You are on page 1of 3

Thuyết sử dụng và hài lòng : Uses and gratifications theory ( UGT)

Lý thuyết được Blumler và Katz đưa ra vào năm 1974 trong bài báo “Việc sử
dụng truyền thông đại chúng : Quan điểm hiện tại về nghiên cứu công nhận” nhằm chỉ
ra mối liên hệ giữa các cá nhân với việc sử dụng các phương tiện truyền thông thông
qua việc đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Cụ thể là
cách mọi người sử dụng phương tiện truyền thông cho những nhu cầu riêng và công
chúng là người hoàn toàn chủ động tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông.
Thuyết cũng đưa ra sự phân loại các nhu cầu : nhận thức (thông tin), cảm xúc (giải trí),
xã hội (kết nối), hòa nhập cá nhân và thoát khỏi (Katz và cộng sự, 1973).
GS ( gratification sought ) và GO ( gratification obtained ) là một trong những vấn
đề nghiên cứu liên quan đến UGT. GS đề cập đến sự hài lòng mà các cá nhân mong
đợi có được từ một phương tiện trước khi họ tiếp xúc với nó ( động cơ ). Ngược lại, GO
đề cập đến các đặc điểm mà các cá nhân thực sự trải qua thông qua việc sử dụng
phương tiện truyền thông cụ thể (Katz và cộng sự, 1973). Những kinh nghiệm hài lòng
trong quá khứ được coi là một vấn đề then chốt để phát triển thói quen vì chúng làm
tăng thời gian lặp lại hành động tương tự của mọi người. ( Aarts, Verplanken, &
Knippenberg, 1998;Limayem, Hirt, &Cheung, 2007; Wang, Harris, &Patterson, 2013),
điều này góp phần lí giải thói quen dùng phương tiện truyền thông nhằm tìm kiếm sự
thỏa mãn về một trong các nhu cầu của thuyết đề ra. Việc sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội với những cá nhân trải qua nỗi sợ lãng quên (FOMO) mang lại lợi ích tức
thời, nhanh chóng và cũng không tốn kém nhưng mặt trái của nó là gây ra cảm giác cô
lập, sợ bị lãng quên vì trên thực tế truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp xúc
mặt đối mặt (Dossey, 2014).

1. Katz, E., Blumler, J. G., & Gurevitch, M. (1973). Uses and gratifications research. The Public
Opinion Quarterly, 37(4), 509-523.
2. Aarts, H., Verplanken, B., & Knippenberg, A. V. (1998). Predicting behavior from
actions in the past: Repeated decision making or a matter of habit? Journal of
Applied Social Psychology, 28(15), 1355e1374.
3. ‘’Understanding the effect of the discrepancy between sought and
obtained gratification on social networking site users' satisfaction and
continuance intention’’ (School of Media and Strategic Communications, Oklahoma State
University, Stillwater, OK, 74078, USA)
Nhân tố Kí hiệu Biến quan Nội dung Cơ sở đề xuất
sát
Nhu cầu tâm lí 1. Tôi sử dụng mạng xã hội nhằm thể hiện cá
nhân và định hình hình ảnh.( competence)
2. Tôi sử dụng mạng xã hội nhằm kết nối với
cộng đồng (relatedness)
3. Tôi cảm thấy dễ dàng để điều khiển mạng xã
hội theo ý mình như tìm kiếm thông tin, hình
thức giải trí ....( autonomy)

Nỗi sợ bỏ lỡ FOMO 1. Tôi sợ người khác có những trải nghiệp đáng Przybyiski và cộng
giá hơn tôi sự (2013)
2. Tôi sợ rằng bạn bè tôi sẽ có những trải
nghiệm đáng giá hơn tôi
3. Tôi thấy lo lắng khi không biết bạn bè tôi
đang làm gì
4. Tôi thấy buồn bực khi bỏ lỡ cơ hội nào đó
với bạn bè
5. Tôi thấy lo lắng khi bạn bè tôi có trải nghiệm
vui mà không với tôi
6.Là quan trọng để hiểu được câu nói đùa của
bạn bè
7. Thi thoảng tôi cảm thấy mình đang giành quá
nhiều thời gian cho việc bắt kịp trend trên mạng
xã hội
8. Tôi luôn giành thời gian rảnh để chia sẻ cá
nhân bản thân lên mạng xã hội
9. Khi bỏ lỡ một bữa tiệc tôi cảm thấy tiếc nuối
10. Khi đi du lịch tôi vẫn duy trì theo dõi mạng
bạn bè qua mạng xã hội

Việc tham gia 1. Tôi sử dụng mạng xã hội để nắm được thông
vào mạng xã tin mới nhất từ bạn bè, gia đình và xã hội
hội 2. Tôi chia sẻ những thông tin của mình lên
mạng xã hội ( cảm xúc, trải nghiệm... )
3. Tôi hồi đáp nhưng trạng thái mới của bạn bè
4. Tôi giữ liên lạc với người khác

You might also like