You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT

Dạng 1: Phân biệt đơn chất và hợp chất – hỗn hợp


 Phương pháp
Nhớ lại kiến thức:
-      Đơn chất tạo nên từ 1 nguyên tố.
-      Hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.
-      Hỗn hợp gồm từ hai chất trở lên (2 chất này có thể là đơn chất hoặc hợp chất).
  Bài tập vận dụng 
Bài 1: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Giải thích.
a) Axit photphoric (chứa H, P, O). b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.
c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên. d) Khí Ozon có công thức hóa học là O3.
e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag. f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.
g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O. h) Than chì tạo nên từ C.
i) Nước tạo nên từ H và O . j) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.
Bài 2: Hãy cho biết các chất sau chất nào là đơn chất, hợp chất, giải thích vì sao?
a) Khí ozon, biết phân tử gồm 3 nguyên tử O
b) Khí metan, biết phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.
c) Khí clo, biết phân tử gồm 2 nguyên tử Cl
d) Axit sunfuric, biết phân tử gồm 2H, 1S và 4O
e) Đạm urê, biết phân tử gồm 1C, 1O, 2N và 4H.
Bài 3: Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp :
Than chì (C), muối ăn, khí ozon (O 3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO 3). 
Bài 4: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: silic, than, canxi oxit, canxi hiđroxit, kali, khí nitơ,
muối ăn, nước. Giải thích.
Bài 5: Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những dạng nào? Trong tự nhiên, dạng nào là phổ biến.
Bài 6: Nói như sau có đúng không?
a) Nước gồm hai đơn chất là hiđro và oxi.
b) Khí cacbonic gồm 2 đơn chất là cacbon và oxi.
c) Axit sunfuric gồm 3 đơn chất là hiđro, lưu huỳnh và oxi.
Phải nói như thế nào mới đúng?
Bài 7: Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí
sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất?
Bài 8: Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của
nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất?
Bài 9: Canxi oxit do hai nguyên tố là canxi và oxi tạo nên. Khi bỏ canxi oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành
một chất mới gọi là canxi hiđroxit. Canxi hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong hợp chất của nó?
Bài 10: Canxi cacbonat khi bị nung nóng thì biến thành hai chất mới là canxi oxit và khí cacbonic. Vậy canxi cacbonat
được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? Giải thích?
Bài 11: Khi đốt cháy một chất trong oxi, người ta thu được một chất khí có công thức là SO 2 và nước. Như vậy, chất đó
được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? (Biết rằng trong chất đó không có nguyên tố oxi).

CHUYÊN ĐỀ 4: CÔNG THỨC HÓA HỌC - PHÂN TỬ


Dạng 1: Viết công thức hóa học (CTHH)
Phương pháp
CTHH của đơn chất: Ax CTHH của hợp chất AxBy hoặc AxByCz
- A, B, C là KHHH của nguyên tố
- Kim loại và một số phi kim ( C, S, P, Si ) : A (x = 1)
- x, y, z là chỉ số tương ứng ( hay số nguyên tử) của A,
- Các phi kim còn lại: A2 ( Trừ O3 )
B, C
Ví dụ: CTHH của khí nitơ: N2 ; CTHH của lưu huỳnh: S CTHH của kẽm: Zn
CTHH của bạc nitrat (1Ag; 1N; 3O): AgNO 3
(Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho).
 Bài tập vận dụng
Bài 1: Viết CTHH của:
a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) b) Khí gas (gồm 3C; 8H) c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)
d) Giấm ăn ( gồm 2C, 4H, 2O ) e) Rượu uống ( gồm 2C, 6H, 1O) f) Khí cacbonic (gồm 1C, 2O)
Bài 2: Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.
a)       Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. g)       Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O)
b)       Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. h)       Silic
c)       Kali i)        Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O)
d)       Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) j)        Khí nitơ
e)       Khí clo k)       Than (chứa cacbon)
f)        Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) 
Bài 3: Viết CTHH của các chất sau:
a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O). b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O).
c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). d) Cát (1Si, 2O).
Dạng 2: Tính phân tử khối
Bài 1: Tính phân tử khối của các phân tử sau:
a) Khí hiđro (2H) b) Ozon O3 c) Nước (2H; 1O) d) Nước vôi trong (1Ca, 2O, 2H)
e) Magie photphat (3 Mg, 2P, 8O)
Bài 2 Tính PTK các chất có CTHH sau
Al(OH)3 AgNO3 K3PO4 Ca(HCO3)2
Ca3(PO4)2 O2 H2SO4 CO2
Mg(NO3)2 Cl2 HNO3 P2O5
Fe(OH)2 Na2SO4 Al2(SO4)3 Fe3O4
Fe2(SO4)3 NaH2PO4 Na2HPO4 Ba3(PO4)2
Dạng 3: So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử
Bài 1: So sánh sự nặng nhẹ của các phân tử:
a/ Phân tử magieoxit (MgO) nặng hay nhẹ hơn phân tử natrihiđroxit (NaOH) bao nhiêu lần?.
b/ Sắt(III)oxit Fe2O3 nặng hay nhẹ hơn phân tử oxit sắt từ (Fe 3O4) bao nhiêu lần?.
c/ Lưu huỳnh đioxit (SO2) nặng hay nhẹ hơn phân tử điphotpho pentaoxit (P 2O5) bao nhiêu lần?
d. Nước vôi trong Ca(OH)2 nặng hay nhẹ hơn sắt(II) clorua FeCl2 bao nhiêu lần?
e/ Khí hidro nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí =29.
f/ Khí Clo nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí =29.
Bài 2: Cho các chất có công thức phân tử lần lượt là: H 2; O2; N2; NO; NO2; SO2; CH4; C2H2. Chất khí nào nhẹ hay nặng
hơn không khí bao nhiêu lần? Biết PTK của không khí bằng 29.
Bài 3: Hãy so sánh phân tử khí nitơ nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử khí oxi; phân tử khí cacbon
đioxit CO2; phân tử khí metan: CH4….
Dạng 4: Tìm tên nguyên tố X, KHHH khi biết PTK
Ví dụ: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần.
a/ Tính phân tử khối hợp chất. b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH
 Bài tập vận dụng
Bài 1: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31
lần.
          1/ Tính phân tử khối hợp chất.           2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 2: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho
2 lần.          1/ Tính phân tử khối hợp chất.           2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2
lần.          1/ Tính phân tử khối hợp chất.           2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 4: Hãy xác định nguyên tố X trong mỗi trường hợp sau:
a) 1 hợp chất có phân tử gồm 1 X liên kết với 2O, nặng gấp hai lần phân tử khí oxi.
b) 1 hợp chất có phân tử gồm 2X liên kết với 3O, nặng bằng tổng phân tử canxi cacbonat và phân tử khí hiđro.
c) 1 hợp chất có phân tử gồm 1X, 1S và 4O, nặng gấp 2,33 lần phân tử canxi cacbonat.
d) 1 hợp chất có phân tử gồm 2Na, 1C và 3X, nặng bằng 1 phân tử canxi cacbonat và 3 phân tử khí hiđro.
e) 1 hợp chất có phân tử gồm 2Al, 3X và 12O, nặng bằng 19 lần phân tử nước. ( CTHH= ?)
Dạng 5: Tính khối lượng thực của các phân tử:
  Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính khối lượng thực của phân tử sau: CO2 , P2O5 , Fe3O4 , Ca(HCO3)2 , Ba3(PO4)2
Bài 2: Tính khối lượng thực của các phân tử sau: 5O2 , 15Cl2 , 7Na2SO4
Bài 3: Tính khối lượng thực của các phân tử sau: CuSO4 . 5H2O, FeSO4 . 7H2O, 7CuSO4 . 5H2O

You might also like