You are on page 1of 37

GRAMMAR

Level: Top Notch 2


Unit 1: Getting Acquainted
Chủ đề 1: Present perfect – Hiện tại hoàn thành
1. Cấu trúc:
Hiện tại hoàn thành dùng để chỉ hành động bắt đầu trong quá khứ và hoàn thành hoặc kéo dài tới hiện tại vẫn còn làm.
S + have/ has +V3/ed
- Câu khẳng định
I/We/ They have met them.
He/She(It) has met them.
- Câu phủ định
We haven’t (have not) met them.
She hasn’t met them.
Động từ bất quy tắc có 3 thể: V1 – meet V2- met V3- met
Động từ có quy tắc: open – opened study - studied
Động từ bất quy tắc trong sách trang 123
– Câu hỏi Yes/ No
Have you met them? - Yes, I have. / No, I haven’t
Has he/she met them? - Yes, he/she has. / No, he/she hasn’t.
1
2. Cách dùng
- Diễn tả một hành động đã hoàn thành
Ví dụ:
He has done all his housework. (Anh ấy đã làm hết công việc nhà.)
She has lost my phone. (Cô ấy đã làm mất điện thoại của tôi.)
- Diễn đạt hành động đã bắt đầu ở quá khứ và vẫn đang tiếp tục ở hiện tại.
Ví dụ:
She has lived here since I was born. (Cô ấy đã sống ở đây từ khi tôi sinh ra.)
They have taught Spanish for 3 years. (Họ đã dạy tiếng Tây Ban Nha khoảng 3 năm.)

Unit 2: Going to the Movies


Chủ đề 1: Present perfect – Hiện tại hoàn thành
– for + Noun – nghĩa: trong khoảng! Dùng khi nói về 1 quãng thời gian: (for a year, for a long time, …) ví dụ: for 3 months:
trong vòng 3 tháng
Ví dụ:
They have taught Spanish for 3 years. (Họ đã dạy tiếng Tây Ban Nha khoảng 3 năm.)
I have been here for 10 minutes. (Tôi đã ở đây được 10 phút)
– since + Noun – nghĩa: từ khi! Dùng khi nói về 1 mốc/điểm thời gian / 1 ngày/ tháng/ năm cụ thể trong quá khứ: (since 1977,
since March, …)
Ví dụ:

2
I have opened this shop since 2015. (Tôi đã mở cửa tiệm này hồi năm 2015.)
I have been here since 8 o’clock. (1 điểm thời gian cụ thể trong quá khứ -8 pm)
– Các từ thường xuất hiện trong thì hiện tại hoàn thành: just, recently, lately: gần đây, vừa mới
I have just visited Japan. (Tôi vừa mới đi Nhật về)
 – already: rồi, xong, hoàn thành
We’ve already seen the Great Wall (Chúng tôi đã thấy Vạn lý trường thành rồi)
 – before: trước đây
He hasn’t been to Boston before. (Anh ấy chưa đến Boston trước đây)
 – ever: từng
They haven’t ever visited Mexico. (Họ chưa từng đến Mexico.)
 – never: chưa từng, không bao giờ
I have never play League of legend. (Tôi chưa từng chơi Liên minh huyền thoại)
 – yet: chưa (dùng cho câu phủ định và câu hỏi)
She hasn’t tried pizza yet. (Cô ấy vẫn chưa được thử pizza)
– still: vẫn
You still haven’t seen Jack. (Bạn vẫn chưa gặp Jack.)
– always: luôn luôn
I have always wanted to watch Iron man. ( Tôi vẫn luôn muốn xem phim Iron man.)
– So sánh nhất/ số thứ tự + thì hiện tại hoàn thành
This is the first (second/only…) time + thì hiện tại hoàn thành
3
Ví dụ:
This is the first time I have eaten Banh mi in Vietnam. (Đây là lần đầu tiên tôi được ăn Bánh Mì ở Việt Nam.)
This is the best champaign I have ever drink. (Đây là loại sâm panh ngon nhất mà tôi từng uống.)

Chủ đề 2: Would like + Vo


1. Cách dùng
– Cách thể hiện mong muốn hay sự thích hơn/ sự ưu tiên. Đây là cách diễn đạt lịch sự để nói về mong muốn thứ gì đó.
Ví dụ:
I would like to go home. (Tôi muốn về nhà)
I’d like to go home. (viết tắt của would like)
Would you like to go home? (Bạn có muốn về nhà không?)
–Yes/No question
Would you like to see a horror movie? ( Có muốn xem phim kinh dị hông?)
Yes, I would. / No, I wouldn’t

Chủ đề 3: Would rather + Vo


1. Cách dùng
– Dùng để diễn tả hay hỏi thích cái nào hơn trong 2 hay nhiều lựa chọn.
Ví dụ:
She’d rather see you than her boyfriend. (Cô ấy thích gặp bạn hơn bồ cô ấy)
4
What would you rather do: go to the movie or play game? ( You muốn làm gì: đi xem phim hay chơi game?)
2. Cấu trúc
– Phủ định: Would rather not +V0
She’d rather not watch TV tonight.
– Yes/No question
Would they rather stay home? (Họ có muốn ở nhà hơn không?)
Yes, they would. / No, they wouldn’t

Unit 3: Staying in Hotels


Chủ đề 1: Future with “will” – Thì tương lai với từ will
– Nói chuyện tương lai thì nhớ xài
Will = sẽ -
Will + V0
I will marry you. (Anh sẽ cưới em) – Viết tắt: I’ll marry you
I will not marry you. (Không cưới thì thêm “not” vào. Quá dễ.) - Viết tắt: I won’t marry you.
I will call you. (Anh sẽ gọi em.) I won’t call you. (Anh không gọi đâu.)
- Xài be going to + V0 để nói tương lai
I am going to call again at 4pm. (Tôi sẽ gọi lại vào lúc 4pm.)
She is going to be here tomorrow. (Cô ấy sẽ ở đây ngày mai.)
– Yes/ No question

5
Will you marry me? (Em lấy anh nhé? Or Em sẽ lấy anh chứ?)
Will they take the taxi to the hotel? (Họ sẽ bắt taxi đến khách sạn phải không?)
Yes, I will. / No, I won’t.
– WH question
When will the bus arrive? (Nào thì xe bus sẽ tới?)
Who will call you up tomorrow? (Ai sẽ gọi bạn dậy ngày mai?)

Chủ đề 2: The Real conditional – Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hay tương lai
Ngoài ra còn gọi cấu trúc If loại 1
– Dùng diễn tả kết quả của hành động hay điều kiện.
Có 2 vế: If clause (vế điều kiện) và result clause (vế kết quả)
If clause Result clause
If + S +V+ 0, S + will +V0 + 0
If you sing me a song, I will be your girlfriend. (Nếu anh hát cho tui 1 bài, tui sẽ làm bạn gái anh.)
If the store is still open, I will buy you a gift. (Nếu cửa tiệm vẫn mở, tôi sẽ mua cho bạn 1 món quà.)
– Question
If they don’t have a non-smoking room, will you stay at a different hotel?
Nếu họ không có phòng không hút thuốc, vậy bạn có muốn ở khách sạn khác?
Where will you go if they don’t have a room for tonight?
Bạn sẽ đi đâu nếu họ không có phòng cho tối nay?
6
Chú ý
- Will không bao giờ xuất hiện ở If clause nhe. NHỚ!!
- If clause đứng đầu thi có dấu phẩy rồi mới tới Result clause
If you go, I will feel sad. (Nếu em đi, anh sẽ cảm thấy buồn lắm)
If clause đứng sau thì không có phẩy nha.
I will feel sad if you go.

Unit 4: Cars and Driving


Chủ đề 1: Past continuous – Quá khứ tiếp diễn
Cứ thấy có continuous là biết chắc trong câu có Ving.
– Diễn tả hoạt động đang diễn ra trong suốt 1 khoảng thời gian trong quá khứ hoặc 1 điểm thời gian cụ thể trong quá khứ.
S + was/were + V-ing.
I/ He/ She/ It/– was
S= We/ You/ They/– were
Ví dụ:
The man was sending his letter in the post office at that time. (Lúc đó người đàn ông đang gửi thư ở bưu điện)
She was dancing while I was singing (Cô ấy đang múa trong khi tôi đang hát)
We were just talking about it before you arrived. (Chúng tớ đang nói về chuyện đó ngay trước khi cậu đến.)
– Phủ định: was not = wasn’t were not = weren’t
He wasn’t working when his boss came yesterday. (Hôm qua anh ta đang không làm việc khi sếp của anh ta đến)

7
– Khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.
When I was singing in the bathroom, my mother came in. (Tôi đang hát trong nhà tắm thì mẹ tôi đi vào)
The light went out when we were watching TV. (Điện mất khi chúng tôi đang xem ti vi)
– Dùng “when” để kết hợp past continuous (tiếp diễn) và simple past (quá khứ đơn- nói về hành động đã hoàn thành or kết thúc)
It was raining when she had the accident. (Trời đang mưa khi cô ấy bị tai nạn)
– Yes/no question
Was the computer working? (Cái máy tính lúc đó có đang hoạt động?)
Was your mother going to the market at 7 A.M yesterday? (Lúc 7 giờ sáng hôm qua mẹ em đang đi chợ có phải không?)
  A: Yes, she was/ No, she wasn’t

Chủ đề 2: Placement of direct objects with phrasal verbs – Vị trí của tân ngữ trực tiếp với cụm động từ.
Phrasal verb (cụm động từ) bao gồm động từ (V) và các tiểu từ (giới từ hoặc phó từ) có chức năng như động từ và thường tạo ra
lớp nghĩa khác hơn so với nghĩa của động từ chính.
V + particle
Turn + on = start (a machine)
Can you turn on the light? (Bạn có thể mở đèn lên không?)
You should turn off the light. (Bạn nên tắt đèn đi.)
- Có nhiều Phrasal verb có thể tách ra đứng trước hoặc sau direct object (tân ngữ trực tiếp) được.
Example:
They pulled down the house. They pulled the house down. (Họ đã phá hủy ngôi nhà)
8
She made up a story. She made the story up. (Cô ấy đã bịa ra một câu chuyện)
- Nếu direct object là đại từ (me, you, him, her, us, them) thì phải đứng trước phrasal verb.
They pulled it down. (Not: They pulled down it)
Where will they pick us up? (Họ sẽ đón ta ở đâu?) (Not: Where will they pick up us)

UNIT 5: Personal Care and Appearance


Chủ đề 1: Quantifiers (Định lượng từ) for indefinite quantities and amounts (số lượng bất định)
Sử dụng “some” hay “any” với nghĩa một ít, một vài tùy theo trường hợp cho cả danh từ đếm được và không đếm được.
– Some dùng trong câu khẳng định
We bought some combs. Now we have some. (Chúng ta đã mua vài cây lược. Bây giờ chúng ta có vài cái.)
They need some soap. We have some. (Họ cần xà phòng. Chúng ta có 1 ít.)
– Any cho câu phủ định
I don’t have any razors. I don’t want any. (Tôi không có cái đồ cạo râu nào. Tôi không cần cái nào.)
We don’t want any makeup. We don’t need any. (Chúng ta không cần chút mỹ phẫm nào. Chúng ta không cần tí nào.)
– Some or any: Questions
Do you have any razors? Or Do you have some razors?
Is there any cheese in the fridge? Or Is there some cheese in the fridge?
- Chúng ta cũng có thể sử dụng “a lot of” hoặc “lots of” với nghĩa là nhiều cho cả danh từ đếm được số nhiều và danh từ không
đếm được.
This store has a lot of (lots of) books. (Tiệm này có nhiều sách.)

9
Do they have a lot of (lots of) ice-cream here? (Ở đây có nhiều loại kem không?)
- Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng many (+danh từ đếm được) hay much (+ danh từ không đếm được) để thay cho a lot of.
Many
There are many dogs in this area. (Có nhiều chó ở khu vực này ghê.)
How many hamburgers do you want? (Bạn muốn bao nhiêu cái hamburger?
I don’t have many friends. (Tôi không có nhiều bạn.)
Much
I have so much homework tonight. (Tối nay tôi có nhiều bài tập quá.)
How much time do you have? (Bạn có bao nhiêu thời gian?)
I don’t have much money. (Tôi không có nhiều tiền.)

Chủ đề 2: Indefinite Pronouns (Đại từ Bất định) – someone (1 ai đó)/ no one (không ai cả)/ anyone (bất kỳ ai)
– Dùng someone và no one trong câu khẳng định
Someone/ No one is available. (1 ai đó đang rãnh/ không ai rãnh cả)
Someone/ No one is waiting for you. (1 ai đó đang đợi bạn. / Không ai đợi bạn cả.)
I saw someone at the door. (Tôi đã thấy ai đó ngoài cửa.)
I see no one there. (Tôi không gặp ai ở đó.)
– Dùng anyone trong câu phủ định
There isn’t anyone waiting. (Không có bất kỳ ai đợi cả.)
I didn’t see anyone there. (Tôi không thấy bất kỳ ai ở đó cả.)
10
– Question
Can anyone/ someone wash my hair? (Ai đó có thể gội đầu dùm tôi không?)
Is there anyone/someone at the door? (Có ai ở ngoài cửa không? / Có ai đó ngoài cửa phải không?)

Unit 6: Eating Well


Chủ đề 1: USED TO + Vo…/ USE TO + Vo… (Đã từng)
1. Định nghĩa “Used to”
Used to là cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được sử dụng để nói tới hoặc miêu tả một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà không còn
xảy ra trong hiện tại nữa.
Ví dụ:
I used to be crazy about candy, but now I don’t care for it.
(Tôi đã từng điên cuồng về kẹo, nhưng hiện nay tôi không quan tâm nó nữa)
I used to live in Ha Noi, but nowI live in Can Tho City.
(Tôi đã sống ở Hà Nội nhưng nay tôi sống ở thành phố Cần Thơ)
2. Cấu trúc “Used to”
a. Thể khẳng định: S + used to + Vo…
Ví dụ:
I used to read to the book.  
(Ngày trước tôi thường đọc sách.)
We used to go to school together.  

11
(Ngày trước chúng tôi thường đi học cùng nhau.)
b. Thể phủ định: S + did not + use to + Vo….
Ví dụ:
I didn't use to read to the book.  
(Ngày trước tôi thường không đọc sách.)
We did not use to go to school together.  
(Ngày trước chúng tôi thường không đi học cùng nhau.)
c. Thể nghi vấn: Did + S + use to + Vo...?
Ví dụ:
Did you use to read to the book?  
(Ngày trước bạn có thường đoch sách không?)
Did you use to go to school together?  
(Ngày trước các bạn có thường đi học cùng nhau không?)
What did you use to have for breakfast?
(Trước đây bạn ăn sáng với gì?)
Why did you use to eat so much?
(Trước đây tại sao bạn ăn nhiều vậy?)
3. Cách sử dụng thông dụng nhất
a. Để chỉ thói quen trong quá khứ
“Used to” được sử dụng để chỉ thói quen trong quá khứ và không còn xảy ra trong hiện tại.
12
Ví dụ:
We used to live in Thai Binh when I as a child.
(Chúng tôi từng sống ở Thái Bình khi tôi là một đứa trẻ.)
I used to walk to work when I was younger. 
(Tôi từng đi bộ để đi làm khi tôi còn trẻ.)
b. Tình trạng / trạng thái trong quá khứ
“Used to” được dùng để thể hiện tình trạng trong quá khứ nhưng không còn tồn tại nữa trong hiện tại.
Ví dụ:
I used to like The Men but now I never listen to them.
(Trước đây tôi thích nhóm nhạc The Men nhưng giờ tôi không nghe nữa)
She used to have long hair but nowadays this hair is very short.
(Trước đây Cô ấy có mái tóc dài nhưng giờ tóc đó rất ngắn.)

Chủ đề 2: NHỮNG DẠNG TƯƠNG TỰ CỦA “used to”


a. Cấu trúc “BE USED TO” (Đã quen với)
- Công thức: S+ tobe used to+ V-ing/ Noun
Trong cấu trúc “Be used to + V-ing/Noun”, “used” là 1 tính từ và “to” là 1 giới từ)
Ví dụ:
He is used to working late
(Anh ấy đã quen với việc làm việc muộn)
13
Cách dùng: Để diễn tả ý nghĩa rằng bạn đã từng làm 1 việc gì đó nhiều lần, đã rất có kinh nghiệm với việc này rồi và không còn
lạ lẫm hoặc gặp khó khăn với việc này nữa.
- Dạng phủ định: S+ tobe not used to+ V_ing/Noun (không quen với, chưa quen với)
Ví dụ:
I am not used to the new system in the factory yet.
(Tôi vẫn chưa quen với hệ thống mới ở nhà máy).
- Dạng câu hỏi: Be + S + used to + V_ing/Noun…?
Ví dụ:
Is she used to cooking?
(Cô ấy có quen với việc nấu ăn không?)
b. Cấu trúc “GET USED TO” (Dần quen với)
- Công thức: S + get used to + V-ing/ noun
- Cách dùng: Được sử dụng để nói về việc dần quen với 1 vấn đề/sự việc nào đó
- Dạng khẳng định: S + get usd to + V_ing/Noun…
I got used to getting up early in the morning.
(Tôi đã dần dần quen với việc thức dậy sớm vào buổi sáng)
- Dạng phủ định: S + not get usd to + V_ing/Noun…
We couldn’t get used to the noisy neighborhood, so we moved.
(Chúng tôi đã không thể quen với tiếng ồn của hàng xóm, vậy nên chúng tôi chuyển đi)
- Dạng nghi vấn: Does/Do/ Did/ Hav/Has…S + get usd to + V_ing/Noun…?
14
Have Tom got used to driving on the left yet?
(Tom đã quen với việc lái xe bên tay trái chưa?)
Lưu ý
1. Cả hai cấu trúc “be used to” và “get used to” đều theo sau bởi danh từ hoặc danh động từ (V -ing)
2. “Be used to” và “get used to” có thể được dùng ở tất cả các thì, chia động từ phù hợp cho từng thì. Ví dụ:
You will soon get used to living alone.
When we lived in Bangkok, we were used to hot weather.
I have been getting used to snakes for a long time.

Chủ đề 3: NEGATIVE YES-NO QUESTIONS


1. Định nghĩa:
Negative Yes-No Questions là Câu hỏi Yes/No dạng Phủ định. Chúng ta thường dùng câu hỏi Yes/No dạng phủ định để kiểm
tra hay xác nhận một vấn đề/sự việc... mà chúng ta tin hay mong là đúng, hoặc khi chúng ta nghĩ cái gì đó là một việc làm đúng.
2. Cấu trúc:
Chúng ta biến “câu phủ định” thành “câu hỏi yes/no phủ định”. Cụ thể sau khi biến chúng ta có các dạng sau”
- Tobe + not + S + adj….?
- Do/Does/Did/ + S + Vo…?
- Have + not + S + V3/ Ved….?
- Can/Will…+ not + S + Vo…?
Ví dụ:
15
He isn't happy. → Isn't he happy?
(Anh ấy không hạnh phúc sao?)
You aren't hungry. → Aren't you hungry?
(Bạn không đói à?)
You don't like bananas. → Don't you like bananas?
(Bạn không thích chuối sao?)
She didn't come. → Didn't she come?
(Cô ấy đã không đến à?)
They can't speak English. → Can't they speak English?
(Họ không nói được tiếng Anh à?)
3. Cách trả lời câu hỏi “Negative yes/no question”
Câu trả lời giống hệt như đối với câu hỏi có - không khẳng định (positive yes-no questions). Chúng ta trả lời “không” khi câu trả
lời là phủ định và “có” khi câu trả lời là khẳng định.
Ví dụ:
Isn't he happy? Yes, he’s.
(Anh ấy không hạnh phúc sao?- Vâng, anh ấy không hạnh phút chút nào.)
Aren't you hungry? No, I’m not.
(Bạn không đói à?- Không, tôi không đói chút nào.)
Don't you like bananas? – Yes, I do.
(Bạn không thích chuối sao? – Vâng, tôi thích.)
16
Didn't she come? – Yes, she did.
(Cô ấy đã không đến à?- Vâng, cô ấy đã không đến.)
Can't they speak English? – No, they can’t.
(Họ không nói được tiếng Anh à? – Không họ không nói được gì cả.)
4. Một số lưu ý khi dùng “Negative Yes/No Question”
1. Khi dùng từ đầy đủ "not", trật tự câu sẽ là: Auxiliary + Subject(s) + NOT+ ….?
Is that not the oldest building in this street?
(Tòa nhà đó không phải củ nhất trên con đường này phải không?)
 2. Chúng ta có thể dùng câu hỏi “Negative Yes/No Question” để đưa ra lời mời, lời chào/dạm hỏi và lời phàn nàn mạnh mẽ
hơn:
Won't you stay for dinner?
(Anh không ở lại ăn tối sao?)
=> invitation; stronger than "Will you stay for dinner?"
 Wouldn't you like another coffee?
(Anh không muốn thêm một ly cà phê nữa à?)
=> offer; stronger than "Would you like another coffee?"
 Can't the manager do something about the noise?
(Sếp chẳng làm gì về tiếng ồn đó được à?)
=> complaint; stronger than "Can the manager do something about the noise?"

17
Unit 7: About Personality
Chủ đề 1: Gerunds and Infinitives
1. Định nghĩa:
Danh động từ (Gerund) là những từ có cấu trúc như một động từ, nhưng lại có chức năng làm danh từ. Danh động từ là những
động từ thêm “ing” để biến thành danh từ.
Động từ nguyên mẫu (infinitive) trong tiếng Anh là những động từ có cấu trúc cơ bản nhất. Động từ nguyên mẫu thường được
chia thành 2 loại: động từ đi kèm bởi “to”, và động từ không có “to”.
2. Cách dùng:
2a. Cách dùng “Gerunds”
Gerunds (Danh động từ) được dùng trong cách trường hợp sau:
- Danh từ làm chủ từ của câu:                  Swimming is my favourite sport.
- Bổ ngữ của động từ:          My hobby is collecting stamps.
- Tân ngữ của động từ:          I enjoy traveling. 
Trong trường hợp Gerunds làm tân ngữ trong câu thì Gerunds thường theo sau những động từ sau đây: enjoy (thưởng thức),
avoid (tránh), admit (thừa nhận), appreciate (đánh giá cao), mind (quan tâm, ngại), finish (kết thúc), practice (thực hành), suggest
(đề nghị), postpone (hoãn lại), consider (xem xét), hate (ghét), like (thích), love (yêu), deny (phủ nhận), detest (ghét), keep (tiếp tục),
miss (bỏ lỡ), imagine (tưởng tượng), mention (đề cập), risk (liều), delay (trì hoãn), ….
- Sau một số cấu trúc: 

18
I’m busy…, It’s (no) good…., it’s not worth…., there is no point in…., can’t help….., can’t stand……., have a hard/difficult time…..,
have difficulty (in) …
Ví dụ: It’s no use persuading him
- Sau cấu trúc: S + spend/waste (time, money …) + V_ing….
Ví dụ: He waste his time doing meaningless things
2b. Cách dùng “Infinitives”
To-infinitive / Infinitive with to: Động từ nguyên mẫu có “to”
* Động từ nguyên mẫu có to được dùng làm:
- Chủ ngữ của câu:          
Ví dụ: To become a famous singer is her dream.
- Bổ ngữ cho chủ ngữ:     
Ví dụ: What I like is to swim in the sea and then to lie on the warm sand.
- Tân ngữ của động từ     
Ví dụ: It was late, so we decided to take a taxi home.
Trong trường hợp “To-infinitive” làm tân ngữ thì ó thường đi sau những động từ sau đây: Agree (đồng ý) , appear (xuất hiện),
afford (ban cho), ask (hỏi), demand (đòihỏi), expect (mong đợi), hesitate (do dự), intend (dự định), invite (mời), want (muốn), wish
(ao ước), hope (hy vọng), promise (hứa), decide (quyết định), tell (nói), refuse (từ chối), learn (học hỏi), fail (thất bại), plan (lập kế
hoạch), manage (quản lý), pretend (giả vờ), remind (nhắc nhở), persuade (thuyết phục), encourage (khuyến khích), force (ép buộc),
order (ra lệnh), urge (thúc giục), seem (dường như), tend (có xu hướng), threaten (đoe dọa),…
- Sau một số tính từ (happy, glad, sorry…)
19
Ex: I am really sorry to hear that
- Sau công thức “I would like /love/prefer”
Ví dụ: I would like to see your boss
 - Sau một số danh từ (surprise, fun …)
Ví dụ: What a fun to be here
 - Sau cấu trúc “too/enough”
Ví dụ: He’s clever enough to finish the task
      She is too short to reach the ceiling
 - Trong một số cấu trúc như: to tell you the truth, to the honest, to begin with,…                                   
Ví dụ: To begin with, I’d like to talk about the sales this year    
Bare infinitive / Infinitive without to (V1): Động từ nguyên mẫu không “to”
Động từ nguyên mẫu không to được dùng:
- Sau động từ khiếm khuyết: can, will, shall, could, would,…
- Sau các động từ: let, make, would rather, had better
Ví dụ: They made him repeat the whole story.
- Các động từ chỉ tri giác: hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find ..
Ví dụ: I saw her get off the bus.
3. Những động từ đặc biệt được theo sau cả Gerunds and Infinitives
Không thay đổi nghĩa:
+ begin / start / continue/ like / love + to-inf / V-ing
20
Ví dụ: It started to rain / raining.
Thay đổi nghĩa:
+ remember / forget / regret + V-ing: nhớ / quên/ nuối tiếc việc đã xảy ra rồi (trong quá khứ)
+ remember / forget / regret + to-inf: nhớ / quên/ nuối tiếc việc chưa, sắp xảy ra (trong tương lai)
Ví dụ:
Don’t forget to turn off the light when you go to bed.
I remember meeting you somewhere but I can’t know your name.
Remember to send her some flowers because today is her birthday.
+ stop + V-ing: dừng hẳn việc gì
+ stop + to-inf: dừng ….. để …
VÍ dụ:
He stopped smoking because it is harmful for his health.
On the way home, I stopped at the post office to buy a newspaper.
+ try + V-ing: thử
+ try + to-inf: cố gắng
+ need + V-ing = need + to be + V3: cần được (bị động)
+ need + to-inf: cần (chủ động)
Ví dụ:
I need to wash my car.
My car is very dirty. It needs washing / to be washed.
21
+ Cấu trúc nhờ vả:
S + have + O người + Vo + O vật ...
S + have + O vật + V3 + (by + O người) ...
S + get + O người + to-inf + O vật
S + get + O vật + V3 + (by + O người)

Chủ đề 2: Gerunds as objects of prepositions


Ngoài các chức năng như Chủ từ, Túc từ và Tân ngữ như đã nói ở trên thì Gerunds còn có chức năng túc từ của giới từ. Nói cách
khác, khi một động từ theo sau một giời từ thì động từ đó phải ở dạng Gerund (V_ing). Sau đây là vài cách dung Gerunds thông dụng
nhất.
 About + V_ing… Of + V-ing
 Be excited about (háo hức, phấn khích)  Be accused of (bị đổ lỗi)
 Be worried about (lo lắng về)  Be capable of (có khả năng, năng lực…)
 Complain about/ of (phàn nàn)  For the purpose of (vì mục đích…)
 Dream talk about/of (mơ)  Be guilty of (có tội, có lỗi…)
 Talk/think about/ of (nói/ nghĩ)  Instead of (thay vì)
    Take advantage of (lợi dụng, tận dụng)
 For + V_ing  Take care of (quan tâm, chăm sóc)
 Apologize for (xin lỗi về…)  Be tired of (mệt mỏi, chán với…)

22
 Blame (somebody) for (đổ lỗi)
 Forgive (somebody) for (tha thứ)
 Have an accuse for (có lí do)
 
 Have a reason  for (có lí do)
 On +V_ing
 Be responsible for (chịu trách nhiệm)
 Insist on : khăng khăng, nhất quyết
 Thank (someone) for (cảm ơn)
 
 
 To + V_ing
 From +V_ing
 Be accustomed to (quen với)
 Keep (someone) from (ngăn cản)
 Be used to (quen với)
 Prevent (someone) from (ngăn cản)
 Indition to (bên cạnh, ngoài ra)
 Prohibit (someone) from (cấm)
 Be commited to (tận tâm, tận tụy)
 Stop (someone) from (ngăn cản)
 Be devoted to (tậm tâm)
  
 Look forward to (mong đợi, chờ)
 In + V_ing
 Object to (phản đối)
 Believe in (tin tưởng)
 Be opposed to (phản đối)
 Be interested in (thích, quan tâm)
 Participate in (tham gia)
 Succeed in (thành công)

23
Unit 8: The Arts
Chủ đề 1: Passive Voice - Câu bị động
Passive Voice (Câu bị động) được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành
động đó. Thì của động từ ở câu bị động phải tuân theo thì của động từ ở câu chủ động. Câu bị động có công thức tổng quát là:
Câu chủ động (Active): S + V +O…
Cau bị động (Passive): S + tobe + V3/Ved + O …. by/with….
Câu chủ động ở dạng thì nào thì chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó và vẫn đảm sự hòa hợp giữa “tobe” với chủ
từ về số ít hay số nhiều.
Ví dụ:
They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)
A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây được trồng ở trong vườn (bởi họ).) Lưu ý: “By them” có thể bỏ đi trong câu.
1. Những điểm cần lưu ý:
a. Nếu S - chủ ngữ trong câu chủ động là: they, she, he, it, people, everyone, someone, anyone, … => thì không cần đưa vào câu
bị động
Ví dụ: They stole my motorbike last night. (Bọn chúng lấy trộm xe máy của tôi đêm qua)
➤ My motorbike was stolen last night. (Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)
b. Nếu S - chủ ngữ trong câu chủ động là người hoặc vật
➤ Trực tiếp gây ra hành động thì chuyển sang bị động sẽ dùng 'by'
Ví dụ: She is making a cake => A cake is being made by her.

24
➤ Gián tiếp gây ra hành động thì dùng 'with'
Ví dụ: A door is opened with a key
c. Khi câu Chủ động ở dạng phủ định thì them ‘not’ vào ‘tobe’ trong câu Bị động
Ví dụ: A door isn’t opened with a key.
2. Cách tiến hành chuyển câu Chủ động sang câu Bị động
Các bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị đông
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động, chuyển thành chủ ngữ câu bị động.
Bước 2: Xác định thì (tense) trong câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động, bao gồm “tobe + Ved/V3”.
Bước 3: Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ thêm “by/with” phía trước. Những chủ ngữ không xác định
chúng ta có thể bỏ qua như: by them, by people, by her, by him…
Active sentence: He opens the door.
S (3) V (2) O (1)

Passive sentence: The door is opened (by him)


S tobe V3/Ved by….

- Có thể thấy động từ ‘tobe’ sẽ thay đổi khác nhau ở các thì khác nhau. Sau đây là bản tổng hợp dạng câu Bị động ở các thì khác
nhau.

25
Thì Chủ đô ̣ng Bị đô ̣ng

Hiê ̣n tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + Ved/3…

Hiê ̣n tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + Ved/3…

Hiê ̣n tại hoàn thành S + have/has + Ved/3 + O S + have/has + been + Ved/3…

Quá khứ đơn S + V(ed/2) + O S + was/were + Ved/3…

Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + Ved/3…

Tương lai đơn S + will + Vo + O S + will + be + Ved/3…

Tương lai gần S + am/is/are going to + Vo+ O S + am/is/are going to + be + Ved/3…

Đô ̣ng từ khuyết thiếu S + can/could/may… + Vo + O S + can/could/may/might… + be + Ved/3…

Chủ đề 2: The passive voice: Yes/No questions


Đối với loại câu Bị động ỡ dạng câu hỏi Yes/No, chúng ta chỉ cần di chuyển các trợ động từ đầu tiên ra trước chủ từ. Để trả lời
cho loại câu hỏi hỏi này, chúng ta vẫn dung ‘Yes/No” như bình thường. Ta có bản tổn hợp như sau:

Thì Chủ đô ̣ng Bị đô ̣ng

Hiê ̣n tại đơn S + V(s/es) + O Am/Is/Are + S + Ved/3…?

Hiê ̣n tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O Am/Is/Are + S + being + Ved/3…?

26
Hiê ̣n tại hoàn thành S + have/has + Ved/3 + O Has/Have + S + been + Ved/3…?

Quá khứ đơn S + V(ed/2) + O Were/Was + S + Ved/3…?

Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O Were/Was + S + being + Ved/3…?

Tương lai đơn S + will + Vo + O Will + S + be + Ved/3…?

Tương lai gần S + am/is/are going to + Vo+ O Am/Is/Are + S + going to + be + Ved/3…?

Đô ̣ng từ khuyết thiếu S + can/could/may… + Vo + O Can/Could/may…S + be + Ved/3…?

Unit 9: Living in Cyberspace


Chủ đề 1: The Infinitive of Purpose – Động từ nguyên mẫu chỉ mục đích
1. Định nghĩa:
- Khi muốn điễn tả mục đích của một sự việc hay hành động hoặc để trả lời cho câu hỏi “Why”, chúng ta dùng cụm động từ
nguyên mẫu chỉ mục đích.
- Cụm từ nguyên mẫu chỉ mục đích có 3 từ “to/in order to/so as to + Vo…”,có nghĩa là “để, để mà”, được dùng trong câu để giới
thiệu về mục đích của hành động được nhắc đến ngay trước đó. Có dạng:
S + V+….to/ in order to/ so as to + Vo…
Ví dụ:
I’m calling to place an order for delivery. (Tôi gọi để order giao hàng )
John went to the door in order to open it. (John tiến về phía cửa để mở nó ra.)
- Nguyên mẫu chỉ mục đích cũng có thể đứng đầu câu đóng vai trò làm trạng ngữ của câu.
27
So as to pass this test, you need to achieve a score of 60% or more. (Để vượt qua bài kiểm tra này, thí sinh cần đạt được ít nhất 60%
số điểm.)
- Khi mang ý nghĩa phủ định, chúng ta thêm “not” vào trước ‘to”. Cấu trúc như sau:

S + V + (not) + to + V … .
S + V + in order/so as + (not) + to + V … .

Ví dụ:
He borrowed money so as not to buy a computer. (Anh ta mượn tiền không phải để mua 1 chiếc máy tính.)
She wore headphones in order not to disturb anyone. (Cô ấy đeo tai nghe để không làm ảnh hưởng ai.)
***Lưu ý:
Khi dùng "in order to/ so as to" để chỉ mục đích hành động hướng tới đối tượng khác thì ta them “for O” trước “to”.
 
S + V + in order + for O + (not) + to + V ….
Ví dụ:
He closed the window in order for me not to get cold. (Anh ấy đóng cửa sổ để tôi không bị cảm lạnh.)

Chủ đề 2: Các loại so sánh trong tiếng Anh


1. Comparision with as/so…as (So sánh ngang bằng)
a. Khái niệm:

28
Khi muốn đề cập sự vật, sự việc ở cấp độ nganh bằng nhau, chúng ta dùng So sánh ngang bằng.
b. Cấu trúc ở đạng khẳng định:
- Khi dùng as….as
S + V + as/so + adj/adv + as + N/pronoun
Ví dụ: Her house is as high as Tim’s house. (Nhà cô ấy cao bằng nhà Tim)
- Khi dùng same…. As
S + V + the same + (noun) + as + noun/ pronoun
Ví dụ: Her house is the same height as Tim’s house. (Nhà cô ấy cao bằng nhà Tim)
c. Cấu trúc ở đạng phủ định (Được dùng để đế cập đến sự khác biệt giữa 2 sự vật, sự việc)
- Khi dùng as….as
S + V + not + as/so + adj/adv + as + N/Pronoun
Ví dụ: Her house isn’t as high as Tim’s house. (Nhà cô ấy không cao bằng nhà Tim)
- Khi dùng same…. As
S + V + not + the same + (noun) + as + noun/ pronoun
Ví dụ: Her house isn’t the same height as Tim’s house. (Nhà cô ấy không cao bằng nhà Tim)
2. Comparative (So sánh hơn)
a. Khái niệm:
So sánh hơn được hiểu là cấu trúc so sánh giữa 2 hay nhiều vật/người với nhau về 1 hay nhiều tiêu chí, trong số có 1 vật đạt
được tiêu chí được đưa ra cao hơn hay thấp hơn so với các vật còn lại.
b. Cấu trúc so sánh hơn
29
- So sánh hơn với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:      
S1 + tobe + Short adjective + ER + than + S2 + tobe…
S1 + Verb + Short adverb + ER+ than + Object/ Noun/ Pronoun
Ví dụ:
This book is thicker than that one. (Quyển sách này mỏng hơn quyển kia)
They work harder than I do. (Họ làm việc chăm hơn tôi)
- So sánh hơn với tính từ dài và trạng từ dài:
Cấu trúc:
S1 + tobe + more + Long Adj + than + S2 + Axiliary…
S1 + verb + more + Long Adv + than + Object/ Noun/ Pronoun
Ví dụ:
He is more intelligent than I am. (Anh ấy thông minh hơn tôi)
My friend did the test more carefully than I did. (Bạn tôi đã làm bài thi cẩn thận hơn tôi)
c. Cách nhận biết tính từ ngắn và dài trong so sánh hơn
Short adj (Tính từ ngắn)
– Là tính từ có 1 âm tiết: long, short, tall, …
– Là tính từ có 2 âm tiết kết thúc bằng: y, et, ow, er, le, ure như: narrow, simple, quiet, polite. (ngoại lệ guilty, eager).
Long adj (Tính từ dài)

30
- Là tính từ có nhiều hơn một âm tiết (trừ trường hợp 2 âm tiết của short adj) như: precious (quý báu), difficult (khó khăn),
beautiful (xinh đẹp), important (quan trọng),…
d. Cách them “ER”
- Most short adjectives: add –er: taller, smaller,….
- Adjectives ending in –e: add –r: simpler,….
- Adjectives ending in –y: leave –y, and add –ier: happier,….
- Adjectives ending in one vowel and one consonant (expect w): double the last consonant and then add –er: thinner, bigger, …
e. Các trường hợp bất quy tắc

Trường hợp So sánh hơn

Good/ well Better

Bad/ badly Worse

Many/ much More

Little Less

Far Farther (về khoảng cách)


Further (nghĩa rộng ra)

Near Nearer

Late Later

31
Old Older (về tuổi tác)
Elder (về cấp bậc hơn là tuổi tác)

Happy happier

Simple simpler 

Narrow narrower

Clever cleverer

3. Superlative (So sánh nhất)


a. Khái niệm:
Chúng ta thường sử dụng so sánh nhất để làm nổi bật một đặc điểm của chủ thể nào đó, có thể là người hoặc vật, so với nhiều
chủ thể còn lại.
b. Cấu trúc so sánh nhất
- So sánh nhất với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:      
S1 + tobe + the + Short adjective + EST…..
S1 + Verb + the Short adverb + EST…..
Ví dụ:
This book is the thickest one. (Quyển sách này mỏng nhất)

32
Who jumps the highest will win.  (Ai nhảy cao nhất sẽ chiến thắng)
- So sánh nhất với tính từ dài và trạng từ dài:
Cấu trúc:
S1 + tobe + the most + Long Adj ….
S1 + verb + the most + Long Adv ….
Ví dụ:
He is the most intelligent student in this class. (Anh ấy thông minh nhất trong lớp này)
This is the most difficult problem in the book. (Đây là vấn đề khó nhất trong sách)
c. Phân biệt tính từ ngắn-dài
Tính từ ngắn
- One sound: tall, big, small, thin, high, nice, fat, thick, ….
- Two sounds with endings in –y, –le, –ow, –er, –et : happy, gentle, narrow, clever, quiet
Tính từ dài
- Two sounds or more: perfect, childish, nervous, beautiful, intelligent, satisfactory….
d. Cách thêm “EST”
- Most short adjectives: add –est: the tallest, the smallest,….
- Adjectives ending in –e: add –st: the simplest,….
- Adjectives ending in –y: leave –y, and add –iest: the happiest,….
- Adjectives ending in one vowel and one consonant: double the last consonant and then add –est: thinnest, biggest, …
e. Các trường hợp bất quy tắc
33
Trường hợp So sánh hơn So sánh nhất

Good/ well Better The best

Bad/ badly Worse The worst

Many/ much More The most

Little Less The least

Far Farther (về khoảng cách) The farthest


Further (nghĩa rộng ra) The furthest

Near Nearer The nearest

Late Later The latest

Old Older (về tuổi tác) The oldest


Elder (về cấp bậc hơn là tuổi The oldest
tác)

Happy happier The happiest

Simple simpler  The simplest

Narrow narrower The narrowest

Clever cleverer The cleverest

34
Unit 10: Ethics and Values
Chủ đề 1: The unreal condition (Điều kiện không thật ở hiện tại)
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.
Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Ví dụ: If it rains - I will stay at home.
Phân tích ví dụ này sẽ có mệnh đề điều kiện: If it rains (nếu trời mưa) - mệnh đề chính: I will stay at home ( tôi sẽ ở nhà)
1.Định nghĩa:
The unreal conditional là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại, điều kiện không tồn tại.
2. Công thức: 
The unreal condition dùng thì Simple past (quá khứ đơn) trong If clause và dạng “would + Vo” trongmain clause. Cụ thể như
bảng sau:

If clause Main clause

If + S + V-ed /V2... S + would (not) / could (not) / should (not) + Vo….


To be: were / weren't

- Chúng ta có thể đảo vị trí giữa If clauseva2 main clause. Nhưng nếu if clause đứng trước thì giữa 2 mệnh đề có dấu phẩy.
Ví dụ:

35
If I had a million USD, I would buy a Ferrari. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.)  ⇐ hiện tại tôi không có
If he had more time, he would learn karate. (Nếu anh có nhiều thời gian, anh sẽ học karate.) ⇐ thời gian không có nhiều
She would spend a year in the USA if it were easier to get a green card. Cô ấy sẽ dành một năm ở Mỹ nếu dễ dàng có được thẻ xanh).
⇐ thực tế để lấy được thẻ xanh của Mỹ rất khó
If I lived on a lonely island, I would run around naked all day. (Nếu tôi sống trên một hòn đảo cô đơn, tôi sẽ khỏa thân chạy quanh cả
ngày.) ⇐ thực tế bạn không có hòn đảo nào

Chủ đề 2: Possessive pronouns (đại từ sỡ hữu)


1. Khái niệm
Để chỉ sự sở hữu của ai đó đối với cái gì, hay thứ gì đó thuộc về ai, chúng ta có thể sử dụng tính từ sở hữu hoặc đại từ sở hữu.
Chúng ta có bảng tổng hợp sau:
Đại từ nhân xưng Tính từ sở hữu Đại từ sở hữu
(Personal pronoun) (Possessive Adjective) (Possessive Pronoun)

I My Mine
You Your Yours
He His His
She Her Hers
It Its Its
We Our Ours
They Their Theirs
-Theo bảng trên, chúng ta có từng tính từ sở hữu và đại từ sở hữu cho từng đại từ nhân xung (chủ từ).

36
2. Tính từ sở hữu (Possessive Adjectives)
Tính từ sở hữu được sử dụng trước 1 danh từ để chỉ sự sở hữu.
Ví dụ:
This is my house. (Đây là nhà của tôi.)
Her mother is an amazing woman. (Mẹ của cô ấy là 1 người phụ nữ tuyệt vời.)
3. Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns)
Đại từ sở hữu được sử dụng để thay thế cho 1 danh từ khi chúng ta không muốn lặp lại danh từ này lần thứ hai hoặc được dùng
để trả lời cho câu hỏi “whose” và làm sáng tỏ câu trả lời của “which”.
Đại từ sở hữu = 1 tính từ sở hữu + 1 danh từ
Ví dụ:
This house is mine. (Đây là nhà của tôi.)
This is her new backpack. It’s quite similar to yours. (= … your backpack)
(Đây là chiếc cặp sách mới của cô ấy. Nó khá là giống với cái của bạn.)

37

You might also like