You are on page 1of 16

K19

Câu 1. Khi thử nghiệm đánh giá cảm quan, nên ghi nhãn mẫu thực phẩm bằng:

A. Số ngẫu nhiên

B. Chữ cái

C. Tên giả

D. Tên thương hiệu

Câu 2. Vị đắng trong bia chủ yếu là do:

A. Muối

B. Caffein

C. Tannin

D. Alpha acid

Câu 3. Ngưỡng phân biệt (difference threshold) cho biết:

A. Nồng độ tối thiểu mà người thử có thể phát hiện và có thể xác định được mùi

B. Nồng độ tối thiểu mà người thử có thể phát hiện nhưng chưa xác định được mùi

C. Chênh lệch nồng độ tối thiểu mà người thử có thể phân biệt được hai mùi

D. Chênh lệch nồng độ tối thiểu mà người thử có thể phát hiện sự khác biệt

Câu 4. Phương pháp bản đồ ưa thích (preference mapping) cung cấp thông tin về:

A. Không có câu nào đúng

B. Phân nhóm người tiêu dùng

C. Điểm ưa thích của mỗi sản phẩm

D. Sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa các sản phẩm

Câu 5. Kết quả kiểm định hậu nghiệm cho điểm thị hiếu giữa 4 sản phẩm (P1, P2, P3, P4) được trình bày dưới
đây (từ điểm thích hợp thấp nhất đến cao nhất):

P1a P2ab P3b P4c

Ta có thể kết luận:

A. P2 được thích hơn đáng kể so với P1

B. Tất cả các câu trả lời đều đúng

C. P1 ít được thích hơn đáng kể so với P4

D. P2 ít được thích hơn đáng kể so với P3

Câu 6. Điều nào sau đây không phải tiêu chí cho hội đồng mô tả cảm quan?
A. Không có câu nào đúng

B. Độ đồng thuận

C. Độ thân thiện

D. Độ lặp lại

Câu 7. Khi tiến hành kiểm tra mức độ ưa thích giữa hai sản phẩm, nên sử dụng câu hướng dẫn nào sau đây ?

A. Xếp hạng các mẫu theo thứ tự ưa thích

B. Bạn thích mẫu nào hơn trong hai mẫu sau ?

C. Hương vị mà bạn thích ở hai sản phẩm này là gì ?

D. Chọn điểm thể hiện mức độ thích của bạn đối với mẫu này

Câu 8. Trong phép thử so hàng, dữ liệu thu được ở dạng:

A. Điểm phân loại

B. Điểm xếp hạng

C. Điểm cường độ

D. Điểm 0/1

Câu 9. Phương pháp nghiên cứu nào sau đây không phải là định tính ?

A. Phỏng vấn

B. So sánh mức độ ưa thích

C. Focus groups

D. Bảng câu hỏi khảo sát

Câu 10. Trong phép thử phân biệt, khi số câu trả lời đúng thấp hơn giá trị tới hạn, ta có thể kết luận:

A. Hai mẫu gần giống nhau

B. Hai mẫu khác nhau

C. Hai mẫu không khác nhau

D. Hai mẫu hoàn toàn giống nhau

Câu 11. Sự khác biệt giữa hình vuông Latin và hình vuông Latin William là gì ?

A. Hình vuông Latin William có xét đến hiệu ứng chuyển tiếp (carry over effect) trong khi hình vuông Latin thì
không

B. Hình vuông Latin có xét đến hiệu ứng tương phản (contrast effect) trong khi hình vuông Latin William thì
không

C. Hình vuông Latin William có xét đến hiệu ứng thứ tự đầu tiên (first order effect) trong khi hình vuông Latin
thì không
D. Hình vuông Latin có xét đến hiệu ứng thứ tự (order effect) trong khi hình vuông Latin William thì không

Câu 12. Trong phép thử duo – trio, bao nhiêu mẫu được đưa ra cùng lúc cho người thử ?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 13. Để có thể trình bày mẫu một cách cân bằng cho phép thử tetrad, số lượng người thử cần phải là bội số
của:

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 14. Một nhóm các nhà nghiên cứu đang xem xét sự khác biệt về chế độ ăn có ảnh hưởng đến việc người
tiêu dùng thích sữa hay không. Họ thu thập 15 mẫu sữa khác nhau từ các chế độ ăn khác nhau. Nhóm nhà
nghiên cứu này nên sử dụng phép thử cảm quan nào để xác minh giả thuyết của họ ?

A. Phép thử cho điểm thị hiếu

B. Phép thử tam giác

C. Phép thử 2-AFC

D. Phép thử mô tả

Câu 15. Trong thí nghiệm cảm quan, người thử không được cung cấp thông tin về mẫu nhằm:

A. Che giấu sự khác biệt nhỏ giữa các mẫu

B. Tất cả câu trả lời đều đúng

C. Tránh ảnh hưởng của nhãn hiệu, thành phần, ... đến đánh giá

D. Giúp người thử tập trung hơn

Câu 16. Ánh sáng trắng được sử dụng trong đánh giá cảm quan để:

A. Che giấu sự khác biệt về mùi

B. Giúp người thử nhạy cảm hơn với mùi

C. Che giấu sự khác biệt nhỏ về màu sắc

D. Giúp người thử thoải mái hơn

Câu 17. Khi tiến hành thí nghiệm cho điểm thị hiếu, mẫu phải được trình bày như thế nào ?

A. Đồng thời, để người thử có thể so sánh giữa các mẫu


B. Tuần tự, trình bày theo trật tự hình vuông Latin William

C. Tuần tự, tất cả người thử nhận được cùng một thứ tư

D. Đồng thời, nhưng xáo trộn ngẫu nhiên giữa những người thử

Câu 18. Cảm giác trong miệng bao gồm:

A. Vị

B. Vị, hương, cấu trúc

C. Vị, hương, cấu trúc và cảm giác do dây thần kinh sinh ba gây ra.

D. Cấu trúc, vị và cảm giác do dây thần kinh sinh ba gây ra.

Câu 19. Cảm giác cay của ớt được cảm nhận tại:

A. Cơ quan cảm thụ nhiệt

B. Gai vị giác trên lưỡi

C. Não bộ

D. Cơ quan cảm thụ mùi

Câu 20. Trong một phép thử tam giác, số câu trả lời đúng là 20 trên 30. Số người thực sự có thể phân biệt các
mẫu xấp xỉ:

A. 10

B. 20

C. 15

D. 5

Câu 21. Bước nào sau đây không phải là một bước chính trong mô tả cảm quan sản phẩm ?

A. Phát triển thuật ngữ

B. Phân tích dữ liệu

C. Đào tạo hội đồng

D. Lựa chọn thành viên

Câu 22. Ánh sáng đỏ được sử dụng trong đánh giá cảm quan để:

A. Giúp người thử thoải mái hơn

B. Che giấu sự khác biệt về mùi

C. Che giấu sự khác biệt nhỏ về màu sắc

D. Làm cho người thử tập trung hơn

Câu 23. Ưu điểm của việc tổ chức thí nghiệm sử dụng tại nhà (home use test) so với thí nghiệm tại lab (central
location test) là:
A. Thu được nhiều thông tin hơn

B. Thu được nhiều câu trả lời hơn

C. Kết quả đáng tin cậy hơn

D. Điều kiện thí nghiệm kiểm soát

Câu 24. Câu nào dưới đây diễn tả hiệu ứng thứ tự đầu tiên (first order effect) ?

A. Mẫu đầu tiên luôn ngon nhất

B. Mẫu cuối cùng luôn có mùi vị kém hơn mẫu đầu tiên

C. Mẫu đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến người thử

D. Cường độ mặn giảm không tuyến tính khi nồng độ muối giảm

Câu 25. Phương pháp mô tả định lượng không sử dụng:

A. Thang đo đoạn thẳng

B. Thang cho điểm

C. Thang 0/1

D. Thang tỷ lệ

Câu 26. Trong bài kiểm tra A-notA, người kiểm tra cần thực hiện:

A. Thử 4 mẫu và chia làm 2 nhóm 2 mẫu

B. Thử 3 mẫu và tìm ra mẫu khác biệt

C. Nếm thử 1 mẫu và cho biết mẫu này có giống mẫu tham khảo không

D. Thử 2 mẫu và chỉ ra mẫu nào mặn hơn

Câu 27. Một công ty sản xuất kem cần thay đổi nhà cung cấp nguyên liệu, tuy nhiên họ không muốn sự thay đổi
này tác động đến đặc tính cảm quan của sản phẩm. Công ty cần tiến hành:

A. Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng

B. Phép thử 3-AFC

C. Phép thử tam giác

D. Mô tả cảm quan sản phẩm

Câu 28. Trong phép thử so hàng, người thử được yêu cầu

A. Đánh giá mức độ ưa thích

B. Xếp hạng các mẫu

C. Cho điểm cường độ

D. Xếp các mẫu thành các nhóm riêng biệt


Câu 29. Loại phép thử nào sau đây có độ dao động giữa các câu trả lời là lớn nhất ?

A. Mô tả cảm quan sản phẩm

B. Phép thử tương đồng

C. Phép thử phân biệt

D. Phép thử thị hiếu

Câu 30. Thông thường, số người thử nghiệm cho phép thử tương tự:

A. Nhỏ hơn so với phép thử khác biệt

B. Gần như ngang bằng so với phép thử khác biệt

C. Không lớn hơn 10 người

D. Lớn hơn so với phép thử khác biệt

Câu 31. Một nhóm các nhà nghiên cứu đang xem xét sự khác biệt về chế độ ăn có ảnh hưởng đến sự thay đổi
cảm quan của sữa hay không. Họ thu thập 15 mẫu sữa khác nhau từ các chế độ ăn khác nhau. Nhóm nhà
nghiên cứu này nên sử dụng phép thử cảm quan nào để xác minh giả thuyết của mình ?

A. Phép thử tam giác

B. Phép thử mô tả

C. Phép thử cho điểm thị hiếu

D. Phép thử 3-AFC

Câu 32. Thử nghiệm người tiêu dùng phải được thực hiện với:

A. Ít nhất 100 người thử

B. Từ 100-200 người thử

C. Ít nhất 10 người thử

D. Từ 50-100 người thử

Câu 33. Phân tích phương sai (ANOVA) trên dữ liệu điểm thị hiếu cho chúng ta biết:

A. Sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa các sản phẩm

B. Không có câu nào đúng

C. Tương quan của điểm thị hiếu giữa các sản phẩm

D. Sản phẩm được ưa thích nhất

Câu 34. Trong phép thử so hàng thị hiếu, số lượng mẫu tối đa mà người thử có thể đánh giá trong một lần là:

A. 15

B. 12

C. 7
D. 10

Câu 35. Quan sát vòng tròn tương quan PCA dưới đây. Trục chính thứ hai sẽ thể hiện sự tương phản:

A. Giữa sản phẩm có hương floral cao và sản phẩm có hương fruity thấp

B. Giữa sản phẩm có hương vanilla cao và sản phẩm có hương vanilla thấp

C. Giữa sản phẩm có hương floral cao và sản phẩm có hương floral thấp

D. Giữa sản phẩm có hương vanilla cao và sản phẩm có hương Floral cao

Câu 36. Trong thí nghiệm đánh giá cảm quan, tất cả các mẫu phải được chuẩn bị với một lượng như nhau vì:

A. Lượng khác nhau làm người thử thấy không ngon

B. Lượng khác nhau khiến việc dự trù lượng mẫu khó khăn hơn

C. Lượng khác nhau có thể làm người thử mất tập trung

D. Lượng khác nhau ảnh hưởng đến đánh giá của người thử

Câu 37. Phép thử phân biệt được sử dụng trong:

A. Tất cả các câu trả lời đều đúng

B. Mô tả cảm quan sản phẩm

C. Marketing

D. Kiểm soát chất lượng


Câu 38. Phép thử nào sau đây yêu cầu phải có thảo luận

A. Phép thử tetrad

B. Phép thử cho điểm

C. Phép thử mô tả

D. Phép thử phân nhóm

Câu 39. Đối tượng nào sau đây không tham gia thí nghiệm phân biệt?

A. Người dùng sản phẩm không thường xuyên

B. Nhân viên R&D

C. Người dùng sản phẩm thường xuyên

D. Nhân viên nhà máy

Câu 40. Quan sát vòng tròn PCA dưới đây. Tính chất hương hoa (floral) có:

A. Tương quan tốt với trục chính thứ ba

B. Tương quan thuận với hương vani (vanilla)

C. Tương quan không tốt với trục chính thứ nhất


D. Tương quan thuận với hương cam (Citrus)

K18

1. Phương pháp Just-About-Right (JAR) có thể được dùng trong giai đoạn:

A. Không có đáp án đúng

B. Phát triển sản phẩm mới

C. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

D. Đánh giá nhu cầu của thị trường

2. Trong quá trình đánh giá, người thử được phép:

A. Yêu cầu cung cấp thêm mẫu thử

B. Không có đáp án đúng

C. Đánh giá lại các mẫu thử đầu nếu đã đánh giá xong mẫu cuối

D. Trao đổi với người thử khác nếu không đang đánh giá mẫu

3. Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên dữ liệu điểm thị hiếu cho biết:
A. Sản phẩm nào được ưa thích nhất

B. Sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa các sản phẩm

C. Không có đáp án đúng

D. Tương quan điểm ưa thích giữa các sản phẩm với nhau

4. Phương pháp mô tả định lượng (QDA®):


A. Phụ thuộc rất nhiều vào thảo luận giữa các thành viên hội đồng để xác định các từ ngữ thích hợp để mô
tả một sản phẩm cụ thể

B. Phụ thuộc rất nhiều vào phân tích định tính để xác định các từ ngữ phù hợp để mô tả một sản phẩm

cụ thể

C. Phụ thuộc rất nhiều vào phân tích thống kê để xác định các từ ngữ phù hợp để mô tả một sản phẩm

cụ thể

D. Phụ thuộc rất nhiều vào trưởng hội đồng để xác định các từ ngữ phù hợp để mô tả một sản phẩm

cụ thể

5. Ưu điểm của phương pháp mô tả cường độ theo thời gian (Time Intensity) so với phương pháp mô

tả định tính (QDA):

A. Số lượng chuyên gia trong hội đồng ít hơn

B. Cho thấy sự thay đổi cường độ cảm nhận theo thời gian

C. Tất cả đều đúng


D. Thời gian huấn luyện ngắn hơn

6. Phương pháp nghiên cứu thị hiếu nào sau đây KHÔNG phải phương pháp định tính

A. Phỏng vấn

B. Bảng câu hỏi điều tra

C. Focus groups

D. So hàng về mức độ ưa thích

7. Quan sát kết quả phân tích thành phần chính (PCA) cho các tính chất hương của sản phẩm nước

hoa ở hình dưới. Trục chính thứ hai sẽ thể hiện sự khác biệt giữa các sản phẩm:

a. Có cường độ hương hoa (Floral) cao và cường độ hương hoa thấp

b. Có cường độ hương vani (Vanilla) cao và cường độ hương vani thấp

c. Có cường độ hương hoa (Floral) cao và cường độ hương gỗ cao (Woody)

d. Cường độ hương mạnh và cường độ hương yếu

8. Khi tiến hành so sánh sự khác biệt giữa nhiều sản phẩm trên cùng một tính chất, ta có thể sử dụng

phép thử:

a. Phép thử tam giác

b. Phép thử hai-ba

c. Tất cả đều đúng

d. So hàng

9. Giả thiết của phép thử hai-ba cho rằng số lượng câu trả lời đúng ngẫu nhiên bằng:

a. 2/3 tổng số câu trả lời

b. 1/3 tổng số câu trả lời

c. 1/10 tổng số câu trả lời

d. 1/2 tổng số câu trả lời

10. Khi tiến hành phép thử thị hiếu, mỗi người thử cần được nhận mẫu theo thứ tự khác nhau vì:

a. Không có đáp án đúng

b. Nhiệt độ mẫu sẽ thay đổi trong quá trình đánh giá

c. Hiện tượng halo effect

d. Đánh giá của mẫu trước có thể ảnh hưởng đến mẫu kế tiếp

11. Dựa trên mô hình đoán và lý thuyết người phân biệt thì phép thử nào sau đây có năng lực lớn nhất:

a. Tam giác
b. 2-AFC

c. Hai-ba

d. A-notA

12. Cảm giác tê mát của nước ngọt có gaz là do:

a. Cảm nhận vị

b. Cảm nhận hương vị

c. Tất cả đều sai

d. Cảm nhận trigeminal

13. Phương pháp Check-all-that-apply (CATA) cho phép thu được dữ liệu của người tiêu dùng về:

a. Tính chất cảm quan mà người tiêu dùng ưa thích

b. Cường độ các tính chất cảm quan mà người tiêu dùng cho là lý tưởng

c. Ý định mua sản phẩm

d. Cường độ các tính chất cảm quan của sản phẩm

14. Tiêu chí nào sau đây không nằm trong các tiêu chí tuyển chọn người tham gia đánh giá sản phẩm

bánh biscuit:

a. Có hứng thú tham gia đánh giá bánh biscuit

b. Hiểu biết về cách thức đánh giá cảm quan bánh biscuit

c. Không có bệnh về đường mũi

d. Từng sử dụng qua sản phẩm bánh biscuit

15. Phương pháp Temporal Dominance of Sensation (TDS) cho phép thu được dữ liệu về:

a. Cường độ cảm nhận của một tính chất cảm quan theo thời gian của một sản phẩm

b. Cường độ lớn nhất của một tính chất cảm quan mà người thử cảm nhận được

c. Tính chất cảm quan nổi trội theo thời gian của một sản phẩm

d. Sự thay đổi về cường độ cảm nhận giữa các sản phẩm khác nhau

16. Để xác định số người thử tối thiểu cho phép thử giống nhau, cần xét đến các yếu tố nào?

Chọn một:

a. α, β, pc

b. xích ma, β, pd

c. α, β, pd

d. α, β, xích ma
17. Số lượng tối thiểu ngưởi thử tham gia cho phép thử thị hiếu là:

a. 20

b. 50

c. 1000

d. 120

18. Thích nghi (adaptation) là hiện tượng sinh lý giải thích cho việc:

a. Độ nhạy cảm giác của người thử tăng khi thử mẫu họ từng thử qua

b. Độ nhạy cảm giác giữa các người thử không giống nhau trên cùng một mẫu thử

c. Độ nhạy cảm giác của người thử giảm khi thử nhiều mẫu trong cùng một lúc

d. Độ nhạy cảm giác của người thử tăng lên sau khi được huấn luyện

19. Sai lầm loại I (alpha) trong kiểm định giả thiết là:

a. Chấp nhận giả thiết Ho khi Ho đúng

b. Bác bỏ giả thiết Ho khi Ho sai

c. Chấp nhận giả thiết Ho khi Ho sai

d. Bác bỏ giả thiết Ho khi Ho đúng

20. Phương pháp mô tả cường độ theo thời gian (Time Intensity) sử dụng được trên đối tượng:

a. Chuyên gia đã qua huấn luyện

b. Nhân viên R&D

c. Người tiêu dùng

d. Người tiêu dùng đã làm quen với phương pháp

21. Khi tiến hành đánh giá thị hiếu cho điểm, mẫu thử cần được trình bày như thế nào?

a. Lần lượt, sử dụng trật tự trình bày theo Latin-William

b. Cùng lúc để người thử có thể so sánh giữa các mẫu

c. Cùng lúc, nhưng xáo trộn ngẫu nhiên giữa các người thử

d. Lần lượt, tất cả người thử nhận cùng một trật tự

22. Cảm giác chát trong các sản phẩm trà được gây ra bởi các hợp chất:

a. Tất cả đều đúng

b. Polysaccharide

c. Quinol
d. Tannin

23. Trong đồ thị kết quả phân tích thành phần chính (PCA), số phần trăm của Dim 1 thể hiện:

a. Hiệu số giữa độ tin cậy lý tưởng và độ tin cậy của trục chính thứ nhất

b. Phần trăm khác biệt giữa trục chính thứ nhất và trục chính thứ hai

c. Phần trăm phương sai biểu diễn được trên trục chính thứ nhất

d. Độ tin cậy của trục chính thứ nhất

24. Các nhóm tính chất cảm quan của một sản phẩm bao gồm:

a. Màu sắc, kích thước, cấu trúc, cảm giác trong miệng

b. Ngoại quan, hình dạng, mùi vị

c. Bề mặt, cấu tạo, cảm nhận

d. Ngoại quan, hương, cấu trúc, mùi vị

25. Phương pháp xây dựng bản đồ ưa thích (preference mapping) cung cấp thông tin về:

a. Điểm thị hiếu của từng sản phẩm

b. Không có đáp án đúng

c. Sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa các sản phẩm

d. Phân nhóm người tiêu dùng

26. Khi nào cần thiết sử dụng các phép thử cảm quan phân biệt?

a. Phát hiện các sai lỗi trong đánh giá chất lượng

b. Thay đổi nguyên liệu trong quá trình chế biến sản phẩm thực phẩm

c. Tất cả đều đúng

d. Sự khác biệt giữa các sản phẩm tương đối nhỏ

27. Một người thử tiến hành đánh giá mùi cồn trong mẫu A chứa dung dịch ethanol nồng độ 10% và

mẫu B chứa mẫu rượu cũng có nồng độ ethanol 10%. Cường độ mùi cồn trong mẫu B có thể:

a. Giống với mẫu A

b. Thấp hơn mẫu A

c. Cao hoặc thấp hơn mẫu A

d. Cao hơn mẫu A

28. Kiểm định chi-bình phương với một bậc tự do được dùng để kiểm định số liệu cho phép thử:

a. A-Not A

b. Phép thử hai-ba


c. n-AFC

d. Phép thử tam giác

29. Phát biểu nào dưới đây SAI:

a. Đánh giá cảm quan có thể áp dụng cho sản phẩm ngoài thực phẩm

b. Đánh giá cảm quan luôn có tương quan tốt với phương pháp công cụ

c. Cảm quan là một tiêu chí để xác định thời gian bảo quản của sản phẩm

d. Người không qua huấn luyện cũng có thể tham gia đánh giá cảm quan

30. Các vị cơ bản bao gồm:

a. Ngọt, đắng, cay, măn, chua

b. Ngọt, chua, mặn, umami, đắng

c. Ngọt, mặn, chát, cay, đắng

d. Ngọt, chua, chát, umami, cay

31. Phát biểu nào dưới đây SAI:

a. Ngưỡng cảm nhận cao hơn ngưỡng nhận biết

b. Ngưỡng cảm nhận của mọi người là như nhau

c. Ngưỡng cảm nhận của một người có thể giảm nếu được huấn luyện

d. Ngưỡng cảm nhận của mỗi chất là khác nhau

32. Trong phương pháp Just-About-Right (JAR), số lượng mẫu tối đa mà người thử có thể đánh giá

trong một buổi thí nghiệm là:

Chọn một:

a. 12

b. 15

c. 7

d. 10

33. Các loại phép thử trong đánh giá cảm quan là:

a. Phép thử tam giác, phép thử mô tả, phép thử cho điểm

b. Tất cả đều đúng

c. Phép thử phân biệt, phép thử mô tả, phép thử thị hiếu

d. Phép thử cho điểm, phép thử so sánh, phép thử mô tả

34. Ưu điểm của việc tổ chức đánh giá thị hiếu tại nhà (home use test) so với tổ chức đánh giá thị hiếu
tại phòng thí nghiệm (central location test):

a. Kết quả có độ tin cậy cao hơn

b. Kiểm soát điều kiện thí nghiệm

c. Tỷ lệ câu trả lời thu được nhiều hơn

d. Thông tin thu được nhiều hơn

35. Sai lầm loại II (beta) trong kiểm định giả thiết là:

a. Bác bỏ giả thiết Ho khi Ho sai

b. Chấp nhận giả thiết Ho khi Ho đúng

c. Chấp nhận giả thiết Ho khi Ho sai

d. Bác bỏ giả thiết Ho khi Ho đúng

36. Phép thử phân biệt được sử dụng khi

a. Sự khác biệt giữa các mẫu lớn

b. Sự khác biệt giữa các mẫu nhỏ

c. Tất cả đều sai

d. Đánh giá thị hiếu sản phẩm

37. Phương pháp Ideal Profile sử dụng thang đo:

a. Tất cả đều đúng

b. Thang đo 5 điểm, trong đó mức điểm chính giữa là “vừa đủ”

c. Thang đo không chia khoảng

d. Cho điểm cường độ 1 – 9

38. Quan sát kết quả phân tích thành phần chính (PCA) cho các tính chất hương của sản phẩm nước

hoa ở hình dưới. Tính chất hương hoa (Floral):

a. Thể hiện tốt trên trục chính thứ hai

b. Không thể hiện tốt trên trục chính thứ nhất

c. Có quan hệ tuyến tính với hương trái cây (Fruity)

d. Có quan hệ phi tuyến với hương vani (Vanilla)

39. Bộ phận R&D của một công ty sản xuất cà phê rang xay tiến hành đánh giá cảm quan để so sánh

hai công thức trộn khác nhau đến hương vị cà phê. Theo anh/chị, nên tiến hành loại phép thử nào

sau đây trước tiên:

a. Phép thử thị hiếu


b. Phép thử phân biệt

c. Phép thử mô tả

d. Nên tiến hành đồng thời cả 3 loại phép thử.

40. Số trật tự trình bày mẫu trong phép thử Hai-ba (Duo-trio) :

a. 10

b. 4

c. 8

d. 6

You might also like