You are on page 1of 3

Câu hỏi ôn tập: Công nghệ Gia Công Áp Lực

Biên soạn: BM GCAL

Chương mở đầu:

Câu 1: Định nghĩa công nghệ gia công kim loại bằng áp lực; Kể tên một vài sản phẩm
điển hình được chế tạo bằng công nghệ này.

Câu 2: Trình bày các ưu, nhược điểm của CN GCAL so với các phương pháp gia
công cơ khí khác.

Chương 1: Lý thuyết BDD

Câu 3: Thế nào là hóa bền biến dạng. Nguyên nhân và cách khắc phục.

Câu 4: Phân biệt biến dạng nóng và biến dạng nguội.

Câu 5: Thế nào là đường cong chảy. Đường cong chảy phụ thuộc vào những yếu tố gì.

Câu 6: Thế nào là điều kiện dẻo. Nêu điều kiện dẻo của Tresca và Von Mises.

Câu 7: Phát biểu các định luật cơ bản của biến dạng dẻo kim loại và ứng dụng của các
định luật này.

Bài tập tenxo ứng suất.

Chương 2: Thiết bị GCAL

Câu 8: Nêu các thông số kỹ thuật chính của máy búa và lĩnh vực ứng dụng của máy
búa.

Câu 9: Vẽ sơ đồ động và trình bày nguyên lý hoạt động của máy búa không khí nén.

Câu 10: Kể tên các dạng dẫn động chính cho máy ép thủy lực (METL). Nêu các thông
số cơ bản của METL

Câu 11: Thế nào là bình trữ áp? Công dụng của bình trữ áp.

Câu 12: Vẽ sơ đồ động của máy ép trục khuỷu (METK); Kể tên các bộ phận chính
của METK; Nêu công dụng của ly hợp và phanh. So sánh METK dập nóng và METK
vạn năng.

1
Câu 13: Vẽ sơ đồ cơ cấu tay quay-con trượt và xác định hành trình của METK.

Câu 14: Kể tên các thiết GCAL chuyên dụng và nêu lĩnh vực ứng dụng của các loại
thiết bị này.

Chương 3: CN tạo hình khối

Câu 15: Định nghĩa và nêu ưu, nhược điểm của CN dập tạo hình khối.

Câu 16: Kể tên các nguyên công chuẩn bị, nguyên công tạo hình sơ bộ và nguyên
công tạo hình chính trong CN tạo hình khối.

Câu 17: Khoảng nhiệt độ tạo hình là gì? Nêu phương pháp nung phôi và làm nguội
vật dập trong tạo hình khối.

Câu 18: Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên công chồn. Công dụng của nguyên công chồn.
Điều kiện chồn khi chồn tự do.

Câu 19: Đặc điểm của nguyên công rèn vuốt và những điểm cần chú ý khi rèn vuốt.

Câu 20: Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên công ép chảy thuận thanh đặc. Công dụng của
nguyên công ép chảy.

Câu 21: Các dạng ép chảy trong tạo hình khối.

Câu 22: Phân biệt dập trong khuôn kín và khuôn hở. Nêu các đặc điểm của khuôn hở.

Câu 23: Tại sao phải sử dụng lòng khuôn thô; Sự khác nhau giữa lòng khuôn thô và
lòng khuôn tinh trong dập trên khuôn hở?

Câu 24: Các loại rãnh thoát biên thông dụng; Ý nghĩa công nghệ của nó.

Chương 4: CN tạo hình tấm

Câu 25: Định nghĩa và nêu ưu, nhược điểm của CN dập tạo hình tấm.

Câu 26: Các nguyên công chủ yếu trong công nghệ dập tấm; Vẽ sơ đồ và trình bày
các thông số công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của một nguyên công
nào đó.

Câu 27: Định nghĩa nguyên công dập vuốt và nêu những đặc điểm biến dạng khi dập
vuốt. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dập vuốt.
2
Câu 28: Thế nào là hệ số dập vuốt, ứng dụng của nó. Vẽ sơ đồ khuôn dập vuốt lần 2.

Câu 29: Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nguyên công miết.

Chương 5: CN uốn lốc Profile

Câu 30: Nêu nguyên tắc, vẽ sơ đồ và ứng dụng của công nghệ uốn lốc profile.

Câu 31: Vẽ sơ đồ uốn lốc tròn phôi tấm trên máy 3 trục và nguyên lý làm việc.

Chương 6: CN tạo hình đặc biệt

Câu 32: Hãy nêu các phương pháp công nghệ tạo hình đặc biệt.

Câu 33: Vẽ sơ đồ và nêu các thông số công nghệ dập thủy tĩnh sản phẩm chữ T từ
phôi ống.

Câu 34: Vẽ sơ đồ dập thủy cơ và nêu các thông số công nghệ.


Câu 34. Phân biệt dập thủy cơ và dập thủy tĩnh.

You might also like