................22
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................25
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................25
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................31
4.1. Địa điểm xây dựng ..................................................................................31
4.2. Hình thức đầu tư .....................................................................................31
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO .31
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................31
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............32
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................33
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............33
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......34
2.1. Kỹ thuật vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây ăn quả ...............34
2.2. Công nghệ nhà màng ( nhà kính) .............................................................38
1
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2.3. Kỹ thuật trồng cây nông nghiệp công nghệ cao.........................................46


2.4. Công nghệ đóng gói, dãn nhãn các sản phẩm bằng mã vạch ......................67
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................70
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.............................................................................70
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................70
1.2. Phương án tái định cư .............................................................................70
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................70
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................70
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................71
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................73
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................73
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................75
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................75
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............75
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................76
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................76
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................78
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................79
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................79
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................80
V. KẾT LUẬN ..............................................................................................82
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................83
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................83
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. .....................86
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................86
2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án: ..................................................86
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................87
2
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2.4. Phương án vay. .......................................................................................87


2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................91
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................91
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................91
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................92
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................92
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................96
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.................................. 102
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm. .................................................. 111
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.......................................... 112
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn. ................................ 113
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ......................... 115
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ........................... 117
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ...................... 119

3
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÒA BÌNH
Mã số doanh nghiệp: 3500657173 - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu cấp.
Địa chỉ trụ sở: Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Thông tin người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: VÕ THỊ THỦY
Chức danh: Tổng giám đốc
Chứng minh nhân dân: 077169000467
Hộ khẩu thường trú: Ấp 7, xã Hòa Bình, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
Chỗ ở hiện tại: Ấp 7, xã Hòa Bình, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu.
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”
Địa điểm xây dựng: Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu.
Quy mô diện tích: 274,26 ha.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 720.000.000.000 đồng.
(Bảy trăm hai mươi tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (51%) : 370.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (49%) : 350.000.000.000 đồng.
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong
những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ.
4
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối
với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó trồng trọt và
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết
khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi
bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm
không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh
lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp
lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các
công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng
xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành
sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng
bước đi vào hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự
phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được
kiểm tra, kiểm soát. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản
xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu; giá
cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ gia đình
còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn. Chưa có
cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trồng
trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh
phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ thống nông
nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý,
kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết
hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm
nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Với sự phát triển ngày một lớn mạnh về kỹ thuật cũng như công nghệ sản
xuất như hiện nay thì việc thu hút doanh nghiệp thành lập các nhà xưởng sản xuất
5
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

găng tay là điều tất yếu, bởi vì sự đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ,
độc đáo và hiện đại. Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ,
trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, chúng tôi đã phối hợp với Công Ty
Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư
“Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee” tại Xã Phước Tân,
Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu

6
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

công trình năm 2018;


V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để vừa
phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập
cho người lao động.
- Cung cấp nguồn sản phẩm an toàn đạt chuẩn chất lượng cao.
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín, chủ động kiểm soát được chất
lượng sản phẩm. Góp phần xây dựng thương hiệu trong quá trình cung cấp dịch
vụ của công ty.

7
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN.
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý

Bà Rịa Vũng Tàu Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí
cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa –
Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng
đường bộ, đường không và đường thủy.
- Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
- Phía nam giáp Biển Đông.

8
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Xuyên Mộc là một huyện ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Đông Nam Bộ
Huyện Xuyên Mộc có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
- Phía tây bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Phía đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Phía nam giáp Biển Đông
- Phía tây giáp huyện Châu Đức, Đất Đỏ.
Hiện nay, Xuyên Mộc là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, với tổng diện tích khoảng 642,18 km².
Địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị
hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán
đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.
Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với
mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi
bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở Thị xã Phú Mỹ (huyện
Tân Thành cũ), Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng
bằng ven biển bao gồm một phần đất của các thị xã Phú Mỹ, huyện Long Điền,
Thành phố Bà Rịa, huyện Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn
những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng
trên 100.000 km2.
Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa
Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió
mùa Đông Bắc.

9
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 26,8°C, tháng
cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400
giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Thủy văn
Phù hợp với chế độ mùa mưa, chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng có hai
mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng
6 đến tháng 8; mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cạn nhất vào tháng 3.
Lưu lượng nước các sông ở đây có sự dao động rất lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất
khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá
nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45
m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. Sông Tiên Yên ở Bình
Liêu lưu lượng nhỏ nhất là 1,45m3/s, lớn nhất lên tới 1500m3/s. Hầu hết các sông
chảy qua khu vực địa hình miền núi có cấu tạo bằng các nham cứng nên lưu lượng
phù sa không đáng kể.
Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất:
Với diện tích 197.514 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phì
rất cao, chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt
chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn,
mặn, đất xói mòn.
Đánh giá các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa
lớn cho sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với
nhiều tỉnh trong cả nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và
đất đỏ vàng. Điều này cho phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ
mạnh. Ngoài ra, còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn…
 Tài nguyên rừng

10
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Diện tích rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng
rừng là 38.850 ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất hiện đang có rừng
là 30.186 ha (rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha), như vậy còn
khoảng 8,664 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
Hiện nay tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh là: khu bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu - Phước Bửu có diện tích 11.392 ha và khu vườn quốc gia Côn Đảo diện
tích gần 5.998 ha. Tài nguyên rừng đang có xu hướng giảm, các loại rừng giàu
(trữ lượng gỗ trên 180 m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện
tích có rừng. Trước kia trong rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài
động vật trong đó có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm nhưng đến nay hầu như
các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn.
Rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, môi
trường, phòng hộ và phát triển du lịch, còn việc khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu
không lớn.
 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu do ba con sông lớn cung
cấp, đó là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua
tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km. Trên các con sông này có 3 hồ chứa lớn là
hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha…
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng
có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm, tập trung vào ba khu vực chính là: Bà
Rịa – Long Điền 20.000 m3/ngày đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày đêm;
Long Đất – Long Điền 15.000 m3/ngày đêm. Ngoài ba vùng trên, khả năng khai
thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm
ở độ sâu 60 - 90 m, có dung lượng dòng chảy trung bình từ 10 - 20 m3/s nên khai
thác tương đối dễ dàng. Các nguồn nước ngầm có thể cho phép khai thác tối đa
500.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp
và cho sinh hoạt.
 Tài nguyên biển
11
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km, trong đó khoảng 70 km có bãi
cái thoai thoải, nước xanh, có thể dùng làm bãi tắm quanh năm. Vịnh Giành Rái
rộng khoảng 50 km2 có thể xây dựng một hệ thống cảng hàng hải.
Với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2 đã tạo cho tỉnh không những có
vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng to lớn để
phát triển các ngành kinh tế biển. Thềm lục địa của Bà Rịa - Vũng Tàu có 661
loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá
trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 –
170.000 tấn. Tài nguyên biển của Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển
vận tải biển, hệ thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản.
 Tài nguyên khoáng sản
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ,
khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Bà Rịa - Vũng Tàu nằm
trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam. Tổng
trữ lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm 2000 vào khoảng 2.500 – 3.500
triệu m3 (bao gồm dầu 957 triệu m3, khí 1.500 tỷ m3). Trong tổng trữ lượng dầu
khí đã xác minh, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng là 400 triệu m3 dầu,
chiếm 93,29% trữ lượng cả nước; trữ lượng dầu khí khoảng trên 100 tỷ m3, chiếm
16,2% trữ lượng khí cả nước.
Dầu mỏ và khí đốt của Bà Rịa - Vũng Tàu phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long
và bể Nam Côn Sơn. Bể Cửu Long trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu
và 28 – 41 tỷ m3 khí. Trong đó, mỏ Bạch Hổ trữ lượng 100 triệu tấn dầu và 25 -
27 tỷ m3 khí, mỏ Rồng trữ lượng 10 triệu tấn dầu và 2 tỷ m3 khí, mỏ Hồng Ngọc
và Rạng Đông trữ lượng 50 - 70 triệu tấn dầu và 10 - 15 tỷ m3 khí. Bể Cửu Long
có điều kiện khai thác tốt nhất do nằm không xa bờ, trong vùng biển nông (độ sâu
đáy <50 m), thuộc khu vực không có bão lớn. Bể Nam Côn Sơn: trong 60 cấu tạo
phát hiện, có nhiều cấu tạo đã khoan thăm dò và có dấu hiệu như Dừa, Mùa (lô
8), Đại Hùng, Thanh Long (các lô 05, 11, 12, 06, 04); các mỏ có triển vọng là Đại
Hùng, Thanh Long, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay, Mỏ Đại Hùng đã đi
12
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

vào khai thác từ tháng 10 - 1994, trữ lượng khai thác dao động trong khoảng 30 -
50 triệu tấn dầu và 6 - 10 tỷ m3 khí. Trữ lượng mỏ Lan Tây là 42 tỷ m3 khí, Lan
Đỏ 14 tỷ m3 khí, sau đó có thể đưa lên 80 tỷ m3 cho cả 2 mỏ.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng, bao
gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, sét gạch
ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, immenit… Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đã xây dựng 19 mỏ với tổng trữ lượng 32 tỷ tấn, phân bố ở hầu khắp các
huyện trong tỉnh, nhưng chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Long Đất, thị xã Bà Rịa
và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể dùng làm đá dăm, đá hộc
cho xây dựng; giao thông, thuỷ lợi, đá khối cho xuất khẩu. Nhìn chung các mỏ
nằm gần đường giao thông nên khai thác thuận lợi.
 Tài nguyên du lịch
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có
khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và
sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long
Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn
liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước
Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia
Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ
thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú
các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những
nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang được khai thác. Ngoài ra,
Vũng Tàu còn có 3 bãi tắm tuyệt đẹp mà chỉ những ai là thích khám phá mới
biết.
Bãi Vọng Nguyệt
Nằm dưới chân Núi Nhỏ và có thể nhìn thấy từ Tượng Đức Chúa giang tay
trên đỉnh núi. Bãi Vọng nguyệt còn khá hoang sơ với cát trắng, nước trong, sóng
nhiều. Đặc biệt là ba bề vách đá cheo leo hùng vĩ (nhất là mũi Nghinh Phong).
Nhưng thích nhất là những ngọn gió, cứ lồng lộng và mát lạ thường. Nằm trong
13
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

nội thành và ngay dưới chân một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng, nhưng
bãi Vọng Nguyệt ít được biết đến bởi muốn vào bãi, du khách phải chịu khó lần
đường mòn qua dốc núi. Vì thế, đây có thể nói là bãi biển chỉ dành cho những
người thích khám phá, trải nghiệm.
Bãi Chí Linh:
Bãi Chí Linh nằm trong khu du lịch Chí Linh, cách thành phố Vũng Tàu
khoảng 3 km. Nếu đi từ Sài Gòn xuống quốc lộ 51C thì đến ngã tư Chí Linh
(ngang với khu 3 tòa nhà cao ốc 18 tầng), quẹo trái chạy thẳng theo đường nhựa
là đến.Trong KDL Chí Linh, màu xanh ngút ngàn của những dãy đồi chập chùng,
thung lũng xanh mướt như hoà làm một với biển xanh, cát trắng nắng vàng. Chính
vẻ đẹp ấy, nơi đây còn được biết đến như một “Đà Lạt biển”.Đến đây, ngoài việc
thả mình trong làn nước mát rượi, chơi đùa với sóng biển. Buổi sáng, bạn còn
được thưởng thức dàn hợp xướng của những chú chim đang cất vang tiếng hót
chào đón ngày mới, hay buổi trưa, thả mình dưới những tán cây xanh, đánh một
giấc vô lo trong tiếng sóng, tiếng lá cây xào xạc.Tại KDL có hai hình thức knih
doanh là khu vực dành cho khách VIP va khu vực dành cho dân du lịch bụi. Tuỳ
túi tiền mà bạn có thể lựa chọn dịch vụ.
Bãi Đồi Nhái:
Khác với cả hai bãi biển trên, bãi Đồi Nhái chưa được khai thác lại nằm trong
khu vực cách xa dân cư nên là địa điểm dành cho du khách thích khám phá và dân
địa phương là chính. Muốn đến bãi Đồi Nhái, từ thành phố Vũng Tàu, xuôi theo
đường 3.2, chạy mãi sẽ gặp biển báo rẽ vào Đồi Nhái, rẽ vào đó chạy thẳng là
đến.Biển Đồi Nhái khá nông do được cát từ sông bồi lắp. Nước ở đây trong, sạch
và không một bóng khách du lịch vào ngày thường. Chưa có hình thức kinh doanh
hay khai thác du lịch nên đây là địa điểm lý tưởng cho việc cắm trại theo nhóm
lớn.Một lưu ý nhỏ là tại đây không có bất kỳ hàng quán nào nên trước khi đến đó,
bạn phải chuẩn bị đồ ăn, thức uống cũng như vật dụng để ngủ lại.
1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án.
1. Xã hội
14
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Dân cư: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313
người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong
khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 1‰; 58,4% dân số sống ở đô thị và 41,6% dân số sống ở nông thôn.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4
năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh
sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người
Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ
Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác
như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230
người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru,
người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn
giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336
người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077
người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có
1.168 người, Phật giáo hòa hảo có 468 người, Hồi giáo 169 người, Minh Sư
Đạo có 12 người, Bahá'í có 5 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 4 người, Bà-la-
môn có 3 người, còn lại là Minh Lý Đạo có 2 người
Lao động, việc làm: Hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực sắp xếp lại sản
xuất để ứng phó với dịch Covid-19, bảo đảm nguồn lao động để duy trì sản xuất
bằng các biện pháp như: làm việc tại nhà đối với lao động làm công việc gián tiếp;
chia nhóm làm việc luân phiên để đảm bảo duy trì sản xuất 24/2418 . Bắt đầu từ
tháng 4/2020, do thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc không có đơn hàng
mới, các doanh nghiệp đã có kế hoạch cho công nhân nghỉ việc luân phiên và vẫn
trả lương theo mức lương tối thiểu vùng; giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 40
giờ/tuần19; không làm việc ngày thứ bảy; bố trí cho nhân viên nghỉ phép năm
luân phiên giữa các bộ phận. Đặc biệt một số doanh nghiệp thuộc ngành may đang
thực hiện cho người lao động nghỉ luân phiên20, có kế hoạch cắt giảm lao động
15
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

khi tình hình dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Một số công ty đã cho lao động nghỉ việc hưởng 70% -
100% lương; nghỉ việc ngày thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần không hưởng lương; nghỉ
chờ hưởng 75% lương, …
2. Phát triển kinh tế
a. Nông, lâm, thủy sản
Tiến độ sản xuất nông nghiệp: diện tích gieo cấy lúa tính đến 15/9/2020
ước tính 15.289,9 ha, giảm 0,46% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng
bắp (ngô) ước 8.077 ha, giảm 6,61%; diện tích gieo trồng khoai mì (sắn) ước
6.648,1 ha, giảm 4,52%; diện tích gieo trồng rau các loại 6.066,1 ha, tăng 10,58%;
diện tích đậu các loại 464,5 ha, giảm 2,77%.
Sản phẩm chăn nuôi: Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng ước 9 tháng năm
2020 là 43.599 tấn, giảm 0,68% so cùng kỳ (6 tháng giảm 2,59%, quý III tăng
2,56%). Sản lượng thịt bò hơi ước 4.433 tấn, tăng 2,9% (6 tháng tăng 2,84%, quý
III tăng 3,02%). Sản lượng thịt gia cầm 21.920 tấn, tăng 6,16% (6 tháng tăng
5,96%, quý III tăng 6,47%). Sản phẩm chăn nuôi khác cũng có sản lượng cao hơn
so với cùng kỳ, như: trứng gia cầm 121,8 triệu quả, tăng 4,01%; sữa bò tươi ước
525 tấn, tăng 2,15%.
Lâm nghiệp: Sản lượng khai thác: Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng năm 2020
là 39.584,5 m3 , tăng 0,83% so với cùng kỳ; ước tính quý III là 18.968,5 m3 , tăng
0,6%; lũy kế 9 tháng năm là 58.553 m3 , tăng 0,76%. Sản lượng củi khai thác 6
tháng đầu năm 2020 là 4.507,4 m3 , tăng 1,37% so với cùng kỳ; ước tính quý III
là 1.730,3 m3 , giảm 3,46%; lũy kế 9 tháng năm là 6.237,7 m3 , giảm 0,02%.
Thủy sản: Sản lượng thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng ước 279.424
tấn, tăng 2,96% so cùng kỳ; trong đó 6 tháng tăng 2,97%, quý III tăng 2,94%.
Trong 9 tháng năm 2020, trên động vật thủy sản không xảy ra dịch bệnh lớn; thời
tiết, độ mặn tương đối thuận lợi, không có biến động bất thường nên thủy sản nuôi
phát triển rất tốt và đạt năng suất thu hoạch cao. Sản lượng nuôi trồng các loại có
giá trị kinh tế tăng cao như cá bớp, cá mú, tôm… là 9.070 tấn trong 6 tháng đầu
16
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

năm 2020, tăng 3,49% so với cùng kỳ; ước quý III là 4.658 tấn, tăng 3,7%; lũy kế
9 tháng năm 2020 là 13.728 tấn, tăng 3,56% so với cùng kỳ (cá 3.455 tấn, tăng
4,49%; tôm 4.977 tấn, tăng 5,69%; thủy sản khác 5.296 tấn, tăng 1,06%. Trong
tháng, trên địa bàn tỉnh có 2,7 ha tôm nuôi thương phẩm bị nhiễm bệnh đốm trắng,
đã hướng dẫn người dân xử lý. Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm
2020 là 182.933 tấn, tăng 2,95% so với cùng kỳ; ước quý III là 82.763 tấn, tăng
2,9%; lũy kế 9 tháng năm 2020 là 265.696 tấn, tăng 2,93% (trong đó: cá 222.922
tấn, tăng 2,69%; tôm 6.603 tấn, tăng 2,84%; thủy sản khác 36.171 tấn, tăng
4,42%).

b. Công nghiệp

17
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 năm 2020 tăng 6,76% so
với cùng kỳ năm 2019. Ngành công nghiệp khai khoáng có chỉ số tăng 4,91%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,73%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước có mức tăng 19%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
tăng 5,37%. Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2020 chịu ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,34% so cùng kỳ (quý I giảm
4,8%; quý II giảm 6,58%; quý III giảm 2,62%) chủ yếu do ngành khai khoáng
giảm 8,64% (quý I giảm 10,05%; quý II giảm 13,19%; quý III giảm 8,62%). Chỉ
số sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt 9 tháng năm 2020 ước tăng 7,28%
(quý I tăng 6,83%; quý II tăng 6,64%; quý III tăng 8,46%) so với cùng kỳ. Ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng khác ổn định với mức tăng
8,27% (quý I tăng 7,98%; quý II tăng 7,52%; quý III tăng 8,79%). Sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,27% (quý I tăng 0,95%; quý
II tăng 3,28%; quý III tăng 4,35%). Cung cấp nước sinh hoạt quản lý rác thải,
nước thải khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,08% (quý I tăng 6,07%; quý
II tăng 6,87%; quý III tăng 7,14%). Chỉ số sản xuất 9 tháng của nhiều ngành cấp
2 trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước
như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 82,16%
(quý I tăng 85,99%; quý II tăng 86,22%; quý III tăng 76,24%); sản xuất đồ uống
tăng 88,7% (quý I tăng 67,16%; quý II tăng hơn 2 lần; quý III tăng gần 2 lần); sản
xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 46,18% (quý I tăng 64,4%; quý II tăng 42,39%;
quý III tăng 37,63%); in, sao chép bản ghi các loại tăng 27,81% (quý I tăng
39,66%; quý II tăng 27,02%; quý III tăng 19,88%).

18
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

c. Thương mại- dịch vụ


Bán lẻ hàng hóa: Chính sách giảm thuế; nhập khẩu linh kiện về 0% theo
Nghị định 57/2020/NĐ-CP và phí trước bạ giảm 50% theo Nghị định
19
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

70/2020/NĐ-CP làm cho giá bán xe ô tô đang có xu hướng giảm mạnh và nhu cầu
về xe ô tô của người dân đang tăng lên; các giao dịch tạm ngưng trong thời gian
dãn cách đã sôi động trở lại từ tháng 6 đến nay; giá bất động sản cũng tăng lên
khá mạnh do tác động của thị trường vàng trong nước và thế giới. Doanh thu bán
lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 9 năm 2020 ước tính 4.568,7 tỷ đồng, tăng
0,56% so tháng trước và tăng 24,12% so cùng kỳ năm 2019. Nhóm hàng tăng cao
so cùng kỳ như: lương thực, thực phẩm tăng 19,04%; đồ dùng, dụng cụ, trang
thiết bị gia đình tăng 58,06%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18 25,75%; vật phẩm
văn hoá, giáo dục tăng 30,31%; ô tô các loại tăng 10,36%; đá quý, kim loại quý
tăng hơn 2 lần; hàng hóa khác tăng 64,74%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe
máy tăng 22,04%. Các nhóm hàng giảm so cùng kỳ như: nhóm may mặc giảm
0,05%; xăng dầu các loại giảm 6,32%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) giảm
21,15%. Tính chung 9 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước
36.592,8 tỷ đồng, tăng 6,99% so với cùng kỳ (quý I tăng 6,93%; quý II giảm
1,03%; quý III tăng 14,85%); trong đó, nhóm tăng cao nhất là đồ dùng, dụng cụ,
trang thiết bị gia đình tăng 21,91% (quý I tăng 22,63%; quý II tăng 18,42%; quý
III tăng 24,41%); nhóm giảm mạnh nhất là phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ
tùng) với mức giảm 23,97% (quý I giảm 11,7%; quý II giảm 45,03%; quý III giảm
12,28%).
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Hoạt động của ngành dịch vụ ăn uống
từ cuối tháng 7 đã chuyển biến tốt hơn nhiều so với những tháng trước; các quán
ăn, nhà hàng đã mở cửa phục vụ khách, không chủ quan, vừa phục vụ khách vừa
chủ động, ngăn ngừa, phòng chống dịch. Đầu tháng 8 tình hình dịch bệnh Covid-
19 có diễn biến phức tạp hơn do sự xuất hiện trở lại những ca nhiễm trong cộng
đồng tại Đà Nẵng, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và du khách. Doanh thu
dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9 năm 2020 ước 743 tỷ đồng, giảm 32,5% so cùng
kỳ; trong đó: dịch vụ lưu trú giảm 37,08%; dịch vụ ăn uống giảm 28,89%. Tính
chung 9 tháng năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính 5.656,7 tỷ
đồng, giảm 41,43% so cùng kỳ (quý I giảm 52,07%; quý II giảm 26,21%; quý III
20
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

giảm 65,73%); trong đó: dịch vụ lưu trú giảm 47,5% (quý I giảm 58,26%; quý II
giảm 32,68%; quý III giảm 72,32%); dịch vụ ăn uống giảm 36,81% (quý I giảm
48,03%; quý II giảm 21,26%; quý III giảm 60,84%).
Du lịch lữ hành: Mùa du lịch hè năm 2020 đã kết thúc trong khó khăn.
UBND tỉnh đã có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả để kiểm soát tình hình dịch
bệnh trên địa bàn tỉnh, tạo tâm lý chủ động, bình tĩnh, an toàn hơn cho người dân
và du khách. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành vẫn đang gặp nhiều
khó khăn, như việc mở lại các tour, tuyến trong nước và đặc biệt khó khăn đối với
thị trường quốc tế. Đầu tháng 8 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
và khó lường hơn, các tour tuyến trong nước đã bị hủy khá nhiều nên kết quả kinh
doanh tháng 9 năm 2020 chưa khả quan và tiếp tục giảm mạnh so cùng kỳ. Kết
quả kinh doanh tháng 9 năm 2020 cho thấy, doanh thu của ngành du lịch lữ hành
vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt khoảng 7,2 tỷ đồng, giảm 5,88% so với tháng trước và
giảm 79,62% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, doanh thu du lịch lữ hành ước
96,7 tỷ đồng, giảm 68,54% (quý I giảm 56,07%; quý II giảm 53,4%; quý III giảm
81,7%).
Khách du lịch: Dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại một số tỉnh/thành nhưng
đã được kiểm soát tốt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, các khách
sạn, cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đã hoạt động gần như bình thường; tuy
vậy, lượng khách du lịch lại giảm do mùa du lịch hè đã kết thúc, năm học 2020-
2021 đã bắt đầu. Số lượt khách phục vụ tháng 9 ước 355,8 ngàn lượt khách, giảm
3,79% so với tháng trước và bằng 62,61% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 9
tháng là 2.531,8 ngàn lượt 19 khách, chỉ bằng 52,22% so cùng kỳ; trong đó, khách
quốc tế 103,9 ngàn lượt khách, bằng 24,02% so với cùng kỳ. Số ngày khách phục
vụ trên địa bàn tỉnh tháng 9 năm 2020 ước 336,9 ngàn ngày khách, giảm 7,02%
so với tháng trước và bằng 51,68% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng là 2,4 triệu ngày
khách, bằng 44,92% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 249,4 ngàn ngày khách,
bằng 26,45% so với cùng kỳ.

21
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 9 ước tính 1.336,4 tỷ đồng, tăng
2,09% so với tháng trước và tăng 15,97% so cùng kỳ, trong đó nhóm dịch vụ giáo
dục và đào tạo tăng mạnh với mức 9,26% do học sinh cả nước nói chung và trên
địa bàn tỉnh nói riêng bước vào năm học mới; đồng thời hoạt động đào tạo nghề
theo kế hoạch năm 2020 bị đình trệ trong những tháng giãn cách xã hội đã được
mở trở lại nhằm thực hiện đạt mục tiêu cả năm, đặc biệt là đào nghề như lái xe,
cơ khí, lắp ráp, sửa chữa các cấu kiện, đào tạo về kỹ thuật an toàn lao động….
Tính chung 9 tháng năm 2020, doanh thu dịch vụ khác ước 10.300,1 tỷ đồng, tăng
3,89% so cùng kỳ…
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
1. Nông nghiệp công nghệ cao- xu thế tất yếu
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình
hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị
thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương
thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông
nghiệp.
Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát
triển nền nông nghiệp nước nhà.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những
công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá
về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và
bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được
coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công
nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của
các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ
giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông
22
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông
sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ
động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết,
khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị
gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức
độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau
màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển
của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa
học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu
quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp,
phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.
2. Thực trạng tình hình phát triển nông nghiêp công nghệ cao
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp CNC, ngày 29/1/2010,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Để hiện thức hóa Đề
án, ngày 17/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-
TTg phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương
trình Quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Thực hiện quyết định trên, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang
tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp. Đến
tháng 6/2017, cả nước có 29 khu nông nghiệp CNC, trong đó có 3 khu nông nghiệp
CNC được Chính phủ phê duyệt tại các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu,
các khu nông nghiệp CNC còn lại do UBND tỉnh thành lập. Các khu nông nghiệp
CNC được xác định là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông
23
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

nghiệp CNC. Nhiệm vụ của khu nông nghiệp CNC bao gồm: nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực CNC trong nông nghiệp; sản xuất, dịch vụ;
ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp CNC.
Bên cạnh đó, các vùng nông nghiệp CNC cũng được các địa phương trong
cả nước bước đầu quy hoạch, như: vùng rau, vùng cây ăn quả, vùng chè, vùng cà
phê, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản... Đây là những vùng sản xuất tập
trung, ứng dụng CNC để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa
có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao và thân
thiện với môi trường.
Tuy vậy, cuối năm 2017, cả nước mới có hai vùng nông nghiệp CNC được
công nhận, đó là: vùng sản xuất tôm thẻ chân trắng ở Kiên Giang và vùng hoa
Thái Phiên (Lâm Đồng). Trong và ngoài các khu, vùng nông nghiệp CNC trên cả
nước đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất như:
mô hình trồng rau khí canh, trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà
kính; mô hình trồng hoa trong nhà kính; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong
nhà kính; mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng nền đệm lót sinh học... Các mô hình
nông nghiệp CNC chủ yếu do các doanh nghiệp đầu tư. Đến nay, cả nước có 35
doanh nghiệp nông nghiệp CNC được công nhận, chiếm 0,69% số doanh nghiệp
đang đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mặc dù mới thực hiện trong thời gian ngắn, chưa có số liệu thống kê, song
việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC thời gian qua đã mang lại những kết
quả đáng khích lệ. Chỉ riêng giai đoạn 2011-2015, hơn 100 giống cây trồng mới
đã được nghiên cứu, tạo ra, do đó tỷ lệ diện tích cây trồng cả nước sử dụng giống
mới khá cao: lúa trên 90%, ngô 80%, mía 60% và điều 100%. Đến năm 2016, cả
nước đã có 327 xã sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng nuôi trồng cây con,
chiếm 3,6% tổng số xã trong cả nước với diện tích 5.897,5 ha, chiếm 0,07% diện
tích đất trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản(2). Một số tỉnh ứng dụng
CNC vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại kết quả vượt trội so với sản xuất truyền
thống.
24
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Chẳng hạn, ở Lâm Đồng, mô hình sản xuất rau cao cấp doanh thu đạt 500
triệu đồng/ha/năm; rau thủy canh đạt từ 8-9 tỷ đồng/ha/năm; hoa đạt 1,2 tỷ
đồng/ha/năm, cao gấp từ 20-30 lần so với trước..., góp phần đưa giá trị sản xuất
bình quân của tỉnh đạt 150 triệu đồng/ha/năm và hiện nay giá trị sản xuất nông
nghiệp CNC đạt 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tại Thành phố
Hồ Chí Minh, mô hình trồng rau CNC trong nhà lưới doanh thu đạt từ 120 triệu
đến 150 triệu đồng/ha, gấp từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống. Tại Hà Nội,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc... với mô hình sản xuất giống cây, chăn nuôi lợn,
gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản đã mang lại thu nhập gấp 2 lần
cho người sản xuất so với sản xuất truyền thống. Tỉnh Bạc Liêu với mô hình nuôi
tôm trong nhà kính đã giúp người nuôi kiểm soát được dịch bệnh, tôm sinh trưởng
và phát triển nhanh nên mang lại hiệu quả cao, ổn định và bền vững...
Đối với vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, căn cứ các tiêu chí quy định, đã
có 5 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC thâm canh tôm, hoa, lúa, chuối được địa
phương công nhận. Về số lượng doanh nghiệp, đến nay có 40 doanh nghiệp ứng
dụng CNC được cấp giấy chứng nhận còn hiệu lực, gồm: 12 doanh nghiệp ứng
dụng CNC trong lĩnh vực trồng trọt; 19 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh
vực thủy sản; 9 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực chăn nuôi.
Trong ứng dụng các CNC vào nông nghiệp, công nghệ sinh học đóng vai
trò rất quan trọng, đã được ứng dụng trong chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu cao. Công nghệ nhân giống in
vitro được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống cây lâm nghiệp, cây hoa, cây
chuối… giúp giảm giá thành cây giống, tạo ra lô cây giống có độ đồng đều cao,
sạch bệnh. Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu tạo ra và ứng dụng vào
sản xuất nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế
dịch bệnh và thay thế dần thuốc hóa học.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
25
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

TT Nội dung Diện tích ĐVT

I XÂY DỰNG 2,742,577 m2


A Hạng mục chính 119,212
1 Khu trương bày 6,400 m2
2 Khu văn phòng điều hành 400 m2
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600 m2
4 Khu thư giản - Coffee 288 m2
5 Khu lưu trú chuyên gia 480 m2
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24 m2
7 Khu bảo quản lạnh 11,040 m2
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040 m2
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440 m2
10 Đường giao thông nội bộ 81,500 m2
11 Khu xử lý nước thải 2,500 m2
12 Khu nước cấp 2,500 m2
Diện tích trồng cây nông nghiệp công
B 2,623,365 m2
nghệ cao
15 Khu trồng cây dâu 273,365 m2
16 Khu trồng cây sachi 450,000 m2
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000 m2
18 Khu trồng táo đỏ 450,000 m2
19 Khu trồng cây dứa 450,000 m2
20 Khu trồng cây lô hội 450,000 m2
21 Khu vườn ươm giống 100,000 m2
C Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống

26
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng

Thành tiền
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
sau VAT
I XÂY DỰNG 2,742,577 m2 343,665,374
A Hạng mục chính 119,212 -
1 Khu trương bày 6,400 m2 3,918 25,075,200
2 Khu văn phòng điều hành 400 m2 3,918 1,567,200
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600 m2 3,918 6,268,800
4 Khu thư giản - Coffee 288 m2 3,918 1,128,384
5 Khu lưu trú chuyên gia 480 m2 3,918 1,880,640
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24 m2 1,495 35,880
7 Khu bảo quản lạnh 11,040 m2 7,263 80,183,520
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040 m2 1,495 16,504,800
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440 m2 1,495 2,152,800
10 Đường giao thông nội bộ 81,500 m2 750 61,125,000
11 Khu xử lý nước thải 2,500 m2 1,150 2,875,000
12 Khu nước cấp 2,500 m2 1,250 3,125,000

27
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
sau VAT
B Diện tích trồng cây nông nghiệp công nghệ cao 2,623,365 m2
15 Khu trồng cây dâu 273,365 m2 310 84,743,150
16 Khu trồng cây sachi 450,000 m2 -
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000 m2 -
18 Khu trồng táo đỏ 450,000 m2 -
19 Khu trồng cây dứa 450,000 m2 -
20 Khu trồng cây lô hội 450,000 m2 -
21 Khu vườn ươm giống 100,000 m2 310 31,000,000
C Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 9,000,000 9,000,000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 7,000,000 7,000,000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 4,500,000 4,500,000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 5,500,000 5,500,000
II Thiết bị 145,330,000
1 Thiết bị văn phòng, quản lý Trọn Bộ 5,000,000 5,000,000
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 12,780,000 12,780,000
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt Trọn Bộ 71,500,000 71,500,000
3 Thiết bị thu hoạch Trọn Bộ 55,050,000 55,050,000

28
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
sau VAT
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 1,000,000 1,000,000
(GXDtt+GTBtt)
III Chi phí quản lý dự án 1.428 6,982,506
* ĐMTL%
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 13,435,836
(GXDtt+GTBtt)
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0.105 512,826
* ĐMTL%
(GXDtt+GTBtt)
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0.289 1,414,507
* ĐMTL%
GXDtt *
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1.173 4,029,635
ĐMTL%
GXDtt *
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0.645 2,216,299
ĐMTL%
(GXDtt+GTBtt)
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0.017 81,485
* ĐMTL%
(GXDtt+GTBtt)
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0.048 236,853
* ĐMTL%
GXDtt *
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0.067 228,982
ĐMTL%
GXDtt *
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0.064 218,672
ĐMTL%
GXDtt *
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.099 3,778,382
ĐMTL%

29
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
sau VAT
GTBtt *
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0.322 468,195
ĐMTL%
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 250,000
V Chi phí san lấp mặt bằng 274.2577 TT 45,960 12,604,884
VI Chi phí vốn lưu động TT 132,528,804
1 Chi phí đền bù cao su 274.2577 TT/ha 300,917 82,528,804
2 Chi phí vốn lưu động TT 50,000,000 50,000,000
VII Chi phí dự phòng 10% 65,452,595
Tổng cộng 720,000,000

30
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee” được
thực hiện tại Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
T Diện tích Tỷ lệ
Nội dung
T (m2) (%)
A Hạng mục chính 119,212 4.35%
1 Khu trương bày 6,400.0 0.23%
2 Khu văn phòng điều hành 400.0 0.01%
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600.0 0.06%
4 Khu thư giản - Coffee 288.0 0.01%
5 Khu lưu trú chuyên gia 480.0 0.02%
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24.0 0.00%
7 Khu bảo quản lạnh 11,040.0 0.40%
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040.0 0.40%
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440.0 0.05%
10 Đường giao thông nội bộ 81,500.0 2.97%
11 Khu xử lý nước thải 2,500.0 0.09%
12 Khu nước cấp 2,500.0 0.09%
Diện tích trồng cây nông nghiệp công nghệ
B 2,623,365.0 95.65%
cao
15 Khu trồng cây dâu 273,365.0 9.97%
16 Khu trồng cây sachi 450,000.0 16.41%
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000.0 16.41%
18 Khu trồng táo đỏ 450,000.0 16.41%
19 Khu trồng cây dứa 450,000.0 16.41%
20 Khu trồng cây lô hội 450,000.0 16.41%
21 Khu vườn ươm giống 100,000.0 3.65%
Tổng cộng 2,742,577.0 100%
31
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.

32
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

TT Nội dung Diện tích ĐVT

I XÂY DỰNG 2,742,577 m2


A Hạng mục chính 119,212
1 Khu trương bày 6,400 m2
2 Khu văn phòng điều hành 400 m2
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600 m2
4 Khu thư giản - Coffee 288 m2
5 Khu lưu trú chuyên gia 480 m2
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24 m2
7 Khu bảo quản lạnh 11,040 m2
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040 m2
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440 m2
10 Đường giao thông nội bộ 81,500 m2
11 Khu xử lý nước thải 2,500 m2
12 Khu nước cấp 2,500 m2
Diện tích trồng cây nông nghiệp công
B 2,623,365 m2
nghệ cao
15 Khu trồng cây dâu 273,365 m2
16 Khu trồng cây sachi 450,000 m2
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000 m2
18 Khu trồng táo đỏ 450,000 m2
19 Khu trồng cây dứa 450,000 m2
20 Khu trồng cây lô hội 450,000 m2
21 Khu vườn ươm giống 100,000 m2

33
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ


2.1. Kỹ thuật vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây ăn quả
Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả.
Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản
lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây
giống tốt.
a. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm
Khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
* Điều kiện khí hậu:
Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh
thái của các chủng loại cây ăn quả cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết
bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.
* Điều kiện đất đai:
Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và
tiêu thoát nước tốt. Đối với các chủng loại cây ăn quả được gieo trồng trực tiếp
trên nền đất, yêu cầu đất làm vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác dầy,
màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt.
- Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước tưới tất cả các tháng trong
năm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, vườn ươm phải đặt ở nơi có vị trí
thuận lợi về giao thông, gần thị trường yêu cầu cây giống.
b. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm
* Các loại vườn ươm

Tuỳ theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn
ươm:
- Vườn ươm cố định: là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực
hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân
nhanh, cung cấp đủ số lượng cây giống và cây giống có chất lượng cao cho sản
xuất.

34
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

- Vườn ươm tạm thời: là loại vườn chủ yếu để nhân giống. Vườn ươm này
chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp
giống cho sản xuất.
* Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định
Một vườn ươm nhân giống cây ăn quả cố định được chia thành các khu
riêng biệt bao gồm:
Khu cây giống: được chia thành hai khu vườn nhỏ.
- Vườn cây giống cung cấp vật liệu ghép: là vườn trồng các giống cây ăn
quả để cung cấp vật liệu nhân giống cho vườn ươm như cành chiết, cành giâm và
mắt ghép; vườn cây giống được thiết kế với khoảng cách trồng 3-5*3-5 (m) và
quy mô diện tích được tính toán dựa trên số lượng cây giống vườn ươm cần sản
xuất.
- Vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép: là vườn trồng các giống
cây ăn quả cung cấp hạt (hoặc cành giâm) làm gốc ghép; vườn cây giống cung
cấp vật liệu làm gốc ghép được thiết kế trồng với khoảng cách tương tự như vườn
trồng sản xuất của từng chủng loại cây ăn quả tương ứng.
Khu nhân giống.
Tuỳ theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân
giống của cơ sở, có thể chia khu nhân giống thành 5 khu nhỏ.
- Khu giâm cành: nhà giâm được xây dựng phải có hệ thống mái che mưa,
điều chỉnh cường độ ánh sáng, có hệ thống lưới hoặc tường bao xung quanh, chủ
động về nguồn nước tưới và có các thiết bị tưới ở dạng phun sương; trong nhà
giâm được chia thành các luống, có hệ thống đường đi lại và có hệ thống tiêu thoát
nước.
- Khu giâm lại cành chiết: khu giâm lại cành chiết cần có hệ thống mái che,
vách che bằng các vật liệu phù hợp, có khả năng điều chỉnh cường độ chiếu sáng
phù hợp với từng thời kỳ của cây giống; đất cần có kết cấu tốt, có khả năng tiêu
thoát nước tốt.

35
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

- Khu gieo ươm cây gốc ghép: khu gieo cây ươm cây gốc ghép cần được
thiết kế có mái; đất để gieo cây ươm cây gốc ghép phải có thành phần cơ giới nhẹ,
tơi xốp.
Khu gieo ươm cây gốc ghép cần được thiết kế có mái che bằng các vật liệu
thích hợp, thời gian và mức độ che sáng phụ thuộc vào chủng loại cây ăn quả cần
nhân giống.
- Khu ra ngôi và nhân giống:
Cây gốc ghép được đưa ra ngôi ghép và chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn
xuất vườn. Các chủng loại cây ăn quả được nhân giống bằng gieo hạt cũng được
gieo ươm hoặc ra ngôi chăm sóc tại khu này.
Cây giống được trồng trong túi bầu polyêtylen hoặc các vật liệu làm bầu
thích hợp khác. Đối với các cây ăn quả có đặc tính rụng lá mùa đông, cây giống
có thể được ra ngôi trực tiếp trên các luống đất.
- Khu đảo và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn: là khu dùng để phân
loại và áp dụng các biện pháp chăm sóc tối thiểu nhằm huấn luyện cây giống thích
nghi dần với điều kiện đưa ra trồng sản xuất.
* Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời
Đối với vườn ươm nhân giống cây ăn quả tạm thời chỉ quy hoạch xây dựng
khu nhân giống. Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của cơ sở, khả năng áp dụng các
biện pháp nhân giống mà khu nhân giống được chia thành các khu tương tự như
vườn ươm cây cố định hoặc chỉ bao gồm các khu: khu gieo ươm cây gốc ghép,
khu ra ngôi và nhân giống, khu đảo cây và huấn luyện cây con trước khi xuất
vườn.
Toàn bộ vật liệu ghép, hạt gốc ghép hoặc vật liệu khác làm gốc ghép được
cung cấp từ vườn ươm cây giống của các vườn ươm cố định.

36
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Kết cấu khung vườn ươm Khay trồng trong vườn ươm Hệ thống tưới nước

Một cảnh mẫu nhà kính

Vươn ươm

37
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2.2. Công nghệ nhà màng ( nhà kính)

Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh,
giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để
đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả
các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa
và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới
là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ
cao.
Đối tượng cây trồng áp dụng trong dự án: các loại quả.

38
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

 Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ
bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và
xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.
 Dự án sử dụng kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định theo
công nghệ Israel.
Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng
cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.
 Thông gió:
 Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn côn
trùng, không có rèm mái.
 Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống
bằng mô-tơ. Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ.
 Vật liệu che phủ:
Phủ mái nhà màng và rèm hông
 Màng bằng polyethylene đùn 5 lớp, dày 200 micron với các chất bổ sung:
 UVA: Chống tia cực tím.
 AV - Anti virus: chống virus
 Diffusion 50%: Khuyếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuyếch tán
đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên
trong.
Lưới ngăn côn trùng
39
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

+Khẩu độ thống gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương
đương 0,7mm).
+Bốn vách nhà màng che bằng lưới chống côn trùng với kích thước lỗ
50mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới
khổ 1.5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới
chống côn trùng.
+Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và cắt nắng. Hệ thống lưới nhôm di
động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng
trong nhà màng. Lưới nhôm được chế tạo từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt.
+ Xoắn kép, mức cắt nắng 60%. Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa
là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những
thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng. Hệ thống màng
lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động, vận
hành bằng cách đóng mở mô tơ.
Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng.
Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế
đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc
nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn
trùng và màng PE căng, thẳng, kín.
Hệ thống tăng cường treo đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn
quả).
+Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho
các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong
nhà màng. Toàn bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây
còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây
và nằm ở hướng bắc cuả nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời
giữa các cây trồng. Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo
phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ
lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất.
40
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

+Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao do
quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh.
+Một lợi ích nữa của hệ thống này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh sáng
mặt trời cho nhà màng với tác dụng phân phối tối ưu của ánh sáng cho xung quanh
cây trồng. Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng làm giảm chiều cao của cây
trong quá trình sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây để đạt được sản
lượng thu hoạch cao.
Quạt đối lưu
Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả có
tác dụng tăng cường thông gió cưỡng bức. Có 02 quạt đối lưu sẽ được lắp đặt cho
1 khẩu độ nhà. Các quạt đối lưu này có thể sử dụng như là các quạt thông gió tổng
thể, thông gió song song hoặc như là các quạt điều hoà tái lưu thông không khí
trong nhà màng. Các quạt này là quạt đa chức năng, cung cấp dòng khí thổi ra
mỏng nhưng lại có hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện làm việc
khác nhau tạo điều kiện tối đa trong việc đẩy khí nóng trong nhà màng ra bên
ngoài và thu nhận không khí mát ngoài trời.
Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động bằng công tắc đóng mở.
Chức năng và lợi ích của quạt đối lưu:
 Đảm bảo tốt cho dịch chuyển khí
nóng
 Nhiệt độ ổn định
 Di chuyển được vùng khí ẩm và
làm khô cho lá
 Để sử dụng một cách kinh tế nhất
các chất hoá học dùng trong nông
nghiệp
 Giảm được khí nóng khi mở nhà
màng

41
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

 Tạo ra được lượng không khí dịch


chuyển và tái tạo không đổi trong
nhà màng.
Hệ thống tưới làm mát Coolnet:
 Vòi phun Coolnet bao gồm 4 đầu vòi phun tạo thành cụm hình chữ thập.
 Lưu lượng vòi phun 22 l/h, (5.5l/h x 4 đầu phun = 22 l/h) dưới áp lực nước 4
bars.
 Áp lực nước khuyên dùng: 4 bars. Tuy nhiên vòi phun Coolnet vẫn tiếp tục
phun sương đều với độ hạt nhỏ (30~90 micron) dưới áp lực nước 3 bar và
thấp hơn. Đầu nối đầu vào của vòi phun là đầu nối cái, ấn tự động làm chặt.
 Bộ phận gia trọng giữ cho vòi phun
luôn thẳng.
 Van chống rò rỉ áp suất cao.
 Áp suất đóng: 2,0 bar
 Áp suất mở : 3,0 bar
 Không bị thủy canh hồi lưu khi
ngừng hệ thống hoặc khi áp suất
giảm.
 Sử dụng áp lực nước cấp từ bơm của hệ thống Coolnet, nước đi qua ống chính
PVC và bộ van điện phân phối tại mỗi đơn vị nhà màng, qua ống nhánh phân
phối PVC đến các đường ống ra vòi phun LDPE màu xám trắng áp lực 4Bar.
 Các vòi phun Coolnet sẽ được gắn trên thân ống LDPE với khoảng cách 3.2m
giữa các đường ống LDPE và 2m giữa các vòi phun dọc trên ống.
 Hệ thống Coolnet sẽ được lắp đặt chung với 01 hộp sensor đo ẩm độ và nhiệt
độ trong nhà màng. Hệ thống Coolnet vận hành bằng chương trình lập cho bộ
điều khiển tưới tự động theo thông số độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng.
Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động Fertikit:

42
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Một hệ thống thùng chứa phân hoàn chỉnh sẽ được cung cấp, đặt trong phòng
điều khiển tưới và bao gồm:
 1 thùng 500L cho loại phân bón“A”
 1 thùng 500L cho loại phân bón“B”
 1 thùng 500L cho loại phân bón “C”
Tất cả các thùng chứa phân đều được cung cấp với phụ kiện van, lọc, đầu
nối ống PVC có gioăng đệm và ống chuyên dụng nối đến 03 kênh hút phân của
bộ định lượng phân bón Fertikit bypass.
Bộ định lượng phân bón Fertikit bypass có 03 kênh hút phân được nối với
bộ điều khiển NMC Pro. Chúng ta có thể lập chương trình tưới phân cho từng van
khu vực với tỷ lệ và khối lượng phân bón xác định.
Việc tưới phân sẽ được kiểm soát bằng độ pH và độ dẫn điện EC. Các đầu
dò cảm biến pH và EC sẽ đo thông số của dung dịch tưới và báo về bộ điều khiển
trung tâm. Nếu thông số vượt ngưỡng cho phép, Bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho hệ
thống ngừng hoạt động và báo lỗi để chúng ta điều chỉnh chương trình phân bón.
Bộ châm được trang bị một máy bơm tăng áp có thể chỉnh tốc độ mô tơ.
Bộ điều khiển tưới NMC-Pro:

Bộ điều khiển NMC- Pro là bộ điều khiển theo


môđun và linh hoạt, có thể dùng cho rất nhiều ứng
dụng.
Màn hình hiển thị lớn kiểu mới và tiên tiến LCD
(40x16 đường) được phối hợp với bàn phím dạng cảm
ứng tạo cho NMC-Pro một giao diện thân thiện và dễ
vận hành cho người sử dụng. Bộ điều khiển có các

43
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

card điều khiển tưới và điều khiển khí hậu riêng rẽ lắp
trong.
Các chế độ điều khiển tưới và dinh dưỡng với
phần mềm kèm theo có thể kết nối hiển thị trên máy
tính tại phòng đìều khiển tưới.

Các thiết bị phần cứng:


 2 thẻ đầu ra: mỗi thẻ 8 rơ le 24VAC.
 1 thẻ đầu vào tín hiệu tương tự (analog): 11 đầu vào theo yêu cầu.
 1 thẻ tín hiệu đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào kỹ thuật số.
 1 thẻ giao tiếp RS485 bao gồm cả phần mềm điều khiển tưới trong máy tính.
 1 bộ chống sét.
 1 bộ cách ly bảo vệ biến áp nguồn 230VAC.
Các đặc tính chính của phần mềm điều khiển tưới
 15 chương trình tưới theo lượng nước tưới hoặc thời gian.
 60 chương trình chạy nổi đồng thời.
 Kiểm soát lưu lượng (Lưu lượng cao/ thấp, nước không kiểm soát).
 Có đến 8 đầu châm phân bón, tuỳ chọn với đồng hồ đo phân bón.
 Tưới có phân bón theo số lượng, thời gian, tỷ lệ (l/m3) và EC/pH.
 Điều khiển rửa lọc tới 8 bình lọc.
 Chương trình làm mát.
 Chương trình phun sương.
 Lưu hồ sơ lượng nước tưới và phân bón.

44
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

 Test đầu các đầu vào & đầu ra.


Hệ thống lọc:
Để đảm bảo chất lượng nước sử dụng tưới qua toàn bộ các hệ thống, chúng
tôi sẽ cung cấp 04 bộ lọc đĩa với cơ chế vệ sinh lõi lọc bằng tay.
Model: 2” Compact Filter
 Kích thước: 2x2”
 Lưu lượng: 4- 25 m3/hr
 Hoạt động: Cơ chế lọc bằng đĩa lọc, vệ sinh lõi lọc bằng tay.
 Ứng dụng: sử dụng cho hệ thống tưới nhà màng qui mô nhỏ.
Tính năng tiêu chuẩn:
 Độ lọc chính xác tính theo Micron, lọc tạp chất dạng rắn trong nước.
 Thiết kế lọc cải tiến với khả năng ngăn chặn và giữ lượng lớn tạp chất dạng
rắn trong thân lọc, kéo dài thời gian cần vệ sinh lõi lọc.
 Độ bền cao, sử dụng thời gian dài không cần bảo dưỡng.
 Vận hành dễ dàng và đơn giản.
Thông số kỹ thuật:
 Áp lực hoạt động tối đa 10 atm.
 Áp lực xả lọc tối thiểu 3.0 atm.
 Lưu lượng tại độ lọc 120 mesh 20 m³/h.
Bảng điện cho nhà bơm
Một bảng điện sẽ được lắp tại trạm bơm, bảng điện này cung cấp điện và nối
chuyển tín hiệu từ bộ điều khiển tưới và phân bón cho các thiết bị như sau:
 Máy bơm cho hệ thống tưới thủy canh hồi lưu.
 Máy bơm cho hệ thống tưới Coolnet làm mát.
 Máy bơm tăng áp của hệ thống tưới phân (thủy canh hồi lưu).
 Bộ phận điều khiển cho hệ thống tưới phân.
 Đèn thắp sáng cho nhà bơm.
 Quạt đối lưu trong nhà màng.

45
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

 Mô tơ cuốn rèm lưới nhôm cắt nắng.


Cáp điện và máng cho cáp điện
Tất các các dây cáp điện và các dây điều khiển và bảng điện được đề cập ở
phần trên sẽ được cung cấp, các thiết bị kết nối và các dụng cụ phục vụ cho công
tác lắp đặt cũng sẽ được cung cấp. Một máng cho dây cáp điện sẽ được sử dụng
cho 3 hay nhiều dây cáp điện sẽ được bố trí bằng cách treo bằng các dây cáp treo
bằng thép trong nhà màng.
Bơm và các phụ kiện lắp đặt trạm bơm.
Toàn bộ các hệ thống tưới sẽ được chúng tôi cung cấp cùng với các máy bơm
có công suất phù hợp. Được bơm luân chuyển dành thủy canh hồi lưu.
Tất cả các phụ kiện cần thiết để lắp đặt hoàn chỉnh các máy bơm và hệ thống
thiết bị kèm theo cho nhà điều khiển tưới sẽ được đầu tư một cách đồng bộ.

2.3. Kỹ thuật trồng cây nông nghiệp công nghệ cao


a. Kỹ thuật trồng Cây Dâu (Strawberry)
* Giống
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

Giống cây dâu tây hiện nay chủ yếu nhân giống vô tính theo 2 cách:
Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu
điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.
Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn

46
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm
tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.
Giống trồng từ ngó: 66% và Giống trồng từ cây mô: 34%
* Chuẩn bị đất: Chọn đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối
tượng của nhiều loại sâu, bệnh, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đất phải
chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.
Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng trước, làm đất xử lý vôi
và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.
* Trồng và chăm sóc:
Luống trồng cao 20-25cm ở vùng đất thấp; 15-20cm ở vùng đất cao.
Trong nhà kính: Trồng hàng 3 kiểu nanh sấu, luống rãnh 1,2m-1,3m; cây x
cây: 35-40 cm, mật độ 40.000-45.000 cây/ha.
Ngoài trời: Trồng hàng 3 kiểu nanh sấu, luống rảnh 1,2m-1,3m, cây x cây:
40-45cm. mật độ 35.000-40.000 cây/ha. Với khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày
sẽ dễ phát triển bệnh cây.
Trồng phải đặc cây thẳng với mặt đất, đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của
cây, tránh làm vỡ bầu cây con.
- Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó: Để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong
giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức
chế phát dục.
Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát
triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa
bỏ những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh.
Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.
Giai đoạn đầu khi thân lá cây chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng
cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu, hạn chế ngó
đâm rễ phụ trên luống.
- Tỉa thân lá: Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4
thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng
47
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới.
Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận
của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa vườn trồng.
- Che phủ đất: Dùng tấm nhựa để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương
pháp này có các ưu điểm như sau: Giữ ẩm cho luống trồng, gia tăng nhiệt độ cho
luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế
một số nấm bệnh, cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái. Hạn chế cỏ
dại và rửa trôi phân bón.
Hiện nay có 3 cách che phủ luống được áp dụng: Dùng nhựa PE (thích hợp
cho trồng dâu trong nhà nylon). Dùng cỏ khô, tro trấu. Dùng cỏ khô kết hợp với
lưới nylon trắng.
Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước
suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao đều bất lợi đến sinh
trưởng, cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống
tưới ngầm, nhỏ giọt.
- Dàn che: Hiện có 2 kiểu canh tác cây dâu tây là trong nhà che nylon và
ngoài trời, sản xuất cây dâu trong dàn che có ưu điểm như:
Hạn chế bệnh cây trong mùa mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không
đảm bảo chiều cao, thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển
mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại một số thời điểm trong ngày ảnh
hưởng đến sinh lý của cây.
Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài
hay mưa lớn trong vụ hè thu.
- Phòng ngừa dị dạng trái: Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị
dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.
Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.
* Phân bón và cách bón phân
48
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha:


Phân chuồng hoai: 40-50m3; vôi: 1.500kg; hữu cơ vi sinh: 1.000-2.000 kg;
Phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N-120kg P2O5-120kg K2O;
MgSO4: 40kg; Boric: 80kg.
Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương.
Ure: 217kg; super lân: 750 kg; KCl: 200kg.
Cách bón:

Ghi chú: Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1: Bón lót 1000 kg; Đợt 2: 06 tháng sau
khi trồng bón bổ sung 500 kg.
Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 02 tháng bón 01 lần
thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ
có thể bón 20 kg ure, 20 kg kali. Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.
Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc
hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến
hấp thụ dinh dưỡng, nên bổ sung phân qua lá, định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.
Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng
phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc
vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

49
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hình cây Dâu


b. Kỹ thuật trông cây Lạc núi ( Inca Inchi)
* Chuẩn bị cây trồng:
Cây giống được tạo ra theo quy trình nhân giống invitro, sau đó ra bầu cây
con được chăm sóc trong nhà lưới. Khi cây được 30-40 ngày tuổi, đạt tiêu chuẩn
thì đem đi trồng.
Ngoài ra, cây giống có thể gieo bằng hạt nhưng cần chú ý chọn hạt tốt (vì
các hạt có dầu thường sớm mất khả năng nảy mầm).
* Đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng
Đất trồng: có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất
thịt pha cát, đất phù sa cổ,… song thích hợp nhất là trồng trên đất đồi có hàm
hượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5, chủ động được tưới tiêu.
Đất trước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng
bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên luống cao 30cm cho dễ thoát
nước
* Đóng cọc và làm giàn
Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ (đường kính 12-
15cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m.
50
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Làm giàn: Dùng dây thép mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây
thứ 2 mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh
ngang.
* Phân bón
Bón lót:
Phân hữu cơ vi sinh 0,5-1 kg/cây
Vôi bột 50 gram/cây
Phân lân 0,1-0,2 kg/cây
- Bón thúc:
Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà ta bổ sung phân hữu
cơ vi sinh, phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2 lần/tháng với
lượng 0,2-0,5 kg (tùy loại phân).
* Trồng cây
Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/ha đến
5400 cây/ha. Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha. Bố trí hàng cách hàng 3m
(cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách cọc bê tông
sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le).
Cách trồng: Đào hố kích thước 30x30x30cm tại vị trí đã xác định, dùng lớp
đất mặt trộn đều lượng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt cây giữa
hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3-5cm nén nhẹ rồi tưới nước cho
cây.
* Chăm sóc
Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu cây chết trồng bổ sung để
đảm bảo mật độ.
Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng dây
mềm cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn
thương cây.

51
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, nhổ bằng tay hoặc máy
cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có điều kiện ta
nên trồng cỏ lá lạc bên dưới.
Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây. Sau
trồng nên tưới 3-4 lần/tuần. Khi cây trưởng thành tưới 1-2 lần/tuần trong suốt
mùa khô.
Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/ tháng, lượng bón từ 0,2-
2,5 kg/cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để kiểm
soát sâu bệnh hại cây trồng.
Cắt tỉa, tạo tán: Cây cao 130-150 cm chưa phân cành, tiến hành bấm ngọn,
cắt những ngọn dài và nhỏ, cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả.
Hủy bỏ những cành cây bị bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng
5, tháng 11.
* Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến hành
thu hoạch những quả vẫn còn trên cây. Không hái quả xanh, mốc, quả đã rụng.
Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15%. Không trộn
lẫn những quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch.
Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh ẩm mốc.

Hình cây Inca Inchi


52
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

c. Kỹ thuật trồng cây chanh dây ( Passion lemon)


* Chọn giống
Cây chanh dây có nhiều giống khác nhau như được trồng phổ biến, co sai
nhiều quả hơn cả là giống chanh vàng và chanh tím.
Chanh dây vàng: sức sống mạnh, ít sâu bệnh gây hại, thích ứng tốt với điều
kiện đất đai nhưng cho năng suất trung bình, quả có kích thước vừa và nhỏ. Khi
chín, vỏ chanh có màu vàng ươm, bắt mắt.
Chanh dây tím: Nguồn gốc chủ yếu từ Đài Loan. Cũng có khả năng sinh
trưởng tốt nhưng yêu cầu địa hình cao. Năng suất vượt trội, kích thước trái từ vừa
đến lớn. Khi chín, quả chanh có màu tím hoặc đỏ. Giống chanh này được thị
trường ưu ái hơn cả.
* Chuẩn bị đất trồng
Chuẩn bị đất trồng cây trước 1 tháng, làm sạch cỏ trong vườn, đánh đất tơi
xốp và bằng phẳng. Nếu trồng trên đất dốc, bà con nên làm rãnh thoát nước để
chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa.
Không nên trồng chanh dây trên vùng đất mới trồng cây mang bệnh nấm lở
cổ rễ, các loại virus gây hại… Không trồng ở nơi đất trũng dễ ngập úng, khó thoát
nước.
Nếu trước đó, vườn trồng đã trông cây tiêu hoặc cà phê thì chúng ta cần cày
xới đất canh tác.
Để giảm lượng tuyến trùng trong đất, chúng ta nên trồng hoa mùa khoảng
2 - 3 vụ.
Đào hố đất có kích thước từ 50cm x 50cm x 50cm. Vùng đất khó đào thì
nên đào sâu một chút. Khi đào lớp đất mặt sâu 20 - 25cm để riêng một bên, lớp
đất còn lại ở phía dưới để riêng sang một bên.
Bón lót: Sử dụng 10 - 20kg phân chuồng ủ hoai mục (hoặc có thể thay thế
bằng 2 - 3kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5kg phân super lân + 0,5 kg vôi bột + 1 thìa
canh chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (liều lượng dùng cho 1 hố). Đem
phân bón trộn đều với lớp đất mặt và bón ủ xuống hố.
53
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

* Hướng dẫn làm giàn


Giàn truyền thống:
Đây là kiểu giàn sử dụng để trồng bí, bầu, mướp, mướp đắng.
Chúng ta sử dụng cọc tre xen kẽ với cọc bê tông chắc chắn, cách đều nhau.
Phía trên dùng dây kẽm đan thành lưới ô vuông, cố định dây kẽm vào đầu của cọc
tre, cọc bê tông.
Tuy giàn dễ thi công nhưng cho chất lượng quả không đồng đều, khó phòng
trừ sâu bệnh, sang năm thứ 2 có thể sẽ bị sập giàn.
Giàn chữ T cọc đôi:
Trồng cọc tre thành từng cặp cách nhau 1m, thanh ngang 2,5 - 3m. Mỗi đôi
cọc sẽ cách nhau từ 4 - 4,5m, mỗi hàng cọc cách nhau 3m.
Chúng ta sử dụng dây kẽm 3 ly để buộc cố định đầu cọc, các thanh ngang
lại với nhau. Dùng dây kẽm 2 ly để nối dài trên các thành ngang tạo thành lưới
cho cây chanh dây leo lên, khoảng cách giữa các dây là 50cm.
Giàn cọc chữ T cọc đơn:
Cắm cọc với khoảng cách 3m, thanh ngang 1,2 - 1,5m. Chiều cao của cọc
khoảng 3m, trong đó 0,5m chôn sâu dưới đất.
Cọc chữ T có ưu điểm là dễ kiểm soát sâu bệnh, tất cả các gốc cây đều được
hấp thụ ánh sáng mặt trời, cho chất lượng quả tốt, dễ kiểm soát sâu bệnh.
Tuy nhiên, cọc chữ T thi công phức tạp hơn.
* Cách trồng
Ở giữa hố đất lớn đã bón lót, bà con đào một hố nhỏ ở giữa để đặt bầu cây.
Đặt cây con nhẹ nhàng xuống hố, vun đất tơi xốp, nén nhẹ, dùng cọc cắm,
buộc thân cây vào cọc để cố định giúp cây con không bị đổ. sau khi trồng xong
thì tưới đẫm nước cho bén rễ.
* Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước:
Cây chanh dây không chịu được ngập úng nhưng lại cần độ ẩm khá cao. Bà
con duy trì tưới 2 lần/ngày, vào mùa khô, thời điểm cây đang ra hoa, đậu trái, nuôi
54
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

trái, cần tăng lượng nước lên.


bà con có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt xung quanh gốc để tiết kiệm
nước, duy trì độ ẩm thích hợp cho cây.
Vào mùa mưa, cần theo dõi thường xuyên, tiêu nước kịp thời để rễ không
bị ngập úng.
Bón phân
Giai đoạn từ 1 - 6 tháng tuổi:
Tổng lượng phân cần thiết cho 1 gốc trong thời kỳ này: 430g đạm ure, 750g
phân super lân, 285g kali.
Đạm ure và kali chia làm 10 - 12 lần bón: lần đầu tiên vào 20 ngày sau khi
trồng. Các lần tiếp theo, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Giai đoạn nuôi cây, sau khi
tỉa tán cần bón nhiều đạm hơn, giai đoạn nuôi quả cần bón nhiều kali, giảm đạm
tránh tình trạng lá tốt không sai quả.
Phân lân chia đều làm 2 lần bón: lần 1 bón 60 ngày sau khi trồng, lần 2 bón
sau 150 ngày trồng.
Giai đoạn từ 7 tháng tuổi trở lên:
Tổng lượng phân bón cần thiết cho 1 cây/năm: 1kg đạm ure, 1,5kg phân
lân, 1,6kg phân kali.
Đạm và kali chia làm 20 lần bón/năm. Cứ 15 ngày bón 1 lần xung quanh
gốc. Giai đoạn nuôi cây, sau khi tỉa tán cần bón nhiều đạm hơn, giai đoạn nuôi
quả cần bón nhiều kali, giảm đạm tránh tình trạng lá tốt không sai quả.
Phân super lân chia đều làm 3 lần bón trong năm.
Theo kinh nghiệm, bà con có thể bón thêm phân chuồng ủ hoai mục từ 3
hoặc phân hữu cơ vi sinh để tăng dinh dưỡng cho cây, giúp cải tạo đất trồng.
* Tỉa cành, tạo tán
Cây chanh dây sinh trưởng và phát triển nhanh, do đó bà con cần áp dụng
đúng kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán để tăng diện tích tán cây tiếp xúc với ánh sáng, thân
cây phát triển cân đối, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thúc cây ra nhiều hoa,
sai trĩu quả, năng suất cao.
55
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Vị trí cắt tỉa cành cần tuân thủ nguyên tắc: cắt cách chỗ phân cành chính từ
10 - 15cm. Sử dụng kéo cắt cành hoặc dao cắt sắc bén. Cắt lần lượt từ trong tán
ra bên ngoài, cắt cành lớn trước rồi đến cành bé. Sau khi cắt tỉa cần dọn dẹp sạch
khu vườn, tránh để ủ mầm bệnh.
Tiến hành tạo tán cho cây khoảng 1m: Bấm bớt lá ở gốc. Khi cây leo lên
giàn từ 20 - 40cm thì để ra 5 - 6 cành cấp 1, cho tỏa đều sang các hướng trên giàn.
Tiếp tục bấm ngọn để cành cho tán cấp 2. ở tán cấp 2, để tư 4 - 5 cành tỏa đều ra
các hướng. Tiến hành vào thời gian đầu mới trồng cho đến khi cành của chanh leo
đã phủ kín giàn.
Khi cây kín giàn, tiếp tục tạo tầng bằng cách kéo nhanh xuống dưới. Tạo
nhiều tầng cho cây nhằm mục đích tăng diện tích giàn, tăng năng suất đậu quả.
Trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, cho thu hoạch trái, chúng ta tiến hành
tỉa bớt:
Những cành mọc quá dày, mọc lộn xộn
Cành bị sâu bệnh hại
Cành còi cọc, bị che lấp ở phía dưới
Cành vượt có tốc độ sinh trưởng không bình thường
Cành không còn khả năng cho ra hoa đậu quả
Cành chột, đã cho quả ở vụ trước
Tỉa bớt các lá vàng dưới gốc, lá già, lá bị sâu bệnh
Trong quá trình nuôi quả, khi quả lớn, bà con cũng cần tỉa bớt lá ở vị trí sai
quả.
Tỉa lá của những cành không sai quả.

56
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hình cây Chanh Dây


d. Kỹ thuật trồng cây táo đỏ ( RED APPLE)
* Thời vụ trồng
Giống táo ruột đỏ này trồng ở nước ta thích hợp nhất là vào mùa mưa
hoặc tháng 11-12. Thời điểm này tiết trời ấm áp sang xuân nên cây đâm chồi
nảy lộc dễ hơn.
* Tiêu chuẩn cây trồng
Loại đất phù hợp nhất với giống táo này là đất hữu cơ có thành phần cơ
giới nhẹ. Trước khi trồng 1 tháng nên đào hố 50x50x50cm và bón lót vào đó
phân chuồng hoau mục. Mỗi hố trồng nên cách nhau khoảng 2m.
* Lựa chọn cây giống
Để có những quả táo đẹp mắt và thơm ngon bạn cần chọn lựa giống kĩ
càng. Chỉ chọn những cây táo giống khỏe mạnh chiều cao 50cm trở lên và
không bị sâu bệnh.

57
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hố trồng dã chuẩn bị, cây giống cũng chọn lựa xong bạn tiến hành trồng
cây con giống vào và lấp đất ngang bằng gốc. Lèn chặt xung quanh cố định cây
rồi tưới nước tạo độ ẩm để rễ cây mau bén.
* Chế độ nước
Thời điểm mới trồng cây cần khá nhiều nước. Bạn phải chuẩn bị thật đầy
đủ nguồn nước để cho cây phát triển cành và rễ. Giống táo này có bộ rễ khá
khỏe và có thể bò lan rộng hơn cả diện tích cành bên trên. Vào mùa khô nên
tăng lượng nước tưới cho cây.
Chú ý : Định kì bạn tiến hanh nhỏi cỏ và vun xới đất bên dưới quanh gốc
cây để loại trừ mầm bệnh và giúp phần rễ cây được thông thoáng.
* Bón phân
Để cây ra hoa và quả to đẹp thù càn thiết phải bón phân bổ sung dinh
dưỡng đầy đủ cho cây. Trước khi trồng bón lót đầy đủ. Thời điểm ra hoa đậu
quả cũng cần bón phân để thúc cho cây nở đúng thời vụ và đậu nhiều trái.
Phân bón nên là những loại phân chuồng hoai mục. Phân NPK theo đúng
liều lượng ghi trên bao bì.
* Thu hoạch
Táo ruột đỏ thu hoạch muộn hơn các giống táo khác. Từ khi ra hoa cần 4
tháng cây mới có thể cho thu hoạch. Những quả táo chín sẽ có vẻ ngoài bóng
loáng màu đỏ. Lúc này mùi thơm của táo đã lan tỏ

58
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hình cây Táo đỏ


e. Kỹ thuật trồng cây dứa (PINEAPPLE)
* Chọn đất trồng dứa
Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu
đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ 4,5-
5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. Đất nghèo dinh dưỡng được
chăm sóc tốt dứa vẫn cho năng suất. Là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới,
phần lớn là diện tích đất đồi núi, vùng trung du và vùng núi nước ta có khả năng
phát triển dứa trên diện tích lớn. Cũng là do việc chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về
tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do vậy, cây dứa có thể được xem là cây trồng
làm giàu trong điều kiện áp lực lao động thời vụ cao và còn hạn chế về cơ giới
hóa nông nghiệp trong vùng.
* Làm đất trồng dứa
Cày xới
- Đối với các vùng đất bằng phẳng độ dốc < 5°, tiến hành làm đất toàn
diện, cày sâu 25 - 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; Các vùng
59
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

đất tương đối dốc có thể cày bừa hoặc làm đất cục bộ, chỉ tiến hành trên các
hàng, luống dự định trồng.
- Thời gian tiến hành làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường
tiến hành trước lúc trồng một thời gian (20-30 ngày) để đất không bị khô, tránh
bị xói mòn khi mưa lớn và thuận tiện cho thao tác trồng, giúp cây con sớm hồi
phục.
- Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc
trong mùa đông, kết hợp vệ sinh đồng ruộng, diệt mầm cỏ dại để đến năm sau
cày bừa lại và tiến hành trồng.
- Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai: Nơi có điều kiện có thể sử
dụng máy phay băm thân lá kết hợp rải 750 - 1000 kg chất điều hòa pH đất Tiến
Nông/ha, tiến hành cày lấp thân dứa cho hoai mục. Nơi không có điều kiện sử
dụng máy phay, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại ruộng, tập trung thành
đống to rồi tiến hành đốt, rải đều tro lên mặt ruộng.
Để tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế bệnh thối nõn gây
hại dứa, tiến hành lên luống khi trồng.
Lên luống
- Chiều cao luống: 20-25cm,
- Bề rộng mặt luống (tùy thuộc quy cách trồng) và được tính như sau:
R = 40 x (N-1) + 2 x 20cm
R: Bề rộng mặt luống tính bằng cm;
N: là số hàng dự định trồng trên một luống
- Khoảng cách giữa các luống: Để thuận tiện cho khâu chăm sóc khoảng
cách giữa hai mép luống nên để 30 cm, như vậy khoảng cách giữa các hàng rìa
ngoài mép luống sẽ là 70 cm (đảm bảo cho đi lại dễ dàng).
* Chọn giống và xử lý chồi
Chọn giống: Có ba nhóm dứa được trồng phổ biến ngày này
Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu)
- Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha)
60
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

- Nhóm dứa Cayenne


Đặc điểm chung: Giống có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được
phân bón, có khả năng trồng dày. Giống ít bị sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu
hạn cao.
Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến, quả
đều, dạng hình trụ (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện
lợi). Trọng lượng quả bình quân lớn, quả có mắt nông, lõi quả nhỏ, thịt quả mịn
và chặt.
Chọn chồi giống:
Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau
Chồi loại 1: Số lá từ 14-15 lá; trọng lượng chồi 250-300g
Chồi loại 2: Số lá từ 12-13 lá; trọng lượng chồi 200-250g
Chồi loại 3: Số lá từ 10-11 lá; trọng lượng chồi 170-200g
Chồi không được dập nát và phải được lấy từ vườn cây đảm bảo sạch bệnh,
độ đồng đều cao (95% trở lên).
Tùy theo thời vụ trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn của chồi cho thích hợp:
- Vụ xuân tháng 1,2,3,4: Có thể trồng được cả 3 loại chồi
- Vụ hè tháng 5,6: Chỉ nên trồng chồi loại 1 (chồi già, to, khoẻ)
- Vụ thu tháng 7, 8, 9: Nên trồng chồi non (chồi loại 3)
- Vụ đông tháng 10,11,12: Nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước), nên
trồng chồi loại 2 và loại 3. Nếu trồng chồi già phải hãm sinh trưởng để hạn chế ra
hoa.
Xử lý chồi giống
- Sau khi thu hoạch chồi: Phân loại chồi để đảm bảo độ đồng đều và bó lại
thành từng bó nhỏ khoảng 20-30 chồi/1bó. Phơi ngược gốc chồi trong 1-2 tuần
ngoài nắng để lành vết thương ở gốc chồi.
- Chồi trước khi trồng cần xử lý để trừ các mầm bệnh bằng các loại thuốc
như: Aliette 80WP hoặc Mexyl MZ 72WP… để phòng bệnh thối nõn, thối thân,

61
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

thối rễ, nồng độ pha như hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, hoặc có thể
dùng dung dịch Boocđo nồng độ 1-2% để xử lý.
- Cách xử lý: Nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các loại thuốc đã pha
trên trong thời gian 2-3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc của bó chồi.
Đối với những chồi dài trên 40cm, chồi trồng mùa khô từ T11 trở đi nên
cắt bớt ¼ ngọn lá.
* Phân bón
Bón lót
+ Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ha
+ Dinh dưỡng cây trồng dùng NPK Cây dứa 800 – 1000 kg/ha. Đảo đều với
đất trong hốc hoặc rãnh trồng.
Bón thúc
Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cây trồng NPK bón cho mỗi ha từ 1800 –
2200 kg (chia hai lần).
+ Bón lần 1 (khi cây có 4-5 lá mới): Lượng bón 800 – 1000 kg/ha.
+ Bón lần 2 (khi cây đạt 13-14 lá thật, hoặc trước xử lý hoa 25-35 ngày):
Lượng bón 1000 – 1200 kg/ha.
Cách bón: Bón theo hốc hoặc rạch hàng giữa hai hàng dứa (vì bộ rễ cây
dứa phát triển chủ yếu tầng đất mặt, nên chỉ rạch hàng sâu khoảng 8-12cm), rải
đều phân và dùng cuốc lấp kín.
* Chăm sóc
Tưới nước và giữ ẩm đất
Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn và
các vùng đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng phát triển, cho năng suất
cao và phẩm chất tốt. Vì vậy, cũng cần tưới nước cho cây khi đổ ẩm đất dưới 40-
50% trong nhiều ngày.
Phủ đất ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, để giữ ẩm cho đất
trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế
cỏ dại, giúp tăng năng suất dứa. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa
62
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2 hàng dứa, hoặc có điều kiện dùng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc cỏ khô
để phủ lên còn có thể cung cấp thêm mùn cho đất.
Tỉa chồi
Đối với cây dứa, tỉa chồi là biện pháp cần thiết, nhất là với các giống nhóm
Queen và Spanish là giống thường ra nhiều chồi, tranh chấp dinh dưỡng của quả.
Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống vì những chồi này không
dùng làm giống.
Thời điểm tỉa chồi: Khi hoa dứa đã tàn 10-15 ngày, chồi ngọn đã cao 4- 6
cm là lúc bắt đầu tỉa chổi, chổi dứa đem về lại là một món rau ăn rất tốt, có thể
xào, luộc, muối dưa đều rất ngon và hợp khẩu vị. Quả dứa được đánh bỏ chồi
ngọn phát triển cân đối, quả to, nặng cân, hình dáng quả đẹp, lõi bé, phẩm chất
cao (nên tỉa chổi vào những ngày nắng ráo để vết thương mau lành, tránh các loại
nấm và vi khuẩn xâm nhập làm thối quả).
Xử lý cho cây ra hoa
Thời điểm xử lý: Trung bình thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch là 4-5
tháng tùy thời vụ và điều kiện chăm sóc. Do vậy, cần xử lý ra hoa trước thời gian
dự kiến thu hoạch 5-6 tháng (tương đương với cây có số lá 18 – 20 lá thật).
Hóa chất xử lý: Dùng dung dịch Ethrel, pha 40 - 60ml/bình 10lít phun vào
nõn dứa với lượng 30 - 40ml/cây. Có thể dùng đất đèn, sử dụng 4-6g đất đèn pha
trong một lít nước xử lý cho 20 cây (mỗi cây 50 ml dung dịch), xử lý 2 lần cách
nhau một ngày, xứ lý vào 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau (làm qua đêm).
Chú ý: Tránh xử lý vào thời điểm nắng gắt hay rét đậm kéo dài, nếu xử lý
xong trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ gặp trời mưa phải xử lý lại, Nếu họng
dứa chứa nước mưa tăng lượng thuốc pha xử lý lên 10-15%.

63
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hình cây Dứa


f. Kỹ thuật trồng cây Nha đam (aloe vera)
* Chuẩn bị đất
Chọn đất
Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do
đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.
Làm đất
Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng
trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao
khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80
cm, cây cách cây 40 cm.
Bón lót
Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g
phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.

64
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

* Chọn giống
Có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau tính đến thời điểm hiện tại nhưng
đối với loại Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và
cho năng suất cao.
* Cách trồng
Ðào cây con từ vườn ươm (khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ
càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh,
với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây
giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.
Lưu ý khi trồng:
Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn
cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước ), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều
mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó,
nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa
liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm
sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để
trong mát 2 - 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và
tỉ lệ sống cao hơn.
* Kỹ thuật trồng
Tưới nước
Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm
trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ
ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 - 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh
trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.Tiêu nước
Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài
ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu
để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.
Làm cỏ, xới xáo đất
65
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều
đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được
các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh
chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Bón phân
Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh
dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5tấn/ha
), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời
gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón
phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải
tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha
đam dễ hấp thụ hơn.
* Thu hoạch
Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng
trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có
nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp,
cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho
thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung
quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to
khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng
lại từ đầu.

66
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Hình cây Nha đam


2.4. Công nghệ đóng gói, dãn nhãn các sản phẩm bằng mã vạch
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa…
bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân
biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá,
giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong
quá trình sản xuất và lưu trữ.

67
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và
quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã
vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể
hiện cho máy đọc.

Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:


 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
ManufactureID Numbers)
 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
 Nơi trữ hàng hoá
 Tên hay số hiệu khách hàng
 Giá cả món hàng
 Số hiệu lô hàng và số xê ri
 Số hiệu đơn đặt gia công
68
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

 Mã nhận diện tài sản


 Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…

Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định
loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã vạch thích
hợp nhất.
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định
sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản
phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset)

69
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN


I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng
theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tái định cư
Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
1.4. Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

TT Nội dung Diện tích ĐVT

I XÂY DỰNG 2,742,577 m2


A Hạng mục chính 119,212
1 Khu trương bày 6,400 m2
2 Khu văn phòng điều hành 400 m2
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600 m2
4 Khu thư giản - Coffee 288 m2
5 Khu lưu trú chuyên gia 480 m2
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24 m2
7 Khu bảo quản lạnh 11,040 m2
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040 m2
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440 m2
10 Đường giao thông nội bộ 81,500 m2
11 Khu xử lý nước thải 2,500 m2
12 Khu nước cấp 2,500 m2
70
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

TT Nội dung Diện tích ĐVT

Diện tích trồng cây nông nghiệp công


B 2,623,365 m2
nghệ cao
15 Khu trồng cây dâu 273,365 m2
16 Khu trồng cây sachi 450,000 m2
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000 m2
18 Khu trồng táo đỏ 450,000 m2
19 Khu trồng cây dứa 450,000 m2
20 Khu trồng cây lô hội 450,000 m2
21 Khu vườn ươm giống 100,000 m2
C Hệ thống tổng thể
Hệ
- Hệ thống cấp nước
thống
Hệ
- Hệ thống cấp điện tổng thể
thống
Hệ
- Hệ thống thoát nước tổng thể
thống
Hệ
- Hệ thống PCCC
thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng, quản lý Trọn Bộ
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt Trọn Bộ
3 Thiết bị thu hoạch Trọn Bộ
4 Thiết bị khác Trọn Bộ

Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế
cơ sở xin phép xây dựng.
1.5. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế
kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn
lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như:

71
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.


2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu
sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong
sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong
quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện.
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.

72
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

1.6. Phương án tổ chức thực hiện


Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn
nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động
sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến

Mức thu Tổng Bảo


Chức Số
TT nhập bình lương hiểm Tổng/năm
danh lượng
quân/tháng năm 21,5%

1 Giám đốc 1 20,000 240,000 51,600 291,600


Ban quản
2 lý, điều 2 12,000 288,000 61,920 349,920
hành
Công, nhân
3 280 6,000 20,160,000 4,334,400 24,494,400
viên
Cộng 283 1,724,000 20,688,000 4,447,920 25,135,920

1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầu tư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.

STT Nội dung công việc Thời gian


1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý IV/2020
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
2 Quý I/2021
1/500

73
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

STT Nội dung công việc Thời gian


3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý I/2021
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
4 Quý II/2021
đất
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý IV/2021
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
6 Quý IV/2021
duyệt TKKT
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
7 Quý IV/2021
dựng theo quy định)
Quý IV/2021
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng đến Quý
IV/2022

74
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án “Nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee” là xem xét đánh giá những
yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân
cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất
lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự
án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

75
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài
và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực thực hiện dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình -
JanBee” tại Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và khu
vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể
dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các
giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng
và giai đoạn đi vào hoạt động.
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án.
Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật
liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc

76
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ
gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy
nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không
có.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được
kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng
các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá
trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát
sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị
cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ
sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử
dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác
động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển
chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như
về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí
77
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân
trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ
tác động không đáng kể.
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
– Từ quá trình sản xuất:
 Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa
nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ
phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng
dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho
và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên
những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy
chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp
phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án
cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất

78
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án
trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước
mưa chảy tràn
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các
chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ
gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh
cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi
có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát
nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác
thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp,
bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành,
lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn
chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi
công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm

79
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra
tai nạn giao thông;
- Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
- Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam
về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết
bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an
toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động
vận chuyển đường bộ sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều
(từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công
nhân của các nhà máy lân cận;
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng
có nắp đậy. Công ty sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh
hoạt đúng theo quy định của Khu công nghiệp. Chủ dự án sẽ ký kết hợp đồng thu
gom, xử lý rác thải với đơn vị có chức năng theo đúng quy định hiện hành của
nhà nước.
- Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.
- Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và
giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Giảm thiểu ô nhiễm không khí

80
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào
tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các
phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện
vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về
an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của
Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
- Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối
với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong
thời gian xe chờ…;
- Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo diện
tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo;
Giảm thiểu tác động nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:
Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình
đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ
3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân
hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian
dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30
%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút
và vận chuyển đi nơi khác xử lý.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn
 Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tác biệt hoàn toàn
với với hệ thống thu gom nước thải;
 Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
 Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa.
81
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn


Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu
gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế
liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản
lý chất thải nguy hại.
V. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn
toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò
rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án
mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều
kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát
sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường
sống, Ban Giám đốc Công ty sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ
môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú
trọng.

82
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC


HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 51%, vốn vay 49%. CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU HÒA BÌNH sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn.
Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản
chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee” làm cơ sở
để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết
bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.
Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi
phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với
phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành
hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng
và sửa chữa…
Chi phí quản lý dự án

83
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành
nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng
công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát
lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
84
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

85
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Chi phí khác


Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi
phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục
đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy
thử và chạy thử.
Dự phòng phí
- Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 720.000.000.000 đồng.
(Bảy trăm hai mươi tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (51%) : 370.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (49%) : 350.000.000.000 đồng.
2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:
Doanh thu từ dứa
Doanh thu từ chanh dây
Doanh thu từ táo đỏ
Doanh thu từ dâu
Doanh thu sachi
Doanh thu từ lô hội
Doanh thu từ vườn ươm

86
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo.
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:

Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục

1 Chi phí marketing 1% Doanh thu

2 Chi phí khấu hao TSCD "" Khấu hao

3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% Tổng mức đầu tư thiết bị

4 Chi phí nguyên vật liệu 45% Doanh thu

5 Chi phí quản lý vận hành 15% Doanh thu

6 Chi phí lãi vay "" Kế hoạch trả nợ

7 Chi phí lương "" Bảng lương

Chế độ thuế %

1 Thuế TNDN 10

2.4. Phương án vay.


• Số tiền : 350.000.000.000 đồng.
• Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
• Ân hạn : 1 năm.
• Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 10%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất
ngân hàng).
• Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc
1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm
2 Lãi suất vay cố định 10% /năm
3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 15% /năm

4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 12.08% /năm

87
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

5 Hình thức trả nợ 1


(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là
49%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 51%; lãi suất vay dài hạn 10%/năm; chi phí sử
dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) là 15%/năm.
2.5. Các thông số tài chính của dự án
2.5.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ
trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 56 tỷ đồng. Theo phân tích
khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả
được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng
trên 330% trả được nợ.
2.5.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế
và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì
chỉ số hoàn vốn của dự án là 5.29 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được
đảm bảo bằng 5.29 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện
việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận
thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của
năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là 4 năm 10 tháng kể từ
ngày hoạt động.

88
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2.5.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
t n

 CFt ( P / F , i%, t )
PIp  t 1

P
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng
phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1.96 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra
đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1.96 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ
dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11.6%).

t Tp
O   P   CFt ( P / F , i %, Tp )
t 1
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư.
Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6.
Như vậy thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là 6 năm 5 tháng kể
từ ngày hoạt động.
2.5.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

t n
NPV   P   CFt ( P / F , i %, t )
t 1
Trong đó:
- P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.
- CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.
Hệ số chiết khấu mong muốn 12.08%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 677.628.471.000 đồng. Như vậy chỉ
trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá
trị đầu tư qui về hiện giá thuần 677.628.471.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu
quả cao.

89
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

2.5.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).


Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán
cho thấy IRR = 22.941% > 12.08% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự
án có khả năng sinh lời.

90
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN.
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án
mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như
sau:
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 13.4 tỷ
đồng thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.
+ Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
Góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ
trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai thực hiện các bước của dự án “Nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee” tại Xã Phước Tân, Huyện
Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo đúng tiến độ và quy định, sớm đưa dự
án đi vào hoạt động.

91
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


ĐVT: 1000 VNĐ
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án

Thành tiền Thành tiền


TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá VAT
trước VAT sau VAT
I XÂY DỰNG 2,742,577 m2 312,423,067 31,242,307 343,665,374
A Hạng mục chính 119,212 - - -
1 Khu trương bày 6,400 m2 3,918 22,795,636 2,279,564 25,075,200
2 Khu văn phòng điều hành 400 m2 3,918 1,424,727 142,473 1,567,200
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 1,600 m2 3,918 5,698,909 569,891 6,268,800
4 Khu thư giản - Coffee 288 m2 3,918 1,025,804 102,580 1,128,384
5 Khu lưu trú chuyên gia 480 m2 3,918 1,709,673 170,967 1,880,640
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 24 m2 1,495 32,618 3,262 35,880
7 Khu bảo quản lạnh 11,040 m2 7,263 72,894,109 7,289,411 80,183,520
8 Khu sơ chê đóng gói 11,040 m2 1,495 15,004,364 1,500,436 16,504,800
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 1,440 m2 1,495 1,957,091 195,709 2,152,800
10 Đường giao thông nội bộ 81,500 m2 750 55,568,182 5,556,818 61,125,000
11 Khu xử lý nước thải 2,500 m2 1,150 2,613,636 261,364 2,875,000
12 Khu nước cấp 2,500 m2 1,250 2,840,909 284,091 3,125,000

92
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền Thành tiền


TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá VAT
trước VAT sau VAT
Diện tích trồng cây nông nghiệp
B 2,623,365 m2
công nghệ cao
15 Khu trồng cây dâu 273,365 m2 310 77,039,227 7,703,923 84,743,150
16 Khu trồng cây sachi 450,000 m2 - - -
17 Khu trồng cây chanh dây 450,000 m2 - - -
18 Khu trồng táo đỏ 450,000 m2 - - -
19 Khu trồng cây dứa 450,000 m2 - - -
20 Khu trồng cây lô hội 450,000 m2 - - -
21 Khu vườn ươm giống 100,000 m2 310 28,181,818 2,818,182 31,000,000
C Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 9,000,000 8,181,818 818,182 9,000,000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 7,000,000 6,363,636 636,364 7,000,000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 4,500,000 4,090,909 409,091 4,500,000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 5,500,000 5,000,000 500,000 5,500,000
II Thiết bị 132,118,182 13,211,818 145,330,000
1 Thiết bị văn phòng, quản lý Trọn Bộ 5,000,000 4,545,455 454,545 5,000,000
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 12,780,000 11,618,182 1,161,818 12,780,000
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt Trọn Bộ 71,500,000 65,000,000 6,500,000 71,500,000
3 Thiết bị thu hoạch Trọn Bộ 55,050,000 50,045,455 5,004,545 55,050,000

93
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền Thành tiền


TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá VAT
trước VAT sau VAT
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 1,000,000 909,091 90,909 1,000,000
(GXDtt+G
III Chi phí quản lý dự án 1.428 TBtt) * 6,347,733 634,773 6,982,506
ĐMTL%
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 12,214,396 1,221,440 13,435,836
(GXDtt+G
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền
1 0.105 TBtt) * 466,206 46,621 512,826
khả thi
ĐMTL%
(GXDtt+G
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả
2 0.289 TBtt) * 1,285,915 128,592 1,414,507
thi
ĐMTL%
GXDtt *
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1.173 3,663,305 366,330 4,029,635
ĐMTL%
GXDtt *
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0.645 2,014,818 201,482 2,216,299
ĐMTL%
(GXDtt+G
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
5 0.017 TBtt) * 74,077 7,408 81,485
tiền khả thi
ĐMTL%
(GXDtt+G
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
6 0.048 TBtt) * 215,321 21,532 236,853
khả thi
ĐMTL%
GXDtt *
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0.067 208,165 20,817 228,982
ĐMTL%

94
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Thành tiền Thành tiền


TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá VAT
trước VAT sau VAT
GXDtt *
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0.064 198,793 19,879 218,672
ĐMTL%
GXDtt *
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.099 3,434,893 343,489 3,778,382
ĐMTL%
GTBtt *
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0.322 425,631 42,563 468,195
ĐMTL%
Chi phí báo cáo đánh giá tác động
11 TT 227,273 22,727 250,000
môi trường
V Chi phí san lấp mặt bằng 274.2577 TT 45,960 11,458,985 1,145,899 12,604,884
VI Chi phí vốn lưu động TT 120,480,731 12,048,073 132,528,804
1 Chi phí đền bù cao su 274.2577 TT/ha 300,917 75,026,186 7,502,619 82,528,804
2 Chi phí vốn lưu động TT 50,000,000 45,454,545 4,545,455 50,000,000
VII Chi phí dự phòng 10% 59,502,360 5,950,236 65,452,595
Tổng cộng 654,545,455 65,454,545 720,000,000

95
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.


Năm Năm hoạt động
T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 1 2 3 4 5
hao
I XÂY DỰNG 429,068,117 12 35,755,676 35,755,676 35,755,676 35,755,676 35,755,676
A Hạng mục chính - 12 0 0 0 0 0
1 Khu trương bày 31,306,526 12 2,608,877 2,608,877 2,608,877 2,608,877 2,608,877
2 Khu văn phòng điều hành 1,956,658 12 163,055 163,055 163,055 163,055 163,055
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 7,826,631 12 652,219 652,219 652,219 652,219 652,219
4 Khu thư giản - Coffee 1,408,794 12 117,399 117,399 117,399 117,399 117,399
5 Khu lưu trú chuyên gia 2,347,989 12 195,666 195,666 195,666 195,666 195,666
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 44,796 12 3,733 3,733 3,733 3,733 3,733
7 Khu bảo quản lạnh 100,109,568 12 8,342,464 8,342,464 8,342,464 8,342,464 8,342,464
8 Khu sơ chê đóng gói 20,606,334 12 1,717,194 1,717,194 1,717,194 1,717,194 1,717,194
Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà
9 2,687,783 12 223,982 223,982 223,982 223,982 223,982
xe
1
Đường giao thông nội bộ 76,314,900 12 6,359,575 6,359,575 6,359,575 6,359,575 6,359,575
0
1
Khu xử lý nước thải 3,589,453 12 299,121 299,121 299,121 299,121 299,121
1
1
Khu nước cấp 3,901,580 12 325,132 325,132 325,132 325,132 325,132
2
Diện tích trồng cây nông
B - 12 0 0 0 0 0
nghiệp công nghệ cao
96
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Năm hoạt động


T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 1 2 3 4 5
hao
1
Khu trồng cây dâu 105,802,291 12 8,816,858 8,816,858 8,816,858 8,816,858 8,816,858
5
2
Khu vườn ươm giống 38,703,671 12 3,225,306 3,225,306 3,225,306 3,225,306 3,225,306
1
C Hệ thống tổng thể - 12 0 0 0 0 0
- Hệ thống cấp nước 11,236,550 12 936,379 936,379 936,379 936,379 936,379
- Hệ thống cấp điện tổng thể 8,739,539 12 728,295 728,295 728,295 728,295 728,295
- Hệ thống thoát nước tổng thể 5,618,275 12 468,190 468,190 468,190 468,190 468,190
- Hệ thống PCCC 6,866,780 12 572,232 572,232 572,232 572,232 572,232
II Thiết bị 145,798,195 8 18,224,774 18,224,774 18,224,774 18,224,774 18,224,774
1 Thiết bị văn phòng, quản lý 5,016,108 8 627,013 627,013 627,013 627,013 627,013
2 Thiết bị trồng trọt 12,821,172 8 1,602,647 1,602,647 1,602,647 1,602,647 1,602,647
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt 71,730,344 8 8,966,293 8,966,293 8,966,293 8,966,293 8,966,293
3 Thiết bị thu hoạch 55,227,349 8 6,903,419 6,903,419 6,903,419 6,903,419 6,903,419
4 Thiết bị khác 1,003,222 8 125,403 125,403 125,403 125,403 125,403
Tổng cộng 574,866,312 0 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451

97
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Năm hoạt động


T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 6 7 8 9 10
hao
I XÂY DỰNG 429,068,117 12 35,755,676 35,755,676 35,755,676 35,755,676 35,755,676
A Hạng mục chính - 12 0 0 0 0 0
1 Khu trương bày 31,306,526 12 2,608,877 2,608,877 2,608,877 2,608,877 2,608,877
2 Khu văn phòng điều hành 1,956,658 12 163,055 163,055 163,055 163,055 163,055
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 7,826,631 12 652,219 652,219 652,219 652,219 652,219
4 Khu thư giản - Coffee 1,408,794 12 117,399 117,399 117,399 117,399 117,399
5 Khu lưu trú chuyên gia 2,347,989 12 195,666 195,666 195,666 195,666 195,666
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 44,796 12 3,733 3,733 3,733 3,733 3,733
7 Khu bảo quản lạnh 100,109,568 12 8,342,464 8,342,464 8,342,464 8,342,464 8,342,464
8 Khu sơ chê đóng gói 20,606,334 12 1,717,194 1,717,194 1,717,194 1,717,194 1,717,194
Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà
9 2,687,783 12 223,982 223,982 223,982 223,982 223,982
xe
1
Đường giao thông nội bộ 76,314,900 12 6,359,575 6,359,575 6,359,575 6,359,575 6,359,575
0
1
Khu xử lý nước thải 3,589,453 12 299,121 299,121 299,121 299,121 299,121
1
1
Khu nước cấp 3,901,580 12 325,132 325,132 325,132 325,132 325,132
2
Diện tích trồng cây nông
B - 12 0 0 0 0 0
nghiệp công nghệ cao

98
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Năm hoạt động


T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 6 7 8 9 10
hao
1
Khu trồng cây dâu 105,802,291 12 8,816,858 8,816,858 8,816,858 8,816,858 8,816,858
5
2
Khu vườn ươm giống 38,703,671 12 3,225,306 3,225,306 3,225,306 3,225,306 3,225,306
1
C Hệ thống tổng thể - 12 0 0 0 0 0
- Hệ thống cấp nước 11,236,550 12 936,379 936,379 936,379 936,379 936,379
- Hệ thống cấp điện tổng thể 8,739,539 12 728,295 728,295 728,295 728,295 728,295
- Hệ thống thoát nước tổng thể 5,618,275 12 468,190 468,190 468,190 468,190 468,190
- Hệ thống PCCC 6,866,780 12 572,232 572,232 572,232 572,232 572,232
II Thiết bị 145,798,195 8 18,224,774 18,224,774 18,224,774 0 0
1 Thiết bị văn phòng, quản lý 5,016,108 8 627,013 627,013 627,013 0 0
2 Thiết bị trồng trọt 12,821,172 8 1,602,647 1,602,647 1,602,647 0 0
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt 71,730,344 8 8,966,293 8,966,293 8,966,293 0 0
3 Thiết bị thu hoạch 55,227,349 8 6,903,419 6,903,419 6,903,419 0 0
4 Thiết bị khác 1,003,222 8 125,403 125,403 125,403 0 0
Tổng cộng 574,866,312 0 53,980,451 53,980,451 53,980,451 35,755,676 35,755,676

99
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Năm hoạt động


T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 11 12 13 14 15
hao
I XÂY DỰNG 429,068,117 12 35,755,676 35,755,676 0 0 0
A Hạng mục chính - 12 0 0 0 0 0
1 Khu trương bày 31,306,526 12 2,608,877 2,608,877 0 0 0
2 Khu văn phòng điều hành 1,956,658 12 163,055 163,055 0 0 0
3 Khu tổ chức hội nghị - sự kiện 7,826,631 12 652,219 652,219 0 0 0
4 Khu thư giản - Coffee 1,408,794 12 117,399 117,399 0 0 0
5 Khu lưu trú chuyên gia 2,347,989 12 195,666 195,666 0 0 0
6 Khu bảo vệ, nhà nghỉ bảo vệ 44,796 12 3,733 3,733 0 0 0
7 Khu bảo quản lạnh 100,109,568 12 8,342,464 8,342,464 0 0 0
8 Khu sơ chê đóng gói 20,606,334 12 1,717,194 1,717,194 0 0 0
9 Khu chứa nông cụ, cơ khí, nhà xe 2,687,783 12 223,982 223,982 0 0 0
1
Đường giao thông nội bộ 76,314,900 12 6,359,575 6,359,575 0 0 0
0
1
Khu xử lý nước thải 3,589,453 12 299,121 299,121 0 0 0
1
1
Khu nước cấp 3,901,580 12 325,132 325,132 0 0 0
2
Diện tích trồng cây nông nghiệp
B - 12 0 0 0 0 0
công nghệ cao
1
Khu trồng cây dâu 105,802,291 12 8,816,858 8,816,858 0 0 0
5

100
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Năm hoạt động


T Giá trị ban
Chỉ tiêu khấu
T đầu 11 12 13 14 15
hao
2
Khu vườn ươm giống 38,703,671 12 3,225,306 3,225,306 0 0 0
1
C Hệ thống tổng thể - 12 0 0 0 0 0
- Hệ thống cấp nước 11,236,550 12 936,379 936,379 0 0 0
- Hệ thống cấp điện tổng thể 8,739,539 12 728,295 728,295 0 0 0
- Hệ thống thoát nước tổng thể 5,618,275 12 468,190 468,190 0 0 0
- Hệ thống PCCC 6,866,780 12 572,232 572,232 0 0 0
II Thiết bị 145,798,195 8 0 0 0 0 0
1 Thiết bị văn phòng, quản lý 5,016,108 8 0 0 0 0 0
2 Thiết bị trồng trọt 12,821,172 8 0 0 0 0 0
2 Thiết bị tưới nhỏ giọt 71,730,344 8 0 0 0 0 0
3 Thiết bị thu hoạch 55,227,349 8 0 0 0 0 0
4 Thiết bị khác 1,003,222 8 0 0 0 0 0
Tổng cộng 574,866,312 0 35,755,676 35,755,676 - - -

101
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.
TT Khoản mục Năm 1 2 3 4 5
Tổng doanh thu hằng
I 1000đ/năm 538,396,991 606,597,814 631,342,061 634,402,061 638,380,061
năm
1 Doanh thu từ dứa 1000đ 175,697,550 196,367,850 202,568,940 202,568,940 202,568,940
- Số lượng tấn/năm 3,825 3,825 3,825 3,825 3,825
- Đơn giá 1.000 đồng 54,040 54,040 54,040 54,040 54,040
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
2 Doanh thu từ chanh dây 1000đ 136,743,750 152,831,250 157,657,500 157,657,500 157,657,500
- Số lượng tấn/năm 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0
- Đơn giá 1.000 đồng 65,000 65,000 65,000 65,000 65,000
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
3 Doanh thu từ táo đỏ 1000đ 113,793,750 127,181,250 131,197,500 131,197,500 131,197,500
- Số lượng tấn/năm 1,575 1,575 1,575 1,575 1,575
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
4 Doanh thu từ dâu 1000đ 38,339,441 42,849,964 44,203,121 44,203,121 44,203,121
- Số lượng tấn/năm 820 820 820 820 820
- Đơn giá 1.000 đồng 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
5 Doanh thu sachi 1000đ 10,710,000 16,830,000 22,950,000 26,010,000 29,988,000
- Số lượng tấn/năm 360 360 360 360 360
102
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

TT Khoản mục Năm 1 2 3 4 5


- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 35% 55% 75% 85% 98%
6 Doanh thu từ lô hội 1000đ 63,112,500 70,537,500 72,765,000 72,765,000 72,765,000
- Số lượng tấn/năm 675 675 675 675 675
- Đơn giá 1.000 đồng 110,000 110,000 110,000 110,000 110,000
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
7 Doanh thu từ vườn ươm 1000đ 30,018,600 33,550,200 34,609,680 34,609,680 34,609,680
- Số lượng tấn/năm 540 540 540 540 540
- Đơn giá 1.000 đồng 65,400 65,400 65,400 65,400 65,400
- Công suất % 85% 95% 98% 98% 98%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 442,538,535 498,674,037 509,879,139 507,856,850 506,394,541
1 Chi phí marketing 1% 5,383,970 6,065,978 6,313,421 6,344,021 6,383,801
2 Chi phí khấu hao TSCD "" 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451
3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000
4 Chi phí nguyên vật liệu 45% 242,278,646 272,969,016 284,103,927 285,480,927 287,271,027
5 Chi phí quản lý vận hành 15% 80,759,549 90,989,672 94,701,309 95,160,309 95,757,009
6 Chi phí lãi vay "" 35,000,000 35,000,000 31,111,111 27,222,222 23,333,333
7 Chi phí lương "" 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920
III Lợi nhuận trước thuế 95,858,456 107,923,777 121,462,922 126,545,211 131,985,519
IV Thuế TNDN 9,585,846 10,792,378 12,146,292 12,654,521 13,198,552
V Lợi nhuận sau thuế 86,272,610 97,131,399 109,316,630 113,890,690 118,786,968

103
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
T
I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061
1 Doanh thu từ dứa 1000đ 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940
- Số lượng tấn/năm 3,825 3,825 3,825 3,825 3,825
- Đơn giá 1.000 đồng 54,040 54,040 54,040 54,040 54,040
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
2 Doanh thu từ chanh dây 1000đ 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500
- Số lượng tấn/năm 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0
- Đơn giá 1.000 đồng 65,000 65,000 65,000 65,000 65,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
3 Doanh thu từ táo đỏ 1000đ 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500
- Số lượng tấn/năm 1,575 1,575 1,575 1,575 1,575
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
4 Doanh thu từ dâu 1000đ 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121
- Số lượng tấn/năm 820 820 820 820 820
- Đơn giá 1.000 đồng 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
5 Doanh thu sachi 1000đ 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000

104
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
T
- Số lượng tấn/năm 360 360 360 360 360
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
6 Doanh thu từ lô hội 1000đ 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000
- Số lượng tấn/năm 675 675 675 675 675
- Đơn giá 1.000 đồng 110,000 110,000 110,000 110,000 110,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
7 Doanh thu từ vườn ươm 1000đ 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680
- Số lượng tấn/năm 540 540 540 540 540
- Đơn giá 1.000 đồng 65,400 65,400 65,400 65,400 65,400
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 502,505,652 498,616,763 494,727,874 472,614,211 468,725,322
1 Chi phí marketing 1% 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801
2 Chi phí khấu hao TSCD "" 53,980,451 53,980,451 53,980,451 35,755,676 35,755,676
3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000
4 Chi phí nguyên vật liệu 45% 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027
5 Chi phí quản lý vận hành 15% 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009
6 Chi phí lãi vay "" 19,444,444 15,555,556 11,666,667 7,777,778 3,888,889
7 Chi phí lương "" 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920
III Lợi nhuận trước thuế 135,874,408 139,763,297 143,652,186 165,765,849 169,654,738

105
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
T
IV Thuế TNDN 13,587,441 13,976,330 14,365,219 16,576,585 16,965,474
V Lợi nhuận sau thuế 122,286,968 125,786,968 129,286,968 149,189,264 152,689,264

T
Khoản mục Năm 11 12 13 14 15
T
I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061
1 Doanh thu từ dứa 1000đ 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940
- Số lượng tấn/năm 3,825 3,825 3,825 3,825 3,825
- Đơn giá 1.000 đồng 54,040 54,040 54,040 54,040 54,040
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
2 Doanh thu từ chanh dây 1000đ 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500
- Số lượng tấn/năm 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0
- Đơn giá 1.000 đồng 65,000 65,000 65,000 65,000 65,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
3 Doanh thu từ táo đỏ 1000đ 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500
- Số lượng tấn/năm 1,575 1,575 1,575 1,575 1,575
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
4 Doanh thu từ dâu 1000đ 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121
- Số lượng tấn/năm 820 820 820 820 820
106
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 11 12 13 14 15
T
- Đơn giá 1.000 đồng 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
5 Doanh thu sachi 1000đ 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000
- Số lượng tấn/năm 360 360 360 360 360
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
6 Doanh thu từ lô hội 1000đ 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000
- Số lượng tấn/năm 675 675 675 675 675
- Đơn giá 1.000 đồng 110,000 110,000 110,000 110,000 110,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
7 Doanh thu từ vườn ươm 1000đ 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680
- Số lượng tấn/năm 540 540 540 540 540
- Đơn giá 1.000 đồng 65,400 65,400 65,400 65,400 65,400
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 464,836,433 464,836,433 429,080,757 429,080,757 429,080,757
1 Chi phí marketing 1% 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801
2 Chi phí khấu hao TSCD "" 35,755,676 35,755,676 - - -
3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000
4 Chi phí nguyên vật liệu 45% 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027
5 Chi phí quản lý vận hành 15% 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009

107
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 11 12 13 14 15
T
6 Chi phí lãi vay "" - - - - -
7 Chi phí lương "" 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920
III Lợi nhuận trước thuế 173,543,627 173,543,627 209,299,304 209,299,304 209,299,304
IV Thuế TNDN 17,354,363 17,354,363 20,929,930 20,929,930 20,929,930
V Lợi nhuận sau thuế 156,189,264 156,189,264 188,369,373 188,369,373 188,369,373

T
Khoản mục Năm 16 17 18 19 20
T
I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061 638,380,061
1 Doanh thu từ dứa 1000đ 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940 202,568,940
- Số lượng tấn/năm 3,825 3,825 3,825 3,825 3,825
- Đơn giá 1.000 đồng 54,040 54,040 54,040 54,040 54,040
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
2 Doanh thu từ chanh dây 1000đ 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500 157,657,500
- Số lượng tấn/năm 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0 2,475.0
- Đơn giá 1.000 đồng 65,000 65,000 65,000 65,000 65,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
3 Doanh thu từ táo đỏ 1000đ 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500 131,197,500
- Số lượng tấn/năm 1,575 1,575 1,575 1,575 1,575
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
108
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 16 17 18 19 20
T
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
4 Doanh thu từ dâu 1000đ 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121 44,203,121
- Số lượng tấn/năm 820 820 820 820 820
- Đơn giá 1.000 đồng 55,000 55,000 55,000 55,000 55,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
5 Doanh thu sachi 1000đ 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000 29,988,000
- Số lượng tấn/năm 360 360 360 360 360
- Đơn giá 1.000 đồng 85,000 85,000 85,000 85,000 85,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
6 Doanh thu từ lô hội 1000đ 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000 72,765,000
- Số lượng tấn/năm 675 675 675 675 675
- Đơn giá 1.000 đồng 110,000 110,000 110,000 110,000 110,000
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
7 Doanh thu từ vườn ươm 1000đ 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680 34,609,680
- Số lượng tấn/năm 540 540 540 540 540
- Đơn giá 1.000 đồng 65,400 65,400 65,400 65,400 65,400
- Công suất % 98% 98% 98% 98% 98%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 429,080,757 429,080,757 429,080,757 429,080,757 429,080,757
1 Chi phí marketing 1% 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801 6,383,801
2 Chi phí khấu hao TSCD "" - - - -

109
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

T
Khoản mục Năm 16 17 18 19 20
T
3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000 14,533,000
4 Chi phí nguyên vật liệu 45% 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027 287,271,027
5 Chi phí quản lý vận hành 15% 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009 95,757,009
6 Chi phí lãi vay "" - - - - -
7 Chi phí lương "" 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920 25,135,920
III Lợi nhuận trước thuế 209,299,304 209,299,304 209,299,304 209,299,304 209,299,304
IV Thuế TNDN 20,929,930 20,929,930 20,929,930 20,929,930 20,929,930
V Lợi nhuận sau thuế 188,369,373 188,369,373 188,369,373 188,369,373 188,369,373

110
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.


Mức trả nợ hàng năm
TT Khoản mục trả nợ
1 2 3 4 5
1 Dư nợ gốc đầu kỳ 350,000,000 350,000,000 311,111,111 272,222,222 233,333,333
2 Trả nợ gốc hằng năm - 38,888,889 38,888,889 38,888,889 38,888,889
Kế hoạch trả nợ lãi vay
3 35,000,000 35,000,000 31,111,111 27,222,222 23,333,333
(10%/năm)
4 Dư nợ gốc cuối kỳ 350,000,000 311,111,111 272,222,222 233,333,333 194,444,444

Mức trả nợ hàng năm


TT Khoản mục trả nợ
6 7 8 9 10
1 Dư nợ gốc đầu kỳ 194,444,444 155,555,556 116,666,667 77,777,778 38,888,889
2 Trả nợ gốc hằng năm 38,888,889 38,888,888.89 38,888,888.89 38,888,888.89 38,888,888.89
Kế hoạch trả nợ lãi vay
3 19,444,444 15,555,555.56 11,666,666.67 7,777,777.78 3,888,888.89
(10%/năm)
4 Dư nợ gốc cuối kỳ 155,555,556 116,666,667 77,777,778 38,888,889 -

111
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.


TT Khoản mục trả nợ Mức trả nợ hàng năm theo dự án (năm) 1.000 đồng
1 2 3 4 5
Số tiền dự án dùng trả nợ 140,253,061 151,111,850 163,297,080 167,871,140 172,767,418
I Dư nợ đầu kỳ 350,000,000 350,000,000 311,111,111 272,222,222 233,333,333
1 Lợi nhuận dùng trả nợ 86,272,610 97,131,399 109,316,630 113,890,690 118,786,968
2 Giá vốn dùng trả nợ 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451
II Dư nợ cuối kỳ 350,000,000 311,111,111 272,222,222 233,333,333 194,444,444
III Khả năng trả nợ (%) 400.7% 204.5% 233.3% 253.9% 277.7%

TT Khoản mục trả nợ Mức trả nợ hàng năm theo dự án (năm) 1.000 đồng
6 7 8 9 10
Số tiền dự án dùng trả nợ 176,267,418 189,854,859 193,743,748 197,632,637 201,521,526
I Dư nợ đầu kỳ 194,444,444 155,555,556 116,666,667 77,777,778 38,888,889
1 Lợi nhuận dùng trả nợ 122,286,968 135,874,408 139,763,297 143,652,186 165,765,849
2 Giá vốn dùng trả nợ 53,980,451 53,980,451 53,980,451 53,980,451 35,755,676
II Dư nợ cuối kỳ 155,555,556 116,666,667 77,777,778 38,888,889 -
III Khả năng trả nợ (%) 302.2% 348.71% 383.23% 423.50% 471.09%

Khả năng trả nợ trung bình 330%

112
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.
Năm Vốn đầu tư LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập Dòng tiền
Thứ 0 720,000,000 0 - 0 -720,000,000
Thứ 1 86,272,610 53,980,451 35,000,000 175,253,061 175,253,061
Thứ 2 97,131,399 53,980,451 35,000,000 186,111,850 186,111,850
Thứ 3 109,316,630 53,980,451 31,111,111 194,408,191 194,408,191
Thứ 4 113,890,690 53,980,451 27,222,222 195,093,363 195,093,363
Thứ 5 118,786,968 53,980,451 23,333,333 196,100,752 196,100,752
Thứ 6 122,286,968 53,980,451 19,444,444 195,711,863 195,711,863
Thứ 7 125,786,968 53,980,451 15,555,556 195,322,974 195,322,974
Thứ 8 129,286,968 53,980,451 11,666,667 194,934,085 194,934,085
Thứ 9 149,189,264 35,755,676 7,777,778 192,722,719 192,722,719
Thứ 10 152,689,264 35,755,676 3,888,889 192,333,830 192,333,830
Thứ 11 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 191,944,941
Thứ 12 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 191,944,941
Thứ 13 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 14 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 15 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 16 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 17 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 18 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Thứ 19 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373

113
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Năm Vốn đầu tư LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập Dòng tiền
Thứ 20 188,369,373 - - 188,369,373 188,369,373
Cộng 720,000,000 0 574,866,312 3,808,837,554 3,088,837,554
Khả năng hoàn vốn = (LN sau thuế + KHCB) / Vốn đầu tư = 5.29
Khả năng hoàn vốn 4 năm 10 tháng

114
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.

Suất
Vốn đầu chiết Hiện giá Hiện giá Hiện giá
Năm LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập khấu
tư vốn đầu tư thu nhập Dòng tiền
12.08
720,000,00 -
Thứ 0 0 - - 0 1.000 720,000,000 0
0 720,000,000
Thứ 1 - 86,272,610 53,980,451 35,000,000 175,253,061 0.892 - 156,359,608 156,359,608
Thứ 2 - 97,131,399 53,980,451 35,000,000 186,111,850 0.796 - 148,146,689 148,146,689
Thứ 3 - 109,316,630 53,980,451 31,111,111 194,408,191 0.710 - 138,067,495 138,067,495
Thứ 4 - 113,890,690 53,980,451 27,222,222 195,093,363 0.634 - 123,617,040 123,617,040
Thứ 5 - 118,786,968 53,980,451 23,333,333 196,100,752 0.565 - 110,859,794 110,859,794
Thứ 6 - 122,286,968 53,980,451 19,444,444 195,711,863 0.504 - 98,712,220 98,712,220
Thứ 7 - 125,786,968 53,980,451 15,555,556 195,322,974 0.450 87,895,382 87,895,382
Thứ 8 - 129,286,968 53,980,451 11,666,667 194,934,085 0.401 78,263,538 78,263,538
Thứ 9 - 149,189,264 35,755,676 7,777,778 192,722,719 0.358 69,034,084 69,034,084
Thứ
- 152,689,264 35,755,676 3,888,889 192,333,830 0.320 61,467,464 61,467,464
10
Thứ
- 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 0.285 54,729,975 54,729,975
11
Thứ
- 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 0.254 48,829,717 48,829,717
12
Thứ
- 188,369,373 - - 188,369,373 0.227 42,754,004 42,754,004
13

115
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Suất
Vốn đầu chiết Hiện giá Hiện giá Hiện giá
Năm LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập khấu
tư vốn đầu tư thu nhập Dòng tiền
12.08
Thứ
- 188,369,373 - - 188,369,373 0.203 38,144,836 38,144,836
14
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.181 34,032,568 34,032,568
15
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.161 30,363,629 30,363,629
16
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.144 27,090,227 27,090,227
17
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.128 24,169,719 24,169,719
18
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.114 21,564,062 21,564,062
19
Thứ
188,369,373 - - 188,369,373 0.102 19,239,312 19,239,312
20
720,000,00 1,413,341,36
Cộng 3,023,971,242 574,866,312 210,000,000 3,808,837,554 720,000,000 693,341,364
0 4
Khả năng hoàn vốn có chiết khấu =
1.96
Khả năng hoàn vốn 6 năm 5 tháng

116
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).
Suất chiết
khấu i= Hiện giá vốn Hiện giá thu
Năm Vốn đầu tư LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập
đầu tư nhập
12.08%
Thứ 0 720,000,000 0 - - 0 1.0000 720,000,000 0
Thứ 1 - 86,272,610 53,980,451 35,000,000 175,253,061 0.8922 - 156,359,608
Thứ 2 - 97,131,399 53,980,451 35,000,000 186,111,850 0.7960 - 148,146,689
Thứ 3 - 109,316,630 53,980,451 31,111,111 194,408,191 0.7102 - 138,067,495
Thứ 4 - 113,890,690 53,980,451 27,222,222 195,093,363 0.6336 - 123,617,040
Thứ 5 - 118,786,968 53,980,451 23,333,333 196,100,752 0.5653 - 110,859,794
Thứ 6 - 122,286,968 53,980,451 19,444,444 195,711,863 0.5044 - 98,712,220
Thứ 7 - 125,786,968 53,980,451 15,555,556 179,767,418 0.4500 - 80,895,379
Thứ 8 - 129,286,968 53,980,451 11,666,667 183,267,418 0.4015 - 73,579,521
Thứ 9 - 149,189,264 35,755,676 7,777,778 184,944,941 0.3582 - 66,248,052
Thứ 10 - 152,689,264 35,755,676 3,888,889 188,444,941 0.3196 - 60,224,624
Thứ 11 - 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 0.2851 - 54,729,975
Thứ 12 - 156,189,264 35,755,676 - 191,944,941 0.2544 - 48,829,717
Thứ 13 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.2270 - 42,754,004
Thứ 14 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.2025 - 38,144,836
Thứ 15 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.1807 - 34,032,568
Thứ 16 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.1612 - 30,363,629
Thứ 17 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.1438 - 27,090,227
Thứ 18 - 188,369,373 - - 188,369,373 0.1283 - 24,169,719
Thứ 19 - 188,369,373 - 188,369,373 0.1145 - 21,564,062
Thứ 20 - 188,369,373 - 188,369,373 0.1021 - 19,239,312
117
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Suất chiết
Hiện giá vốn Hiện giá thu
Năm Vốn đầu tư LN sau thuế Khấu hao Lãi vay Thu nhập khấu i=
đầu tư nhập
12.08%
Cộng 720,000,000 3,023,971,242 574,866,312 3,769,948,665 720,000,000 1,397,628,471
Ghi chú: Vốn đầu tư bỏ ra vào đầu mỗi năm. NPV: 677,628,471

118
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Chỉ tiêu Năm 0 Thứ 0 Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5
Lãi suất chiết khấu 22.941%
Hệ số 0.8134 0.6616 0.5382 0.4377 0.3561 0.2896
1. Thu nhập 0 175,253,061 186,111,850 194,408,191 195,093,363 196,100,752
Hiện giá thu nhập 0 115,950,729 100,158,043 85,100,145 69,464,381 56,794,054
Lũy kế HGTN 0 115,950,729 216,108,772 301,208,917 370,673,298 427,467,352
2. Chi phí XDCB 720,000,000 - - - - -
Hiện giá chi phí 585,647,686 - - - - -
Lũy kế HG chi phí 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686

Chỉ tiêu Năm 0 Thứ 6 Thứ 7 Thứ 8 Thứ 9 Thứ 10


Lãi suất chiết khấu 22.941%
Hệ số 0.2356 0.1916 0.1559 0.1268 0.1031
1. Thu nhập 195,711,863 195,322,974 194,934,085 192,722,719 192,333,830
Hiện giá thu nhập 46,104,646 37,426,982 30,382,479 24,432,745 19,833,482
Lũy kế HGTN 473,571,998 510,998,980 541,381,459 565,814,204 585,647,686
2. Chi phí XDCB - - - - -
Hiện giá chi phí - - - -
Lũy kế HG chi phí 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686

119
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

Chỉ tiêu Năm 0 Thứ 11 Thứ 12 Thứ 13 Thứ 14 Thứ 15


Lãi suất chiết khấu 22.941%
Hệ số 0.0839 0.0682 0.0555 0.0451 0.0367
1. Thu nhập 191,944,941 191,944,941 188,369,373 188,369,373 188,369,373
Hiện giá thu nhập 16,099,926 13,095,673 10,453,588 8,502,944 6,916,291
Lũy kế HGTN 601,747,612 614,843,286 625,296,874 633,799,818 640,716,109
2. Chi phí XDCB - - - - -
Hiện giá chi phí
Lũy kế HG chi phí 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686

Chỉ tiêu Năm 0 Thứ 16 Thứ 17 Thứ 18 Thứ 19 Thứ 20


Lãi suất chiết khấu 22.941%
Hệ số 0.0299 0.0243 0.0198 0.0161 0.0131
1. Thu nhập 188,369,373 188,369,373 188,369,373 188,369,373 188,369,373
Hiện giá thu nhập 5,625,708 4,575,948 3,722,074 3,027,534 2,462,595
Lũy kế HGTN 646,341,817 650,917,765 654,639,840 657,667,373 660,129,968
2. Chi phí XDCB - - - -
Hiện giá chi phí
Lũy kế HG chi phí 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686 585,647,686

IRR= 22.941% > 12.08% Chứng tỏ dự án có hiệu quả.

120
Dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Bình - JanBee”

121

You might also like