You are on page 1of 4

Giuse Trần Văn Chương – Lớp Thần học IV

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THÁNG 9 VÀ 10 NĂM 2021

1. Những trường hợp được ơn bất khả ngộ được nói ở điều 749, có một từ ngữ then chốt xác định
sự bất khả ngộ (nhưng được các bản dịch Việt ngữ dịch ra khác nhau). Đó là từ ngữ nào?
Trước hết, phải xác định là theo Giáo luật điều 749, có 2 trường hợp được ơn bất khả ngộ:
(1) Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ khi tuyên bố một cách quả quyết là phải giữ một học thuyết
về đức tin hay về luân lý, với tư cách là Chủ Chăn và là Tiến Sĩ tối cao của tất cả mọi Kitô hữu.
(2) Ơn bất khả ngộ còn được thể hiện trong những quyết định của Giám mục đoàn hợp nhất với Đức
Giáo hoàng, nhất là khi các ngài họp Công đồng Chung, công bố một điểm giáo lý có liên quan đến
đức tin hoặc luân lý bằng một hành động dứt khoát.
Trong điều 749, có một có một từ ngữ then chốt xác định sự bất khả ngộ nhưng được các bản
dịch Việt ngữ dịch ra khác nhau, do cách hiểu chưa đúng, đó là từ Ex Cathedra. Một số hiểu là khi
tuyên bố tín điều, ĐGH phải “ngồi tại ngai tòa” của mình thì đó mới là giáo lý bất khả ngộ. Tuy
nhiên, hiểu như thế không chính xác. Bởi vì, Công đồng Vaticanô I đã xác định: “…Giám mục Rôma,
khi tuyên ngôn Ex Cathedra, đó là, [1] khi ngài thi hành nhiệm vụ người chủ chăn và thầy dạy của
toàn thể Kitô hữu, [2] với quyền tông đồ tối thượng, [3] ngài giải thích một giáo điều thuộc phạm trù
tín lý hay luân lý để được giữ bởi giáo hội hoàn vũ… (DS 1839)
Như thế, Ðức Giáo Hoàng không có ơn bất khả ngộ trong mọi hoàn cảnh, nhưng chỉ khi nào ngài
chính thức tuyên dạy từ "ngai Tòa Thánh Phêrô" (Ex Cathedra), nghĩa là đủ 3 điều kiện vừa kể
trên, chứ không phải khi tuyên tín ngài phải ngồi tại ngai của ngài.

2- Cho một vài ví dụ về trường hợp bất khả ngộ đã xảy ra trong Giáo hội.
- Tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, do thánh Giáo hoàng Piô IX công bố năm 1854.
- Tín điều được công bố sau cùng cho tới nay là vào năm 1950, về “Đức Maria hồn xác lên trời”, do
Đức Piô XII công bố.

3- Phải chăng có những tính chất hay mức độ tin hay vâng phục khác nhau đối với những huấn
quyền khác nhau dạy bảo, được nói ở những điều 749- 753. Thầy hãy chỉ ra những khác nhau
này một cách tóm tắt.
Giuse Trần Văn Chương – Lớp Thần học IV

Quả thực có những mức độ tin hay vâng phục khác nhau với những cấp huấn quyền khác nhau.
Cụ thể, theo Giáo luật các điều 749-753, ta phân biệt các mức độ tin và vâng phục từ cao xuống thấp
như sau:
1. Phải tin với đức tin thần khởi và Công giáo tất cả những gì hàm chứa trong Lời Chúa đã
được viết ra hay được truyền lại, và được trình bày như là do Chúa mạc khải hoặc bởi huấn quyền long
trọng, hoặc bởi huấn quyền thông thường và phổ quát của Giáo Hội (Điều 750 #1).
2. Phải kiên quyết đón nhận và cũng phải tuân giữ tất cả và từng điều có liên quan đến
đức tin và luân lý, mà huấn quyền Giáo Hội đã trình bày một cách dứt khoát, chẳng hạn các tín điều
đức tin như Một Chúa Ba ngôi, Đức Kitô có hai bản tính, hay Đức mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội,
hay không được phép phá thai cách trực tiếp… (Điều 750 #2).
3. Các Kitô hữu buộc phải chấp nhận huấn quyền chính thức của các Giám Mục mình với
lòng cung kính vâng phục, khi các Giám Mục hiệp thông với thủ lãnh của Giám Mục đoàn và với các
thành viên, hoặc cách riêng rẽ, hoặc khi họp nhau trong các Hội Đồng Giám Mục hay trong các công
đồng địa phương, mặc dầu không có ơn bất khả ngộ khi giảng dạy (Điều 753).
4. Các Kitô hữu không buộc phải chấp nhận bằng đức tin, nhưng phải lấy trí khôn và ý chí
để ngoan ngoãn vâng phục khi Đức Giáo Hoàng hoặc Giám Mục đoàn thi hành quyền giáo huấn
chính thức để tuyên bố một đạo lý trong lãnh vực đức tin hay luân lý, ngay cả khi các ngài không có ý
công bố học thuyết đó bằng một hành vi nhất định (Điều 752). Đơn cử là phải tin theo các Hiến chế và
Sắc lệnh do các Công đồng ban hành (Điều 754).

4- Cũng với sự phân biệt tương tự ở câu hỏi số 3, trong công thức tuyên xưng đức tin do Tông tòa
phê chuẩn mà các vị lãnh nhận chức vụ trong Giáo hội phải tuyên xưng (đ. 833), ví dụ các cha
giáo sư tuyên xưng trong ngày khai giảng niên khóa mới, có hai lần người tuyên xưng đọc:
"Với đức tin trung kiên (hoặc kiên vững, hoặc vững mạnh, tùy bản dịch), tôi tin...", nghĩa là cả
hai lần đều nói như nhau mà không phân biệt "Với đức tin trung kiên", thầy có thấy điều gì
không tương hợp với điều 750 và điều 751 hay không?
a. Trong tương quan với Giáo luật điều 750
Cả hai lần đều nói như nhau mà không phân biệt "Với đức tin trung kiên" là không chính xác
với Giáo luật điều 750. Bởi vì điều 750, triệt 1 khẳng định rằng: “Phải tin VỚI ĐỨC TIN THẦN
KHỞI và CÔNG GIÁO tất cả những gì hàm chứa trong Lời Chúa đã được viết ra hay được truyền
lại…” Như thế, công thức tuyên xưng đức tin do Tông tòa phê chuẩn ghi “Với ĐỨC TIN TRUNG
Giuse Trần Văn Chương – Lớp Thần học IV

KIÊN, tôi tin vững vàng mọi chân lý trong Lời Chúa được viết ra hay truyền đạt…” là không tương
hợp với điều 750. Đúng hơn phải nói là: “VỚI ĐỨC TIN THẦN KHỞI VÀ CÔNG GIÁO, tôi tin
mọi chân lý trong Lời Chúa được viết ra hay truyền đạt...”
Lần tuyên xưng đầu tiên “Với đức tin kiên vững, tôi tin và tuyên xưng tất cả và từng chân lý
trong Kinh Tin Kính…” đã tương hợp với Giáo luật điều 750, triệt 2 rồi, không cần bàn cãi gì thêm.
b. Trong tương quan với Giáo luật điều 751
Về việc Bội giáo và Ly giáo thì đã rõ ràng không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, khi xét tới việc phán
đoán một người có bị Lạc giáo hay chưa thì cần phải thận trọng. Bởi vì theo điều 751, chỉ khi “ngoan
cố chối bỏ một chân lý phải tin với đức tin thần khởi và Công giáo hoặc ngoan cố hồ nghi về chân lý
ấy sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội” thì mới gọi là Lạc giáo.
Vì thế, cần thận trọng xem xét và không được mở rộng nội hàm với những ai ngoan cố hồ nghi,
hoặc ngoan cố chối bỏ những chân lý đức tin nằm ngoài phạm vi tin với đức tin thần khởi và Công
giáo.

5- Các văn bản của Công đồng Vatican II có bất khả ngộ không, lý do?
Bộ Giáo luật năm 1983, điều 752, quy định tín hữu Công giáo không được coi thường giáo
huấn của Công đồng đại kết, mặc dù không có tính chung quyết:

“Khi Ðức Giáo Hoàng và Giám Mục đoàn dùng quyền giáo huấn chính thức để
tuyên bố một đạo lý về đức Tin hay phong hóa, mặc dầu các ngài không có ý công bố
một cách chung quyết, thì các tín hữu không buộc đón nhận với đức Tin; tuy vậy, họ
hãy suy phục về lý trí và ý chí theo tinh thần đạo giáo. Do đó, họ phải tránh những gì
không phù hợp với đạo lý ấy.”

Do đó, các văn bản của Công đồng Vatican II không mang tính bất khả ngộ, mà chỉ là các
giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công giáo được trình bày qua các văn kiện của Công đồng mà thôi.
Công đồng Vatican II rất khác so với các Công đồng trước đó ở chỗ: trong mọi tuyên bố của mình,
Vatican II không buộc các tín hữu phải tin, và không ra lệnh rằng nếu ai nghịch lại sẽ bị khai trừ khỏi
Giáo hội.
Giuse Trần Văn Chương – Lớp Thần học IV

6- Có sự khác nhau nào trong phận vụ rao giảng Lời Chúa của Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo
dân (đ. 756-759).
a. Phận vụ rao giảng Lời Chúa của Giám mục được nói ở điều 756: theo đó, nhiệm vụ loan báo Tin
Mừng chủ yếu được ủy thác cho Đức Giáo Hoàng Rôma và Giám Mục đoàn. Mỗi Giám Mục thi
hành nhiệm vụ ấy trong Giáo Hội địa phương với tư cách là vị điều hành toàn bộ thừa tác vụ Lời
Chúa.
Đôi khi một số Giám Mục có thể cùng nhau thi hành nhiệm vụ ấy cho nhiều giáo phận cùng một lúc.
b. Phận vụ rao giảng Lời Chúa thuộc về riêng các linh mục, với tư cách là cộng sự riêng của các
Giám mục, chứ không phải là người điều hành. Đó là bổn phận phải thi hành của các ngài với đoàn
dân đã được trao phó (Chủ yếu là các cha sở và các linh mục khác đã lãnh nhận lãnh việc coi sóc các
linh hồn) Điều 757.
c. Các tu sĩ, thành viên của các tu hội thánh hiến làm chứng cho Tin Mừng bằng một thể thức riêng,
do việc được thánh hiến cho Thiên Chúa, và họ phải được Giám Mục chọn làm người trợ giúp theo
thể thức thích hợp (Điều 758).
d. Giáo dân làm chứng nhân của sứ điệp Tin Mừng bằng lời nói và bằng gương sáng đời sống Kitô
giáo. Họ cũng có thể được mời gọi cộng tác với Giám Mục và các linh mục trong việc thi hành thừa
tác vụ Lời Chúa (Điều 759)

7- Thừa tác vụ Lời Chúa phải dựa trên những điều gì (đ. 760)?
Thừa tác vụ Lời Chúa phải dựa trên Thánh Kinh, Thánh Truyền, phụng vụ, huấn quyền, và đời
sống của Giáo Hội.

Những câu hỏi cho tháng 9 và tháng 10, được nộp cho cha giáo qua email vào ngày 31/10/2021.
Trên ô subject của email của các thầy, cần ghi lớp và tên của người nộp bài.

You might also like