You are on page 1of 29

Bài 1: Hỗn hợp X gồm 2 ankin đồng đẳng kế tiếp có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 và ancol etylic.

Đốt cháy hoàn


toàn 0,3 mol X cần dùng 28 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 28 gam X vào bình đựng Na dư, thấy có thoát ra 11,2
lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong hỗn hợp X là:
A. 32,86% B. 65,71% C. 16,43% D. 22,86%

Bài 2: Cho 0,1 mol este X no, đơn chức mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d = 1,2 gam/ml).
Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol Y và phần rắn T. Đốt cháy hoàn toàn T thu
được 9,54 gam M2CO3 và 8,26 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Kim loại M và axit tạo este ban đầu là
A. K và HCOOH B. Na và CH3COOH C. K và CH3COOH D. Na và HCOOH

Bài 3: Cho X là axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C, Y và Z là hai axit
cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp (M Y < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm Y, Y và
Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được chất rắn khan
G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào
bình đựng nước vôi trong, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối
lượng Z trong 23,02 gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,5 gam. B. 3,5 gam. C. 17,0 gam. D. 6,5 gam
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, hai chức, mạch hở A, B (62 < M A < MB) và có tỉ lệ mol 3:4. Cho a mol X
vào bình chứa b mol O2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 2,04 mol các khí và hơi. Mặt khác dẫn 2a
mol X qua bình đựng K dư thu được 70,56 gam muối. Biết a + b = 1,5. Số đồng phân hòa tan được Cu(OH)2
của B A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Bài 5: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết
đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO 2 và 0,32 mol hơi nước.
Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 55,2 gam muối khan
và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỉ khối của Z so với H 2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn
hợp E có giá trị gần nhất với
A. 46,5% B. 48% C. 43,5% D. 41,5%

Bài 6: X, Y là hai amin no, hở; trong đó X đơn chức, Y hai chức. Z, T là hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn 21,5g
hỗn hợp H gồm X, T, Z, T (MZ < MX < MT < MY ; Z chiếm 36% về số mol hỗn hợp) trong oxi dư, thì thu
được 31,86g H2O. Lấy cùng lượng H trên thì thấy tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch HCl 2M. Biết X và
T có số mol bằng nhau ; Y và Z có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Tỉ lệ khối lượng của T so với Y có giá trị

A. 1,051 B. 0,806 C. 0,595 D. 0,967
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3 CH3OH thu được 2,688 lít
CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu
được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. C2H5COOH B. CH3COOH C. C2H3COOH D. C3H5COOH

Bài 8: Cho X,Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và M X < MY; Z là ancol có cùng số nguyên
tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X,Y, Z, T
cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối
đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với
dung dịch KOH dư là
A. 4,68 gam B. 5,04 gam C. 5,44 gam D. 5,80 gam

Bài 9: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có
nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình
học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu
được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư sau phản ứng thu được 896 ml
khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO 2
và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 29,25% B. 38,76% C. 40,82% D. 34,01%
Bài 10: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (M X < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y,
Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó
Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO 2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác,
đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu
được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với
A. 24,74 B. 38,04 C. 16,74 D. 25,10

Bài 11: X là trieste có CTPT CmH2m–6O6 được tạo từ glixerol và hỗn hợp các axit cacboxylic, trong đó có axit
Y thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đem đốt cháy hết 10,6 gam hỗn hợp E gồm X và Y rồi dẫn toàn bộ
sản phẩm qua bình nước vôi trong dư thấy tạo thành 50,0 gam kết tủa. Mặt khác, cho 26,5 gam E phản ứng
vừa đủ với dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch F chứa 36,0 gam muối. Biết các phản ứng đều xảy
ra hoàn toàn, giá trị khối lượng muối kali của axit Y có trong hỗn hợp F có thể là
A.18,6 gam B. 20,7 gam C. 24,8 gam D. 25,6 gam

Bài 12: Hỗn hợp E chứa este X (C nH2n-4Ox) và este Y (CmH2m-6Ox) với X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm
chức khác. Đun nóng 18,48 gam E với 240 ml dung dịch NaOH 0,8M (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa 2 muối
và a gam một ancol Z duy nhất. Dẫn toàn bộ a gam Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,104
gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam E với lượng oxi vừa đủ, thu được CO 2 và H2O có tổng khối
lượng 52,656 gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:
A. 28,68% B. 27,53% C. 28,48% D. 24,46%
Bài 13: X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp nhau thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo
bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lit O 2
(đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết
ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng với Cu(OH)2. Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là
A. 60% B. 75% C. 50% D. 70%

Bài 14: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tiến hành phản
ứng este hóa hỗn hợp Y chứa các chất trong X và glixerol thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ (không
còn chất nào trong Y) và nước. Chưng cất toàn bộ lượng nước trong Z thì thu được 14,78 gam hỗn hợp T, đốt
cháy toàn bộ T thu được 27,28 gam CO2. Nếu cho toàn bộ lượng T trên qua bình đựng Na dư thì thoát ra
1,008 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 33,87% B. 40,27% C. 58,50% D. 47,82%

Bài 15: X, Y là hai axit no, đơn chức, Z là ancol 2 chức, T là este 2 chức tạo từ X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol
hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt
khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H 2
là 31. Cô cạn G rồi nung nóng với xút dư có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất
với:
A. 2,5 B. 3,5 C. 4,5 D. 5,5
Bài 16: A là hỗn hợp chứa một axit đơn chức X, một ancol hai chức Y và một este hai chức Z (biết X, Y, Z
đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol A cần 11,088 lít khí O 2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng
của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 11,1 gam. Mặt khác, 15,03 gam A tác dụng vừa đủ với 0,15 mol
KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylen glycol. Giá
trị của m gần nhất với:
A. 18,72 B. 20,40 C. 16,40 D. 12,45

Bài 17: Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A và axit hai chức B đều không no, mạch hở, không phân nhánh
(trong đó oxi chiếm 46% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ lượng sản phẩm cháy
vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 28,928 gam. Mặt khác, đem m gam
hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,848 gam muối. Để hidro hóa hoàn toàn m gam
X cần dùng 3,4048 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong X gần nhất với:
A. 64% B. 66% C. 68% D. 70%

Bài 18: X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là axit hai chức, mạch hở.
Đốt cháy 13,44 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,29 mol O 2, thu được 4,68 gam nước. Mặt khác hiđro
hóa hoàn toàn 13,44 gam E cần dùng 0,05 mol H 2 (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp F. Lấy toàn bộ F tác
dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn T. Phần trăm
khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp T là
A. 18.86% B. 17,57% C. 16,42% D. 15,84%
Bài 19: Hỗn hợp X chứa một ankin A và hai anđehit mạch hở B, C (30 < M B < MC) không phân nhánh. Tiến
hành phản ứng hiđro hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp X cần 0,24 mol H 2 thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn
toàn Y cần dùng 12,544 lít O2 (đktc), hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH) 2 dư thì thấy khối
lượng dung dịch giảm 11,72 gam. Nếu dẫn lượng Y trên qua bình đựng Na dư thì thoát ra 0,12 mol khí. Phần
trăm khối lượng của C có trong X có thể là
A. 15% B. 20% C. 25% D. 30%

Bài 20: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; Z là ancol no, hai
chức; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 2,41
mol O2, thu được 27,36 gam nước. Hidro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H 2 (xúc tác Ni, to)
thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được hỗn hợp M chứa 41,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 51,44% B. 52,23% C. 42,87% D. 51,97%

Bài 21: Hỗn hợp X chứa một este đơn chức và một este hai chức đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa
một loại nhóm chức. Đun nóng 24,7 gam X cần dùng 0,275 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y chứa
các ancol đều no, đơn chức có tổng khối lượng 11,95 gam và hỗn hợp Z chứa hai muối, trong đó có a gam
muối A và b gam muối B (MA < MB). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol X cần dùng 0,54 mol O 2, thu
được 6,48 gam nước. Tỉ lệ gần nhất với a : b là
A. 1,2 B. 0,6 C. 1,0 D. 0,5
Bài 22: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết 
và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z
cần dùng 0,5 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br 2. Nếu đun nóng
13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F
gồm a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 2,9 B. 2,7 C. 2,6 D. 2,8

Bài 23: Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và hai hiđro cacbon có cùng số nguyên tử cacbon.
Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,9225 mol O 2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua bình
đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 12,69 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là
13,776 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon có khối lượng phân tử lớn là
A. 24,73% B. 27,27% C. 23,66% D. 25,45%

Bài 24: X, Y là hai este đều đơn chức (M X < MY); Z là este hai chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy 0,24
mol E chứa X, Y, Z cần dùng 1,52 mol O2 thu được 17,64 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,24 mol E với dung
dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp M chứa 2 muối. Đun
nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 9,44g hỗn hợp T chứa 3 ete. Hóa hơi 9,44g T thì thể tích
chiếm 2,688 lít (đktc). Biết rằng hiệu suất ete hóa của ancol theo khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 80%
và 50%. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 30% B. 31% C. 32% D. 33%
Bài 25: Hiđro hóa hoàn toàn 85,8 gam chất béo X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được chất béo no
Y. Đun nóng toàn bộ Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng
a mol O2. Giá trị của a là: A. 8,25 B. 7,85 C. 7,50 D. 7,75

Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một amino axit A (no, mạch hở, phân tử chứa 2 nhóm COOH) bằng
lượng oxi vừa đủ thu được 10,7g hỗn hợp hơi T. Thể tích của T bằng thể tích của 11,2g oxi đo cùng điều kiện
nhiệt độ, áp suất. Đưa T về đktc thu được V lít khí Z. Giá trị của V là:
A. 3,36 B. 3,92 C. 4,48 D. 4,2

Bài 27: Hỗn hợp X gồm hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai amino axit thuộc
dãy đồng đẳng của glyxin. Trộn x mol X với y mol Y thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 0,81
mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình
tăng 13,32 gam; đồng thời thu được 14,336 lít hỗn hợp khí (đktc). Tỉ lệ x : y
A. 1 : 1 B. 4 : 1 C. 3 : 1 D. 2 : 3

Bài 28: Hỗn hợp X gồm các amin no và các hiđrocacbon không no (hiđro chiếm 3/29 khối lượng X, các chất
trong X đều mạch hở). Lấy lượng hiđrocacbon có trong 12,76 gam X tác dụng với nước Br 2 thì thấy có 76,8
gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy a mol X cần dùng 11,76 lít O 2 (đktc), thu được CO2, H2O và N2, trong
đó tổng khối lượng của CO2 và N2 là 17,24 gam. Giá trị của a là:
A. 0,08 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,2
Bài 29: X, Y (MX < MY) là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Z là ancol no, mạch hở,
có số nguyên tử cacbon với X. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z (X và Y có số mol bằng
nhau) cần vừa đủ 31,808 lít O2 (đktc), thu được 58,08 gam CO2 và 18 gam H2O. Mặt khác, cũng 0,4 mol E tác
dụng với Na dư thì thu được 6,272 lít H 2 (đktc). Để trung hòa 11,1 gam X cần dùng dung dịch chứa m gam
KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 8,9 B. 7,5 C. 7,2 D. 8,6

Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 81,24 gam hỗn hợp X gồm 0,07 mol peptit A (cấu tạo từ 2 amino axit trong số
Gly, Ala, Val, Glu) và 2 este B, C mạch hở có cùng số liên kết  trong phân tử (MB > MC ; B no; C đơn chức)
cần 78,288 lít khí O2, sau phản ứng thu được CO2; H2O và 3,136 lít N2. Mặt khác thủy phân hoàn toàn lượng
X trên cần vừa đủ 570 ml NaOH 2M, thu được dung dịch T chứa 4 muối và 0,29 mol hỗn hợp 2 ancol no Y
và Z (MY = 2,875MZ < 150). Dẫn toàn bộ lượng ancol này qua bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng
23,49 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc, T không chứa HCOONa. Phần
trăm khối lượng của C trong X gần nhất với:
A. 5,0 B. 5,5 C. 6,0 D. 6,5

Bài 31: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng
và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO 2. Mặt
khác, đun nóng a gam x với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20
ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối
khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
A. 7,09 B. 5,92 C. 6,53 D. 5,36
Bài 32: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm một số ancol, axit và este (đều no, đơn chức, mạch hở) cần dùng
33,6 lít khí O2. Cho toàn bộ sản phẩm đi qua dung dịch NaOH thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 200 ml dung
dịch HCl 2M vào Z thu được 2,24 lít khí CO2. Mặt khác, đun sôi đến cạn Z thu được 79,5 gam muối. Cho m
gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 29,22 gam muối Y. Cho muối Y nung nóng với vôi tôi xút thì thu
được hỗn hợp khí (hơi) T. Tỉ khối của T so với H2 gần nhất với?
A. 15,0 B. 15,5 C. 16,0 D. 16,5

Bài 33: Hỗn hợp E chứa 3 este đều mạch hở và không phân nhánh (không chứa nhóm chức khác). Đun nóng
20,62 gam E cần dùng 280 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp F chứa 3 ancol đều no và hỗn hợp
muối. Lấy toàn bộ hỗn hợp muối này đun nóng với vôi tôi xút thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản
nhất có thể tích là 5,6 lít (đktc). Mặt khác đốt cháy 20,62 gam E cần dùng 0,955 mol O 2 (đktc). Phần trăm
khối lượng của ancol có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp F gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 70% B. 71% C. 72% D. 73%

Bài 34: X, Y (MX < MY) là hai axit đơn chức, không no; Z là một ancol no, ba chức ; X, Y, Z đều mạch hở.
Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X, Y, Z (giả sử hiệu suất phản ứng este hóa đạt 100%), sản
phẩm thu được chỉ có nước và m1 gam một este thuần chức T. Đốt cháy hết 36,84g hỗn hợp H gồm m gam
hỗn hợp X, Y, Z và m 1 gam este T, thu được 20,52g H 2O. Mặt khác lượng H trên tác dụng vừa đủ với dung
dịch NaOH, thu được dung dịch N chứa 35,28g muối. Biết 36,84g H làm mất màu vừa đủ 0,48 mol Br 2; este
T chứa 7 liên kết π. Hiệu khối lượng giữa T và Y có giá trị gần nhất với
A. 6,8g B. 12g C. 8g D. 6,5g
Bài 35: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên
kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO 2 và 0,32 mol hơi
nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E trong 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch
thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình
tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H 2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H 2 là 16. Phần trăm khối
lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 46,3% B. 43,5% C. 41,3% D. 48%

Bài 36: Hỗn hợp A gồm hai ancol X, Y và axit cacboxylic Z (X,Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m
gam hỗn hợp A thu được 48,4 gam CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác, đun nóng m gam hỗn hợp A có mặt
H2SO4 đặc làm xúc tác thu được hỗn hợp B gồm các chất hữu cơ hai chức (thuần chức) và nước. Đốt cháy
hoàn toàn lượng chất B ở trên cần 24,08 lít khí O2 (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng ancol có trong A đem đốt
cháy thì cần dùng vừa đủ V lít O 2 (đktc). Biết các phản ứng hoàn toàn và các ancol đơn chức, Y có nhiều hơn
X một nguyên tử cacbon. Giá trị V gần nhất với:
A. 22,1 B. 24,6 C. 26,8 D. 28,2

Bài 37: X, Y (MX < MY) là hai axit cacboxylic hai chức; Z là ancol đơn chức; T là este thuần chức tạo bởi X
và Z; biết X, Y, Z, T đều no và mạch hở. Cho 25,08g hỗn hợp H gồm X (3x mol), Y (x mol), Z, T tác dụng
với dung dịch NaOH (dùng dư 10% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan N
và 7,36g ancol Z. Đốt cháy hết N cần 0,33 mol O2, thu được 3,204g H2O. Biết Z chiếm 40% số mol hỗn hợp.
Cho các nhận định sau:
(1) Y chiếm khoảng 23,29% về khối lượng hỗn hợp.
(2) Y và T là đồng phân của nhau.
(3) Thực hiện phản ứng tách nước Z thì thu được tối đa 2 anken.
(4) Hiệu khối lượng của Y và Z là 0,32g.
Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 38: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức; T là este tạo
bởi X, Y, Z. Đốt cháy 34,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 21,728 lít O 2(đktc) thu
được 15,12 gam nước. Mặt khác 34,24 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,18 mol Br 2. Nếu đun
nóng 0,6 mol E với 80 gam dung dịch KOH 59,5%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm lạnh phần hơi thu
được chất lỏng A. Cho A đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giả sử các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với?
A. 59 gam B. 60 gam C. 61 gam D. 62 gam

Bài 39: Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở; trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức, không no. Đốt
cháy hoàn toàn 29,04 gam X cần dùng 1,59 mol O 2, thu được 20,52 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn
29,04 gam X với lượng H 2 vừa đủ ( xúc tác Ni, t o) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z chứa hai ancol và hỗn hợp T chứa hai muối của hai axit kế tiếp trong dãy
đồng đẳng. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 13,41 gam. Nung nóng hoàn toàn
T với vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí có khối lượng là 6,96 gam. Phần trăm khối lượng của D trong hỗn hợp
X là:
A. 57,0% B. 53,3% C. 48,9% D. 49,6%
Bài 41: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạnh hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một
ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O 2, thu
được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3/NH3
dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml
dung dịch KOH 1M là
A. 10,54 gam B. 14,04 gam C. 12,78 gam D. 13,66 gam

Bài 42: X, Y (MX < MY) là hai peptit, mạch hở đều được tạo bởi glyxin, alanin và valin, Z là một este đa
chức, mạch hở, không no chứa một liên kết C=C. Đun nóng hoàn toàn 20,78 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z
trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1,36 gam hỗn hợp ancol F. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 28,52g muối khan T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 13,25g Na2CO3. Mặt khác, đốt cháy hết 20,78g hỗn
hợp E cần vừa đủ 1,14 mol O2. Biết X, Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm về khối lượng của ancol
có phân tử khối lớn nhất trong F gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46% B. 40% C. 52% D. 43%

Bài 43: Hỗn hợp P gồm axit X no, mạch hở, không phân nhánh, este Y mạch hở và lysin. Để tác dụng hoàn
toàn với P cần dùng 400 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn Z
chứa 3 muối và phần hơi T chỉ chứa một ancol. Dẫn T qua bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng
367,36 gam và thu được 43,96 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được sản phẩm cháy gồm Na 2CO3, CO2,
N2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, để đốt cháy hết hỗn hợp P ban đầu cần dùng 50,848 lít khí O 2 (đktc). Số công
thức cấu tạo thỏa mãn X là: A. 2 B. 6 C. 9 D. 11
Bài 44: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng số nhóm chức (đều mạch hở, có tổng số liên kết  bằng 5). Đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 38,08 lít khí O 2 (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với
300 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp muối và 0,4 mol hai ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho lượng
muối trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3/NH3 dư, thu được 86,4g Ag. Số cấu tạo thỏa mãn este
không no trong X là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Bài 45: X,Y là hai este đều đơn chức; Z là este hai chức (X, Y, Z đều mạch hở, không no chứa một liên kết
đôi C=C và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Y lớn hơn số
mol Z) bằng oxi vừa đủ thu được 40,04 gam CO 2 và 12,24 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch
NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3 ancol đều no và hỗn hợp F chứa 3 chất rắn trong đó có 2
chất hữu cơ (biết rằng số liên kết  của mỗi chất không lớn hơn 2). Đốt cháy hỗn hợp rắn F chỉ thu được 14,94
gam H2O và 66,78 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y (MX<MY) trong m gam E gần nhất với
A. 24% B. 24,5% C. 25% D. 25,5%

Bài 46: Hỗn hợp X gồm (CH3COO)3C3H5, CH3COOCH2CH(OOCCH3)CH2OH,


CH3COOCH2CHOHCH2OH, CH2OHCHOHCH2OH và CH3COOH, trong đó CH3COOH chiếm 10% tổng
số
mol hỗn hợp. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 20,5 gam
natri axetat và 0,604m gam glixetol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá
trị của V gần nhất là
A. 28,68% B. 27,53% C. 28,48% D. 24,46%
Bài 47: Hỗn hợp khí X gồm hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp khí Y gồm một
ankan và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy 9,26 gam hỗn hợp Z chứa X, Y có tỉ lệ mol
tương ứng 1 : 2 bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2 được dẫn qua bình chứa dung
dịch H2SO4 đặc (dùng dư), thấy khối lượng bình tăng 12,42 gam; đồng khí thoát ra khỏi bình có thể tích là
13,216 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là.
A. 6,7% B. 20,1% C. 13,4% D. 26,8%
(Thầy Tào Mạnh Đức)

Bài 48: Đốt cháy hoàn toàn 50ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp
bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch
H2SO4 đặc (dư). Thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai
hiđrocacbon đó là:
A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8 C. C2H6 và C3H8 D. C3H8 và C4H10
(Đề đại học khối B – 2012)

Bài 50: X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là
este hai chức tạo bởi axit Y và ancol no T (X, Y, Z đều mạch hở,). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z
(số mol Y bằng số mol Z) cần dùng 7,504 lít O2 (đktc), thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74
gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 22,4g Br2. Khối lượng của X trong E là:
A. 6,6 B. 7,6 C. 8,6 D. 9,6

Bài 51: Hỗn hợp X gồm 2 este không no, đơn chức, mạch hở (gốc axit hơn kém nhau một nguyên tử
cacbon) và một este hai chức, mạch hở. Hiđro hoá hoàn toàn 31,72 gam hỗn hợp X cần dùng 0,26 mol H 2
(Ni, t0). Đốt cháy hoàn toàn 31,72 gam hỗn hợp X cần dùng 1,43 mol O 2. Để xà phòng hoá hoàn toàn 31,72
gam hỗn hợp X cần dùng 0,42 mol NaOH, thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp T gồm 2 ancol đồng đẳng kế
tiếp. Cho T
vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng thêm 14,14 gam. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có
phân tử khối lớn hơn gần nhất với:
A. 27% B. 28% C. 29% D. 30%
Bài 52: X, Y là hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều
mạch hở và Z, T đơn chức. Hidro hóa hết a gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng đúng 0,95 mol H 2 thu
được 24,58 gam hỗn hợp F. Đốt cháy hết F cần dùng 1,78 mol O 2. Mặt khác, cho F tác dụng hết với Na
(dư) sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1 gam muối. Biết số mol T bằng 1/6 số mol hỗn
hợp E và MX < MY. Cho a gam hỗn hợp E tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 thì được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 156,84 B. 176,24 C. 174,54 D. 108
(

Bài 53: X, Y, Z là ba este mạch hở (M X < MY < MZ); X đơn chức, có 1 liên kết C=C, Y và Z hai chức; Y
được tạo từ axit đơn chức, Z được tạo từ axit đa chức. Đốt cháy hết 28,08g hỗn hợp H gồm X, Y, Z cần
vừa đủ 1,5 mol O2. Đun nóng cũng lượng H trên trong 175g dung dịch NaOH 8%, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch A chứa 4 chất tan (không chứa muối của axit fomic) và 12,92g hỗn hợp B chỉ chứa 2 ancol.
Cho B tác dụng hết với kali dư thấy thoát ra 0,16 mol H2. Biết 28,08g H làm mất màu vừa hết 0,2 mol Br2
và 2 ancol trong B có cùng số nguyên tử cacbon. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn nhất
trong A là
A. 4,67% B. 4,99 % C. 5,05% D. 5,11%

Bài 54: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba este no, mạch hở, thuần chức. Thủy phân hoàn toàn 68,8g hỗn hợp
H gồm X, Y, Z trong 800 ml dung dịch KOH 2,4M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn T (chứa 4
chất; trong đó các chất hữu cơ đều mạch thẳng) ; hỗn hợp N chứa 3 ancol không là đồng phân của nhau và
có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hết N thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O là 89,76g. Nung nóng
hoàn toàn T với CaO, sản phẩm thu được chỉ có 9,12g hỗn hợp khí M (H 2, CH4) và 132,48g một muối
cacbonat. Biết số mol M bằng 23 lần số mol muối có phân tử khối lớn nhất trong T và Z chỉ tạo thành từ
một axit và một ancol. Tỉ lệ khối lượng của Z so với Y có giá trị là
A. 4,6897 B. 4,6383 C. 0,2156 D. 1,1596
Bài 55: X là axit cacboxylic đơn chức; Y là axit cacboxylic hai chức; Z là ancol đơn chức; T là ancol 2
chức; H là este thuần chức tạo bởi X và T; G là este thuần chức tạo bởi Y và Z; biết X, Y, Z, T, H, G đều
no và mạch hở. Co 10,32 gam hỗn hợp E gồm X (x mol), Y (2x mol), Z, T, H, G tác dụng với dung dịch
NaOH (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan F (trong F có
tỉ lệ số mol muối của axit đơn chức với muối của axit đa chức là 5 : 3) và hỗn hợp 2 ancol Z, T. Cho hỗn
hợp 2 ancol Z, T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 5,17 gam và thoát ra 1,232 lít khí H2
(đktc). Đốt cháy hết F cần dùng 0,16 mol O2, thu được 2,088g H2O. Biết Z chiếm 30% số mol hỗn hợp.
Phần trăm khối lượng của T trong E là
A. 7,36% B. 9,45% C. 8,67% D. 6,46%

Bài 56: Cho hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp Y gồm hai axit cacboxylic
có mạch cacbon không phân nhánh, có cùng số liên kết  ; tất cả đều mạch hở. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol 3:2
thu được m gam hỗn hợp Z. Tiến hành phản ứng este hóa m gam Z, sau một thời gian thu được hỗn hợp T
chứa nước và 7,89 gam các chất hữu cơ. Chia T làm 3 phần bằng nhau
- Phần 1: Phản ứng tối đa với 0,035 mol NaOH
- Phần 2: Dẫn qua bình đựng Na dư thì có 0,616 lít H2 thoát ra (đktc).
- Phần 3: Đốt cháy hoàn toàn, thu được 3,74 gam CO2.
Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong Z có thể là
A. 17,36% B. 7,11% C. 8,19% D. 26,33%

Bài 57: X và Y là 2 amin mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với He là 15,6. Hỗn hợp E gồm
X, Y, Glyxin, Valin và Lysin. Hóa hơi hoàn toàn 385,188g E thu được thể tích đúng bằng thể tích của
182,34g C2H6 (đo ở cùng điều kiện). Chia lượng E trên thành 3 phần:
- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn cần vừa đủ 67,256 lít khí O 2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi T. Dẫn T qua
bình đựng nước vôi trong dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng 0,642g (N2 bị hấp thụ không đáng kể).
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 260ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được 4,168g hỗn hợp muối.
- Phần 3: Tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp muối F.
Hiệu khối lượng muối của Lys và muối của Gly trong F gần nhất
với:
A. 2,3g B. 4,6g C. 6,9g D. 13,8g
Bài 58: Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp E (hiđro chiếm 3,767% về khối lượng) chứa 4 chất hữu cơ cần vừa
đủ 0,39 mol H2, thu được 35,82g hỗn hợp F gồm hai axit X, Y mạch hở (X đơn chức, Y hai chức), ancol Z
mạch
hở, este T hai chức tạo bởi axit Y và ancol Z (trong MY  MZ , nT  nX ). Chia F thành hai phần:
đó
- Phần 1: Đem hóa hơi hoàn toàn thu được thể tích đúng bằng thể tích của 6,72 gam nitơ (đo ở dùng
điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn lượng F này cần dùng 18,592 lít O2 (đktc).
- Phần 2: Đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối M. Nung nóng
M với NaOH dư (có xúc tác CaO), thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) và 18,02g muối vô cơ.
Phần trăm khối lượng của este trong hỗn hợp E có thể là
A. 35,68% B. 36,18% C. 36,47% D. 36,99%

Bài 59: Hỗn hợp X gồm (CHO)2; (COOH)2; OCH-COOH; OCH-C≡C-CHO; HOOC-C≡C-COOH; OCH-
C≡C-COOH. Hỗn hợp Y gồm các axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Cho m gam X tác dụng với NaHCO 3
dư, thu được 13,44 lít khí (đktc). Mặt khác m gam X làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch nước Br 2
1,6M. Hiđro hóa hoàn toàn m/3 gam Y rồi cho tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được hỗn hợp muối T.
Đốt cháy hoàn toàn T trong O2 dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy tác dụng vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì
khối lượng dung dịch giảm 51,25g. Trộn m gam X với m/3 gam Y, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn
toàn Z cần vừa đủ 26,88 lít O2 (đktc), thu được nước và 81,4g CO2. Cho lượng Z trên tác dụng hết với dung
dịch AgNO3/NH3 dư, thu được a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị nhỏ nhất có thể
của a gần nhất với
A. 85 gam B. 95 gam C. 115 gam D. 120 gam
Bài 60: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở có tỉ lệ mol là 1:2:3, có tổng số liên kết peptit nhỏ hơn 10; được tạo
thành từ 3 amino axit no, mạch hở có tổng số nhóm chức nhỏ hơn 9 (không chứa nhóm chức khác NH 2 và
COOH). Thủy phân hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp muối F
có chứa muối của lysin (chiếm 3/61 khối lượng của F). Đốt cháy hoàn toàn F rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy
vào bình đựng nước vôi trong dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 33,32g và thoát ra 2,464 lít khí duy nhất
(đktc). Biết E có tổng số nguyên tử nguyên tử O gấp đôi tổng số nguyên tử N và các peptit đều có phản ứng
màu biure. Phần trăm khối lượng của peptit có ít nguyên tử O nhất trong E không thể là
A. 33,31% B. 38,01% C. 41,63% D. 45,25%

Phần II : ESTE-LIPIT trong đề THPTQG


Câu 1: (2017) Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa
hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam
và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO 2
(đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,0. B. 37,0. C. 40,5. D. 13,5.

Câu 2: (2018) Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng
tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp
muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình
tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 13,60. B. 8,16. C. 16,32. D. 20,40.

Câu 3: (2019), (MH 2020) Cho 7,34 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol ; MX<MY<150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,74 gam
hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H 2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được
H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 81,74%. B. 40,33%. C. 30,25%. D. 35,97%.
Câu 4:(2020) Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức;
MX< MY< MZ. Cho 24,66 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các ancol no
và 26,42 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hết 24,66
gam E thì cần vừa đủ 1,285 mol O2, thu được H2O và 1,09 mol CO2. Khối lượng của X trong 24,66 gam E là
A. 5,18 gam. B. 6,16 gam. C. 2,96 gam. D. 3,48 gam.

Câu 5: (HSG QT 2020) Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở Y, Z, T mạch hở trong đó có 1 este hai chức và 2
este đơn chức (MY < MZ < MT). Đốt cháy hoàn toàn 20.04 gam hỗn họp X cần vừa đủ 0,79 mol O 2: hấp thụ
toàn bộ sản phẩm chấy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 76,0 gam kết tủa và khối lượng
dung dịch sau phản ứng giảm đi 30,68 gam so với trước phản ứng. Nếu cho 20.04 gam hỗn họp X tác dụng với
lượng dư dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các ancol no và 22,08 gam hỗn hợp muối của 2 axit cacboxylic
kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Xác định CTCT các chất Y, Z, T và tính khối lượng của chúng trong X.

Câu 6: (MH 2019) Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T
tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn
chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn
toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y là
A. 9,38%. B. 8,93%. C. 6,52%. D. 7,55%.
Câu 7: (MH 2020) Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol no, trong đó có hai
este đơn chức và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 3,82 gam X trong O2, thu được H2O và 0,16 mol CO2.
Mặt khác, cho 3,82 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng
đẳng ké tiếp và dung dịch chứa 3,38 gam hỗn hợp muối. Đun nóng toàn bộ Y với H 2SO4 đặc, thu đưọc tối đa
1,99 gam hỗn hợp ba ete. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 23,04%. B. 38,74%. C. 33,33%. D. 58,12%.

Câu 8. (MH 2018) Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và
hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng
hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là
A. 11,2. B. 6,7. C. 10,7. D. 7,2.

Câu 9: (MH 2017) Hỗn hợp T gồm 2 este đơn chức X, Y (MX<MY). Đun nóng 15 gam T với một lượng dung
dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam hỗn hợp Z gồm 2 ancol (có phân tử khối hơn kém nhau 14u) và hỗn hợp
hai muối. Đốt cháy m gam Z, thu được 9,408 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X
trong T là
A.59,2%. B.40,8%. C.70,4%. D.29,6%.

Câu 10: (MH 2017) Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O 2(đktc), thu được 14,08 gam CO 2và 2,88 gam H2O. Đun
nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa
6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 3,84 gam. B. 2,72 gam. C. 3,14 gam. D. 3,90 gam.
Câu 11: (2018) Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y
ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử
cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là a gam. Giá trị của
a là
A. 13,20. B. 20,60. C. 12,36. D. 10,68.

Câu 12: (2019) Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có
cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho
toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tang 4 gam. Đốt
cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần tram
khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 15,46%. B. 19,07%. C. 77,32%. D. 61,86%.

Câu 13: (HSG QT 2019) Hỗn hợp X1 gồm 4 este mạch hở, trong đó có 1 este đơn chức và ba este hai chức là
đồng phân của nhau. Đốt cháy hết 11,88 gam X1 cần 0,66 mol O2, thu được 0,57 mol CO2. Đun nóng 11,88
gam X1 với 310 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn Y 1 và phần
hơi chỉ chứa 1 ancol đơn chức Z1. Cho hết lượng Z1 tác dụng với Na dư thì khối lượng bình chứa Na tăng 5,85
gam. Trộn m gam Y1 với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được 2,016 lít khí (đktc) một
hiđrocacbon duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và CTCT của các
este trong hỗn hợp X1
Câu 14: (HSG QT 2018) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở (chỉ chứa nhóm chức este)
bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam muối khan Y của một
axit hữu cơ và hỗn hợp Z gồm 2 ancol, số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không quá 3 nguyên tử.
Đốt cháy hoàn toàn muối Y, thu được 0,075 mol Na 2CO3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 0,15 mol
CO2 và 0,24 mol H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.

Câu 15: (HSG QT 2017) Este A1 tạo bởi 2 axit cacboxylic X1, Y1 đều đơn chức, mạch hở và ancol Z1. Xà
phòng hóa hoàn toàn m gam A1 bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch B1. Cô cạn dung dịch B1, rồi nung
trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R1 và hỗn hợp khí K1 gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối
so với O2 là 0,625. Dẫn khí K1 lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 0,24 mol một chất khí thoát ra. Cho
toàn bộ lượng chất rắn R1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,36 mol khí CO2. Để đốt cháy
hoàn toàn 2,76 gam ancol Z1 cần dùng vừa đủ 0,105 mol O2, thu được CO2 và nước có tỉ lệ khối lượng tương
ứng là 11:6. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tìm công thức cấu tạo của
X1, Y1, Z1 và A1.

Câu 16: (2019) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu
được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 50,34%. B. 60,40%. C. 44,30%. D. 74,50%.
Câu 17: (MH 2020) Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn họp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi
axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O 2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho
6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch,
thu được hỗn họp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn họp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được
Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của z là
A. 160. B. 74. C. 146. D. 88.

Câu 18: (2019) Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức), Y
(không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với dung
dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28 gam hỗn hợp T gồm ba muối
của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và 0,055 mol
H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9. B. 12. C. 5. D. 6.

Câu 19: (HSG QT 2015) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 este no, mạch hở (trong phân tử mỗi chất chỉ
chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam
muối khan B của một axit hữu cơ và hỗn hợp C gồm 2 ancol (số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol
không vượt quá 3). Đốt cháy hoàn toàn muối B trên, thu được 7,95 gam muối Na2CO3. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp C trên, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2
este.
Dạng 2: CHẤT BÉO
Câu 1: (MH 2017) Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu
được b mol CO2và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2(đktc), thu được 39 gam Y (este
no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m 2 gam
chất rắn. Giá trị của m2 là
A. 57,2. B. 42,6. C. 53,2. D. 52,6.

Câu 2: (MH 2020, 2018) Thủy phân hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH thu được glyxerol, natri
stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O 2 thu được H2O và 2,28 mol CO2.
Mặt khác, m gam X tác dụng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,16.

Câu 3: (2019) Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X
tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặc khác, 17,16 gam X tác dụng
được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 17,72. B. 18,28. C. 18,48. D. 16,12

Câu 4: (2020) Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với
dung dịch NaOH dư, thu được 58,96 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 5,1 mol
O2, thu được H2O và 3,56 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 32,24 gam. B. 25,60 gam. C. 33,36 gam. D. 34,48 gam
Câu 5: (HSG QT 2016) Cho hỗn hợp gồm tristearin và một este đơn chức, no, mạch hở X tác dụng với 2 lít
dung dịch NaOH 0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y
bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch B chứa a gam hỗn hợp ancol và b gam hỗn hợp muối. Đốt
cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp ancol trên trong khí oxi dư, thu được 35,2 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác,
đốt cháy hoàn toàn b gam muối trong oxi dư,thu được 32,9 gam chất rắn khan; 334,80 gam hỗn hợp CO 2 và
H2O. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định công thức phân tử của X.

Câu 6: (MH 2019) Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu
được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to ), thu được hỗn hợp Y. Đun
nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16

Câu 7: (MH 2017) Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2và
3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu
được b gam muối. Giá trị của b là
A. 53,16. B. 57,12. C. 60,36. D. 54,84.

Câu 8. (2019) Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol
CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m
gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,09. B. 0,12. C. 0,15. D. 0,18.

Câu 9: (MH 2020) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn họp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu
được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng
là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn họp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E
thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
A. 68,40. B. 60,20. C. 68,80. D.68,84.
Dạng 3: MỘT SỐ DẠNG KHÁC
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi
hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và
dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Giảm 7,74 gam. B. Giảm 7,38 gam. C. Tăng 2,70 gam. D. Tăng 7,92 gam.

Câu 2: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số
nguyên tử cacbon, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy
hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO 2 và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H 2SO4 đặc để
thực hiện phản ứng este hoá (H = 80%) thì số gam este thu được là
A. 22,8. B. 27,36. C. 17,92. D. 18,24.

Câu 3: (MH 2019) Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (M X < MY); T là este ba chức, mạch hở
được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng
8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có
tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O
và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29. B. 35. C. 26. D. 25.

Câu 4. (MH 2018) Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là
axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M
gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch
NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được
Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với
giá trị nào sau đây
A. 68,7. B. 68,1. C. 52,3. D. 51,3.
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.
(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!
Gió bao lần từng trận gió thương đi,
- Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi...

You might also like