You are on page 1of 21

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


Bộ Môn Hóa Dược

Tiểu Luận

PENTOBARBITAL
Giảng viên : Đỗ Thị Mai Dung
Sinh viên thực hiện :
Nhóm 1 – Tổ 5 – A1K74

HÀ NỘI - 2021
HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Trần Trọng Bằng 1901065

Nguyễn Thị Phương Dung 1901123

Phan Thảo Hiền 1901223

Võ Minh Hiển 1901226

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UV Ultraviolet Bức xạ cực tím


SKL
Sắc ký lớp mỏng
M
High PerformanceLiquid
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Chromatography
IR Infrared Radiation Bức xạ hồng ngoại

ĐT Định tính

ĐL Định lượng

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................2


1. Tên gọi....................................................................................................5
2. Công thức cấu tạo.................................................................................5
I. Nguồn gốc.....................................................................................................4
II. Phương pháp điều chế.............................................................................6
III. Tính chất lý hóa........................................................................................6

2
1. Tính chất lý học.....................................................................................6
2. Tính chất hóa học..................................................................................7
IV. Kiểm nghiệm.............................................................................................8
1. Định tính................................................................................................8
2. Định lượng...........................................................................................10
V. Bảo quản.................................................................................................11
VI. Liên quan cấu trúc – tác dụng (SAR)...................................................11
VII. Tác dụng..............................................................................................13
VIII. Cơ chế tác dụng...................................................................................13
1. Cơ chế tác dụng của Pentobarbital...................................................13
2. Pentobarbital và GABA gắn vào GABA Receptor như thế nào ?..14
IX. Tác dụng không mong muốn................................................................15
X. Dược động học........................................................................................16
1. Hấp thu................................................................................................16
2. Phân bố................................................................................................16
3. Chuyển hóa..........................................................................................16
4. Thải trừ................................................................................................17
XI. Chỉ định...................................................................................................17
XII. Chống chỉ định....................................................................................18
XIII. Thận trọng...........................................................................................18
XIV. Tương tác thuốc..................................................................................18
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21

3
LỜI MỞ ĐẦU

Marilyn Monroe (1926- 1962) là một nữ diễn


viên, người mẫu và ca sĩ người Mỹ. Nổi tiếng với
hình tượng "quả bom tóc vàng", Monroe là một
trong những biểu tượng gợi cảm của nước Mỹ nổi
tiếng nhất mọi thời đại. Cái chết của bà tại nhà riêng
năm 1962 đặt ra nhiều nghi vấn. Cuối cùng cảnh sát
tìm thấy 4.5 mg Nembutal trong thi thể sau khi giám
định pháp y. Đây được cho là “kẻ sát nhân” đã giết
chết Monroe và rất nhiều người khác trong những
năm 1950-1960.
Vậy Nembutal là gì ? Thực chất, đây là một loại thuốc an thần được sử dụng
rộng rãi trong thời gian này và được biết đến trên đường phố với cái tên
"yellow jackets” do được sản xuất viên nang màu vàng của nhãn hiệu
Nembutal. Thành phần hoạt chất chính của Nembutal chính là Pentobarbital.
Pentobarbital thuộc nhóm thuốc Barbiturat (là các dấn chất của acid barbituric),
được sử dụng phổ biến, có tác dụng an thần, gây ngủ nên thường được lạm
dụng, đặc biệt là giới nghệ sĩ, nên dễ dẫn tới quá liều. Ở liều cao, thuốc có thể
gây tử vong. Vì vậy, hiện nay các thuốc Barbiturat thường được thay thế bằng
các thuốc Benzodiazepin, đặc biệt là trong điều trị chứng lo âu và mất ngủ, do
nguy cơ gây nghiện và quá liều thấp hơn đáng kể và việc giải độc do quá liều
dễ dàng hơn Barbiturat. Dù vậy, các Barbiturat nói chung và Pentobarbital nói
riêng hiện nay vẫn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: gây mê toàn
thân, chống động kinh, co giật cấp, ngoài ra đây còn là “cái chết êm ái” cho các
tù nhân bị tử hình.
Dưới đây là đề tài tìm hiểu về thuốc “Pentobarbital” do nhóm chúng em thực
hiện. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

4
I. Tên gọi, công thức cấu tạo, tên khoa học
1. Tên gọi
- Tên quốc tế: Pentobarbital
- Tên IUPAC: 5-Ethyl-5-(1-methyl-butyl)-pyrimidine-2,4,6-trione
      5-Ethyl-5-(1-methylbutyl)-1H,3H,5H-pyrimidine-2,4,6-trione
      5-Ethyl-5-(1-methylbutyl)barbituric acid
      5-Ethyl-5-(sec-pentyl)barbituric acid
- Tên khác: Pentobarbitone, Nembutal
- Biệt dược:  Nembutal Sodium, Nembutal
2. Công thức cấu tạo

II. Nguồn gốc


Nguồn gốc của các thuốc Barbiturat có thể bắt nguồn từ Đức vào năm 1864.
Ludwig von Baeyer, cha đẻ của công ty Bayer, đã tổng hợp urê (một sản phẩm
sinh học tự nhiên của cơ thể) với axit malonic (có nguồn gốc từ tổng hợp) để
tạo axit barbituric. Thuật ngữ 'barbituric' được cho là bắt nguồn từ Saint
Barbara, tên một lễ kinh thánh được tổ chức đúng vào thời điểm phát hiện ra,
hoặc để thể hiện tình cảm của ông với một cô gái tên là Barbara. Các nghiên
cứu cho thấy rằng acid barbituric được hấp thụ kém từ ruột và không có bất kỳ
tác động thực sự nào đối với cơ thể.
Sau đó năm 1902, Josef von Mering và Emil Fisher biến đổi thành hợp chất
acid barbituric thành Barbital mà chúng ta biết ngày nay. Với tên gọi trước đó
là Veronal, nó là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và các
chứng rối loạn lo âu khác. Thuật ngữ barbital đã được cấp bằng sáng chế bởi
Fisher sau khi công bố khám phá của họ vào năm 1903.
Sau sự ra đời của Barbital, các thuốc khác thuộc nhóm dẫn chất acid barbituric
cũng lần lượt ra đời như : Phenobarbital, Mephobarbital, Metharbital,…

5
Pentobarbital được đưa vào khoảng năm 1930, dưới tên thương hiệu là
Nembutal, được đặt ra bởi John S. Lundy từ công thức cấu trúc của muối natri
Na (natri) + ethyl + methyl + butyl + al (hậu tố phổ biến cho barbiturat).
Abbott đã ngừng sử dụng nhãn hiệu thuốc viên Pentobarbital Nembutal của họ
vào năm 1999 do thuốc bị lạm dụng và gây nghiện dẫn tới quá liều, phần lớn
được thay thế bởi họ thuốc Benzodiazepine. Hiện nay, Nembutal được đăng kí
thương hiệu và sản xuất bởi công ty dược phẩm Đan Mạch Lundbeck (nay
thuộc Akorn Pharmaceuticals Inc.) dưới dạng tiêm là sản phẩm Pentobarbital
duy nhất được chấp thuận để bán tại Hoa Kỳ.

III. Phương pháp điều chế[2]


- Dùng 2-ethyl 2-methylbutyl malonat ethyl (I) làm nguyên liệu ngưng tụ với
urê: Đun sôi với Ống sinh hàn ngược, có Na kim loại, tạo ra dạng muối natri
(II) kèm giải phóng ethanol
- Acid hoá bằng HCl sẽ kết tủa pentobarbital
- Cất loại ethanol, kết tinh nhiều lần trong nước sôi thu pentobarbital

IV. Tính chất lý hóa[2]

1. Tính chất lý học

- Bột kết tinh màu trắng, vị đắng nhẹ; bền trong không khí.
- Dạng acid khó tan trong nước; tan trong EtOH và các dung môi hữu cơ; tan
trong dung dịch NaOH, KOH (tạo muối). Dạng muối dễ tan trong nước, khó
tan trong dung môi hữu cơ. Vì vậy, dạng dược dụng thường là dạng muối
Natri

6
- Phổ IR đặc trưng. Ứng dụng để định tính đo phổ IR
- Nhiệt độ nóng chảy: 129,5°C. Ứng dụng để định tính đo nhiệt độ nóng chảy
- Hấp thụ UV. Ứng dụng để ĐT, ĐL bằng đo quang, hoặc HPLC detector UV
- Có C*. Ứng dụng để định tính đo độ quay cực riêng
2. Tính chất hóa học

- Đun nóng trong kiềm đặc giải phóng NH3. Ứng dụng để định tính do NH3 làm
xanh giấy quỳ ẩm

Ứng dụng để giải độc thuốc: Truyền NaHCO3 vào cơ thể để giải độc

- Tính acid do có nguyên tử Hidro linh động


(1) Tan trong dung dịch NaOH tạo muối Natri. Tạo ra dạng muối Natri là dạng
dược dụng, dễ tan
Ứng dụng để ĐT bằng cách cho muối Natri tác dụng với muối của các kim loại
khác Ag+, Co2+,… để tạo tủa hoặc phức màu
(2) Ứng dụng để ĐL bằng phương pháp trung hòa

(3) Ứng dụng để ĐL bằng phương pháp đo kiềm trong môi trường khan: dung môi
DMF, chất chuẩn độ: NaOC2H5 hoặc NaOCH3

7
- Muối mononatri cho muối mono Ag ( tan trong nước). Muối dinatri cho kết tủa
màu với các ion kim loại màu Mn+: muối Ag+ màu trắng, muối Co2+ màu xanh
tím (Phản ứng đặc trưng của acid barbituric). Ứng dụng để định tính

- Dạng muối natri: ion Na+ phản ứng với Magie Uranyl Acetate (Thuốc Thử
Streng) tạo tủa tinh thể màu vàng. Ứng dụng để ĐT

V. Kiểm nghiệm
1. Định tính
Theo Dược Điển Anh – 2020
Đối với Pentobarbital:

 Xác định nhiệt độc nóng chảy


- A: Xác định điểm nóng chảy của chất cần kiểm tra.
- B: Trộn các phần bằng nhau của chất thử và pentobarbital chuẩn và xác định
sự nóng chảy điểm của hỗn hợp.
Kết quả: Nhiệt độ nóng chảy khoảng 133 ºC (Chênh lệch không quá 2 ºC)

 Sắc ký lớp mỏng


Chất thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml ethanol 96% chuẩn
Chất chuẩn: Hòa tan 10 mg pentobarbital chuẩn trong 10 ml ethanol 96%
chuẩn
Pha tĩnh: TLC silica gel GF254 plate R
Pha động: Amoniac đậm đặc pha động, ethanol (96%) R,metylen clorua R
(5:15:80 V/V/V)
Phát hiện: Kiểm tra ngay lập tức dưới ánh sáng UV tại 254 nm
Kết quả:Vết chính trên sắc ký đồ thu được của chất thử phải có vị trí và kích
thước tương tự chất chuẩn
8
 Phản ứng màu
Hòa 10mg chất thử với 10mg Vanilin và 2 ml acid sulfuric. Đun cách thủy
trong 2 phút , xuất hiện màu nâu đỏ. Làm lạnh và thêm 5ml ethanol khan, màu
chuyển thành tím rồi sau đó chuyển thành xanh dương

Đối với dạng Pentobarbital Natri, cũng sử dụng các phương pháp giống
Pentobarbital , ngoài ra còn có thêm phương pháp:
 Vô cơ hóa để xác định ion Na+
- Nung 1 gam chế phẩm. Phần còn lại cho tác dụng với TT Streng cho tủa tinh
thể màu vàng

Ngoài ra, có thể sử dụng một số phương pháp định tính khác với Dược điển
Anh - 2020 dựa theo tính chất lý hóa của Pentobarbital:

 Đo phổ IR

Phổ IR đặc trưng của pentobarbital

 Đo quang
 Đo góc quay cực

9
 HPLC
 Phản ứng với kiềm đặc, nhiệt độ tạo NH3 làm xanh quỳ ẩm

 Muối mononatri cho muối mono Ag ( tan trong nước). Muối dinatri cho kết tủa
màu với các ion kim loại màu Me n+ : muối bạc màu trắng, muối Cobalt màu
xanh tím (phản ứng đặc trưng của acid barbituric)

2. Định lượng
Theo Dược Điển Anh-2020
 Định lượng bằng HPLC
+ Dung dịch thử :Pha loãng 5,0 mL dung dịch thử (a) thành 50,0 mL với pha
động.
+ Dung dịch đối chiếu (a): Pha loãng 1,0 mL dung dịch thử (b) thành 100,0 mL
bằng pha động.
+ Dung dịch đối chiếu (b): Hòa tan 2,5 mg tạp chất pentobarbital E CRS trong
pha động và pha loãng thành 25 mL bằng pha động. Pha loãng 1 mL dung dịch
thành 100 mL bằng pha động. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 5 mL dung dịch
này.
+ Dung dịch đối chiếu (c): Hòa tan 25,0 mg pentobarbital CRS trong pha động
và pha loãng 25,0 mL với pha động. Pha loãng 5,0 mL dung dịch thành 50,0
mL bằng pha động
+Pha động: Kali dihydrophosphat ( 0.01M) - acetonitrile (65:35) đã được điều
chỉnh đến pH = 3,5.
+ Cột sắc ký: Chiều dài: l= 0,25 m, Đường kính = 4,6 mm
+ Pha tĩnh: octadecylsilyl silica gel
+ Điều kiện sắc kí: Tốc độ dòng chảy: 1ml/phút
+ Detector quang phổ từ ngoại đặt ở bước sóng 214nm
+ Thể tích tiêm: 10 microlit của dung dịch thử (a), chất đối chiếu (a) và (b)
+ Thời gian chạy: gấp 2,5 lần thời gian lưu của pentobarbital

10
Ngoài phương pháp trong Dược điển Anh – 2020 , có thể đinh lượng bằng các
phương pháp khác dựa theo tính chất lý hóa của Pentobarbital:
 Đo độ hấp thụ UV
 Đo kiềm trong môi trường khan: dung môi DMF, chất chuẩn độ: NaOC 2H5
hoặc NaOCH3 

 Phương pháp trung hòa

VI. Bảo quản


Bảo quản trong bao bì kín, khô ráo, tránh ánh sáng

VII. Liên quan cấu trúc – tác dụng (SAR)

Acid barbituric (2, 4, 6- trioxohexahydropyrimidin) được tạo thành từ acid


malonic và ure.Vì là acid mạnh, dễ bị phân ly nên acid barbituric chưa khuếch
tán được qua màng sinh học và chưa có tác dụng. Khi thay H ở C5 bằng các
gốc R1 và R2, được các barbiturat (là acid yếu, ít phân ly) có tác dụng ức chế
thần kinh trung ương.

11
- Khi thay đổi cấu trúc, sẽ ảnh hưởng đến độ ion hóa và khả năng tan trong lipid
của thuốc, do đó mức độ khuếch tán của thuốc qua hàng rào máu não và ái lực
của thuốc đối với lipid của cơ thể cũng bị thay đổi, nên cường độ tác dụng
cũng thay đổi.
- Tác dụng sẽ rất yếu ở C5 chỉ có 1 nhóm thế
- Nếu thay hai H ở C5 bằng 2 nhóm thế R5 và R5’ sẽ tăng tác dụng gây ngủ.
- Tổng các nguyên tử cacbon của cả hai nhóm thế ở C5 phải nằm trong khoảng
từ 6 đến 10, để đạt được hoạt tính tối ưu. Tổng này cũng ảnh hưởng đến thời
gian tác dụng và khởi thảo của thuốc.

- Khi R1 và R2 là nhóm thế càng phân nhánh thì tác dụng ức chế thần kinh trung
ương càng mạnh, đồng thời, thời gian tác dụng, thời gian khởi thảo ngắn hơn
- Khi một H ở C5 được thay bằng một gốc phenyl, sẽ được phenobarbital có tác
dụng chống co giật.

12
- Các nhóm thế R5, R5’ , nếu mang các halogen thì tăng tác dụng; nếu nhóm thế
trên C5 là vòng thơm mang các nhóm thế phân cực (OH, NH 2, COOH, -C=O,
RNH, và -SO3H) thì giảm tác dụng.
- Thay O ở C2 bằng S, được thiobarbiturat (thiopental) gây mê nhanh và ngắn.
- Nói chung, vị trí C-5 bị thế ở mạch vòng hoặc mạch nhánh không no thì làm
rút ngắn thời gian tác dụng, do tăng khả năng chuyển hóa thành chất kém phân
cực
- Khi thay H ở N1 hoặc N3 bằng gốc methyl ta có barbiturat ức chế thần kinh
trung ương mạnh và thời gian tác dụng ngắn (hexobarbital).
- Sự thay thế O bằng S ở vị trí C4 và C6 làm giảm hoạt tính[3]

VIII. Tác dụng


- Pentobarbital là 1 loại barbiturate có tác dụng an thần, giảm lo lắng, gây ngủ do
ức chế thần kinh trung ương
- Thuốc có tác dụng chống co giật cấp
- Thuốc có tác dụng giãn cơ vân[4]

IX. Cơ chế tác dụng


1. Cơ chế tác dụng của Pentobarbital
- Cơ chế hoạt động chính của barbiturate là ức chế hệ thần kinh trung ương. Nó
gây suy nhược hệ thần kinh trung ương. Điều này được thực hiện bằng cách
kích thích hệ thống ức chế dẫn truyền thần kinh trong não được gọi là hệ thống
[gamma] -aminobutyric acid (GABA).
- Kênh GABA là kênh Clorua, cấu tạo là 1 phức hợp do 5 phần hợp thành (hình
vẽ). Khi barbiturate liên kết với kênh GABA, chúng làm  kéo dài việc mở kênh
Cl- để các ion Clorua xâm nhập vào các tế bào trong não. Điều này dẫn đến
tăng điện tích âm và làm thay đổi điện áp trong tế bào não. Sự thay đổi điện áp
này làm cho các tế bào não chống lại các xung thần kinh và do đó làm suy
giảm chúng.
- Pentobarbital (PB) có ba tác dụng đối với hoạt động của GABA A Receptor.
Dưới ∼100 μ M, pentobarbital có ít hoặc không có tác dụng riêng, nhưng nó
tăng cường hoạt động kênh do nồng độ GABA giảm bão hòa Ở nồng độ cao
hơn (∼100 μ M – 1 mM) hoạt động như một chất chủ vận thụ thể để đóng cổng
kênh khi không có GABA.Trên ∼1 mM, pentobarbital trở nên ức chế và chặn
dòng điện qua kênh

13
Hình 1. Vị trí tác động của GABA và một số thuốc lên GABA Receptor

2. Pentobarbital và GABA gắn vào GABA Receptor như thế nào ?


Các nghiên cứu chỉ ra rằng PB làm mở kênh Cl - tương tự GABA. Tuy nhiên,
GABA và PB liên kết với các vị trí riêng biệt trên GABA A Receptor (Hình
2). Vị trí liên kết GABA nằm tiểu đơn vị α 1 và β 2 trong ngoại bào, trong khi
(các) vị trí liên kết PB / thuốc mê nói chung được cho là nằm khỏang50 Å bên
dưới vị trí liên kết của GABA, trong một phần túi thân nước nằm giữa bốn
vòng xoắn xuyên màng (M1–4) của thụ thể (Hình 2). Các phân tích đã xác định
các vị trí trong GABAA Receptor xoắn xuyên màng (M1, M2, M3) rất quan
trọng để làm trung gian cho tác dụng của PB / thuốc mê.
Cụ thể, trong hình 2: miền liên kết ngoại bào có màu trắng; Các miền Loop 2,
Loop 7, trình liên kết M2-M3 và pre-M1 (được đánh dấu màu vàng) đóng
góp vào cơ chế truyền tải GABA, Vùng Vòng lặp C (màu xanh lục ) là vị
trí liên kết GABA với Receptor. Các phần xuyên màng của Receptor (M1,
M2 và M3)  có màu đỏ. Phần (Arg-216) trong vùng Pre-M1 cùng (Asn-265
và Met-286) trong tiểu đơn vị β2 và (Met-236) trong tiểu đơn vị α1  là các
phần cấu trúc của GABA Receptor tạo liên kết với PB, giúp PB gắn được

14
với các GABA Receptor. Vòng xoắn xuyên màng M4 không được vẽ trong
hình 2 do không có vai trò trong việc gắn với GABA hay Pentobarbital.

Hình 2. Mô hình cấu trúc của đơn vị α1 và β2 của GABA Receptor và các vị trí
gắn của GABA và Pentobarbital lên GABA Receptor

X. Tác dụng không mong muốn


Do ức chế thần kinh trung ương nên pentobarbital có thể gây ra 1 số tác dụng
phụ như:
Thường Gặp
- Có ảnh hưởng đến những vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung, rung giật nhãn
cầu, mất điều hòa động tác, lo hãi, bị kích thích, lú lẫn, trầm cảm (thường gặp ở
người cao tuổi)
- Gây buồn ngủ trong khi làm việc, lái xe,…
- Có hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.
- Ảo giác, chóng mặt, có cảm giác nôn nao…. Dùng liều cao có thể bị ngất, bất
tỉnh, hôn mê.
- Phản ứng tiêm tại chỗ hoặc phát ban trên da (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi).
- Cảm thấy bồn chồn hoặc phấn khích, mất thăng bằng hoặc phối hợp, phản xạ
hoạt động quá mức
- Táo bón , buồn nôn, nôn

15
- Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, giảm thông khí (Do ức chế hoạt động của các
trung tâm hô hấp, trung tâm vận mạch ở não)
Ít Gặp
- Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau
khi điều trị), đau khớp.
- Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau
khi điều trị), đau khớp.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Hội chứng Lyell (có thể tử vong)
Hiếm gặp
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic

XI. Dược động học

Pentobarbital là dẫn xuất thuộc nhóm barbiturate, nên dược động học có
khá nhiều điểm chung của nhóm barbiturat
1. Hấp thu
- Pentobarbital ở dạng muối được hấp thụ nhanh hơn so với dạng acid. Sau khi
tiêm tĩnh mạch, tác dụng bắt đầu gần như ngay lập tức. Sau khi tiêm bắp, khởi
phát xảy ra trong vòng 10–25 phút. Thời gian tác dụng liên quan đến tốc độ
phân phối lại thuốc an thần trong cơ thể, tùy từng người và từng người, tùy
từng thời điểm. Pentobarbital được tiết qua sữa mẹ.
2. Phân bố
- Barbiturate được hấp thu và phân phối nhanh chóng đến tất cả các mô và chất
lỏng với nồng độ cao trong não, gan và thận. Khả năng hòa tan trong lipid của
barbiturate là yếu tố chi phối sự phân bố của chúng trong cơ thể. Barbiturate
càng hòa tan trong lipid thì nó càng nhanh chóng thâm nhập vào tất cả các mô
của cơ thể. Pentobarbital ít tan trong lipid mất nhiều thời gian phân bố hơn. [7]
- Pentobarbital liên kết với huyết tương ở khoảng 35-45%. Nồng độ huyết tương
1–5 mcg / mL thường tạo ra an thần và nồng độ huyết tương 5–15 mcg/mL
thường tạo ra giấc ngủ; tuy nhiên, nồng độ trong huyết tương >10mcg /mL có
thể gây hôn mê sâu và những nồng độ > 30 mcg / mL có khả năng gây tử vong
[8]

3. Chuyển hóa
- Barbiturate được chuyển hóa chủ yếu bởi hệ thống enzym microsom gan.

16
- Pentobarbital được gan chuyển hóa chủ yếu bằng cách oxy hóa nhóm áp chót
của nhóm thế 1-methylbutyl thành rượu thứ cấp. Nhóm thế 1-methylbutyl của
pentobarbital cũng có thể bị oxy hóa để tạo thành axit cacboxylic pentobarbital.
Pentobarbital bị oxy hóa thành các hợp chất phân cực & kém hoạt tính hơn
(rượu, xeton, phenol hoặc axit cacboxylic)[9]

Sơ đồ chuyển hóa của pentobarbital


4. Thải trừ
- Thời gian bán thải trong huyết tương của pentobarbital ở người lớn là 15 đến
50 giờ và phụ thuộc vào liều lượng. Khoảng 40-50% liều pentobarbital gây ngủ
bằng đường uống được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hydroxypentobarbital.
Hầu hết là các sản phẩm chuyển hóa và được bài tiết qua nước tiểu, ít phổ biến
hơn là qua phân. Các chất chuyển hóa không hoạt động của barbiturat được bài
tiết dưới dạng liên hợp của axit glucuronic.

XII. Chỉ định


- Điều trị mất ngủ ngắn hạn (thời gian ≤ 2 tuần), hiện nay ít được sử dụng trong
vai trò này
- Tiền mê, tiền sản
- Giãn cơ và gây mê vân trước phẫu thuật [10]
- Kiểm soát cơn co giật cấp tính (như co giật trong cơn động kinh, bệnh tả, tiền
sản giật, viêm màng não, uốn ván và ngộ độc strychnine hoặc thuốc gây tê cục
bộ)

17
- Kiểm soát các hành vi kích động trong cơn loạn thần
- Tăng áp lực trong hộp sọ
- Chấn thương sọ não nghiêm trọng

XIII. Chống chỉ định


- Tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với barbiturat.
- Tiền sử hoặc có nguy cơ rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Viêm phế quản hoặc hở van động mạch phổi, người bệnh suy hô hấp nặng, có
khó thở hoặc tắc nghẽn
- Suy gan nặng.
- Đau tạm thời hoặc mạn tính
- Tiền sử nghiện các loại thuốc tương tự

XIV. Thận trọng


- Người bệnh có tiền sử nghiện ma túy, nghiện rượu.
- Dùng các thuốc barbiturat với rượu làm tăng hành vi hung hãn biểu thị như
người say xỉn[10]
- Người bệnh suy thận. Người bệnh cao tuổi
- Không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh
- Dùng phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc.
- Người mang thai và người cho con bú.
- Người bệnh bị trầm cảm

XV. Tương tác thuốc


Barbiturat nên được sử dụng thận trọng với một số loại thuốc vì chúng làm
tăng tốc độ phân hủy của các loại thuốc này dẫn đến giảm hiệu quả, chẳng hạn
như:[11]
 Atazanavir ( Reyataz )
 Boceprevir ( Victrelis )
 Lurasidone ( Latuda )
 Ranolazine (Ranexa)
 Telaprevir ( Incivek )
 Voriconazole ( Vfend )
 Ritonavir ( Norvir )

18
Thận trọng khi sử dụng barbiturat và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
khác vì sử dụng đồng thời có thể dẫn đến an thần quá mức. Các thuốc ức chế
hệ thần kinh trung ương , chẳng hạn như:[11]
 Alprazolam ( Xanax )
 Clonazepam ( Klonopin )
 Diazepam ( Valium )
 Zolpidem ( Ambien )
 Zaleplon ( Sonata )
X. Các dạng bào chế
- Pentobarbital Sodium dạng viên nén

- Pentobarbital sodium dạng thuốc tiêm

- Biệt dược:  Nembutal Sodium, Nembutal

19
KẾT LUẬN
Pentobarbital là một loại barbiturat có tác dụng kích thích hệ thống ức chế
dẫn truyền thần kinh trong não được gọi là hệ thống GABA làn ức chế thần
kinh trung ương trong một khoảng thời gian ngắn (4h-6h). Công dụng điển
hình cho pentobarbital là an thần, thôi miên trong thời gian ngắn, tiền sản, mất
ngủ và kiểm soát co giật trong trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên với liều cao có
thể gây tử vong ở người. Chính vì vậy việc lạm dụng pentobarbital là rất nguy
hiểm. Ở một số nước trên thế giới, nó còn được sử dụng làm thuốc trợ tử. Hiện
nay pentobarbital ở dạng viên không còn được sản xuất, kê đơn cho chứng mất
ngủ phần lớn được thay thế bởi họ thuốc benzodiazepin.

20
Tài liệu tham khảo

[1] Pentobarbital Found in Ground Water - William P. Eckel,Benjamin


Ross,Robert K. Isensee, First published: September 1993
[2] Giáo trình hóa dược tập 1 - Nhà Xuất Bản Y Học 2007, Chương 2: Thuốc
An Thần Và Gây Ngủ
[3] Chapter 2: Sedatives and Hypnotics/SECTION III: DRUGS ACTING ON
CENTRAL NERVOUS SYSTEM / Medicinal Chemistry / Pharmacy180.Com
[4] https://www.drugs.com/mtm/pentobarbital-injection.html
[5]https://www.news-medical.net/health/Barbiturate-Mechanism.aspx
[6] Ananya Mandal, MD, “Barbiturate Mechanism”, News medical life
sciences 
[7] https://www.drugs.com/pro/pentobarbital-sodium-injection.html
[8] https://www.drugs.com/monograph/pentobarbital.html
[9]https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Pentobarbital#section=Absorp
tion-Distribution-and-Excretion
[10] British National Formulary 2020 - Dược thư Anh 2020 tr. 486 
[11]https://www.medicinenet.com/barbiturates-
oral/article.htm#what_drugs_interact_with_barbiturates
[12] Dược Điển Anh 2020 - British Pharmacopoeia 2020 – tr.559-561
 

21

You might also like