You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ ĐI LÀM


THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
BỘ MÔN: Thống kê Ứng dụng trong Kinh doanh & Kinh tế.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc


LỚP: KIC03 – K46

Danh sách thành viên nhóm:

 TP. Hồ Chí minh – 2021 


Cô sửa tới sửa lui cho nhóm rồi cuối cùng vẫn hỏi “Thời gian bạn dành cho những việc
sau” theo kiểu lên list như vậy, gặp người làm thêm hết 90p tức là 1,5g thì họ đánh chọn
vào đâu?
Hình 7. Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho công việc làm thêm của sinh viên sai nặng
nha, coi lại lý thuyết chương 2 pie chart chỉ vẽ dữ liệu định tính, chỗ này phải vẽ box plot
hoặc histogram. Hình 10 cũng vậy.

Hình 12: Biểu đồ thể hiện thu nhập hàng tháng của sinh viên đi làm thêm sai càng nặng,
nó chính là historam sao các cột hở ra, vd (1t-2t) và (2t-3t) phải sát vào nhau chứ đã
giảng rồi mà. Sai quá căn bản.

Vẽ các box plot xong để đó không nhận xét gì hết. Vậy vẽ chi???

Nhóm này vẽ vời khảo sát hoa lá cành đủ kiểu mà các kiến thức căn bản lại sai bét nhè.
Đầu tư nguồn lực ko đúng chỗ. Chấm 5 là châm chước nha.

1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành dự án của bộ môn “Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh” này,
nhóm chúng tôi xin được biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
bộ môn là cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Cô đã chỉ bảo tận tình giúp chúng tôi có
những nền tảng kiến thức cơ bản, vững chắc cũng như những thông tin tham khảo
cô đã gửi đến cho chúng tôi để từ đó chúng tôi có thể vận dụng được và áp dụng để
làm nên dự án này.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đã dành thời gian
của mình tham gia hỗ trợ làm bài khảo sát giúp dự án được hoàn thành.
Với điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn ít ỏi của nhóm sinh viên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa và nhận
xét của cô để chúng tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm
phục vụ tốt hơn cho những lần viết báo cáo và tiểu luận tiếp theo.

2
BẢNG TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Nhiệm vụ Đóng


góp
Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Huỳnh Kiều Anh (1)
số liệu, nhận xét và kết luận, hoàn
thiện bài báo cáo
Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Phùng Thị Tuyết Hoa
số liệu, vẽ biểu đồ nhận xét và kết
(10)
luận, hoàn thiện bài báo cáo.
Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Phạm Anh Kiệt (13)
số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét và kết
luận, hoàn thiện bài báo cáo.
Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Nguyễn Uyên Linh (14)
số liệu, vẽ biểu đồ nhận xét và kết
luận, hoàn thiện bài báo cáo.
Trương Văn Thành Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Nguyễn (16) số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét và kết
luận.
Khảo sát, thu thập, thống kê, phân tích 100%
Lê Mã Siêu (29)
số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét và kết
luận, hoàn thiện bài báo cáo.

3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................1
Danh mục bảng biểu..................................................................................................5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI:
1. Bối cảnh nghiên cứu..............................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................8
3. Ý nghĩa nghiên cứu:..............................................................................................8
4. Nội dung nghiên cứu:............................................................................................8
PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Khái niệm:...........................................................................................................9
2. Nhận định ban đầu:.............................................................................................9
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp khảo sát:........................................................................................9
2. Thời gian khảo sát:..............................................................................................9
3. Đối tượng khảo sát:...........................................................................................10
4. Số lượng mẫu khảo sát:.....................................................................................10
5. Công cụ nghiên cứu:.........................................................................................10
6. Công cụ xử lí số liệu:........................................................................................11
7. Câu hỏi nghiên cứu:..........................................................................................11
PHẦN 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ GIẢI THÍCH:
1.Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát:.........................................................11
2. Mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên:....................................................13
3. Công việc làm thêm hiện tại của các sinh viên đang đi làm thêm. Những công
việc làm thêm được sinh viên đa số lựa chọn:.........................................................15
4. Thời gian dành cho công việc làm thêm và việc học:.........................................18
5. Lợi ích khi sinh viên đi làm thêm:.......................................................................25
6. Tác động của việc làm thêm lên việc học và sức khỏe:......................................31
7. Sinh viên nghĩ gì về việc đi làm thêm.................................................................40
PHẦN 5: CÂU HỎI THẢO LUẬN:

4
Câu hỏi thảo luận 1..................................................................................................43
Câu hỏi thảo luận 2..................................................................................................43
Câu hỏi thảo luận 3..................................................................................................44
PHẦN 6: KẾT LUẬN:
1. Về đề tài:...........................................................................................................45
2. Về thuận lợi trong quá trình thực hiện:.............................................................45
a) Về đề tài:........................................................................................................45
b) Đối với nhóm tác giả:.....................................................................................45
3. Về khó khăn trong quá trình thực hiện:.............................................................45
a) Về đề tài:........................................................................................................45
b) Đối với nhóm tác giả:.....................................................................................46
4. Về hạn chế của đề tài:.......................................................................................46
5. Tài liệu tham khảo, bảng khảo sát, danh sách sinh viên được khảo sát:...........46
a) TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................46
b) BẢNG KHẢO SÁT.......................................................................................46
c) DANH SÁCH THÔNG TIN CÁC SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT:.56

5
Danh mục bảng biểu
1. Các bảng sử dụng:
Bảng 1. Số lượng sinh viên năm nhất làm thêm và không đi làm thêm
Bảng 2. Mục đích chủ yếu trong việc đi làm thêm của sinh viên
Bảng 3. Lý do chủ yếu trong việc không đi làm thêm của sinh viên
Bảng 4. Công việc làm thêm hiện tại của các sinh viên đi làm thêm.
Bảng 5. Những công việc được các sinh viên không làm thêm lựa chọn
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện thời gian dành cho việc đi làm thêm mỗi ngày.
Bảng 7. Các đại lượng thống kê mô tả về thời gian dành cho công việc làm thêm
của sinh viên
Bảng 8. Thời gian dành cho việc học của các sinh viên đi làm thêm.
Bảng 9. Ý kiến của sinh viên về việc cần thêm thời gian cho việc học.
Bảng 10. Thời gian dành cho việc học của các sinh viên không đi làm thêm
Bảng 11. Các đại lượng thống kê mô tả về thời gian dành cho việc học của sinh
viên không đi làm thêm.
Bảng 12. Những công việc mà sinh viên không làm thêm thường làm khi có thời
gian rảnh.
Bảng 13. Thu nhập hằng tháng của sinh viên đi làm thêm.
Bảng 14. Mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của sinh viên.
Bảng 15. Các kỹ năng mà sinh viên đi làm thêm rèn luyện được.
Bảng 16. Đánh giá của sinh viên đã và đang đi làm thêm về việc đi làm thêm có
ảnh hưởng đến việc học.
Bảng 17. Đánh giá của sinh viên không đi làm thêm về việc đi làm thêm có ảnh
hưởng đến việc học
Bảng 18. Bảng tần số các môn học mà các sinh viên đi làm thêm học ngoài kiến ở
trường.

6
Bảng 19. Bảng tần số thể hiện mức độ các sinh viên đi làm thêm về việc cân bằng
được thời gian giữa đi học và đi làm thêm.
Bảng 20. Bảng tần số thể hiện mức độ các sinh viên không đi làm thêm về việc cân
bằng được thời gian giữa đi học và đi làm thêm.
Bảng 21. Bảng tần số thể hiện ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến sức khỏe sinh
viên.
Bảng 22. Bảng tần số thể hiện mức độ áp lực của sinh viên năm nhất khi vừa học
vừa làm.
Bảng 23. Bảng tần số thể hiện những mặt áp lực của sinh viên năm nhất khi vừa
học vừa làm.
Bảng 24. Bảng tần số thể hiện thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày của sinh
viên đi làm thêm.
Bảng 25. Mức độ hài lòng với công việc.
Bảng 26. Mức độ đồng tình với ý kiến “Làm thêm ảnh hưởng nhiều tới việc học”
của sinh viên không đi làm thêm.
Bảng 27. Độ sẵn lòng đi làm thêm của sinh viên hiện tại không đi làm thêm.
2. Các hình sử dụng:
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát
Hình 2. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm
tham gia khảo sát
Hình 3. Biểu đồ thể hiện mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên
Hình 4. Biểu đồ thể hiện lý do chủ yếu việc không đi làm thêm của sinh viên.
Hình 5. Biểu đồ thể hiện những công việc hiện tại của các sinh viên đi làm thêm.
Hình 6. Biểu đồ thể hiện những công việc được các sinh viên không đi làm thêm
lựa chọn.
Hình 7. Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho công việc làm thêm của sinh viên.
Hình 8. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thời gian dành cho việc học của các sinh viên đi làm
thêm.

7
Hình 9. Biểu độ thể hiện tỉ lệ các ý kiến của sinh viên về việc cần thêm thời gian
cho việc học.
Hình 10. Biểu độ thể hiện thời gian dành cho việc học của các sinh viên không đi
làm thêm.
Hình 11. Những công việc mà sinh viên không làm thêm thường làm khi có thời
gian rảnh.
Hình 12. Biểu đồ thể hiện thu nhập hàng tháng của sinh viên đi làm thêm.
Hình 13. Biểu đồ thể hiện mức lương theo giờ của sinh viên chọn làm thêm nhân
viên phục vụ
Hình 14. Biểu đồ thể hiện mức lương theo giờ của sinh viên chọn làm thêm gia sư
Hình 15. Mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của sinh viên
Hình 16. Các kỹ năng mà sinh viên đi làm thêm rèn luyện được
Hình 17. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên năm nhất về sự ảnh hưởng của
việc đi làm thêm đến việc học tập.
Hình 18. Biểu đồ thể hiện các loại môn học mà sinh viên làm thêm học ngoài kiến
thức ở trường
Hình 19. Biểu đồ thể hiện các đánh giá của sinh viên đi làm thêm về việc cân bằng
thời gian giữa việc học và làm thêm.
Hình 20. Biểu đồ thể hiện các đánh giá của sinh viên không đi làm thêm về việc
cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm
Hình 21. Biểu đồ thể hiện đánh giá về việc liệu đi làm thêm ảnh hưởng đến sức
khỏe của sinh viên.
Hình 22. Biểu đồ thể hiện các mức độ áp lực của sinh viên khi vừa học vừa làm.
Hình 23. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ những mặt áp lực khi vừa học vừa làm của sinh
viên năm nhất.
Hình 24. Biểu đồ thể hiện thời gian nghỉ ngơi, thư giản mỗi ngày của sinh viên đi
làm đêm.
Hình 25. Biểu đồ thể hiện độ sẵn lòng đi làm thêm của các sinh viên hiện tại
không đi làm thêm.

8
9
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh nghiên cứu.
Trong thời đại xã hội 4.0, “việc làm” luôn luôn là một vấn đề nóng bỏng, gắn chặt
với đời sống, sinh hoạt cũng như suy nghĩ của hầu hết tất cả mọi người. “Làm
thêm” hay thường được gọi với cái tên là “part-time job” có lẽ là một chủ đề không
hề xa lạ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên ngay khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Mỗi người với mỗi mục đích đi làm thêm khác nhau như là: kiếm
thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thực tế, va chạm cọ xát...
Tuy nhiên, dù là mục đích nào, khi quyết định cân nhắc đến việc đi làm thêm, các
bạn sinh viên cũng nên xem xét kỹ lưỡng vì “làm thêm” có thể là một con dao hai
lưỡi (có những mặt tích cực và tiêu cực). Đặc biệt, là đối với những bạn sinh viên
năm nhất khi vừa bước vào cánh cửa Đại học.
Với mong muốn nghiên cứu rõ hơn vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề
đi làm thêm đối với sinh viên năm nhất hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu.


 Đưa ra cái nhìn tổng quát về những vấn đề của sinh viên khi đi làm thêm trong
quá trình khảo sát.
 Chỉ ra những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc đi làm thêm đến đời
sống và học tập, giúp sinh viên có những quyết định và định hướng đúng đắn.
 Đưa ra kết luận và giải pháp cần thiết giúp nâng cao nhận thức, cải thiện những
mặt hạn chế của sinh viên khi đi làm thêm.

3. Ý nghĩa nghiên cứu:

 Nắm bắt những suy nghĩ, thái độ, đánh giá của sinh viên năm nhất đối với việc
đi làm thêm – một vấn đề thực tế và gần gũi trong xã hội ngày nay.
 Ứng dụng những kiến thức và kĩ năng đã học cùng các công cụ hỗ trợ xử lí số
liệu vào thực tiễn nghiên cứu đề tài nhóm.

4. Nội dung nghiên cứu:


Tìm hiểu tỉ lệ sinh viên có đi làm thêm và những công việc làm thêm phổ biến
hiện tại được lựa chọn của các bạn sinh viên năm nhất ở TP.Hồ Chí Minh.

10
Thời gian sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm dành cho việc
làm thêm, việc học, thư giãn nghỉ ngơi... mỗi ngày.
Mục đích đi làm thêm của sinh viên, thu nhập trung bình của họ từ việc đi làm
thêm hàng tháng và mục đích sử dụng.
Lợi ích từ việc đi làm thêm, sự hài lòng đối với công việc hiện tại. Tác động của
việc đi làm thêm đến việc học tập và sức khỏe.

PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Khái niệm:
 LÀM THÊM LÀ GÌ?
- Làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính
chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định
bên cạnh một công việc chính thức.
- Làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là “việc làm part time” hay còn gọi
là bán thời gian. Các công việc làm thêm, bán thời gian, part time thường kéo dài
trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của
mỗi công việc.
2. Nhận định ban đầu:
- Sinh viên chỉ nên đi làm thêm khi không làm ảnh hưởng đến việc học
- Làm thêm giúp tăng thêm thu nhập, các mối quan hệ, khả năng giao tiếp và chịu
áp lực.
- Bên cạnh những lợi ích mà làm thêm mang lại còn có không ít những tác hại: dễ
bị lừa, có nguy cơ làm trái ngành sau khi ra trường,...

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Phương pháp khảo sát:
 Chọn vấn đề để nghiên cứu
 Lập ra những câu hỏi khảo sát về vấn đề đó
 Thiết kế câu hỏi trên Google form
 Gửi form khảo sát qua tin cho các sinh viên thông qua các trang mạng xã
hội: facebook, zalo, instagram…
 Sử dụng Google form, SPSS, Excel để thống kê, thu thập dữ liệu và tiến
hành làm bài báo cáo
2. Thời gian khảo sát:

11
Công tác Thời gian

1. Xác định vấn đề nghiên cứu 26.05.2021

2. Tìm hiểu những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu 26.05.2021

3. Soạn thảo, lên danh sách những thông tin cần có và soạn 26.05.2021
ra những câu hỏi, hoàn chỉnh bảng câu hỏi

4. Tiến hành khảo sát và hoàn thành khảo sát 27.05.2021

5. Hoàn thành khảo sát 27.05.2021

6. Thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu 27..05.2021

7. Phân tích, kiểm tra, thống kê bằng phần mềm máy tính 27.05.2021-
kết hợp thủ công (tự tính toán) 29.05.2021

8. Soạn thảo, lập nên các bảng biểu dựa trên dữ liệu đã 27.05.2021-
được xử lí 29.05.2021

9. Tiến hành viết báo cáo 29.05.2021-


09.06.2021

10.Nộp báo cáo 10.06.2021

3. Đối tượng khảo sát:


Sinh viên năm nhất ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Số lượng mẫu khảo sát:
 Khảo sát tổng cộng 131 sinh viên
 Có 2 phiếu khảo sát không hợp lệ
 Chọn mẫu 129 sinh viên tiến hành phân tích( trong đó chia làm 2
nhóm, 1 nhóm 78 là sinh viên có công việc làm thêm, nhóm còn lại
gồm 51 sinh viên không đi làm thêm)
5. Công cụ nghiên cứu:
 Những tài liệu tham khảo được giáo viên bộ môn gửi hỗ trợ trên LMS.

12
 Google biểu mẫu để khảo sát trực tuyến.
 Phần mềm excel, SPSS để thống kê, phân tích, xử lí số liệu.
 Phần mềm word để soạn thảo câu hỏi, viết bài báo cáo.
 Một số trang web và bài tham khảo là nguồn thông tin thứ cấp.
6. Công cụ xử lí số liệu:
 Máy tính cầm tay
 Phần mềm SPSS
7. Câu hỏi nghiên cứu:
a) Liệu rằng đi làm thêm có tác động xấu đến học tập và sức khỏe của
sinh viên?
b) Đi làm thêm liệu có phải luôn ảnh hưởng xấu và là điều không tốt, mà
sinh viên không nên làm? Sinh viên có nên đi làm thêm?
c) Sinh viên nên làm gì để không trở thành những người “tham công tiếc
việc” và chỉ thấy lợi trước mắt mà bỏ bên việc học đại học hiện tại?

PHẦN 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ GIẢI THÍCH


1.Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát:
Kết quả khảo sát được xây dựng dựa trên câu trả lời của sinh viên năm thứ nhất tại
các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mẫu lấy được
là 129. Kết quả khảo sát về đặc điểm của đối tượng được trình bày dưới đây:
1.1. Giới tính:
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát

13
Tỷ lệ nam nữ

1%

Nam Nữ
44%
55% Khác

NHẬN XÉT:
 Trong tổng số 129 đối tượng khảo sát có 57 đối tượng là nữ chiếm 44% tổng
số, trong khi đó, có 71 đối tượng là nam chiếm 55% và 1 bạn giới tính khác.

1.2. Số lượng sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm:


Kết quả của số lượng sinh viên năm nhất lựa chọn việc đi làm thêm và không đi
làm thêm được trình bày trong bảng và hình dưới đây:

Bảng 1. Số lượng sinh viên năm nhất làm thêm và không đi làm thêm

Sinh viên Tần số Tần suất phần trăm

Đi làm thêm 78 60.47%

Không đi làm thêm 51 39.53%

Total 129 100.00%

Hình 2. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm
tham gia khảo sát

14
Tần số
90

80
78
70

60

50
51
40

30

20

10

0
Đi làm thêm Không đi làm thêm

NHẬN XÉT:
 Từ biểu đồ có thể thấy rằng phần lớn sinh viên khi vừa bước vào năm nhất
Đại học chọn việc đi làm thêm. Có 78 sinh viên trên tổng số sinh viên được
khảo sát đang đi làm thêm và 51 sinh viên trên tổng số sinh viên được khảo
sát không đi làm thêm

2. Mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên:


2.1. Tại sao sinh viên đi làm thêm?
Khảo sát về mục đích đi làm thêm của sinh viên được lấy từ kết quả của câu hỏi
“Sinh viên quyết định đi làm thêm với mục đích gì?”. Kết quả khảo sát được
trình bày trong Bảng và Hình dưới đây:
Bảng 2. Mục đích chủ yếu trong việc đi làm thêm của sinh viên

Các câu trả lời


Mục đích Phần trăm có
Phần trăm (%) trong các câu
Số lượng
(Tần suất phần trả lời (%)
(Tần số)
trăm)
Tích lũy thêm kinh nghiệm,
48 29.09 61.54
kĩ năng
Muốn có trải nghiệm 47 28.48 60.26
Kiếm thêm thu nhập 53 32.12 67.95
Thích đi làm thêm 16 9.70 20.51

15
Mở rộng mối quan hệ 1 0.61 1.28
Total 165 100.00 211.54

Hình 3. Biểu đồ thể hiện mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên

Mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên

Tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng


10%1%
29% Muốn có trải nghiệm
Kiếm thêm thu nhập
32% Thích đi làm thêm
Mở rộng mối quan hệ

28%

NHẬN XÉT:
 Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên năm nhất (32.12%) đi làm thêm chủ yếu
để kiếm thêm thu nhập, tiếp theo là để tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng
(29.09%), kế đến có thêm trải nghiệm (28.48%) và một số do thích đi làm
thêm (9.70%). Chỉ có 1 sinh viên (0.61%) đi làm thêm để mở rộng mối quan
hệ.

2.2. Tại sao sinh viên không đi làm thêm?


Khảo sát về nguyên nhân không đi làm thêm của sinh viên được lấy từ kết quả của
câu hỏi “Tại sao sinh viên không lựa chọn việc đi làm thêm?”. Kết quả khảo sát
được trình bày trong Bảng và Hình dưới đây:

Bảng 3. Lý do chủ yếu trong việc không đi làm thêm của sinh viên

Các câu trả lời


Lý do Phần trăm có trong
Phần trăm (%)
Số lượng các câu trả lời (%)
(Tần suất phần
(Tần số)
trăm)
Dành thời gian cho việc 27 50.00 52.94

16
học và phát triển bản thân
Gia đình không cho 10 18.52 19.61
Chưa tìm được việc phù
3 5.56 5.88
hợp
Tốn thời gian 3 5.56 5.88
Chưa sắp xếp được thời
5 9.26 9.80
gian
Không thích làm thêm 4 7.41 7.84
Khác 2 3.70 3.92

Total 54 100.00 105.87

Lý do chủ yếu trong việc không đi làm thêm của sinh viên

Dành thời gian cho việc học và


phát triển bản thân
4%
7%
Gia định không cho
9%
Chưa tìm được việc phù hợp
6%
50%
6% Tốn thời gian

Chưa sắp xếp được thời gian


19%
Không thích làm thêm

Khác

Hình 4. Biểu đồ thể hiện lý do chủ yếu việc không đi làm thêm của sinh viên.
NHẬN XÉT:
 Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên năm nhất (chiếm 50%) không đi làm
thêm chủ yếu vì muốn dành thời gian cho việc học và phát triển bản thân,
tiếp theo là vì chưa sắp xếp được thời gian (chiếm 9.26%) hay sinh viên cảm
thấy việc làm thêm làm tốn thời gian của họ (chiếm 5.56%) và gia đình

17
không cho phép (chiếm 18.52%). Bên cạnh đó còn có các lí do: chưa tìm
được công việc phù hợp (chiếm 5.56%) và không thích đi làm thêm (chiếm
7.41%).

3. Công việc làm thêm hiện tại của các sinh viên đang đi làm thêm. Những
công việc làm thêm được sinh viên đa số lựa chọn:
3.1. Đối với sinh viên đi làm thêm:
Khảo sát thu được kết quả về các công việc làm thêm hiện tại của các sinh viên đi
làm thêm được trình bày dưới đây:

Bảng 4. Công việc làm thêm hiện tại của các sinh viên đi làm thêm.

Công việc Tần số Tần suất phần trăm


Gia sư 15 19.23%
Nhân viên phục vụ 33 42.31%
Mẫu ảnh 1 1.28%
Bán hàng online 3 3.85%
Shipper 1 1.28%
Thực tập sinh trong các công ty 4 5.13%
Khác 21 26.92%
Total 78 100.00%

Hình 5. Biểu đồ thể hiện những công việc hiện tại của các sinh viên đi làm
thêm.

18
Công việc hiện tại của các sinh viên đi làm thêm

Gia sư
19% Nhân viên phục vụ
27%
Mẫu ảnh
Bán hàng online
Shipper
5%
1% Thực tập sinh trong các công ty
4%
1% 42% Khác

NHẬN XÉT:
 Dựa trên các dữ liệu trên, mục nhân viên phục vụ bao gồm cả nhân viên ở
nhà hàng, nhân viên quán nước…, mục công việc khác gồm các công việc
có thể đúng với chuyên ngành hoặc khác chuyên ngành của sinh viên, phù
hợp với đối tượng là sinh viên.
 Kết quả thu được cho thấy phần lớn các sinh viên làm nhân viên phục vụ
(42.31%), kế đến là các công việc khác (các công việc không được liệt kê
trên) (26.92%) và gia sư (19.23%).

3.2. Đối với sinh viên không đi làm thêm:


Khảo sát thu được kết quả về các công việc mà đa số được sinh viên không làm
thêm quyết định sẽ lựa chọn được trình bày dưới đây:
Bảng 5. Những công việc được các sinh viên không làm thêm lựa chọn
Công việc Tần số Tần suất phần trăm
Gia sư 11 21.57%
Nhân viên phục vụ 13 25.49%
Mẫu ảnh 3 5.88%
Shipper 1 1.96%

19
Thực tập sinh trong các công ty 18 35.29%
Khác 5 9.81%
Total 51 100.00%

Hình 6. Biểu đồ thể hiện những công việc được các sinh viên không đi làm thêm
lựa chọn.

Những công việc được sinh viên không đi làm thêm lựa chọn

Gia sư
10%
22% Nhân viên phục vụ
Mẫu ảnh

35% Shipper

25% Thực tập sinh trong các công


ty
2%6%
Khác

NHẬN XÉT:
 Trong đó, mục nhân viên phục vụ bao gồm cả nhân viên ở nhà hàng, nhân
viên quán nước… mục công việc khác gồm các công việc có thể đúng với
chuyên ngành học khác chuyên ngành của sinh viên, phù hợp với đối tượng
là sinh viên.
 Kết quả cho thấy đa số sinh viên không làm thêm sẽ chọn thực tập sinh trong
các công ty là công việc của mình để làm thêm (35.29%). Kế đến là nhân
viên phục vụ (25.49%) và gia sư (21.57%)

4. Thời gian dành cho công việc làm thêm và việc học:
4.1. Đối với sinh viên:
4.1.1. Thời gian sinh viên dành cho công việc làm thêm:
Khảo sát thu được kết quả thời gian mà sinh viên đi làm thêm dành cho công việc
làm thêm của họ được trình bày dưới đây:
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện thời gian dành cho việc đi làm thêm mỗi ngày.

20
Thời gian dành cho
việc làm thêm (tiếng/ Tần số Tuần suất Tấn suất phần
ngày) trăm (%)

1 5 0.064 6.4

2 10 0.128 12.8

3 16 0.205 20.5

4 29 0.372 37.2

5 12 0.154 15.4

6 3 0.038 3.8

8 3 0.038 3.8

Total 78 1.000 100.0

Các đại lượng thống kê mô tả về thời gian dành cho công việc làm thêm của
sinh viên được thể hiện ở bảng 7 dưới đây: (Bảng 7)

Trung bình 3.73

Trung vị 4

Mode 4

Phương sai 2.17

Độ lệch chuẩn 1.47

Giá trị lớn nhất 8

Giá trị nhỏ nhất 1

Khoảng biến thiên 7

Độ trải giữa 1

21
Hình 7. Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho công việc làm thêm của sinh viên.

1 tiếng/ ngày
4% 4% 6%
13% 2 tiếng/ ngày
15%
3 tiếng/ ngày
4 tiếng/ ngày
5 tiếng/ ngày
21%
6 tiếng/ ngày

37% 8 tiếng/ ngày

NHẬN XÉT:
 Dựa trên kết quả khảo sát các sinh viên năm nhất, có thể thấy rằng sinh viên
đa số dành ra từ 1-8 tiếng/ngày để đi làm thêm, không có ai vượt quá 8
tiếng.
 Có 37.2% trên tổng số sinh viên đi làm thêm được khảo sát dành thời gian 4
tiếng/ngày cho việc làm thêm. Chỉ có 3.8% dành 6 tiếng/ngày cũng như 8
tiếng/ngày cho việc làm thêm.

4.1.2. Thời gian sinh viên dành cho việc học:


Từ kết quả khảo sát, thời gian mà mà các sinh viên đi làm thêm dành cho việc học
được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 8. Thời gian dành cho việc học của các sinh viên đi làm thêm:
Thời gian dành cho Tần suất phần
việc (tiếng/ ngày) Tần số Tần suất
trăm (%)
1 2 0.026 2.6
2 14 0.179 17.9
3 12 0.154 15.4
4 17 0.218 21.8
5 12 0.154 15.4
6 6 0.077 7.7

22
7 4 0.051 5.1
8 7 0.090 9.0
9 3 0.038 3.8
11 1 0.013 1.3
Total 78 1.000 100.0

Hình 8. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thời gian dành cho việc học của các sinh viên đi
làm thêm.

THỜI GIAN LOẠI VIỆC TỔNG


HỌC TẬP ĐI LÀM
≤ 8 tiếng/ ngày 74 78 152
>8 tiếng/ ngày 4 0 4
TỔNG 78 78 156

NHẬN XÉT:
 Dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát, thời gian mà sinh viên dành cho việc học
tập cũng như làm them là từ 1 tiếng/ngày đến 8 tiếng/ngày. Chỉ có 3 sinh
viên dành 9 tiếng/ngày và 1 sinh viên dành 11 tiếng/ngày cho việc học.

* Ý kiến của sinh viên về thời gian cần thêm cho việc học:

23
Kết quả cho câu hỏi khảo sát “Khi đi làm thêm, bạn có nghĩ mình cần thêm thời
gian cho việc học không?” được thể hiện qua bảng và hình vẽ dưới đây:
Bảng 9. Ý kiến của sinh viên về việc cần thêm thời gian cho việc học:

Ý kiến sinh viên về việc cần Tần số Tấn suất Tấn suất phần
thêm thời gian cho việc học trăm (%)

Hoàn toàn không 2 0.026 2.6


Không 5 0.064 6.4
Bình thường 29 0.372 37.2
Có 25 0.320 32.0
Hoàn toàn có 17 0.218 21.8
Total 78 1.000 100.0

Hình 9. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các ý kiến của sinh viên về việc cần thêm thời gian
cho việc học.

24
NHẬN XÉT:
 Số sinh viên thể hiện ý kiến hoàn toàn không cần và không cần thêm thời
gian cho việc học có 7 sinh viên (chiếm 9% trên tổng số sinh viên làm thêm
được khảo sát). Phần lớn sinh viên cần thêm thời gian cho việc học có 42
sinh viên (chiếm 53.8%). Bên cạnh đó, 29 sinh viên (chiếm 37.2%) thể hiện
thái độ bình thường với vấn đề này.

4.2 Đối với sinh viên không đi làm thêm:


4.2.1. Thời gian dành cho việc học:
Từ kết quả khảo sát các sinh viên không đi làm thêm, thời gian của họ dành cho
việc học thu thập được được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 10: Thời gian dành cho việc học của các sinh viên không đi làm thêm.
Thời gian cho việc Tần suất
Tần số Tần suất
học (tiếng/ ngày) phần trăm (%)
1 0 0.000 0.0
2 5 0.098 9.8
3 6 0.118 11.8
4 4 0.078 7.8
5 12 0.235 23.5
6 9 0.176 17.6
7 3 0.059 5.9
8 11 0.216 21.6
9 1 0.020 2.0
Total 51 1.000 100.0

Các đại lượng thống kê mô tả về thời gian dành cho việc học của sinh viên
không đi làm thêm được thể hiện ở bảng dưới đây: (Bảng 11)

Trung bình 5.41

Trung vị 5

Mode 5

Phương sai 4.00

25
Độ lệch chuẩn 2.00

Giá trị lớn nhất 9

Giá trị nhỏ nhất 2

Khoảng biến thiên 7

Độ trải giữa 3

Hình 10: Biểu độ thể hiện thời gian dành cho việc học của các sinh viên không
đi làm thêm.

Thời gian dành cho việc học của các sinh viên không đi làm thêm

2% 10% 2 tiếng/ ngày


22% 3 tiếng/ ngày
12%
4 tiếng/ ngày
5 tiếng/ ngày
6% 8%
6 tiếng/ ngày
7 tiếng/ ngày
18% 8 tiếng/ ngày
24%
9 tiếng/ ngày

NHẬN XÉT:
 Dựa theo kết quả khảo sát, không có sinh viên nào dành ra 1 tiếng/ ngày hay
ít hơn để học.
 Hầu hết, sinh viên dành 5 tiếng/ngày (chiếm 23.5%) hoặc 8 tiếng/ngày
(chiếm 21.6%) cho việc học. Ngoài ra, chỉ có 1 sinh viên (chiếm 2% trên
tổng số sinh viên không đi làm thêm) dành 9 tiếng/ngày cho việc học.
 Qua kết quả cho thấy, các bạn sinh viên vẫn luôn nhận thức được tầm quan
trọng của việc học.

26
4.2.2. Sinh viên không đi làm thêm có dành thời gian rảnh của mình một cách
có ích?
Kết quả khảo sát thu được từ 51 các câu trả lời của sinh viên không đi làm thêm
đối với câu hỏi “Bạn dành thời gian rảnh của mình cho việc gì?” được trình bày
dưới đây:

Bảng 12. Những công việc mà sinh viên không làm thêm thường làm khi có thời
gian rảnh.

Tần suất phần


Dành thời gian rảnh Tần suất phần
Tần số trăm có trong các
cho việc trăm (%)
câu trả lời (%)
Học những thứ cần thiết
25 18.1 49.0
sau này (ielts, tin học...)
Mạng xã hội (ig, fb,
36 26.1 70.6
telegram....)
Thể thao điện tử 10 7.2 19.6
Giải trí (xem phim, nghe
37 26.8 72.5
nhạc…)
Chăm sóc sức khỏe
17 12.3 33.3
(gym, spa, thể thao...)
Học năng khiếu (đàn,
9 6.5 17.6
nhảy, hát...)
Không làm gì cả 4 2.9 7.8

Total 138 100.0% 270.4%

27
Hình 11. Những công việc mà sinh viên không làm thêm thường làm khi có thời
gian rảnh.

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Học những thứ cần thiết sau này ( ielts, tin học…) Mạng xã hội
Thể thao điện tử Giải trí ( xem phim, nghe nhạc…)
Chăm sóc sức khỏe ( gym, spa, thể thao) Học năng khiếu( đàn, nhảy, hát…)
Không làm gì cả

NHẬN XÉT:
 Dựa vào những dữ liệu trên, đa số sinh viên không đi làm thêm dành thời
gian rảnh của mình cho việc giải trí (xem phim, nghe nhạc…), chiếm 26.8%
trên tổng số sinh viên không đi làm thêm được khảo sát. Theo sau đó, dành
cho mạng xã hội chiếm 26.1%; dành cho học những thứ cần thiết (ietls, tin
học...) chiếm 18.1%. Và số sinh viên hoàn toàn không làm gì cả trong thời
gian rảnh chỉ chiếm 2.9%.

5. Lợi ích khi sinh viên đi làm thêm:


5.1 Thu nhập sinh viên có được hằng tháng từ việc làm thêm:
5.1.1. Thu nhập hàng tháng của sinh viên từ việc làm thêm:
Khảo sát các sinh viên đi làm thêm, dữ liệu về thu nhập hàng tháng của họ được
trình bày dưới đây:

28
Bảng 13. Thu nhập hằng tháng của sinh viên đi làm thêm.

Khoảng thu nhập Tần suất


Tần số Tần suất
(đơn vị: đồng) phần trăm (%)
< 1.000.000 6 0.08 8
1.000.000 – 2.000.000 27 0.35 35
2.000.000 – 3.000.000 22 0.28 28
3.000.000 – 4.000.000 12 0.15 15
4.000.000 – 5.000.000 6 0.08 8
> 5.000.000 5 0.06 6
Tổng 78 0.00 100

Hình 12: Biểu đồ thể hiện thu nhập hàng tháng của sinh viên đi làm thêm.

tần số
30

25

20

15

10

< 1.000.000 1.000.000 – 2.000.000 2.000.000 – 3.000.000


3.000.000 – 4.000.000 4.000.000 – 5.000.000 > 5.000.000

NHẬN XÉT:
 Phần lớn các sinh viên đi làm thêm được khảo sát có mức lương hằng tháng
từ 1 triệu đến 4 triệu đồng, chiếm đến 78% tổng số sinh viên được khảo sát.

29
SINH VIÊN CHỌN CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN PHỤC VỤ:

MỨC LƯƠNG THEO GIỜ CỦA SINH VIÊN (NGHÌN ĐỒNG)


15 15 16 16 16 18 18 18 18 18 18
20 20 20 20 20 20 21 21 21 21 22
22 23 23 23 25 25 25 25 25 30 30
 Trung vị: 20.000
 Giá trị nhỏ nhất 15.000
 Tứ phân vị thứ nhất: 18.000
 Tứ phân vị thứ ba: 23.000
 Giá trị lớn nhất: 30.000

Hình 13. Biểu đồ thể hiện mức lương theo giờ của sinh viên chọn làm thêm
nhân viên phục vụ

SINH VIÊN CHỌN CÔNG VIỆC GIA SƯ:

MỨC LƯƠNG THEO GIỜ CỦA SINH VIÊN (NGHÌN ĐỒNG)


33 35 36 37 38
40 40 40 50 50

30
67 80 90 100 100
 Trung vị: 40.000
 Giá trị nhỏ nhất: 33.000
 Tứ phân vị thứ nhất: 37.000
 Tứ phân vị thứ ba: 80.000
 Giá trị lớn nhất: 100.000
Hình 14. Biểu đồ thể hiện mức lương theo giờ của sinh viên làm thêm gia sư

*Ở đây, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về sự chênh lệch mức lương theo giờ
giữa 2 công việc làm thêm được đa số các bạn sinh viên năm nhất lựa chọn là
nhân viên phục vụ và gia sư.
NHẬN XÉT:
 Trong số sinh viên đi làm thêm tham gia khảo sát, đa phần sinh viên lựa
chọn công việc làm thêm là nhân viên phục vụ chiếm 33/78 và gia sư chiếm
15/78. Số liệu thống kê thu thập cho thấy rằng: có sự chênh lệnh giữa
mức lương của các sinh viên làm thêm giữa hai công việc: nhân viên phục
vụ có mức lương theo giờ thấp hơn rất nhiều so với gia sư.
 Theo dõi số liệu, trong số sinh viên được khảo sát, ta thấy không một sinh
viên nào làm nhân viên phục vụ có mức lương theo giờ trên 30.000 VND và
không một sinh viên nào làm gia sư có mức lương theo giờ dưới 30.000
VND.
5.1.2. Mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của sinh viên:

31
Kết quả có được từ cuộc khảo sát về mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của
sinh viên cho thấy những dữ liệu sau đây:
Bảng 14. Mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của sinh viên

Các câu trả lời


Phần trăm có trong
Mục đích sử dụng Tần suất các câu trả lời (%)
Tần số phần trăm (%)
Sinh hoạt hằng ngày 54 34.40 69.23

Mua sắm 39 24.84 50.00


Học tập 33 21.02 42.31

Giải trí 27 17.20 34.62

Tiết kiệm 2 1.27 2.56


Chi tiêu cá nhân 2 1.27 2.56
Tổng 157 0.00 201.28

Hình 15. Mục đích sử dụng thu nhập từ đi làm thêm của sinh viên

1%
1%
17% Sinh hoạt hằng ngày
34% Mua sắm

Học tập

21% Giải trí

Tiết kiệm
25%
Chi tiêu cá nhân

NHẬN XÉT:
 Đa số sinh viên đi làm thêm được khảo sát sử dụng tiền lương vào mục đích
sinh hoạt hằng ngày là chính. Các mục đích phổ biến khác là mua sắm, học

32
tập và giải trí. Còn lại một bộ phận nhỏ để dành tiết kiệm hoặc dùng cho chi
tiêu cá nhân. Có thể thấy thu nhập từ việc đi làm thêm đóng một vai trò rất
quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của sinh viên.

5.2 Sinh viên tích lũy được từ việc đi làm thêm:


Những dữ liệu sau đây có được từ kết quả của câu hỏi khảo sát “Theo bạn thì đi
làm thêm sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ năng gì?”:
Bảng 15. Các kỹ năng mà sinh viên đi làm thêm rèn luyện được

Các câu trả lời


Phần trăm có
Các kỹ năng rèn luyện được Tần suất trong các
Tần số câu trả lời (%)
phần trăm(%)

Kỹ năng giao tiếp 74 29.13 94.87

Tinh thần trách nhiệm 66 25.98 84.62

Cân đối thời gian 61 24.02 78.21

Chịu được áp lực công việc 51 20.08 65.38

Tính kiên nhẫn 1 0.39 1.28

Không có kỹ năng nào 1 0.39 1.28

Tổng 0 0.00 0

Hình 16. Các kỹ năng mà sinh viên đi làm thêm rèn luyện được

33
0%
0%
20%
29% Kỹ năng giao tiếp
Tinh thần trách nhiệm
Cân đối thời gian
Chịu được áp lực công việc
24% Tính kiên nhẫn
Không tích lũy được gì
26%

NHẬN XÉT:
 Phần lớn sinh viên đi làm thêm đều rèn luyện được những kỹ năng phổ biến
như: kỹ năng giao tiếp (94.87% số người được khảo sát), tinh thần trách
nhiệm (84.62%) và cân đối thời gian (78.21%). Hơn một nửa số người được
khảo sát cho biết họ chịu được áp lực công việc. Và chỉ có 1 người cho biết
công việc hiện tại chưa giúp ích cho bản thân họ.
 Qua phân tích trên có thể thấy, việc đi làm thêm thường mang đến nhiều cơ
hội cho sinh viên trau dồi kỹ năng hơn.

6. Tác động của việc làm thêm lên việc học và sức khỏe:
6.1. Việc học:
6.1.1 Mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm lên việc học:
Khảo sát các sinh viên làm thêm, kết quả thu được từ câu hỏi “Theo bạn việc đi
làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn không?” được thể hiện dưới
bảng sau:

Bảng 16. Đánh giá của sinh viên đã và đang đi làm thêm về việc đi làm thêm có
ảnh hưởng đến việc học
Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

34
Hoàn toàn không ảnh hưởng 8 0.1026 10.26%
Không ảnh hưởng 14 0.1795 17.95%
Bình thường 32 0.4102 41.02%
Ảnh hưởng 16 0.2051 20.51%
Hoàn toàn ảnh hưởng 8 0.1026 10.26%
Tổng 78 1.0000 100.00%

NHẬN XÉT:
 Thông qua thống kê từ khảo sát thì số sinh viên đã và đang đi làm thêm cảm
thấy việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học ở mức bình thường là cao nhất.
Bên cạnh đó có 20.51% sinh viên thấy ảnh hưởng và 17.95% sinh viên thấy
đi làm thêm không ảnh hưởng gì đến việc học. Chiếm tỉ lệ ít nhất là hai mức
độ hoàn toàn không ảnh hưởng và hoàn toàn ảnh hưởng đều bằng 10.26%.

Bảng 17. Đánh giá của sinh viên không đi làm thêm về việc đi làm thêm có ảnh
hưởng đến việc học
Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không ảnh hưởng 1 0.0196 1.96%
Không ảnh hưởng 7 0.1373 13.73%
Bình thường 29 0.5686 56.86%
Ảnh hưởng 11 0.2157 21.57%
Hoàn toàn ảnh hưởng 3 0.0588 5.88%
Tổng 51 1.0000 100.00%

NHẬN XÉT:
 Từ các số liệu trên ta có thể thấy phần lớn các sinh viên không đi làm thêm
cảm thấy việc đi làm thêm ngoài giờ học là bình thường chiếm 56.86%,
21.57% sinh viên cảm thấy làm thêm ảnh hưởng việc học của họ, tỉ lệ số
sinh viên nhận thấy không ảnh hưởng và hoàn toàn ảnh hưởng lần lượt là
13.73% và 5.88%, chỉ có 1.96% sinh viên thấy đi làm thêm hoàn toàn không
ảnh hưởng đến việc học.

35
Hình 17. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên năm nhất về sự ảnh hưởng
của việc đi làm thêm đến việc học tập.
60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00% Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Bình Thường Ảnh hưởng
Đi làm thêm Không đi làm Hoàn
thêmtoàn ảnh hưởng

6.1.2. Sinh viên đi làm thêm dành có thời gian để trau dồi thêm cho bản thân?
Dựa trên kết quả khảo sát các sinh viên ta thu thập được các dữ liệu sau đây:
Bảng 18. Bảng tần số các môn học mà các sinh viên đi làm thêm học ngoài kiến
ở trường.
Môn học Tần số Tần suất Tần suất Phần trăm có trong
phần trăm các câu trả lời (%)
Ngôn ngữ 50 0.5154 51.54% 64.10%
Kỹ năng sống 19 0.1959 19.59% 24.36%
Thể thao 19 0.1959 19.59% 24.36%
Âm nhạc 7 0.0722 7.22% 8.97%
Không học thêm môn nào 2 0.0206 2.06% 2.56%
Tổng 97 1.0000 100.00% 124.35%

Hình 18. Biểu đồ thể hiện các loại môn học mà sinh viên làm thêm học ngoài
kiến thức ở trường

36
Các môn học khác ngoài kiến thức ở trường của sinh viên

7% 2% Ngôn ngữ

Kỹ năng sống
20%
Thể thao
52%
Âm nhạc

20% Không học thêm môn


nào

NHẬN XÉT:
 Số sinh viên học thêm Ngôn ngữ ngoài giờ lên lớp là đông nhất với 50 sinh
viên, kế tiếp là 2 môn Kỹ năng sống và Thể thao với số lượt bình chọn bằng
nhau là 19 sinh viên. Môn học được lựa chọn ít nhất là Âm nhạc với 7 sinh
viên và chỉ 2 sinh viên không học thêm môn nào ngoài các môn ở trường.

6.1.3. Vấn đề cân bằng thời gian học và làm của sinh viên:
Đánh giá, ý kiến của sinh viên về việc cân bằng được thời gian giữa đi học và làm
thêm của sinh viên có được từ cuộc khảo sát được thể hiện dưới đây:
Bảng 19. Bảng tần số thể hiện mức độ các sinh viên đi làm thêm về việc cân
bằng được thời gian giữa đi học và đi làm thêm.

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Hoàn toàn không tốt 1 0.013 1.3%

Không tốt 8 0.103 10.3%

Bình thường 35 0.449 44.9%

Tốt 23 0.295 29.5%

37
Rất tốt 11 0.141 14.1%

Tổng 78 1.000 100.0%

Hình 19. Biểu đồ thể hiện các đánh giá của sinh viên đi làm thêm về việc cân
bằng thời gian giữa việc học và làm thêm.

NHẬN XÉT:
 Số sinh viên cân bằng được thời gian giữa việc học và làm thêm ở mức bình
thường và tốt là cao nhất chiếm đến 74.4%. Chỉ có số ít các sinh viên còn
cảm thấy mình không cân bằng tốt giữa 2 việc chiếm khoảng 11.6%.
Bảng 20. Bảng tần số thể hiện mức độ các sinh viên không đi làm thêm về việc
cân bằng được thời gian giữa đi học và đi làm thêm.
Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không 1 0.020 2.0%
thể
Không thể 9 0.176 17.6%
Có thể 31 0.608 60.8%
Hoàn toàn có thể 10 0.196 19.6%
Total 51 1.000 100.0%

38
Hình 20. Biểu đồ thể hiện các đánh giá của sinh viên không đi làm thêm về việc
cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm
70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

Hoàn toàn không thể Không thể Có thể Hoàn toàn có thể
0%

NHẬN XÉT:
 Như số liệu ở trên ta thấy đối với cảm bạn không đi làm thêm, họ cũng cảm
thấy rằng nếu đi làm thêm mình có thể và hoàn toàn có thể cân bằng giữa
việc học và làm chiếm 80.4%.

6.2. Sức khỏe:


6.2.1. Mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến sức khỏe của sinh viên:
Kết quả khảo sát thu được từ câu hỏi khảo sát: “Bạn có nghĩ đi làm thêm ảnh
hưởng đến sức khỏe của bạn không?” được thể hiện dưới bảng dưới đây:

Bảng 21. Bảng tần số thể hiện ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến sức khỏe
sinh viên.
Ảnh hưởng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Có ảnh hưởng 44 0.564 56.4%


Không ảnh hưởng 34 0.436 43.6%
TỔNG CỘNG: 78 1.000 100.0%

39
Hình 21. Biểu đồ thể hiện đánh giá về việc liệu đi làm thêm ảnh hưởng đến sức
khỏe của sinh viên.

44%
56%

CÓ KHÔNG

NHẬN XÉT:
 Từ kết quả khảo sát 78 sinh viên năm nhất đi làm thêm ta nhận thấy rằng
56.4% tổng số sinh viên cảm thấy đi làm thêm có ảnh hưởng đến sức khỏe
của họ và 43.6% còn lại cảm thấy có thể cân bằng nên đi làm thêm không
gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

6.2.2. Áp lực của sinh viên khi vừa học vừa làm:
Kết quả thu được từ các câu trả lời của sinh viên đi làm thêm đối với câu hỏi “Bạn
có cảm thấy áp lực khi vừa học, vừa làm không?” được trình bày dưới đây:
Bảng 22. Bảng tần số thể hiện mức độ áp lực của sinh viên năm nhất khi vừa
học vừa làm.

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm


Không áp lực 3 0.039 3.9%
Bình thường 38 0.487 48.7%
Áp lực một ít 26 0.333 33.3%
Áp lực 10 0.128 12.8%

40
Rất áp lực 1 0.013 1.3%
TỔNG CỘNG: 78 1.000 100.0%

Hình 22. Biểu đồ thể hiện các mức độ áp lực của sinh viên khi vừa học vừa làm.

Biểu đồ thể hiện các mức độ áp lực của sinh viên năm nhất khi vừa
học vừa làm

Không áp lực
1%4%
13%
Bình thường

Áp lực ít

49% Áp lực
33%
Rất áp lực

NHẬN XÉT:
 Qua khảo sát chúng ta cũng nhận thấy rằng các bạn sinh viên năm nhất khi
vừa học vừa làm có những áp lực với những mức độ khác nhau. Nhưng phần
lớn là các bạn cảm thấy bình thường (chiếm 48.7%) hoặc chỉ áp lực một ít
(chiếm 33.3%).

*Những áp lực mà sinh viên hay gặp phải khi vừa học vừa làm:
Khảo sát sinh viên với câu hỏi “Bạn cảm thấy có những mặt áp lực nào khi vừa
học vừa làm?”, kết quả thu được như sau:
Bảng 23. Bảng tần số thể hiện những mặt áp lực của sinh viên năm nhất khi
vừa học vừa làm.

Áp lực Tần số Tần suất Tần suất Tần suất phần


phần trăm trăm có trong
các câu trả lời
Về học tập 29 0.264 26.4% 37.2%

41
Về thời gian 63 0.573 57.3% 80.8%
Về công việc 13 0.118 11.8% 16.7%
Không áp lực gì 2 0.018 1.8% 2.6%
Khác 3 0.027 2.7% 3.9%
TỔNG CỘNG: 110 1.000 100% 141.2%

Hình 23. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ những mặt áp lực khi vừa học vừa làm của sinh
viên năm nhất.
100.00%

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00% 80.80%

30.00%

20.00% 37.20%

10.00% 16.70%

0.00% 2.60% 3.90%


Về học tập Về thời gian Về công việc Không áp lực Khác

NHẬN XÉT:
 Khi vừa học vừa đi làm thêm sinh viên năm nhất phải đối mặt với nhiều áp
lực như: về học tập, về thời gian, về công việc, về thành tích hoặc về gia
đình,...
 Kết quả thu được cho thấy hầu hết các bạn sinh viên thường gặp phải những
áp lực về mặt thời gian chiếm đến 80.8%, tiếp đến là những áp lực về học
tập chiếm 37.2% và rất ít sinh viên không phải chịu bất cứ áp lực nào (chiếm
2.6%).

6.2.3 Thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày của sinh viên đi làm thêm:
Dựa vào số liệu khảo sát, kết quả thu được về thời gian nghỉ ngơi, thư giản của
sinh viên đi làm thêm như sau:

42
Bảng 24. Bảng tần số thể hiện thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày của sinh
viên đi làm thêm.

Thời gian Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

1 tiếng/ngày 2 0.026 2.6%

2 tiếng/ngày 12 0.154 15.4%

3 tiếng/ngày 20 0.256 25.6%

4 tiếng/ngày 17 0.218 21.8%

5 tiếng/ngày 7 0.09 9.0%

6 tiếng/ngày 4 0.051 5.1%

7 tiếng/ngày 1 0.013 1.3%

8 tiếng/ngày 5 0.064 6.4%

Trên 8 tiếng/ngày 10 0.128 12.8%

TỔNG CỘNG: 78 1.000 100.0%

Hình 24. Biểu đồ thể hiện thời gian nghỉ ngơi, thư giản mỗi ngày của sinh viên
đi làm thêm.

43
1 tiếng/ ngày
13% 3%
15% 2 tiếng/ ngày
6% 3 tiếng/ ngày
1% 4 tiếng/ ngày
5%
5 tiếng/ ngày

9% 6 tiếng/ ngày
26%
7 tiếng/ ngày
8 tiếng/ ngày
22%
>8 tiếng/ngày

NHẬN XÉT:
 Ở câu hỏi này chúng tôi muốn tìm hiểu về thời gian các bạn sinh viên năm
nhất dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày khi vừa học vừa đi làm
thêm.
 Đa số các bạn thường dành từ 3-4 tiếng/ngày cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Ngoài ra, có đến 18% các bạn sinh viên chỉ có 1-2 tiếng/ngày để nghỉ ngơi,
thư giãn, đây là khoảng thời gian khá ít do đó có thể gây ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe của họ. Ngược lại, có 12.8% các bạn sinh viên dành trên 8
tiếng/ngày cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.

7. Sinh viên nghĩ gì về việc đi làm thêm


7.1 Mức độ hài lòng với công việc của sinh viên đi làm thêm.
Khảo sát các sinh viên đi làm thêm về mức độ hài long của họ đối với công việc
làm thêm hiện tại, số liệu thu thập được thể hiện dưới đây:
Bảng 25. Mức độ hài lòng với công việc
Tần suất
Mức độ hài lòng Tần số Tần suất
phần trăm (%)
Hoàn toàn không hài lòng 0 0.00 0

Không hài lòng 3 0.04 4


Bình thường 14 0.18 18

44
Hài lòng 39 0.50 50
Hoàn toàn hài lòng 22 0.28 28

Tổng 0 0.060.00 100

NHẬN XÉT:
 78% sinh viên đi làm thêm được khảo sát cho biết họ hài lòng với công việc
hiện tại của họ. Điều này chứng tỏ, sinh viên hiện nay đã có tìm hiểu khá rõ
ràng về công việc mà mình sẽ làm thêm để đưa ra quyết định chọn nghề phù
hợp với bản thân.
7.2 Sinh viên không đi làm thêm nghĩ gì về việc đi làm thêm:
Dưới đây là những dữ liệu thu thập được từ ý kiến của sinh viên không đi làm
thêm đối với câu hỏi “Bạn có đồng tình với ý kiến “làm thêm ảnh hưởng nhiều
tới việc học”?”
Bảng 26. Mức độ đồng tình với ý kiến “Làm thêm ảnh hưởng nhiều tới việc
học” của sinh viên không đi làm thêm.
Tần suất
Mức độ đồng ý Tần số Tần suất phần
trăm(%)
Hoàn toàn không đồng ý 1 0.02 1.96
Không đồng ý 7 0.14 13.73
Bình thường 29 0.57 56.86
Đồng ý 11 0.22 21.57
Hoàn toàn đồng ý 3 0.06 5.88

Tổng 0 0.060.0000 0.00

NHẬN XÉT:
 Hơn một nửa số sinh viên đi làm thêm được khảo sát có thái độ bình thường
chiếm 56.86% và 21.57% số sinh viên đồng ý với ý kiến trên. Từ đó cho
thấy, đa số các bạn sinh viên không đi làm thêm vẫn ưu tiên việc học trên
hết.

45
Bảng dưới đây cho đấy độ sẵn lòng đi làm thêm của sinh viên hiện tại không
đi làm thêm được tổng kết sau cuộc khảo sát:
Bảng 27. Độ sẵn lòng đi làm thêm của sinh viên hiện tại không đi làm thêm
Tần suất
Mức độ sẵn lòng Tần số Tần suất
phần trăm(%)
Hoàn toàn không sẵn lòng 0 0 0
Không sẵn lòng 2 0.04 3.92
Bình thường 12 0.24 23.53
Sẵn lòng 24 0.47 47.06
Hoàn toàn sẵn lòng 13 0.25 25.49
Tổng 0 0.060.0000 0.00

Hình 25. Biểu đồ thể hiện độ sẵn lòng đi làm thêm của các sinh viên hiện tại
không đi làm thêm.

Độ sẵn lòng đi làm thêm của các sinh viên hiện tại không đi làm thêm
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%

Hoàn toàn không sẵn lòng Không sẵn lòng Bình thường
Sẵn lòng Hoàn toàn sẵn lòng

NHẬN XÉT:
 Phần lớn sinh viên không đi làm thêm (72.55%) vẫn sẵn lòng đi làm thêm
khi tìm được công việc thích hợp với bản thân hoặc cân đối được thời gian.

46
PHẦN 5: THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ:
Câu hỏi thảo luận 1: Liệu rằng đi làm thêm có tác động xấu đến học tập và sức
khỏe của sinh viên?
→ Qua kết quả khảo sát thu được từ 78 sinh viên năm nhất ở TP.HCM cho thấy
rằng, việc đi làm thêm ngoài giờ học được đánh giá ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến
việc học tập của họ nhưng phần lớn là ở mức độ bình thường.
Đối với những bạn đang đi làm thêm cảm thấy rằng việc đi làm thêm không ảnh
hưởng đến việc học tập có tỉ lệ cao hơn so với những bạn không đi làm thêm.
Từ đó, cho thấy khả năng cân bằng thời gian giữa học và làm của sinh viên đang đi
làm thêm có phần tốt hơn; mặc dù họ vẫn dành thời gian để học những kiến thức
ngoài khác như: ngôn ngữ, kĩ năng sống, thể thao....
Đồng thời, việc đi làm thêm phần lớn được đánh giá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
của sinh viên. Hầu hết họ cảm thấy ảnh hưởng ở mức bình thường hoặc áp lực một
ít với những áp lực về mặt thời gian là chủ yếu, tiếp đến là học tập.
Tuy nhiên, dù đi làm thêm hay không các bạn sinh viên vẫn nên dành thời gian hợp
lí cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày và cố gắng cân bằng thời gian giữa học và
làm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Câu hỏi thảo luận 2: Đi làm thêm liệu có phải luôn ảnh hưởng xấu và là điều
không tốt, mà sinh viên không nên làm? Sinh viên có nên đi làm thêm?
→ Kết quả khảo sát cho thấy mục đích của sinh viên khi đi làm thêm bao gồm:
thích đi làm thêm, muốn đi làm thêm để có trải nghiệm, để học thêm những kĩ
năng và kinh nghiệm, để kiếm thêm thu nhập và để mở rộng mối quan hệ. Trong
đó, sinh viên muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập chiếm phần tỉ lệ phần trăm nhiều
nhất, theo sau là tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và muốn được trải nghiệm.
Cũng dựa trên kết quả khảo sát, ta có thể thấy các ngành nghề mà sinh viên hay
chọn là gia sư, nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, mẫu ảnh, bán hàng online,
shipper, làm thực tập sinh trong một số công ty…Trong số các ngành nghề ấy, kết
quả cho ta thấy một sự trùng hợp giữa mong muốn chọn công việc làm thêm của
các sinh viên dù là đi làm thêm hay không đi làm thêm.
Vấn đề tiếp theo được bàn đến là thu nhập của sinh viên khi đi làm thêm: các sinh
viên đa phần kiếm được chủ yếu từ 1 – 2 triệu đồng/1 tháng, đứng ở vị trí thứ hai là

47
từ 2 – 3 triệu đồng/tháng, đứng vị trí thứ 3 là từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra,
cũng có sinh viên có thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ tháng thậm chí là trên 5 triệu
đồng/ tháng.
Đối với những sinh viên được khảo sát, tất cả đều dành ra thời gian hợp lí để đi
làm và học tập: từ 1-8 tiếng/ ngày. Đa số các sinh viên dành ra 1-4 tiếng một ngày
để làm thêm, rất ít sinh viên dành trên 5 tiếng/ ngày. Sinh viên cũng có thể dành
thời gian dành cho bản thân mình: học những môn học khác ngoài ở trường, thể
thao, giải trí, chăm sóc bản thân, năng khiếu…Chỉ có 9 sinh viên trên tổng số 78
sinh viên đi làm thêm nghĩ rằng mình không thể cân bằng thời gian giữa việc đi
làm thêm và việc học, số còn lại là bình thường, có thể và hoàn toàn có thể cân
bằng. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên còn tích lũy được cho mình
những: kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, khả năng cân đối thời gian, chịu
được áp lực công việc, tính kiên nhẫn…
Dựa trên những thông tin trên, việc làm thêm không như mọi người nghĩ lúc nào
cũng ảnh hưởng xấu. Nếu mỗi sinh viên vạch ra cho mình hoạch định, mục đích
chính xác khi đi làm thêm, thời khóa biểu cân bằng giữa việc học và việc làm thêm
hợp lí thì việc làm thêm mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích cả về vật chất và
tinh thần và tránh cho sinh viên gặp phải hiện tượng “chỉ thấy lợi trước mắt” mà bỏ
việc học. Sinh viên chỉ nên đi làm thêm khi bản thân xác định được mình cần gì,
mình có thể cân bằng tốt thời gian giữa học và làm để đảm bảo việc học và sức
khỏe.

Câu hỏi thảo luận 3: Sinh viên nên làm gì để không trở thành những người
“tham công tiếc việc” và chỉ thấy lợi trước mắt mà bỏ bên việc học đại học hiện
tại?
→ Như đã thảo luận ở trên, việc làm thêm không phải lúc nào cũng ảnh hưởng xấu
và để duy trì được điều đó sinh viên nên:
 Hoạch ra kế hoạch rõ ràng về mục đích đi làm thêm là gì.
 Hãy cân bằng thời gian học và làm, nên chú trọng thời gian học hơn vì nếu dành
quá nhiều thời gian cho công việc sinh viên sẽ cảm thấy rất áp lực và buông bỏ
việc học.
 Chọn cho mình một công việc phù hợp, hợp lí để tránh làm việc quá sức ảnh
hưởng đến sức khỏe cũng như học tập.

48
 Hãy nhớ rằng ông Einsten từng nói “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.
Điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”. Thế nên đừng bỏ bê
việc học mà chạy theo những công việc làm thêm. Hãy nhắc nhở bản thân ý thức
được việc gì mới là quan trọng hơn: Học hay làm thêm?
 Đừng làm việc quá sức.

PHẦN 6: KẾT LUẬN:


1. Về đề tài:
Bài khảo sát của chúng tôi với đề tài “Sinh viên có nên đi làm thêm?” đã đạt được
những mục tiêu sau:
 Tìm hiểu được về mục tiêu, thời gian của sinh viên cũng như những ảnh
hưởng tốt lẫn chưa tốt về mặt học tập và sức khỏe của việc làm thêm lên sinh
viên đạt 80%.
 Hoàn thành báo cáo theo tiêu chuẩn đạt 80%.
 Áp dụng những kiến thức đã học và các phần mềm chuyên dụng (word,
excel, SPSS) đạt 80%.
2. Về thuận lợi trong quá trình thực hiện:
a) Về đề tài:
Đề tài bàn về vấn đề làm thêm ở sinh viên là một đề tài quen thuộc, gần gũi
cùng với những kiến thức đã được học trong bộ môn thống kê nên rất thuận
lợi trong việc đưa ra những bảng câu hỏi để khảo sát sinh viên nhằm hiểu
hơn về những mặt tích cực cũng như hạn chế của công việc làm thêm.
b) Đối với nhóm tác giả:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể học thêm được cách làm việc
nhóm cùng nhau. Nhóm chúng tôi, mỗi người một thế mạnh riêng, cùng
nhau chia việc, tin tưởng giao việc, đoàn kết, làm việc cẩn thận tỉ mỉ để có
được dự án hoàn chỉnh này. Nhờ vào việc thực hiện dự án này, chúng tôi học
hỏi những kĩ năng thu thập dữ liệu, thông tin, xử lí và thống kê. Ngoài ra,
chúng tôi còn được học và tiếp cận những phần mềm chuyện dụng phục vụ
cho việc thống kê số liệu.
3. Về khó khăn trong quá trình thực hiện:
a) Về đề tài:

49
Trong quá trình thu thập thông tin, nhóm chúng tôi chỉ gặp một số vấn đề
với vài bài khảo sát của sinh viên. Còn lại, mọi vấn đề khác đều tốt và thuận
lợi.
b) Đối với nhóm tác giả:
Đối với dự án này, nhóm chúng tôi có hai điều khó khăn nhất. Một là, chúng
tôi phải làm việc trực tuyến, chỉ liên hệ và trao đổi với nhau qua những trang
mạng xã hội và google meet nên khó khăn trong việc trao đổi vấn đề liên
quan đến đề tài. Bên cạnh đó, mỗi người chúng tôi vẫn còn có mặt hạn chế
về kiến thức và kỹ năng trong việc thống kê số liệu và viết bài báo cáo nên
không thể tránh khỏi những sai sót.
1. Về hạn chế của đề tài:
Do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng vận dụng kiến
thức để làm bài báo cáo, chúng tôi vẫn còn chưa hoàn thành một cách tốt
nhất hay một cách hoàn hảo các dữ liệu thông tin thu thập được.
2. Tài liệu tham khảo, bảng khảo sát, danh sách sinh viên tham gia khảo
sát:
a) TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Sách giáo trình “ Thống kê trong kinh tế và kinh doanh”
 Các bài báo cáo mẫu.
b) BẢNG KHẢO SÁT
VỀ VẤN ĐỀ: "SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM ?"
A. DÀNH CHO SINH VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG ĐI LÀM THÊM
1. Giới tính:

 Nam (55%)
 Nữ (45%)
 Khác (0%)
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
 1 (100%)
 2 (0%)
 3 (0%)
 4 (0%)
3. Lí do bạn chọn đi làm thêm:

50
 Mình thích đi làm thêm
 Mình muốn kiếm thêm thu nhập
 Mình muốn có trải nghiệm
 Mình muốn tích lũy kinh nghiệm và kĩ năng
 Khác…

Các câu trả lời


Phần trăm có
Mục đích Phần trăm (%) trong các câu
Số lượng
(Tần suất phần trả lời (%)
(Tần số)
trăm)
Tích lũy thêm kinh nghiệm, kĩ
48 29.09 61.54
năng
Muốn có trải nghiệm 47 28.48 60.26
Kiếm thêm thu nhập 53 32.12 67.95
Thích đi làm thêm 16 9.70 20.51
Mở rộng mối quan hệ 1 0.61 1.28
Tổng 165 100 211.54

4. Thời gian bạn dành cho những việc sau:


Đơn vị: tiếng/ngày
1 2 3 4 5 6 7 8 > 8:...
tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng/ tiếng /
ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày
Đi làm
        
thêm
Cho việc
        
học
Nghỉ ngơi,
        
thư giãn

Đi làm thêm Việc học Nghỉ ngơi, thư giãn


Thời gian
Tần suất Tần suất Tần suất
(tiếng/ Tần Tần Tần
phần trăm phần trăm phần trăm
ngày) số số số
(%) (%) (%)
1 5 6.4 2 2.6
14 18.0
2 10 12.8 14 17.9

51
3 16 20.5 12 15.4
37 47.4
4 29 37.2 17 21.8
5 12 15.4 12 15.4
11 14.1
6 3 3.8 6 7.7
7 0 0 4 5.1
6 7.7
8 3 3.8 7 9.0
>8 0 0 4 5.1 10 12.8
Tổng 0 1000 0 100 0 100

Lưu ý thêm: Trong đó, khảo sát riêng 4 bạn sinh viên đi làm thêm mà chọn đáp án
“ >8 tiếng/ ngày” thì có 0 bạn dành trên 8 tiếng/ ngày cho việc làm thêm. Còn đối
với việc học, có 3 bạn dành 9 tiếng/ ngày và 1 bạn dành 11 tiếng/ ngày.
5. Công việc làm thêm hiện tại của bạn?
Gia sư (19.23%)
Bán hàng online (3.85%)
Nhân viên phục vụ (42.31%)
Shipper (1.28%)
Thực tập sinh trong những công ty (5.13%)
Mẫu ảnh (1.28%)
Khác (26.92%)

6. Theo bạn thì làm thêm có giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và trao dồi
những kĩ năng?
 Có (99%)
 Không (1%)
7. Theo bạn thì làm thêm sẽ giúp bạn rèn luyện kĩ năng gì?
 Kỹ năng giao tiếp
 Tinh thần trách nhiệm
 Cân đối thời gian
 Làm việc dưới áp lực
 Khác…
Các câu trả lời Phần trăm có
Các kỹ năng rèn luyện được Tần suất trong các
Tần số
phần trăm(%) câu trả lời (%)

52
Kỹ năng giao tiếp 74 29.13 94.87
Tinh thần trách nhiệm 66 25.98 84.62
Cân đối thời gian 61 24.02 78.21
Chịu được áp lực công việc 51 20.08 65.38
Tính kiên nhẫn 1 0.39 1.28
Không có kỹ năng nào 1 0.39 1.28
Tổng 0 0 0

8. Bạn có hài lòng với công việc đang làm thêm không?
Các mức độ từ 1 đến 5 : hoàn toàn không hài lòng , không hài lòng, bình thường,
hài lòng , hoàn toàn hài lòng
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không hài Hoàn toàn hài
    
lòng lòng
0% 4% 18% 50% 28%

9. Thu nhập từ việc làm thêm của bạn là bao nhiêu?


Đơn vị: đồng
 <1.000.000 (8%)
 1.000.000-2.000.000 (35%)
 2.000.000-3.000.000 (28%)
 3.000.000-4.000.000 (15%)
 4.000.000-5.000.000 (8%)
 >5.000.000 (6%)
10. Mức lương theo giờ của bạn là bao nhiêu?..... ( câu hỏi dành cho sinh viên
làm công việc nhân viên phục vụ và gia sư)
11. Bạn thường hay dùng thu nhập vào việc gì?
 Mua sắm
 Học tập
 Giải trí
 Sinh hoạt hằng ngày
 Khác…
Mục đích sử dụng Các câu trả lời Phần trăm có
Tần số Tần suất trong các câu

53
phần trăm (%)
trả lời (%)
Sinh hoạt hằng ngày 54 34.40 69.23
Mua sắm 39 24.84 50.00
Học tập 33 21.02 42.31
Giải trí 27 17.20 34.62
Tiết kiệm 2 1.27 2.56
Chi tiêu cá nhân 2 1.27 2.56
Tổng 157 0 201.28

12. Bạn có cảm thấy áp lực khi vừa học vừa làm?
 Không áp lực (3.9%)
 Áp lực một ít (33.3%)
 Bình thường (48.7%)
 Áp lực (12.8%)
 Rất áp lực (1.3%)
13. Bạn cảm thấy những áp lực nào khi vừa học vừa làm?
 Áp lực học tập
 Áp lực thời gian
 Áp lực về công việc đang làm
 Khác…
Tần suất phần trăm
Tần suất
Áp lực Tần số Tần suất có trong các câu trả
phần trăm
lời
Về học tập 29 0.264 26.4% 37.2%
Về thời gian 63 0.573 57.3% 80.8%
Về công việc đang 13 0.118 11.8% 16.7%
làm
Không áp lực gì 2 0.018 1.8% 2.6%
Khác 3 0.027 2.7% 3.9%
Tổng 110 1.000 100% 141.2%

14. Theo bạn việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?
Các mức độ từ 1 đến 5: Hoàn toàn không ảnh hưởng, không ảnh hưởng, bình
thường, ảnh hưởng, hoàn toàn ảnh hưởng

54
1 2 3 4 5
Hoàn toàn      Hoàn toàn
không ảnh hưởng 10.26 41.02 ảnh hưởng
17.95% 20.51% 10.26%
% %

15. Bạn có nghĩ là làm thêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn không?
 Có (56.4%)
 Không (43.6%)
16. Khi đi làm thêm bạn có nghĩ mình cần thêm thời gian để học không?
Các mức độ từ 1 đến 5 : hoàn toàn không , không , bình thường , có , hoàn toàn có
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không      Hoàn toàn có
2.6% 6.4% 37.2% 32.0% 21.8%

17. Bạn có học thêm các môn khác ngoài kiến thức trên trường không?
 Ngôn ngữ
 Âm nhạc
 Thể thao
 Kỹ năng sống
 Khác…
Phần trăm có
Tần suất
Môn học Tần số Tần suất trong các câu trả
phần trăm
lời (%)
Ngôn ngữ 50 0.5154 51.54% 64.10%
Kỹ năng sống 19 0.1959 19.59% 24.36%
Thể thao 19 0.1959 19.59% 24.36%
Âm nhạc 7 0.0722 7.22% 8.97%
Không học thêm môn 2 0.0206 2.06% 2.56%
nào
Tổng 97 1.0000 100.00% 124.35%

18. Nếu được khuyên thì bạn có khuyên sinh viên nên đi làm thêm không?
 Có (83.3%)

55
 Không (16.7%)

19. Bạn cảm thấy mình có cân bằng được thời gian giữa đi học và làm thêm
không?
Các mức độ từ 1 đến 5 : Hoàn toàn không tốt, Không tốt, Bình thường, Tốt, Rất
Tốt.
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không tốt      Rất tốt
1.3% 10.3% 44.9% 29.5% 14.1%

B. DÀNH CHO SINH VIÊN HIỆN KHÔNG ĐI LÀM THÊM


1. Bạn là sinh viên năm mấy?
 1 (100%)
 2 (0%)
 3 (0%)
 4 (0%)

2. Giới tính:
 Nam (55%)
 Nữ (43%)
 Khác (2%)

3. Thời gian học mỗi ngày của bạn là bao nhiêu?



1 tiếng/ ngày (0%)
2 tiếng/ ngày (9.8%)
3 tiếng/ ngày (11.8%)
4 tiếng/ ngày (7.8%)
5 tiếng/ ngày (23.5%)
6 tiếng/ ngày (17.6%)
7 tiếng/ ngày (5.9%)
8 tiếng/ ngày (21.6%)

56
Khác:….(2.0%)
Lưu ý thêm: Chỉ có 1 bạn sinh viên chọn đáp án “ khâc”. Khảo sát bạn sinh viên
đó, thu thập được: bạn ấy dành 9 tiếng cho việc học mỗi ngày.
4. Bạn dành thời gian rảnh cho việc nào?
 Học những thứ cần thiết sau này (ielts, tin học, ...)
 Mạng xã hội (ig, fb, telegram, ...)
 Thể thao điện tử
 Giải trí (xem phim, nghe nhạc, ...)
 Chăm sóc sức khỏe (gym, spa, thể thao, ...)
 Học năng khiếu (đàn, nhảy, hát, ...)
 Không làm gì cả

Tần suất phần


Tần suất
Dành thời gian rảnh Tần trăm có trong
phần trăm
cho việc số các câu trả lời
(%)
(%)
Học những thứ cần thiết sau này (ielts, tin
25 18.1 49.0
học...)
Mạng xã hội (ig, fb, telegram....) 36 26.1 70.6
Thể thao điện tử 10 7.2 19.6
Giải trí (xem phim, nghe nhạc…) 37 26.8 72.5
Chăm sóc sức khỏe (gym, spa, thể thao...) 17 12.3 33.3
Học năng khiếu (đàn, nhảy, hát...) 9 6.5 17.6
Không làm gì cả 4 2.9 7.8
Tổng 138 100.0% 270.4%

5. Lí do bạn không đi làm thêm?


 Không thích
 Gia đình không cho
 Tốn thời gian
 Dành thời gian cho việc học và phát triển bản thân
 Khác…
Lý do Các câu trả lời Phần trăm có
Số lượng Phần trăm (%) trong các câu trả
(Tần số) (Tần suất phần lời (%)

57
trăm)
Dành thời gian cho việc
27 50.00 52.94
học và phát triển bản thân
Gia đình không cho 10 18.52 19.61
Chưa tìm được việc phù
3 5.56 5.88
hợp
Tốn thời gian 3 5.56 5.88
Chưa sắp xếp được thời
5 9.26 9.80
gian
Không thích làm thêm 4 7.41 7.84
Khác 2 3.70 3.92
Tổng 54 100 105.87

6. Thu nhập hàng tháng của cá nhân (trợ cấp của gia đình)?
Đơn vị: đồng
 < 1.000.000 (19.6%)
 1.000.000-2.000.000 (15.7%)
 2.000.000-3.000.000 (33.3%)
 3.000.000-4.000.000 (13.7%)
 4.000.000-5.000.000 (9.8%)
 > 5.000.000 (7.9%)
7. Bạn có đồng tình với ý kiến: "Làm thêm ảnh hưởng nhiều tới việc học."?
Các mức độ từ 1 đến 5: Hoàn toàn không, không đồng ý, bình thường, đồng ý,
hoàn toàn đồng ý.
1 2 3 4 5
     Hoàn toàn
Hoàn toàn không
56.86 đồng ý
1.96% 13.73% 21.57% 5.88%
%

8. Bạn có nghĩ rằng mình thật đúng đắn khi không đi làm thêm?
Các mức độ từ 1 đến 5: Hoàn toàn không, không đồng ý, bình thường, đồng ý,
hoàn toàn đồng ý.
Hoàn toàn không 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng

58
    
ý
9.8% 15.7% 49% 21.6% 3.9%

9. Độ sẵn lòng của bạn để đi làm thêm?


Các mức độ từ 1 đến 5: Hoàn toàn không, không đồng ý, bình thường, đồng ý,
hoàn toàn đồng ý.
1 2 3 4 5
     Hoàn toàn
Hoàn toàn không
47.06 25.49 đồng ý
0% 3.92% 23.53%
% %

10. Nếu đi làm thêm bạn nghĩ bản thân có thể cân bằng giữa việc học và việc
làm?
Các mức độ từ 1 đến 4 : Hoàn toàn không thể, không thể, có thể, hoàn toàn có thể.
1 2 3 4
Hoàn toàn có
Hoàn toàn không thể    
thể
2.0% 17.6% 60.8% 19.6%

11. Nếu đi làm thêm bạn sẽ chọn công việc nào?



Gia sư (21.57%)
Nhân viên phục vụ (25.49%)
Shipper (1.96%)
Thực tập sinh trong những công ty (35.29%)
Mẫu ảnh (5.88%)
Khác (9.81%)

12. Lượng thời gian hợp lí nhất bạn sẽ dùng cho việc làm thêm là:
Đơn vị : tiếng / ngày
 1 (0%)
 2 (17.6%)
 3 (21.6%)
 4 (41.2%)

59
 5 (9.8%)
 6 (7.8%)
 7 (0%)
 8 (2.0%)
c) DANH SÁCH THÔNG TIN CÁC SINH VIÊN THAM GIA KHẢO
SÁT:
(Danh sách được đính kèm dưới đây)

A. DANH SÁCH SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM:


SINH
GIỚI
STT HỌ TÊN ĐỊA CHỈ MAIL TRƯỜNG VIÊN
TÍNH
NĂM
1 Đặng Yến Vy vydang079@gmail.com Đại học Sài Gòn Nữ 1
2 Phan Thúy An 20124167@student.hcmute.edu.vn Đh Sư phạm Kĩ Thuật Nữ 1
3 Võ Vi Quân viquan0416@gmail.com Đại học Ngoại thương cơ sở 2 tại TPHCM Nữ 1
4 Thái Vinh Hiển kocoten1408@gmail.com TDTU Nam 1
5 Mai Phương Uyên uyenm220@gmail.con Cao đẳng Kinh Tế TP.HCM Nữ 1
6 Dương Đình Thi 20146050@student.hcmus.edu.vn Đại học Tự Nhiên Nam 1
7 Lê Quỳnh Như l.quynhnhu2002@gmail.com ĐH TÔN ĐỨC THẮNG Nữ 1
8 Trương Ngọc Anh anh2333@gmail.com UEH Nữ 1
9 Nguyễn Lâm Ngọc Trinh ngoctrinhnguyen0505@gmail.com Ueh Nữ 1
10 Đoàn Võ Diệu Linh dieulinhcv1718@gmail.com ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh Nữ 1
11 Hoàng Quốc Duy duy.hoang5302@gmail.com ĐH Bách Khoa Nam 1
12 Từ Trung Đạt tutrungdat1812@gmail.com ĐH MỞ Nam 1
13 Nguyễn Phương Việt awdssdfgviethufi@gmail.com HUFI Nam 1
14 Lê Lý Tiểu Quỳnh tieuquynhcute@gmail.com Đại học sư phạm Nữ 1
15 Nguyễn Ngọc Thiên Thanh thienthanh774@gmail.com UEH Nữ 1
16 Lưu Thuận Tiến luuthuantien537@gmail.com Đại học Sài Gòn Nam 1
17 Nguyễn Minh Nhựt thpthv.nguyenminhnhut@gmail.com Kinh Tế HCM Nam 1
18 Lại Đồng Tâm laidongtam07@gmail.com Sự phạm kĩ thuật Nam 1
19 Lương Tuấn Phát phatpro977@gmail.com FPT Nam 1
20 NGUYỄN THÀNH NAM thanhnamnguyen2k2@gmail.com Trường Đại học Tôn Đức Thắng Nam 1
21 Nguyễn Vĩnh Ngọc anhngoc000112@gmail.com ĐH Mở TPHCM Nam 1
22 Huỳnh Nguyễn Nam Sơn namsonhuynhnguyen1@gmail.com Trường Giao thông vận tải TP.HCM Nam 1
23 Trần Xuân Chiến tranxuanchien1672002@gmail.com Đại Học Tôn Đức Thắng Nam 1
24 Hoàng Văn Huy huyqb2016@gmail.com Tôn Đức Thắng Nam 1
25 Nguyễn Hoàng Hải Anh hai355827@gmail.com Đại học Giao Thông Vận Tải Nam 1
26 Lê Trần Thuỳ Linh linht3333@gmail.com UEH Nữ 1
27 Hồ Thị Diễm Hương hohuong8802@gmail.com UEH Nữ 1
28 Đặng Bá Đang bdptmb06@gmail.com Tôn Đức Thắng Nam 1
29 Hoàng Thị Ngọc Huyền Huyennii48@gmail.com Uel Nữ 1
30 Nguyễn Tấn Kiệt nguyentankiet456@gmail.com Đại học Sài Gòn Nam 1
31 Hứa Kiến Hưng hungbian147@gmail.com Đại học sư phạm kỹ thuật tphcm Nam 1

60
32 Lý Phúc Khánh lyphuckhanh11@gmail.com Trường đại học Nguyễn Tất Thành Nam 1
33 Nguyễn Huỳnh Đức 31201028913@student.isb.edu.vn UEH-ISB Nam 1
34 Phạm Văn Chí Thịnh pvct1311@gmail.com Tôn Đức Thắng Nam 1
35 Nguyễn Thị Giang giangkth3012@gmail.com UEH Nữ 1
36 Phùng Thị Thu Cúc phungthithucuc23052002@gmail.com Đại học Kinh tế - Luật Nữ 1
37 NGUYỄN VŨ TỐ TRÂN totran.nguyenvu@gmail.com ĐH KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nữ 1
38 Từ Thiên Kim thienkim16042001@gmail.com Đại học công nghệ tphcm Nữ 1
39 Nguyễn HoàngThiện tn410871@gmail.com Đại học Tôn Đức Thắng Nam 1
40 Nguyễn phan hoàng long hoanglong0932476902@gmail.com TDTU Nam 1
41 Lê Quân leequan2210@gmail.com ĐH Luật HCM Nam 1
42 Lê Quốc An lequocan610@gmail.com ĐH Khoa học Tự nhiên Nam 1
43 Trần Tuấn Dũng trantuandung0344@gmail.com Huflit Nam 1
44 Võ Hồ Nam honamlxz@gmail.com Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Nam 1
45 Bùi Cao Kim Long paulmarykimlong@gmail.com Đại học Khoa Học Tự Nhiên (HCMUS) Nam 1
46 Đỗ Thuỵ Tuyết Nga tuyetnga0710@gmail.com UEH Nữ 1
47 Nguyễn Ngọc Huy ngochuynguyen24@gmail.com Đại học Bách khoa TPHCM Nam 1
48 Phạm đức dũng dungthanhtuan123@gmail.com ĐH Văn Lang Nam 1
49 Nguyễn Minh Đức n.minhduc002@gmail.com ĐH Kiến Trúc TP. Hồ CHÍ Minh Nam 1
50 Nguyễn Ngọc Khanh khanhnguyen.31201026477@st.ueh.edu.vn UEH Nữ 1
51 Hạ Quỳnh Nhi quynhnhi112002@gmail.com UEH Nữ 1
52 Nguyễn Trần Bửu Thạch nguyentranbuuthach2001@gmail.com Sư Phạm Kĩ Thuật TPHCM Nam 1
53 Hồ Việt Thịnh thinh001t@gmail.com Đại học Giao thông - Vận tải Nam 1
54 Trần Ngọc Phương Anh katanhph@gmail.com Trường Đại học Kinh tế TP HCM Nữ 1
55 Dương Thị Nhàn mimidore442@gmail.com KHXH & NV Nữ 1
56 Hồ Thị Thanh Nhàn hothithanhnhan12122002@gmail.com đh KHXH&NV Nữ 1
57 Tân Tịnh Nghi nghitan1989@gmail.com ĐH Đông Á Nữ 1
58 Nguyễn Thanh Mai maipo317@gmail.com ĐH Bách Khoa TPHCM Nữ 1
59 Mai Hà Phương Uyên annauyen2@gmail.com ĐH Sư phạm TP.HCM Nữ 1
60 Nghiêm Đình Khánh kanhdinh349@gmail.com SPKT Nam 1
61 Ngô Minh Duy minhduylxz@gmail.com Đại học Bách khoa Nam 1
62 Huy Nguyễn gyyfe52@gmail.com Khtn Nam 1
63 Lâm Hoài Thư lamhoaithu2002kt@gmail.com Đại học Sài Gòn Nữ 1
64 Nguyễn Lê Phượng Hằng 2056210012@hcmussh.edu.vn Truong Dai hoc Khoa hoc Xa hoi va Nhan van Nữ 1
65 Trương Thế Điền thuongshhs123@gmail.com Đại học SPKT tp. HCM Nam 1
66 Hoàng Trọng Minh trongminh1410@gmail.com ufm Nam 1
67 Nguyễn Ngọc Lan Anh vanesa.nguyen0602@gmail.com Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Nữ 1
68 Nguyễn Văn Tài ngungaos@gmail.com Đh bách khoa tphcm Nam 1
69 Cấn Thị Quỳnh quynhh.ct@gmail.com BUH Nữ 1
70 Đặng Thị Thu Hòa thuhoa123stkt@gmail.com Đại học y dược TP HCM Nữ 1
71 Đỗ Đức Hậu haudd20@uef.edu.vn ĐH Kinh Tế- Tài Chính Nam 1
72 Trần Huỳnh Quỳnh Trang tranquynhtrang0706@gmail.com Trường Đại học Kinh tế Luật Nữ 1
73 Nguyễn Xuân Tuấn Kiệt KAIDERVN1133@GMAIL.COM UIT Nam 1
74 Mai Thị Thu Nghĩa maithithunghia1@gmail.com Đại học Quốc Tế Hồng Bàng Nữ 1
75 Tăng Ngọc Anh Thư tangngocanhthu@gmail.com ĐH Hoa Sen Nữ 1

61
76 Nguyễn Hoàng Minh Anh manhngghoangg@gmail.com Hutech Nữ 1
77 Dương Chí Khang khang.duongchi@gmail.com Đại học FPT HCM Nam 1
78 Nguyễn Đăng Khoa Khoanguyen06102002@gmail.com Đại học kiến trúc Nam 1

B. DANH SÁCH SINH VIÊN KHÔNG ĐI LÀM THÊM:


SIN
ST H GIỚI
HỌ TÊN ĐỊA CHỈ MAIL TRƯỜNG
T VIÊN TÍNH
NĂM
1 Trương Tuấn Tú 1 tutruong555@gmail.com VLU Nam

2 Phan Thùy Vy 1 phanthuyvy160602@gmail.com Đại học Luật TP.HCM Nữ

3 Lê Võ Gia Hân 1 levogiahan24@gmail.com Đại học Sư Phạm TPHCM Nữ

4 Trần Yến Phương 1 phuongtran.31201022603@st.ueh.edu.vn UEH Nữ

5 Đỗ Hoàng Ngọc Minh 1 dohoangngocminh2002@gmail.com ĐH KHXHNV TPHCM Nữ

6 Nguyễn Thanh Đăng 1 dangm1709@gmail.com Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Nam

7 Huỳnh Minh Khải 1 minhkhai050602@gmail.com UEH Nam

8 Nguyễn Thị Ngọc Thương 1 kiwinguyen02@gmail.com ĐH Kinh tế TpHCM UEH Nữ

9 Lã Đặng Ngân Hà 1 ldnganha16@gmail.com Trường Đại học Ngoại Ngữ và Tin Học Nữ

10 Hoàng Thu Trang 1 tranghoang.31201024463@st.ueh.edu.vn Ueh Nữ

11 Hồ Minh Trí 1 minhtrizzzmmo@gmail.com UTE Nam

12 Hoàng Minh Nhựt 1 hoangnhut0207@gmail.com Đại Học Tôn Đức Thắng Nam

13 Phạm Thị Ngọc Trân 1 ngoctran1832002@gmail.com UEH Nữ

14 Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa 1 khoa.nguyen2601@hcmut.edu.vn Đh BK TPHCM Nam

15 Nguyễn Trần Kiến Thức 1 ntkienthuc@gmail.com Ueh Nam

16 Hà Vũ Khánh Vy 1 havukhanhvy22062002@gmail.com Đại học Kinh tế TP HCM Nữ

17 Trần Khánh Trúc 1 zoratran@gmail.com UEH Nữ

18 Trần Minh Thuận 1 12btranminhthuan@gmail.com Đại học Mở Nam

19 Lê Quang Kiên 1 kienchu412002@gmail.com UEH Nam

20 Trần Nguyễn Thành Công 1 thanhcongkid2002@gmail.com UEH Nam


Liêu Hoàng Dương Trường
21 1 lieutruongminh@gmail.com UEH Nam
Minh
22 Châu Thị Anh Thư 1 chauthulala701@gmail.com Đại học Kinh tế TP HCM Nữ

23 Huỳnh Trung Tín 1 Tinhuynh.31201023539@st.ueh.edu.vn UEH Nam


24 Lý Trung Hiếu 1 hieu.ly0986@hcmut.edu.vn Bách Khoa HCM Nam
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
25 Nguyễn Đoàn Trấn Giang 1 giangnguyen20021406@gmail.com Nam
TP.HCM
26 Lê Quang Huy 1 huy31032002@gmail.com Bách Khoa Nam
27 Nguyễn Mai Xuân Bách 1 bachxdn@gmail.com Đại học Tôn Đức Thắng Nam
28 Trần Lê Cẩm Tú 1 tranlecamtu2002@gmail.com Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TP.HCM Nữ
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
29 Kiều Phan Khánh Linh 1 2056210092@hcmussh.edu.vn Nữ
TP.HCM
30 Đỗ Tường Phương Uyên 1 uyen19122002@yahoo.com Đại học Kinh Tế TPHCM Nữ

62
31 Phạm Thanh Mai 1 mai.tp233@gmail.com Ueh Nữ
32 Võ Trọng Kim 1 votrongkim11@gmail.com UEL Nam

33 dao le hoang 1 daolehoanglxag@gmail.com DH Kinh Te HCM Nam


34 Hoàng Khải 1 Kadeeptry@gmail.com Rmit Nam
35 Trần Quang Hưng 1 denistran14@gmail.com Đh Kinh tế - Luật Nam
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật tp Hồ Chí
36 Trương Văn Cao Nguyên 1 fallengodsss1@gmail.com Nam
Minh
37 Nguyễn Trần Nguyệt Lam 1 ntnlam.y2020@medvnu.edu.vn Khoa Y ĐHQG - TP. HCM Nữ
38 Nguyễn Quỳnh Như 1 nguyenquynhnhu1014@gmail.com UEH Nữ
39 Đường Huỳnh Bảo Khang 1 sugarkhang02@gmail.com Đại học Bách khoa Nam
40 Nguyễn Thái Cang 1 thaicanglxz@gmail.com Đại Học SPKT Nam
41 Quách Lê Gia Huy 1 qlghuy2102@gmail.com Đại học Y Dược TPHCM Nam
42 Thái An Bình 1 thuysi2020@gmail.com Đại học Luật TP.HCM Nữ
43 Bùi Xuân Phước 1 xuanphuoc246@gmail.com Đại học Văn Lang Nam
44 TRẦN MINH QUANG 1 quang.trantnh69_k19@hcmut.edu.vn ĐH BÁCH KHOA TPHCM BÊ ĐÊ
45 Nguyễn Huỳnh Song Thư 1 songthu511@gmail.com Đại học Sài Gòn Nữ
46 Nguyễn Nhật Thành 1 laphoisme@gmail.com Đại học Kinh tế Tp.HCM Nam
namnguyen.31201021604@st.ueh.edu.v
47 Nguyễn Nhật Nam 1 UEH Nam
n
48 Phạm Nguyễn Quỳnh Chi 1 chipham.31201026006@st.ueh.edu.vn UEH Nữ
49 Đỗ Thị Anh Tuyền 1 dothianhtuyen9g.1617@gmail.com UEH Nữ
50 Trần Cao Mai Hiếu 1 tranhieu90515@gmail.com UEH Nữ
51 Võ Thanh Danh 1 thanhdanh2605@gmail.com Tôn Đức Thắng Nam

63

You might also like