You are on page 1of 2

1.

Phép thử mô tả được thực hiện trong đánh giá cảm quan thực phẩm với mục đích:
để xác định các mẫu khác nhau như thế nào
2. Hai mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử. Người thử được yêu cầu nếm các
mẫu và cho biết mẫu nào trội hơn (ít trội hơi) về một thuộc tính cảm quan cụ thể:
Phép thử so sánh cặp đôi định hướng.
3. Ba mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử, hai trong ba mẫu hoàn toàn giống
nhau. Người thử được yêu cầu nếm các mẫu và cho biết mẫu nào trội nhất (ít trội
nhất) về một thuộc tính cảm quan cụ thể: phép thử 3-AFC
4. Năng lực kiểm định thống kê của mỗi phép thử phân biệt KHÔNG phụ thuộc vào
yếu tố nào: khả năng cảm nhận của người thử
5. Cách nào sau đây giúp tăng số lượng câu trả lời trong phép thử so hàng:
6. Đâu là đối tượng người thử trong phép thử mô tả: hội đồng đã qua huấn luyện
7. Ba mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử Trong đó hai mẫu có kí hiệu lần lượt
là A và B. Người thử được yêu cầu nếm mẫu A và B trước, sau đó nếm mẫu còn lại
và cho biết mẫu đó giống với mẫu A hay mẫu B: phép thử ABX
8. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về phép thử cho điểm thị hiếu: số người thử
càng nhiều càng tốt
9. Điều nào SAI khi nói về phép thử cho điểm thị hiếu: người thử phải chưa từng
dùng sản phẩm này trước đó
10. Điều nào ĐÚNG khi nói về phép thử mô tả: người thử trong hội đồng cần có sự
đồng thuận cao khi đánh giá
11. Ngưỡng cảm giác mà tại đó người thử có thể cảm nhận sự tồn tại của chất kích
thích nhưng KHÔNG xác định được đó là chất kích thích nào: ngưỡng nhận biết
12. Mức nồng độ chất kích thích mà tại đó người thử có cảm nhận cao nhất về chất
kích thích. Khi tăng thêm chất kích thích thì cảm nhận của người thử không tăng lên.
Đó là ngưỡng cảm giác: ngưỡng bão hòa
13. Phát biểu nào sau đây đúng: khi tiến hành lặp lại thí nghiệm cảm quan trên
cùng một nhóm người thử, cần mã hóa lại mẫu thí nghiệm
14. Khi người thử cố gắng tìm thông tin về màu sắc, hình dạng, kích thước của mẫu để
có câu trả lời đúng thì kết quả này mắc phải lỗi:
15. Số liệu thu được từ phép thử phân biệt có thể được xử lý bởi phương pháp: kiểm
định khi bình phương hiệu chỉnh, phân bố chuẩn và kiểm định Z về tỉ lệ
16. Sự giống nhau giữa phép thử cho điểm thị hiếu và so hàng thị hiếu: đều cho biết
mức độ ưa thích sản phẩm như thế nào
17. Đâu là điểm giống nhau giữa phép thử so sánh cặp đôi định hướng và phép thử 3-
AFC: đều sử dụng đối tượng người thử như nhau, đều có ưu điểm giống nhau là
chỉ ra được các mẫu khác nhau trên một thuộc tính cụ thể nào đó
18. Đâu là điểm giống nhau giữa phép thử tam giác và phép thử 3-AFC: đều sử dụng
đối tượng người thử như nhau
19. Đâu là đối tượng người thử trong phép thử thị hiếu: người tiêu dùng
20. Trong quá trình thực hiện đánh giá cảm quan sản phẩm bằng phép thử phân biệt,
người thử không thể tách biệt một nhân tố (thuộc tính) của sản phẩm riêng biệt so với
các nhân tôc (thuộc tính) khác. Kết quả đánh giá cảm quan này đã mắc lỗi: Halo
21. Có hai sản phẩm trà xanh, muốn biết sự khác biệt giữa hai sản phẩm có ý nghĩa
như thế nào thì có thể thực hiện phép thử: mô tả
22. Ngưỡng cảm giác của người thử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: tất cả
đều sai
23. Năng lực kiểm định thống kê của mỗi phép thử phân biệt không phụ thuộc vào yếu
tố nào: khả năng cảm nhận của người thử
24. Sự giống nhau giữa phép thử A không A và phép thử 2-3
25. Đâu không phải là điều kiện trong quá trình chuẩn bị mẫu thử của một phép thử
cảm quan: vô danh mẫu
26. Đâu là điểm khác nhau giữa phép thử 3-AFC và phép thử tam giác: ưu điểm của
phép thử
27. Ba mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử. Hai trong ba mẫu hoàn toàn giống
nhua. Người thử được yêu cầu nếm các mẫu và cho biết mẫu nào khác với 2 mẫu còn
lại: phép thử tam giác
28. Ba mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử. Trong đó một mẫu có kí hiệu T.
Người thử được yêu cầu nếm mẫu T trước, sau đó nếm hai mẫu còn lại và cho biết
mẫu nào giống với mẫu T: phép thử 2-3
29. Ngưỡng cảm giác mà tại đó người thử có thể cảm nhận sự tồn tại của chất kích
thích và xác định được đó là chất kích thích nào: ngưỡng xác định
30. Sự giảm độ nhạy đối với một sản phẩm do đã tiếp xúc với sản phẩm đó được gọi
là sự thích nghi
31. Rủi ro Beta là xác xuất kết luận rằng không có sự khác nhau cảm nhận được trong
khi có tồn tại
32. Rủi ro Alpha là xác suất kết luận rằng sự khác nhau cảm nhận được có tồn tại
trong khi không có
33. Sự giảm độ nhạy cảm đối với một sản phẩm do tiếp xúc với sản phẩm khác được
gọi là sự thích nghi chéo.

You might also like