You are on page 1of 18

CÂU HỞI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1:

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN CHẤT

Câu 1: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa quá trình chưng, quá trình cô đặc và quá trình
sấy.

Câu 2: Nêu qui tắc pha của Gibbs, ý nghĩa qui tắc pha của Gibbs trong quá trình chuyển khối. Áp dụng
qui tắc pha của Gibbs cho hệ một cấu tử tồn tại một pha, hai pha và ba pha; nêu ý nghĩa của các hệ này.

Câu 3: Trình bày khái niệm về cân bằng pha: cân bằng pha, nồng độ cân bằng pha, động lực quá trình,
qui tắc pha của Gibbs

Câu 4: Phát biểu định luật Henry và định luật Raoult, từ đó đưa ra phương trình ycb=f(x) để xác định
nồng độ cân bằng của cấu tử trong hai pha. Phạm vi ứng dụng của các định luật này khi nghiên cứu các
quá trình chuyển khối.

Câu 5: Từ định luật Raoult và Dalton hãy xác định phương trình đường cân bằng y*=f(x) của hệ hai cấu
tử A-B (trong đó A là cấu tử dễ bay hơi; B là cấu tử khó bay hơi)

CÂU HỞI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2:


QÚA TRÌNH HẤP THỤ

Câu 6: Trình bày quá trình hấp thụ (định nghĩa, chiều và cơ chế của quá trình). Một dung môi tốt để
đảm bảo quá trình hấp thụ cần phải đạt những tính chất nào?
Cho các ví dụ cụ thể về ứng dụng của quá trình hấp thụ trong các lĩnh vực công nghiệp: CNHH,
CNSH, CNTP, Kỹ thuật Dầu khí, CN Môi trường.

Câu 7: Trình bày sự ảnh hưởng của dung môi đến quá trình hấp thụ (ảnh hưởng đến chiều cao tháp và
nồng độ cuối của quá trình hấp thụ)

Câu 8: Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất đến quá trình hấp thụ

CÂU HỞI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 4:


QÚA TRÌNH CHƯNG
Câu 9: Quá trình chưng là gì? Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa quá trình chưng và quá
trình cô đặc

Câu 10: Từ định luật Raoult và Dalton hãy chứng minh rằng trong quá trình chưng khi tăng thành phần
của cấu tử dễ bay hơi trong pha lỏng thì thành phần của nó trong pha hơi tăng và thành phần của cấu tử
dễ bay hơi trong pha hơi luôn lớn hơn thành phần của nó pha lỏng.
Câu 11: Nêu các phương pháp chưng, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của các phương pháp chưng
đó

Câu 12: Tỷ số hồi lưu là gì? Tỷ số hồi lưu ảnh hưởng như thế nào đến kích thước của tháp chưng luyện
liên tục.

Câu 13: Hãy trình bày quá trình chưng luyện liên tục một hỗn hợp hai cấu tử gồm: vẽ đầy đủ hệ thống
tháp chưng luyện liên tục và trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống.

CÂU HỞI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 5:


QÚA TRÌNH TRÍCH LY

Câu 14: Khái niệm quá trình trích li: định nghĩa, ứng dụng, chọn dung môi

Câu 15: Trình bày nguyên tắc trích ly dưới dạng sơ đồ khối. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích
ly

Câu 16: Trình bày các phương pháp trích ly lỏng – lỏng: sơ đồ, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng

Câu 17: Trình bày các phương pháp trích ly trong công nghiệp gồm: trích ly một bậc và trích ly nhiều
bậc chéo dòng (chỉ trình bày sơ đồ hệ thống, và cách biểu diễn các phương pháp đó trên đồ thị Y-X và
trên đồ thị tam giác đều)

CÂU HỞI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 7:


QÚA TRÌNH SẤY

Câu 18: Trình bày quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu trong quá trình sấy. Các yếu tố bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng đến quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu

Câu 19: Trình bày nội dung nghiên cứu của tĩnh lực học và động lực học về sấy

Câu 20: Nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm là gì ? Ý nghĩa của nhiệt độ điểm sương trong quá
trình sấy. Cách xác định nhiệt độ điểm sương (bằng công thức tính và bằng đồ thị I-x)

Câu 21: Nhiệt độ điểm sương (ts) và nhiệt độ (tư) bầu ướt của không khí ẩm là gì? Cách xác định ts và tư
trên đồ thị I-x
BÀI TẬP CHƯƠNG 1:
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN CHẤT

Bài tập 1:
Trong một thiết bị truyền chất (truyền khối) hoạt động ở áp suất tuyệt đối 3,1 at, hệ số cấp khối
trong mỗi pha như sau: by=1,07kmol/m2.h (Dy=1) và bx=22kmol/m2.h (Dx=1). Thành phần cân bằng
của pha lỏng và pha khí tuân theo định luật Henry như sau: p*=0,08´106x (hệ số Henry có thứ nguyên
là mmHg, và cho biết 1at = 735 mmHg) Xác định:
1/ Hệ số truyền khối tổng quát của quá trình ky và kx
2/ So sánh trở lực khuyếch tán trong pha lỏng và pha khí

Bài tập 2:
Hãy xác định phần khối lượng, phần thể tích và phần mol của hỗn hợp lỏng gồm các cấu tử sau:
mmetanol = 160 kg; Mmetanol = 32 kg/kmol; rmetanol = 792 kg/m3.
mpropanol = 225 kg; Mpropanol = 60 kg/kmol; rpropanol = 804 kg/m3.
mbutanol = 400 kg; Mbutanol = 74 kg/kmol; rbutanol = 810 kg/m3.

Bài tập 3:
Không khí bão hòa hơi nước ở áp suất thường và nhiệt độ 340C. Hãy xác định:
1/ Áp suất riêng phần của không khí khô.
2/ Phần thể tích của hơi nước trong hỗn hợp không khí - hơi nước.
3/ Phần khối lượng của hơi nước trong hỗn hợp không khí - hơi nước.
4/ Thành phần khối lượng tương đối của hơi nước trong hỗn hợp không khí - hơi nước.
5/ Khối lượng riêng của hỗn hợp không khí - hơi nước.
Cho biết áp suất của hơi nước bão hòa ở nhiệt độ 340C là 40 mmHg. Áp suất của khí quyển là 745
mmHg.

Bài tập 4:
Hãy xác định phần khối lượng và thể tích của các cấu tử trong hỗn hợp khí gồm các cấu tử có
thành phần như sau:
Metan: 0,3 phần mol; etan: 0,45 phần mol; pentan: 0,25 phần mol
ở điều kiện chuẩn (p = 760mmHg, t = 00C) và ở p=10 at và t = 800C.
Cho biết trọng lượng phân tử của các cấu tử như sau:
Mmetan = 16 kg/kmol; Metan = 30 kg/kmol; Mpentan = 72 kg/kmol;
và 760 mmHg = 1,033 at.
Bài tập 5:
1/Chứng minh công thức xác định khối lượng riêng của hỗn hợp không khí ẩm:
TP 0.378Pbh
 am   0 0 (1  )
TP0 P
Trong đó: o: Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn.
Po, P: áp suất chung của hỗn hợp không khí ẩm (ứng với To, T)
2/ Xác định áp suất riêng phần của hơi nước, khối lượng riêng và hàm ẩm của hỗn hợp không
khí. Cho biết:
t = 60oC, P = 380 mmHg,  = 0.4, Pbh (ở 60oC) = 149.4 mmHg, o=1.293kg/m3.

Bài tập 6:
Xác định áp suất riêng phần, nồng độ phần mol của hơi toluen cân bằng với hỗn hợp lỏng
toluen-xylen ở 900C, nếu toluen trong pha lỏng chiếm 55,1% khối lượng và áp suất chung của hệ bằng
760mmHg.
Cho biết áp suất hơi bão hòa của toluen ở 90 0C là 985mmHg. Trọng lượng phân tử của toluen
MT = 92kg/kmol và của xylen MX=106kg/kmol.

Bài tập 7:
Một hỗn hợp hexan-nước không tan lẫn vào nhau. Xác định nồng độ phần mol của các cấu tử
trong pha hơi ở trạng thái cân bằng với pha lỏng ở 500C.
Cho biết áp suất hơi bão hòa của hexan và của hơi nước ở 50 0C lần lượt là 400mmHg và
92,5mmHg.

Bài tập 8:
Xác định nồng độ phần mol của các cấu tử trong pha hơi ở trạng thái cân bằng với pha lỏng khi
cho một hỗn hợp lỏng chứa 40% phần mol benzen và 60% phần mol toluen ở 60 0C. Hỗn hợp này tuân
theo định luật Raoult.
Cho biết áp suất hơi bão hòa của benzen và toluen ở 600C lần lượt là 385mmHg và 140mmHg.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2:


QÚA TRÌNH HẤP THỤ

Bài tập 9:
Một hỗn hợp khí gồm NH3 và không khí chứa 25% khối lượng NH3 được rửa bằng nước để nồng
độ NH3 giảm xuống còn 3% khối lượng. Xác định số đĩa lý thuyết cần thiết để đáp ứng yêu cầu tách nói
trên?
Cho biết cường độ dòng nước: 6 kg/m2.s; cường độ dòng khí: 4 kg/m2.s; và phương trình đường cân
bằng Y = X (trong đó Y, X là phần khối lượng tương đối của NH3 trong pha khí và pha lỏng).

Bài tập 10:


Để tách một hỗn hợp khí gồm 20% thể tích C 2H2 và 80% thể tích H2. Người ta dùng aceton để
rửa hỗn hợp khí trên trong tháp hấp thụ loại đĩa, sao cho hỗn hợp khí sau rửa còn lại 0,2% thể tch C 2H2.
Quá trình rửa được tiến hành ở 250C, áp suất 1atm. Hãy xác định:
1/ Phương trình đường cân bằng
2/ Phương trình đường nồng độ làm việc của hệ khí – lỏng. Giả sử rằng quá trình tách chỉ đạt được
70% giá trị cực đại.
3/ Xác định số đĩa lý thuyết của thiết bị hấp thụ tách chất ở trên
Cho biết hệ số Henry của aceton ở 250C là: Ψ = 9,6(atm)
Bài tập 11:
Một hỗn hợp khí A có nồng độ đầu y đ = 0,2 (nồng độ phần mol) với lưu lượng pha khí Gy =
1000 mol/h đi vào tháp hấp thụ, tiếp xúc ngược chiều với dung môi nguyên chất. Biết phương trình
đường nồng độ cân bằng lỏng hơi là y* = 2x (x, y nồng độ phần mol)
1/ Tính lượng dung môi tối thiểu Gxmin, nếu nồng độ của khí A sau hấp thụ y c = 0,01 (nồng độ phần
mol)
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc và tính nồng độ ra của dung dịch, nếu lượng dung môi
thực tế Gx=1,5Gxmin
3/ Xác định số đĩa lý thuyết của tháp hấp thụ tách chất ở trên

Bài tập 12:


Hấp thụ NH3 trong không khí bằng nước. Nồng độ đầu của NH 3 trong không khí là 5% thể tích,
lúc cuối 0,27% thể tích. Lượng khí đi vào tháp hấp thụ là 10000m 3/h (ở đktc). Áp suất chung của không
khí là 760mmHg, khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m 3. Nồng độ đầu của NH3 trong nước là
0,2% khối lượng. Lượng dung môi tiêu hao riêng là 1,18kg/kg.
1/ Xác định lượng NH3 hấp thụ được (kg/h)
2/ Nồng độ NH3 trong nước (kg/kg)
3/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc

Bài tập 13:


Một tháp hấp thụ hơi aceton từ không khí bằng dung môi là nước với lưu lượng 3000 kg nước/h.
Hỗn hợp không khí - aceton có nồng độ aceton là 6% theo thể tích được đưa qua tháp ở nhiệt độ và áp
suất thường. Pha khí cho vào tháp có lưu lượng 1400 m 3/h không khí tinh khiết (ở điều kiện chuẩn).
Tháp hấp thụ được 98% aceton.
Hãy xác định:
1/ Nồng độ aceton có trong pha khí (kmol aceton/kmol không khí) trước khi vào tháp và sau khi ra khỏi
tháp hấp thụ
2/ Lượng aceton được hấp thụ (kmol/h)
3/ Nồng độ aceton trong nước đi ra khỏi tháp hấp thụ (kmol aceton/kmol nước)

Bài tập 14:


Một hỗn hợp khí gồm NH3 - không khí, chứa 30% kg NH3, được rửa bằng nước ở áp suất thường
để nồng độ NH3 giảm xuống còn 3% kg. Xác định số đĩa lí thuyết cần thiết của tháp hấp thụ để đáp ứng
yêu cầu tách nói trên. Cho biết cường độ nước rửa là 10 kg/h; cường độ dòng khí vào tháp là 4 kg/h và
phương trình đường cân bằng của hệ : Y=X (trong đó Y, X tính theo nồng độ phần khối lượng tương
đối)

Bài tập 15:


Hấp thụ NH3 bằng nước trong tháp đệm. Nồng độ đầu của NH 3 trong khí là 8% thể tích. Áp suất
tuyệt đối trong tháp là 2at. Độ hòa tan của NH 3 trong nước ở điều kiện này tuân theo định luật Henry: p
= 2000x (mmHg) (x là phần mol của NH3 trong dung dịch). Tính nồng độ lớn nhất của NH3 trong nước
có thể thu được. (biết 1at = 735,6 mmHg)

Bài tập 16:


Xác định lượng nước (m3/h) cần thiết để hấp thụ được1500 kg/h SO2 từ không khí, biết lượng
nước (nguyên chất) cung cấp lớn hơn lượng nước tối thiểu là 65%. Nồng độ SO 2 trong không khí lúc
đầu là 18% khối lượng. Phương trình đường cân bằng có dạng y cb = 26,7 X. Trong đó: y cb là phần thể
tích SO2 trong không khí và X là phần mol tương đối của SO2 (kmol SO2/kmol nước).
Cho biết trọng lượng phân tử của SO2, không khí và của nước lần lượt là:
M SO2  64 kg / kmol; M kk  29 kg / kmol; M H 2O  18 kg / kmol

Bài tập 17:


Trong quá trình sản xuất C2H2 bằng phương pháp hồ quang người ta thu được một hỗn hợp chứa
20% thể tích C2H2 và 80% thể tích H2. Cần phải tách khí C2H2 ra khỏi hỗn hợp này sao cho phần khí
còn lại không chứa quá 0,2% thể tích C 2H2. Quá trình tách được thực hiện trong thiết bị hấp thụ loại
tháp với áp suất 1atm và nhiệt độ 250C. Các dung môi được lựa chọn cho quá trình này là nước, aceton
và dimetyl formamit (DMF). Hệ số Henry ở 250C được cho trong bảng sau:
Dung môi Hệ số Henry Ψ (atm)
Nước 1370
Aceton 17,6
DMF 9,6
a/ Xác định nồng độ hấp thụ cực đại của C2H2 trong ba dung môi trên
b/ So sánh lượng dung môi tiêu tốn (cho nhận xét khi sử dụng từng loại dung môi tính trên một
đơn vị C2H2 bị hấp thụ). Giả sử rằng quá trình tách chỉ đạt được 90% giá trị cực đại và lưu lượng dòng
khí cho vào tháp hấp thụ là không đổi

BÀI TẬP CHƯƠNG 2:


QÚA TRÌNH HẤP THỤ (tt)

Bài tập 18:


Cho không khí ở áp suất 765mmHg có chứa 14% (theo thể tích) C2H2, tiếp xúc trực tiếp với nước có
chứa 0,2910-3(kg C2H2/kg nước) ở 250C. Hỏi C2H2 sẽ chuyển từ pha nào sang pha nào? Tại sao? Cho
biết nồng độ cân bằng C2H2 trong pha lỏng và pha khí được xác định theo định luật Henry. Hệ số Henry
của C2H2 ở 250C là 1,01106mmHg; MC2H2=26(kg/kmol); MH2O= 18(kg/kmol)

Bài tập 19:


Xác định hệ số truyền chất KP (kg/h.m2.mmHg) trong tháp hấp thụ loại đệm để hấp thụ CO2
trong pha khí với dung môi là nước. Hỗn hợp khí cho vào đáy tháp với lưu lượng 5000(m3/h) trong đó
CO2 chiếm 28,4% (theo thể tích); hàm lượng cuối tại đỉnh của CO2 trong pha khí là 0,2% (theo thể
tích). Nước tinh khiết cho vào đỉnh tháp với lưu lượng 650(m3/h). Áp suất tuyệt đối trong tháp là 16,5
at, nhiệt độ là 150C. Tháp có hai tầng đệm (loại đệm vòng) có tổng diện tích bề mặt đệm là 5212 m 2 và
giả sử bề mặt đệm được thấm ướt hoàn toàn. Cho biết khối lượng riêng của CO 2 là 1,97(kg/m3) và của
nước là 1000(kg/m3); MCO2 = 44(kg/kmol); Hệ số Henry của CO2 ở 150C là 0,93106mmHg;
1at=735mmHg.
(Gợi ý: động lực trung bình (Ptb) cho toàn quá trình tính theo động lực trung bình
logarit)

Bài tập 20:


Trong một tháp hấp thụ, người ta dùng nước sạch để tách 1000 (kg/h) khí SO2 ra khỏi hỗn hợp
khí thải. Hỗn hợp khí thải chứa 5% thể tích SO2. Lượng nước dùng nhiều hơn 20% so với lượng nước
yêu cầu tối thiểu. Lượng SO2 được hấp thụ là 90%. Quá trình hấp thụ tiến hành ở áp suất 760 torr, nhiệt
độ 200C.
Tính động lực trung bình của quá trình theo atmophe (atm).
Cho biết độ hòa tan của SO2 trong nước ở 200C khi cân bằng theo bảng sau:
Lượng kg SO2 hòa 1 0,7 0,57 0,3 0,2 0,15 0,1 0,05 0,02
tan trong 100 kg
nước
Áp suất riêng phần 59 38 30,8 14,1 8,4 5,8 3,2 1,2 0,5
SO2 trên dung dịch
(torr)

Bài tập 21:


1/ Xác định lượng dung môi lý thuyết cực tiểu (kmol/h) để hấp thụ propan và butan từ hỗn hợp
khí có lưu lượng 1000(m3/h) (ở điều kiện chuẩn). Nồng độ propan và butan trong hỗn hợp khí ban đầu
lần lượt là 15 và 10% theo thể tích. Tháp hấp thụ hoạt động ở 300C, áp suất 294(kPa). Độ hòa tan của
propan và butan tuân theo định luật Raoult.
Cho biết áp suất hơi bão hòa của propan và butan ở 300C là 981(kPa) và 265(kPa)
2/ So sánh lượng dung môi cực tiểu hấp thụ hoàn toàn propan và butan, rút ra kết luận gì?

Bài tập 22:


Tính lượng acid sulfuric tiêu tốn (kg/h) để làm khô không khí ẩm trong điều kiện sau:
- Lưu lượng không khí ẩm cần xử lý là 515( m3/h)
- Hàm lượng ẩm ban đầu trong không khí ẩm là 0,025 (phần mol), hàm ẩm cuối trong không
khí ẩm sau xử lý là 0,01 (phần mol).
- Hàm lượng nước ban đầu trong acid là 0,76 (phần mol), hàm lượng nước cuối trong acid là
0,88 (phần mol)
Cho biết: khối lượng riêng của không khí ẩm là 1,29 (kg/m 3); Mkkk = 29 (kg/kmol); Mnước= 18
(kg/kmol); MH2SO4 = 98 (kg/kmol);
Ghi chú: không khí ẩm = không khí khô (kkk) + ẩm (hơi nước)

BÀI TẬP CHƯƠNG 4:


QÚA TRÌNH CHƯNG ĐƠN GIẢN & CHƯNG BẰNG HƠI NƯỚC
Bài tập 23:
Chưng đơn giản 1000kg hỗn hợp chứa 60% khối lượng rượu etylic và 40% khối lượng nước.
Sau khi chưng trong nồi còn lại 5% khối lượng rượu và nồng độ rượu thu được là 75% khối lượng.
Tính:
a/ Lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy thu được.
b/ Tính lượng nhiệt cần tiêu tốn để thực hiện quá trình chưng ở trên (bỏ qua lượng nhiệt dùng để
gia nhiệt sản phẩm đáy và nhiệt tổn thất ra môi trường). Cho biết nhiệt độ sôi trung bình của hỗn hợp là
88oC. Hỗn hợp đầu đưa và nồi chưng có nhiệt độ 81 oC. Nhiệt dung riêng của rượu và của nước lần lượt
là 3,35.103 và 4,19.103 J/kg.oC. Nhiệt hóa hơi của rượu và của của nước ở 88 oC lần lượt là 855.103 và
2290.103 J/kg.

Bài tập 24:


Đem chưng 2500kg dầu thông bẩn bằng hơi nước bão hòa trực tiếp ở áp suất thường
(760mmHg). Hỗn hợp ban đầu chứa 80% khối lượng dầu thông và 20% khối lượng nước. Hệ thống này
đã có gia nhiệt bên ngoài đến nhiệt độ cần chưng. Tính:
a/ Lượng hơi nước cần tiêu tốn cho quá trình chưng
b/ Nồng độ phần khối lượng, phần mol và áp suất riêng phần của dầu thông và hơi nước trong
pha hơi.
Cho biết hơi nước dùng để chưng có áp suất trong ống dẫn là 645mmHg. Hệ số bão hòa của hơi
nước với dầu thông là =0,7. Khối lượng mọl của dầu thông và của nước lần lượt là 136kg/kmol và
18kg/kmol.

Bài tập 25:


Để tách 250 kg benzen ra khỏi hỗn hợp khó bay hơi người ta sử dụng phương pháp chưng bằng
hơi nước trực tiếp với áp suất 500 mmHg (hỗn hợp benzen-nước không tan vào nhau). Tính:
a/ Nồng độ phần mol của hơi ra khỏi thiết bị chưng
b/ Lượng hơi nước tính theo lý thuyết và tính theo thực tế cần thiết để chưng (bỏ qua lượng hơi
nước dùng để đun nóng hốn hợp chưng)
Cho biết:
- Áp suất riêng phần của hơi nước đi ra khỏi thiết bị chưng Phơi =135 mmHg
- MH2O = (18 kg/kmol); MC6H6 = 78 (kg/kmol)
- Hệ số bão hòa của hơi nước với benzen  = 0,75

Bài tập 26:


Một hỗn hợp rượu - nước được tách bằng phương pháp chưng đơn giản. Biết nồng độ rượu trong
hỗn hợp đầu là 45% khối lượng, năng suất chưng tính theo hỗn hợp đầu là 2400 kg/h. Tính lượng và
thành phần của sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy, nếu có 40% khối lượng của hỗn hợp đầu được bay
hơi. Biết đường cân bằng lỏng hơi cho bởi hình dưới
Hình1.Can bang long hoi cua he ruou-nuoc

Y (phan khoi luong)


1
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
X (phan khoi luong)

Bài tập 27:


Người ta cần tách một khí hydrocacbon trong một loại dầu mỏ có chứa 0,4 phần mol hydrocacbon đó
bằng phương pháp rửa bằng hơi nước, sao cho hàm lượng khí hydrocacbon giảm xuống còn 0,1 phần
mol. hãy xác định:
1/ Phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình tách nói trên
2/ Số đĩa lý thuyết đối với thiết bị tách
Giả thiết rằng dầu không bay hơi và nhiệt độ được giữ không đổi để hơi nước không bị ngưng tụ trong
thiết bị rữa.
Cho biết lượng hơi nước dừng để rửa dầu theo tỷ lệ 1:1. Đường cân bằng lỏng - hơi của quá trình tách
là:
Y = X (Y, X tính theo phần mol tương đối)

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (tt):


QÚA TRÌNH CHƯNG LUYỆN
Bài tập 28:
Một hỗn hợp rượu etylic và nước chứa 25% mol rượu được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục
ở áp suất thường. Nồng độ sản phẩm đỉnh là 80% mol và nồng độ rượu cho phép trong sản phẩm đáy
không quá 0.1 phần mol. Nguyên liệu cho vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi và đường cong cân bằng lỏng
hơi được cho trong sổ tay
1/ Hãy xác định chỉ số hồi lưu thực tế R, nếu R=1.8Rmin+ 0.3
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.
3/ Tính số đĩa thực của tháp chưng luyện khi biết hiệu suất làm việc của tháp là 65%.

Bài tập 29:


Một hỗn hợp đầu chứa 40% etanol và 60% nước với lưu lượng là 1000kmol/h cần được chưng luyện để
thu được sản phẩm đỉnh chứa 82% etanol và sản phẩm đáy chỉ còn 4% etanol. Hỗn hợp lỏng cho vào
tháp chưng luyện ở nhiệt độ sôi, quá trình chưng luyện được tiến hành ở áp suất 760 mmHg. Các số
liệu trên cho theo thành phần % khối lượng. Đường cong cân bằng lỏng hơi cho trong sổ tay
1/ Hãy xác định chỉ số hồi lưu thực tế R, nếu R=2Rmin
2/ Tính lượng sản phẩm đỉnh P, lượng hồi lưu Gx và lượng sản phẩm đáy W.
3/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.
4/ Tính số đĩa thực của tháp chưng luyện khi hiệu suất làm việc của tháp là 70%.

Bài tập 30:


Một hỗn hợp đầu chứa 25% CS2 và 75% CCl4 với lưu lượng là 2000kmol/h cần được chưng luyện để
thu được sản phẩm đỉnh chứa 66% CS2 và sản phẩm đáy còn 11% CS2. Hỗn hợp lỏng cho vào tháp
chưng luyện ở nhiệt độ sôi, quá trình chưng luyện được tiến hành ở áp suất 760 mmHg. Các số liệu trên
cho theo thành phần % khối lượng. Đường cong cân bằng lỏng hơi cho trong sổ tay
1/ Hãy xác định chỉ số hồi lưu thực tế R, nếu R=2Rmin
2/ Tính lượng sản phẩm đỉnh P, lượng hồi lưu Gx và lượng sản phẩm đáy W.
3/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.
4/ Tính số đĩa thực của tháp chưng luyện khi hiệu suất làm việc của tháp là 75%.

Bài tập 31:


Một hỗn hợp rượu etylic và nước chứa 0.16 phần mol rượu được phân tách trong một tháp chưng cất
liên tục ở áp suất thường. Nồng độ sản phẩm đỉnh là 0.8 phần mol và nồng độ rượu cho phép trong sản
phẩm đáy là 0.05 phần mol. Giả sử rằng 25% rượu được lấy ra theo một đường phụ và trong dòng này
thì rượu chiếm 0.5 phần mol. Biết rằng nguyên liệu được đưa vào tại nhiệt độ sôi và chỉ số hồi lưu của
cột là 2. Đường cong cân bằng lỏng hơi cho trong sổ tay
1/ Hãy xác định lượng sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy và lượng rượu lấy ra ở đường phụ.
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện ở phần sản phẩm lấy ra ở đầu cột và ở sản
phẩm lấy ra theo đường phụ.
3/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng.
4/ Xác định số đĩa lí thuyết của tháp chưng và vị trí đĩa lấy sản phẩm ra theo đường phụ

Bài tập 32:


Một tháp chưng luyện liên tục được thiết kế với năng suất theo lượng sản phẩm đỉnh là 1000 kg/h và
nồng độ cấu tử dễ bay hơi là 98% khối lượng, lưu lượng sản phẩm đáy là 3000 kg/h với nồng độ cấu tử
khó bay hơi là 95% khối lượng. Biết chỉ số hồi lưu R = 3. Xác định:
1/ Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu (% khối lượng)
2/ Lượng nước lạnh cần thiết để ngưng tụ toàn bộ hơi đi ra khỏi tháp chưng luyện (kg/h). Biết ẩn nhiệt
ngưng tụ của hơi ở đỉnh tháp là 2000 kJ/kg; nhiệt độ vào, nhiệt độ ra và nhiệt dung riêng của nước làm
lạnh tương ứng là 200C, 600C và 4kJ/kg.độ
Bài tập 33:
Tháp chưng cất liên tục với lưu lượng hỗn hợp đầu 5000 kmol/h gồm 29% phần mol rượu metylic
(CH3OH). Hỗn hợp đầu đưa vào tháp ở nhiệt độ sôi. Phương trình đường làm việc của đoạn luyện là y
= 0,73x + 0,264. Sản phẩm đáy có lưu lượng 3800 kmol/h.
Xác định:
1/ Nồng độ phần mol rượu metylic trong sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy
2/ Lượng hơi (kmol/h) ra khỏi tháp chưng (lượng hơi đi vào tháp ngưng tụ) và lượng lỏng hồi lưu
(kmol/h)
3/ Lưu lượng nước cần thiết vào thiết bị ngưng tụ nếu nhiệt độ của nước tăng lên 12 0C (bỏ qua nhiệt
tổn thất và quá trình ngưng tụ là hoàn toàn)
Cho biết: ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi ở đỉnh tháp là 2000 kJ/kmol; nhiệt dung riêng của nước làm
lạnh là 4kJ/kmol.độ
Bài tập 34:
Một hỗn hợp lỏng gồm rượu etylic và nước có lưu lượng 2000 kmol/h chứa 0,4 kmol/kmol rượu
được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục ở áp suất thường. Lưu lượng lỏng hồi lưu và hơi đi
trong tháp là không đổi. Nồng độ sản phẩm đỉnh thu được 0,8 kmol/kmol rượu và nồng độ rượu còn lại
trong sản phẩm đáy là 0,2 kmol/kmol. Nguyên liệu cho vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi.
1/ Tính lưu lượng sản phẩm đỉnh và lưu lượng sản phẩm đáy (kmol/h).
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và của đoạn chưng.
3/ Vẽ sơ đồ hệ thống tháp chưng luyện, nêu nguyên tắc làm việc của hệ thống đó.
Cho biết: lưu lượng lỏng hồi lưu đi trong tháp là không đổi và bằng 1040 kmol/h

Bài tập 35:


Một hỗn hợp rượu etylic và nước chứa 25% mol rượu được phân tách trong một tháp chưng cất
liên tục ở áp suất thường. Nồng độ sản phẩm đỉnh là 80% mol và nồng độ rượu cho phép trong sản
phẩm đáy là 5% mol. Nguyên liệu cho vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi và đường cong cân bằng lỏng hơi
được cho bởi hình dưới.
1/ Hãy xác định chỉ số hồi lưu thực tế R, nếu R =1.5Rmin+ 0.3
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.
3/ Tính số đĩa thực của tháp chưng khi biết hiệu suất làm việc của tháp là 65%.

Bài tập 36:


Sử dụng tháp chưng cất liên tục để tách hỗn hợp gồm benzen và toluen. Lưu lượng hỗn hợp đầu cho
vào tháp là 75 kmol/h ở nhiệt độ sôi.
Phương trình đường làm việc của đoạn luyện là: y = 0,73x + 0,264
Phương trình đường làm việc của đoạn chưng là: y = 1,25x - 0,0188
Xác định:
1/ Nồng độ phần mol của benzen trong sản phẩm đỉnh; sản phẩm đáy và hỗn hợp đầu
2/ Lưu lượng (kmol/h) của benzen trong sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy
3/ Lưu lượng nước cần thiết (kmol/h) vào thiết bị ngưng tụ nếu nhiệt độ của nước tăng lên 15 0C (bỏ
qua nhiệt tổn thất)
Cho biết: ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi ở đỉnh tháp là 100 kJ/kmol; nhiệt dung riêng của nước làm
lạnh là 0,56 kJ/kmol.độ

Bài tập 37:


Dùng tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp metanol-nước (CH3OH-H2O) với năng suất tính
theo hỗn hợp đầu 8,45 tấn/h, chứa lượng metanol là 4,3 tấn/h. Biết nồng độ sản phẩm đỉnh là 0,995
phần mol và nồng độ sản phẩm đáy 0,002 phần mol. Hỗn hợp đầu đưa vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi,
tháp làm việc với chỉ số hồi lưu không đổi bằng 1,35
1/ Xác định lượng metanol trong sản phẩm đỉnh và trong sản phẩm đáy (kmol/h).
2/ Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng và đoạn luyện
3/ Tính lượng nước làm lạnh để ngưng tụ hoàn toàn lượng hơi ra khỏi tháp chưng. Cho biết ẩn
nhiệt ngưng tụ của lỏng ở đỉnh tháp bằng 582,520 kJ/kg; nhiệt dung riêng của nước làm lạnh 4181
J/kg.độ; nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh tương ứng là 250C và 400C.

Bài tập 38:


Một hỗn hợp đầu gồm hai cấu tử benzen và xylen chứa 40% khối lượng benzen, với lưu lượng là
1000 kmol/h, được phân tách nhờ hệ thống chưng luyện liên tục để thu được sản phẩm đỉnh gồm 90%
khối lượng benzen và sản phẩm đáy còn 10% khối lượng benzen. Hỗn hợp cho vào tháp ở nhiệt độ sôi,
quá trình chưng ở áp suất thường với chỉ số hồi lưu R = 2.
a. Tính lượng sản phẩm đỉnh, lượng hơi ra khỏi tháp và lượng sản phẩm đáy (kmol/h).
b. Viết phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và của đoạn chưng.
Cho biết: Mbenzen = 78 kg/kmol; Mxylen = 106 kg/kmol

Bài tập 39:


Một tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp gồm axeton và etanol. Lưu lượng hỗn hợp đầu
cho vào tháp là 75(kmol/h) ở nhiệt độ sôi. Nồng độ axeton trong hỗn hợp đầu x F = 0,4 (phần mol), nồng
độ sản phẩm đỉnh thu được xP=0,9 (phần mol) và nồng độ axeton còn lại trong sản phẩm đáy x W = 0,05
(phần mol). Tháp chưng làm việc với chỉ số hồi lưu không đổi R=2Rmin
Số liệu về đường cân bằng lỏng hơi (y, x tính bằng phần mol) cho ở bảng sau:
x 0 0,05 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00
y 0 0,15 0,26 0,42 0,52 0,60 0,68 0,75 0,82 0,89 0,95 1,00

Xác định:
a/ Lưu lượng của axeton trong sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy và trong hỗn hợp đầu (kmol/h)
b/ Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện và đoạn chưng.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5:


QÚA TRÌNH TRÍCH LY

Bài tập 40:


Dùng benzen để tách phenol ra khỏi hỗn hợp nước thải phenol-nước trong hệ thống trích li liên tục
ngược chiều. Thành phần phenol trong nước thải lúc đầu là 8kg/m3, và lúc cuối là 1,0kg/m3. Thành phần
phenol trong benzen sau khi trích li là 25kg/m3. Nhiệt độ làm việc 250C.
1/ Vẽ sơ đồ hệ thống trích li hỗn hợp trên.
2/ Xác định lượng dung môi thứ benzen cần thiết để đảm bảo yêu cầu tách nói trên.
3/ Xác định số bậc trích li .
Cho biết mỗi giờ có 10m3 nước thải được sử dụng. Số liệu về đường cân bằng của hỗn hợp cho ở hình
dưới.

Hình 2. Âäö thë âæåìng cán bàòng cuía hãû


y(kg/kg)

40

35

30

25

20

15

10

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
x(kg/kg)

Bài tập 41:


Dùng benzen nguyên chất để trích ly dung dịch nước có chứa 20% khối lượng dioxan. Cần phải chiết
cho đến khi nồng độ của dioxan còn lại trong nước là 4% khối lượng. Lượng hỗn hợp đầu đem xử lý là
150 kg. Trong mỗi bậc trích ly đều đạt đến cân bằng. Bỏ qua sự hòa tan của nước và benzen. Biết
dioxan phân bố giữa nước và benzen ở 250C cho bởi hình dưới
a. Tính nồng độ chiết cực đại (kg dioxan/kg benzen)
b. Xác định lượng dung môi cho mỗi bậc trích và số bậc trích tương ứng khi nồng độ chiết bằng
75% nồng độ chiết cực đại
Hình 1. Đường cân bằng
0.5

Y(kg dioxan/kg benzen)


0.48
0.46
0.44
0.42
0.4
0.38
0.36
0.34
0.32
0.3
0.28
0.26
0.24
0.22
0.2
0.18
0.16
0.14
0.12
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
X(kg dioxan/kg nước)

Bài tập 42:


Dùng benzen tinh khiết để tách dioxan ra khỏi nước trong hệ thống trích li liên tục ngược chiều.
Thành phần của dioxan trong nước lúc đầu 10kg/m3 và lúc cuối 1kg/m3. Thành phần của dioxan trong
benzen sau khi trích là 30kg/m3. Xác định lượng dung môi benzen cần thiết cho quá trình trích li, số
bậc trích, và sơ đồ trích li. Nếu mỗi giờ có 15m3 hỗn hợp dioxan – nước được sử dụng. Số liệu về
đường cân bằng của hỗn hợp cho ở bài tập trên (bỏ qua tính hoà tan lẫn nhau giữa nước và benzen).

Bài tập 43:


Dung môi thứ cấp S được đưa vào với tốc độ 160 cm3/s để chiết cấu tử A trong hỗn hợp đầu chứa 10%
về trọng lượng của cấu tử đó trong dung môi đầu B theo phương pháp ngược dòng (giả sử có 3 bậc
tách). Tốc độ của hỗn hợp đầu ở lối vào là 400 cm3/s. Xác định thành phần của dịch bã sau 3 bậc tách.
Cho biết:
- Tỷ trọng của cấu tử A, dung môi đầu B và dung môi thứ S lần lượt như sau:
rA = 1200 kg/m3; rB = 1000 kg/m3; rS = 800 kg/m3;
- Đường cân bằng chỉ sự phân bố cấu tử A trong B và S trên hình sau.
Hình 2. Đưong cân bang

kgA/kgS
0.300
0.280
0.260
0.240
0.220
0.200
0.180
0.160
0.140
0.120
0.100
0.080
0.060
0.040
0.020
0.000
0 0.015 0.03 0.045 0.06 0.075 0.09 0.105 0.12 0.135 0.15
kgA/kgB

Bài tập 44:


Trong nước thải của nhà máy tổng hợp axit salicylic còn chứa 0,2% khối lượng axit này. Cần
phải chiết chúng cho đến khi nồng độ của axit salicylic còn lại trong nước thải là 0,025% khối lượng.
Dung môi chiết được sử dụng là dietylete. Axit salicylic phân bố giữa nước và dietylete ở 25 0C tuân
theo định luật phân bố:
Y = 127X (trong đó Y, X được tính là g/kg).
1. Tính nồng độ chiết cực đại (g axit salicylic/kg dietylete)
2. Xác định tỷ lệ dung môi và số đĩa lý thuyết tương ứng cho nồng độ chiết bằng 60% nồng độ
chiết cực đại
3. Xác định lượng dung môi dietylete (m3/h) cần dùng cho một thiết bị chiết với lượng nước thải
liên tục cho qua là 3 m3/h
Cho biết: - Quá trình chiết là nhiều bậc, ngược chiều
- Dung môi dietylete dùng để chiết là tinh khiết
- Dung môi dietylete và nước xem như không tan trong nhau
Bài tập 45:
Để tách 0,075 phần mol pyrindin ra khỏi dung dịch loãng người ta sử dụng một thiết bị chiết
ngược dòng và dùng benzen làm dung môi chiết. Sự phân bố của pyrindin giữa nước và benzen ở 25 0C
tuân theo định luật phân bố:
Y = 1,5X (trong đó Y, X được tính là kg/kg).
1. Tính nồng độ chiết cực đại (kg pyrindin/kg benzen)
2. Thiết lập phương trình đường làm việc của quá trình chiết và tính số đĩa lý thuyết tương ứng
khi nồng độ chiết bằng 70% nồng độ chiết cực đại và nồng độ của dịch bã bằng 0,012 phần mol
pyrindin.
Cho biết:
- Dung môi benzen dùng để chiết là tinh khiết
- Dung môi benzen và nước xem như không tan trong nhau
- Mpyrindin = 79 kg/kmol và Mnước = 18 kg/kmol

Bài tập 46:


Để tách phenol ra khỏi nước thải người ta sử dụng thiết bị chiết ngược dòng với dung môi thứ
cấp là di-izopropyl ete. Sự phân bố của phenol giữa nước và di-izopropyl ete tại 25 0C tuân theo phương
trình cân bằng sau: Y = 20X (g/kg).
Xác định:
1/ Nồng độ dịch chiết (g phenol/kg di-izopropyl ete)
2/ Số bậc chiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu tách ở trên
Cho biết:
- Nguyên liệu đầu có nồng độ XF = 10g phenol/kg nước
- Dung dịch raphinat (dung dịch bã) có nồng độ XR = 0,08g phenol/kg nước
- Tỷ số giữa dung môi sơ cấp nước và dung môi thứ cấp di-izopropyl ete là 10kg/kg
- Nồng độ của phenol trong dung môi thứ cấp là 0,05g phenol/kg di-izopropyl ete

Bài tập 47:


Nước thải có hàm lượng phenol 15g/kg cần phải chiết phenol cho đến khi hàm lượng phenol còn lại
trong đó không quá 0,05g/kg. Dùng n-butyl axetat làm dung môi chiết. Sự phân bố của phenol giữa
nước và n-butyl axetat tuân theo phương trình cân bằng sau: Y = 56X (g/kg).
Xác định:
1/ Nồng độ dịch chiết cực đại (g phenol/kg n-butyl axetat)
2/ Tỷ số dung môi cực đại (kg nước/kg n-butyl axetat)
3/ Cần phải lấy tỷ lệ dung môi (kg nước/kg n-butyl axetat)và số đĩa lý thuyết là bao nhiêu khi nồng độ
của dịch chiết chỉ bằng 60% nồng độ dịch chiết cực đại

BÀI TẬP CHƯƠNG 7:


QÚA TRÌNH SẤY
Bài tập 48:
Hãy xác định lượng không khí khô đi qua máy sấy, lượng nhiệt cần thiết cấp cho máy sấy trong
máy sấy bằng không khí và nhiệt độ của không khí sấy sau khi ra khỏi caloriphe sưởi. Quá trình sấy
được thực hiện theo phương thức sấy thực tế.
Cho biết năng suất của thiết bị tính theo vật liệu ẩm là m = 300 kg/h; độ ẩm đầu và cuối của vật liệu
tương ứng 40% và 10%; trạng thái của không khí trước khi vào caloriphe
t0 = 200C và xo = 0.01 kg/kg kkk và sau khi sấy t2 = 400C và x2 = 0.028 kg/kg kkk; nhiệt độ đầu (khi vào
máy sấy) và nhiệt độ cuối (sau khi ra khỏi máy sấy) của vật liệu tương ứng là 25 0C và 430C; khối lượng
của bộ phận vận chuyển m VC = 500 kg; nhiệt dung riêng của vật liệu sấy, vật liệu vận chuyển và của
nước tương ứng CVL = 0.55 kcal/kg.độ,
CVC = 0.12 kcal/kg.độ, Cn = 1 kcal/kg.độ; nhiệt tổn thất ra môi trường chung quanh trong quá trình sấy
bằng 10% lượng nhiệt tiêu tốn tính theo lí thuyết
Bài tập 49:
Hãy xác định lượng không khí khô đi qua mây sấy; lượng nhiệt cần thiết cấp cho máy sấy và
thời gian sấy cần thiết để vật liệu có độ ẩm từ 40% xuống còn 8%.
Biết năng suất của thiết bị tính theo vật liệu ẩm là m = 350kg/h; trạng thái của không khí trước khi vào
caloriphe chính: t0 = 150C; x0 = 0,008 kgẩm/kgkkk; và sau khi ra khỏi máy sấy là: t2 = 450C; x2 = 0,038
kgẩm/kgkkk. Biết rằng sau 10h sấy độ ẩm vật liệu giảm từ 35% xuống còn 12%; độ ẩm tới hạn tương
ứng là 16% và độ ẩm cân bằng là 5%. Bỏ qua thời gian khởi động; và quá trình sấy được thực hiện theo
phương thức sấy lý thuyết.

Bài tập 50:


Trong thiết bị sấy thí nghiệm kiểu ống hơi, người ta tiến hành sấy than bùn. Kết quả được ghi
nhận như sau:
- Năng suất của thiết bị m = 11,2 kg/h (tính heo vật liệu khô)
- Trạng thái than bùn:
* nhiệt độ vào: 200C; nhiệt độ ra: 520C
* độ ẩm đầu và cuối vật liệu: wđ = 0,57 (kgẩm/kgvl); wc = 0,148 (kgẩm/kgvl);
• hàm nhiệt của vật liệu trước khi sấy và sau khi sấy:
i0 = 17,4 kcal/kg và i2 = 23,3 kcal/kg
- Trạng thái của không khí (của tác nhân sấy)
* Trước khi sấy: t0 = 220C; x0 = 0.0057 kg/kg
* Sau khi sấy: t2 = 820C; x2 = 0,146 kg/kg
- Nhiệt độ hơi đốt: t =1000C
- Diện tích bề mặt đốt nóng của ống là 2,18 m2.
- Nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh bằng 10% lượng nhiệt làm bay hơi ẩm.
Hãy xác định hệ số truyền nhiệt trung bình (tính cho hiệu số nhiệt độ giữa hơi đốt và vật liệu sấy).

Bài tập 51:


Cần thiết kế một máy sấy dùng tác nhân sấy là không khí nóng với năng suất tính theo sản phẩm
sau khi sấy G2 = 500 kg/h; độ ẩm đầu và cuối của vật liệu tương ứng là w 1= 40%, w2 = 10% (tính theo
vật liệu ướt). Biết không khí ngoài trời có nhiệt độ t 0=250C, độ ẩm tương đối 0 = 80%; nhiệt độ không
khí trước khi vào máy sấy (sau khi đi qua caloriphe chính) t 1 = 800C và sau khi ra khỏi máy sấy t2 =
400C. Quá trình sấy xem như sấy lý thuyết. Hãy tính:
1/ Lượng nguyên liệu cần phải đưa vào máy sấy (kg/h)
2/ Độ ẩm tương đối của không khí thải 2 (%)
3/ Lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy (kgkkk/h)
4/ Lượng nhiệt cung cấp cho caloriphe (kW)
Cho biết: Áp suất không khí là 105 N/m2; áp suất hơi nước bão hoà ở 250C là
Pbh = 3150 N/m2 và áp suất hơi nước bão hoà ở 400C là Pbh = 7200 N/m2

Bài tập 52:


Một thiết bị sấy bằng không khí ngược chiều hoạt động liên tục, với các dữ kiện cho sau đây:
- Năng suất của thiết bị tính theo vật liệu ẩm là G 1 = 350 kg/h; độ ẩm đầu và cuối của vật liệu
tương ứng 42% và 11%; nhiệt độ đầu (khi vào máy sấy) và nhiệt độ cuối (sau khi ra khỏi máy sấy) của
vật liệu tương ứng là 180C và 470C; nhiệt dung riêng của vật liệu sấy C VL = 2,35 kJ/kg.độ; nhiệt dung
riêng của nước Cn = 4,19 kJ/kg.độ.
- Trạng thái của không khí trước khi vào caloriphe t 0 =150C và xo = 0.0077 kg/kg kkk và sau khi
sấy t2 = 450C và x2 = 0.038 kg/kg kkk;
- Khối lượng của bộ phận vận chuyển mVC = 600 kg; nhiệt dung riêng của vật liệu vận chuyển
CVC = 0.5 kJ/kg.độ
- Nhiệt tổn thất ra môi trường chung quanh trong quá trình sấy bằng 12% lượng nhiệt tiêu tốn
tính theo sấy thực tế.
- Không khí được đốt nóng trong caloriphe hơi nước (đốt nóng gián tiếp). Cho biết độ ẩm của
hơi đốt là 6%; độ chênh lệch nhiệt độ giữa hơi đốt và không khí trong phòng sấy là 10 0C; ẩn nhiệt
ngưng tụ của hơi đốt r = 2122 kJ/kg.
Xác định:
1/ Lượng không khí khô tiêu tốn (kg/h)
2/ Lượng hơi đốt cần thiết (kg/h) và nhiệt độ của hơi đốt cấp cho caloriphe .

Bài tập 53:


Dùng thiết bị sấy bằng không khí để sấy đường có độ ẩm ban đầu w 1 = 10%, sấy đến độ ẩm cuối
w2 = 1%. Năng suất của thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G 1 = 1100 kg/h. Thiết bị sấy được trang bị
caloriphe hơi nước để đốt nóng không khí (quá trình đốt nóng gián tiếp); hơi nước có nhiệt độ 151 0C và
có độ ẩm 5%. Trạng thái của không khí trước khi vào cloriphe t 0 = 100C, x0 = 0,006 (kgẩm/kg kkk) và
sau khi ra khỏi thiết bị sấy t2 = 500C, x2 = 0,037 (kgẩm/kg kkk). Tiêu hao nhiệt lượng sấy cao hơn 13%
so với lý thuyết. Tính:
a. Năng suất của quạt thổi không khí (m3/h). Biết thể tích riêng của không khí ẩm vkkẩm= 0,988
(m3/kgkkk)
b. Lượng hơi nước (kg/h) để gia nhiệt không khí trong caloriphe. Biết ẩn nhiệt của hơi nước r =
2117 (kJ/kg)
c. Bề mặt truyền nhiệt của caloriphe (m 2). Biết hệ số truyền nhiệt giữa hơi nước và không khí
K=30 (W/m2.0C)

You might also like