You are on page 1of 3

CHƯƠNG III - DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

PHẦN I: TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Đặc trưng cơ bản của quần thể
Có vốn gen đặc trưng: - Tần số alen:
- Thành phần kiểu gen của QT:
2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối

Điểm so sánh Quần thể tự phối Quần thể ngẫu phối


Các cá thể tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh Các cá thể giao phối tự do
Tần số alen Không thay đổi qua các thế hệ Không thay đổi
Thành phần kiểu gen Thay đổi qua các thế hệ Không thay đổi
Đặc điểm Tăng dần kiểu gen đồng hợp, giảm dần - Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
kiểu gen dị hợp →phân hóa thành các - Duy trì tần số alen và thành phần
dòng thuần có KG khác nhau. kiểu gen ở trạng tái cân bằng.
Tính đa dạng Kém → khả năng thích nghi kém, dễ bị Đa dạng cao
tuyệt diệt.

-Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg.


       +Quần thể có kích thước lớn.
       +Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
       +Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau.
       +Đột biến không xảy ra hoặc xảy ra với tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
       +Quần thể được cách li di truyền với quần thể khác, không có biến động di truyền và di nhập gen.
PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. Xác định tần số alen
1.1. Xác định tần số alen khi biết cấu trúc di truyền quần thể.
Ví dụ 1: Một quần thể thực vật có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa, 200 cây aa. Xác
định tần số alen của quần thể.
Hướng dẫn: Tần số alen A là: pA = [500.2 + 300] / (1000.2) = 0,65
                      Tần số alen a là: qa=1 - 0,65 = 0,35.
 
Ví dụ 2: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Xác định tần số alen của
quần thể?
-Nếu biết cấu trúc di truyền của quần thể là: dAA + hAa + raa = 1. Thì tần số alen A là:
                  pA = d + h/2                                         qa = r + h/2 = 1 - pA
 Hướng dẫn: Tần số alen A là: pA = 0,5 + 0,3/2 = 0,65, qa = 1 - 0,65 = 0,35.
 
1.2. Đối với gen trên NST thường, nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tần số alen lặn
bằng căn bậc hai tần số kiểu hình lặn. Biết tần số kiểu hình lặn q2 (aa) => q (a)

Ví dụ: Ở một loài gen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Quần thể
đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ lông đen là 64%. Tính tần số alen A?
Hướng dẫn: Tỉ lệ lông trắng là: 1 – 0,64 = 0,36.
       Tần số alen a là: qa = 0,6 => pA = 1 – 0,6 = 0,4.
2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
2.1 Quần thể tự thụ phấn.
 
- Nếu P: Aa x Aa:
Tần số KG dị hợp : Aa = (1/2)n. ; Tần số KG đồng hợp: AA = aa = (1 – (1/2)n)/2
- Nếu quần thể tự phối ban đầu có cấu trúc di truyền dAA + hAa + raa = 1. Sau n thế hệ tự thụ phấn liên
tiếp, thì cấu trúc di truyền của quần thể là:
       AA = d + h.[1-(1/2)n]/2
       Aa = h.(1/2)n.
       aa = r + h.[1-(1/2)n]/2 = 1 - [ AA + Aa]
Ví dụ: Ở ngô, gen A: hạt đỏ, gen a: hạt trắng. Trong quần thể ban đầu toàn cây Aa. Xác định tỉ lệ phân
li kiểu hình ở thế hệ F3 tự thụ phấn?
Hướng dẫn
Theo đề bài thế hệ xuất phát là 100% Aa
→ Tần số kiểu gen đồng hợp lặn (hạt trắng) ở F3 = (1 - (1/2)3)/2 = 0,4375 = 43,75%
→ Hạt đỏ (gồm các kiểu gen AA, Aa) = 100% - 43,75% = 56, 25%
A. 62,5% hạt đỏ: 37,5% hạt trắng.                      B. 50% hạt đỏ : 50% hạt trắng.
C. 56,25% hạt đỏ : 43,75% hạt trắng.                 D. 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng.
2.2. Quần thể ngẫu phối cân bằng Hardy – Weinberg.

Dạng 1:Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể (cho số lượng
tất cả kiểu hình có trong quần thể).
Ví dụ: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA quy định lông đen, Aa quy định lông đốm, aa qui định lông
trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng.
a. Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên có ở trạng thái cân bằng không?
b. Quần thể đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào?
c. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
Hướng dẫn:
a.
- Tần số kiểu gen của quần thể:
+ AA = 410/1000 = 0,41
+ Aa = 580/1000 =0,58
+ aa = 10/1000 = 0,01
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,41 AA: 0,58Aa: 0,01aa
Tần số alen của QT: p = 0,41 + 0,58/2 = 0,7
q= 0,01 + 0,58/2 = 0,3
QT ngẫu phối có cấu trúc DT: (0,7) 2 AA : 2. 0,7 . 0,3 Aa : (0,3) 2 aa. Cấu trúc di truyền này khác với cấu
trúc DT ban đầu. →QT trên chưa cân bằng.
b. QT sẽ đạt cân bằng sau 1 lần ngẫu phối.
c. Cấu trúc di truyền của QT khi đạt cân bằng: (0,7)2 AA : 2. 0,7 . 0,3 Aa : (0,3)2 aa
0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
Dạng 2: Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể  (chỉ cho tổng
số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội).
Hướng dẫn:
Nếu biết tỷ lệ kiểu hình trội => Kiểu hình lặn = 100% - Trội.
- Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể có kiểu hình lặn : Tổng số cá thể trong quần thể 
+ Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn (q)
=> Tần số tương đối của alen trội tức tần số p.
+ Áp dụng công thức định luật p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => cấu trúc di truyền quần thể.
Ví dụ 1: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa
đỏ (do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng (do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di
truyền của quần thể.
Hướng dẫn: Hoa đỏ (có kiểu gen: BB, Bb) = 84% → Hoa trắng (bb) = 16%
→ q2= 16% = 0,16 →q= 0,4
p + q = 1 →p = 0,6
Quần thể đạt trạng thái cân bằng →thỏa mãn đẳng thức: p2 + 2pq + q2 = 1
→Cấu trúc di truyền của QT: (0,6)2 BB: 2. 0,6 . 0,4 Bb : (0,4)bb
→ 0,36 BB: 0,48Bb: 0,16 bb
Ví dụ 2: Ở một vùng tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là 1/400. Xác định tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở trạng
thái cân bằng di truyền?
A. 0,95AA: 0,095Aa:0,005aa.                               C. 0,9025AA: 0,095Aa: 0,0025aa
B. 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa.                                 D. 0,095AA: 0,9025Aa: 0,0025aa.
3. Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
- Dấu hiệu nhận biết quần thể cân bằng:
+ TPKG không đổi qua các thế hệ.
+ TPKG thỏa mãn đẳng thức Hacđi-Vanbec: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1
- Tần số alen 2 giới phải bằng nhau. Nếu tần số alen 2 giới không bằng nhau thì quần thể chưa đạt trạng
thái cân bằng di truyền.
- Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau nhưng quần thể chưa cân bằng di truyền, thì chỉ cần sau 1 thế hệ quần
thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
- Cách xác định trạng thái cân bằng:
* Cách 1:
B1: Tính tần số alen
B2: Tính TPKG F1 hoặc thay vào đẳng thức Hacđi-vanbec: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1
B3: So sánh với TPKG ban đầu và kết luận
* Cách 2: + Dựa vào tỉ lệ kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp thoả mãn:  p2.q2 =(2pq/2)2
Thế vào và so sánh 2 vế, nếu 2 vế: p2.q2 = (2pq/2)2 → kết luận QT cân bằng. Nếu 2 vế p2.q2 # (2pq/2)2
→ QT chưa cân bằng.
AA = p2 ; aa = q2 ; pA = √ AA ; qa = √ aa
√ AA + √ aa = 1 →Cách xác định trạng thái cân bằng:
Tính tổng: √ AA + √ aa : Nếu = 1 thì kết luận QT cân bằng.
                     
Ví dụ: Xét trạng thái cân bằng của các quần thể sau:
1. P: 0,6AA; 0,3Aa; 0,1aa
2. P: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
3. P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
4. P: 0,49AA; 0,42Aa; 0,09aa
5. P: 0,64AA; 0,32Aa; 0,04aa
Hướng dẫn:
1. P: 0,6AA; 0,3Aa; 0,1aa
Nếu quần thể cân bằng thì quần thể thỏa mãn đẳng thức
Khi đó: p2 = 0,6 ; 2pq = 0,3 ; q2= 0,1
Thế vào p2.q2 =(2pq/2)2
Ta có: 0,6 . 0,1# (0,3/2)2 →QT trên chưa đạt trạng thái cân bằng.
2. P: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
Thế vào p2.q2 =(2pq/2)2
Ta có: 0,7 . 0,1# (0,2/2)2 →QT trên chưa đạt trạng thái cân bằng.
3. P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
Thế vào p2.q2 =(2pq/2)2
Ta có: 0,36 . 0,16# (0,48/2)2
0,0576 = 0,0576
→QT đạt trạng thái cân bằng.
Tương tự tính các trường hợp còn lại

You might also like