You are on page 1of 14

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài: Quy định chung của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội phạm do nhóm Peacockes nghiên cứu và thực hiê ̣n.  

Em/chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành. 

Kết quả bài làm của đề tài Quy định chung của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội phạm là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác. 

Các tài liê ̣u được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


Lời cảm ơn

Nhóm Peacockes xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã đọc bài và góp ý sai sót bài
tiểu luận của nhóm chúng em. Chúng em rất biết ơn cô Thiên An vì trong quá
trình làm bài có nhiều khó khăn và được cô hỗ trợ kịp thời để tụi em hoàn thành
bài trong thời gian quy định. Với sự giúp đỡ của cô nhóm em đã có bài tiểu luận
hoàn chỉnh và đây là thành quả học tập của tụi em đã tiếp nhận được.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ
1.1 Thế nào là tội phạm trong luật hình sự  

1.1.1 Khái niệm chung về tội phạm

1.1.2 Đặc điểm của tội phạm

1.1.3 Phân loại tội phạm

1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm.

1.3 Trách nhiệm hình sự và hình phạt quy định 

1.3.1 Trách nhiệm hình sự

1.3.2 Hình phạt quy định

Chương 2: MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ


2.1 Bốn yếu tố CTTP của các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người.
2.2 Bốn yếu tố CTTP của các tội phạm về ma túy.

C. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Đời sống người dân ngày một ổn định hơn, tuy nhiên song song với nền kinh tế
đang trên đà phát triển thì mặt trái của nó cũng có những tác động tiêu cực đến
tình hình tệ nạn xã hội hiện nay. Trong những năm gần dây tình hình tội phạm ở
nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, các tội phạm ngày càng tinh vi và tàn bạo,
có những vụ án đã làm rúng động dư luận cả nước và đặc biệt theo số liệu thống
kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2010 trên địa bàn cả nước có
13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm
trước cả về số lượng tội phạm và số lượng trọng án đều này đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo về tình hình tội phạm ở nước ta nên việc chọn đề tài “Quy định
chung của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm” là có ý nghĩa cả về lý thuyết
và thực tiễn, qua đó giúp nâng cao nhận thức về tội phạm cho cộng đồng, cho
giới trẻ.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài


 Mục đích hiểu rõ hơn về BLHS Việt Nam về tội phạm để phân biệt được
phạm tội và hành vi không phải là tội phạm và tránh vi phạm pháp luật.

 Đối tượng mà đề tài nghiên cứu hướng đến là tội phạm và hành vi không
được xem là tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt.

3. Phạm vi nghiên cứu

Quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm năm 2015 sửa đổi năm 2017
(Chương 3,4,6 và 1326 ).

4.  Phương pháp nghiên cứu

o Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết: dựa trên các thông tin có
trong các tài liệu để đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu.
o Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu vấn đề đó
trong thực tiễn để hiểu rõ bản chất vấn đề.
Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ

1.1 Thế nào là tội phạm trong luật Hình sự  

1.1.1 Khái niệm chung về tội phạm

Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Có thể hiểu tội phạm một cách khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự.

- Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.

- Các loại tội phạm mà trong luật hình sự có quy định:

 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người

 Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân 

 Các tội phạm xâm phạm sở hữu

  Xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

  Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 


 Các tội phạm về môi trường

 Các tội phạm về ma túy

  Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

 Xâm phạm trật tự quản lý hành chính

 Các tội phạm về chức vụ

 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

 Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

 Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

1.1.2 Đặc điểm của tội phạm


Về bản chất pháp lý thì tội phạm là một trong 4 loại vi phạm pháp luật, trong đó
tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên nó phải chứa đựng đầy đủ các đặc
điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó còn mang các đặc
điểm có tính đặc thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác. Các đặc điểm đó đã được thể hiện trong khái
niệm tội phạm, đó là:

- Tính nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội và những lợi ích
được pháp luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là căn
cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và là căn cứ để cá thể
hóa trách nhiệm hình sự.

Tính nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại;
tính chất hành vi khách quan, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện
phạm tội; mức độ thiệt hại; tính chất, mức độ lôi, động cơ, mục đích của người
có hành vi phạm tội, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lúc và nơi xảy ra hành
vi phạm tội; nhân thân người phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, ....

- Tính có lỗi: Nếu một người thực hiện hành vi mang tính nguy hiểm đáng kể
cho xã hội mà hành vi đó không có lỗi thì không được xem là tội phạm.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình
thức cố ý hoặc vô ý 

Một hành vi được xem là có lỗi khi có đủ 2 điều kiện:

 Hành vi trái pháp luật hình sự: là những hành vi thực hiện không đúng
quy định của pháp luật, xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ. 

 Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực
hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự
khác không trái pháp luật hình sự.

- Tính trái pháp luật hình sự: Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng
đều được quy định trong BLHS. Đặc điểm này đã được pháp điển hoá tại Điều 2
BLHS “chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm
cho xã hội đến đâu những hành vi đó chưa được quy định trong BLHS thì không
bị coi là tội phạm.

Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tuỳ tiện
của người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập
pháp kịp thời bổ sung sửa đổi BLHS theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế -
xã hội để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả.

- Tính phải chịu hình phạt: Không phải là dấu hiệu của tội phạm được quy
định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy
nhiên, đây là dấu hiệu kèm theo của tỉnh nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp
luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình
sự và cá thể hóa hình phạt. Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội
phạm vì chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt. Có thể có tội mà không phải
chịu hình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt khi không có tội

1.1.3 Phân loại tội phạm

Các căn cứ để phân loại tội phạm:


 Căn cứ vào nội dung chính trị, xã hội - đó chính là tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

 Căn cứ vào hậu quả pháp lý - biểu hiện của nó là mức và loại hình phạt

- Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội
phạm được phân ra 4 loại:

Loại tội phạm Mức độ nguy Mức cao nhất của khung
hiểm cho xã hội hình phạt

Tội ít nghiêm trọng Không lớn 3 năm tù

Tội nghiêm trọng Lớn 7 năm tù

Tội rất nghiêm trọng Rất lớn 15 năm tù

Tội đặc biệt nghiêm trọng Đặc biệt lớn Trên 15 năm tù, chung thân
hoặc tử hình.

1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính  đặc trưng cho
một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. 

Quá trình xây dựng cấu thành tội phạm chính là quá trình khái quát hóa
thực tiễn về biểu hiện của 1 loại tội phạm và từ đó rút ra được những dấu hiệu
chung cho một loại tội phạm cụ thể. Mặc dù mỗi tội phạm đều có cấu trúc chung
của cấu thành tội phạm gồm 4 yếu tố; khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt
chủ quan; nhưng nội dung của cấu thành của mỗi tội phạm cụ thể đều có những
dấu hiệu phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó với những nét
đặc trưng, điển hình riêng.
Hình 1: 4 yếu tố cấu thành tội phạm
1.3 Trách nhiệm hình sự và quy định hình phạt

1.3.1 Trách nhiệm hình sự

Khái niệm: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội, là
trách nhiệm hay nghĩa vụ của một người phải chịu các biện pháp cưỡng chế hình
sự của nhà nước về một tội mà họ đã phạm.

Đặc điểm: 

- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm.

- Trong trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước
nhà nước chứ không phải đối với cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm
trực tiếp.

- Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các
loại trách nhiệm pháp lý.

- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân. 

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ( CHƯƠNG 4 điều 2026 )

-  Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà
nước, của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các loại
ích nói trên.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi: Hành vi tấn công phải đáng
kể, trái pháp luật và đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra ngay tức khắc. Hành vi phòng
vệ phải tác động trực tiếp đến kẻ đang tấn công và trong giới hạn cần thiết.

- Tình thế cấp thiết: Trường hợp một người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng
của minh hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một
thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngần ngửa

Tình thế cấp thiết phải có sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay
tức khắc, việc gãy ra thiệt hại là để tránh một thiệt hại khác nhỏ hơn và đó là lựa
chọn duy nhất.

-  Người không có năng lực trách nhiệm hình sự: là người thực hiện hành
vi nguy hiểm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình,

-  Sự kiện bất ngờ: là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó.

Cần phản biệt sự kiện bất ngờ và trường hợp phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu
thả. Cả hai đều giống nhau là chủ thể của hành vi đều không thấy trước hậu
quá nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Cả hai có điểm khác nhau:
trong trường hợp lỗi vô ý vì cẩu thả người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy
trước và có đủ điều kiện để thấy trước, người phạm tội đã không thấy trước
là do chủ quan, do họ cẩu thả khi xử sự. Còn trong trường hợp sự kiện bất
ngờ người có hành vi không có nghĩa vụ phải thấy trước hoặc tuy có nghĩa
vụ phải thấy trước nhưng không thể thấy trước, việc không thấy trước này là
do khách quan - do nguyên nhân bên ngoài
1.3.2 Hình phạt quy định

Điều 30 BLHS 2015 đưa ra khái niệm hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong bộ luật này, do Tòa án áp
dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn
chế quyền, lợi ích của người hoặc pháp nhân thương mại đó.

Đối với cá nhân

Hình phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù
có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

Hình phạt phụ: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất
định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, trục
xuất, phạt tiền.

Đối với pháp nhân

Hình phạt chính: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.

 Hình phạt phụ: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định, cấm huy động vốn.

Chương 2:

MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ

2.1 Bốn yếu tố CTTP của các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người.

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. 

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của
con người.

Về mặt chủ quan của tội phạm:


 - Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp
và lỗi cố ý gián tiếp.

 Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp
là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

 Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó
người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng
sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

 - Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.

Về mặt khách quan của tội phạm:

 - Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng
sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng
hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ
thể như sau:

o + Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các
hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

o + Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện
nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống
người khác.

 - Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người
khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người
khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người
phạm tội).

VÍ DỤ:
2.2 Bốn yếu tố CTTP của các tội phạm về ma túy.

Chủ thể của các tội phạm về ma túy là người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên và
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của các tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà
nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma túy.

Về mặt chủ quan của các tội phạm:

- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội
nhận thức rõ hành vi phạm tội về ma túy của mình là nguy hiểm cho xã hội
nhưng vẫn thực hành vi đó.

- Người này biết rõ thứ mình mua bán là ma túy, biết rõ việc mua bán ma
túy là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện việc mua bán ma túy để kiếm lời.

- Mục đích: Mua bán để kiếm tiền và có ma túy để sử dụng.

Về mặt khách quan của các tội phạm:

Về hành vi:

- Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy;

- Sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép ma túy; vận chuyển
trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy; cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy;

Về hậu quả: Gây ra tệ nạn xã hội và làm lây lan HIV/AIDS trong cộng
đồng.

VÍ DỤ:

You might also like