You are on page 1of 1

CỰC TRỊ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA HÀM HAI BIẾN

Định nghĩa: Cho hàm số z=f(x,y) xác định tại (x0,y0) và một đường cong (C) xác
định bởi phương trình φ(x,y)=0 đi qua điểm (x0,y0).
- Ta nói hàm số z=f(x,y) đạt cực đại (cực tiểu) tại điểm (x0,y0) thỏa điều kiện
φ(x,y)=0
- Nếu tồn tại một lân cận Vε(x0,y0) sao cho f(x,y) ≤ f(x0,y0), (f(x,y) ≥ f(x0,y0)),
∀( x , y) € Vε (x0,y0)∩(C).

=> Để tìm cực trị của hàm z=f(x,y) với điều kiện φ(x,y)=0 ta làm như sau:
Trường hợp I: Nếu từ φ(x,y)=0 ta có thể rút được x=g(y) hoặc y=g(x) thì thay vào
z=f(x,y) ta được hàm một biến. Từ đó tìm cực trị của hàm một biến.
Trường hợp II: Nếu từ φ(x,y)=0 không thể rút được x=g(y) hoặc y=g(x) thì ta lập
hàm Lagrange L(x,y) = f(x,y) + λφ(x,y), (λ được gọi là nhân tử Lagrange).
L ' x ( x , y)=0

{
+ Giải hệ phương trình L' y (x , y )=0
φ( x , y)=0
để tìm các nghiệm dạng (x0,y0,λ)

+ Tính vi phân toàn phần cấp hai:


d2L(x0,y0, λ) = L”xx(x0,y0, λ)dx2 + 2L”xy (x0,y0, λ)dxdy + L”yy(x0,y0, λ)dy2
+Nếu d2L(x0,y0, λ)>0 thì (x0,y0) là điểm cực tiểu của hàm số f(x,y) với điều kiện
φ(x,y)=0.
+Nếu d2L(x0,y0, λ)<0 thì (x0,y0) là điểm cực đại của hàm số f(x,y) với điều kiện
φ(x,y)=0.
+ Tại các điểm (x0,y0)∩ (C) mà tại đó L’x(x0,y0) hoặc L’y(x0,y0) không tồn tại thì
phải xét riêng theo định nghĩa cực trị có điều kiện của hàm hai biến.

You might also like