You are on page 1of 4

Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 12.Ban cơ bản GV: Nguyễn Thị Tuyết.

Ngày soạn: 01/11/2020


BÀI TẬP: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Ngày dạy: 05/12/2020, tại lớp: 12A2,1.

( QUẦN THỂ TỰ PHỐI VÀ NGẪU PHỐI )


 NỘI DUNG LÝ THUYẾT:
* Cách tính tần số alen theo số lượng cá thể: Xét một gen có 2 alen A, a trong quần thể có 3 KG với số
lượng cá thể tương ứng: 300AA, 500Aa, 200aa
Mỗi cá thể trong quần thể đều chứa 2 alen của một gen => Tổng số alen = tổng số cá thể x 2
Mỗi cá thể có KG đồng hợp chứa 2 alen giống nhau, mỗi cá thể dị hợp chứa 2 alen khác nhau.
- Tổng số cá thể = 1000
- Tần số alen A ={300x2 + 500} : {1000x2}=0,55
- Tần số alen a ={200x2 + 500} : {1000x2}=0,45
Mỗi cá thể trong quần thể đều chứa 2 alen của một gen => Tổng số alen = tổng số cá thể x 2
Mỗi cá thể có KG đồng hợp chứa 2 alen giống nhau, mỗi cá thể dị hợp chứa 2 alen khác nhau.
Nếu quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là:
P: x AA : y Aa : z aa (với x, y, z lần lượt là tần số kiểu gen AA, Aa, aa và x + y +z = 1 )
Gọi p là tần số tương đối của alen A
q là tần số tương đối của alen a
 Tần số alen: p (A) = x + y/2 , q(a) = z + y/2
- Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng thì tuân theo công thức Hardi – Weinberg:
P2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
- Xác định QT có cân bằng di truyền không ?
2
Aa 2  2 pq 
( )  
+ Nếu AA.aa = 2 hoặc (p2.q2 =  2  ) QT cân bằng di truyền
2
Aa  2 pq 
( )2  
+ Nếu AA.aa ≠ 2 hoặc (p2.q2 ≠  2  ) QT chưa cân bằng di truyền
@ Cách giải bài toán trong trường hợp một gen có 3 alen:
- Từ kiểu hình lặn ta xác định tần số alen lặn trước.
- Sau đó dựa vào tỉ lệ loại kiểu hình có liên quan đến tần số alen lặn để lập phương trình suy ra tần số alen
thứ 2 rồi thứ 3
Ví dụ : Một quần thể người, nhóm máu 0 (có kiểu gen IoIo) chiếm tỉ lệ 48,35%, nhóm máu B (có kiểu gen IBIB ,
IBIo) chiếm tỉ lệ 27,94% ; nhóm máu A (có kiểu gen IAIA , IAIo) chiếm tỉ lệ 19,46%; nhóm máu AB (có kiểu gen
IAIB ) chiếm tỉ lệ 4,25%.Tần số tương đối của các alen IA, IB, Io, trong quần thể người này là?
Giải
Gọi p, q, r lần lượt là tần số tương đối của alen IA, IB, Io
Nhóm máu KG Tần Số KG
A A A o 2
A I I , I I p + 2pr = 19,46% = 0,1946
B B B o
B II, II q2 + 2qr =27,94% = 0,2794
A B
AB I I 2pq = 4,25% = 0,0425
o o
O II r2 = 48,35% = 0,4835
Ta có: r2 = 48,35% = 0,4835 → r = √ 0,4835 ≈ 0,695
máu B (có kiểu gen I I , I I ) chiếm tỉ lệ 27,94% hay q2 + 2qr =27,94% = 0,2794 mà r2 = 0,4835
B B B o

→ q2 + 2qr + r2 = 0,2794 + 0,4835 = 0,7629 = (0,873)2


→ (q + r)2 = (0,873)2 → q + r = 0,873 → q = 0,873 – r = 0,873 - 0,695 = 0,178
p + q + r = 1 → p = 1 – (q + r) = 1 - 0,873 = 12,7%.
@ Lưu ý: Sự cân bằng của quần thể khi có sự khác nhau về tần số alen ở các phần đực và
cái :
Ngoài trường hợp quần thể có tần số p, q của phần đực và phần cái bằng nhau như trên thì trên thực tế có
thể có những trường hợp giá trị của p và q ở các phần đực và cái là khác nhau . Điều này thấy rõ trong lĩnh vực
chăn nuôi mà đặc biệt là phần đực thường ít hơn phần cái như nuôi bò sữa, nuôi gà, vịt lấy trứng ,…Vậy vấn đề
đặt ra là trong trường hợp đó thì cấu trúc di truyền của những quần thể này theo công thức của Hacđy-Vanbec
sẽ như thế nào ?
Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 12.Ban cơ bản GV: Nguyễn Thị Tuyết.
- Xét trường hợp một gen có 2 alen A,a :
+ Gọi tần số tương đối của alen A của phần đực trong quần thể là p’
+ Gọi tần số tương đối của alen a của phần đực trong quần thể là q’ (Trong đó p’+ q’ = 1)
+ Gọi tần số tương đối của alen A của phần cái trong quần thể là p’’
+ Gọi tần số tương đối của alen a của phần cái trong quần thể là q’’(Trong đó p’’+ q’’ = 1)
 Tần số alen A chung khi quần thể cân bằng là: P (A) = (p’+p’’)/ 2
 Tần số alen a chung khi quần thể cân bằng là: q (a) = (q’+q’’)/ 2
* Lưu ý : Nếu tần số phần đực và cái khác nhau thì sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể này mới cân bằng.
- Đời F1 chưa đạt cân bằng sau 1 thế hệ ngẫu phối . Nhưng nếu ngẫu phối 1 thế hệ nữa thì chắc chắn cấu
trúc di truyền của quần thể ở F2 sẽ cân bằng và thỏa mản công thức của định luật Hacđy-Vanbec.
- Thành phần kiểu gen của F2 lúc đạt cân bằng sẽ khác với thành phần kiểu gen của quần thể F 1 khi chưa
đạt cân bằng nhưng tần số các alen của F1 và F2 là giống nhau.
- Do vậy, nếu biết được tần số alen của một trong 2 phần đưc hoặc cái thì ta dựa vào thành phần kiểu gen
của F2 (lúc cân bằng ) thì có thể tính được tần số alen của phần còn lại.
- Ví dụ: Cho quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có cấu trúc là:
P: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa Trong đó tần số alen của phần đực là p’ = 0,9 . Tính tần số các alen của phần cái
trong quần thể trên?
Giải
Ta có p’+q’ =1  q’= 1-0,9 = 0,1
Ta lại có : P(A) = 0,49 + 0,42/2 = 0,7 và q(a) = 0,09 + 0,42/2 = 0,3
Mà P(A) = (p’+ p’’)/2  p’’ = 0,7x 2 – 0,9 = 0,5
q(a) = (q’+ q’’ )/2 q’’ = 0,3x2 – 0,1 = 0,5
 CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
A/ BÀI TẬP MẪU :
Bài 1 : Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể có cấu trúc di truyền sau:
0,35 AA : 0,425 Aa : 0,225 aa là bao nhiêu ?
Giải 
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
q là tần số tương đối của alen a
Ta có : p(A) = 0,35 + 0,425/2 = 0,5625 mà p + q = 1  q(a) = 1- p(A) = 1 - 0,5625 = 0,4375
Vậy : Tần số tương đối của alen A = 0,5625
Tần số tương đối của alen a = 0,4375
Bài 2: Trong quần thể cân bằng Hacdi-Vanbec, có hai alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương
đối của alen A và a trong quần thể đó là bao nhiêu?
Giải 
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
q là tần số tương đối của alen a
Theo đề : q2 = aa = 0,04  q(a) = 0,2. Mà p + q = 1  p(A) = 1 - q(a) = 1 - 0,2 = 0,8
Vậy :Tần số tương đối của alen A = 0,8
Tần số tương đối của alen a = 0,2
Bài 3: Cho biết ở bò, tính trạng lông đen do gen A qui định trội không hoàn toàn so với a qui định lông vàng.
Trong tổng số 1200 con bò của trại chăn nuôi có 432 bò lông đen, 576 bò lang trắng đen và số còn lại là lông
vàng.
a/ Tính tần số tương đối của mỗi alen trong cặp gen qui định tính trạng trên trong quần thể.
b/ Nếu xem quần thể đã thống kê là quần thể khởi đầu
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể trong trường hợp Sau 3 thế hệ giao phối ngẫu
nhiên?
Giải
Qui ước: AA: Lông đen; Aa : Lông lang trắng đen.; aa: Lông vàng.
Theo đề bài ta có :
- Bò lông đen : 432
- Bò lông lang trắng đen : 576
 Bò lông vàng = 1200 – (432 + 576) = 192.
432 576 192
AA= =0 , 36 Aa= =0 , 48 aa= =0 ,16
 Tần số kiểu gen của mỗi loại là: 120 ; 1200 ; 1200 .
Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 12.Ban cơ bản GV: Nguyễn Thị Tuyết.
 Cấu trúc di truyền của quần thể bò là: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
a/ Gọi p : là tần số tương đối của alen A
q: là tần số tương đối của alen a
0,48
Ta có : p (A) = 0,36 + 2 = 0,6 ( mà p + q = 1)  q (a) = 1 – 0,6 = 0,4
Vậy: tần số tương đối của alen A = 0,6.
tần số tương đối của alen a = 0,4
b/ Theo câu a ta có: p(A) = 0,6 và q(a) = 0,4
 Cấu trúc di truyền của F1 : 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa ( thỏa điều kiện định luật Hacdy-Vanbec)
 Vậy quần thể khởi đầu đã đạt trạng thái cân bằng nên sau 3 thế hệ giao phối thì cấu trúc di truyền của quần
thể bò không đổi và có dạng : 0,36 AA : 0,48Aa : 0,16 aa hay 36% AA : 48% Aa : 16% aa.
 Tỉ lệ kiểu hình: 36% lông đen : 48% lang trắng đen : 16% lông vàng.
Bài 4: Cho biết một quần thể khởi đầu như sau: P: 35 AA : 14 Aa : 91 aa. Alen A qui định không có sừng. alen
a qui định có sừng.Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể ở thế hệ F 3 trong trường hợp sau: các cá
thể trong quần thể giao phối tự do.
Giải
Qui ước : A : không sừng. a : có sừng. P : 35 AA : 14 Aa : 91 aa. hay P : 0,25 AA : 0,1 Aa : 0,65 aa
Gọi p là tần số tương đối của alen A
gọi q là tần số tương đối của alen a
0,1
=0,3
Ta có p(A) = 0,25 + 2 mà p + q = 1  q(a) = 1-0,3 =0,7
 Cấu trúc di truyền của F1 là : 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa.
0 , 42
=0,3
Ta lại có: p(A) = 0,09 + 2 mà p + q = 1  q(a) = 0,7
 Cấu trúc di truyền của F2 là: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa.
 Vậy quần thể F1 đã đạt trạng thái cân bằng do đó tỉ lệ kiểu gen ở F3 là : 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa
Hay: 9% không sừng : 42% không sừng : 49% có sừng
 Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 51% không sừng: 49% có sừng.
Bài 5: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: P: 50% Aa : 50% aa. Đến thế hệ F 3 thì cấu
trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào nếu ngẫu phối xảy ra?
Giải
* Quần thể ngẫu phối: P: 50% Aa : 50% aa hay P: 0,5 Aa : 0,5 aa.
0,5
=0 , 25
Ta có p(A) = 2 . Mà p + q = 1  q(a) = 1-0,25 = 0,75
Thành phần kiểu gen của quần thể F1 đã cân bằng và thỏa mãn công thức Hac đi – Vanbec :
F1: (0,25)2 AA : (2 x 0,25 x 0,75) Aa : (0,75)2 aa
=> F1: 0,0625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa
Cho F1 ngẫu phối đến F3 thành phần kiểu gen của quần thể không đổi :
F3: 0,0625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa
Bài 6: Biết tỉ lệ kiểu gen của các quần thể sau:
- Quần thể I : P: 64% AA : 32% Aa :4% aa
- Quần thể II: P: 6,25% AA : 37,5% aa : 56,25 aa
- Quần thể III: P: 60% AA : 20% Aa : 20% aa
a/ Tính tần số tương đối alen A và a trong các quần thể trên
b/ Trong các quần thể trên quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng?
Giải
a/ P: 64% AA : 32% Aa : 4% aa hay P: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04aa
 p(A) = 0,8, q(a) = 0,2
P: 6,25% AA : 37,5% Aa : 56,25% aa hay 0,625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa
p(A) = 0,25,q(a) = 0,75
P : 60% AA : 20% Aa : 20% aa hay 0,6 AA : 02 Aa : 0,2 aa
p(A) = 0,7, q(a) = 0,3
b/ Xét quần thể I: P: 64% AA : 32% Aa : 4% aa hay P: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Theo câu a ta có: p(A) = 0,8, q(a) = 0,2
Quần thể I đạt trạng thái cân bằng khi cấu trúc di truyền là
Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 12.Ban cơ bản GV: Nguyễn Thị Tuyết.
(0,8)2 AA : 2 . 0,8 . 0,2Aa : (0,2)2 aa
 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Hoặc 64% AA : 32% Aa : 4% aa
 Thỏa định luật Hacđi-Vanbec .Vậy quần thể I đã đạt trạng thái cân bằng
- Xét quần thể II: P: 6,25% AA : 37,5% Aa : 56,25% aa hay 0,625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa
Theo câu a ta có: p(A) = 0,25, q(a) = 0,75
Quần thểII đạt trạng thái cân bằng khi cấu trúc di truyền là
(0,25)2 AA : 2 . 0,25 . 0,75 Aa : (0,75)2 aa
 0,0625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa
Hoặc 6,25% AA: 37,5% Aa : 56,25% aa
Thỏa định luật Hacđi-Vanbec .Vậy quần thể II đã đạt trạng thái cân bằng
- Xét quần thể III: P : 60% AA : 20% Aa : 20% aa hay 0,6 AA : 0,2 Aa :0,2 aa
Theo câu a ta có: p(A) = 0,7, q(a) = 0,3
Quần thể III đạt trạng thái cân bằng khi cấu trúc di truyền là
(0,7)2 A A : 2 . 0,7 . 0,3 Aa : (0,3)2 aa
 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
 Không thỏa định luật Hacđi-Vanbec.Vậy quần thể III chưa đạt trạng thái cân bằng
Bài 7: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại
có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A
và alen a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,2 và 0,8. B. 0,8 và 0,2. C. 0,6 và 0,4. D. 0,4 và 0,6.
2
Trả lời:  q (aa) = 64% = 0,8  q = 0,4 mà p + q = 1  p = 1 – 0,8 = 0,2
Bài 8: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b chi phối, gen lành B, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong
một quần thể có tỷ lệ người mắc bệnh bạch tạng (bb) là 1/20000(*). Tần số alen b trong quần thể là:
A. Khoảng 0.4% B. Khoảng 01.4% C. Khoảng 0,7% D.Khoảng 93%
2
Quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên ta có q bb= 1/20000 = 0,00005  q = 0,7 %
Bài 9*: Trong một quần thể ruồi giấm, thấy số cá thể cái mang kiểu hình mắt trắng chiếm tỉ lệ 1/100 và quần
thể đang ở trạng thái cân bằng. Màu mắt do 1 gen gồm 2 alen quy định và mắt trắng là tính trạng lặn. Tỉ lệ % số
cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là:
A. 18% B. 72% C.54% D. 81%
Quần thể ruồi đang ở trạng thái cân bằng di truyền .Do gen này nằm trên NST giới tính X , Gọi q
= f (Xa) là tần số của alen a và p = f (XA) là tần số của alen A .vì cá thể cái mắt trắng có 2 NST X (X aXa) f
(XaXa ) = q2 = 1/100 = 0,01  q = 0,1  p = f (XA) = 0,9 . Cá thể dị hợp chỉ có ở con cái (X AXa ) vì con đực
chỉ chứa 1 alen a hoặc A trong kiểu gen (XAY hoặc XaY ) . Do qt đang ở trạng thái cân bằng  f (XAXa ) = 2pq
= 2 x 0,9 x 0,1 = 0,18 = 18%
* Lưu ý: Nếu đề cho cá thể đực mắt trắng chiếm 1/100 thì nhớ chúng chỉ có 1 NST giới tính X (X aY) lúc
này q = f (Xa) = f (XaY) = 1/100 = 0,01  p = f (XA) = 0,99 . Cá thể dị hợp f (XAXa ) = 2pq = 2 x 0,99 x 0,01 =
1,98%

Bài 10: Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thaí cân bằng, có hoa đỏ chiếm 84%. thành phần
kiểu gen của quần thể như thế nào (B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui định hoa trắng)?
A)0,36 Bb + 0,48 BB + 0,16 bb = 1. B)0,36 BB + 0,16 bb +0,48 Bb = 1.
C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.
Trả lời  TL KH hoa đỏ: 84 % => TL KH hoa trắng : 16 % = 0,16 TS KG bb = 0,16 => qb = 0,4
Theo Định luật Hacđi-Vanbec: pB + qb = 1 => pB = 1- qb= 1 - 0,4 = 0, 6
TS KG BB= 0,36 ; TS KG Bb = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48
 TP KG của QT là : 0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1. à chọn D

You might also like