You are on page 1of 6

Họ và tên: Phạm Thu Thảo - 1911110366 – STT 103

Ngày sinh: 11/01/2001


Lớp tín chỉ: KTE312(1.1/2021).5

BÀI GIỮA KỲ HỌC PHẦN KINH TẾ KINH DOANH

Câu 1: Phân tích các mục tiêu của doanh nghiệp? Cho biết ý nghĩa của việc nghiên
cứu?
Doanh nghiệp cần tồn tại, phát triển và đảm bảo tính bền vững. Điều chắc chắn là không
có một doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu doanh nghiệp đó không xác định được mục
tiêu hoạt động cho chính nó. Trong kinh doanh, có 4 mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp
theo đuổi: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu; tối đa hóa lợi ích quản lý và tự thỏa
mãn.
1. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
a. Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng:
 Nó duy trì sự tồn tại dài hạn của doanh nghiệp
 Là nguồn tài chính quan trọng cho các khoản đầu tư tương lai
 Giúp chi trả thù lao, thưởng cho các bên liên đới
 Là phương tiện để đánh giá quá trình hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và đầu tư của doanh nghiệp.
b. Tối đa hóa lợi nhuận
Theo lí thuyết về doanh nghiệp trong kinh tế học, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan
trọng nhất của một doanh nghiệp, xảy ra khi chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí là lớn nhất.
Ta có:
𝜋(𝑞) = 𝑇𝑅(𝑞) − 𝑇𝐶(𝑞)
-Tổng doanh thu: 𝑇𝑅 = 𝑃. 𝑄
Δ𝑇𝑅 𝑑𝑇𝑅
-Doanh thu cận biên (MR): 𝑀𝑅 = ≡
Δ𝑞 𝑑𝑞
𝑑𝑇𝑅 𝑑(𝑃.𝑄) 𝑑𝑃
→ 𝑀𝑅 = = = 𝑞+𝑃
𝑑𝑞 𝑑𝑞 𝑑𝑞
Suy ra:
 Nếu só lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra không ảnh hưởng gì đến giá thị
trường khi đó doanh thu biên bằng giá: 𝑀𝑅 = 𝑃
 Nếu doanh nghiệp bán ra thêm sản phẩm làm giảm giá cả thị trường , đây là đặc điểm
𝑑𝑃
của thị trường độc quyền, thì doanh thu biên nhỏ hơn giá: < 0 → 𝑀𝑅 < 𝑃
𝑑𝑞

Ta có thể thấy doanh thu biên giảm vì doanh nghiệp phải giảm giá để bán được nhiều sản
phẩm hơn. Hình dạng của đường doanh thu biên phụ thuộc vào hình dạng của đường cầu.
 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận:

𝜋′(𝑞) = 0 → 𝑀𝑅 = 𝑀𝐶
{
𝜋"(𝑞) < 0

-Khi MR(q) > MC(q), đầu ra sẽ tăng.


-Khi MR(q)< MC(q) thì sẽ giảm sản
xuất
→ Như vậy MR(q)=MC(q)

𝑇𝑅
-Doang thu bình quân (AR): 𝐴𝑅 =
𝑄

𝜋(𝑞) 𝑇𝑅−𝑇𝐶 𝑃.𝑄−𝑇𝐶


-Lợi nhuận đơn vị (q): 𝑞= = = = 𝑃 − 𝐴𝐶
𝑄 𝑄 𝑄

𝐹𝐶+𝑉𝐶 𝐹𝐶 𝑉𝐶
𝐴𝐶 = = + = 𝐴𝐹𝐶 + 𝐴𝑉𝐶
𝑞 𝑞 𝑞

Trong đó:
AC: chi phí trung bình để tạo ra 1 sản phẩm
AFC: chi phí cố định trung bình
AVC: chi phí biến đổi trung bình
* Trong ngắn hạn:

-Nếu giá >SAC1 : có lợi nhuận

-Nếu giá ∈ (SAVC1, SAC1) :lỗ nhưng


trong ngắn hạn chấp nhận được vì được
đền bù vào phần chi phí cố định

-Nếu giá <SAVC1:DN ngừng sản xuất

* Trong dài hạn:

-Nếu P ≥ LAC1 => sản xuất Q*

-Nếu P< LAC1 => đóng cửa

2. Mục tiêu tối đa hóa doanh thu

Tối đa hóa doanh thu có nghĩa là tạo ra doanh thu bán hàng nhiều nhất có thể mà không
khiến doanh nghiệp thua lỗ.

Ta có: Tổng doanh thu (TR) = P.Q

Để tổng doanh thu là lớn nhất, 𝑇𝑅𝑚𝑎𝑥 ↔ 𝑀𝑅 = 0


*Tối đa hóa doanh thu sẽ kèm theo sự ràng buộc về lợi nhuận:

-Mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được.
-Được xác định ở mức thấp hơn mức lợi nhuận tối đa.
-Ràng buộc về lợi nhuận được xác định dựa trên các yếu tố sau:
+Mức lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận thông thường trong ngày
+Mức lợi nhuận thoả mãn các cổ đông
+Mức lợi nhuận giúp doanh nghiệp tránh bị thâu tóm hay mua lại.

Lí thuyết tối đa hóa doanh thu bán hàng của Baumol được xây dựng dựa trên lí thuyết cho
rằng một khi công ty đã đạt được mức lợi nhuận chấp nhận được đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ, công ty nên chuyển mục tiêu từ tăng lợi nhuận sang tăng doanh thu từ bán hàng.

Các công ty nên làm như vậy bằng cách sản xuất nhiều hơn, giữ cho giá sản phẩm và dịch
vụ thấp và đầu tư vào quảng cáo để tăng cầu sản phẩm. Việc áp dụng mô hình tối đa hóa
doanh thu bán hàng sẽ giúp nâng cao danh tiếng chung của công ty và do đó tạo ra lợi
nhuận cao hơn trong dài hạn; dù trong ngắn hạn lợi nhuận không được tối đa hóa.

Tuy nhiên, nhược điểm của tối đa hóa doanh thu thường bắt nguồn từ cổ đông. Các cổ đông
có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, nhưng đó không phải là trọng tâm chính của mô hình
tối đa hóa doanh thu bán hàng của Baumol. Và khi tỉ suất lợi nhuận của công ty thấp, có
thể công ty sẽ có ít tiền hơn để trả cổ tức.

3. Mục tiêu tối đa hóa lợi ích quản lý

Một mục tiêu khác mà các doanh nghiệp theo đuổi là mục tiêu tối đa hóa lợi ích quản lý.
Giả định này khác với giả định truyền thống cho rằng mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận. Oliver Williamson đưa ra khái niệm “sự ưa thích chi tiêu” để xây
dựng mô hình tối đa hóa lợi ích quản lý. Theo ông, mục tiêu của người quản lý là tối đa
hóa lợi ích của chính họ và người quản lý đạt được điều đó bằng cách chi tiêu cho những
việc không cần thiết cho công việc nhưng lại thỏa mãn mục đích riêng tư.

Có 3 loại chi tiêu sau:

- Chi tiêu để tuyển thêm biên chế vượt qua cần thiết để vận hành doanh nghiệp (S). Điều
này làm tăng quyền lực, uy tín và lợi ích của người quản lý khi họ cho là quản lý nhiều
người sẽ có lợi hơn.
- Chi tiêu thêm tiền cho bản thân người quản lý (M). Phụ cấp của các giám đốc như tiền
tiêu vặt, đi lại và sử dụng xe công ty được coi là nguồn thu nhập vật chất gián tiếp. Các
khoản tiền như vậy phải chịu mức thuế thấp và làm tăng địa vị, uy tín của họ.

- Lợi nhuận tự do là lợi nhuận sau thuế cao hơn lượng tối thiểu cần thiết cho các cổ đông.
Phần sẵn có để người quản lý chi tiêu cho các hoạt động nhằm mục tiêu riêng của họ.

→ Vì thế, có thể nói, mục tiêu của doanh nghiệp thường luôn bao gồm mục tiêu nhân của
bản thân những người đứng đầu quản lý và vận hành doanh nghiệp.

4. Mục tiêu tự thỏa mãn

Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, nhiều doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu tự thỏa
mãn. Họ không đặt vấn đề lợi ích kinh tế lên đầu, mà thay vào đó là mong muốn phát triển
xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi của người lao động hay bảo vệ môi trường… Hoặc có thể,
đơn giản doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chỉ vì mục đích phục vụ sở thích,
mong muốn kinh doanh của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:


Việc xác định mục tiêu là căn cốt cho hoạt động cho một doanh nghiệp. Với một mục tiêu
rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh khỏi những tình trạng chênh vênh, không có hướng đi do
không có mục đích kinh doanh cụ thể. Mục tiêu là nền tảng, cơ sở để hoạch định chiến
lược của doanh nghiệp. Có thể nói, mục tiêu là động lực cũng là nòng cốt để doanh nghiệp
vững vàng trên thị trường nhiều thay đổi và biến động.

Câu 2: Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu.

*Ưu điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

 Là kiến thức thực tiễn, không phải kiến thức khoa học. Trong việc ra quyết định,
các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp sai và thử lại, sử dụng tối đa kinh nghiệm và
sự hiểu biết đã đưa ra quyếtđịnh, thích ứng với thị trường và điều tiết chính sách.
 Là ràng buộc, yêu cầu với doanh nghiệp trước sự cạnh tranh trên thị trường khi
doanh nghiệp hoạt động mà không có lợi nhuận. không có sự cạnh tranh, sẽ bị đào thải.
Do đó, doanh nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu quan trọng để tồn tại trên thị trường, để
Hội đồng quản trị hài lòng.

*Nhược điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận:

- Về lý thuyết:
 Thông tin không hoàn hảo làm việc xác định MR, MC khó khăn. Phải biết chi phí
yếu tố đầu vào, chi phí giá cả, điều kiện biến động thị trường để tính MR, MC. Việc tìm
kiếm thông tin rất khó khăn và tốn kém.
 Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian, DN có thể sẵn sàng hy sinh lựa chọn
lợi nhuậnthấp ngắn hạn để đạt được mục đích lợi nhuận dài hạn. Mặt khác, đồng tiền mất
giá theo thời gian. Nếu chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà không xét đến tỷ lệ chiết khấu (giảm
giá) của đồng tiền đối với lợi nhuận, như vậy thực chất, lợi nhuận thu được là không cao,
không đáp ứng được mục tiêu của DN.
 Trong thực tế, DN không chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà cần phải quan tâm
đến lợi ích các bên liên đới, Nếu không họ không hoạt động vì mục tiêu của doanh nghiệp.
Khi tối đa hóa lợi nhuận, DN sẽ phải đạp đổ mối quan hệ với người khác, như vậy sẽ
không tạo ra được mối quan hệ lâu dài trong DN.

- Về thực tế: Nghiên cứu chỉ ra 47,4% doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, trong đó chỉ có
26,1% doanh nghiệp coi lợi nhuận là trên hết.

 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Trên thực tế, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi.
Do vậy mà việc nghiên cứu về tối đa hóa lợi nhuận, phân tích được những ưu, nhược
điểm của mục tiêu này là vô cùng cần thiết, giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của những ưu điểm ấy cũng như giảm thiểu ảnh hưởng
của các mặt hạn chế.

Việc nghiên cứu ưu điểm và hạn chế của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận còn nhằm giúp
doanh cho nghiệp có góc nhìn rõ ràng, đúng đắn khi theo đuổi hoặc thiết lập mục tiêu kinh
doanh. Tối đa hóa lợi nhuận không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.
Tùy từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp và sự biến động của thị trường, doanh nghiệp
sẽ cần thiết mục tiêu kinh doanh cho phù hợp.

You might also like