You are on page 1of 3

23/09/2013 Tiêu Chuẩn 4C

Color Nguyên nhân tạo màu

Màu sắc nhìn thấy được là kết quả tương tác giữa ánh sáng, vật thể
bên ngoài và mắt chúng ta.

Cái mà chúng ta nghĩ là “ánh sáng trắng” thật ra là sự pha trộn cân
bằng của các màu khác nhau. Nếu bạn từng quan sát một lăng kính,
bạn sẽ thấy nó phân chia ánh sáng thành nhiều màu như là “cầu
vồng”, hay như những màu quang phổ.

Hình 1: ánh sáng trắng bị tách


ra khi đi qua lăng kính

Khi ánh sáng trắng đi qua một vật thể, một phần nhất định sẽ bị
phản xạ và hấp thu trong vật, phần còn lại sẽ truyền qua vật. Phần
truyền qua này sẽ tạo nên màu sắc của vật thể. Nếu ánh sáng trắng
(ánh sáng nhìn thấy) bị hấp thu không đáng kể hoặc rất ít thì viên đá
sẽ không màu hoặc màu trắng; nếu bị hấp thu một phần, nhưng cân
bằng thì viên đá có màu xám, và nếu như sự hấp thu không cân bằng
thì viên đá sẽ có màu đơn giản là sự pha trộn của những màu còn lại
không được hấp thu. Nếu ánh sáng trắng bị hấp thu mạnh, gần như
hoàn toàn thì viên đá sẽ có màu đen.

Việc cảm nhận màu sắc của vật thể phụ thuộc vào một hiện tượng
của tự nhiên là hiện tượng “bổ trợ màu”. Trong vùng ánh sáng nhìn
thấy có những cặp màu gọi là màu bổ trợ, mà khi trộn lẫn với nhau sẽ
cho ánh sáng trắng; đó là các cặp màu: đỏ - lục, da cam – lam, vàng
– tím.
www.pnjlab.com.vn/vn/KimCuong/KimCuong4c-sub.aspx?KimCuongSub=Color&KimCuong=43 1/3
23/09/2013 Tiêu Chuẩn 4C

Nếu viên đá chỉ hấp thu một vài bước sóng nhất định trong một
cặp màu bổ trợ (ví dụ, 415 nm ở vùng tím) thì thoạt nhìn viên đá có
vẻ không màu (kim cương). Tuy nhiên khi quan sát kĩ ta sẽ thấy kim
cương có màu sắc hơi vàng (màu vàng là màu bổ trợ của màu tím).

Hình 2: Phổ hấp thu của kim cương

Sự hấp thu ánh sáng của vật chất phụ thuộc vào loại nguyên tử,
cấu trúc các nguyên tử cấu tạo nên vật chất đó. Những viên kim
cương “lý tưởng” – là những viên có 100% carbon nguyên chất trong
một cấu trúc có cùng kích thước giống nhau hoàn toàn – thì chắc chắn
không màu.

Hình 3 - Cấu trúc bên trong của


kim cương

Hầu hết những tinh thể kim cương lựa được một số nguyên tử
khác trong quá trình sinh trưởng của mình. Những nhà nghiên cứu đã
chứng minh có hơn 25 nguyên tố tạp chất trong kim cương chất
lượng làm đá quý, sự có mặt của các tạp chất này chỉ chiếm khoảng
0.05% trọng lượng của tinh thể. Điều này làm cho những viên kim
cương chất lượng cao – đặc biệt là những viên không màu – nằm
trong số những cái thuần khiết nhất của tạo hóa thiên nhiên. Nhận ra
điều này, nhiều nền văn hóa đã xem kim cương là biểu tượng của sự
thuần khiết.

www.pnjlab.com.vn/vn/KimCuong/KimCuong4c-sub.aspx?KimCuongSub=Color&KimCuong=43 2/3
23/09/2013 Tiêu Chuẩn 4C

Mặc dù ảnh hưởng của các nguyên tố tạp chất không được hiểu
đầy đủ nhưng chắc chắn nitrogen và boron là hai nguyên tố tạo màu
ở kim cương. Khi những nguyên tử nitrogen thay thế nguyên tử
carbon trong tinh thể kim cương thì nó bắt đầu hấp thu ánh sáng tím
và lam, điều này có nghĩa chúng ta sẽ thấy viên đá có màu vàng nhạt.
Tương tự như vậy, boron làm cho kim cương có màu lam.

Người ta nghĩ rằng sự biến dạng trong cấu trúc tinh thể kim cương
làm cho nó có màu nâu, hồng hoặc đỏ. Những viên kim cương có
màu lục là do sự thay đổi cấu trúc khi bị chiếu xạ trong tự nhiên, khi
viên kim cương nằm gần những mỏ đá có phóng xạ. Những màu khác
được tạo ra bởi sự phối hợp của những tạp chất hóa học và sự biến
dạng cấu trúc của kim cương.

Kích thước viên đá cũng ảnh hưởng tới màu của nó, do ánh sáng
càng đi nhiều trong viên đá thì càng bị hấp thu nhiều hơn. Chính bạn
có thể thấy điều này ở chai thủy tinh: một mảnh vỡ nhỏ thì trông nó
gần như không màu, nhưng với mảnh lớn hơn thì nhất định nó có
màu xanh lá.

www.pnjlab.com.vn/vn/KimCuong/KimCuong4c-sub.aspx?KimCuongSub=Color&KimCuong=43 3/3

You might also like