You are on page 1of 39

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 1

QUALITY ASSURANCE AND TESTING CENTER 1

HƯỚNG DẪN
ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

TN2/HD/ĐKĐBĐ

Người phê duyệt

Đặng Thanh Tùng


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Lần ban hành Ngày hiệu lực Tình trạng tài liệu Người soạn thảo Người soát xét Người phê duyệt

Sửa đổi / Soát xét Đặng Thanh


1 07/01/2019
0/0 Vũ Hữu Nguyễn Anh Tùng
Trung Tùng

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 1 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 5
1. MỤC ĐÍCH ...................................................................................................... 6
2. PHẠM VI ÁP DỤNG ...................................................................................... 6
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN .................................................................................... 6
4. THUẬT NGỮ & ĐỊNH NGHĨA .................................................................... 7
4.1. Độ không đảm bảo (của phép đo) .............................................................. 7
4.2. Độ không đảm bảo chuẩn (standard uncertainty) ...................................... 7
4.3. Đánh giá loại A (của độ không đảm bảo) [Type A evaluation (of
uncertainty)] ...................................................................................................... 7
4.4. Đánh giá loại B (của độ không đảm bảo) [Type B evaluation (of
uncertainty)] ...................................................................................................... 7
4.5. Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (combined standard uncertainty) ...... 7
4.6. Độ không đảm bảo mở rộng (expanded uncertainty) ................................ 8
4.7. Hệ số phủ (coverage factor) ....................................................................... 8
4.8. Đại lượng đo (measurand).......................................................................... 8
4.9. Sai số ngẫu nhiên (random error) ............................................................... 8
4.10. Độ lệch chuẩn thực nghiệm (experimental standard deviation) .............. 9
4.11. Hiệu chính (correction) ............................................................................ 9
4.12. Thừa số hiệu chính (correction factor) ..................................................... 9
5. TÓM TẮT THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ VÀ TRÌNH BÀY DỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG TCVN 9593-3:2013 ........................... 9
6. QUY TRÌNH ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO ..................... 11
6.1. Xác định đại lượng đo .............................................................................. 11
6.2. Xác định các nguồn độ không đảm bảo ................................................... 11
6.3. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn .......................................................... 12
6.3.1. Lập mô hình phép đo ........................................................................ 12

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 2 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

6.3.2. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn loại A ........................................ 13


6.3.3. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn loại B ........................................ 14
6.4. Xác định độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp........................................... 15
6.5. Xác định độ không đảm bảo mở rộng ...................................................... 16
7. BÁO CÁO KẾT QUẢ ................................................................................... 17
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 18
A1. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm (Mục 5 trong tiêu chuẩn) .. 18
A2. Trường hợp kết quả thử nghiệm có giới hạn được quy định trong tiêu
chuẩn .............................................................................................................. 19
A2.1 Công suất vào và dòng điện (Điều 10) ............................................... 19
A2.2 Phát nóng (Điều 11) ........................................................................... 20
A2.3 Kiểm tra dòng điện rò ở nhiệt độ làm việc (Điều 13) ........................ 21
A2.4 Kiểm tra dòng điện rò sau thử nghiệm ẩm (Điều 16) ........................ 23
A2.5 Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan (Điều 17) ........... 24
A2.6 Thử ứng xuất của thiết bị có phích cắm trực tiếp vào ổ cắm (Điều
22.3)............................................................................................................. 25
A2.7 Thử nghiệm chống giật khi tiếp xúc chân cắm khi rút phích cắm
(Điều 22.5) .................................................................................................. 26
A2.8 Thử nghiệm điện trở nối đất (Điều 27.5) ........................................... 26
A2.9 Khe hở không khí, chiều dài đường rò (Điều 29) .............................. 27
A2.10 Thử nén viên bi (Điều 30.1) ............................................................. 28
A3. Trường hợp kết quả thử nghiệm có trạng thái được quy định trong
tiêu chuẩn ....................................................................................................... 29
A3.1 Bảo vệ chống chạm vào bộ phận mang điện (Điều 8) ....................... 29
A3.2 Độ bền điện ở nhiệt độ làm việc (Điều 13.3) .................................. 30
A3.3 Thử tràn (Điều 15.2)........................................................................... 31
A3.4 Thử ẩm (Điều 15.3) ............................................................................ 32

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 3 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A3.5 Thử nghiệm chịu điện áp sau thử ẩm (Điều 16.3) ............................. 33
A3.6 Sự ổn định và nguy hiểm cơ học (Điều 20.1) .................................... 33
A3.7 Bảo vệ chống chạm vào bộ phận chuyển động (Điều 20.2) .............. 33
A3.8 Độ bền cơ (Điều 21) ........................................................................... 34
A3.9 Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài (Điều 25) ....................... 34
A3.10 Thử khả năng chịu phóng điện (Điều 29.2 & phụ lục N) ................ 35
A4. Trường hợp xác định sự phù hợp chỉ kiểm tra bằng mắt (Không thực
hiện thử nghiệm)............................................................................................ 36
A4.1 Đầu nối dùng cho ruột dẫn bên ngoài (Điều 26) ................................ 36
A4.2 Vít và các mối nối (Điều 28) .............................................................. 37
A5. Trường hợp bao gồm các trường hợp từ A1-A3 ................................. 37
A5.1 Hoạt động không bình thường (Điều 19) ........................................... 37
A5.2 Dây dẫn bên trong (Điều 23).............................................................. 37
A5.3 Thử cháy bằng sợi dây nóng đỏ (Điều 30.2.2 và 30.2.3) ................... 37
A5.4 Khả năng chống gỉ (Điều 31) ............................................................. 38
A5.5 Bức xạ, tính độc hại và các rủi ro tương tự (Điều 32) ....................... 38

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 4 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 10) ................................. 19
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 11) ................................. 20
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 13.2) .............................. 22
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 16.2) .............................. 23
Bảng 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 17) ................................. 24
Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 22.3) .............................. 25
Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 22.5) .............................. 26
Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 27.5) .............................. 27
Bảng 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 29) ................................. 28
Bảng 10: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thử nghiệm nén viên bi (Điều 30.1) 28
Bảng 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 8) ................................. 29
Bảng 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 13) ............................... 30
Bảng 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 15.2) ............................ 31
Bảng 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 15.3) ............................ 32
Bảng 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 20.1) ............................ 33
Bảng 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 21) ............................... 34
Bảng 17: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 25.14) .......................... 35
Bảng 18: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 29.2 & phụ lục N) ....... 35
Bảng 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 30.2.2 và 30.2.3) ......... 37

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 5 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

1. MỤC ĐÍCH
Việc ước tính độ không đảm bảo đo của kết quả thử nghiệm nhằm cung cấp cho
khách hàng các thông tin về độ tin cậy của kết quả thử nghiệm, công bố khoảng
chứa giá trị thực của kết quả với một mức tin cậy định trước. Ngoài ra, độ không
đảm bảo đo còn là cơ sở, dữ liệu để đánh giá các kết quả thử nghiệm phù hợp theo
chuẩn mực, quy định kỹ thuật cũng như so sánh kết quả thử nghiệm của các phòng
thử nghiệm khác nhau.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tài liệu này được xây dựng để áp dụng trong Phòng thử nghiệm Điện - Điện tử
và Hiệu suất năng lượng thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng 1.
Áp dụng trong việc ước tính độ không đảm bảo đo trong lĩnh vực thử nghiệm
điện. Tính toán độ không đảm bảo đo được sẽ tiến hành:
 Nếu có yêu cầu của khách hàng
 Nếu được yêu cầu trong tiêu chuẩn thử nghiệm hoặc tương tự.
 Nếu kết quả thử nghiệm ảnh hưởng đến việc xác định sự phù hợp.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- IEC Guide 115 (Edition 1.0): Application of uncertainty of measurement to
conformity assessment activities in the electrotechnical sector
- IECEE-CTL GUIDE 001 (First Edition): Application of Uncertainty of
Measurement to Conformity Assessment Activities in the Electrotechnical Sector
- JCGM 100:2008: Evaluation of measurement data - Guide to the expression of
uncertainty in measurement
- TCVN 9595-3:2013: Độ không đảm bảo đo – Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ
không đảm bảo đo (GUM:1995)

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 6 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

4. THUẬT NGỮ & ĐỊNH NGHĨA


4.1. Độ không đảm bảo (của phép đo)
Tham số, gắn với kết quả đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể được
quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
CHÚ THÍCH 1: Tham số có thể là, ví dụ, độ lệch chuẩn (hoặc một bội xác định của nó), hoặc nửa của
khoảng, với mức tin cậy quy định.
CHÚ THÍCH 2: Nói chung, độ không đảm bảo đo bao gồm nhiều thành phần. Một số thành phần có thể
đánh giá bằng phân bố thống kê của các kết quả từ dãy các phép đo và có thể được đặc trưng bằng độ
lệch chuẩn thực nghiệm. Các thành phần khác, cũng có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn, được
đánh giá từ phân bố xác suất giả định dựa trên thực nghiệm hoặc thông tin khác.
CHÚ THÍCH 3: Kết quả đo là ước lượng tốt nhất của giá trị đại lượng đo và tất cả thành phần của độ
không đảm bảo, gồm cả các thành phần xuất hiện từ những tác động hệ thống như thành phần gắn với
sự hiệu chính và chuẩn đo lường, đều góp phần vào sự phân tán.
4.2. Độ không đảm bảo chuẩn (standard uncertainty)
Độ không đảm bảo của kết quả đo được thể hiện như là độ lệch chuẩn.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.1]
4.3. Đánh giá loại A (của độ không đảm bảo) [Type A evaluation (of
uncertainty)]
Phương pháp đánh giá độ không đảm bảo bằng phân tích thống kê các dãy quan
trắc.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.2]
4.4. Đánh giá loại B (của độ không đảm bảo) [Type B evaluation (of
uncertainty)]
Phương pháp đánh giá độ không đảm bảo bằng các cách khác với phân tích thống
kê các dãy quan trắc.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.3]
4.5. Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (combined standard uncertainty)
Độ không đảm bảo chuẩn của kết quả đo khi kết quả đó nhận được từ các giá trị
của một số đại lượng đầu vào, bằng dương căn bậc hai tổng các số hạng. Các số
hạng này là phương sai hoặc hiệp phương sai của các đại lượng đầu vào này được
TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 7 / 38
HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

lấy trọng số theo các kết quả đo biến động theo sự thay đổi trong các đại lượng
này.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.4]
4.6. Độ không đảm bảo mở rộng (expanded uncertainty)
Đại lượng xác định khoảng kết quả đo có thể được kỳ vọng phủ phần lớn phân bố
các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
CHÚ THÍCH 1: Phần này có thể xem là xác suất phủ hoặc mức tin cậy của khoảng.
CHÚ THÍCH 2: Để kết hợp mức tin cậy cụ thể với khoảng được xác định bằng độ không đảm bảo đo
mở rộng cần các giả thiết rõ ràng hoặc ngụ ý về phân bố xác suất đặc trưng bằng kết quả đo và độ
không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp. Mức tin cậy có thể quy cho khoảng này chỉ có thể được biết ở mức
độ các giả thiết kể trên được chứng minh.
CHÚ THÍCH 3: Độ không đảm bảo mở rộng được gọi là độ không đảm bảo toàn thể ở đoạn 5 của
Khuyến nghị INC-1 (1980).
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.5]
4.7. Hệ số phủ (coverage factor)
Thừa số được dùng để nhân với độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp để nhận được
độ không đảm bảo mở rộng.
CHÚ THÍCH: Hệ số phủ, k, thường nằm trong khoảng từ 2 đến 3.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.3.6]
4.8. Đại lượng đo (measurand)
Đại lượng cụ thể được đo.
VÍ DỤ: Áp suất hơi của mẫu nước đã cho ở 20C.
CHÚ THÍCH; Quy định kỹ thuật của đại lượng đo có thể yêu cầu tuyên bố về các đại lượng như thời
gian, nhiệt độ và áp suất.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 2.9]
4.9. Sai số ngẫu nhiên (random error)
Kết quả đo trừ đi trung bình thu được từ một số vô hạn các phép đo của cùng đại
lượng đo được thực hiện dưới điều kiện lặp lại.
CHÚ THÍCH 1: Sai số ngẫu nhiên bằng sai số đo trừ đi sai số hệ thống.
CHÚ THÍCH 2: Vì chỉ có thể thực hiện số phép đo có hạn nên có thể chỉ xác định được ước lượng của
sai số ngẫu nhiên.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 8 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục B.2.21]


4.10. Độ lệch chuẩn thực nghiệm (experimental standard deviation)
Đối với dãy n phép đo của cùng đại lượng đo, đại lượng s(q b) đặc trưng cho sự
phân tán kết quả và được cho bằng công thức:

 q  q
n
2
j
j 1
s(qk ) 
n 1

qk là kết quả đo thứ k và q là trung bình cộng của n kết quả được xem xét.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục B.2.17]
4.11. Hiệu chính (correction)
Giá trị được bổ sung theo phương pháp đại số vào kết quả chưa được hiệu chính
của phép đo để bù cho sai số hệ thống.
CHÚ THÍCH 1: Hiệu chính bằng giá trị âm của sai số hệ thống được ước lượng.
CHÚ THÍCH 2: Vì không thể biết được đầy đủ sai số hệ thống nên việc bù không thể hoàn toàn.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục B.2.23]
4.12. Thừa số hiệu chính (correction factor)
Thừa số được nhân với kết quả đo chưa được hiệu chính của phép đo để bù cho
sai số hệ thống.
CHÚ THÍCH: Vì không thể biết được đầy đủ sai số hệ thống nên việc bù không thể hoàn toàn.
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục B.2.24]
5. TÓM TẮT THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ VÀ TRÌNH BÀY DỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG TCVN 9593-3:2013
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 8]
Các bước được tuân theo để đánh giá và trình bày độ không đảm bảo của kết quả
đo như được trình bày trong hướng dẫn này có thể được tóm tắt như sau:
(1) Biểu thức toán học mối quan hệ giữa đại lượng đo Y và các đại lượng đầu vào
Xi mà Y phụ thuộc:Y = f(X1, X2,..., XN). Hàm f cần chứa mọi đại lượng, bao gồm
tất cả các hiệu chính và thừa số hiệu chính, có thể đóng góp thành phần độ không
đảm bảo có ý nghĩa vào kết quả đo.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 9 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

(2) Xác định xi, giá trị ước lượng của đại lượng đầu vào Xi, trên cơ sở phân tích
thống kê các dãy quan trắc hoặc bằng các phương pháp khác.
(3) Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn u(xi) của từng ước lượng đầu vào xi. Đối
với đại lượng đầu vào thu được từ phân tích thống kê các dãy quan trắc, độ không
đảm bảo chuẩn được đánh giá như thu được từ phân tích thống kê các dãy quan
trắc, độ không đảm bảo chuẩn được đánh giá (đánh giá độ không đảm bảo chuẩn
Loại A). Đối với ước lượng đầu vào thu được bằng phương pháp khác, độ không
đảm bảo chuẩn u(xi) được đánh giá (đánh giá độ không đảm bảo chuẩn Loại B).
(4) Đánh giá hiệp phương sai kèm theo các ước lượng đầu vào có tương quan
(5) Tính toán kết quả đo, đó là, ước lượng y của đại lượng đo Y, từ mối quan hệ
hàm số f sử dụng cho ước lượng xi của đại lượng đầu vào Xi thu được từ bước (2).
(6) Xác định độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp uc(y) của kết quả đo y từ độ không
đảm bảo chuẩn và hiệp phương sai kèm theo ước lượng đầu vào. Nếu phép đo xác
định đồng thời nhiều đại lượng đầu ra thì tính hiệp phương sai.
(7) Nếu cần đưa ra độ không đảm bảo mở rộng U, mục đích của nó là cung cấp
khoảng: (y – U) đến (y + U) có thể được kỳ vọng chứa phần lớn phân bố các giá
trị có thể quy cho đại lượng đo Y một cách hợp lý, nhân độ không đảm bảo chuẩn
tổng hợp uc(y) với hệ số phủ k, thường trong khoảng 2 đến 3, để có được
U = kuc(y). Lựa chọn k trên cơ sở mức tin cậy yêu cầu của khoảng.
(8) Báo cáo kết quả đo y cùng với độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp u c(y) hoặc
độ không đảm bảo mở rộng U.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 10 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

6. QUY TRÌNH ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO


Ước lượng độ không đảm bảo được đơn giản theo một qui tắc. Dưới đây trình bày
tóm tắt trình tự các bước công việc cần thực hiện theo một qui tắc để thu được độ
không đảm liên quan với kết quả đo.
Xác định các Xác định độ
Đánh giá độ Tính toán độ Báo cáo độ
Xác định đại nguồn độ không đảm
không đảm không đảm không đảm
lượng đo không đảm bảo chuẩn
bảo chuẩn bảo mở rộng bảo
bảo tổng hợp

6.1. Xác định đại lượng đo


- Liệt kê các đại lượng được đo bao gồm cả mối liên quan giữa đại lượng đo và
các đại lượng đầu vào (ví dụ: các định lượng của đại lượng đo, hằng số, giá trị
chuẩn hiệu chuẩn…) mà đại lượng đo phụ thuộc, nếu có thể bao gồm cả số hiệu
chính của các ảnh hưởng hệ thống đã biết.
6.2. Xác định các nguồn độ không đảm bảo
[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 3.3.2]
Liệt kê danh mục các nguồn có thể gây ra độ không đảm bảo. Trong thực tế, có
nhiều nguồn độ không đảm bảo có thể có trong phép đo, bao gồm:
 Sự định nghĩa không đầy đủ về đại lượng đo;
 Sự nhận thức không hoàn chỉnh về định nghĩa đại lượng đo;
 Sự lấy mẫu không đại diện - mẫu được đo có thể không đại diện cho đại
lượng đo đã xác định;
 Thiếu sự hiểu biết về ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới phép đo hoặc
phép đo điều kiện môi trường không hoàn hảo;
 Độ chệch của người đo khi đọc phương tiện đo chỉ thị tương tự;
 Độ phân giải của phương tiện đo hoặc ngưỡng nhận biết có giới hạn;
 Giá trị không chính xác của chuẩn đo lường và mẫu chuẩn;
 Giá trị không chính xác của hằng số và các tham số khác nhận được từ
nguồn bên ngoài và được sử dụng trong thuật toán rút gọn dữ liệu;

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 11 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

 Phép tính gần đúng và giả định được tích hợp trong phương pháp và thủ
tục đo;
 Độ biến động trong các quan trắc lặp lại của đại lượng đo trong điều kiện
bên ngoài như nhau.
Các nguồn này không nhất thiết phải độc lập. Tất nhiên, ảnh hưởng hệ thống
không được thừa nhận không thể được tính đến trong việc đánh giá độ không đảm
bảo của kết quả đo nhưng vẫn đóng góp vào sai số đo.
6.3. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn
6.3.1. Lập mô hình phép đo
- Trong hầu hết các trường hợp, đại lượng đo Y không được phép đo trực tiếp mà
được xác định từ N đại lượng khác X1, X2, ..., XN thông qua mối quan hệ hàm f:
Y = f(X1,X2,...,XN)
CHÚ THÍCH 1: Để thống nhất về ký hiệu, tài liệu này sử dụng cùng một ký hiệu cho đại lượng vật lý
(đại lượng đo) và cho biến ngẫu nhiên miêu tả kết quả có thể có của quan trắc đại lượng đo. Khi ấn
định Xi có phân bố xác suất cụ thể thì ký hiệu đó được sử dụng theo ý nghĩa đề cập sau; giả định rằng
bản thân đại lượng vật lý có thể được đặc trưng bằng giá trị cơ bản duy nhất.
CHÚ THÍCH 2: Trong dãy các quan trắc, giá trị quan trắc được thứ k của Xi được ký hiệu là Xi,k; do
đó nếu R biểu thị giá trị điện trở của một điện trở, thì giá trị quan trắc được thứ k của điện trở được ký
hiệu là Rk.
CHÚ THÍCH 3: Ước lượng của Xi (nói đúng ra là kỳ vọng của nó) được ký hiệu là xi.
Ví dụ: Nếu hiệu điện thế V được đặt vào các cực của điện trở phụ thuộc nhiệt độ
có điện trở Ro ở nhiệt độ đã biết to và hệ số nhiệt độ tuyến tính của điện trở α, thì
công suất P (đại lượng đo) bị tiêu hao do điện trở ở nhiệt độ t phụ thuộc vào V,
Ro, α, và t theo:
P = f(V,Ro,α,t) = V2/{Ro[1 + α(t-to)]}
CHÚ THÍCH: Các phương pháp đo P khác được lập mô hình bằng các biểu thức toán khác nhau.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 12 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

6.3.2. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn loại A


- Trong hầu hết các trường hợp, ước lượng có sẵn tốt nhất của kỳ vọng hoặc giá
trị được kỳ vọng của đại lượng q thay đổi ngẫu nhiên và đối với n quan trắc độc
lập qk đã nhận được ở cùng điều kiện đo là trung bình cộng hoặc trung bình của n
quan trắc:
n


1
q qk
n k 1

Công thức 1: Tính giá trị trung bình của n quan trắc
Do đó, đối với đại lượng đầu vào Xi được ước lượng từ n quan trắc lặp lại độc lập
Xi,k, trung bình cộng nhận được từ công thức (1) được sử dụng như là ước lượng
đầu vào xi trong mô hình phép đo để xác định kết quả đo y; đó là: xi= X i .
- Các quan trắc độc lập qk khác nhau về giá trị do biến động ngẫu nhiên trong đại
lượng ảnh hưởng hoặc do các ảnh hưởng ngẫu nhiên. Phương sai thực nghiệm của
các quan trắc, ước lượng phương sai 2 của phân bố xác xuất của q, được cho
bằng:
n


1
s 2 (qk )  (q j  q)2
n  1 j 1

Công thức 2: Phương sai của phân bố xác xuất của q


Ước lượng này của phương sai và dương căn bậc hai s(q k), được gọi là độ lệch
chuẩn thực nghiệm đặc trưng cho độ biến động các giá trị quan trắc qk. Cụ thể hơn
là sự phân tán của chúng quanh trung bình.
- Ước lượng tốt nhất của 2( q ) = 2/n, phương sai của trung bình, được cho bởi:
s 2 (qk )
s 2 (q) 
n

Công thức 3: Phương sai của trung bình


Phương sai thực nghiệm của trung bình s2 (q) và độ lệch chuẩn thực nghiệm của
trung bình s(q) bằng dương căn bậc hai của s2 (q) , định lượng q ước lượng kỳ
vọng của q và có thể được sử dụng như thước đo độ không đảm bảo của q .
TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 13 / 38
HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

6.3.3. Đánh giá độ không đảm bảo chuẩn loại B


- Đối với ước lượng xi của đại lượng đầu vào Xi không nhận được từ các quan
trắc lặp lại thì phương sai ước lượng kèm theo u2(xi) hoặc độ không đảm bảo
chuẩn u(xi) được đánh giá bằng sự nhận định khoa học dựa trên tất cả thông tin
có sẵn về độ biến động có thể có của Xi. Tổ hợp thông tin có thể bao gồm:
 Dữ liệu đo trước đó;
 Kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết chung về trạng thái hoặc tính chất của vật
liệu và phương tiện liên quan;
 Quy định kỹ thuật của nhà sản xuất;
 Dữ liệu được cung cấp trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn và các giấy chứng
nhận khác;
 Độ không đảm bảo được ấn định cho dữ liệu tra cứu từ sổ tay.
- Xác định phân bố thống kê
 Trường hợp giấy chứng nhận có cung cấp độ không đảm bảo hiệu chuẩn
U, kèm theo mức tin cậy và hệ số k, khi đó sẽ tìm được 1 thành phần của độ
không đảm bảo đo kiểu B.
Phân bố chuẩn
𝑈
𝑈𝑐𝑒𝑟𝑡 =
𝑘
 Trường hợp nhà sản xuất cung cấp sai số kết quả đo dưới dạng dung sai ±a
thì một thành phần khác của độ không đảm bảo đo kiểu B được ước tính dựa
trên việc xác định kiểu phân bố và một nửa độ rộng cho phép (a)

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 14 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Phân bố chữ nhật


𝑎
𝑈𝑠𝑝𝑒𝑐 =
√3

Phân bố tam giác cân


𝑎
𝑈𝑠𝑝𝑒𝑐 =
√6

 Trường hợp không sử dụng số hiệu chính thì xem sai số như là muộn nguồn
của độ không đảm bảo đo.
 Trường hợp có 2 phân bố chữ nhật có cùng kích thước xuất hiện như là
một thành phần của độ không đảm bảo, tổng 2 phân bố đó là phân bố tam
giá.
6.4. Xác định độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp
- Độ không đảm bảo kết hợp khi không có sự tương quan giữa các đại lượng đo
 Tính hệ số độ nhạy:

 Tính độ không đảm bảo liên hợp:

- Độ không đảm bảo kết hợp khi có sự tương quan giữa các đại lượng đo
 Tính hệ số độ nhạy:

 Tính hệ số tương quan tuyến tính

Ghi chú: Tính toán bằng cách chia hiệp phương sai với tích độ lệch chuẩn, có thể sử dụng công thức
corr(X,Y) trong phần mềm excel để tính toán hệ số tương quan.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 15 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

 Tính độ không đảm bảo liên hợp

Ghi chú: Nếu ước lượng xi, xj độc lập thì r(xi, xj) = 0. Trong trường hợp đặc biệt r(xi, xj) = +1 thì:

6.5. Xác định độ không đảm bảo mở rộng


U = k.uc (y)
Ghi chú: Giá trị của hệ số phủ ‘k’ được chọn trên cơ sở mức tin cậy yêu cầu của khoảng: y - U đến y +
U. Nói chung, k sẽ trong khoảng 2 đến 3. Tuy nhiên, với các ứng dụng đặc biệt k có thể nằm ngoài
khoảng này. Kinh nghiệm bao quát và kiến thức đầy đủ về việc sử dụng mà kết quả đo sẽ được đặt vào
có thể tạo thuận lợi cho việc lựa chọn giá trị k thích hợp. Thông thường áp dụng mức tin cậy 95% tương
ứng với k=2. Tham khảo bảng hệ số phủ và mức tin cậy dưới dây:

Hệ số phủ ‘k’ Mức tin cậy (%)


1 68,27
1,645 90
1,960 95
2 95,45
2,576 99
3 99,73

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 16 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

7. BÁO CÁO KẾT QUẢ


[TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), mục 7]
Các thông tin về độ không đảm bảo đo cùng với kết quả thử nghiệm gồm:
- Báo cáo kết quả dưới dạng: y = ±U
 y là kết quả thử nghiệm
 U là độ không đảm bảo đo mở rộng.
- Đơn vị của độ không đảm bảo đo U có thể biểu diễn theo đơn vị của kết quả thử
nghiệm y hoặc bằng giá trị tương đối ví dụ như phần trăm (%). U được làm tròn
tăng, thông thường với 1 chữ số có nghĩa. Trong trường hợp đặc biệt có thể lấy 2
chữ số có nghĩa. Vị trí chữ số có nghĩa cuối cùng của U giống với vị trí chữ số có
nghĩa cuối cùng của y.
- Nếu thấy thích hợp thì bao gồm cả độ không đảm bảo đo mở rộng tương đối:
𝑈
, |𝑦| ≠ 0
|𝑦|
- Trong kết quả phải tuyên bố về độ không đảm bảo: “Độ không đảm bảo đo báo
cáo là độ không đảm bảo đo mở rộng ứng với hệ số bao phủ “k=… và mức tin cậy
là…”
Ghi chú: thông thường chọn k=2 ứng với mức tin cậy 95%.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 17 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

PHỤ LỤC
Đánh giá độ không đảm bảo đo của các phép thử trong thử nghiệm an toàn thiết
bị điện theo tiêu chuẩn TCVN 5699-1 và IEC 60335-1
A1. Điều kiện chung đối với các thử nghiệm (Mục 5 trong tiêu chuẩn)
Các điều kiện chính được xem xét liên quan đến độ không đảm bảo đo như sau:
- Các thí nghiệm được tiến hành trên một thiết bị và phải chịu được tất cả các thử
nghiệm có liên quan.
- Thử nghiệm được tiến hành ở môi trưởng không có gió lùa, nhiệt độ 20±5°C,
trường hợp nhiệt độ đạt được trên bất kỳ bộ phận nào bị hạn chế bởi cơ cấu nhạy
nhiệt độ hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mà ở đó có xảy ra thay đổi trạng thái (ví
dụ như nước sôi thì môi trường duy trì ở 23±2°C trong trường hợp có nghi ngờ ).
- Trường hợp thiết bị có bộ khống chế, cơ cấu đóng cắt, thử nghiệm với chế độ
đặt bất lợi nhất.
Đầu tiên việc thực nghiệm dựa vào điều kiện được quy định ở mục 5 là quan trọng.
IEC 60335-1 / TCVN 5699-1 đánh giá thiết bị có thoả mãn các chỉ tiêu an toàn
hay không, phân loại các phép thử thành 4 loại như sau:
 Trường hợp xác định: giá trị đo được có nằm trong giá trị giới hạn được
quy định hay không.
 Trường hợp xác định: kết quả thử nghiệm có phù hợp với trạng thái được
quy định trong tiêu chuẩn hay không.
 Trường hợp không thực hiện thử nghiệm, xác định theo cách kiểm tra bằng
mắt có phù hợp với trạng thái được quy định trong tiêu chuẩn hay không.
 Trường hợp bao gồm các trường hợp nêu trên lẫn lộn với nhau.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 18 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A2. Trường hợp kết quả thử nghiệm có giới hạn được quy định trong tiêu
chuẩn
A2.1 Công suất vào và dòng điện (Điều 10)
- Thiết bị được cho làm việc ở điều kiện làm việc bình thường, điện áp danh định.
- Độ sai lệch công suất vào sẽ được so sánh với các giá trị quy định, tương ứng
với từng loại thiết bị thiết bị gia nhiệt và thiết bị kết hợp, thiết bị truyền động bằng
động cơ điện hoặc các thiết bị có công suất vào nhỏ hơn hoặc bằng 25 W.
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 10)

Các yếu tố Nhận xét


Nhiệt độ A
Môi trường thử Độ ẩm C
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Áp suất khí quyển C
Tốc độ gió C
Đồng hồ đo công suất Công suất B
Thiết bị đo lường Công suất B
Đồng hồ đo điện năng
Thời gian C
Sự biến thiên điện áp C
Sự ổn định của nguồn
Nguồn điện Sự biến đổi tần số C
cung cấp
Độ méo dạng sóng C
Lựa chọn thiết bị đo C
Lựa chọn phương
Hệ thống đi dây C
pháp
Con người Chọn thang đo C
(Thử nghiệm viên) Đánh giá thời gian đo C
Thử nghiệm
Sai số đọc C
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 19 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A2.2 Phát nóng (Điều 11)


- Điều 11, kiểm tra độ tăng nhiệt bằng cách tuân thủ các điều kiện đã được thiết
lập từ mục 11.2 đến 11.7, do đó có thể tính toán độ không đảm bảo đo độ tăng
nhiệt đại diện cho độ không đảm bảo đo của thử nghiệm.
- Ngoài ra, độ không đảm bảo đo liên quan đến nhiệt độ đo, điều kiện là xác định
nhiệt độ lớn nhất của bộ phận đo.
- Nếu nhiệt độ đo được vượt quá mức quy định, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử
nghiệm có thể được bỏ qua. Tuy nhiên nếu nhiệt độ đo được gần giá trị quy định,
cần thiết xem xét nhiệt độ lớn nhất ở vị trí đo xác định để đánh giá kết quả thử
nghiệm.
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 11)

Các yếu tố Nhận xét


Nhiệt độ A
Môi trường thử Độ ẩm C
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Áp suất khí quyển C
Tốc độ gió C
Bộ ghi nhiệt độ Nhiệt độ B
Thiết bị đo lường
Thiết bị đo điện trở Điện trở B
Độ dày A
Góc thử nghiệm
Dụng cụ thử Vật liệu A
nghiệm Phương pháp đo điện Tiết diện C
trở cuộn dây Chiều dài C
Sự biến thiên điện áp C
Sự ổn định của nguồn
Nguồn điện Sự biến đổi tần số C
cung cấp
Độ méo dạng sóng C
Lắp đặt mẫu A
Con người Lựa chọn vị trí lắp đặt
Lắp đặt C
(Thử nghiệm viên) dây đo nhiệt
Tải A

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 20 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Lựa chọn cặp nhiệt C


Lựa chọn thiết bị đo C
Lựa chọn phạm vi đo C
Đánh giá trạng thái ổn
C
định
Thử nghiệm Sai số đọc C
Phương pháp đo điện
C
trở cuộn dây
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.3 Kiểm tra dòng điện rò ở nhiệt độ làm việc (Điều 13)
- Dòng điện rò được đo giữa cực bất kỳ của nguồn cung cấp và các bộ phận kim
loại chạm tới được nối với lá kim loại có diện tích không vượt quá 20 cm x 10
cm, bọc lên các bề mặt chạm tới được là vật liệu cách điện.
- Lá kim loại có diện tích lớn nhất có thể áp lên bề mặt cần thử nghiệm nhưng
không được vượt quá kích thước qui định. Nếu diện tích của lá kim loại nhỏ hơn
bề mặt cần thử nghiệm thì di chuyển nó để thử nghiệm trên tất cả các phần của bề
mặt. Lá kim loại không được gây ảnh hưởng đến tản nhiệt của thiết bị.
- Đối với độ không đảm bảo đo liên quan đến thử nghiệm, các yếu tố không được
thống nhất trong tiêu chuẩn thử nghiệm. Tính toán độ không đảm bảo đo bằng
cách thêm các yếu tố ngẫu nhiên và lặp đi lặp lại thử nghiệm trên cơ sở các điều
kiện xác định tiêu chuẩn.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 21 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 13.2)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Thiết bị đo dòng điện
Dòng điện B
Thiết bị đo lường rò
Thiết bị đo điện áp Điện áp C
Vật liệu C
Lá kim loại
Kích thước A
Dụng cụ thử
nghiệm Mạch đo Đặc tính tần số C
Cách điện giữa các
Biến áp cách ly C
cuộn dây
Sự biến thiên điện áp C
Sự ổn định của nguồn
Nguồn điện Sự biến đổi tần số C
cung cấp
Độ méo dạng sóng C
Phương pháp gắn lá
C
Lắp đặt kim loại
Cách ly mẫu với đất C
Con người
Lựa chọn thiết bị C
(Thử nghiệm viên)
Lựa chọn thang đo thích
Thử nghiệm C
hợp
Đánh giá thời gian đo C
Sai số đọc C
Con người Thử nghiệm
Lựa chọn mạch đo C
(Thử nghiệm viên)
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 22 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A2.4 Kiểm tra dòng điện rò sau thử nghiệm ẩm (Điều 16)
- Độ không đảm bảo đo dòng điện rò sau khi thử nghiệm ẩm ảnh hưởng lớn bởi
các yếu tố kiểm soát độ ẩm và thời gian thực hiện sau khi xử lý ẩm.
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 16.2)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Thiết bị đo dòng điện
Dòng điện B
Thiết bị đo lường rò
Thiết bị đo điện áp Điện áp C
Vật liệu C
Dụng cụ thử Lá kim loại
Kích thước A
nghiệm
Mạch đo Đặc tính tần số C
Sự biến thiên điện áp C
Sự ổn định của nguồn
Nguồn điện Sự biến đổi tần số C
cung cấp
Độ méo dạng sóng C
Phương pháp gắn lá
C
Lắp đặt kim loại
Cách ly mẫu với đất C
Thời gian đến khi bắt
Con người đầu đo (*)
C
(Thử nghiệm viên)
Lựa chọn thiết bị C
Thử nghiệm
Lựa chọn thang đo thích
C
hợp
Đánh giá thời gian đo C
Sai số đọc C
Con người Thử nghiệm
Lựa chọn mạch đo C
(Thử nghiệm viên)
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 23 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).
(*): Thời gian từ khi lấy mẫu ra khỏi tủ môi trường đến khi thực hiện đo (Càng ngắn càng tốt).

A2.5 Bảo vệ quá tải máy biến áp và các mạch liên quan (Điều 17)
- Thiết bị có mạch điện được cấp nguồn từ máy biến áp phải có kết cấu sao cho
trong trường hợp ngắn mạch có nhiều khả năng xảy ra trong sử dụng bình thường,
máy biến áp hoặc mạch lắp cùng với máy biến áp không bị nóng quá mức.
Chú thích: Ví dụ ngắn mạch của các dây dẫn trần hoặc dây dẫn cách điện không thích hợp của mạch
chạm tới được làm việc ở điện áp cực thấp an toàn.
- Kiểm tra sự phù hợp bằng cách áp dụng điều kiện ngắn mạch hoặc quá tải bất
lợi nhất có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường, thiết bị được cung cấp điện
áp bằng 1,06 lần hoặc 0,94 lần điện áp danh định, chọn giá trị bất lợi hơn. Cách
điện chính không được nối tắt.
Độ tăng nhiệt của cách điện dây dẫn của mạch điện áp cực thấp an toàn không
được vượt quá 15 C so với giá trị tương ứng qui định trong Bảng 3 (TCVN 5699-
1).
- Nhiệt độ của cuộn dây không được vượt quá giá trị được qui định trong Bảng 8
(TCVN 5699-1). Tuy nhiên, không áp dụng giới hạn này cho máy biến áp an toàn
khi có sự cố phù hợp với Điều 15.5 của IEC 61558-1.
- Đánh giá độ không đảm bảo đo của nhiệt độ đo được, có thể sử dụng phương
pháp đo độ tăng nhiệt trong điều 11, nhưng với điều kiện bất lợi nhất: quá tải hoặc
ngắn mạch.
Bảng 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 17)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Đo điện áp Điện áp C
Thiết bị đo lường
Đo điện trở cuộn dây Điện trở A

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 24 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Lựa chọn quá tải C
Lựa chọn thiết bị C
Lựa chọn thang đo thích
C
hợp
Con người Thử nghiệm Đánh giá tình trạng ổn
C
(Thử nghiệm viên) định
Sai số đọc C
Phương pháp đo điện
C
trở cuộn dây
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.6 Thử ứng xuất của thiết bị có phích cắm trực tiếp vào ổ cắm (Điều 22.3)
- Yêu cầu Momen xoắn cần đặt để giữ mặt tiếp giáp của ổ cắm trong mặt phẳng
thẳng đứng không được vượt quá 0,25Nm. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cắm
phích cắm của thiết bị vào ổ cắm không có tiếp điểm nối đất. Ổ cắm có trục quay
nằm ngang ở cách 8mm sau mặt tiếp giáp của ổ cắm và nằm trong mặt phẳng chứa
ống tiếp điểm.
Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 22.3)

Các yếu tố Nhận xét


Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử Momen xoắn A
Momen xoắn
Điều chỉnh phương
C
ngang
Con người Thử nghiệm
Đặt vị trí các điểm tựa C
(Thử nghiệm viên)
Đặt Momen xoắn C
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 25 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.7 Thử nghiệm chống giật khi tiếp xúc chân cắm khi rút phích cắm (Điều
22.5)
- Thiết bị được thiết kế để nối tới nguồn lưới bằng phích cắm phải có kết cấu sao
cho trong sử dụng bình thường không có rủi ro điện giật do các tụ điện nạp điện
có điện dung danh định vượt quá 0,1 F khi chạm vào các chân cắm của phích
cắm.
- Thiết bị được cấp điện ở điện áp danh định. Sau đó, đặt tất cả các cơ cấu đóng
cắt ở vị trí cắt và ngắt thiết bị khỏi nguồn lưới tại thời điểm điện áp có giá trị đỉnh.
Sau khi ngắt 1s, điện áp giữa các chân cắm của phích cắm được đo bằng thiết bị
đo không gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị đo được.
- Điện áp này không được vượt quá 34 V.
Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 22.5)

Các yếu tố Nhận xét


Thiết bị đo điện áp Điện áp B
Thiết bị đo
Thiết bị đo thời gian Thời gian B
Phương pháp đo thời
gian, điện áp sau khi
Con người Kỹ thuật thử nghiệm A, D
ngắt mẫu thử khỏi
(Thử nghiệm viên) nguồn cung cấp
Các yếu tố ngẫu nhiên C, D
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.8 Thử nghiệm điện trở nối đất (Điều 27.5)

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 26 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

- Mối nối giữa đầu nối đất hoặc tiếp điểm nối đất và các bộ phận kim loại được
nối đất phải có điện trở nhỏ. Yêu cầu này không áp dụng cho các mối nối cung
cấp nối đất liên tục trong mạch điện áp cực thấp bảo vệ, nếu như khe hở không
khí của cách điện chính trong mạch điện áp cực thấp bảo vệ dựa vào điện áp danh
định của thiết bị.
- Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau: Dòng điện được lấy từ nguồn có điện
áp không tải không lớn hơn 12 V (xoay chiều hoặc một chiều) và bằng 1,5 lần
dòng điện danh định của thiết bị hoặc bằng 25 A, lấy theo giá trị lớn hơn, được
dẫn qua đầu nối đất hoặc tiếp điểm nối đất và lần lượt tới từng bộ phận kim loại
chạm tới được.
- Đo điện áp rơi giữa đầu nối đất của thiết bị hoặc tiếp điểm nối đất của ổ cắm đầu
vào của thiết bị và phần kim loại chạm tới được. Điện trở tính theo dòng điện và
điện áp rơi này không được lớn hơn 0,1.
Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 27.5)

Các yếu tố Nhận xét


Thiết bị đo điện áp Điện áp B
Thiết bị đo
Thiết bị đo dòng điện Dòng điện B
Lắp đặt Điện trở tiếp xúc C
Con người Đánh giá trạng thái ổn
Thử nghiệm C
(Thử nghiệm viên) định
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.9 Khe hở không khí, chiều dài đường rò (Điều 29)


- Xem xét sự phù hợp bằng cách đo khoảng cách. Cần xác định vị trí đo có khoảng
cách nhỏ nhất.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 27 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Bảng 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 29)

Các yếu tố Nhận xét


Thước cặp
Thiết bị đo Panme Chiều dài & Đo bề mặt B
Bộ cữ
Lựa chọn điểm đo C
Thử nghiệm
Con người Đo khoảng cách C
(Thử nghiệm viên) Đánh giá trạng thái ổn
Yếu tố ngẫu nhiên C
định
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A2.10 Thử nén viên bi (Điều 30.1)


- Phép thử áp dụng trên các bộ phận bên ngoài bằng vật liệu phi kim loại, các phần
bằng vật liệu cách điện đỡ các bộ phận mang điện kể cả các mối nối và các phần
bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo tạo nên cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường,
mà nếu hư hỏng có thể khiến cho thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn. Các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, dụng cụ đo đường kính vết lõm, nhiệt
độ của dụng cụ thử nén viên bị, đế đỡ mẫu thử, nhiệt độ thử nghiệm (độ không
đảm bảo nhiệt độ vị trí đặt mẫu thử).
Bảng 10: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thử nghiệm nén viên bi (Điều 30.1)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử
Tủ nhiệt Nhiệt độ A
nghiệm
Nhiệt kế Nhiệt độ C
Dụng cụ đo
Thước đo Chiều dài C
Dụng cụ thử nén viên Hình dáng A
Thiết bị đo
bi Kích thước A

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 28 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Vật liệu A
Trọng lượng A
Ổn định mẫu C
Mẫu Mẫu thử
Độ lặp lại C
Con người Thử nghiệm C
Đường kính vết lõm
(Thử nghiệm viên) Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3. Trường hợp kết quả thử nghiệm có trạng thái được quy định trong tiêu
chuẩn
A3.1 Bảo vệ chống chạm vào bộ phận mang điện (Điều 8)
- Thiết bị phải có kết cấu và che chắn để bảo vệ một cách chắc chắn chống chạm
ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện. Đầu dò thử nghiệm không được chạm tới
các bộ phận mang điện.
Bảng 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 8)

Các yếu tố Nhận xét


Nhiệt độ C
Môi trường thử
Khu vực thử nghiệm Độ ẩm C
nghiệm
Áp suất C
Lực kế Lực B
Hình dạng A
Ngón tay chuẩn
Kích thước A
Thiết bị thử Hình dạng A
Đầu dò 13
Kích thước A
Hình dạng A
Đầu dò 41
Kích thước A

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 29 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Lực nén Lực A
Con người Thử nghiệm Kỹ năng sử dụng que C
(Thử nghiệm viên) Các yếu tố ngẫu nhiên thử C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.2 Độ bền điện ở nhiệt độ làm việc (Điều 13.3)


- Ngắt thiết bị khỏi nguồn điện và cách điện phải chịu ngay một điện áp có tần số
50 Hz hoặc 60Hz trong 1 min, phù hợp với IEC 61180-1. Nguồn điện cao áp dùng
để thử nghiệm phải có khả năng cung cấp dòng điện ngắn mạch Is giữa các đầu
nối ra sau khi điện áp đầu ra được điều chỉnh tới điện áp thử nghiệm thích hợp.
Bộ nhả quá tải của mạch điện không được tác động đối với bất kỳ dòng điện nào
thấp hơn dòng điện cắt Ir. Điện áp thử nghiệm được đạt giữa các bộ phận mang
điện và các bộ phận chạm tới được, các bộ phận phi kim loại được bọc lá kim loại.
Đối với kết cấu cấp II có kim loại trung gian giữa các bộ phận mang điện và các
bộ phận chạm tới được, điện áp được đặt trên cách điện chính và cách điện phụ.
- Tuy nhiên, thử nghiệm độ bền điện là một thử nghiệm phá huỷ, do đó việc lặp
lại nhiều lần phép thử để tính toán độ không đảm bảo là rất khó. Do đó cần tuân
thủ các điều kiện yêu cầu một cách chính xác trong quá trình thử nghiệm.
Bảng 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 13)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Thiết bị đo Đồng hồ đo điện áp Điện áp B
Thiết bị thử chịu điện Điện áp A
Thiết bị thử
áp

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 30 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Thời gian A
Vật liệu C
Lá kim loại
Kích thước A
Cách điện giữa các
Biến áp cách ly C
cuộn dây
Độ biến đổi điện áp C
Nguồn Độ ổn định nguồn Độ biến đổi tần số C
Độ méo dạng sóng C
Phương pháp, kỹ năng
Lắp đặt C
gắn lá kim loại
Con người
Sai số đọc thiết bị chỉ
(Thử nghiệm viên) Thử nghiệm C
thị
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.3 Thử tràn (Điều 15.2)


- Thiết bị trong sử dụng bình thường có thể bị chất lỏng tràn lên trên thì phải có
kết cấu sao cho chất lỏng tràn không ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị.
- Sự phù hợp của thiết bị được kiểm tra và chịu được thử nghiệm ở điều 16.3
Bảng 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 15.2)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Dụng cụ đo lượng
Thiết bị đo Thể tích B
nước
Vị trí đặt mẫu C
Con người Thử nghiệm
Phương pháp đổ nước C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 31 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.4 Thử ẩm (Điều 15.3)


- Thử nghiệm ẩm được thực hiện trong 48 h trong tủ ẩm, chứa không khí có độ
ẩm tương đối (93 ± 3) %. Nhiệt độ không khí được duy trì trong phạm vi 2 °C
xung quanh giá trị t thích hợp bất kỳ giữa 20 °C và 30 °C. Trước khi đặt vào trong
tủ ẩm, thiết bị được đưa về nhiệt độ 𝑡0+4 °C.
- Sau đó thiết bị phải chịu được các thử nghiệm của Điều 16 trong tủ ẩm hoặc
trong phòng ở đó thiết bị đã được đưa về nhiệt độ qui định ở trên sau khi lắp lại
các bộ phận mà trước đó đã tháo ra.
Ghi chú: Sự phù hợp của thử nghiệm chống ẩm thể hiện bằng sự phù hợp với điều 16.3. Đây là thử
nghiêm phá huỷ, do vậy việc tính toán độ không đảm bảo đo dựa vào số phép đo lặp lại thử nghiệm thử
ẩm là rất khó khăn.
Bảng 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 15.3)

Các yếu tố Nhận xét


Nhiệt độ C
Môi trường thử
Khu vực thử nghiệm Độ ẩm C
nghiệm
Áp suất C
Nhiệt kế Nhiệt độ B
Thiết bị đo
Ẩm kế Độ ẩm B
Nhiệt độ A
Thiết bị thử Tủ ẩm
Độ ẩm A
Con người Lắp đặt Vị trí đặt mẫu C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 32 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A3.5 Thử nghiệm chịu điện áp sau thử ẩm (Điều 16.3)


- Thử nghiệm được thực hiện sau khi thử ẩm do vậy việc xử lý ẩm ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả kiểm tra.
Ghi chú: Độ không đảm bảo tương tự như điều 13.3

A3.6 Sự ổn định và nguy hiểm cơ học (Điều 20.1)


- Thiết bị, không được nối với nguồn lưới, được đặt ở bất kỳ vị trí sử dụng bình
thường nào trên một mặt nghiêng 10 so với mặt phẳng nằm ngang, dây nguồn
đặt lên trên mặt nghiêng đó ở tư thế bất lợi nhất. Tuy nhiên, nếu một phần thiết bị
trở nên liếp xúc với mặt phẳng đỡ nằm ngang khi thiết bị nghiêng đi một góc 10
thì thiết bị đó được đặt trên giá đỡ nằm ngang và được nghiêng đi theo hướng bất
lợi nhất một góc 10.
- Thử nghiệm được lặp lại trên thiết bị có phần tử gia nhiệt với góc nghiêng tăng
đến 15. Nếu thiết bị bị lật ở một hoặc nhiều vị trí thì phải chịu các thử nghiệm
của Điều 11 ở mỗi vị trí bị lật đó.
Ghi chú: Việc lựa chọn vị trí bất lợi nhất và góc nghiêng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
thử nghiệm.
Bảng 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 20.1)

Các yếu tố Nhận xét


Dụng cụ thử
Bàn nghiêng Góc A, D
nghiệm
Xác định vị trí bất lợi
Thử nghiệm A, D
Con người nhất
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.7 Bảo vệ chống chạm vào bộ phận chuyển động (Điều 20.2)

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 33 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

- Các bộ phận chuyển động của thiết bị trong phạm vi thích hợp với việc sử dụng
và hoạt động của thiết bị, phải được định vị hoặc bao bọc để đủ khả năng bảo vệ
không gây thương tích cho con người trong sử dụng bình thường. Yêu cầu này
không áp dụng cho các bộ phận của thiết bị mà nhất thiết phải hở ra mới thực hiện
được chức năng làm việc của nó.
Ghi chú: Khi dùng que thử ngón tay chuẩn với lực đặt không quá 5N đặt vào các rãnh, khe hở, đầu dò
không chạm tới các bộ phận chuyển động. Do vậy, độ không đảm bảo của thử nghiệm này tương tự như
ở điều 8 (Bảo vệ chống chạm vào bộ phận mang điện).

A3.8 Độ bền cơ (Điều 21)


- Thiết bị phải có đủ độ bền cơ học và phải có kết cấu để chịu được các thao tác
nặng tay có thể xảy ra trong sử dụng bình thường. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách
đặt các va đập lên thiết bị theo thử nghiệm Ehb của IEC 60068-2-75, thử nghiệm
búa lò xo. Thiết bị được đỡ chắc chắn và đặt ba va đập vào tất cả các điểm có thể
là yếu của vỏ với năng lượng va đập là 0,5 J.
Bảng 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 21)

Các yếu tố Nhận xét


Vật liệu của phần tác
động lực va đập lên A, D
Dụng cụ thử mẫu thử
Búa thử va đập
nghiệm
Độ cứng A, D
Lực nén của lò xo A, D
Phương pháp cố định
Thử nghiệm A, C
mẫu
Con người
Lựa chọn vị trí thử va
Các yếu tố ngẫu nhiên A, C
đập
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.9 Đấu nối nguồn và dây dẫn mềm bên ngoài (Điều 25)
TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 34 / 38
HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Bảng 17: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 25.14)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử
Khu vực thử nghiệm Nhiệt độ A
nghiệm
Đồng hồ đo dòng điện Dòng điện B
Thiết bị đo
Đồng hồ đo điện áp Điện áp B
Góc xoay A
Thiết bị thử Máy thử bẻ gập dây
Trọng lượng A
Thiết bị thử Máy thử bẻ gập dây Tần số A
Dây nguồn ở vị trí giữa
hành trình lắc, trục dây
Thử nghiệm ở chỗ dây đi vào, bảo vệ C
Con người dây ở vị trí thẳng đứng
và đi qua trục lắc
Yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A3.10 Thử khả năng chịu phóng điện (Điều 29.2 & phụ lục N)
- Mối liên quan giữa nhóm vật liệu và các giá trị chỉ số phóng điện tương đối
(CTI) được cho trong 4.8.1.3 của IEC 60664-1. Các giá trị CTI này có được là
theo IEC 60112 sử dụng dung dịch A. Nếu không biết giá trị CTI của vật liệu thì
tiến hành thử nghiệm chỉ số phóng điện bề mặt (PTI) theo Phụ lục N của tiêu
chuẩn TCVN 5699-1 tại các giá trị CTI qui định để thiết lập nhóm vật liệu.
Ghi chú: Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo như: khoảng cách, hình dạng điện cực,
tình trạng tiếp xúc bề mặt, số lượng nhỏ giọt, nồng độ dung dịch, điện áp đặt. Để đánh giá độ không
đảm bảo đo cần lưu ý đến khoảng cách giữa 2 điện cực, gờ điện cực, tình trạng tiếp xúc giữa điện cực
và mặt phẳng mẫu thử, mẫu thử phải đủ lớn.
Bảng 18: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 29.2 & phụ lục N)

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 35 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C
Thiết bị đo Đồng hồ đo điện áp Điện áp B
Công suất máy biến áp
C
(Điện áp rơi)
Thiết bị thử phóng
Đặc tính thiết bị phát
điện bề mặt PTI A
hiện phóng điện
Thiết bị thử Tải đặt vào 2 điện cực A
Hình dạng A
Điện cực Vật liệu A
Kích thước A
Số lượng nhỏ giọt A
Thiết bị thử Dung dịch thử Nồng độ nhỏ giọt A
Thời gian nhỏ giọt A
Nhiệt độ (lữu trữ mẫu
A
trước khi thử)
Độ ẩm (lữu giữ mẫu
Mẫu Mẫu thử A
trước khi thử)
Trạng thái bề mặt C
Độ lặp lại C, D
Thử nghiệm Sắp xếp các điện cực A
Con người
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A4. Trường hợp xác định sự phù hợp chỉ kiểm tra bằng mắt (Không thực
hiện thử nghiệm).

A4.1 Đầu nối dùng cho ruột dẫn bên ngoài (Điều 26)
- Không thể xác định độ không đảm bảo bằng con số
TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 36 / 38
HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

A4.2 Vít và các mối nối (Điều 28)


- Không thể xác định độ không đảm bảo bằng con số

A5. Trường hợp bao gồm các trường hợp từ A1-A3

A5.1 Hoạt động không bình thường (Điều 19)


- Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị không được phát ra ngọn lửa, kim loại nóng
chảy, các khí độc hoặc khí dễ bắt lửa với lượng nguy hiểm và độ tăng nhiệt không
được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 9 (TCVN 5699-1).
- Sau thử nghiệm này và khi thiết bị nguội tới xấp xỉ nhiệt độ phòng, vỏ bọc không
được biến dạng đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phù hợp với Điều 8, vẫn phải
được duy trì và nếu thiết bị vẫn có thể hoạt động thì phải phù hợp với 20.2
Ghi chú: Các yêu cầu để xác định sự phù hợp của điều 19, kết quả thử nghiệm có hay không sự xuất
hiện của ngọn lửa, kim loại nóng chảy, khí độc không thể xác định độ không đảm bảo. Đối với yêu cầu
xác định độ tăng nhiệt không vượt quá giới hạn quy định cho trong bảng 9, có thể tính toán độ không
đảm bảo như hướng dẫn ở mục A2.2. Xác định sự phù hợp với điều 8, (Chống chạm vào bộ phận mang
điện) xem hướng dẫn ở mục A3.1. Xác định sự phù hợp với điều 20.2 (Chống chạm vào bộ phận chuyển
động) xem hướng dẫn ở mục A3.7.

A5.2 Dây dẫn bên trong (Điều 23)


- Không thể xác định độ không đảm bảo bằng con số

A5.3 Thử cháy bằng sợi dây nóng đỏ (Điều 30.2.2 và 30.2.3)
- Thử nghiệm được thực hiện trên vật liệu phi kim loại, bộ phận đỡ phần mang
điện, trong 30s, dùng sợi dây nóng đỏ đường kính 4mm, qua sát thời gian ngọn
lửa tự tắt, và tấm giấy mỏng đặt bên dưới mẫu thử không được cháy.
Ghi chú: Yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm là thời gian áp sợi dây nóng đỏ và nhiệt độ
đầu sợi dây nóng đỏ.
Bảng 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến thử nghiệm (Điều 30.2.2 và 30.2.3)

Các yếu tố Nhận xét


Môi trường thử Nhiệt độ A
Khu vực thử nghiệm
nghiệm Độ ẩm C

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 37 / 38


HƯỚNG DẪN ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM
BẢO ĐO TRONG LĨNH VỰC THỬ NGHIỆM ĐIỆN

Các yếu tố Nhận xét


Nhiệt độ đầu sợi dây
Cặp nhiệt A
Thiết bị thử nóng đỏ
Sợi dây nóng đỏ Hình dáng, kích thước A
Trọng lượng, lực ép
Thiết bị thử Trọng lượng A
tiếp xúc
Nhiệt độ (lữu trữ mẫu
A
trước khi thử)
Mẫu Mẫu thử Độ ẩm A
Trạng thái bề mặt C
Độ lặp lại C, D
Đo thời gian cháy C
Vị trí tiếp xúc sợi dây
C
Thử nghiệm nóng đỏ
Con người
Thời gian tiếp xúc sợi
A
dây nóng đỏ
Các yếu tố ngẫu nhiên C
A: là nguyên nhân giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
B: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm, được ưu tiên liệt kê khi tính toán
độ không đảm bảo đo.
C: là nguyên nhân không giới hạn điều kiện trong phương pháp thử nghiệm.
D: là nguyên nhân được xem xét ảnh hưởng đến kết quả (nguyên nhân không quy định (giới hạn) điều kiện
trong phương pháp thử nghiệm).

A5.4 Khả năng chống gỉ (Điều 31)


- Thử nghiệm được quy định trong phần 2 của tiêu chuẩn khi cần thiết.
Ghi chú: Nếu không có quy định riêng trong phần 2 của tiêu chuẩn. Thiết bị được xem là phù hợp với
yêu cầu của tiêu chuẩn mà không cần tiến hành thử nghiệm.

A5.5 Bức xạ, tính độc hại và các rủi ro tương tự (Điều 32)
- Thử nghiệm được quy định trong phần 2 của tiêu chuẩn khi cần thiết.
Ghi chú: Nếu không có quy định riêng trong phần 2 của tiêu chuẩn. Thiết bị được xem là phù hợp với
yêu cầu của tiêu chuẩn mà không cần tiến hành thử nghiệm.

TN2/HD/ĐKĐBĐ Lần ban hành:1.2019 Trang : 38 / 38

You might also like