You are on page 1of 41

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN....................................................................................1

1.1 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc thủy sản.....................................................1

1.1.1 Truy xuất nguồn gốc thủy sản là gì [2]......................................................1

1.1.2 Thực tế truy xuất nguồn gốc thủy sản hiện nay [2]....................................1

1.1.3 Truy xuất nguồn gốc thủy sản như thế nào [2]...........................................2

1.1.4 Các bước truy xuất nguồn gốc thủy sản dành cho người tiêu dùng [2]......3

1.1.5 Những lợi ích truy xuất nguồn gốc dành cho thủy sản [2].........................4

1.2 Tổng quan về nguyên liệu : Cá ngừ đại dương.................................................5

1.2.1 Cá Ngừ đại dương là gì [3]........................................................................5

1.2.2 Nguồn gốc của cá Ngừ [4].........................................................................6

1.2.3 Đặc điểm sinh học của cá Ngừ [4].............................................................6

1.2.4 Phân loại cá Ngừ đại dương [4].................................................................8

1.2.5 Nguồn dinh dưỡng từ thịt cá Ngừ [4].......................................................10

1.2.6 Tình hình khai thác cá Ngừ đại dương tại Việt Nam [5] [6]....................11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CÁ NGỪ ĐẠI


DƯƠNG TẠI VIỆT NAM......................................................................................13

2.1 Quy trình truy xuất nguồn gốc thủy sản [7]....................................................13

2.1.1 Bước 1 : Tiến hành khảo sát.....................................................................13

2.1.2 Bước 2 : Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.............13

2.1.3 Bước 3 : Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc...................................13

2.1.4 Bước 4 : Thiết kế phần mềm truy xuất nguồn gốc...................................14

2.1.5 Bước 5 : Đào tạo sử dụng phần mềm.......................................................14

2.1.6 Bước 6 : Triển khai thực hiện và bảo hành..............................................15

2.2 Thực trạng truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam...................15

I
2.2.1 Thực trạng 1 : Triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ ghi nhật ký khai
thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử [8]..............................................15

2.2.2 Thực trạng 2 : Thiếp lập hệ thống giám sát tàu khai thác cá Ngừ đại
dương trên vùng biển Việt Nam [9] [10]...........................................................17

2.2.3 Thực trạng 3 : Đề án thí điểm các công đoạn khai thác, thu mua, chế biến
và tiêu thụ cá Ngừ địa dương theo chuỗi [11] [12]...........................................18

2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại
Việt Nam [13]......................................................................................................19

2.3.1 Thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam
.......................................................................................................................... 20

2.3.2 Khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam
.......................................................................................................................... 24

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG


VIỆC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI VIỆT NAM....26

3.1 Về phía nguyên liệu [19]................................................................................26

3.2 Về phía ngư dân [19]......................................................................................26

3.3 Về phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp [19]..........................................27

3.4 Ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương..................28

3.5 Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế...............................................................28

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.....................................................................................29

KẾT LUẬN..........................................................................................................29

KIẾN NGHỊ.........................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................30

II
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Truy xuất nguồn gốc thủy sản.....................................................................1
Hình 1.2 Thực tế truy xuất nguồn gốc thủy sản.........................................................1
Hình 1.3 Truy xuất nguồn gốc thủy sản như thế nào.................................................3
Hình 1.4 Các bước truy xuất nguồn gốc thủy sản......................................................3
Hình 1.5 Những lợi ích của truy xuất nguồn gốc thủy sản.........................................5
Hình 1.6 Cá Ngừ đại dương.......................................................................................5
Hình 1.7 Nguồn gốc của cá Ngừ đại dương...............................................................6
Hình 1.8 Đặc điểm sinh thái của cá Ngừ...................................................................7
Hình 1.9 Đặc điểm sinh sản của cá Ngừ....................................................................7
Hình 1.10 Đặc điểm môi trường sống của cá Ngừ.....................................................8
Hình 1.11 Cá Ngừ vằn...............................................................................................8
Hình 1.12 Cá Ngừ vây vàng......................................................................................9
Hình 1.13 Cá Ngừ mắt to...........................................................................................9
Hình 1.14 Nguồn dinh dưỡng của cá Ngừ...............................................................10
Hình 1.15 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ.......................................................................11
Hình 1.16 Sản lượng khai thác cá Ngừ giảm...........................................................12
Y
Hình 2.1 Bước 1 : Tiến hành khảo sát.....................................................................13
Hình 2.2 Bước 2 : Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm..............13
Hình 2.3 Bước 3 : Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc...................................14
Hình 2.4 Bước 4 : Thiết kế phần mềm truy xuất nguồn gốc....................................14
Hình 2.5 Bước 5 : Đào tạo sử dụng phần mềm........................................................15
Hình 2.6 Bước 6 : Tiến hành khai thực hiện và bảo hành........................................15
Hình 2.7 Hội thảo về truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương.................................17
Hình 2.8 Hệ thống quản lý và giám sát hoạt động tàu cá.........................................18
Hình 2.9 Mã QR cho sản phẩm cá Ngừ đại dương..................................................19
Hình 2.10 Hình ảnh tại bến cảng.............................................................................20
Hình 2.11 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ.......................................................................21
Hình 2.12 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ.......................................................................22
Hình 2.13 Sản phẩm cá Ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2019............................24
Hình 2.14 Xuất khẩu cá Ngừ Việt Nam, năm 2015 - 2019......................................24
III
Hình 2.15 Tàu đánh cá của người dân còn thiếu thốn, sơ sài...................................26
Hình 3.1 Nguyên liệu : cá Ngừ đại dương...............................................................27
Hình 3.2 Công tác khảo sát, quản lý đối với các ngư dân........................................28
Hình 3.3 Hoạt động hợp tác quốc tế trong truy xuất nguồn gốc..............................29

IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP : An toàn thực phẩm
ATMT : An toàn môi trường
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
CSDL : Cơ sở dữ liệu
QLNN : Quản lý nhà nước
KTTS : Khai thác thủy sản

V
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với
chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc XK thủy sản
phát triển. Từ việc XK của các nước láng giềng cộng với lợi thế tự nhiên ban tặng,
Việt Nam đã chọn XK thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Trong đó, cá ngừ được coi là một trong những thủy sản chủ lực
của Việt Nam.
Trải qua nhiều năm, ngư dân với những kinh nghiệm lâu đời cộng với chất
lượng cá ngày càng được cải thiện… cá ngừ Việt Nam đã có một chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh
XK cá ngừ của Việt Nam, tăng kim ngạch XK, góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, XK cá ngừ
cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn như : sản phẩm thiếu tính đa dạng, nguồn cá
còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém. Ngoài những khó khăn trong nước, ngành cá
ngừ Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức lớn trên thị trường thế giới đó
chính là việc truy xuất nguồn gốc cá ngừ Đại dương tại Việt Nam chưa được thực
hiện triệt để còn nhiều sơ xuất. Vì thế, việc hoàn thiện và thống nhất quy trình truy
xuất nguồn gốc cá ngừ Đại dương tại Việt Nam là hết sức cần thiết.
Nội dung của tiểu luận này sẽ tìm hiểu về quy trình truy xuất nguồn gốc
thủy sản tại Việt Nam và phân tích thực trạng truy xuất nguồn gốc cá ngừ đại dương
tại Việt Nam hiện nay.

VI
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc thủy sản
1.1.1 Truy xuất nguồn gốc thủy sản là gì [2]
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là khả năng theo dõi, nhận diện được một
đơn vị sản phẩm thủy sản qua từng công đoạn của quá trình sản xuất. Từ việc tìm
kiếm nguồn giống, trang trại chăn nuôi, chế biến thành phẩm, vận chuyển đến khi
được phân phối ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Hình 1.1 Truy xuất nguồn gốc thủy sản


1.1.2 Thực tế truy xuất nguồn gốc thủy sản hiện nay [2]
Thủy sản nước ta khá dồi dào và có môi trường sống đa dạng, vì vậy đảm
bảo nguồn thủy sản được sử dụng để cung cấp cho người dân trong nước. Đồng thời
tạo điều kiện cho việc XK được phát triển hơn, thủy sản nước ta chủ yếu được XK
vào châu Âu. Đây là một trong những thị trường tiêu thụ lớn tuy nhiên cũng là thị
trường vô cùng khắc khe, đòi hỏi các vấn đề về ATTP rất cao.

Hình 1.2 Thực tế truy xuất nguồn gốc thủy sản

1
Lo ngại lớn của các nhà NK châu Âu là một số sản phẩm từ Việt Nam
không đạt tiêu chuẩn về hóa học, sinh học và đặc biệt là vi phạm chỉ số an toàn về
kim loại nặng.
Từ năm 2016 đến năm 2018, đã có hơn 333 lô hàng thủy sản của Việt Nam
bị cảnh báo mất ATTP không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Nguyên nhân chủ
yếu do các lô hàng này có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử
dụng trong thực phẩm.
Do vậy việc truy xuất nguồn gốc thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm và
triển khai từ sớm. Điều này đòi hỏi các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và
cung cấp các loại thủy sản phải vô cùng kỹ lưỡng trong việc xây dựng môi trường
nuôi, hệ thống nguồn nước, chú ý về khí hậu đặc biệt là chế độ thực phẩm cho thủy
sản.
Việc truy xuất này sẽ giúp cho các cơ sở và doanh nghiệp nuôi trồng, sản
xuất và phân phối thủy sản ý thức được việc chăm sóc thủy sản tốt hơn, cũng như
việc chế biến phải đảm bảo đúng quy định an tòn thực phẩm của thế giới. Để tránh
việc thủy sản bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là
trong vấn đề XK hiện nay.
1.1.3 Truy xuất nguồn gốc thủy sản như thế nào [2]
Sản phẩm trước khi được lưu thông trên thị trường và đặc biệt là XK ra
nước ngoài rất được quan tâm bởi phải tuân thủ các quy định về ATTP của các tổ
chức thế giới. Do vậy để giúp người tiêu dùng có thể biết được chính xác các thông
tin cần thiết, để chắc chắn rằng đây là hàng thật và đảm bảo các quy định cần thiết.
Hiện nay, người ta áp dụng những mã QR vào các con tem truy xuất nguồn
gốc, sau đó dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Việc làm này giúp nhà sản xuất có thể quản lý hàng hóa dễ dàng hơn, đồng
thời các đơn vị NK thủy sản từ Việt Nam và người tiêu dùng chỉ cần quét mã vạch
để nhận dạng trên máy tính. Từ đó mọi người đều có thể biết chính xác thông tin
của sản phẩm trong suốt quá trình hình thành đến khi được lưu hành trên thị trường.
Để có thế truy xuất nguồn gốc thủy sản, người tiêu dùng cần tải các ứng
dụng quét code như : zalo, viber, Wincheck, QR& Barcode Scanner, Barcode
Scanner Pro, Buycott – Barcode Scanner Vote, ScanLife Barcode & QR Reader,

2
Lightning Qrcode Scanner… về các thiết bị điện tử thông minh của mình như máy
tính hoặc điện thoại di động có kết nối wifi.

Hình 1.3 Truy xuất nguồn gốc thủy sản như thế nào
1.1.4 Các bước truy xuất nguồn gốc thủy sản dành cho người tiêu dùng [2]

Hình 1.4 Các bước truy xuất nguồn gốc thủy sản
Bước 1 : Tải các ứng dụng quét code về thiết bị thông minh
Bước 2 : Bật màn hình camera của ứng dụng và hướng đến mã QR trên tem
truy xuất được dán trực tiếp trên sản phẩm để thực hiện quét.
Bước 3 : Sau khi quét xong, bạn sẽ nhận được những thông tin xác thực
tương ứng với những sản phẩm đã quét.
3
Hàng thật : Bạn sẽ nhận được thông tin xác thực hàng chính hãng, với dấu
tích và thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như về doang nghiệp sản xuất.
Hàng giả : Bạn sẽ nhận được thông tin sản phẩm này không có trên hệ
thống của chúng tôi, cuối cùng là cảnh báo bạn có thể đã mua hàng giả.
Truy xuất nhiều lần : Với mỗi QR Code sẽ có quy định về số lần truy xuất,
nếu bạn thực hiện quét mã nhiều lần sẽ có thông tin rằng bạn đã thực hiện truy xuất
quá số lần cho phép. Bên cạnh đó sẽ thông tin về số lần bạn đã truy xuất và số điện
thoại bạn đã sử dụng để truy xuất.
1.1.5 Những lợi ích truy xuất nguồn gốc dành cho thủy sản [2]
Là mặt hàng lớn với nhiều cơ hội XK ra thị trường thế giới. Vì vậy các cơ
quan ban ngành rất quan tâm đến vấn đề truy xuất nguồn gôc để đảm bảo hàng hóa
chất lượng. Truy xuất nguồn gốc thủy sản đem lại rất nhiều những lợi ích tuyệt vời
như :
Đáp ứng yêu cầu thị trường, giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chất
lượng, an toàn.
Giúp doanh nghiệp quản lý có hiệu quả về các vấn đề an toàn thực phầm,
ATMT trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
Giúp truy tìm nguyên nhân mất an toàn ở công đoạn nào, để xác định giải
pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm.
Triệu hồi nhanh chóng, chính xác số lượng hàng không đảm bảo an toàn,
giảm thiệt hại tối đa cho doanh nghiệp.
Tạo sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng và nâng cao uy tín của cơ sở kinh
doanh và nhà sản xuất thủy sản.
Tăng tình truyền thống, marketing hiệu quả cho các sản phẩm doanh
nghiệp.
Chung tay đẩy lùi hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng ra khỏi thị
trường Việt Nam.

4
Hình 1.5 Những lợi ích của truy xuất nguồn gốc thủy sản
1.2 Tổng quan về nguyên liệu : Cá ngừ đại dương
1.2.1 Cá Ngừ đại dương là gì [3]
Cá ngừ đại dương ( hay còn gọi là cá bò gù ) là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc
má ( Scombridae ), chủ yếu thuộc chi Thunnus, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ
độ 185 km trở ra. Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương là tên địa phương để chỉ loại cá
ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng. Cá ngừ đại dương là loại hải sản đặc biệt thơm
ngon, rất bổ mắt, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và tạo nguồn hàng
XK có giá trị.

Hình 1.6 Cá Ngừ đại dương


1.2.2 Nguồn gốc của cá Ngừ [4]
Cá Ngừ có tên tiếng anh là Tunas, những chú cá Ngừ hiện đại là sự phát
triển và tiến hóa của dòng cá Ngừ cổ đại sống cách đây khoàn 5,3 – 3,6 triệu năm về
trước.
Cá Ngừ thuộc dòng cá có vây tia và xương sống thuộc bộ Thunini. Chúng
được tìm thấy vào năm 1810. Hiện nay theo thống kê, có khoảng 15 loài cá Ngừ
thuộc bộ Thunini đang sinh sống và phân bố ở khắp các khu vực trên thế giới.
5
Hình 1.7 Nguồn gốc của cá Ngừ đại dương
1.2.3 Đặc điểm sinh học của cá Ngừ [4]
Đặc điểm hình thái : Cá Ngừ là dòng cá có kích thước cơ thể lớn, thân
hình tựa như con thoi thuôn dài. Phần thân trên tròn, phần thân dưới có xu hướng
dẹt. Một chú cá Ngừ khi trưởng thành có chiều dài cơ thể lên đến 89 – 95 cm.
Thông thường, cá Ngừ sống khoảng 4 - 5 năm tuổi mới được coi là cá trưởng thành.
Phần đầu của cá Ngừ gần giống hình tam giác và nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ
cơ thể của chúng. Phần mắt của cá rất to nằm ngang với miệng, miệng cá khá nhọn.
Phần thân của cá có rất nhiều vảy nhỏ ( vảy nhiều nhất ở khu vực phần lưng
gần với phần đầu ). Hai vây lưng của cá được sắp xếp gần nhau ( vây lưng trên có
màu vàng sậm, vây dưới có màu vàng nhạt ).
Đằng sau vây lưng của cá có các vây phụ nhỏ rất cứng có màu vàng tươi,
vây ngực của cá có thể nói là dài nhất trong các loại vây. Phần đuôi của cá được
chia ở giữa, cắt giống hình lưỡi liềm.
Cơ thể của cá Ngừ thường được chia thành hai vùng màu rõ rệt. Phần lưng
của cá có màu xanh đậm, phần bụng dưới có màu trắng nhạt hoặc trắng xám.
Cá Ngừ có thể sinh sống trong khoảng thời gian 10 – 12 năm trong môi
trường tự nhiên.

6
Hình 1.8 Đặc điểm sinh thái của cá Ngừ
Đặc điểm sinh sản : hằng năm, vào mùa hè đây là thời điểm sinh sản của
cá Ngừ. Cá Ngừ là loài đẻ trứng, mỗi lần sinh sản cá Ngừ cái có thể đẻ được 2 – 3
triệu trứng. Quá trình đẻ trứng của cá Ngừ được chia làm hai ngày mới có thể đẻ
được hết trứng.
Cá cái sau khi đẻ trứng, cá đực sẽ bơi theo sau để phóng tinh trùng vào
trong nước để trứng được thụ tinh. Trứng sau khi thụ tinh khoảng 48 giờ sẽ nở
thành cá Ngừ bột.

Hình 1.9 Đặc điểm sinh sản của cá Ngừ


Đặc điểm môi trường sống : cá Ngừ có môi trường sống khá rộng rãi,
chúng phân bố ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và các đại dương.
Loài cá Ngừ có tập tính sống thành bầy đàn, sống ở gần với mặt nước biển
và chúng là loài có tập tính di cư để sinh sản và tìm kiếm thức ăn.

7
Hình 1.10 Đặc điểm môi trường sống của cá Ngừ
Thức ăn của cá Ngừ : thức ăn của cá Ngừ thường là những loài cá nhỏ hơn
so với kích thước cơ thể của chúng, những loài động vật giáp xác như tôm, mực và
bạch tuộc nhỏ.
1.2.4 Phân loại cá Ngừ đại dương [4]
Cá Ngừ vằn : cá Ngừ vằn có tên tiếng anh là Striped tuna. Cá ngừ vằn có
kích thước lớn ( khi trưởng thành chúng có thể dai đến 1m) và cơ thể chúng có dạng
hình con thoi.
Thân hình của cá Ngừ vằn gần như không có vây trừ phần giáp ngực. Thân
hình cá Ngừ vằn có 3 – 5 sọc đen, được sắp xếp gần như song song với nhau.
Đầu cá hơi nhọn, phần miệng hơi xiên – hàm dưới của cá có 4 răng cửa
nhọn rất lớn. Cá Ngừ vằn thường đi thành từng đàn để kiếm thức ăn. Cá Ngừ vằn
được đánh bắt chủ yếu ở khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực duyên hải miền Trung.

Hình 1.11 Cá Ngừ vằn


8
Cá Ngừ vây vàng : cá Ngừ vây vàng có tên tiếng anh Yellowfin tuna. Cá
Ngừ vây vàng có thân hình khá lớn và chúng có đặc điểm nổi bật chính là bởi
những chiếc vây màu vàng sậm.
Cá Ngừ vây vàng thường sinh sống thành từng bầy đàn, ngoài ra chúng còn
đi kèm cùng với các dòng cá heo, cá nhám, cá voi. Cá Ngừ vây vàng thường được
tìm thấy ở các vùng biển xa bờ thuộc miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.

Hình 1.12 Cá Ngừ vây vàng


Cá Ngừ mắt to : Cá Ngừ mắt to có tên tiếng anh là Bigeye tuna, dòng cá
này có thân hình thon và hơi dẹt về hai bên và có phần vây ngực rất dài.
Đây là dòng cá Ngừ được khai thác và sử dụng nhiều nhất trong các dòng
cá Ngừ. Cá Ngừ mắt to thường được đánh bắt tại khu vực Đông Nam Bộ và duyên
hải miền Trung nước ta.

Hình 1.13 Cá Ngừ mắt to

9
1.2.5 Nguồn dinh dưỡng từ thịt cá Ngừ [4]
Cá Ngừ một loại cá có hương vị thơm ngon và hấp dẫn người thưởng thức.
Bên cạnh hương vị thịt đậm đà thơm ngon, cá Ngừ còn có những tác dụng vô cùng
tốt đối với sức khỏe của con người.
Bổ mắt : Thịt cá ngừ, một trong những thực phẩm không thể bỏ qua dành
cho đôi mắt. Trong thịt cá Ngừ chứa rất nhiều chất Omega 3, chất này vô cùng tốt
cho việc cải thiện thị lực của mắt. Ngoài ra, Omega 3 ở trong cá Ngừ còn giúp cho
đôi mắt của bạn tránh được tình trạng rối loạn mắt, thoái hóa điểm vàng.
Giảm cân : Nếu như ai đang gặp vấn đề cân nặng, chắc chắn không thể bỏ
qua những tác dụng thần kỳ của thịt cá Ngừ. Trong cá Ngừ có chứa rất nhiều
protein nhưng lại rất ít chất béo và calo. Chính vì vậy, ăn cá Ngừ có thể giúp giảm
cân, duy trì vóc dáng mà lại không làm cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.
Bảo vệ gan : Trong thịt cá Ngừ chứa rất nhiều chất DHA, EPA và taurine,
những hợp chất này sẽ làm giảm tế bào máu trong gan và thúc đẩy sự phát triển của
gan. Nếu như những người nào đang điều trị các chứng bệnh về gan nên thường
xuyên sử dụng cá Ngừ làm thực phẩm trong các bữa ăn.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch : Hiện tượng xơ vữa động mạch là một trong
những hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể của con người. Có thể dẫn đến
chứng bệnh nhồi máu cơ tim, cao huyết áp thậm chí là đột quỵ. Trong thịt cá hồi
chứa rất ít chất béo, thay vào đó là EPA và taurine giúp làm giảm lượng mỡ trong
máu giúp ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch.

Hình 1.14 Nguồn dinh dưỡng của cá Ngừ

10
1.2.6 Tình hình khai thác cá Ngừ đại dương tại Việt Nam [5] [6]
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản tại Việt Nam ( VASEP ) ngày
29/04/2021 cho biết : Sản lượng khái thác cá Ngừ đại dương tại Bình Định giảm
9,6%. Từ đầu năm đến nay, các tàu câu cá Ngừ đại dương của ngư dân trong tỉnh
khai thác ước đạt 3.836 tấn cá Ngừ đại dương, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm
trước. Theo nhiều ngư dân, dù giá cá Ngừ đại dương hiện đang ở mức 98.000 –
1000 nghìn đồng/kg, tăng 8.000 – 10.000 đồng / kg thời điểm giữa năm 2020,
nhưng sản lượng khai thác giảm nên phần lớn tàu đánh bắt lỗ vốn hoặc vừa đủ vốn,
rất ít tàu có lãi. [5]

Hình 1.15 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ


Cũng theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản tại Việt Nam ( VASEP) ngày
11/03/2021 : Sản lượng cá Ngừ đại dương tại một số tỉnh như Khánh Hòa,… sụt
giảm. Hầu như các tàu đánh bắt xuyên Tết ở tỉnh Khánh Hòa đều trở về với sản
lượng thấp, nhiều chủ tàu không đủ phí tốn, ngư dân thu nhập thấp. Mỗi chuyến
biển đánh bắt cá Ngừ đại dương thường kéo dài từ 18 – 28 ngày, với gần 10 lao
động, chi phí chuyến biển từ 100 – 150 triệu đồng. Để có lãi, mỗi tàu phải câu được
từ 20 – 30 con cá Ngừ đại dương. Thế nhưng, chuyến biển xuyên Tết vừa qua,
nhiều tàu chỉ đánh bắt được dưới 10 con. Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, trưởng Ban
Quản lý Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết : “ Sản
lượng đầu năm, bình quân 1 tàu cá từ 15 – 20 con, so với sản lượng trước Tết hơi
thấp. Đa phần những tàu này tiếp tục vươn khơi bám biển trong thời gian sắp tới ”.
Tình trạng sụt giảm sản lượng khai thác cá Ngừ đại dương bắt đầu diễn ra vào vài
năm nay nên có thời điểm nhiều tàu cá đã nằm bờ vì đánh bắt không hiệu quả. Để

11
ngư dân yên tâm bám biển, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao hiệu quả chuyến biển,
đảm bảo thu nhập. Câu cá ngừ đại dương là thế mạnh của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Với độ tàu lên đến 2.000 chiếc, mỗi năm, các địa phương này cung cấp cho thị
trường 17.000 tấn. Đây cũng là nguyên liệu của 24 nhà máy chế biến XK với kim
ngạch mỗi năm lên đến gần 650 triệu USD. Thực tế, do nguồn nguyên liệu trong
nước không đảm bảo, nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn cá Ngừ nhập
từ nước ngoài. [6]

Hình 1.16 Sản lượng khai thác cá Ngừ giảm

12
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CÁ NGỪ
ĐẠI DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Quy trình truy xuất nguồn gốc thủy sản [7]
2.1.1 Bước 1 : Tiến hành khảo sát
Về quy mô khai thác đánh bắt, nhật ký đánh bắt thủy hải… cho tới quá trình
thu mua chế biến, bảo quản vận chuyển và phân phối tới tay người tiêu dùng
Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn để
hình thành sản phẩm đảm bảo cung cấp những thông tin tới khách hàng một cách
chính xác cụ thể.

Hình 2.1 Bước 1 : Tiến hành khảo sát


2.1.2 Bước 2 : Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc người tiêu dùng cần biết được từng công
đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối.

Hình 2.2 Bước 2 : Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
2.1.3 Bước 3 : Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc

13
Mỗi doanh nghiệp cần xây dụng biểu mẫu để giúp thu thập các thông tin về
qúa trình khai thác, đánh bắt, bảo quản, thu mua chế biến vận chuyển tới tay người
tiêu dùng. Thông qua các biểu mẫu này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm.

Hình 2.3 Bước 3 : Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc
2.1.4 Bước 4 : Thiết kế phần mềm truy xuất nguồn gốc
Theo đúng quy trình và biểu mẫu truy xuất nguồn gốc đã xây dựng của mỗi
doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Người dùng thực hiện đầy đủ các thông tin mà nhà
cung cấp muốn gửi tới khách hàng.

Hình 2.4 Bước 4 : Thiết kế phần mềm truy xuất nguồn gốc

14
2.1.5 Bước 5 : Đào tạo sử dụng phần mềm
Khi phần mềm mới triển khai sẽ sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc
thủy sản người dùng cần được hướng dẫn, đào tạo và có thể tiếp cận một cách dễ
dàng.

Hình 2.5 Bước 5 : Đào tạo sử dụng phần mềm


2.1.6 Bước 6 : Triển khai thực hiện và bảo hành
Nhà cung cấp phần mềm sẽ triển khai phần mềm trong thực tế. Hỗ trợ bảo
hành đào tạo, hướng dẫn cho người sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hình 2.6 Bước 6 : Tiến hành khai thực hiện và bảo hành

15
2.2 Thực trạng truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng 1 : Triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ ghi nhật ký khai
thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử [8]
Hiện nay, tình trạng truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương ở nước ta có
nhiều cải thiện đáng kể sau khi bị IUU phạt thẻ vàng. Đến nay, hầu hết ngư dân
KTTS xa bờ đều chấp hành tốt các quy trình về ghi chép, nộp nhật ký KTTS theo
quy định của Luật Thủy sản.
Tuy nhiên, với việc ghi nhật ký bằng giấy như lâu nay, cả ngư dân, doanh
nghiệp, cơ quan quản lý đều gặp nhiều khó khăn. Để tìm ra giải pháp thuận tiện
trong việc ghi chép, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Tổng cục Thủy sản đã
mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai chương trình truy
xuất nguồn gốc điện tử đối với sản phẩm thủy sản. Theo đó, khi ứng dụng truy xuất
nguồn gốc bằng điện tử toàn bộ thông tin ghi chép từ khâu sản xuất đến thu mua,
chế biến, tiêu thụ sẽ được mã hóa và lưu trữ trên hệ thống của Tổng cục Thủy sản.
Riêng với ngư dân, các thông tin về nhật ký khai thác như : Hải trình của chuyến
biển, sản lượng cá đánh bắt được, loài cá được khai thác,…sẽ được theo dõi và lưu
trữ tại máy tính của Chi cục Thủy sản tỉnh.
Sau một thời gian, vào tháng 03/2020 Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và
Phát triển cộng đồng ( MCD ) phối hợp với Tổng cục Thủy sản ( Bộ NN & PTNT )
và ngành thủy sản Bình Định triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ ghi nhật ký
khai thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản ( eCDT ) trên 10 tàu câu cá Ngừ đại
dương của ngư dân Hoài Nhơn. Hệ thống eCDT khi được úng dụng rộng rãi sẽ tạo
nhiều thuận lợi rất nhiều cho các bên liên quan như : Cơ quan quản lý nghề cá, ngư
dân, ban quản lý cảng cá, chủ nậu và doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn
gốc thủy sản theo quy định.
Theo ông Nguyễn Minh Khải , giám đốc Ban quản lý cảng cá Tam Quan
( thị xã Hoài Nhơn ), cho hay : “ Mỗi mùa trăng tàu cá ngư dân cập cảng Tam Quan
lên đến cả nghìn chiếc, trong 5 – 7 ngày nghỉ biển, cán bộ, nhân viên cảng phải thực
hiện rất nhiều việc từ làm thủ tục xuất nhập cảng, kiểm soát tàu cá, giám sát sản
lượng thủy sản… tốn nhiều thời gian, nhân lực. Nếu hệ thống eCDT được ứng dụng
đồng bộ, Ban quản lý cảng cá thuận lợi nhiều, mà ngư dân cũng không cần phải đến
khai báo trực tiếp như hiện nay. ”
16
Việc triển khai thí điểm eCDT tại Bình Định đã mang lại hiệu quả tích cực,
bước đầu đã đáp ứng nhu cầu thông tin về loài thủy sản, sản lượng, tọa độ đánh bắt,
thời giam khai thác của từng cá thể cá ngừ đại dương và người mua hàng đầu tiên.
Bà Nguyễn Thu Huệ, giám đốc MCD cho biết : “ Chúng tôi lựa chọn thí
điểm công nghệ eCDT tại Bình Định bởi đây là địa phương có đội tàu khai thác, thu
mua, chế biến, tiêu thụ cá Ngừ đại dương. Kết quả thí điểm cho thấy, eCDT hoàn
thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề nghị Tổng
cục Thủy sản đánh giá, xây dựng lộ trình hoàn thiện, ứng dụng hệ thống eCDT quốc
gia. ”
Về gốc độ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, Phó Chi cục trưởng
Chi cục Thủy sản ( Bộ NN & PPNT ), ông Nguyễn Công Bỉnh cho rằng : “ Ghi nhật
ký KTTS và truy xuất nguồn gốc thủy sản là những nội dung quan trọng trong thực
thi Luật Thủy sản và các quy định IUU. Tuy nhiên, bước đầu việc thí điểm eCDT
mới chỉ áp dụng cho ngư dân. Những giai đoạn tiếp theo, Tổng cục Thủy sản sẽ
triển khai thực hiện cho cơ quan quản lý nghề cá, cảng cá, chủ nậu,… tiến tới áp
dụng cho cả nước. ”

Hình 2.7 Hội thảo về truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương
2.2.2 Thực trạng 2 : Thiếp lập hệ thống giám sát tàu khai thác cá Ngừ đại
dương trên vùng biển Việt Nam [9] [10]
Hệ thống giám sát tàu khai thác cá Ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam
cũng đã được thiếp lập và đưa vào sử dụng. Sản lượng lên bến của cá Ngừ đại
dương tại các điểm lên cá được thống kê đảm bảo truy xuất nguồn gốc. [9]
Hệ thống nhật ký khai khác được củng cố và vận hành ổn định. Điều tra
khoa học về nguồn lợi cá Ngừ được đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm phục vụ
17
việc đánh giá nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác. Cơ cấu đội tàu khai thác
được kiểm soát và báo cáo cập nhật hàng tháng. Thiết lập và đưa vào hoạt động Tổ
chức tư vấn quản lý nghề khai thác cá Ngừ đại dương ở Việt Nam. [9]
Nhiều tỉnh thành cũng đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát, để nghị
các công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá Ngừ đại dương thực hiện nghiêm
túc cam kết : “ không thu mua sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp
pháp.” Thực hiện đồng bộ, liên kết, thống nhất nhiều công ty, doanh nghiệp tại
nhiều tỉnh có liên quan với nhau. [9]

Hình 2.8 Hệ thống quản lý và giám sát hoạt động tàu cá


Bên cạnh đó, các chuyên gia về thủy sản cho rằng việc gắn nhãn sinh thái,
truy xuất nguồn gốc cho cá Ngừ bắt đầu cải thiện nghề cá trước tình trạng thái quá
mức hiện nay. Từ năm 2014, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Tổng cục Thủy sản
đã bắt đầu triển khai Dự án cải thiện nghề cá đối với nghề câu cá Ngừ đại dương ở
ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Cùng với dự án này, khai thác và chế
biến cá Ngừ ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực và đó cũng chính là cơ sở
để cá Ngừ Việt Nam được gắn nhãn sinh thái, nâng cao hiệu quả truy xuất. [10]

18
Hình 2.9 Mã QR cho sản phẩm cá Ngừ đại dương
2.2.3 Thực trạng 3 : Đề án thí điểm các công đoạn khai thác, thu mua, chế biến
và tiêu thụ cá Ngừ địa dương theo chuỗi [11] [12]
Bên cạnh những chuyến biến tích cực vẫn còn tồn động nhiều vấn đề khó
khăn khi truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại nước ta. Đầu tiên là việc tổ chức
sản xuất mang tính truyền thống với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến
hiệu quả sản xuất thấp, thiếu tính bền vững và cạnh tranh sản phẩm về giá cả và
chất lượng sản phẩm. Các chợ cá đầu mối chưa được hình thành. Vì vậy, việc tiêu
thụ sản phẩm vẫn chủ yếu do thương lái đảm nhận, dẫn đến khó kiểm soát cá ngừ
đại dương. [11]
Theo ông Nguyễn Quang hùng – Phó Tổng cục Thủy sản cho biết từ năm
2014, Bộ NN & PPNT: “ Tổ chức Đề án thí điểm các công đoạn khai thác, thu mua,
chế biến và tiêu thụ cá Ngừ đại dương theo chuỗi. Theo đó, ba tỉnh Bình Định, Phú
Yên và Khánh Hòa thành lập được 9 mô hình tổ chức liên kết sản xuất khai thác cá
Ngừ đại dương theo chuỗi. Sau năm năm triển khai đề án ở ba tỉnh nói trên cũng đã
phần nào phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng cá Ngừ khai thác. Tuy nhiên, một
số vấn đề đặt ra là sản lượng cá Ngừ nhiều, chất lượng khá tốt, nhưng việc thu mua
thông qua các đầu nậu, trung gian tại cảng cá kiểu mua xô, khiến giá cả không cao
nên ngư dân không mặn mà tham gia chuỗi. ” [12]
19
Ngư dân Nguyễn Văn Việt ( xã Hoài Thương ) cho rằng : việc ngư dân
không mặn mà tham gia chuỗi đánh bắt cá Ngừ đại dương là do đầu tư trang thiết bị
rất tốn kém, học hỏi kỹ thuật đánh bắt, sản phẩm đánh bắt chất lượng tốt hơn nhưng
doanh nghiệp vẫn mua với giá đại trà. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng các cảng cá chưa
đảm bảo. Hiện các cảng cá, bến cá đã xuống cấp vì quá tài, đồng thời cũng gặp khó
khăn do việc tàu thuyền khi ra vào phải lệ thuộc vào thủy triều, mất nhiều thời gian.
[12]

Hình 2.10 Hình ảnh tại bến cảng


2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại
dương tại Việt Nam [13]
2.3.1 Thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam
Ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường :
Việc thực hiện phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hoá thời gian
qua đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ
nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường. Đây là thuận lợi đối với không chỉ người
tiêu dùng mà còn cả đối với những đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, góp phần
tạo dựng một thị trường tiêu dùng an toàn.
Song song đó, việc truy xuất nguồn gốc cá ngừ đại dương đã mang lại
những mặt tích cực đáng có cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay
như : [14]

 Giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất thông tin sản phẩm từ đó yên tâm
hơn trong quá trình chọn mua thủy sản.
 Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các vấn đề ATTP, ATMT... trong toàn
bộ chuỗi sản xuất, cung ứng.
20
 Khi có sự cố xảy ra thì nhanh chóng truy xuất được nguyên nhân ở công
đoạn nào, để xác định giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm.
 Tạo sự tin tưởng và nâng cao uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc
tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc XK thủy sản vào các thị trường khó tính.
 Chung tay đẩy lùi hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng Việt.
Tăng giá trị kinh tế cho cá Ngừ đại dương : [15]
Kể từ năm 2014 cho đến nay, Tổng cục Thủy sản Việt Nam đã tạo điều kiện
cho ngư dân và doanh nghiệp khai thác, chế biến cá ngừ thực hiện các dự án hợp tác
khai thác cá ngừ với Philippines và gần đây nhất là hợp tác với “ông vua cá ngừ”
của Nhật Bản. Sự hợp tác này thể hiện, cá ngừ Việt Nam đạt chất lượng mà người
tiêu dùng khó tính nhất thế giới như Nhật Bản đang yêu cầu.

Hình 2.11 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ


Bên cạnh đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và Tổng cục Thủy sản đã triển
khai dự án Cải thiện nghề cá đối với nghề câu cá ngừ đại dương ở 3 tỉnh Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa. Cùng với dự án này, ngành khai thác và chế biến cá ngừ ở
Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đó chính là cơ sở để cá ngừ Việt Nam
được gắn nhãn sinh thái. Như vậy, khai thác cá ngừ và nghề cá nói chung của Việt
Nam không thể nằm ngoài yêu cầu phát triển bền vững.
Gần đây nhất là sự hợp tác công nghệ khai thác, đánh bắt và chế biến cá
ngừ đã được ký kết giữa ông Kiyoshi Kimura được mệnh danh là vua cá ngừ Nhật
Bản và UBND tỉnh Phú Yên để tạo điều kiện cho ngư dân khai thác cá ngừ phát
triển bền vững nghề cá tại địa phương. Ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh

21
Phú Yên chia sẻ, nếu có được nhà đầu tư đủ năng lực và kinh nghiệm trong chế
biến, XK cá ngừ thì cá ngừ Phú Yên nói riêng và cá ngừ Việt Nam nói chung hoàn
toàn có thể phát triển thành những sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng cao.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm đánh bắt, thu mua và chế biến cá ngừ, ông
Kiyoshi Kimura, chủ chuỗi nhà hàng sushi Nhật Bản (còn được mệnh danh là vua
cá ngừ Nhật Bản) hợp tác, XK cá ngừ với hơn 90 quốc gia đánh bắt cá ngừ trên thế
giới. Thông qua sự hợp tác này, ông đã hỗ trợ các quốc gia, địa phương nâng cao
khả năng đánh bắt, phát triển ngư trường và chế biến cá ngừ. Ông Kiyoshi Kimura
đánh giá cao kỹ thuật khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam. Chính vì vậy, ông
đã ký kết hợp tác kỹ thuật và công nghệ khai thác để nâng cao giá trị cho cá ngừ
Việt Nam trong thời gian tới. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục thủy sản nhìn nhận, chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam đã
tăng trưởng rõ rệt trong những năm qua. Nhận thức, tay nghề, kỹ thuật khai thác và
bảo quản sản phẩm cá ngừ của ngư dân cũng ngày càng được nâng cao, các tàu
tham gia mô hình liên kết chuỗi đã tạo ra sự đoàn kết, gắn bó trong sản xuất.
Để ngành hàng cá ngừ đại dương tiếp tục ổn định hướng đến bền vững,
Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn vốn đầu tư
xây dựng; nâng cấp đồng bộ hệ thống cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ
và cơ sở hậu cần dịch vụ riêng cho cá ngừ đại dương, tăng nguồn vốn nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm cá ngừ
đại dương trên tàu cá để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hình 2.12 Ngư dân đánh bắt cá Ngừ

22
Nhận thức của ngư dân dần được cải thiện sau khi bị EU phạt thẻ vàng
đối với ngành thủy sản Việt Nam :
Từ sau khi bị phạt thẻ vàng ngành thủy sản nói chung và khai thác cá ngừ
đại dương đã có nhiều ảnh hưởng như XK giảm sút, gia tăng chi phí kiểm tra, lưu
kho... Nhìn nhận được thực tế đó nên một số ngư dân đã có ý thức chủ động hơn
trong việc khai thác và khai báo khi đánh bắt, thu mua cũng như là phạm vi khai
thác.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đang được đầu tư và ngày càng
hoàn thiện :
Nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn
về truy xuất nguồn gốc thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng; đẩy mạnh xã hội
hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm thủy
sản, hàng hóa.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ
thống truy xuất nguồn gốc ” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ xây dựng và đưa vào
vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Nhà nước tăng cường xử lý khi vi phạm về truy xuất nguồn gốc cá Ngừ
đại dương :
Nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá
ngừ được thực hiện nghiêm ngặt, cơ quan nhà nước đã siết chặt việc quản lý tàu cá
khai thác, nâng mức xử phạt đối với hành vi khai thác bất hợp pháp, không khai
báo; nâng cao nhận thức của ngư dân, doanh nghiệp. Cũng trong thời gian này,
VASEP đã có rất nhiều các hoạt động như: Kêu gọi doanh nghiệp cam kết không
thu mua các sản phẩm hải sản khai thác bất hợp pháp; ra “Sách Trắng” công bố các
tàu cá vi phạm để các doanh nghiệp không mua hải sản của các tàu này; lên danh
sách các doanh nghiệp tẩy chay thủy sản khai thác không tuân thủ khuyến nghị của
EC (62 doanh nghiệp) ”.
Thúc đẩy doanh nghiệp về việc XK cá ngừ [16] :

23
Không những mặt thuận lợi trong nước và truy xuất nguồn gốc cá ngừ còn
giúp mặt hàng XK cá ngừ Việt Nam sang các nước được thuận lợi và phát triển
vượt bậc.
Trong 5 năm qua (2015 – 2019), cá ngừ là một trong những sản phẩm hải
sản XK chủ lực của Việt Nam. Giá trị XK cá ngừ tăng gấp hơn 1,6 lần từ 455 triệu
USD lên hơn 719 triệu USD, tăng 58%. Tỷ trọng của cá ngừ trong tổng XK hải sản
của Việt Nam luôn duy trì ở mức từ 21-22%. Các loài cá ngừ XK chủ yếu của Việt
Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn…
Năm 2019, XK cá ngừ của Việt Nam tăng 10,2% so với năm 2018, đạt hơn
719 triệu USD. Năm 2019, cá ngừ Việt Nam đã xuất được sang 108 thị trường. Top
8 thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam năm 2019 gồm Mỹ, EU, ASEAN,
Israel, Nhật Bản, Canada, Mexico và Trung Quốc, chiếm 87% tổng giá trị XK cá
ngừ của Việt Nam.

Hình 2.13 Sản phẩm cá Ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2019

24
Hình 2.14 Xuất khẩu cá Ngừ Việt Nam, năm 2015 - 2019
2.3.2 Khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương tại Việt Nam
Ý thức của ngư dân [17] :
Việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo hoặc khai báo không đúng quy
định của các chủ phương tiện khác trên biển sẽ gây khó khăn trong việc truy xuất
nguồn gốc thủy sản.
Việc xác nhận nguồn gốc thuỷ sản cũng như cấp giấy chứng nhận nguồn
gốc thuỷ sản của chủ tàu thuyền cho doanh nghiệp còn rất sơ sài gây rất nhiều khó
khăn cho việc truy xuất.
Việc ghi chép nhật ký của thuyền trưởng còn quá sơ sàikhiến cho công tác
xác nhận nguồn gốc thuỷ sản gặp khó khăn.
Do đặc thù công việc đánh bắt thủy sản chủ yếu hoạt động liên tục trên
biển, nên việc ghi chép hành trình đánh bắt tàu cá thời gian qua gặp rất nhiều khó
khăn.
Đội ngũ tàu thuyền đánh bắt thủy sản chưa được quản ly còn lỏng lẻo chưa
được khiểm soát chặt chẽ.
Liên kết giữa các đơn vị chưa chặt chẽ [18] :
Đơn vị phân phối sỉ ( như hợp tác xã ) thu mua từ nhiều nguồn cũng không
muốn công khai thông tin ngư dân sản vì sợ các đối thủ cạnh tranh giành mối làm
ăn. Cuối cùng là ngư dân, người trực tiếp đánh bắt vẫn giữ thói quen cũ, chưa quen

25
thực hiện các quy trình khai thác tốt vì không chắc chắn rằng sẽ bán được giá cao
hơn hoặc bán giá cao thì lại kén người mua. Liên kết dọc giữa các công đoạn, cơ sở
thu mua trong chuỗi cung ứng và liên kết ngang giữa cơ sở sản xuất thủy sản hoặc
các hợp tác xã còn lỏng lẻo và chưa đạt hiệu quả nên việc ghi lại thông tin trong
từng công đoạn còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế [18] :
Hiện nay mới chỉ có Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư
03/2011/TT-BNNPTNT đề cập đến vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mục tiêu
chỉ là nhằm thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn, chưa hướng đến minh bạch
hóa và cung cấp thông tin cho các tác nhân liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng.
Các CSDL về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiện nay còn rời rạc chưa có
sự đồng bộ hóa, chưa có sự kiểm tra chéo thông tin, chưa có kết nối thông tin giữa
các CSDL. Đặc biệt, chưa có quy định để các cơ quan QLNN được quyền truy cập
CSDL phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, định hướng và dự báo thị trường.”
Cơ sở vật chất phục vụ việc truy xuất còn hạn chế [18] :
Tình trạng tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương cũng gây nhiều khó khăn
khi tiến hành truy xuất nguồn gốc. Cảng cá nhỏ, công suất tàu nhỏ, trang thiết bị
chưa đầy đủ trong khi sản lượng khai thác lớn khiến thông tin khi truy xuất bị mất
hoặc sai sót.
Các cơ sở phục vụ cho việc truy xuất ở các cảng còn hạn chế, gây khó khăn
cho ngư dân khi thực hiện.

Hình 2.15 Tàu đánh cá của người dân còn thiếu thốn, sơ sài
26
27
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG VIỆC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
TẠI VIỆT NAM
3.1 Về phía nguyên liệu [19]
Toàn bộ cá ngừ phải được tuân thủ một chứng từ chỉ rõ dữ liệu khai thác
(tên tàu hay phương tiện đánh bắt, nước treo cờ, sản lượng đánh bắt, vị trí và
phương pháp đánh bắt). Giấy truy xuất nguồn gốc cũng bao gồm thông tin lô hàng
(tên tàu, cảng, chi tiết sản phẩm); thông tin trại nuôi (tên, ngày thu hoạch, khối
lượng ước tính), thông tin thu hoạch (ngày, sản lượng cá, số lượng thẻ ghi tên và địa
chỉ) và thông tin thương mại (mô tả sản phẩm, địa điểm và nơi đến của sản phẩm,
chi tiết về nhà xuất khẩu/nhập khẩu).

Hình 3.1 Nguyên liệu : cá Ngừ đại dương


3.2 Về phía ngư dân [19]
Chủ tàu hoặc thuyền trưởng của các tàu đánh bắt xa bờ phải có trách nhiệm
ghi sản lượng khai thác thủy, hải sản từng chuyến trong nhật ký khai thác. Đây là
quy định bắt buộc, nếu ngư dân đánh bắt không ghi chép nhật ký khai thác thì cơ
quan chức năng sẽ không xác nhận, doanh nghiệp có quyền không thu mua sản
phẩm.
Tàu thuyền phải báo trước 2 tiếng mỗi khi tàu rời cảng hoặc cập cảng và
phải xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, khai báo các thông tin để cán bộ văn phòng
đối chiếu, kiểm tra nếu bảo đảm đầy đủ các điều kiện thì được đóng dấu vào giấy

28
xác nhận đi biển. Chủ các phương tiện tàu thuyền đánh bắt xa bờ cần lắp đặt thiết
bị giám sát hành trình.

3.3 Về phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp [19]


Một trong những giải pháp quan trọng được xác định là công tác tuyên
truyền. Tổ chức tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng
nhiều hình thức thích hợp hơn. Cần tổ chức họp các doanh nghiệp chế biến, chủ tàu
khai thác, tàu thu mua để tuyên truyền trực tiếp và cam kết thực hiện đúng quy định
về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản, không thu mua hải sản có nguồn gốc
từ khai thác bất hợp pháp.
Cần có giải pháp đồng bộ từ cơ quan quản lý, cơ sở hạ tầng cho đến doanh
nghiệp và quan trọng nhất chính là ý thức của ngư dân.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cảng cá, khu vực tàu
neo đậu, ngoài cửa biển, trên biển. “Việc kiểm tra, kiểm soát này không chỉ để quản
lý chặt mọi hoạt động của tàu cá khi ra vào cửa biển, từ đó kịp thời xử lý các hành
vi vi phạm.
Tăng cường công tác nắm địa bàn, kiểm soát tốt, chặt chẽ tàu cá xuất, nhập
cửa biển trình Trạm Kiểm soát Biên phòng và cập, rời cảng cá chỉ định, có đối
chiếu số liệu hàng tháng giữa các lực lượng có liên quan.
Ứng dụng công nghệ để xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết
trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đảm bảo kết nối liên thông
với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia
Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và đầu tư cơ sở vật chất. Tăng cường
đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về truy xuất
nguồn gốc.

29
Hình 3.2 Công tác khảo sát, quản lý đối với các ngư dân
3.4 Ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động
truy xuất nguồn gốc: ứng dụng công nghệ (Smartcheck, Blockchain, IoT, AI,…)
vào tem truy xuất nguồn gốc để minh bạch thông tin với người tiêu dùng, từ chế
biến cho đến khâu phân phân phối và bán hàng. Chỉ bằng chiếc điện thoại thông
minh và mất khoảng 2s cho việc quét mã QR code người tiêu dùng có thể biết thông
tin đầy đủ về sản phẩm như cơ sở sản xuất, giấy chứng nhận, quy trình sản xuất,…

3.5 Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong truy xuất nguồn gốc
Hợp tác với các đối tác nước ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc tế để tiếp
nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất
nguồn gốc lẫn nhau.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam
với sự tham gia của các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

30
Hình 3.3 Hoạt động hợp tác quốc tế trong truy xuất nguồn gốc

31
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, cá Ngừ là loài hải sản đặc biệt thơm ngon, được rất nhiều
người ưa chuộng. Loại cá này chứa những chất dinh dưỡng cần thiết, được coi là
nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người. Sinh trưởng trong môi trường đại
dương, loài cá này đặc biệt sạch, giàu protein và các chất dinh dưỡng như : DHA,
Omega -3, EPA, taurin,… Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại chứa rất ít chất béo và
calo, chính vì thế ăn cá ngừ không chỉ giúp duy trì vóc dáng mà còn hỗ trợ phòng
ngừa các bệnh lý về tim mạch, giác mạc,… đồng thời duy trì sức đề kháng cho cơ
thể. Đó là lý do tất yếu mà cá ngừ luôn là sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong thị
trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Chính vì vậy, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với cá ngừ đại
dương là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu của các đơn vị
kinh doanh quản lý trong việc kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng và theo dõi toàn bộ quá trình khai thác, ngay từ khâu đánh bắt cá cho đến
khâu đưa ra thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Đồng thời thông qua đây, người
tiêu dùng cũng có thể quan sát và đánh giá chất lượng của những con cá ngừ do
chính tay mình lựa chọn.
KIẾN NGHỊ
Cần phải sớm hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc cá Ngừ đại dương
tại Việt Nam một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức tập huấn cho
người dân ở các địa phương vùng biển cần thực hiện nghiêm túc, trung thực trong
việc kê khai các thông tin liên quan để có được CSDL chính xác liên quan đến cá
Ngừ đại dương tại Việt Nam.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Thị Tuyết Nga, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Bích Thủy, Giáo trình Truy xuất
nguồn gốc Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[2] Quy trình truy xuất nguồn gốc mà bạn nên biết : https://wwin.vn/quy-trinh-truy-
xuat-nguon-goc-thuy-san/.
[3] Cá Ngừ đại dương : vi.wikipedia.org/wiki/Cá_ngừ_đại_dương.
[4] Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của Cá Ngừ :
https://baokhuyennong.com/ca-ngu/.
[5] Bình Định : Sản lượng khai thác cá Ngừ đại dương giảm 9,6% :
http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-ngu/nguyen-lieu/binh-dinh-san-luong-
khai-thac-ca-ngu-dai-duong-giam-9-6-21601.html.
[6] Sản lượng cá ngừ đại dương giảm : http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-
ngu/nguyen-lieu/san-luong-ca-ngu-dai-duong-sut-giam-21290.html.
[7] Truy xuất nguồn gốc thủy sản, Quy trình, Biểu mẫu, Phần mềm, Quy định :
https://bytesoft.vn/truy-xuat-nguon-goc-thuy-san.
[8] Ghi nhập ký khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử : Bước tiên mới đến
nghề cá hiện đại : http://www.mcdvietnam.org/ghi-nhat-ky-khai-thac-truy-xuat-
nguon-goc-thuy-san-dien-tu-buoc-tien-moi-den-nghe-ca-hien-dai/.
[9] Quản lý nghề cá ngừ đại dương ở Việt Nam để phát triển bền vững :
http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=237034.
[10] Gắn kết tiêu thụ cá ngừ đại dương tại thị trường nội địa :
https://www.vietnamplus.vn/gan-ket-tieu-thu-ca-ngu-dai-duong-tai-thi-truong-noi-
dia/655527.vnp.
[11] Tổ chức cảng cá không thống nhất, khó truy xuất nguồn gốc thủy sản :
https://vov.vn/kinh-te/to-chuc-cang-ca-khong-thong-nhat-kho-truy-xuat-nguon-goc-
thuy-san-709750.vov.
[12] Bình Định : Giấy thông hành cho cá ngừ đại duong vào thị trường châu Âu :
http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-ngu/nguyen-lieu/binh-dinh-giay-thong-
hanh-cho-ca-ngu-dai-duong-vao-thi-truong-chau-au-8432.html.

33
[13] Quyết định phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất
nguồn gốc : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-100-QD-
TTg-2019-De-an-trien-khai-ap-dung-va-quan-ly-he-thong-truy-xuat-nguon-goc-
405476.aspx.
[14] Khắc phục thẻ vàng IUU khó truy xuất nguồn gốc thủy sản :
https://bnews.vn/khac-phuc-the-vang-iuu-kho-truy-suat-nguon-goc-thuy-
san/117120.html.
[15] Tạo thương hiệu cho cá Ngừ Việt Nam : https://bnews.vn/tao-thuong-hieu-cho-
ca-ngu-viet-nam/147589.html.
[16] Tổng quan ngành cá Ngừ : http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-
ngu/tong-quan-nganh-ca-ngu.
[17] Truy xuất nguồn gốc ý thức từ người dân : https://vtv.vn/vtv8/truy-xuat-nguon-
goc-thuy-san-y-thuc-tu-ngu-dan 20180807104032371.htm.
[18] Kiểm soát an toàn thực phẩm khó khăn trong truy xuất nguồn gốc :
http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/974357/kiem-soat-an-toan-thuc-pham-
kho-khan-trong-truy-xuat-nguon-goc.
[19] Truy suất nguồn gốc thủy sản chìa khóa gỡ thẻ vàng IUU :
https://laodong.vn/kinh-te/truy-xuat-nguon-goc-thuy-san-chia-khoa-go-the-vang-
iuu-864111.ldo.

34

You might also like