You are on page 1of 2

Họ Tên: Đỗ Trà Mỹ Trân

MSSV: 41182014TPT

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


Phần tự luận
Đề bài:
Có công mài sắt có ngày nên kim" là luận điểm phản ánh nội dung nào của
PBCDV? Hãy phân tích & nêu ý nghĩa phương pháp luận?
Trả lời:
Có công mài sắt có ngày nên kim" là luận điểm phản ánh quy luật lượng đổi,
chất đổi của PBCDV.
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phân biện chứng duy
vật trong Triết học Mác – Lenin, dùng để chỉ cách thức vận động, phát triển của
một sự vật, hiện tượng nào đó mà sự vận động, phát triển đó được thực hiện
theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng và đứa sự vật, hiện tượng đó đến một trạng thái phát triển
tiếp theo.
Việt Nam là quốc gia quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản, vì vậy việc nhận thức đúng đắn về quy luật lượng chất có
ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trong những quy luật khách quan ấy thì quy luật lượng – chất là một trong ba
quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết những phương thức của sự
vận động, phát triển.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần
lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần
thường xuyên có sự biến đổi.
Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật,
hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ
chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên
nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó nó sẽ
làm phá vỡ chất hiện tại.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ
bản sau đây.

1. Ý nghĩa trong nhận thức


 Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ
sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
 Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất.
 Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách
xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

2. Ý nghĩa trong thực tiễn


 Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát
lượng trong giới hạn độ.
 Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng
(bao gồm độ và điểm nút);
 Cần tránh hai khuynh hướng sau:
- Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân
không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại
muốn có sự thay đổi về chất;
- Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức
điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay
đổi về chất.
 Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát
lượng trong giới hạn độ.
 Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước
nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.

You might also like