You are on page 1of 4

CÁC NỘI DUNG CẦN CÓ KHI LẬP ĐỀ CƯƠNG

Học kỳ doanh nghiệp 2021

Biên soạn: TS. Nguyễn Kim Thảo

Lưu ý: Các bạn cần khai triển các nội dung đánh số #1 -> #5

ĐỀ CƯƠNG

Trang bìa (Hướng dẫn #6)

Lời cảm ơn và cam kết

Tóm lược

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục hình

Danh mục từ viết tắt

Phần mở đầu/Introduction (max 2-4 trang):


1. Giới thiệu công ty và bộ phận thực tập
2. Sự cần thiết của đề tài: câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi đề tài
4. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục khóa luận

Chương 1: Giới thiệu doanh nghiệp (max 8 trang)


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.2 Sản phẩm và thị trường

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (3-5 năm)

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

1.4 Định hướng phát triển

#1: hướng đi của đề tài, làm về marketing, nhân sự hay điều hành hoạt động. Từ đó làm cơ sở cho
phạm vi phân tích tình hình ở chương 2.
Chương 2: Phân tích tình hình /Situational analysis (15-20trang)
Hình thức 1: một vấn đề
2.1 Phân tích tình hình
2.1.1 Tình hình hoạt động …
Tùy thuộc vào hướng đề tài marketing/operations mà nội dung phân tích tình hình sẽ khác.

Lưu ý là cần có các con số để mô tả và phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một
hoạt động cụ thể. Phần cuối cùng của nội dung phân tích tình hình cần thảo luận được sự cần thiết
của đề tài nghiên cứu và bắt buộc phải có các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu cụ thể

#2: Nêu các đề mục cụ thể cho phần phân tích tình hình

Vd: marketing trực tuyến

2.1.1 Hoạt động marketing trực tuyến

2.1.1.1 website

2.1.1.2 facebook

2.1.1.3 KPIs

Vd: Tuyển dụng

2.1.1 Hoạt động tuyển dụng

2.1.1.1 Tình hình tuyển dụng

2.1.1.2 Quy trình tuyển dụng

2.1.1.3 Kết quả tuyển dụng (KPIs)

Ví dụ: Nếu là về đề tài hoàn thiện hoạt động thực hiện quy trình xuất khẩu

2.1.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu

2.1.1.1 Doanh thu xuất khẩu

2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo sản phẩm

2.1.1.3 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường

2.1.1.4 Cơ cấu xuất khẩu theo khách hàng/phương thức thanh toán/điều kiện giao hàng

2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu


2.1.3 Hiệu quả hoạt động thực hiện quy trình
Nêu các KPI, chỉ ra những khía cạnh mà thực hiện quy trình chưa đảm bảo được và thảo luận sự cần
thiết phải có đề tài này, từ đó nêu ra các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.1.4 Cơ sở lý thuyết

Cần cụ thể cho từng đề tài

Ví dụ: cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu qua các nền tảng số

#3: Nêu câu hỏi nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu (ghi cụ thể, bắt buộc có)
Ví dụ:

1. Những yếu tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu qua nền tảng số tại DN là gì và mức độ thực
hiện những yếu tố này tại DN là như thế nào?
2. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu qua nền tảng số của DN?

Mục tiêu nghiên cứu:


1. Xác định những yếu tố tác động đến … tại DN?
2. Đánh giá những yếu tố ….
3. Tìm hiểu những biện pháp có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động … của DN

2.2 Phương pháp và các bước thực hiện


Nêu các phương pháp để tìm được câu trả lời cho các câu hỏi đã đề ra ở trên.

Với mỗi phương pháp nghiên cứu, cần thảo luận:

- Khái niệm

#4 mục tiêu áp dụng phương pháp (tìm các thông tin gì, trả lời cho câu hỏi gì)

#5 Các bước thực hiện (đối tượng nghiên cứu, các công cụ thu thập thông tin, thời gian hay không
gian thu thập số liệu, và cách thức phân tích dữ liệu là gì)

2.3 Kết quả chính


Tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra ở cuối mục 2.1

Hình thức 2: nhiều vấn đề


Vấn đề 1:
2.1.1 Phân tích tình hình
2.1.2 Phương pháp và các bước thực hiện
2.1.3 Kết quả chính
Vấn đề 2:
2.2.1 Phân tích tình hình
2.2.2 Phương pháp và các bước thực hiện
2.2.3 Kết quả chính

Chương 3: Kết luận và những đề xuất (4-5 trang)


Kết luận/Conclusion

Tài liệu tham khảo/references

You might also like